Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Viết Gì Cũng Đúng

Phụ lục

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng

Định nghĩa

Một vài lập luận đòi hỏi phải chú ý đến nghĩa của từ. Đôi khi chúng ta không biết được nghĩa xác định của một từ hoặc nghĩa xác định đó có thể thay đổi. Nếu kết luận của bạn là “Loài wejack là động vật ăn cỏ,” nhiệm vụ đầu tiên của bạn là định nghĩa các thuật ngữ trừ khi bạn đang nói chuyện với một nhà sinh thái học Algonquian. Nếu bạn gặp phải kết luận này ở đâu đó khác, điều đầu tiên bạn cần là một quyển từ điển.

Trong những tình huống khác, một thuật ngữ có thể được sử dụng phổ biến nhưng vẫn không rõ nghĩa. Thí dụ, chúng ta tranh luận về “tự tử có trợ giúp” nhưng không nhất thiết phải hiểu rõ nó là cái gì. Trước khi có thể tranh luận hiệu quả về nó, chúng ta cần thống nhất ý tưởng mình đang tranh luận về điều gì.

Vẫn còn một loại định nghĩa nữa cần được đưa ra khi nghĩa của từ còn được tranh cãi. Thí dụ “ma túy” là gì? Có phải rượu bia là ma túy không? Có phải thuốc lá không? Nếu đúng là nó thì sao? Chúng ta có thể tìm ra cách thức hợp lý nào để trả lời câu hỏi này không?

D1. Khi những thuật ngữ không rõ nghĩa, hãy cụ thể

Hãy bắt đầu với quyển từ điển. Một người hàng xóm của tôi nhận giấy triệu tập từ Hội đồng Lịch sử địa phương của thành phố về việc xây dựng mô hình hải đăng cao hơn một mét ở sân trước nhà cô ấy. Sắc lệnh của thành phố cấm để vật cố định trước sân trong những khu vực lịch sử. Cô này bị kéo ra trước hội đồng và yêu cầu phải tháo dỡ nó. Thông tin này trở thành một cơn sốt và được đăng lên báo chí.

Từ điển Webster đã giải quyết tình trạng này. Theo từ điển này, một “vật cố định” là cái gì đó cố định hay gắn chặt vào một tòa nhà, thí dụ như những phần phụ hay những phần cấu trúc của các căn hộ. Tuy nhiên, ngọn hải đăng có thể di chuyển được giống một món đồ trang trí bãi cỏ hơn. Do đó, nó không phải là một “vật cố định”; do đó, nó không bị cấm.

Khi những vấn đề trở nên khó khăn hơn, các quyển từ điển trở nên ít hữu dụng hơn. Các định nghĩa trong từ điển thường đưa ra từ đồng nghĩa cho một từ nào đó thực ra cũng có thể không rõ nghĩa bằng từ bạn đang cố định nghĩa. Các quyển từ điển cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa do đó bạn phải chọn lựa định nghĩa nào phù hợp nhất. Và đôi khi những quyển từ điển sai rõ ràng. Từ điển Webster định nghĩa “nhức đầu” là “cơn đau ở đầu.” Đây là một định nghĩa quá rộng. Một vết cắn của ong hay một vết nứt ở trán hoặc mũi cũng có thể gây ra một cơn đau ở đầu nhưng đó không phải là nhức đầu.

Do đó, với một số từ, bạn cần phải đưa ra nghĩa chính xác hơn. Hãy sử dụng thuật ngữ cụ thể, rõ ràng thay vì từ ngữ mơ hồ (Nguyên tắc 4). Hãy cố gắng cụ thể nhưng không thu hẹp nghĩa của từ quá nhiều.

“Thực phẩm hữu cơ” là những thực phẩm được sản xuất mà không sử dụng nhiều phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu.

Những định nghĩa thế này gợi lên ý niệm rõ ràng trong đầu và bạn có thể tiếp tục đánh giá và thẩm tra nó. Tất nhiên, hãy chắc rằng bạn luôn bám theo định nghĩa của mình khi đi tiếp trong phần lập luận (Nguyên tắc 7; cũng nên tham khảo ngụy biện ngôn ngữ chồn, Chương 10).

