Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Viết Gì Cũng Đúng

5. Lập luận về nguyên nhân

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng

Có phải các cơn lạnh gây cảm lạnh không? Có phải vitamin C giúp ngăn ngừa cảm lạnh không? Quan hệ tình dục thường xuyên có làm giảm (như mọi người đã từng nghĩ) hay kéo dài tuổi thọ (như một vài người giờ đây nghĩ thế) hay rốt cuộc không có ảnh hưởng gì? Vậy còn việc luyện tập thể dục thường xuyên thì sao? Đâu là nguyên nhân khiến suy nghĩ của người này thoáng hơn người kia? Điều gì khiến con người trở thành thiên tài? Ai làm cho bạn mất ngủ? Tại sao người này ủng hộ Đảng Cộng hòa còn người kia ủng hộ Đảng Dân chủ?

Có vô số câu hỏi về nguyên nhân và hệ quả ‒ cái gì gây ra cái gì. Đó là những câu hỏi thiết yếu. Hệ quả tốt là cái chúng ta muốn có; hệ quả xấu là cái chúng ta muốn ngăn ngừa. Đôi khi chúng ta cần tìm ra ai hay cái gì đã gây ra việc đó để có thể tán dương hay đổ lỗi. Và đôi khi chúng ta làm điều đó chỉ để hiểu thế giới này rõ hơn.
Bằng chứng để tuyên bố đâu là nguyên nhân thường nằm trong sự tương quan giữa hai sự việc hay nhiều loại sự việc. Thí dụ, hãy giả định rằng bạn đang tự hỏi vì sao một vài người bạn của bạn lại có suy nghĩ cởi mở hơn những người khác. Bạn nói chuyện với họ và khám phá ra rằng hầu hết những người có suy nghĩ cởi mở cũng thường xuyên đọc sách – họ đọc sách báo, tiểu thuyết hay những tài liệu khác – trong khi những người có suy nghĩ ít cởi mở hơn lại ít đọc sách hơn. Nói cách khác, bạn khám phá ra rằng có một sự tương quan giữa việc “thường xuyên đọc” và “có suy nghĩ cởi mở”. Cuối cùng, bạn có thể kết luận rằng những người thường xuyên đọc sách sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

Những lập luận từ sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả được sử dụng rộng rãi trong y học và khoa học xã hội. Để biết liệu ăn bữa sáng đầy đủ có cải thiện sức khỏe hay không, các bác sĩ tiến hành một nghiên cứu để xác định xem những người thường ăn sáng đầy đủ có sống lâu hơn những người không làm điều đó hay không. Để biết liệu việc đọc có thực sự giúp một người có suy nghĩ cởi mở hơn không, một nhà tâm lý học có thể sáng chế ra một bài kiểm tra mức độ cởi mở trong suy nghĩ và khảo sát thói quen đọc sách, đưa bài kiểm tra này cho một vài mẫu thử đại diện trên tổng thể khảo sát và kiểm tra tỷ lệ những người chăm đọc có suy nghĩ cởi mở.

Những bài kiểm tra bài bản như thế này thường xuất hiện trong các lập luận của chúng ta cũng như lập luận bằng phép căn cứ: Chúng ta dựa vào chủ thể căn cứ là những người đã làm bài kiểm tra, nghiên cứu lý lịch và hỏi thăm đồng nghiệp của họ để chắc chắn rằng họ đáng tin cậy và khách quan. Tuy nhiên, chúng ta có nghĩa vụ phải đọc và báo cáo những nghiên cứu của họ một cách cẩn thận để cố gắng đánh giá chúng theo cách tốt nhất trong khả năng của mình.

Những lập luận cá nhân về nguyên nhân có xu hướng lựa chọn ví dụ kém cẩn thận hơn. Chúng ta có thể lập luận từ một vài vụ việc nổi bật trong kinh nghiệm cá nhân hay từ kiến thức của bạn bè hay thậm chí từ lịch sử. Những lập luận này thường mang tính chất ước đoán – nhưng cũng có những trường hợp tương tự đến từ bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Đôi khi, rất khó để biết đâu là nguyên nhân đâu là kết quả. Chương này nêu ra những nguyên tắc cho bất kỳ lập luận về nguyên nhân nào và sau đó đề ra một danh sách nhắc nhở những cạm bẫy có thể có trong việc đi từ tương quan đến nguyên nhân.

