Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đạo Mộ Bút Ký – Trọn Bộ

Quyển 8 – Chương 22

Tác giả: Nam Phái Tam Thúc
Chọn tập

Bàn Tử không dám làm gì với mặt gương kia, đành theo đường cũ trở về. Thế nhưng chuyện cũng không thuận lợi như vậy, anh ta theo đường cũ đi mất mấy giờ cũng không tìm thấy cửa ra kia.

Đường hầm vốn rất bình thường, nhưng hôm nay lại đi mãi không hết, bất luận Bàn Tử chạy thế  nào, kêu to ra sao, trước mặt anh ta vĩnh viễn là một đường hầm tối đen.

Lúc ấy Bàn Tử nảy sinh một cảm giác, đường hầm này là vật sống, nó có thể tùy ý thay đổi hình dạng để trêu đùa người ở bên trong nó, có thể hành vi của bọn họ đã chọc giận nó, nó muốn dùng cách này khiến cho bọn họ chết đi trong tuyệt vọng.

Chạy đến lúc sắp tuyệt vọng, bỗng nhiên Bàn Tử thấy được cứu tinh. Bàn Tử thấy trên thạch bích của đường hầm phía trước xuất hiện hố sâu mà anh ta cho nổ lúc trước.

Anh ta nhớ vị trí của hố sâu kia, hẳn là nằm ở đầu đường hầm chỗ cửa vào. Đường hầm đúng là đào vào trong núi, mà đoạn vách núi nham thạch này cũng không rắn chắc.

Lúc này Bàn Tử phát huy hết sức lực, đem tất cả thuốc nổ trên người chia làm mười phần, nhất định phải nổ ra một con đường. Anh ta đi vào bên trong lỗ sâu khoảng sáu, bảy thước, mặc dù không nổ ra một con đường, nhưng ở giữa nham thạch lộ ra một cái bóng.

Anh ta nhớ tới kinh nghiệm lúc bị nhốt trong động, trực tiếp cho nổ phía bên ngoài bề mặt đá, những ảnh người bên trong kia sẽ bị đá đè chết, sau đó đi vào trong cái ngách đá mà bọn chúng vừa hoạt động, một đường bò đi, liên tục hướng phía bên trong bò liền mấy ngày, quả nhiên tìm được đường ra. Nhưng Bàn Tử không nghĩ đến, đường ra nhỏ như vậy. Anh ta chen mãi cũng không ra được, đành nằm ở chỗ đó chờ đợi. Đợi bốn ngày, sau đó chúng tôi tới.

Tôi nghe hết lời tự thuật của Bàn Tử, cảm thấy có chút thất bại, hơn nữa từ tận đáy lòng tôi xuất hiện một cảm giác cực đoan, vô cùng không thoải mái. Đó là một loại lạnh lẽo, lạnh lẽo cực độ. Tôi biết rõ loại lạnh lẽo này từ đâu sinh ra. Bàn Tử kể lại, bao gồm tất cả các chi tiết đều làm cho tôi có một loại cảm giác đã từng trải qua.

Thực ra, không chỉ là trải qua, thậm chí là thuộc lòng.

Tất cả kinh nghiệm của Bàn Tử ở sơn động này, cùng kinh nghiệm của chú Ba trong huyệt mộ dưới đáy biển quá giống, thực sự là giống nhau như đúc. Năm đó, chú Ba ở dưới đáy biển, cũng tiến vào tình cảnh vô cùng quỷ dị, sau khi chú Ba ngủ một giấc tỉnh lại, phát hiện tất cả mọi người đều biến mất hết cả, hơn nữa chỗ chú Ba nằm cũng thay đổi. Chú Ba cũng tự mình phát hiện ra hiện tượng kì quái, sau đó một mình thoát ra khỏi chỗ đó.

Trong lòng tôi có chút bối rối, bởi vì tôi có để ý tới những đầu mối không rõ ràng này, nhưng dường như có thể khẳng định – bất kể là trong huyệt mộ dưới đáy biển, ở Vân Đỉnh Thiên cung hay ngay trong nơi này, phong cách “bẫy rập” rất giống nhau.

