Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Chương 14

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Dân Liêu vốn là dân Khiết-đan, xưa kia họp thành bộ lạc ở khoảng giữa phía Tây Nam Mãn-châu và phía Đông Nhiệt-hà ngày nay. Đời Ngũ-đại nhờ giúp cho tướng Thạch-Kỉnh-Đường cướp ngôi vua lập nhà Hậu-Tấn, được Thạch nhường Bắc bộ tỉnh Hà-bắc, Sơn-tây để trả ơn, mới mở rộng bờ cõi thành một nước mạnh, đặt quốc hiệu là Liêu. Đến đời Tống thì bị quân Kim chiếm trọn vẹn lãnh thổ và đoạt quyền đô hộ các tỉnh miền Bắc Trung-quốc (1125). Một người trong tộc là Gia-Luật-Đại-Thạch dẫn một số dân Khiết-đan chạy lên Tây Bắc, chinh phục được 18 bộ lạc, dựng lên thành Imil làm phủ thủ. Ít lâu sau, nước Karakhamide ở mé Tây Nam bị dân Thổ uy hiếp, gọi Đại-Thạch đem binh đến giúp. Sẵn dịp đó Đại-Thạch chiếm luôn xứ này và tất cả những xứ nhỏ ở chung quanh lập thành một đế quốc khá rộng lớn (gồm miền Đông Tân-cương ngày nay) gọi là đế quốc Tây Liêu, Đại-thạch xưng là đại đế (Gour-Khan).

Truyền xuống đời cháu nội (Tche-Lou-Kou, 1178-1121) thì đế quốc suy yếu. Vị hoàng đế nầy nhu nhược tối tăm, chỉ lo săn bắn và miệt mài trong những cuộc hoan lạc; các xứ phiên thuộc thấy thế mới tách ra qui phụ các nước khác, như Thổ-phồn năm 1209, đến xin thần thuộc Mông-cổ.

Gút-Sơ-Lúc – vương tử Nãi-man – sau khi bị Mông-cổ đánh bại bôn đào qua Tây-liêu, cưới cháu gái của hoàng đế, rồi nhờ sự giúp đỡ của nhà vua qui tụ được tất cả tàn quân Nãi-man; Miệt-nhi, lập thành một lực lượng riêng. Vốn có tham vọng lớn, Gút-Sơ-Lúc thông đồng với vua xứ Kharesm, một mặt bên ngoài đánh vào, một mặt bên trong ứng lên đoạt ngôi vua rồi chia hai xứ Tây-liêu.

Khởi đầu quân Tây-liêu thắng thế, nhưng dân ở kinh thành Balassaghoun vốn là dân Thổ bị Tây-liêu đô hộ, lợi dụng cơ hội nổi lên chiếm thành chống lại quân Tây-liêu. Trong cơn hỗn loạn, hoàng đế bị Gút-Sơ-Lúc bắt rồi trả ngôi lại, nhưng chỉ là hư vị, quyền hành bấy giờ ở trong tay người cháu rể. Sau khi hoàng đế băng hà, Gút-Sơ-Lúc mới đoạt hẳn ngôi báu, thi hành một chánh sách khắc nghiệt, tàn bạo. Vợ của ông là dân Cảnh giáo, chiều ý vợ ông ta cũng theo Cảnh giáo, rồi trở lại ngược đãi dân Hồi giáo thuộc thành phần đa số trong dân chúng. Ông ra lịnh đóng cửa tất cả đền thờ Hồi giáo, tịch thu tài sản, tổ chức những đội quân trú phòng quá đông đảo rồi bắt dân chúng phải đài thọ hết tổn phí…

Bộ Tổng tham mưu Mông-cổ biết rất rõ nội tình của Tây-liêu như nói trên. Thành-Cát-Tư-Hãn dựa vào nỗi bất bình của dân chúng liền sai Triết-Biệt thống lĩnh 2 vạn kỵ binh qua xâm chiếm. Thường lệ thì ông để cho viên chủ tướng trọn quyền chỉ đạo cuộc chiến tranh, nhưng lần nầy lại cho một khẩu lệnh vắn tắt: “Vượt qua biên giới rồi phải cho mở cửa tất cả đền thờ Hồi giáo và tuyên bố binh Mông-cổ đến là để giải phóng dân chúng, diệt trừ tên Gút-Sơ-Lúc tàn bạo.”.

Nhận thức rõ rệt tầm quan trọng và sức mạnh của cuồng tín, đại hãn đã lợi dụng sức mạnh đó để tiết kiệm xương máu quân đội. Lệnh mở cửa các đền thờ của Triết-Biệt có cái mãnh lực như sấm sét. Toàn thể dân chúng đều mừng rỡ cho rằng quân Mông-cổ là đạo quân bảo vệ tự do tín ngưỡng. Cho nên kị binh Mông-cổ chỉ cần kéo đến trước cửa thành thì tức khắc dân chúng trong thành rùng rùng nổi loạn, binh trú phòng phải bỏ trốn nếu không sẽ bị tàn sát tất cả. Cửa thành đều mở rộng, dân Hồi giáo kéo ra đón binh Mông-cổ như những ân nhân giải phóng cho mình. Vào thành Triết-Biệt giữ đúng lời hứa cấm ngặt quân sĩ không được động đến tơ hào của dân. Chẳng bao lâu tất cả miền Đông của đế quốc Tây-liêu lọt vào tay quân Mông-cổ; những đô thị quan trọng như Khami, Khotan, Kashgar đều bị chiếm đóng. Đòn chánh trị của Thành-Cát-Tư-Hãn làm cho uy quyền của Gút-Sơ-Lúc sụp đổ, tuy vậy ông ta vẫn cố gắng dàn ra một trận cuối cùng, quyết một mất một còn với quân địch. Nhưng quân Tây-liêu đã mất hết tinh thần, những cánh quân Hồi giáo đều bỏ khí giới đầu hàng. Sau cùng, Gút-Sơ-Lúc thảm bại, phải trốn trong vùng núi Pamic. Kỵ binh của Triết-Biệt truy nã ông ta khắp “nóc nhà của thế giới”. Cho tới lúc bọn lính cận vệ cũng bỏ rơi luôn, Gút-Sơ-Lúc bèn cùng với một ít người trung tín rút vào những hang núi hoang vắng gần biên giới Badachan.

Vị hoàng đế vong quốc không đáng cho một tên lính Mông-cổ đổ mồ hôi nữa. Triết-Biệt rút quân về thành để cho dân chúng tự động đi lùng kiếm ở khắp thâm sơn cùng cốc, sau cùng họ bắt được bạo vương đem về nạp để lãnh một giải thưởng lớn. Trong lúc đó binh Mông-cổ đoạt tất cả những bầy ngựa quí, một loại ngựa mõm trắng mà bọn thương nhân Trung-quốc thường phải qua tận thung lũng Đại-uyển (Fergana) mua về.

Triết-Biệt liền gởi thủ cấp của quốc vương cùng với 1000 con tuấn mã về dâng đại hãn. Chúa Mông-cổ hết sức hài lòng nhưng không quên cảnh giác viên chủ tướng: “Đừng nên kiêu hãnh thái quá! Ngươi nên nhớ những kẻ thất bại đều do lòng kiêu hãnh mà ra như Tô-Ha-Rin, Bai-Bu-Ka, hoàng đế Kim…”.

Bây giờ uy vũ của Thành-Cát-Tư-Hãn đã lên đến chỗ tuyệt đỉnh. Từ miền núi chọc trời (Pamir) cho tới đại dương, lệnh của ông truyền ra đều được tuân theo răm rắp.