Đừng sử dụng những ngôn từ cảm xúc (Nguyên tắc 5) . Một điểm hay của từ điển là nó khá trung lập. Thí dụ, từ điển Webster định nghĩa “phá thai” là “hành động dùng lực kéo bào thai non ra khỏi bụng mẹ ở động vật có vú.” Đây là một định nghĩa đích thực trung lập. Từ điển không định nghĩa liệu phá thai có là một hành động đạo đức hay không.

Hãy so sánh với một định nghĩa phổ biến đến từ một bên trong cuộc tranh luận về phá thai:

“Phá thai” nghĩa là “giết chết những đứa trẻ.”

Định nghĩa này mang tính cảm xúc. Những bào thai không giống những đứa trẻ và thuật ngữ “giết”quy chụp một cách không công bằng những toan tính xấu xa cho những người có dự định tốt (tuy nhiên người viết lại cho rằng những người này đã sai) . Kết thúc cuộc sống của một bào thai được so sánh với việc kết thúc cuộc sống của một đứa trẻ là một tuyên bố đáng tranh cãi nhưng lập luận sẽ cho thấy điều đó chứ không đơn thuần chỉ thừa nhận nó đúng bằng định nghĩa. (Hãy tham khảo ngụy biện “định nghĩa thuyết phục,” Chương 10.)

Bạn có thể cần làm một vài nghiên cứu nhỏ. Thí dụ bạn có thể tìm ra rằng “tự tử có trợ giúp” có nghĩa là cho phép bác sĩ giúp những người còn tỉnh táo và minh mẫn sắp xếp và tiến hành cái chết của mình. Nó không bao gồm việc cho phép bác sĩ “rút dây” người khác mà không có sự đồng thuận của họ (đó là một hình thức khác của “phương pháp chết êm ái không tình nguyện” – một thể loại khác). Người ta có thể có những lý do tốt để phản đối tự tử có hỗ trợ như đã định nghĩa nhưng nếu định nghĩa đã được làm rõ từ ban đầu thì ít ra các bên tranh cãi cũng sẽ cùng nói về một thứ.

Đôi khi chúng ta có thể định nghĩa một thuật ngữ bằng cách chỉ định những bài kiểm tra hay những quy trình nào đó để quyết định liệu thuật ngữ đó có áp dụng được hay không. Đây gọi là định nghĩa toán tử. Thí dụ, đạo luật Wisconsin đòi hỏi tất cả những cuộc họp lập pháp phải được công khai trước công chúng. Nhưng cái gì được tính là “cuộc họp” cho mục đích của đạo luật này? Đạo luật đưa ra một kiểm tra toán tử như sau:

Một “cuộc họp” là bất cứ sự tụ họp nào đủ số những nhà lập pháp để quyết định một giải pháp lập pháp là chủ đề của sự tụ họp đó.

Định nghĩa này quá hẹp để có thể định nghĩa từ “cuộc họp.” Nhưng nó hoàn tất nhiệm vụ của đạo luật này: ngăn không cho các nhà lập pháp đưa ra những quyết định quan trọng sau lưng công chúng.

D2. Khi những thuật ngữ còn mang tính tranh cãi, hãy sử dụng những tình huống rõ ràng

Đôi khi những thuật ngữ còn mang tính tranh cãi. Đó là khi mọi người còn đang tranh luận về ứng dụng thích hợp cho bản thân thuật ngữ. Trong trường hợp đó, việc chỉ đưa ra một lời giải thích là không đủ. Cần có một kiểu lập luận phức tạp hơn.

Khi một thuật ngữ còn mang tính tranh cãi, bạn có thể phân biệt ba nhóm sự việc liên quan. Một nhóm bao gồm những sự việc mà thuật ngữ này có ứng dụng rõ ràng. Nhóm thứ hai là những sự việc mà thuật ngữ này rõ ràng không có ứng dụng. Ở giữa sẽ là những sự việc mà tình trạng của nó không rõ ràng – bao gồm cả những sự việc đang được tranh cãi. Nhiệm vụ của bạn là hình thành một định nghĩa:

1. Bao gồm tất cả những sự việc mà thuật ngữ đó rõ ràng phù hợp;

2. Loại ra tất cả những sự việc mà thuật ngữ đó rõ ràng không phù hợp; và

3. Kẻ ra một đường ranh giới rõ ràng nhất giữa hai định nghĩa này và giải thích vì sao đường ranh giới này lại nằm ở đó chứ không phải nơi khác.
Thí dụ, hãy xem xét cái gì định nghĩa từ “con chim.” Chính xác một con chim là gì?
Có phải một con dơi là một con chim không?

