Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Viết Gì Cũng Đúng

1. Hình thành một lập luận ngắn

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng

Vài nguyên tắc chung

Chương 1 đưa ra một số nguyên tắc chung để hình thành một lập luận ngắn. Từ Chương 2 đến Chương 6 sẽ thảo luận những kiểu lập luận ngắn cụ thể.

1. Phân biệt tiền đề và kết luận

Bước đầu tiên trong việc hình thành một lập luận là hỏi, bạn đang cố chứng minh điều gì? Kết luận của bạn là gì? Hãy nhớ rằng kết luận là lời phát biểu mà bạn phải đưa ra lý lẽ để chứng minh. Những lý lẽ bạn đưa ra dưới hình thức phát biểu được gọi là tiền đề.

Hãy xem xét phát biểu hài hước sau của Thủ tướng Anh Winston Churchill:

Hãy là một người lạc quan. Trở thành người khác cũng không ích gì.

Đây là một lập luận bởi vì Churchill đưa ra một lý do để trở thành người lạc quan:
tiền đề của ông là “Trở thành người khác cũng chẳng ích gì.”

Tiền đề và kết luận của Churchill khá hiển nhiên nhưng ngược lại cũng có những kết luận không hề dễ phát hiện cho đến khi có chỉ dẫn rõ ràng. Sherlock Holmes đã phải giải thích một trong những kết luận chính của mình trong tập truyện “Chuyến phiêu lưu của ngọn lửa bạc” như sau:

Con chó nằm trong chuồng ngựa nhưng khi có người lẻn vào trộm ngựa, nó đã không sủa. Như vậy, hiển nhiên đó là người mà con chó biết rất rõ…

Holmes có hai tiền đề. Tiền đề thứ nhất rất rõ ràng: con chó không sủa người khách. Tiền đề thứ hai là một thực tế chung mà Holmes giả định rằng chúng ta đều hiểu loài chó: chó chỉ sủa người lạ. Hai tiền đề này đứng chung ngụ ý rằng người khách đó không phải người lạ.

Khi bạn sử dụng lập luận như một công cụ thẩm tra như đã mô tả trong phần Giới thiệu, đôi khi bạn có thể bắt đầu với việc đưa ra kết luận mà bạn muốn bảo vệ. Trước hết, hãy đưa ra kết luận đó một cách rõ ràng. Nếu bạn muốn đứng về phe thủ tướng Churchill và bảo vệ quan điểm rằng chúng ta thực sự nên trở thành những người lạc quan, hãy nói một cách dứt khoát. Sau đó hãy hỏi bản thân bạn có những lý do nào để đi đến kết luận đó. Những lý do nào bạn có thể đưa ra để chứng minh rằng chúng ta nên trở thành người lạc quan?

Danh tiếng của Thủ tướng Anh Churchill có thể hấp dẫn bạn: Nếu Churchill nói rằng chúng ta nên là người lạc quan, bạn và tôi là ai để có thể đôi co với ông ấy chứ? Tuy nhiên, kiểu lập luận này sẽ không đủ vững chắc vì chắc chắn từng có rất nhiều những nhân vật nổi tiếng khác đã khuyến nghị chủ nghĩa bi quan. Bạn cần phải tự suy nghĩ về nó. Suy nghĩ lại xem lý do nào khiến bạn cho rằng chúng ta cần phải trở thành người lạc quan?

Có thể bạn đưa ra ý tưởng trở thành người lạc quan sẽ giúp chúng ta có nhiều năng lượng hơn để làm việc thành công trong khi những người bi quan thường bị đánh bại và thậm chí thất bại ngay khi còn chưa bắt đầu. Do đó, bạn có một lý do chính: Những người lạc quan thường có nhiều khả năng thành công và đạt được mục tiêu của mình hơn. (Có lẽ đây cũng là những gì Churchill ngụ ý trong phát biểu trên.) Nếu đây là lý do của bạn, hãy nói một cách dứt khoát.

Một khi đã đọc xong quyển sách này, bạn sẽ có danh sách những hình thái khác nhau của lập luận. Hãy sử dụng chúng để phát triển tiền đề của bạn. Ví dụ, để bảo vệ một lập luận quy nạp, hãy xem Chương 2. Chương này sẽ nhắc nhở bạn cần đưa ra một chuỗi những ví dụ để làm tiền đề và sẽ cho bạn biết bạn cần phải tìm loại ví dụ nào. Nếu kết luận của bạn đòi hỏi một suy luận như những gì được giải thích trong Chương 6, những nguyên tắc được thảo luận trong chương này sẽ cho bạn biết bạn cần những loại tiền đề nào. Bạn có thể sẽ phải thử những lập luận khác nhau trước khi tìm ra một lập luận thật sự hiệu quả.