Trong lúc đó ở phương Đông Mộc-Hoa-Lê vẫn kiên trì áp đảo dân Kim, kỳ chừng họ chịu khuất phục hẳn mới thôi. Truật-Xích cũng hoàn thành được nhiệm vụ của mình: vương tử phát động một cuộc báo thù nguội, thả quân đi lùng khắp rừng sâu núi thẳm tiêu diệt lần lượt từng bộ lạc Miệt-nhi còn trốn lẩn khuất. Trong cuộc tảo thanh, quân Mông-cổ bắt được một vương tử Miệt-nhi con của Tút-Sa-Bét – là một tay xạ tiễn đại tài. Truật-Xích không nhận thưởng để xin phụ vương tha mạng cho người tù binh đặc biệt ấy. Nhưng Thành-Cát-Tư-Hãn không chấp nhận; vốn có kinh nghiệm bản thân, ông cho rằng sự khoan hồng đối với một kẻ cựu thù chỉ tạo ra những cuộc chiến tranh mới. Dân Miệt-nhi là thứ bỉ ổi nhứt trong các giống dân tộc. Thằng con của Tút-Sa bây giờ là một con kiến nhưng với thời gian sẽ trở thành một con rắn độc, một địch thủ lợi hại của đế quốc Mông-cổ. Đã tiêu diệt biết bao là vua chúa và quân đội, thêm một người nữa có nghĩa gì?

Truật-Xích hết sức buồn bực nhưng rất sợ cơn thịnh nộ của phụ vương nên không dám thốt một lời nào nữa. Vương tử Miệt-nhi liền bị lôi ra pháp trường chặt đầu.

Sau đó Truật-Xích tiến sâu vào miền Khâm-sát, trút hết nỗi hằn học của mình vào hai bộ lạc Kirghise và Toumate là hai bộ lạc không chịu làm bổn phận phiên thần.

Đế quốc Tây-liêu sụp đổ cùng với sự xuất hiện của đạo binh lạ ở phía Tây sông Irtysh là một biến cố lớn làm cho các xứ Trung-á hết sức quan tâm. Cho tới lúc đó đám cầm quyền chỉ biết lờ mờ về Thành-Cát-Tư-Hãn qua lời tường thuật của bọn thương nhân Hồi giáo. Theo dân Hồi giáo thì ông là một nhà vua chuộng trật tự, ưu đãi thương nhân, thường giúp cho họ phát đạt thêm. Họ cho biết tin đại hãn đã chiếm nước Kim, một nước thật xa xôi ở phương Đông…

Lúc đó thế giới Hồi giáo đang ở dưới thế lực của một nhà đại chinh phục là Ala-Ed-Din Mohammed, quốc vương xứ Kharesm. Tổ phụ của Mohammed vốn là một tên nô lệ Thổ, được quốc vương xứ Seljuk phong cho làm phó vương một tỉnh ở hạ lưu song Amou Daria. Đến đời Mohammed thì ông thừa hưởng của thân phụ một lãnh địa độc lập từ bờ Caspienne cho tới miền Boukhara, và từ biển Aral cho tới miền cao nguyên Ba-tư. Ông cử binh đi chinh phục liên miên nới rộng bờ cõi ra khắp bốn phía: vượt qua sông Syr Daria, lên mạn Bắc chiếm một phần miền thảo nguyên Kurghise, phía Đông chiếm lãnh thổ Transoxianne bao gồm vùng Samarkande và đồng Đại-uyển (Fergana), phía Nam thì khuất phục tất cả những bộ lạc sơn cước ở A-phú hãn và bành trướng thế lực qua phía Tây thuộc đất Irak persan (persian?). Ông được suy tôn là “Cái bóng của Allah trên mặt đất”, là Alexandre thứ nhì, là Đại đế, là tay Bách chiến bách thắng.

Nuôi cái mộng cai trị trọn vẹn thế giới Hồi giáo, nên Mohammed xin giáo chủ ở Bagdad nhìn nhận ông là quốc vương, đặt dưới sự che chở của giáo chủ.

Vị giáo chủ ở Bagdad, tuy phần đời thế lực chỉ trong phạm vi miền Mésopotamie, nhưng ở phần đạo, ông là người lãnh đạo tối cao tất cả dân Hồi giáo, có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở những nơi nào mà dân chúng sống theo “luật của đấng Tiên tri”.

Giáo chủ Nasir từ chối việc nhìn nhận Mohammed, cấm tín đồ không được nhắc tên của ông trong các buổi lễ công cộng, lại giúp cho các hoàng thân Hồi giáo còn độc lập liên kết lại chống ông. Bức thư từ chối của giáo chủ đến tay ông trong lúc ông đang chinh phạt xứ A-phú-hãn. Biết rõ âm mưu của giáo chủ, ông liền triệu tập một hội nghị Hồi giáo truất phế Nasir và cử lên một giáo chủ khác chống lại. Bây giờ có danh nghĩa, lật đổ Nasir không còn sợ phạm đến uy quyền thiêng liêng của giáo hội nữa.

Ngay lúc đang chuẩn bị cuộc chiến tranh nói trên thì Mohammed được tin cấp báo về vị hoàng đế ở phương Đông bên kia xứ Tây-liêu. Ông hoàn toàn không hiểu biết gì hết về xứ Mông-cổ, chỉ nghe nói có những cuộc chinh phạt lớn lao, cuộc chiến tranh ở cái nước Kim xa xôi nào đó, có kị binh Mông-cổ xuất hiện ở miền Kirghise. Thấy phòng xa là tốt ông liền đình chỉ việc đánh Bagdad, lo tăng cường phòng thủ những thành ở miền Bắc và miền Đông, đồng thời gởi một sứ đoàn qua Mông-cổ…

Thành-Cát-Tư-Hãn trái lại biết rõ thế giới Hồi giáo. Từ lâu rồi hàng ngàn vật dụng đủ loại thuộc sản phẩm của xứ Hồi đã được thông dụng ở xứ du mục: áo giáp sắt bắn không thủng, mũ chiến, mộc bằng thép, mã tấu sắc bén nổi tiếng… và cả những đồ trang sức lộng lẫy của phụ nữ, bình pha lê, thảm đủ màu sặc sỡ mịn như bông, hàng lụa tuyệt đẹp v.v…

Đại hãn nhờ đoàn sứ giả chuyển về quốc vương của họ một đề nghị: “Ta biết rõ quốc vương của các ngươi đang cai trị một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh. Ngài là hoàng đế ở Tây-phương cũng như ta là hoàng đế ở Đông-phương, hai bên cần phải giao hảo với nhau. Ranh giới của hai đế quốc đụng nhau ở Khâm-sát nên ta đề nghị để cho bọn thương nhân của hai nước được qua lại tự do”. Thành-Cát-Tư-Hãn cũng gởi một sứ đoàn mang theo nhiều tặng phẩm qua đáp lễ quốc vương: bạc thoi, ngọc quí, vải dệt lông lạc đà, da quí… Và để làm hài lòng quốc vương ông chọn toàn là người Hồi, người Thổ-phồn và một số thương nhân ở Tân-cương, không có người Mông-cổ trong đó. Viên trưởng đoàn là nhà buôn Mahmoud Ieldalch.

Sứ đoàn Mông-cổ được quốc vương tiếp rước quá sức trọng thể khiến cho cả triều đình Kharesm vốn rất kiêu hãnh đều lấy làm ngạc nhiên. Rồi tới những câu hỏi: Quốc vương muốn biết đại hãn cai trị được nhiều dân tộc không; có thực đã chiếm được đế quốc Kim không; và sau cùng là câu hỏi có ẩn ý tìm hiểu coi đại hãn có mưu toan gì đối với Kharesm không. Quốc vương lại có ý cảnh cáo viên trưởng đoàn: “Ngươi là tín đồ Hồi giáo và gốc ở Kharesm, ngươi nên cho ta biết đúng sự thật, không nên giấu giếm điều gì. Ngươi hẳn đã biết sức hùng mạnh và sức rộng lớn của đế quốc ta. Quân đội của đại hãn có được như quân đội của ta không?”

