Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Chương 13

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Mùa xuân năm 1211, Thành-Cát-Tư-Hãn hội quân bên sông Tây bình (Kéroulène). Tất cả tráng đinh từ núi Altai đến núi Chingan đều phải nhập ngũ vì lần chinh phục nầy quan hệ tới vận mệnh của tất cả dân tộc du mục.

Đại hãn tuyên bố: “Đã đến lúc phải đánh nước Kim, nước đã nhiều phen phản bội các khả hãn đời trước và luôn luôn tàn sát áp bức những dân tộc ở lều”.

Nghe xong, toàn thể ba quân nhiệt liệt hoan nghênh, tiếng reo mừng vang dậy núi sông, vì còn gì thỏa thích cho bằng chiếm cái nước giàu mạnh, của báu vô tận ấy; họ sẽ đoạt nhiều bảo vật, nhiều đồ kỳ lạ chưa hề thấy trong cuộc đời chinh chiến.

Riêng Thành – Cát – Tư – Hãn, ông nhận thấy việc làm của mình hết sức trọng đại, nó quyết định sự tồn vong của đế quốc mới thành lập. Nếu chẳng may thất bại, đế quốc sẽ sụp đổ vĩnh viễn; những xứ mới chinh phục ở chung quanh sẽ tràn tới cướp bóc tàn sát dân Mông Cổ; những bộ lạc vừa đặt dưới quyền thống trị của ông sẽ nổi loạn; những miền mới thống nhất sẽ ly khai… Cái vinh quang của dòng Bọt Di Dinh, của Mông cổ do bao nhiêu công lao của ông tạo nên sẽ tan biến như mây khói. Nhưng ông nhất quyết phải giáng một đòn xuống nước Kim.

Công cuộc chuẩn bị đã đến mức chu đáo, chẳng còn điều gì đáng lo ngại… Bây giờ bốn phía biên thùy đều yên ổn, các nước láng giềng đều là bạn đồng minh. Đáng lo ngại hơn cả là Tây hạ thì bây giờ họ đã quá suy nhược rồi, trong nhiều năm nữa họ cũng chưa dám gây chiến với ai. Trong nội bộ, nếu có thân vương hoặc tù trưởng nào còn thèm khát độc lập – bấy lâu nay chỉ thần phục một cách miễn cưỡng – ông bắt phải dự chiến luôn cả cha mẹ con cái và chiến sĩ của họ. Tại đất nhà chỉ còn lại bô lão, đàn bà, trẻ con với 2.000 quân túc vệ; tất cả 20 vạn kỵ quân phải dự cuộc nam chinh.

Chiến cuộc nầy hết sức trọng hệ, mối nguy hiểm cũng lớn lao nên không thể giao cho một pháp sư cầu nguyện vu vơ được. Đích thân Thành-Cát-Tư-Hãn làm lễ tế cáo trời đất. Một mình ông đi vào lều riêng “tiếp xúc” với Trời. Ông khấn với đấng tối cao rằng ông chỉ muốn báo thù cho tổ tiên; nêu danh tất cả những khả hãn đời trước đã chết dưới tay người Kim và kể những nỗi thống khổ của dân du mục bao phen bị dày xéo. Trời Xanh chí công chẳng lẽ để cho dân tộc Mông cổ bị đọa đày mãi, chịu đựng mãi sự bất công do một dân tộc giảo quyệt, phản phúc gây ra? Trời Xanh hãy gởi những thần Thiện xuống giúp ông và cả những thần Ác nữa vì những vị Thần nầy cũng có sức mạnh kinh khủng. Trời xanh đã phán bảo tất cả các dân tộc đang sống trên mặt đất nầy phải hop lại chống nước Kim.

Ở trong lều luôn ba ngày, đại hãn chỉ lo trai giới và cầu nguyện. Đến ngày thứ tư ông mới ra ngoài báo cho dân chúng hay “Trời sắp ban cho ông sự chiến thắng vẻ vang”.

Từ sông Tây – bình quân Mông cổ rầm rộ trẩy binh đến biên giới nước Kim xa 1400 dặm. Quân thám sát đi đầu, tiến theo hình rẽ quạt. Họ không để lọt một thứ gì ra ngoài tầm mắt, từ một dòng suối, một địa điểm đóng trại đến tên thám mã địch núp trong bụi. Nối theo là ba quân đoàn hùng dũng do những tướng tài ba nhất chỉ huy: Mộc Hoa Lê, Tốc Bất Đài, Triết Biệt làm ba cánh trung quân, tả quân, và hữu quân. Họ vượt qua những rặng núi phía đông sa mạc Gobi, nhân mã đều toàn vẹn không bị một tổn thất nào cả. Họ mang theo tất cả những vật dụng cần thiết, mỗi kị binh đều có dắt thêm một con ngựa để thay đổi, lại chở theo hằng đàn súc vật làm lương thực qua sa mạc; lúc bấy giờ đúng ngay mùa tuyết tan nên không lo ngại vấn đề nước, cỏ cho ngựa. Đó là lúc trẩy quân chớ lương thảo của binh Mông cổ bao giờ cũng sẵn ở trước mặt, ở xứ nầy mà họ sắp chinh phục.

Đế đô nước Kim lúc bấy giờ là Yên kinh (Bắc Kinh) nằm ở trung tâm đế quốc, là mục tiêu của Thành – Cát – Tư – Hãn. Các toán tiền quân Mông cổ đều hướng thẳng về đó. Họ vượt qua Trường thành ngay khoảng có hai lớp vách cách nhau 200 dặm được phòng thủ rất cẩn mật. Xưa nay những bức thành này che chở vùng bình nguyên Yên kinh, chặn đứng những cuộc xâm lăng của dân du mục.

Bấy giờ, nước Kim tổ chức việc quốc phòng rất chu đáo, nhiều binh đoàn hùng hậu đóng ở gần kinh đô. Nghe tin quân Mông cổ tới, họ liền kéo lên định vây hãm địch ở vùng hiểm địa nằm giữa hai bức thành ấy. Bỗng có tin cấp báo: “Cánh quân Mông cổ ấy là tiền quân chỉ đánh nhử mà thôi. Đại quân của họ do Thành-Cát-Tư-Hãn chỉ huy cũng đã vượt qua trường thành cách đó 400 dặm cho (do?) quân Ong Gút trấn giữ. Họ vượt qua dễ dàng gần như khỏi rút kiếm và đã xuất hiện trong tỉnh Sơn tây như ở trên trời rơi xuống”.

Nghe tin, quân Kim sợ thất thế định rút về những thành ở gần hơn hết; họ kéo qua phía Tây, băng ngang vùng núi non không có đường xá. Cánh tiền quân Mông Cổ liền bọc qua phía Tây nhưng nhờ phi ngựa nên nhanh hơn quân Kim – phần đông chỉ chạy bộ. Quân Kim bị tấn công hai mặt; pháo binh của họ quá nặng nề kềnh càng trở thành cái bia dễ nhắm nhất cho quân cung nỏ Mông cổ. Một trân mưa tên tưới xuống làm tán loạn hàng ngũ, tiếp theo là trận xung kích vũ bão của 20 vạn quân kỵ – một lối tấn công mà cả thế giới lúc bấy giờ không có quân đội nào đỡ nổi.

Chỉ một trận đầu, đạo quân tinh nhuệ nhất của Kim bị tiêu diệt. Quân Mông cổ tràn ngập trong tỉnh Sơn Tây.

Thành-Cát-Tư-Hãn cho quân tản ra trên một tầm cực rộng để có đầy đủ lương thảo nhưng không ngại nguy hiểm vì tổ chức liên lạc chạy rất điều hòa. Nếu địch quân xuất hiện ở đâu đó thì các cánh quân của ông có thể trong vòng một hai ngày tập trung lại đối địch. Ở đây cũng như ở khắp các mặt trận khác sau nầy đường liên lạc giữa đại hãn và các tướng lãnh không bao giờ đứt đoạn. Chiến thuật lúc tiến thì tản ra, lúc đánh thì họp lại được Thành-Cát-Tư-Hãn áp dụng một cách tuyệt hảo. Cho nên kẻ địch phải ngạc nhiên thấy bất cứ ở nơi nào binh Mông cổ cũng có thể xuất hiện đột ngột và đến những trận quyết định họ xuất hiện đông đảo không ngờ được.

Bây giờ ba đạo quân Mông cổ do các vương tử chỉ huy tiến theo hình cánh quạt qua suốt tỉnh Sơn tây.

Thành Cát Tư Hãn và Đà Lôi chỉ huy cuộc bao vây thành Đại Đồng Tây kinh của nước Kim.

Triết Biệt dẫn đạo quân thứ năm đi tìm đường xuống bình nguyên Yên Kinh.

Lúc viên tướng nầy hạ hết những cái thành lẻ tẻ, mở được con đường rồi, Thành-Cát-Tư-Hãn liền bỏ Đại Đồng, ba vương tử cũng bỏ những thành đã chiếm, đồng kéo rốc lực lượng xuống bình nguyên tiến thẳng đến cửa thành Yên Kinh.

Đây là lần thứ nhất Thành-Cát-Tư-Hãn được dịp đứng trước một kinh thành vĩ đại. Ông cho ngựa rảo một vòng để quan sát: nào hào, nào tường … thật là sâu, thật là kiên cố, thật là rộng lớn! Không ngờ con người có thể làm được một công trình lớn lao đến như thế!

Đại hãn hết sức băn khoăn: Bây giờ phải làm thế nào? Có lẽ không bao giờ ông làm chủ được cái đô thị có mấy trăm ngàn quân trú phòng nầy! Có lẽ không bao giờ làm chúa tể đế quốc Kim được! Ông đã chiến thắng bốn đạo quân rồi, đạo quân nào quân số cũng đông gấp mấy lần quân của ông, vậy mà tin cho biết còn nhiều lực lượng hùng hậu khác ở bốn phía kéo tới. Suốt 6 tháng qua, binh Mông cổ dong duổi khắp nơi, nào cướp nào phá, tung hoành ngang dọc, giờ nghe nói đó chỉ là một tỉnh, tỉnh Sơn Tây và đế quốc Kim còn những 12 tỉnh như vậy nữa.

Trong thâm tâm Thành-Cát-Tư-Hãn đã muốn bỏ cuộc. Tuy không chiếm được nước Kim, nhưng ông cũng đã đạt được ước vọng: tiêu diệt đạo quân tinh nhuệ nhất của Kim: binh sĩ Mông cổ đã giàu hơn, cướp vô số của cải, bắt vô số người làm nô lệ, nhất là uy danh của ông bây giờ lừng lẫy khắp bốn phương. Đạo quân Triết Biệt đi tảo thanh phía đông đã tới chỗ tận cùng của thế giới, chỗ “đất biến thành nước”, ông còn muốn gì nữa? Nếu vây thành Yên Kinh mà không chiếm được thì còn gì là uy vũ nữa?… Cho nên Đại hãn quyết định rút quân ra đóng ở cõi ngoài vừa để nghỉ ngơi trong mùa đông vừa để dòm ngó coi quân địch động tĩnh ra sao.

