Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 3: Nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Ngày xưa ở xứ Zouman quốc gia Ba Tư có một ông vua mà thần dân vốn là gốc người Hi Lạp.

Ông vua này bị bệnh phong. Những ngự y sau khi đã dùng đủ các loại thuốc để chữa trị cho vua của họ nhưng không đem lại kết quả gì cả. Đang trong khi lúng túng thì Douban, một thầy thuốc danh tiếng tới triều đình.

Người thầy thuốc này đã nghiên cứu sâu về y khoa trong các sách Hi Lạp, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, La Tinh, Syrie và Hébreux. Ngoài kiến thức sâu rộng về lĩnh vực triết học, ông còn hiểu biết rất thông thạo về tính năng tác dụng của tất cả các loại cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Khi ông được biết nhà vua bị bệnh mà các ngự y đều đã chịu bó tay, ông bèn ăn vận sạch sẽ chỉnh tề và tìm cách để ra mắt đức vua.

– Tâu bệ hạ – Ông trình vua – Thần biết là các ngự y của triều đình không thể chữa được bệnh phong mà Người đang mắc phải. Nhưng nếu bệ hạ đặc ân chiếu cố tới tài mọn này thì thần xin cam đoan chữa lành bệnh cho Người mà chẳng cần phải thuốc uống thuốc xoa gì hết.

Nghe lời tâu trình đó, nhà vua rất hài lòng, ông bảo:

– Nếu nhà ngươi có tài làm được như lời ngươi nói thì ta sẽ làm cho ngươi thật giàu sang cho đến đời con đời cháu, không kể đến những món quà quí tặng riêng cho ngươi và ngươi sẽ là một sủng thần của ta. Vậy là nhà ngươi cam đoan chữa cho ta khỏi hủi mà chẳng cần phải có một thứ thuốc nào cả bên trong lẫn bên ngoài?

– Tâu bệ hạ, đúng như vậy và chắc là với sự phù trợ của Thượng đế, thần sẽ thành công. Ngay từ ngày mai, thần sẽ bắt đầu cuộc thử nghiệm.

Sau đó, ông thầy thuốc trở về nhà mình, làm một chày gỗ, khoét rỗng chuôi chỗ tay cầm và bỏ vào trong đó những vị thuốc mà ông đã tính toán phải sử dụng. Xong rồi, ông làm một quả tròn theo ý mình, và với những vật dụng đó, ngày hôm sau ông xin được bệ kiến. Ông quỳ xuống bên chân vua, hôn mặt đất…

Tới đoạn này, Scheherazade nhận thấy trời đã hửng sáng. Nàng báo cho vua Schahriar và thôi kể.

– Chị ơi – Dinarzade bảo chị – Đúng là em thật ngạc nhiên không biết là chị lấy đâu ra biết bao cái đẹp đẽ hay ho đó.

– Em sẽ còn được nghe bao nhiêu cái hay cái đẹp nữa vào ngày mai, nếu hoàng đế chúa của chúng ta mở lượng hải hà còn để cho chị sống.

Schahriar cũng chẳng kém gì Dinarzade, rất muốn nghe đoạn tiếp câu chuyện về người thầy thuốc Douban nên ngày hôm đó chưa ra lệnh đưa hoàng hậu đi hành quyết.
 

o O o

Đêm đó đã khuya lắm, khi Dinarzade thức giấc, kêu lên:

– Chị ơi, nếu chị không còn ngủ nữa thì xin chị hãy kể nốt câu chuyện rất hay về ông vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban đi.

– Được thôi em ạ – Scheherazade đáp.

