“Thưa bà – Anh nói – Tuân theo lệnh của bà và để cho bà rõ vì nguyên cớ lạ lùng nào mà tôi lại bị chột mắt phải, tôi phải kể lại toàn bộ câu chuyện của đời tôi.
Tôi chỉ vừa qua tuổi ấu thơ mà phụ vương cha tôi, xin bà biết cho, tôi vốn là một hoàng tử, nhận thấy tôi khá thông minh nên chẳng hề tiếc công sức để giáo dục rèn luyện tôi. Tất cả những người thông thạo trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật trong toàn đất nước đều được triệu đến để huấn luyện cho tôi.
Chưa thật đọc thông viết thạo mà tôi đã thuộc lòng toàn bộ kinh Coran, cuốn sách tuyệt diệu chứa đựng các cơ sở nền tảng giáo huấn và quy tắc của tôn giáo chúng ta. Và để được giáo dục thật sâu sắc, tôi đọc những tác phẩm của các tác giả được hoan nghênh nhất đã làm sáng tỏ thêm thánh kinh bằng những lời bình luận của họ. Thêm vào việc đọc đó, tôi học hỏi tất cả những lời truyền miệng của đấng tiên tri của chúng ta do những vĩ nhân cùng thời đại thu lượm được. Tất cả những gì liên quan tới đạo giáo của chúng ta, tôi đều để công nghiên cứu: tôi đặc biệt đi sâu vào môn lịch sử, văn học nghệ thuật, đọc thơ và làm thơ. Tôi say mê môn địa lý, khoa biên niên sử, khoa ngôn ngữ học tuy nhiên cũng không lơ là xem nhẹ những bài tập võ nghệ mà một hoàng tử cần phải hiểu biết. Nhưng một môn mà tôi vô cùng yêu thích do đó mà đạt được thành công hơn cả là hoàn thiện các từ ngữ của tiếng Ả Rập chúng ta. Tôi đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này nên đã vượt tất cả những văn nhân bậc thầy trong toàn vương quốc đã từng gặt hái được danh tiếng lẫy lừng.
Sự nổi tiếng mang lại cho tôi nhiều vinh dự hơn cả phần tôi xứng đáng được hưởng. Sự nổi tiếng đó không những được truyền bá ở trong nước mà lan sang tới cả triều đình Ấn Độ mà vị hoàng đế hùng mạnh ở đây, muốn được tận mắt mình thấy, đã cử một sứ thần với nhiều tặng vật quí tới yết kiến phụ vương cha tôi để xin phép cho tôi được đi tới triều đình của người. Phụ vương tôi rất hài lòng với sứ bộ này vì nhiều lẽ. Ông thấy rằng không gì phù hợp hơn một hoàng tử ở tuổi tôi là được đi du ngoạn tới các triều đình nước ngoài, hơn nữa ông cũng rất mong muốn gây dựng tình hữu nghị với hoàng đế Ấn Độ. Như vậy là tôi đi cùng với sứ thần nhưng với rất ít hành lý vì đường xa và trên đường đi còn có nhiều khó khăn trở ngại.
Đã một tháng rong ruổi, rồi một hôm chúng tôi chợt phát hiện thấy đằng xa một đám mây bụi lớn và dưới đám bụi đó là năm mươi kỵ sĩ vũ trang đầy mình. Đó là những tên cướp đang phi ngựa nước đại nhằm phía chúng tôi đi tới…”.
Scheherazade kể tới đây, thấy trời hé sáng liền báo cho hoàng đế hay. Ông bèn đứng lên. Nhưng vì muốn biết những gì sẽ xảy ra giữa năm mươi tên cướp và sứ thần Ấn Độ, vị hoàng đế này đành phải kiên nhẫn chờ đến đêm sau.
o O o
Hầu như trời đã sáng khi Dinarzade thức giấc vào hôm sau.
– Chị thân yêu của em – Nàng gọi hoàng hậu – Nếu chị không ngủ nữa thì kể nốt cho em nghe chuyện của tu sĩ thứ hai đi.
Scheherazade kể tiếp như sau:
“Thưa bà – Tu sĩ nói tiếp với Zobéide – Vì chúng tôi chỉ có mười con ngựa chở hành lý và những tặng vật của cha tôi để dâng lên hoàng đế Ấn Độ, và chúng tôi lại có rất ít người, vậy nên bọn cướp kia chẳng ngần ngại gì mà không xông đến. Không thể lấy sức mà đối phó với chúng được, chúng tôi bảo chúng, đây là đoàn sứ bộ của hoàng đế Ấn Độ, hy vọng vì kính nể Người mà chúng để chúng tôi yên. Nhưng bọn cướp đáp lại một cách hỗn xược: “Vì sao các ngươi lại muốn chúng ta kính trọng hoảng đế chủ ngươi? Chúng ta chẳng phải thần dân của ông ta và cũng chẳng trú ngự trên đất đai của ông ta kia mà”. Nói xong chúng bao vây và tấn công chúng tôi. Tôi chống cự lại hết sức mình, nhưng cảm thấy đã bị thương và nhìn thấy sứ thần, người của ông và của tôi đều đã bị đánh ngã lăn xuống đất, tôi lợi dụng sức tàn của con ngựa cũng đã bị thương nặng, nhảy lên và phóng ra xa bọn chúng. Tôi thúc ngựa chạy bừa chừng nào nó còn mang nổi tôi, nhưng bất thần nó khuỵu xuống, chết thẳng cẳng vì quá sức và vì mất máu nhiều. Tôi rút chân ra khỏi bàn đạp mau chóng và không thấy tên cướp nào đuổi theo, chắc là chúng còn chúi đầu vào các thứ cướp được để chia chác”.
Kể tới đây, Scheherazade thấy trời đã sáng, buộc phải dừng lại.
– Ôi! Chị của em – Dinarzade nói – Chị không còn thời gian để kể tiếp nữa rồi. Chán quá đi mất.
– Nếu hôm nay em không lười mà ngủ quên thì chị đã kể được nhiều hơn rồi – Hoàng hậu bảo.
– Vậy thì, đêm mai em sẽ dậy sớm hơn – Dinarzade nói – Mong là chị sẽ đền bù lại để thoả mãn hiếu kỳ của hoàng đế mà vì em Người đã chịu thiệt thòi.
Schahriar không nói gì và đứng lên đi làm nhiệm vụ hàng ngày của mình.
o O o
Dinarzade không quên gọi hoàng hậu sớm hơn hôm trước.
– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị đã thức thì xin chị kể tiếp chuyện về tu sĩ thứ hai đi chị.
– Chị đồng ý – Scheherazade đáp, và ngay lúc đó nàng kể tiếp như sau:
“- Thế là, thưa bà – Tu sĩ nói – Đơn độc, bị thương, không được ai cứu giúp, trong một xứ sở xa lạ, tôi không dám trở lại đi trên đường cái sợ là lại rơi vào tay bọn cướp. Sau khi băng bó vết thương cũng không nặng lắm, tôi bước đi cho đến chiều tối tới chân một quả núi. Tôi thấy ở sườn núi có một cửa hang. Tôi vào trong hang và qua đêm ở đó một cách yên tĩnh sau khi đã ăn một vài trái cây hái trên dọc đường đi.
Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo tôi vẫn đi vì chưa thấy chỗ nào thuận lợi có thể dừng chân. Sau một tháng ròng đi như thế tôi tới một thành phố lớn rất đông dân có nhiều con sông chảy qua. Ở đây như suốt năm tháng là mùa xuân bất tận.
Cảnh tượng êm đềm bày ra trước mắt khiến tôi thấy vui vui tạm quên đi nỗi buồn da diết khi thấy thân phận mình nên nông nỗi ấy.
Mặt mũi chân tay tôi sạm đen vì nắng gió, giày dép rách nát, quần áo lươm tươm.
Tôi vào trong thành phố để dò hỏi xem đây là đâu. Tôi hỏi một người thợ may trong cửa hàng của anh ta. Thấy tôi còn trẻ và dáng điệu có cái gì đó khác người thường, anh ta cho tôi ngồi xuống bên cạnh và hỏi tôi là ai, từ đâu đến và có việc gì mà tới đây. Tôi chẳng giấu giếm tất cả những gì xảy ra với tôi và cũng nói thật thân thế của mình.
Người thợ may chăm chú nghe nhưng khi tôi nói xong thì không những ông ta chẳng có một lời an ủi mà còn làm cho tôi phiền não hơn: “Hãy giữ mồm giữ miệng – Ông ta bảo tôi – Chớ có tâm sự với bất cứ ai những gì mà cậu vừa tâm sự với tôi vì quốc vương trị vì ở đây vốn là kẻ thù lớn nhất của quốc vương cha cậu. Ông ta chắc sẽ làm nhục cậu nếu được biết là cậu tới thành phố này”.
Tôi không nghi ngờ về sự thành thật của người thợ may khi ông ta nói tên vị quốc vương. Nhưng vì mối hiềm thù giữa vua cha và ông ta chẳng liên quan gì tới cảnh ngộ của tôi nên tốt hơn là tôi không nói gì về chuyện đó.
