– Tâu bệ hạ, cách bờ biển Ba Tư khoảng hai chục ngày chèo thuyền, ngoài khơi có một hòn đảo có tên là đảo Những Đứa Con Của Khalédan. Đảo này gồm có nhiều tỉnh lớn, tất cả đều phồn vinh vì có những thành phố đông đúc thịnh vượng, làm thành một vương quốc hùng mạnh. Ngày xưa, trị vì hòn đảo này là quốc vương Schahzaman có bốn vợ đều là chính thất, đều là công chúa con vua và sáu chục phi tần.
Schahzaman tự cho mình là một quân vương hạnh phúc nhất trên trái đất này với sự yên bình và thịnh vượng của triều đại ông. Chỉ có một điều làm hạnh phúc của ông chưa trọn vẹn là đã luống tuổi mà chưa có con để nối dõi dù ông rất nhiều vợ. Ông không biết đổ cái lỗi vô sinh đó vì đâu và trong niềm sầu muộn đó, ông coi như thật là đại bất hạnh nếu một khi nằm xuống mà chẳng có người trong huyết thống để nối ngôi báu. Đã rất lâu ông giấu kín nỗì niềm xé ruột dằn vặt ông. Càng đau buồn ông lại càng cố giữ kín không để lộ ra với bất cứ ai. Cuối cùng, không thể lặng im được nữa, một hôm ông tâm sự với tể tướng và sau khi than thân trách phận một cách cay đắng ông hỏi tể tướng xem liệu có phương sách gì để cứu vãn được tình thế ấy không. Vị đại thần khôn ngoan đó nói:
– Nếu điều bệ hạ hỏi nó tuỳ thuộc vào những luật lệ thông thường về sự từng trải của con người thì Người sẽ được thoả mãn ngay thôi, nhưng xin thú thực là kinh nghiệm và kiến thức của tôi không đủ để đáp ứng đòi hỏI của bệ hạ. Chỉ có Thượng đế mới có thể ra tay phù trợ được thôi. Sống giữa giàu sang vàng lụa, ta thường luôn luôn quên Người nên Người đôi khi cũng gây cho ta chuyện buồn phiền đây đó để ta phải nghĩ tới và thừa nhận quyền lực tối cao của Người, thấy là những điều ta cầu mong chỉ còn duy nhất trông đợi ở Người. Bệ hạ có những thần dân chuyên làm nghề phụng thờ Thượng đế, phụng sự Người và sống khổ hạnh vì tin yêu Người. Ý kiến của tôi là bệ hạ nên góp phần công đức và khuyến khích động viên họ cùng với bệ hạ nguyện cầu. Có thể trong đám đông những người tu hành đó, có một người nào đó khá thuần khiết và được Thượng đế ưu ái vì vậy lời khẩn eầu được Người chấp nhận đáp ứng được điều mong ước của bệ hạ chăng.
Quốc vương Schahzaman đánh giá cao lời khuyên đó và hết lòng cảm ơn tể tướng của ông. Ông sai đem nhiều của cải hiến cho các cộng đồng những người tu hành, tổ chức một bữa tiệc lớn và nói với họ nguyện vọng của mình để họ báo cho tất cả các đạo sĩ dưới quyền.
Chẳng bao lâu Schahzaman được thoả nguyện: một trong những người vợ của ông mang thai và sau chín tháng cho ra đời một trai. Để tạ ơn này, ông lại cho gửi tớI các nhà thờ Hồi giáo nhiều lễ vật đáng giá và đồng thời tổ chức ăn mừng ngày sinh hoàng tử không những ở kinh đô mà ở tất cả mọi nơi trong phạm vi vương quốc. Các cuộc vui kéo dài suốt một tuần lễ. Người ta đưa hoàng tử đến cho ông ngay từ lúc mới sinh, ông thấy đứa bé thật xinh đẹp nên đặt tên cho cậu là Camaralzaman, mặt trăng của thế kỷ.
Hoàng tử Camaralzaman được nuôi dưỡng thật chu đáo. Vừa tuổi đến trường, cha cậu đã cử một thái phó hiền đức và nhiều thầy giáo giỏi để trông nom dạy đỗ cậu. Những ông thầy có tiếng này thấy cậu thông minh, lanh lợi, đễ bảo và có đủ khả năng tiếp thụ tất cả những kiến thức giảng dạy không những về đạo đức, phong tục mà còn tất cả những điều cần hiểu biết của một hoàng tử. Nhiều tuổi hơn một chút nữa, học các môn võ nghệ cậu đều tiếp thu nhanh chóng với một sự thành thạo tinh thông tuyệt vời làm mọi người đều thán phục nhất là hoàng đế, cha cậu.
Khi hoàng tử chớm tuổi mười lăm, hoàng đế vốn có một tình thương yêu con rất đằm thắm và tình yêu thương đó luôn được thể hiện bằng mọi cách. Ông muốn biểu lộ nó một cách thật đặc biệt và huy hoàng đó là thoái vị để nhường ngôi báu cho chàng. Ông trao đổi ý đó với tể tướng và nói thêm:
– Ta sợ là con ta sẽ làm mất đi, trong sự nhàn hạ cái năng khiếu trời cho cũng như bao thành công thu lượm được trong học tập rèn luyện. Vì cũng đã đến tuổi để nghĩ đến sự nghỉ ngơi rồi nên ta quyết định nhường ngôi cho hoàng tử, lui về sống nốt nhũng ngày còn lại với sự hài lòng được nhìn thấy con ta trị vì đất nước. Ta cần phảI nghỉ ngơi sau bao năm khó nhọc cầm quyền.
Tể tướng không muốn nêu ra tất cả những lý do thuyết phục ông khoan thực hiện quyết định nhường ngôi, ngược lại, ông muốn đi sâu vào khía cạnh tình cảm:
– Tâu bệ hạ, hoàng tử hãy còn quá trẻ để đảm đương một gánh nặng là cai trị một quốc gia hùng mạnh. Bệ hạ sợ chàng có thể bị hư hỏng vì cuộc sống nhàn rỗi với nhiều lý do, nhưng để phòng ngừa, sao bệ hạ không xét đến việc lấy vợ sớm cho chàng? Hôn nhân sẽ ràng buộc và ngăn cản một hoàng tử trẻ rơi vào cuộc sống chơi bời phóng túng. Cộng với việc cưới vợ, bệ hạ cho chàng tham dự trong những buổi họp hội đồng để chàng làm quen dần với công việc của triều đình rồi sau đó khi nào thấy chàng có đầy đủ khả năng theo chính kinh nghiệm của bệ hạ thì đó là lúc bệ hạ truyền ngôi báu cho chàng.
Schahzaman thấy lời khuyên của tể tướng đầu triều vô cùng hợp lý nên sáu khi ông này lui, nhà vua bèn cho gọi hoàng tử Camaralzaman tới.
Hoàng tử thường lui tới thăm cha vào những giờ giấc đã định trước, chẳng mấy khi phải vời tới. Nên lần này chàng ngạc nhiện thấy lệnh cha gọi. Đáng lẽ thấy thoải mái như mọi khi thì lần này chàng chào cha thật trịnh trọng và cúi đầu trước mặt ông.
Hoàng đế nhận thấy sự gò bó của hoàng tử bèn ôn tồn bảo chàng:
– Con có biết cha cho đòi con tới đây có việc gì không?
– Tâu phụ hoàng – Chàng khiêm tốn đáp – Chỉ có Thượng đế mới thấu hiểu mọi sự thôi. Con rất vui lòng được biết ý phụ vương.
– Ta cho gọi con tới – Hoàng đế nói – để bảo cho con hay là ta muốn cưới vợ cho con. Con thấy sao?
Hoàng tử Camaralzaman rất không vui khi nghe cha nói thế. Chàng sửng sốt đến mức toát cả mồ hôi và không biết trả lời ra sao cả. Sau một lát im lặng, chàng-nói:
– Tâu hoàng thượng, xin Người thứ lỗi cho con đã lặng người đi khi nghe thấy lời Người tuyên bố. Con không chờ đợi điều đó vì con còn quá trẻ. Con cũng không rõ có bao giờ con bị hôn nhân trói buộc không vì đàn bà không những chỉ gây nhiều điều phiền toái mà con hiểu rất rõ, họ lại còn là những người gian xảo, độc ác và đối trá như trong nhiều sách của các tác giả con đã đọc. Có thể là ý kiến của con chẳng phải là cố định như vậy nhưng con cảm thấy là cần phải có thời gian trước khi tự mình dứt khoát làm được điều mà hoàng thượng đòi hỏi.”
Scheherazade muốn kể tiếp nhưng nhìn thấy hoàng đế Ản Độ đã nhận ra trời đã sáng rời giường bước xuống nên nàng ngừng lại. Đêm sau, nàng vẫn kể tiếp câu chuyện này:
o O o
– Tâu bệ hạ, lời hoàng tử trình bày làm cho hoàng đế cha chàng cực kỳ buồn bã. Vị quốc vương này thực sự đau lòng khi thấy chàng có một sự chán ghét ghê gớm về hôn phối. Tuy vậy ông không muốn kết chàng phạm tội bất tuân cũng như không muốn dùng uy quyền cha chú đối vớI chàng. Ông chỉ khẽ bảo con:
– Cha chẳng muốn ép buộc con, để cho con có thời gian suy nghĩ và thấy rằng một hoàng tử như cón sinh ra là để trị vì một quốc gia lớn thì trước hết phải nghĩ đến chuyện cần có người nối dõi. Tự cho mình niềm vui ấy, con cũng sẽ làm cha vui vì được thấy mình sống lại trong con và trong cả những đứa cháu mà con sinh hạ.
Schahzaman không nói gì thêm nữa với hoàng tử Camaralzaman. Ông cho chàng tham dự trong các buổi họp cơ mật quốc gia và tìm mọi cách để làm chàng vừa lòng. Một năm sau, ông gọi riêng chàng ra và bảo:
– Thế nào, con trai ta? Con có nhớ là phải suy nghĩ về ý muốn của cha về việc cưới vợ mà cha đã nói với con năm ngoái không? Líệu con vẫn cứ khước từ không cho cha được vui lòng với sự vâng lời của con, và để cho cha chết đi mà không được biết niềm vui đó sao?
Hoàng tử có vẻ như đỡ sửng sốt so với lần đầu và không do dự lâu trả lời thật dứt khoát như sau:
– Thưa phụ hoàng, con, không quên việc đó, nhưng sau khi đã cân nhắc kỹ con càng kiên định là sẽ sống độc thân, không để hôn nhân trói buộc. Quả thật, những nỗi khổ vô biên do đàn bà gây ra trong tất cả các thời đại trên trần thế mà con biết rõ trong sử sách và những điều được nghe thấy hàng ngày về những sự tinh ma quỉ quái của họ, là những lý do đã làm cho con quyết tâm là sống suốt đời không có liên quan gì với họ. Vậy phụ vương hãy tha tội nếu con mạo muội dám xin Người là từ nay không đả động gì đến việc cưới xin nữa .
Chàng dừng lại ở đây và đột ngột rời hoàng đế cha chàng không đợi ông nói gì khác nữa.
Tất cả những ông vua khác chắc là khó kìm được cơn giận dữ lôi đình sau những lời lẽ táo bạo trên đây của hoàng tử và sẽ chẳng quên làm cho chàng phải hối tiếc. Nhưng vua Schahzaman rất thương yêu con, muốn dùng lời lẽ dịu dàng trước khi phải cưỡng bức. Ông cho tể tướng biết nỗi buồn phiền mới của ông do hoàng tử Camaralzaman vừa gây ra:
– Ta đã theo lời khuyên của nhà ngươi – Ông nói với tể tướng – Nhưng Camaralzaman lại càng xa lánh chuyện hôn nhân hơn cả lần trước và hoàng tử lại còn trình bày với ta bằng những lời lẽ thật táo bạo khiến ta phải hết sức kiềm chế mới không nổi giận. Những người cha hết sức nhiệt thành cũng như ta đối với hoàng tử đúng là những người dạo đột tự tước của mình đi sự yên tĩnh nghỉ ngơi. Nhà ngươi bảo ta làm sao bây giờ để khiến được cái tên cứng đầu cứng cổ đó tuân Phục ý chí của ta?
– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Với lòng kiên nhẫn, người ta đạt được vô số thành công trong việc làm. Có thể là sự việc này không phải thuộc bản chất có thể thành công theo con đường đó. Cũng chẳng có gì đáng trách là bệ hạ đã có phần nào muốn đẩy nhanh sự việc. Xin Người xét xem có thể cho thêm hoàng tử thời hạn một năm nữa để suy nghĩ. Nếu trong khoảng thời gian này, hoàng tử biết đến bổn phận thì niềm vui của hoàng thượng sẽ lớn hơn là dùng quyền lực của người cha để ép buộc chàng. Nếu, ngược lại chàng vẫn một mực khăng khăng chối từ thì, khi một năm đã trôi qua, bệ hạ sẽ tuyên bố trước cả triều thần là vì lợi ích quốc gia, hoàng tử phải cưới vợ. Không thể tin được là trước cả một tập thể nổi tiếng mà bệ hạ được tôn trọng bằng sự có mặt của mình, hoàng tử lại đám tỏ ra thái độ bất kính.
Hoàng đế, vô cùng khát khao được thấy hoàng tử, con trai mình mau lấy vợ, thì từng ngày đối với ông cũng dài bằng cả năm, huống chi phải lui thời hạn một năm nữa, ông thấy thật vô cùng sốt ruột. Nhưng cũng đành phảI theo lời khuyên có lý lẽ rất thuyết phục của tể tướng, không thể bác bỏ được.
Ánh sáng ngày đã bắt đầu ló rạng buộc Scheherazade đến chỗ này phải ngừng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng đế Schahriar:
o O o
– Tâu bệ hạ, sau khi tể tướng đã lui hoàng đế Schahzaman đi tới tư thất của bà thân mẫu hoàng tử Camaralzaman mà ông đã nhiều lần bàn với bà cưới vợ cho con trai. Ông buồn bã kể cho bà nghe chuyện chàng từ chối lần thứ hai một cách bướng bỉnh làm ông đau lòng nhưng ông vẫn phải rộng lượng với chàng vì lời khuyên của tể tướng.
– Hậu ạ – Ông bảo bà – Ta biết là con nó tin bà hơn là ta. Bà nói thì nó đễ dàng vâng theo hơn. Vậy bà hãy để một chút thời gian nghiêm chỉnh và thân mật bảo cho nó biết nếu cứ cứng đầu cứng cổ như thế thì ta buộc phải cứng rắn dù rất không muốn và nó sẽ phải hối tiếc vì đã không tuân phục cha nó.
Fatime, đó là tên của bà mẹ Camaralzaman, gặp hoàng tử, con bà lần thứ nhất, bảo cho chàng biết là bà được tin việc chối từ cưới vợ của chàng với hoàng đế bà biết bao lo sợ là việc đó đã làm cho hoàng đế vô cùng tức giận.
– Thưa mẹ – Camaralzaman nói – Xin mẹ đừng khơi dậy nỗi đau của con về việc đó nữa. Con rất sợ, là đang trong tâm trạng buồn chán có thể con sẽ có gì thất lễ với mẹ thì thật đáng tiếc đấy.
Fatime, qua lời nói của con, biết là vết thương còn quá mới, vì vậy lần này không nói gì thêm nữa. Lâu lâu về sau, Fatime tìm được dịp nói với chàng cũng về vấn đề trên, hy vọng là chàng để tai nghe.
– Con ơi? – Bà nói – Mẹ xin con hãy nói cho mẹ hay,nếu điều này không gây cho con phiền bực; vì những nguyên cớ gì mà con lại thù ghét vấn đề hôn nhân làm vậy. Nếu con chỉ cho đàn bà là ranh ma, ác độc và không có gì khác ngoài các tính xấu đó nữa thì lý do quả là rất yếu ớt và còn không hợp lý nữa. Mẹ chẳng muốn bênh vực cho những người đàn bà độc ác. Có rất nhiều người như vậy, mẹ công nhận. Nhưng thật bất công nếu đi vơ đũa cả nắm vì không phải tất cả đàn bà đều độc ác. Trong những sách con đọc, con thấy một số những người nào đó đúng thật là đã gây ra nhiều sự lộn xộn lớn, chính mẹ cũng không hề muốn tha thứ cho họ. Nhưng sao con chẳng chú ý là có biết bao nhiêu ông vua, bao nhiêu hoàng đế và cả các hoàng tử khác nữa mà sự độc đoán, dã man tàn bạo độc ác khiến mọi người kinh hãi ghê tởm. Họ đã được nêu lên trong sử sách mà mẹ cũng như con đã đọc. Nếu so sánh thì cứ một người đàn bà cũng phải có tới một ngàn những đàn ông dã man tàn bạo. Và những người đàn bà ngoan nết, lương thiện thật là bất hạnh phải sánh đôi với những tên điên khùng đó. Con tưởng là họ sung sướng lắm sao?
– Thưa mẹ – Camaralzaman nói – Con không nghi ngờ gì là có rất nhiều những người đàn bà khôn ngoan, đức hạnh, tử tế, dịu dàng và sống thật lương thiện. Cầu Thượng đế cho tất cả bọn họ đều giống như mẹ của con? Điều làm con bất bình là một người đàn ông cứ bắt buộc phải làm một cuộc lựa chọn người định lấy làm vợ chẳng lấy gì làm chắc chắn bảo đảm hay nói một cách khác là chẳng được tự do làm theo ý mình. Giả dụ là con quyết định đi vào cuộc hôn nhân như cha con từng nóng lòng mong mỏi, thì Người sẽ cho con một người vợ như thế nào đây? Chắc hẳn là một công chúa mà cha nhắm cho con, con một vị vua nước lân bang nào đó, và nhà vua ấy chắc hẳn lấy làm vinh dự được cho con gái về làm dâu nhà ta. Dù đẹp, dù xấu thì con cũng phải lấy. Con muốn người vợ con phải đẹp, không có một công chúa nào sánh bằng, nhưng có ai bảo đảm cho về trí tuệ, về tính tình cô ta có dễ chịu, đáng yêu, niềm nở, nhã nhặn không? Về tiếp xúc nói năng trò chuyện có biết nói những câu chuyện đứng đắn tế nhị không hay toàn là chuyện áo quần, cách ăn mặc chưng điện, chuyện tô điểm trang sức và hàng ngàn chuyện vớ vẩn khác khiến bất cứ người đàn ông đứng đắn nào cũng phải đem lòng thương hại. Tóm lạI là có ai bảo đảm cho con cưới được một cô gái không kiêu căng, hách dịch, không hợm hĩnh khinh bạc, không làm cho một quốc gia khánh kiệt vì những khoản tiêu sài nông nổi về áo quần, về đồ châu ngọc, về trang sức và những thứ phù phiếm điên loạn và lạc điệu? Như mẹ thấy đấy, thưa mẹ, chỉ riêng một mục ấy thôi đã có vô vàn những điểm yếu khiến con hoàn toàn chán ghét hôn nhân. Mà dù cho nàng công chúa đó có hoàn hảo và toàn vẹn đến đâu, không có điểm nào đáng chê trách đi nữa thì con hãy còn vô số lý do mạnh hơn để giữ vững sự suy nghĩ cũng như quyết định của mình.
– Sao? Con của mẹ – Fatime nói- Con còn có những lý đo khác ngoài những lý do con vừa nói ư! Mẹ thấy là chỉ bằng một lời thôi, mẹ có thể làm con cạn lý.
– Xin mẹ cứ nói, thưa mẹ – Hoàng tử bướng bỉnh – Biết đâu con có thể bác lại được ý kiến đó của mẹ.
– Con ạ, mẹ muốn nói là – Fatime bảo – Đối với một hoàng tử, nếu bất hạnh lấy phải một công chúa giống như con vừa mô tả đó, thì có khó gì đâu trong việc phế bỏ và ra sắc chỉ ngăn cấm nàng để khỏi làm cho quốc gia khánh kiệt.
– Ôi? Mẹ ơi – hoàng tử Camaralzaman nói – Thế mẹ không thấy là thật nhục nhã cho một hoàng tử đã buộc phải đi tới hành động cực đoan đó? Vì vinh quang và sự thanh thản của mình, chớ nên dấn thân vào việc đó, như thế có phải hơn không?
– Nhưng con ơi? – Fatime lại nói – Theo cách con suy nghĩ, mẹ thấy rằng con muốn mình là một ông vua cuốI cùng của dòng họ đã từng trị vì trong vinh quang và hiển hách tại vương quốc đảo Những Đứa Con Của Khalédan .
– Thưa mẹ – Hoàng tử Camaralzaman đáp – Con chẳng cầu mong được sống lâu hơn đức vua cha con. Nếu chẳng may mà con chết trước Người thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên vì chuyện con chết trước cha phải đâu là hiếm có. Nhưng bao giờ cũng được tôn vinh cho cả một triểu đại nếu ông vua cuối cùng của thế hệ đó tỏ ra xứng đáng, và con thì đang cố gắng hết sức mình để xứng đáng với các đấng tiên vương và các vị khai sáng ra triều đai.
Từ hôm ấy, hoàng hậu Fatime còn có nhiều cuộc chuyện trò như vậy với hoàng tử Camaralzaman và cố tìm ra chỗ yếu của chàng để nhổ tận gốc sự ghét bỏ của chàng đối với hôn nhân. Nhưng lần nào cũng bị chàng bẻ lại lý lẽ của bà bằng những lý do khác làm bà không biết đáp lại ra sao cả. Chàng cứ trơ như đá vững như đồng không gì lay chuyển nổi.
Một năm nữa lại trôi qua, trong nỗi buồn phiền của hoàng đế Schahzaman, hoàng tử Camaralzaman chưa có một biểu hiện nào thay đổi quan điểm của mình. Một hôm, trong một buổi thiết triều long trọng có mặt đông đủ tể tướng, các thượng thư, các đại thần và các tướng lĩnh, hoàng đế bảo hoàng tử:
– Đã từ lâu ta từng cho con biết ý muốn thiết tha của ta là được thấy con thành gia thất và chờ đợi với sự ân cần của một người cha đòi hỏi một điều không gì hợp lý hơn. Con đã nhiều phen cưỡng lại khiến ta không sao kiên nhẫn được nữa. Trước triều đình, hôm nay ta lại nêu lên vấn đề này. Không còn là vì tuân theo ý của một người cha mà con chẳng dám chối từ, nhưng đây là vì quyền lợi của đất nước bắt buộc và tất cả vị đại thần ở đây yêu cầu cùng với cha. Vậy thì con sẽ nói sao đây, để theo đó, cha còn định liệu.
Hoàng tử Camaralzaman đáp lại với thái độ khá sỗ sàng hoặc nói cách khác là với thái độ bực bội khiến Hoàng đế bị bẽ mặt trước cả triều thần đã không kìm được sự giận dữ chính đáng:
– Sao! Đứa con mất gốc kia? Mày dám nói năng láo xược như vậy trước hoàng đế cha mày như thế ư?
Ông bèn lập tức lệnh cho lính cấm vệ bắt giữ và đưa chàng nhốt vào một cái tháp cổ đã bỏ hoang từ lâu. Chàng bị giam trong đó với một chiếc giường, một vài bàn ghế, một số quyển sách và chỉ có một tên người hầu.
Camaralzaman, hài lòng vì được tự do trò chuyện vớI những cuốn sách, nhìn buồng giam bằng con mắt lạnh lùng. Buổi chiều, chàng tắm rửa, cầu nguyện và sau khi đọc xong một vài chương trong quyển kinh Coran cũng với vẻ bình thản như đang ở tư thất của mình trong hậu cung hoàng đế cha chàng, chàng nằm xuống ngủ, cây đèn vẫn thắp sáng để bên cạnh giường.
Trong tháp cổ đó có một cái giếng, nơi ẩn náu ban ngày của một tiên nữ tên là Maimoun, con gái của Damriat, là vua hoặc người cầm đầu một nhóm các vị thần. Lúc đó vào khoảng nửa đêm, tiên nữ Maimoun nhẹ nhàng nhẩy lên khỏi giếng, đi thăm thú trần gian cho thoả trí tò mò. Tiên nữ rất ngạc nhiên thấy ánh lửa trong buồng hoàng tử Camaralzaman. Nàng bước qua người hầu nằm ngủ cạnh cửa để vào trong, đi đến gần chiếc giường mà vẻ lộng lẫy làm nàng chú ý. Nàng càng ngạc nhiên hơn khi thấy có người nằm ngủ trên đó. Nửa khúốn mặt hoàng tử Camaralzaman bị một góc chăn che lấp, tiên nữ khẽ nâng lên một chút và sững sờ nhìn thấy một chàng trai trẻ đẹp chưa từng thấy trên khắp mọi nơi trên trái đất mà nàng đã đi qua.