Rồi nàng kể tiếp như sau:

– Tâu bệ hạ, lão đánh cá vẫn kể tiếp với hung thần đang bị giam lại trong bình như thế này: “Thầy thuốc Douban đứng dậy và sau một vái dài, tâu với nhà vua ông ta thấy là lúc này nhà vua nên cưỡi ngựa và ra bãi chơi bóng chày. Nhà vua làm theo và khi tới bãi bóng, ông ta tới gần đưa cho nhà vua cái chày và nói: “Tâu bệ hạ, xin Người hãy dùng cái chày này đánh quả bóng này cho đến lúc cảm thấy bàn tay cầm chày và toàn thân mồ hôi nhễ nhại. Khi chất thuốc mà thần chứa trong cái chày này được bàn tay của bệ hạ làm cho nóng lên thì chất thuốc đó sẽ ngấm vào toàn thân của Người. Vậy lúc Người ra mồ hôi thật nhiều thì chấm dứt cuộc chơi vì lúc đó thuốc đã phát huy tác dụng. Trở về cung, bệ hạ vào buồng tắm rửa và kỳ cọ thật mạnh tay, rồi đi ngủ. Thức dậy vào sáng hôm sau, bệ hạ sẽ thấy lành bệnh hoàn toàn”.

Nhà vua cầm lấy chiếc chày, giục ngựa đi tới gần quả bóng vừa ném xuống. Ông dùng chày đánh vào quả bóng. Những viên quan cùng tham gia lại đẩy quả bóng về cho ông, ông lại đánh cho bật ra xa và cứ thế ông đánh bóng bằng chiếc chày nắm chặt trong bàn tay cho đến lúc bàn tay ra mồ hôi nhơm nhớp, rồi toàn thân ông cũng nhễ nhại mồ hôi. Thế là, chất thuốc chứa trong chỗ tay nắm của chiếc chày đã ngấm vào toàn thân nhà vua qua cán chày như viên thầy thuốc đã nói. Nhà vua ngừng cuộc chơi, trở về cung, đi vào buồng tắm rửa, làm đúng như lời căn dặn của thầy thuốc Douban. Ông thấy vô cùng khoan khoái. Hôm sau, thức giấc, ngạc nhiên và mừng rỡ, ông thấy mình đã khỏi bệnh, toàn thân nhẵn nhụi đường như chưa từng bao giờ ông bị hủi, cái bệnh hầu như vô phương cứu chữa đó.

Khoác vội vã long bào, ông ra ngự triều rất sớm vì muốn cho cả triều đình biết hiệu quả mầu nhiệm của bài thuốc mới. Khi thấy nhà vua hoàn toàn khỏi bệnh, tất cả các quan lại trong triều đều vui mừng khôn xiết.

Thầy thuốc Douban tới sụp quì trước ngai vàng, đầu cúi sát đất. Nhà vua nhìn thấy, vời ông lại, cho ngồi bên cạnh mình, giới thiệu với cả triều đình và không ngớt nói những lời khen ngợi mà ông thật xứng đáng. Nhà vua không dừng lại ở đó, ông cho tổ chức tiệc mừng thật linh đình và thầy thuốc Douban được đặc ân ngồi ăn cùng mâm với vua…”.

Tới đây, Scheherazade thấy trời hửng sáng, bèn ngừng lời.

– Chị ơi! – Dinarzade nói – Em chẳng biết rồi câu chuyện sẽ kết thúc ra sao, nhưng đoạn đầu thật vô cùng hấp dẫn.

– Đoạn tiếp theo sau đây còn hay hơn nhiều – Hoàng hậu Scheherazade đáp lời em – Và chị tin là em sẽ thấy rất thích thú, nếu hoàng đế vui lòng cho phép chị được kể tiếp vào tối mai.

Vua Schahriar đồng ý và đứng đậy, rất hài lòng với phần câu chuyện vừa nghe.
 

o O o

Quá nửa đêm hôm sau, Dinarzade lại nói với hoàng hậu Scheherazade:

– Chị thân yêu, nếu chị đã thức, thì chị kể nốt chuyện nhà vua Hi Lạp và ông thầy thuốc Douban cho em nghe đi.

– Chị sẽ thoả mãn tính hiếu kỳ của em với sự chuẩn y của hoàng đế, chúa của chúng ta.

Rồi nàng tiếp tục câu chuyện như sau:

– Nhà vua Hi Lạp – Lão đánh cá tiếp tục kể – Ngoài việc để cho viên thầy thuốc Douban ăn chung mâm với mình, vào cuối ngày, nhà vua còn ban cho Douban một áo triều phục lộng lẫy giống như áo của các đại thần mặc trong những buổi chầu và hai nghìn đồng sequins. Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo, viên thầy thuốc còn nhận được rất nhiều ân tứ. Cuối cùng, vị quốc vương này cảm thấy không sao có thể đền đáp lại cho thật đầy đủ công lao của viên thầy thuốc giỏi giang của mình nên hàng ngày ban phát cho ông không thiếu gì những của ngon vật lạ.

