Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thứ Hai ngày 2 tháng Năm 2005
Ngay sau 3 giờ chiều ngày 2 tháng Năm, sự yên bình của Malmköping bị xáo trộn mất vài ngày. Xơ Alice ở Nhà Già từ tức giận chuyển thành lo lắng, lôi chiếc chìa khóa chính của mình ra. Vì cụ Allan chẳng làm gì để xóa lối đào tẩu của mình, nó sờ sờ ra rằng nhân vật chính của buổi sinh nhật đã trèo ra qua cửa sổ. Theo các dấu vết để lại, rõ ràng cụ đã đứng một lúc, dẫm nát cả đám hoa păngxê, rồi biến mất.

Cương vị của mình, ngài thị trưởng cảm thấy mình phải ra lệnh. Ngài chỉ thị cho nhân viên chia thành từng nhóm hai người một để tìm kiếm. Chắc chắn cụ Allan không đi đâu xa được và các nhóm nên tập trung vào các vùng lân cận. Một nhóm được phái đến công viên, một vào Cửa hàng Rượu Quốc doanh (nơi mà Xơ Alice biết cụ Allan đôi khi mò đến), một nhóm đến những cửa hàng khác trên đường phố chính, và một nhóm lên Trung tâm cộng đồng ở trên đồi. Còn đích thân ngài thị trưởng sẽ ở lại Nhà Già để canh chừng các cụ còn chưa mất tích và suy nghĩ về động thái tiếp theo. Và ngài cũng nói với các nhân viên tìm kiếm của mình rằng họ nên kín đáo một chút, không việc gì mà phải làm ầm ĩ lên về việc này. Trong lúc nhầm lẫn, thị trưởng quên béng rằng một trong các nhóm tìm kiếm ngài đã gửi đi có một phóng viên và nhiếp ảnh của tờ báo địa phương.

***

Trung tâm Du lịch không nằm trong khu vực tìm kiếm chính của ngài thị trưởng. Tuy nhiên, ở đó có một “nhóm lẻ” là một gã thanh niên rất tức giận, người gầy, mái tóc dài vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again ở lưng, đã sục sạo tất cả các góc của nhà ga.

Vì chẳng có dấu vết của ông cụ hay chiếc vali, gã trai quyết định đi tới chỗ người đàn ông nhỏ con phía sau cửa sổ bán vé duy nhất đang mở, để hỏi thông tin, xem cụ già có thể đi đâu.

Người đàn ông nhỏ con chắc phải chán ngấy công việc của mình nhưng vẫn có niềm tự hào nghề nghiệp. Vì vậy, anh ta giải thích cho gã thanh niên to mồm kia rằng sự bảo mật cho hành khách tại trạm xe buýt là không thể thỏa hiệp, nhấn mạnh thêm là, dù trong trường hợp nào, anh ta cũng không cung cấp bất kỳ thông tin nào thuộc kiểu tin mà gã muốn có.

Gã thanh niên đứng lặng một lúc, dường như để dịch những gì người đàn ông nhỏ con nói ra ngôn ngữ đơn giản. Sau đó gã bước sang trái năm mét; đến cánh cửa văn phòng vốn không được chắc chắn cho lắm. Gã không thèm bận tâm kiểm tra xem nó đã bị khóa. Thay vào đó, gã lùi lại một bước, giơ chân phải đi ủng đá vào cửa khiến các mảnh vụn bay tứ tung. Người đàn ông nhỏ con còn chưa kịp nhấc chiếc điện thoại đang nắm trong tay để kêu cứu thì đã thấy mình lơ lửng trong không khí trước mặt gã thanh niên, gã xách cả người anh ta lên, mỗi tay tóm chắc một tai.

Tao đếch biết bảo mật là cái chết tiệt gì, nhưng tao là một con quỷ có thể bắt cóc mở miệng được, gã bảo người đàn ông nhỏ con trước khi thả anh ta đánh phịch xuống chiếc xoay kiểu văn phòng.

Rồi gã giải thích những gì mình định làm, bằng búa và móng tay, với bộ phận sinh dục của người đàn ông nhỏ con, nếu anh ta không theo ý gã. Mô tả sống động đến nỗi người đàn ông nhỏ con ngay lập tức quyết định nói hết những gì mình biết, cụ thể là ông lão được hỏi có lẽ đã lấy xe buýt đi Strängnäs. Còn chuyện ông lão đã lấy chiếc vali thì người đàn ông nhỏ con không dám chắc, vì anh ta không phải là loại gián điệp theo dõi du khách.

Rồi người đàn ông nhỏ con ngừng lại để xem gã kia đã hài lòng với những gì mình nói chưa, và ngay lập tức anh ta thấy tốt nhất là cung cấp thêm thông tin. Vì vậy, anh ta cho biết rằng hành trình giữa Malmköping và Strängnäs có mười hai điểm dừng xe buýt và tất nhiên ông cụ có thể xuống xe tại bất kỳ điểm nào.

Chỉ có người lái xe buýt biết điều đó, và theo lịch trình, ông ta sẽ trở lại Malmköping vào 19 giờ 10 phút tối nay, khi xe buýt quay về Flen.

Giờ thì gã trai ngồi xuống bên cạnh người đàn ông nhỏ con đang khiếp đảm với đôi tai đau nhức.

Phải nghĩ xem, gã nói.

Thế là, gã suy nghĩ. Gã nghĩ chắc chắn mình có thể ép người đàn ông nhỏ con phun ra số điện thoại di động của tài xế xe buýt, rồi gọi cho tài xế nói rằng chiếc vali của lão già là đồ ăn cắp. Nhưng sau đó tất nhiên có nguy cơ rằng tài xế xe buýt sẽ báo cảnh sát và gã không muốn điều đó. Thêm nữa, có lẽ nó cũng không quá khẩn cấp, bởi vì lão già có vẻ đến tuổi chầu trời rồi, bây giờ lại cõng thêm một cái vali, lão sẽ phải bắt xe buýt, xe lửa hoặc taxi nếu muốn đi tiếp từ ga Strängnäs. Như vậy lão sẽ để lại dấu vết phía sau, và sẽ luôn luôn có ai đó bị xách tai treo lủng lẳng, sẵn sàng khai ra lão già vừa định đi đâu. Gã trai tin chắc vào khả năng của mình để thuyết phục mọi người phun hết cho gã những gì họ biết.

Nghĩ xong, gã quyết định chờ xe buýt và gặp tài xế mà không cần phải thân thiện quá.

Quyết định xong, gã đứng lên, cảnh cáo người đàn ông nhỏ con những gì sẽ xảy ra với vợ con, nhà cửa và chính anh ta nếu anh ta nói với cảnh sát hay bất cứ ai khác chuyện vừa rồi.

Người đàn ông nhỏ con chưa có vợ con gì, nhưng anh ta tha thiết muốn giữ đôi tai cũng như bộ phận sinh dục của mình ít nhiều còn nguyên vẹn. Vì vậy, anh ta đã hứa danh dự như một nhân viên đường sắt quốc gia rằng mình sẽ không hé răng cho bất kỳ ai.

Anh ta giữ lời hứa đó đến tận ngày hôm sau.

***

Các cặp tìm kiếm đã trở lại Nhà Già và báo cáo những quan sát của họ. Đúng ra là chẳng quan sát được gì. Ngài thị trưởng không muốn dính líu đến cảnh sát và ngài còn đang bận rộn tính xem có cách gì thay thế thì phóng viên tờ báo địa phương đã táo bạo hỏi:

Thế ngài sẽ làm gì bây giờ, thưa Thị trưởng? Thị trưởng im lặng một lúc, sau đó ngài nói:
Tất nhiên là gọi cảnh sát.

Chúa ơi, sao mà ngài ghét báo chí tự do thế.

***

Allan thức giấc khi bác tài nhẹ nhàng vỗ vào cụ, thông báo rằng họ đã đến ga Byringe. Ngay sau đó, bác chuyển chiếc vali ra qua cửa trước xe buýt, cụ Allan đi đằng sau.

Bác tài thắc mắc liệu cụ già có thể tự xoay xở được không, và cụ Allan đáp rằng bác ta không cần phải lo lắng về chuyện này. Rồi cụ cảm ơn sự giúp đỡ của bác và vẫy tay chào khi chiếc xe buýt lại lăn bánh trên Quốc lộ 55, đi về phía Strängnäs.

Mặt trời buổi chiều đã khuất sau những cây linh sam cao quanh cụ Allan. Hơi lạnh bắt đầu thấm qua chiếc áo khoác mỏng và đôi dép đi trong nhà. Quanh Byringe chẳng có gì trừ một nhà ga trơ trọi. Cả ba hướng chỉ có rừng và rừng. Và một con đường rải sỏi nho nhỏ phía bên phải.

