Tôi không biết “tổ” nghĩa là gì, cảm giác là mình hình như nghe nhầm, có lẽ ý hắn là “cái máng” hay là cái gì đó khác, có điều là lúc này trời lại đổ mưa, đứng ở nơi nhận hàng người đi lại tấp nập, chúng tôi không muốn ở đó lâu nên cũng chẳng kịp hỏi, vội mang đồ chất lên xe tải, trong mưa phùn giăng giăng xe chuyển bánh vào trong Thành Đô.
Xe tải nhỏ này so với con Kim Bôi của tôi thì bé hơn, bánh xe chỉ có đường kính bằng cái chậu rửa mặt, ngồi lên như trên mây, Tiểu Hoa bảo tôi kiên nhẫn một lát, đi trong thành thì phải dùng xe này, sau khi tới đoạn đường núi bùn đất sẽ đổi sang xe Hoàng Sa, vì đường bên đó không tốt lắm. Tôi thầm nhủ hóa ra là như vậy, cũng chẳng bận tâm về những hấp dẫn trên đường, đã tới đây rồi thì khác nào kẻ trộm chứ. Chuyến này đi giống như là ngồi trên một cái bập bênh giữa ồn ào hỗn độn với hèn mọn thấp kém, khó mà để người khác nghĩ thông được.
Thành Đô là một thành phố rất được yêu thích, lúc còn đi học đại học, tôi có một người bạn tới từ nơi này, cứ hễ nói về Tứ Xuyên thì phải kể tới mỹ nữ và đồ ăn vặt, khiến cho chúng tôi thèm chảy nước miếng, có thể dùng một từ dễ dàng miêu tả nhất về nơi đây chính là “an nhàn”, có điều là giờ chỉ sợ cũng không rảnh để đi hưởng thụ như vậy.
Xe tải đưa chúng tôi vào trong một con ngõ phía Nam thành, đi qua ven đường có một trường đại học ngay cạnh quốc lộ Tứ Xuyên, bên trong tất cả đều là phòng cũ hoen ố xi măng, bề ngoài hình như từng qua cải tạo, có vài nơi còn tương đối đẹp, nhưng vốn dĩ phòng cũ nhìn kiểu gì cũng vẫn ra phòng cũ, cuối con ngõ là một gian nhà khách nho nhỏ, nhà khách không có bảng hiệu, chỉ có một hộp nhựa sơ sài viết “dừng chân” hai chữ đỏ choét, treo ở trên cửa lung lay theo chiều gió.
Chúng tôi dừng xe lại, vòng qua khoảng sân đơn sơ (nếu nhất định phải gọi nó bằng một cái tên thì nó phải là một cái thềm trước thì đúng hơn), đột nhiên thấy sáng sủa hẳn lên. Trong hành lang được lắp đặt thiết bị mang phong cách Châu Âu vô cùng tinh tế, toàn bộ sàn nhà bằng gỗ thật, hai bên hành lang treo đầy những bức tranh. Tiểu Hoa nói cho tôi biết, đây là nơi làm việc của bọn họ ở Thành Đô này, nhà khách này không dùng để kinh doanh, ai tới cũng không thấy được không gian trong phòng, bảng hiệu kia chỉ là một cách ngụy trang, bên trong tất cả đều là thủ hạ của hắn.
Chúng tôi ai về phòng người đấy, tắm rửa sạch sẽ rồi thư giãn một lát, có một thủ hạ người Tứ Xuyên liền tới dẫn chúng tôi đi ăn đặc sản bánh bao hàn, dạo qua mấy con phố, tới tối thì đi ăn khuya với nồi lẩu mỡ bò*. Trời ạ, đây là lần đầu tiên tôi biết tới ăn khuya người ta cũng dùng lẩu, vì cái cay tê tái của nó mà tôi vừa ăn vừa phải uống vài hớp bia tráng miệng, ăn tới đâu gáy ngứa ran tới đó, suýt chút nữa thì không chịu nổi.
Ngại nhất phải kể tới là khi tìm nhà vệ sinh trong quán, tìm mãi không ra tôi liền hỏi một cô gái, chắc là do uống nhiều quá nên nói năng không được chín chắn, đáng ra phải nói: “Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?”, lại nói thành: “Nhà vệ sinh đây à?”. Cô gái kia lập tức nổi giận, dùng giọng Tứ Xuyên mắng ầm lên: “Bà đây không phải nhà vệ sinh!”. Khiến Tiểu Hoa bên kia được một phen cười nghiêng ngả.