Dựa theo những hiểu biết lúc trước, những kỹ thuật này gần như đều xuất phát từ quỷ thủ thần thông Uông Tàng Hải. Năm đó, Uông Tàng Hải là người đầu tiên tu sửa Vân Đỉnh Thiên Cung, sau đó lại tự xây dựng nên cổ mộ dưới đáy biển cho mình. Cuối cùng, kỹ thuật gần giống như vậy lại xuất hiện tại đây.

Trong lòng tôi có rất nhiều phán đoán vụn vặt, tôi không biết Uông Tàng Hải có phải ngọn nguồn của những kĩ thuật này không. Nếu đúng là vậy, người này thực sự là lợi hại. Nhưng đồng thời cũng có thể thấy bản thân ông ta là một người thợ thủ công thiên phú. Thời điểm ông ta giúp vua Đông Hạ tu sửa Hoàng Lăng, ông ta đã học tập nhiều kết cấu thiết kế ở tòa hoàng lăng dưới lòng đất kia, sau đó đem dùng lên việc xây  dựng cổ mộ dưới đáy biển.

Uông Tàng Hải không thể nào sống tới giờ được, kỹ thuật này của ông ta đã được truyền lại cho Trương Gia Nhân hay là truyền lại cho Phong Cách Lôi?

Nói trên phương diện địa lý, Trương Gia Nhân tương truyền là một tộc người huyền bí tới từ vùng Đông Bắc, nơi đó rất gần với vị trí của Vân Đỉnh Thiên Cung, mà Phong Cách Lôi lại xuất hiện ở Quảng Đông, vị trí giáp với Tây Sa.

Có hai khả năng có thể xảy ra ở đây. Thứ nhất là vào năm đó khi Uông Tàng Hải hoạt động ở Đông Hạ, vì có một lần chớp được cơ hội nên đã truyền được những kỹ năng này ra bên ngoài. Một khả năng khác là những kỹ năng này là từ thời điểm Uông Tàng Hải còn đang cho xây dựng mộ táng dưới đáy biển truyền lại trong tay những người dân chài ở vùng duyên hải.

Bản thân tôi thiên về khả năng thứ nhất hơn, Trương Gia Cổ Lâu ở đây đã sử dụng tới những kỹ thuật này cho thấy phải trong cùng một bối cảnh thì mới có thể phù hợp được. Còn về Phong Cách Lôi, tới giờ tất cả những đầu  mối mà chúng tôi có được chẳng qua chỉ là bản thiết kế của bọn họ về Trương Gia Cổ Lâu này. Chúng tôi chỉ phát hiện ra một lượng lớn bản vẽ công trình, cũng không có thêm được bất kỳ bản vẽ cơ quan nào khác, điều này rất khó để nhìn rõ được vấn đề.

Nếu như không thể quay lại được thời điểm đó trước đây, thì cho dù là ai cũng không biết được những ghi chép về lịch sử này có xác thực hay không.

Tôi lại nghĩ tới khả năng xử lý cơ quan vô cùng tốt của Muộn Du Bình, trong lòng nảy sinh đủ mọi liên tưởng kỳ quái. Bàn Tử nói tới đây, trực giác của tôi mách bảo rằng- toàn bộ cơ quan nơi này nhất định có cấu tạo vô cùng hoành tráng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ngay cả Muộn Du Bình cũng không thể giải quyết được. Cũng giống như trong phòng di động tại mộ huyệt dưới đáy biển năm đó, Muộn Du Bình cũng không thể phát hiện ra được.

Nhưng tôi gần như có thể xác định được, với sự thông minh của Muộn Du Bình thì dù cho anh ta không cảm nhận được bộ phần ngầm đã vận hành, cũng vẫn có thể căn cứ vào những kinh nghiệm đã trải qua trong mộ táng đáy biển kia để phán đoán ra được đại khái tình hình.

Nhưng tại sao khi đó anh ta lại không nói gì chứ?

Muộn Du Bình hành xử luôn có mục đích, đây chính là điều quan trọng nhất khiến tôi nghĩ rằng anh ta thậm chí hoàn toàn có thể đã đoán được đại khái cơ chế vận động của cơ quan. Anh ta nói rằng phải đi ra ngoài huyệt động để tìm kiếm, cũng là vì ngay khi thấy huyệt động, anh ta đã biết cách phá giải nó thế nào.

Mà Muộn Du Bình không bao giờ thấy chết mà không cứu, anh ta nhất định sẽ trở lại cứu tất cả mọi người, đưa bọn họ vào trong cổ lâu kia. nhưng anh ta chỉ có không mang theo một người duy nhất là Bàn Tử, mà lại đưa Bàn Tử đến một chỗ khác. Làm vậy là có ý gì chứ?

