“Một người đàn ông chất phác có một người vợ đẹp mà anh ta yêu say đắm chẳng muốn lúc nào rời.
Một hôm vì có những công việc khẩn thiết buộc anh ta phải đi xa, anh bèn tìm đến một nơi có bán đủ các loài chim. Anh chọn mua được một con vẹt không những biết nói thạo mà còn biết và nhớ tất cả những gì xảy ra trước mắt nó. Anh đem lồng chim về nhà, bảo vợ treo lồng chim trong buồng mình và chú ý chăm sóc con vật trong thời gian anh vắng nhà. Sau đó, anh lên đường…
Khi trở về, anh ta không quên hỏi con vẹt tất cả những gì đã xảy ra và con chim kể lại cho anh nghe chẳng thiếu một điều gì. Cũng vì vậy nên chị vợ bị một trận trách mắng nặng nề. Chị vợ ngờ cho bọn đầy tớ mách lẻo nhưng cả bọn đều thề thốt luôn trung thành với bà chủ của chúng và đều nhất trí cho là chính con vẹt đã ton hót với ông chủ. Tin vào lời bọn đầy tớ, chị vợ nghĩ cách làm sao xua tan đi mối nghi ngờ của chồng đồng thời trả thù con vẹt. Dịp may đã tới. Chồng chị phải đi vì công việc trong một ngày. Chị ta ra lệnh cho một con ở đặt một cái cối xay tay dưới ngay lồng chim và quay ầm ầm trong đêm, con ở thứ hai được lệnh vẩy nước liên tục phía trên lồng chim giả làm mưa, còn con thứ ba thì được lệnh cầm một chiếc gương chiếu bên nọ rồi bên kia chiếc lồng chim dưới ánh sáng của một ngọn nến. Lũ đầy tớ đã làm công việc do cô chủ trao cho trong suốt một phần đêm và hoàn thành thật tốt.
Ngày hôm sau, người chồng trở về lại hỏi vẹt những gì đã xảy ra ở nhà, con chim trả lời:
– Thưa ông chủ, sấm chớp và mưa gió đã làm tình làm tội tôi suốt đêm, tôi không biết nói với ông chủ là tôi khổ sở tới mức nào.
Người chồng, biết rất rõ là đêm hôm đó chẳng có sấm chớp cũng không mưa gió, cho là con chim đã nói láo và chắc là nó cũng đã nói sai về vợ mình. Bởi vậy, bực mình, anh ta lôi con vẹt ra khỏi lồng và đập chết. Thế nhưng, về sau, anh biết qua những người hàng xóm là con vẹt chẳng hề nói sai về hạnh kiểm của vợ mình, anh vô cùng hối hận là đã giết oan con vật…”.
Đến đây Scheherazade ngừng lời vì thấy trời đã sáng. Dinarzade vội nói:
– Tất cả câu chuyện chị kể thật phong phú và hấp dẫn. Em nghĩ thật khó có thể có chuyện hay hơn.
– Chị muốn tiếp tục làm em vui thích – Scheherazade nói – Nhưng chẳng rõ là hoàng đế, chúa của chị có còn cho chị thời gian nữa không.
Schahriar chẳng kém gì Dlnarzade cũng còn rất thích nghe hoàng hậu kể chuyện nên đứng lên và ngày hôm đó cũng chưa ra lệnh cho tể tướng đưa nàng đi xử.
o O o
Cũng như những đêm trước, rất đúng giờ Dinarzade đánh thức Scheherazade:
– Chị ơi? Nếu chị không còn ngủ nữa, thì em xin chị kể cho em nghe một trong các chuyện rất hay mà chị biết để chờ trời sáng rõ.
– Em ạ – Hoàng hậu Scheherazade đáp – Chị sẽ chiều em ngay đây.
– Hãy khoan – Hoàng đế ngắt lời – Khanh hãy kể nốt câu chuyện ông vua Hi Lạp với viên tể tướng đã xử sự như thế nào với thầy thuốc Douban rồi sau đó khanh hãy kể tiếp chuyện ông lão đánh cá với hung thần.