Đây gần như là một cuộc cưỡi ngựa xem hoa điển hình, chỉ với thời gian rất nhanh mà có thể lãnh hội được hết những đặc sắc của nơi này. Lại nhắc tới tôi là khách, Tiểu Hoa là chủ nên vẫn giữ phép đưa tôi đi thăm thú qua loa vài nơi, sáng sớm hôm sau chúng tôi lên đường rời Thành Đô, chuyển sang đường cao tốc. Dọc đường đi chẳng ai nói câu nào, trong lúc đó, tôi lại thấy thích cái kiểu lặn lội đường xa thế này. Tiểu Hoa cũng không có ý tìm tôi nói chuyện gì cả, nhưng chẳng biết vì sao mà tôi không hề có cảm giác xa lạ hay xấu hổ. Có lẽ là vì bản thân thấy hoàn cảnh có gì đó rất thân thuộc, tôi dường như nhìn ra từ hắn một khía cạnh khác của bản thân.
Cứ như vậy chúng tôi chỉ lặng lẽ quay mặt ra ngoài cửa sổ, hoặc là nhắm mắt mà ngủ, hoặc là nhìn trời mây sông núi nơi đây. Cảnh sắc dần dần thay đổi, núi càng lúc càng cao, đường lại thêm khó đi, mỗi lần tỉnh lại đều thấy bốn phía sơn dã hơn trước. Tới đêm chúng tôi chuyển sang xe Hoàng Sa việt dã, chính thức chạy vào trong đường núi. Đêm càng thêm tối.
Cuối cùng khi tới sáng sớm ngày hôm sau, tôi tỉnh dậy trên con xe xóc nảy rồi bước ra ngoài, không khí thực thoáng mát, thứ đầu tiên đập vào mắt chính là bốn tòa tuyết sơn trong truyền thuyết.
“Núi Tứ cô nương”, tài xế dùng giọng Tứ Xuyên nói, “A Nhĩ Ti Tư phương Đông.”
Tôi đứng cạnh quốc lộ Hoàn Sơn, bước thêm vài bước nữa chính là vực sâu vạn trượng, tầm nhìn phía dưới cực tốt, tôi nhìn một vùng núi non xanh mướt trước mắt, với phía xa xa đằng sau nó là một đỉnh tuyết sơn trắng phao hùng vĩ, sắc xanh sâu đậm cùng màu trắng tuyết chưa bao giờ hòa hợp như thế, có lẽ cũng chỉ có thiên nhiên mới có thể nhào nặn ra những cảnh sắc đối nghịch nhưng xứng đôi tới vậy. Tất cả đều ẩn hiện trong mây mù, đẹp tới độ khiến cho con người ta phải run rẩy.
Nhưng vẻ đẹp đó không hề tạo ra cảm giác mâu thuẫn, trái lại lại thấy rất ôn hòa huyền bí, núi Tứ cô nương, các nàng vẫn cô độc đứng sừng sững ở nơi đó, là đang suy nghĩ điều gì?
Tôi không kiềm được bản thân sinh ra một cảm giác rất lạ, trước kia từng đi cùng Bàn Tử tới không ít nơi tươi đẹp, nhưng đây là lần đầu tôi có cảm xúc này, chung quy đều là bị Bàn Tử phá đám, hiếm khi tách được anh ta, cảm giác thực sự rất khác biệt. Có lẽ tôi hợp với việc viết về một điều gì đó hơn chứ không phải là kể về chuyện trộm mộ tặc thế này.
“Đây là đại tỷ, đây là nhị tỷ, tam tỷ, còn kia là tiểu muội cao nhất xinh đẹp nhất, cao tới hơn sáu nghìn thước”. Tài xế nói tiếp: “Chúng tôi gọi đó là Tứ cô nương, người ở đây đều là Khương dân và Tàng dân, chúng tôi đi qua rất nhiều nơi có người Khương, nhớ kỹ từng bậc cửa mà bọn họ cấm ngồi, đi cũng không được va vào kiềng ba chân của bọn họ.”
“Kiềng ba chân là cái gì?” tôi hỏi.