2. Trình bày ý tưởng theo thứ tự tự nhiên

Những lập luận ngắn thường được viết trong một hay hai đoạn văn. Hãy đặt kết luận lên trước, theo sau là những lý lẽ, hoặc trình bày những tiền đề của bạn trước rồi cuối cùng rút ra kết luận. Trong mọi trường hợp, hãy trình bày những ý tưởng theo thứ tự thể hiện dòng suy nghĩ của bạn một cách tự nhiên nhất. Hãy xem lập luận ngắn dưới đây của Bertrand Russell:

Mọi điều xấu xa trên thế giới đều xuất phát từ khuyết điểm đạo đức cũng như từ sự thiếu thông minh. Nhưng loài người từ trước tới giờ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để nhổ tận gốc những khuyết điểm đạo đức… Ngược lại, trí thông minh có thể dễ dàng được cải thiện thông qua các phương pháp mà tất cả những người thầy có năng lực đều biết. Do đó, cho tới khi một nguyên tắc giảng dạy đạo đức nào đó được tìm ra, sự tiến bộ chỉ có thể được tìm thấy thông qua cải thiện trí thông minh chứ không phải là đạo đức .

Mỗi phát biểu trong đoạn văn này đều dẫn đến phát biểu tiếp theo hết sức tự nhiên. Russell bắt đầu bằng việc chỉ ra hai nguồn gốc của cái xấu trên thế giới: “những khuyết điểm đạo đức” – theo cách ông gọi – và sự thiếu thông minh. Sau đó ông tuyên bố rằng chúng ta không biết cách sửa chữa “những khuyết điểm đạo đức” nhưng chúng ta biết cách sửa chữa sự thiếu thông minh. Do đó, – hãy lưu ý rằng cụm từ “do đó” đánh dấu kết luận của ông một cách rất rõ ràng – sự tiến bộ sẽ phải xuất phát từ việc cải thiện trí thông minh.

Từng câu trong đoạn lập luận này đều nằm rất đúng vị trí. Vẫn có rất nhiều cách đặt vị trí sai. Sẽ ra sao nếu Russell nói thế này:

Mọi điều xấu xa trên thế giới đều xuất phát từ khuyết điểm đạo đức cũng như từ sự thiếu thông minh. Cho tới khi một nguyên tắc giảng dạy đạo đức nào đó được tìm ra, sự tiến bộ chỉ có thể được tìm thấy thông qua cải thiện trí thông minh chứ không phải là đạo đức. Trí thông minh có thể dễ dàng được cải thiện thông qua những phương pháp mà tất cả những người thầy có năng lực đều biết. Nhưng loài người từ trước tới giờ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để nhổ tận gốc những khuyết điểm đạo đức.

Đoạn văn này chứa đựng chính xác những tiền đề và kết luận tương tự nhưng theo một trật tự trình bày khác và cụm từ “do đó” đã bị loại bỏ trước câu kết. Giờ đây, lập luận này khó hiểu hơn rất nhiều. Những tiền đề không gắn kết với nhau một cách tự nhiên và bạn sẽ phải đọc đoạn văn này hai lần chỉ để tìm ra kết luận ở đây là gì. Đừng trông chờ vào sự kiên nhẫn của người đọc.

Hãy lường trước việc phải sắp xếp lại lập luận của mình nhiều lần để tìm ra đâu là trật tự tự nhiên nhất. Những nguyên tắc thảo luận trong quyển sách này sẽ giúp bạn làm điều đó, không chỉ để biết bạn cần tiền đề nào mà còn biết làm thế nào để sắp xếp những tiền đề của bạn theo một trật tự tự nhiên nhất.

3. Bắt đầu từ những tiền đề đáng tin cậy

Dù bạn có lập luận từ tiền đề đến kết luận hay như thế nào, kết luận của bạn sẽ không vững chắc nếu tiền đề không vững chắc.

Không ai trên thế giới ngày nay thực sự hạnh phúc. Do đó, có vẻ như loài người không được sinh ra để có hạnh phúc. Sao chúng ta lại mong chờ thứ mà chúng ta không bao giờ tìm thấy?

Tiền đề của lập luận này là phát biểu rằng không ai trên thế giới này ngày nay thực sự hạnh phúc. Hãy tự hỏi mình liệu phát biểu này có đúng hay không. Có thật là không ai trên thế giới ngày nay thực sự hạnh phúc hay không? Ít nhất tiền đề này cần được bảo vệ và có nhiều khả năng nó không đúng. Do vậy, lập luận này không thể chứng minh rằng loài người không được sinh ra để có hạnh phúc hoặc chúng ta không mong chờ hạnh phúc.

Đôi lúc bắt đầu từ những tiền đề đáng tin cậy sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể dẫn ra những ví dụ nổi tiếng hay những nhân vật danh tiếng đồng tình với tiền đề đó. Một vài trường hợp khác lại khó hơn. Nếu bạn không chắc về độ tin cậy của một tiền đề, bạn có thể cần phải làm một số nghiên cứu và/hoặc đưa ra một lập luận ngắn để bảo vệ tiền đề đó. (Chúng ta sẽ quay lại thảo luận về đề tài này trong những chương sau, đặc biệt là trong Nguyên tắc A2 ở Chương 7.) Nếu bạn nhận ra mình không đủ lý lẽ để bảo vệ tiền đề của mình thì tất nhiên bạn cần phải từ bỏ tất cả và bắt đầu lại bằng một tiền đề khác!