Nhưng, nhà vua lại có một viên tể tướng đầu triều keo kiệt, tham lam và tất nhiên là với tính cách ấy thì thật dễ dàng phạm tội ác. Ông ta vô cùng khó chịu thấy những quà tặng quí giá trút cho viên thầy thuốc mà sự nổi tiếng đã bắt đầu làm cho ông ta ghen tức. Ông ta quyết định là phải làm cho hình bóng viên thầy thuốc biến đi khỏi tâm trí của nhà vua. Để thực hiện ý đồ đó, ông ta xin được bệ kiến và tâu riêng với nhà vua mình có một ý kiến cực kỳ quan trọng xin được bẩm báo. Được nhà vua cho phép, ông ta khúm núm tâu:

– Tâu bệ hạ, thật vô cùng nguy hiểm cho một đấng quân vương là đã đặt lòng tin vào một con người mà tấm lòng trung trinh chưa được thử thách. Bệ hạ sủng ái và ban cho biết bao lộc hậu, bệ hạ có biết đâu đó là một tên phản nghịch trà trộn vào triều đình chỉ để thừa cơ mưu sát Người.

– Điều mà ngươi dám tâu trình với trẫm đó là để ám chỉ ai vậy? – Vua nói – Nên nhớ là ngươi đang nói với trẫm chứ chẳng phải ai khác và ngươi tưởng là ta dễ tin lắm sao?

– Tâu bệ hạ – Thừa tướng nói – Những điều thần dám mạo muội tâu trình cùng bệ hạ thần đều thấu hiểu cặn kẽ. Xin bệ hạ chớ nên đặt lòng tin vào một kẻ vô cùng nham hiểm. Xin bệ hạ hãy tỉnh giấc mê vì kẻ hạ thần xin một lần nữa nhắc lại là tên thầy thuốc Douban là một kẻ hạ tiện từ tận cùng xứ sở Hi Lạp đi tới kinh thành, tìm cách lọt vào triều đình của bệ hạ để thực hiện cái ý đồ khủng khiếp mà thần đã nói.

– Không, không, thừa tướng – Vua ngắt lời – Trẫm tin chắc người mà nhà ngươi cho là một tên phản nghịch xảo trá thì lại là một người đức hạnh và có tấm lòng nhân ái hơn tất cả mọi con người. Không có một ai trên đời này làm ta yêu quí hơn ông ta. Ngươi hãy nghĩ xem, bằng môn thuốc nào hoặc đúng hơn là bằng phép màu gì mà ông ta đã chữa khỏi được bệnh phong cho trẫm. Nếu muốn hại trẫm thì tại sao ông ta lại ra sức cứu trẫm? Ông ta chỉ việc bỏ mặc trẫm cũng chẳng thoát khỏi chết mà cuộc sống của trẫm đang chỉ còn treo trên sợi tóc. Nhà ngươi hãy thôi đi, đừng gieo vào lòng trẫm những sự nghi hoặc bất công nữa. Thay vì nghe theo, ta báo cho nhà ngươi biết là ngay từ hôm nay ta hạ lệnh cấp cho người thầy thuốc vĩ đại này mỗi tháng một ngàn sequins cho đến hết đời. Dù cho ta có chia sẻ với ông ta tất cả của cải thậm chí cả non sông đất nước nữa cũng chưa đủ đền đáp lại những gì ông ấy đã làm cho ta. Ta đã hiểu rõ chính đạo cao đức rộng của ông ta đã làm khơi dậy lòng đố kị của nhà ngươi, nhưng chớ tưởng là vì lời sàm tấu của nhà ngươi mà ta thôi sủng ái con người đáng trọng này. Ta làm sao mà quên được chuyện một viên tể tướng đã nói gì với vua của ông ta là Sindbad để ngăn cản nhà vua đừng giết con mình là hoàng tử….

– Nhưng, tâu bệ hạ – Scheherazade nói – Trời lại đã sáng rồi, thần thiếp chẳng còn nói tiếp được nữa.