Cụ Allan nghĩ trong chiếc vali mà cụ tự dưng nổi hứng khuân theo biết đâu có quần áo ấm. Tuy nhiên, chiếc vali đã bị khóa và chẳng có tuốc nơ vít hay dụng cụ gì khác, cố gắng mở nó quả là vô vọng. Không có lựa chọn gì khác ngoài việc bắt đầu di chuyển, vì cụ không thể đứng đó bên cạnh đường cao tốc và chết cóng. Dựa vào kinh nghiệm khôn ngoan, cụ khá chắc chắn rằng mình sẽ không làm nổi việc đó cho dù cố gắng.

Chiếc vali có một cái quai ở nắp bên hông và nếu kéo nó, vali sẽ dễ dàng lăn theo trên các bánh xe nhỏ. Allan bước từng bước ngắn, chuệnh choạng dọc theo con đường sỏi vào rừng. Sau lưng cụ, cái vali nhảy chồm chồm trên sỏi.

Được vài trăm mét, cụ Allan đi tới chỗ cụ tưởng là ga Byringe – đó là một trạm xe lửa bỏ không, xây dựng bên một tuyến đường sắt cũ chắc chắn đã hoàn toàn ngừng hoạt động.

Cụ thực sự là một cụ già trăm tuổi gương mẫu, nhưng từng ấy chuyện trong một thời gian ngắn quả là hơi nhiều. Cụ Allan ngồi lên chiếc vali, gom lại các ý nghĩ và lấy sức.

Xeo xéo bên trái trước mặt cụ là nhà ga tồi tàn, màu vàng, xây hai tầng, tất cả các cửa sổ tầng dưới bị bịt kín bằng những tấm ván thô và đóng đinh lên. Chếch về bên phải, có thể theo đường ray bỏ hoang, thẳng như một mũi tên xa xa, lao sâu hơn vào rừng, cụ Allan thấy mình theo lối đó. Các lối đi còn chưa bị thiên nhiên xóa mất nhưng nó chỉ là vấn đề thời gian.

Cái nền gỗ hẳn là không còn an toàn để đi bộ. Trên lớp ván ngoài cùng, người ta vẫn có thể đọc dòng chữ sơn: Không đi bộ trên đường này. Đi trên đường này có gì nguy hiểm đâu, cụ Allan nghĩ. Nhưng chẳng ai còn sáng suốt mà lại tình nguyện đi bộ trên cái nền gỗ này?

Câu hỏi được trả lời ngay lập tức, vì đúng lúc đó cánh cửa tồi tàn của nhà ga mở ra và một người đàn ông trạc bảy mươi tuổi, đội mũ, áo sơ mi carô và gilê màu đen, mắt nâu, để râu bạc, bước ra khỏi nhà trên đôi ủng vững chãi. Rõ ràng ông ta biết những tấm ván sẽ không ẹp xuống dưới chân mình nhưng ông lại hướng tất cả sự chú ý về phía cụ già trước mặt.

Người đàn ông đội mũ dừng lại ở giữa sân ga, trông hơi thù địch. Nhưng rồi hình như ông ta đổi ý, có lẽ thấy vì kẻ xâm phạm lãnh địa của mình chỉ là một cụ già rệu rã.

Cụ Allan ngồi nguyên trên chiếc vali mới đánh cắp, không biết nói gì và cũng chẳng hơi sức đâu để nói. Tuy nhiên, cụ vẫn điềm tĩnh nhìn người đàn ông đội mũ và chờ đợi ông ta mở lời. Chuyện đó diễn ra ngay lập tức, không đến nỗi thù địch như đã tưởng lúc ban đầu. Một kiểu thăm dò xem sao.

– Cụ là ai và cụ làm gì trên sân ga của tôi? người đàn ông đội mũ nói.

Cụ Allan không trả lời, cụ chưa xác định được là mình đang gặp bạn hay thù. Nhưng sau đó cụ nghĩ rằng khôn ngoan ra thì đừng cãi cọ với người duy nhất trong tầm nhìn, người thậm chí có thể cho cụ vào sưởi ấm trước khi cái lạnh buổi tối đánh gục cụ. Thế là cụ quyết định nói sự thật.

Vì vậy, cụ nói rằng tên mình là Allan, rằng cụ vừa tròn 100 tuổi và rất sung với tuổi của mình, sung đến mức cụ vừa chạy trốn khỏi nhà, và còn có thời gian để ăn cắp một chiếc vali từ anh thanh niên mà bây giờ chắc chắn đang không vui vẻ gì về chuyện đó, và rằng đầu gối của cụ lúc này không được ổn lắm nên cụ rất muốn nghỉ chân một lúc.

Nói xong, cụ im lặng ngồi yên trên vali và chờ đợi phán quyết của tòa án.

Thật thế à, người đàn ông đội mũ mỉm cười nói. Cụ đúng là một tên trộm!

Một tên trộm già, cụ Allan đáp, rầu rĩ.

Người đàn ông đội mũ nhanh nhẹn nhảy xuống từ bậc thềm và đi tới chỗ cụ già trăm tuổi như để ngắm kĩ hơn.

– Có thật là cụ 100 tuổi không? Ông ta nói. Nếu thế thì cụ phải đói rồi.

Cụ Allan không hiểu nổi logic đó, nhưng tất nhiên, cụ đói. Vì vậy, cụ hỏi xem thực đơn có gì và liệu trong đó không có thứ gì cứng chứ.

Người đàn ông đội mũ chìa tay ra giới thiệu mình là Julius Jonsson và kéo cụ già đứng lên. Rồi ông ta tuyên bố rằng mình sẽ xách vali cho cụ Allan, và có món nai rừng nướng nếu cụ thích, nó chắc cũng hơi cứng, nhưng mà bổ cả người lẫn đầu gối.

Nhiều năm nay Julius Jonsson không có ai để nói chuyện nên rất hồ hởi đón tiếp cụ già mang vali. Đầu tiên là một ít thức ăn cứng bổ đầu gối, rồi bổ thứ khác, thêm nhiều hơn để bổ lưng và cổ, và sau đó để ngon miệng, và cuối cùng để tạo một bầu không khí trò chuyện thân mật. Cụ Allan hỏi Julius làm gì để sống, và được nghe cả một chuyện dài.

Julius sinh ra ở miền bắc, vùng Strömbacka không xa Hudiksvall, là con duy nhất của cặp vợ chồng nông dân Anders và Elvina Jonsson.

Cậu làm công trong nông trại của gia đình và bị bố đánh đập hàng ngày vì cho rằng Julius chẳng làm gì nên hồn. Đến năm Julius 25 tuổi, đầu tiên mẹ cậu mất vì bệnh ung thư khiến Julius rất đau buồn, ngay sau đó cha cậu bị đầm lầy nuốt chửng khi đang cố gắng cứu một con bò cái. Julius cũng rất buồn, vì cậu vốn yêu bò cái.

Julius không hợp với cuộc sống nông dân (cha cậu thế mà có lí) và cũng không muốn sống như thế. Vì vậy, cậu đã bán tất cả mọi thứ, ngoại trừ một vài mẫu rừng mà cậu nghĩ có thể hữu ích khi về già.

Sau đó, cậu đã đến Stockholm và trong vòng hai năm phung phí tất cả tiền bạc của mình. Rồi cậu trở về rừng.

Trong một cuộc đấu thầu, Julius đã nhiệt tình xin thầu 5.000 cột điện cho Công ty Điện lực huyện Hudiksvall. Vì Julius không quan tâm đến các chi tiết như thuế và thuế giá trị gia tăng, ông đã thắng thầu, và với sự trợ giúp của khoảng mười người tị nạn Hungary, ông đã bàn giao được số cột đúng thời gian, kiếm được nhiều tiền ngoài sức tưởng tượng.

Mọi thứ đến lúc đó đều ổn, nhưng vấn đề là Julius buộc phải ăn gian một chút, bởi vì các cây vẫn chưa phát triển hết. Các cây cột do đó bị ngắn hơn qui định chừng 1 mét, và có lẽ sẽ chẳng ai để ý nếu không có chuyện là hầu hết nông dân vừa được mua máy gặt đập liên hợp.

Công ty Điện lực Huyện Hudiksvall lập tức trồng cột đan chéo các cánh đồng và đồng cỏ trong vùng, lúc đó đúng mùa gặt và trong một buổi sáng dây điện đã được kéo xuống 26 điểm, nơi có 22 máy gặt đập mới mua. Cả một góc vùng nông thôn Hälsningland mất điện trong nhiều tuần, thu hoạch mất trắng, máy vắt sữa ngừng làm việc. Nông dân nổi giận, ban đầu với Công ty Điện huyện Hudiksvall – rồi quay sang trút vào Julius.

