Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư

Những Thuật Ngữ Cần Biết

Tác giả: Trần Đoàn
Chọn tập

Thuật ngữ để chỉ dụng cụ hoặc một tình trạng. Khoa Tử Vi đẩu số, chữ đẩu đầy nghĩa là ngôi sao cho nên tên sao và tính chất sao cùng với sự kết hợp các sao lại thành từng chùm mang những thuật ngữ riêng biệt. Tử Vi đẩu số có bao nhiêu sao tất cả ?

Ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư chỉ thấy chòm sao chính là 14 vị :

Tử Vi – Thiên Cơ –Thái Dương – Vũ Khúc – Thiên Đồng – Liêm Trinh – Thiên Phủ – Thái Âm – Tham Lang – Cự Môn – Thiên Tướng – Thiên Lương – Thất Sát – Phá Quân.

Sau đây là các phụ tinh như :

Văn Xương – Văn Khúc – Tả Phụ – Hữu Bật – Thiên Khôi – Thiên Việt – Thiên Ma – Lộc Tôn – Kình Dương – Đà La – Hoả Tinh – Linh Tinh – Hoá Quyền– Hoá Lộc – Hoá Khoa – Hoá Kị – Thiên Không – Địa Kiếp – Thiên Khương – Thiên Sứ – Thiên Đức – Nguyệt Đức – Long Tri – Phương Các – Thai Phụ – Phong Các – Hồng Loan – Thiên Hỉ – Tam Thai – Bát Toạ – Thiên Hình – Thiên Diệu – Đẩu Quân.

Rồi đến chòm sao đi theo Thái Tuế, chòm sao đi theo Lộc Tồn, chòm sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị ;

Rồi đến Triệt lộ không vong và Tuần trung không vong cộng lại là 85 vị.

Nhưng sách Tử Vi ở Việt Nam do tổ tiên chúng ta truyền lại thì thấy có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư của Trần Đoàn như các sao : Đào Hoa – Thiên Tài – Thiên Thọ – Phá Toái – Kiếp Sát – Thiên Y – Thiên Trú – Thiên Giải Địa Giải – Giải Thần – Địa Không – An Quang – Thiên Quí – Cò Thần – Quả Tú – Lưu Hà – Thiên Quan – Quí Nhân – Thiên Phúc.

Tổng cộng lại là 104 vị.

Các cụ đã căn cứ vào đâu mà thêm vào không hiểu hoặc giả sách Tử Vi đẩu số toàn thư chính  bản  đã  sang  bên  ta,  nên  bản  lưu  bên  chính  quốc  bị  ghi  chép  thiếu  sót.  Nếu  vậy,  tại  sao không có những lời giải thích rõ ràng về các sao : Giải Thần – Địa Giải – Thiên Trú – Thiên Giải mà chỉ có vài lời nghe thật gượng ép. Trừ sao Đào Hoa thì có thể nói Tử Vi đẩu số toàn thư bị thiếu, vì sao này rất quan trọng trong phép tính số Tử Bình và cách an sao không khác phép tính số Tử Vi. Tính (sao) còn gọi là Diệu. Tỉ dụ 14 sao thuộc chòm Tử Vi Thiên Phủ là chính diệu (sao chính), nếu cung mệnh không có sao chính thì gọi là mệnh vô chính diệu.

Sách đẩu số mệnh lý cho rằng : Tả Phụ – Hữu Bật – Văn Xương – Văn Khúc – Lộc Tồn cũng là chính tinh nữa. Còn cổ truyền khoa Tử Vi của ta thì căn cứ vào Tử Vi đẩu số toàn thư nên chỉ có 14 vị là chính tinh mà thôi.

Các sao :

Kình Dương – Đà La – Hoả Tinh – Linh Tinh – Thiên Khôi – Thiên Việt – gọi là Thiên diệu.

Hóa Lộc – Hoá Quyền – Hoá Khoa – Hoá Kị gọi là hoá diệu hay tứ hoá.

