Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 15: Người thiếu phụ bị sát hại và người chồng nàng

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, xin bệ hạ biết cho rằng người thiếu phụ bị sát hại đó chính là vợ tôi, con gái ông già mà Người đã biết đó lại là chú ruột tôi. Khi nàng mới có mười hai tuổi thì ông đã gả cho tôi làm vợ và đến nay là mười một năm đã qua. Tôi có với nàng ba con trai hiện nay còn sống cả. Và cứ công bằng mà nói thì nàng chưa từng bao giờ làm cho tôi phải bực mình cáu giận. Nàng khôn ngoan, có đức hạnh và luôn chú ý chiều chuộng tôi. Về phía mình, tôi yêu nàng thực lòng, chiều theo tất cả các ý muốn của nàng, chưa bao giờ cấm đoán một điều gì.

Cách đây khoảng hai tháng, nàng ngã bệnh. Tôi hết lòng chăm sóc, không ngần ngại bất cứ việc gì cố sao để làm cho nàng mau lành bệnh. Được một tháng bệnh thuyên giảm, sửc khoẻ khá lên dần nàng muốn đi ra nhà tắm. Trước khi ra khỏi nhà, nàng bảo tôi: “Anh họ của em ơi! (nàng thường thân mật gọi tôi thế) Em muốn ăn táo quá đi mất, em sẽ cực kỳ vui thích nếu anh tìm được cho em vài quả. Em đã thèm ăn táo lắm rồi, thú thật với anh là em thèm tới mức là nếu không sớm được ăn thì em sợ là sức khoẻ em súy sụp mất. “ Rất vui lòng thôi – Tôi trả lời nàng – Anh sẽ cố gắng hết sức để chiều em.”

Ngay tức thì, tôi đi lùng tìm khắp các chợ, khắp các cửa hàng để mua ít quả táo, nhưng không thấy dù chỉ một quả, dù tôi đã sẵn sàng trả tiền cho mỗi quả một đồng sequin. Tôi trở về nhà rất buồn vì mất công toi. Về phần vợ tôi, khi đi tắm về không thấy có táo, nàng buồn rầu trằn trọc suốt đêm không ngủ. Sáng hôm sau tôi dậy sớm đi thăm khắp các vườn cây nhưng kết quả cũng chẳng hơn gì hôm trước. Tôi chỉ gặp được một người làm vườn có tuổi bảo tôi là dù có mất bao nhiêu công sức đi tìm thì cũng chẳng đâu có táo lúc này trừ trường hợp ở vườn ngự uyển của đức vua ở Balsora.

Tôi vốn rất yêu vợ và chiều chuộng nàng hết mức, không muốn để nàng phải phật ý vì bất cứ một điều gì nên tôi đã mặc vào mình bộ y phục đi đường và sau khi nói cho nàng biết ý định của mình, tôi lên đường đi Balsora. Tôi đi rất khẩn trương nên chỉ trong vòng nửa tháng đã có mặt tại nhà. Tôi mang về ba quả táo giá mỗi quả là một đồng sequin. Trong vườn chỉ có ngần ấy quả và ông làm vườn nhất định không để cho tôi rẻ hơn. Vợ tôi rất hài lòng nhận ba quả táo và đặt chúng ngay bên cạnh mình. Tuy nhiên nàng vẫn còn ốm và tôi chẳng biết dùng thuốc gì để chữa khỏi bệnh cho nàng.

Sau cuộc đi của tôi ít ngày, một hôm ngồi trong cửa hàng ở nơi công cộng bán đủ các loại vải lụa đẹp, tôi nhìn thấy một nô lệ da đen cao to mặt mũi dữ dằn, tay cầm một quả táo mà tôi nhận đích xác đó là quả táo mà tôi mang về từ Balsora. Không thể nhầm được vì tôi biết là ở Balsora cũng như ở các vườn quả các vùng lân cận không có một quả táo nào. Tôi gọi người nô lệ:

– Này anh bạn, làm ơn cho tôi biết, anh đã lấy được quả táo này ở đâu vậy?

