Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Chương 5

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Không bao lâu đoàn trại của Thiết Mộc Chân gồm có 13.000 lều tất cả. Ai cũng được đối xử đúng với địa vị của mình và giao phó cho một nhiệm vụ xứng đáng. Thiết Mộc Chân đặt ra một thứ kỷ luật mới thật nghiêm minh. Không bao giờ chàng tha thứ sự xâm phạm quyền lợi của kẻ khác. Họ yêu mến chàng đến nỗi không bao giờ gian dối trong việc đóng góp lợi tức, có giấu bớt một con bê, một con trừu cũng thấy xấu hổ, và chàng không phải là một chủ tướng ham lợi: ai tặng cho món gì, chàng đáp lễ bằng một món khác giá trị hơn. Hơn nữa, lúc nào cũng tỏ ra lưu tâm săn sóc đến mọi người.

Thiết Mộc Chân lại có một sáng kiến chưa ai từng nghĩ đến: bày cho chiến sĩ một trò chơi, một trò tiêu khiển thú vị không thua đi săn hay đi đánh trận, đó là trò Tác Chiến. Với 13.000 chiến sĩ, chàng chia ra làm 13 Thiên Phu (Gourane). Mỗi Thiên Phu là một đơn vị biệt lập, tự lo thao dượt, phát triển. Chiến sĩ của mỗi đơn vị đều cùng một tộc họ, hoặc cùng bộ lạc với nhau. Họ dàn những thế công thế thủ, giao chiến với nhau gần như thật để rèn cho tinh thục binh pháp: hoặc tấn công ồ ạt, hoặc bất ngờ đánh thốc vào hông đối phương cắt hàng ngũ ra. Trò chơi này quả thích hợp với tinh thần hiếu chiến của dân Mông Cổ. Lắm khi Thiết Mộc Chân phải can thiệp, sợ họ hăng say quá nên đổ máu sinh thù; vì thật sự đó là cuộc thi đua, đơn vị nào kém cỏi cũng thấy nhục nhã cho bộ lạc, cho tộc họ của mình. Trò chơi này còn tập cho chiến sĩ biết phối hợp khả năng, hoạt động cho đồng đều, luyện tinh thần kỷ luật và tinh thần đồng đội. Nhờ đó hễ đoàn trại càng đông dân, quân sĩ càng thuần thục, hùng mạnh. Mỗi thanh niên Mông Cổ là một tay thiện xạ, một kỵ binh tuyệt giỏi, chẳng bao lâu Thiết Mộc Chân biến dân tộc mình thành một dân tộc chiến đấu, một dân tộc kỵ mã vũ trang mà khắp thế giới thời bấy giờ chưa ai biết thực hiện.

Mùa xuân và mùa thu là mùa di chuyển đoàn trại sang mục trường mới. Cuộc hành trình này thật nguy hiểm vì súc vật đông đảo, đàn bà trẻ con chậm chạp, xe cộ chở đồ đạc nặng nề… là một cơ hội tốt cho quân địch đến tấn công.

Nhưng với tài chỉ huy của Thiết Mộc Chân mọi người đều thấy không đáng lo ngại nhiều. Chàng tổ chức phòng bị rất chu đáo, lưu ý đến cả những điều thật nhỏ nhặt. Chàng cho một đội kỵ binh trinh sát đi trước tẻ ra thành hình cánh quạt. Phận sự của họ là tìm chỗ đóng trại, tìm suối nước trong lành và đồng cỏ tốt rồi gởi liên lạc trở về báo cáo kết quả. Lúc chiến tranh thì đội quân này sẽ khám phá ra những ổ phục kích hoặc tóm cổ những tên do thám của địch rải ở dọc đường.

Tiếp theo là đoàn quân tiền phong, lực lượng khá mạnh đủ sức đương đầu với quân địch. Bình thường họ có nhiệm vụ chuẩn bị mọi việc cần thiết để dựng trại, lo cho đủ nước dùng, sắp đặt cho súc vật tới uống nước có trật tự.

Sau đó đoàn trại mới lên đường, gồm có đàn bà, trẻ con, các đoàn súc vật, xe chở đồ đạc dụng cụ.

Cuối cùng là quân đoạn hậu, giúp đỡ những người dân rớt lại sau, bắt các con thú lạc bầy và đề phòng quân địch xuất hiện phía hậu.

