Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 5: Viên tể tướng bị trừng phạt

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

– Ngày xưa có một ông vua – Vị tể tướng kể – Có một hoàng tử rất ham mê săn bắn.

Nhà vua cho phép chàng được đi săn luôn luôn nhưng lệnh cho tể tướng là phải theo sát và không lúc nào được rời mắt quan tâm chăm sóc chàng. Trong một ngày săn, những tuỳ tùng sục sạo lùa ra được một chú hoẵng. Hoàng tử rượt ngựa đuổi theo, vẫn tưởng là tể tướng luôn ở sát bên mình nên chẳng cần suy nghĩ mà cứ phóng tâm theo miết con mồi. Sự hào hứng đã đưa chàng đi quá xa, và lúc này trơ trọi chỉ còn một mình. Chàng ngừng lại, nhận thấy mình đã lạc đường. Chàng muốn quay lại chỗ viên tể tướng chắc là chậm chân nên không theo kịp mình. Quay hết ngả này sang ngả khác cũng chẳng tìm được đường về. Đúng là chàng đã bị lạc. Bỗng chàng thấy một thiếu phụ xinh đẹp đứng bên lề đường khóc lóc thảm thiết. Chàng kìm cương ngựa hỏi nàng là ai, làm gì một mình ở cái chốn vắng vẻ này và có cần giúp đỡ gì không. Nàng ngừng khóc, đáp:

– Thiếp là con gái quốc vương Ấn Độ. Cưỡi ngựa đi dạo vùng thôn dã, thiếp đã ngủ gật và bị ngã ngựa. Con ngựa đã lồng lên và chạy mất, thiếp chẳng biết bây giờ nó ở đâu nữa.

Hoàng tử trẻ động lòng trắc ẩn, sẵn lòng để nàng cưỡi ngựa cùng mình. Nàng nhận lời.

Họ đi ngang qua một túp lều, thiếu phụ tỏ ý muốn xuống vì một việc cần thiết gì đó. Hoàng tử dừng ngựa đỡ nàng xuống và chính chàng cũng xuống ngựa, cầm cương dắt con vật tới sát túp lều. Kinh ngạc xiết bao khi chàng nghe tiếng người thiếu phụ ở bên trong nói như thế này: “Hãy vui lên các con, ta đã đưa về cho các con một chàng trai đẹp đẽ và thật béo tốt”, và những tiếng khác đáp ngay: “Nó đâu nào, mẹ ơi? Phải ăn thịt nó ngay mới được, chúng con đang đói ngấu đây!”.

Không phải nghe thêm câu nào nữa, hoàng tử đã thấy ngay mình đang trong vòng nguy hỉểm. Chàng thấy rõ là người thiếu phụ tự nhận là công chúa Ấn Độ chỉ là một con nữ quái, vợ của một trong những tên quỉ man rợ được mệnh danh là yêu quái khổng lồ chuyên ăn thịt người. Chúng trú ẩn ở những nơi hoang vắng và dùng muôn phương nghìn kế để lừa bắt những khách qua đường đem về làm thịt. Hoảng hốt rụng rời, chàng phốc nhanh lên mình ngựa. Con nữ yêu giả danh là công chúa từ túp lều bước ra thấy âm mưu của mình đã bị lộ, vội kêu: “Này, đừng sợ! Chàng là ai? Chàng tìm gì vậy?” – “Tôi bị lạc – Hoàng tử đáp – Và tôi tìm đường” – “Nếu bị lạc đường thì hãy cầu xin Thượng đế, Người sẽ giúp chàng thoát khỏi sự bối rối kinh hoàng”.

Nghe vậy, hoàng tử ngẩng đầu lên cao…

– Nhưng tâu bệ hạ – Tới đây, Scheherazade nói – Thiếp buộc phải tạm ngừng câu chuyện. Ánh sáng bình minh đã bắt thiếp phải im rồi.

– Chị ơi? Em lo quá, không biết rồi chàng hoàng tử đó ra sao. Em run cho chàng đấy chị ạ.

– Sáng mai, chị sẽ làm cho em hết lo nếu Thánh thượng còn cho chị được sống đến lúc đó.

Schahriar cũng tò mò muốn biết câu chuyện sẽ kết thúc ra sao, nên chưa bắt tội hoàng hậu Scheherazade vội.
 

o O o

Dinarzade rất muốn nghe đoạn cuối chuyện chàng hoàng tử trẻ nên đêm nay nàng thức giấc sớm hơn mọi khi. Nàng nói với chị:

– Chị của em, nếu chị không còn ngủ nữa thì chị hãy kể nốt cho em nghe câu chuyện chị đã bắt đầu ngày hôm qua. Em rất quan tâm tới số phận của chàng hoàng tử trẻ. Em sợ chết đi được nếu chàng bị mụ yêu quái và lũ con của mụ ăn thịt.

Schahriar thấy là mình cũng cùng lo sợ như thế.

– Vậy thì, tâu bệ hạ – Hoàng hậu nói – Thiếp sẽ giải toả cho bệ hạ nỗi lo đó ngay bây giờ.

“- Sau khi công chúa Ân Độ giả bảo chàng hoàng tử trẻ khẩn cầu Thượng đế, vì chàng không tin lời mụ nói là thành thực mà vẫn coi mình là miếng mồi ngon của mụ nên chàng giơ cao hai tay lên trời và cầu khấn:

– Thượng đế tối cao và đầy quyền lực, xin Người hãy soi xét và cứu con ra khỏi bàn tay của kẻ thù này!

Nghe thấy thế, vợ tên yêu quái vội rút vào trong lều, còn chàng hoàng tử trẻ cũng phóng ngựa thật nhanh. May thay tìm thấy đường đi, chàng an toàn trở về với vua cha và thuật lại tỉ mỉ mối hiểm nguy vừa trải qua vì lỗi của viên tể tướng. Nhà vua tức giận, ngay lập tức ra lệnh treo cổ viên quan đại thần.

– Tâu bệ hạ – Viên tể tướng của nhà vua Hi Lạp nói tiếp – Để trở lại với thầy thuốc Douban, nếu bệ hạ không cảnh giác thì sẽ vô cùng tai hại nếu đặt trọn niềm tin vào hắn. Thần biết chắc chắn là kẻ thù của bệ hạ đã phái hắn tới đây để chờ thời cơ ám sát Người. Hắn đã chữa cho bệ hạ khỏi bệnh, có phải thế không ạ, nhưng ồ, ai mà dám chắc? Có thể chỉ là tạm thời chứ không phải là căn bản. Ai biết được là môn thuốc đó, với thời gian, không để lại di chứng có hại?

Quốc vương Hi Lạp, cũng như mọi ông vua, trí tuệ thường hạn chế, không đủ trí thông minh để nhận thấy ác ý của viên tể tướng cũng không đủ tính quyết đoán để kiên trì tình cảm đầu tiên của mình. Những lời nói của hắn làm cho nhà vua dao động. Ông nói:

– Tể tướng ạ, nhà ngươi có lý. Đúng là có thể hắn cố tình tới đây để ám hại ta. Hắn hoàn toàn có thể giết ta chỉ bằng một loại độc dược nào đó. Bây giờ cần phải làm gì đây?

Viên tể tướng thấy nhà vua đã ngả nghiêng như ý mong muốn:

– Tâu bệ hạ – Y nói – Cách thức chắc chắn và nhanh chóng nhất để bảo đảm cuộc sống yên bình của Người là cho tìm ngay thầy thuốc Douban tới và chặt đầu hắn không chậm trễ.

– Đúng là – Vua nói – Phải như thế thì mới kịp thời ngăn chặn được ý đồ của hắn.

Nói xong, nhà vua truyền cho một võ quan lệnh triệu ngay viên thầy thuốc tới. Ông này không rõ vua đòi mình có việc gì, vội tới ngay cung điện.

– Nhà ngươi có biết – Vua nói khi nhìn thấy ông – Trẫm cho đòi nhà ngươi tới đây để làm gì không?

– Tâu bệ hạ, thần chưa rõ – Douban đáp – Mong được Người dạy bảo.

– Trẫm đòi ngươi tới – Vua lại nói – Để ta được giải thoát và cho nhà ngươi sang thế giới bên kia.

Không sao tả được sự kinh ngạc bàng hoàng của viên thầy thuốc khi nghe nhà vua tuyên án tử hình mình.

– Tâu bệ hạ – Ông nói – Vì lý do gì mà Người bắt thần phải chết? Thần đã phạm tội gì?

– Ta được biết rõ ràng – Nhà vua bảo – Ngươi là một tên gian tế tới đây để tìm cách ám hại ta. Nhưng để nhà ngươi không thực hiện được ý đồ đen tối đó, ta phải giết người. Hãy bắt lấy hắn – Nhà vua bảo đao phủ cũng có mặt tại đó – Và hãy chặt ngay đầu tên vô lại này đã lọt vào cung đình chỉ để ám sát ta.

Nghe cái lệnh ác độc tàn nhẫn này, viên thầy thuốc hiểu ra là tất cả những vinh dự và của cải mà ông ta được hưởng đã làm dấy lên sự đố kỵ của kẻ thù và ông vua hèn yếu này đã bị những lời xúc xiểm lôi cuốn. Ông hối hận là đã chữa lành bệnh hủi cho nhà vua, nhưng đó là một sự hối hận muộn màng.

– Có phải đó là cách mà bệ hạ ban thưởng cho thần sau khi đã tận tâm phục vụ Người?

Nhà vua không nghe và ra lệnh lần thứ hai cho đao phủ phải thi hành bản án. Viên thầy thuốc đành phải cầu cứu đến sự khẩn nài:

– Ôi! Bệ hạ – Ông ta kêu lên – Xin hãy để thần được sống. Thượng đế cũng sẽ kéo dài sự sống của Người. Đừng bắt thần phải chết kẻo rồi Thượng đế cũng sẽ xử sự giống như thế với Người ?

Đến quãng này thì lão đánh cá ngừng lời để bảo hung thần:

– Này, này linh thần! Nhà ngươi thấy đấy, những gì xảy ra giữa quốc vương Hi Lạp với thầy thuốc Douban cũng chẳng khác gì chuyện xảy ra giữa hai chúng ta.

– Quốc vương Hi Lạp – Lão đánh cá nói tiếp – Đáng lẽ phải suy nghĩ về lời khẩn cầu của người thầy thuốc nhân danh Thượng đế thì lại bằng giọng cay nghiệt bảo ông:

“Không, không ! Bắt ngươi phải chết, đó là việc vô cùng khẩn thiết. Nhà ngươi có thể bất ngờ lấy đi mạng sống của ta chẳng khác gì ngươi đã chữa cho ta khỏi bệnh hủi vậy”.

Người thầy thuốc khóc ròng, kêu than thảm thiết vì thấy mình bị đối xử thật bất công bạc bẽo; hết lòng hết sức phục vụ nhà vua để bây giờ phải nhận lấy cái chết đền ơn.Tên đao phủ bịt mắt, trói hai tay ông ta lại và từ từ rút gươm ra khỏi vỏ.

Tất cả các quan đại thần có mặt tại đó đều vô cùng xúc động, quỳ xuống xin ân xá cho người thầy thuốc, cam đoan ông ta không phải là thủ phạm và bảo lãnh cho sự vô tội của ông. Nhưng nhà vua không lay chuyển, khăng khăng một mực xử tử người thầy thuốc khiến các quan chàng dám nài xin.

Người thầy thuốc vẫn quì, mắt bị băng kín, sẵn sàng nhận lưỡi gươm oan nghiệt, tâu một lần nữa với nhà vua Hi Lạp:

– Tâu bệ hạ, v ì Người đã quyết không thu hồi lại lệnh tử hình đối với thần, xin Người hãy rộng lóng cho phép thần được trở về nhà dặn dò về việc tang ma cho thần, vĩnh biệt gia đình lần cuối, phân phát của bố thí và bàn giao những sách quí của thần cho những người có khả năng sử dụng tốt. Trong số sách đó thần có một cuốn mà thần muốn dâng lên bệ hạ. Đó là một cuốn sách đặc biệt quý vô giá, đáng được giữ trong kho của triều đình.

– Này, cuốn sách đó vì sao lại quý tới mức như nhà ngươi nói đó ? – Vua tò mò hỏi.

– Tâu bệ hạ – Người thầy thuốc nói – Vì nó chứa đựng vô vàn những điều kỳ lạ mà điều lạ nhất là khi người ta đã chặt đầu thần, nếu bệ hạ hạ cố mở cuốn sách ra đến trang thứ sáu và đọc dòng thứ ba của trang sách bên tay trái, cái đầu của thần sẽ trả lời tất cả những câu hỏi mà bệ hạ đặt ra với thần.

Nhà vua, tò mò muốn chứng kiến một sự kiện vô cùng kỳ lạ, bằng lòng lui lại cái chết của ông thầy thuốc sang ngày hôm sau và cho thị vệ dẫn ông ta về nhà dưới sự canh gác cẩn mật.

