Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Viết Gì Cũng Đúng

3. Lập luận bằng phép loại suy

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng

Có một ngoại lệ trong Nguyên tắc 8 (“Sử dụng nhiều ví dụ”). Lập luận bằng phép loại suy không sử dụng nhiều ví dụ để hỗ trợ một lập luận quy nạp mà dựa trên một sự việc hay ví dụ cụ thể để lý luận rằng vì hai ví dụ đó giống nhau, do đó chúng có thể được suy ra tương tự như nhau.
Thí dụ, dưới đây là lập luận của một người làm công tác điều hành y tế tuyên bố rằng mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Mọi người đem xe của mình đi bảo dưỡng và kiểm tra vài tháng một lần mà không phàn nàn gì. Vì sao họ không chăm sóc bản thân mình giống như vậy?

Lập luận này cho rằng kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng giống như bảo dưỡng xe hơi định kỳ. Xe hơi đòi hỏi sự chăm sóc như thế nếu không sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bác sĩ Beary tuyên bố rằng cơ thể chúng ta cũng như vậy.

Mọi người biết rằng họ nên mang xe của mình đi bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ (nếu không sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng).

Cơ thể con người cũng giống như những chiếc xe (bởi vì cơ thể con người cũng có thể nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm tra thường xuyên).

Do đó, mọi người cũng nên mang cơ thể của mình đi “bảo dưỡng” và kiểm tra định kỳ.

Hãy lưu ý từ in nghiêng “giống” ở tiền đề thứ hai. Khi một lập luận nhấn mạnh vào sự giống nhau giữa hai sự việc, đó rất có thể là một lập luận theo phép loại suy.

Dưới đây là một ví dụ phức tạp hơn.

Hôm qua, một câu chuyện thú vị đã xảy ra ở Roma có liên quan đến Adam Nordwell, một đầu bếp người Mỹ gốc Chippewa. Ngay sau khi đáp máy bay từ California trong trang phục bộ tộc, Nordwell nhân danh người da đỏ ở Mỹ tuyên bố rằng ông này đang sở hữu nước Ý bằng “quyền phát hiện” theo cách mà Christopher Columbus đã làm ở châu Mỹ. “Tôi tuyên bố ngày hôm nay là ngày tôi phát hiện ra nước Ý,” Nordwell nói. “Columbus có quyền gì mà phát hiện ra Châu Mỹ khi đã có người định cư ở đó hàng ngàn năm chứ? Đó là quyền hiện tại tôi có để đến Ý và tuyên bố quyền phát hiện của mình với đất nước của bạn.”

Nordwell cho rằng “phát hiện” ra nước Ý của ông cũng giống như “phát hiện” ra châu Mỹ của Columbus, chí ít là theo cùng một cách: Cả Nordwell và Columbus đều tuyên bố phát hiện ra một đất nước đã được cư dân định cư ở đó hàng thế kỷ trước. Do đó, Nordwell khẳng định mình có “quyền” đó để tuyên bố với nước Ý như Columbus đã làm với châu Mỹ. Nhưng tất nhiên, Nordwell chẳng có quyền gì với nước Ý cả. Do đó, Columbus không có quyền gì để tuyên bố với châu Mỹ.

Nordwell không có quyền gì để tuyên bố nước Ý nhân danh dân tộc khác chứ đừng nói đến “quyền phát hiện” (bởi cư dân Ý đã định cư ở đó hàng thế kỷ trước rồi).

Tuyên bố quyền của Columbus với Châu Mỹ bằng “quyền phát hiện” cũng giống như tuyên bố của Nordwell đối với nước Ý (cư dân châu Mỹ cũng đã định cư hàng thế kỷ trước rồi).

Do đó, Columbus không có quyền gì khi tuyên bố châu Mỹ nhân danh người khác chứ đừng nói đến “quyền phát hiện.”

Làm cách nào chúng ta đánh giá những lập luận bằng phép loại suy?

Tiền đề đầu tiên của lập luận bằng phép loại suy đưa ra tuyên bố về một ví dụ được sử dụng như hình mẫu tương tự. Hãy nhớ Nguyên tắc 3: hãy chắc chắn rằng tiền đề này là đúng. Ví dụ đúng là xe hơi cần bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để tránh không nảy sinh những lỗi nghiêm trọng hoặc đúng là Adam Nordwell không thể tuyên bố quyền với nước Ý nhân danh những người Chippewa.