Thình lình quân trinh sát ở các nơi phi ngựa về báo cáo: bọn Diệt Xích Ngột đông như kiến cỏ đang hướng về phía đoàn Mông Cổ di chuyển. Họ có bắt được một tên dọ thám… Thì ra Tạc Gô Đài quyết đánh úp đoàn trại của Thiết Mộc Chân. Hắn huy động nhiều bộ lạc lân cận, quân số độ 30.000 người.

Mười ba ngàn chống với ba mươi ngàn. Nhưng nhờ trận này Thiết Mộc Chân có đầy đủ kinh nghiệm để giao chiến với những lực lượng đông gấp bội. Suốt đời trận mạc của Thiết Mộc Chân trừ một vài trận, còn thì gần như lúc nào cũng phải đánh với kẻ địch có quân số năm, ba lần đông hơn. Lần này Tạc Gô Đài lại có nhiều lợi thế hơn, toàn là quân khinh kỵ, không vướng víu gì cả, còn bên Thiết Mộc Chân thì đàn bà, trẻ con, súc vật nặng nề, hỗn tạp vô cùng.

Trong phút tối nguy hiểm này, cách đối phó thông thường là đem tất cả xe sắp thành một vòng tròn làm vách thành bảo vệ người và súc vật. Các chiến sĩ tiến ra chận địch, nếu không thắng lợi thì rút vào bức thành xe giữ thế thủ. Đột nhiên Thiết Mộc Chân bỏ chiến thuật quen thuộc ấy, cho dàn trận theo một lối mới kỳ lạ. Giao cho phụ nữ và trẻ con sử dụng cung tên thủ thành, còn 13 Thiên Phu thì nối nhau giăng thành một hàng, từ bức thành xe đến một cánh rừng rậm, ngựa không thể xông vào được. Mỗi Thiên Phu dàn thành 10 hàng, mỗi hàng 100 chiến sĩ. Kỵ binh áo giáp sắt và ngựa có bọc áo da đều sắp ở mặt tiền và mặt hông.

Quân Diệt Xích Ngột giăng chữ nhất, năm hàng tiến tới. Hàng đầu của họ cũng toàn là quân giáp sắt. Thình lình họ dừng lại để cho quân khinh kỵ ở phía sau lướt ra trước phóng lao và tưới một trận mưa tên vào quân Mông Cổ. Các Thiên Phu của Thiết Mộc Chân giữ vững vị trí của mình và đáp lễ y như vậy, nhưng nhờ đứng yên một chỗ họ nhằm trúng đích hơn, quân địch rớt lả tả xuống ngựa. Thấy bất lợi, bọn khinh kỵ của địch toan quay về vị trí, nhường cho bọn thiết kỵ ở phía sau thúc ngựa phóng nước đại toan lao tới phá vỡ hàng giáp binh Mông Cổ. Nhưng ngay lúc bọn khinh kỵ vừa xoay lưng, Thiết Mộc Chân liền phóng tất cả 13 Thiên Phu ồ ạt phản công (đúng lúc hai hàng kỵ binh địch vừa giao nhau ngược chiều). Đạo quân 10 hàng của Mông Cổ phá vỡ ngay mặt trận mỏng manh của Diệt Xích Ngột, chẻ chúng ra làm 13 nhóm, mỗi Thiên Phu Mông Cổ bao vây một nhóm, dốc toàn lực ra sát phạt. Một cánh quân kỵ địch thoát vòng vây phóng lại tấn công bức thành xe hy vọng đoạt lấy của cải chất trong đó để vớt vát một phần nào những tổn thất về sinh mạng. Nhưng chúng dội lại trước trận mưa tên của nhóm phụ nữ và trẻ con; chưa biết tiến thoái ngã nào thì phía sau lưng một Thiên Phu Mông Cổ quay lại đánh tập hậu. Bọn chiến sĩ của các bộ lạc theo Tạc Gô Đài thấy hết hy vọng kiếm chác chút ít chiến lợi phẩm, liền nối nhau chạy dài… Lúc mặt trời vừa khuất sau rặng núi, trận chiến mới kết thúc. Quân Mông Cổ đại thắng: hơn 6 ngàn quân Diệt Xích Ngột bị giết, 70 viên tướng bị bắt sống, trong đó có Tạc Gô Đài.

