Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 11: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ ba, con vua

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

“Thưa quý bà rất đáng kính, câu chuyện tôi kể đây hoàn toàn khác với những câu chuyện bà đã nghe. Hai hoàng tử kể chuyện trước tôi đều mỗi người mất một con mắt đơn thuần do hậu quả của số mệnh, còn tôi bị chột thì lại do chính lỗi lầm của mình, tự mình gây nên tội, tự mình rước vạ vào thân như chuyện tôi kể hầu bà nghe sau đây:

“Tôi tên là Agib, con một quốc vương tên là Cassib. Sau khi phụ vương băng hà, tôi lên nối ngôi và vẫn đóng đô tại nơi cha tôi đã trị vì. Kinh thành này toạ lạc trên bờ biển, có một hải cảng vào loại đẹp nhất và an toàn nhất. Nó còn có một công xưởng khá lớn đủ khả năng cung cấp thiết bị cho một trăm năm mươi chiến hạm luôn luôn sẵn sàng phục vụ khi cần thiết. Ngoài ra còn trang bị cho năm chục thương thuyền vận tải hàng hoá và cũng từng ấy những du thuyền nhỏ nhẹ để đi dạo và vui chơi trên mặt nước. Vương quốc tôi còn có nhiều thành phố tráng lệ với vô vàn hải đảo lớn, hầu hết đều nằm trong tầm nhìn của kinh đô.

Đầu tiên, tôi đi thăm các tỉnh. Sau đó tôi cho vũ trang hạm đội và đi tuần du các đảo để động viên các thần dân của mình hăng hái làm tròn trách nhlệm. Trở về một thời gian, tôi lại đi tuần du và những chuyến đi về ấy đã ho tôi hiểu biết về nghề hàng hải và thấy yêu thích nó. Vì vậy tôi quyết định làm một chuyến đi thám hiểm xa ngoài những hòn đảo của mình. Để thực hiện dự định đó tôi cho chuẩn bị mười chiếc tàu rồi giương buồm khởi hành.

Bốn mươi ngày đầu thuận buồm xuôi gió nhưng đến đêm thứ bốn mươi mốt thì bị ngược gió dữ dội và một cơn bão mạnh tưởng chừng muốn nhận chìm cả đoàn thuyền chúng tôi. Tuy nhiên, lúc trời hửng sáng thì cũng là lúc gió cũng dịu dần, mây tan và trời đẹp. Chúng tôi ghé vào một hòn đảo, đừng lại hai ngày để nghỉ ngơi lấy lại sức. Rồi lại tiếp tục ra khơi. Sau mười hôm lênh đênh trên mặt biển, chúng tôi hy vọng nhìn thấy đất liền vì cơn bão vừa qua đã làm tôi thay đổi ý định ra lệnh cho quay trở về. Tôi chợt nhận thấy là người hoa tiêu bị lạc phương hướng không biết là tàu mình hiện đang ở đâu. Tôi ra lệnh cho một thuỷ thủ leo lên đỉnh cột buồm cao nhất để thăm đò thì gã báo cho biết là về phía phải và bên trái xa tít tận chân trời chỉ thấy mênh mông trời và biển. Nhưng về phía trước mặt, phía mũi con tàu thấy có một mảng đen lớn.

Nghe thấy vậy, người hoa tiêu mặt biến sắc, một tay dứt khăn trên đầu ném xuống sàn tàu, tay kia tự tát vào mặt mình và kêu to:

– Ôi! Bệ hạ, chúng ta nguy mất rồi! Không một ai trong chúng ta thoát khỏi hiểm nguy này. Với tất cả kinh nghiệm của mình, tôi không sao có thể bảo đảm cho chúng ta thoát hiểm được.

Nói xong hắn nức nở khóc như một người biết chắc mình không sao tránh khỏi chết. Sự tuyệt vọng cả y gieo hoang mang cho toàn thể mọi người trên tàu. Tôi hỏi vì lý do gì mà y lại tuyệt vọng tới vậy.

– Than ôi! Tâu bệ hạ – Hắn đáp- Cơn bão đã đánh lạc hướng chúng ta quá xa cho nên chỉ đến trưa ngày mal thôi là chúng ta sẽ tới gần cái mảng đen đó chẳng có gì khác là một quả núi màu đen, là một mỏ nam châm ngay lúc này đang hút đoàn tàu chúng ta vì những chiếc đinh và sắt thép cấu tạo con tàu. Ngày mai khi chúng ta tôi gần nữa thì sức hút nam châm càng mạnh, mạnh đến nỗi là tất cả nhũng chiếc đinh ở sườn tàu sẽ như bị rút ra bay đến dính vào quả núi. Các tàu của chúng ta sẽ bị vỡ tan và đắm ngay tại chỗ. Sườn phơi ra phía biển của quả núi này dính vô vàn nhũng chiếc đinh sắt của không biết bao nhiêu tàu bè mà nó làm cho đắm. Do đó mà lực hút của quả núi này mỗi ngày lại mạnh hơn lên. Núi này người hoa tiêu nói tiếp – vô cùng hiểm trở. Trên đỉnh núi có một cái vòm bằng đồng nguyên chất, những cột chơng cũng.bằng đồng. Trên đỉnh vòm nhô lên một con ngựa đúc đồng nguyên khối, cưỡi trên lưng ngựa là một kỵ sĩ, ngực che một tấm chì trên đó có khắc hình bùa phép. Theo truyền thuyết, tâu bệ hạ, thì bức tượng này là nguyên nhân chính của sự đắm chìm không biết bao nhiêu tàu bè và bao nhiêu con người đã tử nạn ở chốn này. Và tai hoạ vẫn còn cứ kéo dài cho tới khi nào lật đổ được pho tượng đó.

Người hoa tiêu kể xong lại khóc và tất cả đoàn thuỷ thủ cũng sụt sùi khóc theo. Bản thân tôi, tôi không tin là mình tới ngày tận số. Tuy vậy, mỗi người đều cùng lo cho mình cách riêng để tự bảo vệ. Và trong cái tình thế chưa biết ngã ngũ ra sao họ đi chúc lẫn cho nhau, cho những ai may mắn sống sót.

Sáng hôm sau chúng tôi nhìn thấy rõ quả núi đen và với những điều đã nghe biết, chúng tôi càng thấy nó thật rùng rợn. Đến buổi trưa, quả núi đã xích lại khá gần và đúng như lời người hoa tiêu đã báo trước, chúng tôi nhìn thấy những chiếc đinh và tất cả những thứ gì bằng sắt đều nhất loạt rời tàu, bay vèo vèo về phía quả núi. Lực hút của nam châm cực mạnh đã làm cho những thứ bằng sắt này đập mạnh vào sườn núi tạo thành một thứ âm thanh thật ghê rợn. Những con tàu toác ra và chìm nghỉm xuống đáy biển rất sâu. Tất cả đoàn tuỳ tùng của tôi đều chết đuối. Nhưng Thượng đế đã rủ lòng thương cho tôi bám được vào một tấm ván, và gió đẩy giạt tới chân quả núi đen. Tôi không bị thương và may mắn cho tôi là đã cập bờ vào một nơi có những bậc trèo lên đến tận đỉnh núi”.

Scheherazađe muốn kể tiếp câu chuyện, nhưng trời sáng đã khiến nàng im lặng. Hoàng đế thấy quả là hoàng hậu không đánh lừa mình vì phần mở đầu thật là hấp dẫn. Vì vậy chúng ta cũng sẽ chắng ngạc nhiên chút nào là ông chưa ra lệnh đưa hoàng hậu ra hành quyết ngày hôm đó.
 

o O o

– Nhân danh Thượng đế – Gầ n sáng hôm sau Dinarzade kêu chị – Nếu chị của em không còn ngủ nữa thì xin chị kể tlếp chuyện tu si thứ ba đi?

– Em thân yêu – Scheherazade đáp – Vị hoàng tử này đã kể tiếp chuyện của mình như sau:

“Nhìn thấy những bậc đá đó, tôi đã tạ ơn Thượng đế hết lời và vừa trèo lên vừa niệm tên thánh của Người vì nhìn sang phải, sang trái đều không có chỗ nào đặt chân. Đường đi lên hẹp, dốc đứng và khúc khuỷu đến mức tôi nghĩ chỉ cần một cơn gió không mạnh lắm cũng đủ gạt tôi ngã lăn tòm xuống biển. Nhưng cuối cùng tôi đã an toàn trèo lên được tới đỉnh núi. Tôi đi vào đưới cái vòm bằng đồng và quì xuống hôn mặt đất tạ ơn Thượng đế đã ra tay phù trợ.

Tôi qua đêm dưới cái vòm đó. Trong giấc ngủ, tôi chiêm bao thấy một lão trượng đáng kính hiện ra trước mắt bảo tôi:

– Con hãy nghe đây, Agib! Khi ngủ dậy, con hãy đào đất ngay chỗ chân con đó. Con sẽ thấy một cái cung bằng đồng và ba mũi tên bằng chì được chế tạo ra dưới những chòm sao tất để giải thoát cho loài người khỏi bao nhiêu tai ách luôn đe doạ họ. Con hãy lần lượt bắn ba mũi tên này vào pho tượng. Người kị sĩ sẽ ngã nhào xuống biển và con ngựa thì đổ về phía con. Con sẽ chôn con ngựa xuống chỗ con đã đào được cung tên. Làm xong việc này mặt biển sẽ dâng lên ngang với đỉnh núi, tới tận chân vòm. Khi nước dâng tới đó, con sẽ thấy một chiếc xuồng nhỏ chỉ có một người chèo tới bằng mỗi tay một bơi chèo. Người này cũng bằng đồng nhưng khác với người kị sĩ mà con đã bắn nhào. Con lên xuồng và để cho y chèo đi, nhớ không được đọc đến tên Thượng đế. Trong mười ngày y sẽ lái xuồng cho con đi sang một biển khác và từ chỗ này con có thể tìm được đường về vương quốc của con an toàn miễn là, như ta đã đặn, trong suốt cuộc hành trình, tuyệt đối không được nhắc đến tên Thượng đế.

Đó là tất cả những điều ông cụ đó bảo và dặn dò tôi. Thức giấc, tôi thấy như nhẹ cả người, và ngay lập tức làm theo lời đã được dặn trong mộng. Tôi đào đất, lượm lên cây cung và ba mũi tên. Giương cung bắn vào tượng kị sĩ đồng, đến phát thứ ba thì nó nhào xuống biển, còn con rlgựa thì lăn kềnh xuống cạnh tôi. Tôi chôn nó vào cái hố cung tên và thấy mặt nước biển từ từ dâng lên. Khi mực nước ngang với chiều cao ngọn núi và tràn tới chân vòm thì tôi nhìn thấy phía xa một chiếc xuồng lao đến phía mình. Tôi cảm tạ Thượng đế thấy mọi cái đều xảy ra trình tự đúng như trong glấc mộng. Cuối cùng chiếc xuồng cập bờ và tôi nhìn thấy người lái bằng đồng như cụ già đã tả. Tôi trèo lên xuồng và nhớ đinh ninh là không được kêu tên Thượng đế, tôi cũng chẳng nói câu nào, im lặng ngồi xuống và người lái bằng đồng bắt đầu chèo đưa chiếc xuồng ra xa quả núi. Nó chèo liên tục đến ngày thứ chín thì tôi trông thấy những hòn đảo quen thuộc làm cho tôi vui mừng thấy sắp thoát hiểm nghèo. Mừng vui quá độ đã làm tôi quên phắt điều cấm kỵ. Tôi kêu lên: Tạ ơn Thượng đế? Vinh quang thuộc về Người!

Chưa dứt lời thì chiếc xuồng chìm nghỉm luôn xuống sâu cùng với người lái bằng đồng, còn tôi thì chới với trên mặt nước. Tôi bơi bơi cho tới cuối ngày, nhằm hướng đất liền mà tôi thấy gần nhất. Một đêm tối mù tối mịt nối tiếp và, tôi chẳng rõ lúc này ở vào chỗ nào mà cứ bơi bừa. Sức yếu dần, tôi bắt đầu thất vọng thấy mình khó thoát chết thì gió bỗng nổi mạnh, một làn sóng cao như một ngọn núi hất tôi lên một bãi cát rồi rút đi và để tôi nằm lại đó. Tôi vội vàng nhổm đậy chạy nhanh vào phía đất ìiền sợ một làn sóng khác lại chồm tới mang tôi đi. Việc làm đầu tiên là cởi áo quần ra, vắt khô nước rồi trải ra phơí trên mặt cát hãy còn hơi nóng của ban ngày.

Ngày hôm sau, mặt trờĩ chẳng mấy chốc đã làm nốt việc hong khô kiệt tất cả áo quẩn của tôi. Tôi mặc vào và đi tìm hiểu xem hiện nay mình ở đâu. Mới đi được một quãng đùờng thì đã hiểu la mình đang ở trên một đảo hoang nhỏ rất trù phú, mọc rất nhều cây ăn quả. Nhưng đồng thời tôi cũng nhận thấy là nó ở rất xa đất liền, điều này ]àm giảm đi nhiều niềm vui là được thoát chết trôi trên biển. Dù sao tôi cũng phó mặc số mệnh mình cho – Thượng đế định đoạt tuỳ ý muốn của Người. Giữa lúc đó, tôi nhìn thấy một con tàu nhỏ từ đất liền đi ra, giương hết buồm và mũi tàu hướng về hòn đảo tôi đang đứng.

Không còn nghi ngờ gì là nó sẽ cập vào hòn đảo này. Chưa rõ hành khách trên tàu là bạn hay thù, nên tôi thấy là chưa nên xuất đầu lộ diện. Trèo lên một cây cao, cành lá rậm rạp, ở đó tôi có thể quan sát thấy những gì trên tàu. Con tàu tới đỗ trong eo nhỏ và có độ mười tên nô lệ bước xuống mang theo một cái xẻng và những dụng cụ đào đất khác. Chúng đi tới giữa đảo và tôi nhìn thấy chúng dừng lại đào sới một lát. Nhìn hành động của chúng hình như chúng lật lên một cái cửa nắp. Rồi chúng quay lại nơi tàu đỗ khiêng xuống nhiều đồ đạc rồi thụt xuống. Tôi hiểu ra là ở chỗ đó có một hầm ngầm. Tôi nhìn thấy chúng đi một lần nữa về tàu và một lát sau xuống cùng với một ông già, ông này dắt theo một thiếu niên khoảng mười bốn, mười lăm tuổi rất đẹp trai. Tất cả đều thụt xuống hầm chỗ cái cửa nắp đã mở và khi lên họ hạ cửa nắp xuống, đắp đất lên rồi đi về phía cái eo nhỏ, nơi tàu thả neo, tôi nhận thấy là không có cậu thanh niên trong bọn họ. Từ đó tôi kết luận là chàng trai này đã ở lại dưới hầm ngầm, điều làm tôi hết sức kinh ngạc.

Ông già và các nô lệ bước lên tàu và giương buồm đi theo hướng về đất liền. Khi con tàu đã đi khuất, tôi từ trên cây leo xuống và lập tức đi tới chỗ họ vừa đào bới. Đến lượt tôi cũng vục tay bới đất cho tới lúc đụng vào một tấm đá vuông khoảng hai ba bộ, tôi lật lên và thấy nó che lấp lối xuống của một cầu thang cũng bằng đá. Tôi bước vào bậc thang đi xuống và thấy mình đang ở một gian phòng rộng trong đó có một thảm chùi chân và một chiếc sập trên trải một tấm thảm khác và những gối tựa bọc vải đẹp. Chàng trai ngồi trên sập tay cầm chiếc quạt. Tôi nhận thấy tất cả những thứ đó dưới ánh sáng của hai cây nến và bên cạnh chàng trai còn có nhiều trái cây và những bình hoa.

Chàng trai giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy tôi. Nhưng để cho chàng ta yên tâm, tôi vừa đi vào vừa nói:

– Dù cậu là ai chăng nữa thì cũng xin đừng sợ. Một ông vua và một hoàng tử như tôi đây không thể có bất cứ một sự xúc phạm nào đối với cậu. Trái lại, số phận may mắn của cậu đã khiến tôi có mặt tại đây để đưa cậu ra khỏi nấm mồ này vì hình như người ta đã đem chôn sống cậu vì những lý do gì tôi không rõ. Nhưng điều làm tôi băn khoăn và thấy khó lòng chấp nhận được (vì tôi đã được mục kích tất cả những gì xảy ra từ lúc có người tới đảo này) là dường như cậu đã để cho họ chôn sống cậu tại đây mà không có sự chống đối nào…”.

Scheherazade kể tới đây thì ngừng lại và hoàng đế thì đứng lên băn khoăn không biết vì sao mà chàng thiếu niên này lại bị bỏ đưới hầm trên một hòn đảo hoang. Ông nhủ thầm sẽ nghe tiếp đêm sau cho rõ.

o O o

Dinarzade, khi thấy tới giờ, bèn gọi hoàng hậu:

– Chị ơi, nếu chị không còn ngủ nữa thì xin kể nốt chuyện người tu sĩ thứ ba đi.

Scheherazade không để em phải nhắc lại, kể tiếp như sau:

“Chàng thiếu niên – Tu sĩ thứ ba tiếp – nghe nói vậy thì yên tâm và tươi cười mời tôi ngồi xuống cạnh mình. Chàng ta nói ngay.

– Thưa hoàng tử, tôi sẽ nói để ngài rõ, ngài sẽ phải lấy làm ngạc nhiên về sự đặc biệt khác thường của nó. Nguyên cha tôi là một nhà buôn vàng ngọc trở nên rất giàu có nhờ vào sức lao động và tháo vát khéo tay trong nghề nghiệp. Người có nhiều nô lệ, và những người giúp việc thường có những chuyến đi biển trên những chiếc tàu của cha tôi để giữ mối liên lạc với nhiều triều đình mà cha tôi cung cấp những đồ châu báu mà họ cần.

Kết hôn đã lâu mà chưa có con, một lần trong giấc mộng người được biết là sẽ có một con trai nhưng người con này đoản mệnh nên khi thức giấc người vô cùng buồn bã. Ít ngày sau đó, mẹ tôi báo cho người biết là bà đã có mang vào thời gian mà cảm thấy cái thai đậu lại rơi đúng vào ngày ông nằm mộng. Sau chín tháng bà sinh ra tôi, cả nhà hết sức vui mừng hoan hỉ.

Cha tôi có mặt trong ngày tôi ra đời, đã đi xem bói chiêm tinh. Các ông thầy bảo: “Con trai ông sống khoẻ mạnh đến tuổi mười lăm, nhưng tới lúc đó sẽ gặp tai hoạ khó lòng thoát khỏi. Qua được nạn này thì sẽ thọ lâu. Cũng vào lúc đó – Các thầy nói thêm – tượng kị sĩ bằng đồng trên đỉnh núi nam châm sẽ bị hoàng tử Agib, con quốc vương Cassib, bắn nhào xuống biển và các vì sao chỉ rõ là năm chục ngày sau đó, con trai ông bị hoàng tử Agib giết chết.

Vì lời tiên đoán đó phù hợp với giấc mộng của cha tơi nên ông vô cùng buồn bã. Dù vậy ông vẫn không hề lơ là trong việc giáo dục tôi cho đến nay, năm tôi tròn mười lăm tuổi. Hôm qua người được biết là kị sĩ bằng đồng đã bị hoàng tử Agib bắn nhào xuống biển đã được mười ngày. Tin ấy làm người rơi không biết bao nhiêu nước mắt và hoảng hốt đến mức mọi người không còn ai nhận ra ông nữa.

Dựa trên những lời tiên đoán của các thầy chiêm tinh ông tìm cách đánh lừa ngôi sao bản mệnh của tôi để giữ lấy mạng sống cho tôi. Ông đã đề phòng cho xây dựng nơi ở này rất lâu rồi để làm chỗ cho tôi ẩn nấp trong khoảng thời gian năm mươi ngày kể từ khi pho tượng trên núi nam châm bị lật đổ. Cũng vì vậy khl biết tin pho tượng đó bị lật đổ đã được mười ngày thì ông vội vàng mang tôi tôi đẩy cho xuống hầm kín ẩn náu và hẹn là trong bốn chục ngày nữa ông sẽ đến đón tôi về. Còn về phần tôi – Chàng trai nói thêm – tôi tràn đầy hy vọng và không tin là hoàng tử Agib lại tới cái đảo hoang này tìm tôi trong hầm kín. Đó, đó là tất cả câu chuyện tôi muốn nói cùng ngài.

Trong khi người con trai nhà buôn châu ngọc kể chuyện về mình, tôi giễu thầm các nhà chiêm tinh đã có những lời tiên đoán vô cùng lạc lõng. Vì vậy nghe xong câu chuyện tôi sôi nôi bảo cậu ta: “chàng trai thân mến, hãy tin vào lượng khoan hồng của Thượng đế và chẳng nên sợ hãi gì hết. Hãy coi như đây là một món nợ phải trả và kể từ lúc này cậu đã trang trải xong. Tôi lấy làm hài lòng, là sau khi làm đắm xuồng đã tới đây để bảo vệ cậu chống lại những kẻ muốn làm hại tới cuộc sống của cậu. Tôi sẽ không bỏ cậu trong suốt thời gian bấn chục ngày còn lại mà những lời đoán bậy của các tay chiêm tinh làm cho cậu lo lắng. Trong thời gian đó tôi sẽ giúp cậu tất cả những việc gì tôi có thể làm. Sau đó, tôi sẽ lợi dụng thời cơ để trở về đất liền, cùng lên tàu với cậu với sự đồng ý của than phụ cậu và cậu. Và khi về ,tới vương quốc của tôi, tôi sẽ không quên ơn và sẽ cố gắng thể hiện sự biết ơn của tôi thật xứng đáng.