Đang lưỡng lự chưa biết đóng quân ở đâu, ở biên cảnh Sơn tây hay ngoài Trường thành, bỗng có một sứ giả nước Kim đến xin bệ kiến.

Những chiến thắng liên tiếp của “bọn rợ” đã làm kinh ngạc cả triều đình Yên kinh. Từ tám mươi năm qua họ chưa bao giờ thấy một cuộc xâm lược như thế. Thông thường hễ binh thiên triều kéo đến là quân rợ vội rút đi, bây giờ chúng nó lại đi kiếm quân thiên triều để đánh. Và hễ quân binh xuất hiện ở đâu là quân rợ ào tới bao vây tứ phía. Những tay chỉ huy của chúng thật là đảm lược không ai ngờ được, khiến cho các tướng của triều đình không còn biết xoay sở thế nào nữa. Giờ chúng lại dám kéo đến bao vây kinh đô. Ở Yên kinh ai cũng chờ chúng lao đầu vào các vách thành vững như núi xem thử bài học đẫm máu có dạy chúng chừa hẳn thói cướp bóc dã man không. Nhưng lạ thay khả hãn Mông cổ không để cho một tên kị binh nào bén mảng vào tầm tên. Nhiều người thấy rõ khả hãn tế ngựa xa xa ở chung quanh thành, rồi đột nhiên chẳng đòi hỏi gì hết lại rút quân đi. Họ muốn gì hay mưu mẹo gì đây chăng? Cho nên vua Kim muốn thử nghị hòa.

Viên sứ giả có nhiệm vụ dò xét ý định của quân rợ và giải thích cho đại hãn của họ hiểu: hoàng đế nước Kim rất đỗi kinh ngạc không hiểu cớ gì họ xâm lăng nước Kim. Đại Kim muốn sống hòa bình với Mông cổ. Hơn nữa đại hãn được phong Bắc Cường Chiêu Thảo Sứ đang có trọng trách tảo trừ phiến loạn…

Thành-Cát-Tư-Hãn cũng rất đỗi ngạc nhiên về cuộc hòa đàm này. Ông đã tàn phá những tỉnh trù phú của đế quốc Kim, vậy mà hoàng đế của họ lại muốn sống hòa bình với ông! Đế quốc rộng mênh mông, nhiều thành lũy kiên cố, quân đông như kiến cỏ, sao không xuất binh ra đánh đuổi mà hỏi tại sao ông muốn tấn công nước Kim? Hẳn là họ suy nhược lắm nhưng còn muốn che giấu. Đại hãn tiếp sứ giả rất ân cần nhưng có ý dò hỏi nhiều việc.

Vua nước Kim đã chọn lầm sứ giả; ông ta vốn là dòng dõi nhà Liêu đâu ưa gì nước Kim, cho nên sẵn sàng tiết lộ nội tình đế quốc Kim với Đại hãn. Các vua Kim trị vì ở Hoa bắc trong gần một trăm năm nay vẫn bị người Trung hoa coi là kẻ xâm lăng. Dù đã tiêm nhiễm phong tục, tập quán, đã thấm nhuần văn hóa Trung quốc họ không bao giờ được nhìn nhận là vua chính thống, trái lại dưới mắt người Trung quốc họ vẫn là “bọn Rợ miền Bắc, bọn Rợ Mãn Châu” đã cướp ngôi nhà Liêu. Ở miền Nam, vua Tống là kẻ thù của họ; ở Đông bắc một hoàng thân Liêu hiện đang miễn cưỡng thần phục họ, nhưng vẫn âm thầm đợi chờ cơ hội quật khởi… Nếu đại hãn sẵn sàng giúp nhà Liêu trung hưng thì chính sứ sẽ sẵn sàng làm nội ứng, ngoài ra còn lắm anh hùng hào kiệt cũng đang mưu đồ lật đổ nhà Kim.

Thoáng nghe qua Thành-Cát-Tư-Hãn đã thấu suốt tình hình. Kị binh của ông hùng mạnh hơn quân Kim, nhưng không thể chiếm những cái thành vĩ đại, kiên cố được. Mà giả sử có chiếm được cũng không thể giữ nổi vì quân Mông cổ quá ít, sẽ chìm mất trong cái biển người bao la. Nhưng có thể giúp cho quân Liêu chinh phục cái biển người ấy và giao cho họ chăn giữ quân Kim…

Thế rồi đại hãn quyết định tiếp tục cuộc chinh phạt. Ông trẩy quân lên vùng hiểm địa ở giữa hai dãy tường thành, tại đây có vô số trại nuôi ngựa, có thể nói là kho dự trữ chiến mã vĩ đại của hoàng gia Kim. Chỉ một trận chớp nhoáng, quân Mông cổ đã đoạt hết những bầy tuấn mã nhiều không đếm xiết, dứt được mối lo quân Kim sẽ tổ chức lại kị binh hoặc dùng ngựa vận tải lương thực. Sau nầy quân Kim có phản công, họ chỉ còn cách đi bộ, quân Mông cổ có thừa thì giờ để tới bất cứ nơi nào với đạo quân kỵ thần tốc của mình. Xong trận nầy, Đại hãn cho binh sĩ hạ trại tránh mùa đông tại đây, không còn lo ngại gì nữa, đồng thời gởi một đoàn sứ giả qua Khiết – đan tiếp xúc với hoàng thân Liêu.

Đầu mùa xuân năm 1212 thình linh hoàng thân Liêu khởi binh ở Khiết – đan, cùng lúc ấy quân Mông cổ hoạt động trở lại, đánh phá các tỉnh phía Bắc Trường thành. Vua liền phái quân đi đánh dẹp, nhưng vừa thấy bóng “quân rợ”, họ đã chạy dài. Quân Mông cổ liền đuổi theo, vượt qua tường thành tràn xuống tỉnh Sơn tây. Họ đều kinh ngạc trước một sự kiện lạ lùng: tất cả những thành lũy đã san bằng năm trước bây giờ dựng đứng lên như cũ và được phòng thủ cẩn mật. Họ đành phải bỏ những thành nhỏ, đem toàn lực tấn công thủ phủ Đại – đồng. Quân Kim từ bốn phía kéo đến giải vây nhưng đều bị đánh tan rã. Quân Mông cổ ồ ạt hãm thành nhưng sức phòng thủ quá kiên cố không làm sao nao núng quân Kim được. Trong lúc chỉ huy một đợt tấn công, Thành-Cát-Tư-Hãn lại bị một mũi tên, suýt rơi xuống ngựa. Đồng thời những tin thất lợi từ Khiết – đan đưa tới. Quân Kim đại thắng ở mặt trận này, đập tan hết quân khởi nghĩa và đang bao vây hoàng thân Liêu.

Thành-Cát-Tư-Hãn liền rút quân ra ngoài Trường thành cho quân sĩ luyện tập lại cách công thành đồng thời phái Triết – Biệt thống lĩnh hai binh đoàn đi tiếp viện hoàng thân Liêu. Chỉ một trận, Triết – biệt quét quân Kim ra khỏi Khiết – đan, rồi vây hãm Liêu – dương. Thử qua vài đợt tấn công thấy không lay chuyển được chút nào, viên tướng tài ba tưởng đã đành phải bỏ cuộc như Thành-Cát-Tư-Hãn ở Đại Đồng. Nhưng sau cùng ông áp dụng một chiến thuật : cho phao ngôn khắp nơi rằng sắp có viện binh Kim tới, rồi đột ngột ngưng cuộc vây hãm, hấp tấp rút quân đi bỏ lại tất cả hành trang, lều trại trước thành Liêu – dương. Hai ngày sau ông cho đổi ngựa khỏe quay trở lại. Chỉ trong một đêm quân Mông cổ phi hết khoảng đường đã lui. Họ gặp quân Kim cùng với dân chúng đang tranh nhau cướp đồ đạc đã bỏ lại, bốn cửa thành đều mở toang. Ngựa Mông cổ sải trên lưng quân Kim vào thẳng trong thành. Mưu kế nầy đã đưa đến thành công rực rỡ: hoàng thân Liêu đang thất điên bát đảo, bây giờ nghiễm nhiên xưng vương ở Liêu Đông, đem xứ Khiết-đan về qui phụ Mông-cổ.

Mùa xuân năm sau (1213) quân Mông – cổ lại mở chiến dịch ở nước Kim. Trận thứ ba nầy khởi đầu bằng cuộc đánh chiếm các tỉnh ở Hoa – bắc, có kế hoạch hẳn hoi. Họ không bỏ một thành nào hết, trước tiên triệt hạ những thành nhỏ để rút kinh nghiệm rồi sau mới lần lượt công hãm những thành kiên cố. Đà – Lôi và Tô – Gu – Sa xung phong trèo lên thành làm gương cho quân sĩ. Ba vương tử và đám bộ tướng đánh chiếm lần lượt các hẻm núi. Bây giờ viên sứ giả người Liêu thấy quân Mông – cổ đã thật sự muốn chiếm nước Kim liền dẫn một số tướng Khiết – đan theo Thành – Cát – Tư – Hãn. Quân Mông – cổ chiếm được trọn tỉnh Sơn tây và bao vây chặt chẽ vùng bình nguyên Yên – kinh.

Trong lúc ấy, một cuộc chính biến bùng nổ tại triều đình Yên – kinh.

Tình hình đã quá nguy ngập mà triều đình lại thiếu người nên hoàng đế Vĩnh – Tế phải xuống chiếu thu dụng lại đám quan bị sa thải trước đây, trong số đó có viên thái giám Hồ – Sa – Hổ. Ông ta được nhà vua cho chỉ huy một quân đoàn, bất ngờ dùng lực lượng đó làm phản, chiếm Yên – Kinh, giết quan tổng trấn rồi ám sát hoàng đế đoạt chính quyền.

Thành-Cát-Tư-Hãn liền đình chỉ các cuộc hành quân, gấp rút kéo đến Yên kinh với hi vọng loạn quân sẽ mở cửa thành đầu hàng, ngỡ đó là cuộc quật khởi của đám tướng Liêu. Ông không hiểu rằng đối với người Trung quốc bọn Khiết – đan nhà Liêu hay bọn Mãn Châu nhà Kim đều là kẻ xâm lăng, không bao giờ coi bọn ấy là đồng chủng với mình. Hồ – Sa – Hổ cũng thuộc dòng Liêu, nhưng không theo chủ trương của Liêu – đông, nhất định không thần phục bọn Rợ; cuộc nổi loạn nầy là một mưu đồ riêng của ông ta. Nên khi giết Vĩnh – Tế rồi, ông ta nắm giữ chức thống tướng chỉ huy toàn thể quân đội và đem một hoàng thân lên ngôi (Wou Tou Pou 1213-1223) rồi chống đánh Mông – cổ. Dù chỉ còn một chân phải ngồi trên xe cho lính đẩy, Hồ-Sa-Hổ cũng đích thân chỉ huy, đội binh qua một con sông gần Yên – kinh đánh úp binh Mông – cổ. Bị tập kích bất ngờ, đại quân Mông – cổ rối loạn hàng ngũ, số tổn thất khá nặng nhưng còn một may mắn là quân đoàn của tướng Cao – Chi lãnh nhiệm vụ đánh tập hậu lại kéo tới quá trễ, nhờ đó quân Mông – cổ mới có đường rút lui.