Quân Mông Cổ cũng bị thiệt hại khá nặng nề. Thiết Mộc Chân bị một mũi tên ghim xéo trên cổ, nhờ Gia Luật Mễ liều mình chống đỡ đem chàng ra sau trận tuyến. Khi tỉnh dậy, Thiết Mộc Chân ra lệnh giết tất cả 70 tù binh, trước nhất là Tạc Gô Đài.

Lệnh đó trái với tục lệ Mông Cổ xưa nay, chỉ bắt tù binh làm nô lệ hoặc cho chuộc thật mắc. Nhưng lúc đó Thiết Mộc Chân tự cho mình là một Khả hãn hợp pháp dòng Dã Tốc Cai chính thống, còn bọn kia là bọn phiến loạn.

Sau trận này, đoàn trại Mông Cổ kéo đến đóng tại mục trường phía hạ lưu sông Onon.

Các nhà chép sử Ba Tư ghi rằng: “Bảy chục viên tướng Diệt Xích Ngột đều bị quăng sống vào vạc nước sôi”. Còn theo sử của Nga thì Thiết Mộc Chân cho giát bạc cái sọ của Tạc Gô Đài và dùng làm bình đựng rượu, về sau người ta gọi cái bình ấy là “Cơn phẫn nộ của Thành Cát Tư Hãn”. Nhưng không thấy sử của Trung Hoa và Mông Cổ nói đến việc ấy. Dù sao, một việc làm tàn bạo và vô ý nghĩa như thế rõ là trái với bản tính của Thiết Mộc Chân. Chàng có thể lạnh lùng khi ra lệnh biến một đô thị thành đống tro tàn nếu nơi đó kháng cự lại, biến một tỉnh phì nhiêu thành sa mạc hoang vu vì sợ dân ở đó trỗi dậy. Tất cả sự bạo tàn ấy đều có mục đích rõ rệt: lợi ích quân sự, hoặc báo thù hoặc khủng bố. Sinh mạng con người đối với chàng không có nghĩa gì cả, như chàng thường nói: “Ta vì mưu đồ việc lớn sá gì lũ dân đen” nên lúc cần thì giết phăng hết như người ta giết chuột. Nhưng chàng không có hành động bạo tàn để tiêu khiển, hoặc để thỏa mãn bản chất tàn bạo như nhiều nhà vua trong lịch sử. Mà lắm khi lại tỏ ra rất rộng rãi, bao dung, tha thứ cả kẻ thù riêng của mình nữa.

Trên đường về sông Onon, thình lình có một kỵ binh đón đường xin gặp mặt Thiết Mộc Chân. Hắn quỳ xuống thưa:

– Tôi tên là Diệt Ga Đài ở bộ lạc Ích Xu. Chính tôi đã bắn phát tên làm cho Ngài bị thương trên cổ. Ngài giết tôi chỉ làm bẩn đất mà thôi có lợi gì? Mong Ngài ra ơn thu dụng tôi, tôi nguyện sẽ tận tâm báo đáp, thác đang chảy tôi có thể làm cho dừng lại, núi cản đường Ngài tôi sẽ đập nát ra thành cát bụi.

Bọn vệ sĩ của Thiết Mộc Chân đã hầm hầm tuốt gươm ra chờ một hiệu lệnh là chém phăng tên tiểu tốt. Nhưng Thiết Mộc Chân không hề động tay, chăm chú nhìn tên kỵ binh đang quỳ trên cát, ra chiều nghĩ ngợi. Chàng nói:

– Muốn giết một kẻ địch bao giờ người ta cũng giấu kín ý định. Ngươi đã khai hết sự thật cho ta rõ, vậy ngươi là chiến hữu của ta từ giờ này. Để kỷ niệm thành tích của ngươi, từ nay ta gọi ngươi là Triết Biệt (Djébé: Mũi tên).

Nói xong Thiết Mộc Chân cho hắn đứng dậy, bảo hắn gọi về chín người nữa, lập thành một Thập Phu để hắn chỉ huy.

Đó là một nét đặc biệt trong cá tính của Thiết Mộc Chân, suốt đời không thay đổi. Chàng rất chuộng tính ngay thật, lòng can đảm và lòng trung tín, cho dẫu người đó là kẻ thù. Mỗi lần thu dụng một người như thế chàng tin rằng họ sẽ rất đắc lực vì muốn chuộc lại lỗi lầm trước kia. Và Thiết Mộc Chân không bao giờ lầm lẫn trong việc chọn người trung kiên. Như tên Triết Biệt này về sau trở thành Thân Vương Triết Biệt, là viên Thượng Tướng đã xua quân đoàn tiên phong vào đất Trung Quốc, chinh phục Tây Liêu, vượt núi Pamir và cùng với Tốc Bất Đài chiếm Ba Tư rồi vượt núi Caucase đánh tan rã quân Nga.

