Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Tựa

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

THÀNH CÁT TƯ HÃN

Suốt bao thế kỉ nay cả thế giới đều coi Thành-Cát-Tư-Hãn như là một đại họa giáng xuống nhân loại. Cuộc đời của ông là một hình ảnh thu gọn lại mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại trận như Trung Quốc, Đại Hồi…

Nhưng các sử gia gần đây khi nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời của Thành-Cát-Tư-Hãn đều nhận thấy rằng tính tàn bạo của ông là do hoàn cảnh sống gay go khốc liệt ở miền đồng cỏ hoang mà ra – một thứ tàn bạo của thiên nhiên – khác hẳn với Tamerlan (nhà chinh phục này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình vì vốn sinh trưởng trong thế giới văn minh). Trong khuôn khổ lối sống, hoàn cảnh đất đai và chủng tộc của ông, Thành-Cát-Tư-Hãn, dưới con mắt các sử gia, là một nhân vật có tâm hồn bình thản, có lương tri vững chắc, rất mực điều độ, biết nghe lời phải, biết giữ tín nghĩa với bạn bè, thật rộng lượng và giàu tình cảm dù lắm khi rất nghiêm khắc, và ông thật sự có những đức tính căn bản của một nhà lãnh đạo. Dĩ nhiên ta phải hiểu theo nghĩa lãnh đạo các dân tộc du mục, chứ không phải dân định cư. Trong khuôn khổ ấy, ông đã tỏ ra là người được thiên phú cái biệt tài lập trật tự và giỏi trị dân. Bên cạnh cái tính tàn bạo đến khủng khiếp, người ta thấy ông có một khía cạnh cao thượng, quí phái không thể phủ nhận được. Một trong những nét nổi bật nhất là tính khinh ghét tột độ những kẻ phản bội. Tất cả những kẻ lầm tưởng rằng phản bội chủ cũ sẽ đựơc tín nhiệm nơi ông đều bị giết phăng đi không chừa người nào. Trái lại sau một trận chiến thắng, ông thường ban thưởng trọng hậu, hoặc thâu dụng dưới trướng những kẻ tỏ ra kiên trung với chủ trước của họ. Một kẻ yếu một khi đã đặt mình dưới sự che chở của ông, đều được bảo vệ đến cùng và được ông lưu tâm giúp đỡ suốt đời, không có gì làm lay chuyển nổi lời hứa hẹn của ông đã thốt ra.

Về mặt chính trị, Thành-Cát-Tư-Hãn không phải là một nhà lãnh đạo đã dại dột ngỏanh mặt trước những kinh nghiệm quí báu của các dân tộc văn minh. Trong số những cận thần của ông người ta thấy có nhiều cố vấn ngoại quốc như Tatatonga người Thổ phồn, Mahmoud Yalawatch người Hồi, Chu Thai người Khiết Đan… và nhờ biết nghe lời phải của các cố vấn ấy mà guồng máy cai trị của ông tiến dần đến chỗ biết dùng văn tự, biết lập thuế má và giảm bớt những cuộc đàn áp man rợ.

Về mặt quân sự, người ta đã bình luận rất nhiều về chiến lược, chiến thuật của Thành-Cát-Tư-Hãn. Có người đã sánh với chiến lược của Frédéric II, hoặc của Nã-Phá-Luân. Và gần đây cố Đại tướng Mac Arthur của Hoa Kỳ đã xác nhận thêm: “Tất cả những nguyên tắc về chiến lược của Thành-Cát-Tư-Hãn ở thời nào cũng là một kho tàng vô cùng quí giá cho các binh gia. Không có binh thư chiến sách nào rõ ràng sáng sủa hơn những trang chiến sử của Thành-Cát-Tư-Hãn”.

Nhưng không phải chỉ vì cuộc đời ngoại hạng của vị chúa Mông Cổ ấy mà chúng tôi cho xuất bản quyển chiến sử này. Lẽ chính yếu là xưa kia dân tộc chúng ta đã từng chịu đựng đại họa Mông Cổ, đã từng tạo một cuộc chiến tranh gay go, khốc liệt để đập tan tham vọng đế quốc của họ, thì ngày nay khi lần dở những trang sử đậm màu son ấy, tưởng chúng ta cần phải biết rõ lực lượng của kẻ xâm lăng hùng mạnh đến mức nào? Dù rằng đến thời HỐT-TẤT-LIỆT, cách tổ chức quân đội và khí thế của Mông Cổ đã sút kém hơn thời Thành-Cát-Tư-Hãn. Biết rõ sức hùng mạnh và tàn bạo của một đế quốc rộng lớn nhất cổ kim, chúng ta mới càng khâm phục tiền nhân hơn và càng hãnh diện về lời nói của một nhà văn Ý hiện đại khi nhận xét về lịch sử đấu tranh của dân ta:

“Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới đã chiến thắng quân Mông Cổ”.