Tức giận vì mất một cơ hội thắng lợi lớn lao. Hồ-Sa-Hổ đã toan giết tướng Cao – Chi nhưng có hoàng đế Kim can thiệp nên Hồ-Sa-Hổ đành để cho Cao – Chi chờ dịp lập công chuộc tội. Sau trận nầy Hồ-Sa-Hổ lâm bịnh nặng không thể tiếp tục chỉ huy nữa, mới gọi thêm quân tiếp viện rồi giao binh quyền cho Cao – Chi. Bấy giờ Thành-Cát-Tư-Hãn đã tập trung được tất cả các binh đoàn về mở cuộc tấn công. Cuộc huyết chiến diễn ra liên tiếp ngày đêm hết sức gay go khốc liệt. Sau cùng Cao – Chi thảm bại bị quân Mông – cổ đuổi theo đến ngoại thành Yên – kinh.

Biết bận này khó thoát khỏi bản án tử hình của Hồ-Sa-Hổ, Cao – Chi liền ra tay trước; ông ta dẫn đám tàn quân bao vây đại bản doanh của thống tướng. Hồ-Sa-Hổ khập khễnh chạy đi trốn chẳng may vướng vạt áo té xuống đất bị Cao – chi tóm được, tức khắc đem chặt đầu rồi dẫn đám bộ hạ đi thẳng tới cung xin yết kiến nhà vua. Lúc chầu vua, tay Cao Chi còn xách thủ cấp Hồ Sa Hổ, yêu cầu vua xét lại lòng trung của y và của Hồ Sa Hổ. Lúc đó hoàng cung cũng bị bọn lính của Cao Chi bao vây, trước thái độ đe dọa như thế, nhà vua không làm sao khác được. Hơn nữa vua vẫn chưa quên Hồ Sa Hổ là một tên phản nghịch đã giết Vĩnh – Tế, tự xưng thống tướng; liền giao cho đình thần làm bản án hài tội Hồ Sa Hổ. Cao Chi được tuyên dương công trạng và phong chức thống tướng. Tất cả đám binh lính tham dự cuộc lật đổ Hồ Sa Hổ đều được tưởng thưởng …

Trong lúc nội bộ Yên – Kinh rối nát như nói trên, quân Mông – cổ đã tiến tới sát cửa thành, nhưng cũng như lần trước không thể nào lọt vào được. Thành Cát Tư Hãn bực tức vô cùng. Bọn Kim ở trong bốn bức tường này sẽ khinh khỉnh cười mình chăng? Đế quốc Kim chưa ngửi mùi chiến tranh … được lắm! phải cho họ nếm thử!

Ông quyết không án binh tránh mùa đông nữa, cũng không xua quân vào những tường thành bất khả xâm phạm, mà chia quân Mông – cổ cùng 46 đoàn thân binh Trung – quốc làm ba đạo, một đạo giao cho Cát – Xa thống lĩnh tiến đánh miền đồng thuộc Nam Mãn – châu. Đạo thứ hai tách ra làm ba cánh giao cho một vương tử chỉ huy tiến xuống miền Nam thuộc vùng cao nguyên Sơn tây; ông và Đà – Lôi chỉ huy đạo thứ ba tiến xuống vùng đồng bằng ở Đông Nam, tới tỉnh Sơn Đông.

Suốt mùa thu và mùa đông ba làn sóng kỵ binh Mông – cổ tràn ra ba ngả chém giết, cướp đoạt, đốt phá gần trọn nước Kim. Mùa màng bị đốt sạch, thành thị không còn bóng người, nơi nào họ đi qua là chỉ còn lại điêu tàn khói lửa. Bọn tướng Kim rút vào nội thành, bắt dân chúng ngoại ô vào phụ lực phòng thủ. Thành Cát Tư Hãn ra lịnh bắt hết đàn bà, trẻ con, bô lão ở các làng chung quanh, đẩy họ tới chân thành, một lớp làm bia đỡ tên, một lớp phải đào dưới móng chân tường cho vách đổ xuống. Dân trong thành không chịu bắn xuống thân nhân của họ. Với chiến thuật này, lần lượt quân Mông – cổ hạ hết thành trì của đế quốc Kim. Chỉ những thành sớm đầu hàng thì được để yên, còn bao nhiêu đều bị san bằng hết. Không đầy 6 tháng, 90 thành kiên cố bị cướp sạch và đốt ra tro. Gần trọn vùng bình nguyên Hoa – bắc chỉ còn lại 11 thành không hạ được trơ vơ như những ốc đảo ở giữa sa mạc. Nạn đói và bịnh dịch hoành hoành khủng khiếp, sau những cuộc hành binh của Mông – cổ; thây người như rạ ở khắp mặt đường, mặt đồng, trên dòng sông … Bấy giờ cơn lôi đình của Thành Cát Tư Hãn mới dần nguôi.

Qua mùa xuân, quân Mông – cổ mới đình chỉ cuộc hành quân, ba đạo quân đều rút trở về ngoại thành Yên – kinh. Nhưng khi trẩy qua các vùng bị bịnh dịch hoành hành, quân Mông – cổ bị nhiễm bịnh, lúc đến doanh trại phần đông đều bơ phờ, nhừ tử.

Trong tình trạng như thế mà bọn tướng lãnh vẫn đòi đại hãn cho họ tấn công thành Yên – kinh. Chỉ vì số chiến lợi phẩm nhiều như núi non làm cho họ hăng say lạ thường; luôn ba năm chuyến nầy nối chuyến khác, họ tải tất cả của cải của nước Kim về Mông – cổ.

Nhưng đại hãn biết rằng có chiếm được Yên – kinh cũng không thể giữ được; ông đã thấy rõ không thể chinh phục một đế quốc có 50 triệu dân; đối với ông, vua Liêu hay vua Kim cai trị đế quốc cũng thế thôi có gì là quan trọng, hướng chi họ đã suy nhược và rã rời. Hơn nữa bịnh dịch đang phát hiện trong quân đội, có thể là điềm trời cảnh cáo ông.

Đại hãn gởi sứ giả tới hoàng đế Kim đưa ra một yêu sách: “Tất cả những tỉnh ở phía Bắc sông Hoàng hà đều đã lọt vào tay ta, giờ chỉ còn lại Yên – kinh. Đó là Trời muốn cho Ngươi suy vong đến mức đó. Nếu ta thẳng tay đẩy ngươi vào chỗ cùng đồ, có lẽ Trời sẽ bất bình chăng? Ta vì ngại lòng trời nên muốn triệt binh về nước. Vậy Ngươi nên sắm sửa lễ vật cống hiến cho các tướng lãnh của ta, họ mới thỏa mãn mà rút quân đi.”

Triều đình Yên – kinh liền mở cuộc họp bàn. Từ lâu nay họ đã quen nghe kẻ yếu xin hòa nên tướng Cao Chi đòi đánh một trận quyết định, cho rằng quân Mông – cổ đã mỏi mệt, ngựa của họ đều kiệt lực. Nhưng bọn đại thần đều cực lực chống lại chủ trương đó: không có gì điên rồ bằng chuyện đánh nữa. Từ ba năm nay có làm gì khác hơn là đánh quân Mông – cổ, nhưng thử kiểm điểm lại kết quả! Đã đưa đạo binh tinh nhuệ nhất ra chiến đấu thì liền bị tiêu diệt; rồi đạo binh thứ hai, thứ ba … thứ mười, bị tiêu diệt! tiêu diệt! Rút trong thành thì thành bị chiếm, bị cướp, bị đốt! Nào là tài thao lược của Tôn – Ngô, Gia – Cát, nào là máy móc tinh xảo, nào là địa lôi khủng khiếp nhất … tất cả đều thất bại trước bọn ác quỷ Mông Cổ! Tất cả những kế hoạch đều trở thành đại họa! Bây giờ còn tính bác yêu sách của họ để trêu hùm dữ nữa hay sao?…

Hoàng đế Kim liền phái một đại thần tới Đại bản doanh của Thành Cát Tư Hãn xin nghị hòa. Nhà vua thuận theo để cho hoàng thân Khiết Đan trị vì ở Liêu – đông, nạp một số cống vật như vàng lụa, 3.000 con ngựa quí và một số mỹ nữ; vua lại gả một công chúa, con của hoàng đế Vĩnh – tế cho đại hãn gọi là tỏ tình hòa hiếu.

Cuối Xuân năm 1214, sau ba năm tàn phá nước Kim, Thành Cát Tư Hãn rút quân về Mông – cổ, đại hãn hẳn rất hài long vì một dân tộc 50 triệu người, có Vạn lý trường thành, núi cao sông rộng, có thành lũy kiên cố, quân hùng tướng giỏi mà cũng không thể chống lại 20 vạn quân Mông – cổ. Đế quốc Kim đã hoàn toàn kiệt quệ ít ra phải mười năm nữa mới xây dựng lại được như cũ. Từ nay nước Kim không còn là mối đe dọa dân Mông – cổ nữa.

Lúc về quân Mông – cổ có dắt theo hàng vạn tù binh mà hồi còn đánh nhau đã dùng làm phu khiêng đất, lấp kinh phá đê… bây giờ phải giải quyết cách nào đây. Họ mang theo đủ thứ bịnh, lại không đủ sức khỏe để qua sa mạc Gobi, mà cũng không thể thả họ về vì họ đã thấy cách hành binh và biết rõ bản chất của người Mông – cổ; sau nầy sẽ trở thành những địch thủ lợi hại. Vả lại sinh mạng của một người Kim có nghĩa gì? Thành Cát Tư Hãn ra lịnh giữ lại những nho sĩ, nghệ sĩ, thợ giỏi còn bao nhiêu thì chém tiệt hết.

Bây giờ nhằm mùa hạ, không thể qua Gobi dưới cái nắng thiêu người, đại hãn ra lịnh hạ trại ngoài ven sa mạc, trong ốc đảo Dolon Nor.

Vừa khuất bóng quân Mông – cổ, hoàng đế Kim liền quyết định dời đô xuống Khai – phong ở phía Nam sông Hoàng Hà. Quần thần hết sức can ngăn, cho rằng việc di đô như vậy là một cuộc đào tẩu bỏ rơi các tỉnh miến Bắc, nhưng không sao lay chuyển được ý định của nhà vua được. Tướng Cao Chi lo việc hộ giá xuống phương Nam. Để trấn tĩnh nhân tâm, nhà vua tuyên cáo rằng Thái tử và quân đội sẽ ở lại Yên kinh, quyết không bỏ miền Bắc.

Nghe tin này, Thành Cát Tư Hãn nổi trận lôi đình: “Bọn Kim coi thường lời nói của ta! Chúng nó giả vờ hoà hiếu để yên mặt Bắc xuống chinh phục miền Nam!”

