Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Chương 7

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Từ đó với ba thước gươm và một cỗ nhung yên, Thiết Mộc Chân xua quân đoàn của mình qua các xứ láng giềng, từ bộ tộc này đến bộ lạc khác “xuống đông đông tịnh lên đoài đoài tan”.

Số người chưa qui phục còn lại chẳng bao nhiêu. Kẻ nào không thể rút vào rừng sâu hoặc ra sa mạc đành phải mang cống phẩm đến xin bệ kiến, chịu thần phục và sáp nhập quân thiện chiến vào đại quân Mông Cổ.

Qua mùa hạ, để tránh cái nóng nung người – nóng đến vùi trứng xuống cát một lúc trứng chín như luộc – Thiết Mộc Chân cho quân đồn trú trong bóng mát rừng thông ở miền núi. Đến mùa Đông thì dẫn quân xuống miền nam tránh cái lạnh buốt xương (-40 độ). Trong cuộc trẩy quân, gặp sông rộng chắn ngang, tất cả ngựa đều được buộc cương liền nhau, binh sĩ vẫn ngồi trên lưng điều kiển cho ngựa lội qua đòng nước. Đến nơi nào cũng có thịt trừu, sữa ngựa và cả đàn bà nữa. Lúc nhàn rỗi thì mài gươm, dũa tên, rèn khí giới. Mùa hạ là mùa ngựa nghỉ ngơi dưỡng sức sau những cuộc dong ruổi vạn dặm. Đến mùa đông giống ngựa này biết tìm lấy thức ăn bằng cách dùng móng chân cào tuyết lên; chúng chẳng cần có lúa và chuồng trại kín đáo.

Chỗ nào dừng chân, nơi đó là nhà của người Mông Cổ; ngày nào đối với họ cũng tốt đẹp, đêm nào cũng dạ hội vui nhộn, họ thích nhất là ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè.

Trong thời kỳ này có một lần Thiết Mộc Chân hỏi đám cận tướng của mình:

– Trong đời người điều gì làm cho mình thấy thích thú nhất?

Đa số đều đáp:

– Đi săn!

Kẻ nói săn theo lối đuổi dồn thú vào rọ; kẻ nói đi săn bằng chim ưng; kẻ khác cho rằng săn mãnh thú là tuyệt hơn hết. Trả lời cách nào Thiết Mộc Chân cũng lắc đầu. Sau cùng ông nói:

“Niềm hạnh phúc nhất trong đời người là chiến thắng kẻ thù, đuổi họ chạy dài trước mặt! Cỡi lên con ngựa cướp được của họ và đoạt tất cả những gì họ có; được thấy nước mắt chan hoà trên mặt những người thân yêu nhất của họ, ôm được vợ hoặc con gái của họ vào lòng!”

Bây giờ Thiết Mộc Chân đã đến tuổi bốn mươi. Trong 10 năm sau cùng của đời ông, ông xông pha trận mạc không biết bao nhiêu lần, lần nào cũng đẩy tan được kẻ địch, uy vũ bao trùm khắp bốn phương. Đời sống của quân nhân Mông Cổ bây giờ cũng rất sung túc nhờ chiến lợi phẩm đoạt được không biết cơ man nào kể.

Trong bốn người con của ông có ba người đã trưởng thành từng chiến đấu bên cạnh ông: Truật Xích, Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài; người nhỏ hơn hết là Đà Lôi, theo tục lệ, phải ở nhà với mẹ chăm sóc bầy gia súc bên sông Onon. Ông có một người con gái nhưng chưa định gả cho viên tướng nào.

Lúc bây giờ cũng còn một vài bộ lạc dao động, khiến Thiết Mộc Chân chưa yên tâm. Thình lình một mã khoái từ đoàn trại Onon mang tin nhà đến: Mọi người trong gia đình Khả hãn và các ngài trong hàng quý tộc đều mạnh khoẻ bình an. Riêng Lịnh Bà nhắn gửi với Khả hãn như sau: Con ó làm ổ trên cây cao tưởng rằng không có loài nào đến phá hoại được, đâu ngờ có một con chim bé mọn tới làm vỡ trứng, giết hại đàn con và dầy nát ổ”.