Người thầy thuốc, trong lúc đó, sắp xếp nhà cửa, ổn định lại trật tự. Tiếng đồn lan rộng là sẽ xảy ra một điều kỳ diệu chưa từng có sau cái chết của người thầy thuốc khiến cho các tể tướng, các đại thần các võ quan túc vệ, tóm lại! à toàn triều đình nô nức kéo đến cung điện để được mắt thấy tai nghe.

Chẳng mấy chốc mọi người thấy thầy thuốc Douban đi tới gần ngai vàng với một quyển sách lớn trong tay. Ông đòi mang tới một cái chậu to, đặt tờ bọc sách vào trong chậu và đưa cuốn sách cho nhà vua, nói:

– Tâu bệ hạ, xin Người cầm lấy quyển sách này và khi đầu thần đã bị chặt, bệ hạ cho đặt nó ngay trên tấm bìa sách đặt trong chậu. Ngay tức thì, máu sẽ thôi chảy, lúc đó bệ hạ sẽ mỏ sách ra và tất cả những yêu cầu của Người sẽ được đáp ứng. Nhưng muôn tâu – Ông nói thêm – Một lần nữa thần van. xin Người hãy mở lượng hải hà, Thượng đế chứng giám cho thần là thần hoàn toàn vô tội.

– Dù nhà ngươi có cầu xin thế nào – Nhà vua nói – thì cũng vô ích mà thôi. Và để nghe cái đầu nhà ngươi nói sau khi ngươi đã chết, ta càng muốn nhà ngươi phải chết.

Nói xong, nhà vua cầm lấy quyển sách trong tay người thầy thuốc rồi ra lệnh cho đao phủ làm nhiệm vụ.

Cái đầu được chặt thật khéo, rơi ngay vào trong chậu, và vừa được đặt trên tấm bìa thì máu ngừng chảy. Thế rồi, dưới sự vô cùng ngạc nhiên của nhà vua và tất cả những người có mặt, cái đầu mở mắt ra và nói:

– Tâu bệ hạ, xin Người hãy mở sách.

Nhà vua nghe theo. Và thấy tờ sách thứ nhất như muốn dính vào tờ sách thứ hai. Để mở cho dễ, nhà vua đưa ngón tay lên miệng dấp nước bọt vào và cứ làm thế cho đến trang sách thứ sáu, nhưng chẳng thấy trang nào có chữ. Nhà vua nói với cái đầu:

– Này thầy thuốc! Chẳng có chữ viết nào cả.

– Bệ hạ hãy giở thêm vài tờ nữa xem? – Cái đầu bảo.

Nhà vua tiếp tục giở hết trang nọ đến trang kia và vẫn đưa tay lên miệng dấp nước miếng như thế cho đến khi thuốc độc đã được tẩm vào mỗi trang giấy phát huy hiệu quả, vị quốc vương này thấy toàn thân ớn lạnh, mắt mờ đi rồi ngã lăn xuống cạnh ngai vàng, cơ thể co quắp và rung lên bần bật…”.

Đến đây, Scheherazade thấy trời đã sáng liền tâu hoàng đế rồi ngừng lời…

– Ôi! Chị thân yêu – Dinarzade nói – Thật là bực mình mà chị không còn thời gian để kể hết chuyện này! Em sẽ không sao nguôi được nếu hôm nay chị không còn nữa.

– Em ơi? – Hoàng hậu Scheherazade nói – Điều này còn phụ thuộc vào hoàng đế, nhưng chúng ta hãy hy vọng là Người rộng lượng lui cái chết của chị đến ngày mai.

Đúng như vậy, vua Schahriar, không những không ra lệnh cho hành quyết nàng ngày hôm đó, mà còn nóng lòng đợi đêm sau để được nghe nốt đoạn cuối câu chuyện nhà vua Hi Lạp và đoạn tiếp theo của câu chuyện người đánh cá và lão hung thần.
 

o O o

Dù rất tò mò muốn nghe nốt câu chuyện về ông vua Hi Lạp, Dinarzade cũng không sao thức dậy được sớm như mọi đêm. Thậm chí trời đã rạng sáng khi nàng bảo hoàng hậu:

– Chị thân yêu, xin chị kể tiếp câu chuyện kỳ thú về nhà vua Hi Lạp đi, mau lên chỉ vì chẳng còn mấy chốc nữa mà trời sáng rõ rồi.

– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Khi thầy thuốc Douban hay đúng hơn là cái đầu của ông thầy thuốc thấy là độc dược đã phát huy tác dụng và nhà vua chỉ còn sống một thời gian ngắn nữa thôi nên nói lớn:

– Hôn quân! Ngươi đã hành động như tất cả bọn vua chúa bạo ngược, cậy quyền thế hãm hại những người vô tội. Không sớm thì muộn ,Thượng đế cũng sẽ trừng trị chúng vì tội bất công và độc ác.

Cái đầu chỉ vừa dứt lời thì tên vua hung ác đã lăn ra chết hẳn, chấm hết sự thoi thóp từ nãy tới giờ. “Tâu bệ hạ – Scheherazade tiếp – Đó là cái chết của quốc vương Hi Lạp và thầy thuốc Douban. Bây giờ phải quay trở lại chuyện người đánh cá và lão hung thần. Nhưng trời đã sáng hắn rồi”.

Vua Schahriar, giờ giấc đều đã được vạch sẵn không thể nghe thêm được nữa nên đứng dậy. Và thấy cần phải nghe tiếp câu chuyện người đánh cá và lão hung thần, ông lệnh cho hoàng hậu chuẩn bị kỹ để kể cho ông nghe vào đêm sau.
 

o O o

Dinarzade bù cho đêm trước, đậy khi còn rất lâu trời mới sáng, gọi Scheherazade:

– Chị ơi! Nếu không còn ngủ nữa thì em xin chị hãy kể nốt chuyện người đánh cá và lão hung thần cho cả hoàng đế và em nghe đi vì chị biết đấy cả Người cũng đang nóng lòng muốn biết câu chuyện sẽ ra sao đây.

– Được em ạ – Hoàng hậu nói – Chị sẽ thoả mãn trí tò mò của Người cũng như của em.

Rồi quay sang vua Schahriar, nàng nói:

“Tâu bệ hạ, ngay sau khi kể xong chuyện nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban, lão đánh cá liền bảo hung thần vẫn bị nhốt trong bình:

– Nếu nhà vua Hi Lạp để cho người thầy thuốc được sống thì Thượng đế cũng để cho nhà vua được sống nhưng ông ta đã chẳng thèm đếm xỉa gì đến những lời khẩn cầu hết sức tha thiết của ông thầy thuốc nên đã bị Thượng đế trừng phạt. Ngươi hãy lấy đó làm gương, hỡi hung thần? Nếu ta có thể làm cho ngươi mủi lòng và được nhà ngươi chiếu cố thì lúc này đây ta sẽ rủ lòng thương tình trạng nhà ngươi, nhưng vì mặc dầu ta đã thi ân cực kỳ lớn là giải phóng cho ngươi khỏi cuộc sống tù hãm hàng ngàn năm, nhưng nhà ngươi đã lấy ân làm oán vẫn kiên trì muốn giết ta vì vậy đến lượt mình, ta cũng phải tỏ ra tàn nhẫn không chút thương hại đối với nhà ngươi. Nhà ngươi vẫn phải ở trong chiếc bình này và ta sẽ đem ném ngươi xuống biển cho nhà ngươi nằm trong đó đến ngày tận thế. Đó là sự trả hận của ta đối với nhà ngươi.

Lão đánh cá, bạn của ta? – Hung thần vội vã nói – Một lần nữa, ta xin nhà ngươi chớ nên làm chuyện ác độc như vậy. Chẳng hay ho gì chuyện trả thù mà ngược lại nên lấy ân trả oán thì tốt hơn. Chớ nên đối xử với ta như ngày xưa Imama đối xử với Ateca.

Thế Imama đã làm gì Ateca? – Lão đánh cá hỏi.

– Ôi! Nếu ngươi muốn biết chuyện đó – Hung thần nói – Thì hãy mở cái nắp bình này cho ta ra ngoài. Nhà ngươi cho là ta nằm trong cái nhà tù chật hẹp này mà hào hứng kể chuyện cho nhà ngươi nghe sao? Ta sẽ kể bao lâu cũng được khi nhà ngươi cho ta ra khỏi đây.

– Không – Lão đánh cá nói – Ta sẽ không thả nhà ngươi đâu, đừng có nhiều lời. Ta sẽ dìm nhà ngươi xuống tận đáy biển.

– Hãy nghe ta nói đã, lão đánh cá ơi? – Hung thần hoảng hốt kêu lên – Ta hứa sẽ không làm hại nhà ngươi một tí nào. Ngược lại, ta sẽ bày cho nhà ngươi cách để trở nên giàu có nứt đố đổ vách.

Hy vọng thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ làm cho lão đánh cá dịu đi một chút.

– Ta có thể nghe ngươi – Lão nói- Nếu lời ngươi nói có gì đó ích lợi. Nhà ngươi hãy thề, nhân danh Thượng đế tối cao, là lời ngươi nói xuất phát từ thiện ý thì ta sẽ mở nắp bình cho ngươi ra. Ta không tin là ngươi dám táo gan để bước qua lời thề như vậy.

Hung thần cất lời thề và lão đánh cá liền mở nắp bình. Lập tức khói tuôn ra và hung thần lấy lại vóc dáng của mình giống như lần trước. Việc đầu tiên lão ta làm là giơ chân đá chiếc bình lăn xuống biển. Hành động này làm người đánh cá hoảng hốt:

– Hung thần? Thế là nghĩa làm sao? Ngươi không muốn giữ lời mà ngươi vừa thề ư? Và liệu ta có phải nói như người thầy thuốc đã nói với quốc vương HI Lạp: “Hãy để cho thần sống và Thượng đế sẽ cho bệ hạ trường thọ?”
Sự sợ hãi của người đánh cá làm hung thần bật cười, vội đáp:

– Không! Lão hãy yên tâm! Ta hất cái bình đi chỉ để đùa vui thôi và cũng để xem nhà ngươi có hoảng sợ không mà thôi. Và để chứng tỏ là ta giữ lời hứa, nhà ngươi hãy vác lưới đi theo ta.

Nói xong, hung thần bước đi trước, còn lão đánh cá vội vã vác lưới lên vai bước theo sau, trong bụng vẫn còn nghi ngờ. Họ đi qua thành phố, trèo lên đỉnh một ngọn núi và xuống rồi xuyên qua một bình nguyên rộng dẫn tới một cái hồ lớn giữa bốn ngọn đồi.

Khi tới bờ hồ, hung thần bảo lão đánh cá:

– Nhà ngươi buông lưới và vớt cá lên đi!

Lão đánh cá chẳng nghi ngờ là không vớt được cá vì lão trông thấy cá lúc nhúc trong đầm nhưng điều làm lão hết sức ngạc nhiên là mỗi con cá đều có màu sắc khác nhau, tất cả có bốn màu: trắng, đỏ, xanh và vàng. Lão buông lưới và vớt lên được bốn con, mỗi con một màu như đã nói trên. Vì chưa từng bao giờ được thấy như vậy nên lão không ngừng ngắm nghía và ước lượng là sẽ bán được rất nhiều tiền, trong lòng mừng vui khôn xiết.

– Nhà ngươi hãy đem những con cá này về – Hung thần bảo – Và đưa dâng hoàng đế, Người sẽ cho tiền, nhà ngươi tiêu suốt đời chưa hết. Nhà ngươi có thể hàng ngày tới hồ này đánh cá, nhưng báo cho ngươi biết là môi ngày chỉ được thả lưới một lần, nếu không thì sẽ mang hoạ đấy, phải cẩn thận. Đó là điều ta khuyên ngươi. Nếu ngươi làm theo thì tất cả đều tốt.

Nói xong hung thần dậm mạnh chân, mặt đất mở ra và lại khép kín ngay lại khi hung thần đã thụt xuống.

Lão đánh cá quyết làm theo từng điểm một những lời khuyên của hung thần. Không bao giờ buông lưới hai lần trong ngày. Lão trở lại đường vào thành phố, hài lòng với mẻ cá và suy nghĩ lan man về chuyện vừa xảy ra. Lão đi thẳng tới cung điện hoàng đế để phô bày những con cá vừa đánh được…”

– Nhưng, tâu bệ hạ – Scheherazade thưa – thần thiếp đã thấy mặt trời lên, thiếp phải dừng lại ở đoạn này thôi.

– Chị ơi! – Dinarzade nói – Sao mà những chi tiết cuối cùng chị vừa kể ly kỳ đến vậy! Em thấy khó mà tin được là từ đây trở đi chị lại có thể kể được những chuyện khác ly kỳ hơn.

