Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Viết Gì Cũng Đúng

Những bước tiếp theo

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng

Đề tài của quyển sách này thường được dán nhãn “Tư duy phê phán” hay (ngày nay ít phổ biến hơn) “Lý luận phi chính thức.” Nếu bạn là một học sinh trung học hay sinh viên đại học và muốn tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này, hãy tìm chương trình học có giảng dạy chủ đề đó ở các trường. Nếu bạn muốn đọc nhiều hơn, bạn có thể tìm ra hàng tá sách giáo khoa cho những chương trình này ở thư viện trường dưới từ khóa “tư duy phê phán.” Hai ví dụ mang tính đại diện điển hình là quyển Tư duy phê phán của Brooke Noel Moore và Richard Parker (NXB Mayfield) và Mở cửa trí tuệ và lý luận mỗi ngày của Zachary Seech (NXB Wadsworth).

Ngành học Lý luận phi chính thức bắt đầu với những hình thức suy luận trình bày trong Chương 6 và mở rộng chúng ra thành một hệ thống ký hiệu ở phạm vi rộng và có sức mạnh hơn. Một quyển sách giáo khoa đại diện điển hình là quyển Một giới thiệu súc tích về Lý luận của Patrick Hurley (NXB Wadsworth) nhưng một lần nữa, có hàng tá quyển có sẵn (tìm với từ khóa “lý luận”) . Nhiều quyển sách giáo khoa giờ đây kết hợp cả lý luận phi chính thức và chính thức. Một cái nhìn cân bằng giữa hai trường phái này là quyển Nghệ thuật lý luận của David Kelley (NXB W. W. Norton).

Với vai trò của tư duy phê phán trong đạo đức cũng như đưa ra một vài lời khuyên về cách thức để tránh bỏ qua những lựa chọn khác, hãy tìm đọc quyển sách của tôi Một hộp dụng cụ cho đạo đức thế kỷ XXI (NXB Đại học Oxford) . Để có nhiều thông tin hơn về “cách thức” tư duy sáng tạo – làm sao để nghĩ ra những giải pháp hoàn toàn mới trong những tình huống dường như “bế tắc” hãy xem những tác phẩm của Edward DeBono như cuốn Cách thức tư duy (NXB Ariel/BBC).

Lĩnh vực Hùng biện học nghiên cứu về công dụng thuyết phục của ngôn ngữ, đặc biệt trong lập luận. Một quyển sách xuất sắc trong lĩnh vực này là Những mục tiêu của lập luận: Một nhà hùng biện và độc giả của Timothy Crusins và Carolyn Channell (NXB Mayfield). Nếu bạn muốn tiếp cận đến chủ đề lập luận từ góc nhìn văn học thì hãy xem quyển Vương quốc cuả hùng biện viết bởi Chaim Perelman (NXB Đại học Notre Dame).

Cụ thể về chủ đề ngụy biện (xem Chương 10), hãy đọc quyển Lý luận và hùng biện đương đại của Howard Kahane (NXB Wadsworth). Về những luận bàn lịch sử và lý thuyết về ngụy biện, hãy xem quyển Ngụy biện của C. Hamblin (NXB Methuen) . Về chủ đề các phong cách trích dẫn, một quyển hướng dẫn ngắn hữu dụng là Viết với nguồn trích dẫn của Gordon Harvey (NXB Hackett) . Về phong cách chung chung, chưa quyển nào sánh được quyển Những yếu tố của phong cách của William Strunk và E. B. White. Hãy để những quyển sách này trên kệ sách của bạn và đừng để chúng bám bụi!

Đề tài của quyển sách này thường được dán nhãn “Tư duy phê phán” hay (ngày nay ít phổ biến hơn) “Lý luận phi chính thức.” Nếu bạn là một học sinh trung học hay sinh viên đại học và muốn tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này, hãy tìm chương trình học có giảng dạy chủ đề đó ở các trường. Nếu bạn muốn đọc nhiều hơn, bạn có thể tìm ra hàng tá sách giáo khoa cho những chương trình này ở thư viện trường dưới từ khóa “tư duy phê phán.” Hai ví dụ mang tính đại diện điển hình là quyển Tư duy phê phán của Brooke Noel Moore và Richard Parker (NXB Mayfield) và Mở cửa trí tuệ và lý luận mỗi ngày của Zachary Seech (NXB Wadsworth).

Ngành học Lý luận phi chính thức bắt đầu với những hình thức suy luận trình bày trong Chương 6 và mở rộng chúng ra thành một hệ thống ký hiệu ở phạm vi rộng và có sức mạnh hơn. Một quyển sách giáo khoa đại diện điển hình là quyển Một giới thiệu súc tích về Lý luận của Patrick Hurley (NXB Wadsworth) nhưng một lần nữa, có hàng tá quyển có sẵn (tìm với từ khóa “lý luận”) . Nhiều quyển sách giáo khoa giờ đây kết hợp cả lý luận phi chính thức và chính thức. Một cái nhìn cân bằng giữa hai trường phái này là quyển Nghệ thuật lý luận của David Kelley (NXB W. W. Norton).

Với vai trò của tư duy phê phán trong đạo đức cũng như đưa ra một vài lời khuyên về cách thức để tránh bỏ qua những lựa chọn khác, hãy tìm đọc quyển sách của tôi Một hộp dụng cụ cho đạo đức thế kỷ XXI (NXB Đại học Oxford) . Để có nhiều thông tin hơn về “cách thức” tư duy sáng tạo – làm sao để nghĩ ra những giải pháp hoàn toàn mới trong những tình huống dường như “bế tắc” hãy xem những tác phẩm của Edward DeBono như cuốn Cách thức tư duy (NXB Ariel/BBC).

Lĩnh vực Hùng biện học nghiên cứu về công dụng thuyết phục của ngôn ngữ, đặc biệt trong lập luận. Một quyển sách xuất sắc trong lĩnh vực này là Những mục tiêu của lập luận: Một nhà hùng biện và độc giả của Timothy Crusins và Carolyn Channell (NXB Mayfield). Nếu bạn muốn tiếp cận đến chủ đề lập luận từ góc nhìn văn học thì hãy xem quyển Vương quốc cuả hùng biện viết bởi Chaim Perelman (NXB Đại học Notre Dame).

Cụ thể về chủ đề ngụy biện (xem Chương 10), hãy đọc quyển Lý luận và hùng biện đương đại của Howard Kahane (NXB Wadsworth). Về những luận bàn lịch sử và lý thuyết về ngụy biện, hãy xem quyển Ngụy biện của C. Hamblin (NXB Methuen) . Về chủ đề các phong cách trích dẫn, một quyển hướng dẫn ngắn hữu dụng là Viết với nguồn trích dẫn của Gordon Harvey (NXB Hackett) . Về phong cách chung chung, chưa quyển nào sánh được quyển Những yếu tố của phong cách của William Strunk và E. B. White. Hãy để những quyển sách này trên kệ sách của bạn và đừng để chúng bám bụi!

Bình luận