– Xin tuân lệnh, tâu bệ hạ – Scheherazade nói và vào chuyện như sau:
“- Khi nhà vua Hi Lạp – Lão đánh cá bảo hung thần – Kể xong chuyện con vẹt, ông bảo viên thừa tướng:
– Còn nhà ngươi, vì đố kỵ với thầy thuốc Douban, người chẳng làm gì hại ngươi, ngươi đã muốn ta giết người đã cứu ta. Nhưng ta sẽ không làm việc đó vì sợ là sẽ phải hối hận suốt đời như người chồng đó đã giết oan con chim vẹt.
Viên tể tướng độc ác rất muốn loại trừ ông thầy thuốc Douban nên chẳng muốn ngừng lại tại đó. Ông ta cố ngụy biện:
– Tâu bệ hạ, cái chết của một con chim thì có gì là quan trọng, và thần chắc là chủ nó cũng chẳng hối tiếc lâu la gì. Nhưng sao chỉ vì sợ đàn áp lầm người vô tội mà bệ hạ lại không ra tay xử tử người thầy thuốc đó! Bị tố cáo là có âm mưu ám hại bệ hạ chẳng lẽ chưa đủ để Người lấy đi mạng sống của y đi sao? Khi phải bảo vệ sinh mạng của một ông vua thì chỉ một thoáng nghi ngờ thôi cũng phải coi như đã là đích thực. Hi sinh một người vô tội còn hơn là bỏ sót một kẻ thủ phạm. Nhưng, tâu bệ hạ, đây là chuyện không còn phải nghi ngờ gì nữa: viên thầy thuốc Douban muốn ám sát Người. Không phải tính đố kỵ xui thần chống lại y mà duy nhất chỉ vì tấm lòng trung đã khiến thần phải ra sức bảo vệ bệ hạ, đưa ra một lời khuyến cáo vô cùng quan trọng. Nếu sai lầm, thần xin chịu hình phạt mà xưa kia một vị tể tướng đã phải hứng chịu.
– Vị tể tướng đó đã làm gì – Quốc vương Hi Lạp hỏi – Để phải chịu hình phạt như vậy?
– Thần sẽ kể lại bệ hạ nghe – Viên tể tướng đáp – Nếu Người vui lòng muốn biết, tâu bệ hạ.
…
“Một người đàn ông chất phác có một người vợ đẹp mà anh ta yêu say đắm chẳng muốn lúc nào rời.
Một hôm vì có những công việc khẩn thiết buộc anh ta phải đi xa, anh bèn tìm đến một nơi có bán đủ các loài chim. Anh chọn mua được một con vẹt không những biết nói thạo mà còn biết và nhớ tất cả những gì xảy ra trước mắt nó. Anh đem lồng chim về nhà, bảo vợ treo lồng chim trong buồng mình và chú ý chăm sóc con vật trong thời gian anh vắng nhà. Sau đó, anh lên đường…
Khi trở về, anh ta không quên hỏi con vẹt tất cả những gì đã xảy ra và con chim kể lại cho anh nghe chẳng thiếu một điều gì. Cũng vì vậy nên chị vợ bị một trận trách mắng nặng nề. Chị vợ ngờ cho bọn đầy tớ mách lẻo nhưng cả bọn đều thề thốt luôn trung thành với bà chủ của chúng và đều nhất trí cho là chính con vẹt đã ton hót với ông chủ. Tin vào lời bọn đầy tớ, chị vợ nghĩ cách làm sao xua tan đi mối nghi ngờ của chồng đồng thời trả thù con vẹt. Dịp may đã tới. Chồng chị phải đi vì công việc trong một ngày. Chị ta ra lệnh cho một con ở đặt một cái cối xay tay dưới ngay lồng chim và quay ầm ầm trong đêm, con ở thứ hai được lệnh vẩy nước liên tục phía trên lồng chim giả làm mưa, còn con thứ ba thì được lệnh cầm một chiếc gương chiếu bên nọ rồi bên kia chiếc lồng chim dưới ánh sáng của một ngọn nến. Lũ đầy tớ đã làm công việc do cô chủ trao cho trong suốt một phần đêm và hoàn thành thật tốt.
Ngày hôm sau, người chồng trở về lại hỏi vẹt những gì đã xảy ra ở nhà, con chim trả lời:
– Thưa ông chủ, sấm chớp và mưa gió đã làm tình làm tội tôi suốt đêm, tôi không biết nói với ông chủ là tôi khổ sở tới mức nào.