– Em thân yêu! – Hoàng hậu Scheherazade nói – Nếu hoàng đế, chúa của chị còn để cho chị đến ngày mai thì chị chắc là em sẽ thấy đoạn tiếp theo chuyện lão đánh cá còn ly kỳ hơn đoạn đầu và hấp dẫn không có gì so sánh được.

Schahriar tò mò muốn biết đoạn kết chuyện lão đánh cá có đúng như lời hoàng hậu đã hứa hẹn không, nên lại lui ngày thi hành điều luật tàn khốc mà chính ông đã soạn thảo đến hôm sau.
 

o O o

Vào cuối đêm, Dinarzade gọi hoàng hậu và nói với nàng:

– Chị ơi? Nếu chị không ngủ nữa, chờ trời sáng xin chị kể tiếp chuyện lão đánh cá đi? Em đang rất nóng lòng muốn nghe.

Scheherazade, được phép của hoàng đế, liền tiếp tục câu chuyện như sau:

– Tâu bệ hạ, thần thiếp, dành cho bệ hạ suy nghĩ về sự ngạc nhiên của vị quốc vương đó khi nhìn thấy bốn con cá mà người đánh cá vừa mang lại. Ông cầm hết con nọ đến con kia lên để ngắm nghía khá lâu. Sau đó, ông bảo viên tể tướng: “Nhà ngươi đem mấy con cá này trao cho người đầu bếp giỏi mà quốc vương Hi Lạp triều cống. Ta tin rằng chúng đẹp như thế thì thịt phải rất ngon”. Viên tể tướng tự mình đem đến nhà bếp trao cho người đầu bếp bảo: “Đây là bốn con cá đặc biệt người ta vừa đem dâng hoàng đế, Người lệnh cho nhà ngươi phải nấu nướng cho thật ngon lành”. Xong việc, viên tể tướng trở về gặp nhà vua và được lệnh đem thưởng cho lão đánh cá bốn trăm đồng tiền vàng. Tể tướng tuân lệnh ngay. Lão đánh cá chưa bao giờ được nắm trong tay, chỉ một lần, khoản tiền lớn như vậy nên hết sức mừng rỡ, và coi như đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng sau đó mới dần thấy hoàn toàn là thật vì khoản tiền đó đã đáp ứng quá đủ cho những nhu cầu của gia đình.

– Nhưng mà, tâu bệ hạ – Scheherazade nói tiếp – Sau khi đã nói về người đánh cá, chúng ta cũng phải nói tới người đầu bếp của nhà vua mà lúc này đang trong tình trạng vô cùng lúng túng. Sau khi đã làm cá sạch sẽ, bà ta bỏ vào chảo, cho mỡ vào rán. Khi thấy một bên đã rán kĩ, bà lật cá lên để rán nốt nửa bên kia thì… ồ, một điều kỳ lạ phi thường? Tường nhà bếp nứt rộng và từ đó bước ra một thiếu phụ trẻ xinh đẹp ăn vận lộng lẫy kiểu Ai Cập với những hoa tai, vòng cổ và vòng tay vàng cẩn hồng ngọc. Nàng cầm trong tay một chiếc đũa. Nàng tới gần cái chảo rán cá trong sự ngạc nhiên kinh hoàng của bà đầu bếp lúc đó đang đứng ngây ra như một bức tượng, gõ đầu đũa vào một con cá và nói: “Cá, cá, mi có sẵn sàng làm bổn phận không?”. Con cá không nói gì cả, nàng nhắc lại câu đó và tức thì cả bốn con cá đều ngóc đầu liên và đồng thanh rành rọt: “Vâng, vâng, nếu các người đếm, chúng tôi cũng đếm; nếu các người trả nợ của các người, chúng tôi cũng trả nợ của chúng tôi; nếu các người chạy trốn, chúng tôi sẽ thắng và chúng tôi thật hài lòng”. Khi lũ cá dứt lời, thiếu phụ hắt đổ cái chảo và lại thụt vào chỗ kẽ tường nó khép lại ngay và bức tường lại y nguyên như cũ.

Bà đầu bếp mà tất cả cảnh tượng kỳ lạ đó làm cho kinh hãi, đã lấy lại được hồn vía, tới bếp để lật chiếc chảo gắp những con cá đã rơi cả vào trong bếp than hồng lên thì thấy chúng đã đen xì hơn cả than không sao ăn được nữa. Hoảng sợ và đau khổ, bà ta khóc rống lên: “Than ôi? Biết làm sao bây giờ? Liệu nhà vua có tin không khi tôi kể với Người tất cả những gì đã chứng kiến. Chắc chắn là Người sẽ không tin và sẽ trút giận vào tôi như thế nào đây?”

Trong lúc bà đầu bếp hoang mang buồn khổ như thế thì tể tướng đi vào và hỏi món cá đã xong chưa? Bà ta kể tất cả những gì đã xảy ra cho tể tướng nghe và chúng ta cũng thừa biết là ông đã kinh ngạc như thế nào. Nhưng chưa tâu bẩm gì với đi hoàng đế, ông bịa ra một chuyện gì đó làm cho nhà vua tin, đồng thời ông cho tìm lão đánh cá tới.

– Này, lão đánh cá – Ông bảo – Hãy mang lại đây ngay cho ta bốn con cá khác giống như những con trước vì đã có một vài trở ngại xảy ra nên đã không làm được món ăn đó dâng lên hoàng đế. Người đánh cá không cho tể tướng biết lời dặn của hung thần nhưng mượn cớ là đường xa nên chỉ có thể đưa cá tới vào sáng hôm sau.

Người đánh cá ngay trong đêm đó đã phải vác lưới lên đường và đến thẳng nơi có hồ cá. Ông ta buông lưới, kéo lên và thấy trong lưới đúng bốn con cá cũng như những con lần trước, mỗi con mang một màu khác nhau. Ông quay ngay trở về và mang cá trao cho tể tướng đúng thời gian như đã hứa. Vị đại thần nầy tự mình đem bốn con cá tới nhà bếp và ở luôn tại đó với bà đầu bếp. Bà này bắt đầu làm sạch mấy con cá, cho vào chảo mỡ, đặt lên bếp than như lần trước. Khi cá đã chín một phía bà đùng đũa lật lên và lại cũng như lần trước bức tường nhà bếp nứt dọc ra và một thiếu phụ trẻ xuất hiện với chiếc đũa trong tay. Nàng tới gần cái chảo, gõ đầu đũa vào một con cá, nói với chúng cũng những câu như lần trước và lũ cá ngóc đầu lên trả lời y như thế. Nhưng, tâu thánh thượng – Scheherazade nói – Kìa trờl hửng sáng đã không cho thần thiếp kể tiếp nữa. Những chi tiết mà thần thiếp vừa kể, thực ra, thật rất kỳ lạ, nhưng nếu còn được sống đến ngày mai, thần thiếp sẽ kể tiếp những chi tiết còn rất đáng được Người chú ý nghe. Vua Schahriar, cảm thấy đoạn tiếp tục của câu chuyện hẳn là phải vô cùng kỳ lạ nên quyết định sẽ nghe tiếp đêm sau.
 

o O o

– Chị thân yêu của em – Dinarzade theo thường lệ gọi chị – Nếu chị đã thức thì xin chị kể nốt câu chuyện rất hay về người đánh cá đi?

Hoàng hậu chẳng muốn để cô em phải cầu xin đến lần thứ hai, nên ngoảnh về phía nhà vua và tiếp tục kể như sau:

– Tâu chúa thượng, sau khi các con cá đã trả lời, người thiếu phụ lại lấy đầu chiếc đũa hất đổ cái chảo rồi lại rút vào kẽ nứt của tường bếp, nơi mà nàng bước ra, tường lại liền lại như cũ. Viên tể tướng được chứng kiến tất cả những gì đã xảy ra lẩm bẩm:

– Cái này thật kỳ dị quá và khác thường quá, không thể giấu giếm nhà vua được. Ta phải tâu lại Người cái sự việc phi thường này.

Và ông đi tìm nhà vua, tâu lại hoàn toàn sự thật.

Hoàng đế hết sức ngạc nhiên, nóng lòng muốn tận mắt mình nhìn thấy chuyện kỳ diệu này. Muốn vậy, ông cho đi tìm lão đánh cá tới bảo:

– Này anh bạn của ta! Ngươi có thể lại đem cho ta bốn con cá nữa với các màu khác nhau không?

Lão đánh cá xin với nhà vua trong ba ngày ông ta sẽ làm cho Người hài lòng. Được chấp thuận, lão đánh cá tới hồ lần thứ ba. Và cũng chẳng kém may như hai lần trước, ngay mẻ lưới đầu tiên, lão đã vớt lên được bốn con cá với bốn màu khác nhau. Lão vội vã đưa về dâng vua. Vua mừng lắm vì không ngờ lại có được cá sớm như vậy. Người lại lệnh cho tể tướng ban cho lão đánh cá bốn trăm đồng tiền vàng.

Trước hết, nhà vua cho đem cá vào ngự phòng với tất cả những gì cần thiết để nấu nướng. Ở đó tự thân viên tể tướng làm cá sạch sẽ, cho vào chảo mỡ và đặt lên bếp đun. Khi cá đã chín một phía tể tướng đùng đũa lật lên. Thế là bức tường của ngự phòng mở hé ra, nhưng thay vì thiếu phụ trẻ là một người đàn ông da đen bước ra. Tên da đen mang đồng phục nô lệ to cao lực lưỡng và mang trong tay một cái gậy lớn màu xanh. Hắn tiến đến gần cái chảo, lấy gậy đụng vào một con cá và thét lên ghê gớm: “Cá, cái Mi đã sẵn sàng với bổn phận chưa?”. Nghe câu đó, lũ cá ngước đầu lên đáp: “Vâng, vâng, chúng tôi sẵn sàng; nếu người đếm, chúng tôi cũng đếm; nếu người trả nợ của người, chúng tôi cũng trả nợ của chúng tôi, nếu người chạy trốn, chúng tôi thắng và hài lòng”.

Lũ cá vừa nói xong thì tên da đen hất cái chảo ra giữa ngự phòng và đất cháy lũ cá thành than. Xong việc hắn kiêu hãnh rút lui vào kẽ nứt và bức tường khép lại phẳng như cũ. Nhà vua nói với viên tể tướng:

– Sau những gì ta vừa chứng kiến tâm trí ta chẳng sao còn yên ổn được nữa. Những con cá này có một cái gì đó thật kỳ dị bí hiểm mà ta muốn được sáng tỏ.

Ông cho đi tìm người đánh cá; lão được dẫn đến, nhà vua bảo:

– Này lão đánh cá? Những con cá ngươi mang đến đây gây cho ta nhiều lo lắng. Người đã đánh được chúng tại đâu vậy?

– Tâu hoàng thượng – Lão đáp – Tôi đã đánh được chúng trong một cái hồ nước ở giữa bốn ngọn đồi phía bên kia quả núi mà ở đây cũng trông thấy.

– Nhà ngươi có biết cái hồ nước đó không? – Nhà vua hỏi tể tướng.

– Thưa không – tể tướng đáp – Thần cũng chưa từng nghe nói đến, dù là tới sáu chục năm nay thần đi săn ở phía bên kia ngọn núi đó.

– Nhà vua hỏi lão đánh cá cái hồ nước đó cách hoàng cung bao xa. Lão đánh cá quả quyết là đi bộ chỉ mất độ trên ba tiếng đồng hồ. Nghe vậy và thấy trời còn sáng, có thể tới đó trước khi màn đêm buông xuống, nhà vua hạ lệnh cho cả triều đình lên ngựa, lão đánh cá làm nhiệm vụ dẫn đường.

Cả đoàn người trèo núi và khi xuống hết sườn núi bên kia, họ sửng sốt thấy một vùng bình nguyên rộng lớn mà tới lúc này không ai ngờ tới. Cuối cùng họ tới hồ nước, thấy đúng là lọt vào giữa bốn ngọn đồi như người đánh cá đã tâu trình. Nước hồ trong vắt, họ trông thấy từng đàn cá bơi lượn và mang các màu như những con cá lão đánh cá dã man về cung điện.

Nhà vua dừng lại trên bờ hồ và, sau một lúc nhìn ngắm đàn cá đầy vẻ ngưỡng mộ, ông hỏi các quan tuỳ tùng có đúng là họ chưa từng nhìn thấy hồ nước này không khi nó cách không xa kinh thành là bao. Họ tâu là chưa từng nghe thấy nói đến cái hồ nước này bao giờ cả. Nhà vua bảo họ:

– Vậy là tất cả các ngươi đều thổng nhất chưa từng nghe nói và ta cũng chẳng kém ngạc nhiên về sự kiện mới mẻ này, ta quyết định là sẽ không trở về cung điện chừng nào chưa biết rõ nguyên do vì đâu mà lại có cái hồ nước này tại đây, và tại sao lại chỉ có những con cá bốn màu trong đó.