– Đó là – Anh ta cười đáp – tặng vật của tình nhân tôi. Hôm nay đến thăm, tôi thấy nàng hơi ốm. Có ba quả táo để bên cạnh, tôi hỏi nàng mua được ở đâu, nàng trả lời tôi đó là của người chồng tốt bụng của nàng kiếm được mang về cho nàng sau một chuyến đi tới nửa tháng trời. Chúng tôi cùng nhau ăn một bữa nhẹ, và khi chia tay, tôi đã cầm một quả mang theo.

Những lời trên đây của người nô lệ da đen làm tôi điên tiết. Tôi rời khỏi chỗ ngồi, đóng cửa hàng lại và chạy về nhà, vào trong buồng vợ. Đầu tiên tôi nhìn chỗ để những quả táo, chỉ thấy hai quả, tôi hỏi quả thứ ba đâu. Lúc này vợ tôi mới nguảnh đầu nhìn vào chỗ để táo, thấy còn có hai quả, lạnh lùng bảo tôi:

– Anh họ ơi? Em chẳng biết ra sao cả.

Nghe nàng đáp thế, tôi cho ngay là người nô lệ kìa đã nói đúng. Một cơn ghen tuông như bão tố nổi lên, tôi rút dao vẫn cài ở thắt lưng, đâm một nhát trúng tim con khốn nạn. Rồi tôi cắt đầu, chặt ngườI nàng ra mấy khúc, cho vào cái túi gấp và sau khi khâu miệng túi bằng một sợi len đỏ, tôi nhét cái túi vào một chiếc hòm gỗ, đợi trời tối, vác lên vai và quẳng xuống sông Tigre.

Hai đứa con của tôi đều đã đi ngủ, đứa con lớn đã đi đâu ra khỏi nhà. Khi tôi về thì thấy nó đang ngồi tựa cửa và khóc nức nở. Tôi hỏi vì sao nó khóc. Nó nói:

– Cha ơi, sáng nay con lấy trộm của mẹ một quả táo mà cha đã mang về đó. Con vẫn chưa ăn vì mải chơi với một lũ bạn thì giữa lúc đó một người nô lệ cao lớn đi qua đã giật mất quả táo trong tay con rồi bước rảo đi. Con đuổi theo đòi lại và nói với hắn là mẹ ốm, cha đã phải đi lùng tìm suốt nửa tháng mới mua về cho mẹ được ba quả táo. Nhưng vô ích, hắn vẫn không chịu trả và vì con vẫn đi theo để lớn tiếng đòi, hắn quay lại đánh con rồi gié chân chạy, luồn qua các ngõ hẻm mất hút. Từ lúc đó con đi lang thang ra ngoài thành phố chờ cha về để xin cha đừng nói gì với mẹ kẻo mẹ lại ốm thêm thì khổ.

Nói xong, con tôi lại ôm mặt khóc nức nở.

Những lời kể của con làm tôi bàng hoàng đau đớn không sao tả xiết. Tôi đã phạm tội ghê gớm, hối hận nhưng đã quá muộn. Tôi đã mù quáng tin vào những lời bịa đặt của tên nô lệ khốn kiếp, nó đã dựa vào lời con tôi để dựng lên một câu chuyện hoang đường tai hại mà tôi đã cho là thật. Chú tôi, có mặt tại đây khi đến thăm con gái đã biết được chuyện đau lòng này. Tôi không giấu ông tí gì và không đợi ông lên án, tôi đã tự kết tội mình là một tên sát nhân tồi tệ nhất trong thiên hạ.