Tôi cảm ơn bác thợ may đã có lời khuyên và tôi nói bác biết là sẽ triệt để nghe theo và sẽ không bao giờ quên niềm vui được gặp bác. Vì bác thấy tôi đang có vẻ đói nên mang các thức ăn ra cho tôi và còn cho tôi ngủ lại, tôi đã nhận lời.
Sau đó ít ngày, thấy là tôi đã lấy lại được sức khoẻ bị suy sụp trong một chuyến đi dài mệt nhọc và gian khổ và biết là phần lớn các ông hoàng theo đạo Hồi thường có một nghề hoặc am hiểu một nghệ thuật nào đó để phòng những lúc gặp vận chẳng may thì đem ra sử dụng nếu cần. Bác hỏi tôi là còn biết nghề gì kiếm sống để không phải nhờ vả ai không. Tôi đáp là có thạo môn nọ môn kia, là một nhà ngữ pháp, một nhà thơ v.v… Và nhất là viết chữ rất đẹp.
– Với tất cả những gì mà cậu vừa nói – Bác bảo – Cậu sẽ chẳng làm gì được để có một mẩu bánh đâu. Ở đây chẳng có gì là vô tích sự hơn những hiểu biết các loại đó. Nếu nghe lời khuyên của tôi – Bác nói thêm – Thì cậu sẽ kiếm một chiếc áo cộc và, trông cậu có vẻ khoẻ mạnh tráng kiện, cậu sẽ vào rừng gần đây kiếm củi đốt đem ra chợ bán, tôi chắc chắn là cậu sẽ sống chẳng phải nhờ vả ai cả. Với cách này, cậu có thể chờ thời cơ thuận lợi, trời đẹp sẽ xua tan đám mây mù đã làm hạnh phúc cuộc đời cậu u ám, buộc cậu phải giấu diếm dòng dõi của mình. Tôi sẽ lo kiếm cho cậu một sợi dây thừng và một chiếc rìu bổ củi.
Lo vì sợ bị nhận ra và nhu cầu sống khiến tôi chẳng dám ngần ngại mặc dù nghề kiếm củi đi bán quả là hèn kém và nặng nhọc.
Ngày tiếp sau đó, bác thợ may mua cho tôi một cái rìu và một sợi dây thừng cùng với một chiếc áo cộc và gửi gắm tôi cho những người dân nghèo cũng sống bằng nghề kiếm củi. Bác đề nghị với họ là cho tôi đi theo. Họ đưa tôi vào rừng và ngay ngày đầu tiên, tôi đã đội đầu mang về một bó củi lớn đem bán được nửa đồng tiền vàng của nước này dù rằng rừng không xa, củi gỗ đáng lẽ chẳng lấy gì làm đắt ở thành phố này, nhưng ít người chịu vào rừng kiếm. Trong một thời gian ngắn tôi đã kiếm được khá nhiều tiền, thừa để trả nợ bác thợ may đã ứng trước cho tôi.
Đã được hơn một năm sống như thế thì một ngày kia tôi đi sâu vào rừng hơn mọi ngày, tới một nơi phong cảnh thật đẹp, tôi bắt đầu chặt cành lấy củi. Lúc bứt lên một chùm rễ cây, tôi nhìn thấy một cái vòng sắt gắn vào một cái nắp cũng bằng sắt. Tôi gạt hết đất đá phủ bên trên nắm lấv cái vòng kéo nắp đậy lên thì thấy một đầu cầu thang, tôi tò mò vác rìu bước xuống.
Tới chân cầu thang, tôi thấy mình đang đứng trước một lâu đài to rộng, ánh sáng chiếu rọi chẳng khác gì trên mặt đất ở chỗ quang đãng nhất làm tôi choáng ngợp. Tôi bước đi trên một hành lang có những cây cột bằng đá hoa vân, chân và đỉnh cột là vàng khối. Nhưng bỗng phía trước tôi có một người đang đi tới, một phụ nữ dáng dấp quý phái có một sắc đẹp phi thường, đẹp đến nỗi tôi chẳng còn thiết gì nhìn ngắm các vật khác xung quanh mà chỉ còn dán mắt nhìn nàng thôi”.
Đến đây Scheherazade ngừng kể vì thấy trời vừa rạng.
– Chị thân yêu của em – Dinarzade nói – Xin thú thực với chị là em vô cùng thoả mãn về những gì chị kể hôm nay, em tưởng tượng là những gì chị sẽ kể tiếp cũng sẽ kỳ lạ chàng kém.
– Em không nhầm đâu – Hoàng hậu đáp – Vì đoạn tiếp theo về chuyện người tu sĩ thứ hai đáng để thu hút sự chú ý của hoàng đế, lãnh chúa của chị, hơn cả những gì mà Người đã nghe tới lúc này.
– Ta chưa hẳn tin là như vậy – Schahriar nói và đứng lên – Nhưng chúng ta sẽ xem xét cái đó vào đêm mai.
o O o
Dinarzade đêm nay lại thức giấc rất sớm:
– Nếu chị không ngủ nữa, chị của em ơi – Nàng gọi chị – Em xin chị kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra trong cái lâu đài dưới mặt đất đó giữa người phụ nữ và vị hoàng tử.
– Em sẽ được nghe ngay bây giờ đây – Scheherazade nói – Em nghe nhé:
“Người tu sĩ thứ hai – Nàng nói – Kể tiếp câu chuyện: Để tránh cho người phụ nữ xinh đẹp đó khỏi mất công đi tới chỗ mình, tôi vội vàng đi tới trước nàng và trong lúc tôi cúi thấp người xuống chào thì nàng hỏi: “Chàng là ai? Là người hay thần thánh?”.
– Tôi là người, thưa bà – Tôi ngẩng đầu lên đáp – Tôi chẳng có quan hệ gì với các vị thần thánh cả.
– Làm sao mà chàng đến được nơi đây? – Nàng lại hỏi kèm theo một tiếng thở dài – Đã hai mươi lăm năm nay tôi ở đây và suốt thời gian dài đó tôi chẳng nhìn thấy ai khác ngoài chàng hôm nay.
Sắc đẹp tuyệt vời của nàng trước mắt tôi với sự dịu dàng và vẻ trung hậu nàng đón tiếp đã làm tôi mạnh dạn để nói với nàng rằng: “Thưa bà, trước khi tôi có vinh dự được giải đáp mối băn khoăn của bà, xin bà cho phép được bộc bạch là tôi vô cùng vui thích vì cuộc gặp gỡ bất ngờ này. Nó cho tôi cơ hội để tự an ủi về nỗi đau buồn đang mang nặng, và có thể đó cũng là cơ hội để làm cho bà được vui vẻ hơn trong chuỗi ngày hiện tại”.
Tôi thành thật kể cho nàng nghe do một tai nạn không ngờ như thế nào mà một hoàng tử con vua trong tình trạng như nàng đang nhìn thấy và tình cờ ra sao mà tôi khám phá ra cái nhà ngục tráng lệ nhưng buồn chán đang giam hãm nàng.
– Than ôi! Thưa hoàng tử – Nàng nói và lại thở dài – Chàng rất có lý để thấy cái nhà ngục sang trọng và rất tráng lệ xa hoa này chỉ là nơi trú ngụ vô cùng tẻ nhạt chán chường. Khi đã trái với ý muốn của mình thì những nơi ở dù có tiện nghi hoa lệ tới đâu cũng chẳng làm cho người ta thích thú. Chẳng có lẽ là chàng chưa bao giờ nghe nói đến tên vua Epitimarus, nhà vua vĩ đại đảo Gỗ Mun ư? Có tên như thế vì đảo này mọc đầy loại gỗ quí đó. Thiếp là công chúa, con gái của Người. Vua cha chọn phò mã là một hoàng tử, anh họ thiếp; nhưng trong đêm tân hôn đầu tiên, giữa lúc triều đình và cả kinh thành của quốc đảo Gỗ Mun tưng bừng mở hội, khi thiếp chưa kịp trao thân cho chồng thì một hung thần tới bắt cóc thiếp đi. Lúc đó thiếp ngất xỉu, hoàn toàn bất tỉnh nhân sự và khi tỉnh lại thì thấy mình ở trong lâu đài này. Một thời gian dài, thiếp không sao mà nguôi được, nhưng thời gian và nhu cầu bắt buộc thiếp cũng phải quen dần và cam chịu chung sống với lão hung thần. Đã hai mươi lăm năm, như đã nói với chàng, thiếp sống ở đây và có thể nói là tất cả những gì phục vụ cho đời sống đều rất đầy đủ, tất cả những gì có thể làm thoả mãn một công chúa chỉ ưa thích điểm trang và ăn diện.