Những lời nói trên rõ ràng có hàm ý đe dọa! Quốc vương có ý nhắc cho Mahmoud Ieldalch nhớ rằng ông ta là dân Kharesm, như thế quốc vương nghiễm nhiên là chúa của ông ta. Thế nầy thì lời đối đáp phải thật khéo léo không thể làm cho quốc vương nổi cơn lôi đình được. Mà đã là giáo đồ thì khi trở về tường trình với đại hãn cũng không thể tâu dối… Mahmoud nhớ tới bầy tuấn mã nai nịt yên cương cực kỳ sang trọng của quân Hồi với bầy chiến mã của Mông-cổ có vẻ gầy gò, xấu xí nhưng trang bị toàn những thứ cần thiết cho trận mạc… Ông ta đáp:

– Quân đội Mông-cổ làm sao có thể sánh được quân đội của một bậc chúa tể thế giới như ngài! Vẻ rực rỡ của hai bên khác nhau như ngọn đèn dầu leo lét bên cạnh vầng thái dương chiếu sáng cả thế gian. Họ như mặt một con quái vật cạnh dung mạo của một vương gia Thổ-nhĩ-kỳ. Và binh tướng của ngài quả đông gấp vạn lần quân Mông-cổ.

Nghe xong, Mohammed hớn hở mặt rồng. Thế là việc giao thương được cam kết theo đúng lập trường của hai nước. Bây giờ quốc vương mới yên tâm hội binh lại trẩy về phía Tây để thanh toán giáo chủ Nasir.

Tin Mohammed sắp tấn công báo về Bagdad cùng lúc với tin một đế quốc mới dựng lên ở phía đông A-phú-hãn. Giáo chủ liền cho dọ hỏi giới Cảnh giáo – vì bấy giờ tôn giáo nầy rất thịnh ở Á-đông – mới biết rằng “vị hoàng đế ở Đông-phương là một tín đồ Thiên-chúa giáo và là kẻ thù địch của Mohammed”.

Tin nầy sai lạc hoàn toàn do một sự ngộ nhận buồn cười.

Lúc Gia-Luật-Đại-Thạch gây dựng đế quốc, thế lực của ông lan rộng từ Ai-cập đến Pamir. Lúc ấy Thập tự quân đang đánh với quân Damas, nghe nói nhận định rằng gây hấn với Hồi giáo chắc phải là một vị hoàng đế Thiên-Chúa giáo. Việc ấy rất ăn khớp với tin ở phương Đông có một xứ lạ là xứ Ấn-độ; thế là theo tưởng tượng, người ta gán cho Gia-Luật-Đại-Thạch là “hoàng đế Ấn-độ theo Thiên-Chúa giáo” rồi đặt cho cái tên thánh “giáo sĩ Jean”.

Rồi thấy quân Seljoucide đã chiến thắng kị binh tinh nhuệ nhất của Thiên-Chúa giáo mà trở lại bị “đạo quân của Đông-phương” kia tiêu diệt, người ta lại đồn ầm lên quân ấy là quân của giáo sĩ Jean, một nhà vua mạnh vô song, có người còn gọi là Đại đế!

Chuyện trên được truyền tụng có gần một thế kỷ rồi.

Bây giờ đế quốc Seljoucide đã sụp đổ, Mohammed dựng lên đế quốc Kharesm, cử binh đánh với Tây-liêu. Lúc Gút-Sơ-Lúc vô Cảnh giáo, ngược đãi giáo đồ đạo Hồi, người ta càng tin chắc rằng cái đế quốc hùng mạnh ở Đông-phương là đế quốc theo Thiên-Chúa giáo, và hoàng đế của họ chính là con cháu của giáo sĩ Jean.

Vì hiểu lầm như thế, nên giáo chủ đạo Hồi – trong thế nguy – đành phải cầu cứu với Cảnh giáo chủ ở Bagdad.

Qua nhiều thế kỷ sống chung ở Bagdad, những mối mâu thuẫn, xung đột của hai khối tín đồ đã được san bằng, hai vị lãnh đạo tôn giáo trước sau vẫn thông cảm cho nhau. Cho nên hai nhà lãnh đạo liền cùng thảo chung một bức thơ gởi cho “hoàng đế Đông-phương” yêu cầu “hễ quốc vương Mohammed tấn công Bagdad. Hoàng đế hãy xua quân đánh Kharesm; chắc chắn sẽ đại thắng và thu hoạch được nhiều chiến lợi phẩm…”.

Nhưng có một vấn đề khó khăn đặt ra: làm thế nào để gởi bức thơ tới hoàng đế? Chỉ có một đường độc đạo qua phương Đông mà phải đi ngang lãnh thổ Kharesm, nếu sứ giả bị bắt, mật thư sẽ lọt vào tay quốc vương Mohammed. Sau cùng họ phải cạo tóc sứ giả, xăm ủy nhiệm thư bằng chữ xanh lên da đầu của hắn, rồi bắt hắn học thuộc lòng mật thư và chờ đến lúc tóc mọc lại như cũ hắn mới được khởi hành.

Nhưng sứ giả chưa đi tới thành Boukhara (ở Kharesm) thì cuộc diện đã thay đổi: Mohammed đã trẩy quân đi đánh Bagdad, Triết-Biệt đã đuổi “hoàng đế phương Đông” tức Gút-Sơ-Lúc chạy vào vùng núi Pamir.

Ở Samarkande viên sứ giả được các đoàn buôn từ Khâm sát xuống cho biết hoàng đế phương Đông là đại hãn Mông-cổ…

Ít hôm sau, bọn mã khoái từ Khâm-sát về cấp báo với Thành-Cát-Tư-Hãn: “Ở miền Kirghise có một người quần áo tả tơi tự xưng là sứ giả của giáo chủ ở Bagdad muốn xin bệ kiến đại hãn”.

Đại hãn đã có nghe bọn thương nhân Hồi giáo nói về thành Bagdad, một kinh thành đầy những kỳ quan ở nơi nào đó về phương Tây, ít có ai đi tới nơi vì chỗ ấy là chỗ tận cùng của thế giới. Đó là nơi Hồi giáo chủ đang ngự trị. Ngài là hậu duệ của Đấng tiên tri và là người lãnh đạo tối cao của tín đồ đạo Hồi”.

Mã khoái được lịnh phải hỏa tốc đưa viên sứ giả tới viên môn ở bên sông Onon.

Nhờ việc nầy mà lần đầu tiên mắt của Thành-Cát-Tư-Hãn mở rộng ra khỏi Trung-á. Ông mới biết Mohammed không phải là chúa tể ở phương Tây. Bên kia đế quốc của ông ta còn nhiều nước khác theo Thiên-Chúa giáo… thế giới chưa tận cùng.

Như thế ở phương Tây thế giới còn bao la vô tận và đâu cũng vậy, cũng xẩy ra những cảnh tượng vua chúa gây hấn đánh nhau, chưa đâu có một vị chúa tể làm bá chủ thiên hạ.

Riêng việc xung đột giữa Hồi giáo chủ và Mohammed, đại hãn không muốn nhúng tay vào. Theo mật thư ông cũng thấy Mohammed là một nhà vua bất công và tàn bạo, cho cướp bóc, đốt phá tài sản của tín đồ bất kể là tín đồ Hồi giáo hay Thiên-Chúa giáo. Nhưng việc giao thương với xứ Kharesm quả có lợi lớn lao, lâu nay các thương đoàn đi về rầm rập, đời sống của dân chúng có vẻ thịnh vượng hơn. Còn đối với hai vị giáo chủ thì ông chưa có chút thiện cảm nào. Tại sao có việc quái lạ như thế, hai nhà lãnh đạo tôn giáo lại gởi sứ giả tới xúi ông gây chiến với một nhà vua? Kẻ tu hành thì phải lo cầu nguyện chớ sao lại lo gây giặc với vua chúa? Và nếu Trời không giúp cho Mohammed thì sao lại phải giúp cho kẻ địch của ông ta?…

Thế rồi viên sứ giả nhận được phúc đáp giống y như sứ giả Tống trước kia: “Ta không muốn gây chiến với họ”.