Thế nhưng, đáng lẽ phải đánh mắng xỉ vả tôi đến nơi đến chốn, một việc tất nhiên và hợp lý, thì ông lại cùng tôi chia sẻ nỗi đau, suốt ba ngày tôi và ông cùng khóc ròng. Ông, vì mất người con gái mà ông yêu thương nhất mực; tôi vì mất một người vợ yêu quí mà tôi đã tự tay mình sát hại một cách vô cùng hung ác chỉ vì nhẹ dạ cả tin vào một tên nô lệ dối trá khốn kiếp.
– Bẩm đấng Thống lĩnh các tín đồ, đó là tất cả sự thật mà Người đòi hỏi tôi phải thổ lộ. Lúc này, Người đã rõ nhũng hoàn cảnh đã đẩy tôi tới chỗ phạm tội ác, xin Người hãy ra lệnh trừng phạt. Dù cho hình phạt kia có nặng nề khắc nghiệp tới đâu, tôi cũng chẳng dám kêu ca nửa tiếng và còn thấy là hãy còn quá nhẹ.

Nghe lọt tất cả câu chuyện, hoàng đế vô cùng sửng sốt”

Scheherazade, kể tới đây thấy trời đã hửng sáng bèn ngừng lời. Nhưng đêm sau, nàng lại kể tiếp:

– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Vị hoàng đế này cực kỳ kinh ngạc về những điều chàng trai vừa kể. Nhưng ông là một vị vua công minh nên thấy chàng đáng được thương xót hơn là phải đối xử như một tội phạm nên phán rằng:

– Hành động của chàng trai này đáng được khoan dung trước Thượng đế và đáng được đại xá trước loài người. Tên nô lệ độc ác kia là nguyên nhân chính của vụ án sát nhân này. Nó là tên duy nhất cần phải trừng phạt. Vì vậy Ông ngoảnh về phía tể tướng nói – Ta cho nhà ngươi ba ngày để tìm ra nó. Nếu nhà ngươi, trong thời hạn đó mà không lôi được cổ nó về đây thì ta sẽ treo cổ ngươi thay nó.

Viên tể tướng khốn khổ tưởng là đã thoát nạn, nào ngờ lại phải nhận cái lệnh mớI oái oăm này của hoàng đế. Nhưng vì không dám cãi lại một ông vua mà ông đã biết rõ tính tình, nên chỉ còn cách là lảng đi và trở về nhà nước mắt rơi lã chã, chắc mẩm là còn sống được ba ngày nữa thôi. Tin chắc là không sao có thể tìm thấy được tên nô lệ đó nên ông chẳng mảy may nghĩ tới việc lùng tìm. Ông nghĩ bụng: “Làm sao mà phân biệt nổi trong thành Bagdad này có đến hàng ngàn vạn nô lệ da đen, để chỉ được đích danh một tên là thủ phạm. Trừ phi có Thượng đế ra tay giúp đỡ như Người đã giúp cho khám phá ra kẻ sát nhân vừa rồi, còn thì chẳng gì có thể cứu được ta lúc này”.

Hai ngày đầu ông cùng với gia đình thở than khóc lóc, rên rỉ về sự hà khắc của hoàng đế. Ngày thứ ba tới, ông chuẩn bị sẵn sàng chết một cách cứng cỏi như một ông quan công minh, liêm khiết chẳng hề có một điều gì đáng trách dù hết sức nhỏ nhặt. Ông cho vời các pháp quan và nhân chứng tới đông ký vào di chúc trước mặt họ. Sau đó ông ôm hôn vợ và các con nói lời vĩnh biệt. Toàn thể gia đình ông than khóc om sòm. Thật không có một cảnh tượng nào đáng xúc động hơn.

Cuối cùng, một viên quan cảnh vệ hoàng cung đi tới cho biết là hoàng đế sốt ruội vì chẳng có tin tức gì về ông cũng chẳng có tin tức gì về tên nô lệ da đen mà Người đã lệnh cho ông truy tìm. Viên quan đó nói thêm:

– Tôi được lệnh tới mời ngài vào cung bệ kiến.