Ít lâu sau Thiết Mộc Chân di chuyển đoàn trại về vùng đất cũ. Tiếng đồn loan ra khắp nơi. “Thiết Mộc Chân là người kế vị chánh thức của bộ tộc Bọt Di Dinh: ai bất tuân là kẻ phản loạn, sẽ bị trừng phạt; ai biết tuân lệnh và muốn được che chở hãy đến tỏ lòng trung với chúa”.

Những bộ lạc bỏ ra đi hồi Dã Tốc Cai chết đều lần lượt trở về quy phục, cả những tộc họ trong bộ lạc Diệt Xích Ngột trốn tránh tản lạc cũng lũ lượt kéo về sông Onon. Thiết Mộc Chân thân mật tiếp đón tất cả mọi người; lại có lão Muôn Lịch nữa! Lão trở về với vẻ bẽn lẽn xấu hổ. Thiết Mộc Chân không mở một lời phiền trách, lại còn cho ông ta dự vào hàng quý tộc. Tự biết mình lầm lỗi, Muôn Lịch hết sức cố gắng hoạt động để gây lại thiện cảm và sự tín nhiệm của Thiết Mộc Chân. Ông ta đi tiếp xúc từng bộ lạc, từng gia đình, giải thích cho mọi người hiểu rằng: Đã đến lúc phải bầu một Khả hãn Mông Cổ.

Tất cả đều tán thành nhiệt liệt. Con của Muôn Lịch là Cốc Chu, một tay pháp sư trẻ tuổi đầy uy tín, tuyên bố rằng “Ý của Trời Xanh muốn chọn Thiết Mộc Chân làm Khả hãn. Chúng ta không nên làm trái ý Trời”.

Hội đồng quý tộc liền nhóm họp; Muôn Lịch đề nghị bầu Thiết Mộc Chân. Chàng khiêm tốn giới thiệu lần lượt bốn nhà quý tộc cao niên hơn. Họ đều từ chối và đồng thanh nói:

– Chúng tôi chỉ muốn ông lên làm Khả Hãn. Nếu ông sẵn sàng nhận thì chúng tôi cũng sẵn sàng xung phong giết giặc. Bắt được gái đẹp và chiến lợi phẩm quý giá chúng tôi sẽ dâng hết cho ông. Nếu mở cuộc săn, chúng tôi cũng sẽ đi trước, hạ được thú chúng tôi xin dâng tất cả cho ông. Còn ra trận nếu chúng tôi không tuân lệnh, cũng như trong đoàn trại mà chúng tôi làm điều gì tổn hại đến uy tín của ông, xin ông cứ bắt vợ con chúng tôi, tịch thu hết gia súc rồi đuổi chúng tôi ra sa mạc.

Thiết Mộc Chân đáp lời

– Tất cả các vị có mặt trong buổi hội này đều quyết định đoàn tụ trong lãnh thổ Mông Cổ và bầu tôi làm Khả hãn. Tôi cũng xin nguyện, nếu Trời Xanh phù trợ tôi thì các vị là những người đầu tiên có công phục quốc, các vị chắc chắn sẽ hưởng được nhiều vinh quang hơn hết.

Sau cuộc bầu cử, một tiệc liên hoan bày ra thật long trọng. Mọi người đều được uống Koumiss (sữa chua) và Karakoumiss (rượu sữa) thỏa thích.

Thật ra buổi tiệc ấy không những để mừng vị Khả hãn 28 tuổi mà còn mừng cho cuộc hôn nhân của Muôn Lịch và bà U Luân, mẹ của Thiết Mộc Chân. Đây là một trường hợp đặc biệt vì theo tục Mông Cổ đàn bà góa chồng không được tái giá; họ tin rằng sau khi chết người góa phụ sẽ gặp lại chồng cũ. Con trai có thể kết hôn với vợ nhỏ của cha mình, trừ mẹ ruột. Muôn Lịch lấy bà U Luân trước là để tỏ lòng trung với chúa cũ, sau nữa là không phụ lòng chúa đã gửi gắm người vợ lại cho mình.