Muộn Du Bình đưa Bàn Tử tới một nơi mà từ đó Bàn Tử có thể thấy được chỗ anh ta, như vậy Bàn Tử sẽ biết được là bọn họ còn sống. Đó là vì muốn Bàn Tử mang tin tức này truyền ra bên ngoài sao?

Làm gì có lý do nào như thế, Bàn Tử truyền tin này ra, chúng tôi nhất định sẽ càng thêm khẩn trương đi cứu bọn họ. nhưng nếu như vậy, Muộn Du Bình cũng sẽ đâu cần phải “nước đôi” thế , chí ít thì anh ta cũng cần để lại một vài ký tự truyền tin.

Tôi nghĩ không ra. những tin tức này khiến tôi cảm thấy, dường như đơn thuần chỉ muốn không để cho Bàn Tử tiến vào cổ lâu kia. Cảm giác này giống như một điềm xấu. Muộn Du Bình không để Bàn Tử tiến vào cổ lâu chỉ có thể vì một nguyên nhân duy nhất đó là anh ta biết được con đường này chỉ một đi không trở lại. Mà Muộn Du Bình lại là người có thân thủ và quyết đoán như vậy, anh ta đã cho rằng một đi không trở lại, thì tình hình cơ bản là tuyệt đối không có thể xoay chuyển được.

Muộn Du Bình cho rằng bọn họ chắc chắn sẽ chết.

Nhưng còn Hoắc lão bà và những người khác đều bị đem vào bên trong, chẳng lẽ là Muộn Du Bình nghĩ là Hoắc lão bà và thủ hạ của bà ấy phải chết sao? Anh ta và Hoắc lão bà có nhiều chuyện cũ mà tôi không biết, một lão bà hơn chín mươi tuổi vẫn còn tới nơi đây để lăn lộn, xem ra trong mỗi người bọn họ đều có một vấn đề riêng lớn tới mức nhất định phải thủ tiêu nó cho bằng được, hơn nữa cho dù phải thiệt hại bao nhiêu mạng người cũng không quan trọng.

Bàn Tử không dám làm gì với mặt gương kia, đành theo đường cũ trở về. Thế nhưng chuyện cũng không thuận lợi như vậy, anh ta theo đường cũ đi mất mấy giờ cũng không tìm thấy cửa ra kia.

Đường hầm vốn rất bình thường, nhưng hôm nay lại đi mãi không hết, bất luận Bàn Tử chạy thế  nào, kêu to ra sao, trước mặt anh ta vĩnh viễn là một đường hầm tối đen.

Lúc ấy Bàn Tử nảy sinh một cảm giác, đường hầm này là vật sống, nó có thể tùy ý thay đổi hình dạng để trêu đùa người ở bên trong nó, có thể hành vi của bọn họ đã chọc giận nó, nó muốn dùng cách này khiến cho bọn họ chết đi trong tuyệt vọng.

Chạy đến lúc sắp tuyệt vọng, bỗng nhiên Bàn Tử thấy được cứu tinh. Bàn Tử thấy trên thạch bích của đường hầm phía trước xuất hiện hố sâu mà anh ta cho nổ lúc trước.

Anh ta nhớ vị trí của hố sâu kia, hẳn là nằm ở đầu đường hầm chỗ cửa vào. Đường hầm đúng là đào vào trong núi, mà đoạn vách núi nham thạch này cũng không rắn chắc.

Lúc này Bàn Tử phát huy hết sức lực, đem tất cả thuốc nổ trên người chia làm mười phần, nhất định phải nổ ra một con đường. Anh ta đi vào bên trong lỗ sâu khoảng sáu, bảy thước, mặc dù không nổ ra một con đường, nhưng ở giữa nham thạch lộ ra một cái bóng.

Anh ta nhớ tới kinh nghiệm lúc bị nhốt trong động, trực tiếp cho nổ phía bên ngoài bề mặt đá, những ảnh người bên trong kia sẽ bị đá đè chết, sau đó đi vào trong cái ngách đá mà bọn chúng vừa hoạt động, một đường bò đi, liên tục hướng phía bên trong bò liền mấy ngày, quả nhiên tìm được đường ra. Nhưng Bàn Tử không nghĩ đến, đường ra nhỏ như vậy. Anh ta chen mãi cũng không ra được, đành nằm ở chỗ đó chờ đợi. Đợi bốn ngày, sau đó chúng tôi tới.