Những lời nói của tôi làm cho cậu ta yên tâm và tin cậy. Tôi tránh không nói mình chính là Agib làm cho cậu ta sợ hãi và để cho cậu ta không nghi ngờ bất cứ một điều gì nên tôi còn rất thận trọng trong lời nói và cử chỉ. Chuyện trò với nhau về nhiều vấn đề mãi tới khuya, tôi nhận thấy chàng trai này thật thông minh. Chúng tôi cùng ăn với nhau những thức ăn đã được đự trữ trong hầm. Thức ăn nhiều không những đùng thừa trong suốt bốn chục ngày mà ngoài tôi là khách ra còn có thể ehu cấp cho nhiều người khác nữa. Sau bữa ăn, chúng tôi tiếp tục chuyện trò một lát nữa rồi mới đi ngủ.

Sáng hôm sau, thức đậy, tới mang đến một chậu nước cho cậu ta rửa mặt rồi tôi sửa soạn nấu nướng và đến bữa thì dọn ra cùng ăn. Sau bữa ăn, tôi bày ra một trò chơi gì đấy không những để chơi trong ngày mà còn cả cho những ngày tiếp sau nữa. Bữa chiều tôi cũng làm như thế. Chúng tôi ăn, chuyện trò rồi đi ngủ cũng như ngày hôm trước.

Thời gian đã làm cho chúng tôi mỗi lúc lại thân nhau hơn. Tôi nhận thấy là cậu ta rất quí mến tôi và về phía tôi, một tình cảm đặc biệt đã khiến tôi coi cậu ta như một người ruột thịt. Tôi thường nghĩ thầm trong bụng: bọn thầy bói bảo với cha cậu ta là con ông sẽ bị giết bởi bàn tay của tôi thì đúng là bọn lừa bịp. Không sao có thể xảy ra chuyện tôi lại phạm vào một hành động tội ác như vậy được. Cuối cùng, thưa bà, chúng tôi đã qua được ba mươi chín ngày êm đềm vui vẻ nhất thế gian ở cái hầm dưới mặt đất đó.

Rồi đến ngày cuối cùng, ngày thứ bốn mươi. Buổi sáng, khi thức đậy, chàng trai trẻ dạt dào một niềm vui không ngăn lại được, nói với tôi: Hoàng tử ơi Ngày thứ bốn mươi tới đây rồi, thế mà tôi chẳng sao cả, tôi không chết. Vô cùng biết ơn Thượng đế và tình bạn tất của ngài. Cha tôi cũng sẽ chẳng bao giờ quên ơn ngài và người sẽ tạo đầy đủ các phương tiện và những tiện nghi cần thiết để giúp ngài trở về quê hương. Trong lúc chờ đợi – Cậu ta nói thêm – Xin ngài làm ơn đưa cho tôi một thùng nước nóng để tôi tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đẹp để tiếp đón cha tôi cho thật đàng hoàng.

Tôi đặt thùng nước trên lò lửa và khi đã đủ độ nóng ấm, tôi trút vào bồn tắm. Chàng trai bước vào, tôi kỳ cọ cho cậu ta. Bước ra khỏi bồn tắm, cậu ta tới nằm nghỉ trên giường mà tôi đã sửa soạn sẵn, tôi đắp mền cho cậu. Nằm và ngủ được một lát, cậu ta bảo tôi: “Hoàng tử ơi, xin làm ơn đem đến cho tôi một quả đưa cùng với đường để tôi ăn cho người tỉnh táo”.

Trong rất nhiều quả đưa còn lại, tôi chọn quả ngon nhất để vào một cái đĩa. Vì nhìn quanh không thấy con dao nào để bổ đưa, tôi hỏi chàng trai là có biết đao để ở đâu không. “Có một con dao nhọn – Chàng ta bảo tôi – ở cái hố tường trên đầu tôi đây này!. Đúng vậy, tôi đã trông thấy con dao nhọn đó nhưng quá hấp tấp để với lấy và khi đã cầm trong tay rồi, chân tôi lại bị vướng trong cái chăn đắp nên đã ngã xuống người cậu ta và mũi dao nhọn đâm vào ngực trúng tim chàng trai làm cậu ta chết ngay.

Trước cảnh tượng đó, tôi kêu rú lên. Tôi đấm mạnh vào đầu, vào mặt, vào ngực mình, tôi xé quần xé áo và lăn lộn dưới đất, đau khổ và hối tiếc không biết ngần nào.

– Chao ôi! – Tôi kêu lên – Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là thoát ra ngoài vòng nguy hiểm. Để chống lại, cậu ta đã tìm nơi ẩn lánh và trong lúc ta cũng nghĩ là tai nạn đã qua rồi thế mà… bây gịờ ta lạị trở thành kẻ sát nhân và làm cho lời tiên tri đó trở thành hiệu nghiệm. Nhưng, hỡi đấng tối cao – Tôi giơ hai tay và ngửa mặt lên trời nói thêm – Nếu tôi đúng là thủ phạm giết chàng trai này, thì xin đừng để cho tôi sống nữa.

Scheherazade bắt buộc phải ngừng câu chuyện bi thảm này lại vì thấy trời đã hé sáng. Hoàng đế các xứ Ấn Độ rất xúc động và băn khoăn là sau những chuyện đó thì người tu sĩ ra sao. Ông chưa hạ lệnh cho hành quyết hoàng hậu Scheherazade ngày hôm đó vì chỉ duy có nàng mới giải được cho ông nỗi thắc mắc này.

o O o

Dinarzade, như thường lệ, đánh thức hoàng hậu:

– Nếu chị không ngủ, em xin chị kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra sau cái chết của chàng thiếu niên ấy.

Scheherazade tức thì kể tiếp như sau:

“Thưa bà – Tu sĩ thứ ba nói với zobéide – Sau bất hạnh xảy ra, tôi sẵn sàng đợi cái chết đến không mảy may sợ hãi. Nhưng điều xấu cũng như điều tất không phải là chúng ta cứ cầu xin là được.

Tuy vậy, lắng sâu suy nghĩ thấy là những giọt nước mắt cũng như nỗi đau lòng cũng không thể làm sống lại chàng trai này và rồi đây hết bốn chục ngày rất có thể tôi bị người cha bắt gặp thì cũng thật lôi thôi nên tôi đi ra khỏi hầm và trèo lên các bậc thang. Tôi hạ tấm đá to chặn lối vào và lấp đất.

Vừa xong, tôi hướng tầm mắt về phía đất liền thì đã trông thấy con tàu đang đi tới để đón chàng trai trẻ. Suy nghĩ xem phải làm gì đây, tôi tự nhủ: “Nếu tôi ra mắt, ông già nhất định sẽ cho bắt giữ và rất có thể bọn nô lệ sẽ giết tôi khi ông trông thấy tình trạng của con trai do chính tôi gây ra. Dù tôi có ra sức biện bạch thế nào chăng nữa thì ông cũng sẽ không tin là tôi vô tội. Tốt hơn hết là mình nên tránh mặt đi còn hơn là đưa thân ra hứng chịu lấy cơn thịnh nộ của ông ta.

Gần cái hầm đó có một cây to mà cành lá rậm rạp có thể che cho tôi được. Tôi trèo lên và chỉ vừa kịp tìm được một chỗ kín đáo thì tôi đã thấy con tàu đó cập vào chỗ đã neo đậu lần đầu.

Ống già cùng đám nô lệ xuống ngay tàu và bước tới phía hầm ngầm với vẻ mặt đượm nhiều niềm hy vọng, nhưng khi thấy mặt đất vừa bị đào xới, họ biến sắc, nhất là ông già. Họ dựng tấm đá lên và bước xuống các bậc thang. Họ cất tiếng gọi tên chàng thiếu niên, không có tiếng đáp. Họ sợ hãi bội phần, họ tìm kiếm và cuối cùng thấy cậu ta nằm thẳng trên giường, với con dao nhọn cắm giữa tim vì tôi đã không có can đảm rút nó ra. Nhìn thấy vậy, họ rú lên đau đớn. Tiếng rú của họ cũng làm lòng tôi quặn thắt. Ông già ngã xuống ngất lịm. Bọn đầy tớ khiêng ông lên khỏi hầm cho thoáng khí và đặt ngay dưới gốc cây trên đó tôi đang nm thở cố thu mình lại. Nhưng dù được chăm sóc tận tình, người cha khốn khổ này vẫn bằn bặt mê man làm cho bọn đầy tớ tưởng ông khó lòng qua khỏi.

Nhưng rồi cuối cùng ông cũng tỉnh lại sau cơn ngất lịm khá lâu. Rồi bọn nô lệ mang thi hài của con trai ông đã được mặc vào những tấm áo quần đẹp nhất. Và sau khi đào xong hố, họ đã từ từ trịnh trọng đặt cậu thiếu niên xuống đó. Ông già, được hai tên đầy tớ đỡ hai bên, mặt chan hoà nước mắt, là người đầu tiên ném một nắm đất xuống huyệt mộ, sau đó bọn đầy tớ đã san lấp đất đầy hố.

Xong việc chôn cất, tất cả những đồ đạc, lương thực đưới hầm đều được lấy lên đưa tất cả lên tàu. Ông già không còn đủ sức bước đi nữa, được đặt nằm lên cáng rồi tất cả lên tàu kéo buồm rời đảo trở về đất liền. Chỉ một thoáng sau, con tàu đã xa khỏi tầm mắt tôi”.
Ánh sáng ban ngày đã chiếu vào phòng ngự của Hoàng đế đất nước Ấn Độ buộc Scheherazade ngừng lời. Schahriar cũng đứng lên như mọi khi và cũng vẫn cùng một lý do như đêm trước, ông vẫn để hoàng hậu còn được sống và ở lại cùng với Dinarzade.

o O o

Hôm sau trước khi trời sáng, Dinarzade bảo chị:

– Chị yêu quí của em, nếu chị không ngủ nữa thì xin chị cho em nghe nốt chuyện của tu sĩ khổ hạnh thứ ba đi.

– Thế này em nhé – Scheherazade nói – Em vẫn phải nhớ là vị hoàng tử này vẫn đang kể cho Zobéide và cả các bạn của ành ta nghe chuyện mình. Anh ta kể tiếp như sau:

“Sau khi con tàu mang ông già và bọn đầy tớ của ông đi khuất, còn một mình tôi trên hòn đảo. Đêm, tôi ngủ trong hầm vẫn để ngỏ và ban ngày tôi đi dạo quanh hòn đảo và khi mỏi chân thì tìm chỗ thuận tiện để nghỉ ngơi cho đỡ mệt.

Tôi kéo dài cuộc sống buồn nản như thế khoảng một tháng trời. Vào những ngày cuối, tôi thấy là nước biển rút đi khá nhiều và hòn đảo thì lớn ra hơn trước, đường như đất liền tiến lại gần. Quả thật là mặt biển xuống thấp đến mức chỉ còn một quãng ngắn ngập nước ngăn cách giữa tôi và đất liền. Tôi lội qua, nước biển chỉ tới ngang bắp chân. Tôi bước đi thật lâu trên cát đến mệt lử người. Cuối cùng tôi đặt bước trên một vùng đất rắn chắc hơn và thấy mình đã rất xa biển. Bỗng nhìn thấy phía trước mặt một đám lửa lớn làm tôi hết sức vui mừng. Mình sẽ gặp một ai đó – tôi nhủ thầm – vì không thể là tự nhiên lại có đám lửa đó. Nhưng đi tới gần thì mới vỡ lẽ ra là cái đám màu đỏ mà tôi ngỡ là lửa thì lại là một toà lâu đài bằng đồng đỏ mà ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho ai từ đằng xa nhìn dễ bị nhầm là một đám cháy.

Tôi dừng lại và ngồi xuống bên cạnh toà lâu đài đó chẳng phải là vì muốn ngắm nhìn một kiến trúc tuyệt vời mà chỉ vì muốn ngồi nghỉ để lấy lại sức vì đã quá mệt nhọc, rã rời cả chân tay. Chưa kịp suy nghĩ gì về toà lâu đài mỹ lệ này thì tôi chợt nhìn thấy mười thanh niên chững chạc đường như đi đạo về. Nhưng điều làm tôi vô cùng ngạc nhiên là tất cả đều chột bên mắt phảl. Họ đi theo một ông già cao to có dáng điệu đáng kính.

“Tôi hết sức kinh ngạc sao lại gặp một lúc nhiều người chột đến thế mà lại cùng chột một bên mắt như nhau. Trong lúc tôi đoán già đoán non xem vì sao lại như vậy thì họ đi đến gần và tỏ ra mừng rỡ được thấy tôi. Sau những lời thăm hỏi chúc tụng đầu tiên, họ hỏi tôi vì sao lại đến đây. Tôi trả lời là câu chuyện của tôi khá dài và nếu họ chịu khó ngồi xuống thì sẽ kể cho nghe. Họ cùng ngồi xuống và tôi kể tất cả chuyện của tôi từ lúc tôi rời khỏi vương quốc cho tới lúc này. Câu chuyện làm họ ngạc nhiên hết sức.

Sau khi câu chuyện kết thúc, những nhà quí phái trẻ này mời tôi cùng vào lâu đài với họ. Tôi nhận lời. Chúng tôi đi qua rất nhiều phòng: phòng ngoài, phòng đợi, phòng trong, văn phòng… tất cả đều được bầy biện những đồ đạc lịch sự và rất sạch sẽ. Cuối cùng chúng tôi đi vào một phòng khách lớn trong đó kê theo vòng tròn mười chiếc bệ nhỏ màu xanh vừa dùng để ngồi, để nằm nghỉ ngơi ban ngày vừa để ngủ vào ban đêm. Ở giữa cái vòng tròn đó là một chiếc bệ thứ mười một cùng màu nhưng kê thấp hơn trên đó ông già mà tôi đã nhắc đến ngồi chễm chệ, còn mười người trẻ tuổi llgồi trên mười chiếc bệ kia.

Vì mỗi chiếc bệ chỉ đủ chỗ cho một người nên một chàng trẻ tuổi bảo tôi: – Bạn hãy ngồi vào tấm thảm ở giữa kia và không được hỏi han bất cứ điều gì liên quan tới chúng tôi, cả nguyên nhân vì sao chúng tôi đều bị chột bên mắt phải. Bạn hãy bằng lòng chỉ nhìn xem thôi và chớ nên để trí tò mò của mình đi quá xa.

Ông già không ngồi lâu. Ông đứng đậy và đi ra ngoài. Một lát sau, trở vào mang theo bữa ăn tối cho mười chàng trẻ tuổi, mỗi người đều ăn riêng phần của mình. Tôi cũng được chia một phần và ăn một mình như những người khác. Và cuối bữa thì cũng ông già đó đưa cho mỗi người một chén rượu.

Câu chuyện của tôi đối với họ kỳ lạ đến mức họ bắt tôi kể lại từ đầu bữa ăn và sau đó bàn luận rôm rả cho tới khuya. Một trong các chàng trai cho mọi người biết là đêm đã khuya và bảo ông già:

– Ông thấy đó, đã đến giờ đi ngủ thế mà ông chẳng đưa cho chúng tôi những gì cần thiết để chúng tôi làm tròn nhiệm vụ.

Nghe nói thế, ông già đứng lên và đi vào một căn buồng, đội trên đầu lần lượt mười chiếc chậu, cái nào cũng phủ vải xanh, mang ra đặt trước mặt mỗi chàng cùng một cây đuốc.
Họ mở nắp chậu trong đó có tro, than bột và nhọ nồi. Họ trộn lẫn ba thứ đó với nhau rồi bắt đầu chà sát và bôi lên mặt trông lem luốc đến phát khiếp lên. Sau khi bôi đen mặt mũi như thế rồi, họ cất tiếng khóc dùng tay đấm vào đầu vào ngực và không ngừng kêu: “Đây là kết quả của sự lười nhác và truỵ lạc của chúng ta?”.

Họ cứ làm như thế hầu như hết cả đêm. Rồi cuối cùng họ cũng dừng lại và ông già mang nước sạch đến cho họ rửa mặt mũi chân tay. Họ cũng cởi bỏ cả quần áo đã đen bẩn, mặc quần áo khác. Trông họ lúc này lại như trước chứ không phải là họ vừa làm những việc kỳ cục mà tôi đã được chứng kiến.
Thưa bà, xin bà hãy xét xem sự bực bội của tôi suốt thời gian đó. Hàng ngàn lân tôi đã toan phá vỡ sự câm nín mà những chàng trai đã áp đặt cho mình để hởi cho ra lẽ. Và tôi không sao mà nhắm mắt được trong quãng đêm còn lại.

Ngày hôm sau, mọi người thức dậy, ra ngoài hít thở không khí, tôi bảo họ:

– Thưa các ngài, tôi xin nói với các ngài là tôi phản bác luật lệ mà các ngài đề ra cho tôi chiều hôm qua. Tôi không sao mà tuân theo được. Các ngài đều là người khôn ngoan và thông minh rất mực, tôi biết rõ như vậy. Thế nhưng tôi lại thấy các ngài có những hành động mà ngoài những kẻ mất trí ra thì không ai làm như vậy. Dù cho tai hoạ nào đến với tôi chăng nữa cũng không ngăn được tôi hỏi các ngài vì sao lại tự mình bôi lem mặt mũi bằng tro, than và nhọ nồi.

Rồi vì sao mà tất cả các ngài đều chỉ còn một con mắt. Tất là phải có một nguyên nhân đặc biệt nào đó chứ. Vì vậy tôi xin các ngài hãy thoả mãn tính hiếu kỳ của tôi, cho tôi được rõ mọi sự.

Trước những van nài khẩn thiết như thế, họ chẳng nói chẳng rằng, quá lắm họ chỉ bảo đó là những cái chẳng liên quan gì tới tôi cả, tôi có biết cũng chẳng có lợi ích gì vậy thì cứ nên ở yên thôi.

Ban ngày chúng tôi trao đổi chuyện nọ chuyện kia chẳng đâu vào đâu cả nhưng khi tối đến, sau khi ăn uống riêng rẽ, ông già lại mang những chiếc chậu màu xanh ra, các chàng trai lại tự bôi lên mặt mũi mình cho đen đủi nhem nhuốc, rồi khóc lóc, rồi tự đấm vào mình rồi kêu lên: “Đây là kết quả của sự lười nhác và sự ăn chơi trác táng của chúng ta?”. Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo họ cũng vẫn làm như thế.

Cuối cùng không sao ngăn nổi trí tò mò, tôi nghiêm chỉnh đề nghị họ hoặc là nói rõ cho tôi biết hoặc là chỉ đường cho tôi trở về cố hương vì tôi không thể ở lâu hơn với họ nữa khi mà đêm nào cũng phải chứng kiến cái cảnh tượng hết sức kỳ lạ mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại thế.

Một trong các chàng trai thay mặt cho cả bọn bảo tôi:

– Xin đừng ngạc nhiên về thái độ của chúng tôi đối với ngài, nếu cho đến lúc này chúng tôi không chịu nhượng bộ với những lời cầu xin năn nỉ của ngài. Đó chẳng qua đơn thuần chỉ vì tình bạn đối với ngài mà thôi. Chúng tôi muốn tránh cho ngài cái tình trạng đáng buồn như chúng tôi mà ngài đã thấy. Nếu ngài thật muốn giống như số phận khốn khổ như chúng tôi thì cứ nói, chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của ngài.

Tôi bảo họ là tôi sẵn sàng hứng chịu mọi hậu quả.

– Một lần nữa – Vẫn chàng đó bảo – Chúng tôi khuyên ngài là nên kiềm chế bớt tính tò mò của ngài lại. Nó sẽ làm cho ngài mất đi con mắt phải đó. – Cũng chẳng sao – Tôi nói – Tôi xin tuyên bố với các ngài là nếu tai hoạ đó xảy ra cho tôi, các ngài sẽ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm và đó là đo chính tôi gây nên.

Chàng này còn cho tôi biết là khi tôi đã bị mất một mắt thì sẽ không còn được ở cùng với họ giả dụ là tôi có ý định đó vì số lượng đã đủ không thể thêm nữa. Tôi bảo họ là được ở cùng với họ đối với tôi là một điều mong ước, nhưng nếu cần thiết thì tôi cũng sẵn sàng phục tùng vì với bất cứ giá nào, tôi cũng mong họ đáp ứng cho điều tôi đòi hỏi.