Nói đoạn, nhà vua lệnh cho hạ trại và ngay tức thì hành cung và các lều được dựng ngay trên bờ hồ nước.
Vào chập tối, nhà vua rút vào hành cung nói riêng với tể tướng, ông bảo:

– Tể tướng ạ, tâm trí ta lúc này đắm chìm trong một mối lo kỳ lạ: cái hồ nước từ đâu chuyển dịch tới đây, tên da đen xuất hiện trong ngự phòng, những con cá biết nói này… Tất cả những cái đó khơi dậy trí tò mò mà ta không sao ngăn được sự nóng lòng mong mỏi được thoả mãn. Vì vậy ta nghiền ngẫm một ý đồ mà ta muốn thực hiện bằng được. Ta sẽ rời trại này một mình, ngươi phải giữ tuyệt đối bí mật sự vắng mặt của ta, hãy ở tại trong hành cung của ta và sáng mai, các quan văn võ tới chầu, ngươi sẽ bảo họ giải tán với lý do là ta khó ở và muốn được một mình nghỉ ngơi. Những ngày sau nhà ngươi cũng bảo họ như thế cho đến ngày ta về.

Viên tể tướng hết lời can ngăn để nhà vua rời bỏ ý đồ đó: nào là dấn thân vào nơi nguy hiểm, nào là sự mệt nhọc của một cuộc vi hành mà có thể chẳng mang lại một kết quả nào. Nhưng bao lời lẽ hùng biện của tể tướng cũng không làm cho nhà vua thay đổi, vẫn sửa soạn vi hành. Ông vận bộ quần áo thuận tiện cho việc đi bộ, mang theo mình một thanh kiếm, và khi thấy trong trại tất cả đều yên ắng, ông liền nhẹ nhàng cất bước, chẳng có một người nào tháp tùng.

Nhà vua đi tới một trong bốn quả đồi, trèo lên không mấy khó khăn. Lúc xuống lại càng thấy dễ và khi tới cánh đồng rộng, ông tiếp tục đi cho đến lúc mặt trời mọc. Trông thấy xa xa một toà lâu đài đồ sộ, ông phấn khởi hy vọng có thể tìm thấy ở đó những gì muốn biết. Khi tới gần, ông nhận thấy đó là một cung điện lộng lẫy hay đúng hơn là một lâu đài kiên cố xây bằng đá cẩm thạch đen nhẵn bóng, giát thép ròng long lanh như một tấm gương. Khoan khoái vì đã lâu không được thấy gì xứng đáng để thoả mãn tính hiếu kỳ, ông dừng lại trước mặt tiền toà lâu đài và chăm chú ngắm nhìn.

Rồi ông đi tới tận chiếc cổng có hai cánh cửa mà một cánh mở toang. Dù ông có thể tự do bước vào, nhưng cẩn thận ông vẫn giơ tay gõ. Cú gõ nhẹ nhàng và ông chờ một lát nhưng chẳng thấy có ai ra, ông cho là chắc chủ nhân không nghe thấy. Vì vậy ông gõ lần thứ hai mạnh hơn, nhưng vẫn chẳng nhìn thấy, chẳng nghe thấy ai đi ra, ông gõ mạnh hơn, nhưng vẫn chẳng thấy có bóng người nào. Ông vô cùng kinh ngạc vì không ai có thể ngờ là một cái lâu đài được bảo vệ, giữ gìn như thế mà lại bị bỏ hoang. “Nếu không có người nào cả – ông tự nhủ – thì ta chẳng có gì mà ngại, nếu có người nào đọ, ta cũng đã có vũ khí để tự vệ rồi”.

Cuối cùng, nhà vua mạnh dạn bước vào, và vừa đi trong tiền sảnh vừa kêu to: “Có ai ở đây không? Có ai đế tiếp một người khách lạ đi qua đang cần có chỗ nghỉ ngơi và giải khát?” Ông nhắc đi nhắc lại như thế hai, ba lần nhưng dù lớn tiếng vẫn chẳng có ai đáp lại. Sự vắng lặng này càng làm nhà vua ngạc nhiên hơn. Ông đi tới một cái sân rất rộng, nhìn khắp xung quanh xem có phát hiện ra một người nào không, nhưng chẳng nhìn thấy bất cứ một sinh vật nào…

– Nhưng, tâu bệ hạ – Đến đây, Scheherazade nói – ánh sáng ban ngày tới bắt thần thiếp phải im tiếng rồi!

– Ôi! Chị của em – Dinarzade nói – Chị dừng lại giữa chỗ hay nhất!

– Đúng vậy – Hoàng hậu đáp – Nhưng, em ơi, cần phải vậy. Còn phụ thuộc vào hoàng thượng lãnh chúa của chị, là em có được nghe tiếp vào ngày mai hay không.

Chẳng phải chỉ vì muốn làm cho Dinarzade vui lòng Schahriar lại để cho hoàng hậu sống thêm một ngày nữa, mà chính hoàng đế cũng muốn được thoả mãn tính hiếu kỳ ,muốn biết có gì đã xảy ra trong lâu đài đó.
 

o O o

Dinarzade không quên đánh thức hoàng hậu vào cuối đêm nay:

– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị không còn ngủ nữa, thì chị hãy kể xem có gì xảy ra trong cái lâu đài tráng lệ mà chị bỏ lại hôm qua, trong lúc chờ đợi trời sáng, chắc chẳng còn bao lâu nữa.

Scheherazade liền kể tiếp, luôn hướng về vua Schahriar:

– Tâu hoàng thượng, vị quốc vương đó vậy là chẳng thấy một ai trong sân nên ông bước vào các đại sảnh mà thảm chùi chân bằng lụa quí, những bục bệ và tràng kỷ đều phủ vải La Mecque, các cửa sổ đều treo điềm bằng những thứ vải quý Ản Độ óng ánh sợi vàng sợi bạc. Rồi ông bước vào một phòng khách lộng lẫy chính giữa là một chiếc bể lớn mà mỗi góc đặt một tượng sư tử bằng vàng. Bốn con sư tử nhả nước qua miệng chúng vào bể và những tia nước đó khi rơi xuống làm thành những hạt kim cương và ngọc trai. Ở giữa bể lại có một vòi phun nữa, tia nước vọt lên chạm vòm trần chạm trổ những hoa văn sặc sỡ.

Ba phía của toà lâu đài là vườn cây và những luống hoa, những hồ nước, những cụm cây và hàng ngàn những vật trang trí… đều làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà uy nghi đồ sộ. Và cái làm cho chốn này càng thêm tuyệt diệu là vô vàn chim chóc cất lên những tiếng hót du dương, tràn đầy khoảng không gian tĩnh mịch.

Nhà vua dạo bước khắp nơi, từ phòng này sang phòng khác, thấy tất cả đều lớn lao đẹp đẽ. Khi thấy thấm mệt vì đi nhiều, ông ngồi nghỉ trong một căn phòng có cửa mở ra vườn, nhớ lại tất cả những gì đã thấy và lúc này đang trông thấy, ông suy nghĩ lan man về mọi khía cạnh các sự vật khác nhau, bỗng vẳng đến tai một tiếng rên kèm theo là những tiếng kêu than thảm thiết. Ông lắng tai và nghe rõ ràng tiếng nói nhuốm vẻ đau buồn không sao nhầm được: “Ôi! Số mệnh trớ trêu! Nếu ngươi không thể cho ta hưởng lâu dài một cuộc sống hạnh phúc, muốn biến ta thành một con người bất hạnh nhất thế gian, thì hãy thôi hành hạ ta và tới đây bằng một cái chết mau chóng, chấm dứt nỗi đau của ta đi. Than ôi? Sao ta lại vẫn còn sống sau bao nhiêu đòn tra tấn hành hạ mà ta phải hứng chịu? Có thể như thế được không?”.

Xiết bao xúc động nghe những lời kêu than thảm thiết như vậy, nhà vua đứng lên và đi về phía phát ra những lời nói đó. Tới trước một gian phòng lớn, ông mở cửa và nhìn thấy một thanh niên khôi ngô tuấn tú ăn vận sang trọng ngồi trên một cái ngai cao hơn mặt đất một chút. Vẻ buồn khổ hiện lên khuôn mặt. Nhà vua đi tới gần và nghiêng người chào. Người thanh niên chào lại cúi đầu rất thấp, và vẫn cúi đầu như thế, chàng nói: !’Thưa ngài, đáng lẽ ra tôi phải đi tới để tiếp rước ngài với tất cả tấm lòng kính trọng mới xứng đáng với ngài, nhưng vì vấp phải một trở ngại vô cùng to lớn, mong được ngài thể tất cho”. Nhà vua vội đáp: “Thưa ngài, tôi vô cùng biết ơn lời nói tốt đẹp ngài đã nói về tôi. Còn về việc ngài chẳng tiện đứng lên thì dù vì lý do nào đi nữa, tôi cũng rất vui lòng chấp nhận. Chú ý vì những lời than vãn, thông cảm với nỗi khổ đau của ngài nên tôi tới để mong được giúp ngài. Nếu Thượng đế dạy tôi phải đem đến sự an ủi cho nỗi khổ đau của ngài, tôi sẽ làm hết sức mình. Tôi mong là ngài sẽ vui lòng kể lại cho tôi hay nỗi bất hạnh của ngài. Nhưng xin làm ơn, trước hết hãy cho tôi biết về cái hồ nước ở gần ngay đây mà trong đó người ta thấy những con cá có bốn màu khác nhau là thế nào. Còn cái lâu đài này là thế nào, tại sao ngài lại ở đây và nguyên cớ vì sao lại chỉ có một mình ngài?”. Thay vì trả lời những câu hỏi đó thì chàng thanh niên lại cất tiếng khóc thật là ai oán: “Ôi! Số mệnh sao mà đa đoan! Nó thích dìm xuống bùn đen những người mà chính nó đã đưa lên đến mây xanh. Đâu là những người được hưởng thụ một hạnh phúc yên bình mà số mệnh ban cho, những người có cả những chuỗi ngày thanh cao và trong sáng?

Nhà vua xúc động và thương cảm thấy chàng thanh niên ở trong cái tình trạng bi thảm đó, khẩn khoản chàng nói lên nguyên do của sự khổ ải lớn lao này. Chàng thanh niên nói: “Ôi, thưa ngài, làm sao mà tôi ngăn được nỗi buồn đau? Và có cách gì mà đôi mắt tôi chẳng biến thành những dòng suối lệ không bao giờ cạn?”. Nói đến đây, chàng vén gấu áo lên để cho nhà vua thấy chàng chỉ là người từ đầu xuống đến thắt lưng, còn nửa kia cơ thế là đá cẩm thạch đen…

Đến đoạn này Scheherazade dừng lại để chỉ cho hoàng đế các quốc gia Ấn Độ là trời đã rạng. Schahriar vô cùng thích thú về những gì vừa nghe và cảm thấy long mình như có cái gì dìu dịu trước Scheherazade. Ông quyết định để cho nàng sống trọn một tháng. Ông đứng lên cũng như mọi khi nhưng chẳng nói cho nàng hay quyết định của mình.
 

o O o

Dinarzade nóng lòng muốn được nghe nốt câu chuyện bỏ dở đêm hôm trước, nên đánh thức chị dậy rất sớm:

– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị không ngủ thì xin chị kể nốt câu chuyện vô cùng kỳ lạ mà chị phải bỏ dở hôm qua đi?

– Chị đồng ý – Hoàng hậu đáp – Hãy nghe chị nhé. Chắc là em cũng thấy là vị quốc vương đó ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy cái tình trạng thật là bi thảm của chàng thanh niên, ông bảo chàng: “Tình trạng mà ngài vừa chỉ cho tôi thấy đó, không những làm tôi kinh sợ mà còn khơi dậy trí tò mò của tôi, tôi nóng lòng muốn nghe chuyện của ngài chắc hẳn là hết sửc kỳ lạ và tôi cũng thấy chắc chắn là cái hồ nước và những con cá cũng có phần đóng góp trong đó. Vì vậy, tôi xin ngài hãy bình tâm kể cho tôi nghe, ngài sẽ thấy một điều gì đó như một sự an ủi, vì kinh nghiệm cho thấy là những người đang nặng lòng vì khổ đau sẽ thấy nhẹ nhõm phần nào khi được thổ lộ tâm sự của mình.

– Tôi chẳng muốn khước từ việc làm cho ngài được có niềm vui đó – Chàng thanh niên nói – Dù rằng kể ra để ngài nghe tôi chẳng khỏi khuấy lại nỗi đau thắt ruột của mình. Nhưng tôi cũng xin báo trước để ngài chuẩn bị đôi tai, chuẩn bị tinh thần và cả đôi mắt nữa để đón nhận những sự vật nó vượt xa tất cả những gì mà óc tưởng tượng có thể tiếp nhận được vì nó vô cùng kỳ dị.

