Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đạo Mộ Bút Ký – Trọn Bộ

Quyển 6 – Chương 9-2: Lão Bàn Mã

Tác giả: Nam Phái Tam Thúc
Chọn tập

Editot: Nguyễn Nam

Beta: Thanh Du

*****

Ông lão gầy gò, so với con linh miêu vác trên vai nom càng thêm quắt queo, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy những bắp thịt đã khô quắt trên thân thể ông lão vẫn rắn rỏi như sắt thép, có thể mường tượng ra những bắp thịt này vào thời trai trẻ đã từng tráng kiện đến thế nào. Dưới ánh trăng, ánh mắt lão ngời sáng có thần, gây cho người một cảm giác khó nói thành lời.

Ông lão tra thanh đao vào vỏ trên thắt lưng, lại ngắm nghía tôi một chặp, chuyển con linh miêu sang vai bên kia, sau đó dùng giọng địa phương bảo tôi đi cùng.

Cây cỏ bốn bề vẫn còn lay động nhưng ông lão chẳng thèm để mắt, cứ vác con linh miêu bước phăm phăm về phía trước, chẳng bao lâu tiếng động xung quanh cũng dần dần lùi xa, chỉ nghe trong cánh rừng sâu thẳm truyền đến tiếng gừ gừ của một đàn thú khác. Đàn linh miêu chỉ tập hợp trong thời gian ngắn để săn mồi, đây có thể là con khỏe nhất trong đám, phụ trách ra đòn chí mạng cuối cùng; con này vừa chết, cả đàn cũng tan luôn. Bản tính linh miêu cực kỳ thận trọng, tuyệt đối sẽ không mạo hiểm đến lần thứ hai.

Ông lão vừa quát tháo, vừa hướng về ngôi mộ cổ. Có ánh đèn pin phát ra từ phía bên kia nhưng thủy chung vẫn dừng lại từ trên núi. Rõ ràng tay A Quý này cũng chẳng phải người tốt, không chịu xuống dưới cứu tôi.

Chỉ có một cái đèn pin ném về hướng này, chúng tôi bắt lấy, rồi thấy Muộn Du Bình đi về phía chúng tôi với dáng vẻ hoảng hốt hiếm có. Thấy tôi không sao hắn mới thở phào nhẹ nhõm, rồi lại nhìn sang ông lão kia.

Cánh tay Muộn Du Bình đẫm máu, ông lão trở tay nắm lấy đao săn. Hai người liếc nhau một cái, Muộn Du Bình thấy hình xăm kia thì ngây người, nhưng ông lão hình như không hề để ý đến hắn, bước thẳng qua bên cạnh hắn.

Tôi thầm nghĩ ôi cái đệt, ông lão này quá siêu phàm, lại mang đầy phong thái của Muộn Du Bình, lẽ nào chính là cha hắn?

Muộn Du Bình muốn bước lên hỏi, nhưng tôi ngăn hắn lại. Ông lão này không phải hạng hồ đồ, vả lại ngôn ngữ bất đồng, có hỏi cũng vô ích, ta cứ về đã rồi tính sau.

Đi ngang qua chỗ tôi ngã xuống, thấy trên mặt đất cũng có xác một con linh miêu cổ bị vặn gãy, hiển nhiên là kiệt tác của Muộn Du Bình. Ông lão ra hiệu cho chúng tôi khiêng nó lên, Muộn Du Bình liền vác xác nó trên vai rồi leo lên triền núi. Người bên trên lập tức chạy tới, nhìn thấy ông lão đều tỏ ra hết sức kinh ngạc.

Ông lão và bọn họ bắn ra một tràng tiếng địa phương, tôi nghe ù ù cạc cạc, liền lén hỏi Vân Thái xem ông lão này là ai.

Vân Thái đáp: “Còn ai vào đây nữa, ông ấy chính là lão Bàn Mã mà các anh muốn tìm.”