– Ôi? Thật là rực rỡ? – Nàng nhủ thầm – Hoặc nói một cách khác là đôi mắt kia nếu mở ra nữa thì vẻ đẹp sẽ chói lọi đến lnức nào? Nhưng vì cớ gì mà đang ở địa vị cao sang, chàng lại bị đối xử như vậy? . Vì tiên nữ cũng đã biết sự thể của chàng nhưng chưa thực cặn kẽ lắm.
Maimoun ngắm hoàng tử Camaralzaman không chán mắt, sau khi hôn vào hai bên má và giữa trán mà không làm chàng thức giấc, nàng bay vút lên không. Nàng đang bay cao tít lưng chừng trời thì bỗng nghe thấy tiếng đập cánh, nên vội theo hướng đó bay tới. Khi đến gần thì nàng thấy tiếng vỗ cánh là do một vị thần gây ra, đó là một trong các thần linh chống đối lại Thượng đế. Vị thần có tên Danhasch, con của Schamhourasch, khiếp hãi nhận ra Maimoun, vì hắn biết là bản lĩnh của nàng hơn hắn nhiều. Hắn muốn tránh cuộc tao ngộ này nhưng vì đã quá gần nên không kịp chỉ còn cách hoặc giao đấu hoặc quy hàng.
Danhasch vội đề nghị với giọng nhũn nhặn:
– Nàng Maimoun hùng mạnh! Nhân danh Thượng đế, nàng hãy thề là không làm hại gì tôi đi! Về phía mình, tôi cũng thề như thế.
– Hung thần? – Maimoun nói – Mi có thể làm gì hại ta nào? Ta không sợ mi nhưng cũng chấp nhận lời cầu xin của mi. Hãy nói ta hay mi vừa ở đâu tớí đây, đã nhìn thấy những gì và đã làm gì đêm nay?
– Tiên nữ xinh đẹp – Dànhasch nói – Nàng đã gặp được tôi thật đúng lúc để được nghe cái gì đó thật kỳ diệu tôi sẽ kể đây…
Hoàng hậu Scheherazađe buộc phải ngừng lời vì ánh sáng ngày đã tù từ chiếu rọi. Đêm hôm sau, nàng kể tiếp như sau:
o O o
– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Vị thần chống đối Thượng đế nói tiếp với Maimoun:
– Vì nàng đã muốn nghe thì xin nói để nàng biết.là tôi vừa từ nơi địa đầu của Trung Quốc, nơi trông ra những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này, về đây… Nhưng nàng hứa là sẽ để cho tôi được tự do đi đâu tuỳ ý sau khi kể xong cho nàng nghe chứ?
– Kể đi, kể đi? Đừng sợ gì cả – Maimoun nói – Mi tưởng ta cũng lừa đảo giống mi, nuốt lời hứa với mi chăng? Chỉ cần nhớ là không được kể sai sự thực, nếu nói láo thì ta sẽ trị mi thích đáng.
Danhasch nghe thế cũng thấy có phần yên tâm, nói:
– Thưa tiên nữ thân mến, tôi sẽ kể toàn là sự thật cả thôi, xin nàng hãy lắng nghe: Đất nước Trung Quốc, nơi tôi mới rời đi, là một trong những quốc gia lớn và hùng mạnh nhất trên địa cầu có những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này phụ thuộc. Đức vua hiện giờ là Gaiour và ông vua này chỉ có một người con gái duy nhất mà từ thuở khai thiên lập địa tới nay chưa có người nào đẹp bằng. Cả nàng, cả tôi cũng như tất cả các vị thần vị tiên ở bên nàng cũng như ở bên tôi, cũng như tất cả mọi con người tập trung lại cũng không thể tìm ra được những từ những ngữ, những câu văn, những lời nói thật thích hợp, thật sinh động và đủ yếu tố hùng biện để mô tả lên một chân dung từa tựa như con người thực của nàng. Tóc nàng màu nâu và dài thướt tha chấm gót. Trán nàng phẳng lì như một tấm gương hình dạng thật mĩ miều, đôi mắt đen long lanh đầy lửa, mũi nàng không quá dài không quá ngắn, miệng nàng nhỏ và tươi như son, hàm răng nàng như hai hàng ngọc trai trắng bong. Khi động đậy lưỡi để nói, tiếng nàng dịu dàng và êm ái phát ra những lời đầy sự nhanh trí thông minh. Sắc trắng của minh ngọc thạch cũng còn thua cái cổ trắng như ngọc của nàng. Sơ sài vài nét như thế cũng đủ để nàng hiểu là ở trên đời này thật khó để có một sắc đẹp hoàn mỹ như vậy.
Vua cha yêu thương nàng rất mực, và cho nàng cấm cung không cho bất cứ ai được tự do tiếp xúc, ngoài người sau này sẽ cùng nàng kết hôn mà thôi. Để nàng khỏi buồn chán trong cảnh cấm cung như vậy nhà vua đã cho xây bảy cung điện mà xưa nay chưa ai từng nhìn thấy hoặc nghe nói.
Cung điện thứ nhất bằng đá pha lê, cung điện thứ hai bằng đồng, thứ ba bằng thép tinh, thứ tư bằng một loại đồng khác lạ quý hơn cả đồng và thép, thứ năm bằng loại đá thử vàng, thứ sáu bằng bạc và thứ bảy bằng vàng khối. Các cung điện đều được bày biện những đồ đạc lộng lẫy phù hợp với chất liệu xây dựng từng cung điện. Nhà vua không quên là những khu vườn kèm theo mỗi cung điện đều có những thảm cỏ mịn màng hoặc lốm đốm hoa, những vũng nước, những vòi phun, những mương rạch, những thác nước, những lùm cây trải dài xa tít tắp mà tia sáng mặt trời khó lọt qua. Tất cả đều có một trật tự khác nhau ở mỗi một khu vườn. Nhà vua Gaiour tóm lại, tỏ ra cho mọi người thấy là chỉ duy nhất có tình phụ tử mới khiến ông làm một khoản chi tiêu khổng lồ như vậy.
Nghe tiếng đồn về sắc đẹp chim sa cá lặn của công chúa, nhiều quốc vương lân bang đã cử những đoàn sứ thần long trọng đến xin được kết thân. Quốc vương Trung Hoa nghênh tiếp họ như nhau vì ông chỉ muốn gả công chúa cho người nào nàng tự chọn. Và nàng đã khước từ tất cả các đám đã tới cầu hôn. Những sứ thần ra về kém hài lòng về kết quả mong muốn nhưng chẳng có gì phải phàn nàn về sự tiếp đón đầy trang trọng và nhận được nhiều vinh dự ở nhà vua Trung Hoa.
– Tâu phụ vương – Công chúa nói với vua cha – NgườI muốn con thành hôn và cho là sẽ làm con sung sướng. Con thấy rõ tấm lòng của cha và vô cùng đội ơn Người, nhưng ngoài việc được ở gần phụ vương, gần những cung điện huy hoàng, gần những khu vườn tuyệt diệu ra thì con tìm đâu được hạnh phúc bây giờ? Con xin thêm là được cha yêu thương, con không bị ép buộc điềư gì cả mà còn được hưởng những vinh dự cũng như cha vậy. Đó là những lợi thế mà con không sao có được ở bất cứ nơi nào trên thế gian này, ở bất cứ người chồng nào mà giả dụ là tự con đồng ý. Những người chồng luôn luôn là muốn làm ông chủ, nhưng con thì lại chẳng muốn ai đè đầu cưỡi cổ mình.
Sau nhiều sứ bộ phải ra về tay không, có một đám tớI từ một vương quốc rất giàu rất mạnh, giàu mạnh hơn tất cả những đám tới từ trước đến nay. Quốc vương Trung Hoa bàn với công chúa, con gái ông và phân tích về lợi ích mọi bề nếu công chúa ưng đám này. Công chúa xin vua cha miễn cho và lại đem những lý do trước đây ra nói. Ông cố ép nhưng không những nàng chẳng chịu mà còn tỏ ra có điều bất kính đối với vua cha mình:
– Tâu phụ vương – Nàng giận dữ nói – Xin đừng nói với con về đám này cũng như tất cả những đám khác nữa. Nếu không, con sẽ đâm vào tim con một nhát dao để giải thoát cho mình khỏi những sự quấy rầy.
Quốc vương Trung Hoa vô cùng phẫn nộ, bảo công chúa:
– Con là một con điên và ta sẽ đối xử với con như một con điên.
Nhà vua hạ lệnh giam nàng vào một trong bảy cung điện và chỉ cho nàng mười nô tì già để hầu hạ và ngày đêm làm bạn. Trong mười người này có một người là vú nuôi của nàng. Rồi, để cho những quốc vương lân bang đã từng phái sứ bộ đến cầu hôn không còn nghĩ tới nàng nữa, ông cừ các đặc phái viên tới để báo cho họ việc xa lánh hôn nhân của công chúa. Và cũng vì ông tin là nàng điên thật nên đồng thời tuyên bố với các nước là nếu có thầy thuốc giỏi có thể chữa khỏi bệnh cho công chúa thì xin mời tới và sẽ gả công chúa cho để đền ơn nếu nàng bình phục.
– Nàng Maimoun xinh đẹp! – Danhasch nói tlếp – Sự việc lúc này đang ở tình trạng đó và tôi không quên đều đều hàng ngày tới ngắm cái vẻ đẹp vô song này. Mặc dù tính tôi ranh ma quỉ quái nhưng sẽ chẳng bao giờ làm gì thương tổn tới nàng. Xin tiên nữ cứ tới nhìn xem, tôi đảm bảo là chẳng phí công đâu. Khi nàng thấy rõ tôi chẳng phải là thằng nói láo thì sẽ phải cảm ơn tôi là đã cho nàng nhìn thấy nàng công chúa thật là một tuyệt thế giai nhân. Tôi sẵn sàng làm người hướng dẫn để phục vụ. Xin nàng cứ ra lệnh.
Thay vì đáp lại lời Danhasch, Maimoun cất tiếng cườI ròn rã hồi lâu và Danhasch ngớ ra không hiểu vì sao. Sau khi cười thoả thuê, nàng bảo:
– Khá lắm? Khá lắm? – Nàng bảo hung thần – Mi muốn làm cho ta tin chuyện đó ư? Ta tưởng là mi sẽ kể với ta cái gì đó thật là lạ lùng, kỳ quái kia hoá ra lại nói với ta về một con bé mắt toét nào đó ư? Hừ, hừ! Mi sẽ nói sao hả hung thần nếu mi được nhìn thấy như ta chàng hoàng tử đẹp trai ta vừa tới thăm hôm nay và ta rất muốn chàng xứng đáng được như vậy. Đó hoàn toàn là chuyện khác đấy mi sẽ phát điên lên cho mà xem.
– Nàng Maimounl – Danhasch nói . Liệu có quá mạo muội khi muốn nàng cho biết cái chàng hoàng tử mà nàng nói đó là ai không?
– Mi nên biết là – Maimoun bảo hắn – chuyện cũng na ná như chuyện của nàng công chúa mà mi vừa nói với ta đó Nhà vua cha chàng muốn ép chàng lấy vợ bằng được. Sau nhiều lần bị gây phiền nhiễu, chàng tuyên bố thẳng thừng và đứt khoát không lấy vợ. Đó là nguyên nhân tạI sao mà lúc này ta nói chuyện với mi thì chàng đang bị giam trong một cái tháp cổ mà ở đó cũng là chỗ ở của ta và ta cũng vừa chiêm ngưỡng chàng ở đó.
– Tuyệt đối tôi không muốn nói trái ngược lại vớI nàng – Danhasch nói – nhưng xin nàng hãy cho phép tôi được ngắm chàng hoàng tử của nàng, để thấy rõ là không có người đang sống hay đã chết nào có thể so sánh được vớI nàng công chúa xinh đẹp của tôi.
– Thôi hãy im đi, quân chết tiệt?- Maimoun bác lại – Ta bảo mi một lần nữa là không sao có thể như thế được.