18. Giải thích vì sao nguyên nhân dẫn đến hệ quả

Khi cho rằng A gây ra B, chúng ta thường không chỉ tin rằng A và B có liên quan với nhau mà còn cho rằng “có thể hiểu được” việc A gây ra B. Những lập luận tốt không chỉ đưa ra mối tương quan giữa A và B: chúng còn giải thích vì sao có thể hiểu được lý do A gây ra B.
KHÔNG NÊN:

Hầu hết những người bạn có suy nghĩ cởi mở của tôi đều hay đọc; hầu hết những người bạn có suy nghĩ ít cởi mở hơn của tôi đều không như vậy. Do đó, việc thường xuyên đọc sách dẫn đến việc bạn sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

NÊN:

Hầu hết những người bạn có suy nghĩ cởi mở của tôi đều hay đọc; hầu hết những người bạn có suy nghĩ ít cởi mở hơn của tôi đều không như vậy. Có vẻ như càng đọc nhiều, bạn càng đối mặt nhiều hơn với những ý tưởng mới đầy thách thức, những ý tưởng khiến bạn ít tự tin hơn về những gì mình đang có. Việc đọc cũng kéo bạn ra khỏi thế giới thường nhật và cho thấy cuộc sống này có thể có nhiều khác biệt và có nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, thường xuyên đọc sách có thể dẫn đến việc bạn sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

Lập luận này có thể cụ thể hơn nhưng nó không lấp đầy một vài mối quan hệ quan trọng giữa nguyên nhân và hệ quả.

Nhiều lập luận bài bản và mang tính thống kê về nguyên nhân – thí dụ như trong y học – cũng phải cố lấp đầy những mối quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả để dẫn đến kết luận. Các bác sĩ không dừng lại với việc chứng minh ăn bữa sáng đầy đủ tương quan với sức khỏe được cải thiện; họ cũng muốn biết tại sao ăn bữa sáng đầy đủ lại có thể cải thiện sức khỏe.

Bác sĩ N. B. Belloc của Phòng Thí nghiệm Dân số Con người thuộc Bộ Y tế California và bác sĩ

L. Breslow của Bộ Y tế Phòng ngừa và Xã hội tại trường Đại học California, Los Angeles đã theo dõi mối quan hệ giữa tuổi thọ và sức khỏe với những thói quen có lợi cho sức khỏe cơ bản trên 7.000 người trưởng thành trong vòng 5 năm rưỡi. Họ phát hiện ra rằng ăn một bữa sáng đầy đủ có tương quan với việc tuổi thọ được kéo dài hơn. (Xem Belloc và Breslow, “Mối quan hệ giữa tình trạng cơ thể và những thói quen sức khỏe,” tạp chí Preventive Medicine 1 [Tháng 8 năm 1972]: 409-21.) Có vẻ như đúng là những người ăn bữa sáng đầy đủ có được nhiều dưỡng chất cần thiết hơn những người bỏ bữa sáng hay chỉ ăn nhẹ với cà phê. Cũng có vẻ như bắt đầu một ngày mới với bữa ăn ngon sẽ giúp việc trao đổi chất ở những bữa ăn sau hiệu quả hơn. Do đó, dường như ăn bữa sáng đầy đủ mang lại sức khỏe tốt hơn.

Lưu ý rằng lập luận này không chỉ giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả như thế nào mà còn trích dẫn nguồn và giải thích tại sao đó là một nguồn đáng tin cậy.

19. Đề xuất nguyên nhân khả dĩ nhất

Hầu hết các sự việc đều có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Do đó, chỉ tìm ra một nguyên nhân khả dĩ là không đủ; bạn phải tiến đến việc cho thấy đâu là nguyên nhân khả dĩ nhất. Luôn có khả năng rằng Tam giác Bermuda thực sự là nơi ở của những thế lực siêu nhiên đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi sự xâm phạm của con người. Chuyện đó là có thể! Nhưng lời giải thích về sức mạnh siêu nhiên hoàn toàn không khả thi khi so sánh với những giải thích khác khả dĩ hơn cho sự biến mất của tàu bè và máy bay: các cơn bão nhiệt đới, những mô hình gió

và sóng không dự đoán trước được và còn nhiều phỏng đoán khác nữa (nếu thực sự có gì đó không bình thường về Tam giác Bermuda – hãy nhớ Nguyên tắc 10). Chỉ khi những giải thích thông thường không thể bao quát được sự kiện, chúng ta mới bắt đầu cân nhắc đến những giả thuyết thay thế khác.

Tương tự như vậy, luôn có khả năng con người trở nên cởi mở hơn hay chí ít là bao dung hơn chỉ bởi vì họ đã quá mệt mỏi với việc tranh cãi. Có lẽ họ chỉ muốn “dĩ hòa vi quý”. Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra! Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng không có nhiều người như thế. Hầu hết mọi người đều có quan điểm riêng và đều giữ chúng khư khư; việc trông thấy mọi người “lầm đường lạc lối” khiến họ rất day dứt. Do đó, chuyện những người bao dung thì suy nghĩ cũng thoáng hơn có vẻ chắc chắn hơn nhưng “thường xuyên đọc sách” vẫn là một nguyên nhân khả dĩ.

Làm sao chúng ta biết được lý giải nào là khả dĩ nhất? Hãy sử dụng quy tắc “ngón tay cái” cho câu hỏi này: chọn ra những lý giải tương thích với niềm tin có cơ sở vững chắc nhất của chúng ta. Khoa học tự nhiên là một cơ sở vững chắc; cũng giống như hiểu biết thông thường của chúng ta về tính cách của mọi người. Tất nhiên, lý giải có vẻ như đúng nhất dựa trên những niềm tin có cơ sở vững chắc hiện tại vẫn có thể sai. Nhưng chúng ta phải bắt đầu từ đâu đó. Những niềm tin có cơ sở vững chắc là những điểm khởi đầu đáng tin cậy nhất mà chúng ta có.

