Mùa hạ năm 1220, quân Mông Cổ hạ trại ở khoảng giữa Samarkande và Boukhara; họ đóng rải rác trong những khu rừng thưa, những vườn mận vườn đào, trong một vùng rộng ngang dọc hàng chục cây số.
Họ ráo riết huấn luyện đám thanh niên Thổ và Ba tư để đem thí mạng trong những đợt công thành. Các tay thợ Hồi giáo nổi danh đều bị trưng dụng vào việc canh tân các loại khí giới như máy bắn tên, bắn đá, phóng hỏa, xe húc cửa thành. Oa Khoát Đài được phong tư lịnh pháo binh điều khiển mọi việc chế tạo, trang bị. Hầu hết những biệt thự lộng lẫy ở chung quanh Samarkande đều trở thành những đống gạch vụn vì làm bia thí nghiệm.
Nhưng có làm gì đi nữa, đại hãn cũng cho rằng thời kỳ án binh bất động này thật bất lợi cho quân đội. Binh sĩ bắt đầu xa rời đời sống kham khổ, giản dị của dân du mục, chìm đắm trong cuộc sống xa hoa, kiểu cách. Truật Xích lập một biệt điện vương giả có đoàn ca vũ nhạc; Oa Khoát Đài và Đà Lôi say sưa suốt ngày với thứ rượu nho tuyệt hảo. Họ bất chấp một điều khoản trong luật Yassa “mỗi tháng chỉ được say nhiều nhất là ba lần; ai say hai lần là người tốt, một lần thì đáng khen ngợi, không lần nào là người ưu tú…”
Cho nên đại hãn lấy làm lo ngại cho binh sĩ cứ miệt mài trong những lạc thú mới. Ông than phiền với quân sư Chu Thai: “Bọn con cháu chúng ta sau nầy sẽ mặc áo kim tuyến, ăn món ngon vật lạ, cỡi ngựa đẹp và vui vầy với gái mỹ miều nhưng chúng nó đâu có biết cha và anh của chúng đã tạo nên đời sống ấy bằng những ngày gian khổ như thế này.”
Trong thời gian nầy Thành Cát Tư Hãn cho gọi những thầy cả, những nhà “thông thái” Hồi giáo đến giảng cho ông nghe luật của đấng Tiên tri. Ông chỉ chấp nhận một vài điểm trong kinh Coran mà thôi. Có lần ông nói: “Việc hành hương ở La Mecque thật vô ý nghĩa. Trên mặt đất nầy ở đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính!” Sự phân biệt con vật tinh khiết và con vật dơ bẩn cũng bị ông bác bỏ: “Muôn loài đều do Trời tạo ra, con người có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn.” Về vấn đề loại trừ và ngược đãi những kẻ không theo luật của đấng Tiên tri, ông ra một quyết định như sau:
“Các ngươi có thể tin theo Đấng nào cũng được, nhưng không thể ngược đãi hoặc giết một kẻ nào nếu chưa có lịnh của ta. Trong đế quốc của ta ai cũng có quyền tin tưởng nơi Thượng đế của họ; nhưng phải tuân theo luật của Thành Cát Tư Hãn ban hành.”
Lời tuyên bố trên đưa đến một kết quả là các giáo phái hoạt động sôi nổi hơn lúc nào hết: phái Cảnh giáo trương chữ thập lên nóc nhà thờ; phái Hỏa giáo khơi lại ngọn lửa thiêng trong đền; người Do thái tổ chức lại giáo hội…
Ai cũng thấy tín ngưỡng được bảo đảm, cuộc sinh hoạt trở lại bình thường. Miền lưu vực giữa hai con sông Syr và Amou- Daria từng chịu đựng cơn sấm sét thị uy của Thành Cát Tư Hãn giờ bắt đầu hàn gắn lại những dấu vết điêu tàn.
Tin cấp báo của Tốc Bất Đài về việc Mohammed thoát lên miền Bắc chấm dứt thời kỳ nhàn hạ của các binh đoàn Mông Cổ. Lên phương Bắc tức là Mohammed trở về xứ sở của ông ta ở vùng duyên hải biển Aral. Thành Cát Tư Hãn tức tốc mở một chiến dịch mới. Truật Xích và Sát Hợp Đài mỗi người thống lĩnh một binh đoàn lên chính quốc Kharesm.