“Ông ấy chính là Bàn Mã?” Tôi thoáng giật mình, nhưng đúng là trước kia tôi cũng từng nghĩ đến chuyện này rồi. Ai cũng bảo lão Bàn Mã là thợ săn cừ khôi nhất, ngoài lão ra còn ai đủ sức tay không giết chết một con linh miêu lớn cỡ này ở tuổi xế bóng cơ chứ. Phải biết rằng một con linh miêu có thể săn được cả sói Tạng đi riêng lẻ, họ mèo là họ động vật ăn thịt có vú đã tiến hóa đến đỉnh cao, nếu không phải là người cực kỳ am hiểu tập tính của nó thì không thể nào hạ thủ được.

Vừa rồi Lão Bàn Mã nhất định đã bị linh miêu tấn công, sau đó dây dưa với đàn linh miêu đến tận nơi này thì nghỉ ngơi chờ đợi thời cơ. Mẹ kiếp, cái đòn tất sát cuối cùng kia tôi thấy ngay cả Muộn Du Bình cũng không thể ra tay dứt khoát đến vậy, chỉ chậm một giây thôi là tôi hoặc lão nhất định sẽ phải chết .

A Quý quan sát vết thương của tôi, xong giới thiệu đôi bên cho nhau. Lão Bàn Mã hình như không có hứng với chúng tôi, chỉ chào hỏi lấy lệ rồi bắt đầu lau rửa những vết bẩn trên người.

Lau đi vết máu trên người, tôi mới nhận ra hình xăm của lão và Muộn Du Bình na ná như nhau. Sau xương sống lão có một vết thương sâu đến ghê người, có thể là do bị linh miêu tập kích bất ngờ mà ra.

Có vài người quây thành tốp, xì xào kể về về hành trình vào núi. Tôi nửa đoán nửa suy luận, lại nhờ Vân Thái phiên dịch nên cũng hiểu được lờ mờ. Nửa đầu câu chuyện cũng gần giống như tôi phán đoán, đúng là lão vì chuyện của con trai mới vào núi, không ngờ lại chạm trán cái giống kia ở đây. Cũng may những khi vào núi lão có thói quen buộc một cành cây trên lưng, trước hết có thể làm gậy chống, ở nơi đất bằng lại có thể đề phòng điểm yếu phía sau bị đánh úp. Đây là quy tắc lưu truyền từ thời xa xưa khi dã thú hoành hành, cả đời chẳng có ích gì, ai ngờ lần này lại cứu được một mạng. Tuy quần áo bị xé nát, nhưng gáy không bị cắn đứt, đúng là nguy hiểm khôn cùng.

Bao nhiêu năm trời không gặp linh miêu, giờ bỗng dưng xuất hiện ở vùng này, có thể là do mấy hôm trước trời mưa to, trong núi sâu xảy ra chuyện bất thường buộc chúng phải chạy ra. Chỗ này có người ở nên chuột cũng lắm, chúng mới bị con mồi thu hút đến đây.

Thấy lão tỏ ra rất phấn chấn, như thể tìm lại được cảm giác của một thời oanh liệt đã qua, tôi cảm thấy giờ không thích hợp để hỏi những chuyện khác. A Quý liền gọi đoàn quay về, nói giờ này người trong thôn chắc là đang rất sốt ruột. Vết thương của tôi và lão Bàn Mã đều sâu, phải về còn xử lý.

Vài người đem đốt hai cái xác linh miêu, trời cũng dần sáng, không còn sớm nữa, đã qua cả một đêm rồi, nên họ dập tắt đống lửa rồi lập tức lên đường.

Bộ da linh miêu rất có giá, cứ thế đốt đi thật là uổng phí. Nhưng A Quý nói không thể để ai khác biết ở đây xuất hiện linh miêu, bằng không thì chưa đến một tuần đám săn trộm đã ùn ùn kéo đến. Những tên này tham lam vô độ, dù không bắt được linh miêu thì cũng chuyển sang những loài thú khác, nơi này nhất định sẽ sạch bách chẳng còn gì.

Dọc đường đi không ai nói thêm lời nào, về đến thôn thì trời đã sáng. Những cán bộ trong thôn cũng thức trắng cả đêm, đang dẫn theo vài người chuẩn bị vào núi đi tìm, đến sơn khẩu thì gặp chúng tôi.

