Editor: Béo Bụng Bự
Beta: Thanh Du
*****
Tôi không hiểu lão Bàn Mã đang nói gì, “mùi vị chết chóc” là sao? Mùi xác thối?
Lão Bàn Mã không nói thẳng ra, chỉ bảo mùi vị chết chóc chính là mùi người chết.
Xem ra trong lòng lão Bàn Mã chắc chắn còn giấu nhiều chuyện, tuy không thể hiện ra ngoài, nhưng không câu nói nào không ngầm ám chỉ với tôi rằng lão biết rất nhiều chuyện. Nhưng dường như lão lại muốn che che đậy đậy, thái độ rất mâu thuẫn; từ thái độ bình thản khi đối mặt với Muộn Du Bình, có thể thấy lão già này nhất định là một người từng trải.
Đầu óc tôi cứ quay mòng mòng, đặt mình vào địa vị người khác mà nghĩ xem, một người sẽ tỏ thái độ này vào lúc nào?
Một là khi đang muốn bán đồ với giá cao, trước kia tôi đã tiếp xúc với một vài tay lái buôn, cũng có cái kiểu nói năng nhát gừng như thế. Khổ nỗi lão quỷ này lại không giống cho lắm.
Hai là trong lòng ẩn giấu một bí mật, tuyệt đối không thể tiết lộ, nhưng anh ta lại chứng kiến một chuyện nào đó xảy ra có liên quan đến bí mật của mình; nếu không chịu tiết lộ, có thể sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Trong tình cảnh mâu thuẫn này, anh ta chỉ có thể nói một câu lập lờ nước đôi. Ví dụ như có một đặc vụ đã bị nghi ngờ, lúc này anh ta thấy một thằng nhóc đang nghịch một khối tròn bằng sắt; anh ta biết khối tròn đó chính là mìn, nhưng nếu nói ra điều này với thằng nhóc thì thân phận đặc vụ của anh ta có thể bại lộ. Nên anh ta mới bảo thằng nhóc kia: “Cháu nghịch món đồ này, sớm muộn gì cũng bị nó hại chết.”
Tôi cảm thấy khả năng này rất lớn. Khi mới tới nơi này tôi chỉ muốn biết chút ít về tình hình và thời gian nhóm Văn Cẩm vào núi; nhưng sau khi lão trông thấy Muộn Du Bình, lại tỏ thái độ khiến tôi buộc phải để ý. Nói cách khác, theo lý mà suy thì lão cho rằng Muộn Du Bình chính là quả mìn có thể nổ chết tôi. Trong lòng lão chứa một bí mật cho lão biết Muộn Du Bình chính là quả mìn đó, nhưng bí mật này lão lại không muốn nói ra.
Sau đó tôi ngồi nói chuyện với lão Bàn Mã suýt soát ba tiếng đồng hồ, cố gắng dò xét bí mật này.
Tôi biết nếu từ đầu đã để lộ ý định dò xét của mình thì sẽ khiến lão cảnh giác ngay, nên tôi quyết định trước hết phải tỏ ra bình tĩnh, bắt đầu dò hỏi từ hành trình Văn Cẩm vào núi.
Nội dung cuộc trò chuyện hết sức rời rạc, lão Bàn Mã nói phải có A Quý phiên dịch, có khi còn phải giải thích khái niệm với nhau, rất tốn thời gian. Hơn nữa lão cũng thường trả lời không đúng trọng tâm, mà có lẽ A Quý phiên dịch cũng sai lêch đi chút ít. Cho nên trò chuyện xong, đầu óc tôi hoàn toàn bị chia ra làm những mảnh rời rạc.
Đội khảo cổ của Văn Cẩm vào núi đại khái là năm 1976, lão không thể nói ra thời gian chính xác.
Đội trưởng lúc ấy hẳn là Văn Cẩm, nhưng khi tôi lấy bức ảnh chụp chung ở Tây Sa ra cho lão xem thì lão lại không phân biệt nổi những người khác. Thời gian đã quá lâu, mà người cũng nhiều, trong hoàn cảnh lúc ấy, tóc tai quần áo mọi người đều như nhau, lão chỉ nhớ duy nhất người đội trưởng cũng rất hợp lý.
Ban đầu mọi chuyện diễn ra bình thường, khi ấy vùng này thường xuyên xảy ra tranh chấp biên giới, trong thôn xuất hiện quân đội cũng rất bình thường. Phải biết rằng những năm 1978 vùng Thượng Tư hầu hết đều có quân giải phóng, đường trong núi này phần lớn đều được đào vào thời điểm diễn ra chiến dịch phản kích quân Việt, bộ đội phải vào trong núi tìm người dẫn đường cũng là nhiệm vụ quân sự.