– Tôi chẳng muốn cố tranh cãi với nàng làm gì -Danhasch vẫn không chịu – Muốn biết là tôi nói đúng hay nói sai, chỉ có cách là nàng hãy nhận lời tôi đã đề nghị là tới gặp nàng công chúa của tôi và sau đó nàng hãy chỉ cho tôi thấy hoàng tử của nàng.
– Không cần thiết ta phải nhọc công làm việc đó – Maimoun lại nói – Có một cách khác để ta và mi đều được hài lòng. Đó là mang công chúa của nhà ngươi về đặt vào giường của hoàng tử chỗ ta. Như vậy ta và ngươi cùng dễ dàng nhìn ngắm và so sánh một cách thật kỹ càng và chấm dứt cuộc cãi vã.
Danhasch bằng lòng với giải pháp của tiên nữ và muốn lập tức quay về Trung Quốc. Maimoun ngăn hắn lại:
– Hãy khoan – Nàng bảo hắn – Hãy đến đây, trước hết ta muốn chỉ cho mi cái tháp cổ mà mi phải đem nàng công chúa tới đó.
Họ cùng bay tới tháp cổ, Maimoun chỉ cho hắn thấy rồi bảo hắn:
– Thôi hãy đi đi? Và mang ngay công chúa về đây! Mi sẽ vẫn thấy ta ở đây. Nhưng hãy nghe này, ít ra là mi phải trả cho ta mốt khoản cược nếu chàng hoàng tử của ta đẹp hơn nàng công chúa của mi, và ta cũng phải trả cho ngươi khoản cược nếu nàng công chúa đẹp hơn hoàng tử.
Trời đã sáng rõ, Scheherazade ngùng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng Đế Ấn Độ:
o O o
“- Tâu bệ hạ, Danhasch để tiên nữ lại và vút đi Trung Quốc và quay về rất mau chóng khó tưởng tượng được, mang theo nàng công chúa xinh đẹp đang ngủ li bì. Maimoun đỡ lấy, đem vào trong buồng ngủ của hoàng tử Camaralzaman và đặt lên giường cho nằm cạnh chàng.
Khi hoàng tử và công chúa đã song song nằm bên nhau, một cuộc tranh luận xảy ra giữa tiên nữ và hung thần về chuyện người nào đẹp hơn. Họ cùng ngắm nghía và so sánh thầm. Danhasch phá im lặng trước:
– Nàng đã thấy đó – Y bảo tiên nữ – Cũng như tôi đã nói là công chúa của tôi đẹp hơn hẳn hoàng tử của nàng. Bây giờ na2ng còn nghi ngờ gì nữa không?
– Sao! Nghi ngờ ư? – Maimoun bảo – Đu1ng là ta chưa tin. Hẳn là mi bị đui thì mới thấy công chúa của mi đẹp hơn hoàng tử của ta. Công chúa của mi cũng đẹp, ta công nhận, nhưng chả nên vội vã, phải so sánh hai người với nhau một cách thật vô tư, mi sẽ thấy đúng như lời ta nói.
– Càng so sánh kỹ – Danhasch nói – tôi càng thấy không gì khác điều tôi nghĩ. Tôi đã trông thấy y như lần trông thấy đầu tiên và dù có nhìn lâu hơn thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nhưng không sao cả, nàng Maimoun duyên dáng ạ, tôi có thể nhường phần thắng cho nàng đó, nếu nàng muốn.
– Không thể thế được – Maimoun nói – Ta không muốn tên hung thần chết tiệt như mi phải nhường ta. Ta sẽ nhờ một trọng tài làm việc phán xử, nếu mi chối từ thì tức là mi chịu thua.
Danhasch vốn sẵn sàng làm mọi việc để lấy lòng Maimonn nên đồng ý ngay. Maimoun giậm mạnh chân, mặt đất bỗng nứt ra và chui lên là một vị thần xấu xí, gù lưng, chột mắt và thọt chân nữa. Ông có sáu cái sừng mọc trên đầu và tay chân đều có móng mọc dài. Vừa đứng thẳng lên thì đất khép lại, ông nhìn thấy Mạimoun liền quì xuống trước mặt nàng khúm núm hỏi nàng có điều gì truyền dạy.
– Hãy đứng lên, Caschcasch! – Nàng bảo vị thần có tên đó – Ta gọi ông lên để phán xử cho cuộc tranh cãi của ta với tên chết tiệt Danhasch này. Ông hãy liếc mắt nhìn xuống cái giường kia, và không được thiên vị nói cho chúng ta biết, theo ông thì người nào đẹp hơn, chàng trai hay là cô gái.
Caschcasch nhìn hoàng tử và công chúa với vẻ ngạc nhiên và thán phục. Một hồi lâu sau, y nói:
– Thưa bà – Y nói với Maimoun – Xin thú thực là tôi sẽ lừa dối các vị và tự phản lại mình nữa nếu bảo là người này đẹp hơn người kia. Càng ngắm kỹ họ, tôi càng thấy mỗi người một vẻ, chẳng ai thua kém ai. Người này chẳng có một tật nhỏ nào để bảo là phải nhường cho người kia. Nếu muốn biết ai hơn ai kém, theo tôi chỉ còn một cách để làm cho sáng tỏ là: lần lượt đánh thức họ dậy và xin hai vị thoả thuận với nhau là trong hai người đó, người nào tỏ ra yêu đương nồng nhiệt hơn, hối hả hơn và với tình cảm say đắm hơn thì coi như kém đẹp hơn về một mặt nào đó.
Hai người đều thấy lời khuyên của Caschcasch là có thể chấp nhận được. Maimoun liền biến thành một con rệp nhảy lên cổ Camaralzaman đốt đau đến mức làm cho chàng tỉnh đậy và sờ tay lên cổ, nhưng Malmoun đã kịp thời nhảy ra sau và trở lại nguyên hình, tất nhiên là vẫn vô hình như hai vị thần linh đứng đó để xem hoàng tử làm gì.
Lúc rụt tay lại, hoàng tử để tay mình rơi xuống tay công chúa Trung Hoa. Chàng mở mắt và vô cùng kinh ngạc thấy một cô gái nằm cạnh mình, một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngóc đầu, chống khuỷu tay lên để nhìn cho kỹ. Vẻ trẻ trung và sắc đẹp quyến rũ của công chúa làm toàn thân chàng nóng ran một ngọn lửa chàng chưa từng cảm thấy mà từ trước tới nay chàng vẫn luôn luôn căm ghét.
Tình yêu xâm chiếm tim chàng mãnh liệt làm chàng thốt kêu lên: Ôi, sao mà xinh đẹp! Sao mà quyến rũ? Trái tim của tôi!? Mảnh hồn của tôi!?. Vừa kêu lên như vậy chàng vừa cúi xuống hôn lên trán lên hai má và lên môi nàng thật nồng nhiệt. Nếu không được Danhasch phù phép cho ngủ thật say thì nhất định nàng đã bị chàng đánh thức rồi.
– Thế nào! Cô nương xinh đẹp của ta? – Hoàng tử nói- Trước những biểu hiện tỏ tình của hoàng tử Camaralzaman như vậy mà nàng không tỉnh giấc ư? Dù nàng là ai chăng nữa thì ta cũng không phải là bất xứng với nàng.
Chàng định cố đánh thức công chúa dậy nhưng dừng lại chợt nghĩ: Phải chăng nàng là người mà hoàng đế cha ta muốn cho ta lấy làm vợ? Nếu vậy thì ông thật sai lầm sao không cho ta thấy nàng trước? Ta đã không phải mang tội bất kính đối với ông vì đã công khai chống đối lại, và ông cũng sẽ không bị mất thể dlện vì ta .
Hoàng tử Camaralzaman thành tâm hối tiếc về khuyết điểm đã mắc phải và lại muốn đánh thức công chúa dậy – Cũng có thể là – Chàng dừng lại tự nhủ – hoàng đế muốn bắt ta quả tang, Người cho đưa công nương xinh đẹp này đến đây để thử xem ta có thực là thù ghét hôn nhân như ta đã nói không. Biết đâu là chính Người đã tự đưa nàng tới đây, biết đâu là Người đang nấp một chỗ kín mà làm cho ta xấu hổ về sự giả dối nguy trang của ta mà Người tưởng vậy. Lỗi lầm này sẽ còn nặng hơn gấp bội so với lỗi lầm thứ nhất. Để đề phòng mọi sự, ta hãy bằng lòng tạm cầm lấy cái nhẫn này để nhớ đến nàng. Đó là một chiếc nhẫn rất đẹp, công chúa đeo ở ngón tay. Chàng khéo léo tháo ra và lấy chiếc nhẫn của mình lồng vào thay thế. Xong; chàng nằm xuống và quay lưng lại chẳng bao lâu đã ngủ say như trước dưới sự phù chú của các vị thần linh.
Thấy hoàng tử Camaralzaman đã ngủ say, Danhasch đến lượt mình cũng biến thành một con rệp bò lên đốt đúng vào phía dưới môi công chúa. Nàng giật mình tỉnh dậy, ngồi lên, mở mắt và vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy một chàng trai nằm cạnh. Từ ngạc nhìn chuyển sang thán phục, từ thán phục chuyển sang dào dạt mừng vui khi thấy người dưới mắt mình là một chàng trai trẻ rất điển trai, rất đáng yêu.
– Sao? Có phải chàng mà cha ta bảo ta lấy làm chồng? Ôi! Giá mà ta biết trước? Ta đã chẳng làm cho người phảI giận dữ đối với ta. Ta đã chẳng phải chịu thiệt thòi là mất bao nhiêu lâu mới được một người chồng mà ta hết lòng yêu quý Chàng hãy dậy đi! Hãy dậy đi nào? Giữa đêm tân hôn đầu tiên mà ngủ vùi như thế thì chẳng phù hợp vớI một người chồng?
Nói xong, công chúa nắm lấy cánh tay hoàng tử Camaralzaman lay mạnh. Nhất định chàng sẽ phải thức tỉnh nếu ngay lúc đó, Maimoune không tăng thêm phù chú để chàng ngủ càng thêm li bì. Nàng lay nhiều lần như vậy, thấy chàng vẫn chưa tỉnh, nàng lẩm bẩm:
– Sao vậy! Có gì xảy ra với chàng chăng? Có kẻ tình địch ghen với hạnh phúc của hai chúng ta mà phải cầu cứu tới ma thuật chăng? Không thế thì sao lay mạnh thế mà vẫn chẳng tỉnh?
Nàng cầm lấy tay chàng âu yếm hôn và chợt nhìn thấy chiếc nhẫn ở ngón tay chàng. Sao giống nhẫn của mình vậy, nhưng sao ngón tay mình lại có một chiếc nhẫn khác. Nàng không hiểu làm sao lại có sự đổi chác này, nhưng lại đinh ninh đó là dấu hiệu của cuộc hôn nhân giữa mình và chàng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Muốn đánh thức chàng dậy nhưng thấy uổng công vô ích, vả lại chắc chắn là chàng chẳng thể nào lọt khỏi tay mình, nàng bảo với chàng: – Vì không sao đánh thức chàng dậy được – Nàng nói – Em cũng chẳng muốn làm giấc ngủ của chàng phải đứt quãng làm gì. Thôi, chúng ta gặp nhau sau vậy.
Rồi sau khi đặt một nụ hôn thắm thiết lên má chàng, nàng lại nằm xuống và chẳng mấy chốc lại ngủ tiếp.
Khi Maimoune thấy mình có thể cất tiếng nói mà không làm cho nàng công chúa Trung hoa thức giấc:
– Này! Hung thần chết tiệt kia – Nàng bảo Danhasch – Mi đã nhìn thấy rồi chứ? Mi có công nhận là công chúa của mi không tuyệt bằng hoàng tử của ta không? Thôi ta cũng xí xoá cho mi cái khoản đánh cuộc đó. Lần sau, khi ta đã nói sao thì hãy tin như thế nhé.
Rồi quay lại Caschcasch, nàng bảo:
– Còn ngươi, ta rất cảm ơn. Ngươi hãy cùng vớI Danhasch, xốc nàng công chúa lên và cùng đem nàng trả về giường nàng. Danhasch sẽ hướng dẫn ngươi.
Danhasch và Caschcasch chấp hành lệnh của nàng và Malmoune lại rút vào trong giếng.”