Để thỏa mãn yêu cầu 1, việc nên làm là bắt đầu với hạng mục chung chung (loài) mà thứ cần được định nghĩa thuộc về. Với chim chóc, loài tự nhiên là những động vật. Để thỏa mãn yêu cầu 2 và 3, chúng ta cần cụ thể chim chóc khác những động vật khác như thế nào (đây gọi là dấu hiệu phân biệt đặc trưng giống loài). Do đó, câu hỏi của chúng ta là: Chính xác cái gì khiến loài chim khác biệt – tất cả chim chóc và chỉ chim chóc – so với những loài động vật khác?

Việc này phức tạp hơn vẻ bề ngoài. Thí dụ, chúng ta không thể vẽ ra đường ranh giới tại “khả năng bay” vì đà điểu và chim cách cụt không bay (do đó định nghĩa đề ra trước đó sẽ không bao quát tất cả chim chóc và vi phạm yêu cầu đầu tiên), còn loài ong mật blumbedee và muỗi thì lại bay được (do đó định nghĩa đề ra trước đó sẽ không bao gồm cả những động vật không phải chim và vi phạm yêu cầu thứ hai) .

Hóa ra cái khiến chim khác biệt so với tất cả các động vật khác là chúng có lông vũ. Chim cánh cụt và đà điểu có lông vũ dù chúng không bay – chúng vẫn là chim. Nhưng côn trùng thì không có lông vũ và dơi (trong trường hợp bạn đang ngạc nhiên) cũng thế.

Giờ hãy xem thử một trường hợp khó hơn: Định nghĩa “ma túy” như thế nào?

Hãy lại bắt đầu bằng một ví dụ rõ ràng. Heroin, cocaine và cần sa rõ ràng là ma túy. Không khí, nước, hầu hết thực phẩm và dầu gội rõ ràng không phải ma túy dù rằng tất cả những thứ này đều là những “chất” giống như ma túy và tất cả đều tiêu thụ hay ngấm vào cơ thể chúng ta bao gồm cả thuốc lá và rượu bia.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu có một định nghĩa chung nào bao quát tất cả những trường hợp của “ma túy” và không bao gồm những chất rõ ràng không phải thuốc để vạch ra một đường ranh giới rõ ràng giữa chúng không?
Một chất được định nghĩa là “ma túy” – thậm chí ngay cả bởi hội đồng tổng thống

– là một vật chất ảnh hưởng đến tâm trí hay cơ thể theo một cách nào đó. Nhưng định nghĩa này quá rộng. Nó bao gồm cả không khí, nước, thực phẩm và những thành tố khác, do đó nó không thỏa mãn yêu cầu thứ hai.

Chúng ta cũng không thể định nghĩa “ma túy” như một chất bất hợp pháp ảnh hưởng đến tâm trí hay cơ thể theo một cách nào đó. Định nghĩa này có thể ít nhiều bao quát đúng nhóm vật chất nhưng nó không thỏa mãn yêu cầu thứ ba. Nó không giải thích được vì sao đường ranh giới lại nằm đó. Sau cùng thì một phần của việc định nghĩa “ma túy” từ ban đầu là để quyết định chất nào là hợp pháp và chất nào không! Định nghĩa “ma túy” như một chất bất hợp pháp đã bỏ qua mục tiêu này.

Hãy thử xem xét định nghĩa sau:

Một chất ma túy là một vật chất được sử dụng chủ yếu để thay đổi trạng thái tâm trí theo một cách cụ thể.

Heroin, cocaine và cần sa tất nhiên nằm trong định nghĩa này. Thức ăn, không khí và nước thì không bởi vì dù rằng chúng có ảnh hưởng đến tâm trí, sự ảnh hưởng đó không cụ thể và không phải là nguyên nhân chính vì sao chúng ta ăn, thở và uống. Còn với những trường hợp không rõ ràng, chúng ta hãy tiếp cận bằng câu hỏi: Liệu tác dụng chính có cụ thể và tác động vào tâm trí không? Tác dụng làm biến đổi nhận thức và thay đổi tâm trạng trông có vẻ là cái chúng ta đang quan tâm trong những tranh luận hiện tại về đạo đức khi nói đến chủ đề “ma túy”. Do đó có thể cho rằng định nghĩa này nắm bắt được kiểu dấu hiệu đặc trưng mà mọi người mong muốn tạo ra.