– Cứ cách mười ngày – Công chúa nói tiếp – Là lão hung thần lại tới ngủ lại một đêm. Lão không ngủ luôn tại đây và lời thanh minh của lão là người vợ lão lấy trước đây sẽ nổi cơn ghen nếu biết lão không trung thành với mụ. Tuy nhiên, nếu thiếp cần đến lão thì bất cứ ngày hay đêm, thiếp chỉ cần sờ tay vào lá bùa treo ở trước cửa buồng của thiếp thì lão sẽ xuất hiện ngay. Lão tới đây tính đến ngày hôm nay thì bốn ngày đã qua, như vậy thiếp chỉ còn chờ trong vòng sáu ngày nữa. Vì vậy chàng có thể ở lại đây năm ngày để làm bạn với thiếp nếu chàng muốn và thiếp sẽ hậu đãi chàng đúng với danh vị và phẩm giá của chàng.
Tôi tự cho mình quá hạnh phúc nhận được một sự ưu đãi đặc biệt như vậy, từ chối sao tiện. Nàng công chúa đưa tôi vào phòng tắm sang trọng chưa từng thấy và khi bước ra, thay thế cho bộ quần áo của mình, tôi thấy bộ khác rất đẹp và lịch sự, chắc là để mặc vào cho xứng đáng với nàng hơn.
Chúng tôi ngồi lên một chiếc sập trải thảm đẹp bên cạnh là những chiếc gối để tựa bọc gấm Ấn Độ. Một lát sau, nàng cho đưa lên mặt chiếc bàn những đĩa thức ăn ngon. Chúng tôi cùng ăn và qua nốt ngày hôm đó thật là vui vẻ thích thú và đêm đó nàng tiếp tôi trên giường nàng.
Ngày hôm sau, nàng tìm đủ mọi cách làm cho tôi vui. Trong bữa ăn, nàng lấy ra một chai rượu lâu năm, loại ngon nhất ít người có và muốn cùng tôi chén tạc chén thù. Lúc choáng váng hơi men vì chất rượu dịu êm đó, tôi bảo nàng:
– Công chúa xinh đẹp ơi! Đã rất lâu rồi nàng coi như bị chôn sống. Nàng hãy theo tôi, lên mặt đất hưởng thụ ánh sáng thật của ban ngày mà nàng đã bị tước bỏ mất bao năm tháng. Hãy bỏ lại đây cái ánh sáng giả dối hàng ngày nàng tắm gội.
– Thưa hoàng tử – Nàng cười đáp lại lời tôi – Xin đừng nói vậy. Thiếp coi thường cái ánh sáng đẹp nhất trần gian ấy miễn là cứ mười ngày thì chàng cho thiếp chín và ngày thứ mười nhường cho lão hung thần.
– Thưa công chúa – Tôi nói – Tôi thấy rõ là vì sợ lão hung thần mà nàng nói thế thôi. Còn tôi, tôi chẳng coi hắn là gì cả đâu, tôi sẽ xé vụn cái bùa ấy cùng những chữ loằng ngoằng viết trên đó ra từng mảnh nhỏ cho coi. Mặc hắn tới, tôi chờ hắn đấy. Cho dù hắn dũng mãnh ghê gớm tới đâu tôi sẽ cho hắn biết sức mạnh của cánh tay này. Tôi thề là sẽ tận diệt tất cả hung thần trên thế gian này và hắn sẽ là kẻ đầu tiên.
Nàng công chúa, biết trước hậu quả, khuyên tôi là chớ có động tới cái bùa. Nàng nói: “Nếu chàng làm thế thì đó là mang lại cái chết cho cả chàng và thiếp. Thiếp biết rõ lũ hung thần hơn chàng mà”.
Hơi men bốc lên làm tôi chẳng còn phân biệt được lời lẽ đúng đắn của công chúa. Tồi giơ chân dẫm lên lá bùa và xé nó ra nhiều mảnh”.
Kể đến đây, Scheherazade thấy trời sáng, ngừng nói và hoàng đế thì đứng lên. Nhưng ông chẳng chút nghi ngờ là lá bùa bị xé vụn nhừ thế sẽ chẳng khỏi gây ra chuyện nghiêm trọng nào đó. Ông quyết định phải nghe tiếp câu chuyện.
o O o
Một tiếng trước khi trời sáng, Dinarzade thức giấc nói với hoàng hậu:
– Chị của em, nếu chị không ngủ, em xin chị cho biết những gì đã xảy ra trong cái lâu đài dưới mặt đất đó, sau khi hoàng tử đã xé vụn lá bùa.
– Chị sẽ nói cho em rõ ngay giờ đây.
Rồi lập tức nàng tiếp tục câu chuyện dưới nhân vật người tu sĩ thứ hai:
“- Chiếc bùa vừa bị xé nát thì cả lâu đài rung chuyển như sắp đổ sụp với những tiếng sấm sét và chớp loé sáng từng đợt trong cái lâu đài tối om om. Tiếng động khủng khiếp đó làm giã một phần hơi men, tôi tỉnh lại nhưng đã quá muộn, chẳng cứu vãn nổi lỗi lầm của mình nữa. Tôi kêu lên:
– Công chúa! Thế là cái gì vậy?
Nàng hốt hoảng, chẳng nghĩ gì đến tai hoạ bản thân, trả lời tôi:
– Hỡi ôi! Chàng hãy trốn mau đi, không thì chết mất!
Tôi làm theo lời nàng, nhưng vì quá sợ hãi mà tôi bỏ lại cái rìu và đôi dép. Vừa đi tới các bậc thang mà từ đó tôi đã xuống thì cái lâu đài ma mở toang ra lấy lối cho lão hung thần đi vào. Hắn giận dữ hỏi công chúa:
– Có việc gì xảy ra mà gọi ta tới?
– Một cơn đau tim – Công chúa đáp – Buộc thiếp phải đi tìm cái chai mà ngài trông thấy đó. Thiếp uống hai ba ngụm rồi đem cất đi nhưng không may bị trượt chân ngã làm rách lá bùa. Có thế thôi chứ chẳng có gì xảy ra cả.
Nghe nàng nói vậy, hung thần giận dữ bảo:
– Cô là một con khốn kiếp, con dối trá, cái rìu và đôi dép kia, tại sao lại ở đây?
– Bây giờ thiếp mới trông thấy đấy – Công chúa nói – Có lẽ ngài tới đây mãnh liệt quá nên đã cuốn theo chúng từ một nơi nào đi qua và mang vào đây mà không để ý chăng?
Lão hung thần chỉ đáp lại bằng những lời chửi rủa và bằng đòn đánh mà tôi nghe rõ mồn một. Không đủ can đảm để nghe những tiếng than khóc thảm thiết của công chúa bị hành hạ dã man, tôi cởi bộ áo quần nàng đã đưa tôi thay, mặc lại bộ áo quần của mình mà tôi đã để ở chân cầu thang ngày hôm trước lúc ra khỏi phòng tắm. Tôi trèo lên cầu thang, lên lại mặt đất, trong lòng đau xót và thương cảm nàng công chúa đã vì lầm lỗi của tôi mà phải hứng lấy tai hoạ. Tôi tự biến mình thành một kẻ sát nhân và một kẻ vong ân bội nghĩa nhất trần đời vì đã hy sinh một công chúa xinh đẹp nhất thế gian cho sự dã man hung ác của một tên hung thần đang cơn giận dữ.
“Đúng là nàng bị giam cầm suốt hai mươi lăm năm – Tôi nhủ thầm – Nhưng ngoài việc mất tự do ra thì nàng chẳng còn phải ước mong gì để được sung sướng. Sự tức giận của tôi đã kết thúc hạnh phúc của nàng và giao phó nàng vào tay một con quỉ tàn ác. Tôi hạ cái cửa nắp xuống, lấp đất và trở về thành phố với một bó củi đội trên đầu mà chẳng rõ tôi làm thế nào mà kiếm được trong lúc đang bối lối hoang mang cực độ.
Bác thợ may chủ nhà thấy tôi trở về, vui mừng khôn xiết: “Cậu đi biệt đâu – Bác bảo tôi – làm tôi rất lo lắng sợ nhân thân của cậu bị lộ. Tôi chẳng biết làm gì và sợ là một kẻ nào đó nhận ra cậu. Cám ơn Trời, Phật đã đưa cậu trở về”. Tôi cảm ơn sự quan tâm và tình thân ái của bác nhưng không cho bác biết những gì đã xảy ra với tôi, kể cả vì sao tôi trở về mà không có rìu và dép. Tôi lui vào phòng riêng, hàng ngàn lần tự trách là đã vô cùng dại dột. Không có gì có thể so sánh được hạnh phúc của công chúa và mình nếu mình tự kiềm chế không đụng tới cái bùa ma đó.
Trong lúc tôi đang thả mình vào những ý nghĩ não ruột đó thì bác thợ may đi vào và bảo tôi: “Có một ông già tôi không quen vừa đến, mang theo cái rìu và đôi dép của cậu mà ông ta bảo thấy ở dọc đường. Ông ta hỏi những người cùng đi rừng với cậu và biết cậu ở đây. Ra gặp ông ta đi, ông ấy muốn tự tay mình trao trả cậu những vật đó”.
Nghe vậy, tôi biến sắc và toàn thân run lẩy bẩy. Bác thợ may hỏi tôi vì sao, thì gạch lát sàn buồng bỗng nứt ra thành một khe hở. Ông già, không chờ được, hiện ra, trong tay cầm cái rìu và đôi dép. Đó là lão hung thần, tên bắt cóc nàng công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun, cải trang như thế, sau khi đã hành hạ công chúa cực kỳ man rợ.