Đôi khi những bằng chứng bổ sung là cần thiết trước khi quả quyết chấp nhận bất kỳ lý giải nào. Cần có nhiều bằng chứng hơn khi những lý giải “tự nhiên” cạnh tranh lẫn nhau đều vừa vặn với những bằng chứng có sẵn. Nguyên tắc 20-23 giải thích một vài hình thức lý giải cạnh tranh lẫn nhau phổ biến nhất.

20. Những sự kiện tương quan không nhất thiết liên quan Một vài sự kiện tương quan chỉ là ngẫu nhiên.
Mười phút sau khi uống loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone, tôi đã chìm vào giấc ngủ say. Do đó, loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone đã giúp tôi ngủ.

Ở đây sự kiện cần được lý giải là việc “tôi chìm vào giấc ngủ”. Bởi vì việc tôi chìm vào giấc ngủ có tương quan với việc tôi uống loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone, lập luận kết luận rằng uống loại thuốc đắng đó chính là nguyên nhân giúp tôi dễ ngủ. Tuy nhiên, mặc dù loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone có thể giúp tôi ngủ, tôi cũng có thể tự mình chìm vào giấc ngủ. Có thể nó không liên quan gì đến loại thuốc đắng cả. Có thể vì tôi quá mệt và tôi uống thuốc đó ngay trước khi tôi chìm vào giấc ngủ.

Bác sĩ Hartshone có thể sẽ có cơ hội để lý giải việc này tại tòa. Chúng ta cần tiến hành một cuộc thí nghiệm có kiểm soát với một nhóm người sử dụng thuốc đắng và một nhóm không sử dụng. Nếu những người sử dụng thuốc đó dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn những người không sử dụng thì có thể kết luận rằng loại thuốc đó có thể có giá trị làm thuốc. Nhưng chỉ bản thân tương quan không chứng minh được mối quan hệ nhân-quả. Sự tăng giảm độ dài của những chiếc áo phụ nữ nhiều năm trời tương quan với sự tăng giảm của chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nhưng ai lại nghĩ rằng cái này là nguyên nhân của cái kia chứ? Thế giới này đầy rẫy những trường hợp ngẫu nhiên.

21. Những sự kiện tương quan có thể có chung một nguyên nhân

Một vài sự kiện tương quan không có mối liên hệ nhân ‒ quả nhưng đại diện cho hai hệ quả của một nguyên nhân khác nào đó. Thí dụ có thể việc “thường xuyên đọc sách” và việc “có suy nghĩ cởi mở” đều có chung nguyên nhân thứ ba nào đó: do học đại học chẳng hạn. Việc “thường xuyên đọc sách” bản thân nó không dẫn đến chuyện “có suy nghĩ cởi mở”: thay vào đó, học đại học có thể dẫn đến hệ quả có suy nghĩ cởi mở (có thể vì người đó được tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau) và cũng giúp một người trở nên hay đọc sách. Bạn có thể cần phải khảo sát bạn bè mình một lần nữa và tìm ra người nào đã học đại học!

Truyền hình đang hủy hoại đạo đức của chúng ta! Truyền hình ngày nay đầy bạo lực, nhẫn tâm và trụy lạc – và hãy nhìn xung quanh chúng ta xem!

Ở đây ám chỉ rằng “sự vô đạo đức” trên truyền hình tạo ra “sự vô đạo đức” trong đời sống thực. Tuy nhiên, ít ra rất có khả năng cả hai “sự vô đạo đức” của truyền hình hóa và “sự vô đạo đức” của đời sống thực đều được gây nên bởi nhiều nguyên nhân chung cơ bản hơn như sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, sự thiếu vắng các trò giải trí có tính xây dựng, v.v… Hoặc hãy xem xét ví dụ sau:

Trong 20 năm trở lại đây, trẻ em ngày càng xem truyền hình nhiều hơn. Cũng trong giai đoạn này, điểm số kiểm tra đầu vào đại học ngày càng giảm sút. Xem truyền hình đang hủy hoại đầu óc của chúng ta.

Điều được ám chỉ ở đây là việc “xem truyền hình” chính là nguyên nhân khiến điểm số kém. Sẽ hữu ích hơn nếu bắt đầu lập luận này bằng cách giải thích chính xác vì sao “xem truyền hình”, điều được cho là nguyên nhân, lại dẫn đến hệ quả này (Nguyên tắc 18) . Trong trường hợp này, vẫn có những lý giải khác ít ra cũng có thể chấp nhận được. Có thể có nguyên nhân gì đó hoàn toàn khác gây nên sự giảm sút trong điểm số – sự giảm sút chất lượng các trường học chẳng hạn – ám chỉ rằng hai xu hướng tương quan đó không liên quan gì với nhau (Nguyên tắc 20). Một lần nữa, một nguyên nhân chung nào đó có thể đã dẫn đến hệ quả của cả việc “xem truyền hình” và “điểm số sụt giảm”. Nhanh lên – hãy tự mình nghĩ ra ba hay bốn khả năng có thể!
22. Không sự kiện nào trong hai sự kiện tương quan là nguyên nhân của sự kiện
kia