4. Hãy cụ thể và chính xác

Hãy tránh sự trừu tượng, mơ hồ cũng như những thuật ngữ tổng quát. Câu “Chúng tôi đã hành quân nhiều giờ liền dưới ánh nắng mặt trời” tốt hơn cả trăm lần so với câu “Đó là một quãng thời gian dài lao động cần cù.” Từng câu từng chữ cũng nên chính xác. Những giải thích quá hoa mỹ sẽ khiến tất cả mọi người – thậm chí cả người viết – bị lạc trong màn sương mù của câu từ.

KHÔNG NÊN:

Đối với những người nắm vai trò chủ yếu trong việc thi hành nghĩa vụ phân biệt với những người nhận tránh nhiệm lãnh đạo, mô hình chung có vẻ như là lời đáp lại cho nghĩa vụ viện dẫn của cương vị lãnh đạo. Đó là bổn phận đi đôi với địa vị trong cộng đồng xã hội cũng như nhiều đơn vị nhỏ hơn trong cộng đồng đó. Sự tương đồng hiện đại gần nhất là việc các công dân bình thường phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trừ phi các lãnh đạo cấp cao của bộ máy Ai Cập không cần đến tình trạng khẩn cấp để kêu gọi nghĩa vụ hợp pháp.

NÊN:

Trong xã hội Ai Cập cổ đại, dân thường có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

5. Tránh dùng ngôn từ cảm xúc

Đừng cố làm cho lập luận của bạn trông có vẻ hay bằng cách nhạo báng hay bóp méo bên phản biện. Nhìn chung, mọi người tán đồng một quan điểm vì những lý do nghiêm túc và chân thật. Cố gắng tìm hiểu quan điểm của họ – và hãy cố gắng làm điều đó thật đúng – cho dù bạn thậm chí hoàn toàn không đồng ý. Ví dụ một người nghi ngờ công nghệ mới không phải muốn “quay trở về thời đồ đá” và một người tin vào sự tiến hóa không quả quyết rằng bà của cô là một con khỉ. Nếu bạn không thể hiểu được tại sao một người lại có quan điểm mà bạn đang công kích, chẳng qua là bạn chưa hiểu người đó đấy thôi.

Tóm lại, hãy tránh sử dụng từ ngữ mà chức năng duy nhất chỉ là tạo ra cảm xúc. Đây gọi là “ngôn từ cảm xúc.”

Do đã để cho hệ thống đường sắt chuyên chở hành khách từng một thời là niềm tự hào của mình bị lu mờ vào quên lãng một cách đáng xấu hổ, nước Mỹ chắc chắn vì danh dự sẽ khôi phục lại chúng ngay bây giờ!

Đây được cho là một lập luận ủng hộ việc khôi phục dịch vụ đường sắt chuyên chở hành khách. Nhưng nó không đưa ra bằng chứng nào cho kết luận này mà chỉ đưa ra đầy rẫy những ngôn từ cảm xúc – những từ này lặp đi lặp lại chẳng khác nào một chính trị gia đang trả bài. Liệu có phải đường sắt chuyên chở hành khách “bị lu mờ” vì “nước Mỹ” đã bỏ rơi nó hay không? Điều gì “đáng xấu hổ” trong chuyện này? Rất nhiều định chế “một thời đáng tự hào” đã rơi vào tình trạng hỗn loạn mà rốt cuộc – chúng ta đâu có nghĩa vụ phải khôi phục lại tất cả. Có nghĩa gì khi nói nước Mỹ “chắc chắn vì danh dự” sẽ làm điều đó? Có phải đã từng có chuyện đưa ra lời hứa và thất hứa? Bởi ai?

Tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều chuyện để bàn khi nói về chủ đề khôi phục đường sắt chở khách, nhất là trong kỷ nguyên mà chi phí kinh tế và môi trường cho đường cao tốc đang trở nên nặng nề hơn. Vấn đề ở đây là lập luận này không nói lên điều đó. Nó để cho những ngụ ý kèm theo của từ ngữ nói lên tất cả và do đó không làm gì cả. Chúng ta kết thúc ở chính nơi chúng ta bắt đầu. Khi đến phiên bạn, hãy bám vào các bằng chứng.

6. Sử dụng thuật ngữ nhất quán

Những lập luận dựa vào mối quan hệ rõ ràng giữa các tiền đề và giữa tiền đề với kết luận. Vì lý do đó, chỉ sử dụng một bộ thuật ngữ cho mỗi ý tưởng là điều rất quan trọng.

KHÔNG NÊN:

Nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn có thể nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người. Nếu bạn đã hiểu sự đa dạng trong các tập quán xã hội thì bạn sẽ hoài nghi về phong tục của chính bạn. Nếu bạn không biết chắc về những gì bạn đang làm thì bạn sẽ trở nên khoan dung hơn. Do đó, nếu bạn mở rộng kiến thức của mình trong lĩnh vực nhân chủng học thì nhiều khả năng bạn sẽ chấp nhận người khác và tập quán khác mà không phê phán gì.

NÊN:

Nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn có thể nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người. Nếu bạn đã nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người thì bạn sẽ đặt câu hỏi về phong tục của chính bạn. Nếu bạn đặt câu hỏi về phong tục của chính bạn, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn. Do đó, nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn sẽ trở nên khoan dung hơn.

Hãy lưu ý trong cả hai phiên bản, mỗi câu đều có dạng “Nếu X, thì Y.” Nhưng giờ đây hãy nhìn vào những điểm khác nhau.