Ngài tể tướng đau khổ sửa soạn mũ áo để đi theo viên quan. Nhưng vừa định bước ra cửa thì người nhà đưa tới cô con gái út của ông chừng năm, sáu tuổi, để ông được nhìn thấy lần cuối cùng.

Vì rất mực yêu thương cô con gái út bé bỏng này nên ông xin viên quan cảnh vệ được nán lại một lát. Rồi ông tới gần con gái, ôm lấy cô bé và hôn đi hôn lại. Khi ôm hôn, ông cảm thấy con gái có cái gì cồm cộm ở ngực, lại toả ra mùi thơm, ông hỏi:

Con gái yêu quí của cha, con có cái gì ở ngực thế?

– Cha yêu quí của con – Cô bé đáp – Đó là một quả táo trên đó có viết tên hoàng đế, lãnh chúa và là ông chủ của chúng ta. Rihan, nô lệ của nhà ta đã bán cho con hai đồng equin đấy.

Nghe nói đến quả táo và nô lệ, tể tướng Giafar kêu lên ngạc nhiên pha lẫn vui mừng, lập tức thò tay vào ngực áo con lôi ra một quả táo. Ông cho gọi người nô lệ, không ở xa đó mấy, và khi tên này đã đứng trước mặt, ông hỏi:

– Marand, mày lấy quả táo này ở đâu?

– Thưa ngài – Tên nô lệ đáp – Tôi thề là không lấy trộm quả táo này ở nhà ngài cũng như ở trong vườn của đấng Thống lĩnh các tín đồ. Ngày hôm nọ, khi tôi đi qua một đường phố có ba bốn đứa trẻ đang chơi đùa, thấy trong tay một đứa có quả táo tôi đã giật lấy mang đi. Đứa bé chạy theo tôi nói quả táo không phải của nó nhưng là của mẹ nó đang ốm, là cha nó phải đi rất xa mới mua được ba quả mang về cho mẹ nó đỡ cơn thèm. Đây là một quả nó lấy vụng mẹ. Nó van xin tôi trả lại cho nó, nhưng tôi không nghe, mang về nhà và bán cho bé tiểu thư nhà ngài lấy hai đồng equin. Đó là tất cả sự thật tôi xin trình ngài rõ.

Tể tướng Giafar không sao có thể tưởng tượng được là sự dối trá của một tên nô lệ lại là nguyên nhân của cái chết thảm khốc của một người đàn bà vô tội và gần hầu như cả là nguyên nhân cái chết của chính mình nữa. Ông dẫn tên nô lệ theo và khi đứng trước hoàng đế ông kể lại cho nhà vua nghe chi tiết tất cả những gì tên nô lệ đã trình bày và do tình cờ ra sao mà ông khám phá ra tội phạm.

Không có gì có thể đánh giá được sự ngạc nhiên của hoàng đế. Ông không sao ngăn được một tràng cười ròn rã. Cuối cùng, lấy lại vẻ nghiêm trang, ông bảo tể tướng là vì nô lệ của tể tướng đã gây nên một vụ lộn xộn thật là kỳ cục vậy nó xứng đáng phải chịu một hình phạt để làm gương.

– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Thần chẳng dám phủ nhận. Nhưng tội ác của nó không phải là không thể dung xá. Thần biết một chuyện còn kỳ thú hơn về một tể tướng xứ Caue tên là Noureddin Ali và Bedreddin Hassan ở Balsora. Vì bệ hạ cũng rất muốn nghe những chuyện tương tự, thần xin sẵn sàng kể hầu Người với điều kiện là nếu Người thấy hay lạ hơn câu chuyện này thì xin Người gia ân tha cho tên nô lệ của thần.

– Ta cũng muốn vậy – Hoàng đế nói – Nhưng sợ nhà ngươi phiêu lưu, ta không tin là sẽ cứu được tên nô lệ của ngươi vì câu chuyện về những quả táo thật vô cùng kỳ lạ.