Tức thì Thiết Mộc Chân đình cuộc chinh phạt lại, cho các chủ tướng mang quân trở về bộ lạc của họ. Phần ông thì dẫn quân Mông Cổ trở về đoàn trại nhà.

Càng gần tới trại nhà ông càng tỏ vẻ băn khoăn nghĩ ngợi. Ông ra lịnh dừng binh và hội các cận tướng lại. Toàn thể đều kinh ngạc lắng nghe lần thứ nhất vị Khả hãn bách chiến bách thắng giải bày nỗi khổ tâm của mình: lúc chinh phạt xứ Miệt Nhi, Tút Sa bại tẩu, một viên tướng Miệt Nhi ra hàng phục có dâng cho ông hai tặng phẩm, nàng Cúc Lan – con gái của ông ta – và một cái lều toàn bằng da báo. Cúc Lan có sắc đẹp lộng lẫy đến nỗi thoạt nhìn Thiết Mộc Chân đã say mê lấy nàng làm vợ thứ. Ông nói với các tướng:

– Bà Bật Tê là vợ chính thức của ta từ thuở còn thanh niên do cha ta chọn lựa; bà là chủ gia đình, là mẹ của các con ta. Trong trận mạc ta đã lấy nàng Cúc Lan. Giờ đây trở về gặp mặt Bật Tê ta cảm thấy khó xử. Nếu xảy ra sự bất hoà ta rất xấu hổ trước mặt quân tướng. Ai trong các ngươi có thể đi về trước khéo giàn xếp cho ta yên lòng?

Chín viên đại tướng từng xông pha giữa rừng gươm giáo ái ngại nhìn vị tướng của mình; ai cũng bối rối chẳng dám vội vàng lãnh cái sứ mạng tế nhị này: Gia Luật Mễ, Triết Biệt, Bác Nhĩ Truật cho đến lão Si Ra không ai dám nhận. Sau cùng Mộc Hoa Lê nhận lãnh sứ mạng của chúa giao phó. Các tướng đều thở ra nhẹ nhõm.

Quyển Mông cổ bí sử chép lại việc này như sau: “Mộc Hoa Lê về tới trại, lạy chào Bật Tê xong, đứng lặng thinh không nói một lời nào cả. Bà hỏi về sức khoẻ của Khả hãn và tất cả nhữn kẻ thân cận mà bà biết, sau cùng không hỏi gì nữa mới hỏi đến lý do cuộc hành trình của Mộc Hoa Lê”. Viên tướng làm ra vẻ thản nhiên chẳng chút vị nể chúa của mình:

– Ngài không theo phong tục tập quán cũ của dân ta, bất chấp lời can gián của hàng quí tộc. Ngài thích cái lều da báo sặc sỡ, và không đợi đến đêm tối, Ngài “ăn nằm” với nàng Cúc Lan ở những chỗ thật là không tiện…

Bật Tê không thốt một lời bình luận nào cả, thừa biết đâu phải Thiết Mộc Chân chỉ có nàng Cúc Lan mà thôi. Lâu nay những gái đẹp bắt được trong các cuộc viễn chinh về thì đều như thế cả. Mộc Hoa Lê thấy đã đến lúc đi ngay vào đề:

– Ngài đã lấy nàng Cúc Lan làm vợ để bình định những bộ lạc ở xa… và vì vậy mà Ngài sai tiểu tướng về trình cho Lịnh Bà hay biết.

Bật Tê vẫn không đổi sắc mặt. Bà chỉ muốn biết Thiết Mộc Chân hiện đang đóng ở đâu. Mộc Hoa Lê không giấu giếm việc Khả hãn dừng quân cách đó vài ngày ngựa và chờ đợi quyết định của bà.

Lời phúc đáp thật dịu dàng ngoài dự đoán của Thiết Mộc Chân và Mộc Hoa Lê:

– Ý nguyện của ta cũng như ý nguyện của dân tộc đều đặt dưới uy quyền của Khả hãn. Ngài có thể kết bạn hoặc liên minh với ai mà Ngài thấy cần.