Phiên bản thứ hai (“Nên”) rất rõ ràng – bởi vì vế Y của mỗi tiền đề chính là vế X của tiền đề tiếp theo. Vế Y của tiền đề đầu tiên chính là X của tiền đề thứ hai, vế Y của tiền đề thứ hai chính là X của tiền đề thứ ba, và cứ như vậy. (Quay trở lại và nhìn xem!) Đó là lý do vì sao lập luận này rất dễ đọc và dễ hiểu: nó tạo thành một dạng xâu chuỗi.

Trong phiên bản đầu tiên (“Không nên”) dù rằng vế Y của tiền đề đầu tiên chỉ phỏng chừng là vế X của tiền đề thứ hai, vế Y của tiền đề thứ hai chỉ phỏng chừng là vế X của tiền đề thứ ba và cứ như vậy. Ở đây từng vế X và Y được viết như thể tác giả luôn tham khảo từ điển đồng nghĩa mỗi khi có cơ hội. Thí dụ cụm “Khoan dung hơn” ở tiền đề thứ ba được viết thành “nhiều khả năng chấp nhận người khác và tập quán hơn” trong câu kết. Kết quả là, lập luận này đã mất đi mối liên hệ hiển nhiên giữa các phần khiến nó trở nên ít rõ ràng và thuyết phục hơn. Người viết thì có dịp thể hiện bản thân còn người đọc – những người không biết trước được cấu trúc của lập luận ngay từ đầu – chỉ trở nên lúng túng.

7. Sử dụng một nghĩa duy nhất cho mỗi thuật ngữ

Một vài lập luận chuyển nghĩa của thuật ngữ này sang thuật ngữ khác để giành chiến thắng. Đây là ví dụ kinh điển về lối nói lập lờ:

Phụ nữ và nam giới khác nhau về thể chất và cảm xúc. Hai giới tính này không “bình đẳng” và do đó luật pháp không nên ngụy tạo rằng chúng ta bình đẳng!

Lập luận này ban đầu trông có vẻ hợp lý nhưng có sự khác biệt giữa nghĩa của hai thuật ngữ “bình đẳng” trong tiền đề và kết luận. Đúng là hai giới tính này không “bình đẳng” về thể chất và cảm xúc theo nghĩa “bình đẳng” ở đây chỉ đơn giản là “giống nhau”. Tuy nhiên thuật ngữ “bình đẳng” trước pháp luật không có nghĩa là “giống nhau về thể chất và cảm xúc” mà là “có quyền và cơ hội như nhau.” Nếu được sắp xếp lại với hai nghĩa khác nhau của từ “bình đẳng” để làm rõ hơn, lập luận đó sẽ như sau:

Phụ nữ và nam giới không giống nhau về thể chất và cảm xúc. Do đó, phụ nữ và nam giới không có quyền và cơ hội như nhau.

Phiên bản này của lập luận đã không còn lập lờ bằng từ “bình đẳng” nữa nhưng vẫn không phải là một lập luận vững chắc; nó chỉ là một lập luận nguyên bản không thỏa đáng mà giờ đây tính không thỏa đáng đã bị lật tẩy. Một khi lối nói lập lờ bị xóa bỏ, kết luận của lập luận trên không được hỗ trợ mà cũng không liên quan gì đến tiền đề. Không có lý do nào cho thấy những khác biệt về thể chất và tình cảm có liên quan gì đến quyền và cơ hội.

Đôi khi, chúng ta cố gắng nói lập lờ bằng cách biến một từ chính yếu trở nên mơ hồ. Hãy theo dõi cuộc hội thoại sau đây:

A: Tất cả mọi người đều ích kỷ!

B: Nhưng còn John thì sao? Hãy nhìn cách anh ấy cống hiến bản thân cho con mình kìa!

A: Anh ấy chỉ làm những gì anh ấy thực sự muốn làm – đó vẫn là ích kỷ!

Ở đây nghĩa của từ “ích kỷ” thay đổi từ phát biểu đầu tiên sang phát biểu thứ hai của A. Trong phát biểu đầu tiên, chúng ta hiểu “ích kỷ” mang nghĩa cụ thể: tham lam, hành vi tự cho mình là trung tâm, theo định nghĩ thông thường của “ích kỷ”. Trong câu trả lời của A trước sự phản đối của B, A đã mở rộng ý nghĩa của từ “ích kỷ” bao hàm cả hành vi dường như không ích kỷ bằng cách mở rộng định nghĩa của từ này gồm cả phạm trù “làm những gì bạn thực sự muốn làm.” A chỉ bảo vệ và giữ lại được từ “ích kỷ”; chứ không giữ được ý nghĩa ban đầu của từ.

Một cách hay để tránh lối nói lập lờ là định nghĩa cẩn thận những thuật ngữ chủ chốt khi bạn giới thiệu chúng. Sau đó, hãy chắc rằng bạn chỉ sử dụng chúng theo nghĩa bạn đã định ra từ trước! Bạn có thể cũng cần định nghĩa những thuật ngữ đặc biệt hoặc những từ ngữ kỹ thuật. Hãy xem phần Phụ lục để tham khảo các thảo luận về quá trình và những cạm bẫy trong định nghĩa.