Chúng tôi ăn sáng trong trụ sở thôn, có bánh rán (1) và cháo trứng, tôi đói quá làm luôn hai bát to. Trong thôn vui như tết, liên tiếp có người đến hỏi han.

Bả vai tôi gần như bị cắn thủng, phải sát trùng rồi tiêm một mũi phòng uốn ván, còn đắp thêm cả thảo dược. Lưng lão Bàn Mã khâu mười mấy mũi, tay y tá thôn kia thật chẳng biết nương tay là gì, khâu vết thương mà cứ như khâu chăn đệm, khâu dăm ba nhát đã xong. Trong khi lão Bàn Mã vẫn yên lặng không nói lời nào thì mấy người trông như cán bộ thôn kia lại cứ thao thao bất tuyệt.

Tạm thời bỏ qua những chuyện lặt vặt, xử lý xong vết thương chúng tôi định về nghỉ ngơi, chờ sức khỏe phục hồi sẽ đến thăm lão Bàn Mã sau. Ai ngờ trước khi đi, lão lại bảo chúng tôi cùng về nhà mình.

Tôi và Muộn Du Bình liếc nhau, nghĩ bụng ông lão này tính tình cũng thật cổ quái, rồi vội vã đi theo. Đi chưa nổi hai bước, lão đã chỉ chỉ Muộn Du Bình nói cái gì đó.

Chúng tôi không hiểu, nhìn sang A Quý đi cùng. Nét mặt A Quý nom cũng rất kỳ quái, nói với lão Bàn Mã vài câu, lão lại dùng giọng điệu cương quyết đáp lại, nói rồi đi thẳng.

Tôi ngơ ngác nhìn A Quý, hỏi ổng nói cái gì vậy? Anh ta có vẻ lúng túng đáp: “Muốn biết hãy đến một mình, người kia không thể đi theo.”

Tôi nhíu mày nhìn Muộn Du Bình, thầm nghĩ lão nói vậy có ý gì chứ? A Quý lại tiếp “Ông ấy còn nói…”

“Nói gì nữa?”

“Nói nếu hai người còn đi chung với nhau, sớm muộn gì cũng có ngày một người bị người kia hại chết.”

—————————————–

(1) Nguyên văn là 烙饼

Editot: Nguyễn Nam

Beta: Thanh Du

*****

Ông lão gầy gò, so với con linh miêu vác trên vai nom càng thêm quắt queo, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy những bắp thịt đã khô quắt trên thân thể ông lão vẫn rắn rỏi như sắt thép, có thể mường tượng ra những bắp thịt này vào thời trai trẻ đã từng tráng kiện đến thế nào. Dưới ánh trăng, ánh mắt lão ngời sáng có thần, gây cho người một cảm giác khó nói thành lời.

Ông lão tra thanh đao vào vỏ trên thắt lưng, lại ngắm nghía tôi một chặp, chuyển con linh miêu sang vai bên kia, sau đó dùng giọng địa phương bảo tôi đi cùng.

Cây cỏ bốn bề vẫn còn lay động nhưng ông lão chẳng thèm để mắt, cứ vác con linh miêu bước phăm phăm về phía trước, chẳng bao lâu tiếng động xung quanh cũng dần dần lùi xa, chỉ nghe trong cánh rừng sâu thẳm truyền đến tiếng gừ gừ của một đàn thú khác. Đàn linh miêu chỉ tập hợp trong thời gian ngắn để săn mồi, đây có thể là con khỏe nhất trong đám, phụ trách ra đòn chí mạng cuối cùng; con này vừa chết, cả đàn cũng tan luôn. Bản tính linh miêu cực kỳ thận trọng, tuyệt đối sẽ không mạo hiểm đến lần thứ hai.

Ông lão vừa quát tháo, vừa hướng về ngôi mộ cổ. Có ánh đèn pin phát ra từ phía bên kia nhưng thủy chung vẫn dừng lại từ trên núi. Rõ ràng tay A Quý này cũng chẳng phải người tốt, không chịu xuống dưới cứu tôi.

Chỉ có một cái đèn pin ném về hướng này, chúng tôi bắt lấy, rồi thấy Muộn Du Bình đi về phía chúng tôi với dáng vẻ hoảng hốt hiếm có. Thấy tôi không sao hắn mới thở phào nhẹ nhõm, rồi lại nhìn sang ông lão kia.