Mối tương quan cũng không định ra phương hướng trong quan hệ nhân quả. Nếu A tương quan với B, A có thể gây ra B – nhưng B cũng có thể gây ra A. Thí dụ tương quan ám chỉ rằng truyền hình hủy hoại đạo đức của chúng ta cũng có thể ám chỉ rằng đạo đức xuống cấp của chúng ta đang hủy hoại truyền hình. Do đó nhìn chung, một kiểu lý giải khác cần được thẩm tra.

Vấn đề này thậm chí ảnh hưởng đến những nghiên cứu cấp tiến nhất về các mối tương quan. Các nhà tâm lý học có thể thiết kế ra một bài kiểm tra về “suy nghĩ cởi mở” và một cuộc khảo sát về “thói quen đọc”, đưa bài kiểm tra đó cho mẫu thử đại diện của tổng thể khảo sát và sau đó kiểm tra tỷ lệ những người thường xuyên đọc sách có suy nghĩ cởi mở hay không. Giả dụ có một mối tương quan tồn tại. Nó vẫn không chứng minh được việc một người hay đọc sách dẫn đến việc người đó suy nghĩ cởi mở. Ngược lại, một người có suy nghĩ cởi mở thay vào đó có thể dẫn đến việc họ hay đọc! Sau cùng, những người có suy nghĩ cởi mở lại thường tìm đọc sách ngay từ đầu. Đây là một lý do vì sao việc giải thích quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả lại rất quan trọng. Nếu bạn có thể lấp đầy những quan hệ hợp lý từ A đến B mà không phải từ B đến A thì có nhiều khả năng A dẫn đến B hơn là ngược lại. Dù vậy, nếu B có thể dẫn đến A cũng hợp lý như A có thể dẫn đến B thì bạn không thể kết luận được nguyên nhân đi theo hướng nào – hay có lẽ nó đi theo cả hai hướng.

23. Những nguyên nhân có thể rất phức tạp

Một số người cho rằng những con đường có lối đi ưu tiên dành cho người đi bộ nguy hiểm hơn những con đường không có bởi vì một vài lối đi có vẻ có liên quan đến nhiều vụ tai nạn. Hãy nhớ lại Nguyên tắc 22 rằng chúng ta cần cân nhắc khả năng mối quan hệ nhân -quả xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Có lẽ, theo một cách nói khác, các vụ tai nạn dẫn đến việc phát minh các lối đi ưu tiên đó. Rốt cuộc thì quy định này không tự nhiên xuất hiện: người ta đặt nó ở những nơi thường xảy ra tai nạn. Nhưng không nhất thiết những lối đi này giải quyết được vấn đề. Những nơi nguy hiểm chỉ có thể trở nên ít nguy hiểm hơn nhưng không đột ngột trở nên an toàn.

Hơn nữa, một khi có quy định vẽ vạch sơn băng ngang đường vì lý do an toàn, nhiều người sẽ sử dụng nó hơn. Do đó chúng ta có thể suy luận rằng số người liên quan đến các vụ tai nạn tại những địa điểm này sẽ tăng mặc dù tỷ lệ tai nạn giảm.

Rõ ràng câu chuyện này rất phức tạp. Một đánh giá sai lầm về an toàn đóng vai trò quan trọng ở đây, đặc biệt là nếu tỷ lệ tai nạn không giảm nhiều như chúng ta mong đợi. Cùng lúc đó, chúng ta không nên quên rằng những lối đi này thường đặt chính xác ở chỗ tai nạn thường xảy ra. Một lần nữa, những nguyên nhân không nhất thiết phải là cái này hay cái kia; đôi khi câu trả lời là “cả hai”.

Nhiều câu chuyện nhân quả rất phức tạp. Có thể một lần nữa, việc đọc giúp suy nghĩ của bạn thoáng hơn nhưng Nguyên tắc 22 chỉ ra rằng nhiều khả năng suy nghĩ cởi mở sẽ khiến mọi người đọc nhiều hơn. Có thể ăn một bữa sáng đầy đủ giúp cải thiện sức khỏe của bạn nhưng cũng có thể những người khỏe mạnh có xu hướng ăn một bữa sáng đầy đủ từ ban đầu. Đừng nói quá kết luận của bạn. Hiếm khi chúng ta có thể đưa ra một và chỉ một nguyên nhân. Những lập luận nhân -quả quan trọng vì thậm chí việc tìm ra một nguyên nhân cũng rất hữu ích. Chỉ biết rằng ăn bữa sáng đầy đủ có tương quan với sức khỏe tốt hơn và nhiều khả năng dẫn đến việc có sức khỏe tốt hơn cũng có thể đủ lý do để chúng ta ăn những bữa sáng đầy đủ hơn.