Vài nguyên tắc chung

Chương 1 đưa ra một số nguyên tắc chung để hình thành một lập luận ngắn. Từ Chương 2 đến Chương 6 sẽ thảo luận những kiểu lập luận ngắn cụ thể.

1. Phân biệt tiền đề và kết luận

Bước đầu tiên trong việc hình thành một lập luận là hỏi, bạn đang cố chứng minh điều gì? Kết luận của bạn là gì? Hãy nhớ rằng kết luận là lời phát biểu mà bạn phải đưa ra lý lẽ để chứng minh. Những lý lẽ bạn đưa ra dưới hình thức phát biểu được gọi là tiền đề.

Hãy xem xét phát biểu hài hước sau của Thủ tướng Anh Winston Churchill:

Hãy là một người lạc quan. Trở thành người khác cũng không ích gì.

Đây là một lập luận bởi vì Churchill đưa ra một lý do để trở thành người lạc quan:
tiền đề của ông là “Trở thành người khác cũng chẳng ích gì.”

Tiền đề và kết luận của Churchill khá hiển nhiên nhưng ngược lại cũng có những kết luận không hề dễ phát hiện cho đến khi có chỉ dẫn rõ ràng. Sherlock Holmes đã phải giải thích một trong những kết luận chính của mình trong tập truyện “Chuyến phiêu lưu của ngọn lửa bạc” như sau:

Con chó nằm trong chuồng ngựa nhưng khi có người lẻn vào trộm ngựa, nó đã không sủa. Như vậy, hiển nhiên đó là người mà con chó biết rất rõ…

Holmes có hai tiền đề. Tiền đề thứ nhất rất rõ ràng: con chó không sủa người khách. Tiền đề thứ hai là một thực tế chung mà Holmes giả định rằng chúng ta đều hiểu loài chó: chó chỉ sủa người lạ. Hai tiền đề này đứng chung ngụ ý rằng người khách đó không phải người lạ.

Khi bạn sử dụng lập luận như một công cụ thẩm tra như đã mô tả trong phần Giới thiệu, đôi khi bạn có thể bắt đầu với việc đưa ra kết luận mà bạn muốn bảo vệ. Trước hết, hãy đưa ra kết luận đó một cách rõ ràng. Nếu bạn muốn đứng về phe thủ tướng Churchill và bảo vệ quan điểm rằng chúng ta thực sự nên trở thành những người lạc quan, hãy nói một cách dứt khoát. Sau đó hãy hỏi bản thân bạn có những lý do nào để đi đến kết luận đó. Những lý do nào bạn có thể đưa ra để chứng minh rằng chúng ta nên trở thành người lạc quan?

Danh tiếng của Thủ tướng Anh Churchill có thể hấp dẫn bạn: Nếu Churchill nói rằng chúng ta nên là người lạc quan, bạn và tôi là ai để có thể đôi co với ông ấy chứ? Tuy nhiên, kiểu lập luận này sẽ không đủ vững chắc vì chắc chắn từng có rất nhiều những nhân vật nổi tiếng khác đã khuyến nghị chủ nghĩa bi quan. Bạn cần phải tự suy nghĩ về nó. Suy nghĩ lại xem lý do nào khiến bạn cho rằng chúng ta cần phải trở thành người lạc quan?

Có thể bạn đưa ra ý tưởng trở thành người lạc quan sẽ giúp chúng ta có nhiều năng lượng hơn để làm việc thành công trong khi những người bi quan thường bị đánh bại và thậm chí thất bại ngay khi còn chưa bắt đầu. Do đó, bạn có một lý do chính: Những người lạc quan thường có nhiều khả năng thành công và đạt được mục tiêu của mình hơn. (Có lẽ đây cũng là những gì Churchill ngụ ý trong phát biểu trên.) Nếu đây là lý do của bạn, hãy nói một cách dứt khoát.

Một khi đã đọc xong quyển sách này, bạn sẽ có danh sách những hình thái khác nhau của lập luận. Hãy sử dụng chúng để phát triển tiền đề của bạn. Ví dụ, để bảo vệ một lập luận quy nạp, hãy xem Chương 2. Chương này sẽ nhắc nhở bạn cần đưa ra một chuỗi những ví dụ để làm tiền đề và sẽ cho bạn biết bạn cần phải tìm loại ví dụ nào. Nếu kết luận của bạn đòi hỏi một suy luận như những gì được giải thích trong Chương 6, những nguyên tắc được thảo luận trong chương này sẽ cho bạn biết bạn cần những loại tiền đề nào. Bạn có thể sẽ phải thử những lập luận khác nhau trước khi tìm ra một lập luận thật sự hiệu quả.

2. Trình bày ý tưởng theo thứ tự tự nhiên

Những lập luận ngắn thường được viết trong một hay hai đoạn văn. Hãy đặt kết luận lên trước, theo sau là những lý lẽ, hoặc trình bày những tiền đề của bạn trước rồi cuối cùng rút ra kết luận. Trong mọi trường hợp, hãy trình bày những ý tưởng theo thứ tự thể hiện dòng suy nghĩ của bạn một cách tự nhiên nhất. Hãy xem lập luận ngắn dưới đây của Bertrand Russell:

Mọi điều xấu xa trên thế giới đều xuất phát từ khuyết điểm đạo đức cũng như từ sự thiếu thông minh. Nhưng loài người từ trước tới giờ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để nhổ tận gốc những khuyết điểm đạo đức… Ngược lại, trí thông minh có thể dễ dàng được cải thiện thông qua các phương pháp mà tất cả những người thầy có năng lực đều biết. Do đó, cho tới khi một nguyên tắc giảng dạy đạo đức nào đó được tìm ra, sự tiến bộ chỉ có thể được tìm thấy thông qua cải thiện trí thông minh chứ không phải là đạo đức .