Tể tướng Giafar hắng giọng bắt đầu câu chuyện như sau:

– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, xin bệ hạ biết cho rằng người thiếu phụ bị sát hại đó chính là vợ tôi, con gái ông già mà Người đã biết đó lại là chú ruột tôi. Khi nàng mới có mười hai tuổi thì ông đã gả cho tôi làm vợ và đến nay là mười một năm đã qua. Tôi có với nàng ba con trai hiện nay còn sống cả. Và cứ công bằng mà nói thì nàng chưa từng bao giờ làm cho tôi phải bực mình cáu giận. Nàng khôn ngoan, có đức hạnh và luôn chú ý chiều chuộng tôi. Về phía mình, tôi yêu nàng thực lòng, chiều theo tất cả các ý muốn của nàng, chưa bao giờ cấm đoán một điều gì.

Cách đây khoảng hai tháng, nàng ngã bệnh. Tôi hết lòng chăm sóc, không ngần ngại bất cứ việc gì cố sao để làm cho nàng mau lành bệnh. Được một tháng bệnh thuyên giảm, sửc khoẻ khá lên dần nàng muốn đi ra nhà tắm. Trước khi ra khỏi nhà, nàng bảo tôi: “Anh họ của em ơi! (nàng thường thân mật gọi tôi thế) Em muốn ăn táo quá đi mất, em sẽ cực kỳ vui thích nếu anh tìm được cho em vài quả. Em đã thèm ăn táo lắm rồi, thú thật với anh là em thèm tới mức là nếu không sớm được ăn thì em sợ là sức khoẻ em súy sụp mất. “ Rất vui lòng thôi – Tôi trả lời nàng – Anh sẽ cố gắng hết sức để chiều em.”

Ngay tức thì, tôi đi lùng tìm khắp các chợ, khắp các cửa hàng để mua ít quả táo, nhưng không thấy dù chỉ một quả, dù tôi đã sẵn sàng trả tiền cho mỗi quả một đồng sequin. Tôi trở về nhà rất buồn vì mất công toi. Về phần vợ tôi, khi đi tắm về không thấy có táo, nàng buồn rầu trằn trọc suốt đêm không ngủ. Sáng hôm sau tôi dậy sớm đi thăm khắp các vườn cây nhưng kết quả cũng chẳng hơn gì hôm trước. Tôi chỉ gặp được một người làm vườn có tuổi bảo tôi là dù có mất bao nhiêu công sức đi tìm thì cũng chẳng đâu có táo lúc này trừ trường hợp ở vườn ngự uyển của đức vua ở Balsora.

Tôi vốn rất yêu vợ và chiều chuộng nàng hết mức, không muốn để nàng phải phật ý vì bất cứ một điều gì nên tôi đã mặc vào mình bộ y phục đi đường và sau khi nói cho nàng biết ý định của mình, tôi lên đường đi Balsora. Tôi đi rất khẩn trương nên chỉ trong vòng nửa tháng đã có mặt tại nhà. Tôi mang về ba quả táo giá mỗi quả là một đồng sequin. Trong vườn chỉ có ngần ấy quả và ông làm vườn nhất định không để cho tôi rẻ hơn. Vợ tôi rất hài lòng nhận ba quả táo và đặt chúng ngay bên cạnh mình. Tuy nhiên nàng vẫn còn ốm và tôi chẳng biết dùng thuốc gì để chữa khỏi bệnh cho nàng.

Sau cuộc đi của tôi ít ngày, một hôm ngồi trong cửa hàng ở nơi công cộng bán đủ các loại vải lụa đẹp, tôi nhìn thấy một nô lệ da đen cao to mặt mũi dữ dằn, tay cầm một quả táo mà tôi nhận đích xác đó là quả táo mà tôi mang về từ Balsora. Không thể nhầm được vì tôi biết là ở Balsora cũng như ở các vườn quả các vùng lân cận không có một quả táo nào. Tôi gọi người nô lệ:

– Này anh bạn, làm ơn cho tôi biết, anh đã lấy được quả táo này ở đâu vậy?