Câu khẩu hiệu ‘Hudiksvall Hạnh phúc’ không phải được chế ra vào lúc ấy đâu, cam đoan với cụ thế. Tôi đã trốn trong khách sạn Town ở Sundsvall suốt bảy tháng và lại cạn sạch tiền. Mình làm một chầu nữa với món cưng cứng nhé?

Cụ Allan đồng ý. Cả xương nai rừng cũng được tắm trong bia Pilsner, và bây giờ Allan thấy mãn nguyện khủng khiếp đến mức cụ gần như bắt đầu sợ chết.

Julius tiếp tục câu chuyện của mình. Sau khi suýt bị một máy kéo ở trung tâm Sundsvall cán mỏng (lái xe là một nông dân có cái nhìn sát nhân), ông nhận ra rằng người dân địa phương sẽ không quên sai lầm nhỏ của mình trong hàng trăm năm tới. Vì vậy, ông chuyển xa xuống phía nam và dừng lại ở Mariefred, nơi ông thỉnh thoảng trộm cắp tí ti cho đến khi mệt mỏi với cuộc sống ở tỉnh lẻ và mua được nhà ga Byringe cũ với giá 25.000 Crown mà ông đã chôm được trong két an toàn ở Nhà nghỉ Gripsholm. Ở nhà ga này, bây giờ ông chủ yếu sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước, săn trộm trong rừng nhà hàng xóm, nấu và bán rượu tự chưng cất tại nhà, cũng như bán lại ít hàng hóa chôm được từ hàng xóm của mình. Ở vùng này ông không được yêu mến lắm, Julius tiếp tục, và miệng đầy thức ăn, cụ Allan bảo rằng chuyện đó cụ hiểu được.

Khi Julius mời cụ già tráng miệng bằng một ly rượu mạnh cuối cùng, Allan đáp cụ luôn luôn mềm lòng trước món tráng miệng loại đó, nhưng đầu tiên cụ phải tìm ra chỗ vệ sinh công cộng, phòng khi cái trong nhà bị hỏng. Julius đứng dậy, bật đèn trần vì trời đã bắt đầu tối, rồi chỉ và nói rằng có một khu vệ sinh dùng được ở bên phải của cầu thang trong sảnh, và hứa sẽ có hai li sơnáp đầy sẵn sàng đợi Allan quay trở lại.

Allan tìm thấy nhà vệ sinh chỗ Julius chỉ. Cụ chọn tư thế đứng đái, và như thường lệ, những giọt cuối cùng bị rớt. Vài giọt đã hạ cánh nhẹ nhàng trên đôi dép dính nước tiểu.

Tiểu khoảng nửa chừng, Allan nghe có tiếng ai đó trên cầu thang. Ý nghĩ đầu tiên của Allan, cụ phải thừa nhận, rằng có lẽ là Julius chuồn đi với chiếc vali mới đánh cắp của cụ. Nhưng sau đó tiếng ồn to hơn. Ai đó đã đi từ tầng dưới lên trên.

Cụ Allan nhận ra mối nguy sắp xảy ra, vì tiếng bước chân cụ nghe thấy ngoài cửa là của gã thanh niên người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng. Và, nếu đúng là gã thì cụ gặp rắc rối rồi.

* * *

Chiếc xe buýt từ Strängnäs đến Trung tâm Du lịch Malmköping sớm ba phút. Xe buýt không có khách và bác tài đã tăng tốc một chút sau trạm dừng cuối để có thời gian làm một điếu thuốc trước khi tiếp tục hành trình đi Flen.

Nhưng bác hầu như không có thời gian để châm điếu thuốc trước khi một thanh niên người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng đi đến. Thực ra bác tài không nhìn thấy dòng chữ trên lưng vừa rồi, nhưng nó vẫn ở đấy.

– Cậu đi Flen à?

Bác hỏi, hơi do dự, bởi vì có một cái gì đó ở gã thanh niên này gây cảm giác không ổn.

– Tao không đi Flen. Mà mày cũng thế, gã trả lời.

Vật vờ chờ xe suốt bốn tiếng thật quá sức chịu đựng của gã. Thêm nữa, sau khi đã mất nửa thời gian, gã nhận ra rằng nếu mình ngay lập tức lấy xe hơi mà đi thì đã có thể bắt kịp với cái xe buýt từ lâu trước khi nó tới Strängnäs.

Nhất là bây giờ xe cảnh sát đã bắt đầu lượn lờ trong cái huyện bé tẹo này. Bất cứ lúc nào cảnh sát có thể ập vào Trung tâm Du lịch, và bắt đầu thẩm vấn người đàn ông nhỏ con phía sau cửa sổ phòng vé lý do tại sao anh ta trông hoảng sợ thế và vì sao cánh cửa văn phòng anh ta lại treo lủng lẳng trên có một góc bản lề.

Về việc này, gã không thể hiểu được những gì cảnh sát làm ở đó. Ông chủ của gã ở Never Again đã chọn Malmköping là địa điểm giao dịch vì ba lý do: trước hết, gần Stockholm, thứ hai, ở đây thông tin liên lạc tương đối tốt, thứ ba – và quan trọng nhất bởi vì cánh tay luật pháp không đủ dài để vươn tới đó. Đơn giản là ở Malmköping không có cảnh sát.

Hay, chính xác hơn là: không nên có, nhưng chỗ này lại đang lúc nhúc cảnh sát! Gã thanh niên đã thấy hai chiếc xe với bốn cảnh sát, theo gã hiểu thế có nghĩa là ở đấy cảnh sát đang đông như kiến.

Lúc đầu, gã tưởng cảnh sát kiếm mình. Nhưng điều đó nghĩa là người đàn ông nhỏ con đã khai ra, và gã dứt khoát bác bỏ khả năng này. Trong khi chờ đợi xe buýt đến, gã chẳng có gì để làm ngoài việc canh chừng người đàn ông nhỏ con, đập tan điện thoại phòng của anh ta thành mảnh vụn và gắng hết sức chắp vá lại cánh cửa văn phòng.

Khi chiếc xe buýt cuối cùng đã đến và gã để ý thấy nó không có khách, gã lập tức quyết định bắt cóc cả tài xế lẫn xe buýt.

Phải mất hai mươi giây để thuyết phục bác tài quay vòng xe buýt và lái về phía bắc một lần nữa. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi gã lại ngồi đúng chiếc ghế mà cụ già gã đang đuổi theo từng ngồi trước đó, trong cùng ngày.

Bác tài run rẩy vì sợ hãi, cố giữ bình tĩnh bằng một điếu thuốc. Hút thuốc thì tất nhiên bị cấm trên xe buýt, nhưng luật pháp duy nhất mà bác tài tuân theo lúc đó thì đang ngồi xeo xéo phía sau bác trong xe buýt, người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng.

Trên đường đi, gã thanh niên hỏi lão già ăn trộm vali đã đi đâu. Bác tài nói rằng ông cụ đã xuống xe buýt ở ga Byringe và khả năng ga đó còn tồn tại là rất hiếm. Rồi bác tài kể với gã về chuyện ngược đời với tờ 50 crown và câu hỏi có thể đi bao xa với chừng đó tiền.

Bác tài không biết gì nhiều về ga Byringe, ngoại trừ việc hiếm ai lên hoặc xuống xe bus ở điểm dừng đó. Nhưng bác nghĩ rằng có một nhà ga xe lửa bỏ hoang xa xa trong rừng, và làng Byringe đâu đó ở vùng lân cận. Ông cụ không thể nào đi xa hơn chỗ đó, bác tài đoán. Cụ già quá rồi mà vali thì nặng, dù là có bánh xe.

Gã thanh niên lập tức bình tĩnh lại. Gã không gọi ông chủ ở Stockholm, vì ông chủ là một trong số ít người có thể làm mọi người sợ hãi hơn gã nhiều, mà chỉ bằng lời nói. Gã rùng mình khó chịu khi nghĩ đến những gì ông chủ sẽ nói nếu biết chiếc vali bị thất lạc. Tốt hơn là giải quyết vấn đề trước rồi nói với ông sau. Có thể thấy lão già không đến được Strängnäs rồi đi xa hơn, thế thì gã việc gì phải lo, chiếc vali sẽ sớm trở lại trong tay gã thôi.

– Chỗ này đây, bác tài cho biết. Đây là trạm dừng xe buýt Byringe…

Bác tài nhả chân ga và chiếc xe từ từ lăn vào phía bên đường. Bác sẽ bị giết bây giờ ư?

Không, hóa ra bác không chết. Tuy nhiên, điện thoại di động của bác thì chết tức tưởi dưới đế giày của gã thanh niên. Và từ miệng của gã tuôn ra một tràng những đe dọa giết cả nhà bác tài, nếu bác có ý định nào liên lạc với cảnh sát, thay vì quay xe buýt và tiếp tục hành trình đến Flen.