Về sau khi tất cả những nước ở Trung-á bị Thành-Cát-Tư-Hãn dày xéo và dân Hồi giáo thấy được họa diệt vong, không ai quên được chuyện nói trên. Các sử gia Ả-rập nhận xét như sau: “Nếu những điều người Ba-tư nói là đúng sự thật và giáo chủ Nasir quả có kêu gọi quân Mông-cổ đến xứ nầy thì đó là một tội ác tày trời không có tội nào lớn hơn nữa!”.

Tuy nhiên cũng nhờ lần tiếp xúc ấy mà giáo khu của đạo Hồi – thành Bagdad – còn giữ được nền tự trị luôn 40 năm nữa. Qua lời tường thuật của sứ giả, người Mông-cổ cũng ngán thế lực của giáo chủ, cho nên bọn tướng lãnh của Thành-Cát-Tư-Hãn khi chinh phục được Trung-á rồi liền xoay lên hướng Bắc chiếm miền thảo nguyên của Nga. Cho đến khi Nga, Ba-lan, Hung-gia-lợi đều bị đè bẹp và các nước ở Tiểu-á bị thôn tính, Hồ-Lô-Hổ, cháu nội của Thành-Cát-Tư-Hãn, mới xua quân chiếm Bagdad (1258).

Cuộc trẩy quân tới Bagdad để lật đổ giáo chủ, ban đầu có vẻ thuận lợi. Dọc đường Mohammed diệt được những lực lượng của đám tiểu vương còn hùng cứ đây đó, và đi sâu vào miền Tây xứ Ba-tư. Chỉ còn phải vượt qua một vùng núi ngăn cách đồng Mésopotamie thì bất ngờ quân Kharesm gặp phải một mùa đông lạnh khốc liệt chưa từng thấy. Băng tuyết bao trùm hết núi non không thể nào leo qua được mà họ lại không sẵn những phương tiện ngự hàn. Binh sĩ không chịu nổi sức giá buốt, súc vật đều chết đói. Lúc ấy đang ở nửa đường Hamadan – Bagdad, họ đành phải quay trở về. Việc thối binh nầy chỉ có tính cách tạm hoãn lại cuộc chinh phạt…

Bỗng có tin từ miền đông cấp báo về: Gút-Sơ-Lúc – chúa Tây-liêu đã bị Triết-Biệt hạ sát. Bây giờ đế quốc của Thành-Cát-Tư-Hãn đã tiếp giáp với đế quốc của quốc vương ở biên thùy phía Bắc và phía Đông. Mohammed liền đem hết lực lượng án ngữ dọc theo hai con sông Amou-Daria và Syr-Daira, nghĩ rằng phòng thủ như thế sẽ giữ vững được giang sơn.

Nhưng tới đây nhà chép sử Ba-tư đã luận như sau: “Khi ngôi sao chiếu mệnh đã mờ rồi thì đại họa sẽ tới. Có mưu sự bao nhiêu cũng chỉ gặp kết quả ngược lại mà thôi; và dù ai có tài trí phi thường, mưu cơ xuất chúng cũng không cứu nổi Mohammed nữa. Cơ đồ của ông sẽ tan đi như mây khói do Định mệnh khắt khe mở ra. Trước đây nếu thần Thành công đã phi ngựa trước mắt ông, nếu sao hạnh phúc đã chiếu tới ông, cho ông thực hiện được nhiều ước vọng dễ dàng thì nay chắc chắn những tai họa lớn lao nhất sẽ bao phủ lên cuộc đời của ông; cuộc thoái binh ra khỏi miền Tây Ba-tư là một khởi đầu…”

Mohammed vừa tới thành Samarkande thì có mã khoái từ Otrar – một tiền đồn quan trọng ở biên thùy phía Bắc – về báo tin:

– Quan thống đốc vừa mới bắt giam một thương đoàn vì có bọn thám tử Mông-cổ trà trộn trong số con buôn Hồi giáo.

Quốc vương liền hạ lịnh:

– Giết sạch chúng nó đi! (1218)

Nhà chép sử Ba-tư viết tiếp: “Ban lịnh trên chẳng khác gì quốc vương đem cái đầu của mình ra để đánh cuộc. Một giọt máu của người Mông-cổ đổ ra thì thần dân của ông phải trả lại bằng một sông máu; một cái đầu rụng xuống phải trả bằng mấy mươi vạn cái đầu khác và mỗi đồng tiền tịch thu của họ phải trả bằng mấy trăm tạ vàng”.

Viên thống đốc Inaltchik liền chiếu lệnh đoạt tất cả những bảo vật cùng hàng hóa của đoàn buôn rồi sai giết tất cả 150 người gồm có những thương nhân, những người theo phục dịch, những người dẫn đạo. Chỉ có một tên nô lệ trốn thoát được và tới báo cho một tiền đồn Mông-cổ hay. Tức tốc hắn được đưa về tận viên môn tường thuật mọi sự cho đại hãn rõ.

Thành-Cát-Tư-Hãn không tin rằng một vị quốc vương đã long trọng cam kết để cho thương nhân hai nước qua lại buôn bán tự do mà bây giờ lại đột nhiên phản bội trắng trợn như thế. Đây chắc là viên thống đốc tự động làm mà quốc vương không hay biết.

Ông liền gởi một sứ đoàn qua yết kiến quốc vương yêu cầu phải nạp kẻ sát nhân cho Mông-cổ.

Ala-Ed-Din-Mohammed, “bóng của Allah trên mặt địa cầu” khi nghe sứ giả yêu cầu như thế vẫn ngỡ rằng mình nghe nhầm! Thứ đồ cẩu tặc, thứ tù trưởng man rợ mà dám tới chốn cửu trùng nói chuyện luật lệ à? Chúng có biết ta là chúa tể Đại-hồi-quốc, là A-Lịch-Sơn thứ nhì không?

Và đây là cách trả lời.

Quốc vương hạ lệnh đem chém phăng viên trưởng đoàn, còn đám tùy tùng thì cắt trụi hết râu thả về Mông Cổ.

Đối với người Mông Cổ, bị cắt râu tóc là một điều nhục nhã cực điểm; tư cách sứ giả là một thứ thiêng liêng bất khả xâm phạm. Lại cắt râu sứ giả của đại hãn quả là một chuyện kinh trời động đất.

Lúc hay tin Thành Cát Tư Hãn khóc rống lên giữa quần thần:

– Trời sẽ thấu hiểu rằng ta không phải là người muốn gây ra thảm hoạ!

Ông gào to lên:

– Trời sẽ ban cho ta sức lực hùng hậu để ta báo thù phen này!

Tức thì bọn mã khoái “tên bay” phi như mắc cửi khắp bốn phương tám hướng loan truyền lịnh xuất chinh. Từ núi Altai đến biển Hoàng Hải, tất cả người Mông Cổ trong tuổi 17 đến 60 đều phải giã biệt đoàn trại cầm khí giới lên đường; tất cả quân kỵ Khâm sát, tất cả những quân đoàn Thổ phồn, Khiết đan, Tây liêu, và đại đoàn pháo binh Trung quốc… trùng trùng, điệp điệp kéo đi tập họp, tiếng binh mã chuyển động ầm ầm khắp nẻo núi sông.

Chỉ có vua Tây hạ từ chối không gởi binh đến. Nhà vua nói với sứ giả: “Tới bây giờ Thành Cát Tư Hãn cũng chưa chấm dứt việc đàn áp các dân tộc hay sao? Nếu quân đội của ông ta không đủ sức để làm chuyện ấy thì tốt hơn là đừng làm!”

Đã trốn tránh bổn phận của một phiên thần mà còn dở giọng khinh mạn như thế khiến Thành Cát Tư Hãn không dằn được nữa, quát ầm lên:

– Ta sẽ xua quân làm cỏ bọn Tây hạ!

Ông trợn tròn đôi mắt, khí giận xung thiên:

– Ta quyết san bằng xứ ấy và giết cho sạch bọn cẩu trệ đó!