Tiền đề thứ hai trong lập luận bằng phép loại suy tuyên bố rằng ví dụ đưa ra trong tiền đề thứ nhất giống với ví dụ mà từ đó sẽ rút ra kết luận. Đánh giá tiền đề này khó hơn và sẽ cần một nguyên tắc riêng.

12. Phép loại suy đòi hỏi sử dụng những ví dụ tương đồng có liên quan

Phép loại suy không đòi hỏi ví dụ sử dụng như hình mẫu phải giống chính xác với ví dụ trong kết luận. Rốt cuộc thì, cơ thể chúng ta không chỉ giống những chiếc xe. Chúng ta là da và thịt chứ không phải là kim loại, chúng ta tồn tại lâu hơn. Các hình mẫu tương tự đòi hỏi sự tương đồng có liên quan. Việc chiếc xe được làm ra từ chất liệu gì không liên quan đến quan điểm của bác sĩ Beary; lập luận của ông là về việc bảo dưỡng những hệ thống phức tạp.

Một khác biệt liên quan giữa cơ thể người và những chiếc xe là cơ thể chúng ta không cần “bảo dưỡng” định kỳ theo cách mà xe hơi cần. Xe hơi cần bảo dưỡng định kỳ để thay thế hay bổ sung phụ kiện hoặc những dung dịch nhất định: thay dầu, bơm nước hay thay bộ chế hòa khí mới và tương tự. Cơ thể chúng ta không cần điều đó. Việc thay thế những phụ kiện hay dung dịch hiếm khi xảy ra và giống với phẫu thuật hay truyền máu hơn chứ chắc chắn không phải “bảo dưỡng” định kỳ. Dù vậy, nhiều khả năng đúng là chúng ta cần kiểm tra định kỳ nếu không nhiều vấn đề sẽ nảy sinh mà không bị phát hiện. Nhưng như vậy, lập luận tương tự của vị bác sĩ này chỉ đúng một phần. Phần “bảo dưỡng” là một hình mẫu tương đồng kém dù rằng phần kiểm tra lại mang tính thuyết phục.

Tương tự như vậy, nước Ý thế kỷ XX không giống châu Mỹ thế kỷ XV. Thí dụ, tất cả trẻ em đi học đều biết đến nước Ý thế kỷ XX trong khi phần lớn thế giới vào thế kỷ XV không biết về châu Mỹ. Nordwell không phải là một nhà thám hiểm và một chiếc máy bay thương mại không phải chiếc tàu Santa Maria.

Tuy nhiên, Nordwell cho rằng những khác biệt này không liên quan gì đến phép loại suy của ông cả. Nordwell chỉ đơn thuần muốn nhắc chúng ta rằng thật điên rồ khi tuyên bố quyền với một nước đã có người dân định cư ở đó. Chuyện vùng đất đó có được lũ trẻ đang theo học ở các trường trên thế giới biết đến hay không hay cách thức “nhà phát hiện” đến được vùng đất đó đều không quan trọng. Một câu trả lời thích hợp hơn có thể là thiết lập quan hệ ngoại giao như chúng ta đang làm ngày nay, nếu bằng cách nào đó vùng đất và cư dân Ý được phát hiện. Đó chính là quan điểm của Nordwell và theo cách này, phép loại suy của ông tạo thành một lập luận rất đúng đắn.

Hãy xem một trong những lập luận nổi tiếng nhất sử dụng phép loại suy để chứng minh sự tồn tại của Đấng tạo hóa trên thế giới. Lập luận này tuyên bố rằng chúng ta có thể phỏng đoán sự tồn tại của Đấng tạo hóa từ trật tự và cái đẹp của thế giới cũng giống như chúng ta có thể phỏng đoán sự tồn tại của một kiến trúc sư hay thợ mộc khi thấy một ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn. Viết lại theo hình thái tiền đề- kết luận như sau:
Những ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn phải có những “người chế tạo”: các nhà thiết kế và thợ xây thông minh.

Thế giới cũng giống như một ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn.