– Ta là thần linh – Hắn bảo chúng tôi – Cháu ngoại Eblis, chúa tể các thần. Có phải đây là cái rìu của ngươi? – Hắn hỏi tôi – Và đây nữa có phải đôi dép của ngươi?”.
Scheherazade kể tới đây, thấy trời hửng sáng nên ngừng lời. Hoàng đế thấy chuyện của tu sĩ thứ hai quá hay nên chẳng nỡ không muốn nghe tiếp. Vì vậy ông đứng lên thầm nghĩ: sẽ biết tiếp đó ra sao vào đêm mai vậy.
o O o
Đêm hôm sau, Dinarzade kêu hoàng hậu:
– Chị thân yêu của em, xin chị kể xem lão hung thần đó làm gì hoàng tử đi.
– Chị kể ngay đây và trí tò mò của em sẽ được thoả mãn – Scheherazade đáp rồi kể tiếp chuyện chàng tu sĩ thứ hai như sau:
“Tu sĩ tiếp tục kể cho nàng Zobéide nghe: “Thưa bà – Anh ta nói – Lão hung thần hỏi tôi như vậy và chẳng cho tôi thời gian để trả lời hắn, mà thực ra thì tôi cũng chẳng nói nên lời, cái bộ mặt kinh tởm của hắn đã làm tôi hết hồn. Hắn ôm ngang người tôi, kéo lê tôi ra khỏi buồng và nhảy vút lên cao, lôi tôi đến tận trời xanh mạnh và nhanh như chớp. Tôi thấy bị đưa lên thật cao và kéo đi thật mau nên chẳng mấy chốc đã tới nơi. Hắn nắm chặt tôi nhào mạnh xuống đất, hắn dậm chân, mặt đất mở ra và hắn thụt xuống, tức thì tôi thấy mình đứng trước nàng công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun trong lâu đài ma. Nhưng, than ôi! Cảnh tượng trước mắt như một vật nhọn đâm thẳng vào tim tôi. Nàng trần truồng nằm đó, mình đầy máu dở sống dở chết, nước mắt chan hoà chảy ướt nhoè đôi má.
– Quân xảo quyệt! – Hung thần chỉ vào tôi bảo nàng – Có phải đây là nhân tình của mi không?
Nàng đưa mắt sầu thảm nhìn tôi và buồn rầu đáp:
– Tôi không biết người này là ai, chỉ lúc này đây tôi mới trông thấy anh ta.
– Sao? – Lão hung thần bảo – Nó là nguyên nhân khiến cho mi phải thế này mà mi còn dám nói là không hề biết nó sao?
– Nếu tôi không biết anh ta – Công chúa lại nói – Mà ông lại muốn tôi nói dối bảo là có biết để làm hại anh ta sao?
– Vậy thì – Lão hung thần rút kiếm đưa vào tay công chúa – Nếu mi chưa thấy nó bao giờ thì cầm lấy thanh kiếm này chặt đầu nó cho ta xem.
– Than ôi! – Công chúa nói – Làm sao mà tôi làm được cái việc mà ngài bắt buộc tôi được đây? Sức chịu tôi đã cạn kiệt chẳng giơ nổi cánh tay, và nếu có còn sức chăng nữa thì liệu tôi có gan giết một con người mà tôi không biết là ai, một con người vô tội không?
– Lời chối từ đó – Hung thần bảo công chúa – Làm ta thấy rõ tất cả tội của mi.
Rồi, quay sang tôi lão hỏi:
– Còn mày, mày có biết con này không?
Tôi sẽ trở thành một tên bội nghĩa đốn mạt nhất nếu tôi không trung thành với nàng cũng như nàng đã trung thành với tôi và đó cũng là nguyên nhân sự bất hạnh của nàng. Vì thế, tôi trả lời lão hung thần:
– Làm sao mà tôi biết bà ấy được khi đây là lần đầu tôi nhìn thấy?
– Nếu đúng như vậy – Lão hung thần nói – Thì mi cầm lấy kiếm này và chặt đầu nó cho ta. Chịu làm thế thì ta sẽ thả cho mi tự do, ta sẽ tin là mi mới nhìn thấy nó mỗi một lần này như mi nói.
– Xin rất vui lòng – Tôi bảo hắn và cầm lấy thanh kiếm từ tay hắn…”.
– Nhưng tâu Bệ hạ – Scheherazade đến đây thôi không kể tiếp nữa – Trời sáng rồi, thiếp chẳng muốn lạm dụng lòng kiên nhẫn của Người.
– Đó thật là những chi tiết kỳ lạ – Hoàng đế thầm nhủ – Để ngày mai xem là tay hoàng tử này có nảy tính hung ác tuân theo lão hung thần hay không?
o O o
Đêm sắp tàn, Dinarzade gọi hoàng hậu bảo:
– Chị của em, nếu chị không ngủ, xin nói tiếp chuyện hôm qua còn bỏ dở cho em nghe đi?
– Chị cũng muốn thế – Scheherazade nói – Em sẽ biết là tu sĩ thứ hai kể tiểp thế này:
“Thưa bà, xin bà đừng tin là tôi tiến đến gần công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun để thực hiện mệnh lệnh dã man của lão hung thần. Tôi chỉ muốn biểu lộ bằng cử chỉ, trong khả năng có thể, tỏ cho nàng hiểu là nếu nàng đã dũng cảm hi sinh tính mệnh vì tình yêu đối với tôi thì tôi há lại không dám xả thân mình vì tình yêu đối với nàng hay sao. Công chúa hiểu ý đồ của tôi. Mặc dầu đau đớn và sầu thảm, nàng nhìn tôi với ánh mắt biết ơn và như muốn nói là nàng vui lòng chết và lấy làm hài lòng thấy là tôi cũng muốn chết vì nàng. Và, tôi lùi lại một bước, vứt thanh kiếm xuống đất bảo lão hung thần:
– Tôi sẽ bị đời đời nguyền rủa trước tất cả thiên hạ nếu tôi đã hèn hạ giết hại một người mà tôi chưa hề quen biết, đó là chưa nói tới bà đây người mà tôi đang nhìn thấy trong tình trạng như lúc này; đang sắp trút linh hồn. Ngươi muốn làm gì ta thì làm vì ta đang ở trong tay ngươi, nhưng ta không thể làm theo cái lệnh tàn ác dã man của ngươi được.
– Ta đã biết rõ – Lão hung thần nói – Là chúng mày thách thức ta, nhục mạ sự ghen tuông của ta. Nhưng với cách mà ta sẽ xử sự, cả hai chúng mày sẽ biết ta có thể làm được những gì.
Nói xong câu đe doạ này, con quỷ cầm lấy thanh kiếm giơ lên và chặt đứt một bàn tay công chúa. Nàng chỉ kịp đưa bàn tay kia làm hiệu cho tôi như một lời chào vĩnh biệt vì máu nàng đã mất trước cộng với lúc này chỉ còn cho phép nàng sống một vài khoảnh khắc nữa thôi sau sự hung bạo cuối cùng này mà cảnh tượng trông thấy làm tôi ngất lịm.
Khi tỉnh lại, tôi than phiền với lão hung thần sao lại để tôi phải mòn mỏi đợi chờ cái chết:
– Đâm đi? Chém đi! – Tôi bảo hắn – Ta sẵn sàng đợi một nhát kiếm. Ta chờ đợi ở ngươi như chờ một ân huệ lớn mà ngươi có thể làm cho ta.
Nhưng thay vì việc làm cho tôi chết, hắn bảo:
– Đó, những thần linh đã xử sự với những người đàn bà bị nghi là bội phản như thế đó. Nó đã tiếp mi tại đây, nếu mà ta bắt được quả tang thì ta sẽ giết chết mi ngay lúc ấy. Nhưng ta sẽ tạm bằng lòng cho mi biến thành chó, thành khỉ, thành lừa, thành sư tử hoặc thành chim. Mi hãy chọn một trong những con vật đó, ta muốn để cho mi được tuỳ ý thích.
Những lời nói của con quái vật này cho tôi một chút hy vọng là có thể làm cho nó đổi ý. Tôi bảo nó:
– Hỡi thần linh! Hãy nguôi cơn giận. Nếu ngài không nỡ lấy đi mạng sống của tôi thì hãy để tôi sống một cách tử tế. Tôi sẽ luôn nhớ tới sự khoan hồng của ngài nếu ngài thứ lỗi cho tôi cũng như một con người tốt bụng nhất trần gian này đã tha thứ cho một trong những người láng giềng đã ghét cay ghét đắng anh ta.
Lão hung thần hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra giữa hai người láng giềng đó và nói là hắn sẽ có đủ đức kiên nhẫn để nghe câu chuyện ấy. Thế là tôi đã kể cho hắn nghe. Thưa bà, tôi tin là bà sẽ không phật ý nếu tôi cũng thuật lại câu chuyện đó hầu bà.