Chúng ta có nên thêm vào yếu tố ma túy gây nghiện không? Có thể không. Nhiều vật chất khác cũng gây nghiện nhưng không phải là ma túy – có thể thực phẩm cũng vậy. Và nếu một vật chất “thay đổi trạng thái tâm trí theo một cách cụ thể” hóa ra không gây nghiện thì sao (thí dụ như những phát biểu của nhiều người về cần sa)? Liệu có phải do đó mà nó không phải là ma túy không? Có thể sự gây nghiện định nghĩa “việc lạm dụng ma túy” nhưng không phải bản thân “ma túy”.

D3. Đừng hy vọng định nghĩa sẽ làm thay công việc của lập luận

Những định nghĩa giúp chúng ta sắp xếp lại suy nghĩ để tập hợp các sự vật giống nhau thành nhóm và để chọn ra những điểm tương đồng và khác biệt chính. Đôi khi, sau khi từ ngữ đã được định nghĩa rõ ràng, mọi người thậm chí có thể khám phá ra rằng họ không thực sự bất đồng về vấn đề đó chút nào. Dù vậy bản thân định nghĩa hiếm khi giải quyết những câu hỏi khó.

Thí dụ chúng ta tìm cách định nghĩa “ma túy” một phần để quyết định chúng ta sẽ có lập trường thế nào về những vật chất nhất định. Nhưng định nghĩa này tự bản thân nó không thể trả lời câu hỏi này được. Thí dụ theo định nghĩa đưa ra trước đó, cà phê là một loại ma túy. Caffeine chắc chắn thay đổi trạng thái tâm trí theo những cách cụ thể. Nó thậm chí còn gây nghiện. Nhưng cà phê có vì thế mà bị cấm không? Không, bởi vì tác dụng của nó nhẹ nhàng và mang tính tích cực xã hội với nhiều người. Một vài nỗ lực cố gắng cân đo lợi ích trên tác hại là cần thiết trước khi chúng ta rút ra những kết luận.

Cần sa là một loại ma túy theo định nghĩa đã đưa ra. Liệu nó có (tiếp tục) bị cấm không? Cũng như trường hợp của cà phê, cần phải có nhiều lập luận hơn. Một vài người cũng tuyên bố rằng cần sa cũng chỉ có tác dụng nhẹ nhàng và mang tính tích cực xã hội. Giả dụ họ đúng, bạn có thể tranh luận rằng cần sa không nên bị cấm dù rằng nó là một loại “ma túy” (cũng giống cà phê). Nhiều người khác tranh luận rằng nó có những tác dụng xấu hơn rất nhiều và bên cạnh đó có khuynh hướng trở thành “cánh cổng” dẫn đến những loại ma túy mạnh hơn. Nếu họ đúng, bạn có thể tranh luận ủng hộ việc cấm cần sa dù nó có phải là ma túy hay không.

Hay có lẽ cần sa là họ hàng gần nhất của những loại thuốc chống trầm cảm và kích thích nhất định – những loại thuốc mà (hãy lưu ý) hóa ra cũng là “ma túy” theo định nghĩa đưa ra phía trên nhưng chỉ bị ra lệnh kiểm soát chứ không cấm.

Trong khi đó, rượu bia là một loại ma túy theo định nghĩa đã đề ra. Thực tế, nó là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại. Tác hại của nó rất lớn, bao gồm bệnh thận, khuyết tật bẩm sinh, chiếm phân nửa những ca tử vong trong tai nạn giao thông và hơn thế nữa. Liệu nó có nên bị giới hạn hay cấm không? Có thể, dù rằng cũng có những lập luận đối lập. Một lần nữa, câu hỏi này không được giải đáp bằng cách quyết định xem liệu rượu bia có phải là một loại ma túy không.

Ở đây, tác động tạo ra sự khác biệt.

Ngắn gọn mà nói, các định nghĩa giúp làm rõ vấn đề nhưng bản thân chúng hiếm khi là những lập luận. Hãy làm rõ những thuật ngữ của bạn – biết chính xác câu bạn đang hỏi là gì – nhưng không mong chờ rằng chỉ việc làm rõ vấn đề sẽ trả lời câu hỏi đó.