Do đó, thế giới phải có một “người chế tạo”: một nhà thiết kế và một người thợ xây thông minh, đó là Chúa.

Một lần nữa, ở đây không cần thiết phải có nhiều ví dụ; lập luận này mong muốn nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa thế giới với một ví dụ khác, ngôi nhà.

Dù rằng chúng ta không chắc lắm chuyện thế giới có thực sự tương đồng với ngôi nhà hay không. Chúng ta cũng biết chút đỉnh về căn nguyên của những ngôi nhà. Nhưng những ngôi nhà là một phần của tự nhiên. Thực tế, chúng ta biết rất ít về cấu trúc tổng quát của tự nhiên hay chuyện tự nhiên có thể có những căn nguyên nào. David Hume đã thảo luận về lập luận này trong quyển Những đối thoại về tôn giáo tự nhiên và đặt câu hỏi rằng:

Liệu một phần của tự nhiên có thể trở thành nguyên tắc cho cả tổng thể? … Hãy suy nghĩ xem nó khác xa [thế nào] khi so sánh những ngôi nhà với cả vũ trụ, và từ sự tương đồng giữa chúng trong vài trường hợp, rút ra phỏng đoán rằng có sự tương đồng trong căn nguyên của chúng. Sự mất cân đối quá lớn đó phải ngăn việc so sánh và phỏng đoán chứ?

Thế giới này khác một ngôi nhà chí ít ở điều này: ngôi nhà là một phần của một tổng thể lớn hơn – là thế giới, trong khi bản thân thế giới (vũ trụ) là phần lớn nhất của tất cả các tổng thể. Do đó, Hume cho rằng vũ trụ không có sự tương đồng liên quan đến ngôi nhà. Những ngôi nhà thực tế ngụ ý đã có những “người chế tạo” nằm ngoài phạm vi của chúng nhưng – theo hiểu biết của chúng ta – vũ trụ là một tổng thể chứa đựng căn nguyên ngay bên trong nó. Phép loại suy này do đó là một lập luận tồi. Một kiểu lập luận khác chắc hẳn sẽ cần thiết nếu muốn phỏng đoán sự tồn tại của Chúa từ bản chất của thế giới.

Có một ngoại lệ trong Nguyên tắc 8 (“Sử dụng nhiều ví dụ”). Lập luận bằng phép loại suy không sử dụng nhiều ví dụ để hỗ trợ một lập luận quy nạp mà dựa trên một sự việc hay ví dụ cụ thể để lý luận rằng vì hai ví dụ đó giống nhau, do đó chúng có thể được suy ra tương tự như nhau.
Thí dụ, dưới đây là lập luận của một người làm công tác điều hành y tế tuyên bố rằng mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Mọi người đem xe của mình đi bảo dưỡng và kiểm tra vài tháng một lần mà không phàn nàn gì. Vì sao họ không chăm sóc bản thân mình giống như vậy?

Lập luận này cho rằng kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng giống như bảo dưỡng xe hơi định kỳ. Xe hơi đòi hỏi sự chăm sóc như thế nếu không sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bác sĩ Beary tuyên bố rằng cơ thể chúng ta cũng như vậy.

Mọi người biết rằng họ nên mang xe của mình đi bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ (nếu không sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng).

Cơ thể con người cũng giống như những chiếc xe (bởi vì cơ thể con người cũng có thể nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm tra thường xuyên).

Do đó, mọi người cũng nên mang cơ thể của mình đi “bảo dưỡng” và kiểm tra định kỳ.

Hãy lưu ý từ in nghiêng “giống” ở tiền đề thứ hai. Khi một lập luận nhấn mạnh vào sự giống nhau giữa hai sự việc, đó rất có thể là một lập luận theo phép loại suy.

Dưới đây là một ví dụ phức tạp hơn.

Hôm qua, một câu chuyện thú vị đã xảy ra ở Roma có liên quan đến Adam Nordwell, một đầu bếp người Mỹ gốc Chippewa. Ngay sau khi đáp máy bay từ California trong trang phục bộ tộc, Nordwell nhân danh người da đỏ ở Mỹ tuyên bố rằng ông này đang sở hữu nước Ý bằng “quyền phát hiện” theo cách mà Christopher Columbus đã làm ở châu Mỹ. “Tôi tuyên bố ngày hôm nay là ngày tôi phát hiện ra nước Ý,” Nordwell nói. “Columbus có quyền gì mà phát hiện ra Châu Mỹ khi đã có người định cư ở đó hàng ngàn năm chứ? Đó là quyền hiện tại tôi có để đến Ý và tuyên bố quyền phát hiện của mình với đất nước của bạn.”