Gã thanh niên ra đi khuất, để bác tài và chiếc xe buýt chạy thoát. Bác tài khốn khổ sốc đến mức không dám quay vòng xe buýt mà vẫn tiếp tục đi theo hướng Strängnäs, đậu ở giữa Trädgårdsgatan, hoảng sợ bước vào khách sạn Delia, nơi bác nhanh chóng cạn bốn ly rượu whisky. Sau đó, trước sự kinh dị của người phục vụ bar, bác bắt đầu khóc. Sau hai ly whisky nữa, người phục vụ bar cho bác mượn cái điện thoại để nhỡ bác cần gọi điện thoại cho ai đó. Thế là bác tài lại khóc rống lên lần nữa – và bác gọi điện cho bồ.

***

Gã trai nghĩ mình có thể thấy vết bánh xe của chiếc vali in dấu sỏi trên đường.

Chẳng bao lâu nó hiện ra. May quá, vì trời bắt đầu tối.

Đôi khi gã trai ước mình làm ăn có kế hoạch hơn. Gã hơi lo ngại khi thấy mình đang đứng trong một khu rừng sụp tối, và chẳng bao lâu nữa sẽ tối đen. Lúc đó gã biết làm gì?

Những mối lo âu tan biến ngay khi gã chợt nhìn thấy tòa nhà tồi tàn màu vàng, một phần bịt bằng ván, ở dưới ngọn đồi mà gã vừa đi qua. Và khi ai đó bật một ngọn đèn ở tầng trên, gã lầm bầm:

Giờ ta tóm được lão rồi, lão già.

***

Cụ Allan nhanh nhanh tè nốt chỗ dở dang. Sau đó, cụ thận trọng mở cửa nhà vệ sinh, lắng nghe xem cái gì đang xảy ra trong nhà bếp. Lập tức cụ nghe thấy tiếng xác nhận những gì cụ không muốn. Allan nhận ra giọng gã trai đang hét lên với Julius Jonsson rằng ông nên nói “lão chó chết” đang núp ở đâu.

Allan lẻn đến cửa nhà bếp, cực kỳ khẽ khàng trong trong đôi dép đi trong phòng ngủ. Gã thanh niên đã tóm hai tai Julius, theo đúng cách mà gã đã làm với người đàn ông nhỏ con tại Trung tâm Du lịch ở Malmköping. Vừa lắc Julius tội nghiệp, gã vừa tiếp tục tra hỏi nơi cụ Allan trốn. Allan nghĩ gã có thể hài lòng lấy lại chiếc vali, nó đang chình ình giữa sàn. Julius nhăn nhúm mặt mày nhưng không chịu trả lời. Cụ Allan thấy bác buôn gỗ già quả là một tay cứng cựa, rồi cụ lục soát trong sảnh tìm vũ khí thích hợp. Giữa đống rác, cụ thấy một vài thứ có thể dùng tạm: một cái xà beng, một tấm ván, một bình xịt thuốc diệt côn trùng và một gói thuốc chuột. Đầu tiên cụ định chọn thuốc chuột nhưng không thể nghĩ ra cách trút một hoặc hai thìa vào miệng gã trai. Cái xà beng thì hơi quá nặng với ông cụ trăm tuổi và bình xịt diệt côn trùng thì… không, phải lấy tấm ván.

Thế là cụ Allan tóm chắc lấy vũ khí của mình và mất bốn bước, ở tuổi của cụ như thế là cực nhanh, đi thẳng tới ngay sau lưng nạn nhân dự định của mình.

Gã trai chắc phải ngờ rằng cụ Allan ở đấy, vì ngay trước khi cụ ra tay, gã buông Julius Jonsson ra và xoay người lại.

Gã bị tấm ván đập mạnh vào giữa trán, đứng sững, trợn mắt lên một giây trước khi ngã vật ra, đập đầu lên cạnh bàn bếp.

Không có máu, không rên rỉ, không có gì. Gã chỉ nằm đó, với đôi mắt nhắm lại.

Cừ đấy, Julius nói.

Cảm ơn, cụ Allan đáp, còn món tráng miệng anh đã hứa đâu?

Allan và Julius ngồi xuống bàn ăn, với gã thanh niên tóc dài lịm dưới chân. Julius rót một cốc rượu cho Allan và nâng cốc. Cụ Allan chạm cốc.

Chà. Thế đấy! Julius nói khi chỗ rượu mạnh trôi xuống cổ họng mình. Tôi đoán rằng gã nằm trên sàn là chủ cái vali?

Câu hỏi giống như một khẳng định. Cụ Allan nhận thấy đây là lúc cụ nên giải thích rõ hơn một hai điều.

Chẳng có gì nhiều để giải thích. Hầu hết những gì đã xảy ra trong ngày đều khó hiểu với cụ. Tuy thế, cụ cũng kể xong chuyện mình đào tẩu khỏi nhà, rồi ngẫu nhiên chôm chiếc vali tại Trung tâm Du lịch ở Malmköping và lo ngay ngáy rằng gã thanh niên đang nằm bất tỉnh trên sàn có thể sẽ nhanh chóng dậy xử cụ. Và cụ chân thành xin lỗi vì thực tế Julius đang ngồi đó với đôi tai đỏ bầm, đau nhức. Nhưng Julius suýt nổi cáu, bảo rằng cụ Allan đừng có ngồi đó xin lỗi vì cuối cùng đời của Julius Jonsson mới có tí việc để hành động.

Julius đã trở lại tươi tỉnh. Ông nghĩ đã đến lúc cả hai nên xem có cái gì trong vali.

Khi cụ Allan chỉ ra là nó bị khóa, Julius bảo cụ đừng có nói chuyện ngớ ngẩn nữa.

– Có cái khóa nào ngăn được Julius Jonsson? Julius Jonsson nói.

Nhưng làm gì cũng phải đúng lúc, ông tiếp tục. Đầu tiên là cái nguy cơ nằm chình ình trên sàn nhà. Sẽ chẳng làm ăn được gì nếu gã thanh niên tỉnh dậy và tiếp tục cái đang làm dở trước khi gã ngất xỉu.

Cụ Allan gợi ý rằng họ nên trói gã vào một cái cây bên ngoài nhà ga, nhưng Julius phản đối rằng nếu gã tỉnh dậy la hét lên thì dưới làng có thể nghe thấy. Chỉ có vài gia đình vẫn sống ở đó, nhưng họ đều ít nhiều có lý do để thù Julius và có lẽ sẽ đứng về phía gã trai nếu có cơ hội.

Julius có ý này hay hơn. Phía trong nhà bếp có một phòng đông lạnh rất kín, nơi ông bảo quản và xẻ thịt nai rừng săn trộm được. Hiện nay phòng không có con nai nào và đang đóng cửa. Julius không muốn sử dụng máy lạnh nếu không cần thiết vì nó ngốn điện kinh khủng. Tất nhiên Julius có điện, do Gösta ở trang trại Nhà Rừng vô tình trả tiền, nhưng nếu muốn ăn trộm điện lâu dài thì phải dùng in ít thôi.

Cụ Allan kiểm tra phòng đông lạnh đã tắt điện và thấy nó là một phòng tạm giam tuyệt vời, không có bất kỳ tiện nghi thừa nào. Kích thước 1,8 x 2,7 mét có lẽ hơi rộng rãi cho gã trai, nhưng cũng chẳng nên nghiệt ngã quá làm gì.

Hai ông già hò nhau kéo gã trai vào phòng tạm giam. Gã rên rỉ khi bị đặt lên cái rương gỗ đã bị lộn ngược để ở góc phòng, và họ dựa người gã vào tường. Dường như gã sắp tỉnh. Tốt nhất là đi nhanh ra ngoài và khóa chắc cửa lại.

Nháy mắt mọi thứ đã xong. Julius nâng chiếc vali đặt lên bàn ăn, nhìn ổ khóa, liếm sạch cái dĩa bữa tối vừa dùng để xiên nai rừng nướng với khoai tây, và phá khóa trong vài giây. Sau đó ông mời cụ Allan tự tay mở khóa, vì rằng đây là chiến lợi phẩm của cụ.

Tất cả mọi thứ của tôi cũng là của anh, Allan nói. Chúng ta chia đều, nhưng nếu có một đôi giày cỡ của tôi thì phần tôi cái đó nhé.

Rồi cụ Allan mở khóa.

Quỷ tha ma bắt, cụ Allan thốt lên.

Quỷ tha ma bắt, Julius nói.

Thả tao ra! Có tiếng từ phòng đông lạnh.