Một xứ bé nhỏ mà có lực lượng chinh phục được một đế quốc rộng mênh mông như vậy thì không thể khinh thường được, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ gay go, nên đại hãn phải dự liệu thật xa: đoàn pháo binh phải mang theo tất cả những loại máy công thành tối tân.
Muốn biết chắc chắn hiệu lực của những cái máy nầy, đại hãn đích thân tới cửa thành Termeds (lúc đó chưa chiếm) trên thượng lưu sông Amou-Daria cho đem máy ra thử. Từng tảng đá nặng hàng trăm cân bay vun vút tới đập rã rời các vách thành; bình chứa dầu thạch não nối tiếp nhau bay vào thành rơi xuống các nóc nhà, vỡ ra và bốc lửa lên, chẳng bao lâu cả thành dấy lên một biển lửa rực trời.
Nhờ kết quả rực rỡ, Oa Khoát Đài được tha tội chè chén say sưa và được phái đi trợ lực cho hai người anh. Bác Nhĩ Truật được làm chủ tướng thống lĩnh tất cả các binh đoàn, kiêm việc báo cáo mật cho đại hãn biết mọi sự xảy ra, đây là lần thứ nhất đại hãn sắp xếp cho ba người con hoạt động chung ở một mặt trận thử coi họ hành động như thế nào, đối xử với nhau ra sao…
Đại hãn với Đà Lôi theo dõi chiến cuộc và sẵn sàng để tiếp viện cho ba mặt trận Bắc, Tây và Nam. Để tránh cái nhàn rỗi làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của ba quân, đại hãn tổ chức một cuộc săn lưới ở giữa đất địch trong vùng núi Termeds. Đây cũng là một lối tập trận thường lệ của binh Mông Cổ trong lúc nghỉ sau những chiến dịch hành quân.
Lần thứ nhất trong đời, dân Hồi giáo được chứng kiến một lối săn đại qui mô và các sử gia của họ đã tả lại bằng một giọng ngạc nhiên:
“Nhiều sĩ quan tham mưu len lỏi trong rừng để phân định khu vực săn đuổi (Nerkeh) và chỉ định địa điểm bắn thú (Gherkeh). Binh sĩ kéo tới bao vây trọn khu vực, có khi tới hai vòng. Họ vừa tiến tới vừa đánh trống, đánh thanh la, não bạt rền vang bốn phía. Không có con thú nào có thể lọt ra khỏi vòng vây; họ lục lọi, tìm kiếm không sót một chỗ nào từ cái đầm, cái vũng đến hang động, lùm bụi. Sau lưng là bọn sĩ quan cỡi ngựa đi kiểm soát từng hoạt động, từng bước đi của họ. Vô phúc cho toán nào để một con thú thoát ra ngoài vòng, hoặc bỏ sót một cái hang gấu, hang cọp. Chỗ nào đã trẩy qua chỗ đó phải hoàn toàn không còn hình bóng một con vật.
Họ đem theo tất cả quân trang nhưng không được sử dụng tới vũ khí. Nếu có một con gấu, con cọp hoặc một bầy chó sói, một bầy heo rừng toan phá vòng vây, họ chỉ giăng lưới gai ra lùa chúng tới; nhất là các loại thú dữ, không được để sẩy một con nào hoặc làm cho chúng bị thương.
Lúc đầu loài thú hoảng sợ chạy nhốn nháo, con thì trèo lên triền, con thì chạy xuống núi, con thì chui vô hang, con thì phóng qua vực, nhưng rốt cuộc cũng phải chạy dồn về một hướng. Trong khi đó bọn lính cũng trèo đèo, vượt suối, lên thác xuống ghềnh, không lúc nào bỏ mục tiêu của họ. Đêm tới họ đốt một vòng lửa chung quanh khu vực đã thu hẹp lại, bên ngoài có tới bốn năm vòng vây, càng hẹp vòng càng dầy càng chặt. Các loại thú dữ lúng túng trong vòng càng lồng lộn táo bạo. Chúng điên tiết lên vồ những con nai, con mang chạy loạn xạ, hoặc cấu xé lẫn nhau. Nhưng vòng vây cứ siết lần, trong một thời gian mấy tháng như vậy. Đại hãn thân tới quan sát tỉ mỉ những góc gay go nhất xem bọn chiến sĩ đã áp dụng chiến thuật bao vây như thế nào.