Có phải các cơn lạnh gây cảm lạnh không? Có phải vitamin C giúp ngăn ngừa cảm lạnh không? Quan hệ tình dục thường xuyên có làm giảm (như mọi người đã từng nghĩ) hay kéo dài tuổi thọ (như một vài người giờ đây nghĩ thế) hay rốt cuộc không có ảnh hưởng gì? Vậy còn việc luyện tập thể dục thường xuyên thì sao? Đâu là nguyên nhân khiến suy nghĩ của người này thoáng hơn người kia? Điều gì khiến con người trở thành thiên tài? Ai làm cho bạn mất ngủ? Tại sao người này ủng hộ Đảng Cộng hòa còn người kia ủng hộ Đảng Dân chủ?

Có vô số câu hỏi về nguyên nhân và hệ quả ‒ cái gì gây ra cái gì. Đó là những câu hỏi thiết yếu. Hệ quả tốt là cái chúng ta muốn có; hệ quả xấu là cái chúng ta muốn ngăn ngừa. Đôi khi chúng ta cần tìm ra ai hay cái gì đã gây ra việc đó để có thể tán dương hay đổ lỗi. Và đôi khi chúng ta làm điều đó chỉ để hiểu thế giới này rõ hơn.
Bằng chứng để tuyên bố đâu là nguyên nhân thường nằm trong sự tương quan giữa hai sự việc hay nhiều loại sự việc. Thí dụ, hãy giả định rằng bạn đang tự hỏi vì sao một vài người bạn của bạn lại có suy nghĩ cởi mở hơn những người khác. Bạn nói chuyện với họ và khám phá ra rằng hầu hết những người có suy nghĩ cởi mở cũng thường xuyên đọc sách – họ đọc sách báo, tiểu thuyết hay những tài liệu khác – trong khi những người có suy nghĩ ít cởi mở hơn lại ít đọc sách hơn. Nói cách khác, bạn khám phá ra rằng có một sự tương quan giữa việc “thường xuyên đọc” và “có suy nghĩ cởi mở”. Cuối cùng, bạn có thể kết luận rằng những người thường xuyên đọc sách sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

Những lập luận từ sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả được sử dụng rộng rãi trong y học và khoa học xã hội. Để biết liệu ăn bữa sáng đầy đủ có cải thiện sức khỏe hay không, các bác sĩ tiến hành một nghiên cứu để xác định xem những người thường ăn sáng đầy đủ có sống lâu hơn những người không làm điều đó hay không. Để biết liệu việc đọc có thực sự giúp một người có suy nghĩ cởi mở hơn không, một nhà tâm lý học có thể sáng chế ra một bài kiểm tra mức độ cởi mở trong suy nghĩ và khảo sát thói quen đọc sách, đưa bài kiểm tra này cho một vài mẫu thử đại diện trên tổng thể khảo sát và kiểm tra tỷ lệ những người chăm đọc có suy nghĩ cởi mở.

Những bài kiểm tra bài bản như thế này thường xuất hiện trong các lập luận của chúng ta cũng như lập luận bằng phép căn cứ: Chúng ta dựa vào chủ thể căn cứ là những người đã làm bài kiểm tra, nghiên cứu lý lịch và hỏi thăm đồng nghiệp của họ để chắc chắn rằng họ đáng tin cậy và khách quan. Tuy nhiên, chúng ta có nghĩa vụ phải đọc và báo cáo những nghiên cứu của họ một cách cẩn thận để cố gắng đánh giá chúng theo cách tốt nhất trong khả năng của mình.

Những lập luận cá nhân về nguyên nhân có xu hướng lựa chọn ví dụ kém cẩn thận hơn. Chúng ta có thể lập luận từ một vài vụ việc nổi bật trong kinh nghiệm cá nhân hay từ kiến thức của bạn bè hay thậm chí từ lịch sử. Những lập luận này thường mang tính chất ước đoán – nhưng cũng có những trường hợp tương tự đến từ bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Đôi khi, rất khó để biết đâu là nguyên nhân đâu là kết quả. Chương này nêu ra những nguyên tắc cho bất kỳ lập luận về nguyên nhân nào và sau đó đề ra một danh sách nhắc nhở những cạm bẫy có thể có trong việc đi từ tương quan đến nguyên nhân.

18. Giải thích vì sao nguyên nhân dẫn đến hệ quả

Khi cho rằng A gây ra B, chúng ta thường không chỉ tin rằng A và B có liên quan với nhau mà còn cho rằng “có thể hiểu được” việc A gây ra B. Những lập luận tốt không chỉ đưa ra mối tương quan giữa A và B: chúng còn giải thích vì sao có thể hiểu được lý do A gây ra B.
KHÔNG NÊN:

Hầu hết những người bạn có suy nghĩ cởi mở của tôi đều hay đọc; hầu hết những người bạn có suy nghĩ ít cởi mở hơn của tôi đều không như vậy. Do đó, việc thường xuyên đọc sách dẫn đến việc bạn sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

NÊN:

Hầu hết những người bạn có suy nghĩ cởi mở của tôi đều hay đọc; hầu hết những người bạn có suy nghĩ ít cởi mở hơn của tôi đều không như vậy. Có vẻ như càng đọc nhiều, bạn càng đối mặt nhiều hơn với những ý tưởng mới đầy thách thức, những ý tưởng khiến bạn ít tự tin hơn về những gì mình đang có. Việc đọc cũng kéo bạn ra khỏi thế giới thường nhật và cho thấy cuộc sống này có thể có nhiều khác biệt và có nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, thường xuyên đọc sách có thể dẫn đến việc bạn sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn.