Lão Bàn Mã nhận tiền phụ cấp của bộ đội, bấy giờ lão vẫn còn là tráng niên, trong khi săn thúthường một mình lặn lội vào những nơi xa nhất, sâu nhất, dĩ nhiên tìm lão làm người dẫn đường là thích hợp nhất.
Bọn họ lên đường vào sáng sớm ngày hôm đó, nhiệm vụ của bộ đội lão không tiện hỏi nhiều, cứ thế dẫn bộ đội vào núi Dương Giác, sau đó đi cùng đoàn luôn. Tâm tư của lão đặt cả vào việc nhớ đường, núi Dương Giác là nơi không hay lui tới, lão phải đảm bảo có thể trở về.
Bọn họ đi khá lâu, nghỉ trong núi một đêm rồi đến một cái hồ trong núi.
Nơi này lão Bàn Mã mới đến có một lần vào năm ba mốt tuổi, lão cưới vợ nên muốn bắt mấy con hoẵng về biếu nhà ngoại. Năm ấy trong núi không yên ổn, dã thú đều trốn vào rừng sâu. Lão dắt chó đi một mạch vào đây, tìm được cái hồ này, nấp ven hồ một ngày thì săn được một con lợn rừng, sau đấy cũng không vào đây thêm lần nào nữa.
Những cái hồ kiểu này hiển nhiên không có tên, có lẽ ngoại trừ lão Bàn Mã thì người trong thôn cũng không ai biết nơi này có hồ. Đây là một cái hồ khép kín, không có suối chảy vào, đáy hồ có thông đến đâu hay không thì lão chịu. Bọn họ dựng lều căng bạt bên hồ, thế là nhiệm vụ của lão Bàn Mã đã xong.
Sau đó, lão nhận nhiệm vụ cứ cách vài ngày lại đi cấp dưỡng cho bộ đội. Nguồn dự trữ của bộ đội cũng rất đầy đủ, cho nên mỗi lần vào núi lão cũng chỉ mang theo chút gạo hoặc muối ăn, chuyện quái lạ mà A Quý kể cũng xảy ra trong một lần tiếp tế như thế. Trong suốt quãng thời gian đó, không ai biết đội quân kia trú đóng ở đó làm gì.
Trong quá trình tiếp tế lão Bàn Mã cũng rất hiếu kỳ, nhưng lão biết vào thời buổi này, dòm ngó những bí mật kiểu này sẽ phải trả giá rất đắt, cho nên lão cố nhịn trí tò mò của mình xuống. Sau đó, khi nhóm người nhổ trại, họ đã có thêm khoảng hơn ba mươi cái hộp, cái nào cũng to bằng cỡ hộp giày, được những người lính hết sức cẩn thận đưa ra ngoài.
Lão tò mò, cũng từng muốn cầm thử một hộp, nhưng lại bị một người lính khéo léo ngăn lại. Người lính nói trong hộp này chứa một thứ rất nguy hiểm, khi anh ta cầm nó lên, lão chỉ cảm thấy cái hộp rất nặng, không biết bên trong chứa vật gì.
Tôi nghe tới đây, trong đầu hình như cũng lờ mờ có ấn tượng. Loại hộp lớn cỡ hộp giày này, tên là “hộp thu nạp”, biệt danh là hộp đồ cổ, là dụng cụ đội khảo cổ dùng để lưu giữ những mảnh văn vật nhỏ khai quật được. Loại hộp này thường được đánh số nghiêm ngặt, lớn có nhỏ có, nhưng hầu hết đều to cỡ cái hộp giày. (Văn vật khai quật được thường khá nặng, hộp lớn cỡ hộp giày chứa được khối lượng phù hợp nhất cho việc vận chuyển)
Lão Bàn Mã rất buồn bực, vì ven hồ chẳng có chỗ nào đặc biệt, vậy thứ chứa trong những cái hộp kia rốt cuộc từ đâu mà đến? Khi ấy lão cứ đinh ninh hộp này nhất định phải chứa đá, bởi vì ven hồ kia toàn đá là đá.
Nhưng lão nhanh chóng phát hiện ra khả năng này không lớn, vì đi vào núi được một thời gian, bên trong cái hộp bắt đầu tỏa ra một thứ mùi kỳ lạ, rất khó ngửi, không biết phải miêu tả thế nào.Mùi thịt người chết đới :-ss
Editor: Béo Bụng Bự
Beta: Thanh Du
*****
Tôi không hiểu lão Bàn Mã đang nói gì, “mùi vị chết chóc” là sao? Mùi xác thối?