Ngay lúc ấy, một sứ giả nhà Tống tới Dolon Nor xin vào bệ kiến đại hãn. Vương sứ cho biết triều đình Tống đang bận rộn đối phó với âm mưu của hoàng đế Kim. Ở miền Trung – quốc mọi người đều hoan hỉ đón tin chiến thắng của Mông – cổ như tin chiến thắng của quân nhà. Họ coi việc thảm bại của đế quốc Kim như một hình phạt xứng đáng của Trời về tội xâm lăng các tỉnh Hoa – bắc và đòi tuế cống quá nặng nề: 25 vạn lạng bạc, 25 vạn tấm vóc lụa; chỉ có năm rồi triều Tống lờ đi vụ nạp cống hằng năm. Bây giờ quân Mông – cổ thình lình rút đi và vua Kim dời đô xuống sát ranh giới Tống khiến cho hoàng đế Trung- hoa hết sức lo ngại. Vị vương sứ có nhiệm vụ trình bày cho đại hãn thấy rõ cái nguy cơ buông lỏng cho nước Kim phục hồi lực lượng.

Trước khi vào bệ kiến, viên sứ giả Trung – quốc phải dành một thời gian học những lễ nghi, tập tục của Mông – cổ. Ông ta phải biết cả những chi tiết nhỏ nhặt trong nghi thức ngoại giao, chẳng hạn: khi vào viên môn không được giẫm chân lên ngưỡng cửa, không được dựa vào cột. Phạm vào những điều cấm ấy sẽ bị vệ binh quất bằng roi da rồi đem chặt đầu. Ông ta phải mặc trào phục nhảy ngang qua hai ngọn lửa để diệt những “chất hung ác, xấu xa” trong con người. Tất cả tặng phẩm đều phải hơ lửa trước rồi đem phơi ngoài trời luôn bảy đêm ngày, và vì vậy mà các loại gấm vóc và đồ mỏng manh hư hao rất nhiều, sau đó mới được phép vào viên môn bệ kiến.

Bên trong viên môn mọi vật đều chìm đắm trong một thứ ánh sáng lờ mờ, kỳ ảo vì ánh mặt trời chỉ lọt vào cái ống thông khói trên đỉnh nóc và qua cái màn vén lên ở cửa ra vào. Trong tận cùng có một cái bệ cao trải thảm trên để hai cái ngai, một của đại hãn và một của bà sủng phi, công chúa nước Kim. Cận bên bệ ở dưới đất là dãy ghế của sáu bà thứ phi; từ đó lui về phía sau là những dãy ghế đặt theo hình móng ngựa dành cho các thân vương, tướng lĩnh, hàng quí tộc và vợ con của họ. Ai cũng ăn vận sặc sỡ, lộng lẫy, đồ trang sức toàn bằng cẩm thạch, ngũ sắc hoặc bằng vàng chạm trổ rất công phu. Gần cửa ra vào có cái bàn rộng để toàn là ché vàng hoặc bạc đựng Koumiss và các thức ăn. Bên góc điện, một ban 18 nhạc công gồm toàn là những tay tuyệt kỹ trong giới nhạc Trung quốc.

Trên ngai, dáng vóc lực lưỡng của Thành Cát Tư Hãn nổi bật giữa cảnh âm u huyền ảo, nhưng chỉ riêng có đại hãn là không có một món đồ trang sức nào trên mình. Vị chúa vừa nâng chén rượu thì giàn nhạc trỗi lên ầm ĩ, tất cả đám cử tọa nhất tề đứng dậy, kẻ khiêu vũ, người vỗ tay theo nhịp, tiếng cười nói lẫn với tiếng nhạc gây ra một cảnh vừa ồn ào, vừa có vẻ cuồng bạo, man dã lạ thường.

Viên sứ giả không biết phải làm cách nào thi hành nhiệm vụ của mình. Những câu nói văn hoa tế nhị được chuẩn bị thật chu đáo nếu thốt ra giữa cái không khí vỡ chợ như thế nầy thì còn đâu là ý nghĩa? Nhưng cũng may đại hãn để cho ông ta nói hết lời, rồi nghe viên thông ngôn thuật lại nhưng không tỏ ý chấp thuận hoặc phản đối gì hết. Lời đáp duy nhất của đại hãn là lời mời sứ giả cứ uống Koumiss và ăn thịt nướng tùy thích. Vương sứ ngồi hàng ghế bên tả cạnh những bà thứ phi nhưng ghế cao hơn mọi người. Ông ta uống rượu nếp và nói tiếng Trung quốc với họ trong lúc bọn chiến sĩ vũ ở trước mặt. Nhưng không ai đả động tới câu chuyện của ông ta, hôm nay cũng như những ngày sau đó. Họ không hội họp bàn luận mà cũng không cho ông ta yết kiến đại hãn thêm một lần nào nữa.

Ông ta thử cố gắng lắng(?) nghe chủ trương của đại hãn ở những người thân cận, nhưng vô hiệu quả, chừng như họ chẳng có chủ trương gì hết đối với cuộc diện Trung quốc. Họ chỉ lo phi ngựa, bắn cung, tổ chức những cuộc săn bằng chim ưng, hoặc chơi banh với đại hãn trên một cái sân rộng. Sứ giả có thể ngồi trước lều riêng của mình tha hồ nhìn ngắm: đại hãn có thân hình vạm vỡ nổi bật giữa đám thân vương, cận tướng, đang say sưa đuổi theo trái banh, chụp lấy, liệng bay vút đi. Mỗi lần thắng được một trái banh, vị chúa cười giòn dã, vui nhộn như trẻ con …

Một hôm, thừa lúc đại hãn cỡi ngựa đi quanh trại, sứ giả ra đứng bên đường vờ như tình cờ gặp mặt. Thành Cát Tư Hãn dừng ngựa lại bảo người thông ngôn hỏi:

– Sao hôm rồi ngươi không ra đấu banh với bọn ta? Trận đấu hôm ấy thật là hào hứng!

Sứ giả ngạc nhiên khiêm tốn đáp:

– Thần không có cái hân hạnh được mời tham dự.

– Hừ! Tại sao phải đợi mời! Nếu người thích thì cứ tham gia chứ có gì!

Thế là bữa cơm chiều hôm đó, vì tội không ra chơi banh, sứ giả bị bọn triều thần phạt rượu đến say mèm phải khiêng về trại.

Một lần nữa, mới vừa mở miệng hỏi đại hãn được ít tiếng về đề nghị của triều Tống thì đại hãn cắt ngang, đáp một câu vắn tắt: “Ta đã nghị hòa với vua Kim”.

Luôn ba năm bị tàn phá, giết chóc khủng khiếp như thế tưởng nước Kim đã tê liệt, không ngờ mới có ba tháng hòa bình đã trỗi dậy mạnh mẽ! Những đô thị bị thiêu hủy được xây cất lại, những thành lũy đã san bằng đều dựng trở lại. Mới cam kết nhìn nhận nền độc lập của Liêu – đông, bây giờ họ lại xua một đạo quân hùng hậu qua đánh chiếm trở lại: chỉ có mấy tuần quân Liêu – đông đại bại, thành Liêu – dương mất, vua Liêu phải đào tẩu.

Đám vệ binh của hoàng đế Kim theo hộ giá lúc di đô phần lớn là người Liêu. Vừa tới Khai phong họ được lịnh phải nạp khí giới và ngựa lại. Họ biết ngay là sẽ bị loại ra liền nổi lên giết tướng chỉ huy, cử người của họ lên thay thế rồi kéo nhau trở lên miền Bắc. Hay tin, triều đình liền phái một đạo quân đuổi theo, một đạo khác án ngữ trên mặt Bắc, chận họ lại. Trong tình thế tấn thối lưỡng nan, họ gởi một đoàn đại biểu tới Dolon Nor sáp nhập vào quân Mông – cổ và xin cứu viện. Đế quốc Kim phục hưng quá nhanh chóng, cứ theo cái đà nầy thì chẳng bao lâu nữa một Đại Kim mới sẽ còn cường thịnh nguy hiểm hơn trước vì đã hiểu rõ sức mạnh cũng như nhược điểm của Mông – cổ, họ đâu có để yên … Thành Cát Tư Hãn liền quyết định phát động chiến tranh trở lại. Mộc Hoa Lê thống lĩnh một quân đoàn đi cứu vua Liêu; Tốc – bất – đài mở chiến dịch hành quân ở Mãn châu, tại chính quốc của người Kim, một quân đoàn thứ ba tiến xuống Nam giải thoát đám vệ binh Liêu.

Tốc – bất – đài hành quân suốt cõi đất Mãn châu xuống tận miền Cao – ly; từ đó xứ này trở thành phiên thuộc của Mông – cổ.

Lúc ấy quân Kim đã chiếm trọn vẹn Liêu – đông, viên thống đốc do triều đình bổ nhiệm đã lên đường. Mộc – Hoa – Lê đánh tan quân Kim, kiểm soát hết những con đường vào thành Liêu dương, bắt được viên thống đốc đoạt lấy chiếu chỉ của nhà vua trao lại cho một đại tướng Kim đang phục vụ trong hàng ngũ Mông – cổ. Viên đại tướng dẫn một đoàn tùy tùng tiến vào kinh thành thẳng đến soái phủ. Bọn Kim ngỡ là người của vua bổ nhiệm, tiếp đón trọng thể; nhưng nắm quyền rồi viên đại tướng liền loại hết đám tướng lãnh của đế quốc, mở toang các cửa thành cho quân Mông – cổ vào. Mộc – hoa – lê định trừng phạt dân Liêu – dương đã thụ động đối với quân Kim nhưng viên đại tướng khuyên nên dùng chính sách mềm dịu để chinh phục toàn thể dân Khiết – đan, nhờ đó mà những thành còn lại đều qui hàng Mông – cổ, quân Kim bị tống ra khỏi lãnh thổ Liêu.

Đạo quân thứ ba của Mông – cổ mở được một đường tiếp viện cho đám vệ binh bị bao vây, rồi phối hợp với họ kéo rốc tới cửa thành Yên kinh. Nhưng trước đó thái tử nhiếp chính đã rút về Khai phong. Lúc được chiếu lệnh của hoàng đế bảo phải rút đi, có một hoàng thân hết lời can ngăn thái tử, cho rằng thái tử là linh hồn của cuộc chiến đấu, nếu bỏ xuống Nam tức là bỏ rơi hoàn toàn các tỉnh miền Bắc, chắc chắn cảnh hỗn loạn sẽ diễn ra. Nhưng bọn tướng lãnh lại hùa theo thái tử, đòi phải tuân lệnh chiếu. Họ hỏi hoàng thân: “Ngài có dám bảo đảm giữ nổi kinh thành không?” Hoàng thân không trả lời được vì những tỉnh ở chung quanh đã bị cướp phá sạch rồi, lương thực đâu còn để cung cấp cho một kinh đô rộng lớn như thế và ngay lúc đó lương thực cũng đã bắt đầu thiếu rồi. Thái tử hứa khi về Khai phong sẽ lo việc tiếp tế cho Yên – Kinh.