Mười chàng trai thấy quyết định của tôi là dứt khoát liền bắt một con cừu giết chết, lột da, đưa cho tôi con dao mà họ đã dùng và bảo tôi:

– Ngài hãy cầm lấy con đao này, nó sẽ giúp ích cho ngài trong trường hợp mà chúng tôi sẽ nói cho ngài biết sau. Bây giờ ngài hãy nằm vào trong tấm da cừu này để chúng tôi khâu kín lại. Rồi chúng tôi sẽ rút đi để lại mình ngài ở đây. Lúc đó một con chim to lớn khác thường mà người ta gọi là đại bàng sẽ xuất hiện trong không trung. Nó tưởng ngài là một con cừu sẽ đâm bổ xuống cắp lấy ngài và bay lên tận chín tầng mây. Nhưng xin chớ sợ, nó sẽ lại sà xuống mặt đất và đặt ngài xuống đỉnh một ngọn núi. Khi chạm đất, ngài hãy dùng con dao này rạch tấm da cừu mà chui ra. Con đại bàng trông thấy ngài sẽ hoảng sợ và bay đi mất, để ngài được tự do. Chớ có dừng lại đó mà phải đi, đi cho tới lúc đặt chân trước một lâu đài đồ sộ bao bọc bằng toàn những tấm vàng, những viên ngọc bích khổng lồ và nhiều thứ đá quí nguyên chất khác. Ngài tới cửa lâu đài và bước vào trong vì cửa luôn luôn để ngỏ. Tất cả chúng tôi ở đây cũng đều đã ở lâu đài đó. Tôi sẽ không nói với ngài là chúng tôi đã trông thấy gì và những gì đã xảy ra với chúng tôi tại đó. Ngài sẽ tự tìm hiểu lấy. Điều mà chúng tôi có thể nói với ngài là chúng tôi mỗi người đã phải trả giá bằng con mắt phải của mình, và cái hình phạt mà ngài đã chứng kiến là một việc bắt buộc phải làm vì chúng tôi đã ở cái lâu đài đó. Chuyện riêng của mỗi người chúng tôi chứa đầy những chi tiết phiêu lưu kỳ lạ mà người ta có thể viết nên một cuốn sách dày, nhưng lúc này chúng tôi không thể nói gì với ngài nhiều hơn”.

Kể đến đây, Scheherazade ngừng lời và nói với Hoàng đế đất nước Ấn Độ:

– Vì em gái thiếp hôm nay đánh thức thiếp dậy sớm hơn mọi khi, kể dài sợ phiền thánh thượng, nhưng kìa trời đã sáng đúng lúc buộc thiếp phải ngừng. Tính hiếu kỳ của hoàng đế Schahriar đã thắng lời thề độc của chính ông.

o O o

Dinarzade đêm nay không dậy sớm như đêm trước. Tuy vậy nàng vẫn gọi chị trước trời sáng:

– Nếu chị không ngủ nữa thì chị kể nốt chuyện người tu sĩ thứ ba đi.

Scheherazade kể tiếp như sau : vẫn là người tu sĩ khổ hạnh nói với Zobéide:

– Thưa bà, một trong mười chàng trai chột mắt đã nói như thế với tôi mà tôi vừa kể bà nghe. Thế là tôi chui vào tấm da cừu, cầm theo con dao họ đã đưa. Và sau khi họ đã khâu kín tấm da có tôi ở bên trong, họ để tôi nằm lạĩ đó và rút về phòng khách. Con đại bàng lớn mà họ nói trước, chẳng lâu la gì đã bay tới, sà thẳng vào tôi, dùng móng quắp tội lên như quắp một con cừu và mang lên đỉnh một qua núi.

Khi cảm thấy mình đã nảm trên mặt đất, tôi không quên dùng con dao rạch tấm đa, chui la trước mặt con đại bàng khi nhìn thấy tôi nó vội vàng vỗ cánh bay đi mất. Con đại bàng này là một con chim có bộ lông trắng to lớn khủng khiếp. Cứ sức ấy thì nó có thể tha như chơi một con voi ở dưới đồng bằng đưa lên núi cao để xả thịt.
Nóng lòng muốn đi ngay tới lâu đài, không để mất thì giờ, tôi rảo bước và chỉ trong nửa ngày đã tới. Tôi có thể nói là dưới mắt tôi, toà lâu đài này còn lộng lẫy hơn nhiều như đã nghe tả.

Cổng mở, tôi đi vào một cái sân vuông rất rộng xung quanh có chín mươi chín cửa ra vào bằng gỗ đàn hương và trầm hương và một cửa bằng vàng không kể những cửa dẫn vào các cầu thang tráng lệ đưa lên những căn buồng phía trên và còn nhiều cánh cửa khác nữa mà tôi không nhìn thấy. Một trăm cửa ra vào mà tôi nói ở trên mở thong ra các khu vườn hoặc những kho tàng chứa đầy của cải hoặc các nơi san sát những thứ đồ lạ mắt.

Nhìn thấy trước mặt có một cánh cửa mở, tôi đi vào. Đó là một phòng khách rộng đã ngồi sẵn ở trong đó bốn lnươi thiếu phụ với sắc đẹp lộng lẫy mà ngay cả sự tưởng tượng cũng khó vượt qua. Họ ăn vận thật sang trọng. Vừa nhìn thấy tôi bước vào, họ đều nhất loạt đứng dậy và chẳng đợi tôi chào hỏi chúc tụng, họ tỏ về hất sức mừng rỡ, bảo tôi:

– Chàng trai tôn quí, xin chúc mừng, xin chúc mừng! Và một thiếu phụ thay mặt cho tất cả nói:

– Đã lâu rồi, chúng em chờ đợi một chàng trai hào hoa như chàng. Dáng điệu của chàng đã nói cho chúng em thấy là chàng có đầy đủ những đức tính mà chúng em mong ước và chúng em hy vọng rằng chàng không cho sự có mặt của chúng em là khó chịu và chẳng xứng với chàng.

Sau rất nhiều lần thoái thác, tôi đành phải ngồi vào chỗ bị ép buộc, chỗ cao hơn một chút so với chỗ ngồi của họ. Khi tôi tỏ ra vẻ miễn cưỡng thì họ bảo:

– Đấy chính là chỗ của chàng, lúc này chàng là lãnh chúa, là ông chủ, là quan toà của chúng em. Và chúng em là nô lệ của chàng, sẵn sàng tuân theo những gì chàng ra lệnh.

Không có gì trên đời này, thưa bà, làm cho tôi ngạc nhiên hơn là thái độ nhiệt tình và hăng hái của những thiếu phụ xinh đẹp này, sẵn sàng phục vụ, đáp ứng tất cả những gì tôi yêu cầu. Một nàng đem nước nóng đến rửa chân cho tôi. Một nàng khác đội nước thơm lên hai bàn tay tôi. Các nàng này đem tới cho tôi quần áo mới để tôi thay, các nàng kia cho tôi ăn lót dạ, và các nàng còn lại thì tiến đến cốc cầm tay sẵn sàng rót cho tôi một thứ rượu tuyệt ngon. Tất cả công việc này được tiến hành nhịp nhàng, với một trật tự phối hợp một cách khéo léo và với phong cách làm tôi say mê. Tôi uống, tôi ăn… Sau đó tất cả xúm quanh tôi, đòi tôi thuật lại chuyến đi của mình. Tôi kể chi tiết tất cả những việc xảy ra cho họ nghe và câu chuyện kéo đài mãi tới chập tối”.

Scheherazade ngừng lại ở đoạn này. Em nàng hỏi vì sao. Thế em không thấy trời sáng rồi ư, hoàng hậu đáp. Tại sao không gọi chị dậy sớm hơn? Hoàng đế đoán là người tu sĩ đến lâu đài có bốn chục thiếu phụ tuyệt đẹp như vậy chắc là hứa hẹn sẽ có nhiều chuyện xảy ra đáng được chú ý. Ông chẳng muốn tự tước cái thú được nghe tiếp của mình nên lại lui ngày xử hoàng hậu thêm nữa.

o O o

So với đêm trước thì đêm nay Dinarzade không được nhanh nhẩu bằng. Hầu như trời đã tờ mờ sáng khi nàng nói với hoàng hậu:

– Chị thân yêu của em, nếu chị không còn ngủ thì xin chị nói cho em biết có gì đã xảy ra ở cái lâu đài tráng lệ mà chị đã dừng lại đêm qua đó.

– Chị sẽ nói ngay cho em biết đây – Scheherazade đáp rồi quay sang nói với hoàng đế – Tâu hoàng thượng, thế rồi người tu sĩ tiếp tục kể như thế này:

“Khi tôi đã kể câu chuyện của mình cho bốn mươi thiếu phụ nghe xong, một vài nàng ngồi gần tôi còn nán lại để cùng tôi trao đổi thêm, trong khi đó thì những người kia, thấy đêm đã xuống, bèn đứng lên đi tìm nến thắp. Họ mang tới rất nhiều nến, thắp lên sáng trưng chẳng kém ánh sáng ban ngày, nhưng các nàng đã sắp đặt bày biện thật cân xứng đẹp mắt.
Những thiếu phụ khác bày lên bàn những trái cây khô, những loại mứt và các đồ uống. Các thứ rượu uống bày đầy trong tủ. Một số các nàng xuất hiện với các nhạc cụ trong tay. Khi tất cả đã chuẩn bị xong, các nàng mời tôi ngồi vào bàn và họ cũng cùng ngồi xuống. Chúng tôi ngồi cùng nhau khá lâu. Những nàng có nhiệm vụ chơi đàn và những nàng phải hoà giọng ca của mình theo nhạc đều đứng lên và hình thành một đàn đồng ca thật quyến rũ. Những nàng khác bắt đầu một điệu vũ từng đôi một cầm tay nhau nhảy, hết đôi nọ đến đôi kia, yểu điệu và duyên đáng vô cùng.

Quá nửa đêm, cuộc vui ngừng lại. Một trong các thiếu phụ cất tiếng, bảo tôi:

– Chàng đã mệt vì đoạn đường đi hôm nay, đã đến lúc chàng cần phải nghỉ ngơi. Buồng riêng của chàng đã được sửa soạn, nhưng trước khi về đó chàng hãy chọn cô nào trong bọn thiếp mà chàng thấy thích hơn cả. Chàng hãy đưa cô ấy về ngủ cùng chàng.

Tôi đáp là sẽ không làm việc chọn lựa đó theo lời đề nghị vì tôi thấy tất cả các nàng đều đẹp, đều thông minh, đều xứng đáng với sự tôn trọng và ý thức phục vụ của tôi. Tôi không muốn mắc vào khuyết điểm bất lịch sự nếu bảo thích người nọ hơn người kia.

Cũng thiếu phụ đã nói với tôi lại bảo:

– Chúng em rất tin ở sự thẳng thắn của chàng và chúng em thấy rõ là chàng sợ chúng em sẽ sinh lòng ghen tuông với nhau nên giữ ý. Nhưng xin chàng đừng ngại: chúng em đã cùng nhau thoả thuận là hạnh phúc của cô nào được chàng chọn không làm cho chúng em ghen tuông chút nào, vì hằng đêm lần lượt chúng em đều được hưởng hạnh phúc đó. Cứ bốn chục ngày là đến lượt và lại bắt đầu lượt mới. Vậy chàng hãy cứ tự do lựa chọn đi, chớ nên để mất thời gian cần cho sự nghỉ ngơi của chàng.

Tôi đành phải nhượng bộ và giơ tay ra cho nàng đã thay mặt tất cả chị em trao đổi với tôi, nàng cũng đưa tay cho tôi và chúng tôi được dẫn tới một căn phòng lộng lẫy. Người ta để chúng tôi chỉ còn hai người với nhau, còn các thiếu phụ khác đều về phòng riêng của mình…”.

– Nhưng trời lại đã sáng mất rồi, tâu bệ hạ – Scheherazade nói với hoàng đế – và xin Người hãy cho phép thiếp để lại tu sĩ vôi nàng thiếu phụ cửa chàng ở trong căn phòng riêng của họ.

Schahriar lặng thinh nhưng ông đứng lên tự nhủ: phải công nhận là câu chuyện tuyệt hay, ta sẽ mắc sai lầm to nhất trong thiên hạ nếu không để chút thì giờ nghe nốt cho đến cuối.

o O o

Dinarzade, tàn đêm hôm sau, không quên bảo chị:

– Chị ơi? Nếu chị không muốn ngủ nữa, thì em xin chị kể nốt câu chuyện kỳ thú về người tu sĩ thứ ba cho em nghe đi?

– Chị xin vui lòng – Scheherazade đáp – Và đây là lời của vị hoàng tử đó kể tiếp chuyện mình:

“Sáng hồm sau, chỉ vừa mới mặc xong quần áo thì ba mươi chín thiếu phụ kia đã kéo đến phòng tôi, tất cả đều trang điểm khác hẳn ngày hôm trước. Các nàng chúc tội một ngày tốt đẹp và hỏi han tôi về sức khoẻ. Rồi các nàng đưa tôi vào buồng tắm, tự tay kỳ cọ cho tôi và mặc dù ngoài ý muốn của tôi, các nàng vẫn giúp tôi mọi việc cần thiết. Các nàng mặc cho tôi một bộ quần áo khác còn đẹp hơn cả bộ hôm qua.

Suốt ngày hầu như chúng tôi chỉ ngồi ở bàn ăn và khi tới giờ đi ngủ, các nàng lại bảo tôi chọn người để qua đêm. Thưa bà, để bà khỏi nhàm chán vì cứ phải nghe nhắc đi nhắc lại cùng một việc đó, tôi xin nói tóm tắt là suốt một năm tròn tôi sống với bốn mươi thiếu phụ và lần lượt mỗi đêm tôi ngủ với một người. Và suốt cả thời gian đó, cuộc sống đầy hoan lạc đó không hề bị bất cứ một sự buồn phiền nhỏ nhặt nào làm cho gián đoạn.

Cuối năm đó (không gì làm tôi bất ngờ hơn), bốn mươi thiếu phụ đó đáng lẽ đến với tôi vui vẻ như thường ngày, hỏi thăm sức khoẻ… thì một buổi sáng vào phòng tôi, nước mắt chan hoà. Họ lần lượt đến ôm hôn tôi và nói: Vĩnh biệt hoàng tử yêu quí, vĩnh biệt? Chúng em buộc phải xa chàng thôi”.

Nước mắt của các nàng làm tôi xốn xang. Tôi yêu cầu họ cho biết căn nguyên nỗi buồn của họ và sự ly biệt mà họ vừa nói. Tôi nói thêm:

– Nhân danh Thượng đế, các cô em xinh đẹp của tôỉ, hãy cho tôi biết là có thể làm gì để có thể an ủi và giúp ích được các cô em bây giờ?

Đáng lẽ trả lời rõ ràng thì các nàng lại nói:

– Thượng đế chứng giám! Thà là chúng em. chưa hề quen biết chàng! Nhiều người trước chàng cũng đã có dịp tới thăm hỏi chúng em nhưng không một ai có được sự duyên dáng, dịu dàng, trẻ trung vui vẻ và tư cách như chàng. Chúng em chẳng biết rồi đây sẽ phải sống ra sao khi thiếu chàng.

Nói xong câu đó, các nàng lại khóc thảm thiết:

– Các cô nàng đáng yêu của tôi – Tôi nói – Tôi xin các nàng đừng làm cho tôi sầu não hơn nữa, hãy nói ngay cho tôi biết nguyên nhân nỗi đau lòng của các nàng.

– Than ôi! – Các nàng bảo – Còn có điều gì khác làm cho chúng em đau lòng là phải xa chàng nữa đâu? Có thể chúng em chẳng còn bao giờ được thấy chàng nữa? Tuy vậy nếu chàng muốn và vì chuyện này mà tự chủ được bản thân thì không phải là không thể lại gặp được nhau.

– Các nàng? – Tôi lại nói – Tôi chẳng hiểu các nàng muốn nói gì. Xin hãy nói rõ ra xem nào.

– Vậy thì – Một nàng nói – Để làm vừa lòng chàng, em nói cho chàng biết chúng em đều là công chúa, con gái vua. Chúng em cùng nhau sống chung ở đây trong cảnh lạc thú mà chàng thấy đó, nhưng cứ mỗi năm là chúng em phải bắt buộc vắng mặt bốn mươi ngày cho những bổn phận cần thiết không thể nói ra được. Sau đó chúng em sẽ lại trở về đây. Hôm qua là ngày hết năm, hôm nay chúng em phải từ biệt chàng. Vì vậy đó là nguyên nhân nỗi đau buồn của chúng em. Trước khi ra đi, chúng em sẽ để lại cho chàng tất cả những chìa khoá? Đặc biệt là chìa khoá cửa của trăm gian phòng mà chàng sẽ thấy trong đó tất cả những thứ hay, lạ khả dĩ có thể thoả mãn óc hiếu kỳ và làm dịu đi nỗi buồn cô đơn của chàng trong thời gian chúng em vắng mặt. Nhưng vì điều tất cho chàng và vì lợi ích riêng của chúng em, xin chàng chớ có đụng tới và mở cái cánh cửa bằng vàng của một phòng đặc biệt trong số một trăm phòng kia. Nếu chàng mà mở ra thì chẳng. bao giờ chúng ta cò thấy lại nhau nữa và chính nỗi lo đó lại càng làm chúng em đau khổ. Chúng em mong là chàng sẽ làm theo lời chúng em căn dặn. Nó quan hệ tới sự an bình, đến hạnh phúc của cuộc sống, chàng hãy thận trọng, nếu chàng để cho tính tò mò thóc mách lấn át thì đó là chàng đã mắc một sai lầm lớn. Chúng em khuyên chàng chớ mắc vào sai lầm đó và để cho chúng em nuôi hy vọàg là sẽ được thấy lại chàng tại đây trong vòng bơn mươi ngày nữa. Chúng em có thể mang theo chìa khoá của cái cửa bằng vàng đó, nhưng sẽ là một sự xúc phạm đối với một hoàng tử đàng hoàng như chàng, là đã nghi ngờ tính kín đáo và sự kiềm chế bản thân của chàng”.

Scheherazade muốn kể tiếp, nhưng nhìn thấy trời đã sáng. Hoàng đế, tò mò muốn biết là người tu sĩ đó làm gì khi chỉ còn một mình trong lâu đài sau khi bốn mươi thiếu phụ đã ra đi nên tự hẹn đến đêm sau chắc sẽ được làm sáng tỏ.

o O o

Cô gái hảo tâm Dinarzade thức giấc dậy khá lâu trước khi trời sáng, gọi hoàng hậu:

– Chị ơi, nếu chị không ngủ nứa thì chị nên kể tiếp cho hoàng đế, lãnh chúa của chúng ta nghe câu chuyện mà chị đã bắt đầu đi!

Scheherazade ngoảnh về phía Schahrlar nói:

– Tâu hoàng thượng, Người đã biết là người tu sĩ vẫn kể chuyện mình cho Zobéide nghe. Anh ta kể tiếp như thế này:

“Thưa bà, lời dặn dò của những nàng công chúa xinh đẹp này thực sự làm tôi đâu lòng. Tôi bày tỏ với các nàng là sự vắng mặt của các nàng làm tôi buồn nhớ vô hạn. Tôi hết sức cảm ớn về những lời dặn dò chu đáo. Tôi hứa với họ là sẽ nghe theo và hết sức cố gắng làm những việc khó khăn hơn để có hạnh phúc được sống những ngày còn lại cùng những người đàn bà hiếm có như các nàng. Cuộc chia tay diễn ra đầy lưu luyến. Tôi lần lượt ôm hôn họ. Rồi các nàng ra đi, còn một mình tôi ở lại lâu đài.

Niềm lạc thú trong cuộc sống chung, những bữa tiệc thịnh soạn, các buổi hoà nhạc, những trò vui chơi làm tôi bận rộn suốt cả năm khiến tôi chẳng còn thời gian cũng như chẳng có một chút ý muốn nào xem những kỳ quan có thể đầy đẫy trong cái lâu đài huyền ảo này. Tôi cũng chẳng mảy may chú ý gì đến tất cả những đồ vật đẹp tuyệt vời dưới mắt tôi hàng ngày vì còn mải mê say đắm trước nhan sắc của các thiếu phụ, được nhìn thấy họ chỉ duy nhất quan tâm tới việc làm cho tôi vui thích. Tôi buồn đến nẫu ruột khi họ ra đi và, tuy sự vắng mặt của họ chỉ trong vòng bốn chục ngày, mà tôi tháy như mình phải sống không có các nàng hàng thế kỷ.

Tôi tự hứa với mình là sẽ không quên lời dặn dò quan trọng của họ là không bao giờ được mở cái cánh cửa bằng vàng. Và dường như chỉ cần thế, tôi được phép thoả mãn trí tò mò ở những cánh cửa kia. Tôi cầm lấy chiếc chìa khoá thứ nhất đã được sắp xếp thứ tự.

Tôi mở cánh cửa thứ nhất và đi vào một khu vườn cây ăn quả mà tôi tưởng là trong toàn vũ trụ không có một vườn quả nào so sánh nổi. Tôi cũng không nghĩ là vườn thiên đàng mà đạo giáo chúng ta hứa hẹn với những tín đồ sau khi chết liệu có hơn được thế này không. Tính đối xứng, vẻ sạch sẽ, cách bố trí tuyệt vờl các cây trồng, sự phong phú và sự đa dạng của hàng ngàn loại quả lạ, tươi tốt, đẹp đẽ tất cả làm tôi ngợp mắt. Tôi cũng chẳng được phép bỏ qua để lưu ý với bà, thưa bà, là khu vườn tuyệt diệu này được tưới tắm một cách rất khác thường. Những rãnh nước đứợc đào khéo léo và cân đoí đem nước thật đầy đủ tới rễ các cây đang cần trổ lá non và trổ hoa; những rãnh nước khác thì đưa lượng nước vừa đủ tới gốc những cây đang bắt đầu ra quả; những rãnh khác thì đưa ít nước hơn tới những gốc cây mà quả đã lớn; những rãnh khác chỉ tưới vừa đủ cho những cây mà quả chỉ còn chờ hái xuống thôi. Và những trái cây này cũng to hơn rất nhiều lần so với những quả thường có trong các khu vườn của chúng ta. Còn những mương nước khác dẫn nước cho những cây mà quả đã chín thì chỉ cần vừa đủ độ ẩm để giữ nguyên chất lượng cho quả chưa kịp hái xuống mà thôi.