– Ngày xưa có một ông vua – Vị tể tướng kể – Có một hoàng tử rất ham mê săn bắn.

Nhà vua cho phép chàng được đi săn luôn luôn nhưng lệnh cho tể tướng là phải theo sát và không lúc nào được rời mắt quan tâm chăm sóc chàng. Trong một ngày săn, những tuỳ tùng sục sạo lùa ra được một chú hoẵng. Hoàng tử rượt ngựa đuổi theo, vẫn tưởng là tể tướng luôn ở sát bên mình nên chẳng cần suy nghĩ mà cứ phóng tâm theo miết con mồi. Sự hào hứng đã đưa chàng đi quá xa, và lúc này trơ trọi chỉ còn một mình. Chàng ngừng lại, nhận thấy mình đã lạc đường. Chàng muốn quay lại chỗ viên tể tướng chắc là chậm chân nên không theo kịp mình. Quay hết ngả này sang ngả khác cũng chẳng tìm được đường về. Đúng là chàng đã bị lạc. Bỗng chàng thấy một thiếu phụ xinh đẹp đứng bên lề đường khóc lóc thảm thiết. Chàng kìm cương ngựa hỏi nàng là ai, làm gì một mình ở cái chốn vắng vẻ này và có cần giúp đỡ gì không. Nàng ngừng khóc, đáp:

– Thiếp là con gái quốc vương Ấn Độ. Cưỡi ngựa đi dạo vùng thôn dã, thiếp đã ngủ gật và bị ngã ngựa. Con ngựa đã lồng lên và chạy mất, thiếp chẳng biết bây giờ nó ở đâu nữa.

Hoàng tử trẻ động lòng trắc ẩn, sẵn lòng để nàng cưỡi ngựa cùng mình. Nàng nhận lời.

Họ đi ngang qua một túp lều, thiếu phụ tỏ ý muốn xuống vì một việc cần thiết gì đó. Hoàng tử dừng ngựa đỡ nàng xuống và chính chàng cũng xuống ngựa, cầm cương dắt con vật tới sát túp lều. Kinh ngạc xiết bao khi chàng nghe tiếng người thiếu phụ ở bên trong nói như thế này: “Hãy vui lên các con, ta đã đưa về cho các con một chàng trai đẹp đẽ và thật béo tốt”, và những tiếng khác đáp ngay: “Nó đâu nào, mẹ ơi? Phải ăn thịt nó ngay mới được, chúng con đang đói ngấu đây!”.

Không phải nghe thêm câu nào nữa, hoàng tử đã thấy ngay mình đang trong vòng nguy hỉểm. Chàng thấy rõ là người thiếu phụ tự nhận là công chúa Ấn Độ chỉ là một con nữ quái, vợ của một trong những tên quỉ man rợ được mệnh danh là yêu quái khổng lồ chuyên ăn thịt người. Chúng trú ẩn ở những nơi hoang vắng và dùng muôn phương nghìn kế để lừa bắt những khách qua đường đem về làm thịt. Hoảng hốt rụng rời, chàng phốc nhanh lên mình ngựa. Con nữ yêu giả danh là công chúa từ túp lều bước ra thấy âm mưu của mình đã bị lộ, vội kêu: “Này, đừng sợ! Chàng là ai? Chàng tìm gì vậy?” – “Tôi bị lạc – Hoàng tử đáp – Và tôi tìm đường” – “Nếu bị lạc đường thì hãy cầu xin Thượng đế, Người sẽ giúp chàng thoát khỏi sự bối rối kinh hoàng”.

Nghe vậy, hoàng tử ngẩng đầu lên cao…

– Nhưng tâu bệ hạ – Tới đây, Scheherazade nói – Thiếp buộc phải tạm ngừng câu chuyện. Ánh sáng bình minh đã bắt thiếp phải im rồi.

– Chị ơi? Em lo quá, không biết rồi chàng hoàng tử đó ra sao. Em run cho chàng đấy chị ạ.

– Sáng mai, chị sẽ làm cho em hết lo nếu Thánh thượng còn cho chị được sống đến lúc đó.

Schahriar cũng tò mò muốn biết câu chuyện sẽ kết thúc ra sao, nên chưa bắt tội hoàng hậu Scheherazade vội.
 

Dinarzade rất muốn nghe đoạn cuối chuyện chàng hoàng tử trẻ nên đêm nay nàng thức giấc sớm hơn mọi khi. Nàng nói với chị:

– Chị của em, nếu chị không còn ngủ nữa thì chị hãy kể nốt cho em nghe câu chuyện chị đã bắt đầu ngày hôm qua. Em rất quan tâm tới số phận của chàng hoàng tử trẻ. Em sợ chết đi được nếu chàng bị mụ yêu quái và lũ con của mụ ăn thịt.

Schahriar thấy là mình cũng cùng lo sợ như thế.

– Vậy thì, tâu bệ hạ – Hoàng hậu nói – Thiếp sẽ giải toả cho bệ hạ nỗi lo đó ngay bây giờ.

“- Sau khi công chúa Ân Độ giả bảo chàng hoàng tử trẻ khẩn cầu Thượng đế, vì chàng không tin lời mụ nói là thành thực mà vẫn coi mình là miếng mồi ngon của mụ nên chàng giơ cao hai tay lên trời và cầu khấn:

– Thượng đế tối cao và đầy quyền lực, xin Người hãy soi xét và cứu con ra khỏi bàn tay của kẻ thù này!

Nghe thấy thế, vợ tên yêu quái vội rút vào trong lều, còn chàng hoàng tử trẻ cũng phóng ngựa thật nhanh. May thay tìm thấy đường đi, chàng an toàn trở về với vua cha và thuật lại tỉ mỉ mối hiểm nguy vừa trải qua vì lỗi của viên tể tướng. Nhà vua tức giận, ngay lập tức ra lệnh treo cổ viên quan đại thần.

– Tâu bệ hạ – Viên tể tướng của nhà vua Hi Lạp nói tiếp – Để trở lại với thầy thuốc Douban, nếu bệ hạ không cảnh giác thì sẽ vô cùng tai hại nếu đặt trọn niềm tin vào hắn. Thần biết chắc chắn là kẻ thù của bệ hạ đã phái hắn tới đây để chờ thời cơ ám sát Người. Hắn đã chữa cho bệ hạ khỏi bệnh, có phải thế không ạ, nhưng ồ, ai mà dám chắc? Có thể chỉ là tạm thời chứ không phải là căn bản. Ai biết được là môn thuốc đó, với thời gian, không để lại di chứng có hại?

Quốc vương Hi Lạp, cũng như mọi ông vua, trí tuệ thường hạn chế, không đủ trí thông minh để nhận thấy ác ý của viên tể tướng cũng không đủ tính quyết đoán để kiên trì tình cảm đầu tiên của mình. Những lời nói của hắn làm cho nhà vua dao động. Ông nói:

– Tể tướng ạ, nhà ngươi có lý. Đúng là có thể hắn cố tình tới đây để ám hại ta. Hắn hoàn toàn có thể giết ta chỉ bằng một loại độc dược nào đó. Bây giờ cần phải làm gì đây?

Viên tể tướng thấy nhà vua đã ngả nghiêng như ý mong muốn:

– Tâu bệ hạ – Y nói – Cách thức chắc chắn và nhanh chóng nhất để bảo đảm cuộc sống yên bình của Người là cho tìm ngay thầy thuốc Douban tới và chặt đầu hắn không chậm trễ.

– Đúng là – Vua nói – Phải như thế thì mới kịp thời ngăn chặn được ý đồ của hắn.

Nói xong, nhà vua truyền cho một võ quan lệnh triệu ngay viên thầy thuốc tới. Ông này không rõ vua đòi mình có việc gì, vội tới ngay cung điện.

– Nhà ngươi có biết – Vua nói khi nhìn thấy ông – Trẫm cho đòi nhà ngươi tới đây để làm gì không?

– Tâu bệ hạ, thần chưa rõ – Douban đáp – Mong được Người dạy bảo.

– Trẫm đòi ngươi tới – Vua lại nói – Để ta được giải thoát và cho nhà ngươi sang thế giới bên kia.

Không sao tả được sự kinh ngạc bàng hoàng của viên thầy thuốc khi nghe nhà vua tuyên án tử hình mình.

– Tâu bệ hạ – Ông nói – Vì lý do gì mà Người bắt thần phải chết? Thần đã phạm tội gì?

– Ta được biết rõ ràng – Nhà vua bảo – Ngươi là một tên gian tế tới đây để tìm cách ám hại ta. Nhưng để nhà ngươi không thực hiện được ý đồ đen tối đó, ta phải giết người. Hãy bắt lấy hắn – Nhà vua bảo đao phủ cũng có mặt tại đó – Và hãy chặt ngay đầu tên vô lại này đã lọt vào cung đình chỉ để ám sát ta.

Nghe cái lệnh ác độc tàn nhẫn này, viên thầy thuốc hiểu ra là tất cả những vinh dự và của cải mà ông ta được hưởng đã làm dấy lên sự đố kỵ của kẻ thù và ông vua hèn yếu này đã bị những lời xúc xiểm lôi cuốn. Ông hối hận là đã chữa lành bệnh hủi cho nhà vua, nhưng đó là một sự hối hận muộn màng.

– Có phải đó là cách mà bệ hạ ban thưởng cho thần sau khi đã tận tâm phục vụ Người?

Nhà vua không nghe và ra lệnh lần thứ hai cho đao phủ phải thi hành bản án. Viên thầy thuốc đành phải cầu cứu đến sự khẩn nài:

– Ôi! Bệ hạ – Ông ta kêu lên – Xin hãy để thần được sống. Thượng đế cũng sẽ kéo dài sự sống của Người. Đừng bắt thần phải chết kẻo rồi Thượng đế cũng sẽ xử sự giống như thế với Người ?

Đến quãng này thì lão đánh cá ngừng lời để bảo hung thần:

– Này, này linh thần! Nhà ngươi thấy đấy, những gì xảy ra giữa quốc vương Hi Lạp với thầy thuốc Douban cũng chẳng khác gì chuyện xảy ra giữa hai chúng ta.

– Quốc vương Hi Lạp – Lão đánh cá nói tiếp – Đáng lẽ phải suy nghĩ về lời khẩn cầu của người thầy thuốc nhân danh Thượng đế thì lại bằng giọng cay nghiệt bảo ông:

“Không, không ! Bắt ngươi phải chết, đó là việc vô cùng khẩn thiết. Nhà ngươi có thể bất ngờ lấy đi mạng sống của ta chẳng khác gì ngươi đã chữa cho ta khỏi bệnh hủi vậy”.

Người thầy thuốc khóc ròng, kêu than thảm thiết vì thấy mình bị đối xử thật bất công bạc bẽo; hết lòng hết sức phục vụ nhà vua để bây giờ phải nhận lấy cái chết đền ơn.Tên đao phủ bịt mắt, trói hai tay ông ta lại và từ từ rút gươm ra khỏi vỏ.

Tất cả các quan đại thần có mặt tại đó đều vô cùng xúc động, quỳ xuống xin ân xá cho người thầy thuốc, cam đoan ông ta không phải là thủ phạm và bảo lãnh cho sự vô tội của ông. Nhưng nhà vua không lay chuyển, khăng khăng một mực xử tử người thầy thuốc khiến các quan chàng dám nài xin.

Người thầy thuốc vẫn quì, mắt bị băng kín, sẵn sàng nhận lưỡi gươm oan nghiệt, tâu một lần nữa với nhà vua Hi Lạp:

– Tâu bệ hạ, v ì Người đã quyết không thu hồi lại lệnh tử hình đối với thần, xin Người hãy rộng lóng cho phép thần được trở về nhà dặn dò về việc tang ma cho thần, vĩnh biệt gia đình lần cuối, phân phát của bố thí và bàn giao những sách quí của thần cho những người có khả năng sử dụng tốt. Trong số sách đó thần có một cuốn mà thần muốn dâng lên bệ hạ. Đó là một cuốn sách đặc biệt quý vô giá, đáng được giữ trong kho của triều đình.

– Này, cuốn sách đó vì sao lại quý tới mức như nhà ngươi nói đó ? – Vua tò mò hỏi.

– Tâu bệ hạ – Người thầy thuốc nói – Vì nó chứa đựng vô vàn những điều kỳ lạ mà điều lạ nhất là khi người ta đã chặt đầu thần, nếu bệ hạ hạ cố mở cuốn sách ra đến trang thứ sáu và đọc dòng thứ ba của trang sách bên tay trái, cái đầu của thần sẽ trả lời tất cả những câu hỏi mà bệ hạ đặt ra với thần.

Nhà vua, tò mò muốn chứng kiến một sự kiện vô cùng kỳ lạ, bằng lòng lui lại cái chết của ông thầy thuốc sang ngày hôm sau và cho thị vệ dẫn ông ta về nhà dưới sự canh gác cẩn mật.