Lập luận này có thể cụ thể hơn nhưng nó không lấp đầy một vài mối quan hệ quan trọng giữa nguyên nhân và hệ quả.

Nhiều lập luận bài bản và mang tính thống kê về nguyên nhân – thí dụ như trong y học – cũng phải cố lấp đầy những mối quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả để dẫn đến kết luận. Các bác sĩ không dừng lại với việc chứng minh ăn bữa sáng đầy đủ tương quan với sức khỏe được cải thiện; họ cũng muốn biết tại sao ăn bữa sáng đầy đủ lại có thể cải thiện sức khỏe.

Bác sĩ N. B. Belloc của Phòng Thí nghiệm Dân số Con người thuộc Bộ Y tế California và bác sĩ

L. Breslow của Bộ Y tế Phòng ngừa và Xã hội tại trường Đại học California, Los Angeles đã theo dõi mối quan hệ giữa tuổi thọ và sức khỏe với những thói quen có lợi cho sức khỏe cơ bản trên 7.000 người trưởng thành trong vòng 5 năm rưỡi. Họ phát hiện ra rằng ăn một bữa sáng đầy đủ có tương quan với việc tuổi thọ được kéo dài hơn. (Xem Belloc và Breslow, “Mối quan hệ giữa tình trạng cơ thể và những thói quen sức khỏe,” tạp chí Preventive Medicine 1 [Tháng 8 năm 1972]: 409-21.) Có vẻ như đúng là những người ăn bữa sáng đầy đủ có được nhiều dưỡng chất cần thiết hơn những người bỏ bữa sáng hay chỉ ăn nhẹ với cà phê. Cũng có vẻ như bắt đầu một ngày mới với bữa ăn ngon sẽ giúp việc trao đổi chất ở những bữa ăn sau hiệu quả hơn. Do đó, dường như ăn bữa sáng đầy đủ mang lại sức khỏe tốt hơn.

Lưu ý rằng lập luận này không chỉ giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả như thế nào mà còn trích dẫn nguồn và giải thích tại sao đó là một nguồn đáng tin cậy.

19. Đề xuất nguyên nhân khả dĩ nhất

Hầu hết các sự việc đều có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Do đó, chỉ tìm ra một nguyên nhân khả dĩ là không đủ; bạn phải tiến đến việc cho thấy đâu là nguyên nhân khả dĩ nhất. Luôn có khả năng rằng Tam giác Bermuda thực sự là nơi ở của những thế lực siêu nhiên đang cố gắng bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi sự xâm phạm của con người. Chuyện đó là có thể! Nhưng lời giải thích về sức mạnh siêu nhiên hoàn toàn không khả thi khi so sánh với những giải thích khác khả dĩ hơn cho sự biến mất của tàu bè và máy bay: các cơn bão nhiệt đới, những mô hình gió

và sóng không dự đoán trước được và còn nhiều phỏng đoán khác nữa (nếu thực sự có gì đó không bình thường về Tam giác Bermuda – hãy nhớ Nguyên tắc 10). Chỉ khi những giải thích thông thường không thể bao quát được sự kiện, chúng ta mới bắt đầu cân nhắc đến những giả thuyết thay thế khác.

Tương tự như vậy, luôn có khả năng con người trở nên cởi mở hơn hay chí ít là bao dung hơn chỉ bởi vì họ đã quá mệt mỏi với việc tranh cãi. Có lẽ họ chỉ muốn “dĩ hòa vi quý”. Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra! Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng không có nhiều người như thế. Hầu hết mọi người đều có quan điểm riêng và đều giữ chúng khư khư; việc trông thấy mọi người “lầm đường lạc lối” khiến họ rất day dứt. Do đó, chuyện những người bao dung thì suy nghĩ cũng thoáng hơn có vẻ chắc chắn hơn nhưng “thường xuyên đọc sách” vẫn là một nguyên nhân khả dĩ.

Làm sao chúng ta biết được lý giải nào là khả dĩ nhất? Hãy sử dụng quy tắc “ngón tay cái” cho câu hỏi này: chọn ra những lý giải tương thích với niềm tin có cơ sở vững chắc nhất của chúng ta. Khoa học tự nhiên là một cơ sở vững chắc; cũng giống như hiểu biết thông thường của chúng ta về tính cách của mọi người. Tất nhiên, lý giải có vẻ như đúng nhất dựa trên những niềm tin có cơ sở vững chắc hiện tại vẫn có thể sai. Nhưng chúng ta phải bắt đầu từ đâu đó. Những niềm tin có cơ sở vững chắc là những điểm khởi đầu đáng tin cậy nhất mà chúng ta có.