Sau đó quả nhiên cảnh hỗn loạn xảy ra ở khắp nơi. Nhiều tỉnh nổi dậy tuyên bố độc lập. Thống đốc của họ có kẻ xưng vương, có kẻ hàng phục Mông – cổ. Rồi họ đánh lẫn nhau, đánh bọn theo đế quốc, đánh luôn cả quân Mông – cổ.

Mộc – hoa – lê đập tan tất cả những đám quật khởi, mở cuộc hành quân suốt cả thu đông, chiếm hết thảy 800 thành, một phần thì san bằng, một phần thì giao lại cho người Trung quốc nắm chính quyền. Riêng Yên – kinh, quân Kim vẫn giữ vững mặc dù nạn đói kém và bịnh dịch hoành hành dữ dội. Miền Nam gởi liên tiếp nhiều đạo quân lên cứu viện nhưng đều bị quân Mông – cổ đánh tan vỡ … Hoàng thân cố thủ kinh đô cho đến mùa xuân thì lương thảo cạn, chuyến tải lương cuối cùng ở Khai – phong lên cũng bị phục binh Mông – cổ cướp sạch. Tuyệt vọng, hoàng thân xua hết quân trong thành ra tử chiến với địch nhưng đám bộ tướng không chịu theo.

Quá tức giận, hoàng thân liền lui về soái phủ thảo một tờ biểu kể rõ tình hình ở Yên – Kinh và tố cáo tướng Cao Chi toan làm phản. Ông xin vua xá tội không giữ nổi kinh thành. Rồi giao tờ biểu cho một thuộc hạ thân tín dặn khi Yên-kinh thất thủ thì về Khai-phong dâng lên vua; ông đem của cải phân phát hết cho tôi tớ quyến thuộc rồi uống thuốc độc tự tử. Qua đêm sau, viên đại tướng thay quyền chỉ huy dẫn người ái thiếp mở cửa thành trốn đi bỏ mặc cho bọn lính cướp phá khắp nơi.

Mộc-Hoa-Lê xua 15.000 quân Mông-cổ và các đoàn thân binh Trung –quốc tràn vào thành, thế như nước lũ. Cuộc tàn sát cướp bóc phá hoại diễn ra thật khủng khiếp chưa từng thấy. Lửa cháy ngùn ngụt suốt cả tháng. Nhiều sử gia ghi như sau: “Số người bị giết thây chồng chất như núi đồi; gan, óc và mỡ chảy ra lầy cả mặt đường. Bảy mươi ngàn phụ nữ sợ bị giặc bắt hiếp nhảy bừa từ trên mặt thành xuống đất…”

Tin chiến thắng về tới ốc đảo Dolon Nor không làm cho Thành-Cát-Tư-Hãn hoan hỉ hơn vì đế quốc Kim bây giờ không đáng quan tâm nữa. Ông chỉ phái Cô-Tô-Cô đến Yên kinh chở hết bảo vật trong hoàng cung về Mông cổ.

Sứ giả của đại hãn được tiếp đón hết sức trọng thể; bọn triều thần cũ tìm đủ mọi cách để được Cô Tô Cô chú ý tới và ban cho một ít đặc ân. Kẻ thì dắt ngựa quý tới, kẻ đem gấm vóc, người dâng ngọc ngà… Thấy tặng phẩm đều thuộc thứ vô giá, Cô-Tô-Cô hỏi:

– Những thứ này có phải là của cải trong hoàng cung không?

– Bẩm phải…

– Các ông làm gì có những báu vật ấy được! Những thứ nầy đều là của vua Kim, bây giờ quân ta đã chiến thắng thì đương nhiên nó thuộc về Đại Hãn. Sao các ông dám lấy của Đại Hãn đem tặng cho ta?

Thế là tất cả đồ châu báu trong cung cấm đều được đánh số từng món và ghi vào sổ cẩn thận, tải về Dolon Nor suốt mấy tuần mới hết. Mỗi chuyến đi, quân Mông Cổ còn bắt theo một số người hữu dụng: nghệ sĩ, đạo sĩ, các nhà chiêm tinh, thợ giỏi… người nào cũng bắt đeo một cái bảng ghi tên họ, nghề nghiệp.

Một hôm Thành-Cát-Tư-Hãn chú ý tới một người vóc dáng phương phi, có chòm râu dài đen nhánh, bảng đeo ở trước ngực ghi: “ Gia-Luật-Chu-Thai – đạo sĩ – chiêm tinh gia – thuộc tôn thất Liêu. Đại-Hãn nói:

– Nhà Liêu và nhà Kim đời đời thù địch nhau; nay ta đã diệt được Kim báo thù giùm cho ngươi rồi đấy!

Chu-Thai đáp:

– Tâu Đại-Hãn, nội tổ và thân phụ của lão phu trước kia đều nhờ nhà Kim, bây giờ lão phu cũng thế, không dám nói dối để mang tội phản nghịch lại thân phụ và chúa cũ.

Lời đáp trên làm cho Thành-Cát-Tư-Hãn rất hài lòng. Một người ở đô thị mà còn giữ được lòng trung thực, không sợ uy vũ, không tham lợi như thế hẳn là người đáng nể. Đại-Hãn liền vời Chu-Thai vào kim trướng hỏi han thật ân cần rồi phong làm quân sư.

Hoàng đế Kim lại xin nghị hòa. Thành-Cát-Tư-Hãn bàn với chư tướng: “Ta đã giết hết nai với mễn rồi, giờ chỉ còn lại một con thỏ, thôi nên buông tha cho nó!” Nhưng điều kiện hòa bình của Mông cổ đưa ra, hoàng đế Kim không chấp nhận được: quân Kim phải rút ra khỏi các tỉnh ở phía Bắc sông Hoàng-hà; nhà vua chỉ còn quyền hành ở Hà-Nam và phải làm phiên thần Mông-Cổ.

Qua mùa thu chiến tranh lại tái diễn. Thành Cát Tư Hãn phái một đạo binh xuống đánh miền Nam; nhưng lần này quân Mông-Cổ bại trận phải thối qua sông Hoàng-Hà đi trên mặt băng. Nhiều thị trấn ở xa nổi loạn, dân quân rục rịch dấy lên khắp nơi, mở màn một cuộc chiến tranh dai dẳng, hao mòn. Đồng thời có tin khẩn cấp từ phương Tây báo về: dân Nãi-man rục rịch quật khởi, dân Thổ-phồn đã dấy loạn một vài nơi…

Mùa hạ năm 1216 Thành-Cát-Tư-Hãn rút đại phần quân viễn chinh về xứ, để Mộc-Hoa-Lê ở lại nước Kim với 23.000 binh Mông cổ và hơn 20.000 thân binh, phong cho viên đại tướng làm phó vương cai trị ba nước Kim, Liêu và Cao-ly. Trước khi từ biệt, Đại-Hãn lại cho phó vương một chiếu lệnh cuối cùng: “Ta đã chiếm xong các xứ ở miền Bắc núi Hoài, phần ngươi hãy tiếp tục cuộc chinh phạt ở miền Nam núi ấy’.

Mùa xuân năm 1211, Thành-Cát-Tư-Hãn hội quân bên sông Tây bình (Kéroulène). Tất cả tráng đinh từ núi Altai đến núi Chingan đều phải nhập ngũ vì lần chinh phục nầy quan hệ tới vận mệnh của tất cả dân tộc du mục.

Đại hãn tuyên bố: “Đã đến lúc phải đánh nước Kim, nước đã nhiều phen phản bội các khả hãn đời trước và luôn luôn tàn sát áp bức những dân tộc ở lều”.

Nghe xong, toàn thể ba quân nhiệt liệt hoan nghênh, tiếng reo mừng vang dậy núi sông, vì còn gì thỏa thích cho bằng chiếm cái nước giàu mạnh, của báu vô tận ấy; họ sẽ đoạt nhiều bảo vật, nhiều đồ kỳ lạ chưa hề thấy trong cuộc đời chinh chiến.

Riêng Thành – Cát – Tư – Hãn, ông nhận thấy việc làm của mình hết sức trọng đại, nó quyết định sự tồn vong của đế quốc mới thành lập. Nếu chẳng may thất bại, đế quốc sẽ sụp đổ vĩnh viễn; những xứ mới chinh phục ở chung quanh sẽ tràn tới cướp bóc tàn sát dân Mông Cổ; những bộ lạc vừa đặt dưới quyền thống trị của ông sẽ nổi loạn; những miền mới thống nhất sẽ ly khai… Cái vinh quang của dòng Bọt Di Dinh, của Mông cổ do bao nhiêu công lao của ông tạo nên sẽ tan biến như mây khói. Nhưng ông nhất quyết phải giáng một đòn xuống nước Kim.

Công cuộc chuẩn bị đã đến mức chu đáo, chẳng còn điều gì đáng lo ngại… Bây giờ bốn phía biên thùy đều yên ổn, các nước láng giềng đều là bạn đồng minh. Đáng lo ngại hơn cả là Tây hạ thì bây giờ họ đã quá suy nhược rồi, trong nhiều năm nữa họ cũng chưa dám gây chiến với ai. Trong nội bộ, nếu có thân vương hoặc tù trưởng nào còn thèm khát độc lập – bấy lâu nay chỉ thần phục một cách miễn cưỡng – ông bắt phải dự chiến luôn cả cha mẹ con cái và chiến sĩ của họ. Tại đất nhà chỉ còn lại bô lão, đàn bà, trẻ con với 2.000 quân túc vệ; tất cả 20 vạn kỵ quân phải dự cuộc nam chinh.

Chiến cuộc nầy hết sức trọng hệ, mối nguy hiểm cũng lớn lao nên không thể giao cho một pháp sư cầu nguyện vu vơ được. Đích thân Thành-Cát-Tư-Hãn làm lễ tế cáo trời đất. Một mình ông đi vào lều riêng “tiếp xúc” với Trời. Ông khấn với đấng tối cao rằng ông chỉ muốn báo thù cho tổ tiên; nêu danh tất cả những khả hãn đời trước đã chết dưới tay người Kim và kể những nỗi thống khổ của dân du mục bao phen bị dày xéo. Trời Xanh chí công chẳng lẽ để cho dân tộc Mông cổ bị đọa đày mãi, chịu đựng mãi sự bất công do một dân tộc giảo quyệt, phản phúc gây ra? Trời Xanh hãy gởi những thần Thiện xuống giúp ông và cả những thần Ác nữa vì những vị Thần nầy cũng có sức mạnh kinh khủng. Trời xanh đã phán bảo tất cả các dân tộc đang sống trên mặt đất nầy phải hop lại chống nước Kim.

Ở trong lều luôn ba ngày, đại hãn chỉ lo trai giới và cầu nguyện. Đến ngày thứ tư ông mới ra ngoài báo cho dân chúng hay “Trời sắp ban cho ông sự chiến thắng vẻ vang”.