Nhưng sực nhớ món nợ máu ở Kharesm cần phải thanh toán trước tất cả, đại hãn dịu giọng tiếp:

– Ta đã quyết định rồi thì không bỏ qua. Sau này sẽ hay…

Dân Liêu vốn là dân Khiết-đan, xưa kia họp thành bộ lạc ở khoảng giữa phía Tây Nam Mãn-châu và phía Đông Nhiệt-hà ngày nay. Đời Ngũ-đại nhờ giúp cho tướng Thạch-Kỉnh-Đường cướp ngôi vua lập nhà Hậu-Tấn, được Thạch nhường Bắc bộ tỉnh Hà-bắc, Sơn-tây để trả ơn, mới mở rộng bờ cõi thành một nước mạnh, đặt quốc hiệu là Liêu. Đến đời Tống thì bị quân Kim chiếm trọn vẹn lãnh thổ và đoạt quyền đô hộ các tỉnh miền Bắc Trung-quốc (1125). Một người trong tộc là Gia-Luật-Đại-Thạch dẫn một số dân Khiết-đan chạy lên Tây Bắc, chinh phục được 18 bộ lạc, dựng lên thành Imil làm phủ thủ. Ít lâu sau, nước Karakhamide ở mé Tây Nam bị dân Thổ uy hiếp, gọi Đại-Thạch đem binh đến giúp. Sẵn dịp đó Đại-Thạch chiếm luôn xứ này và tất cả những xứ nhỏ ở chung quanh lập thành một đế quốc khá rộng lớn (gồm miền Đông Tân-cương ngày nay) gọi là đế quốc Tây Liêu, Đại-thạch xưng là đại đế (Gour-Khan).

Truyền xuống đời cháu nội (Tche-Lou-Kou, 1178-1121) thì đế quốc suy yếu. Vị hoàng đế nầy nhu nhược tối tăm, chỉ lo săn bắn và miệt mài trong những cuộc hoan lạc; các xứ phiên thuộc thấy thế mới tách ra qui phụ các nước khác, như Thổ-phồn năm 1209, đến xin thần thuộc Mông-cổ.

Gút-Sơ-Lúc – vương tử Nãi-man – sau khi bị Mông-cổ đánh bại bôn đào qua Tây-liêu, cưới cháu gái của hoàng đế, rồi nhờ sự giúp đỡ của nhà vua qui tụ được tất cả tàn quân Nãi-man; Miệt-nhi, lập thành một lực lượng riêng. Vốn có tham vọng lớn, Gút-Sơ-Lúc thông đồng với vua xứ Kharesm, một mặt bên ngoài đánh vào, một mặt bên trong ứng lên đoạt ngôi vua rồi chia hai xứ Tây-liêu.

Khởi đầu quân Tây-liêu thắng thế, nhưng dân ở kinh thành Balassaghoun vốn là dân Thổ bị Tây-liêu đô hộ, lợi dụng cơ hội nổi lên chiếm thành chống lại quân Tây-liêu. Trong cơn hỗn loạn, hoàng đế bị Gút-Sơ-Lúc bắt rồi trả ngôi lại, nhưng chỉ là hư vị, quyền hành bấy giờ ở trong tay người cháu rể. Sau khi hoàng đế băng hà, Gút-Sơ-Lúc mới đoạt hẳn ngôi báu, thi hành một chánh sách khắc nghiệt, tàn bạo. Vợ của ông là dân Cảnh giáo, chiều ý vợ ông ta cũng theo Cảnh giáo, rồi trở lại ngược đãi dân Hồi giáo thuộc thành phần đa số trong dân chúng. Ông ra lịnh đóng cửa tất cả đền thờ Hồi giáo, tịch thu tài sản, tổ chức những đội quân trú phòng quá đông đảo rồi bắt dân chúng phải đài thọ hết tổn phí…

Bộ Tổng tham mưu Mông-cổ biết rất rõ nội tình của Tây-liêu như nói trên. Thành-Cát-Tư-Hãn dựa vào nỗi bất bình của dân chúng liền sai Triết-Biệt thống lĩnh 2 vạn kỵ binh qua xâm chiếm. Thường lệ thì ông để cho viên chủ tướng trọn quyền chỉ đạo cuộc chiến tranh, nhưng lần nầy lại cho một khẩu lệnh vắn tắt: “Vượt qua biên giới rồi phải cho mở cửa tất cả đền thờ Hồi giáo và tuyên bố binh Mông-cổ đến là để giải phóng dân chúng, diệt trừ tên Gút-Sơ-Lúc tàn bạo.”.

Nhận thức rõ rệt tầm quan trọng và sức mạnh của cuồng tín, đại hãn đã lợi dụng sức mạnh đó để tiết kiệm xương máu quân đội. Lệnh mở cửa các đền thờ của Triết-Biệt có cái mãnh lực như sấm sét. Toàn thể dân chúng đều mừng rỡ cho rằng quân Mông-cổ là đạo quân bảo vệ tự do tín ngưỡng. Cho nên kị binh Mông-cổ chỉ cần kéo đến trước cửa thành thì tức khắc dân chúng trong thành rùng rùng nổi loạn, binh trú phòng phải bỏ trốn nếu không sẽ bị tàn sát tất cả. Cửa thành đều mở rộng, dân Hồi giáo kéo ra đón binh Mông-cổ như những ân nhân giải phóng cho mình. Vào thành Triết-Biệt giữ đúng lời hứa cấm ngặt quân sĩ không được động đến tơ hào của dân. Chẳng bao lâu tất cả miền Đông của đế quốc Tây-liêu lọt vào tay quân Mông-cổ; những đô thị quan trọng như Khami, Khotan, Kashgar đều bị chiếm đóng. Đòn chánh trị của Thành-Cát-Tư-Hãn làm cho uy quyền của Gút-Sơ-Lúc sụp đổ, tuy vậy ông ta vẫn cố gắng dàn ra một trận cuối cùng, quyết một mất một còn với quân địch. Nhưng quân Tây-liêu đã mất hết tinh thần, những cánh quân Hồi giáo đều bỏ khí giới đầu hàng. Sau cùng, Gút-Sơ-Lúc thảm bại, phải trốn trong vùng núi Pamic. Kỵ binh của Triết-Biệt truy nã ông ta khắp “nóc nhà của thế giới”. Cho tới lúc bọn lính cận vệ cũng bỏ rơi luôn, Gút-Sơ-Lúc bèn cùng với một ít người trung tín rút vào những hang núi hoang vắng gần biên giới Badachan.

Vị hoàng đế vong quốc không đáng cho một tên lính Mông-cổ đổ mồ hôi nữa. Triết-Biệt rút quân về thành để cho dân chúng tự động đi lùng kiếm ở khắp thâm sơn cùng cốc, sau cùng họ bắt được bạo vương đem về nạp để lãnh một giải thưởng lớn. Trong lúc đó binh Mông-cổ đoạt tất cả những bầy ngựa quí, một loại ngựa mõm trắng mà bọn thương nhân Trung-quốc thường phải qua tận thung lũng Đại-uyển (Fergana) mua về.

Triết-Biệt liền gởi thủ cấp của quốc vương cùng với 1000 con tuấn mã về dâng đại hãn. Chúa Mông-cổ hết sức hài lòng nhưng không quên cảnh giác viên chủ tướng: “Đừng nên kiêu hãnh thái quá! Ngươi nên nhớ những kẻ thất bại đều do lòng kiêu hãnh mà ra như Tô-Ha-Rin, Bai-Bu-Ka, hoàng đế Kim…”.

Bây giờ uy vũ của Thành-Cát-Tư-Hãn đã lên đến chỗ tuyệt đỉnh. Từ miền núi chọc trời (Pamir) cho tới đại dương, lệnh của ông truyền ra đều được tuân theo răm rắp.