Trong chỗ lau sậy có rất nhiều con nga, con nhạn; Ngài thừa biết phải bắn bao nhiêu phát tên và có thể bắn đến lúc mỏi tay. Ta có câu tục ngữ: “Ngựa chưa thuần đâu chịu đóng yên cương”. Đàn bà ai chịu cảnh chồng chung? Nhiều vợ không phải là điều hay nhưng nếu Ngài cần phải có thêm mà ta ngăn cản chắc cũng bất lợi?

Suy nghĩ giây lát bà nói tiếp:

– Khả hãn nên ban cho Cúc Lan một cái lều mới.

Sau cuộc giàn xếp này, Thiết Mộc Chân nghe như trút được gánh nặng ngàn cân, tiếp tục trầy quây về Onon trong niềm hoan hỉ. Rồi truyền lịnh dựng riêng cho Cúc Lan một đoàn trại, có bầy gia súc riêng ở gần trại của Bật Tê.

Về sau Thiết Mộc Chân còn lấy thêm nhiều người vợ nữa, trong số đó có những công chúa Tây Hạ, Ba Tư đẹp lộng lẫy nhưng không ai được sủng ái bằng Cúc Lan. Đến nỗi bộ lạc của nàng về sau phản loạn bị ông tiêu diệt gần hết nhưng chỉ riêng có anh nàng được tha tội lại còn cho chỉ huy một đoàn vệ binh. Một lần nọ, bắt gặp Cát Xa đang liếc nhìn Cúc Lan một cách tình tứ, ông liền trị người em bằng một nhát gươm tưởng đã bỏ mạng. Và chỉ riêng Cúc Lan được ông đem theo khắp nơi xa lạ trong những cuộc viễn chinh ở các xứ miền Tây Á.

Nhưng ngày lên ngôi Đại hãn, Thiết Mộc Chân cho Bật Tê ngồi bên cạnh; chỉ các con của Bật Tê là được chia đất cai trị trong đế quốc và chỉ đám cháu của dòng này được quyền thừa kế ngôi Đại hãn. Ngay như Truật Xích không chắc là dòng máu của ông mà lớp con của Truật Xích sau này vẫn được trị vì trên một lãnh thổ rộng một phần tư thế giới. Còn các con cháu của Cúc Lan trước sau vẫn sống trong hàng dân giả Mông Cổ.

Từ đó với ba thước gươm và một cỗ nhung yên, Thiết Mộc Chân xua quân đoàn của mình qua các xứ láng giềng, từ bộ tộc này đến bộ lạc khác “xuống đông đông tịnh lên đoài đoài tan”.

Số người chưa qui phục còn lại chẳng bao nhiêu. Kẻ nào không thể rút vào rừng sâu hoặc ra sa mạc đành phải mang cống phẩm đến xin bệ kiến, chịu thần phục và sáp nhập quân thiện chiến vào đại quân Mông Cổ.

Qua mùa hạ, để tránh cái nóng nung người – nóng đến vùi trứng xuống cát một lúc trứng chín như luộc – Thiết Mộc Chân cho quân đồn trú trong bóng mát rừng thông ở miền núi. Đến mùa Đông thì dẫn quân xuống miền nam tránh cái lạnh buốt xương (-40 độ). Trong cuộc trẩy quân, gặp sông rộng chắn ngang, tất cả ngựa đều được buộc cương liền nhau, binh sĩ vẫn ngồi trên lưng điều kiển cho ngựa lội qua đòng nước. Đến nơi nào cũng có thịt trừu, sữa ngựa và cả đàn bà nữa. Lúc nhàn rỗi thì mài gươm, dũa tên, rèn khí giới. Mùa hạ là mùa ngựa nghỉ ngơi dưỡng sức sau những cuộc dong ruổi vạn dặm. Đến mùa đông giống ngựa này biết tìm lấy thức ăn bằng cách dùng móng chân cào tuyết lên; chúng chẳng cần có lúa và chuồng trại kín đáo.

Chỗ nào dừng chân, nơi đó là nhà của người Mông Cổ; ngày nào đối với họ cũng tốt đẹp, đêm nào cũng dạ hội vui nhộn, họ thích nhất là ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè.

Trong thời kỳ này có một lần Thiết Mộc Chân hỏi đám cận tướng của mình:

– Trong đời người điều gì làm cho mình thấy thích thú nhất?

Đa số đều đáp:

– Đi săn!