Thứ Hai ngày 2 tháng Năm 2005
Ngay sau 3 giờ chiều ngày 2 tháng Năm, sự yên bình của Malmköping bị xáo trộn mất vài ngày. Xơ Alice ở Nhà Già từ tức giận chuyển thành lo lắng, lôi chiếc chìa khóa chính của mình ra. Vì cụ Allan chẳng làm gì để xóa lối đào tẩu của mình, nó sờ sờ ra rằng nhân vật chính của buổi sinh nhật đã trèo ra qua cửa sổ. Theo các dấu vết để lại, rõ ràng cụ đã đứng một lúc, dẫm nát cả đám hoa păngxê, rồi biến mất.

Cương vị của mình, ngài thị trưởng cảm thấy mình phải ra lệnh. Ngài chỉ thị cho nhân viên chia thành từng nhóm hai người một để tìm kiếm. Chắc chắn cụ Allan không đi đâu xa được và các nhóm nên tập trung vào các vùng lân cận. Một nhóm được phái đến công viên, một vào Cửa hàng Rượu Quốc doanh (nơi mà Xơ Alice biết cụ Allan đôi khi mò đến), một nhóm đến những cửa hàng khác trên đường phố chính, và một nhóm lên Trung tâm cộng đồng ở trên đồi. Còn đích thân ngài thị trưởng sẽ ở lại Nhà Già để canh chừng các cụ còn chưa mất tích và suy nghĩ về động thái tiếp theo. Và ngài cũng nói với các nhân viên tìm kiếm của mình rằng họ nên kín đáo một chút, không việc gì mà phải làm ầm ĩ lên về việc này. Trong lúc nhầm lẫn, thị trưởng quên béng rằng một trong các nhóm tìm kiếm ngài đã gửi đi có một phóng viên và nhiếp ảnh của tờ báo địa phương.

***

Trung tâm Du lịch không nằm trong khu vực tìm kiếm chính của ngài thị trưởng. Tuy nhiên, ở đó có một “nhóm lẻ” là một gã thanh niên rất tức giận, người gầy, mái tóc dài vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again ở lưng, đã sục sạo tất cả các góc của nhà ga.

Vì chẳng có dấu vết của ông cụ hay chiếc vali, gã trai quyết định đi tới chỗ người đàn ông nhỏ con phía sau cửa sổ bán vé duy nhất đang mở, để hỏi thông tin, xem cụ già có thể đi đâu.

Người đàn ông nhỏ con chắc phải chán ngấy công việc của mình nhưng vẫn có niềm tự hào nghề nghiệp. Vì vậy, anh ta giải thích cho gã thanh niên to mồm kia rằng sự bảo mật cho hành khách tại trạm xe buýt là không thể thỏa hiệp, nhấn mạnh thêm là, dù trong trường hợp nào, anh ta cũng không cung cấp bất kỳ thông tin nào thuộc kiểu tin mà gã muốn có.

Gã thanh niên đứng lặng một lúc, dường như để dịch những gì người đàn ông nhỏ con nói ra ngôn ngữ đơn giản. Sau đó gã bước sang trái năm mét; đến cánh cửa văn phòng vốn không được chắc chắn cho lắm. Gã không thèm bận tâm kiểm tra xem nó đã bị khóa. Thay vào đó, gã lùi lại một bước, giơ chân phải đi ủng đá vào cửa khiến các mảnh vụn bay tứ tung. Người đàn ông nhỏ con còn chưa kịp nhấc chiếc điện thoại đang nắm trong tay để kêu cứu thì đã thấy mình lơ lửng trong không khí trước mặt gã thanh niên, gã xách cả người anh ta lên, mỗi tay tóm chắc một tai.

Tao đếch biết bảo mật là cái chết tiệt gì, nhưng tao là một con quỷ có thể bắt cóc mở miệng được, gã bảo người đàn ông nhỏ con trước khi thả anh ta đánh phịch xuống chiếc xoay kiểu văn phòng.

Rồi gã giải thích những gì mình định làm, bằng búa và móng tay, với bộ phận sinh dục của người đàn ông nhỏ con, nếu anh ta không theo ý gã. Mô tả sống động đến nỗi người đàn ông nhỏ con ngay lập tức quyết định nói hết những gì mình biết, cụ thể là ông lão được hỏi có lẽ đã lấy xe buýt đi Strängnäs. Còn chuyện ông lão đã lấy chiếc vali thì người đàn ông nhỏ con không dám chắc, vì anh ta không phải là loại gián điệp theo dõi du khách.

Rồi người đàn ông nhỏ con ngừng lại để xem gã kia đã hài lòng với những gì mình nói chưa, và ngay lập tức anh ta thấy tốt nhất là cung cấp thêm thông tin. Vì vậy, anh ta cho biết rằng hành trình giữa Malmköping và Strängnäs có mười hai điểm dừng xe buýt và tất nhiên ông cụ có thể xuống xe tại bất kỳ điểm nào.

Chỉ có người lái xe buýt biết điều đó, và theo lịch trình, ông ta sẽ trở lại Malmköping vào 19 giờ 10 phút tối nay, khi xe buýt quay về Flen.

Giờ thì gã trai ngồi xuống bên cạnh người đàn ông nhỏ con đang khiếp đảm với đôi tai đau nhức.

Phải nghĩ xem, gã nói.

Thế là, gã suy nghĩ. Gã nghĩ chắc chắn mình có thể ép người đàn ông nhỏ con phun ra số điện thoại di động của tài xế xe buýt, rồi gọi cho tài xế nói rằng chiếc vali của lão già là đồ ăn cắp. Nhưng sau đó tất nhiên có nguy cơ rằng tài xế xe buýt sẽ báo cảnh sát và gã không muốn điều đó. Thêm nữa, có lẽ nó cũng không quá khẩn cấp, bởi vì lão già có vẻ đến tuổi chầu trời rồi, bây giờ lại cõng thêm một cái vali, lão sẽ phải bắt xe buýt, xe lửa hoặc taxi nếu muốn đi tiếp từ ga Strängnäs. Như vậy lão sẽ để lại dấu vết phía sau, và sẽ luôn luôn có ai đó bị xách tai treo lủng lẳng, sẵn sàng khai ra lão già vừa định đi đâu. Gã trai tin chắc vào khả năng của mình để thuyết phục mọi người phun hết cho gã những gì họ biết.

Nghĩ xong, gã quyết định chờ xe buýt và gặp tài xế mà không cần phải thân thiện quá.

Quyết định xong, gã đứng lên, cảnh cáo người đàn ông nhỏ con những gì sẽ xảy ra với vợ con, nhà cửa và chính anh ta nếu anh ta nói với cảnh sát hay bất cứ ai khác chuyện vừa rồi.

Người đàn ông nhỏ con chưa có vợ con gì, nhưng anh ta tha thiết muốn giữ đôi tai cũng như bộ phận sinh dục của mình ít nhiều còn nguyên vẹn. Vì vậy, anh ta đã hứa danh dự như một nhân viên đường sắt quốc gia rằng mình sẽ không hé răng cho bất kỳ ai.

Anh ta giữ lời hứa đó đến tận ngày hôm sau.

***

Các cặp tìm kiếm đã trở lại Nhà Già và báo cáo những quan sát của họ. Đúng ra là chẳng quan sát được gì. Ngài thị trưởng không muốn dính líu đến cảnh sát và ngài còn đang bận rộn tính xem có cách gì thay thế thì phóng viên tờ báo địa phương đã táo bạo hỏi:

Thế ngài sẽ làm gì bây giờ, thưa Thị trưởng? Thị trưởng im lặng một lúc, sau đó ngài nói:
Tất nhiên là gọi cảnh sát.

Chúa ơi, sao mà ngài ghét báo chí tự do thế.

***

Allan thức giấc khi bác tài nhẹ nhàng vỗ vào cụ, thông báo rằng họ đã đến ga Byringe. Ngay sau đó, bác chuyển chiếc vali ra qua cửa trước xe buýt, cụ Allan đi đằng sau.

Bác tài thắc mắc liệu cụ già có thể tự xoay xở được không, và cụ Allan đáp rằng bác ta không cần phải lo lắng về chuyện này. Rồi cụ cảm ơn sự giúp đỡ của bác và vẫy tay chào khi chiếc xe buýt lại lăn bánh trên Quốc lộ 55, đi về phía Strängnäs.

Mặt trời buổi chiều đã khuất sau những cây linh sam cao quanh cụ Allan. Hơi lạnh bắt đầu thấm qua chiếc áo khoác mỏng và đôi dép đi trong nhà. Quanh Byringe chẳng có gì trừ một nhà ga trơ trọi. Cả ba hướng chỉ có rừng và rừng. Và một con đường rải sỏi nho nhỏ phía bên phải.