Mỗi phát biểu trong đoạn văn này đều dẫn đến phát biểu tiếp theo hết sức tự nhiên. Russell bắt đầu bằng việc chỉ ra hai nguồn gốc của cái xấu trên thế giới: “những khuyết điểm đạo đức” – theo cách ông gọi – và sự thiếu thông minh. Sau đó ông tuyên bố rằng chúng ta không biết cách sửa chữa “những khuyết điểm đạo đức” nhưng chúng ta biết cách sửa chữa sự thiếu thông minh. Do đó, – hãy lưu ý rằng cụm từ “do đó” đánh dấu kết luận của ông một cách rất rõ ràng – sự tiến bộ sẽ phải xuất phát từ việc cải thiện trí thông minh.

Từng câu trong đoạn lập luận này đều nằm rất đúng vị trí. Vẫn có rất nhiều cách đặt vị trí sai. Sẽ ra sao nếu Russell nói thế này:

Mọi điều xấu xa trên thế giới đều xuất phát từ khuyết điểm đạo đức cũng như từ sự thiếu thông minh. Cho tới khi một nguyên tắc giảng dạy đạo đức nào đó được tìm ra, sự tiến bộ chỉ có thể được tìm thấy thông qua cải thiện trí thông minh chứ không phải là đạo đức. Trí thông minh có thể dễ dàng được cải thiện thông qua những phương pháp mà tất cả những người thầy có năng lực đều biết. Nhưng loài người từ trước tới giờ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để nhổ tận gốc những khuyết điểm đạo đức.

Đoạn văn này chứa đựng chính xác những tiền đề và kết luận tương tự nhưng theo một trật tự trình bày khác và cụm từ “do đó” đã bị loại bỏ trước câu kết. Giờ đây, lập luận này khó hiểu hơn rất nhiều. Những tiền đề không gắn kết với nhau một cách tự nhiên và bạn sẽ phải đọc đoạn văn này hai lần chỉ để tìm ra kết luận ở đây là gì. Đừng trông chờ vào sự kiên nhẫn của người đọc.

Hãy lường trước việc phải sắp xếp lại lập luận của mình nhiều lần để tìm ra đâu là trật tự tự nhiên nhất. Những nguyên tắc thảo luận trong quyển sách này sẽ giúp bạn làm điều đó, không chỉ để biết bạn cần tiền đề nào mà còn biết làm thế nào để sắp xếp những tiền đề của bạn theo một trật tự tự nhiên nhất.

3. Bắt đầu từ những tiền đề đáng tin cậy

Dù bạn có lập luận từ tiền đề đến kết luận hay như thế nào, kết luận của bạn sẽ không vững chắc nếu tiền đề không vững chắc.

Không ai trên thế giới ngày nay thực sự hạnh phúc. Do đó, có vẻ như loài người không được sinh ra để có hạnh phúc. Sao chúng ta lại mong chờ thứ mà chúng ta không bao giờ tìm thấy?

Tiền đề của lập luận này là phát biểu rằng không ai trên thế giới này ngày nay thực sự hạnh phúc. Hãy tự hỏi mình liệu phát biểu này có đúng hay không. Có thật là không ai trên thế giới ngày nay thực sự hạnh phúc hay không? Ít nhất tiền đề này cần được bảo vệ và có nhiều khả năng nó không đúng. Do vậy, lập luận này không thể chứng minh rằng loài người không được sinh ra để có hạnh phúc hoặc chúng ta không mong chờ hạnh phúc.

Đôi lúc bắt đầu từ những tiền đề đáng tin cậy sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể dẫn ra những ví dụ nổi tiếng hay những nhân vật danh tiếng đồng tình với tiền đề đó. Một vài trường hợp khác lại khó hơn. Nếu bạn không chắc về độ tin cậy của một tiền đề, bạn có thể cần phải làm một số nghiên cứu và/hoặc đưa ra một lập luận ngắn để bảo vệ tiền đề đó. (Chúng ta sẽ quay lại thảo luận về đề tài này trong những chương sau, đặc biệt là trong Nguyên tắc A2 ở Chương 7.) Nếu bạn nhận ra mình không đủ lý lẽ để bảo vệ tiền đề của mình thì tất nhiên bạn cần phải từ bỏ tất cả và bắt đầu lại bằng một tiền đề khác!

4. Hãy cụ thể và chính xác

Hãy tránh sự trừu tượng, mơ hồ cũng như những thuật ngữ tổng quát. Câu “Chúng tôi đã hành quân nhiều giờ liền dưới ánh nắng mặt trời” tốt hơn cả trăm lần so với câu “Đó là một quãng thời gian dài lao động cần cù.” Từng câu từng chữ cũng nên chính xác. Những giải thích quá hoa mỹ sẽ khiến tất cả mọi người – thậm chí cả người viết – bị lạc trong màn sương mù của câu từ.