Không bao lâu đoàn trại của Thiết Mộc Chân gồm có 13.000 lều tất cả. Ai cũng được đối xử đúng với địa vị của mình và giao phó cho một nhiệm vụ xứng đáng. Thiết Mộc Chân đặt ra một thứ kỷ luật mới thật nghiêm minh. Không bao giờ chàng tha thứ sự xâm phạm quyền lợi của kẻ khác. Họ yêu mến chàng đến nỗi không bao giờ gian dối trong việc đóng góp lợi tức, có giấu bớt một con bê, một con trừu cũng thấy xấu hổ, và chàng không phải là một chủ tướng ham lợi: ai tặng cho món gì, chàng đáp lễ bằng một món khác giá trị hơn. Hơn nữa, lúc nào cũng tỏ ra lưu tâm săn sóc đến mọi người.

Thiết Mộc Chân lại có một sáng kiến chưa ai từng nghĩ đến: bày cho chiến sĩ một trò chơi, một trò tiêu khiển thú vị không thua đi săn hay đi đánh trận, đó là trò Tác Chiến. Với 13.000 chiến sĩ, chàng chia ra làm 13 Thiên Phu (Gourane). Mỗi Thiên Phu là một đơn vị biệt lập, tự lo thao dượt, phát triển. Chiến sĩ của mỗi đơn vị đều cùng một tộc họ, hoặc cùng bộ lạc với nhau. Họ dàn những thế công thế thủ, giao chiến với nhau gần như thật để rèn cho tinh thục binh pháp: hoặc tấn công ồ ạt, hoặc bất ngờ đánh thốc vào hông đối phương cắt hàng ngũ ra. Trò chơi này quả thích hợp với tinh thần hiếu chiến của dân Mông Cổ. Lắm khi Thiết Mộc Chân phải can thiệp, sợ họ hăng say quá nên đổ máu sinh thù; vì thật sự đó là cuộc thi đua, đơn vị nào kém cỏi cũng thấy nhục nhã cho bộ lạc, cho tộc họ của mình. Trò chơi này còn tập cho chiến sĩ biết phối hợp khả năng, hoạt động cho đồng đều, luyện tinh thần kỷ luật và tinh thần đồng đội. Nhờ đó hễ đoàn trại càng đông dân, quân sĩ càng thuần thục, hùng mạnh. Mỗi thanh niên Mông Cổ là một tay thiện xạ, một kỵ binh tuyệt giỏi, chẳng bao lâu Thiết Mộc Chân biến dân tộc mình thành một dân tộc chiến đấu, một dân tộc kỵ mã vũ trang mà khắp thế giới thời bấy giờ chưa ai biết thực hiện.

Mùa xuân và mùa thu là mùa di chuyển đoàn trại sang mục trường mới. Cuộc hành trình này thật nguy hiểm vì súc vật đông đảo, đàn bà trẻ con chậm chạp, xe cộ chở đồ đạc nặng nề… là một cơ hội tốt cho quân địch đến tấn công.

Nhưng với tài chỉ huy của Thiết Mộc Chân mọi người đều thấy không đáng lo ngại nhiều. Chàng tổ chức phòng bị rất chu đáo, lưu ý đến cả những điều thật nhỏ nhặt. Chàng cho một đội kỵ binh trinh sát đi trước tẻ ra thành hình cánh quạt. Phận sự của họ là tìm chỗ đóng trại, tìm suối nước trong lành và đồng cỏ tốt rồi gởi liên lạc trở về báo cáo kết quả. Lúc chiến tranh thì đội quân này sẽ khám phá ra những ổ phục kích hoặc tóm cổ những tên do thám của địch rải ở dọc đường.

Tiếp theo là đoàn quân tiền phong, lực lượng khá mạnh đủ sức đương đầu với quân địch. Bình thường họ có nhiệm vụ chuẩn bị mọi việc cần thiết để dựng trại, lo cho đủ nước dùng, sắp đặt cho súc vật tới uống nước có trật tự.

Sau đó đoàn trại mới lên đường, gồm có đàn bà, trẻ con, các đoàn súc vật, xe chở đồ đạc dụng cụ.

Cuối cùng là quân đoạn hậu, giúp đỡ những người dân rớt lại sau, bắt các con thú lạc bầy và đề phòng quân địch xuất hiện phía hậu.