Sau cùng “quần hùng” đủ loại trong một vùng rừng mênh mông đều tụ hội ở một địa điểm (Gherkeh). Cái vòng vây tử thần bây giờ đã thành một thứ tường đồng vách sắt không sức nào phá nổi.
Thình lình ở một chặng, bọn binh sĩ nép ra hai bên thành một lối đi, đồng thời một giàn nhạc trỗi lên một điệu ầm ĩ, sấm động khiến cho những con dã thú hung bạo nhất cũng hãi hùng khiếp đảm. Đại hãn ngồi trên con tuấn mã đi đầu tiếp theo là đám thân vương, cận tướng tiến vào trong vòng. Theo tục lệ, đại hãn chỉ mang một cây trường kiếm và một cây cung rồi chính tay hạ một con hổ, một con gấu và một con heo rừng để mở màn cuộc săn. Xong rồi ông lên đỉnh một ngọn đồi ngồi trên ghế bành xem bọn tùy tùng trổ tài thiện xạ. Họ hạ mãnh thú trước rồi mới lần lượt tới các loại thú khác ít hào hứng hơn. Thỉnh thoảng họ bị một con ác thú núp trong bụi bất ngờ lao ra… Lúc đó mới thấy được ai là kẻ đại đởm, nhanh nhẹn, lanh trí… Có những màn hồi hộp như thế đại hãn mới thấy hứng thú và sẵn sàng ban cho một phần thưởng xứng đáng. Khi mãnh thú bị giết sạch rồi, đám cháu của đại hãn xin tha cho những con thú yếu ớt hoặc còn bé. Một hiệu lịnh truyền xuống chấm dứt cuộc săn, vòng vây liền tháo mở trả tự do cho những con thú còn lại.”
Cuộc săn ở Termeds kéo dài suốt bốn tháng. Trong bốn tháng ấy một trăm ngàn binh Mông Cổ giẫm lên khắp chốn núi rừng say sưa đuổi theo con mồi, chừng như họ đang sống trong cảnh thái bình vô sự. Nhưng chính lúc ấy kẻ thù rục rịch dấy lên ở khắp bốn phương.
Mùa hạ năm 1220, quân Mông Cổ hạ trại ở khoảng giữa Samarkande và Boukhara; họ đóng rải rác trong những khu rừng thưa, những vườn mận vườn đào, trong một vùng rộng ngang dọc hàng chục cây số.
Họ ráo riết huấn luyện đám thanh niên Thổ và Ba tư để đem thí mạng trong những đợt công thành. Các tay thợ Hồi giáo nổi danh đều bị trưng dụng vào việc canh tân các loại khí giới như máy bắn tên, bắn đá, phóng hỏa, xe húc cửa thành. Oa Khoát Đài được phong tư lịnh pháo binh điều khiển mọi việc chế tạo, trang bị. Hầu hết những biệt thự lộng lẫy ở chung quanh Samarkande đều trở thành những đống gạch vụn vì làm bia thí nghiệm.
Nhưng có làm gì đi nữa, đại hãn cũng cho rằng thời kỳ án binh bất động này thật bất lợi cho quân đội. Binh sĩ bắt đầu xa rời đời sống kham khổ, giản dị của dân du mục, chìm đắm trong cuộc sống xa hoa, kiểu cách. Truật Xích lập một biệt điện vương giả có đoàn ca vũ nhạc; Oa Khoát Đài và Đà Lôi say sưa suốt ngày với thứ rượu nho tuyệt hảo. Họ bất chấp một điều khoản trong luật Yassa “mỗi tháng chỉ được say nhiều nhất là ba lần; ai say hai lần là người tốt, một lần thì đáng khen ngợi, không lần nào là người ưu tú…”
Cho nên đại hãn lấy làm lo ngại cho binh sĩ cứ miệt mài trong những lạc thú mới. Ông than phiền với quân sư Chu Thai: “Bọn con cháu chúng ta sau nầy sẽ mặc áo kim tuyến, ăn món ngon vật lạ, cỡi ngựa đẹp và vui vầy với gái mỹ miều nhưng chúng nó đâu có biết cha và anh của chúng đã tạo nên đời sống ấy bằng những ngày gian khổ như thế này.”