Tôi nghe hết lời tự thuật của Bàn Tử, cảm thấy có chút thất bại, hơn nữa từ tận đáy lòng tôi xuất hiện một cảm giác cực đoan, vô cùng không thoải mái. Đó là một loại lạnh lẽo, lạnh lẽo cực độ. Tôi biết rõ loại lạnh lẽo này từ đâu sinh ra. Bàn Tử kể lại, bao gồm tất cả các chi tiết đều làm cho tôi có một loại cảm giác đã từng trải qua.

Thực ra, không chỉ là trải qua, thậm chí là thuộc lòng.

Tất cả kinh nghiệm của Bàn Tử ở sơn động này, cùng kinh nghiệm của chú Ba trong huyệt mộ dưới đáy biển quá giống, thực sự là giống nhau như đúc. Năm đó, chú Ba ở dưới đáy biển, cũng tiến vào tình cảnh vô cùng quỷ dị, sau khi chú Ba ngủ một giấc tỉnh lại, phát hiện tất cả mọi người đều biến mất hết cả, hơn nữa chỗ chú Ba nằm cũng thay đổi. Chú Ba cũng tự mình phát hiện ra hiện tượng kì quái, sau đó một mình thoát ra khỏi chỗ đó.

Trong lòng tôi có chút bối rối, bởi vì tôi có để ý tới những đầu mối không rõ ràng này, nhưng dường như có thể khẳng định – bất kể là trong huyệt mộ dưới đáy biển, ở Vân Đỉnh Thiên cung hay ngay trong nơi này, phong cách “bẫy rập” rất giống nhau.

Dựa theo những hiểu biết lúc trước, những kỹ thuật này gần như đều xuất phát từ quỷ thủ thần thông Uông Tàng Hải. Năm đó, Uông Tàng Hải là người đầu tiên tu sửa Vân Đỉnh Thiên Cung, sau đó lại tự xây dựng nên cổ mộ dưới đáy biển cho mình. Cuối cùng, kỹ thuật gần giống như vậy lại xuất hiện tại đây.

Trong lòng tôi có rất nhiều phán đoán vụn vặt, tôi không biết Uông Tàng Hải có phải ngọn nguồn của những kĩ thuật này không. Nếu đúng là vậy, người này thực sự là lợi hại. Nhưng đồng thời cũng có thể thấy bản thân ông ta là một người thợ thủ công thiên phú. Thời điểm ông ta giúp vua Đông Hạ tu sửa Hoàng Lăng, ông ta đã học tập nhiều kết cấu thiết kế ở tòa hoàng lăng dưới lòng đất kia, sau đó đem dùng lên việc xây  dựng cổ mộ dưới đáy biển.

Uông Tàng Hải không thể nào sống tới giờ được, kỹ thuật này của ông ta đã được truyền lại cho Trương Gia Nhân hay là truyền lại cho Phong Cách Lôi?

Nói trên phương diện địa lý, Trương Gia Nhân tương truyền là một tộc người huyền bí tới từ vùng Đông Bắc, nơi đó rất gần với vị trí của Vân Đỉnh Thiên Cung, mà Phong Cách Lôi lại xuất hiện ở Quảng Đông, vị trí giáp với Tây Sa.

Có hai khả năng có thể xảy ra ở đây. Thứ nhất là vào năm đó khi Uông Tàng Hải hoạt động ở Đông Hạ, vì có một lần chớp được cơ hội nên đã truyền được những kỹ năng này ra bên ngoài. Một khả năng khác là những kỹ năng này là từ thời điểm Uông Tàng Hải còn đang cho xây dựng mộ táng dưới đáy biển truyền lại trong tay những người dân chài ở vùng duyên hải.

Bản thân tôi thiên về khả năng thứ nhất hơn, Trương Gia Cổ Lâu ở đây đã sử dụng tới những kỹ thuật này cho thấy phải trong cùng một bối cảnh thì mới có thể phù hợp được. Còn về Phong Cách Lôi, tới giờ tất cả những đầu  mối mà chúng tôi có được chẳng qua chỉ là bản thiết kế của bọn họ về Trương Gia Cổ Lâu này. Chúng tôi chỉ phát hiện ra một lượng lớn bản vẽ công trình, cũng không có thêm được bất kỳ bản vẽ cơ quan nào khác, điều này rất khó để nhìn rõ được vấn đề.