Cụ Allan nghĩ trong chiếc vali mà cụ tự dưng nổi hứng khuân theo biết đâu có quần áo ấm. Tuy nhiên, chiếc vali đã bị khóa và chẳng có tuốc nơ vít hay dụng cụ gì khác, cố gắng mở nó quả là vô vọng. Không có lựa chọn gì khác ngoài việc bắt đầu di chuyển, vì cụ không thể đứng đó bên cạnh đường cao tốc và chết cóng. Dựa vào kinh nghiệm khôn ngoan, cụ khá chắc chắn rằng mình sẽ không làm nổi việc đó cho dù cố gắng.

Chiếc vali có một cái quai ở nắp bên hông và nếu kéo nó, vali sẽ dễ dàng lăn theo trên các bánh xe nhỏ. Allan bước từng bước ngắn, chuệnh choạng dọc theo con đường sỏi vào rừng. Sau lưng cụ, cái vali nhảy chồm chồm trên sỏi.

Được vài trăm mét, cụ Allan đi tới chỗ cụ tưởng là ga Byringe – đó là một trạm xe lửa bỏ không, xây dựng bên một tuyến đường sắt cũ chắc chắn đã hoàn toàn ngừng hoạt động.

Cụ thực sự là một cụ già trăm tuổi gương mẫu, nhưng từng ấy chuyện trong một thời gian ngắn quả là hơi nhiều. Cụ Allan ngồi lên chiếc vali, gom lại các ý nghĩ và lấy sức.

Xeo xéo bên trái trước mặt cụ là nhà ga tồi tàn, màu vàng, xây hai tầng, tất cả các cửa sổ tầng dưới bị bịt kín bằng những tấm ván thô và đóng đinh lên. Chếch về bên phải, có thể theo đường ray bỏ hoang, thẳng như một mũi tên xa xa, lao sâu hơn vào rừng, cụ Allan thấy mình theo lối đó. Các lối đi còn chưa bị thiên nhiên xóa mất nhưng nó chỉ là vấn đề thời gian.

Cái nền gỗ hẳn là không còn an toàn để đi bộ. Trên lớp ván ngoài cùng, người ta vẫn có thể đọc dòng chữ sơn: Không đi bộ trên đường này. Đi trên đường này có gì nguy hiểm đâu, cụ Allan nghĩ. Nhưng chẳng ai còn sáng suốt mà lại tình nguyện đi bộ trên cái nền gỗ này?

Câu hỏi được trả lời ngay lập tức, vì đúng lúc đó cánh cửa tồi tàn của nhà ga mở ra và một người đàn ông trạc bảy mươi tuổi, đội mũ, áo sơ mi carô và gilê màu đen, mắt nâu, để râu bạc, bước ra khỏi nhà trên đôi ủng vững chãi. Rõ ràng ông ta biết những tấm ván sẽ không ẹp xuống dưới chân mình nhưng ông lại hướng tất cả sự chú ý về phía cụ già trước mặt.

Người đàn ông đội mũ dừng lại ở giữa sân ga, trông hơi thù địch. Nhưng rồi hình như ông ta đổi ý, có lẽ thấy vì kẻ xâm phạm lãnh địa của mình chỉ là một cụ già rệu rã.

Cụ Allan ngồi nguyên trên chiếc vali mới đánh cắp, không biết nói gì và cũng chẳng hơi sức đâu để nói. Tuy nhiên, cụ vẫn điềm tĩnh nhìn người đàn ông đội mũ và chờ đợi ông ta mở lời. Chuyện đó diễn ra ngay lập tức, không đến nỗi thù địch như đã tưởng lúc ban đầu. Một kiểu thăm dò xem sao.

– Cụ là ai và cụ làm gì trên sân ga của tôi? người đàn ông đội mũ nói.

Cụ Allan không trả lời, cụ chưa xác định được là mình đang gặp bạn hay thù. Nhưng sau đó cụ nghĩ rằng khôn ngoan ra thì đừng cãi cọ với người duy nhất trong tầm nhìn, người thậm chí có thể cho cụ vào sưởi ấm trước khi cái lạnh buổi tối đánh gục cụ. Thế là cụ quyết định nói sự thật.

Vì vậy, cụ nói rằng tên mình là Allan, rằng cụ vừa tròn 100 tuổi và rất sung với tuổi của mình, sung đến mức cụ vừa chạy trốn khỏi nhà, và còn có thời gian để ăn cắp một chiếc vali từ anh thanh niên mà bây giờ chắc chắn đang không vui vẻ gì về chuyện đó, và rằng đầu gối của cụ lúc này không được ổn lắm nên cụ rất muốn nghỉ chân một lúc.

Nói xong, cụ im lặng ngồi yên trên vali và chờ đợi phán quyết của tòa án.

Thật thế à, người đàn ông đội mũ mỉm cười nói. Cụ đúng là một tên trộm!

Một tên trộm già, cụ Allan đáp, rầu rĩ.

Người đàn ông đội mũ nhanh nhẹn nhảy xuống từ bậc thềm và đi tới chỗ cụ già trăm tuổi như để ngắm kĩ hơn.

– Có thật là cụ 100 tuổi không? Ông ta nói. Nếu thế thì cụ phải đói rồi.

Cụ Allan không hiểu nổi logic đó, nhưng tất nhiên, cụ đói. Vì vậy, cụ hỏi xem thực đơn có gì và liệu trong đó không có thứ gì cứng chứ.

Người đàn ông đội mũ chìa tay ra giới thiệu mình là Julius Jonsson và kéo cụ già đứng lên. Rồi ông ta tuyên bố rằng mình sẽ xách vali cho cụ Allan, và có món nai rừng nướng nếu cụ thích, nó chắc cũng hơi cứng, nhưng mà bổ cả người lẫn đầu gối.

Nhiều năm nay Julius Jonsson không có ai để nói chuyện nên rất hồ hởi đón tiếp cụ già mang vali. Đầu tiên là một ít thức ăn cứng bổ đầu gối, rồi bổ thứ khác, thêm nhiều hơn để bổ lưng và cổ, và sau đó để ngon miệng, và cuối cùng để tạo một bầu không khí trò chuyện thân mật. Cụ Allan hỏi Julius làm gì để sống, và được nghe cả một chuyện dài.

Julius sinh ra ở miền bắc, vùng Strömbacka không xa Hudiksvall, là con duy nhất của cặp vợ chồng nông dân Anders và Elvina Jonsson.

Cậu làm công trong nông trại của gia đình và bị bố đánh đập hàng ngày vì cho rằng Julius chẳng làm gì nên hồn. Đến năm Julius 25 tuổi, đầu tiên mẹ cậu mất vì bệnh ung thư khiến Julius rất đau buồn, ngay sau đó cha cậu bị đầm lầy nuốt chửng khi đang cố gắng cứu một con bò cái. Julius cũng rất buồn, vì cậu vốn yêu bò cái.

Julius không hợp với cuộc sống nông dân (cha cậu thế mà có lí) và cũng không muốn sống như thế. Vì vậy, cậu đã bán tất cả mọi thứ, ngoại trừ một vài mẫu rừng mà cậu nghĩ có thể hữu ích khi về già.

Sau đó, cậu đã đến Stockholm và trong vòng hai năm phung phí tất cả tiền bạc của mình. Rồi cậu trở về rừng.

Trong một cuộc đấu thầu, Julius đã nhiệt tình xin thầu 5.000 cột điện cho Công ty Điện lực huyện Hudiksvall. Vì Julius không quan tâm đến các chi tiết như thuế và thuế giá trị gia tăng, ông đã thắng thầu, và với sự trợ giúp của khoảng mười người tị nạn Hungary, ông đã bàn giao được số cột đúng thời gian, kiếm được nhiều tiền ngoài sức tưởng tượng.

Mọi thứ đến lúc đó đều ổn, nhưng vấn đề là Julius buộc phải ăn gian một chút, bởi vì các cây vẫn chưa phát triển hết. Các cây cột do đó bị ngắn hơn qui định chừng 1 mét, và có lẽ sẽ chẳng ai để ý nếu không có chuyện là hầu hết nông dân vừa được mua máy gặt đập liên hợp.

Công ty Điện lực Huyện Hudiksvall lập tức trồng cột đan chéo các cánh đồng và đồng cỏ trong vùng, lúc đó đúng mùa gặt và trong một buổi sáng dây điện đã được kéo xuống 26 điểm, nơi có 22 máy gặt đập mới mua. Cả một góc vùng nông thôn Hälsningland mất điện trong nhiều tuần, thu hoạch mất trắng, máy vắt sữa ngừng làm việc. Nông dân nổi giận, ban đầu với Công ty Điện huyện Hudiksvall – rồi quay sang trút vào Julius.