Từ sông Tây – bình quân Mông cổ rầm rộ trẩy binh đến biên giới nước Kim xa 1400 dặm. Quân thám sát đi đầu, tiến theo hình rẽ quạt. Họ không để lọt một thứ gì ra ngoài tầm mắt, từ một dòng suối, một địa điểm đóng trại đến tên thám mã địch núp trong bụi. Nối theo là ba quân đoàn hùng dũng do những tướng tài ba nhất chỉ huy: Mộc Hoa Lê, Tốc Bất Đài, Triết Biệt làm ba cánh trung quân, tả quân, và hữu quân. Họ vượt qua những rặng núi phía đông sa mạc Gobi, nhân mã đều toàn vẹn không bị một tổn thất nào cả. Họ mang theo tất cả những vật dụng cần thiết, mỗi kị binh đều có dắt thêm một con ngựa để thay đổi, lại chở theo hằng đàn súc vật làm lương thực qua sa mạc; lúc bấy giờ đúng ngay mùa tuyết tan nên không lo ngại vấn đề nước, cỏ cho ngựa. Đó là lúc trẩy quân chớ lương thảo của binh Mông cổ bao giờ cũng sẵn ở trước mặt, ở xứ nầy mà họ sắp chinh phục.

Đế đô nước Kim lúc bấy giờ là Yên kinh (Bắc Kinh) nằm ở trung tâm đế quốc, là mục tiêu của Thành – Cát – Tư – Hãn. Các toán tiền quân Mông cổ đều hướng thẳng về đó. Họ vượt qua Trường thành ngay khoảng có hai lớp vách cách nhau 200 dặm được phòng thủ rất cẩn mật. Xưa nay những bức thành này che chở vùng bình nguyên Yên kinh, chặn đứng những cuộc xâm lăng của dân du mục.

Bấy giờ, nước Kim tổ chức việc quốc phòng rất chu đáo, nhiều binh đoàn hùng hậu đóng ở gần kinh đô. Nghe tin quân Mông cổ tới, họ liền kéo lên định vây hãm địch ở vùng hiểm địa nằm giữa hai bức thành ấy. Bỗng có tin cấp báo: “Cánh quân Mông cổ ấy là tiền quân chỉ đánh nhử mà thôi. Đại quân của họ do Thành-Cát-Tư-Hãn chỉ huy cũng đã vượt qua trường thành cách đó 400 dặm cho (do?) quân Ong Gút trấn giữ. Họ vượt qua dễ dàng gần như khỏi rút kiếm và đã xuất hiện trong tỉnh Sơn tây như ở trên trời rơi xuống”.

Nghe tin, quân Kim sợ thất thế định rút về những thành ở gần hơn hết; họ kéo qua phía Tây, băng ngang vùng núi non không có đường xá. Cánh tiền quân Mông Cổ liền bọc qua phía Tây nhưng nhờ phi ngựa nên nhanh hơn quân Kim – phần đông chỉ chạy bộ. Quân Kim bị tấn công hai mặt; pháo binh của họ quá nặng nề kềnh càng trở thành cái bia dễ nhắm nhất cho quân cung nỏ Mông cổ. Một trân mưa tên tưới xuống làm tán loạn hàng ngũ, tiếp theo là trận xung kích vũ bão của 20 vạn quân kỵ – một lối tấn công mà cả thế giới lúc bấy giờ không có quân đội nào đỡ nổi.

Chỉ một trận đầu, đạo quân tinh nhuệ nhất của Kim bị tiêu diệt. Quân Mông cổ tràn ngập trong tỉnh Sơn Tây.

Thành-Cát-Tư-Hãn cho quân tản ra trên một tầm cực rộng để có đầy đủ lương thảo nhưng không ngại nguy hiểm vì tổ chức liên lạc chạy rất điều hòa. Nếu địch quân xuất hiện ở đâu đó thì các cánh quân của ông có thể trong vòng một hai ngày tập trung lại đối địch. Ở đây cũng như ở khắp các mặt trận khác sau nầy đường liên lạc giữa đại hãn và các tướng lãnh không bao giờ đứt đoạn. Chiến thuật lúc tiến thì tản ra, lúc đánh thì họp lại được Thành-Cát-Tư-Hãn áp dụng một cách tuyệt hảo. Cho nên kẻ địch phải ngạc nhiên thấy bất cứ ở nơi nào binh Mông cổ cũng có thể xuất hiện đột ngột và đến những trận quyết định họ xuất hiện đông đảo không ngờ được.

Bây giờ ba đạo quân Mông cổ do các vương tử chỉ huy tiến theo hình cánh quạt qua suốt tỉnh Sơn tây.

Thành Cát Tư Hãn và Đà Lôi chỉ huy cuộc bao vây thành Đại Đồng Tây kinh của nước Kim.

Triết Biệt dẫn đạo quân thứ năm đi tìm đường xuống bình nguyên Yên Kinh.

Lúc viên tướng nầy hạ hết những cái thành lẻ tẻ, mở được con đường rồi, Thành-Cát-Tư-Hãn liền bỏ Đại Đồng, ba vương tử cũng bỏ những thành đã chiếm, đồng kéo rốc lực lượng xuống bình nguyên tiến thẳng đến cửa thành Yên Kinh.

Đây là lần thứ nhất Thành-Cát-Tư-Hãn được dịp đứng trước một kinh thành vĩ đại. Ông cho ngựa rảo một vòng để quan sát: nào hào, nào tường … thật là sâu, thật là kiên cố, thật là rộng lớn! Không ngờ con người có thể làm được một công trình lớn lao đến như thế!

Đại hãn hết sức băn khoăn: Bây giờ phải làm thế nào? Có lẽ không bao giờ ông làm chủ được cái đô thị có mấy trăm ngàn quân trú phòng nầy! Có lẽ không bao giờ làm chúa tể đế quốc Kim được! Ông đã chiến thắng bốn đạo quân rồi, đạo quân nào quân số cũng đông gấp mấy lần quân của ông, vậy mà tin cho biết còn nhiều lực lượng hùng hậu khác ở bốn phía kéo tới. Suốt 6 tháng qua, binh Mông cổ dong duổi khắp nơi, nào cướp nào phá, tung hoành ngang dọc, giờ nghe nói đó chỉ là một tỉnh, tỉnh Sơn Tây và đế quốc Kim còn những 12 tỉnh như vậy nữa.

Trong thâm tâm Thành-Cát-Tư-Hãn đã muốn bỏ cuộc. Tuy không chiếm được nước Kim, nhưng ông cũng đã đạt được ước vọng: tiêu diệt đạo quân tinh nhuệ nhất của Kim: binh sĩ Mông cổ đã giàu hơn, cướp vô số của cải, bắt vô số người làm nô lệ, nhất là uy danh của ông bây giờ lừng lẫy khắp bốn phương. Đạo quân Triết Biệt đi tảo thanh phía đông đã tới chỗ tận cùng của thế giới, chỗ “đất biến thành nước”, ông còn muốn gì nữa? Nếu vây thành Yên Kinh mà không chiếm được thì còn gì là uy vũ nữa?… Cho nên Đại hãn quyết định rút quân ra đóng ở cõi ngoài vừa để nghỉ ngơi trong mùa đông vừa để dòm ngó coi quân địch động tĩnh ra sao.

Đang lưỡng lự chưa biết đóng quân ở đâu, ở biên cảnh Sơn tây hay ngoài Trường thành, bỗng có một sứ giả nước Kim đến xin bệ kiến.

Những chiến thắng liên tiếp của “bọn rợ” đã làm kinh ngạc cả triều đình Yên kinh. Từ tám mươi năm qua họ chưa bao giờ thấy một cuộc xâm lược như thế. Thông thường hễ binh thiên triều kéo đến là quân rợ vội rút đi, bây giờ chúng nó lại đi kiếm quân thiên triều để đánh. Và hễ quân binh xuất hiện ở đâu là quân rợ ào tới bao vây tứ phía. Những tay chỉ huy của chúng thật là đảm lược không ai ngờ được, khiến cho các tướng của triều đình không còn biết xoay sở thế nào nữa. Giờ chúng lại dám kéo đến bao vây kinh đô. Ở Yên kinh ai cũng chờ chúng lao đầu vào các vách thành vững như núi xem thử bài học đẫm máu có dạy chúng chừa hẳn thói cướp bóc dã man không. Nhưng lạ thay khả hãn Mông cổ không để cho một tên kị binh nào bén mảng vào tầm tên. Nhiều người thấy rõ khả hãn tế ngựa xa xa ở chung quanh thành, rồi đột nhiên chẳng đòi hỏi gì hết lại rút quân đi. Họ muốn gì hay mưu mẹo gì đây chăng? Cho nên vua Kim muốn thử nghị hòa.

Viên sứ giả có nhiệm vụ dò xét ý định của quân rợ và giải thích cho đại hãn của họ hiểu: hoàng đế nước Kim rất đỗi kinh ngạc không hiểu cớ gì họ xâm lăng nước Kim. Đại Kim muốn sống hòa bình với Mông cổ. Hơn nữa đại hãn được phong Bắc Cường Chiêu Thảo Sứ đang có trọng trách tảo trừ phiến loạn…

Thành-Cát-Tư-Hãn cũng rất đỗi ngạc nhiên về cuộc hòa đàm này. Ông đã tàn phá những tỉnh trù phú của đế quốc Kim, vậy mà hoàng đế của họ lại muốn sống hòa bình với ông! Đế quốc rộng mênh mông, nhiều thành lũy kiên cố, quân đông như kiến cỏ, sao không xuất binh ra đánh đuổi mà hỏi tại sao ông muốn tấn công nước Kim? Hẳn là họ suy nhược lắm nhưng còn muốn che giấu. Đại hãn tiếp sứ giả rất ân cần nhưng có ý dò hỏi nhiều việc.

Vua nước Kim đã chọn lầm sứ giả; ông ta vốn là dòng dõi nhà Liêu đâu ưa gì nước Kim, cho nên sẵn sàng tiết lộ nội tình đế quốc Kim với Đại hãn. Các vua Kim trị vì ở Hoa bắc trong gần một trăm năm nay vẫn bị người Trung hoa coi là kẻ xâm lăng. Dù đã tiêm nhiễm phong tục, tập quán, đã thấm nhuần văn hóa Trung quốc họ không bao giờ được nhìn nhận là vua chính thống, trái lại dưới mắt người Trung quốc họ vẫn là “bọn Rợ miền Bắc, bọn Rợ Mãn Châu” đã cướp ngôi nhà Liêu. Ở miền Nam, vua Tống là kẻ thù của họ; ở Đông bắc một hoàng thân Liêu hiện đang miễn cưỡng thần phục họ, nhưng vẫn âm thầm đợi chờ cơ hội quật khởi… Nếu đại hãn sẵn sàng giúp nhà Liêu trung hưng thì chính sứ sẽ sẵn sàng làm nội ứng, ngoài ra còn lắm anh hùng hào kiệt cũng đang mưu đồ lật đổ nhà Kim.