Tôi ngắm nhìn không biết chán một nơi có phong cảnh đẹp tuyệt vời như thế và không còn muốn rời đi nữa nếu không thấy thoáng qua trong đầu là còn rất nhiều điều kỳ thú mà mình chưa được nhìn thấy. Đi ra khỏi vườn, trong đầu óc đầy những điều kỳ diệu, tôi đóng cửa thứ nhất lại và mở cánh cửa tiếp theo.

Thay cho một vườn cây ăn quả là một vườn trồng hoa, cũng chẳng kém phần đặc biệt về loại vườn này. Vườn gồm có một khoảnh đất rộng được tướí nước không phải theo cách như bên vườn cây ăn quả nhưng công phu hơn nhiều để mỗi loại hoa nhận được nước vừa đủ cho sự sinh trưởng của mình. Hoa hồng, hoa nhài, hoa tím, hoa thuỷ tiên, hoa dạ lài, hoa mẫu đơn, hoa uất kim cương, hoa mao hương, hoa cẩm chướng, hoa huệ và vô vàn những thứ hoa khác mà nếu ở nơi khác thì chỉ nở theo mùa, nhưng ở đây lại cùng lúc nở rộ muôn hồng nghìn tía. Thật không ở đâu sảng khoái bằng ở khu vườn mà không khí thấm đẫm hương thơm này.

Tôi mở cánh cửa thứ ba, đó là một nhà nuôi chim rất rộng. Nền nhà lát đá hoa cẩm thạch đủ các màu sắc, vào loại đá quý nhất và hiếm nhất. Lồng chim bằng gỗ đàn hương và trầm hương. Những chiếc lồng rộng lớn đó chứa vô số những chim hoạ mi, chim kim oanh, chim bạch yến, chim sơa ca và các loại chim khác có tiếng hót thật du dương mà tôi chưa từng thấy người nào nói trong đời. Những chiếc bình đựng hạt và nước uống cho chim đều được làm bằng đá hoa vân và mã não vào loại quí nhất.

Nhà nuôi chim này vô cùng sạch sẽ. Cứ nhìn vào qui mô của nó, tôi ước lượng là phải có không dưới một trăm con ngườì thì mới bảo quản giữ gìn được tinh tươm như vậy. Thế nhưng chẳng thấy có một bóng người nào xuất hiện, cũng như trong các khu vườn mà tôi đã vào thăm không hề có một ngọn cỏ dại, một sự thừa thãi nhỏ nào làm chướng mắt.
Mặt trời đã lặn, tôi trở ra, tai còn vang vang những tiếng hót của muôn loài chim lúc này đang tìm chỡ đỗ thuận tiện nhất để nghỉ đêm. Tôi về phòng riêng và định bụng là sẽ lần lượt mở những cánh cửa khác vào những ngày sau trừ cánh cửa bằng vàng thứ một trăm.

Ngày hôm sau, tôi không quên đi đến mở cánh cửa thứ tư. Nếu những gì mà tôi nhìn thấy ngày hôm trước đã gây cho tôi bao sự ngạc nhiên, thì những gì tôi thấy luc này làm tôi mê mẩn. Tôi đặt chân trong một cái sân rộng, quây xung quanh là một toà nhà với kiến trúc tuyết diệu mà tôi chẳng tả ra đây làm gì để tránh sự dài dòng.

Toà nhà này có bốn chục cửa, mỗi cửa mở đi vào một kho tàng và trong số kho tàng đó có những kho giá trị hơn cả sự giàu có của những vương quốc lớn nhất. Kho thứ nhất chứa hàng núi ngọc trai những viên ngọc quí nhất ngoài mọi sức tưởng tượng, đều to bằng những quả trứng chim bồ câu. Trong kho thứ haí là những viên kim cương, ngọc hồng và ngọc tía. Trong kho thứ ba gồm toàn ngọc bích. Kho thứ tư: vàng thỏi; kho thứ năm: tiền đồng; kho thứ sáu: bạc nén. Hai kho tiếp theo: tiền các loại. Các kho khác chứa ngọc tía, ngọc xanh, ngọc vàng, ngọc mắt mèo, ngọc lam, ngọc vân và tất cả nhũng loại đá quí khác mà ta không biết, rồi mã não, vân thạch và san hô: San hô ở đây có cả một kho đầy không chỉ là cành san hô mà là những cây san hô nguyên vẹn.

Đầy kinh ngạc và khâm phục, sau khi xem tất cả những của cải quý báu đó, tôi thất lên:

– Chà, tất cả các kho tàng của tất cả các quốc gia trên trái đất này nếu được tập họp lại một nơi cũng không thể bằng được những của cải này. Hạnh phúc của ta thật là vô bờ được sở hữu tất cả các kho báu này cùng với các nàng công chúa vô cùng khả ái!

Tôi không ngừng lại, thưa bà, để kể chi tiết tất cả những vật quý hiếm mà tôi thực mục sở thị những ngày tiếp sau. Chỉ nói để bà hay là tôi đã mất không dưới ba mươi chín ngày để mở hết chín mươi chín cánh cửa, để nhìn ngắm tất cả những gì bày ra trước mắt và không còn đủ lời để trầm trồ khâm phục. Duy chỉ còn cánh cửa thứ một trăm thì tôi đã bị ngăn cấm…”.

Ánh sáng ban ngày chiếu rọi vào hậu cung của hoàng đế Ấn Độ đã làm Scheherazade nín lặng. Những câu chuyện này đã làm cho Schahriar vô cùng thích thú nên chẳng có ý nào không muốn nghe tiếp vào hôm sau. Vị quốc vương này đứng lên trong ý nghĩ đó.

o O o

Dinarzade cũng nôn nóng chẳng kém gì . Schahriar trong việc muốn biết có gì kỳ lạ bên trong cánh cửa thứ một trăm đã được khoá kín nên thức giấc và cất tiếng gọi hoàng hậu rất sớm:

– Chi ơi, nếu chị không ngủ nũa, xin chị kể nốt câu chuyện kỳ lạ của người tu sĩ thử ba đi.

– Anh ta đã kể tiếp như sau – Scheherazade nói.

“Đang là ngày thứ -bốn mươi, tính từ ngày các nàng công chúa yêu kiều duyên dáng ra đi. Nếu ngày này tôi làm chủ được mình như cần pllải có thì tôi đã là một người sung sướng nhất trongtất cả các người đàn ông trên thế gian này chứ đâu phải là một người khổ sở nhất như bây giờ. Ngày mai các nàng sẽ về tới nơi và niềm vui được thấy lại các nàng lẽ ra phải là cái hãm có hĩệu quả tính tò mò của tôi mới phải, nhưng bởi sự yếu đuối mà tôi không bao giờ ngừng hối hận, tôi đã đầu hàng dưới sự quyến rũ của quỷ sứ nó không cho tôi được yên ổn chút nào cho đến khi tôi tự dấn thân vào con đường khổ ải bắt buộc phải trải qua.

Tôi mở cái cánh cửa tai hoạ mà tôi đã hứa là sẽ không mở. Mới đợm chân bước vào thì một mùi thơm khá dễ chịu nhưng không hợp với tạng người mình đã làm tôi ngã và ngất xỉu. Nhưng rồi tôi tỉnh lại và đáng lẽ tuân theo lời cảnh bảo đó mà đóng cửa lại, từ bỏ mãi mãi cái ý muốn thoả mãn trí tò mò thì tôi lại bước vào. Chờ một lát cho cái mùi hương lạ đó nhạt dần đi, tôl thấy trong người trở lại bình thường.

Đây là một nơi rộng rãi, lợp mái vòm và trên sàn rải rác những củ nghệ. Nhiều cây đèn bằng vàng khối với những thỏi nến đang cháy nồng mùi trầm và xạ hương. Ánh sáng này được bổ sung thêm bằng những chiếc đèn đầu, có nhiều mùi hương khác nhau, bằng vàng và bạc.

Trong số rất nhiều đồ vật thu hút sự chú ý, tôi nhìn thấy một con ngựa màu đen, đẹp và được chế tạo một cách rất tinh xảo ít có trên đời. Tôi đến gần để ngắm thật kỹ: yên ngựa và đây cương ngựa cũng bằng vàng chạm trổ công phu, máng ăn của nó đặt bên cạnh chứa lúa mạch và vừng một bên, bên kia là nước hoa hồng. Tôi cầm đây cương kéo nó ra ngoài để ngắm cho rõ hơn. Tôi nhảy lên lưng và thúc cho nó tiến lên. Vì thấy nó không nhúc nhích, tôi dùng chiếc roi đã nhặt được trong cái chuồng ngựa tráng lệ đó, quật vào mông nó một cái. Tức thì nó hí lên một tiếng khủng khiếp rồi giương đôi cánh, mà tôi không nhận thấy, bay vút lên khoảng không. Tôi chỉ còn cách giữ cương cho thật chặt và mặc dù sợ hãi hết hồn, tôi vẫn không sao cả. Nó hạ thấp đần xuống và đỗ trên sân thượng một toà lâu đài rồi không cho tôi kịp tụt xuống nó rung mình thật mạnh làm tôi ngã bật ra phía sau, và chót đuôi nó chọc thẳng vào mắt bên phải của tôi.

“Đó, vì sao mà tôi thành chột mắt và tôi bỗng nhớ lại lời báo trước của mười chàng trai. Con ngựa tiếp tục giương cánh bay lên mất hút. Tôi nhổm đậy vô cùng đau xót vì tai hoạ mà tự mình đã chuốc lấy. Tôi bước đi. Trên sân thượng, bàn tay bịt lấy con mắt vừa bị chọc thủng đau nhức nhối. Tôi đi xuống và thấy mình đang ở trong một phòng khách quen thuộc vì nhận thấy có mười chiếc bệ bày thành vòng tròn, một chiếc đặt chính giữa thấp hơn một chút. Đây đúng là lâu đài nơi mà tôi đã bị con đại bàng quắp đi trong bộ da cừu.

Mười chàng trai không có mặt trong phòng khách. Tôi ngồi chờ họ và chẳng mấy chốc họ đã đi vào sau ông già. Họ không tỏ ra ngạc nhiên chút nào khi nhìn thấy tôi và việc tôi bị chột mắt phải.

– Chúng tôi lấy làm tiếc – Họ bảo tôi – là không thể chúc mừng sự trở về của ngài như cách chúng tôi hằng mong ước. Nhưng chúng tôi đâu phải là những người gây nên nỗi bất hạnh của ngài.

– Tôi sẽ rất sai lầm – Tôi đáp – nếu đổ tội cho các ngài về chuyện đó. Đó là tự tôi chuốc lấy thôi. Tôi xin nhận tất cả lỗi lầm về mình.

– Nếu câu “đồng bệnh tương liên” là đúng – Họ lại nói – Thì gương của chúng tôi đây cũng có thể góp một phần an ủi ngài. Tất cả những gì xảy ra với ngài thì chúng tôi cũng đã từng nếm qua. Chúng tôi đã tận hưởng tất cả những lạc thú có ở trên đời suốt một năm tròn, và có lẽ cũng vẫn tiếp tục được hưởng hạnh phúc nếu chúng tôi không dại dột mở cánh cửa bằng vàng trong khi các nàng công chúa đi vắng. Ngài cũng chẳng khôn ngoan gì hơn chúng tôi và ngài cũng đã nhận được sự trừng phạt chẳng khác gì chúng tôi. Chúng tôi rất muốn giữ ngài lại đây để cùng hảnh xác như chúng tôi đang làm chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Nhưng chúng tôi cũng đã từng nói với ngài có nhiều lý do đã ngăn cấm không cho nhận ngài vào nhóm được. Vậy thì ngài hãy đi đi, đi tởí tận triều đình Bagdad? ở đó ngài sẽ thấy ai là người quyết định số phận của ngài.

Họ chỉ vẽ cho tôi đường phải đi, và thế là tôi từ biệt họ.

Dọc đường di, tôi đã cạo râu tóc; lông mày và khoác áo tu sĩ khổ hạnh đạo Hồi. Tôi đi rất lâu. Cuối cùng thì ngày hôm nay đã tới thành phố này vào lúc chập tối. Tôi gặp ở cổng thành người tu si này, đồng đạo của tôi. Cả ba người đều hết sức ngạc nhiên thấy cùng bị chột bên mắt phải. Nhưng chúng tôi chưa có thời gian để hỏi han nhau về cái tai nạn chung đó. Thưa bà, chúng tôi chỉ còn đủ thời gian để đến đây nài xin sự giúp đỡ và đã được bà gia ân một cách thật hào hiệp.

Tu sĩ khổ hạnh thứ ba đã kể xong chuyện mình, Zobéide bảo anh và cả hai người tu sĩ kia:

– Các ngài hãy đi đi, cả ba ngài đều được tự do, muốn đi đâu tuỳ ý

Nhưng một trong ba người nói:

– Thưa bà, xin miễn thứ cho chúng tôi vì tính tò mò, hãy để cho chúng tôi được nghe chuyện của các ngài kia, họ còn chưa được nói.

Người thiếu phụ bèn quay sang phía hoàng đế, tể tướng Giafar và Mesrour mà nàng chưa biết là những người như thế nào, bảo họ:

– Bây giờ đến lượt các ngài kể chuyện mình cho tôi nghe. Hãy kể đi?

Tể tướng Giafar vẫn là người phát ngôn, lải trả lờị Zobéide: .

– Thưa bà, để vâng theo lời bà, chúng tôi chỉ xin nhắc lại điều mà chúng tôi đã nói trước khi vào quý xá. Chúng tôi – ông nói tiếp – là những thương nhân ở Mossoul đến Bagdad để thương lượng mua bán hàng. Hiện nay hang hoá của chúng tôi còn để ở khọ một trang trại mà chúng tôi tạm trú. Ngày hôm nay chúng tôi đã tiệc tùng với rất nhiều đồng nghiệp tại một nhà buôn ở thành phố. Ông này sau khi chiêu đãi chúng tôi thật thịnh soạn, đã cho gọi một đoàn vũ nữ và vũ công cùng với các ca sĩ và nhạc công tôi giúp vui. Những tiếng ồn do chúng tôi gây ra đã làm cho lính tuần tra kéo đến bắt giữ nhiều người. May mắn, chúng tôi đã trốn thoát, nhưng vì đêm đã khuya, cổng trang trại đã đóng kín nên chúng tôi chẳng biết về đâu. Tình cờ đi qua phố này, nghe thấy tiếng đàn hát vui chơi trong nhà nên đánh bạo gõ cửa. Đó, thữa bà, chuyện của chúng tôi chỉ có thế xin được thuật lại theo lệnh của bà.

Zobéide nghe xong dường như lưỡng lự chưa biết xử trí thế nào. Các tu sĩ nhận thấy, xin nàng đối xử với ba nhà buôn ở Mossoul cũng có độ lượng như đối với họ.

– Thôi được – Nàng bảo họ – Ta đồng ý. Ta muốn là mọi người đều được đối xử như nhau. Ta tha cho các người nhưng với điều kiện là tất cả phải lập tức ra khỏi nhà này và đi đâu thì tuỳ ý.

Zobéide ra lệnh đó với thái độ tỏ ra bắt mọi người phải tuân theo. Nhà vua, tể tướng, Messoul, ba tu sĩ và anh khuân vác đi ra không một tiếng phàn nàn vì sự có mặt của bảy tên nô lệ vũ trang khiến họ chẳng dám ho he. Khi đã đi ra ngoài và cửa toà nhà đã đóng lại, hoàng đế vẫn chưa để lộ hình tích, bảo những tu sĩ:

– Các ngài là những người lạ và mới tôi thành phố này, bây giờ định đi đâu, trời thì chưa sáng hẳn?

– Thưa ngài – Họ đáp – Đó là điều làm chúng tội lung túng.

– Thế thì hãy theo chúng tôi – Nhà vua tiếp – Chúng tôi sẽ giúp các ngài thoát khỏi khó khăn.

Rồi ông quay sang bảo tể tướng:

– Ngươi hãy đưa họ về nhà ngươi và sáng mai dẫn họ đến chỗ ta. Ta muốn cho chép lại những câu chuyện của họ. Những chụyện đó đáng được ghi vào biên niên triều đại ta.

Tể tướng Giafar dẫn theo mình ba tu sĩ. Anh khuân vác thì đi về nhà. Còn hoàng đế có Mesrour hộ giá trở về hoàng cung. Ông đi nằm nhưng không sao nhắm được mắt, đầu ỏc còn bị bao nhiêu những chuyện kỳ lạ mắt nhìn thấy, tai nghe thấy chi phối. Ông băn khoăn nhất không rõ Zobéide là người như thế nào, vì sao mà nàng lại hành hạ đã man hai con chó mực cái và vì sao mà Amine lại có bộ ngực đầy sẹo. Trời sáng rõ rồi mà đầu óc ông vẫn bận rộn vì những ý nghĩ đó. Ông đứng lên và đi ra thiết triều, ngồi lên ngai.

Tể tướng tới sau một lát và chúc tụng nhà vua như thường lệ. Hoàng đế bảo:

– Tể tướng này, công việc cần phải giải quyết hôm nay không có gì cấp bách lắm mà việc ba thiếu phụ và hai con chó mực cái còn gấp hơn nhiều. Ta không thể nào ăn ngon ngủ yên khi chưa được biết rõ tất cả bao nhiêu chuyện làm ta sửng sốt. Nhà ngươi hãy đi triệu tất cả các thiếu phụ ấy và cả các tu sĩ khổ hạnh nữa tới đây cho ta. Đi đi, và nhớ là ta nóng lòng chờ đợi nhà ngươi trở về đấy.

Tể tướng biết rất rõ tính tình sôi nổi và nôn nóng của chủ mình nên vội vã chấp hành. Ông tới nhà các thiếu phụ, thẳng thắn trình bày với họ lệnh của hoàng đế triệu họ mà không nói gì tới chuyện gì đã xảy ra tại nhà họ đêm hôm trước.

Các thiếu phụ lấy mạng che mặt và đi cùng với tể tướng, ông này tạt qua nhà mình và dẫn luôn cả ba tu sĩ cùng đi. Các tu sĩ đã có thời gian để biết rõ là mình vô tình đã được tiếp xúc với hoàng đế.

Tể tướng dẫn cả bọn vào hoàng cung coi như đã làm tròn nhiệm vụ. Hoàng đế rất hài lòng về sự mau lẹ này. Để giữ lịch sự trước triều thần có mặt lúc đó, nhà vua đã cho các thiếu phụ đứng sau cửa căn phòng dẫn tới hậu cung và giữ ba tu sĩ lại bên cạnh mình. Vẻ cung kính của ba chàng tỏ ra là họ đã biết mình đang đứng trước mặt ai.

Sau khi các thiếu phụ đã yên vị, hoàng đế ngoảnh về phía họ bảo:

– Thưa các bà, nói để các bà biết là tôi đã cải trang thành thương nhân và được vào nhà các bà tối hôm đó. Chắc các bà lo sợ, cho là vì có điều gì xúc phạm đến ta mà đã được gọi tới đây để bị xử phạt. Nhưng xin cứ yên tâm. Hãy tin rằng ta đã quên tất cả những gì thuộc về quá khứ và còn rất hài lòng về cách xử sự của các bà. Ta ước sao tất cả phụ nữ của thành Bagdad này cũng đều khôn ngoan lịch thiệp như các bà mà ta đã được chứng kiến. Ta luôn luôn nhớ tới thái độ ôn hoà của các bà trước hành vi thiếu lịch sự của chúng ta. Lúc đó ta là thương nhân ở Mossoul, nhưng bây giờ đây ta là Haroun Alraschid, hoàng đế thứ năm của triều đại Abbas quang vinh, đang trị vì thay thế cho đấng tiên tri vĩ đại của chúng ta. Ta triệu các bà tới đây, đơn thuần chỉ muốn biết các bà là ai và cũng để hỏi xem vì sao mà một trong các bà, sau khi hành hạ hai con chó mực cái, lại khóc lóc cùng với chúng. Ta cũng lại còn muốn biết vì sao một bà lại có bộ ngực đầy vết sẹo.

Mặc dù hoàng đế nói những lời trên đây rất rõ rang rành mạch và các thiếu phụ đều nghe chăm chú nhưng tế tướng Giafar, với vẻ thật trịnh trọng vẫn nhắc lại các câu trên cho các bà nghe…”

– Nhưng, tâu hoàng thượng – Scheherazade nói – Trời sáng mất rồi. Nếu hoàng thượng còn muốn nghe tiếp thì Người sẽ lại phải cho thiếp sống đến ngày mai thôi. Hoàng đế gật đầu đồng ý, chắc là Scheherazade sẽ kể cho nghe. chuyện nàng Zobéide mà ông chẳng phải là không muốn nghe.

o O o

– Chị thân yêu của em – Dinarzade kêu chị lúc sắp tàn đêm – Nếu chị không còn ngủ nữa, thì xin chị nói về Zobéide vì em chắc là bà thiếu phụ này thể nào cũng kể chuyện của mình với nhà vua.