Câu khẩu hiệu ‘Hudiksvall Hạnh phúc’ không phải được chế ra vào lúc ấy đâu, cam đoan với cụ thế. Tôi đã trốn trong khách sạn Town ở Sundsvall suốt bảy tháng và lại cạn sạch tiền. Mình làm một chầu nữa với món cưng cứng nhé?

Cụ Allan đồng ý. Cả xương nai rừng cũng được tắm trong bia Pilsner, và bây giờ Allan thấy mãn nguyện khủng khiếp đến mức cụ gần như bắt đầu sợ chết.

Julius tiếp tục câu chuyện của mình. Sau khi suýt bị một máy kéo ở trung tâm Sundsvall cán mỏng (lái xe là một nông dân có cái nhìn sát nhân), ông nhận ra rằng người dân địa phương sẽ không quên sai lầm nhỏ của mình trong hàng trăm năm tới. Vì vậy, ông chuyển xa xuống phía nam và dừng lại ở Mariefred, nơi ông thỉnh thoảng trộm cắp tí ti cho đến khi mệt mỏi với cuộc sống ở tỉnh lẻ và mua được nhà ga Byringe cũ với giá 25.000 Crown mà ông đã chôm được trong két an toàn ở Nhà nghỉ Gripsholm. Ở nhà ga này, bây giờ ông chủ yếu sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước, săn trộm trong rừng nhà hàng xóm, nấu và bán rượu tự chưng cất tại nhà, cũng như bán lại ít hàng hóa chôm được từ hàng xóm của mình. Ở vùng này ông không được yêu mến lắm, Julius tiếp tục, và miệng đầy thức ăn, cụ Allan bảo rằng chuyện đó cụ hiểu được.

Khi Julius mời cụ già tráng miệng bằng một ly rượu mạnh cuối cùng, Allan đáp cụ luôn luôn mềm lòng trước món tráng miệng loại đó, nhưng đầu tiên cụ phải tìm ra chỗ vệ sinh công cộng, phòng khi cái trong nhà bị hỏng. Julius đứng dậy, bật đèn trần vì trời đã bắt đầu tối, rồi chỉ và nói rằng có một khu vệ sinh dùng được ở bên phải của cầu thang trong sảnh, và hứa sẽ có hai li sơnáp đầy sẵn sàng đợi Allan quay trở lại.

Allan tìm thấy nhà vệ sinh chỗ Julius chỉ. Cụ chọn tư thế đứng đái, và như thường lệ, những giọt cuối cùng bị rớt. Vài giọt đã hạ cánh nhẹ nhàng trên đôi dép dính nước tiểu.

Tiểu khoảng nửa chừng, Allan nghe có tiếng ai đó trên cầu thang. Ý nghĩ đầu tiên của Allan, cụ phải thừa nhận, rằng có lẽ là Julius chuồn đi với chiếc vali mới đánh cắp của cụ. Nhưng sau đó tiếng ồn to hơn. Ai đó đã đi từ tầng dưới lên trên.

Cụ Allan nhận ra mối nguy sắp xảy ra, vì tiếng bước chân cụ nghe thấy ngoài cửa là của gã thanh niên người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng. Và, nếu đúng là gã thì cụ gặp rắc rối rồi.

* * *

Chiếc xe buýt từ Strängnäs đến Trung tâm Du lịch Malmköping sớm ba phút. Xe buýt không có khách và bác tài đã tăng tốc một chút sau trạm dừng cuối để có thời gian làm một điếu thuốc trước khi tiếp tục hành trình đi Flen.

Nhưng bác hầu như không có thời gian để châm điếu thuốc trước khi một thanh niên người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng đi đến. Thực ra bác tài không nhìn thấy dòng chữ trên lưng vừa rồi, nhưng nó vẫn ở đấy.

– Cậu đi Flen à?

Bác hỏi, hơi do dự, bởi vì có một cái gì đó ở gã thanh niên này gây cảm giác không ổn.

– Tao không đi Flen. Mà mày cũng thế, gã trả lời.

Vật vờ chờ xe suốt bốn tiếng thật quá sức chịu đựng của gã. Thêm nữa, sau khi đã mất nửa thời gian, gã nhận ra rằng nếu mình ngay lập tức lấy xe hơi mà đi thì đã có thể bắt kịp với cái xe buýt từ lâu trước khi nó tới Strängnäs.

Nhất là bây giờ xe cảnh sát đã bắt đầu lượn lờ trong cái huyện bé tẹo này. Bất cứ lúc nào cảnh sát có thể ập vào Trung tâm Du lịch, và bắt đầu thẩm vấn người đàn ông nhỏ con phía sau cửa sổ phòng vé lý do tại sao anh ta trông hoảng sợ thế và vì sao cánh cửa văn phòng anh ta lại treo lủng lẳng trên có một góc bản lề.

Về việc này, gã không thể hiểu được những gì cảnh sát làm ở đó. Ông chủ của gã ở Never Again đã chọn Malmköping là địa điểm giao dịch vì ba lý do: trước hết, gần Stockholm, thứ hai, ở đây thông tin liên lạc tương đối tốt, thứ ba – và quan trọng nhất bởi vì cánh tay luật pháp không đủ dài để vươn tới đó. Đơn giản là ở Malmköping không có cảnh sát.

Hay, chính xác hơn là: không nên có, nhưng chỗ này lại đang lúc nhúc cảnh sát! Gã thanh niên đã thấy hai chiếc xe với bốn cảnh sát, theo gã hiểu thế có nghĩa là ở đấy cảnh sát đang đông như kiến.

Lúc đầu, gã tưởng cảnh sát kiếm mình. Nhưng điều đó nghĩa là người đàn ông nhỏ con đã khai ra, và gã dứt khoát bác bỏ khả năng này. Trong khi chờ đợi xe buýt đến, gã chẳng có gì để làm ngoài việc canh chừng người đàn ông nhỏ con, đập tan điện thoại phòng của anh ta thành mảnh vụn và gắng hết sức chắp vá lại cánh cửa văn phòng.

Khi chiếc xe buýt cuối cùng đã đến và gã để ý thấy nó không có khách, gã lập tức quyết định bắt cóc cả tài xế lẫn xe buýt.

Phải mất hai mươi giây để thuyết phục bác tài quay vòng xe buýt và lái về phía bắc một lần nữa. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi gã lại ngồi đúng chiếc ghế mà cụ già gã đang đuổi theo từng ngồi trước đó, trong cùng ngày.

Bác tài run rẩy vì sợ hãi, cố giữ bình tĩnh bằng một điếu thuốc. Hút thuốc thì tất nhiên bị cấm trên xe buýt, nhưng luật pháp duy nhất mà bác tài tuân theo lúc đó thì đang ngồi xeo xéo phía sau bác trong xe buýt, người gày, mái tóc dài, vàng hoe và nhờn bóng, bộ râu lởm chởm, mặc áo khoác bò với dòng chữ Never Again trên lưng.

Trên đường đi, gã thanh niên hỏi lão già ăn trộm vali đã đi đâu. Bác tài nói rằng ông cụ đã xuống xe buýt ở ga Byringe và khả năng ga đó còn tồn tại là rất hiếm. Rồi bác tài kể với gã về chuyện ngược đời với tờ 50 crown và câu hỏi có thể đi bao xa với chừng đó tiền.

Bác tài không biết gì nhiều về ga Byringe, ngoại trừ việc hiếm ai lên hoặc xuống xe bus ở điểm dừng đó. Nhưng bác nghĩ rằng có một nhà ga xe lửa bỏ hoang xa xa trong rừng, và làng Byringe đâu đó ở vùng lân cận. Ông cụ không thể nào đi xa hơn chỗ đó, bác tài đoán. Cụ già quá rồi mà vali thì nặng, dù là có bánh xe.

Gã thanh niên lập tức bình tĩnh lại. Gã không gọi ông chủ ở Stockholm, vì ông chủ là một trong số ít người có thể làm mọi người sợ hãi hơn gã nhiều, mà chỉ bằng lời nói. Gã rùng mình khó chịu khi nghĩ đến những gì ông chủ sẽ nói nếu biết chiếc vali bị thất lạc. Tốt hơn là giải quyết vấn đề trước rồi nói với ông sau. Có thể thấy lão già không đến được Strängnäs rồi đi xa hơn, thế thì gã việc gì phải lo, chiếc vali sẽ sớm trở lại trong tay gã thôi.

– Chỗ này đây, bác tài cho biết. Đây là trạm dừng xe buýt Byringe…

Bác tài nhả chân ga và chiếc xe từ từ lăn vào phía bên đường. Bác sẽ bị giết bây giờ ư?