– Đó là – Anh ta cười đáp – tặng vật của tình nhân tôi. Hôm nay đến thăm, tôi thấy nàng hơi ốm. Có ba quả táo để bên cạnh, tôi hỏi nàng mua được ở đâu, nàng trả lời tôi đó là của người chồng tốt bụng của nàng kiếm được mang về cho nàng sau một chuyến đi tới nửa tháng trời. Chúng tôi cùng nhau ăn một bữa nhẹ, và khi chia tay, tôi đã cầm một quả mang theo.

Những lời trên đây của người nô lệ da đen làm tôi điên tiết. Tôi rời khỏi chỗ ngồi, đóng cửa hàng lại và chạy về nhà, vào trong buồng vợ. Đầu tiên tôi nhìn chỗ để những quả táo, chỉ thấy hai quả, tôi hỏi quả thứ ba đâu. Lúc này vợ tôi mới nguảnh đầu nhìn vào chỗ để táo, thấy còn có hai quả, lạnh lùng bảo tôi:

– Anh họ ơi? Em chẳng biết ra sao cả.

Nghe nàng đáp thế, tôi cho ngay là người nô lệ kìa đã nói đúng. Một cơn ghen tuông như bão tố nổi lên, tôi rút dao vẫn cài ở thắt lưng, đâm một nhát trúng tim con khốn nạn. Rồi tôi cắt đầu, chặt ngườI nàng ra mấy khúc, cho vào cái túi gấp và sau khi khâu miệng túi bằng một sợi len đỏ, tôi nhét cái túi vào một chiếc hòm gỗ, đợi trời tối, vác lên vai và quẳng xuống sông Tigre.

Hai đứa con của tôi đều đã đi ngủ, đứa con lớn đã đi đâu ra khỏi nhà. Khi tôi về thì thấy nó đang ngồi tựa cửa và khóc nức nở. Tôi hỏi vì sao nó khóc. Nó nói:

– Cha ơi, sáng nay con lấy trộm của mẹ một quả táo mà cha đã mang về đó. Con vẫn chưa ăn vì mải chơi với một lũ bạn thì giữa lúc đó một người nô lệ cao lớn đi qua đã giật mất quả táo trong tay con rồi bước rảo đi. Con đuổi theo đòi lại và nói với hắn là mẹ ốm, cha đã phải đi lùng tìm suốt nửa tháng mới mua về cho mẹ được ba quả táo. Nhưng vô ích, hắn vẫn không chịu trả và vì con vẫn đi theo để lớn tiếng đòi, hắn quay lại đánh con rồi gié chân chạy, luồn qua các ngõ hẻm mất hút. Từ lúc đó con đi lang thang ra ngoài thành phố chờ cha về để xin cha đừng nói gì với mẹ kẻo mẹ lại ốm thêm thì khổ.

Nói xong, con tôi lại ôm mặt khóc nức nở.

Những lời kể của con làm tôi bàng hoàng đau đớn không sao tả xiết. Tôi đã phạm tội ghê gớm, hối hận nhưng đã quá muộn. Tôi đã mù quáng tin vào những lời bịa đặt của tên nô lệ khốn kiếp, nó đã dựa vào lời con tôi để dựng lên một câu chuyện hoang đường tai hại mà tôi đã cho là thật. Chú tôi, có mặt tại đây khi đến thăm con gái đã biết được chuyện đau lòng này. Tôi không giấu ông tí gì và không đợi ông lên án, tôi đã tự kết tội mình là một tên sát nhân tồi tệ nhất trong thiên hạ.