– Em thật cảm phục nhà vua Hi Lạp, đã cương quyết bác bỏ sự vu cáo của viên tể tướng – Dinarzade nói.

– Hôm nay em khen ngợi thái độ cương quyết của ông vua đó, nhưng ngày mai em sẽ phải chê trách sự hèn yếu của ông ta – Scheherazade bảo – Nếu hoàng đế muốn chị kể nốt câu chuyện này.

Schahriar cũng tò mò muốn biết sự hèn yếu của nhà vua Hi Lạp thể hiện ra sao nên lại lui ngày hành quyết hoàng hậu thêm hôm nữa.
 

o O o

– Chị ơi – Dinarzade gọi chị khoảng lúc gần tàn đêm hôm ấy – Nếu chị không ngủ nữa, để chờ trời sáng hẳn. Chị hãy kể nốt chuyện ông lão đánh cá đi. Đã tới chỗ ông vua Hi Lạp bênh vực thầy thuốc Douban bảo vệ sự trong sạch vô tội của ông ta.

– Chị nhớ rồi – Scheherazade nói – Em sẽ được nghe đoạn tiếp theo đây – Rồi nàng ngoảnh về Schahrlar nói với ông:

– Tâu bệ hạ, điều ông vua Hi Lạp vừa nói về quốc vương Sindbad làm khơi dậy trí tò mò của viên tể tướng.

– Tâu bệ hạ – Ông ta nói – Xin bệ hạ tha tội nếu thần mạnh bạo xin Người cho biết là viên tể tướng đã nói gì với Sindbad, vua của ông ta để vị quốc vương này không giết con trai của mình.

Nhà vua Hy Lạp sẵn lòng thoả mãn y:

– Viên tể tướng này – Ông nói – Sau khi trình tâu với quốc vương Sindbad về sự vu cáo của một bà mẹ ghẻ, ông ta đã cảnh báo nhà vua là có thể ngài sẽ phải hối hận với hành động của mình. Tể tướng kể cho quốc vương câu chuyện sau đây.

Ngày xưa ở xứ Zouman quốc gia Ba Tư có một ông vua mà thần dân vốn là gốc người Hi Lạp.

Ông vua này bị bệnh phong. Những ngự y sau khi đã dùng đủ các loại thuốc để chữa trị cho vua của họ nhưng không đem lại kết quả gì cả. Đang trong khi lúng túng thì Douban, một thầy thuốc danh tiếng tới triều đình.

Người thầy thuốc này đã nghiên cứu sâu về y khoa trong các sách Hi Lạp, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, La Tinh, Syrie và Hébreux. Ngoài kiến thức sâu rộng về lĩnh vực triết học, ông còn hiểu biết rất thông thạo về tính năng tác dụng của tất cả các loại cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Khi ông được biết nhà vua bị bệnh mà các ngự y đều đã chịu bó tay, ông bèn ăn vận sạch sẽ chỉnh tề và tìm cách để ra mắt đức vua.

– Tâu bệ hạ – Ông trình vua – Thần biết là các ngự y của triều đình không thể chữa được bệnh phong mà Người đang mắc phải. Nhưng nếu bệ hạ đặc ân chiếu cố tới tài mọn này thì thần xin cam đoan chữa lành bệnh cho Người mà chẳng cần phải thuốc uống thuốc xoa gì hết.

Nghe lời tâu trình đó, nhà vua rất hài lòng, ông bảo:

– Nếu nhà ngươi có tài làm được như lời ngươi nói thì ta sẽ làm cho ngươi thật giàu sang cho đến đời con đời cháu, không kể đến những món quà quí tặng riêng cho ngươi và ngươi sẽ là một sủng thần của ta. Vậy là nhà ngươi cam đoan chữa cho ta khỏi hủi mà chẳng cần phải có một thứ thuốc nào cả bên trong lẫn bên ngoài?

– Tâu bệ hạ, đúng như vậy và chắc là với sự phù trợ của Thượng đế, thần sẽ thành công. Ngay từ ngày mai, thần sẽ bắt đầu cuộc thử nghiệm.