Trong thời gian nầy Thành Cát Tư Hãn cho gọi những thầy cả, những nhà “thông thái” Hồi giáo đến giảng cho ông nghe luật của đấng Tiên tri. Ông chỉ chấp nhận một vài điểm trong kinh Coran mà thôi. Có lần ông nói: “Việc hành hương ở La Mecque thật vô ý nghĩa. Trên mặt đất nầy ở đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính!” Sự phân biệt con vật tinh khiết và con vật dơ bẩn cũng bị ông bác bỏ: “Muôn loài đều do Trời tạo ra, con người có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn.” Về vấn đề loại trừ và ngược đãi những kẻ không theo luật của đấng Tiên tri, ông ra một quyết định như sau:
“Các ngươi có thể tin theo Đấng nào cũng được, nhưng không thể ngược đãi hoặc giết một kẻ nào nếu chưa có lịnh của ta. Trong đế quốc của ta ai cũng có quyền tin tưởng nơi Thượng đế của họ; nhưng phải tuân theo luật của Thành Cát Tư Hãn ban hành.”
Lời tuyên bố trên đưa đến một kết quả là các giáo phái hoạt động sôi nổi hơn lúc nào hết: phái Cảnh giáo trương chữ thập lên nóc nhà thờ; phái Hỏa giáo khơi lại ngọn lửa thiêng trong đền; người Do thái tổ chức lại giáo hội…
Ai cũng thấy tín ngưỡng được bảo đảm, cuộc sinh hoạt trở lại bình thường. Miền lưu vực giữa hai con sông Syr và Amou- Daria từng chịu đựng cơn sấm sét thị uy của Thành Cát Tư Hãn giờ bắt đầu hàn gắn lại những dấu vết điêu tàn.
Tin cấp báo của Tốc Bất Đài về việc Mohammed thoát lên miền Bắc chấm dứt thời kỳ nhàn hạ của các binh đoàn Mông Cổ. Lên phương Bắc tức là Mohammed trở về xứ sở của ông ta ở vùng duyên hải biển Aral. Thành Cát Tư Hãn tức tốc mở một chiến dịch mới. Truật Xích và Sát Hợp Đài mỗi người thống lĩnh một binh đoàn lên chính quốc Kharesm.
Một xứ bé nhỏ mà có lực lượng chinh phục được một đế quốc rộng mênh mông như vậy thì không thể khinh thường được, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ gay go, nên đại hãn phải dự liệu thật xa: đoàn pháo binh phải mang theo tất cả những loại máy công thành tối tân.
Muốn biết chắc chắn hiệu lực của những cái máy nầy, đại hãn đích thân tới cửa thành Termeds (lúc đó chưa chiếm) trên thượng lưu sông Amou-Daria cho đem máy ra thử. Từng tảng đá nặng hàng trăm cân bay vun vút tới đập rã rời các vách thành; bình chứa dầu thạch não nối tiếp nhau bay vào thành rơi xuống các nóc nhà, vỡ ra và bốc lửa lên, chẳng bao lâu cả thành dấy lên một biển lửa rực trời.
Nhờ kết quả rực rỡ, Oa Khoát Đài được tha tội chè chén say sưa và được phái đi trợ lực cho hai người anh. Bác Nhĩ Truật được làm chủ tướng thống lĩnh tất cả các binh đoàn, kiêm việc báo cáo mật cho đại hãn biết mọi sự xảy ra, đây là lần thứ nhất đại hãn sắp xếp cho ba người con hoạt động chung ở một mặt trận thử coi họ hành động như thế nào, đối xử với nhau ra sao…
Đại hãn với Đà Lôi theo dõi chiến cuộc và sẵn sàng để tiếp viện cho ba mặt trận Bắc, Tây và Nam. Để tránh cái nhàn rỗi làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của ba quân, đại hãn tổ chức một cuộc săn lưới ở giữa đất địch trong vùng núi Termeds. Đây cũng là một lối tập trận thường lệ của binh Mông Cổ trong lúc nghỉ sau những chiến dịch hành quân.