– Đúng vậy em ạ – Scheherazade đáp – Khi nhà vua đã nói cho bà ta yên tâm như vừa rồi thì người thiếu phụ này cũng đáp ứng yêu cầu của nhà vua và trình bày như sau:

“Thưa quý bà rất đáng kính, câu chuyện tôi kể đây hoàn toàn khác với những câu chuyện bà đã nghe. Hai hoàng tử kể chuyện trước tôi đều mỗi người mất một con mắt đơn thuần do hậu quả của số mệnh, còn tôi bị chột thì lại do chính lỗi lầm của mình, tự mình gây nên tội, tự mình rước vạ vào thân như chuyện tôi kể hầu bà nghe sau đây:

“Tôi tên là Agib, con một quốc vương tên là Cassib. Sau khi phụ vương băng hà, tôi lên nối ngôi và vẫn đóng đô tại nơi cha tôi đã trị vì. Kinh thành này toạ lạc trên bờ biển, có một hải cảng vào loại đẹp nhất và an toàn nhất. Nó còn có một công xưởng khá lớn đủ khả năng cung cấp thiết bị cho một trăm năm mươi chiến hạm luôn luôn sẵn sàng phục vụ khi cần thiết. Ngoài ra còn trang bị cho năm chục thương thuyền vận tải hàng hoá và cũng từng ấy những du thuyền nhỏ nhẹ để đi dạo và vui chơi trên mặt nước. Vương quốc tôi còn có nhiều thành phố tráng lệ với vô vàn hải đảo lớn, hầu hết đều nằm trong tầm nhìn của kinh đô.

Đầu tiên, tôi đi thăm các tỉnh. Sau đó tôi cho vũ trang hạm đội và đi tuần du các đảo để động viên các thần dân của mình hăng hái làm tròn trách nhlệm. Trở về một thời gian, tôi lại đi tuần du và những chuyến đi về ấy đã ho tôi hiểu biết về nghề hàng hải và thấy yêu thích nó. Vì vậy tôi quyết định làm một chuyến đi thám hiểm xa ngoài những hòn đảo của mình. Để thực hiện dự định đó tôi cho chuẩn bị mười chiếc tàu rồi giương buồm khởi hành.

Bốn mươi ngày đầu thuận buồm xuôi gió nhưng đến đêm thứ bốn mươi mốt thì bị ngược gió dữ dội và một cơn bão mạnh tưởng chừng muốn nhận chìm cả đoàn thuyền chúng tôi. Tuy nhiên, lúc trời hửng sáng thì cũng là lúc gió cũng dịu dần, mây tan và trời đẹp. Chúng tôi ghé vào một hòn đảo, đừng lại hai ngày để nghỉ ngơi lấy lại sức. Rồi lại tiếp tục ra khơi. Sau mười hôm lênh đênh trên mặt biển, chúng tôi hy vọng nhìn thấy đất liền vì cơn bão vừa qua đã làm tôi thay đổi ý định ra lệnh cho quay trở về. Tôi chợt nhận thấy là người hoa tiêu bị lạc phương hướng không biết là tàu mình hiện đang ở đâu. Tôi ra lệnh cho một thuỷ thủ leo lên đỉnh cột buồm cao nhất để thăm đò thì gã báo cho biết là về phía phải và bên trái xa tít tận chân trời chỉ thấy mênh mông trời và biển. Nhưng về phía trước mặt, phía mũi con tàu thấy có một mảng đen lớn.

Nghe thấy vậy, người hoa tiêu mặt biến sắc, một tay dứt khăn trên đầu ném xuống sàn tàu, tay kia tự tát vào mặt mình và kêu to:

– Ôi! Bệ hạ, chúng ta nguy mất rồi! Không một ai trong chúng ta thoát khỏi hiểm nguy này. Với tất cả kinh nghiệm của mình, tôi không sao có thể bảo đảm cho chúng ta thoát hiểm được.

Nói xong hắn nức nở khóc như một người biết chắc mình không sao tránh khỏi chết. Sự tuyệt vọng cả y gieo hoang mang cho toàn thể mọi người trên tàu. Tôi hỏi vì lý do gì mà y lại tuyệt vọng tới vậy.

– Than ôi! Tâu bệ hạ – Hắn đáp- Cơn bão đã đánh lạc hướng chúng ta quá xa cho nên chỉ đến trưa ngày mal thôi là chúng ta sẽ tới gần cái mảng đen đó chẳng có gì khác là một quả núi màu đen, là một mỏ nam châm ngay lúc này đang hút đoàn tàu chúng ta vì những chiếc đinh và sắt thép cấu tạo con tàu. Ngày mai khi chúng ta tôi gần nữa thì sức hút nam châm càng mạnh, mạnh đến nỗi là tất cả nhũng chiếc đinh ở sườn tàu sẽ như bị rút ra bay đến dính vào quả núi. Các tàu của chúng ta sẽ bị vỡ tan và đắm ngay tại chỗ. Sườn phơi ra phía biển của quả núi này dính vô vàn nhũng chiếc đinh sắt của không biết bao nhiêu tàu bè mà nó làm cho đắm. Do đó mà lực hút của quả núi này mỗi ngày lại mạnh hơn lên. Núi này người hoa tiêu nói tiếp – vô cùng hiểm trở. Trên đỉnh núi có một cái vòm bằng đồng nguyên chất, những cột chơng cũng.bằng đồng. Trên đỉnh vòm nhô lên một con ngựa đúc đồng nguyên khối, cưỡi trên lưng ngựa là một kỵ sĩ, ngực che một tấm chì trên đó có khắc hình bùa phép. Theo truyền thuyết, tâu bệ hạ, thì bức tượng này là nguyên nhân chính của sự đắm chìm không biết bao nhiêu tàu bè và bao nhiêu con người đã tử nạn ở chốn này. Và tai hoạ vẫn còn cứ kéo dài cho tới khi nào lật đổ được pho tượng đó.

Người hoa tiêu kể xong lại khóc và tất cả đoàn thuỷ thủ cũng sụt sùi khóc theo. Bản thân tôi, tôi không tin là mình tới ngày tận số. Tuy vậy, mỗi người đều cùng lo cho mình cách riêng để tự bảo vệ. Và trong cái tình thế chưa biết ngã ngũ ra sao họ đi chúc lẫn cho nhau, cho những ai may mắn sống sót.

Sáng hôm sau chúng tôi nhìn thấy rõ quả núi đen và với những điều đã nghe biết, chúng tôi càng thấy nó thật rùng rợn. Đến buổi trưa, quả núi đã xích lại khá gần và đúng như lời người hoa tiêu đã báo trước, chúng tôi nhìn thấy những chiếc đinh và tất cả những thứ gì bằng sắt đều nhất loạt rời tàu, bay vèo vèo về phía quả núi. Lực hút của nam châm cực mạnh đã làm cho những thứ bằng sắt này đập mạnh vào sườn núi tạo thành một thứ âm thanh thật ghê rợn. Những con tàu toác ra và chìm nghỉm xuống đáy biển rất sâu. Tất cả đoàn tuỳ tùng của tôi đều chết đuối. Nhưng Thượng đế đã rủ lòng thương cho tôi bám được vào một tấm ván, và gió đẩy giạt tới chân quả núi đen. Tôi không bị thương và may mắn cho tôi là đã cập bờ vào một nơi có những bậc trèo lên đến tận đỉnh núi”.

Scheherazađe muốn kể tiếp câu chuyện, nhưng trời sáng đã khiến nàng im lặng. Hoàng đế thấy quả là hoàng hậu không đánh lừa mình vì phần mở đầu thật là hấp dẫn. Vì vậy chúng ta cũng sẽ chắng ngạc nhiên chút nào là ông chưa ra lệnh đưa hoàng hậu ra hành quyết ngày hôm đó.
 

– Nhân danh Thượng đế – Gầ n sáng hôm sau Dinarzade kêu chị – Nếu chị của em không còn ngủ nữa thì xin chị kể tlếp chuyện tu si thứ ba đi?

– Em thân yêu – Scheherazade đáp – Vị hoàng tử này đã kể tiếp chuyện của mình như sau:

“Nhìn thấy những bậc đá đó, tôi đã tạ ơn Thượng đế hết lời và vừa trèo lên vừa niệm tên thánh của Người vì nhìn sang phải, sang trái đều không có chỗ nào đặt chân. Đường đi lên hẹp, dốc đứng và khúc khuỷu đến mức tôi nghĩ chỉ cần một cơn gió không mạnh lắm cũng đủ gạt tôi ngã lăn tòm xuống biển. Nhưng cuối cùng tôi đã an toàn trèo lên được tới đỉnh núi. Tôi đi vào đưới cái vòm bằng đồng và quì xuống hôn mặt đất tạ ơn Thượng đế đã ra tay phù trợ.

Tôi qua đêm dưới cái vòm đó. Trong giấc ngủ, tôi chiêm bao thấy một lão trượng đáng kính hiện ra trước mắt bảo tôi:

– Con hãy nghe đây, Agib! Khi ngủ dậy, con hãy đào đất ngay chỗ chân con đó. Con sẽ thấy một cái cung bằng đồng và ba mũi tên bằng chì được chế tạo ra dưới những chòm sao tất để giải thoát cho loài người khỏi bao nhiêu tai ách luôn đe doạ họ. Con hãy lần lượt bắn ba mũi tên này vào pho tượng. Người kị sĩ sẽ ngã nhào xuống biển và con ngựa thì đổ về phía con. Con sẽ chôn con ngựa xuống chỗ con đã đào được cung tên. Làm xong việc này mặt biển sẽ dâng lên ngang với đỉnh núi, tới tận chân vòm. Khi nước dâng tới đó, con sẽ thấy một chiếc xuồng nhỏ chỉ có một người chèo tới bằng mỗi tay một bơi chèo. Người này cũng bằng đồng nhưng khác với người kị sĩ mà con đã bắn nhào. Con lên xuồng và để cho y chèo đi, nhớ không được đọc đến tên Thượng đế. Trong mười ngày y sẽ lái xuồng cho con đi sang một biển khác và từ chỗ này con có thể tìm được đường về vương quốc của con an toàn miễn là, như ta đã đặn, trong suốt cuộc hành trình, tuyệt đối không được nhắc đến tên Thượng đế.

Đó là tất cả những điều ông cụ đó bảo và dặn dò tôi. Thức giấc, tôi thấy như nhẹ cả người, và ngay lập tức làm theo lời đã được dặn trong mộng. Tôi đào đất, lượm lên cây cung và ba mũi tên. Giương cung bắn vào tượng kị sĩ đồng, đến phát thứ ba thì nó nhào xuống biển, còn con rlgựa thì lăn kềnh xuống cạnh tôi. Tôi chôn nó vào cái hố cung tên và thấy mặt nước biển từ từ dâng lên. Khi mực nước ngang với chiều cao ngọn núi và tràn tới chân vòm thì tôi nhìn thấy phía xa một chiếc xuồng lao đến phía mình. Tôi cảm tạ Thượng đế thấy mọi cái đều xảy ra trình tự đúng như trong glấc mộng. Cuối cùng chiếc xuồng cập bờ và tôi nhìn thấy người lái bằng đồng như cụ già đã tả. Tôi trèo lên xuồng và nhớ đinh ninh là không được kêu tên Thượng đế, tôi cũng chẳng nói câu nào, im lặng ngồi xuống và người lái bằng đồng bắt đầu chèo đưa chiếc xuồng ra xa quả núi. Nó chèo liên tục đến ngày thứ chín thì tôi trông thấy những hòn đảo quen thuộc làm cho tôi vui mừng thấy sắp thoát hiểm nghèo. Mừng vui quá độ đã làm tôi quên phắt điều cấm kỵ. Tôi kêu lên: Tạ ơn Thượng đế? Vinh quang thuộc về Người!

Chưa dứt lời thì chiếc xuồng chìm nghỉm luôn xuống sâu cùng với người lái bằng đồng, còn tôi thì chới với trên mặt nước. Tôi bơi bơi cho tới cuối ngày, nhằm hướng đất liền mà tôi thấy gần nhất. Một đêm tối mù tối mịt nối tiếp và, tôi chẳng rõ lúc này ở vào chỗ nào mà cứ bơi bừa. Sức yếu dần, tôi bắt đầu thất vọng thấy mình khó thoát chết thì gió bỗng nổi mạnh, một làn sóng cao như một ngọn núi hất tôi lên một bãi cát rồi rút đi và để tôi nằm lại đó. Tôi vội vàng nhổm đậy chạy nhanh vào phía đất ìiền sợ một làn sóng khác lại chồm tới mang tôi đi. Việc làm đầu tiên là cởi áo quần ra, vắt khô nước rồi trải ra phơí trên mặt cát hãy còn hơi nóng của ban ngày.

Ngày hôm sau, mặt trờĩ chẳng mấy chốc đã làm nốt việc hong khô kiệt tất cả áo quẩn của tôi. Tôi mặc vào và đi tìm hiểu xem hiện nay mình ở đâu. Mới đi được một quãng đùờng thì đã hiểu la mình đang ở trên một đảo hoang nhỏ rất trù phú, mọc rất nhều cây ăn quả. Nhưng đồng thời tôi cũng nhận thấy là nó ở rất xa đất liền, điều này ]àm giảm đi nhiều niềm vui là được thoát chết trôi trên biển. Dù sao tôi cũng phó mặc số mệnh mình cho – Thượng đế định đoạt tuỳ ý muốn của Người. Giữa lúc đó, tôi nhìn thấy một con tàu nhỏ từ đất liền đi ra, giương hết buồm và mũi tàu hướng về hòn đảo tôi đang đứng.

Không còn nghi ngờ gì là nó sẽ cập vào hòn đảo này. Chưa rõ hành khách trên tàu là bạn hay thù, nên tôi thấy là chưa nên xuất đầu lộ diện. Trèo lên một cây cao, cành lá rậm rạp, ở đó tôi có thể quan sát thấy những gì trên tàu. Con tàu tới đỗ trong eo nhỏ và có độ mười tên nô lệ bước xuống mang theo một cái xẻng và những dụng cụ đào đất khác. Chúng đi tới giữa đảo và tôi nhìn thấy chúng dừng lại đào sới một lát. Nhìn hành động của chúng hình như chúng lật lên một cái cửa nắp. Rồi chúng quay lại nơi tàu đỗ khiêng xuống nhiều đồ đạc rồi thụt xuống. Tôi hiểu ra là ở chỗ đó có một hầm ngầm. Tôi nhìn thấy chúng đi một lần nữa về tàu và một lát sau xuống cùng với một ông già, ông này dắt theo một thiếu niên khoảng mười bốn, mười lăm tuổi rất đẹp trai. Tất cả đều thụt xuống hầm chỗ cái cửa nắp đã mở và khi lên họ hạ cửa nắp xuống, đắp đất lên rồi đi về phía cái eo nhỏ, nơi tàu thả neo, tôi nhận thấy là không có cậu thanh niên trong bọn họ. Từ đó tôi kết luận là chàng trai này đã ở lại dưới hầm ngầm, điều làm tôi hết sức kinh ngạc.

Ông già và các nô lệ bước lên tàu và giương buồm đi theo hướng về đất liền. Khi con tàu đã đi khuất, tôi từ trên cây leo xuống và lập tức đi tới chỗ họ vừa đào bới. Đến lượt tôi cũng vục tay bới đất cho tới lúc đụng vào một tấm đá vuông khoảng hai ba bộ, tôi lật lên và thấy nó che lấp lối xuống của một cầu thang cũng bằng đá. Tôi bước vào bậc thang đi xuống và thấy mình đang ở một gian phòng rộng trong đó có một thảm chùi chân và một chiếc sập trên trải một tấm thảm khác và những gối tựa bọc vải đẹp. Chàng trai ngồi trên sập tay cầm chiếc quạt. Tôi nhận thấy tất cả những thứ đó dưới ánh sáng của hai cây nến và bên cạnh chàng trai còn có nhiều trái cây và những bình hoa.

Chàng trai giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy tôi. Nhưng để cho chàng ta yên tâm, tôi vừa đi vào vừa nói:

– Dù cậu là ai chăng nữa thì cũng xin đừng sợ. Một ông vua và một hoàng tử như tôi đây không thể có bất cứ một sự xúc phạm nào đối với cậu. Trái lại, số phận may mắn của cậu đã khiến tôi có mặt tại đây để đưa cậu ra khỏi nấm mồ này vì hình như người ta đã đem chôn sống cậu vì những lý do gì tôi không rõ. Nhưng điều làm tôi băn khoăn và thấy khó lòng chấp nhận được (vì tôi đã được mục kích tất cả những gì xảy ra từ lúc có người tới đảo này) là dường như cậu đã để cho họ chôn sống cậu tại đây mà không có sự chống đối nào…”.

Scheherazade kể tới đây thì ngừng lại và hoàng đế thì đứng lên băn khoăn không biết vì sao mà chàng thiếu niên này lại bị bỏ đưới hầm trên một hòn đảo hoang. Ông nhủ thầm sẽ nghe tiếp đêm sau cho rõ.

o O o

Dinarzade, khi thấy tới giờ, bèn gọi hoàng hậu:

– Chị ơi, nếu chị không còn ngủ nữa thì xin kể nốt chuyện người tu sĩ thứ ba đi.

Scheherazade không để em phải nhắc lại, kể tiếp như sau:

“Chàng thiếu niên – Tu sĩ thứ ba tiếp – nghe nói vậy thì yên tâm và tươi cười mời tôi ngồi xuống cạnh mình. Chàng ta nói ngay.

– Thưa hoàng tử, tôi sẽ nói để ngài rõ, ngài sẽ phải lấy làm ngạc nhiên về sự đặc biệt khác thường của nó. Nguyên cha tôi là một nhà buôn vàng ngọc trở nên rất giàu có nhờ vào sức lao động và tháo vát khéo tay trong nghề nghiệp. Người có nhiều nô lệ, và những người giúp việc thường có những chuyến đi biển trên những chiếc tàu của cha tôi để giữ mối liên lạc với nhiều triều đình mà cha tôi cung cấp những đồ châu báu mà họ cần.

Kết hôn đã lâu mà chưa có con, một lần trong giấc mộng người được biết là sẽ có một con trai nhưng người con này đoản mệnh nên khi thức giấc người vô cùng buồn bã. Ít ngày sau đó, mẹ tôi báo cho người biết là bà đã có mang vào thời gian mà cảm thấy cái thai đậu lại rơi đúng vào ngày ông nằm mộng. Sau chín tháng bà sinh ra tôi, cả nhà hết sức vui mừng hoan hỉ.

Cha tôi có mặt trong ngày tôi ra đời, đã đi xem bói chiêm tinh. Các ông thầy bảo: “Con trai ông sống khoẻ mạnh đến tuổi mười lăm, nhưng tới lúc đó sẽ gặp tai hoạ khó lòng thoát khỏi. Qua được nạn này thì sẽ thọ lâu. Cũng vào lúc đó – Các thầy nói thêm – tượng kị sĩ bằng đồng trên đỉnh núi nam châm sẽ bị hoàng tử Agib, con quốc vương Cassib, bắn nhào xuống biển và các vì sao chỉ rõ là năm chục ngày sau đó, con trai ông bị hoàng tử Agib giết chết.

Vì lời tiên đoán đó phù hợp với giấc mộng của cha tơi nên ông vô cùng buồn bã. Dù vậy ông vẫn không hề lơ là trong việc giáo dục tôi cho đến nay, năm tôi tròn mười lăm tuổi. Hôm qua người được biết là kị sĩ bằng đồng đã bị hoàng tử Agib bắn nhào xuống biển đã được mười ngày. Tin ấy làm người rơi không biết bao nhiêu nước mắt và hoảng hốt đến mức mọi người không còn ai nhận ra ông nữa.

Dựa trên những lời tiên đoán của các thầy chiêm tinh ông tìm cách đánh lừa ngôi sao bản mệnh của tôi để giữ lấy mạng sống cho tôi. Ông đã đề phòng cho xây dựng nơi ở này rất lâu rồi để làm chỗ cho tôi ẩn nấp trong khoảng thời gian năm mươi ngày kể từ khi pho tượng trên núi nam châm bị lật đổ. Cũng vì vậy khl biết tin pho tượng đó bị lật đổ đã được mười ngày thì ông vội vàng mang tôi tôi đẩy cho xuống hầm kín ẩn náu và hẹn là trong bốn chục ngày nữa ông sẽ đến đón tôi về. Còn về phần tôi – Chàng trai nói thêm – tôi tràn đầy hy vọng và không tin là hoàng tử Agib lại tới cái đảo hoang này tìm tôi trong hầm kín. Đó, đó là tất cả câu chuyện tôi muốn nói cùng ngài.

Trong khi người con trai nhà buôn châu ngọc kể chuyện về mình, tôi giễu thầm các nhà chiêm tinh đã có những lời tiên đoán vô cùng lạc lõng. Vì vậy nghe xong câu chuyện tôi sôi nôi bảo cậu ta: “chàng trai thân mến, hãy tin vào lượng khoan hồng của Thượng đế và chẳng nên sợ hãi gì hết. Hãy coi như đây là một món nợ phải trả và kể từ lúc này cậu đã trang trải xong. Tôi lấy làm hài lòng, là sau khi làm đắm xuồng đã tới đây để bảo vệ cậu chống lại những kẻ muốn làm hại tới cuộc sống của cậu. Tôi sẽ không bỏ cậu trong suốt thời gian bấn chục ngày còn lại mà những lời đoán bậy của các tay chiêm tinh làm cho cậu lo lắng. Trong thời gian đó tôi sẽ giúp cậu tất cả những việc gì tôi có thể làm. Sau đó, tôi sẽ lợi dụng thời cơ để trở về đất liền, cùng lên tàu với cậu với sự đồng ý của than phụ cậu và cậu. Và khi về ,tới vương quốc của tôi, tôi sẽ không quên ơn và sẽ cố gắng thể hiện sự biết ơn của tôi thật xứng đáng.