Kẻ nói săn theo lối đuổi dồn thú vào rọ; kẻ nói đi săn bằng chim ưng; kẻ khác cho rằng săn mãnh thú là tuyệt hơn hết. Trả lời cách nào Thiết Mộc Chân cũng lắc đầu. Sau cùng ông nói:

“Niềm hạnh phúc nhất trong đời người là chiến thắng kẻ thù, đuổi họ chạy dài trước mặt! Cỡi lên con ngựa cướp được của họ và đoạt tất cả những gì họ có; được thấy nước mắt chan hoà trên mặt những người thân yêu nhất của họ, ôm được vợ hoặc con gái của họ vào lòng!”

Bây giờ Thiết Mộc Chân đã đến tuổi bốn mươi. Trong 10 năm sau cùng của đời ông, ông xông pha trận mạc không biết bao nhiêu lần, lần nào cũng đẩy tan được kẻ địch, uy vũ bao trùm khắp bốn phương. Đời sống của quân nhân Mông Cổ bây giờ cũng rất sung túc nhờ chiến lợi phẩm đoạt được không biết cơ man nào kể.

Trong bốn người con của ông có ba người đã trưởng thành từng chiến đấu bên cạnh ông: Truật Xích, Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài; người nhỏ hơn hết là Đà Lôi, theo tục lệ, phải ở nhà với mẹ chăm sóc bầy gia súc bên sông Onon. Ông có một người con gái nhưng chưa định gả cho viên tướng nào.

Lúc bây giờ cũng còn một vài bộ lạc dao động, khiến Thiết Mộc Chân chưa yên tâm. Thình lình một mã khoái từ đoàn trại Onon mang tin nhà đến: Mọi người trong gia đình Khả hãn và các ngài trong hàng quý tộc đều mạnh khoẻ bình an. Riêng Lịnh Bà nhắn gửi với Khả hãn như sau: Con ó làm ổ trên cây cao tưởng rằng không có loài nào đến phá hoại được, đâu ngờ có một con chim bé mọn tới làm vỡ trứng, giết hại đàn con và dầy nát ổ”.

Tức thì Thiết Mộc Chân đình cuộc chinh phạt lại, cho các chủ tướng mang quân trở về bộ lạc của họ. Phần ông thì dẫn quân Mông Cổ trở về đoàn trại nhà.

Càng gần tới trại nhà ông càng tỏ vẻ băn khoăn nghĩ ngợi. Ông ra lịnh dừng binh và hội các cận tướng lại. Toàn thể đều kinh ngạc lắng nghe lần thứ nhất vị Khả hãn bách chiến bách thắng giải bày nỗi khổ tâm của mình: lúc chinh phạt xứ Miệt Nhi, Tút Sa bại tẩu, một viên tướng Miệt Nhi ra hàng phục có dâng cho ông hai tặng phẩm, nàng Cúc Lan – con gái của ông ta – và một cái lều toàn bằng da báo. Cúc Lan có sắc đẹp lộng lẫy đến nỗi thoạt nhìn Thiết Mộc Chân đã say mê lấy nàng làm vợ thứ. Ông nói với các tướng:

– Bà Bật Tê là vợ chính thức của ta từ thuở còn thanh niên do cha ta chọn lựa; bà là chủ gia đình, là mẹ của các con ta. Trong trận mạc ta đã lấy nàng Cúc Lan. Giờ đây trở về gặp mặt Bật Tê ta cảm thấy khó xử. Nếu xảy ra sự bất hoà ta rất xấu hổ trước mặt quân tướng. Ai trong các ngươi có thể đi về trước khéo giàn xếp cho ta yên lòng?

Chín viên đại tướng từng xông pha giữa rừng gươm giáo ái ngại nhìn vị tướng của mình; ai cũng bối rối chẳng dám vội vàng lãnh cái sứ mạng tế nhị này: Gia Luật Mễ, Triết Biệt, Bác Nhĩ Truật cho đến lão Si Ra không ai dám nhận. Sau cùng Mộc Hoa Lê nhận lãnh sứ mạng của chúa giao phó. Các tướng đều thở ra nhẹ nhõm.