“Mỗi nhà người Khương đều có một cái giá để nồi, nhìn qua thì thấy nó có ba chân, bọn họ gọi nó là hi mễ, trên hi mễ treo một cái chảo sắt, bên dưới là đống lửa, lửa đó cháy đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn không được dập tắt, mấy vạn năm trước thần lửa đã cho bọn họ mồi lửa để chia cho nhau, lửa là một phần rất thiêng liêng, tôi từng có một người bạn, qua đống lửa phun một miệng đờm vào rồi sau đó…”
Tiểu Hoa đang đánh răng nói xen vào: “Tôi phải mua hơn một trăm con dê mới chuộc được hắn ra đấy.”
“Cậu trước kia từng tới đây rồi sao?” tôi lấy làm lạ hỏi.
Hắn nhìn tôi cười cười: “Nói thì dài lắm, đó là vài chuyện của tôi, cậu không muốn biết đâu.”
Tôi nhìn vẻ mặt hắn, cảm thấy càng thêm quái đản, có điều hít một phổi không khí trong lành của sáng sớm, có nói thêm ít quái dị gì nữa cũng không sao.
Đoạn cuối đường cần phải dùng xe máy mới đi được, chúng tôi gọi vài thôn dân đưa đi, trả tiền xe rồi dỡ hết hàng hóa trên xe thồ xuống, đi tới một cái thôn gần đường quốc lộ nhất, xem có còn ai để thuê giúp việc không, thuê được ba bốn người, giả làm phóng viên chụp ảnh, bảo bọn họ giúp khuân vác đồ đạc. Lại thuê thêm mấy xe máy, đưa cả đội vào một thôn khác trong núi.
Năm đó khi Hoắc Tiên Cô tới đây, nơi này vẫn là thâm sơn cùng cốc, hiện giờ so với lúc đó đã thay đổi nhiều, tuy rằng vẫn gặp những chuyện phiền toái, nhưng cuối cùng sau ba ngày tới Tứ Xuyên, đi quanh vách núi đen mà bọn họ từng kể, làng gần nhất chỉ đi mất nửa ngày đường. Lúc này Bàn Tử và Muộn Du Bình tại Ba Nãi Quảng Tây chắc đang lên đường vào núi.
Cảm giác này và cảm giác khi ở Ba Nãi rất giống nhau, trừ khí hậu và địa chất ra thì xung quanh thực khiến tinh thần tôi trấn an, chúng tôi dùng la vận chuyển đồ đạc mang theo, bám sát vách núi, rất nhanh sau đó liền phát hiện trên vách núi đen kia có sơn động, từng cái từng cái một, có nhiều chỗ rất dày đặc.
“Có nhiều chỗ đã bị cây che lại, kỳ thật là bên trên còn rất nhiều động nữa.” Người dân bản xứ nói cho chúng tôi biết, vách động đầy những hang hốc, bốn phía đâu đâu cũng có.
Tôi hỏi Tiểu Hoa: “Sao giờ? Biết được đâu là hang động năm đó người ta lấy được sách lụa Chiến Quốc đây?”
Tiểu Hoa liền lắc đầu: “Lão bà bà năm xưa cũng không tự mình trèo lên, hơn nữa đã nhiều năm trôi qua như vậy, cho dù có lưu lại ký hiệu e là cũng không thấy được nữa, chỉ biết là nó nằm ở giữa nơi này, hơn nữa vị trí cũng rất cao, chúng ta phải tự tìm thôi.” Nói xong Tiểu Hoa bắt đầu cùng mọi người dỡ trang bị xuống, sau đó bắt đầu quan sát toàn bộ vách đá, để thấy được hết số hang động.
“Tìm sao?”
Tôi ngẩng đầu nhìn vách núi đen cảm giác có phần choáng váng, thầm than sao mà tìm được, lại còn phải leo lên leo xuống như thế chịu thế nào đây chứ. Hơn nữa, tôi đột nhiên cảm thấy, những hang động này rất quen, nhiều như vậy trèo lên hết kiểu gì, giống như là những hốc đá trên vẫn thạch dưới lăng Tây Vương Mẫu kia thì phải?
Chú thích:
Lẩu mỡ bò*: Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Trong số các món ngon, lẩu Tứ Xuyên được biết đến nhiều nhất. Nước lẩu được nấu từ nước dùng, nổi váng đỏ bắt mắt. Thành phần nước lẩu không thể thiếu tỏi, hành và ớt cay Tứ Xuyên. Ngoài lẩu, đậu phụ cay và mỳ lạnh, bánh nếp gói lá tre là món ăn đường phố cũng được nhiều người thưởng thức khi tìm đến Thành Đô.