Định nghĩa

Một vài lập luận đòi hỏi phải chú ý đến nghĩa của từ. Đôi khi chúng ta không biết được nghĩa xác định của một từ hoặc nghĩa xác định đó có thể thay đổi. Nếu kết luận của bạn là “Loài wejack là động vật ăn cỏ,” nhiệm vụ đầu tiên của bạn là định nghĩa các thuật ngữ trừ khi bạn đang nói chuyện với một nhà sinh thái học Algonquian. Nếu bạn gặp phải kết luận này ở đâu đó khác, điều đầu tiên bạn cần là một quyển từ điển.

Trong những tình huống khác, một thuật ngữ có thể được sử dụng phổ biến nhưng vẫn không rõ nghĩa. Thí dụ, chúng ta tranh luận về “tự tử có trợ giúp” nhưng không nhất thiết phải hiểu rõ nó là cái gì. Trước khi có thể tranh luận hiệu quả về nó, chúng ta cần thống nhất ý tưởng mình đang tranh luận về điều gì.

Vẫn còn một loại định nghĩa nữa cần được đưa ra khi nghĩa của từ còn được tranh cãi. Thí dụ “ma túy” là gì? Có phải rượu bia là ma túy không? Có phải thuốc lá không? Nếu đúng là nó thì sao? Chúng ta có thể tìm ra cách thức hợp lý nào để trả lời câu hỏi này không?

D1. Khi những thuật ngữ không rõ nghĩa, hãy cụ thể

Hãy bắt đầu với quyển từ điển. Một người hàng xóm của tôi nhận giấy triệu tập từ Hội đồng Lịch sử địa phương của thành phố về việc xây dựng mô hình hải đăng cao hơn một mét ở sân trước nhà cô ấy. Sắc lệnh của thành phố cấm để vật cố định trước sân trong những khu vực lịch sử. Cô này bị kéo ra trước hội đồng và yêu cầu phải tháo dỡ nó. Thông tin này trở thành một cơn sốt và được đăng lên báo chí.

Từ điển Webster đã giải quyết tình trạng này. Theo từ điển này, một “vật cố định” là cái gì đó cố định hay gắn chặt vào một tòa nhà, thí dụ như những phần phụ hay những phần cấu trúc của các căn hộ. Tuy nhiên, ngọn hải đăng có thể di chuyển được giống một món đồ trang trí bãi cỏ hơn. Do đó, nó không phải là một “vật cố định”; do đó, nó không bị cấm.

Khi những vấn đề trở nên khó khăn hơn, các quyển từ điển trở nên ít hữu dụng hơn. Các định nghĩa trong từ điển thường đưa ra từ đồng nghĩa cho một từ nào đó thực ra cũng có thể không rõ nghĩa bằng từ bạn đang cố định nghĩa. Các quyển từ điển cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa do đó bạn phải chọn lựa định nghĩa nào phù hợp nhất. Và đôi khi những quyển từ điển sai rõ ràng. Từ điển Webster định nghĩa “nhức đầu” là “cơn đau ở đầu.” Đây là một định nghĩa quá rộng. Một vết cắn của ong hay một vết nứt ở trán hoặc mũi cũng có thể gây ra một cơn đau ở đầu nhưng đó không phải là nhức đầu.

Do đó, với một số từ, bạn cần phải đưa ra nghĩa chính xác hơn. Hãy sử dụng thuật ngữ cụ thể, rõ ràng thay vì từ ngữ mơ hồ (Nguyên tắc 4). Hãy cố gắng cụ thể nhưng không thu hẹp nghĩa của từ quá nhiều.

“Thực phẩm hữu cơ” là những thực phẩm được sản xuất mà không sử dụng nhiều phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu.

Những định nghĩa thế này gợi lên ý niệm rõ ràng trong đầu và bạn có thể tiếp tục đánh giá và thẩm tra nó. Tất nhiên, hãy chắc rằng bạn luôn bám theo định nghĩa của mình khi đi tiếp trong phần lập luận (Nguyên tắc 7; cũng nên tham khảo ngụy biện ngôn ngữ chồn, Chương 10).