Nếu như không thể quay lại được thời điểm đó trước đây, thì cho dù là ai cũng không biết được những ghi chép về lịch sử này có xác thực hay không.

Tôi lại nghĩ tới khả năng xử lý cơ quan vô cùng tốt của Muộn Du Bình, trong lòng nảy sinh đủ mọi liên tưởng kỳ quái. Bàn Tử nói tới đây, trực giác của tôi mách bảo rằng- toàn bộ cơ quan nơi này nhất định có cấu tạo vô cùng hoành tráng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ngay cả Muộn Du Bình cũng không thể giải quyết được. Cũng giống như trong phòng di động tại mộ huyệt dưới đáy biển năm đó, Muộn Du Bình cũng không thể phát hiện ra được.

Nhưng tôi gần như có thể xác định được, với sự thông minh của Muộn Du Bình thì dù cho anh ta không cảm nhận được bộ phần ngầm đã vận hành, cũng vẫn có thể căn cứ vào những kinh nghiệm đã trải qua trong mộ táng đáy biển kia để phán đoán ra được đại khái tình hình.

Nhưng tại sao khi đó anh ta lại không nói gì chứ?

Muộn Du Bình hành xử luôn có mục đích, đây chính là điều quan trọng nhất khiến tôi nghĩ rằng anh ta thậm chí hoàn toàn có thể đã đoán được đại khái cơ chế vận động của cơ quan. Anh ta nói rằng phải đi ra ngoài huyệt động để tìm kiếm, cũng là vì ngay khi thấy huyệt động, anh ta đã biết cách phá giải nó thế nào.

Mà Muộn Du Bình không bao giờ thấy chết mà không cứu, anh ta nhất định sẽ trở lại cứu tất cả mọi người, đưa bọn họ vào trong cổ lâu kia. nhưng anh ta chỉ có không mang theo một người duy nhất là Bàn Tử, mà lại đưa Bàn Tử đến một chỗ khác. Làm vậy là có ý gì chứ?

Muộn Du Bình đưa Bàn Tử tới một nơi mà từ đó Bàn Tử có thể thấy được chỗ anh ta, như vậy Bàn Tử sẽ biết được là bọn họ còn sống. Đó là vì muốn Bàn Tử mang tin tức này truyền ra bên ngoài sao?

Làm gì có lý do nào như thế, Bàn Tử truyền tin này ra, chúng tôi nhất định sẽ càng thêm khẩn trương đi cứu bọn họ. nhưng nếu như vậy, Muộn Du Bình cũng sẽ đâu cần phải “nước đôi” thế , chí ít thì anh ta cũng cần để lại một vài ký tự truyền tin.

Tôi nghĩ không ra. những tin tức này khiến tôi cảm thấy, dường như đơn thuần chỉ muốn không để cho Bàn Tử tiến vào cổ lâu kia. Cảm giác này giống như một điềm xấu. Muộn Du Bình không để Bàn Tử tiến vào cổ lâu chỉ có thể vì một nguyên nhân duy nhất đó là anh ta biết được con đường này chỉ một đi không trở lại. Mà Muộn Du Bình lại là người có thân thủ và quyết đoán như vậy, anh ta đã cho rằng một đi không trở lại, thì tình hình cơ bản là tuyệt đối không có thể xoay chuyển được.

Muộn Du Bình cho rằng bọn họ chắc chắn sẽ chết.

Nhưng còn Hoắc lão bà và những người khác đều bị đem vào bên trong, chẳng lẽ là Muộn Du Bình nghĩ là Hoắc lão bà và thủ hạ của bà ấy phải chết sao? Anh ta và Hoắc lão bà có nhiều chuyện cũ mà tôi không biết, một lão bà hơn chín mươi tuổi vẫn còn tới nơi đây để lăn lộn, xem ra trong mỗi người bọn họ đều có một vấn đề riêng lớn tới mức nhất định phải thủ tiêu nó cho bằng được, hơn nữa cho dù phải thiệt hại bao nhiêu mạng người cũng không quan trọng.

Chọn tập
Bình luận
× sticky