Tôi không biết “tổ” nghĩa là gì, cảm giác là mình hình như nghe nhầm, có lẽ ý hắn là “cái máng” hay là cái gì đó khác, có điều là lúc này trời lại đổ mưa, đứng ở nơi nhận hàng người đi lại tấp nập, chúng tôi không muốn ở đó lâu nên cũng chẳng kịp hỏi, vội mang đồ chất lên xe tải, trong mưa phùn giăng giăng xe chuyển bánh vào trong Thành Đô.
Xe tải nhỏ này so với con Kim Bôi của tôi thì bé hơn, bánh xe chỉ có đường kính bằng cái chậu rửa mặt, ngồi lên như trên mây, Tiểu Hoa bảo tôi kiên nhẫn một lát, đi trong thành thì phải dùng xe này, sau khi tới đoạn đường núi bùn đất sẽ đổi sang xe Hoàng Sa, vì đường bên đó không tốt lắm. Tôi thầm nhủ hóa ra là như vậy, cũng chẳng bận tâm về những hấp dẫn trên đường, đã tới đây rồi thì khác nào kẻ trộm chứ. Chuyến này đi giống như là ngồi trên một cái bập bênh giữa ồn ào hỗn độn với hèn mọn thấp kém, khó mà để người khác nghĩ thông được.
Thành Đô là một thành phố rất được yêu thích, lúc còn đi học đại học, tôi có một người bạn tới từ nơi này, cứ hễ nói về Tứ Xuyên thì phải kể tới mỹ nữ và đồ ăn vặt, khiến cho chúng tôi thèm chảy nước miếng, có thể dùng một từ dễ dàng miêu tả nhất về nơi đây chính là “an nhàn”, có điều là giờ chỉ sợ cũng không rảnh để đi hưởng thụ như vậy.
Xe tải đưa chúng tôi vào trong một con ngõ phía Nam thành, đi qua ven đường có một trường đại học ngay cạnh quốc lộ Tứ Xuyên, bên trong tất cả đều là phòng cũ hoen ố xi măng, bề ngoài hình như từng qua cải tạo, có vài nơi còn tương đối đẹp, nhưng vốn dĩ phòng cũ nhìn kiểu gì cũng vẫn ra phòng cũ, cuối con ngõ là một gian nhà khách nho nhỏ, nhà khách không có bảng hiệu, chỉ có một hộp nhựa sơ sài viết “dừng chân” hai chữ đỏ choét, treo ở trên cửa lung lay theo chiều gió.
Chúng tôi dừng xe lại, vòng qua khoảng sân đơn sơ (nếu nhất định phải gọi nó bằng một cái tên thì nó phải là một cái thềm trước thì đúng hơn), đột nhiên thấy sáng sủa hẳn lên. Trong hành lang được lắp đặt thiết bị mang phong cách Châu Âu vô cùng tinh tế, toàn bộ sàn nhà bằng gỗ thật, hai bên hành lang treo đầy những bức tranh. Tiểu Hoa nói cho tôi biết, đây là nơi làm việc của bọn họ ở Thành Đô này, nhà khách này không dùng để kinh doanh, ai tới cũng không thấy được không gian trong phòng, bảng hiệu kia chỉ là một cách ngụy trang, bên trong tất cả đều là thủ hạ của hắn.
Chúng tôi ai về phòng người đấy, tắm rửa sạch sẽ rồi thư giãn một lát, có một thủ hạ người Tứ Xuyên liền tới dẫn chúng tôi đi ăn đặc sản bánh bao hàn, dạo qua mấy con phố, tới tối thì đi ăn khuya với nồi lẩu mỡ bò*. Trời ạ, đây là lần đầu tiên tôi biết tới ăn khuya người ta cũng dùng lẩu, vì cái cay tê tái của nó mà tôi vừa ăn vừa phải uống vài hớp bia tráng miệng, ăn tới đâu gáy ngứa ran tới đó, suýt chút nữa thì không chịu nổi.
Ngại nhất phải kể tới là khi tìm nhà vệ sinh trong quán, tìm mãi không ra tôi liền hỏi một cô gái, chắc là do uống nhiều quá nên nói năng không được chín chắn, đáng ra phải nói: “Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu?”, lại nói thành: “Nhà vệ sinh đây à?”. Cô gái kia lập tức nổi giận, dùng giọng Tứ Xuyên mắng ầm lên: “Bà đây không phải nhà vệ sinh!”. Khiến Tiểu Hoa bên kia được một phen cười nghiêng ngả.