Đừng sử dụng những ngôn từ cảm xúc (Nguyên tắc 5) . Một điểm hay của từ điển là nó khá trung lập. Thí dụ, từ điển Webster định nghĩa “phá thai” là “hành động dùng lực kéo bào thai non ra khỏi bụng mẹ ở động vật có vú.” Đây là một định nghĩa đích thực trung lập. Từ điển không định nghĩa liệu phá thai có là một hành động đạo đức hay không.

Hãy so sánh với một định nghĩa phổ biến đến từ một bên trong cuộc tranh luận về phá thai:

“Phá thai” nghĩa là “giết chết những đứa trẻ.”

Định nghĩa này mang tính cảm xúc. Những bào thai không giống những đứa trẻ và thuật ngữ “giết”quy chụp một cách không công bằng những toan tính xấu xa cho những người có dự định tốt (tuy nhiên người viết lại cho rằng những người này đã sai) . Kết thúc cuộc sống của một bào thai được so sánh với việc kết thúc cuộc sống của một đứa trẻ là một tuyên bố đáng tranh cãi nhưng lập luận sẽ cho thấy điều đó chứ không đơn thuần chỉ thừa nhận nó đúng bằng định nghĩa. (Hãy tham khảo ngụy biện “định nghĩa thuyết phục,” Chương 10.)

Bạn có thể cần làm một vài nghiên cứu nhỏ. Thí dụ bạn có thể tìm ra rằng “tự tử có trợ giúp” có nghĩa là cho phép bác sĩ giúp những người còn tỉnh táo và minh mẫn sắp xếp và tiến hành cái chết của mình. Nó không bao gồm việc cho phép bác sĩ “rút dây” người khác mà không có sự đồng thuận của họ (đó là một hình thức khác của “phương pháp chết êm ái không tình nguyện” – một thể loại khác). Người ta có thể có những lý do tốt để phản đối tự tử có hỗ trợ như đã định nghĩa nhưng nếu định nghĩa đã được làm rõ từ ban đầu thì ít ra các bên tranh cãi cũng sẽ cùng nói về một thứ.

Đôi khi chúng ta có thể định nghĩa một thuật ngữ bằng cách chỉ định những bài kiểm tra hay những quy trình nào đó để quyết định liệu thuật ngữ đó có áp dụng được hay không. Đây gọi là định nghĩa toán tử. Thí dụ, đạo luật Wisconsin đòi hỏi tất cả những cuộc họp lập pháp phải được công khai trước công chúng. Nhưng cái gì được tính là “cuộc họp” cho mục đích của đạo luật này? Đạo luật đưa ra một kiểm tra toán tử như sau:

Một “cuộc họp” là bất cứ sự tụ họp nào đủ số những nhà lập pháp để quyết định một giải pháp lập pháp là chủ đề của sự tụ họp đó.

Định nghĩa này quá hẹp để có thể định nghĩa từ “cuộc họp.” Nhưng nó hoàn tất nhiệm vụ của đạo luật này: ngăn không cho các nhà lập pháp đưa ra những quyết định quan trọng sau lưng công chúng.

D2. Khi những thuật ngữ còn mang tính tranh cãi, hãy sử dụng những tình huống rõ ràng

Đôi khi những thuật ngữ còn mang tính tranh cãi. Đó là khi mọi người còn đang tranh luận về ứng dụng thích hợp cho bản thân thuật ngữ. Trong trường hợp đó, việc chỉ đưa ra một lời giải thích là không đủ. Cần có một kiểu lập luận phức tạp hơn.

Khi một thuật ngữ còn mang tính tranh cãi, bạn có thể phân biệt ba nhóm sự việc liên quan. Một nhóm bao gồm những sự việc mà thuật ngữ này có ứng dụng rõ ràng. Nhóm thứ hai là những sự việc mà thuật ngữ này rõ ràng không có ứng dụng. Ở giữa sẽ là những sự việc mà tình trạng của nó không rõ ràng – bao gồm cả những sự việc đang được tranh cãi. Nhiệm vụ của bạn là hình thành một định nghĩa:

1. Bao gồm tất cả những sự việc mà thuật ngữ đó rõ ràng phù hợp;

2. Loại ra tất cả những sự việc mà thuật ngữ đó rõ ràng không phù hợp; và

3. Kẻ ra một đường ranh giới rõ ràng nhất giữa hai định nghĩa này và giải thích vì sao đường ranh giới này lại nằm ở đó chứ không phải nơi khác.
Thí dụ, hãy xem xét cái gì định nghĩa từ “con chim.” Chính xác một con chim là gì?
Có phải một con dơi là một con chim không?