Đôi khi những bằng chứng bổ sung là cần thiết trước khi quả quyết chấp nhận bất kỳ lý giải nào. Cần có nhiều bằng chứng hơn khi những lý giải “tự nhiên” cạnh tranh lẫn nhau đều vừa vặn với những bằng chứng có sẵn. Nguyên tắc 20-23 giải thích một vài hình thức lý giải cạnh tranh lẫn nhau phổ biến nhất.

20. Những sự kiện tương quan không nhất thiết liên quan Một vài sự kiện tương quan chỉ là ngẫu nhiên.
Mười phút sau khi uống loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone, tôi đã chìm vào giấc ngủ say. Do đó, loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone đã giúp tôi ngủ.

Ở đây sự kiện cần được lý giải là việc “tôi chìm vào giấc ngủ”. Bởi vì việc tôi chìm vào giấc ngủ có tương quan với việc tôi uống loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone, lập luận kết luận rằng uống loại thuốc đắng đó chính là nguyên nhân giúp tôi dễ ngủ. Tuy nhiên, mặc dù loại thuốc đắng chữa bệnh mất ngủ của bác sĩ Hartshone có thể giúp tôi ngủ, tôi cũng có thể tự mình chìm vào giấc ngủ. Có thể nó không liên quan gì đến loại thuốc đắng cả. Có thể vì tôi quá mệt và tôi uống thuốc đó ngay trước khi tôi chìm vào giấc ngủ.

Bác sĩ Hartshone có thể sẽ có cơ hội để lý giải việc này tại tòa. Chúng ta cần tiến hành một cuộc thí nghiệm có kiểm soát với một nhóm người sử dụng thuốc đắng và một nhóm không sử dụng. Nếu những người sử dụng thuốc đó dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn những người không sử dụng thì có thể kết luận rằng loại thuốc đó có thể có giá trị làm thuốc. Nhưng chỉ bản thân tương quan không chứng minh được mối quan hệ nhân-quả. Sự tăng giảm độ dài của những chiếc áo phụ nữ nhiều năm trời tương quan với sự tăng giảm của chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nhưng ai lại nghĩ rằng cái này là nguyên nhân của cái kia chứ? Thế giới này đầy rẫy những trường hợp ngẫu nhiên.

21. Những sự kiện tương quan có thể có chung một nguyên nhân

Một vài sự kiện tương quan không có mối liên hệ nhân ‒ quả nhưng đại diện cho hai hệ quả của một nguyên nhân khác nào đó. Thí dụ có thể việc “thường xuyên đọc sách” và việc “có suy nghĩ cởi mở” đều có chung nguyên nhân thứ ba nào đó: do học đại học chẳng hạn. Việc “thường xuyên đọc sách” bản thân nó không dẫn đến chuyện “có suy nghĩ cởi mở”: thay vào đó, học đại học có thể dẫn đến hệ quả có suy nghĩ cởi mở (có thể vì người đó được tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau) và cũng giúp một người trở nên hay đọc sách. Bạn có thể cần phải khảo sát bạn bè mình một lần nữa và tìm ra người nào đã học đại học!

Truyền hình đang hủy hoại đạo đức của chúng ta! Truyền hình ngày nay đầy bạo lực, nhẫn tâm và trụy lạc – và hãy nhìn xung quanh chúng ta xem!

Ở đây ám chỉ rằng “sự vô đạo đức” trên truyền hình tạo ra “sự vô đạo đức” trong đời sống thực. Tuy nhiên, ít ra rất có khả năng cả hai “sự vô đạo đức” của truyền hình hóa và “sự vô đạo đức” của đời sống thực đều được gây nên bởi nhiều nguyên nhân chung cơ bản hơn như sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, sự thiếu vắng các trò giải trí có tính xây dựng, v.v… Hoặc hãy xem xét ví dụ sau:

Trong 20 năm trở lại đây, trẻ em ngày càng xem truyền hình nhiều hơn. Cũng trong giai đoạn này, điểm số kiểm tra đầu vào đại học ngày càng giảm sút. Xem truyền hình đang hủy hoại đầu óc của chúng ta.

Điều được ám chỉ ở đây là việc “xem truyền hình” chính là nguyên nhân khiến điểm số kém. Sẽ hữu ích hơn nếu bắt đầu lập luận này bằng cách giải thích chính xác vì sao “xem truyền hình”, điều được cho là nguyên nhân, lại dẫn đến hệ quả này (Nguyên tắc 18) . Trong trường hợp này, vẫn có những lý giải khác ít ra cũng có thể chấp nhận được. Có thể có nguyên nhân gì đó hoàn toàn khác gây nên sự giảm sút trong điểm số – sự giảm sút chất lượng các trường học chẳng hạn – ám chỉ rằng hai xu hướng tương quan đó không liên quan gì với nhau (Nguyên tắc 20). Một lần nữa, một nguyên nhân chung nào đó có thể đã dẫn đến hệ quả của cả việc “xem truyền hình” và “điểm số sụt giảm”. Nhanh lên – hãy tự mình nghĩ ra ba hay bốn khả năng có thể!
22. Không sự kiện nào trong hai sự kiện tương quan là nguyên nhân của sự kiện
kia

Mối tương quan cũng không định ra phương hướng trong quan hệ nhân quả. Nếu A tương quan với B, A có thể gây ra B – nhưng B cũng có thể gây ra A. Thí dụ tương quan ám chỉ rằng truyền hình hủy hoại đạo đức của chúng ta cũng có thể ám chỉ rằng đạo đức xuống cấp của chúng ta đang hủy hoại truyền hình. Do đó nhìn chung, một kiểu lý giải khác cần được thẩm tra.