Thế nhưng, đáng lẽ phải đánh mắng xỉ vả tôi đến nơi đến chốn, một việc tất nhiên và hợp lý, thì ông lại cùng tôi chia sẻ nỗi đau, suốt ba ngày tôi và ông cùng khóc ròng. Ông, vì mất người con gái mà ông yêu thương nhất mực; tôi vì mất một người vợ yêu quí mà tôi đã tự tay mình sát hại một cách vô cùng hung ác chỉ vì nhẹ dạ cả tin vào một tên nô lệ dối trá khốn kiếp.
– Bẩm đấng Thống lĩnh các tín đồ, đó là tất cả sự thật mà Người đòi hỏi tôi phải thổ lộ. Lúc này, Người đã rõ nhũng hoàn cảnh đã đẩy tôi tới chỗ phạm tội ác, xin Người hãy ra lệnh trừng phạt. Dù cho hình phạt kia có nặng nề khắc nghiệp tới đâu, tôi cũng chẳng dám kêu ca nửa tiếng và còn thấy là hãy còn quá nhẹ.

Nghe lọt tất cả câu chuyện, hoàng đế vô cùng sửng sốt”

Scheherazade, kể tới đây thấy trời đã hửng sáng bèn ngừng lời. Nhưng đêm sau, nàng lại kể tiếp:

– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Vị hoàng đế này cực kỳ kinh ngạc về những điều chàng trai vừa kể. Nhưng ông là một vị vua công minh nên thấy chàng đáng được thương xót hơn là phải đối xử như một tội phạm nên phán rằng:

– Hành động của chàng trai này đáng được khoan dung trước Thượng đế và đáng được đại xá trước loài người. Tên nô lệ độc ác kia là nguyên nhân chính của vụ án sát nhân này. Nó là tên duy nhất cần phải trừng phạt. Vì vậy Ông ngoảnh về phía tể tướng nói – Ta cho nhà ngươi ba ngày để tìm ra nó. Nếu nhà ngươi, trong thời hạn đó mà không lôi được cổ nó về đây thì ta sẽ treo cổ ngươi thay nó.

Viên tể tướng khốn khổ tưởng là đã thoát nạn, nào ngờ lại phải nhận cái lệnh mớI oái oăm này của hoàng đế. Nhưng vì không dám cãi lại một ông vua mà ông đã biết rõ tính tình, nên chỉ còn cách là lảng đi và trở về nhà nước mắt rơi lã chã, chắc mẩm là còn sống được ba ngày nữa thôi. Tin chắc là không sao có thể tìm thấy được tên nô lệ đó nên ông chẳng mảy may nghĩ tới việc lùng tìm. Ông nghĩ bụng: “Làm sao mà phân biệt nổi trong thành Bagdad này có đến hàng ngàn vạn nô lệ da đen, để chỉ được đích danh một tên là thủ phạm. Trừ phi có Thượng đế ra tay giúp đỡ như Người đã giúp cho khám phá ra kẻ sát nhân vừa rồi, còn thì chẳng gì có thể cứu được ta lúc này”.

Hai ngày đầu ông cùng với gia đình thở than khóc lóc, rên rỉ về sự hà khắc của hoàng đế. Ngày thứ ba tới, ông chuẩn bị sẵn sàng chết một cách cứng cỏi như một ông quan công minh, liêm khiết chẳng hề có một điều gì đáng trách dù hết sức nhỏ nhặt. Ông cho vời các pháp quan và nhân chứng tới đông ký vào di chúc trước mặt họ. Sau đó ông ôm hôn vợ và các con nói lời vĩnh biệt. Toàn thể gia đình ông than khóc om sòm. Thật không có một cảnh tượng nào đáng xúc động hơn.

Cuối cùng, một viên quan cảnh vệ hoàng cung đi tới cho biết là hoàng đế sốt ruội vì chẳng có tin tức gì về ông cũng chẳng có tin tức gì về tên nô lệ da đen mà Người đã lệnh cho ông truy tìm. Viên quan đó nói thêm:

– Tôi được lệnh tới mời ngài vào cung bệ kiến.

Ngài tể tướng đau khổ sửa soạn mũ áo để đi theo viên quan. Nhưng vừa định bước ra cửa thì người nhà đưa tới cô con gái út của ông chừng năm, sáu tuổi, để ông được nhìn thấy lần cuối cùng.