Cánh tay Muộn Du Bình đẫm máu, ông lão trở tay nắm lấy đao săn. Hai người liếc nhau một cái, Muộn Du Bình thấy hình xăm kia thì ngây người, nhưng ông lão hình như không hề để ý đến hắn, bước thẳng qua bên cạnh hắn.

Tôi thầm nghĩ ôi cái đệt, ông lão này quá siêu phàm, lại mang đầy phong thái của Muộn Du Bình, lẽ nào chính là cha hắn?

Muộn Du Bình muốn bước lên hỏi, nhưng tôi ngăn hắn lại. Ông lão này không phải hạng hồ đồ, vả lại ngôn ngữ bất đồng, có hỏi cũng vô ích, ta cứ về đã rồi tính sau.

Đi ngang qua chỗ tôi ngã xuống, thấy trên mặt đất cũng có xác một con linh miêu cổ bị vặn gãy, hiển nhiên là kiệt tác của Muộn Du Bình. Ông lão ra hiệu cho chúng tôi khiêng nó lên, Muộn Du Bình liền vác xác nó trên vai rồi leo lên triền núi. Người bên trên lập tức chạy tới, nhìn thấy ông lão đều tỏ ra hết sức kinh ngạc.

Ông lão và bọn họ bắn ra một tràng tiếng địa phương, tôi nghe ù ù cạc cạc, liền lén hỏi Vân Thái xem ông lão này là ai.

Vân Thái đáp: “Còn ai vào đây nữa, ông ấy chính là lão Bàn Mã mà các anh muốn tìm.”

“Ông ấy chính là Bàn Mã?” Tôi thoáng giật mình, nhưng đúng là trước kia tôi cũng từng nghĩ đến chuyện này rồi. Ai cũng bảo lão Bàn Mã là thợ săn cừ khôi nhất, ngoài lão ra còn ai đủ sức tay không giết chết một con linh miêu lớn cỡ này ở tuổi xế bóng cơ chứ. Phải biết rằng một con linh miêu có thể săn được cả sói Tạng đi riêng lẻ, họ mèo là họ động vật ăn thịt có vú đã tiến hóa đến đỉnh cao, nếu không phải là người cực kỳ am hiểu tập tính của nó thì không thể nào hạ thủ được.

Vừa rồi Lão Bàn Mã nhất định đã bị linh miêu tấn công, sau đó dây dưa với đàn linh miêu đến tận nơi này thì nghỉ ngơi chờ đợi thời cơ. Mẹ kiếp, cái đòn tất sát cuối cùng kia tôi thấy ngay cả Muộn Du Bình cũng không thể ra tay dứt khoát đến vậy, chỉ chậm một giây thôi là tôi hoặc lão nhất định sẽ phải chết .

A Quý quan sát vết thương của tôi, xong giới thiệu đôi bên cho nhau. Lão Bàn Mã hình như không có hứng với chúng tôi, chỉ chào hỏi lấy lệ rồi bắt đầu lau rửa những vết bẩn trên người.

Lau đi vết máu trên người, tôi mới nhận ra hình xăm của lão và Muộn Du Bình na ná như nhau. Sau xương sống lão có một vết thương sâu đến ghê người, có thể là do bị linh miêu tập kích bất ngờ mà ra.

Có vài người quây thành tốp, xì xào kể về về hành trình vào núi. Tôi nửa đoán nửa suy luận, lại nhờ Vân Thái phiên dịch nên cũng hiểu được lờ mờ. Nửa đầu câu chuyện cũng gần giống như tôi phán đoán, đúng là lão vì chuyện của con trai mới vào núi, không ngờ lại chạm trán cái giống kia ở đây. Cũng may những khi vào núi lão có thói quen buộc một cành cây trên lưng, trước hết có thể làm gậy chống, ở nơi đất bằng lại có thể đề phòng điểm yếu phía sau bị đánh úp. Đây là quy tắc lưu truyền từ thời xa xưa khi dã thú hoành hành, cả đời chẳng có ích gì, ai ngờ lần này lại cứu được một mạng. Tuy quần áo bị xé nát, nhưng gáy không bị cắn đứt, đúng là nguy hiểm khôn cùng.