Để thỏa mãn yêu cầu 1, việc nên làm là bắt đầu với hạng mục chung chung (loài) mà thứ cần được định nghĩa thuộc về. Với chim chóc, loài tự nhiên là những động vật. Để thỏa mãn yêu cầu 2 và 3, chúng ta cần cụ thể chim chóc khác những động vật khác như thế nào (đây gọi là dấu hiệu phân biệt đặc trưng giống loài). Do đó, câu hỏi của chúng ta là: Chính xác cái gì khiến loài chim khác biệt – tất cả chim chóc và chỉ chim chóc – so với những loài động vật khác?

Việc này phức tạp hơn vẻ bề ngoài. Thí dụ, chúng ta không thể vẽ ra đường ranh giới tại “khả năng bay” vì đà điểu và chim cách cụt không bay (do đó định nghĩa đề ra trước đó sẽ không bao quát tất cả chim chóc và vi phạm yêu cầu đầu tiên), còn loài ong mật blumbedee và muỗi thì lại bay được (do đó định nghĩa đề ra trước đó sẽ không bao gồm cả những động vật không phải chim và vi phạm yêu cầu thứ hai) .

Hóa ra cái khiến chim khác biệt so với tất cả các động vật khác là chúng có lông vũ. Chim cánh cụt và đà điểu có lông vũ dù chúng không bay – chúng vẫn là chim. Nhưng côn trùng thì không có lông vũ và dơi (trong trường hợp bạn đang ngạc nhiên) cũng thế.

Giờ hãy xem thử một trường hợp khó hơn: Định nghĩa “ma túy” như thế nào?

Hãy lại bắt đầu bằng một ví dụ rõ ràng. Heroin, cocaine và cần sa rõ ràng là ma túy. Không khí, nước, hầu hết thực phẩm và dầu gội rõ ràng không phải ma túy dù rằng tất cả những thứ này đều là những “chất” giống như ma túy và tất cả đều tiêu thụ hay ngấm vào cơ thể chúng ta bao gồm cả thuốc lá và rượu bia.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu có một định nghĩa chung nào bao quát tất cả những trường hợp của “ma túy” và không bao gồm những chất rõ ràng không phải thuốc để vạch ra một đường ranh giới rõ ràng giữa chúng không?
Một chất được định nghĩa là “ma túy” – thậm chí ngay cả bởi hội đồng tổng thống

– là một vật chất ảnh hưởng đến tâm trí hay cơ thể theo một cách nào đó. Nhưng định nghĩa này quá rộng. Nó bao gồm cả không khí, nước, thực phẩm và những thành tố khác, do đó nó không thỏa mãn yêu cầu thứ hai.

Chúng ta cũng không thể định nghĩa “ma túy” như một chất bất hợp pháp ảnh hưởng đến tâm trí hay cơ thể theo một cách nào đó. Định nghĩa này có thể ít nhiều bao quát đúng nhóm vật chất nhưng nó không thỏa mãn yêu cầu thứ ba. Nó không giải thích được vì sao đường ranh giới lại nằm đó. Sau cùng thì một phần của việc định nghĩa “ma túy” từ ban đầu là để quyết định chất nào là hợp pháp và chất nào không! Định nghĩa “ma túy” như một chất bất hợp pháp đã bỏ qua mục tiêu này.

Hãy thử xem xét định nghĩa sau:

Một chất ma túy là một vật chất được sử dụng chủ yếu để thay đổi trạng thái tâm trí theo một cách cụ thể.

Heroin, cocaine và cần sa tất nhiên nằm trong định nghĩa này. Thức ăn, không khí và nước thì không bởi vì dù rằng chúng có ảnh hưởng đến tâm trí, sự ảnh hưởng đó không cụ thể và không phải là nguyên nhân chính vì sao chúng ta ăn, thở và uống. Còn với những trường hợp không rõ ràng, chúng ta hãy tiếp cận bằng câu hỏi: Liệu tác dụng chính có cụ thể và tác động vào tâm trí không? Tác dụng làm biến đổi nhận thức và thay đổi tâm trạng trông có vẻ là cái chúng ta đang quan tâm trong những tranh luận hiện tại về đạo đức khi nói đến chủ đề “ma túy”. Do đó có thể cho rằng định nghĩa này nắm bắt được kiểu dấu hiệu đặc trưng mà mọi người mong muốn tạo ra.