Quyển Mông cổ bí sử chép lại việc này như sau: “Mộc Hoa Lê về tới trại, lạy chào Bật Tê xong, đứng lặng thinh không nói một lời nào cả. Bà hỏi về sức khoẻ của Khả hãn và tất cả nhữn kẻ thân cận mà bà biết, sau cùng không hỏi gì nữa mới hỏi đến lý do cuộc hành trình của Mộc Hoa Lê”. Viên tướng làm ra vẻ thản nhiên chẳng chút vị nể chúa của mình:

– Ngài không theo phong tục tập quán cũ của dân ta, bất chấp lời can gián của hàng quí tộc. Ngài thích cái lều da báo sặc sỡ, và không đợi đến đêm tối, Ngài “ăn nằm” với nàng Cúc Lan ở những chỗ thật là không tiện…

Bật Tê không thốt một lời bình luận nào cả, thừa biết đâu phải Thiết Mộc Chân chỉ có nàng Cúc Lan mà thôi. Lâu nay những gái đẹp bắt được trong các cuộc viễn chinh về thì đều như thế cả. Mộc Hoa Lê thấy đã đến lúc đi ngay vào đề:

– Ngài đã lấy nàng Cúc Lan làm vợ để bình định những bộ lạc ở xa… và vì vậy mà Ngài sai tiểu tướng về trình cho Lịnh Bà hay biết.

Bật Tê vẫn không đổi sắc mặt. Bà chỉ muốn biết Thiết Mộc Chân hiện đang đóng ở đâu. Mộc Hoa Lê không giấu giếm việc Khả hãn dừng quân cách đó vài ngày ngựa và chờ đợi quyết định của bà.

Lời phúc đáp thật dịu dàng ngoài dự đoán của Thiết Mộc Chân và Mộc Hoa Lê:

– Ý nguyện của ta cũng như ý nguyện của dân tộc đều đặt dưới uy quyền của Khả hãn. Ngài có thể kết bạn hoặc liên minh với ai mà Ngài thấy cần.

Trong chỗ lau sậy có rất nhiều con nga, con nhạn; Ngài thừa biết phải bắn bao nhiêu phát tên và có thể bắn đến lúc mỏi tay. Ta có câu tục ngữ: “Ngựa chưa thuần đâu chịu đóng yên cương”. Đàn bà ai chịu cảnh chồng chung? Nhiều vợ không phải là điều hay nhưng nếu Ngài cần phải có thêm mà ta ngăn cản chắc cũng bất lợi?

Suy nghĩ giây lát bà nói tiếp:

– Khả hãn nên ban cho Cúc Lan một cái lều mới.

Sau cuộc giàn xếp này, Thiết Mộc Chân nghe như trút được gánh nặng ngàn cân, tiếp tục trầy quây về Onon trong niềm hoan hỉ. Rồi truyền lịnh dựng riêng cho Cúc Lan một đoàn trại, có bầy gia súc riêng ở gần trại của Bật Tê.

Về sau Thiết Mộc Chân còn lấy thêm nhiều người vợ nữa, trong số đó có những công chúa Tây Hạ, Ba Tư đẹp lộng lẫy nhưng không ai được sủng ái bằng Cúc Lan. Đến nỗi bộ lạc của nàng về sau phản loạn bị ông tiêu diệt gần hết nhưng chỉ riêng có anh nàng được tha tội lại còn cho chỉ huy một đoàn vệ binh. Một lần nọ, bắt gặp Cát Xa đang liếc nhìn Cúc Lan một cách tình tứ, ông liền trị người em bằng một nhát gươm tưởng đã bỏ mạng. Và chỉ riêng Cúc Lan được ông đem theo khắp nơi xa lạ trong những cuộc viễn chinh ở các xứ miền Tây Á.

Nhưng ngày lên ngôi Đại hãn, Thiết Mộc Chân cho Bật Tê ngồi bên cạnh; chỉ các con của Bật Tê là được chia đất cai trị trong đế quốc và chỉ đám cháu của dòng này được quyền thừa kế ngôi Đại hãn. Ngay như Truật Xích không chắc là dòng máu của ông mà lớp con của Truật Xích sau này vẫn được trị vì trên một lãnh thổ rộng một phần tư thế giới. Còn các con cháu của Cúc Lan trước sau vẫn sống trong hàng dân giả Mông Cổ.

Bình luận