“Thưa bà – Anh nói – Tuân theo lệnh của bà và để cho bà rõ vì nguyên cớ lạ lùng nào mà tôi lại bị chột mắt phải, tôi phải kể lại toàn bộ câu chuyện của đời tôi.
Tôi chỉ vừa qua tuổi ấu thơ mà phụ vương cha tôi, xin bà biết cho, tôi vốn là một hoàng tử, nhận thấy tôi khá thông minh nên chẳng hề tiếc công sức để giáo dục rèn luyện tôi. Tất cả những người thông thạo trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật trong toàn đất nước đều được triệu đến để huấn luyện cho tôi.
Chưa thật đọc thông viết thạo mà tôi đã thuộc lòng toàn bộ kinh Coran, cuốn sách tuyệt diệu chứa đựng các cơ sở nền tảng giáo huấn và quy tắc của tôn giáo chúng ta. Và để được giáo dục thật sâu sắc, tôi đọc những tác phẩm của các tác giả được hoan nghênh nhất đã làm sáng tỏ thêm thánh kinh bằng những lời bình luận của họ. Thêm vào việc đọc đó, tôi học hỏi tất cả những lời truyền miệng của đấng tiên tri của chúng ta do những vĩ nhân cùng thời đại thu lượm được. Tất cả những gì liên quan tới đạo giáo của chúng ta, tôi đều để công nghiên cứu: tôi đặc biệt đi sâu vào môn lịch sử, văn học nghệ thuật, đọc thơ và làm thơ. Tôi say mê môn địa lý, khoa biên niên sử, khoa ngôn ngữ học tuy nhiên cũng không lơ là xem nhẹ những bài tập võ nghệ mà một hoàng tử cần phải hiểu biết. Nhưng một môn mà tôi vô cùng yêu thích do đó mà đạt được thành công hơn cả là hoàn thiện các từ ngữ của tiếng Ả Rập chúng ta. Tôi đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này nên đã vượt tất cả những văn nhân bậc thầy trong toàn vương quốc đã từng gặt hái được danh tiếng lẫy lừng.
Sự nổi tiếng mang lại cho tôi nhiều vinh dự hơn cả phần tôi xứng đáng được hưởng. Sự nổi tiếng đó không những được truyền bá ở trong nước mà lan sang tới cả triều đình Ấn Độ mà vị hoàng đế hùng mạnh ở đây, muốn được tận mắt mình thấy, đã cử một sứ thần với nhiều tặng vật quí tới yết kiến phụ vương cha tôi để xin phép cho tôi được đi tới triều đình của người. Phụ vương tôi rất hài lòng với sứ bộ này vì nhiều lẽ. Ông thấy rằng không gì phù hợp hơn một hoàng tử ở tuổi tôi là được đi du ngoạn tới các triều đình nước ngoài, hơn nữa ông cũng rất mong muốn gây dựng tình hữu nghị với hoàng đế Ấn Độ. Như vậy là tôi đi cùng với sứ thần nhưng với rất ít hành lý vì đường xa và trên đường đi còn có nhiều khó khăn trở ngại.
Đã một tháng rong ruổi, rồi một hôm chúng tôi chợt phát hiện thấy đằng xa một đám mây bụi lớn và dưới đám bụi đó là năm mươi kỵ sĩ vũ trang đầy mình. Đó là những tên cướp đang phi ngựa nước đại nhằm phía chúng tôi đi tới…”.
Scheherazade kể tới đây, thấy trời hé sáng liền báo cho hoàng đế hay. Ông bèn đứng lên. Nhưng vì muốn biết những gì sẽ xảy ra giữa năm mươi tên cướp và sứ thần Ấn Độ, vị hoàng đế này đành phải kiên nhẫn chờ đến đêm sau.
Hầu như trời đã sáng khi Dinarzade thức giấc vào hôm sau.
– Chị thân yêu của em – Nàng gọi hoàng hậu – Nếu chị không ngủ nữa thì kể nốt cho em nghe chuyện của tu sĩ thứ hai đi.
Scheherazade kể tiếp như sau:
“Thưa bà – Tu sĩ nói tiếp với Zobéide – Vì chúng tôi chỉ có mười con ngựa chở hành lý và những tặng vật của cha tôi để dâng lên hoàng đế Ấn Độ, và chúng tôi lại có rất ít người, vậy nên bọn cướp kia chẳng ngần ngại gì mà không xông đến. Không thể lấy sức mà đối phó với chúng được, chúng tôi bảo chúng, đây là đoàn sứ bộ của hoàng đế Ấn Độ, hy vọng vì kính nể Người mà chúng để chúng tôi yên. Nhưng bọn cướp đáp lại một cách hỗn xược: “Vì sao các ngươi lại muốn chúng ta kính trọng hoảng đế chủ ngươi? Chúng ta chẳng phải thần dân của ông ta và cũng chẳng trú ngự trên đất đai của ông ta kia mà”. Nói xong chúng bao vây và tấn công chúng tôi. Tôi chống cự lại hết sức mình, nhưng cảm thấy đã bị thương và nhìn thấy sứ thần, người của ông và của tôi đều đã bị đánh ngã lăn xuống đất, tôi lợi dụng sức tàn của con ngựa cũng đã bị thương nặng, nhảy lên và phóng ra xa bọn chúng. Tôi thúc ngựa chạy bừa chừng nào nó còn mang nổi tôi, nhưng bất thần nó khuỵu xuống, chết thẳng cẳng vì quá sức và vì mất máu nhiều. Tôi rút chân ra khỏi bàn đạp mau chóng và không thấy tên cướp nào đuổi theo, chắc là chúng còn chúi đầu vào các thứ cướp được để chia chác”.
Kể tới đây, Scheherazade thấy trời đã sáng, buộc phải dừng lại.
– Ôi! Chị của em – Dinarzade nói – Chị không còn thời gian để kể tiếp nữa rồi. Chán quá đi mất.
– Nếu hôm nay em không lười mà ngủ quên thì chị đã kể được nhiều hơn rồi – Hoàng hậu bảo.
– Vậy thì, đêm mai em sẽ dậy sớm hơn – Dinarzade nói – Mong là chị sẽ đền bù lại để thoả mãn hiếu kỳ của hoàng đế mà vì em Người đã chịu thiệt thòi.
Schahriar không nói gì và đứng lên đi làm nhiệm vụ hàng ngày của mình.
Dinarzade không quên gọi hoàng hậu sớm hơn hôm trước.
– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị đã thức thì xin chị kể tiếp chuyện về tu sĩ thứ hai đi chị.
– Chị đồng ý – Scheherazade đáp, và ngay lúc đó nàng kể tiếp như sau:
“- Thế là, thưa bà – Tu sĩ nói – Đơn độc, bị thương, không được ai cứu giúp, trong một xứ sở xa lạ, tôi không dám trở lại đi trên đường cái sợ là lại rơi vào tay bọn cướp. Sau khi băng bó vết thương cũng không nặng lắm, tôi bước đi cho đến chiều tối tới chân một quả núi. Tôi thấy ở sườn núi có một cửa hang. Tôi vào trong hang và qua đêm ở đó một cách yên tĩnh sau khi đã ăn một vài trái cây hái trên dọc đường đi.
Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo tôi vẫn đi vì chưa thấy chỗ nào thuận lợi có thể dừng chân. Sau một tháng ròng đi như thế tôi tới một thành phố lớn rất đông dân có nhiều con sông chảy qua. Ở đây như suốt năm tháng là mùa xuân bất tận.
Cảnh tượng êm đềm bày ra trước mắt khiến tôi thấy vui vui tạm quên đi nỗi buồn da diết khi thấy thân phận mình nên nông nỗi ấy.
Mặt mũi chân tay tôi sạm đen vì nắng gió, giày dép rách nát, quần áo lươm tươm.
Tôi vào trong thành phố để dò hỏi xem đây là đâu. Tôi hỏi một người thợ may trong cửa hàng của anh ta. Thấy tôi còn trẻ và dáng điệu có cái gì đó khác người thường, anh ta cho tôi ngồi xuống bên cạnh và hỏi tôi là ai, từ đâu đến và có việc gì mà tới đây. Tôi chẳng giấu giếm tất cả những gì xảy ra với tôi và cũng nói thật thân thế của mình.
Người thợ may chăm chú nghe nhưng khi tôi nói xong thì không những ông ta chẳng có một lời an ủi mà còn làm cho tôi phiền não hơn: “Hãy giữ mồm giữ miệng – Ông ta bảo tôi – Chớ có tâm sự với bất cứ ai những gì mà cậu vừa tâm sự với tôi vì quốc vương trị vì ở đây vốn là kẻ thù lớn nhất của quốc vương cha cậu. Ông ta chắc sẽ làm nhục cậu nếu được biết là cậu tới thành phố này”.
Tôi không nghi ngờ về sự thành thật của người thợ may khi ông ta nói tên vị quốc vương. Nhưng vì mối hiềm thù giữa vua cha và ông ta chẳng liên quan gì tới cảnh ngộ của tôi nên tốt hơn là tôi không nói gì về chuyện đó.