Thình lình quân trinh sát ở các nơi phi ngựa về báo cáo: bọn Diệt Xích Ngột đông như kiến cỏ đang hướng về phía đoàn Mông Cổ di chuyển. Họ có bắt được một tên dọ thám… Thì ra Tạc Gô Đài quyết đánh úp đoàn trại của Thiết Mộc Chân. Hắn huy động nhiều bộ lạc lân cận, quân số độ 30.000 người.

Mười ba ngàn chống với ba mươi ngàn. Nhưng nhờ trận này Thiết Mộc Chân có đầy đủ kinh nghiệm để giao chiến với những lực lượng đông gấp bội. Suốt đời trận mạc của Thiết Mộc Chân trừ một vài trận, còn thì gần như lúc nào cũng phải đánh với kẻ địch có quân số năm, ba lần đông hơn. Lần này Tạc Gô Đài lại có nhiều lợi thế hơn, toàn là quân khinh kỵ, không vướng víu gì cả, còn bên Thiết Mộc Chân thì đàn bà, trẻ con, súc vật nặng nề, hỗn tạp vô cùng.

Trong phút tối nguy hiểm này, cách đối phó thông thường là đem tất cả xe sắp thành một vòng tròn làm vách thành bảo vệ người và súc vật. Các chiến sĩ tiến ra chận địch, nếu không thắng lợi thì rút vào bức thành xe giữ thế thủ. Đột nhiên Thiết Mộc Chân bỏ chiến thuật quen thuộc ấy, cho dàn trận theo một lối mới kỳ lạ. Giao cho phụ nữ và trẻ con sử dụng cung tên thủ thành, còn 13 Thiên Phu thì nối nhau giăng thành một hàng, từ bức thành xe đến một cánh rừng rậm, ngựa không thể xông vào được. Mỗi Thiên Phu dàn thành 10 hàng, mỗi hàng 100 chiến sĩ. Kỵ binh áo giáp sắt và ngựa có bọc áo da đều sắp ở mặt tiền và mặt hông.

Quân Diệt Xích Ngột giăng chữ nhất, năm hàng tiến tới. Hàng đầu của họ cũng toàn là quân giáp sắt. Thình lình họ dừng lại để cho quân khinh kỵ ở phía sau lướt ra trước phóng lao và tưới một trận mưa tên vào quân Mông Cổ. Các Thiên Phu của Thiết Mộc Chân giữ vững vị trí của mình và đáp lễ y như vậy, nhưng nhờ đứng yên một chỗ họ nhằm trúng đích hơn, quân địch rớt lả tả xuống ngựa. Thấy bất lợi, bọn khinh kỵ của địch toan quay về vị trí, nhường cho bọn thiết kỵ ở phía sau thúc ngựa phóng nước đại toan lao tới phá vỡ hàng giáp binh Mông Cổ. Nhưng ngay lúc bọn khinh kỵ vừa xoay lưng, Thiết Mộc Chân liền phóng tất cả 13 Thiên Phu ồ ạt phản công (đúng lúc hai hàng kỵ binh địch vừa giao nhau ngược chiều). Đạo quân 10 hàng của Mông Cổ phá vỡ ngay mặt trận mỏng manh của Diệt Xích Ngột, chẻ chúng ra làm 13 nhóm, mỗi Thiên Phu Mông Cổ bao vây một nhóm, dốc toàn lực ra sát phạt. Một cánh quân kỵ địch thoát vòng vây phóng lại tấn công bức thành xe hy vọng đoạt lấy của cải chất trong đó để vớt vát một phần nào những tổn thất về sinh mạng. Nhưng chúng dội lại trước trận mưa tên của nhóm phụ nữ và trẻ con; chưa biết tiến thoái ngã nào thì phía sau lưng một Thiên Phu Mông Cổ quay lại đánh tập hậu. Bọn chiến sĩ của các bộ lạc theo Tạc Gô Đài thấy hết hy vọng kiếm chác chút ít chiến lợi phẩm, liền nối nhau chạy dài… Lúc mặt trời vừa khuất sau rặng núi, trận chiến mới kết thúc. Quân Mông Cổ đại thắng: hơn 6 ngàn quân Diệt Xích Ngột bị giết, 70 viên tướng bị bắt sống, trong đó có Tạc Gô Đài.