Ngoài ra các sao khác là tạp diệu.

Lại có những tên gọi riêng như Tứ Cát (bốn sao tốt) là Lộc, Quí (gồm Khôi Việt), Quyền, Khoa.

Tứ hung hay tứ sát (bốn sao hung) là Hoả, Linh, Dương, Đà.

Những sao đi đôi, đi cặp là : Tử Phủ (hay Tử Vi – Thiên Phủ), Tử – Tướng, Phủ – Tướng,Nhật – Nguyệt, Tả – Hữu, Xương – Khúc, Không – Kiếp, Hoả – Linh, Dương – Đà, Khôi – Việt.

Tam hợp là gì ?

Mỗi là số tử vi có 13 cung theo 12 chi, mỗi cung khi tính sao được tính theo tam hợp tức là hội các sao của 3 cung lại. Ba cung nào ? Phải theo nguyên tắc sau : Thân Tý Thìn, Tị Dậu Sửu, Hợi Mão Mùi, Dần Ngọ Tuất.

Lục xung là gì ?

Tí – Ngọ xung – Sửu – Mùi xung – Dần -Thân xung – Mão –Dậu xung – Thìn –Tuất xung– Tị –Hợi xung.

Thủ – đồng là gì ?

Một chính tinh đóng ở mệnh cung là thủ mệnh. Hai chính tinh đóng ở mệnh là đồng hoặc đóng ở các cung khác cũng vậy.

Lâm – Nhập là gì ?

Hai chữ trên mang cùng một nghĩa, nhưng sao tốt đóng ở đâu gọi là lâm, sao xấu đóng ở đâu gọi là nhập.

Miếu – Hãm là gì ?

Mỗi sao cần phải đứng tại vị trí đúng chỗ của nó, đứng sai chỗ gọi la Hãm, đứng đúng chỗ gội là Miếu. Còn có những danh từ khác chỉ sự đúng chỗ như vượng địa, đắc địa, tuy nhiên, miếu địa vẫn là nhất. Đúng chỗ mới lợi, sai chỗ vô ích hoặc bất lợi.

Tỉ dụ : vua Văn Vương bị bắt giam trong tù, Tỉ Can đi thờ vua Trụ.

Toạ – Cứ là gì ?

Toạ chỉ sao tốt ngồi tại cung nào.

Cứ tức chiếm cứ chỉ sao xấu xâm nhập tại cung nào.

Bản phương – Hợp phương – Lân phương là gì ?

Bản phương là cung chủ yếu ta căn cứ vào đó để tính. Tỉ dụ : Mệnh ở cung Mão thì Hợp phương theo tam hợp thì có Hợi và Mùi.

Còn Lân phương là cung bên cạnh. Tỉ dụ : Thìn và Dần là lân phương của Mão.

Triều và xung là gì ?

Sao tốt đóng tại cung khác theo tam hợp và chiếu hướng về cung chủ yếu gọi là Triều. Sao xấu  cùng  một  trường  hợp  trên  gọi    Xung.  Riêng  sao  Thái Âm,  Thái  Dương  không  dùng  chữ Triều mà dùng chữ Chiếu. Riêng sao Lộc Tồn và Hoá Lộc không dùng chữ Triều mà dùng chữ Củng.

Giáp – Chiếu – Hiệp là gì ?

Các sao tốt đóng hai cung bên canh cung mệnh (lân phương) gọi là Giáp. Tỉ dụ : giáp Nhật– Nguyệt, giáp Tả – Hữu.

Chiếu là sao ở cung đối xung ảnh hưởng tới. Tỉ dụ : Ngọ chiếu Tí, Dậu chiếu Mão hoặc ngược lại.

Về câu / Chính không bằng Chiếu, Chiếu không bằng Giáp/ không thể áp dụng cho bất cứ sao nào. Tỉ dụ : Thái Âm , Thái Dương cần Chiếu, Tả Phụ, Hữu Bật cần Giáp.

Chọn tập
Bình luận