Vấn đề này thậm chí ảnh hưởng đến những nghiên cứu cấp tiến nhất về các mối tương quan. Các nhà tâm lý học có thể thiết kế ra một bài kiểm tra về “suy nghĩ cởi mở” và một cuộc khảo sát về “thói quen đọc”, đưa bài kiểm tra đó cho mẫu thử đại diện của tổng thể khảo sát và sau đó kiểm tra tỷ lệ những người thường xuyên đọc sách có suy nghĩ cởi mở hay không. Giả dụ có một mối tương quan tồn tại. Nó vẫn không chứng minh được việc một người hay đọc sách dẫn đến việc người đó suy nghĩ cởi mở. Ngược lại, một người có suy nghĩ cởi mở thay vào đó có thể dẫn đến việc họ hay đọc! Sau cùng, những người có suy nghĩ cởi mở lại thường tìm đọc sách ngay từ đầu. Đây là một lý do vì sao việc giải thích quan hệ giữa nguyên nhân và hệ quả lại rất quan trọng. Nếu bạn có thể lấp đầy những quan hệ hợp lý từ A đến B mà không phải từ B đến A thì có nhiều khả năng A dẫn đến B hơn là ngược lại. Dù vậy, nếu B có thể dẫn đến A cũng hợp lý như A có thể dẫn đến B thì bạn không thể kết luận được nguyên nhân đi theo hướng nào – hay có lẽ nó đi theo cả hai hướng.

23. Những nguyên nhân có thể rất phức tạp

Một số người cho rằng những con đường có lối đi ưu tiên dành cho người đi bộ nguy hiểm hơn những con đường không có bởi vì một vài lối đi có vẻ có liên quan đến nhiều vụ tai nạn. Hãy nhớ lại Nguyên tắc 22 rằng chúng ta cần cân nhắc khả năng mối quan hệ nhân -quả xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Có lẽ, theo một cách nói khác, các vụ tai nạn dẫn đến việc phát minh các lối đi ưu tiên đó. Rốt cuộc thì quy định này không tự nhiên xuất hiện: người ta đặt nó ở những nơi thường xảy ra tai nạn. Nhưng không nhất thiết những lối đi này giải quyết được vấn đề. Những nơi nguy hiểm chỉ có thể trở nên ít nguy hiểm hơn nhưng không đột ngột trở nên an toàn.

Hơn nữa, một khi có quy định vẽ vạch sơn băng ngang đường vì lý do an toàn, nhiều người sẽ sử dụng nó hơn. Do đó chúng ta có thể suy luận rằng số người liên quan đến các vụ tai nạn tại những địa điểm này sẽ tăng mặc dù tỷ lệ tai nạn giảm.

Rõ ràng câu chuyện này rất phức tạp. Một đánh giá sai lầm về an toàn đóng vai trò quan trọng ở đây, đặc biệt là nếu tỷ lệ tai nạn không giảm nhiều như chúng ta mong đợi. Cùng lúc đó, chúng ta không nên quên rằng những lối đi này thường đặt chính xác ở chỗ tai nạn thường xảy ra. Một lần nữa, những nguyên nhân không nhất thiết phải là cái này hay cái kia; đôi khi câu trả lời là “cả hai”.

Nhiều câu chuyện nhân quả rất phức tạp. Có thể một lần nữa, việc đọc giúp suy nghĩ của bạn thoáng hơn nhưng Nguyên tắc 22 chỉ ra rằng nhiều khả năng suy nghĩ cởi mở sẽ khiến mọi người đọc nhiều hơn. Có thể ăn một bữa sáng đầy đủ giúp cải thiện sức khỏe của bạn nhưng cũng có thể những người khỏe mạnh có xu hướng ăn một bữa sáng đầy đủ từ ban đầu. Đừng nói quá kết luận của bạn. Hiếm khi chúng ta có thể đưa ra một và chỉ một nguyên nhân. Những lập luận nhân -quả quan trọng vì thậm chí việc tìm ra một nguyên nhân cũng rất hữu ích. Chỉ biết rằng ăn bữa sáng đầy đủ có tương quan với sức khỏe tốt hơn và nhiều khả năng dẫn đến việc có sức khỏe tốt hơn cũng có thể đủ lý do để chúng ta ăn những bữa sáng đầy đủ hơn.

Bình luận
2880
× sticky