Quân Mông Cổ cũng bị thiệt hại khá nặng nề. Thiết Mộc Chân bị một mũi tên ghim xéo trên cổ, nhờ Gia Luật Mễ liều mình chống đỡ đem chàng ra sau trận tuyến. Khi tỉnh dậy, Thiết Mộc Chân ra lệnh giết tất cả 70 tù binh, trước nhất là Tạc Gô Đài.

Lệnh đó trái với tục lệ Mông Cổ xưa nay, chỉ bắt tù binh làm nô lệ hoặc cho chuộc thật mắc. Nhưng lúc đó Thiết Mộc Chân tự cho mình là một Khả hãn hợp pháp dòng Dã Tốc Cai chính thống, còn bọn kia là bọn phiến loạn.

Sau trận này, đoàn trại Mông Cổ kéo đến đóng tại mục trường phía hạ lưu sông Onon.

Các nhà chép sử Ba Tư ghi rằng: “Bảy chục viên tướng Diệt Xích Ngột đều bị quăng sống vào vạc nước sôi”. Còn theo sử của Nga thì Thiết Mộc Chân cho giát bạc cái sọ của Tạc Gô Đài và dùng làm bình đựng rượu, về sau người ta gọi cái bình ấy là “Cơn phẫn nộ của Thành Cát Tư Hãn”. Nhưng không thấy sử của Trung Hoa và Mông Cổ nói đến việc ấy. Dù sao, một việc làm tàn bạo và vô ý nghĩa như thế rõ là trái với bản tính của Thiết Mộc Chân. Chàng có thể lạnh lùng khi ra lệnh biến một đô thị thành đống tro tàn nếu nơi đó kháng cự lại, biến một tỉnh phì nhiêu thành sa mạc hoang vu vì sợ dân ở đó trỗi dậy. Tất cả sự bạo tàn ấy đều có mục đích rõ rệt: lợi ích quân sự, hoặc báo thù hoặc khủng bố. Sinh mạng con người đối với chàng không có nghĩa gì cả, như chàng thường nói: “Ta vì mưu đồ việc lớn sá gì lũ dân đen” nên lúc cần thì giết phăng hết như người ta giết chuột. Nhưng chàng không có hành động bạo tàn để tiêu khiển, hoặc để thỏa mãn bản chất tàn bạo như nhiều nhà vua trong lịch sử. Mà lắm khi lại tỏ ra rất rộng rãi, bao dung, tha thứ cả kẻ thù riêng của mình nữa.

Trên đường về sông Onon, thình lình có một kỵ binh đón đường xin gặp mặt Thiết Mộc Chân. Hắn quỳ xuống thưa:

– Tôi tên là Diệt Ga Đài ở bộ lạc Ích Xu. Chính tôi đã bắn phát tên làm cho Ngài bị thương trên cổ. Ngài giết tôi chỉ làm bẩn đất mà thôi có lợi gì? Mong Ngài ra ơn thu dụng tôi, tôi nguyện sẽ tận tâm báo đáp, thác đang chảy tôi có thể làm cho dừng lại, núi cản đường Ngài tôi sẽ đập nát ra thành cát bụi.

Bọn vệ sĩ của Thiết Mộc Chân đã hầm hầm tuốt gươm ra chờ một hiệu lệnh là chém phăng tên tiểu tốt. Nhưng Thiết Mộc Chân không hề động tay, chăm chú nhìn tên kỵ binh đang quỳ trên cát, ra chiều nghĩ ngợi. Chàng nói:

– Muốn giết một kẻ địch bao giờ người ta cũng giấu kín ý định. Ngươi đã khai hết sự thật cho ta rõ, vậy ngươi là chiến hữu của ta từ giờ này. Để kỷ niệm thành tích của ngươi, từ nay ta gọi ngươi là Triết Biệt (Djébé: Mũi tên).

Nói xong Thiết Mộc Chân cho hắn đứng dậy, bảo hắn gọi về chín người nữa, lập thành một Thập Phu để hắn chỉ huy.

Đó là một nét đặc biệt trong cá tính của Thiết Mộc Chân, suốt đời không thay đổi. Chàng rất chuộng tính ngay thật, lòng can đảm và lòng trung tín, cho dẫu người đó là kẻ thù. Mỗi lần thu dụng một người như thế chàng tin rằng họ sẽ rất đắc lực vì muốn chuộc lại lỗi lầm trước kia. Và Thiết Mộc Chân không bao giờ lầm lẫn trong việc chọn người trung kiên. Như tên Triết Biệt này về sau trở thành Thân Vương Triết Biệt, là viên Thượng Tướng đã xua quân đoàn tiên phong vào đất Trung Quốc, chinh phục Tây Liêu, vượt núi Pamir và cùng với Tốc Bất Đài chiếm Ba Tư rồi vượt núi Caucase đánh tan rã quân Nga.