Tôi cảm ơn bác thợ may đã có lời khuyên và tôi nói bác biết là sẽ triệt để nghe theo và sẽ không bao giờ quên niềm vui được gặp bác. Vì bác thấy tôi đang có vẻ đói nên mang các thức ăn ra cho tôi và còn cho tôi ngủ lại, tôi đã nhận lời.
Sau đó ít ngày, thấy là tôi đã lấy lại được sức khoẻ bị suy sụp trong một chuyến đi dài mệt nhọc và gian khổ và biết là phần lớn các ông hoàng theo đạo Hồi thường có một nghề hoặc am hiểu một nghệ thuật nào đó để phòng những lúc gặp vận chẳng may thì đem ra sử dụng nếu cần. Bác hỏi tôi là còn biết nghề gì kiếm sống để không phải nhờ vả ai không. Tôi đáp là có thạo môn nọ môn kia, là một nhà ngữ pháp, một nhà thơ v.v… Và nhất là viết chữ rất đẹp.
– Với tất cả những gì mà cậu vừa nói – Bác bảo – Cậu sẽ chẳng làm gì được để có một mẩu bánh đâu. Ở đây chẳng có gì là vô tích sự hơn những hiểu biết các loại đó. Nếu nghe lời khuyên của tôi – Bác nói thêm – Thì cậu sẽ kiếm một chiếc áo cộc và, trông cậu có vẻ khoẻ mạnh tráng kiện, cậu sẽ vào rừng gần đây kiếm củi đốt đem ra chợ bán, tôi chắc chắn là cậu sẽ sống chẳng phải nhờ vả ai cả. Với cách này, cậu có thể chờ thời cơ thuận lợi, trời đẹp sẽ xua tan đám mây mù đã làm hạnh phúc cuộc đời cậu u ám, buộc cậu phải giấu diếm dòng dõi của mình. Tôi sẽ lo kiếm cho cậu một sợi dây thừng và một chiếc rìu bổ củi.
Lo vì sợ bị nhận ra và nhu cầu sống khiến tôi chẳng dám ngần ngại mặc dù nghề kiếm củi đi bán quả là hèn kém và nặng nhọc.
Ngày tiếp sau đó, bác thợ may mua cho tôi một cái rìu và một sợi dây thừng cùng với một chiếc áo cộc và gửi gắm tôi cho những người dân nghèo cũng sống bằng nghề kiếm củi. Bác đề nghị với họ là cho tôi đi theo. Họ đưa tôi vào rừng và ngay ngày đầu tiên, tôi đã đội đầu mang về một bó củi lớn đem bán được nửa đồng tiền vàng của nước này dù rằng rừng không xa, củi gỗ đáng lẽ chẳng lấy gì làm đắt ở thành phố này, nhưng ít người chịu vào rừng kiếm. Trong một thời gian ngắn tôi đã kiếm được khá nhiều tiền, thừa để trả nợ bác thợ may đã ứng trước cho tôi.
Đã được hơn một năm sống như thế thì một ngày kia tôi đi sâu vào rừng hơn mọi ngày, tới một nơi phong cảnh thật đẹp, tôi bắt đầu chặt cành lấy củi. Lúc bứt lên một chùm rễ cây, tôi nhìn thấy một cái vòng sắt gắn vào một cái nắp cũng bằng sắt. Tôi gạt hết đất đá phủ bên trên nắm lấv cái vòng kéo nắp đậy lên thì thấy một đầu cầu thang, tôi tò mò vác rìu bước xuống.
Tới chân cầu thang, tôi thấy mình đang đứng trước một lâu đài to rộng, ánh sáng chiếu rọi chẳng khác gì trên mặt đất ở chỗ quang đãng nhất làm tôi choáng ngợp. Tôi bước đi trên một hành lang có những cây cột bằng đá hoa vân, chân và đỉnh cột là vàng khối. Nhưng bỗng phía trước tôi có một người đang đi tới, một phụ nữ dáng dấp quý phái có một sắc đẹp phi thường, đẹp đến nỗi tôi chẳng còn thiết gì nhìn ngắm các vật khác xung quanh mà chỉ còn dán mắt nhìn nàng thôi”.
Đến đây Scheherazade ngừng kể vì thấy trời vừa rạng.
– Chị thân yêu của em – Dinarzade nói – Xin thú thực với chị là em vô cùng thoả mãn về những gì chị kể hôm nay, em tưởng tượng là những gì chị sẽ kể tiếp cũng sẽ kỳ lạ chàng kém.
– Em không nhầm đâu – Hoàng hậu đáp – Vì đoạn tiếp theo về chuyện người tu sĩ thứ hai đáng để thu hút sự chú ý của hoàng đế, lãnh chúa của chị, hơn cả những gì mà Người đã nghe tới lúc này.
– Ta chưa hẳn tin là như vậy – Schahriar nói và đứng lên – Nhưng chúng ta sẽ xem xét cái đó vào đêm mai.
Dinarzade đêm nay lại thức giấc rất sớm:
– Nếu chị không ngủ nữa, chị của em ơi – Nàng gọi chị – Em xin chị kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra trong cái lâu đài dưới mặt đất đó giữa người phụ nữ và vị hoàng tử.
– Em sẽ được nghe ngay bây giờ đây – Scheherazade nói – Em nghe nhé:
“Người tu sĩ thứ hai – Nàng nói – Kể tiếp câu chuyện: Để tránh cho người phụ nữ xinh đẹp đó khỏi mất công đi tới chỗ mình, tôi vội vàng đi tới trước nàng và trong lúc tôi cúi thấp người xuống chào thì nàng hỏi: “Chàng là ai? Là người hay thần thánh?”.
– Tôi là người, thưa bà – Tôi ngẩng đầu lên đáp – Tôi chẳng có quan hệ gì với các vị thần thánh cả.
– Làm sao mà chàng đến được nơi đây? – Nàng lại hỏi kèm theo một tiếng thở dài – Đã hai mươi lăm năm nay tôi ở đây và suốt thời gian dài đó tôi chẳng nhìn thấy ai khác ngoài chàng hôm nay.
Sắc đẹp tuyệt vời của nàng trước mắt tôi với sự dịu dàng và vẻ trung hậu nàng đón tiếp đã làm tôi mạnh dạn để nói với nàng rằng: “Thưa bà, trước khi tôi có vinh dự được giải đáp mối băn khoăn của bà, xin bà cho phép được bộc bạch là tôi vô cùng vui thích vì cuộc gặp gỡ bất ngờ này. Nó cho tôi cơ hội để tự an ủi về nỗi đau buồn đang mang nặng, và có thể đó cũng là cơ hội để làm cho bà được vui vẻ hơn trong chuỗi ngày hiện tại”.
Tôi thành thật kể cho nàng nghe do một tai nạn không ngờ như thế nào mà một hoàng tử con vua trong tình trạng như nàng đang nhìn thấy và tình cờ ra sao mà tôi khám phá ra cái nhà ngục tráng lệ nhưng buồn chán đang giam hãm nàng.
– Than ôi! Thưa hoàng tử – Nàng nói và lại thở dài – Chàng rất có lý để thấy cái nhà ngục sang trọng và rất tráng lệ xa hoa này chỉ là nơi trú ngụ vô cùng tẻ nhạt chán chường. Khi đã trái với ý muốn của mình thì những nơi ở dù có tiện nghi hoa lệ tới đâu cũng chẳng làm cho người ta thích thú. Chẳng có lẽ là chàng chưa bao giờ nghe nói đến tên vua Epitimarus, nhà vua vĩ đại đảo Gỗ Mun ư? Có tên như thế vì đảo này mọc đầy loại gỗ quí đó. Thiếp là công chúa, con gái của Người. Vua cha chọn phò mã là một hoàng tử, anh họ thiếp; nhưng trong đêm tân hôn đầu tiên, giữa lúc triều đình và cả kinh thành của quốc đảo Gỗ Mun tưng bừng mở hội, khi thiếp chưa kịp trao thân cho chồng thì một hung thần tới bắt cóc thiếp đi. Lúc đó thiếp ngất xỉu, hoàn toàn bất tỉnh nhân sự và khi tỉnh lại thì thấy mình ở trong lâu đài này. Một thời gian dài, thiếp không sao mà nguôi được, nhưng thời gian và nhu cầu bắt buộc thiếp cũng phải quen dần và cam chịu chung sống với lão hung thần. Đã hai mươi lăm năm, như đã nói với chàng, thiếp sống ở đây và có thể nói là tất cả những gì phục vụ cho đời sống đều rất đầy đủ, tất cả những gì có thể làm thoả mãn một công chúa chỉ ưa thích điểm trang và ăn diện.