Trời sáng buộc hoàng hậu Scheherazade im tiếng. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên và đêm tiếp, hoàng hậu kể cho Người nghe tiếp chuyện đó như sau:
…
– Tâu bệ hạ, cách bờ biển Ba Tư khoảng hai chục ngày chèo thuyền, ngoài khơi có một hòn đảo có tên là đảo Những Đứa Con Của Khalédan. Đảo này gồm có nhiều tỉnh lớn, tất cả đều phồn vinh vì có những thành phố đông đúc thịnh vượng, làm thành một vương quốc hùng mạnh. Ngày xưa, trị vì hòn đảo này là quốc vương Schahzaman có bốn vợ đều là chính thất, đều là công chúa con vua và sáu chục phi tần.
Schahzaman tự cho mình là một quân vương hạnh phúc nhất trên trái đất này với sự yên bình và thịnh vượng của triều đại ông. Chỉ có một điều làm hạnh phúc của ông chưa trọn vẹn là đã luống tuổi mà chưa có con để nối dõi dù ông rất nhiều vợ. Ông không biết đổ cái lỗi vô sinh đó vì đâu và trong niềm sầu muộn đó, ông coi như thật là đại bất hạnh nếu một khi nằm xuống mà chẳng có người trong huyết thống để nối ngôi báu. Đã rất lâu ông giấu kín nỗì niềm xé ruột dằn vặt ông. Càng đau buồn ông lại càng cố giữ kín không để lộ ra với bất cứ ai. Cuối cùng, không thể lặng im được nữa, một hôm ông tâm sự với tể tướng và sau khi than thân trách phận một cách cay đắng ông hỏi tể tướng xem liệu có phương sách gì để cứu vãn được tình thế ấy không. Vị đại thần khôn ngoan đó nói:
– Nếu điều bệ hạ hỏi nó tuỳ thuộc vào những luật lệ thông thường về sự từng trải của con người thì Người sẽ được thoả mãn ngay thôi, nhưng xin thú thực là kinh nghiệm và kiến thức của tôi không đủ để đáp ứng đòi hỏI của bệ hạ. Chỉ có Thượng đế mới có thể ra tay phù trợ được thôi. Sống giữa giàu sang vàng lụa, ta thường luôn luôn quên Người nên Người đôi khi cũng gây cho ta chuyện buồn phiền đây đó để ta phải nghĩ tới và thừa nhận quyền lực tối cao của Người, thấy là những điều ta cầu mong chỉ còn duy nhất trông đợi ở Người. Bệ hạ có những thần dân chuyên làm nghề phụng thờ Thượng đế, phụng sự Người và sống khổ hạnh vì tin yêu Người. Ý kiến của tôi là bệ hạ nên góp phần công đức và khuyến khích động viên họ cùng với bệ hạ nguyện cầu. Có thể trong đám đông những người tu hành đó, có một người nào đó khá thuần khiết và được Thượng đế ưu ái vì vậy lời khẩn eầu được Người chấp nhận đáp ứng được điều mong ước của bệ hạ chăng.
Quốc vương Schahzaman đánh giá cao lời khuyên đó và hết lòng cảm ơn tể tướng của ông. Ông sai đem nhiều của cải hiến cho các cộng đồng những người tu hành, tổ chức một bữa tiệc lớn và nói với họ nguyện vọng của mình để họ báo cho tất cả các đạo sĩ dưới quyền.
Chẳng bao lâu Schahzaman được thoả nguyện: một trong những người vợ của ông mang thai và sau chín tháng cho ra đời một trai. Để tạ ơn này, ông lại cho gửi tớI các nhà thờ Hồi giáo nhiều lễ vật đáng giá và đồng thời tổ chức ăn mừng ngày sinh hoàng tử không những ở kinh đô mà ở tất cả mọi nơi trong phạm vi vương quốc. Các cuộc vui kéo dài suốt một tuần lễ. Người ta đưa hoàng tử đến cho ông ngay từ lúc mới sinh, ông thấy đứa bé thật xinh đẹp nên đặt tên cho cậu là Camaralzaman, mặt trăng của thế kỷ.
Hoàng tử Camaralzaman được nuôi dưỡng thật chu đáo. Vừa tuổi đến trường, cha cậu đã cử một thái phó hiền đức và nhiều thầy giáo giỏi để trông nom dạy đỗ cậu. Những ông thầy có tiếng này thấy cậu thông minh, lanh lợi, đễ bảo và có đủ khả năng tiếp thụ tất cả những kiến thức giảng dạy không những về đạo đức, phong tục mà còn tất cả những điều cần hiểu biết của một hoàng tử. Nhiều tuổi hơn một chút nữa, học các môn võ nghệ cậu đều tiếp thu nhanh chóng với một sự thành thạo tinh thông tuyệt vời làm mọi người đều thán phục nhất là hoàng đế, cha cậu.
Khi hoàng tử chớm tuổi mười lăm, hoàng đế vốn có một tình thương yêu con rất đằm thắm và tình yêu thương đó luôn được thể hiện bằng mọi cách. Ông muốn biểu lộ nó một cách thật đặc biệt và huy hoàng đó là thoái vị để nhường ngôi báu cho chàng. Ông trao đổi ý đó với tể tướng và nói thêm:
– Ta sợ là con ta sẽ làm mất đi, trong sự nhàn hạ cái năng khiếu trời cho cũng như bao thành công thu lượm được trong học tập rèn luyện. Vì cũng đã đến tuổi để nghĩ đến sự nghỉ ngơi rồi nên ta quyết định nhường ngôi cho hoàng tử, lui về sống nốt nhũng ngày còn lại với sự hài lòng được nhìn thấy con ta trị vì đất nước. Ta cần phảI nghỉ ngơi sau bao năm khó nhọc cầm quyền.
Tể tướng không muốn nêu ra tất cả những lý do thuyết phục ông khoan thực hiện quyết định nhường ngôi, ngược lại, ông muốn đi sâu vào khía cạnh tình cảm:
– Tâu bệ hạ, hoàng tử hãy còn quá trẻ để đảm đương một gánh nặng là cai trị một quốc gia hùng mạnh. Bệ hạ sợ chàng có thể bị hư hỏng vì cuộc sống nhàn rỗi với nhiều lý do, nhưng để phòng ngừa, sao bệ hạ không xét đến việc lấy vợ sớm cho chàng? Hôn nhân sẽ ràng buộc và ngăn cản một hoàng tử trẻ rơi vào cuộc sống chơi bời phóng túng. Cộng với việc cưới vợ, bệ hạ cho chàng tham dự trong những buổi họp hội đồng để chàng làm quen dần với công việc của triều đình rồi sau đó khi nào thấy chàng có đầy đủ khả năng theo chính kinh nghiệm của bệ hạ thì đó là lúc bệ hạ truyền ngôi báu cho chàng.
Schahzaman thấy lời khuyên của tể tướng đầu triều vô cùng hợp lý nên sáu khi ông này lui, nhà vua bèn cho gọi hoàng tử Camaralzaman tới.
Hoàng tử thường lui tới thăm cha vào những giờ giấc đã định trước, chẳng mấy khi phải vời tới. Nên lần này chàng ngạc nhiện thấy lệnh cha gọi. Đáng lẽ thấy thoải mái như mọi khi thì lần này chàng chào cha thật trịnh trọng và cúi đầu trước mặt ông.
Hoàng đế nhận thấy sự gò bó của hoàng tử bèn ôn tồn bảo chàng:
– Con có biết cha cho đòi con tới đây có việc gì không?
– Tâu phụ hoàng – Chàng khiêm tốn đáp – Chỉ có Thượng đế mới thấu hiểu mọi sự thôi. Con rất vui lòng được biết ý phụ vương.
– Ta cho gọi con tới – Hoàng đế nói – để bảo cho con hay là ta muốn cưới vợ cho con. Con thấy sao?
Hoàng tử Camaralzaman rất không vui khi nghe cha nói thế. Chàng sửng sốt đến mức toát cả mồ hôi và không biết trả lời ra sao cả. Sau một lát im lặng, chàng-nói:
– Tâu hoàng thượng, xin Người thứ lỗi cho con đã lặng người đi khi nghe thấy lời Người tuyên bố. Con không chờ đợi điều đó vì con còn quá trẻ. Con cũng không rõ có bao giờ con bị hôn nhân trói buộc không vì đàn bà không những chỉ gây nhiều điều phiền toái mà con hiểu rất rõ, họ lại còn là những người gian xảo, độc ác và đối trá như trong nhiều sách của các tác giả con đã đọc. Có thể là ý kiến của con chẳng phải là cố định như vậy nhưng con cảm thấy là cần phải có thời gian trước khi tự mình dứt khoát làm được điều mà hoàng thượng đòi hỏi.”
Scheherazade muốn kể tiếp nhưng nhìn thấy hoàng đế Ản Độ đã nhận ra trời đã sáng rời giường bước xuống nên nàng ngừng lại. Đêm sau, nàng vẫn kể tiếp câu chuyện này:
o O o
– Tâu bệ hạ, lời hoàng tử trình bày làm cho hoàng đế cha chàng cực kỳ buồn bã. Vị quốc vương này thực sự đau lòng khi thấy chàng có một sự chán ghét ghê gớm về hôn phối. Tuy vậy ông không muốn kết chàng phạm tội bất tuân cũng như không muốn dùng uy quyền cha chú đối vớI chàng. Ông chỉ khẽ bảo con:
– Cha chẳng muốn ép buộc con, để cho con có thời gian suy nghĩ và thấy rằng một hoàng tử như cón sinh ra là để trị vì một quốc gia lớn thì trước hết phải nghĩ đến chuyện cần có người nối dõi. Tự cho mình niềm vui ấy, con cũng sẽ làm cha vui vì được thấy mình sống lại trong con và trong cả những đứa cháu mà con sinh hạ.
Schahzaman không nói gì thêm nữa với hoàng tử Camaralzaman. Ông cho chàng tham dự trong các buổi họp cơ mật quốc gia và tìm mọi cách để làm chàng vừa lòng. Một năm sau, ông gọi riêng chàng ra và bảo:
– Thế nào, con trai ta? Con có nhớ là phải suy nghĩ về ý muốn của cha về việc cưới vợ mà cha đã nói với con năm ngoái không? Líệu con vẫn cứ khước từ không cho cha được vui lòng với sự vâng lời của con, và để cho cha chết đi mà không được biết niềm vui đó sao?
Hoàng tử có vẻ như đỡ sửng sốt so với lần đầu và không do dự lâu trả lời thật dứt khoát như sau:
– Thưa phụ hoàng, con, không quên việc đó, nhưng sau khi đã cân nhắc kỹ con càng kiên định là sẽ sống độc thân, không để hôn nhân trói buộc. Quả thật, những nỗi khổ vô biên do đàn bà gây ra trong tất cả các thời đại trên trần thế mà con biết rõ trong sử sách và những điều được nghe thấy hàng ngày về những sự tinh ma quỉ quái của họ, là những lý do đã làm cho con quyết tâm là sống suốt đời không có liên quan gì với họ. Vậy phụ vương hãy tha tội nếu con mạo muội dám xin Người là từ nay không đả động gì đến việc cưới xin nữa .
Chàng dừng lại ở đây và đột ngột rời hoàng đế cha chàng không đợi ông nói gì khác nữa.
Tất cả những ông vua khác chắc là khó kìm được cơn giận dữ lôi đình sau những lời lẽ táo bạo trên đây của hoàng tử và sẽ chẳng quên làm cho chàng phải hối tiếc. Nhưng vua Schahzaman rất thương yêu con, muốn dùng lời lẽ dịu dàng trước khi phải cưỡng bức. Ông cho tể tướng biết nỗi buồn phiền mới của ông do hoàng tử Camaralzaman vừa gây ra:
– Ta đã theo lời khuyên của nhà ngươi – Ông nói với tể tướng – Nhưng Camaralzaman lại càng xa lánh chuyện hôn nhân hơn cả lần trước và hoàng tử lại còn trình bày với ta bằng những lời lẽ thật táo bạo khiến ta phải hết sức kiềm chế mới không nổi giận. Những người cha hết sức nhiệt thành cũng như ta đối với hoàng tử đúng là những người dạo đột tự tước của mình đi sự yên tĩnh nghỉ ngơi. Nhà ngươi bảo ta làm sao bây giờ để khiến được cái tên cứng đầu cứng cổ đó tuân Phục ý chí của ta?
– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Với lòng kiên nhẫn, người ta đạt được vô số thành công trong việc làm. Có thể là sự việc này không phải thuộc bản chất có thể thành công theo con đường đó. Cũng chẳng có gì đáng trách là bệ hạ đã có phần nào muốn đẩy nhanh sự việc. Xin Người xét xem có thể cho thêm hoàng tử thời hạn một năm nữa để suy nghĩ. Nếu trong khoảng thời gian này, hoàng tử biết đến bổn phận thì niềm vui của hoàng thượng sẽ lớn hơn là dùng quyền lực của người cha để ép buộc chàng. Nếu, ngược lại chàng vẫn một mực khăng khăng chối từ thì, khi một năm đã trôi qua, bệ hạ sẽ tuyên bố trước cả triều thần là vì lợi ích quốc gia, hoàng tử phải cưới vợ. Không thể tin được là trước cả một tập thể nổi tiếng mà bệ hạ được tôn trọng bằng sự có mặt của mình, hoàng tử lại đám tỏ ra thái độ bất kính.
Hoàng đế, vô cùng khát khao được thấy hoàng tử, con trai mình mau lấy vợ, thì từng ngày đối với ông cũng dài bằng cả năm, huống chi phải lui thời hạn một năm nữa, ông thấy thật vô cùng sốt ruột. Nhưng cũng đành phảI theo lời khuyên có lý lẽ rất thuyết phục của tể tướng, không thể bác bỏ được.
Ánh sáng ngày đã bắt đầu ló rạng buộc Scheherazade đến chỗ này phải ngừng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng đế Schahriar:
o O o
– Tâu bệ hạ, sau khi tể tướng đã lui hoàng đế Schahzaman đi tới tư thất của bà thân mẫu hoàng tử Camaralzaman mà ông đã nhiều lần bàn với bà cưới vợ cho con trai. Ông buồn bã kể cho bà nghe chuyện chàng từ chối lần thứ hai một cách bướng bỉnh làm ông đau lòng nhưng ông vẫn phải rộng lượng với chàng vì lời khuyên của tể tướng.
– Hậu ạ – Ông bảo bà – Ta biết là con nó tin bà hơn là ta. Bà nói thì nó đễ dàng vâng theo hơn. Vậy bà hãy để một chút thời gian nghiêm chỉnh và thân mật bảo cho nó biết nếu cứ cứng đầu cứng cổ như thế thì ta buộc phải cứng rắn dù rất không muốn và nó sẽ phải hối tiếc vì đã không tuân phục cha nó.
Fatime, đó là tên của bà mẹ Camaralzaman, gặp hoàng tử, con bà lần thứ nhất, bảo cho chàng biết là bà được tin việc chối từ cưới vợ của chàng với hoàng đế bà biết bao lo sợ là việc đó đã làm cho hoàng đế vô cùng tức giận.
– Thưa mẹ – Camaralzaman nói – Xin mẹ đừng khơi dậy nỗi đau của con về việc đó nữa. Con rất sợ, là đang trong tâm trạng buồn chán có thể con sẽ có gì thất lễ với mẹ thì thật đáng tiếc đấy.
Fatime, qua lời nói của con, biết là vết thương còn quá mới, vì vậy lần này không nói gì thêm nữa. Lâu lâu về sau, Fatime tìm được dịp nói với chàng cũng về vấn đề trên, hy vọng là chàng để tai nghe.
– Con ơi? – Bà nói – Mẹ xin con hãy nói cho mẹ hay,nếu điều này không gây cho con phiền bực; vì những nguyên cớ gì mà con lại thù ghét vấn đề hôn nhân làm vậy. Nếu con chỉ cho đàn bà là ranh ma, ác độc và không có gì khác ngoài các tính xấu đó nữa thì lý do quả là rất yếu ớt và còn không hợp lý nữa. Mẹ chẳng muốn bênh vực cho những người đàn bà độc ác. Có rất nhiều người như vậy, mẹ công nhận. Nhưng thật bất công nếu đi vơ đũa cả nắm vì không phải tất cả đàn bà đều độc ác. Trong những sách con đọc, con thấy một số những người nào đó đúng thật là đã gây ra nhiều sự lộn xộn lớn, chính mẹ cũng không hề muốn tha thứ cho họ. Nhưng sao con chẳng chú ý là có biết bao nhiêu ông vua, bao nhiêu hoàng đế và cả các hoàng tử khác nữa mà sự độc đoán, dã man tàn bạo độc ác khiến mọi người kinh hãi ghê tởm. Họ đã được nêu lên trong sử sách mà mẹ cũng như con đã đọc. Nếu so sánh thì cứ một người đàn bà cũng phải có tới một ngàn những đàn ông dã man tàn bạo. Và những người đàn bà ngoan nết, lương thiện thật là bất hạnh phải sánh đôi với những tên điên khùng đó. Con tưởng là họ sung sướng lắm sao?
– Thưa mẹ – Camaralzaman nói – Con không nghi ngờ gì là có rất nhiều những người đàn bà khôn ngoan, đức hạnh, tử tế, dịu dàng và sống thật lương thiện. Cầu Thượng đế cho tất cả bọn họ đều giống như mẹ của con? Điều làm con bất bình là một người đàn ông cứ bắt buộc phải làm một cuộc lựa chọn người định lấy làm vợ chẳng lấy gì làm chắc chắn bảo đảm hay nói một cách khác là chẳng được tự do làm theo ý mình. Giả dụ là con quyết định đi vào cuộc hôn nhân như cha con từng nóng lòng mong mỏi, thì Người sẽ cho con một người vợ như thế nào đây? Chắc hẳn là một công chúa mà cha nhắm cho con, con một vị vua nước lân bang nào đó, và nhà vua ấy chắc hẳn lấy làm vinh dự được cho con gái về làm dâu nhà ta. Dù đẹp, dù xấu thì con cũng phải lấy. Con muốn người vợ con phải đẹp, không có một công chúa nào sánh bằng, nhưng có ai bảo đảm cho về trí tuệ, về tính tình cô ta có dễ chịu, đáng yêu, niềm nở, nhã nhặn không? Về tiếp xúc nói năng trò chuyện có biết nói những câu chuyện đứng đắn tế nhị không hay toàn là chuyện áo quần, cách ăn mặc chưng điện, chuyện tô điểm trang sức và hàng ngàn chuyện vớ vẩn khác khiến bất cứ người đàn ông đứng đắn nào cũng phải đem lòng thương hại. Tóm lạI là có ai bảo đảm cho con cưới được một cô gái không kiêu căng, hách dịch, không hợm hĩnh khinh bạc, không làm cho một quốc gia khánh kiệt vì những khoản tiêu sài nông nổi về áo quần, về đồ châu ngọc, về trang sức và những thứ phù phiếm điên loạn và lạc điệu? Như mẹ thấy đấy, thưa mẹ, chỉ riêng một mục ấy thôi đã có vô vàn những điểm yếu khiến con hoàn toàn chán ghét hôn nhân. Mà dù cho nàng công chúa đó có hoàn hảo và toàn vẹn đến đâu, không có điểm nào đáng chê trách đi nữa thì con hãy còn vô số lý do mạnh hơn để giữ vững sự suy nghĩ cũng như quyết định của mình.
– Sao? Con của mẹ – Fatime nói- Con còn có những lý đo khác ngoài những lý do con vừa nói ư! Mẹ thấy là chỉ bằng một lời thôi, mẹ có thể làm con cạn lý.
– Xin mẹ cứ nói, thưa mẹ – Hoàng tử bướng bỉnh – Biết đâu con có thể bác lại được ý kiến đó của mẹ.
– Con ạ, mẹ muốn nói là – Fatime bảo – Đối với một hoàng tử, nếu bất hạnh lấy phải một công chúa giống như con vừa mô tả đó, thì có khó gì đâu trong việc phế bỏ và ra sắc chỉ ngăn cấm nàng để khỏi làm cho quốc gia khánh kiệt.
– Ôi? Mẹ ơi – hoàng tử Camaralzaman nói – Thế mẹ không thấy là thật nhục nhã cho một hoàng tử đã buộc phải đi tới hành động cực đoan đó? Vì vinh quang và sự thanh thản của mình, chớ nên dấn thân vào việc đó, như thế có phải hơn không?
– Nhưng con ơi? – Fatime lại nói – Theo cách con suy nghĩ, mẹ thấy rằng con muốn mình là một ông vua cuốI cùng của dòng họ đã từng trị vì trong vinh quang và hiển hách tại vương quốc đảo Những Đứa Con Của Khalédan .
– Thưa mẹ – Hoàng tử Camaralzaman đáp – Con chẳng cầu mong được sống lâu hơn đức vua cha con. Nếu chẳng may mà con chết trước Người thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên vì chuyện con chết trước cha phải đâu là hiếm có. Nhưng bao giờ cũng được tôn vinh cho cả một triểu đại nếu ông vua cuối cùng của thế hệ đó tỏ ra xứng đáng, và con thì đang cố gắng hết sức mình để xứng đáng với các đấng tiên vương và các vị khai sáng ra triều đai.
Từ hôm ấy, hoàng hậu Fatime còn có nhiều cuộc chuyện trò như vậy với hoàng tử Camaralzaman và cố tìm ra chỗ yếu của chàng để nhổ tận gốc sự ghét bỏ của chàng đối với hôn nhân. Nhưng lần nào cũng bị chàng bẻ lại lý lẽ của bà bằng những lý do khác làm bà không biết đáp lại ra sao cả. Chàng cứ trơ như đá vững như đồng không gì lay chuyển nổi.
Một năm nữa lại trôi qua, trong nỗi buồn phiền của hoàng đế Schahzaman, hoàng tử Camaralzaman chưa có một biểu hiện nào thay đổi quan điểm của mình. Một hôm, trong một buổi thiết triều long trọng có mặt đông đủ tể tướng, các thượng thư, các đại thần và các tướng lĩnh, hoàng đế bảo hoàng tử:
– Đã từ lâu ta từng cho con biết ý muốn thiết tha của ta là được thấy con thành gia thất và chờ đợi với sự ân cần của một người cha đòi hỏi một điều không gì hợp lý hơn. Con đã nhiều phen cưỡng lại khiến ta không sao kiên nhẫn được nữa. Trước triều đình, hôm nay ta lại nêu lên vấn đề này. Không còn là vì tuân theo ý của một người cha mà con chẳng dám chối từ, nhưng đây là vì quyền lợi của đất nước bắt buộc và tất cả vị đại thần ở đây yêu cầu cùng với cha. Vậy thì con sẽ nói sao đây, để theo đó, cha còn định liệu.
Hoàng tử Camaralzaman đáp lại với thái độ khá sỗ sàng hoặc nói cách khác là với thái độ bực bội khiến Hoàng đế bị bẽ mặt trước cả triều thần đã không kìm được sự giận dữ chính đáng:
– Sao! Đứa con mất gốc kia? Mày dám nói năng láo xược như vậy trước hoàng đế cha mày như thế ư?
Ông bèn lập tức lệnh cho lính cấm vệ bắt giữ và đưa chàng nhốt vào một cái tháp cổ đã bỏ hoang từ lâu. Chàng bị giam trong đó với một chiếc giường, một vài bàn ghế, một số quyển sách và chỉ có một tên người hầu.
Camaralzaman, hài lòng vì được tự do trò chuyện vớI những cuốn sách, nhìn buồng giam bằng con mắt lạnh lùng. Buổi chiều, chàng tắm rửa, cầu nguyện và sau khi đọc xong một vài chương trong quyển kinh Coran cũng với vẻ bình thản như đang ở tư thất của mình trong hậu cung hoàng đế cha chàng, chàng nằm xuống ngủ, cây đèn vẫn thắp sáng để bên cạnh giường.
Trong tháp cổ đó có một cái giếng, nơi ẩn náu ban ngày của một tiên nữ tên là Maimoun, con gái của Damriat, là vua hoặc người cầm đầu một nhóm các vị thần. Lúc đó vào khoảng nửa đêm, tiên nữ Maimoun nhẹ nhàng nhẩy lên khỏi giếng, đi thăm thú trần gian cho thoả trí tò mò. Tiên nữ rất ngạc nhiên thấy ánh lửa trong buồng hoàng tử Camaralzaman. Nàng bước qua người hầu nằm ngủ cạnh cửa để vào trong, đi đến gần chiếc giường mà vẻ lộng lẫy làm nàng chú ý. Nàng càng ngạc nhiên hơn khi thấy có người nằm ngủ trên đó. Nửa khúốn mặt hoàng tử Camaralzaman bị một góc chăn che lấp, tiên nữ khẽ nâng lên một chút và sững sờ nhìn thấy một chàng trai trẻ đẹp chưa từng thấy trên khắp mọi nơi trên trái đất mà nàng đã đi qua.