Không, hóa ra bác không chết. Tuy nhiên, điện thoại di động của bác thì chết tức tưởi dưới đế giày của gã thanh niên. Và từ miệng của gã tuôn ra một tràng những đe dọa giết cả nhà bác tài, nếu bác có ý định nào liên lạc với cảnh sát, thay vì quay xe buýt và tiếp tục hành trình đến Flen.

Gã thanh niên ra đi khuất, để bác tài và chiếc xe buýt chạy thoát. Bác tài khốn khổ sốc đến mức không dám quay vòng xe buýt mà vẫn tiếp tục đi theo hướng Strängnäs, đậu ở giữa Trädgårdsgatan, hoảng sợ bước vào khách sạn Delia, nơi bác nhanh chóng cạn bốn ly rượu whisky. Sau đó, trước sự kinh dị của người phục vụ bar, bác bắt đầu khóc. Sau hai ly whisky nữa, người phục vụ bar cho bác mượn cái điện thoại để nhỡ bác cần gọi điện thoại cho ai đó. Thế là bác tài lại khóc rống lên lần nữa – và bác gọi điện cho bồ.

***

Gã trai nghĩ mình có thể thấy vết bánh xe của chiếc vali in dấu sỏi trên đường.

Chẳng bao lâu nó hiện ra. May quá, vì trời bắt đầu tối.

Đôi khi gã trai ước mình làm ăn có kế hoạch hơn. Gã hơi lo ngại khi thấy mình đang đứng trong một khu rừng sụp tối, và chẳng bao lâu nữa sẽ tối đen. Lúc đó gã biết làm gì?

Những mối lo âu tan biến ngay khi gã chợt nhìn thấy tòa nhà tồi tàn màu vàng, một phần bịt bằng ván, ở dưới ngọn đồi mà gã vừa đi qua. Và khi ai đó bật một ngọn đèn ở tầng trên, gã lầm bầm:

Giờ ta tóm được lão rồi, lão già.

***

Cụ Allan nhanh nhanh tè nốt chỗ dở dang. Sau đó, cụ thận trọng mở cửa nhà vệ sinh, lắng nghe xem cái gì đang xảy ra trong nhà bếp. Lập tức cụ nghe thấy tiếng xác nhận những gì cụ không muốn. Allan nhận ra giọng gã trai đang hét lên với Julius Jonsson rằng ông nên nói “lão chó chết” đang núp ở đâu.

Allan lẻn đến cửa nhà bếp, cực kỳ khẽ khàng trong trong đôi dép đi trong phòng ngủ. Gã thanh niên đã tóm hai tai Julius, theo đúng cách mà gã đã làm với người đàn ông nhỏ con tại Trung tâm Du lịch ở Malmköping. Vừa lắc Julius tội nghiệp, gã vừa tiếp tục tra hỏi nơi cụ Allan trốn. Allan nghĩ gã có thể hài lòng lấy lại chiếc vali, nó đang chình ình giữa sàn. Julius nhăn nhúm mặt mày nhưng không chịu trả lời. Cụ Allan thấy bác buôn gỗ già quả là một tay cứng cựa, rồi cụ lục soát trong sảnh tìm vũ khí thích hợp. Giữa đống rác, cụ thấy một vài thứ có thể dùng tạm: một cái xà beng, một tấm ván, một bình xịt thuốc diệt côn trùng và một gói thuốc chuột. Đầu tiên cụ định chọn thuốc chuột nhưng không thể nghĩ ra cách trút một hoặc hai thìa vào miệng gã trai. Cái xà beng thì hơi quá nặng với ông cụ trăm tuổi và bình xịt diệt côn trùng thì… không, phải lấy tấm ván.

Thế là cụ Allan tóm chắc lấy vũ khí của mình và mất bốn bước, ở tuổi của cụ như thế là cực nhanh, đi thẳng tới ngay sau lưng nạn nhân dự định của mình.

Gã trai chắc phải ngờ rằng cụ Allan ở đấy, vì ngay trước khi cụ ra tay, gã buông Julius Jonsson ra và xoay người lại.

Gã bị tấm ván đập mạnh vào giữa trán, đứng sững, trợn mắt lên một giây trước khi ngã vật ra, đập đầu lên cạnh bàn bếp.

Không có máu, không rên rỉ, không có gì. Gã chỉ nằm đó, với đôi mắt nhắm lại.

Cừ đấy, Julius nói.

Cảm ơn, cụ Allan đáp, còn món tráng miệng anh đã hứa đâu?

Allan và Julius ngồi xuống bàn ăn, với gã thanh niên tóc dài lịm dưới chân. Julius rót một cốc rượu cho Allan và nâng cốc. Cụ Allan chạm cốc.

Chà. Thế đấy! Julius nói khi chỗ rượu mạnh trôi xuống cổ họng mình. Tôi đoán rằng gã nằm trên sàn là chủ cái vali?

Câu hỏi giống như một khẳng định. Cụ Allan nhận thấy đây là lúc cụ nên giải thích rõ hơn một hai điều.

Chẳng có gì nhiều để giải thích. Hầu hết những gì đã xảy ra trong ngày đều khó hiểu với cụ. Tuy thế, cụ cũng kể xong chuyện mình đào tẩu khỏi nhà, rồi ngẫu nhiên chôm chiếc vali tại Trung tâm Du lịch ở Malmköping và lo ngay ngáy rằng gã thanh niên đang nằm bất tỉnh trên sàn có thể sẽ nhanh chóng dậy xử cụ. Và cụ chân thành xin lỗi vì thực tế Julius đang ngồi đó với đôi tai đỏ bầm, đau nhức. Nhưng Julius suýt nổi cáu, bảo rằng cụ Allan đừng có ngồi đó xin lỗi vì cuối cùng đời của Julius Jonsson mới có tí việc để hành động.

Julius đã trở lại tươi tỉnh. Ông nghĩ đã đến lúc cả hai nên xem có cái gì trong vali.

Khi cụ Allan chỉ ra là nó bị khóa, Julius bảo cụ đừng có nói chuyện ngớ ngẩn nữa.

– Có cái khóa nào ngăn được Julius Jonsson? Julius Jonsson nói.

Nhưng làm gì cũng phải đúng lúc, ông tiếp tục. Đầu tiên là cái nguy cơ nằm chình ình trên sàn nhà. Sẽ chẳng làm ăn được gì nếu gã thanh niên tỉnh dậy và tiếp tục cái đang làm dở trước khi gã ngất xỉu.

Cụ Allan gợi ý rằng họ nên trói gã vào một cái cây bên ngoài nhà ga, nhưng Julius phản đối rằng nếu gã tỉnh dậy la hét lên thì dưới làng có thể nghe thấy. Chỉ có vài gia đình vẫn sống ở đó, nhưng họ đều ít nhiều có lý do để thù Julius và có lẽ sẽ đứng về phía gã trai nếu có cơ hội.

Julius có ý này hay hơn. Phía trong nhà bếp có một phòng đông lạnh rất kín, nơi ông bảo quản và xẻ thịt nai rừng săn trộm được. Hiện nay phòng không có con nai nào và đang đóng cửa. Julius không muốn sử dụng máy lạnh nếu không cần thiết vì nó ngốn điện kinh khủng. Tất nhiên Julius có điện, do Gösta ở trang trại Nhà Rừng vô tình trả tiền, nhưng nếu muốn ăn trộm điện lâu dài thì phải dùng in ít thôi.

Cụ Allan kiểm tra phòng đông lạnh đã tắt điện và thấy nó là một phòng tạm giam tuyệt vời, không có bất kỳ tiện nghi thừa nào. Kích thước 1,8 x 2,7 mét có lẽ hơi rộng rãi cho gã trai, nhưng cũng chẳng nên nghiệt ngã quá làm gì.

Hai ông già hò nhau kéo gã trai vào phòng tạm giam. Gã rên rỉ khi bị đặt lên cái rương gỗ đã bị lộn ngược để ở góc phòng, và họ dựa người gã vào tường. Dường như gã sắp tỉnh. Tốt nhất là đi nhanh ra ngoài và khóa chắc cửa lại.

Nháy mắt mọi thứ đã xong. Julius nâng chiếc vali đặt lên bàn ăn, nhìn ổ khóa, liếm sạch cái dĩa bữa tối vừa dùng để xiên nai rừng nướng với khoai tây, và phá khóa trong vài giây. Sau đó ông mời cụ Allan tự tay mở khóa, vì rằng đây là chiến lợi phẩm của cụ.

Tất cả mọi thứ của tôi cũng là của anh, Allan nói. Chúng ta chia đều, nhưng nếu có một đôi giày cỡ của tôi thì phần tôi cái đó nhé.

Rồi cụ Allan mở khóa.

Quỷ tha ma bắt, cụ Allan thốt lên.

Quỷ tha ma bắt, Julius nói.

Thả tao ra! Có tiếng từ phòng đông lạnh.

Bình luận