Thoáng nghe qua Thành-Cát-Tư-Hãn đã thấu suốt tình hình. Kị binh của ông hùng mạnh hơn quân Kim, nhưng không thể chiếm những cái thành vĩ đại, kiên cố được. Mà giả sử có chiếm được cũng không thể giữ nổi vì quân Mông cổ quá ít, sẽ chìm mất trong cái biển người bao la. Nhưng có thể giúp cho quân Liêu chinh phục cái biển người ấy và giao cho họ chăn giữ quân Kim…

Thế rồi đại hãn quyết định tiếp tục cuộc chinh phạt. Ông trẩy quân lên vùng hiểm địa ở giữa hai dãy tường thành, tại đây có vô số trại nuôi ngựa, có thể nói là kho dự trữ chiến mã vĩ đại của hoàng gia Kim. Chỉ một trận chớp nhoáng, quân Mông cổ đã đoạt hết những bầy tuấn mã nhiều không đếm xiết, dứt được mối lo quân Kim sẽ tổ chức lại kị binh hoặc dùng ngựa vận tải lương thực. Sau nầy quân Kim có phản công, họ chỉ còn cách đi bộ, quân Mông cổ có thừa thì giờ để tới bất cứ nơi nào với đạo quân kỵ thần tốc của mình. Xong trận nầy, Đại hãn cho binh sĩ hạ trại tránh mùa đông tại đây, không còn lo ngại gì nữa, đồng thời gởi một đoàn sứ giả qua Khiết – đan tiếp xúc với hoàng thân Liêu.

Đầu mùa xuân năm 1212 thình linh hoàng thân Liêu khởi binh ở Khiết – đan, cùng lúc ấy quân Mông cổ hoạt động trở lại, đánh phá các tỉnh phía Bắc Trường thành. Vua liền phái quân đi đánh dẹp, nhưng vừa thấy bóng “quân rợ”, họ đã chạy dài. Quân Mông cổ liền đuổi theo, vượt qua tường thành tràn xuống tỉnh Sơn tây. Họ đều kinh ngạc trước một sự kiện lạ lùng: tất cả những thành lũy đã san bằng năm trước bây giờ dựng đứng lên như cũ và được phòng thủ cẩn mật. Họ đành phải bỏ những thành nhỏ, đem toàn lực tấn công thủ phủ Đại – đồng. Quân Kim từ bốn phía kéo đến giải vây nhưng đều bị đánh tan rã. Quân Mông cổ ồ ạt hãm thành nhưng sức phòng thủ quá kiên cố không làm sao nao núng quân Kim được. Trong lúc chỉ huy một đợt tấn công, Thành-Cát-Tư-Hãn lại bị một mũi tên, suýt rơi xuống ngựa. Đồng thời những tin thất lợi từ Khiết – đan đưa tới. Quân Kim đại thắng ở mặt trận này, đập tan hết quân khởi nghĩa và đang bao vây hoàng thân Liêu.

Thành-Cát-Tư-Hãn liền rút quân ra ngoài Trường thành cho quân sĩ luyện tập lại cách công thành đồng thời phái Triết – Biệt thống lĩnh hai binh đoàn đi tiếp viện hoàng thân Liêu. Chỉ một trận, Triết – biệt quét quân Kim ra khỏi Khiết – đan, rồi vây hãm Liêu – dương. Thử qua vài đợt tấn công thấy không lay chuyển được chút nào, viên tướng tài ba tưởng đã đành phải bỏ cuộc như Thành-Cát-Tư-Hãn ở Đại Đồng. Nhưng sau cùng ông áp dụng một chiến thuật : cho phao ngôn khắp nơi rằng sắp có viện binh Kim tới, rồi đột ngột ngưng cuộc vây hãm, hấp tấp rút quân đi bỏ lại tất cả hành trang, lều trại trước thành Liêu – dương. Hai ngày sau ông cho đổi ngựa khỏe quay trở lại. Chỉ trong một đêm quân Mông cổ phi hết khoảng đường đã lui. Họ gặp quân Kim cùng với dân chúng đang tranh nhau cướp đồ đạc đã bỏ lại, bốn cửa thành đều mở toang. Ngựa Mông cổ sải trên lưng quân Kim vào thẳng trong thành. Mưu kế nầy đã đưa đến thành công rực rỡ: hoàng thân Liêu đang thất điên bát đảo, bây giờ nghiễm nhiên xưng vương ở Liêu Đông, đem xứ Khiết-đan về qui phụ Mông-cổ.

Mùa xuân năm sau (1213) quân Mông – cổ lại mở chiến dịch ở nước Kim. Trận thứ ba nầy khởi đầu bằng cuộc đánh chiếm các tỉnh ở Hoa – bắc, có kế hoạch hẳn hoi. Họ không bỏ một thành nào hết, trước tiên triệt hạ những thành nhỏ để rút kinh nghiệm rồi sau mới lần lượt công hãm những thành kiên cố. Đà – Lôi và Tô – Gu – Sa xung phong trèo lên thành làm gương cho quân sĩ. Ba vương tử và đám bộ tướng đánh chiếm lần lượt các hẻm núi. Bây giờ viên sứ giả người Liêu thấy quân Mông – cổ đã thật sự muốn chiếm nước Kim liền dẫn một số tướng Khiết – đan theo Thành – Cát – Tư – Hãn. Quân Mông – cổ chiếm được trọn tỉnh Sơn tây và bao vây chặt chẽ vùng bình nguyên Yên – kinh.

Trong lúc ấy, một cuộc chính biến bùng nổ tại triều đình Yên – kinh.

Tình hình đã quá nguy ngập mà triều đình lại thiếu người nên hoàng đế Vĩnh – Tế phải xuống chiếu thu dụng lại đám quan bị sa thải trước đây, trong số đó có viên thái giám Hồ – Sa – Hổ. Ông ta được nhà vua cho chỉ huy một quân đoàn, bất ngờ dùng lực lượng đó làm phản, chiếm Yên – Kinh, giết quan tổng trấn rồi ám sát hoàng đế đoạt chính quyền.

Thành-Cát-Tư-Hãn liền đình chỉ các cuộc hành quân, gấp rút kéo đến Yên kinh với hi vọng loạn quân sẽ mở cửa thành đầu hàng, ngỡ đó là cuộc quật khởi của đám tướng Liêu. Ông không hiểu rằng đối với người Trung quốc bọn Khiết – đan nhà Liêu hay bọn Mãn Châu nhà Kim đều là kẻ xâm lăng, không bao giờ coi bọn ấy là đồng chủng với mình. Hồ – Sa – Hổ cũng thuộc dòng Liêu, nhưng không theo chủ trương của Liêu – đông, nhất định không thần phục bọn Rợ; cuộc nổi loạn nầy là một mưu đồ riêng của ông ta. Nên khi giết Vĩnh – Tế rồi, ông ta nắm giữ chức thống tướng chỉ huy toàn thể quân đội và đem một hoàng thân lên ngôi (Wou Tou Pou 1213-1223) rồi chống đánh Mông – cổ. Dù chỉ còn một chân phải ngồi trên xe cho lính đẩy, Hồ-Sa-Hổ cũng đích thân chỉ huy, đội binh qua một con sông gần Yên – kinh đánh úp binh Mông – cổ. Bị tập kích bất ngờ, đại quân Mông – cổ rối loạn hàng ngũ, số tổn thất khá nặng nhưng còn một may mắn là quân đoàn của tướng Cao – Chi lãnh nhiệm vụ đánh tập hậu lại kéo tới quá trễ, nhờ đó quân Mông – cổ mới có đường rút lui.

Tức giận vì mất một cơ hội thắng lợi lớn lao. Hồ-Sa-Hổ đã toan giết tướng Cao – Chi nhưng có hoàng đế Kim can thiệp nên Hồ-Sa-Hổ đành để cho Cao – Chi chờ dịp lập công chuộc tội. Sau trận nầy Hồ-Sa-Hổ lâm bịnh nặng không thể tiếp tục chỉ huy nữa, mới gọi thêm quân tiếp viện rồi giao binh quyền cho Cao – Chi. Bấy giờ Thành-Cát-Tư-Hãn đã tập trung được tất cả các binh đoàn về mở cuộc tấn công. Cuộc huyết chiến diễn ra liên tiếp ngày đêm hết sức gay go khốc liệt. Sau cùng Cao – Chi thảm bại bị quân Mông – cổ đuổi theo đến ngoại thành Yên – kinh.

Biết bận này khó thoát khỏi bản án tử hình của Hồ-Sa-Hổ, Cao – Chi liền ra tay trước; ông ta dẫn đám tàn quân bao vây đại bản doanh của thống tướng. Hồ-Sa-Hổ khập khễnh chạy đi trốn chẳng may vướng vạt áo té xuống đất bị Cao – chi tóm được, tức khắc đem chặt đầu rồi dẫn đám bộ hạ đi thẳng tới cung xin yết kiến nhà vua. Lúc chầu vua, tay Cao Chi còn xách thủ cấp Hồ Sa Hổ, yêu cầu vua xét lại lòng trung của y và của Hồ Sa Hổ. Lúc đó hoàng cung cũng bị bọn lính của Cao Chi bao vây, trước thái độ đe dọa như thế, nhà vua không làm sao khác được. Hơn nữa vua vẫn chưa quên Hồ Sa Hổ là một tên phản nghịch đã giết Vĩnh – Tế, tự xưng thống tướng; liền giao cho đình thần làm bản án hài tội Hồ Sa Hổ. Cao Chi được tuyên dương công trạng và phong chức thống tướng. Tất cả đám binh lính tham dự cuộc lật đổ Hồ Sa Hổ đều được tưởng thưởng …

Trong lúc nội bộ Yên – Kinh rối nát như nói trên, quân Mông – cổ đã tiến tới sát cửa thành, nhưng cũng như lần trước không thể nào lọt vào được. Thành Cát Tư Hãn bực tức vô cùng. Bọn Kim ở trong bốn bức tường này sẽ khinh khỉnh cười mình chăng? Đế quốc Kim chưa ngửi mùi chiến tranh … được lắm! phải cho họ nếm thử!

Ông quyết không án binh tránh mùa đông nữa, cũng không xua quân vào những tường thành bất khả xâm phạm, mà chia quân Mông – cổ cùng 46 đoàn thân binh Trung – quốc làm ba đạo, một đạo giao cho Cát – Xa thống lĩnh tiến đánh miền đồng thuộc Nam Mãn – châu. Đạo thứ hai tách ra làm ba cánh giao cho một vương tử chỉ huy tiến xuống miền Nam thuộc vùng cao nguyên Sơn tây; ông và Đà – Lôi chỉ huy đạo thứ ba tiến xuống vùng đồng bằng ở Đông Nam, tới tỉnh Sơn Đông.