Nordwell cho rằng “phát hiện” ra nước Ý của ông cũng giống như “phát hiện” ra châu Mỹ của Columbus, chí ít là theo cùng một cách: Cả Nordwell và Columbus đều tuyên bố phát hiện ra một đất nước đã được cư dân định cư ở đó hàng thế kỷ trước. Do đó, Nordwell khẳng định mình có “quyền” đó để tuyên bố với nước Ý như Columbus đã làm với châu Mỹ. Nhưng tất nhiên, Nordwell chẳng có quyền gì với nước Ý cả. Do đó, Columbus không có quyền gì để tuyên bố với châu Mỹ.

Nordwell không có quyền gì để tuyên bố nước Ý nhân danh dân tộc khác chứ đừng nói đến “quyền phát hiện” (bởi cư dân Ý đã định cư ở đó hàng thế kỷ trước rồi).

Tuyên bố quyền của Columbus với Châu Mỹ bằng “quyền phát hiện” cũng giống như tuyên bố của Nordwell đối với nước Ý (cư dân châu Mỹ cũng đã định cư hàng thế kỷ trước rồi).

Do đó, Columbus không có quyền gì khi tuyên bố châu Mỹ nhân danh người khác chứ đừng nói đến “quyền phát hiện.”

Làm cách nào chúng ta đánh giá những lập luận bằng phép loại suy?

Tiền đề đầu tiên của lập luận bằng phép loại suy đưa ra tuyên bố về một ví dụ được sử dụng như hình mẫu tương tự. Hãy nhớ Nguyên tắc 3: hãy chắc chắn rằng tiền đề này là đúng. Ví dụ đúng là xe hơi cần bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để tránh không nảy sinh những lỗi nghiêm trọng hoặc đúng là Adam Nordwell không thể tuyên bố quyền với nước Ý nhân danh những người Chippewa.

Tiền đề thứ hai trong lập luận bằng phép loại suy tuyên bố rằng ví dụ đưa ra trong tiền đề thứ nhất giống với ví dụ mà từ đó sẽ rút ra kết luận. Đánh giá tiền đề này khó hơn và sẽ cần một nguyên tắc riêng.

12. Phép loại suy đòi hỏi sử dụng những ví dụ tương đồng có liên quan

Phép loại suy không đòi hỏi ví dụ sử dụng như hình mẫu phải giống chính xác với ví dụ trong kết luận. Rốt cuộc thì, cơ thể chúng ta không chỉ giống những chiếc xe. Chúng ta là da và thịt chứ không phải là kim loại, chúng ta tồn tại lâu hơn. Các hình mẫu tương tự đòi hỏi sự tương đồng có liên quan. Việc chiếc xe được làm ra từ chất liệu gì không liên quan đến quan điểm của bác sĩ Beary; lập luận của ông là về việc bảo dưỡng những hệ thống phức tạp.

Một khác biệt liên quan giữa cơ thể người và những chiếc xe là cơ thể chúng ta không cần “bảo dưỡng” định kỳ theo cách mà xe hơi cần. Xe hơi cần bảo dưỡng định kỳ để thay thế hay bổ sung phụ kiện hoặc những dung dịch nhất định: thay dầu, bơm nước hay thay bộ chế hòa khí mới và tương tự. Cơ thể chúng ta không cần điều đó. Việc thay thế những phụ kiện hay dung dịch hiếm khi xảy ra và giống với phẫu thuật hay truyền máu hơn chứ chắc chắn không phải “bảo dưỡng” định kỳ. Dù vậy, nhiều khả năng đúng là chúng ta cần kiểm tra định kỳ nếu không nhiều vấn đề sẽ nảy sinh mà không bị phát hiện. Nhưng như vậy, lập luận tương tự của vị bác sĩ này chỉ đúng một phần. Phần “bảo dưỡng” là một hình mẫu tương đồng kém dù rằng phần kiểm tra lại mang tính thuyết phục.