Vì rất mực yêu thương cô con gái út bé bỏng này nên ông xin viên quan cảnh vệ được nán lại một lát. Rồi ông tới gần con gái, ôm lấy cô bé và hôn đi hôn lại. Khi ôm hôn, ông cảm thấy con gái có cái gì cồm cộm ở ngực, lại toả ra mùi thơm, ông hỏi:

Con gái yêu quí của cha, con có cái gì ở ngực thế?

– Cha yêu quí của con – Cô bé đáp – Đó là một quả táo trên đó có viết tên hoàng đế, lãnh chúa và là ông chủ của chúng ta. Rihan, nô lệ của nhà ta đã bán cho con hai đồng equin đấy.

Nghe nói đến quả táo và nô lệ, tể tướng Giafar kêu lên ngạc nhiên pha lẫn vui mừng, lập tức thò tay vào ngực áo con lôi ra một quả táo. Ông cho gọi người nô lệ, không ở xa đó mấy, và khi tên này đã đứng trước mặt, ông hỏi:

– Marand, mày lấy quả táo này ở đâu?

– Thưa ngài – Tên nô lệ đáp – Tôi thề là không lấy trộm quả táo này ở nhà ngài cũng như ở trong vườn của đấng Thống lĩnh các tín đồ. Ngày hôm nọ, khi tôi đi qua một đường phố có ba bốn đứa trẻ đang chơi đùa, thấy trong tay một đứa có quả táo tôi đã giật lấy mang đi. Đứa bé chạy theo tôi nói quả táo không phải của nó nhưng là của mẹ nó đang ốm, là cha nó phải đi rất xa mới mua được ba quả mang về cho mẹ nó đỡ cơn thèm. Đây là một quả nó lấy vụng mẹ. Nó van xin tôi trả lại cho nó, nhưng tôi không nghe, mang về nhà và bán cho bé tiểu thư nhà ngài lấy hai đồng equin. Đó là tất cả sự thật tôi xin trình ngài rõ.

Tể tướng Giafar không sao có thể tưởng tượng được là sự dối trá của một tên nô lệ lại là nguyên nhân của cái chết thảm khốc của một người đàn bà vô tội và gần hầu như cả là nguyên nhân cái chết của chính mình nữa. Ông dẫn tên nô lệ theo và khi đứng trước hoàng đế ông kể lại cho nhà vua nghe chi tiết tất cả những gì tên nô lệ đã trình bày và do tình cờ ra sao mà ông khám phá ra tội phạm.

Không có gì có thể đánh giá được sự ngạc nhiên của hoàng đế. Ông không sao ngăn được một tràng cười ròn rã. Cuối cùng, lấy lại vẻ nghiêm trang, ông bảo tể tướng là vì nô lệ của tể tướng đã gây nên một vụ lộn xộn thật là kỳ cục vậy nó xứng đáng phải chịu một hình phạt để làm gương.

– Tâu bệ hạ – Tể tướng nói – Thần chẳng dám phủ nhận. Nhưng tội ác của nó không phải là không thể dung xá. Thần biết một chuyện còn kỳ thú hơn về một tể tướng xứ Caue tên là Noureddin Ali và Bedreddin Hassan ở Balsora. Vì bệ hạ cũng rất muốn nghe những chuyện tương tự, thần xin sẵn sàng kể hầu Người với điều kiện là nếu Người thấy hay lạ hơn câu chuyện này thì xin Người gia ân tha cho tên nô lệ của thần.

– Ta cũng muốn vậy – Hoàng đế nói – Nhưng sợ nhà ngươi phiêu lưu, ta không tin là sẽ cứu được tên nô lệ của ngươi vì câu chuyện về những quả táo thật vô cùng kỳ lạ.

Tể tướng Giafar hắng giọng bắt đầu câu chuyện như sau:

Chọn tập
Bình luận