Bao nhiêu năm trời không gặp linh miêu, giờ bỗng dưng xuất hiện ở vùng này, có thể là do mấy hôm trước trời mưa to, trong núi sâu xảy ra chuyện bất thường buộc chúng phải chạy ra. Chỗ này có người ở nên chuột cũng lắm, chúng mới bị con mồi thu hút đến đây.

Thấy lão tỏ ra rất phấn chấn, như thể tìm lại được cảm giác của một thời oanh liệt đã qua, tôi cảm thấy giờ không thích hợp để hỏi những chuyện khác. A Quý liền gọi đoàn quay về, nói giờ này người trong thôn chắc là đang rất sốt ruột. Vết thương của tôi và lão Bàn Mã đều sâu, phải về còn xử lý.

Vài người đem đốt hai cái xác linh miêu, trời cũng dần sáng, không còn sớm nữa, đã qua cả một đêm rồi, nên họ dập tắt đống lửa rồi lập tức lên đường.

Bộ da linh miêu rất có giá, cứ thế đốt đi thật là uổng phí. Nhưng A Quý nói không thể để ai khác biết ở đây xuất hiện linh miêu, bằng không thì chưa đến một tuần đám săn trộm đã ùn ùn kéo đến. Những tên này tham lam vô độ, dù không bắt được linh miêu thì cũng chuyển sang những loài thú khác, nơi này nhất định sẽ sạch bách chẳng còn gì.

Dọc đường đi không ai nói thêm lời nào, về đến thôn thì trời đã sáng. Những cán bộ trong thôn cũng thức trắng cả đêm, đang dẫn theo vài người chuẩn bị vào núi đi tìm, đến sơn khẩu thì gặp chúng tôi.

Chúng tôi ăn sáng trong trụ sở thôn, có bánh rán (1) và cháo trứng, tôi đói quá làm luôn hai bát to. Trong thôn vui như tết, liên tiếp có người đến hỏi han.

Bả vai tôi gần như bị cắn thủng, phải sát trùng rồi tiêm một mũi phòng uốn ván, còn đắp thêm cả thảo dược. Lưng lão Bàn Mã khâu mười mấy mũi, tay y tá thôn kia thật chẳng biết nương tay là gì, khâu vết thương mà cứ như khâu chăn đệm, khâu dăm ba nhát đã xong. Trong khi lão Bàn Mã vẫn yên lặng không nói lời nào thì mấy người trông như cán bộ thôn kia lại cứ thao thao bất tuyệt.

Tạm thời bỏ qua những chuyện lặt vặt, xử lý xong vết thương chúng tôi định về nghỉ ngơi, chờ sức khỏe phục hồi sẽ đến thăm lão Bàn Mã sau. Ai ngờ trước khi đi, lão lại bảo chúng tôi cùng về nhà mình.

Tôi và Muộn Du Bình liếc nhau, nghĩ bụng ông lão này tính tình cũng thật cổ quái, rồi vội vã đi theo. Đi chưa nổi hai bước, lão đã chỉ chỉ Muộn Du Bình nói cái gì đó.

Chúng tôi không hiểu, nhìn sang A Quý đi cùng. Nét mặt A Quý nom cũng rất kỳ quái, nói với lão Bàn Mã vài câu, lão lại dùng giọng điệu cương quyết đáp lại, nói rồi đi thẳng.

Tôi ngơ ngác nhìn A Quý, hỏi ổng nói cái gì vậy? Anh ta có vẻ lúng túng đáp: “Muốn biết hãy đến một mình, người kia không thể đi theo.”

Tôi nhíu mày nhìn Muộn Du Bình, thầm nghĩ lão nói vậy có ý gì chứ? A Quý lại tiếp “Ông ấy còn nói…”

“Nói gì nữa?”

“Nói nếu hai người còn đi chung với nhau, sớm muộn gì cũng có ngày một người bị người kia hại chết.”

—————————————–

(1) Nguyên văn là 烙饼

Chọn tập
Bình luận
× sticky