Những lời nói của tôi làm cho cậu ta yên tâm và tin cậy. Tôi tránh không nói mình chính là Agib làm cho cậu ta sợ hãi và để cho cậu ta không nghi ngờ bất cứ một điều gì nên tôi còn rất thận trọng trong lời nói và cử chỉ. Chuyện trò với nhau về nhiều vấn đề mãi tới khuya, tôi nhận thấy chàng trai này thật thông minh. Chúng tôi cùng ăn với nhau những thức ăn đã được đự trữ trong hầm. Thức ăn nhiều không những đùng thừa trong suốt bốn chục ngày mà ngoài tôi là khách ra còn có thể ehu cấp cho nhiều người khác nữa. Sau bữa ăn, chúng tôi tiếp tục chuyện trò một lát nữa rồi mới đi ngủ.

Sáng hôm sau, thức đậy, tới mang đến một chậu nước cho cậu ta rửa mặt rồi tôi sửa soạn nấu nướng và đến bữa thì dọn ra cùng ăn. Sau bữa ăn, tôi bày ra một trò chơi gì đấy không những để chơi trong ngày mà còn cả cho những ngày tiếp sau nữa. Bữa chiều tôi cũng làm như thế. Chúng tôi ăn, chuyện trò rồi đi ngủ cũng như ngày hôm trước.

Thời gian đã làm cho chúng tôi mỗi lúc lại thân nhau hơn. Tôi nhận thấy là cậu ta rất quí mến tôi và về phía tôi, một tình cảm đặc biệt đã khiến tôi coi cậu ta như một người ruột thịt. Tôi thường nghĩ thầm trong bụng: bọn thầy bói bảo với cha cậu ta là con ông sẽ bị giết bởi bàn tay của tôi thì đúng là bọn lừa bịp. Không sao có thể xảy ra chuyện tôi lại phạm vào một hành động tội ác như vậy được. Cuối cùng, thưa bà, chúng tôi đã qua được ba mươi chín ngày êm đềm vui vẻ nhất thế gian ở cái hầm dưới mặt đất đó.

Rồi đến ngày cuối cùng, ngày thứ bốn mươi. Buổi sáng, khi thức đậy, chàng trai trẻ dạt dào một niềm vui không ngăn lại được, nói với tôi: Hoàng tử ơi Ngày thứ bốn mươi tới đây rồi, thế mà tôi chẳng sao cả, tôi không chết. Vô cùng biết ơn Thượng đế và tình bạn tất của ngài. Cha tôi cũng sẽ chẳng bao giờ quên ơn ngài và người sẽ tạo đầy đủ các phương tiện và những tiện nghi cần thiết để giúp ngài trở về quê hương. Trong lúc chờ đợi – Cậu ta nói thêm – Xin ngài làm ơn đưa cho tôi một thùng nước nóng để tôi tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đẹp để tiếp đón cha tôi cho thật đàng hoàng.

Tôi đặt thùng nước trên lò lửa và khi đã đủ độ nóng ấm, tôi trút vào bồn tắm. Chàng trai bước vào, tôi kỳ cọ cho cậu ta. Bước ra khỏi bồn tắm, cậu ta tới nằm nghỉ trên giường mà tôi đã sửa soạn sẵn, tôi đắp mền cho cậu. Nằm và ngủ được một lát, cậu ta bảo tôi: “Hoàng tử ơi, xin làm ơn đem đến cho tôi một quả đưa cùng với đường để tôi ăn cho người tỉnh táo”.

Trong rất nhiều quả đưa còn lại, tôi chọn quả ngon nhất để vào một cái đĩa. Vì nhìn quanh không thấy con dao nào để bổ đưa, tôi hỏi chàng trai là có biết đao để ở đâu không. “Có một con dao nhọn – Chàng ta bảo tôi – ở cái hố tường trên đầu tôi đây này!. Đúng vậy, tôi đã trông thấy con dao nhọn đó nhưng quá hấp tấp để với lấy và khi đã cầm trong tay rồi, chân tôi lại bị vướng trong cái chăn đắp nên đã ngã xuống người cậu ta và mũi dao nhọn đâm vào ngực trúng tim chàng trai làm cậu ta chết ngay.

Trước cảnh tượng đó, tôi kêu rú lên. Tôi đấm mạnh vào đầu, vào mặt, vào ngực mình, tôi xé quần xé áo và lăn lộn dưới đất, đau khổ và hối tiếc không biết ngần nào.

– Chao ôi! – Tôi kêu lên – Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là thoát ra ngoài vòng nguy hiểm. Để chống lại, cậu ta đã tìm nơi ẩn lánh và trong lúc ta cũng nghĩ là tai nạn đã qua rồi thế mà… bây gịờ ta lạị trở thành kẻ sát nhân và làm cho lời tiên tri đó trở thành hiệu nghiệm. Nhưng, hỡi đấng tối cao – Tôi giơ hai tay và ngửa mặt lên trời nói thêm – Nếu tôi đúng là thủ phạm giết chàng trai này, thì xin đừng để cho tôi sống nữa.

Scheherazade bắt buộc phải ngừng câu chuyện bi thảm này lại vì thấy trời đã hé sáng. Hoàng đế các xứ Ấn Độ rất xúc động và băn khoăn là sau những chuyện đó thì người tu sĩ ra sao. Ông chưa hạ lệnh cho hành quyết hoàng hậu Scheherazade ngày hôm đó vì chỉ duy có nàng mới giải được cho ông nỗi thắc mắc này.

o O o

Dinarzade, như thường lệ, đánh thức hoàng hậu:

– Nếu chị không ngủ, em xin chị kể cho em nghe chuyện gì đã xảy ra sau cái chết của chàng thiếu niên ấy.

Scheherazade tức thì kể tiếp như sau:

“Thưa bà – Tu sĩ thứ ba nói với zobéide – Sau bất hạnh xảy ra, tôi sẵn sàng đợi cái chết đến không mảy may sợ hãi. Nhưng điều xấu cũng như điều tất không phải là chúng ta cứ cầu xin là được.

Tuy vậy, lắng sâu suy nghĩ thấy là những giọt nước mắt cũng như nỗi đau lòng cũng không thể làm sống lại chàng trai này và rồi đây hết bốn chục ngày rất có thể tôi bị người cha bắt gặp thì cũng thật lôi thôi nên tôi đi ra khỏi hầm và trèo lên các bậc thang. Tôi hạ tấm đá to chặn lối vào và lấp đất.

Vừa xong, tôi hướng tầm mắt về phía đất liền thì đã trông thấy con tàu đang đi tới để đón chàng trai trẻ. Suy nghĩ xem phải làm gì đây, tôi tự nhủ: “Nếu tôi ra mắt, ông già nhất định sẽ cho bắt giữ và rất có thể bọn nô lệ sẽ giết tôi khi ông trông thấy tình trạng của con trai do chính tôi gây ra. Dù tôi có ra sức biện bạch thế nào chăng nữa thì ông cũng sẽ không tin là tôi vô tội. Tốt hơn hết là mình nên tránh mặt đi còn hơn là đưa thân ra hứng chịu lấy cơn thịnh nộ của ông ta.

Gần cái hầm đó có một cây to mà cành lá rậm rạp có thể che cho tôi được. Tôi trèo lên và chỉ vừa kịp tìm được một chỗ kín đáo thì tôi đã thấy con tàu đó cập vào chỗ đã neo đậu lần đầu.

Ống già cùng đám nô lệ xuống ngay tàu và bước tới phía hầm ngầm với vẻ mặt đượm nhiều niềm hy vọng, nhưng khi thấy mặt đất vừa bị đào xới, họ biến sắc, nhất là ông già. Họ dựng tấm đá lên và bước xuống các bậc thang. Họ cất tiếng gọi tên chàng thiếu niên, không có tiếng đáp. Họ sợ hãi bội phần, họ tìm kiếm và cuối cùng thấy cậu ta nằm thẳng trên giường, với con dao nhọn cắm giữa tim vì tôi đã không có can đảm rút nó ra. Nhìn thấy vậy, họ rú lên đau đớn. Tiếng rú của họ cũng làm lòng tôi quặn thắt. Ông già ngã xuống ngất lịm. Bọn đầy tớ khiêng ông lên khỏi hầm cho thoáng khí và đặt ngay dưới gốc cây trên đó tôi đang nm thở cố thu mình lại. Nhưng dù được chăm sóc tận tình, người cha khốn khổ này vẫn bằn bặt mê man làm cho bọn đầy tớ tưởng ông khó lòng qua khỏi.

Nhưng rồi cuối cùng ông cũng tỉnh lại sau cơn ngất lịm khá lâu. Rồi bọn nô lệ mang thi hài của con trai ông đã được mặc vào những tấm áo quần đẹp nhất. Và sau khi đào xong hố, họ đã từ từ trịnh trọng đặt cậu thiếu niên xuống đó. Ông già, được hai tên đầy tớ đỡ hai bên, mặt chan hoà nước mắt, là người đầu tiên ném một nắm đất xuống huyệt mộ, sau đó bọn đầy tớ đã san lấp đất đầy hố.

Xong việc chôn cất, tất cả những đồ đạc, lương thực đưới hầm đều được lấy lên đưa tất cả lên tàu. Ông già không còn đủ sức bước đi nữa, được đặt nằm lên cáng rồi tất cả lên tàu kéo buồm rời đảo trở về đất liền. Chỉ một thoáng sau, con tàu đã xa khỏi tầm mắt tôi”.
Ánh sáng ban ngày đã chiếu vào phòng ngự của Hoàng đế đất nước Ấn Độ buộc Scheherazade ngừng lời. Schahriar cũng đứng lên như mọi khi và cũng vẫn cùng một lý do như đêm trước, ông vẫn để hoàng hậu còn được sống và ở lại cùng với Dinarzade.

o O o

Hôm sau trước khi trời sáng, Dinarzade bảo chị:

– Chị yêu quí của em, nếu chị không ngủ nữa thì xin chị cho em nghe nốt chuyện của tu sĩ khổ hạnh thứ ba đi.

– Thế này em nhé – Scheherazade nói – Em vẫn phải nhớ là vị hoàng tử này vẫn đang kể cho Zobéide và cả các bạn của ành ta nghe chuyện mình. Anh ta kể tiếp như sau:

“Sau khi con tàu mang ông già và bọn đầy tớ của ông đi khuất, còn một mình tôi trên hòn đảo. Đêm, tôi ngủ trong hầm vẫn để ngỏ và ban ngày tôi đi dạo quanh hòn đảo và khi mỏi chân thì tìm chỗ thuận tiện để nghỉ ngơi cho đỡ mệt.

Tôi kéo dài cuộc sống buồn nản như thế khoảng một tháng trời. Vào những ngày cuối, tôi thấy là nước biển rút đi khá nhiều và hòn đảo thì lớn ra hơn trước, đường như đất liền tiến lại gần. Quả thật là mặt biển xuống thấp đến mức chỉ còn một quãng ngắn ngập nước ngăn cách giữa tôi và đất liền. Tôi lội qua, nước biển chỉ tới ngang bắp chân. Tôi bước đi thật lâu trên cát đến mệt lử người. Cuối cùng tôi đặt bước trên một vùng đất rắn chắc hơn và thấy mình đã rất xa biển. Bỗng nhìn thấy phía trước mặt một đám lửa lớn làm tôi hết sức vui mừng. Mình sẽ gặp một ai đó – tôi nhủ thầm – vì không thể là tự nhiên lại có đám lửa đó. Nhưng đi tới gần thì mới vỡ lẽ ra là cái đám màu đỏ mà tôi ngỡ là lửa thì lại là một toà lâu đài bằng đồng đỏ mà ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho ai từ đằng xa nhìn dễ bị nhầm là một đám cháy.

Tôi dừng lại và ngồi xuống bên cạnh toà lâu đài đó chẳng phải là vì muốn ngắm nhìn một kiến trúc tuyệt vời mà chỉ vì muốn ngồi nghỉ để lấy lại sức vì đã quá mệt nhọc, rã rời cả chân tay. Chưa kịp suy nghĩ gì về toà lâu đài mỹ lệ này thì tôi chợt nhìn thấy mười thanh niên chững chạc đường như đi đạo về. Nhưng điều làm tôi vô cùng ngạc nhiên là tất cả đều chột bên mắt phảl. Họ đi theo một ông già cao to có dáng điệu đáng kính.

“Tôi hết sức kinh ngạc sao lại gặp một lúc nhiều người chột đến thế mà lại cùng chột một bên mắt như nhau. Trong lúc tôi đoán già đoán non xem vì sao lại như vậy thì họ đi đến gần và tỏ ra mừng rỡ được thấy tôi. Sau những lời thăm hỏi chúc tụng đầu tiên, họ hỏi tôi vì sao lại đến đây. Tôi trả lời là câu chuyện của tôi khá dài và nếu họ chịu khó ngồi xuống thì sẽ kể cho nghe. Họ cùng ngồi xuống và tôi kể tất cả chuyện của tôi từ lúc tôi rời khỏi vương quốc cho tới lúc này. Câu chuyện làm họ ngạc nhiên hết sức.

Sau khi câu chuyện kết thúc, những nhà quí phái trẻ này mời tôi cùng vào lâu đài với họ. Tôi nhận lời. Chúng tôi đi qua rất nhiều phòng: phòng ngoài, phòng đợi, phòng trong, văn phòng… tất cả đều được bầy biện những đồ đạc lịch sự và rất sạch sẽ. Cuối cùng chúng tôi đi vào một phòng khách lớn trong đó kê theo vòng tròn mười chiếc bệ nhỏ màu xanh vừa dùng để ngồi, để nằm nghỉ ngơi ban ngày vừa để ngủ vào ban đêm. Ở giữa cái vòng tròn đó là một chiếc bệ thứ mười một cùng màu nhưng kê thấp hơn trên đó ông già mà tôi đã nhắc đến ngồi chễm chệ, còn mười người trẻ tuổi llgồi trên mười chiếc bệ kia.

Vì mỗi chiếc bệ chỉ đủ chỗ cho một người nên một chàng trẻ tuổi bảo tôi: – Bạn hãy ngồi vào tấm thảm ở giữa kia và không được hỏi han bất cứ điều gì liên quan tới chúng tôi, cả nguyên nhân vì sao chúng tôi đều bị chột bên mắt phải. Bạn hãy bằng lòng chỉ nhìn xem thôi và chớ nên để trí tò mò của mình đi quá xa.

Ông già không ngồi lâu. Ông đứng đậy và đi ra ngoài. Một lát sau, trở vào mang theo bữa ăn tối cho mười chàng trẻ tuổi, mỗi người đều ăn riêng phần của mình. Tôi cũng được chia một phần và ăn một mình như những người khác. Và cuối bữa thì cũng ông già đó đưa cho mỗi người một chén rượu.

Câu chuyện của tôi đối với họ kỳ lạ đến mức họ bắt tôi kể lại từ đầu bữa ăn và sau đó bàn luận rôm rả cho tới khuya. Một trong các chàng trai cho mọi người biết là đêm đã khuya và bảo ông già:

– Ông thấy đó, đã đến giờ đi ngủ thế mà ông chẳng đưa cho chúng tôi những gì cần thiết để chúng tôi làm tròn nhiệm vụ.

Nghe nói thế, ông già đứng lên và đi vào một căn buồng, đội trên đầu lần lượt mười chiếc chậu, cái nào cũng phủ vải xanh, mang ra đặt trước mặt mỗi chàng cùng một cây đuốc.
Họ mở nắp chậu trong đó có tro, than bột và nhọ nồi. Họ trộn lẫn ba thứ đó với nhau rồi bắt đầu chà sát và bôi lên mặt trông lem luốc đến phát khiếp lên. Sau khi bôi đen mặt mũi như thế rồi, họ cất tiếng khóc dùng tay đấm vào đầu vào ngực và không ngừng kêu: “Đây là kết quả của sự lười nhác và truỵ lạc của chúng ta?”.

Họ cứ làm như thế hầu như hết cả đêm. Rồi cuối cùng họ cũng dừng lại và ông già mang nước sạch đến cho họ rửa mặt mũi chân tay. Họ cũng cởi bỏ cả quần áo đã đen bẩn, mặc quần áo khác. Trông họ lúc này lại như trước chứ không phải là họ vừa làm những việc kỳ cục mà tôi đã được chứng kiến.
Thưa bà, xin bà hãy xét xem sự bực bội của tôi suốt thời gian đó. Hàng ngàn lân tôi đã toan phá vỡ sự câm nín mà những chàng trai đã áp đặt cho mình để hởi cho ra lẽ. Và tôi không sao mà nhắm mắt được trong quãng đêm còn lại.

Ngày hôm sau, mọi người thức dậy, ra ngoài hít thở không khí, tôi bảo họ:

– Thưa các ngài, tôi xin nói với các ngài là tôi phản bác luật lệ mà các ngài đề ra cho tôi chiều hôm qua. Tôi không sao mà tuân theo được. Các ngài đều là người khôn ngoan và thông minh rất mực, tôi biết rõ như vậy. Thế nhưng tôi lại thấy các ngài có những hành động mà ngoài những kẻ mất trí ra thì không ai làm như vậy. Dù cho tai hoạ nào đến với tôi chăng nữa cũng không ngăn được tôi hỏi các ngài vì sao lại tự mình bôi lem mặt mũi bằng tro, than và nhọ nồi.

Rồi vì sao mà tất cả các ngài đều chỉ còn một con mắt. Tất là phải có một nguyên nhân đặc biệt nào đó chứ. Vì vậy tôi xin các ngài hãy thoả mãn tính hiếu kỳ của tôi, cho tôi được rõ mọi sự.

Trước những van nài khẩn thiết như thế, họ chẳng nói chẳng rằng, quá lắm họ chỉ bảo đó là những cái chẳng liên quan gì tới tôi cả, tôi có biết cũng chẳng có lợi ích gì vậy thì cứ nên ở yên thôi.

Ban ngày chúng tôi trao đổi chuyện nọ chuyện kia chẳng đâu vào đâu cả nhưng khi tối đến, sau khi ăn uống riêng rẽ, ông già lại mang những chiếc chậu màu xanh ra, các chàng trai lại tự bôi lên mặt mũi mình cho đen đủi nhem nhuốc, rồi khóc lóc, rồi tự đấm vào mình rồi kêu lên: “Đây là kết quả của sự lười nhác và sự ăn chơi trác táng của chúng ta?”. Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo họ cũng vẫn làm như thế.

Cuối cùng không sao ngăn nổi trí tò mò, tôi nghiêm chỉnh đề nghị họ hoặc là nói rõ cho tôi biết hoặc là chỉ đường cho tôi trở về cố hương vì tôi không thể ở lâu hơn với họ nữa khi mà đêm nào cũng phải chứng kiến cái cảnh tượng hết sức kỳ lạ mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại thế.

Một trong các chàng trai thay mặt cho cả bọn bảo tôi:

– Xin đừng ngạc nhiên về thái độ của chúng tôi đối với ngài, nếu cho đến lúc này chúng tôi không chịu nhượng bộ với những lời cầu xin năn nỉ của ngài. Đó chẳng qua đơn thuần chỉ vì tình bạn đối với ngài mà thôi. Chúng tôi muốn tránh cho ngài cái tình trạng đáng buồn như chúng tôi mà ngài đã thấy. Nếu ngài thật muốn giống như số phận khốn khổ như chúng tôi thì cứ nói, chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của ngài.

Tôi bảo họ là tôi sẵn sàng hứng chịu mọi hậu quả.

– Một lần nữa – Vẫn chàng đó bảo – Chúng tôi khuyên ngài là nên kiềm chế bớt tính tò mò của ngài lại. Nó sẽ làm cho ngài mất đi con mắt phải đó. – Cũng chẳng sao – Tôi nói – Tôi xin tuyên bố với các ngài là nếu tai hoạ đó xảy ra cho tôi, các ngài sẽ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm và đó là đo chính tôi gây nên.

Chàng này còn cho tôi biết là khi tôi đã bị mất một mắt thì sẽ không còn được ở cùng với họ giả dụ là tôi có ý định đó vì số lượng đã đủ không thể thêm nữa. Tôi bảo họ là được ở cùng với họ đối với tôi là một điều mong ước, nhưng nếu cần thiết thì tôi cũng sẵn sàng phục tùng vì với bất cứ giá nào, tôi cũng mong họ đáp ứng cho điều tôi đòi hỏi.