Sau đó, ông thầy thuốc trở về nhà mình, làm một chày gỗ, khoét rỗng chuôi chỗ tay cầm và bỏ vào trong đó những vị thuốc mà ông đã tính toán phải sử dụng. Xong rồi, ông làm một quả tròn theo ý mình, và với những vật dụng đó, ngày hôm sau ông xin được bệ kiến. Ông quỳ xuống bên chân vua, hôn mặt đất…

Tới đoạn này, Scheherazade nhận thấy trời đã hửng sáng. Nàng báo cho vua Schahriar và thôi kể.

– Chị ơi – Dinarzade bảo chị – Đúng là em thật ngạc nhiên không biết là chị lấy đâu ra biết bao cái đẹp đẽ hay ho đó.

– Em sẽ còn được nghe bao nhiêu cái hay cái đẹp nữa vào ngày mai, nếu hoàng đế chúa của chúng ta mở lượng hải hà còn để cho chị sống.

Schahriar cũng chẳng kém gì Dinarzade, rất muốn nghe đoạn tiếp câu chuyện về người thầy thuốc Douban nên ngày hôm đó chưa ra lệnh đưa hoàng hậu đi hành quyết.
 

Đêm đó đã khuya lắm, khi Dinarzade thức giấc, kêu lên:

– Chị ơi, nếu chị không còn ngủ nữa thì xin chị hãy kể nốt câu chuyện rất hay về ông vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban đi.

– Được thôi em ạ – Scheherazade đáp.

Rồi nàng kể tiếp như sau:

– Tâu bệ hạ, lão đánh cá vẫn kể tiếp với hung thần đang bị giam lại trong bình như thế này: “Thầy thuốc Douban đứng dậy và sau một vái dài, tâu với nhà vua ông ta thấy là lúc này nhà vua nên cưỡi ngựa và ra bãi chơi bóng chày. Nhà vua làm theo và khi tới bãi bóng, ông ta tới gần đưa cho nhà vua cái chày và nói: “Tâu bệ hạ, xin Người hãy dùng cái chày này đánh quả bóng này cho đến lúc cảm thấy bàn tay cầm chày và toàn thân mồ hôi nhễ nhại. Khi chất thuốc mà thần chứa trong cái chày này được bàn tay của bệ hạ làm cho nóng lên thì chất thuốc đó sẽ ngấm vào toàn thân của Người. Vậy lúc Người ra mồ hôi thật nhiều thì chấm dứt cuộc chơi vì lúc đó thuốc đã phát huy tác dụng. Trở về cung, bệ hạ vào buồng tắm rửa và kỳ cọ thật mạnh tay, rồi đi ngủ. Thức dậy vào sáng hôm sau, bệ hạ sẽ thấy lành bệnh hoàn toàn”.

Nhà vua cầm lấy chiếc chày, giục ngựa đi tới gần quả bóng vừa ném xuống. Ông dùng chày đánh vào quả bóng. Những viên quan cùng tham gia lại đẩy quả bóng về cho ông, ông lại đánh cho bật ra xa và cứ thế ông đánh bóng bằng chiếc chày nắm chặt trong bàn tay cho đến lúc bàn tay ra mồ hôi nhơm nhớp, rồi toàn thân ông cũng nhễ nhại mồ hôi. Thế là, chất thuốc chứa trong chỗ tay nắm của chiếc chày đã ngấm vào toàn thân nhà vua qua cán chày như viên thầy thuốc đã nói. Nhà vua ngừng cuộc chơi, trở về cung, đi vào buồng tắm rửa, làm đúng như lời căn dặn của thầy thuốc Douban. Ông thấy vô cùng khoan khoái. Hôm sau, thức giấc, ngạc nhiên và mừng rỡ, ông thấy mình đã khỏi bệnh, toàn thân nhẵn nhụi đường như chưa từng bao giờ ông bị hủi, cái bệnh hầu như vô phương cứu chữa đó.

Khoác vội vã long bào, ông ra ngự triều rất sớm vì muốn cho cả triều đình biết hiệu quả mầu nhiệm của bài thuốc mới. Khi thấy nhà vua hoàn toàn khỏi bệnh, tất cả các quan lại trong triều đều vui mừng khôn xiết.