KHÔNG NÊN:

Đối với những người nắm vai trò chủ yếu trong việc thi hành nghĩa vụ phân biệt với những người nhận tránh nhiệm lãnh đạo, mô hình chung có vẻ như là lời đáp lại cho nghĩa vụ viện dẫn của cương vị lãnh đạo. Đó là bổn phận đi đôi với địa vị trong cộng đồng xã hội cũng như nhiều đơn vị nhỏ hơn trong cộng đồng đó. Sự tương đồng hiện đại gần nhất là việc các công dân bình thường phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trừ phi các lãnh đạo cấp cao của bộ máy Ai Cập không cần đến tình trạng khẩn cấp để kêu gọi nghĩa vụ hợp pháp.

NÊN:

Trong xã hội Ai Cập cổ đại, dân thường có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

5. Tránh dùng ngôn từ cảm xúc

Đừng cố làm cho lập luận của bạn trông có vẻ hay bằng cách nhạo báng hay bóp méo bên phản biện. Nhìn chung, mọi người tán đồng một quan điểm vì những lý do nghiêm túc và chân thật. Cố gắng tìm hiểu quan điểm của họ – và hãy cố gắng làm điều đó thật đúng – cho dù bạn thậm chí hoàn toàn không đồng ý. Ví dụ một người nghi ngờ công nghệ mới không phải muốn “quay trở về thời đồ đá” và một người tin vào sự tiến hóa không quả quyết rằng bà của cô là một con khỉ. Nếu bạn không thể hiểu được tại sao một người lại có quan điểm mà bạn đang công kích, chẳng qua là bạn chưa hiểu người đó đấy thôi.

Tóm lại, hãy tránh sử dụng từ ngữ mà chức năng duy nhất chỉ là tạo ra cảm xúc. Đây gọi là “ngôn từ cảm xúc.”

Do đã để cho hệ thống đường sắt chuyên chở hành khách từng một thời là niềm tự hào của mình bị lu mờ vào quên lãng một cách đáng xấu hổ, nước Mỹ chắc chắn vì danh dự sẽ khôi phục lại chúng ngay bây giờ!

Đây được cho là một lập luận ủng hộ việc khôi phục dịch vụ đường sắt chuyên chở hành khách. Nhưng nó không đưa ra bằng chứng nào cho kết luận này mà chỉ đưa ra đầy rẫy những ngôn từ cảm xúc – những từ này lặp đi lặp lại chẳng khác nào một chính trị gia đang trả bài. Liệu có phải đường sắt chuyên chở hành khách “bị lu mờ” vì “nước Mỹ” đã bỏ rơi nó hay không? Điều gì “đáng xấu hổ” trong chuyện này? Rất nhiều định chế “một thời đáng tự hào” đã rơi vào tình trạng hỗn loạn mà rốt cuộc – chúng ta đâu có nghĩa vụ phải khôi phục lại tất cả. Có nghĩa gì khi nói nước Mỹ “chắc chắn vì danh dự” sẽ làm điều đó? Có phải đã từng có chuyện đưa ra lời hứa và thất hứa? Bởi ai?

Tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều chuyện để bàn khi nói về chủ đề khôi phục đường sắt chở khách, nhất là trong kỷ nguyên mà chi phí kinh tế và môi trường cho đường cao tốc đang trở nên nặng nề hơn. Vấn đề ở đây là lập luận này không nói lên điều đó. Nó để cho những ngụ ý kèm theo của từ ngữ nói lên tất cả và do đó không làm gì cả. Chúng ta kết thúc ở chính nơi chúng ta bắt đầu. Khi đến phiên bạn, hãy bám vào các bằng chứng.

6. Sử dụng thuật ngữ nhất quán

Những lập luận dựa vào mối quan hệ rõ ràng giữa các tiền đề và giữa tiền đề với kết luận. Vì lý do đó, chỉ sử dụng một bộ thuật ngữ cho mỗi ý tưởng là điều rất quan trọng.

KHÔNG NÊN:

Nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn có thể nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người. Nếu bạn đã hiểu sự đa dạng trong các tập quán xã hội thì bạn sẽ hoài nghi về phong tục của chính bạn. Nếu bạn không biết chắc về những gì bạn đang làm thì bạn sẽ trở nên khoan dung hơn. Do đó, nếu bạn mở rộng kiến thức của mình trong lĩnh vực nhân chủng học thì nhiều khả năng bạn sẽ chấp nhận người khác và tập quán khác mà không phê phán gì.

NÊN:

Nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn có thể nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người. Nếu bạn đã nhận ra tính muôn màu muôn vẻ trong các phong tục tập quán của loài người thì bạn sẽ đặt câu hỏi về phong tục của chính bạn. Nếu bạn đặt câu hỏi về phong tục của chính bạn, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn. Do đó, nếu bạn nghiên cứu những nền văn hóa khác thì bạn sẽ trở nên khoan dung hơn.

Hãy lưu ý trong cả hai phiên bản, mỗi câu đều có dạng “Nếu X, thì Y.” Nhưng giờ đây hãy nhìn vào những điểm khác nhau.