Lão Bàn Mã không nói thẳng ra, chỉ bảo mùi vị chết chóc chính là mùi người chết.
Xem ra trong lòng lão Bàn Mã chắc chắn còn giấu nhiều chuyện, tuy không thể hiện ra ngoài, nhưng không câu nói nào không ngầm ám chỉ với tôi rằng lão biết rất nhiều chuyện. Nhưng dường như lão lại muốn che che đậy đậy, thái độ rất mâu thuẫn; từ thái độ bình thản khi đối mặt với Muộn Du Bình, có thể thấy lão già này nhất định là một người từng trải.
Đầu óc tôi cứ quay mòng mòng, đặt mình vào địa vị người khác mà nghĩ xem, một người sẽ tỏ thái độ này vào lúc nào?
Một là khi đang muốn bán đồ với giá cao, trước kia tôi đã tiếp xúc với một vài tay lái buôn, cũng có cái kiểu nói năng nhát gừng như thế. Khổ nỗi lão quỷ này lại không giống cho lắm.
Hai là trong lòng ẩn giấu một bí mật, tuyệt đối không thể tiết lộ, nhưng anh ta lại chứng kiến một chuyện nào đó xảy ra có liên quan đến bí mật của mình; nếu không chịu tiết lộ, có thể sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Trong tình cảnh mâu thuẫn này, anh ta chỉ có thể nói một câu lập lờ nước đôi. Ví dụ như có một đặc vụ đã bị nghi ngờ, lúc này anh ta thấy một thằng nhóc đang nghịch một khối tròn bằng sắt; anh ta biết khối tròn đó chính là mìn, nhưng nếu nói ra điều này với thằng nhóc thì thân phận đặc vụ của anh ta có thể bại lộ. Nên anh ta mới bảo thằng nhóc kia: “Cháu nghịch món đồ này, sớm muộn gì cũng bị nó hại chết.”
Tôi cảm thấy khả năng này rất lớn. Khi mới tới nơi này tôi chỉ muốn biết chút ít về tình hình và thời gian nhóm Văn Cẩm vào núi; nhưng sau khi lão trông thấy Muộn Du Bình, lại tỏ thái độ khiến tôi buộc phải để ý. Nói cách khác, theo lý mà suy thì lão cho rằng Muộn Du Bình chính là quả mìn có thể nổ chết tôi. Trong lòng lão chứa một bí mật cho lão biết Muộn Du Bình chính là quả mìn đó, nhưng bí mật này lão lại không muốn nói ra.
Sau đó tôi ngồi nói chuyện với lão Bàn Mã suýt soát ba tiếng đồng hồ, cố gắng dò xét bí mật này.
Tôi biết nếu từ đầu đã để lộ ý định dò xét của mình thì sẽ khiến lão cảnh giác ngay, nên tôi quyết định trước hết phải tỏ ra bình tĩnh, bắt đầu dò hỏi từ hành trình Văn Cẩm vào núi.
Nội dung cuộc trò chuyện hết sức rời rạc, lão Bàn Mã nói phải có A Quý phiên dịch, có khi còn phải giải thích khái niệm với nhau, rất tốn thời gian. Hơn nữa lão cũng thường trả lời không đúng trọng tâm, mà có lẽ A Quý phiên dịch cũng sai lêch đi chút ít. Cho nên trò chuyện xong, đầu óc tôi hoàn toàn bị chia ra làm những mảnh rời rạc.
Đội khảo cổ của Văn Cẩm vào núi đại khái là năm 1976, lão không thể nói ra thời gian chính xác.
Đội trưởng lúc ấy hẳn là Văn Cẩm, nhưng khi tôi lấy bức ảnh chụp chung ở Tây Sa ra cho lão xem thì lão lại không phân biệt nổi những người khác. Thời gian đã quá lâu, mà người cũng nhiều, trong hoàn cảnh lúc ấy, tóc tai quần áo mọi người đều như nhau, lão chỉ nhớ duy nhất người đội trưởng cũng rất hợp lý.
Ban đầu mọi chuyện diễn ra bình thường, khi ấy vùng này thường xuyên xảy ra tranh chấp biên giới, trong thôn xuất hiện quân đội cũng rất bình thường. Phải biết rằng những năm 1978 vùng Thượng Tư hầu hết đều có quân giải phóng, đường trong núi này phần lớn đều được đào vào thời điểm diễn ra chiến dịch phản kích quân Việt, bộ đội phải vào trong núi tìm người dẫn đường cũng là nhiệm vụ quân sự.