Người thầy thuốc, trong lúc đó, sắp xếp nhà cửa, ổn định lại trật tự. Tiếng đồn lan rộng là sẽ xảy ra một điều kỳ diệu chưa từng có sau cái chết của người thầy thuốc khiến cho các tể tướng, các đại thần các võ quan túc vệ, tóm lại! à toàn triều đình nô nức kéo đến cung điện để được mắt thấy tai nghe.

Chẳng mấy chốc mọi người thấy thầy thuốc Douban đi tới gần ngai vàng với một quyển sách lớn trong tay. Ông đòi mang tới một cái chậu to, đặt tờ bọc sách vào trong chậu và đưa cuốn sách cho nhà vua, nói:

– Tâu bệ hạ, xin Người cầm lấy quyển sách này và khi đầu thần đã bị chặt, bệ hạ cho đặt nó ngay trên tấm bìa sách đặt trong chậu. Ngay tức thì, máu sẽ thôi chảy, lúc đó bệ hạ sẽ mỏ sách ra và tất cả những yêu cầu của Người sẽ được đáp ứng. Nhưng muôn tâu – Ông nói thêm – Một lần nữa thần van. xin Người hãy mở lượng hải hà, Thượng đế chứng giám cho thần là thần hoàn toàn vô tội.

– Dù nhà ngươi có cầu xin thế nào – Nhà vua nói – thì cũng vô ích mà thôi. Và để nghe cái đầu nhà ngươi nói sau khi ngươi đã chết, ta càng muốn nhà ngươi phải chết.

Nói xong, nhà vua cầm lấy quyển sách trong tay người thầy thuốc rồi ra lệnh cho đao phủ làm nhiệm vụ.

Cái đầu được chặt thật khéo, rơi ngay vào trong chậu, và vừa được đặt trên tấm bìa thì máu ngừng chảy. Thế rồi, dưới sự vô cùng ngạc nhiên của nhà vua và tất cả những người có mặt, cái đầu mở mắt ra và nói:

– Tâu bệ hạ, xin Người hãy mở sách.

Nhà vua nghe theo. Và thấy tờ sách thứ nhất như muốn dính vào tờ sách thứ hai. Để mở cho dễ, nhà vua đưa ngón tay lên miệng dấp nước bọt vào và cứ làm thế cho đến trang sách thứ sáu, nhưng chẳng thấy trang nào có chữ. Nhà vua nói với cái đầu:

– Này thầy thuốc! Chẳng có chữ viết nào cả.

– Bệ hạ hãy giở thêm vài tờ nữa xem? – Cái đầu bảo.

Nhà vua tiếp tục giở hết trang nọ đến trang kia và vẫn đưa tay lên miệng dấp nước miếng như thế cho đến khi thuốc độc đã được tẩm vào mỗi trang giấy phát huy hiệu quả, vị quốc vương này thấy toàn thân ớn lạnh, mắt mờ đi rồi ngã lăn xuống cạnh ngai vàng, cơ thể co quắp và rung lên bần bật…”.

Đến đây, Scheherazade thấy trời đã sáng liền tâu hoàng đế rồi ngừng lời…

– Ôi! Chị thân yêu – Dinarzade nói – Thật là bực mình mà chị không còn thời gian để kể hết chuyện này! Em sẽ không sao nguôi được nếu hôm nay chị không còn nữa.

– Em ơi? – Hoàng hậu Scheherazade nói – Điều này còn phụ thuộc vào hoàng đế, nhưng chúng ta hãy hy vọng là Người rộng lượng lui cái chết của chị đến ngày mai.

Đúng như vậy, vua Schahriar, không những không ra lệnh cho hành quyết nàng ngày hôm đó, mà còn nóng lòng đợi đêm sau để được nghe nốt đoạn cuối câu chuyện nhà vua Hi Lạp và đoạn tiếp theo của câu chuyện người đánh cá và lão hung thần.
 

Dù rất tò mò muốn nghe nốt câu chuyện về ông vua Hi Lạp, Dinarzade cũng không sao thức dậy được sớm như mọi đêm. Thậm chí trời đã rạng sáng khi nàng bảo hoàng hậu:

– Chị thân yêu, xin chị kể tiếp câu chuyện kỳ thú về nhà vua Hi Lạp đi, mau lên chỉ vì chẳng còn mấy chốc nữa mà trời sáng rõ rồi.

– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Khi thầy thuốc Douban hay đúng hơn là cái đầu của ông thầy thuốc thấy là độc dược đã phát huy tác dụng và nhà vua chỉ còn sống một thời gian ngắn nữa thôi nên nói lớn:

– Hôn quân! Ngươi đã hành động như tất cả bọn vua chúa bạo ngược, cậy quyền thế hãm hại những người vô tội. Không sớm thì muộn ,Thượng đế cũng sẽ trừng trị chúng vì tội bất công và độc ác.

Cái đầu chỉ vừa dứt lời thì tên vua hung ác đã lăn ra chết hẳn, chấm hết sự thoi thóp từ nãy tới giờ. “Tâu bệ hạ – Scheherazade tiếp – Đó là cái chết của quốc vương Hi Lạp và thầy thuốc Douban. Bây giờ phải quay trở lại chuyện người đánh cá và lão hung thần. Nhưng trời đã sáng hắn rồi”.

Vua Schahriar, giờ giấc đều đã được vạch sẵn không thể nghe thêm được nữa nên đứng dậy. Và thấy cần phải nghe tiếp câu chuyện người đánh cá và lão hung thần, ông lệnh cho hoàng hậu chuẩn bị kỹ để kể cho ông nghe vào đêm sau.
 

Dinarzade bù cho đêm trước, đậy khi còn rất lâu trời mới sáng, gọi Scheherazade:

– Chị ơi! Nếu không còn ngủ nữa thì em xin chị hãy kể nốt chuyện người đánh cá và lão hung thần cho cả hoàng đế và em nghe đi vì chị biết đấy cả Người cũng đang nóng lòng muốn biết câu chuyện sẽ ra sao đây.

– Được em ạ – Hoàng hậu nói – Chị sẽ thoả mãn trí tò mò của Người cũng như của em.

Rồi quay sang vua Schahriar, nàng nói:

“Tâu bệ hạ, ngay sau khi kể xong chuyện nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban, lão đánh cá liền bảo hung thần vẫn bị nhốt trong bình:

– Nếu nhà vua Hi Lạp để cho người thầy thuốc được sống thì Thượng đế cũng để cho nhà vua được sống nhưng ông ta đã chẳng thèm đếm xỉa gì đến những lời khẩn cầu hết sức tha thiết của ông thầy thuốc nên đã bị Thượng đế trừng phạt. Ngươi hãy lấy đó làm gương, hỡi hung thần? Nếu ta có thể làm cho ngươi mủi lòng và được nhà ngươi chiếu cố thì lúc này đây ta sẽ rủ lòng thương tình trạng nhà ngươi, nhưng vì mặc dầu ta đã thi ân cực kỳ lớn là giải phóng cho ngươi khỏi cuộc sống tù hãm hàng ngàn năm, nhưng nhà ngươi đã lấy ân làm oán vẫn kiên trì muốn giết ta vì vậy đến lượt mình, ta cũng phải tỏ ra tàn nhẫn không chút thương hại đối với nhà ngươi. Nhà ngươi vẫn phải ở trong chiếc bình này và ta sẽ đem ném ngươi xuống biển cho nhà ngươi nằm trong đó đến ngày tận thế. Đó là sự trả hận của ta đối với nhà ngươi.

Lão đánh cá, bạn của ta? – Hung thần vội vã nói – Một lần nữa, ta xin nhà ngươi chớ nên làm chuyện ác độc như vậy. Chẳng hay ho gì chuyện trả thù mà ngược lại nên lấy ân trả oán thì tốt hơn. Chớ nên đối xử với ta như ngày xưa Imama đối xử với Ateca.

Thế Imama đã làm gì Ateca? – Lão đánh cá hỏi.

– Ôi! Nếu ngươi muốn biết chuyện đó – Hung thần nói – Thì hãy mở cái nắp bình này cho ta ra ngoài. Nhà ngươi cho là ta nằm trong cái nhà tù chật hẹp này mà hào hứng kể chuyện cho nhà ngươi nghe sao? Ta sẽ kể bao lâu cũng được khi nhà ngươi cho ta ra khỏi đây.

– Không – Lão đánh cá nói – Ta sẽ không thả nhà ngươi đâu, đừng có nhiều lời. Ta sẽ dìm nhà ngươi xuống tận đáy biển.

– Hãy nghe ta nói đã, lão đánh cá ơi? – Hung thần hoảng hốt kêu lên – Ta hứa sẽ không làm hại nhà ngươi một tí nào. Ngược lại, ta sẽ bày cho nhà ngươi cách để trở nên giàu có nứt đố đổ vách.

Hy vọng thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ làm cho lão đánh cá dịu đi một chút.

– Ta có thể nghe ngươi – Lão nói- Nếu lời ngươi nói có gì đó ích lợi. Nhà ngươi hãy thề, nhân danh Thượng đế tối cao, là lời ngươi nói xuất phát từ thiện ý thì ta sẽ mở nắp bình cho ngươi ra. Ta không tin là ngươi dám táo gan để bước qua lời thề như vậy.

Hung thần cất lời thề và lão đánh cá liền mở nắp bình. Lập tức khói tuôn ra và hung thần lấy lại vóc dáng của mình giống như lần trước. Việc đầu tiên lão ta làm là giơ chân đá chiếc bình lăn xuống biển. Hành động này làm người đánh cá hoảng hốt:

– Hung thần? Thế là nghĩa làm sao? Ngươi không muốn giữ lời mà ngươi vừa thề ư? Và liệu ta có phải nói như người thầy thuốc đã nói với quốc vương HI Lạp: “Hãy để cho thần sống và Thượng đế sẽ cho bệ hạ trường thọ?”
Sự sợ hãi của người đánh cá làm hung thần bật cười, vội đáp:

– Không! Lão hãy yên tâm! Ta hất cái bình đi chỉ để đùa vui thôi và cũng để xem nhà ngươi có hoảng sợ không mà thôi. Và để chứng tỏ là ta giữ lời hứa, nhà ngươi hãy vác lưới đi theo ta.

Nói xong, hung thần bước đi trước, còn lão đánh cá vội vã vác lưới lên vai bước theo sau, trong bụng vẫn còn nghi ngờ. Họ đi qua thành phố, trèo lên đỉnh một ngọn núi và xuống rồi xuyên qua một bình nguyên rộng dẫn tới một cái hồ lớn giữa bốn ngọn đồi.

Khi tới bờ hồ, hung thần bảo lão đánh cá:

– Nhà ngươi buông lưới và vớt cá lên đi!

Lão đánh cá chẳng nghi ngờ là không vớt được cá vì lão trông thấy cá lúc nhúc trong đầm nhưng điều làm lão hết sức ngạc nhiên là mỗi con cá đều có màu sắc khác nhau, tất cả có bốn màu: trắng, đỏ, xanh và vàng. Lão buông lưới và vớt lên được bốn con, mỗi con một màu như đã nói trên. Vì chưa từng bao giờ được thấy như vậy nên lão không ngừng ngắm nghía và ước lượng là sẽ bán được rất nhiều tiền, trong lòng mừng vui khôn xiết.

– Nhà ngươi hãy đem những con cá này về – Hung thần bảo – Và đưa dâng hoàng đế, Người sẽ cho tiền, nhà ngươi tiêu suốt đời chưa hết. Nhà ngươi có thể hàng ngày tới hồ này đánh cá, nhưng báo cho ngươi biết là môi ngày chỉ được thả lưới một lần, nếu không thì sẽ mang hoạ đấy, phải cẩn thận. Đó là điều ta khuyên ngươi. Nếu ngươi làm theo thì tất cả đều tốt.

Nói xong hung thần dậm mạnh chân, mặt đất mở ra và lại khép kín ngay lại khi hung thần đã thụt xuống.

Lão đánh cá quyết làm theo từng điểm một những lời khuyên của hung thần. Không bao giờ buông lưới hai lần trong ngày. Lão trở lại đường vào thành phố, hài lòng với mẻ cá và suy nghĩ lan man về chuyện vừa xảy ra. Lão đi thẳng tới cung điện hoàng đế để phô bày những con cá vừa đánh được…”

– Nhưng, tâu bệ hạ – Scheherazade thưa – thần thiếp đã thấy mặt trời lên, thiếp phải dừng lại ở đoạn này thôi.

– Chị ơi! – Dinarzade nói – Sao mà những chi tiết cuối cùng chị vừa kể ly kỳ đến vậy! Em thấy khó mà tin được là từ đây trở đi chị lại có thể kể được những chuyện khác ly kỳ hơn.