– Cứ cách mười ngày – Công chúa nói tiếp – Là lão hung thần lại tới ngủ lại một đêm. Lão không ngủ luôn tại đây và lời thanh minh của lão là người vợ lão lấy trước đây sẽ nổi cơn ghen nếu biết lão không trung thành với mụ. Tuy nhiên, nếu thiếp cần đến lão thì bất cứ ngày hay đêm, thiếp chỉ cần sờ tay vào lá bùa treo ở trước cửa buồng của thiếp thì lão sẽ xuất hiện ngay. Lão tới đây tính đến ngày hôm nay thì bốn ngày đã qua, như vậy thiếp chỉ còn chờ trong vòng sáu ngày nữa. Vì vậy chàng có thể ở lại đây năm ngày để làm bạn với thiếp nếu chàng muốn và thiếp sẽ hậu đãi chàng đúng với danh vị và phẩm giá của chàng.
Tôi tự cho mình quá hạnh phúc nhận được một sự ưu đãi đặc biệt như vậy, từ chối sao tiện. Nàng công chúa đưa tôi vào phòng tắm sang trọng chưa từng thấy và khi bước ra, thay thế cho bộ quần áo của mình, tôi thấy bộ khác rất đẹp và lịch sự, chắc là để mặc vào cho xứng đáng với nàng hơn.
Chúng tôi ngồi lên một chiếc sập trải thảm đẹp bên cạnh là những chiếc gối để tựa bọc gấm Ấn Độ. Một lát sau, nàng cho đưa lên mặt chiếc bàn những đĩa thức ăn ngon. Chúng tôi cùng ăn và qua nốt ngày hôm đó thật là vui vẻ thích thú và đêm đó nàng tiếp tôi trên giường nàng.
Ngày hôm sau, nàng tìm đủ mọi cách làm cho tôi vui. Trong bữa ăn, nàng lấy ra một chai rượu lâu năm, loại ngon nhất ít người có và muốn cùng tôi chén tạc chén thù. Lúc choáng váng hơi men vì chất rượu dịu êm đó, tôi bảo nàng:
– Công chúa xinh đẹp ơi! Đã rất lâu rồi nàng coi như bị chôn sống. Nàng hãy theo tôi, lên mặt đất hưởng thụ ánh sáng thật của ban ngày mà nàng đã bị tước bỏ mất bao năm tháng. Hãy bỏ lại đây cái ánh sáng giả dối hàng ngày nàng tắm gội.
– Thưa hoàng tử – Nàng cười đáp lại lời tôi – Xin đừng nói vậy. Thiếp coi thường cái ánh sáng đẹp nhất trần gian ấy miễn là cứ mười ngày thì chàng cho thiếp chín và ngày thứ mười nhường cho lão hung thần.
– Thưa công chúa – Tôi nói – Tôi thấy rõ là vì sợ lão hung thần mà nàng nói thế thôi. Còn tôi, tôi chẳng coi hắn là gì cả đâu, tôi sẽ xé vụn cái bùa ấy cùng những chữ loằng ngoằng viết trên đó ra từng mảnh nhỏ cho coi. Mặc hắn tới, tôi chờ hắn đấy. Cho dù hắn dũng mãnh ghê gớm tới đâu tôi sẽ cho hắn biết sức mạnh của cánh tay này. Tôi thề là sẽ tận diệt tất cả hung thần trên thế gian này và hắn sẽ là kẻ đầu tiên.
Nàng công chúa, biết trước hậu quả, khuyên tôi là chớ có động tới cái bùa. Nàng nói: “Nếu chàng làm thế thì đó là mang lại cái chết cho cả chàng và thiếp. Thiếp biết rõ lũ hung thần hơn chàng mà”.
Hơi men bốc lên làm tôi chẳng còn phân biệt được lời lẽ đúng đắn của công chúa. Tồi giơ chân dẫm lên lá bùa và xé nó ra nhiều mảnh”.
Kể đến đây, Scheherazade thấy trời sáng, ngừng nói và hoàng đế thì đứng lên. Nhưng ông chẳng chút nghi ngờ là lá bùa bị xé vụn nhừ thế sẽ chẳng khỏi gây ra chuyện nghiêm trọng nào đó. Ông quyết định phải nghe tiếp câu chuyện.
Một tiếng trước khi trời sáng, Dinarzade thức giấc nói với hoàng hậu:
– Chị của em, nếu chị không ngủ, em xin chị cho biết những gì đã xảy ra trong cái lâu đài dưới mặt đất đó, sau khi hoàng tử đã xé vụn lá bùa.
– Chị sẽ nói cho em rõ ngay giờ đây.
Rồi lập tức nàng tiếp tục câu chuyện dưới nhân vật người tu sĩ thứ hai:
“- Chiếc bùa vừa bị xé nát thì cả lâu đài rung chuyển như sắp đổ sụp với những tiếng sấm sét và chớp loé sáng từng đợt trong cái lâu đài tối om om. Tiếng động khủng khiếp đó làm giã một phần hơi men, tôi tỉnh lại nhưng đã quá muộn, chẳng cứu vãn nổi lỗi lầm của mình nữa. Tôi kêu lên:
– Công chúa! Thế là cái gì vậy?
Nàng hốt hoảng, chẳng nghĩ gì đến tai hoạ bản thân, trả lời tôi:
– Hỡi ôi! Chàng hãy trốn mau đi, không thì chết mất!
Tôi làm theo lời nàng, nhưng vì quá sợ hãi mà tôi bỏ lại cái rìu và đôi dép. Vừa đi tới các bậc thang mà từ đó tôi đã xuống thì cái lâu đài ma mở toang ra lấy lối cho lão hung thần đi vào. Hắn giận dữ hỏi công chúa:
– Có việc gì xảy ra mà gọi ta tới?
– Một cơn đau tim – Công chúa đáp – Buộc thiếp phải đi tìm cái chai mà ngài trông thấy đó. Thiếp uống hai ba ngụm rồi đem cất đi nhưng không may bị trượt chân ngã làm rách lá bùa. Có thế thôi chứ chẳng có gì xảy ra cả.
Nghe nàng nói vậy, hung thần giận dữ bảo:
– Cô là một con khốn kiếp, con dối trá, cái rìu và đôi dép kia, tại sao lại ở đây?
– Bây giờ thiếp mới trông thấy đấy – Công chúa nói – Có lẽ ngài tới đây mãnh liệt quá nên đã cuốn theo chúng từ một nơi nào đi qua và mang vào đây mà không để ý chăng?
Lão hung thần chỉ đáp lại bằng những lời chửi rủa và bằng đòn đánh mà tôi nghe rõ mồn một. Không đủ can đảm để nghe những tiếng than khóc thảm thiết của công chúa bị hành hạ dã man, tôi cởi bộ áo quần nàng đã đưa tôi thay, mặc lại bộ áo quần của mình mà tôi đã để ở chân cầu thang ngày hôm trước lúc ra khỏi phòng tắm. Tôi trèo lên cầu thang, lên lại mặt đất, trong lòng đau xót và thương cảm nàng công chúa đã vì lầm lỗi của tôi mà phải hứng lấy tai hoạ. Tôi tự biến mình thành một kẻ sát nhân và một kẻ vong ân bội nghĩa nhất trần đời vì đã hy sinh một công chúa xinh đẹp nhất thế gian cho sự dã man hung ác của một tên hung thần đang cơn giận dữ.
“Đúng là nàng bị giam cầm suốt hai mươi lăm năm – Tôi nhủ thầm – Nhưng ngoài việc mất tự do ra thì nàng chẳng còn phải ước mong gì để được sung sướng. Sự tức giận của tôi đã kết thúc hạnh phúc của nàng và giao phó nàng vào tay một con quỉ tàn ác. Tôi hạ cái cửa nắp xuống, lấp đất và trở về thành phố với một bó củi đội trên đầu mà chẳng rõ tôi làm thế nào mà kiếm được trong lúc đang bối lối hoang mang cực độ.
Bác thợ may chủ nhà thấy tôi trở về, vui mừng khôn xiết: “Cậu đi biệt đâu – Bác bảo tôi – làm tôi rất lo lắng sợ nhân thân của cậu bị lộ. Tôi chẳng biết làm gì và sợ là một kẻ nào đó nhận ra cậu. Cám ơn Trời, Phật đã đưa cậu trở về”. Tôi cảm ơn sự quan tâm và tình thân ái của bác nhưng không cho bác biết những gì đã xảy ra với tôi, kể cả vì sao tôi trở về mà không có rìu và dép. Tôi lui vào phòng riêng, hàng ngàn lần tự trách là đã vô cùng dại dột. Không có gì có thể so sánh được hạnh phúc của công chúa và mình nếu mình tự kiềm chế không đụng tới cái bùa ma đó.
Trong lúc tôi đang thả mình vào những ý nghĩ não ruột đó thì bác thợ may đi vào và bảo tôi: “Có một ông già tôi không quen vừa đến, mang theo cái rìu và đôi dép của cậu mà ông ta bảo thấy ở dọc đường. Ông ta hỏi những người cùng đi rừng với cậu và biết cậu ở đây. Ra gặp ông ta đi, ông ấy muốn tự tay mình trao trả cậu những vật đó”.
Nghe vậy, tôi biến sắc và toàn thân run lẩy bẩy. Bác thợ may hỏi tôi vì sao, thì gạch lát sàn buồng bỗng nứt ra thành một khe hở. Ông già, không chờ được, hiện ra, trong tay cầm cái rìu và đôi dép. Đó là lão hung thần, tên bắt cóc nàng công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun, cải trang như thế, sau khi đã hành hạ công chúa cực kỳ man rợ.