Chúng ta có nên thêm vào yếu tố ma túy gây nghiện không? Có thể không. Nhiều vật chất khác cũng gây nghiện nhưng không phải là ma túy – có thể thực phẩm cũng vậy. Và nếu một vật chất “thay đổi trạng thái tâm trí theo một cách cụ thể” hóa ra không gây nghiện thì sao (thí dụ như những phát biểu của nhiều người về cần sa)? Liệu có phải do đó mà nó không phải là ma túy không? Có thể sự gây nghiện định nghĩa “việc lạm dụng ma túy” nhưng không phải bản thân “ma túy”.

D3. Đừng hy vọng định nghĩa sẽ làm thay công việc của lập luận

Những định nghĩa giúp chúng ta sắp xếp lại suy nghĩ để tập hợp các sự vật giống nhau thành nhóm và để chọn ra những điểm tương đồng và khác biệt chính. Đôi khi, sau khi từ ngữ đã được định nghĩa rõ ràng, mọi người thậm chí có thể khám phá ra rằng họ không thực sự bất đồng về vấn đề đó chút nào. Dù vậy bản thân định nghĩa hiếm khi giải quyết những câu hỏi khó.

Thí dụ chúng ta tìm cách định nghĩa “ma túy” một phần để quyết định chúng ta sẽ có lập trường thế nào về những vật chất nhất định. Nhưng định nghĩa này tự bản thân nó không thể trả lời câu hỏi này được. Thí dụ theo định nghĩa đưa ra trước đó, cà phê là một loại ma túy. Caffeine chắc chắn thay đổi trạng thái tâm trí theo những cách cụ thể. Nó thậm chí còn gây nghiện. Nhưng cà phê có vì thế mà bị cấm không? Không, bởi vì tác dụng của nó nhẹ nhàng và mang tính tích cực xã hội với nhiều người. Một vài nỗ lực cố gắng cân đo lợi ích trên tác hại là cần thiết trước khi chúng ta rút ra những kết luận.

Cần sa là một loại ma túy theo định nghĩa đã đưa ra. Liệu nó có (tiếp tục) bị cấm không? Cũng như trường hợp của cà phê, cần phải có nhiều lập luận hơn. Một vài người cũng tuyên bố rằng cần sa cũng chỉ có tác dụng nhẹ nhàng và mang tính tích cực xã hội. Giả dụ họ đúng, bạn có thể tranh luận rằng cần sa không nên bị cấm dù rằng nó là một loại “ma túy” (cũng giống cà phê). Nhiều người khác tranh luận rằng nó có những tác dụng xấu hơn rất nhiều và bên cạnh đó có khuynh hướng trở thành “cánh cổng” dẫn đến những loại ma túy mạnh hơn. Nếu họ đúng, bạn có thể tranh luận ủng hộ việc cấm cần sa dù nó có phải là ma túy hay không.

Hay có lẽ cần sa là họ hàng gần nhất của những loại thuốc chống trầm cảm và kích thích nhất định – những loại thuốc mà (hãy lưu ý) hóa ra cũng là “ma túy” theo định nghĩa đưa ra phía trên nhưng chỉ bị ra lệnh kiểm soát chứ không cấm.

Trong khi đó, rượu bia là một loại ma túy theo định nghĩa đã đề ra. Thực tế, nó là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại. Tác hại của nó rất lớn, bao gồm bệnh thận, khuyết tật bẩm sinh, chiếm phân nửa những ca tử vong trong tai nạn giao thông và hơn thế nữa. Liệu nó có nên bị giới hạn hay cấm không? Có thể, dù rằng cũng có những lập luận đối lập. Một lần nữa, câu hỏi này không được giải đáp bằng cách quyết định xem liệu rượu bia có phải là một loại ma túy không.

Ở đây, tác động tạo ra sự khác biệt.

Ngắn gọn mà nói, các định nghĩa giúp làm rõ vấn đề nhưng bản thân chúng hiếm khi là những lập luận. Hãy làm rõ những thuật ngữ của bạn – biết chính xác câu bạn đang hỏi là gì – nhưng không mong chờ rằng chỉ việc làm rõ vấn đề sẽ trả lời câu hỏi đó.

Bình luận