THÀNH CÁT TƯ HÃN

Suốt bao thế kỉ nay cả thế giới đều coi Thành-Cát-Tư-Hãn như là một đại họa giáng xuống nhân loại. Cuộc đời của ông là một hình ảnh thu gọn lại mười hai thế kỷ mà dân du mục miền đồng cỏ đã tràn ra bốn phương tàn phá các dân tộc định cư có nền văn minh vững chãi. Trước ông không có nhà chinh phục nào gây được uy vũ làm kinh hoàng cả thiên hạ, đến nỗi khi dân Âu Châu nghe đến tên Thành-Cát-Tư-Hãn đều hãi hùng cho là “ngày tận thế đã tới rồi!”. Ông áp dụng triệt để lối khủng bố để cai trị và thẳng tay tàn sát để ngăn ngừa những cuộc quật khởi chống đối. Những gì mà Âu Châu đã lên án Attila và Ấn Độ đã lên án Mihirakonia thật chẳng thấm vào đâu so với những cuộc tàn phá của Thành-Cát-Tư-Hãn ở những nước bại trận như Trung Quốc, Đại Hồi…

Nhưng các sử gia gần đây khi nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời của Thành-Cát-Tư-Hãn đều nhận thấy rằng tính tàn bạo của ông là do hoàn cảnh sống gay go khốc liệt ở miền đồng cỏ hoang mà ra – một thứ tàn bạo của thiên nhiên – khác hẳn với Tamerlan (nhà chinh phục này phải chịu trách nhiệm về hành động của mình vì vốn sinh trưởng trong thế giới văn minh). Trong khuôn khổ lối sống, hoàn cảnh đất đai và chủng tộc của ông, Thành-Cát-Tư-Hãn, dưới con mắt các sử gia, là một nhân vật có tâm hồn bình thản, có lương tri vững chắc, rất mực điều độ, biết nghe lời phải, biết giữ tín nghĩa với bạn bè, thật rộng lượng và giàu tình cảm dù lắm khi rất nghiêm khắc, và ông thật sự có những đức tính căn bản của một nhà lãnh đạo. Dĩ nhiên ta phải hiểu theo nghĩa lãnh đạo các dân tộc du mục, chứ không phải dân định cư. Trong khuôn khổ ấy, ông đã tỏ ra là người được thiên phú cái biệt tài lập trật tự và giỏi trị dân. Bên cạnh cái tính tàn bạo đến khủng khiếp, người ta thấy ông có một khía cạnh cao thượng, quí phái không thể phủ nhận được. Một trong những nét nổi bật nhất là tính khinh ghét tột độ những kẻ phản bội. Tất cả những kẻ lầm tưởng rằng phản bội chủ cũ sẽ đựơc tín nhiệm nơi ông đều bị giết phăng đi không chừa người nào. Trái lại sau một trận chiến thắng, ông thường ban thưởng trọng hậu, hoặc thâu dụng dưới trướng những kẻ tỏ ra kiên trung với chủ trước của họ. Một kẻ yếu một khi đã đặt mình dưới sự che chở của ông, đều được bảo vệ đến cùng và được ông lưu tâm giúp đỡ suốt đời, không có gì làm lay chuyển nổi lời hứa hẹn của ông đã thốt ra.

Về mặt chính trị, Thành-Cát-Tư-Hãn không phải là một nhà lãnh đạo đã dại dột ngỏanh mặt trước những kinh nghiệm quí báu của các dân tộc văn minh. Trong số những cận thần của ông người ta thấy có nhiều cố vấn ngoại quốc như Tatatonga người Thổ phồn, Mahmoud Yalawatch người Hồi, Chu Thai người Khiết Đan… và nhờ biết nghe lời phải của các cố vấn ấy mà guồng máy cai trị của ông tiến dần đến chỗ biết dùng văn tự, biết lập thuế má và giảm bớt những cuộc đàn áp man rợ.

Về mặt quân sự, người ta đã bình luận rất nhiều về chiến lược, chiến thuật của Thành-Cát-Tư-Hãn. Có người đã sánh với chiến lược của Frédéric II, hoặc của Nã-Phá-Luân. Và gần đây cố Đại tướng Mac Arthur của Hoa Kỳ đã xác nhận thêm: “Tất cả những nguyên tắc về chiến lược của Thành-Cát-Tư-Hãn ở thời nào cũng là một kho tàng vô cùng quí giá cho các binh gia. Không có binh thư chiến sách nào rõ ràng sáng sủa hơn những trang chiến sử của Thành-Cát-Tư-Hãn”.

Nhưng không phải chỉ vì cuộc đời ngoại hạng của vị chúa Mông Cổ ấy mà chúng tôi cho xuất bản quyển chiến sử này. Lẽ chính yếu là xưa kia dân tộc chúng ta đã từng chịu đựng đại họa Mông Cổ, đã từng tạo một cuộc chiến tranh gay go, khốc liệt để đập tan tham vọng đế quốc của họ, thì ngày nay khi lần dở những trang sử đậm màu son ấy, tưởng chúng ta cần phải biết rõ lực lượng của kẻ xâm lăng hùng mạnh đến mức nào? Dù rằng đến thời HỐT-TẤT-LIỆT, cách tổ chức quân đội và khí thế của Mông Cổ đã sút kém hơn thời Thành-Cát-Tư-Hãn. Biết rõ sức hùng mạnh và tàn bạo của một đế quốc rộng lớn nhất cổ kim, chúng ta mới càng khâm phục tiền nhân hơn và càng hãnh diện về lời nói của một nhà văn Ý hiện đại khi nhận xét về lịch sử đấu tranh của dân ta:

“Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới đã chiến thắng quân Mông Cổ”.

Bình luận
× sticky