Lão Bàn Mã nhận tiền phụ cấp của bộ đội, bấy giờ lão vẫn còn là tráng niên, trong khi săn thúthường một mình lặn lội vào những nơi xa nhất, sâu nhất, dĩ nhiên tìm lão làm người dẫn đường là thích hợp nhất.
Bọn họ lên đường vào sáng sớm ngày hôm đó, nhiệm vụ của bộ đội lão không tiện hỏi nhiều, cứ thế dẫn bộ đội vào núi Dương Giác, sau đó đi cùng đoàn luôn. Tâm tư của lão đặt cả vào việc nhớ đường, núi Dương Giác là nơi không hay lui tới, lão phải đảm bảo có thể trở về.
Bọn họ đi khá lâu, nghỉ trong núi một đêm rồi đến một cái hồ trong núi.
Nơi này lão Bàn Mã mới đến có một lần vào năm ba mốt tuổi, lão cưới vợ nên muốn bắt mấy con hoẵng về biếu nhà ngoại. Năm ấy trong núi không yên ổn, dã thú đều trốn vào rừng sâu. Lão dắt chó đi một mạch vào đây, tìm được cái hồ này, nấp ven hồ một ngày thì săn được một con lợn rừng, sau đấy cũng không vào đây thêm lần nào nữa.
Những cái hồ kiểu này hiển nhiên không có tên, có lẽ ngoại trừ lão Bàn Mã thì người trong thôn cũng không ai biết nơi này có hồ. Đây là một cái hồ khép kín, không có suối chảy vào, đáy hồ có thông đến đâu hay không thì lão chịu. Bọn họ dựng lều căng bạt bên hồ, thế là nhiệm vụ của lão Bàn Mã đã xong.
Sau đó, lão nhận nhiệm vụ cứ cách vài ngày lại đi cấp dưỡng cho bộ đội. Nguồn dự trữ của bộ đội cũng rất đầy đủ, cho nên mỗi lần vào núi lão cũng chỉ mang theo chút gạo hoặc muối ăn, chuyện quái lạ mà A Quý kể cũng xảy ra trong một lần tiếp tế như thế. Trong suốt quãng thời gian đó, không ai biết đội quân kia trú đóng ở đó làm gì.
Trong quá trình tiếp tế lão Bàn Mã cũng rất hiếu kỳ, nhưng lão biết vào thời buổi này, dòm ngó những bí mật kiểu này sẽ phải trả giá rất đắt, cho nên lão cố nhịn trí tò mò của mình xuống. Sau đó, khi nhóm người nhổ trại, họ đã có thêm khoảng hơn ba mươi cái hộp, cái nào cũng to bằng cỡ hộp giày, được những người lính hết sức cẩn thận đưa ra ngoài.
Lão tò mò, cũng từng muốn cầm thử một hộp, nhưng lại bị một người lính khéo léo ngăn lại. Người lính nói trong hộp này chứa một thứ rất nguy hiểm, khi anh ta cầm nó lên, lão chỉ cảm thấy cái hộp rất nặng, không biết bên trong chứa vật gì.
Tôi nghe tới đây, trong đầu hình như cũng lờ mờ có ấn tượng. Loại hộp lớn cỡ hộp giày này, tên là “hộp thu nạp”, biệt danh là hộp đồ cổ, là dụng cụ đội khảo cổ dùng để lưu giữ những mảnh văn vật nhỏ khai quật được. Loại hộp này thường được đánh số nghiêm ngặt, lớn có nhỏ có, nhưng hầu hết đều to cỡ cái hộp giày. (Văn vật khai quật được thường khá nặng, hộp lớn cỡ hộp giày chứa được khối lượng phù hợp nhất cho việc vận chuyển)
Lão Bàn Mã rất buồn bực, vì ven hồ chẳng có chỗ nào đặc biệt, vậy thứ chứa trong những cái hộp kia rốt cuộc từ đâu mà đến? Khi ấy lão cứ đinh ninh hộp này nhất định phải chứa đá, bởi vì ven hồ kia toàn đá là đá.
Nhưng lão nhanh chóng phát hiện ra khả năng này không lớn, vì đi vào núi được một thời gian, bên trong cái hộp bắt đầu tỏa ra một thứ mùi kỳ lạ, rất khó ngửi, không biết phải miêu tả thế nào.Mùi thịt người chết đới :-ss