– Em thân yêu! – Hoàng hậu Scheherazade nói – Nếu hoàng đế, chúa của chị còn để cho chị đến ngày mai thì chị chắc là em sẽ thấy đoạn tiếp theo chuyện lão đánh cá còn ly kỳ hơn đoạn đầu và hấp dẫn không có gì so sánh được.

Schahriar tò mò muốn biết đoạn kết chuyện lão đánh cá có đúng như lời hoàng hậu đã hứa hẹn không, nên lại lui ngày thi hành điều luật tàn khốc mà chính ông đã soạn thảo đến hôm sau.
 

Vào cuối đêm, Dinarzade gọi hoàng hậu và nói với nàng:

– Chị ơi? Nếu chị không ngủ nữa, chờ trời sáng xin chị kể tiếp chuyện lão đánh cá đi? Em đang rất nóng lòng muốn nghe.

Scheherazade, được phép của hoàng đế, liền tiếp tục câu chuyện như sau:

– Tâu bệ hạ, thần thiếp, dành cho bệ hạ suy nghĩ về sự ngạc nhiên của vị quốc vương đó khi nhìn thấy bốn con cá mà người đánh cá vừa mang lại. Ông cầm hết con nọ đến con kia lên để ngắm nghía khá lâu. Sau đó, ông bảo viên tể tướng: “Nhà ngươi đem mấy con cá này trao cho người đầu bếp giỏi mà quốc vương Hi Lạp triều cống. Ta tin rằng chúng đẹp như thế thì thịt phải rất ngon”. Viên tể tướng tự mình đem đến nhà bếp trao cho người đầu bếp bảo: “Đây là bốn con cá đặc biệt người ta vừa đem dâng hoàng đế, Người lệnh cho nhà ngươi phải nấu nướng cho thật ngon lành”. Xong việc, viên tể tướng trở về gặp nhà vua và được lệnh đem thưởng cho lão đánh cá bốn trăm đồng tiền vàng. Tể tướng tuân lệnh ngay. Lão đánh cá chưa bao giờ được nắm trong tay, chỉ một lần, khoản tiền lớn như vậy nên hết sức mừng rỡ, và coi như đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng sau đó mới dần thấy hoàn toàn là thật vì khoản tiền đó đã đáp ứng quá đủ cho những nhu cầu của gia đình.

– Nhưng mà, tâu bệ hạ – Scheherazade nói tiếp – Sau khi đã nói về người đánh cá, chúng ta cũng phải nói tới người đầu bếp của nhà vua mà lúc này đang trong tình trạng vô cùng lúng túng. Sau khi đã làm cá sạch sẽ, bà ta bỏ vào chảo, cho mỡ vào rán. Khi thấy một bên đã rán kĩ, bà lật cá lên để rán nốt nửa bên kia thì… ồ, một điều kỳ lạ phi thường? Tường nhà bếp nứt rộng và từ đó bước ra một thiếu phụ trẻ xinh đẹp ăn vận lộng lẫy kiểu Ai Cập với những hoa tai, vòng cổ và vòng tay vàng cẩn hồng ngọc. Nàng cầm trong tay một chiếc đũa. Nàng tới gần cái chảo rán cá trong sự ngạc nhiên kinh hoàng của bà đầu bếp lúc đó đang đứng ngây ra như một bức tượng, gõ đầu đũa vào một con cá và nói: “Cá, cá, mi có sẵn sàng làm bổn phận không?”. Con cá không nói gì cả, nàng nhắc lại câu đó và tức thì cả bốn con cá đều ngóc đầu liên và đồng thanh rành rọt: “Vâng, vâng, nếu các người đếm, chúng tôi cũng đếm; nếu các người trả nợ của các người, chúng tôi cũng trả nợ của chúng tôi; nếu các người chạy trốn, chúng tôi sẽ thắng và chúng tôi thật hài lòng”. Khi lũ cá dứt lời, thiếu phụ hắt đổ cái chảo và lại thụt vào chỗ kẽ tường nó khép lại ngay và bức tường lại y nguyên như cũ.

Bà đầu bếp mà tất cả cảnh tượng kỳ lạ đó làm cho kinh hãi, đã lấy lại được hồn vía, tới bếp để lật chiếc chảo gắp những con cá đã rơi cả vào trong bếp than hồng lên thì thấy chúng đã đen xì hơn cả than không sao ăn được nữa. Hoảng sợ và đau khổ, bà ta khóc rống lên: “Than ôi? Biết làm sao bây giờ? Liệu nhà vua có tin không khi tôi kể với Người tất cả những gì đã chứng kiến. Chắc chắn là Người sẽ không tin và sẽ trút giận vào tôi như thế nào đây?”

Trong lúc bà đầu bếp hoang mang buồn khổ như thế thì tể tướng đi vào và hỏi món cá đã xong chưa? Bà ta kể tất cả những gì đã xảy ra cho tể tướng nghe và chúng ta cũng thừa biết là ông đã kinh ngạc như thế nào. Nhưng chưa tâu bẩm gì với đi hoàng đế, ông bịa ra một chuyện gì đó làm cho nhà vua tin, đồng thời ông cho tìm lão đánh cá tới.

– Này, lão đánh cá – Ông bảo – Hãy mang lại đây ngay cho ta bốn con cá khác giống như những con trước vì đã có một vài trở ngại xảy ra nên đã không làm được món ăn đó dâng lên hoàng đế. Người đánh cá không cho tể tướng biết lời dặn của hung thần nhưng mượn cớ là đường xa nên chỉ có thể đưa cá tới vào sáng hôm sau.

Người đánh cá ngay trong đêm đó đã phải vác lưới lên đường và đến thẳng nơi có hồ cá. Ông ta buông lưới, kéo lên và thấy trong lưới đúng bốn con cá cũng như những con lần trước, mỗi con mang một màu khác nhau. Ông quay ngay trở về và mang cá trao cho tể tướng đúng thời gian như đã hứa. Vị đại thần nầy tự mình đem bốn con cá tới nhà bếp và ở luôn tại đó với bà đầu bếp. Bà này bắt đầu làm sạch mấy con cá, cho vào chảo mỡ, đặt lên bếp than như lần trước. Khi cá đã chín một phía bà đùng đũa lật lên và lại cũng như lần trước bức tường nhà bếp nứt dọc ra và một thiếu phụ trẻ xuất hiện với chiếc đũa trong tay. Nàng tới gần cái chảo, gõ đầu đũa vào một con cá, nói với chúng cũng những câu như lần trước và lũ cá ngóc đầu lên trả lời y như thế. Nhưng, tâu thánh thượng – Scheherazade nói – Kìa trờl hửng sáng đã không cho thần thiếp kể tiếp nữa. Những chi tiết mà thần thiếp vừa kể, thực ra, thật rất kỳ lạ, nhưng nếu còn được sống đến ngày mai, thần thiếp sẽ kể tiếp những chi tiết còn rất đáng được Người chú ý nghe. Vua Schahriar, cảm thấy đoạn tiếp tục của câu chuyện hẳn là phải vô cùng kỳ lạ nên quyết định sẽ nghe tiếp đêm sau.
 

– Chị thân yêu của em – Dinarzade theo thường lệ gọi chị – Nếu chị đã thức thì xin chị kể nốt câu chuyện rất hay về người đánh cá đi?

Hoàng hậu chẳng muốn để cô em phải cầu xin đến lần thứ hai, nên ngoảnh về phía nhà vua và tiếp tục kể như sau:

– Tâu chúa thượng, sau khi các con cá đã trả lời, người thiếu phụ lại lấy đầu chiếc đũa hất đổ cái chảo rồi lại rút vào kẽ nứt của tường bếp, nơi mà nàng bước ra, tường lại liền lại như cũ. Viên tể tướng được chứng kiến tất cả những gì đã xảy ra lẩm bẩm:

– Cái này thật kỳ dị quá và khác thường quá, không thể giấu giếm nhà vua được. Ta phải tâu lại Người cái sự việc phi thường này.

Và ông đi tìm nhà vua, tâu lại hoàn toàn sự thật.

Hoàng đế hết sức ngạc nhiên, nóng lòng muốn tận mắt mình nhìn thấy chuyện kỳ diệu này. Muốn vậy, ông cho đi tìm lão đánh cá tới bảo:

– Này anh bạn của ta! Ngươi có thể lại đem cho ta bốn con cá nữa với các màu khác nhau không?

Lão đánh cá xin với nhà vua trong ba ngày ông ta sẽ làm cho Người hài lòng. Được chấp thuận, lão đánh cá tới hồ lần thứ ba. Và cũng chẳng kém may như hai lần trước, ngay mẻ lưới đầu tiên, lão đã vớt lên được bốn con cá với bốn màu khác nhau. Lão vội vã đưa về dâng vua. Vua mừng lắm vì không ngờ lại có được cá sớm như vậy. Người lại lệnh cho tể tướng ban cho lão đánh cá bốn trăm đồng tiền vàng.

Trước hết, nhà vua cho đem cá vào ngự phòng với tất cả những gì cần thiết để nấu nướng. Ở đó tự thân viên tể tướng làm cá sạch sẽ, cho vào chảo mỡ và đặt lên bếp đun. Khi cá đã chín một phía tể tướng đùng đũa lật lên. Thế là bức tường của ngự phòng mở hé ra, nhưng thay vì thiếu phụ trẻ là một người đàn ông da đen bước ra. Tên da đen mang đồng phục nô lệ to cao lực lưỡng và mang trong tay một cái gậy lớn màu xanh. Hắn tiến đến gần cái chảo, lấy gậy đụng vào một con cá và thét lên ghê gớm: “Cá, cái Mi đã sẵn sàng với bổn phận chưa?”. Nghe câu đó, lũ cá ngước đầu lên đáp: “Vâng, vâng, chúng tôi sẵn sàng; nếu người đếm, chúng tôi cũng đếm; nếu người trả nợ của người, chúng tôi cũng trả nợ của chúng tôi, nếu người chạy trốn, chúng tôi thắng và hài lòng”.

Lũ cá vừa nói xong thì tên da đen hất cái chảo ra giữa ngự phòng và đất cháy lũ cá thành than. Xong việc hắn kiêu hãnh rút lui vào kẽ nứt và bức tường khép lại phẳng như cũ. Nhà vua nói với viên tể tướng:

– Sau những gì ta vừa chứng kiến tâm trí ta chẳng sao còn yên ổn được nữa. Những con cá này có một cái gì đó thật kỳ dị bí hiểm mà ta muốn được sáng tỏ.

Ông cho đi tìm người đánh cá; lão được dẫn đến, nhà vua bảo:

– Này lão đánh cá? Những con cá ngươi mang đến đây gây cho ta nhiều lo lắng. Người đã đánh được chúng tại đâu vậy?

– Tâu hoàng thượng – Lão đáp – Tôi đã đánh được chúng trong một cái hồ nước ở giữa bốn ngọn đồi phía bên kia quả núi mà ở đây cũng trông thấy.

– Nhà ngươi có biết cái hồ nước đó không? – Nhà vua hỏi tể tướng.

– Thưa không – tể tướng đáp – Thần cũng chưa từng nghe nói đến, dù là tới sáu chục năm nay thần đi săn ở phía bên kia ngọn núi đó.

– Nhà vua hỏi lão đánh cá cái hồ nước đó cách hoàng cung bao xa. Lão đánh cá quả quyết là đi bộ chỉ mất độ trên ba tiếng đồng hồ. Nghe vậy và thấy trời còn sáng, có thể tới đó trước khi màn đêm buông xuống, nhà vua hạ lệnh cho cả triều đình lên ngựa, lão đánh cá làm nhiệm vụ dẫn đường.

Cả đoàn người trèo núi và khi xuống hết sườn núi bên kia, họ sửng sốt thấy một vùng bình nguyên rộng lớn mà tới lúc này không ai ngờ tới. Cuối cùng họ tới hồ nước, thấy đúng là lọt vào giữa bốn ngọn đồi như người đánh cá đã tâu trình. Nước hồ trong vắt, họ trông thấy từng đàn cá bơi lượn và mang các màu như những con cá lão đánh cá dã man về cung điện.

Nhà vua dừng lại trên bờ hồ và, sau một lúc nhìn ngắm đàn cá đầy vẻ ngưỡng mộ, ông hỏi các quan tuỳ tùng có đúng là họ chưa từng nhìn thấy hồ nước này không khi nó cách không xa kinh thành là bao. Họ tâu là chưa từng nghe thấy nói đến cái hồ nước này bao giờ cả. Nhà vua bảo họ:

– Vậy là tất cả các ngươi đều thổng nhất chưa từng nghe nói và ta cũng chẳng kém ngạc nhiên về sự kiện mới mẻ này, ta quyết định là sẽ không trở về cung điện chừng nào chưa biết rõ nguyên do vì đâu mà lại có cái hồ nước này tại đây, và tại sao lại chỉ có những con cá bốn màu trong đó.