Người chồng, biết rất rõ là đêm hôm đó chẳng có sấm chớp cũng không mưa gió, cho là con chim đã nói láo và chắc là nó cũng đã nói sai về vợ mình. Bởi vậy, bực mình, anh ta lôi con vẹt ra khỏi lồng và đập chết. Thế nhưng, về sau, anh biết qua những người hàng xóm là con vẹt chẳng hề nói sai về hạnh kiểm của vợ mình, anh vô cùng hối hận là đã giết oan con vật…”.
Đến đây Scheherazade ngừng lời vì thấy trời đã sáng. Dinarzade vội nói:
– Tất cả câu chuyện chị kể thật phong phú và hấp dẫn. Em nghĩ thật khó có thể có chuyện hay hơn.
– Chị muốn tiếp tục làm em vui thích – Scheherazade nói – Nhưng chẳng rõ là hoàng đế, chúa của chị có còn cho chị thời gian nữa không.
Schahriar chẳng kém gì Dlnarzade cũng còn rất thích nghe hoàng hậu kể chuyện nên đứng lên và ngày hôm đó cũng chưa ra lệnh cho tể tướng đưa nàng đi xử.
Cũng như những đêm trước, rất đúng giờ Dinarzade đánh thức Scheherazade:
– Chị ơi? Nếu chị không còn ngủ nữa, thì em xin chị kể cho em nghe một trong các chuyện rất hay mà chị biết để chờ trời sáng rõ.
– Em ạ – Hoàng hậu Scheherazade đáp – Chị sẽ chiều em ngay đây.
– Hãy khoan – Hoàng đế ngắt lời – Khanh hãy kể nốt câu chuyện ông vua Hi Lạp với viên tể tướng đã xử sự như thế nào với thầy thuốc Douban rồi sau đó khanh hãy kể tiếp chuyện ông lão đánh cá với hung thần.
– Xin tuân lệnh, tâu bệ hạ – Scheherazade nói và vào chuyện như sau:
“- Khi nhà vua Hi Lạp – Lão đánh cá bảo hung thần – Kể xong chuyện con vẹt, ông bảo viên thừa tướng:
– Còn nhà ngươi, vì đố kỵ với thầy thuốc Douban, người chẳng làm gì hại ngươi, ngươi đã muốn ta giết người đã cứu ta. Nhưng ta sẽ không làm việc đó vì sợ là sẽ phải hối hận suốt đời như người chồng đó đã giết oan con chim vẹt.
Viên tể tướng độc ác rất muốn loại trừ ông thầy thuốc Douban nên chẳng muốn ngừng lại tại đó. Ông ta cố ngụy biện:
– Tâu bệ hạ, cái chết của một con chim thì có gì là quan trọng, và thần chắc là chủ nó cũng chẳng hối tiếc lâu la gì. Nhưng sao chỉ vì sợ đàn áp lầm người vô tội mà bệ hạ lại không ra tay xử tử người thầy thuốc đó! Bị tố cáo là có âm mưu ám hại bệ hạ chẳng lẽ chưa đủ để Người lấy đi mạng sống của y đi sao? Khi phải bảo vệ sinh mạng của một ông vua thì chỉ một thoáng nghi ngờ thôi cũng phải coi như đã là đích thực. Hi sinh một người vô tội còn hơn là bỏ sót một kẻ thủ phạm. Nhưng, tâu bệ hạ, đây là chuyện không còn phải nghi ngờ gì nữa: viên thầy thuốc Douban muốn ám sát Người. Không phải tính đố kỵ xui thần chống lại y mà duy nhất chỉ vì tấm lòng trung đã khiến thần phải ra sức bảo vệ bệ hạ, đưa ra một lời khuyến cáo vô cùng quan trọng. Nếu sai lầm, thần xin chịu hình phạt mà xưa kia một vị tể tướng đã phải hứng chịu.
– Vị tể tướng đó đã làm gì – Quốc vương Hi Lạp hỏi – Để phải chịu hình phạt như vậy?
– Thần sẽ kể lại bệ hạ nghe – Viên tể tướng đáp – Nếu Người vui lòng muốn biết, tâu bệ hạ.
…