Thầy thuốc Douban tới sụp quì trước ngai vàng, đầu cúi sát đất. Nhà vua nhìn thấy, vời ông lại, cho ngồi bên cạnh mình, giới thiệu với cả triều đình và không ngớt nói những lời khen ngợi mà ông thật xứng đáng. Nhà vua không dừng lại ở đó, ông cho tổ chức tiệc mừng thật linh đình và thầy thuốc Douban được đặc ân ngồi ăn cùng mâm với vua…”.

Tới đây, Scheherazade thấy trời hửng sáng, bèn ngừng lời.

– Chị ơi! – Dinarzade nói – Em chẳng biết rồi câu chuyện sẽ kết thúc ra sao, nhưng đoạn đầu thật vô cùng hấp dẫn.

– Đoạn tiếp theo sau đây còn hay hơn nhiều – Hoàng hậu Scheherazade đáp lời em – Và chị tin là em sẽ thấy rất thích thú, nếu hoàng đế vui lòng cho phép chị được kể tiếp vào tối mai.

Vua Schahriar đồng ý và đứng đậy, rất hài lòng với phần câu chuyện vừa nghe.
 

Quá nửa đêm hôm sau, Dinarzade lại nói với hoàng hậu Scheherazade:

– Chị thân yêu, nếu chị đã thức, thì chị kể nốt chuyện nhà vua Hi Lạp và ông thầy thuốc Douban cho em nghe đi.

– Chị sẽ thoả mãn tính hiếu kỳ của em với sự chuẩn y của hoàng đế, chúa của chúng ta.

Rồi nàng tiếp tục câu chuyện như sau:

– Nhà vua Hi Lạp – Lão đánh cá tiếp tục kể – Ngoài việc để cho viên thầy thuốc Douban ăn chung mâm với mình, vào cuối ngày, nhà vua còn ban cho Douban một áo triều phục lộng lẫy giống như áo của các đại thần mặc trong những buổi chầu và hai nghìn đồng sequins. Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo, viên thầy thuốc còn nhận được rất nhiều ân tứ. Cuối cùng, vị quốc vương này cảm thấy không sao có thể đền đáp lại cho thật đầy đủ công lao của viên thầy thuốc giỏi giang của mình nên hàng ngày ban phát cho ông không thiếu gì những của ngon vật lạ.

Nhưng, nhà vua lại có một viên tể tướng đầu triều keo kiệt, tham lam và tất nhiên là với tính cách ấy thì thật dễ dàng phạm tội ác. Ông ta vô cùng khó chịu thấy những quà tặng quí giá trút cho viên thầy thuốc mà sự nổi tiếng đã bắt đầu làm cho ông ta ghen tức. Ông ta quyết định là phải làm cho hình bóng viên thầy thuốc biến đi khỏi tâm trí của nhà vua. Để thực hiện ý đồ đó, ông ta xin được bệ kiến và tâu riêng với nhà vua mình có một ý kiến cực kỳ quan trọng xin được bẩm báo. Được nhà vua cho phép, ông ta khúm núm tâu:

– Tâu bệ hạ, thật vô cùng nguy hiểm cho một đấng quân vương là đã đặt lòng tin vào một con người mà tấm lòng trung trinh chưa được thử thách. Bệ hạ sủng ái và ban cho biết bao lộc hậu, bệ hạ có biết đâu đó là một tên phản nghịch trà trộn vào triều đình chỉ để thừa cơ mưu sát Người.

– Điều mà ngươi dám tâu trình với trẫm đó là để ám chỉ ai vậy? – Vua nói – Nên nhớ là ngươi đang nói với trẫm chứ chẳng phải ai khác và ngươi tưởng là ta dễ tin lắm sao?

– Tâu bệ hạ – Thừa tướng nói – Những điều thần dám mạo muội tâu trình cùng bệ hạ thần đều thấu hiểu cặn kẽ. Xin bệ hạ chớ nên đặt lòng tin vào một kẻ vô cùng nham hiểm. Xin bệ hạ hãy tỉnh giấc mê vì kẻ hạ thần xin một lần nữa nhắc lại là tên thầy thuốc Douban là một kẻ hạ tiện từ tận cùng xứ sở Hi Lạp đi tới kinh thành, tìm cách lọt vào triều đình của bệ hạ để thực hiện cái ý đồ khủng khiếp mà thần đã nói.