Mười chàng trai thấy quyết định của tôi là dứt khoát liền bắt một con cừu giết chết, lột da, đưa cho tôi con dao mà họ đã dùng và bảo tôi:

– Ngài hãy cầm lấy con đao này, nó sẽ giúp ích cho ngài trong trường hợp mà chúng tôi sẽ nói cho ngài biết sau. Bây giờ ngài hãy nằm vào trong tấm da cừu này để chúng tôi khâu kín lại. Rồi chúng tôi sẽ rút đi để lại mình ngài ở đây. Lúc đó một con chim to lớn khác thường mà người ta gọi là đại bàng sẽ xuất hiện trong không trung. Nó tưởng ngài là một con cừu sẽ đâm bổ xuống cắp lấy ngài và bay lên tận chín tầng mây. Nhưng xin chớ sợ, nó sẽ lại sà xuống mặt đất và đặt ngài xuống đỉnh một ngọn núi. Khi chạm đất, ngài hãy dùng con dao này rạch tấm da cừu mà chui ra. Con đại bàng trông thấy ngài sẽ hoảng sợ và bay đi mất, để ngài được tự do. Chớ có dừng lại đó mà phải đi, đi cho tới lúc đặt chân trước một lâu đài đồ sộ bao bọc bằng toàn những tấm vàng, những viên ngọc bích khổng lồ và nhiều thứ đá quí nguyên chất khác. Ngài tới cửa lâu đài và bước vào trong vì cửa luôn luôn để ngỏ. Tất cả chúng tôi ở đây cũng đều đã ở lâu đài đó. Tôi sẽ không nói với ngài là chúng tôi đã trông thấy gì và những gì đã xảy ra với chúng tôi tại đó. Ngài sẽ tự tìm hiểu lấy. Điều mà chúng tôi có thể nói với ngài là chúng tôi mỗi người đã phải trả giá bằng con mắt phải của mình, và cái hình phạt mà ngài đã chứng kiến là một việc bắt buộc phải làm vì chúng tôi đã ở cái lâu đài đó. Chuyện riêng của mỗi người chúng tôi chứa đầy những chi tiết phiêu lưu kỳ lạ mà người ta có thể viết nên một cuốn sách dày, nhưng lúc này chúng tôi không thể nói gì với ngài nhiều hơn”.

Kể đến đây, Scheherazade ngừng lời và nói với Hoàng đế đất nước Ấn Độ:

– Vì em gái thiếp hôm nay đánh thức thiếp dậy sớm hơn mọi khi, kể dài sợ phiền thánh thượng, nhưng kìa trời đã sáng đúng lúc buộc thiếp phải ngừng. Tính hiếu kỳ của hoàng đế Schahriar đã thắng lời thề độc của chính ông.

o O o

Dinarzade đêm nay không dậy sớm như đêm trước. Tuy vậy nàng vẫn gọi chị trước trời sáng:

– Nếu chị không ngủ nữa thì chị kể nốt chuyện người tu sĩ thứ ba đi.

Scheherazade kể tiếp như sau : vẫn là người tu sĩ khổ hạnh nói với Zobéide:

– Thưa bà, một trong mười chàng trai chột mắt đã nói như thế với tôi mà tôi vừa kể bà nghe. Thế là tôi chui vào tấm da cừu, cầm theo con dao họ đã đưa. Và sau khi họ đã khâu kín tấm da có tôi ở bên trong, họ để tôi nằm lạĩ đó và rút về phòng khách. Con đại bàng lớn mà họ nói trước, chẳng lâu la gì đã bay tới, sà thẳng vào tôi, dùng móng quắp tội lên như quắp một con cừu và mang lên đỉnh một qua núi.

Khi cảm thấy mình đã nảm trên mặt đất, tôi không quên dùng con dao rạch tấm đa, chui la trước mặt con đại bàng khi nhìn thấy tôi nó vội vàng vỗ cánh bay đi mất. Con đại bàng này là một con chim có bộ lông trắng to lớn khủng khiếp. Cứ sức ấy thì nó có thể tha như chơi một con voi ở dưới đồng bằng đưa lên núi cao để xả thịt.
Nóng lòng muốn đi ngay tới lâu đài, không để mất thì giờ, tôi rảo bước và chỉ trong nửa ngày đã tới. Tôi có thể nói là dưới mắt tôi, toà lâu đài này còn lộng lẫy hơn nhiều như đã nghe tả.

Cổng mở, tôi đi vào một cái sân vuông rất rộng xung quanh có chín mươi chín cửa ra vào bằng gỗ đàn hương và trầm hương và một cửa bằng vàng không kể những cửa dẫn vào các cầu thang tráng lệ đưa lên những căn buồng phía trên và còn nhiều cánh cửa khác nữa mà tôi không nhìn thấy. Một trăm cửa ra vào mà tôi nói ở trên mở thong ra các khu vườn hoặc những kho tàng chứa đầy của cải hoặc các nơi san sát những thứ đồ lạ mắt.

Nhìn thấy trước mặt có một cánh cửa mở, tôi đi vào. Đó là một phòng khách rộng đã ngồi sẵn ở trong đó bốn lnươi thiếu phụ với sắc đẹp lộng lẫy mà ngay cả sự tưởng tượng cũng khó vượt qua. Họ ăn vận thật sang trọng. Vừa nhìn thấy tôi bước vào, họ đều nhất loạt đứng dậy và chẳng đợi tôi chào hỏi chúc tụng, họ tỏ về hất sức mừng rỡ, bảo tôi:

– Chàng trai tôn quí, xin chúc mừng, xin chúc mừng! Và một thiếu phụ thay mặt cho tất cả nói:

– Đã lâu rồi, chúng em chờ đợi một chàng trai hào hoa như chàng. Dáng điệu của chàng đã nói cho chúng em thấy là chàng có đầy đủ những đức tính mà chúng em mong ước và chúng em hy vọng rằng chàng không cho sự có mặt của chúng em là khó chịu và chẳng xứng với chàng.

Sau rất nhiều lần thoái thác, tôi đành phải ngồi vào chỗ bị ép buộc, chỗ cao hơn một chút so với chỗ ngồi của họ. Khi tôi tỏ ra vẻ miễn cưỡng thì họ bảo:

– Đấy chính là chỗ của chàng, lúc này chàng là lãnh chúa, là ông chủ, là quan toà của chúng em. Và chúng em là nô lệ của chàng, sẵn sàng tuân theo những gì chàng ra lệnh.

Không có gì trên đời này, thưa bà, làm cho tôi ngạc nhiên hơn là thái độ nhiệt tình và hăng hái của những thiếu phụ xinh đẹp này, sẵn sàng phục vụ, đáp ứng tất cả những gì tôi yêu cầu. Một nàng đem nước nóng đến rửa chân cho tôi. Một nàng khác đội nước thơm lên hai bàn tay tôi. Các nàng này đem tới cho tôi quần áo mới để tôi thay, các nàng kia cho tôi ăn lót dạ, và các nàng còn lại thì tiến đến cốc cầm tay sẵn sàng rót cho tôi một thứ rượu tuyệt ngon. Tất cả công việc này được tiến hành nhịp nhàng, với một trật tự phối hợp một cách khéo léo và với phong cách làm tôi say mê. Tôi uống, tôi ăn… Sau đó tất cả xúm quanh tôi, đòi tôi thuật lại chuyến đi của mình. Tôi kể chi tiết tất cả những việc xảy ra cho họ nghe và câu chuyện kéo đài mãi tới chập tối”.

Scheherazade ngừng lại ở đoạn này. Em nàng hỏi vì sao. Thế em không thấy trời sáng rồi ư, hoàng hậu đáp. Tại sao không gọi chị dậy sớm hơn? Hoàng đế đoán là người tu sĩ đến lâu đài có bốn chục thiếu phụ tuyệt đẹp như vậy chắc là hứa hẹn sẽ có nhiều chuyện xảy ra đáng được chú ý. Ông chẳng muốn tự tước cái thú được nghe tiếp của mình nên lại lui ngày xử hoàng hậu thêm nữa.

o O o

So với đêm trước thì đêm nay Dinarzade không được nhanh nhẩu bằng. Hầu như trời đã tờ mờ sáng khi nàng nói với hoàng hậu:

– Chị thân yêu của em, nếu chị không còn ngủ thì xin chị nói cho em biết có gì đã xảy ra ở cái lâu đài tráng lệ mà chị đã dừng lại đêm qua đó.

– Chị sẽ nói ngay cho em biết đây – Scheherazade đáp rồi quay sang nói với hoàng đế – Tâu hoàng thượng, thế rồi người tu sĩ tiếp tục kể như thế này:

“Khi tôi đã kể câu chuyện của mình cho bốn mươi thiếu phụ nghe xong, một vài nàng ngồi gần tôi còn nán lại để cùng tôi trao đổi thêm, trong khi đó thì những người kia, thấy đêm đã xuống, bèn đứng lên đi tìm nến thắp. Họ mang tới rất nhiều nến, thắp lên sáng trưng chẳng kém ánh sáng ban ngày, nhưng các nàng đã sắp đặt bày biện thật cân xứng đẹp mắt.
Những thiếu phụ khác bày lên bàn những trái cây khô, những loại mứt và các đồ uống. Các thứ rượu uống bày đầy trong tủ. Một số các nàng xuất hiện với các nhạc cụ trong tay. Khi tất cả đã chuẩn bị xong, các nàng mời tôi ngồi vào bàn và họ cũng cùng ngồi xuống. Chúng tôi ngồi cùng nhau khá lâu. Những nàng có nhiệm vụ chơi đàn và những nàng phải hoà giọng ca của mình theo nhạc đều đứng lên và hình thành một đàn đồng ca thật quyến rũ. Những nàng khác bắt đầu một điệu vũ từng đôi một cầm tay nhau nhảy, hết đôi nọ đến đôi kia, yểu điệu và duyên đáng vô cùng.

Quá nửa đêm, cuộc vui ngừng lại. Một trong các thiếu phụ cất tiếng, bảo tôi:

– Chàng đã mệt vì đoạn đường đi hôm nay, đã đến lúc chàng cần phải nghỉ ngơi. Buồng riêng của chàng đã được sửa soạn, nhưng trước khi về đó chàng hãy chọn cô nào trong bọn thiếp mà chàng thấy thích hơn cả. Chàng hãy đưa cô ấy về ngủ cùng chàng.

Tôi đáp là sẽ không làm việc chọn lựa đó theo lời đề nghị vì tôi thấy tất cả các nàng đều đẹp, đều thông minh, đều xứng đáng với sự tôn trọng và ý thức phục vụ của tôi. Tôi không muốn mắc vào khuyết điểm bất lịch sự nếu bảo thích người nọ hơn người kia.

Cũng thiếu phụ đã nói với tôi lại bảo:

– Chúng em rất tin ở sự thẳng thắn của chàng và chúng em thấy rõ là chàng sợ chúng em sẽ sinh lòng ghen tuông với nhau nên giữ ý. Nhưng xin chàng đừng ngại: chúng em đã cùng nhau thoả thuận là hạnh phúc của cô nào được chàng chọn không làm cho chúng em ghen tuông chút nào, vì hằng đêm lần lượt chúng em đều được hưởng hạnh phúc đó. Cứ bốn chục ngày là đến lượt và lại bắt đầu lượt mới. Vậy chàng hãy cứ tự do lựa chọn đi, chớ nên để mất thời gian cần cho sự nghỉ ngơi của chàng.

Tôi đành phải nhượng bộ và giơ tay ra cho nàng đã thay mặt tất cả chị em trao đổi với tôi, nàng cũng đưa tay cho tôi và chúng tôi được dẫn tới một căn phòng lộng lẫy. Người ta để chúng tôi chỉ còn hai người với nhau, còn các thiếu phụ khác đều về phòng riêng của mình…”.

– Nhưng trời lại đã sáng mất rồi, tâu bệ hạ – Scheherazade nói với hoàng đế – và xin Người hãy cho phép thiếp để lại tu sĩ vôi nàng thiếu phụ cửa chàng ở trong căn phòng riêng của họ.

Schahriar lặng thinh nhưng ông đứng lên tự nhủ: phải công nhận là câu chuyện tuyệt hay, ta sẽ mắc sai lầm to nhất trong thiên hạ nếu không để chút thì giờ nghe nốt cho đến cuối.

o O o

Dinarzade, tàn đêm hôm sau, không quên bảo chị:

– Chị ơi? Nếu chị không muốn ngủ nữa, thì em xin chị kể nốt câu chuyện kỳ thú về người tu sĩ thứ ba cho em nghe đi?

– Chị xin vui lòng – Scheherazade đáp – Và đây là lời của vị hoàng tử đó kể tiếp chuyện mình:

“Sáng hồm sau, chỉ vừa mới mặc xong quần áo thì ba mươi chín thiếu phụ kia đã kéo đến phòng tôi, tất cả đều trang điểm khác hẳn ngày hôm trước. Các nàng chúc tội một ngày tốt đẹp và hỏi han tôi về sức khoẻ. Rồi các nàng đưa tôi vào buồng tắm, tự tay kỳ cọ cho tôi và mặc dù ngoài ý muốn của tôi, các nàng vẫn giúp tôi mọi việc cần thiết. Các nàng mặc cho tôi một bộ quần áo khác còn đẹp hơn cả bộ hôm qua.

Suốt ngày hầu như chúng tôi chỉ ngồi ở bàn ăn và khi tới giờ đi ngủ, các nàng lại bảo tôi chọn người để qua đêm. Thưa bà, để bà khỏi nhàm chán vì cứ phải nghe nhắc đi nhắc lại cùng một việc đó, tôi xin nói tóm tắt là suốt một năm tròn tôi sống với bốn mươi thiếu phụ và lần lượt mỗi đêm tôi ngủ với một người. Và suốt cả thời gian đó, cuộc sống đầy hoan lạc đó không hề bị bất cứ một sự buồn phiền nhỏ nhặt nào làm cho gián đoạn.

Cuối năm đó (không gì làm tôi bất ngờ hơn), bốn mươi thiếu phụ đó đáng lẽ đến với tôi vui vẻ như thường ngày, hỏi thăm sức khoẻ… thì một buổi sáng vào phòng tôi, nước mắt chan hoà. Họ lần lượt đến ôm hôn tôi và nói: Vĩnh biệt hoàng tử yêu quí, vĩnh biệt? Chúng em buộc phải xa chàng thôi”.

Nước mắt của các nàng làm tôi xốn xang. Tôi yêu cầu họ cho biết căn nguyên nỗi buồn của họ và sự ly biệt mà họ vừa nói. Tôi nói thêm:

– Nhân danh Thượng đế, các cô em xinh đẹp của tôỉ, hãy cho tôi biết là có thể làm gì để có thể an ủi và giúp ích được các cô em bây giờ?

Đáng lẽ trả lời rõ ràng thì các nàng lại nói:

– Thượng đế chứng giám! Thà là chúng em. chưa hề quen biết chàng! Nhiều người trước chàng cũng đã có dịp tới thăm hỏi chúng em nhưng không một ai có được sự duyên dáng, dịu dàng, trẻ trung vui vẻ và tư cách như chàng. Chúng em chẳng biết rồi đây sẽ phải sống ra sao khi thiếu chàng.

Nói xong câu đó, các nàng lại khóc thảm thiết:

– Các cô nàng đáng yêu của tôi – Tôi nói – Tôi xin các nàng đừng làm cho tôi sầu não hơn nữa, hãy nói ngay cho tôi biết nguyên nhân nỗi đau lòng của các nàng.

– Than ôi! – Các nàng bảo – Còn có điều gì khác làm cho chúng em đau lòng là phải xa chàng nữa đâu? Có thể chúng em chẳng còn bao giờ được thấy chàng nữa? Tuy vậy nếu chàng muốn và vì chuyện này mà tự chủ được bản thân thì không phải là không thể lại gặp được nhau.

– Các nàng? – Tôi lại nói – Tôi chẳng hiểu các nàng muốn nói gì. Xin hãy nói rõ ra xem nào.

– Vậy thì – Một nàng nói – Để làm vừa lòng chàng, em nói cho chàng biết chúng em đều là công chúa, con gái vua. Chúng em cùng nhau sống chung ở đây trong cảnh lạc thú mà chàng thấy đó, nhưng cứ mỗi năm là chúng em phải bắt buộc vắng mặt bốn mươi ngày cho những bổn phận cần thiết không thể nói ra được. Sau đó chúng em sẽ lại trở về đây. Hôm qua là ngày hết năm, hôm nay chúng em phải từ biệt chàng. Vì vậy đó là nguyên nhân nỗi đau buồn của chúng em. Trước khi ra đi, chúng em sẽ để lại cho chàng tất cả những chìa khoá? Đặc biệt là chìa khoá cửa của trăm gian phòng mà chàng sẽ thấy trong đó tất cả những thứ hay, lạ khả dĩ có thể thoả mãn óc hiếu kỳ và làm dịu đi nỗi buồn cô đơn của chàng trong thời gian chúng em vắng mặt. Nhưng vì điều tất cho chàng và vì lợi ích riêng của chúng em, xin chàng chớ có đụng tới và mở cái cánh cửa bằng vàng của một phòng đặc biệt trong số một trăm phòng kia. Nếu chàng mà mở ra thì chẳng. bao giờ chúng ta cò thấy lại nhau nữa và chính nỗi lo đó lại càng làm chúng em đau khổ. Chúng em mong là chàng sẽ làm theo lời chúng em căn dặn. Nó quan hệ tới sự an bình, đến hạnh phúc của cuộc sống, chàng hãy thận trọng, nếu chàng để cho tính tò mò thóc mách lấn át thì đó là chàng đã mắc một sai lầm lớn. Chúng em khuyên chàng chớ mắc vào sai lầm đó và để cho chúng em nuôi hy vọàg là sẽ được thấy lại chàng tại đây trong vòng bơn mươi ngày nữa. Chúng em có thể mang theo chìa khoá của cái cửa bằng vàng đó, nhưng sẽ là một sự xúc phạm đối với một hoàng tử đàng hoàng như chàng, là đã nghi ngờ tính kín đáo và sự kiềm chế bản thân của chàng”.

Scheherazade muốn kể tiếp, nhưng nhìn thấy trời đã sáng. Hoàng đế, tò mò muốn biết là người tu sĩ đó làm gì khi chỉ còn một mình trong lâu đài sau khi bốn mươi thiếu phụ đã ra đi nên tự hẹn đến đêm sau chắc sẽ được làm sáng tỏ.

o O o

Cô gái hảo tâm Dinarzade thức giấc dậy khá lâu trước khi trời sáng, gọi hoàng hậu:

– Chị ơi, nếu chị không ngủ nứa thì chị nên kể tiếp cho hoàng đế, lãnh chúa của chúng ta nghe câu chuyện mà chị đã bắt đầu đi!

Scheherazade ngoảnh về phía Schahrlar nói:

– Tâu hoàng thượng, Người đã biết là người tu sĩ vẫn kể chuyện mình cho Zobéide nghe. Anh ta kể tiếp như thế này:

“Thưa bà, lời dặn dò của những nàng công chúa xinh đẹp này thực sự làm tôi đâu lòng. Tôi bày tỏ với các nàng là sự vắng mặt của các nàng làm tôi buồn nhớ vô hạn. Tôi hết sức cảm ớn về những lời dặn dò chu đáo. Tôi hứa với họ là sẽ nghe theo và hết sức cố gắng làm những việc khó khăn hơn để có hạnh phúc được sống những ngày còn lại cùng những người đàn bà hiếm có như các nàng. Cuộc chia tay diễn ra đầy lưu luyến. Tôi lần lượt ôm hôn họ. Rồi các nàng ra đi, còn một mình tôi ở lại lâu đài.

Niềm lạc thú trong cuộc sống chung, những bữa tiệc thịnh soạn, các buổi hoà nhạc, những trò vui chơi làm tôi bận rộn suốt cả năm khiến tôi chẳng còn thời gian cũng như chẳng có một chút ý muốn nào xem những kỳ quan có thể đầy đẫy trong cái lâu đài huyền ảo này. Tôi cũng chẳng mảy may chú ý gì đến tất cả những đồ vật đẹp tuyệt vời dưới mắt tôi hàng ngày vì còn mải mê say đắm trước nhan sắc của các thiếu phụ, được nhìn thấy họ chỉ duy nhất quan tâm tới việc làm cho tôi vui thích. Tôi buồn đến nẫu ruột khi họ ra đi và, tuy sự vắng mặt của họ chỉ trong vòng bốn chục ngày, mà tôi tháy như mình phải sống không có các nàng hàng thế kỷ.

Tôi tự hứa với mình là sẽ không quên lời dặn dò quan trọng của họ là không bao giờ được mở cái cánh cửa bằng vàng. Và dường như chỉ cần thế, tôi được phép thoả mãn trí tò mò ở những cánh cửa kia. Tôi cầm lấy chiếc chìa khoá thứ nhất đã được sắp xếp thứ tự.

Tôi mở cánh cửa thứ nhất và đi vào một khu vườn cây ăn quả mà tôi tưởng là trong toàn vũ trụ không có một vườn quả nào so sánh nổi. Tôi cũng không nghĩ là vườn thiên đàng mà đạo giáo chúng ta hứa hẹn với những tín đồ sau khi chết liệu có hơn được thế này không. Tính đối xứng, vẻ sạch sẽ, cách bố trí tuyệt vờl các cây trồng, sự phong phú và sự đa dạng của hàng ngàn loại quả lạ, tươi tốt, đẹp đẽ tất cả làm tôi ngợp mắt. Tôi cũng chẳng được phép bỏ qua để lưu ý với bà, thưa bà, là khu vườn tuyệt diệu này được tưới tắm một cách rất khác thường. Những rãnh nước đứợc đào khéo léo và cân đoí đem nước thật đầy đủ tới rễ các cây đang cần trổ lá non và trổ hoa; những rãnh nước khác thì đưa lượng nước vừa đủ tới gốc những cây đang bắt đầu ra quả; những rãnh khác thì đưa ít nước hơn tới những gốc cây mà quả đã lớn; những rãnh khác chỉ tưới vừa đủ cho những cây mà quả chỉ còn chờ hái xuống thôi. Và những trái cây này cũng to hơn rất nhiều lần so với những quả thường có trong các khu vườn của chúng ta. Còn những mương nước khác dẫn nước cho những cây mà quả đã chín thì chỉ cần vừa đủ độ ẩm để giữ nguyên chất lượng cho quả chưa kịp hái xuống mà thôi.