Phiên bản thứ hai (“Nên”) rất rõ ràng – bởi vì vế Y của mỗi tiền đề chính là vế X của tiền đề tiếp theo. Vế Y của tiền đề đầu tiên chính là X của tiền đề thứ hai, vế Y của tiền đề thứ hai chính là X của tiền đề thứ ba, và cứ như vậy. (Quay trở lại và nhìn xem!) Đó là lý do vì sao lập luận này rất dễ đọc và dễ hiểu: nó tạo thành một dạng xâu chuỗi.

Trong phiên bản đầu tiên (“Không nên”) dù rằng vế Y của tiền đề đầu tiên chỉ phỏng chừng là vế X của tiền đề thứ hai, vế Y của tiền đề thứ hai chỉ phỏng chừng là vế X của tiền đề thứ ba và cứ như vậy. Ở đây từng vế X và Y được viết như thể tác giả luôn tham khảo từ điển đồng nghĩa mỗi khi có cơ hội. Thí dụ cụm “Khoan dung hơn” ở tiền đề thứ ba được viết thành “nhiều khả năng chấp nhận người khác và tập quán hơn” trong câu kết. Kết quả là, lập luận này đã mất đi mối liên hệ hiển nhiên giữa các phần khiến nó trở nên ít rõ ràng và thuyết phục hơn. Người viết thì có dịp thể hiện bản thân còn người đọc – những người không biết trước được cấu trúc của lập luận ngay từ đầu – chỉ trở nên lúng túng.

7. Sử dụng một nghĩa duy nhất cho mỗi thuật ngữ

Một vài lập luận chuyển nghĩa của thuật ngữ này sang thuật ngữ khác để giành chiến thắng. Đây là ví dụ kinh điển về lối nói lập lờ:

Phụ nữ và nam giới khác nhau về thể chất và cảm xúc. Hai giới tính này không “bình đẳng” và do đó luật pháp không nên ngụy tạo rằng chúng ta bình đẳng!

Lập luận này ban đầu trông có vẻ hợp lý nhưng có sự khác biệt giữa nghĩa của hai thuật ngữ “bình đẳng” trong tiền đề và kết luận. Đúng là hai giới tính này không “bình đẳng” về thể chất và cảm xúc theo nghĩa “bình đẳng” ở đây chỉ đơn giản là “giống nhau”. Tuy nhiên thuật ngữ “bình đẳng” trước pháp luật không có nghĩa là “giống nhau về thể chất và cảm xúc” mà là “có quyền và cơ hội như nhau.” Nếu được sắp xếp lại với hai nghĩa khác nhau của từ “bình đẳng” để làm rõ hơn, lập luận đó sẽ như sau:

Phụ nữ và nam giới không giống nhau về thể chất và cảm xúc. Do đó, phụ nữ và nam giới không có quyền và cơ hội như nhau.

Phiên bản này của lập luận đã không còn lập lờ bằng từ “bình đẳng” nữa nhưng vẫn không phải là một lập luận vững chắc; nó chỉ là một lập luận nguyên bản không thỏa đáng mà giờ đây tính không thỏa đáng đã bị lật tẩy. Một khi lối nói lập lờ bị xóa bỏ, kết luận của lập luận trên không được hỗ trợ mà cũng không liên quan gì đến tiền đề. Không có lý do nào cho thấy những khác biệt về thể chất và tình cảm có liên quan gì đến quyền và cơ hội.

Đôi khi, chúng ta cố gắng nói lập lờ bằng cách biến một từ chính yếu trở nên mơ hồ. Hãy theo dõi cuộc hội thoại sau đây:

A: Tất cả mọi người đều ích kỷ!

B: Nhưng còn John thì sao? Hãy nhìn cách anh ấy cống hiến bản thân cho con mình kìa!

A: Anh ấy chỉ làm những gì anh ấy thực sự muốn làm – đó vẫn là ích kỷ!

Ở đây nghĩa của từ “ích kỷ” thay đổi từ phát biểu đầu tiên sang phát biểu thứ hai của A. Trong phát biểu đầu tiên, chúng ta hiểu “ích kỷ” mang nghĩa cụ thể: tham lam, hành vi tự cho mình là trung tâm, theo định nghĩ thông thường của “ích kỷ”. Trong câu trả lời của A trước sự phản đối của B, A đã mở rộng ý nghĩa của từ “ích kỷ” bao hàm cả hành vi dường như không ích kỷ bằng cách mở rộng định nghĩa của từ này gồm cả phạm trù “làm những gì bạn thực sự muốn làm.” A chỉ bảo vệ và giữ lại được từ “ích kỷ”; chứ không giữ được ý nghĩa ban đầu của từ.

Một cách hay để tránh lối nói lập lờ là định nghĩa cẩn thận những thuật ngữ chủ chốt khi bạn giới thiệu chúng. Sau đó, hãy chắc rằng bạn chỉ sử dụng chúng theo nghĩa bạn đã định ra từ trước! Bạn có thể cũng cần định nghĩa những thuật ngữ đặc biệt hoặc những từ ngữ kỹ thuật. Hãy xem phần Phụ lục để tham khảo các thảo luận về quá trình và những cạm bẫy trong định nghĩa.

Bình luận
2880
× sticky