– Không, không, thừa tướng – Vua ngắt lời – Trẫm tin chắc người mà nhà ngươi cho là một tên phản nghịch xảo trá thì lại là một người đức hạnh và có tấm lòng nhân ái hơn tất cả mọi con người. Không có một ai trên đời này làm ta yêu quí hơn ông ta. Ngươi hãy nghĩ xem, bằng môn thuốc nào hoặc đúng hơn là bằng phép màu gì mà ông ta đã chữa khỏi được bệnh phong cho trẫm. Nếu muốn hại trẫm thì tại sao ông ta lại ra sức cứu trẫm? Ông ta chỉ việc bỏ mặc trẫm cũng chẳng thoát khỏi chết mà cuộc sống của trẫm đang chỉ còn treo trên sợi tóc. Nhà ngươi hãy thôi đi, đừng gieo vào lòng trẫm những sự nghi hoặc bất công nữa. Thay vì nghe theo, ta báo cho nhà ngươi biết là ngay từ hôm nay ta hạ lệnh cấp cho người thầy thuốc vĩ đại này mỗi tháng một ngàn sequins cho đến hết đời. Dù cho ta có chia sẻ với ông ta tất cả của cải thậm chí cả non sông đất nước nữa cũng chưa đủ đền đáp lại những gì ông ấy đã làm cho ta. Ta đã hiểu rõ chính đạo cao đức rộng của ông ta đã làm khơi dậy lòng đố kị của nhà ngươi, nhưng chớ tưởng là vì lời sàm tấu của nhà ngươi mà ta thôi sủng ái con người đáng trọng này. Ta làm sao mà quên được chuyện một viên tể tướng đã nói gì với vua của ông ta là Sindbad để ngăn cản nhà vua đừng giết con mình là hoàng tử….

– Nhưng, tâu bệ hạ – Scheherazade nói – Trời lại đã sáng rồi, thần thiếp chẳng còn nói tiếp được nữa.

– Em thật cảm phục nhà vua Hi Lạp, đã cương quyết bác bỏ sự vu cáo của viên tể tướng – Dinarzade nói.

– Hôm nay em khen ngợi thái độ cương quyết của ông vua đó, nhưng ngày mai em sẽ phải chê trách sự hèn yếu của ông ta – Scheherazade bảo – Nếu hoàng đế muốn chị kể nốt câu chuyện này.

Schahriar cũng tò mò muốn biết sự hèn yếu của nhà vua Hi Lạp thể hiện ra sao nên lại lui ngày hành quyết hoàng hậu thêm hôm nữa.
 

– Chị ơi – Dinarzade gọi chị khoảng lúc gần tàn đêm hôm ấy – Nếu chị không ngủ nữa, để chờ trời sáng hẳn. Chị hãy kể nốt chuyện ông lão đánh cá đi. Đã tới chỗ ông vua Hi Lạp bênh vực thầy thuốc Douban bảo vệ sự trong sạch vô tội của ông ta.

– Chị nhớ rồi – Scheherazade nói – Em sẽ được nghe đoạn tiếp theo đây – Rồi nàng ngoảnh về Schahrlar nói với ông:

– Tâu bệ hạ, điều ông vua Hi Lạp vừa nói về quốc vương Sindbad làm khơi dậy trí tò mò của viên tể tướng.

– Tâu bệ hạ – Ông ta nói – Xin bệ hạ tha tội nếu thần mạnh bạo xin Người cho biết là viên tể tướng đã nói gì với Sindbad, vua của ông ta để vị quốc vương này không giết con trai của mình.

Nhà vua Hy Lạp sẵn lòng thoả mãn y:

– Viên tể tướng này – Ông nói – Sau khi trình tâu với quốc vương Sindbad về sự vu cáo của một bà mẹ ghẻ, ông ta đã cảnh báo nhà vua là có thể ngài sẽ phải hối hận với hành động của mình. Tể tướng kể cho quốc vương câu chuyện sau đây.

Chọn tập
Bình luận