– Ôi? Thật là rực rỡ? – Nàng nhủ thầm – Hoặc nói một cách khác là đôi mắt kia nếu mở ra nữa thì vẻ đẹp sẽ chói lọi đến lnức nào? Nhưng vì cớ gì mà đang ở địa vị cao sang, chàng lại bị đối xử như vậy? . Vì tiên nữ cũng đã biết sự thể của chàng nhưng chưa thực cặn kẽ lắm.
Maimoun ngắm hoàng tử Camaralzaman không chán mắt, sau khi hôn vào hai bên má và giữa trán mà không làm chàng thức giấc, nàng bay vút lên không. Nàng đang bay cao tít lưng chừng trời thì bỗng nghe thấy tiếng đập cánh, nên vội theo hướng đó bay tới. Khi đến gần thì nàng thấy tiếng vỗ cánh là do một vị thần gây ra, đó là một trong các thần linh chống đối lại Thượng đế. Vị thần có tên Danhasch, con của Schamhourasch, khiếp hãi nhận ra Maimoun, vì hắn biết là bản lĩnh của nàng hơn hắn nhiều. Hắn muốn tránh cuộc tao ngộ này nhưng vì đã quá gần nên không kịp chỉ còn cách hoặc giao đấu hoặc quy hàng.
Danhasch vội đề nghị với giọng nhũn nhặn:
– Nàng Maimoun hùng mạnh! Nhân danh Thượng đế, nàng hãy thề là không làm hại gì tôi đi! Về phía mình, tôi cũng thề như thế.
– Hung thần? – Maimoun nói – Mi có thể làm gì hại ta nào? Ta không sợ mi nhưng cũng chấp nhận lời cầu xin của mi. Hãy nói ta hay mi vừa ở đâu tớí đây, đã nhìn thấy những gì và đã làm gì đêm nay?
– Tiên nữ xinh đẹp – Dànhasch nói – Nàng đã gặp được tôi thật đúng lúc để được nghe cái gì đó thật kỳ diệu tôi sẽ kể đây…
Hoàng hậu Scheherazađe buộc phải ngừng lời vì ánh sáng ngày đã tù từ chiếu rọi. Đêm hôm sau, nàng kể tiếp như sau:
o O o
– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Vị thần chống đối Thượng đế nói tiếp với Maimoun:
– Vì nàng đã muốn nghe thì xin nói để nàng biết.là tôi vừa từ nơi địa đầu của Trung Quốc, nơi trông ra những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này, về đây… Nhưng nàng hứa là sẽ để cho tôi được tự do đi đâu tuỳ ý sau khi kể xong cho nàng nghe chứ?
– Kể đi, kể đi? Đừng sợ gì cả – Maimoun nói – Mi tưởng ta cũng lừa đảo giống mi, nuốt lời hứa với mi chăng? Chỉ cần nhớ là không được kể sai sự thực, nếu nói láo thì ta sẽ trị mi thích đáng.
Danhasch nghe thế cũng thấy có phần yên tâm, nói:
– Thưa tiên nữ thân mến, tôi sẽ kể toàn là sự thật cả thôi, xin nàng hãy lắng nghe: Đất nước Trung Quốc, nơi tôi mới rời đi, là một trong những quốc gia lớn và hùng mạnh nhất trên địa cầu có những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này phụ thuộc. Đức vua hiện giờ là Gaiour và ông vua này chỉ có một người con gái duy nhất mà từ thuở khai thiên lập địa tới nay chưa có người nào đẹp bằng. Cả nàng, cả tôi cũng như tất cả các vị thần vị tiên ở bên nàng cũng như ở bên tôi, cũng như tất cả mọi con người tập trung lại cũng không thể tìm ra được những từ những ngữ, những câu văn, những lời nói thật thích hợp, thật sinh động và đủ yếu tố hùng biện để mô tả lên một chân dung từa tựa như con người thực của nàng. Tóc nàng màu nâu và dài thướt tha chấm gót. Trán nàng phẳng lì như một tấm gương hình dạng thật mĩ miều, đôi mắt đen long lanh đầy lửa, mũi nàng không quá dài không quá ngắn, miệng nàng nhỏ và tươi như son, hàm răng nàng như hai hàng ngọc trai trắng bong. Khi động đậy lưỡi để nói, tiếng nàng dịu dàng và êm ái phát ra những lời đầy sự nhanh trí thông minh. Sắc trắng của minh ngọc thạch cũng còn thua cái cổ trắng như ngọc của nàng. Sơ sài vài nét như thế cũng đủ để nàng hiểu là ở trên đời này thật khó để có một sắc đẹp hoàn mỹ như vậy.
Vua cha yêu thương nàng rất mực, và cho nàng cấm cung không cho bất cứ ai được tự do tiếp xúc, ngoài người sau này sẽ cùng nàng kết hôn mà thôi. Để nàng khỏi buồn chán trong cảnh cấm cung như vậy nhà vua đã cho xây bảy cung điện mà xưa nay chưa ai từng nhìn thấy hoặc nghe nói.
Cung điện thứ nhất bằng đá pha lê, cung điện thứ hai bằng đồng, thứ ba bằng thép tinh, thứ tư bằng một loại đồng khác lạ quý hơn cả đồng và thép, thứ năm bằng loại đá thử vàng, thứ sáu bằng bạc và thứ bảy bằng vàng khối. Các cung điện đều được bày biện những đồ đạc lộng lẫy phù hợp với chất liệu xây dựng từng cung điện. Nhà vua không quên là những khu vườn kèm theo mỗi cung điện đều có những thảm cỏ mịn màng hoặc lốm đốm hoa, những vũng nước, những vòi phun, những mương rạch, những thác nước, những lùm cây trải dài xa tít tắp mà tia sáng mặt trời khó lọt qua. Tất cả đều có một trật tự khác nhau ở mỗi một khu vườn. Nhà vua Gaiour tóm lại, tỏ ra cho mọi người thấy là chỉ duy nhất có tình phụ tử mới khiến ông làm một khoản chi tiêu khổng lồ như vậy.
Nghe tiếng đồn về sắc đẹp chim sa cá lặn của công chúa, nhiều quốc vương lân bang đã cử những đoàn sứ thần long trọng đến xin được kết thân. Quốc vương Trung Hoa nghênh tiếp họ như nhau vì ông chỉ muốn gả công chúa cho người nào nàng tự chọn. Và nàng đã khước từ tất cả các đám đã tới cầu hôn. Những sứ thần ra về kém hài lòng về kết quả mong muốn nhưng chẳng có gì phải phàn nàn về sự tiếp đón đầy trang trọng và nhận được nhiều vinh dự ở nhà vua Trung Hoa.
– Tâu phụ vương – Công chúa nói với vua cha – NgườI muốn con thành hôn và cho là sẽ làm con sung sướng. Con thấy rõ tấm lòng của cha và vô cùng đội ơn Người, nhưng ngoài việc được ở gần phụ vương, gần những cung điện huy hoàng, gần những khu vườn tuyệt diệu ra thì con tìm đâu được hạnh phúc bây giờ? Con xin thêm là được cha yêu thương, con không bị ép buộc điềư gì cả mà còn được hưởng những vinh dự cũng như cha vậy. Đó là những lợi thế mà con không sao có được ở bất cứ nơi nào trên thế gian này, ở bất cứ người chồng nào mà giả dụ là tự con đồng ý. Những người chồng luôn luôn là muốn làm ông chủ, nhưng con thì lại chẳng muốn ai đè đầu cưỡi cổ mình.
Sau nhiều sứ bộ phải ra về tay không, có một đám tớI từ một vương quốc rất giàu rất mạnh, giàu mạnh hơn tất cả những đám tới từ trước đến nay. Quốc vương Trung Hoa bàn với công chúa, con gái ông và phân tích về lợi ích mọi bề nếu công chúa ưng đám này. Công chúa xin vua cha miễn cho và lại đem những lý do trước đây ra nói. Ông cố ép nhưng không những nàng chẳng chịu mà còn tỏ ra có điều bất kính đối với vua cha mình:
– Tâu phụ vương – Nàng giận dữ nói – Xin đừng nói với con về đám này cũng như tất cả những đám khác nữa. Nếu không, con sẽ đâm vào tim con một nhát dao để giải thoát cho mình khỏi những sự quấy rầy.
Quốc vương Trung Hoa vô cùng phẫn nộ, bảo công chúa:
– Con là một con điên và ta sẽ đối xử với con như một con điên.
Nhà vua hạ lệnh giam nàng vào một trong bảy cung điện và chỉ cho nàng mười nô tì già để hầu hạ và ngày đêm làm bạn. Trong mười người này có một người là vú nuôi của nàng. Rồi, để cho những quốc vương lân bang đã từng phái sứ bộ đến cầu hôn không còn nghĩ tới nàng nữa, ông cừ các đặc phái viên tới để báo cho họ việc xa lánh hôn nhân của công chúa. Và cũng vì ông tin là nàng điên thật nên đồng thời tuyên bố với các nước là nếu có thầy thuốc giỏi có thể chữa khỏi bệnh cho công chúa thì xin mời tới và sẽ gả công chúa cho để đền ơn nếu nàng bình phục.
– Nàng Maimoun xinh đẹp! – Danhasch nói tlếp – Sự việc lúc này đang ở tình trạng đó và tôi không quên đều đều hàng ngày tới ngắm cái vẻ đẹp vô song này. Mặc dù tính tôi ranh ma quỉ quái nhưng sẽ chẳng bao giờ làm gì thương tổn tới nàng. Xin tiên nữ cứ tới nhìn xem, tôi đảm bảo là chẳng phí công đâu. Khi nàng thấy rõ tôi chẳng phải là thằng nói láo thì sẽ phải cảm ơn tôi là đã cho nàng nhìn thấy nàng công chúa thật là một tuyệt thế giai nhân. Tôi sẵn sàng làm người hướng dẫn để phục vụ. Xin nàng cứ ra lệnh.
Thay vì đáp lại lời Danhasch, Maimoun cất tiếng cườI ròn rã hồi lâu và Danhasch ngớ ra không hiểu vì sao. Sau khi cười thoả thuê, nàng bảo:
– Khá lắm? Khá lắm? – Nàng bảo hung thần – Mi muốn làm cho ta tin chuyện đó ư? Ta tưởng là mi sẽ kể với ta cái gì đó thật là lạ lùng, kỳ quái kia hoá ra lại nói với ta về một con bé mắt toét nào đó ư? Hừ, hừ! Mi sẽ nói sao hả hung thần nếu mi được nhìn thấy như ta chàng hoàng tử đẹp trai ta vừa tới thăm hôm nay và ta rất muốn chàng xứng đáng được như vậy. Đó hoàn toàn là chuyện khác đấy mi sẽ phát điên lên cho mà xem.
– Nàng Maimounl – Danhasch nói . Liệu có quá mạo muội khi muốn nàng cho biết cái chàng hoàng tử mà nàng nói đó là ai không?
– Mi nên biết là – Maimoun bảo hắn – chuyện cũng na ná như chuyện của nàng công chúa mà mi vừa nói với ta đó Nhà vua cha chàng muốn ép chàng lấy vợ bằng được. Sau nhiều lần bị gây phiền nhiễu, chàng tuyên bố thẳng thừng và đứt khoát không lấy vợ. Đó là nguyên nhân tạI sao mà lúc này ta nói chuyện với mi thì chàng đang bị giam trong một cái tháp cổ mà ở đó cũng là chỗ ở của ta và ta cũng vừa chiêm ngưỡng chàng ở đó.
– Tuyệt đối tôi không muốn nói trái ngược lại vớI nàng – Danhasch nói – nhưng xin nàng hãy cho phép tôi được ngắm chàng hoàng tử của nàng, để thấy rõ là không có người đang sống hay đã chết nào có thể so sánh được vớI nàng công chúa xinh đẹp của tôi.
– Thôi hãy im đi, quân chết tiệt?- Maimoun bác lại – Ta bảo mi một lần nữa là không sao có thể như thế được.