Trong lúc đó ở phương Đông Mộc-Hoa-Lê vẫn kiên trì áp đảo dân Kim, kỳ chừng họ chịu khuất phục hẳn mới thôi. Truật-Xích cũng hoàn thành được nhiệm vụ của mình: vương tử phát động một cuộc báo thù nguội, thả quân đi lùng khắp rừng sâu núi thẳm tiêu diệt lần lượt từng bộ lạc Miệt-nhi còn trốn lẩn khuất. Trong cuộc tảo thanh, quân Mông-cổ bắt được một vương tử Miệt-nhi con của Tút-Sa-Bét – là một tay xạ tiễn đại tài. Truật-Xích không nhận thưởng để xin phụ vương tha mạng cho người tù binh đặc biệt ấy. Nhưng Thành-Cát-Tư-Hãn không chấp nhận; vốn có kinh nghiệm bản thân, ông cho rằng sự khoan hồng đối với một kẻ cựu thù chỉ tạo ra những cuộc chiến tranh mới. Dân Miệt-nhi là thứ bỉ ổi nhứt trong các giống dân tộc. Thằng con của Tút-Sa bây giờ là một con kiến nhưng với thời gian sẽ trở thành một con rắn độc, một địch thủ lợi hại của đế quốc Mông-cổ. Đã tiêu diệt biết bao là vua chúa và quân đội, thêm một người nữa có nghĩa gì?

Truật-Xích hết sức buồn bực nhưng rất sợ cơn thịnh nộ của phụ vương nên không dám thốt một lời nào nữa. Vương tử Miệt-nhi liền bị lôi ra pháp trường chặt đầu.

Sau đó Truật-Xích tiến sâu vào miền Khâm-sát, trút hết nỗi hằn học của mình vào hai bộ lạc Kirghise và Toumate là hai bộ lạc không chịu làm bổn phận phiên thần.

Đế quốc Tây-liêu sụp đổ cùng với sự xuất hiện của đạo binh lạ ở phía Tây sông Irtysh là một biến cố lớn làm cho các xứ Trung-á hết sức quan tâm. Cho tới lúc đó đám cầm quyền chỉ biết lờ mờ về Thành-Cát-Tư-Hãn qua lời tường thuật của bọn thương nhân Hồi giáo. Theo dân Hồi giáo thì ông là một nhà vua chuộng trật tự, ưu đãi thương nhân, thường giúp cho họ phát đạt thêm. Họ cho biết tin đại hãn đã chiếm nước Kim, một nước thật xa xôi ở phương Đông…

Lúc đó thế giới Hồi giáo đang ở dưới thế lực của một nhà đại chinh phục là Ala-Ed-Din Mohammed, quốc vương xứ Kharesm. Tổ phụ của Mohammed vốn là một tên nô lệ Thổ, được quốc vương xứ Seljuk phong cho làm phó vương một tỉnh ở hạ lưu song Amou Daria. Đến đời Mohammed thì ông thừa hưởng của thân phụ một lãnh địa độc lập từ bờ Caspienne cho tới miền Boukhara, và từ biển Aral cho tới miền cao nguyên Ba-tư. Ông cử binh đi chinh phục liên miên nới rộng bờ cõi ra khắp bốn phía: vượt qua sông Syr Daria, lên mạn Bắc chiếm một phần miền thảo nguyên Kurghise, phía Đông chiếm lãnh thổ Transoxianne bao gồm vùng Samarkande và đồng Đại-uyển (Fergana), phía Nam thì khuất phục tất cả những bộ lạc sơn cước ở A-phú hãn và bành trướng thế lực qua phía Tây thuộc đất Irak persan (persian?). Ông được suy tôn là “Cái bóng của Allah trên mặt đất”, là Alexandre thứ nhì, là Đại đế, là tay Bách chiến bách thắng.

Nuôi cái mộng cai trị trọn vẹn thế giới Hồi giáo, nên Mohammed xin giáo chủ ở Bagdad nhìn nhận ông là quốc vương, đặt dưới sự che chở của giáo chủ.

Vị giáo chủ ở Bagdad, tuy phần đời thế lực chỉ trong phạm vi miền Mésopotamie, nhưng ở phần đạo, ông là người lãnh đạo tối cao tất cả dân Hồi giáo, có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở những nơi nào mà dân chúng sống theo “luật của đấng Tiên tri”.

Giáo chủ Nasir từ chối việc nhìn nhận Mohammed, cấm tín đồ không được nhắc tên của ông trong các buổi lễ công cộng, lại giúp cho các hoàng thân Hồi giáo còn độc lập liên kết lại chống ông. Bức thư từ chối của giáo chủ đến tay ông trong lúc ông đang chinh phạt xứ A-phú-hãn. Biết rõ âm mưu của giáo chủ, ông liền triệu tập một hội nghị Hồi giáo truất phế Nasir và cử lên một giáo chủ khác chống lại. Bây giờ có danh nghĩa, lật đổ Nasir không còn sợ phạm đến uy quyền thiêng liêng của giáo hội nữa.

Ngay lúc đang chuẩn bị cuộc chiến tranh nói trên thì Mohammed được tin cấp báo về vị hoàng đế ở phương Đông bên kia xứ Tây-liêu. Ông hoàn toàn không hiểu biết gì hết về xứ Mông-cổ, chỉ nghe nói có những cuộc chinh phạt lớn lao, cuộc chiến tranh ở cái nước Kim xa xôi nào đó, có kị binh Mông-cổ xuất hiện ở miền Kirghise. Thấy phòng xa là tốt ông liền đình chỉ việc đánh Bagdad, lo tăng cường phòng thủ những thành ở miền Bắc và miền Đông, đồng thời gởi một sứ đoàn qua Mông-cổ…

Thành-Cát-Tư-Hãn trái lại biết rõ thế giới Hồi giáo. Từ lâu rồi hàng ngàn vật dụng đủ loại thuộc sản phẩm của xứ Hồi đã được thông dụng ở xứ du mục: áo giáp sắt bắn không thủng, mũ chiến, mộc bằng thép, mã tấu sắc bén nổi tiếng… và cả những đồ trang sức lộng lẫy của phụ nữ, bình pha lê, thảm đủ màu sặc sỡ mịn như bông, hàng lụa tuyệt đẹp v.v…

Đại hãn nhờ đoàn sứ giả chuyển về quốc vương của họ một đề nghị: “Ta biết rõ quốc vương của các ngươi đang cai trị một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh. Ngài là hoàng đế ở Tây-phương cũng như ta là hoàng đế ở Đông-phương, hai bên cần phải giao hảo với nhau. Ranh giới của hai đế quốc đụng nhau ở Khâm-sát nên ta đề nghị để cho bọn thương nhân của hai nước được qua lại tự do”. Thành-Cát-Tư-Hãn cũng gởi một sứ đoàn mang theo nhiều tặng phẩm qua đáp lễ quốc vương: bạc thoi, ngọc quí, vải dệt lông lạc đà, da quí… Và để làm hài lòng quốc vương ông chọn toàn là người Hồi, người Thổ-phồn và một số thương nhân ở Tân-cương, không có người Mông-cổ trong đó. Viên trưởng đoàn là nhà buôn Mahmoud Ieldalch.

Sứ đoàn Mông-cổ được quốc vương tiếp rước quá sức trọng thể khiến cho cả triều đình Kharesm vốn rất kiêu hãnh đều lấy làm ngạc nhiên. Rồi tới những câu hỏi: Quốc vương muốn biết đại hãn cai trị được nhiều dân tộc không; có thực đã chiếm được đế quốc Kim không; và sau cùng là câu hỏi có ẩn ý tìm hiểu coi đại hãn có mưu toan gì đối với Kharesm không. Quốc vương lại có ý cảnh cáo viên trưởng đoàn: “Ngươi là tín đồ Hồi giáo và gốc ở Kharesm, ngươi nên cho ta biết đúng sự thật, không nên giấu giếm điều gì. Ngươi hẳn đã biết sức hùng mạnh và sức rộng lớn của đế quốc ta. Quân đội của đại hãn có được như quân đội của ta không?”