Tương tự như vậy, nước Ý thế kỷ XX không giống châu Mỹ thế kỷ XV. Thí dụ, tất cả trẻ em đi học đều biết đến nước Ý thế kỷ XX trong khi phần lớn thế giới vào thế kỷ XV không biết về châu Mỹ. Nordwell không phải là một nhà thám hiểm và một chiếc máy bay thương mại không phải chiếc tàu Santa Maria.

Tuy nhiên, Nordwell cho rằng những khác biệt này không liên quan gì đến phép loại suy của ông cả. Nordwell chỉ đơn thuần muốn nhắc chúng ta rằng thật điên rồ khi tuyên bố quyền với một nước đã có người dân định cư ở đó. Chuyện vùng đất đó có được lũ trẻ đang theo học ở các trường trên thế giới biết đến hay không hay cách thức “nhà phát hiện” đến được vùng đất đó đều không quan trọng. Một câu trả lời thích hợp hơn có thể là thiết lập quan hệ ngoại giao như chúng ta đang làm ngày nay, nếu bằng cách nào đó vùng đất và cư dân Ý được phát hiện. Đó chính là quan điểm của Nordwell và theo cách này, phép loại suy của ông tạo thành một lập luận rất đúng đắn.

Hãy xem một trong những lập luận nổi tiếng nhất sử dụng phép loại suy để chứng minh sự tồn tại của Đấng tạo hóa trên thế giới. Lập luận này tuyên bố rằng chúng ta có thể phỏng đoán sự tồn tại của Đấng tạo hóa từ trật tự và cái đẹp của thế giới cũng giống như chúng ta có thể phỏng đoán sự tồn tại của một kiến trúc sư hay thợ mộc khi thấy một ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn. Viết lại theo hình thái tiền đề- kết luận như sau:
Những ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn phải có những “người chế tạo”: các nhà thiết kế và thợ xây thông minh.

Thế giới cũng giống như một ngôi nhà đẹp và được xây dựng chắc chắn.

Do đó, thế giới phải có một “người chế tạo”: một nhà thiết kế và một người thợ xây thông minh, đó là Chúa.

Một lần nữa, ở đây không cần thiết phải có nhiều ví dụ; lập luận này mong muốn nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa thế giới với một ví dụ khác, ngôi nhà.

Dù rằng chúng ta không chắc lắm chuyện thế giới có thực sự tương đồng với ngôi nhà hay không. Chúng ta cũng biết chút đỉnh về căn nguyên của những ngôi nhà. Nhưng những ngôi nhà là một phần của tự nhiên. Thực tế, chúng ta biết rất ít về cấu trúc tổng quát của tự nhiên hay chuyện tự nhiên có thể có những căn nguyên nào. David Hume đã thảo luận về lập luận này trong quyển Những đối thoại về tôn giáo tự nhiên và đặt câu hỏi rằng:

Liệu một phần của tự nhiên có thể trở thành nguyên tắc cho cả tổng thể? … Hãy suy nghĩ xem nó khác xa [thế nào] khi so sánh những ngôi nhà với cả vũ trụ, và từ sự tương đồng giữa chúng trong vài trường hợp, rút ra phỏng đoán rằng có sự tương đồng trong căn nguyên của chúng. Sự mất cân đối quá lớn đó phải ngăn việc so sánh và phỏng đoán chứ?

Thế giới này khác một ngôi nhà chí ít ở điều này: ngôi nhà là một phần của một tổng thể lớn hơn – là thế giới, trong khi bản thân thế giới (vũ trụ) là phần lớn nhất của tất cả các tổng thể. Do đó, Hume cho rằng vũ trụ không có sự tương đồng liên quan đến ngôi nhà. Những ngôi nhà thực tế ngụ ý đã có những “người chế tạo” nằm ngoài phạm vi của chúng nhưng – theo hiểu biết của chúng ta – vũ trụ là một tổng thể chứa đựng căn nguyên ngay bên trong nó. Phép loại suy này do đó là một lập luận tồi. Một kiểu lập luận khác chắc hẳn sẽ cần thiết nếu muốn phỏng đoán sự tồn tại của Chúa từ bản chất của thế giới.

Bình luận