Ít lâu sau Thiết Mộc Chân di chuyển đoàn trại về vùng đất cũ. Tiếng đồn loan ra khắp nơi. “Thiết Mộc Chân là người kế vị chánh thức của bộ tộc Bọt Di Dinh: ai bất tuân là kẻ phản loạn, sẽ bị trừng phạt; ai biết tuân lệnh và muốn được che chở hãy đến tỏ lòng trung với chúa”.

Những bộ lạc bỏ ra đi hồi Dã Tốc Cai chết đều lần lượt trở về quy phục, cả những tộc họ trong bộ lạc Diệt Xích Ngột trốn tránh tản lạc cũng lũ lượt kéo về sông Onon. Thiết Mộc Chân thân mật tiếp đón tất cả mọi người; lại có lão Muôn Lịch nữa! Lão trở về với vẻ bẽn lẽn xấu hổ. Thiết Mộc Chân không mở một lời phiền trách, lại còn cho ông ta dự vào hàng quý tộc. Tự biết mình lầm lỗi, Muôn Lịch hết sức cố gắng hoạt động để gây lại thiện cảm và sự tín nhiệm của Thiết Mộc Chân. Ông ta đi tiếp xúc từng bộ lạc, từng gia đình, giải thích cho mọi người hiểu rằng: Đã đến lúc phải bầu một Khả hãn Mông Cổ.

Tất cả đều tán thành nhiệt liệt. Con của Muôn Lịch là Cốc Chu, một tay pháp sư trẻ tuổi đầy uy tín, tuyên bố rằng “Ý của Trời Xanh muốn chọn Thiết Mộc Chân làm Khả hãn. Chúng ta không nên làm trái ý Trời”.

Hội đồng quý tộc liền nhóm họp; Muôn Lịch đề nghị bầu Thiết Mộc Chân. Chàng khiêm tốn giới thiệu lần lượt bốn nhà quý tộc cao niên hơn. Họ đều từ chối và đồng thanh nói:

– Chúng tôi chỉ muốn ông lên làm Khả Hãn. Nếu ông sẵn sàng nhận thì chúng tôi cũng sẵn sàng xung phong giết giặc. Bắt được gái đẹp và chiến lợi phẩm quý giá chúng tôi sẽ dâng hết cho ông. Nếu mở cuộc săn, chúng tôi cũng sẽ đi trước, hạ được thú chúng tôi xin dâng tất cả cho ông. Còn ra trận nếu chúng tôi không tuân lệnh, cũng như trong đoàn trại mà chúng tôi làm điều gì tổn hại đến uy tín của ông, xin ông cứ bắt vợ con chúng tôi, tịch thu hết gia súc rồi đuổi chúng tôi ra sa mạc.

Thiết Mộc Chân đáp lời

– Tất cả các vị có mặt trong buổi hội này đều quyết định đoàn tụ trong lãnh thổ Mông Cổ và bầu tôi làm Khả hãn. Tôi cũng xin nguyện, nếu Trời Xanh phù trợ tôi thì các vị là những người đầu tiên có công phục quốc, các vị chắc chắn sẽ hưởng được nhiều vinh quang hơn hết.

Sau cuộc bầu cử, một tiệc liên hoan bày ra thật long trọng. Mọi người đều được uống Koumiss (sữa chua) và Karakoumiss (rượu sữa) thỏa thích.

Thật ra buổi tiệc ấy không những để mừng vị Khả hãn 28 tuổi mà còn mừng cho cuộc hôn nhân của Muôn Lịch và bà U Luân, mẹ của Thiết Mộc Chân. Đây là một trường hợp đặc biệt vì theo tục Mông Cổ đàn bà góa chồng không được tái giá; họ tin rằng sau khi chết người góa phụ sẽ gặp lại chồng cũ. Con trai có thể kết hôn với vợ nhỏ của cha mình, trừ mẹ ruột. Muôn Lịch lấy bà U Luân trước là để tỏ lòng trung với chúa cũ, sau nữa là không phụ lòng chúa đã gửi gắm người vợ lại cho mình.

Bình luận