Những lời nói trên rõ ràng có hàm ý đe dọa! Quốc vương có ý nhắc cho Mahmoud Ieldalch nhớ rằng ông ta là dân Kharesm, như thế quốc vương nghiễm nhiên là chúa của ông ta. Thế nầy thì lời đối đáp phải thật khéo léo không thể làm cho quốc vương nổi cơn lôi đình được. Mà đã là giáo đồ thì khi trở về tường trình với đại hãn cũng không thể tâu dối… Mahmoud nhớ tới bầy tuấn mã nai nịt yên cương cực kỳ sang trọng của quân Hồi với bầy chiến mã của Mông-cổ có vẻ gầy gò, xấu xí nhưng trang bị toàn những thứ cần thiết cho trận mạc… Ông ta đáp:

– Quân đội Mông-cổ làm sao có thể sánh được quân đội của một bậc chúa tể thế giới như ngài! Vẻ rực rỡ của hai bên khác nhau như ngọn đèn dầu leo lét bên cạnh vầng thái dương chiếu sáng cả thế gian. Họ như mặt một con quái vật cạnh dung mạo của một vương gia Thổ-nhĩ-kỳ. Và binh tướng của ngài quả đông gấp vạn lần quân Mông-cổ.

Nghe xong, Mohammed hớn hở mặt rồng. Thế là việc giao thương được cam kết theo đúng lập trường của hai nước. Bây giờ quốc vương mới yên tâm hội binh lại trẩy về phía Tây để thanh toán giáo chủ Nasir.

Tin Mohammed sắp tấn công báo về Bagdad cùng lúc với tin một đế quốc mới dựng lên ở phía đông A-phú-hãn. Giáo chủ liền cho dọ hỏi giới Cảnh giáo – vì bấy giờ tôn giáo nầy rất thịnh ở Á-đông – mới biết rằng “vị hoàng đế ở Đông-phương là một tín đồ Thiên-chúa giáo và là kẻ thù địch của Mohammed”.

Tin nầy sai lạc hoàn toàn do một sự ngộ nhận buồn cười.

Lúc Gia-Luật-Đại-Thạch gây dựng đế quốc, thế lực của ông lan rộng từ Ai-cập đến Pamir. Lúc ấy Thập tự quân đang đánh với quân Damas, nghe nói nhận định rằng gây hấn với Hồi giáo chắc phải là một vị hoàng đế Thiên-Chúa giáo. Việc ấy rất ăn khớp với tin ở phương Đông có một xứ lạ là xứ Ấn-độ; thế là theo tưởng tượng, người ta gán cho Gia-Luật-Đại-Thạch là “hoàng đế Ấn-độ theo Thiên-Chúa giáo” rồi đặt cho cái tên thánh “giáo sĩ Jean”.

Rồi thấy quân Seljoucide đã chiến thắng kị binh tinh nhuệ nhất của Thiên-Chúa giáo mà trở lại bị “đạo quân của Đông-phương” kia tiêu diệt, người ta lại đồn ầm lên quân ấy là quân của giáo sĩ Jean, một nhà vua mạnh vô song, có người còn gọi là Đại đế!

Chuyện trên được truyền tụng có gần một thế kỷ rồi.

Bây giờ đế quốc Seljoucide đã sụp đổ, Mohammed dựng lên đế quốc Kharesm, cử binh đánh với Tây-liêu. Lúc Gút-Sơ-Lúc vô Cảnh giáo, ngược đãi giáo đồ đạo Hồi, người ta càng tin chắc rằng cái đế quốc hùng mạnh ở Đông-phương là đế quốc theo Thiên-Chúa giáo, và hoàng đế của họ chính là con cháu của giáo sĩ Jean.

Vì hiểu lầm như thế, nên giáo chủ đạo Hồi – trong thế nguy – đành phải cầu cứu với Cảnh giáo chủ ở Bagdad.

Qua nhiều thế kỷ sống chung ở Bagdad, những mối mâu thuẫn, xung đột của hai khối tín đồ đã được san bằng, hai vị lãnh đạo tôn giáo trước sau vẫn thông cảm cho nhau. Cho nên hai nhà lãnh đạo liền cùng thảo chung một bức thơ gởi cho “hoàng đế Đông-phương” yêu cầu “hễ quốc vương Mohammed tấn công Bagdad. Hoàng đế hãy xua quân đánh Kharesm; chắc chắn sẽ đại thắng và thu hoạch được nhiều chiến lợi phẩm…”.

Nhưng có một vấn đề khó khăn đặt ra: làm thế nào để gởi bức thơ tới hoàng đế? Chỉ có một đường độc đạo qua phương Đông mà phải đi ngang lãnh thổ Kharesm, nếu sứ giả bị bắt, mật thư sẽ lọt vào tay quốc vương Mohammed. Sau cùng họ phải cạo tóc sứ giả, xăm ủy nhiệm thư bằng chữ xanh lên da đầu của hắn, rồi bắt hắn học thuộc lòng mật thư và chờ đến lúc tóc mọc lại như cũ hắn mới được khởi hành.

Nhưng sứ giả chưa đi tới thành Boukhara (ở Kharesm) thì cuộc diện đã thay đổi: Mohammed đã trẩy quân đi đánh Bagdad, Triết-Biệt đã đuổi “hoàng đế phương Đông” tức Gút-Sơ-Lúc chạy vào vùng núi Pamir.

Ở Samarkande viên sứ giả được các đoàn buôn từ Khâm sát xuống cho biết hoàng đế phương Đông là đại hãn Mông-cổ…

Ít hôm sau, bọn mã khoái từ Khâm-sát về cấp báo với Thành-Cát-Tư-Hãn: “Ở miền Kirghise có một người quần áo tả tơi tự xưng là sứ giả của giáo chủ ở Bagdad muốn xin bệ kiến đại hãn”.

Đại hãn đã có nghe bọn thương nhân Hồi giáo nói về thành Bagdad, một kinh thành đầy những kỳ quan ở nơi nào đó về phương Tây, ít có ai đi tới nơi vì chỗ ấy là chỗ tận cùng của thế giới. Đó là nơi Hồi giáo chủ đang ngự trị. Ngài là hậu duệ của Đấng tiên tri và là người lãnh đạo tối cao của tín đồ đạo Hồi”.

Mã khoái được lịnh phải hỏa tốc đưa viên sứ giả tới viên môn ở bên sông Onon.

Nhờ việc nầy mà lần đầu tiên mắt của Thành-Cát-Tư-Hãn mở rộng ra khỏi Trung-á. Ông mới biết Mohammed không phải là chúa tể ở phương Tây. Bên kia đế quốc của ông ta còn nhiều nước khác theo Thiên-Chúa giáo… thế giới chưa tận cùng.

Như thế ở phương Tây thế giới còn bao la vô tận và đâu cũng vậy, cũng xẩy ra những cảnh tượng vua chúa gây hấn đánh nhau, chưa đâu có một vị chúa tể làm bá chủ thiên hạ.

Riêng việc xung đột giữa Hồi giáo chủ và Mohammed, đại hãn không muốn nhúng tay vào. Theo mật thư ông cũng thấy Mohammed là một nhà vua bất công và tàn bạo, cho cướp bóc, đốt phá tài sản của tín đồ bất kể là tín đồ Hồi giáo hay Thiên-Chúa giáo. Nhưng việc giao thương với xứ Kharesm quả có lợi lớn lao, lâu nay các thương đoàn đi về rầm rập, đời sống của dân chúng có vẻ thịnh vượng hơn. Còn đối với hai vị giáo chủ thì ông chưa có chút thiện cảm nào. Tại sao có việc quái lạ như thế, hai nhà lãnh đạo tôn giáo lại gởi sứ giả tới xúi ông gây chiến với một nhà vua? Kẻ tu hành thì phải lo cầu nguyện chớ sao lại lo gây giặc với vua chúa? Và nếu Trời không giúp cho Mohammed thì sao lại phải giúp cho kẻ địch của ông ta?…

Thế rồi viên sứ giả nhận được phúc đáp giống y như sứ giả Tống trước kia: “Ta không muốn gây chiến với họ”.