– Tôi chẳng muốn cố tranh cãi với nàng làm gì -Danhasch vẫn không chịu – Muốn biết là tôi nói đúng hay nói sai, chỉ có cách là nàng hãy nhận lời tôi đã đề nghị là tới gặp nàng công chúa của tôi và sau đó nàng hãy chỉ cho tôi thấy hoàng tử của nàng.
– Không cần thiết ta phải nhọc công làm việc đó – Maimoun lại nói – Có một cách khác để ta và mi đều được hài lòng. Đó là mang công chúa của nhà ngươi về đặt vào giường của hoàng tử chỗ ta. Như vậy ta và ngươi cùng dễ dàng nhìn ngắm và so sánh một cách thật kỹ càng và chấm dứt cuộc cãi vã.
Danhasch bằng lòng với giải pháp của tiên nữ và muốn lập tức quay về Trung Quốc. Maimoun ngăn hắn lại:
– Hãy khoan – Nàng bảo hắn – Hãy đến đây, trước hết ta muốn chỉ cho mi cái tháp cổ mà mi phải đem nàng công chúa tới đó.
Họ cùng bay tới tháp cổ, Maimoun chỉ cho hắn thấy rồi bảo hắn:
– Thôi hãy đi đi? Và mang ngay công chúa về đây! Mi sẽ vẫn thấy ta ở đây. Nhưng hãy nghe này, ít ra là mi phải trả cho ta mốt khoản cược nếu chàng hoàng tử của ta đẹp hơn nàng công chúa của mi, và ta cũng phải trả cho ngươi khoản cược nếu nàng công chúa đẹp hơn hoàng tử.
Trời đã sáng rõ, Scheherazade ngùng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng Đế Ấn Độ:
o O o
“- Tâu bệ hạ, Danhasch để tiên nữ lại và vút đi Trung Quốc và quay về rất mau chóng khó tưởng tượng được, mang theo nàng công chúa xinh đẹp đang ngủ li bì. Maimoun đỡ lấy, đem vào trong buồng ngủ của hoàng tử Camaralzaman và đặt lên giường cho nằm cạnh chàng.
Khi hoàng tử và công chúa đã song song nằm bên nhau, một cuộc tranh luận xảy ra giữa tiên nữ và hung thần về chuyện người nào đẹp hơn. Họ cùng ngắm nghía và so sánh thầm. Danhasch phá im lặng trước:
– Nàng đã thấy đó – Y bảo tiên nữ – Cũng như tôi đã nói là công chúa của tôi đẹp hơn hẳn hoàng tử của nàng. Bây giờ na2ng còn nghi ngờ gì nữa không?
– Sao! Nghi ngờ ư? – Maimoun bảo – Đu1ng là ta chưa tin. Hẳn là mi bị đui thì mới thấy công chúa của mi đẹp hơn hoàng tử của ta. Công chúa của mi cũng đẹp, ta công nhận, nhưng chả nên vội vã, phải so sánh hai người với nhau một cách thật vô tư, mi sẽ thấy đúng như lời ta nói.
– Càng so sánh kỹ – Danhasch nói – tôi càng thấy không gì khác điều tôi nghĩ. Tôi đã trông thấy y như lần trông thấy đầu tiên và dù có nhìn lâu hơn thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nhưng không sao cả, nàng Maimoun duyên dáng ạ, tôi có thể nhường phần thắng cho nàng đó, nếu nàng muốn.
– Không thể thế được – Maimoun nói – Ta không muốn tên hung thần chết tiệt như mi phải nhường ta. Ta sẽ nhờ một trọng tài làm việc phán xử, nếu mi chối từ thì tức là mi chịu thua.
Danhasch vốn sẵn sàng làm mọi việc để lấy lòng Maimonn nên đồng ý ngay. Maimoun giậm mạnh chân, mặt đất bỗng nứt ra và chui lên là một vị thần xấu xí, gù lưng, chột mắt và thọt chân nữa. Ông có sáu cái sừng mọc trên đầu và tay chân đều có móng mọc dài. Vừa đứng thẳng lên thì đất khép lại, ông nhìn thấy Mạimoun liền quì xuống trước mặt nàng khúm núm hỏi nàng có điều gì truyền dạy.
– Hãy đứng lên, Caschcasch! – Nàng bảo vị thần có tên đó – Ta gọi ông lên để phán xử cho cuộc tranh cãi của ta với tên chết tiệt Danhasch này. Ông hãy liếc mắt nhìn xuống cái giường kia, và không được thiên vị nói cho chúng ta biết, theo ông thì người nào đẹp hơn, chàng trai hay là cô gái.
Caschcasch nhìn hoàng tử và công chúa với vẻ ngạc nhiên và thán phục. Một hồi lâu sau, y nói:
– Thưa bà – Y nói với Maimoun – Xin thú thực là tôi sẽ lừa dối các vị và tự phản lại mình nữa nếu bảo là người này đẹp hơn người kia. Càng ngắm kỹ họ, tôi càng thấy mỗi người một vẻ, chẳng ai thua kém ai. Người này chẳng có một tật nhỏ nào để bảo là phải nhường cho người kia. Nếu muốn biết ai hơn ai kém, theo tôi chỉ còn một cách để làm cho sáng tỏ là: lần lượt đánh thức họ dậy và xin hai vị thoả thuận với nhau là trong hai người đó, người nào tỏ ra yêu đương nồng nhiệt hơn, hối hả hơn và với tình cảm say đắm hơn thì coi như kém đẹp hơn về một mặt nào đó.
Hai người đều thấy lời khuyên của Caschcasch là có thể chấp nhận được. Maimoun liền biến thành một con rệp nhảy lên cổ Camaralzaman đốt đau đến mức làm cho chàng tỉnh đậy và sờ tay lên cổ, nhưng Malmoun đã kịp thời nhảy ra sau và trở lại nguyên hình, tất nhiên là vẫn vô hình như hai vị thần linh đứng đó để xem hoàng tử làm gì.
Lúc rụt tay lại, hoàng tử để tay mình rơi xuống tay công chúa Trung Hoa. Chàng mở mắt và vô cùng kinh ngạc thấy một cô gái nằm cạnh mình, một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngóc đầu, chống khuỷu tay lên để nhìn cho kỹ. Vẻ trẻ trung và sắc đẹp quyến rũ của công chúa làm toàn thân chàng nóng ran một ngọn lửa chàng chưa từng cảm thấy mà từ trước tới nay chàng vẫn luôn luôn căm ghét.
Tình yêu xâm chiếm tim chàng mãnh liệt làm chàng thốt kêu lên: Ôi, sao mà xinh đẹp! Sao mà quyến rũ? Trái tim của tôi!? Mảnh hồn của tôi!?. Vừa kêu lên như vậy chàng vừa cúi xuống hôn lên trán lên hai má và lên môi nàng thật nồng nhiệt. Nếu không được Danhasch phù phép cho ngủ thật say thì nhất định nàng đã bị chàng đánh thức rồi.
– Thế nào! Cô nương xinh đẹp của ta? – Hoàng tử nói- Trước những biểu hiện tỏ tình của hoàng tử Camaralzaman như vậy mà nàng không tỉnh giấc ư? Dù nàng là ai chăng nữa thì ta cũng không phải là bất xứng với nàng.
Chàng định cố đánh thức công chúa dậy nhưng dừng lại chợt nghĩ: Phải chăng nàng là người mà hoàng đế cha ta muốn cho ta lấy làm vợ? Nếu vậy thì ông thật sai lầm sao không cho ta thấy nàng trước? Ta đã không phải mang tội bất kính đối với ông vì đã công khai chống đối lại, và ông cũng sẽ không bị mất thể dlện vì ta .
Hoàng tử Camaralzaman thành tâm hối tiếc về khuyết điểm đã mắc phải và lại muốn đánh thức công chúa dậy – Cũng có thể là – Chàng dừng lại tự nhủ – hoàng đế muốn bắt ta quả tang, Người cho đưa công nương xinh đẹp này đến đây để thử xem ta có thực là thù ghét hôn nhân như ta đã nói không. Biết đâu là chính Người đã tự đưa nàng tới đây, biết đâu là Người đang nấp một chỗ kín mà làm cho ta xấu hổ về sự giả dối nguy trang của ta mà Người tưởng vậy. Lỗi lầm này sẽ còn nặng hơn gấp bội so với lỗi lầm thứ nhất. Để đề phòng mọi sự, ta hãy bằng lòng tạm cầm lấy cái nhẫn này để nhớ đến nàng. Đó là một chiếc nhẫn rất đẹp, công chúa đeo ở ngón tay. Chàng khéo léo tháo ra và lấy chiếc nhẫn của mình lồng vào thay thế. Xong; chàng nằm xuống và quay lưng lại chẳng bao lâu đã ngủ say như trước dưới sự phù chú của các vị thần linh.
Thấy hoàng tử Camaralzaman đã ngủ say, Danhasch đến lượt mình cũng biến thành một con rệp bò lên đốt đúng vào phía dưới môi công chúa. Nàng giật mình tỉnh dậy, ngồi lên, mở mắt và vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy một chàng trai nằm cạnh. Từ ngạc nhìn chuyển sang thán phục, từ thán phục chuyển sang dào dạt mừng vui khi thấy người dưới mắt mình là một chàng trai trẻ rất điển trai, rất đáng yêu.
– Sao? Có phải chàng mà cha ta bảo ta lấy làm chồng? Ôi! Giá mà ta biết trước? Ta đã chẳng làm cho người phảI giận dữ đối với ta. Ta đã chẳng phải chịu thiệt thòi là mất bao nhiêu lâu mới được một người chồng mà ta hết lòng yêu quý Chàng hãy dậy đi! Hãy dậy đi nào? Giữa đêm tân hôn đầu tiên mà ngủ vùi như thế thì chẳng phù hợp vớI một người chồng?
Nói xong, công chúa nắm lấy cánh tay hoàng tử Camaralzaman lay mạnh. Nhất định chàng sẽ phải thức tỉnh nếu ngay lúc đó, Maimoune không tăng thêm phù chú để chàng ngủ càng thêm li bì. Nàng lay nhiều lần như vậy, thấy chàng vẫn chưa tỉnh, nàng lẩm bẩm:
– Sao vậy! Có gì xảy ra với chàng chăng? Có kẻ tình địch ghen với hạnh phúc của hai chúng ta mà phải cầu cứu tới ma thuật chăng? Không thế thì sao lay mạnh thế mà vẫn chẳng tỉnh?
Nàng cầm lấy tay chàng âu yếm hôn và chợt nhìn thấy chiếc nhẫn ở ngón tay chàng. Sao giống nhẫn của mình vậy, nhưng sao ngón tay mình lại có một chiếc nhẫn khác. Nàng không hiểu làm sao lại có sự đổi chác này, nhưng lại đinh ninh đó là dấu hiệu của cuộc hôn nhân giữa mình và chàng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Muốn đánh thức chàng dậy nhưng thấy uổng công vô ích, vả lại chắc chắn là chàng chẳng thể nào lọt khỏi tay mình, nàng bảo với chàng: – Vì không sao đánh thức chàng dậy được – Nàng nói – Em cũng chẳng muốn làm giấc ngủ của chàng phải đứt quãng làm gì. Thôi, chúng ta gặp nhau sau vậy.
Rồi sau khi đặt một nụ hôn thắm thiết lên má chàng, nàng lại nằm xuống và chẳng mấy chốc lại ngủ tiếp.
Khi Maimoune thấy mình có thể cất tiếng nói mà không làm cho nàng công chúa Trung hoa thức giấc:
– Này! Hung thần chết tiệt kia – Nàng bảo Danhasch – Mi đã nhìn thấy rồi chứ? Mi có công nhận là công chúa của mi không tuyệt bằng hoàng tử của ta không? Thôi ta cũng xí xoá cho mi cái khoản đánh cuộc đó. Lần sau, khi ta đã nói sao thì hãy tin như thế nhé.
Rồi quay lại Caschcasch, nàng bảo:
– Còn ngươi, ta rất cảm ơn. Ngươi hãy cùng vớI Danhasch, xốc nàng công chúa lên và cùng đem nàng trả về giường nàng. Danhasch sẽ hướng dẫn ngươi.
Danhasch và Caschcasch chấp hành lệnh của nàng và Malmoune lại rút vào trong giếng.”
Trời sáng buộc hoàng hậu Scheherazade im tiếng. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên và đêm tiếp, hoàng hậu kể cho Người nghe tiếp chuyện đó như sau:
…