Đây gần như là một cuộc cưỡi ngựa xem hoa điển hình, chỉ với thời gian rất nhanh mà có thể lãnh hội được hết những đặc sắc của nơi này. Lại nhắc tới tôi là khách, Tiểu Hoa là chủ nên vẫn giữ phép đưa tôi đi thăm thú qua loa vài nơi, sáng sớm hôm sau chúng tôi lên đường rời Thành Đô, chuyển sang đường cao tốc. Dọc đường đi chẳng ai nói câu nào, trong lúc đó, tôi lại thấy thích cái kiểu lặn lội đường xa thế này. Tiểu Hoa cũng không có ý tìm tôi nói chuyện gì cả, nhưng chẳng biết vì sao mà tôi không hề có cảm giác xa lạ hay xấu hổ. Có lẽ là vì bản thân thấy hoàn cảnh có gì đó rất thân thuộc, tôi dường như nhìn ra từ hắn một khía cạnh khác của bản thân.
Cứ như vậy chúng tôi chỉ lặng lẽ quay mặt ra ngoài cửa sổ, hoặc là nhắm mắt mà ngủ, hoặc là nhìn trời mây sông núi nơi đây. Cảnh sắc dần dần thay đổi, núi càng lúc càng cao, đường lại thêm khó đi, mỗi lần tỉnh lại đều thấy bốn phía sơn dã hơn trước. Tới đêm chúng tôi chuyển sang xe Hoàng Sa việt dã, chính thức chạy vào trong đường núi. Đêm càng thêm tối.
Cuối cùng khi tới sáng sớm ngày hôm sau, tôi tỉnh dậy trên con xe xóc nảy rồi bước ra ngoài, không khí thực thoáng mát, thứ đầu tiên đập vào mắt chính là bốn tòa tuyết sơn trong truyền thuyết.
“Núi Tứ cô nương”, tài xế dùng giọng Tứ Xuyên nói, “A Nhĩ Ti Tư phương Đông.”
Tôi đứng cạnh quốc lộ Hoàn Sơn, bước thêm vài bước nữa chính là vực sâu vạn trượng, tầm nhìn phía dưới cực tốt, tôi nhìn một vùng núi non xanh mướt trước mắt, với phía xa xa đằng sau nó là một đỉnh tuyết sơn trắng phao hùng vĩ, sắc xanh sâu đậm cùng màu trắng tuyết chưa bao giờ hòa hợp như thế, có lẽ cũng chỉ có thiên nhiên mới có thể nhào nặn ra những cảnh sắc đối nghịch nhưng xứng đôi tới vậy. Tất cả đều ẩn hiện trong mây mù, đẹp tới độ khiến cho con người ta phải run rẩy.
Nhưng vẻ đẹp đó không hề tạo ra cảm giác mâu thuẫn, trái lại lại thấy rất ôn hòa huyền bí, núi Tứ cô nương, các nàng vẫn cô độc đứng sừng sững ở nơi đó, là đang suy nghĩ điều gì?
Tôi không kiềm được bản thân sinh ra một cảm giác rất lạ, trước kia từng đi cùng Bàn Tử tới không ít nơi tươi đẹp, nhưng đây là lần đầu tôi có cảm xúc này, chung quy đều là bị Bàn Tử phá đám, hiếm khi tách được anh ta, cảm giác thực sự rất khác biệt. Có lẽ tôi hợp với việc viết về một điều gì đó hơn chứ không phải là kể về chuyện trộm mộ tặc thế này.
“Đây là đại tỷ, đây là nhị tỷ, tam tỷ, còn kia là tiểu muội cao nhất xinh đẹp nhất, cao tới hơn sáu nghìn thước”. Tài xế nói tiếp: “Chúng tôi gọi đó là Tứ cô nương, người ở đây đều là Khương dân và Tàng dân, chúng tôi đi qua rất nhiều nơi có người Khương, nhớ kỹ từng bậc cửa mà bọn họ cấm ngồi, đi cũng không được va vào kiềng ba chân của bọn họ.”
“Kiềng ba chân là cái gì?” tôi hỏi.