Về sau khi tất cả những nước ở Trung-á bị Thành-Cát-Tư-Hãn dày xéo và dân Hồi giáo thấy được họa diệt vong, không ai quên được chuyện nói trên. Các sử gia Ả-rập nhận xét như sau: “Nếu những điều người Ba-tư nói là đúng sự thật và giáo chủ Nasir quả có kêu gọi quân Mông-cổ đến xứ nầy thì đó là một tội ác tày trời không có tội nào lớn hơn nữa!”.

Tuy nhiên cũng nhờ lần tiếp xúc ấy mà giáo khu của đạo Hồi – thành Bagdad – còn giữ được nền tự trị luôn 40 năm nữa. Qua lời tường thuật của sứ giả, người Mông-cổ cũng ngán thế lực của giáo chủ, cho nên bọn tướng lãnh của Thành-Cát-Tư-Hãn khi chinh phục được Trung-á rồi liền xoay lên hướng Bắc chiếm miền thảo nguyên của Nga. Cho đến khi Nga, Ba-lan, Hung-gia-lợi đều bị đè bẹp và các nước ở Tiểu-á bị thôn tính, Hồ-Lô-Hổ, cháu nội của Thành-Cát-Tư-Hãn, mới xua quân chiếm Bagdad (1258).

Cuộc trẩy quân tới Bagdad để lật đổ giáo chủ, ban đầu có vẻ thuận lợi. Dọc đường Mohammed diệt được những lực lượng của đám tiểu vương còn hùng cứ đây đó, và đi sâu vào miền Tây xứ Ba-tư. Chỉ còn phải vượt qua một vùng núi ngăn cách đồng Mésopotamie thì bất ngờ quân Kharesm gặp phải một mùa đông lạnh khốc liệt chưa từng thấy. Băng tuyết bao trùm hết núi non không thể nào leo qua được mà họ lại không sẵn những phương tiện ngự hàn. Binh sĩ không chịu nổi sức giá buốt, súc vật đều chết đói. Lúc ấy đang ở nửa đường Hamadan – Bagdad, họ đành phải quay trở về. Việc thối binh nầy chỉ có tính cách tạm hoãn lại cuộc chinh phạt…

Bỗng có tin từ miền đông cấp báo về: Gút-Sơ-Lúc – chúa Tây-liêu đã bị Triết-Biệt hạ sát. Bây giờ đế quốc của Thành-Cát-Tư-Hãn đã tiếp giáp với đế quốc của quốc vương ở biên thùy phía Bắc và phía Đông. Mohammed liền đem hết lực lượng án ngữ dọc theo hai con sông Amou-Daria và Syr-Daira, nghĩ rằng phòng thủ như thế sẽ giữ vững được giang sơn.

Nhưng tới đây nhà chép sử Ba-tư đã luận như sau: “Khi ngôi sao chiếu mệnh đã mờ rồi thì đại họa sẽ tới. Có mưu sự bao nhiêu cũng chỉ gặp kết quả ngược lại mà thôi; và dù ai có tài trí phi thường, mưu cơ xuất chúng cũng không cứu nổi Mohammed nữa. Cơ đồ của ông sẽ tan đi như mây khói do Định mệnh khắt khe mở ra. Trước đây nếu thần Thành công đã phi ngựa trước mắt ông, nếu sao hạnh phúc đã chiếu tới ông, cho ông thực hiện được nhiều ước vọng dễ dàng thì nay chắc chắn những tai họa lớn lao nhất sẽ bao phủ lên cuộc đời của ông; cuộc thoái binh ra khỏi miền Tây Ba-tư là một khởi đầu…”

Mohammed vừa tới thành Samarkande thì có mã khoái từ Otrar – một tiền đồn quan trọng ở biên thùy phía Bắc – về báo tin:

– Quan thống đốc vừa mới bắt giam một thương đoàn vì có bọn thám tử Mông-cổ trà trộn trong số con buôn Hồi giáo.

Quốc vương liền hạ lịnh:

– Giết sạch chúng nó đi! (1218)

Nhà chép sử Ba-tư viết tiếp: “Ban lịnh trên chẳng khác gì quốc vương đem cái đầu của mình ra để đánh cuộc. Một giọt máu của người Mông-cổ đổ ra thì thần dân của ông phải trả lại bằng một sông máu; một cái đầu rụng xuống phải trả bằng mấy mươi vạn cái đầu khác và mỗi đồng tiền tịch thu của họ phải trả bằng mấy trăm tạ vàng”.

Viên thống đốc Inaltchik liền chiếu lệnh đoạt tất cả những bảo vật cùng hàng hóa của đoàn buôn rồi sai giết tất cả 150 người gồm có những thương nhân, những người theo phục dịch, những người dẫn đạo. Chỉ có một tên nô lệ trốn thoát được và tới báo cho một tiền đồn Mông-cổ hay. Tức tốc hắn được đưa về tận viên môn tường thuật mọi sự cho đại hãn rõ.

Thành-Cát-Tư-Hãn không tin rằng một vị quốc vương đã long trọng cam kết để cho thương nhân hai nước qua lại buôn bán tự do mà bây giờ lại đột nhiên phản bội trắng trợn như thế. Đây chắc là viên thống đốc tự động làm mà quốc vương không hay biết.

Ông liền gởi một sứ đoàn qua yết kiến quốc vương yêu cầu phải nạp kẻ sát nhân cho Mông-cổ.

Ala-Ed-Din-Mohammed, “bóng của Allah trên mặt địa cầu” khi nghe sứ giả yêu cầu như thế vẫn ngỡ rằng mình nghe nhầm! Thứ đồ cẩu tặc, thứ tù trưởng man rợ mà dám tới chốn cửu trùng nói chuyện luật lệ à? Chúng có biết ta là chúa tể Đại-hồi-quốc, là A-Lịch-Sơn thứ nhì không?

Và đây là cách trả lời.

Quốc vương hạ lệnh đem chém phăng viên trưởng đoàn, còn đám tùy tùng thì cắt trụi hết râu thả về Mông Cổ.

Đối với người Mông Cổ, bị cắt râu tóc là một điều nhục nhã cực điểm; tư cách sứ giả là một thứ thiêng liêng bất khả xâm phạm. Lại cắt râu sứ giả của đại hãn quả là một chuyện kinh trời động đất.

Lúc hay tin Thành Cát Tư Hãn khóc rống lên giữa quần thần:

– Trời sẽ thấu hiểu rằng ta không phải là người muốn gây ra thảm hoạ!

Ông gào to lên:

– Trời sẽ ban cho ta sức lực hùng hậu để ta báo thù phen này!

Tức thì bọn mã khoái “tên bay” phi như mắc cửi khắp bốn phương tám hướng loan truyền lịnh xuất chinh. Từ núi Altai đến biển Hoàng Hải, tất cả người Mông Cổ trong tuổi 17 đến 60 đều phải giã biệt đoàn trại cầm khí giới lên đường; tất cả quân kỵ Khâm sát, tất cả những quân đoàn Thổ phồn, Khiết đan, Tây liêu, và đại đoàn pháo binh Trung quốc… trùng trùng, điệp điệp kéo đi tập họp, tiếng binh mã chuyển động ầm ầm khắp nẻo núi sông.

Chỉ có vua Tây hạ từ chối không gởi binh đến. Nhà vua nói với sứ giả: “Tới bây giờ Thành Cát Tư Hãn cũng chưa chấm dứt việc đàn áp các dân tộc hay sao? Nếu quân đội của ông ta không đủ sức để làm chuyện ấy thì tốt hơn là đừng làm!”

Đã trốn tránh bổn phận của một phiên thần mà còn dở giọng khinh mạn như thế khiến Thành Cát Tư Hãn không dằn được nữa, quát ầm lên:

– Ta sẽ xua quân làm cỏ bọn Tây hạ!

Ông trợn tròn đôi mắt, khí giận xung thiên:

– Ta quyết san bằng xứ ấy và giết cho sạch bọn cẩu trệ đó!

Nhưng sực nhớ món nợ máu ở Kharesm cần phải thanh toán trước tất cả, đại hãn dịu giọng tiếp:

– Ta đã quyết định rồi thì không bỏ qua. Sau này sẽ hay…

Bình luận