– Ta là thần linh – Hắn bảo chúng tôi – Cháu ngoại Eblis, chúa tể các thần. Có phải đây là cái rìu của ngươi? – Hắn hỏi tôi – Và đây nữa có phải đôi dép của ngươi?”.
Scheherazade kể tới đây, thấy trời hửng sáng nên ngừng lời. Hoàng đế thấy chuyện của tu sĩ thứ hai quá hay nên chẳng nỡ không muốn nghe tiếp. Vì vậy ông đứng lên thầm nghĩ: sẽ biết tiếp đó ra sao vào đêm mai vậy.
Đêm hôm sau, Dinarzade kêu hoàng hậu:
– Chị thân yêu của em, xin chị kể xem lão hung thần đó làm gì hoàng tử đi.
– Chị kể ngay đây và trí tò mò của em sẽ được thoả mãn – Scheherazade đáp rồi kể tiếp chuyện chàng tu sĩ thứ hai như sau:
“Tu sĩ tiếp tục kể cho nàng Zobéide nghe: “Thưa bà – Anh ta nói – Lão hung thần hỏi tôi như vậy và chẳng cho tôi thời gian để trả lời hắn, mà thực ra thì tôi cũng chẳng nói nên lời, cái bộ mặt kinh tởm của hắn đã làm tôi hết hồn. Hắn ôm ngang người tôi, kéo lê tôi ra khỏi buồng và nhảy vút lên cao, lôi tôi đến tận trời xanh mạnh và nhanh như chớp. Tôi thấy bị đưa lên thật cao và kéo đi thật mau nên chẳng mấy chốc đã tới nơi. Hắn nắm chặt tôi nhào mạnh xuống đất, hắn dậm chân, mặt đất mở ra và hắn thụt xuống, tức thì tôi thấy mình đứng trước nàng công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun trong lâu đài ma. Nhưng, than ôi! Cảnh tượng trước mắt như một vật nhọn đâm thẳng vào tim tôi. Nàng trần truồng nằm đó, mình đầy máu dở sống dở chết, nước mắt chan hoà chảy ướt nhoè đôi má.
– Quân xảo quyệt! – Hung thần chỉ vào tôi bảo nàng – Có phải đây là nhân tình của mi không?
Nàng đưa mắt sầu thảm nhìn tôi và buồn rầu đáp:
– Tôi không biết người này là ai, chỉ lúc này đây tôi mới trông thấy anh ta.
– Sao? – Lão hung thần bảo – Nó là nguyên nhân khiến cho mi phải thế này mà mi còn dám nói là không hề biết nó sao?
– Nếu tôi không biết anh ta – Công chúa lại nói – Mà ông lại muốn tôi nói dối bảo là có biết để làm hại anh ta sao?
– Vậy thì – Lão hung thần rút kiếm đưa vào tay công chúa – Nếu mi chưa thấy nó bao giờ thì cầm lấy thanh kiếm này chặt đầu nó cho ta xem.
– Than ôi! – Công chúa nói – Làm sao mà tôi làm được cái việc mà ngài bắt buộc tôi được đây? Sức chịu tôi đã cạn kiệt chẳng giơ nổi cánh tay, và nếu có còn sức chăng nữa thì liệu tôi có gan giết một con người mà tôi không biết là ai, một con người vô tội không?
– Lời chối từ đó – Hung thần bảo công chúa – Làm ta thấy rõ tất cả tội của mi.
Rồi, quay sang tôi lão hỏi:
– Còn mày, mày có biết con này không?
Tôi sẽ trở thành một tên bội nghĩa đốn mạt nhất nếu tôi không trung thành với nàng cũng như nàng đã trung thành với tôi và đó cũng là nguyên nhân sự bất hạnh của nàng. Vì thế, tôi trả lời lão hung thần:
– Làm sao mà tôi biết bà ấy được khi đây là lần đầu tôi nhìn thấy?
– Nếu đúng như vậy – Lão hung thần nói – Thì mi cầm lấy kiếm này và chặt đầu nó cho ta. Chịu làm thế thì ta sẽ thả cho mi tự do, ta sẽ tin là mi mới nhìn thấy nó mỗi một lần này như mi nói.
– Xin rất vui lòng – Tôi bảo hắn và cầm lấy thanh kiếm từ tay hắn…”.
– Nhưng tâu Bệ hạ – Scheherazade đến đây thôi không kể tiếp nữa – Trời sáng rồi, thiếp chẳng muốn lạm dụng lòng kiên nhẫn của Người.
– Đó thật là những chi tiết kỳ lạ – Hoàng đế thầm nhủ – Để ngày mai xem là tay hoàng tử này có nảy tính hung ác tuân theo lão hung thần hay không?
Đêm sắp tàn, Dinarzade gọi hoàng hậu bảo:
– Chị của em, nếu chị không ngủ, xin nói tiếp chuyện hôm qua còn bỏ dở cho em nghe đi?
– Chị cũng muốn thế – Scheherazade nói – Em sẽ biết là tu sĩ thứ hai kể tiểp thế này:
“Thưa bà, xin bà đừng tin là tôi tiến đến gần công chúa xinh đẹp quốc đảo Gỗ Mun để thực hiện mệnh lệnh dã man của lão hung thần. Tôi chỉ muốn biểu lộ bằng cử chỉ, trong khả năng có thể, tỏ cho nàng hiểu là nếu nàng đã dũng cảm hi sinh tính mệnh vì tình yêu đối với tôi thì tôi há lại không dám xả thân mình vì tình yêu đối với nàng hay sao. Công chúa hiểu ý đồ của tôi. Mặc dầu đau đớn và sầu thảm, nàng nhìn tôi với ánh mắt biết ơn và như muốn nói là nàng vui lòng chết và lấy làm hài lòng thấy là tôi cũng muốn chết vì nàng. Và, tôi lùi lại một bước, vứt thanh kiếm xuống đất bảo lão hung thần:
– Tôi sẽ bị đời đời nguyền rủa trước tất cả thiên hạ nếu tôi đã hèn hạ giết hại một người mà tôi chưa hề quen biết, đó là chưa nói tới bà đây người mà tôi đang nhìn thấy trong tình trạng như lúc này; đang sắp trút linh hồn. Ngươi muốn làm gì ta thì làm vì ta đang ở trong tay ngươi, nhưng ta không thể làm theo cái lệnh tàn ác dã man của ngươi được.
– Ta đã biết rõ – Lão hung thần nói – Là chúng mày thách thức ta, nhục mạ sự ghen tuông của ta. Nhưng với cách mà ta sẽ xử sự, cả hai chúng mày sẽ biết ta có thể làm được những gì.
Nói xong câu đe doạ này, con quỷ cầm lấy thanh kiếm giơ lên và chặt đứt một bàn tay công chúa. Nàng chỉ kịp đưa bàn tay kia làm hiệu cho tôi như một lời chào vĩnh biệt vì máu nàng đã mất trước cộng với lúc này chỉ còn cho phép nàng sống một vài khoảnh khắc nữa thôi sau sự hung bạo cuối cùng này mà cảnh tượng trông thấy làm tôi ngất lịm.
Khi tỉnh lại, tôi than phiền với lão hung thần sao lại để tôi phải mòn mỏi đợi chờ cái chết:
– Đâm đi? Chém đi! – Tôi bảo hắn – Ta sẵn sàng đợi một nhát kiếm. Ta chờ đợi ở ngươi như chờ một ân huệ lớn mà ngươi có thể làm cho ta.
Nhưng thay vì việc làm cho tôi chết, hắn bảo:
– Đó, những thần linh đã xử sự với những người đàn bà bị nghi là bội phản như thế đó. Nó đã tiếp mi tại đây, nếu mà ta bắt được quả tang thì ta sẽ giết chết mi ngay lúc ấy. Nhưng ta sẽ tạm bằng lòng cho mi biến thành chó, thành khỉ, thành lừa, thành sư tử hoặc thành chim. Mi hãy chọn một trong những con vật đó, ta muốn để cho mi được tuỳ ý thích.
Những lời nói của con quái vật này cho tôi một chút hy vọng là có thể làm cho nó đổi ý. Tôi bảo nó:
– Hỡi thần linh! Hãy nguôi cơn giận. Nếu ngài không nỡ lấy đi mạng sống của tôi thì hãy để tôi sống một cách tử tế. Tôi sẽ luôn nhớ tới sự khoan hồng của ngài nếu ngài thứ lỗi cho tôi cũng như một con người tốt bụng nhất trần gian này đã tha thứ cho một trong những người láng giềng đã ghét cay ghét đắng anh ta.
Lão hung thần hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra giữa hai người láng giềng đó và nói là hắn sẽ có đủ đức kiên nhẫn để nghe câu chuyện ấy. Thế là tôi đã kể cho hắn nghe. Thưa bà, tôi tin là bà sẽ không phật ý nếu tôi cũng thuật lại câu chuyện đó hầu bà.