Tôi ngắm nhìn không biết chán một nơi có phong cảnh đẹp tuyệt vời như thế và không còn muốn rời đi nữa nếu không thấy thoáng qua trong đầu là còn rất nhiều điều kỳ thú mà mình chưa được nhìn thấy. Đi ra khỏi vườn, trong đầu óc đầy những điều kỳ diệu, tôi đóng cửa thứ nhất lại và mở cánh cửa tiếp theo.

Thay cho một vườn cây ăn quả là một vườn trồng hoa, cũng chẳng kém phần đặc biệt về loại vườn này. Vườn gồm có một khoảnh đất rộng được tướí nước không phải theo cách như bên vườn cây ăn quả nhưng công phu hơn nhiều để mỗi loại hoa nhận được nước vừa đủ cho sự sinh trưởng của mình. Hoa hồng, hoa nhài, hoa tím, hoa thuỷ tiên, hoa dạ lài, hoa mẫu đơn, hoa uất kim cương, hoa mao hương, hoa cẩm chướng, hoa huệ và vô vàn những thứ hoa khác mà nếu ở nơi khác thì chỉ nở theo mùa, nhưng ở đây lại cùng lúc nở rộ muôn hồng nghìn tía. Thật không ở đâu sảng khoái bằng ở khu vườn mà không khí thấm đẫm hương thơm này.

Tôi mở cánh cửa thứ ba, đó là một nhà nuôi chim rất rộng. Nền nhà lát đá hoa cẩm thạch đủ các màu sắc, vào loại đá quý nhất và hiếm nhất. Lồng chim bằng gỗ đàn hương và trầm hương. Những chiếc lồng rộng lớn đó chứa vô số những chim hoạ mi, chim kim oanh, chim bạch yến, chim sơa ca và các loại chim khác có tiếng hót thật du dương mà tôi chưa từng thấy người nào nói trong đời. Những chiếc bình đựng hạt và nước uống cho chim đều được làm bằng đá hoa vân và mã não vào loại quí nhất.

Nhà nuôi chim này vô cùng sạch sẽ. Cứ nhìn vào qui mô của nó, tôi ước lượng là phải có không dưới một trăm con ngườì thì mới bảo quản giữ gìn được tinh tươm như vậy. Thế nhưng chẳng thấy có một bóng người nào xuất hiện, cũng như trong các khu vườn mà tôi đã vào thăm không hề có một ngọn cỏ dại, một sự thừa thãi nhỏ nào làm chướng mắt.
Mặt trời đã lặn, tôi trở ra, tai còn vang vang những tiếng hót của muôn loài chim lúc này đang tìm chỡ đỗ thuận tiện nhất để nghỉ đêm. Tôi về phòng riêng và định bụng là sẽ lần lượt mở những cánh cửa khác vào những ngày sau trừ cánh cửa bằng vàng thứ một trăm.

Ngày hôm sau, tôi không quên đi đến mở cánh cửa thứ tư. Nếu những gì mà tôi nhìn thấy ngày hôm trước đã gây cho tôi bao sự ngạc nhiên, thì những gì tôi thấy luc này làm tôi mê mẩn. Tôi đặt chân trong một cái sân rộng, quây xung quanh là một toà nhà với kiến trúc tuyết diệu mà tôi chẳng tả ra đây làm gì để tránh sự dài dòng.

Toà nhà này có bốn chục cửa, mỗi cửa mở đi vào một kho tàng và trong số kho tàng đó có những kho giá trị hơn cả sự giàu có của những vương quốc lớn nhất. Kho thứ nhất chứa hàng núi ngọc trai những viên ngọc quí nhất ngoài mọi sức tưởng tượng, đều to bằng những quả trứng chim bồ câu. Trong kho thứ haí là những viên kim cương, ngọc hồng và ngọc tía. Trong kho thứ ba gồm toàn ngọc bích. Kho thứ tư: vàng thỏi; kho thứ năm: tiền đồng; kho thứ sáu: bạc nén. Hai kho tiếp theo: tiền các loại. Các kho khác chứa ngọc tía, ngọc xanh, ngọc vàng, ngọc mắt mèo, ngọc lam, ngọc vân và tất cả nhũng loại đá quí khác mà ta không biết, rồi mã não, vân thạch và san hô: San hô ở đây có cả một kho đầy không chỉ là cành san hô mà là những cây san hô nguyên vẹn.

Đầy kinh ngạc và khâm phục, sau khi xem tất cả những của cải quý báu đó, tôi thất lên:

– Chà, tất cả các kho tàng của tất cả các quốc gia trên trái đất này nếu được tập họp lại một nơi cũng không thể bằng được những của cải này. Hạnh phúc của ta thật là vô bờ được sở hữu tất cả các kho báu này cùng với các nàng công chúa vô cùng khả ái!

Tôi không ngừng lại, thưa bà, để kể chi tiết tất cả những vật quý hiếm mà tôi thực mục sở thị những ngày tiếp sau. Chỉ nói để bà hay là tôi đã mất không dưới ba mươi chín ngày để mở hết chín mươi chín cánh cửa, để nhìn ngắm tất cả những gì bày ra trước mắt và không còn đủ lời để trầm trồ khâm phục. Duy chỉ còn cánh cửa thứ một trăm thì tôi đã bị ngăn cấm…”.

Ánh sáng ban ngày chiếu rọi vào hậu cung của hoàng đế Ấn Độ đã làm Scheherazade nín lặng. Những câu chuyện này đã làm cho Schahriar vô cùng thích thú nên chẳng có ý nào không muốn nghe tiếp vào hôm sau. Vị quốc vương này đứng lên trong ý nghĩ đó.

o O o

Dinarzade cũng nôn nóng chẳng kém gì . Schahriar trong việc muốn biết có gì kỳ lạ bên trong cánh cửa thứ một trăm đã được khoá kín nên thức giấc và cất tiếng gọi hoàng hậu rất sớm:

– Chi ơi, nếu chị không ngủ nũa, xin chị kể nốt câu chuyện kỳ lạ của người tu sĩ thử ba đi.

– Anh ta đã kể tiếp như sau – Scheherazade nói.

“Đang là ngày thứ -bốn mươi, tính từ ngày các nàng công chúa yêu kiều duyên dáng ra đi. Nếu ngày này tôi làm chủ được mình như cần pllải có thì tôi đã là một người sung sướng nhất trongtất cả các người đàn ông trên thế gian này chứ đâu phải là một người khổ sở nhất như bây giờ. Ngày mai các nàng sẽ về tới nơi và niềm vui được thấy lại các nàng lẽ ra phải là cái hãm có hĩệu quả tính tò mò của tôi mới phải, nhưng bởi sự yếu đuối mà tôi không bao giờ ngừng hối hận, tôi đã đầu hàng dưới sự quyến rũ của quỷ sứ nó không cho tôi được yên ổn chút nào cho đến khi tôi tự dấn thân vào con đường khổ ải bắt buộc phải trải qua.

Tôi mở cái cánh cửa tai hoạ mà tôi đã hứa là sẽ không mở. Mới đợm chân bước vào thì một mùi thơm khá dễ chịu nhưng không hợp với tạng người mình đã làm tôi ngã và ngất xỉu. Nhưng rồi tôi tỉnh lại và đáng lẽ tuân theo lời cảnh bảo đó mà đóng cửa lại, từ bỏ mãi mãi cái ý muốn thoả mãn trí tò mò thì tôi lại bước vào. Chờ một lát cho cái mùi hương lạ đó nhạt dần đi, tôl thấy trong người trở lại bình thường.

Đây là một nơi rộng rãi, lợp mái vòm và trên sàn rải rác những củ nghệ. Nhiều cây đèn bằng vàng khối với những thỏi nến đang cháy nồng mùi trầm và xạ hương. Ánh sáng này được bổ sung thêm bằng những chiếc đèn đầu, có nhiều mùi hương khác nhau, bằng vàng và bạc.

Trong số rất nhiều đồ vật thu hút sự chú ý, tôi nhìn thấy một con ngựa màu đen, đẹp và được chế tạo một cách rất tinh xảo ít có trên đời. Tôi đến gần để ngắm thật kỹ: yên ngựa và đây cương ngựa cũng bằng vàng chạm trổ công phu, máng ăn của nó đặt bên cạnh chứa lúa mạch và vừng một bên, bên kia là nước hoa hồng. Tôi cầm đây cương kéo nó ra ngoài để ngắm cho rõ hơn. Tôi nhảy lên lưng và thúc cho nó tiến lên. Vì thấy nó không nhúc nhích, tôi dùng chiếc roi đã nhặt được trong cái chuồng ngựa tráng lệ đó, quật vào mông nó một cái. Tức thì nó hí lên một tiếng khủng khiếp rồi giương đôi cánh, mà tôi không nhận thấy, bay vút lên khoảng không. Tôi chỉ còn cách giữ cương cho thật chặt và mặc dù sợ hãi hết hồn, tôi vẫn không sao cả. Nó hạ thấp đần xuống và đỗ trên sân thượng một toà lâu đài rồi không cho tôi kịp tụt xuống nó rung mình thật mạnh làm tôi ngã bật ra phía sau, và chót đuôi nó chọc thẳng vào mắt bên phải của tôi.

“Đó, vì sao mà tôi thành chột mắt và tôi bỗng nhớ lại lời báo trước của mười chàng trai. Con ngựa tiếp tục giương cánh bay lên mất hút. Tôi nhổm đậy vô cùng đau xót vì tai hoạ mà tự mình đã chuốc lấy. Tôi bước đi. Trên sân thượng, bàn tay bịt lấy con mắt vừa bị chọc thủng đau nhức nhối. Tôi đi xuống và thấy mình đang ở trong một phòng khách quen thuộc vì nhận thấy có mười chiếc bệ bày thành vòng tròn, một chiếc đặt chính giữa thấp hơn một chút. Đây đúng là lâu đài nơi mà tôi đã bị con đại bàng quắp đi trong bộ da cừu.

Mười chàng trai không có mặt trong phòng khách. Tôi ngồi chờ họ và chẳng mấy chốc họ đã đi vào sau ông già. Họ không tỏ ra ngạc nhiên chút nào khi nhìn thấy tôi và việc tôi bị chột mắt phải.

– Chúng tôi lấy làm tiếc – Họ bảo tôi – là không thể chúc mừng sự trở về của ngài như cách chúng tôi hằng mong ước. Nhưng chúng tôi đâu phải là những người gây nên nỗi bất hạnh của ngài.

– Tôi sẽ rất sai lầm – Tôi đáp – nếu đổ tội cho các ngài về chuyện đó. Đó là tự tôi chuốc lấy thôi. Tôi xin nhận tất cả lỗi lầm về mình.

– Nếu câu “đồng bệnh tương liên” là đúng – Họ lại nói – Thì gương của chúng tôi đây cũng có thể góp một phần an ủi ngài. Tất cả những gì xảy ra với ngài thì chúng tôi cũng đã từng nếm qua. Chúng tôi đã tận hưởng tất cả những lạc thú có ở trên đời suốt một năm tròn, và có lẽ cũng vẫn tiếp tục được hưởng hạnh phúc nếu chúng tôi không dại dột mở cánh cửa bằng vàng trong khi các nàng công chúa đi vắng. Ngài cũng chẳng khôn ngoan gì hơn chúng tôi và ngài cũng đã nhận được sự trừng phạt chẳng khác gì chúng tôi. Chúng tôi rất muốn giữ ngài lại đây để cùng hảnh xác như chúng tôi đang làm chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Nhưng chúng tôi cũng đã từng nói với ngài có nhiều lý do đã ngăn cấm không cho nhận ngài vào nhóm được. Vậy thì ngài hãy đi đi, đi tởí tận triều đình Bagdad? ở đó ngài sẽ thấy ai là người quyết định số phận của ngài.

Họ chỉ vẽ cho tôi đường phải đi, và thế là tôi từ biệt họ.

Dọc đường di, tôi đã cạo râu tóc; lông mày và khoác áo tu sĩ khổ hạnh đạo Hồi. Tôi đi rất lâu. Cuối cùng thì ngày hôm nay đã tới thành phố này vào lúc chập tối. Tôi gặp ở cổng thành người tu si này, đồng đạo của tôi. Cả ba người đều hết sức ngạc nhiên thấy cùng bị chột bên mắt phải. Nhưng chúng tôi chưa có thời gian để hỏi han nhau về cái tai nạn chung đó. Thưa bà, chúng tôi chỉ còn đủ thời gian để đến đây nài xin sự giúp đỡ và đã được bà gia ân một cách thật hào hiệp.

Tu sĩ khổ hạnh thứ ba đã kể xong chuyện mình, Zobéide bảo anh và cả hai người tu sĩ kia:

– Các ngài hãy đi đi, cả ba ngài đều được tự do, muốn đi đâu tuỳ ý

Nhưng một trong ba người nói:

– Thưa bà, xin miễn thứ cho chúng tôi vì tính tò mò, hãy để cho chúng tôi được nghe chuyện của các ngài kia, họ còn chưa được nói.

Người thiếu phụ bèn quay sang phía hoàng đế, tể tướng Giafar và Mesrour mà nàng chưa biết là những người như thế nào, bảo họ:

– Bây giờ đến lượt các ngài kể chuyện mình cho tôi nghe. Hãy kể đi?

Tể tướng Giafar vẫn là người phát ngôn, lải trả lờị Zobéide: .

– Thưa bà, để vâng theo lời bà, chúng tôi chỉ xin nhắc lại điều mà chúng tôi đã nói trước khi vào quý xá. Chúng tôi – ông nói tiếp – là những thương nhân ở Mossoul đến Bagdad để thương lượng mua bán hàng. Hiện nay hang hoá của chúng tôi còn để ở khọ một trang trại mà chúng tôi tạm trú. Ngày hôm nay chúng tôi đã tiệc tùng với rất nhiều đồng nghiệp tại một nhà buôn ở thành phố. Ông này sau khi chiêu đãi chúng tôi thật thịnh soạn, đã cho gọi một đoàn vũ nữ và vũ công cùng với các ca sĩ và nhạc công tôi giúp vui. Những tiếng ồn do chúng tôi gây ra đã làm cho lính tuần tra kéo đến bắt giữ nhiều người. May mắn, chúng tôi đã trốn thoát, nhưng vì đêm đã khuya, cổng trang trại đã đóng kín nên chúng tôi chẳng biết về đâu. Tình cờ đi qua phố này, nghe thấy tiếng đàn hát vui chơi trong nhà nên đánh bạo gõ cửa. Đó, thữa bà, chuyện của chúng tôi chỉ có thế xin được thuật lại theo lệnh của bà.

Zobéide nghe xong dường như lưỡng lự chưa biết xử trí thế nào. Các tu sĩ nhận thấy, xin nàng đối xử với ba nhà buôn ở Mossoul cũng có độ lượng như đối với họ.

– Thôi được – Nàng bảo họ – Ta đồng ý. Ta muốn là mọi người đều được đối xử như nhau. Ta tha cho các người nhưng với điều kiện là tất cả phải lập tức ra khỏi nhà này và đi đâu thì tuỳ ý.

Zobéide ra lệnh đó với thái độ tỏ ra bắt mọi người phải tuân theo. Nhà vua, tể tướng, Messoul, ba tu sĩ và anh khuân vác đi ra không một tiếng phàn nàn vì sự có mặt của bảy tên nô lệ vũ trang khiến họ chẳng dám ho he. Khi đã đi ra ngoài và cửa toà nhà đã đóng lại, hoàng đế vẫn chưa để lộ hình tích, bảo những tu sĩ:

– Các ngài là những người lạ và mới tôi thành phố này, bây giờ định đi đâu, trời thì chưa sáng hẳn?

– Thưa ngài – Họ đáp – Đó là điều làm chúng tội lung túng.

– Thế thì hãy theo chúng tôi – Nhà vua tiếp – Chúng tôi sẽ giúp các ngài thoát khỏi khó khăn.

Rồi ông quay sang bảo tể tướng:

– Ngươi hãy đưa họ về nhà ngươi và sáng mai dẫn họ đến chỗ ta. Ta muốn cho chép lại những câu chuyện của họ. Những chụyện đó đáng được ghi vào biên niên triều đại ta.

Tể tướng Giafar dẫn theo mình ba tu sĩ. Anh khuân vác thì đi về nhà. Còn hoàng đế có Mesrour hộ giá trở về hoàng cung. Ông đi nằm nhưng không sao nhắm được mắt, đầu ỏc còn bị bao nhiêu những chuyện kỳ lạ mắt nhìn thấy, tai nghe thấy chi phối. Ông băn khoăn nhất không rõ Zobéide là người như thế nào, vì sao mà nàng lại hành hạ đã man hai con chó mực cái và vì sao mà Amine lại có bộ ngực đầy sẹo. Trời sáng rõ rồi mà đầu óc ông vẫn bận rộn vì những ý nghĩ đó. Ông đứng lên và đi ra thiết triều, ngồi lên ngai.

Tể tướng tới sau một lát và chúc tụng nhà vua như thường lệ. Hoàng đế bảo:

– Tể tướng này, công việc cần phải giải quyết hôm nay không có gì cấp bách lắm mà việc ba thiếu phụ và hai con chó mực cái còn gấp hơn nhiều. Ta không thể nào ăn ngon ngủ yên khi chưa được biết rõ tất cả bao nhiêu chuyện làm ta sửng sốt. Nhà ngươi hãy đi triệu tất cả các thiếu phụ ấy và cả các tu sĩ khổ hạnh nữa tới đây cho ta. Đi đi, và nhớ là ta nóng lòng chờ đợi nhà ngươi trở về đấy.

Tể tướng biết rất rõ tính tình sôi nổi và nôn nóng của chủ mình nên vội vã chấp hành. Ông tới nhà các thiếu phụ, thẳng thắn trình bày với họ lệnh của hoàng đế triệu họ mà không nói gì tới chuyện gì đã xảy ra tại nhà họ đêm hôm trước.

Các thiếu phụ lấy mạng che mặt và đi cùng với tể tướng, ông này tạt qua nhà mình và dẫn luôn cả ba tu sĩ cùng đi. Các tu sĩ đã có thời gian để biết rõ là mình vô tình đã được tiếp xúc với hoàng đế.

Tể tướng dẫn cả bọn vào hoàng cung coi như đã làm tròn nhiệm vụ. Hoàng đế rất hài lòng về sự mau lẹ này. Để giữ lịch sự trước triều thần có mặt lúc đó, nhà vua đã cho các thiếu phụ đứng sau cửa căn phòng dẫn tới hậu cung và giữ ba tu sĩ lại bên cạnh mình. Vẻ cung kính của ba chàng tỏ ra là họ đã biết mình đang đứng trước mặt ai.

Sau khi các thiếu phụ đã yên vị, hoàng đế ngoảnh về phía họ bảo:

– Thưa các bà, nói để các bà biết là tôi đã cải trang thành thương nhân và được vào nhà các bà tối hôm đó. Chắc các bà lo sợ, cho là vì có điều gì xúc phạm đến ta mà đã được gọi tới đây để bị xử phạt. Nhưng xin cứ yên tâm. Hãy tin rằng ta đã quên tất cả những gì thuộc về quá khứ và còn rất hài lòng về cách xử sự của các bà. Ta ước sao tất cả phụ nữ của thành Bagdad này cũng đều khôn ngoan lịch thiệp như các bà mà ta đã được chứng kiến. Ta luôn luôn nhớ tới thái độ ôn hoà của các bà trước hành vi thiếu lịch sự của chúng ta. Lúc đó ta là thương nhân ở Mossoul, nhưng bây giờ đây ta là Haroun Alraschid, hoàng đế thứ năm của triều đại Abbas quang vinh, đang trị vì thay thế cho đấng tiên tri vĩ đại của chúng ta. Ta triệu các bà tới đây, đơn thuần chỉ muốn biết các bà là ai và cũng để hỏi xem vì sao mà một trong các bà, sau khi hành hạ hai con chó mực cái, lại khóc lóc cùng với chúng. Ta cũng lại còn muốn biết vì sao một bà lại có bộ ngực đầy vết sẹo.

Mặc dù hoàng đế nói những lời trên đây rất rõ rang rành mạch và các thiếu phụ đều nghe chăm chú nhưng tế tướng Giafar, với vẻ thật trịnh trọng vẫn nhắc lại các câu trên cho các bà nghe…”

– Nhưng, tâu hoàng thượng – Scheherazade nói – Trời sáng mất rồi. Nếu hoàng thượng còn muốn nghe tiếp thì Người sẽ lại phải cho thiếp sống đến ngày mai thôi. Hoàng đế gật đầu đồng ý, chắc là Scheherazade sẽ kể cho nghe. chuyện nàng Zobéide mà ông chẳng phải là không muốn nghe.

o O o

– Chị thân yêu của em – Dinarzade kêu chị lúc sắp tàn đêm – Nếu chị không còn ngủ nữa, thì xin chị nói về Zobéide vì em chắc là bà thiếu phụ này thể nào cũng kể chuyện của mình với nhà vua.

– Đúng vậy em ạ – Scheherazade đáp – Khi nhà vua đã nói cho bà ta yên tâm như vừa rồi thì người thiếu phụ này cũng đáp ứng yêu cầu của nhà vua và trình bày như sau:

Chọn tập
Bình luận