“Mỗi nhà người Khương đều có một cái giá để nồi, nhìn qua thì thấy nó có ba chân, bọn họ gọi nó là hi mễ, trên hi mễ treo một cái chảo sắt, bên dưới là đống lửa, lửa đó cháy đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn không được dập tắt, mấy vạn năm trước thần lửa đã cho bọn họ mồi lửa để chia cho nhau, lửa là một phần rất thiêng liêng, tôi từng có một người bạn, qua đống lửa phun một miệng đờm vào rồi sau đó…”
Tiểu Hoa đang đánh răng nói xen vào: “Tôi phải mua hơn một trăm con dê mới chuộc được hắn ra đấy.”
“Cậu trước kia từng tới đây rồi sao?” tôi lấy làm lạ hỏi.
Hắn nhìn tôi cười cười: “Nói thì dài lắm, đó là vài chuyện của tôi, cậu không muốn biết đâu.”
Tôi nhìn vẻ mặt hắn, cảm thấy càng thêm quái đản, có điều hít một phổi không khí trong lành của sáng sớm, có nói thêm ít quái dị gì nữa cũng không sao.
Đoạn cuối đường cần phải dùng xe máy mới đi được, chúng tôi gọi vài thôn dân đưa đi, trả tiền xe rồi dỡ hết hàng hóa trên xe thồ xuống, đi tới một cái thôn gần đường quốc lộ nhất, xem có còn ai để thuê giúp việc không, thuê được ba bốn người, giả làm phóng viên chụp ảnh, bảo bọn họ giúp khuân vác đồ đạc. Lại thuê thêm mấy xe máy, đưa cả đội vào một thôn khác trong núi.
Năm đó khi Hoắc Tiên Cô tới đây, nơi này vẫn là thâm sơn cùng cốc, hiện giờ so với lúc đó đã thay đổi nhiều, tuy rằng vẫn gặp những chuyện phiền toái, nhưng cuối cùng sau ba ngày tới Tứ Xuyên, đi quanh vách núi đen mà bọn họ từng kể, làng gần nhất chỉ đi mất nửa ngày đường. Lúc này Bàn Tử và Muộn Du Bình tại Ba Nãi Quảng Tây chắc đang lên đường vào núi.
Cảm giác này và cảm giác khi ở Ba Nãi rất giống nhau, trừ khí hậu và địa chất ra thì xung quanh thực khiến tinh thần tôi trấn an, chúng tôi dùng la vận chuyển đồ đạc mang theo, bám sát vách núi, rất nhanh sau đó liền phát hiện trên vách núi đen kia có sơn động, từng cái từng cái một, có nhiều chỗ rất dày đặc.
“Có nhiều chỗ đã bị cây che lại, kỳ thật là bên trên còn rất nhiều động nữa.” Người dân bản xứ nói cho chúng tôi biết, vách động đầy những hang hốc, bốn phía đâu đâu cũng có.
Tôi hỏi Tiểu Hoa: “Sao giờ? Biết được đâu là hang động năm đó người ta lấy được sách lụa Chiến Quốc đây?”
Tiểu Hoa liền lắc đầu: “Lão bà bà năm xưa cũng không tự mình trèo lên, hơn nữa đã nhiều năm trôi qua như vậy, cho dù có lưu lại ký hiệu e là cũng không thấy được nữa, chỉ biết là nó nằm ở giữa nơi này, hơn nữa vị trí cũng rất cao, chúng ta phải tự tìm thôi.” Nói xong Tiểu Hoa bắt đầu cùng mọi người dỡ trang bị xuống, sau đó bắt đầu quan sát toàn bộ vách đá, để thấy được hết số hang động.
“Tìm sao?”
Tôi ngẩng đầu nhìn vách núi đen cảm giác có phần choáng váng, thầm than sao mà tìm được, lại còn phải leo lên leo xuống như thế chịu thế nào đây chứ. Hơn nữa, tôi đột nhiên cảm thấy, những hang động này rất quen, nhiều như vậy trèo lên hết kiểu gì, giống như là những hốc đá trên vẫn thạch dưới lăng Tây Vương Mẫu kia thì phải?
Chú thích:
Lẩu mỡ bò*: Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Trong số các món ngon, lẩu Tứ Xuyên được biết đến nhiều nhất. Nước lẩu được nấu từ nước dùng, nổi váng đỏ bắt mắt. Thành phần nước lẩu không thể thiếu tỏi, hành và ớt cay Tứ Xuyên. Ngoài lẩu, đậu phụ cay và mỳ lạnh, bánh nếp gói lá tre là món ăn đường phố cũng được nhiều người thưởng thức khi tìm đến Thành Đô.