Lần thứ nhất trong đời, dân Hồi giáo được chứng kiến một lối săn đại qui mô và các sử gia của họ đã tả lại bằng một giọng ngạc nhiên:
“Nhiều sĩ quan tham mưu len lỏi trong rừng để phân định khu vực săn đuổi (Nerkeh) và chỉ định địa điểm bắn thú (Gherkeh). Binh sĩ kéo tới bao vây trọn khu vực, có khi tới hai vòng. Họ vừa tiến tới vừa đánh trống, đánh thanh la, não bạt rền vang bốn phía. Không có con thú nào có thể lọt ra khỏi vòng vây; họ lục lọi, tìm kiếm không sót một chỗ nào từ cái đầm, cái vũng đến hang động, lùm bụi. Sau lưng là bọn sĩ quan cỡi ngựa đi kiểm soát từng hoạt động, từng bước đi của họ. Vô phúc cho toán nào để một con thú thoát ra ngoài vòng, hoặc bỏ sót một cái hang gấu, hang cọp. Chỗ nào đã trẩy qua chỗ đó phải hoàn toàn không còn hình bóng một con vật.
Họ đem theo tất cả quân trang nhưng không được sử dụng tới vũ khí. Nếu có một con gấu, con cọp hoặc một bầy chó sói, một bầy heo rừng toan phá vòng vây, họ chỉ giăng lưới gai ra lùa chúng tới; nhất là các loại thú dữ, không được để sẩy một con nào hoặc làm cho chúng bị thương.
Lúc đầu loài thú hoảng sợ chạy nhốn nháo, con thì trèo lên triền, con thì chạy xuống núi, con thì chui vô hang, con thì phóng qua vực, nhưng rốt cuộc cũng phải chạy dồn về một hướng. Trong khi đó bọn lính cũng trèo đèo, vượt suối, lên thác xuống ghềnh, không lúc nào bỏ mục tiêu của họ. Đêm tới họ đốt một vòng lửa chung quanh khu vực đã thu hẹp lại, bên ngoài có tới bốn năm vòng vây, càng hẹp vòng càng dầy càng chặt. Các loại thú dữ lúng túng trong vòng càng lồng lộn táo bạo. Chúng điên tiết lên vồ những con nai, con mang chạy loạn xạ, hoặc cấu xé lẫn nhau. Nhưng vòng vây cứ siết lần, trong một thời gian mấy tháng như vậy. Đại hãn thân tới quan sát tỉ mỉ những góc gay go nhất xem bọn chiến sĩ đã áp dụng chiến thuật bao vây như thế nào.
Sau cùng “quần hùng” đủ loại trong một vùng rừng mênh mông đều tụ hội ở một địa điểm (Gherkeh). Cái vòng vây tử thần bây giờ đã thành một thứ tường đồng vách sắt không sức nào phá nổi.
Thình lình ở một chặng, bọn binh sĩ nép ra hai bên thành một lối đi, đồng thời một giàn nhạc trỗi lên một điệu ầm ĩ, sấm động khiến cho những con dã thú hung bạo nhất cũng hãi hùng khiếp đảm. Đại hãn ngồi trên con tuấn mã đi đầu tiếp theo là đám thân vương, cận tướng tiến vào trong vòng. Theo tục lệ, đại hãn chỉ mang một cây trường kiếm và một cây cung rồi chính tay hạ một con hổ, một con gấu và một con heo rừng để mở màn cuộc săn. Xong rồi ông lên đỉnh một ngọn đồi ngồi trên ghế bành xem bọn tùy tùng trổ tài thiện xạ. Họ hạ mãnh thú trước rồi mới lần lượt tới các loại thú khác ít hào hứng hơn. Thỉnh thoảng họ bị một con ác thú núp trong bụi bất ngờ lao ra… Lúc đó mới thấy được ai là kẻ đại đởm, nhanh nhẹn, lanh trí… Có những màn hồi hộp như thế đại hãn mới thấy hứng thú và sẵn sàng ban cho một phần thưởng xứng đáng. Khi mãnh thú bị giết sạch rồi, đám cháu của đại hãn xin tha cho những con thú yếu ớt hoặc còn bé. Một hiệu lịnh truyền xuống chấm dứt cuộc săn, vòng vây liền tháo mở trả tự do cho những con thú còn lại.”
Cuộc săn ở Termeds kéo dài suốt bốn tháng. Trong bốn tháng ấy một trăm ngàn binh Mông Cổ giẫm lên khắp chốn núi rừng say sưa đuổi theo con mồi, chừng như họ đang sống trong cảnh thái bình vô sự. Nhưng chính lúc ấy kẻ thù rục rịch dấy lên ở khắp bốn phương.