Nói đoạn, nhà vua lệnh cho hạ trại và ngay tức thì hành cung và các lều được dựng ngay trên bờ hồ nước.
Vào chập tối, nhà vua rút vào hành cung nói riêng với tể tướng, ông bảo:

– Tể tướng ạ, tâm trí ta lúc này đắm chìm trong một mối lo kỳ lạ: cái hồ nước từ đâu chuyển dịch tới đây, tên da đen xuất hiện trong ngự phòng, những con cá biết nói này… Tất cả những cái đó khơi dậy trí tò mò mà ta không sao ngăn được sự nóng lòng mong mỏi được thoả mãn. Vì vậy ta nghiền ngẫm một ý đồ mà ta muốn thực hiện bằng được. Ta sẽ rời trại này một mình, ngươi phải giữ tuyệt đối bí mật sự vắng mặt của ta, hãy ở tại trong hành cung của ta và sáng mai, các quan văn võ tới chầu, ngươi sẽ bảo họ giải tán với lý do là ta khó ở và muốn được một mình nghỉ ngơi. Những ngày sau nhà ngươi cũng bảo họ như thế cho đến ngày ta về.

Viên tể tướng hết lời can ngăn để nhà vua rời bỏ ý đồ đó: nào là dấn thân vào nơi nguy hiểm, nào là sự mệt nhọc của một cuộc vi hành mà có thể chẳng mang lại một kết quả nào. Nhưng bao lời lẽ hùng biện của tể tướng cũng không làm cho nhà vua thay đổi, vẫn sửa soạn vi hành. Ông vận bộ quần áo thuận tiện cho việc đi bộ, mang theo mình một thanh kiếm, và khi thấy trong trại tất cả đều yên ắng, ông liền nhẹ nhàng cất bước, chẳng có một người nào tháp tùng.

Nhà vua đi tới một trong bốn quả đồi, trèo lên không mấy khó khăn. Lúc xuống lại càng thấy dễ và khi tới cánh đồng rộng, ông tiếp tục đi cho đến lúc mặt trời mọc. Trông thấy xa xa một toà lâu đài đồ sộ, ông phấn khởi hy vọng có thể tìm thấy ở đó những gì muốn biết. Khi tới gần, ông nhận thấy đó là một cung điện lộng lẫy hay đúng hơn là một lâu đài kiên cố xây bằng đá cẩm thạch đen nhẵn bóng, giát thép ròng long lanh như một tấm gương. Khoan khoái vì đã lâu không được thấy gì xứng đáng để thoả mãn tính hiếu kỳ, ông dừng lại trước mặt tiền toà lâu đài và chăm chú ngắm nhìn.

Rồi ông đi tới tận chiếc cổng có hai cánh cửa mà một cánh mở toang. Dù ông có thể tự do bước vào, nhưng cẩn thận ông vẫn giơ tay gõ. Cú gõ nhẹ nhàng và ông chờ một lát nhưng chẳng thấy có ai ra, ông cho là chắc chủ nhân không nghe thấy. Vì vậy ông gõ lần thứ hai mạnh hơn, nhưng vẫn chẳng nhìn thấy, chẳng nghe thấy ai đi ra, ông gõ mạnh hơn, nhưng vẫn chẳng thấy có bóng người nào. Ông vô cùng kinh ngạc vì không ai có thể ngờ là một cái lâu đài được bảo vệ, giữ gìn như thế mà lại bị bỏ hoang. “Nếu không có người nào cả – ông tự nhủ – thì ta chẳng có gì mà ngại, nếu có người nào đọ, ta cũng đã có vũ khí để tự vệ rồi”.

Cuối cùng, nhà vua mạnh dạn bước vào, và vừa đi trong tiền sảnh vừa kêu to: “Có ai ở đây không? Có ai đế tiếp một người khách lạ đi qua đang cần có chỗ nghỉ ngơi và giải khát?” Ông nhắc đi nhắc lại như thế hai, ba lần nhưng dù lớn tiếng vẫn chẳng có ai đáp lại. Sự vắng lặng này càng làm nhà vua ngạc nhiên hơn. Ông đi tới một cái sân rất rộng, nhìn khắp xung quanh xem có phát hiện ra một người nào không, nhưng chẳng nhìn thấy bất cứ một sinh vật nào…

– Nhưng, tâu bệ hạ – Đến đây, Scheherazade nói – ánh sáng ban ngày tới bắt thần thiếp phải im tiếng rồi!

– Ôi! Chị của em – Dinarzade nói – Chị dừng lại giữa chỗ hay nhất!

– Đúng vậy – Hoàng hậu đáp – Nhưng, em ơi, cần phải vậy. Còn phụ thuộc vào hoàng thượng lãnh chúa của chị, là em có được nghe tiếp vào ngày mai hay không.

Chẳng phải chỉ vì muốn làm cho Dinarzade vui lòng Schahriar lại để cho hoàng hậu sống thêm một ngày nữa, mà chính hoàng đế cũng muốn được thoả mãn tính hiếu kỳ ,muốn biết có gì đã xảy ra trong lâu đài đó.
 

Dinarzade không quên đánh thức hoàng hậu vào cuối đêm nay:

– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị không còn ngủ nữa, thì chị hãy kể xem có gì xảy ra trong cái lâu đài tráng lệ mà chị bỏ lại hôm qua, trong lúc chờ đợi trời sáng, chắc chẳng còn bao lâu nữa.

Scheherazade liền kể tiếp, luôn hướng về vua Schahriar:

– Tâu hoàng thượng, vị quốc vương đó vậy là chẳng thấy một ai trong sân nên ông bước vào các đại sảnh mà thảm chùi chân bằng lụa quí, những bục bệ và tràng kỷ đều phủ vải La Mecque, các cửa sổ đều treo điềm bằng những thứ vải quý Ản Độ óng ánh sợi vàng sợi bạc. Rồi ông bước vào một phòng khách lộng lẫy chính giữa là một chiếc bể lớn mà mỗi góc đặt một tượng sư tử bằng vàng. Bốn con sư tử nhả nước qua miệng chúng vào bể và những tia nước đó khi rơi xuống làm thành những hạt kim cương và ngọc trai. Ở giữa bể lại có một vòi phun nữa, tia nước vọt lên chạm vòm trần chạm trổ những hoa văn sặc sỡ.

Ba phía của toà lâu đài là vườn cây và những luống hoa, những hồ nước, những cụm cây và hàng ngàn những vật trang trí… đều làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà uy nghi đồ sộ. Và cái làm cho chốn này càng thêm tuyệt diệu là vô vàn chim chóc cất lên những tiếng hót du dương, tràn đầy khoảng không gian tĩnh mịch.

Nhà vua dạo bước khắp nơi, từ phòng này sang phòng khác, thấy tất cả đều lớn lao đẹp đẽ. Khi thấy thấm mệt vì đi nhiều, ông ngồi nghỉ trong một căn phòng có cửa mở ra vườn, nhớ lại tất cả những gì đã thấy và lúc này đang trông thấy, ông suy nghĩ lan man về mọi khía cạnh các sự vật khác nhau, bỗng vẳng đến tai một tiếng rên kèm theo là những tiếng kêu than thảm thiết. Ông lắng tai và nghe rõ ràng tiếng nói nhuốm vẻ đau buồn không sao nhầm được: “Ôi! Số mệnh trớ trêu! Nếu ngươi không thể cho ta hưởng lâu dài một cuộc sống hạnh phúc, muốn biến ta thành một con người bất hạnh nhất thế gian, thì hãy thôi hành hạ ta và tới đây bằng một cái chết mau chóng, chấm dứt nỗi đau của ta đi. Than ôi? Sao ta lại vẫn còn sống sau bao nhiêu đòn tra tấn hành hạ mà ta phải hứng chịu? Có thể như thế được không?”.

Xiết bao xúc động nghe những lời kêu than thảm thiết như vậy, nhà vua đứng lên và đi về phía phát ra những lời nói đó. Tới trước một gian phòng lớn, ông mở cửa và nhìn thấy một thanh niên khôi ngô tuấn tú ăn vận sang trọng ngồi trên một cái ngai cao hơn mặt đất một chút. Vẻ buồn khổ hiện lên khuôn mặt. Nhà vua đi tới gần và nghiêng người chào. Người thanh niên chào lại cúi đầu rất thấp, và vẫn cúi đầu như thế, chàng nói: !’Thưa ngài, đáng lẽ ra tôi phải đi tới để tiếp rước ngài với tất cả tấm lòng kính trọng mới xứng đáng với ngài, nhưng vì vấp phải một trở ngại vô cùng to lớn, mong được ngài thể tất cho”. Nhà vua vội đáp: “Thưa ngài, tôi vô cùng biết ơn lời nói tốt đẹp ngài đã nói về tôi. Còn về việc ngài chẳng tiện đứng lên thì dù vì lý do nào đi nữa, tôi cũng rất vui lòng chấp nhận. Chú ý vì những lời than vãn, thông cảm với nỗi khổ đau của ngài nên tôi tới để mong được giúp ngài. Nếu Thượng đế dạy tôi phải đem đến sự an ủi cho nỗi khổ đau của ngài, tôi sẽ làm hết sức mình. Tôi mong là ngài sẽ vui lòng kể lại cho tôi hay nỗi bất hạnh của ngài. Nhưng xin làm ơn, trước hết hãy cho tôi biết về cái hồ nước ở gần ngay đây mà trong đó người ta thấy những con cá có bốn màu khác nhau là thế nào. Còn cái lâu đài này là thế nào, tại sao ngài lại ở đây và nguyên cớ vì sao lại chỉ có một mình ngài?”. Thay vì trả lời những câu hỏi đó thì chàng thanh niên lại cất tiếng khóc thật là ai oán: “Ôi! Số mệnh sao mà đa đoan! Nó thích dìm xuống bùn đen những người mà chính nó đã đưa lên đến mây xanh. Đâu là những người được hưởng thụ một hạnh phúc yên bình mà số mệnh ban cho, những người có cả những chuỗi ngày thanh cao và trong sáng?

Nhà vua xúc động và thương cảm thấy chàng thanh niên ở trong cái tình trạng bi thảm đó, khẩn khoản chàng nói lên nguyên do của sự khổ ải lớn lao này. Chàng thanh niên nói: “Ôi, thưa ngài, làm sao mà tôi ngăn được nỗi buồn đau? Và có cách gì mà đôi mắt tôi chẳng biến thành những dòng suối lệ không bao giờ cạn?”. Nói đến đây, chàng vén gấu áo lên để cho nhà vua thấy chàng chỉ là người từ đầu xuống đến thắt lưng, còn nửa kia cơ thế là đá cẩm thạch đen…

Đến đoạn này Scheherazade dừng lại để chỉ cho hoàng đế các quốc gia Ấn Độ là trời đã rạng. Schahriar vô cùng thích thú về những gì vừa nghe và cảm thấy long mình như có cái gì dìu dịu trước Scheherazade. Ông quyết định để cho nàng sống trọn một tháng. Ông đứng lên cũng như mọi khi nhưng chẳng nói cho nàng hay quyết định của mình.
 

Dinarzade nóng lòng muốn được nghe nốt câu chuyện bỏ dở đêm hôm trước, nên đánh thức chị dậy rất sớm:

– Chị thân yêu – Nàng nói – Nếu chị không ngủ thì xin chị kể nốt câu chuyện vô cùng kỳ lạ mà chị phải bỏ dở hôm qua đi?

– Chị đồng ý – Hoàng hậu đáp – Hãy nghe chị nhé. Chắc là em cũng thấy là vị quốc vương đó ngạc nhiên vô cùng khi nhìn thấy cái tình trạng thật là bi thảm của chàng thanh niên, ông bảo chàng: “Tình trạng mà ngài vừa chỉ cho tôi thấy đó, không những làm tôi kinh sợ mà còn khơi dậy trí tò mò của tôi, tôi nóng lòng muốn nghe chuyện của ngài chắc hẳn là hết sửc kỳ lạ và tôi cũng thấy chắc chắn là cái hồ nước và những con cá cũng có phần đóng góp trong đó. Vì vậy, tôi xin ngài hãy bình tâm kể cho tôi nghe, ngài sẽ thấy một điều gì đó như một sự an ủi, vì kinh nghiệm cho thấy là những người đang nặng lòng vì khổ đau sẽ thấy nhẹ nhõm phần nào khi được thổ lộ tâm sự của mình.

– Tôi chẳng muốn khước từ việc làm cho ngài được có niềm vui đó – Chàng thanh niên nói – Dù rằng kể ra để ngài nghe tôi chẳng khỏi khuấy lại nỗi đau thắt ruột của mình. Nhưng tôi cũng xin báo trước để ngài chuẩn bị đôi tai, chuẩn bị tinh thần và cả đôi mắt nữa để đón nhận những sự vật nó vượt xa tất cả những gì mà óc tưởng tượng có thể tiếp nhận được vì nó vô cùng kỳ dị.

Chọn tập
Bình luận