Suốt mùa thu và mùa đông ba làn sóng kỵ binh Mông – cổ tràn ra ba ngả chém giết, cướp đoạt, đốt phá gần trọn nước Kim. Mùa màng bị đốt sạch, thành thị không còn bóng người, nơi nào họ đi qua là chỉ còn lại điêu tàn khói lửa. Bọn tướng Kim rút vào nội thành, bắt dân chúng ngoại ô vào phụ lực phòng thủ. Thành Cát Tư Hãn ra lịnh bắt hết đàn bà, trẻ con, bô lão ở các làng chung quanh, đẩy họ tới chân thành, một lớp làm bia đỡ tên, một lớp phải đào dưới móng chân tường cho vách đổ xuống. Dân trong thành không chịu bắn xuống thân nhân của họ. Với chiến thuật này, lần lượt quân Mông – cổ hạ hết thành trì của đế quốc Kim. Chỉ những thành sớm đầu hàng thì được để yên, còn bao nhiêu đều bị san bằng hết. Không đầy 6 tháng, 90 thành kiên cố bị cướp sạch và đốt ra tro. Gần trọn vùng bình nguyên Hoa – bắc chỉ còn lại 11 thành không hạ được trơ vơ như những ốc đảo ở giữa sa mạc. Nạn đói và bịnh dịch hoành hoành khủng khiếp, sau những cuộc hành binh của Mông – cổ; thây người như rạ ở khắp mặt đường, mặt đồng, trên dòng sông … Bấy giờ cơn lôi đình của Thành Cát Tư Hãn mới dần nguôi.

Qua mùa xuân, quân Mông – cổ mới đình chỉ cuộc hành quân, ba đạo quân đều rút trở về ngoại thành Yên – kinh. Nhưng khi trẩy qua các vùng bị bịnh dịch hoành hành, quân Mông – cổ bị nhiễm bịnh, lúc đến doanh trại phần đông đều bơ phờ, nhừ tử.

Trong tình trạng như thế mà bọn tướng lãnh vẫn đòi đại hãn cho họ tấn công thành Yên – kinh. Chỉ vì số chiến lợi phẩm nhiều như núi non làm cho họ hăng say lạ thường; luôn ba năm chuyến nầy nối chuyến khác, họ tải tất cả của cải của nước Kim về Mông – cổ.

Nhưng đại hãn biết rằng có chiếm được Yên – kinh cũng không thể giữ được; ông đã thấy rõ không thể chinh phục một đế quốc có 50 triệu dân; đối với ông, vua Liêu hay vua Kim cai trị đế quốc cũng thế thôi có gì là quan trọng, hướng chi họ đã suy nhược và rã rời. Hơn nữa bịnh dịch đang phát hiện trong quân đội, có thể là điềm trời cảnh cáo ông.

Đại hãn gởi sứ giả tới hoàng đế Kim đưa ra một yêu sách: “Tất cả những tỉnh ở phía Bắc sông Hoàng hà đều đã lọt vào tay ta, giờ chỉ còn lại Yên – kinh. Đó là Trời muốn cho Ngươi suy vong đến mức đó. Nếu ta thẳng tay đẩy ngươi vào chỗ cùng đồ, có lẽ Trời sẽ bất bình chăng? Ta vì ngại lòng trời nên muốn triệt binh về nước. Vậy Ngươi nên sắm sửa lễ vật cống hiến cho các tướng lãnh của ta, họ mới thỏa mãn mà rút quân đi.”

Triều đình Yên – kinh liền mở cuộc họp bàn. Từ lâu nay họ đã quen nghe kẻ yếu xin hòa nên tướng Cao Chi đòi đánh một trận quyết định, cho rằng quân Mông – cổ đã mỏi mệt, ngựa của họ đều kiệt lực. Nhưng bọn đại thần đều cực lực chống lại chủ trương đó: không có gì điên rồ bằng chuyện đánh nữa. Từ ba năm nay có làm gì khác hơn là đánh quân Mông – cổ, nhưng thử kiểm điểm lại kết quả! Đã đưa đạo binh tinh nhuệ nhất ra chiến đấu thì liền bị tiêu diệt; rồi đạo binh thứ hai, thứ ba … thứ mười, bị tiêu diệt! tiêu diệt! Rút trong thành thì thành bị chiếm, bị cướp, bị đốt! Nào là tài thao lược của Tôn – Ngô, Gia – Cát, nào là máy móc tinh xảo, nào là địa lôi khủng khiếp nhất … tất cả đều thất bại trước bọn ác quỷ Mông Cổ! Tất cả những kế hoạch đều trở thành đại họa! Bây giờ còn tính bác yêu sách của họ để trêu hùm dữ nữa hay sao?…

Hoàng đế Kim liền phái một đại thần tới Đại bản doanh của Thành Cát Tư Hãn xin nghị hòa. Nhà vua thuận theo để cho hoàng thân Khiết Đan trị vì ở Liêu – đông, nạp một số cống vật như vàng lụa, 3.000 con ngựa quí và một số mỹ nữ; vua lại gả một công chúa, con của hoàng đế Vĩnh – tế cho đại hãn gọi là tỏ tình hòa hiếu.

Cuối Xuân năm 1214, sau ba năm tàn phá nước Kim, Thành Cát Tư Hãn rút quân về Mông – cổ, đại hãn hẳn rất hài long vì một dân tộc 50 triệu người, có Vạn lý trường thành, núi cao sông rộng, có thành lũy kiên cố, quân hùng tướng giỏi mà cũng không thể chống lại 20 vạn quân Mông – cổ. Đế quốc Kim đã hoàn toàn kiệt quệ ít ra phải mười năm nữa mới xây dựng lại được như cũ. Từ nay nước Kim không còn là mối đe dọa dân Mông – cổ nữa.

Lúc về quân Mông – cổ có dắt theo hàng vạn tù binh mà hồi còn đánh nhau đã dùng làm phu khiêng đất, lấp kinh phá đê… bây giờ phải giải quyết cách nào đây. Họ mang theo đủ thứ bịnh, lại không đủ sức khỏe để qua sa mạc Gobi, mà cũng không thể thả họ về vì họ đã thấy cách hành binh và biết rõ bản chất của người Mông – cổ; sau nầy sẽ trở thành những địch thủ lợi hại. Vả lại sinh mạng của một người Kim có nghĩa gì? Thành Cát Tư Hãn ra lịnh giữ lại những nho sĩ, nghệ sĩ, thợ giỏi còn bao nhiêu thì chém tiệt hết.

Bây giờ nhằm mùa hạ, không thể qua Gobi dưới cái nắng thiêu người, đại hãn ra lịnh hạ trại ngoài ven sa mạc, trong ốc đảo Dolon Nor.

Vừa khuất bóng quân Mông – cổ, hoàng đế Kim liền quyết định dời đô xuống Khai – phong ở phía Nam sông Hoàng Hà. Quần thần hết sức can ngăn, cho rằng việc di đô như vậy là một cuộc đào tẩu bỏ rơi các tỉnh miến Bắc, nhưng không sao lay chuyển được ý định của nhà vua được. Tướng Cao Chi lo việc hộ giá xuống phương Nam. Để trấn tĩnh nhân tâm, nhà vua tuyên cáo rằng Thái tử và quân đội sẽ ở lại Yên kinh, quyết không bỏ miền Bắc.

Nghe tin này, Thành Cát Tư Hãn nổi trận lôi đình: “Bọn Kim coi thường lời nói của ta! Chúng nó giả vờ hoà hiếu để yên mặt Bắc xuống chinh phục miền Nam!”

Ngay lúc ấy, một sứ giả nhà Tống tới Dolon Nor xin vào bệ kiến đại hãn. Vương sứ cho biết triều đình Tống đang bận rộn đối phó với âm mưu của hoàng đế Kim. Ở miền Trung – quốc mọi người đều hoan hỉ đón tin chiến thắng của Mông – cổ như tin chiến thắng của quân nhà. Họ coi việc thảm bại của đế quốc Kim như một hình phạt xứng đáng của Trời về tội xâm lăng các tỉnh Hoa – bắc và đòi tuế cống quá nặng nề: 25 vạn lạng bạc, 25 vạn tấm vóc lụa; chỉ có năm rồi triều Tống lờ đi vụ nạp cống hằng năm. Bây giờ quân Mông – cổ thình lình rút đi và vua Kim dời đô xuống sát ranh giới Tống khiến cho hoàng đế Trung- hoa hết sức lo ngại. Vị vương sứ có nhiệm vụ trình bày cho đại hãn thấy rõ cái nguy cơ buông lỏng cho nước Kim phục hồi lực lượng.

Trước khi vào bệ kiến, viên sứ giả Trung – quốc phải dành một thời gian học những lễ nghi, tập tục của Mông – cổ. Ông ta phải biết cả những chi tiết nhỏ nhặt trong nghi thức ngoại giao, chẳng hạn: khi vào viên môn không được giẫm chân lên ngưỡng cửa, không được dựa vào cột. Phạm vào những điều cấm ấy sẽ bị vệ binh quất bằng roi da rồi đem chặt đầu. Ông ta phải mặc trào phục nhảy ngang qua hai ngọn lửa để diệt những “chất hung ác, xấu xa” trong con người. Tất cả tặng phẩm đều phải hơ lửa trước rồi đem phơi ngoài trời luôn bảy đêm ngày, và vì vậy mà các loại gấm vóc và đồ mỏng manh hư hao rất nhiều, sau đó mới được phép vào viên môn bệ kiến.

Bên trong viên môn mọi vật đều chìm đắm trong một thứ ánh sáng lờ mờ, kỳ ảo vì ánh mặt trời chỉ lọt vào cái ống thông khói trên đỉnh nóc và qua cái màn vén lên ở cửa ra vào. Trong tận cùng có một cái bệ cao trải thảm trên để hai cái ngai, một của đại hãn và một của bà sủng phi, công chúa nước Kim. Cận bên bệ ở dưới đất là dãy ghế của sáu bà thứ phi; từ đó lui về phía sau là những dãy ghế đặt theo hình móng ngựa dành cho các thân vương, tướng lĩnh, hàng quí tộc và vợ con của họ. Ai cũng ăn vận sặc sỡ, lộng lẫy, đồ trang sức toàn bằng cẩm thạch, ngũ sắc hoặc bằng vàng chạm trổ rất công phu. Gần cửa ra vào có cái bàn rộng để toàn là ché vàng hoặc bạc đựng Koumiss và các thức ăn. Bên góc điện, một ban 18 nhạc công gồm toàn là những tay tuyệt kỹ trong giới nhạc Trung quốc.

Trên ngai, dáng vóc lực lưỡng của Thành Cát Tư Hãn nổi bật giữa cảnh âm u huyền ảo, nhưng chỉ riêng có đại hãn là không có một món đồ trang sức nào trên mình. Vị chúa vừa nâng chén rượu thì giàn nhạc trỗi lên ầm ĩ, tất cả đám cử tọa nhất tề đứng dậy, kẻ khiêu vũ, người vỗ tay theo nhịp, tiếng cười nói lẫn với tiếng nhạc gây ra một cảnh vừa ồn ào, vừa có vẻ cuồng bạo, man dã lạ thường.

Viên sứ giả không biết phải làm cách nào thi hành nhiệm vụ của mình. Những câu nói văn hoa tế nhị được chuẩn bị thật chu đáo nếu thốt ra giữa cái không khí vỡ chợ như thế nầy thì còn đâu là ý nghĩa? Nhưng cũng may đại hãn để cho ông ta nói hết lời, rồi nghe viên thông ngôn thuật lại nhưng không tỏ ý chấp thuận hoặc phản đối gì hết. Lời đáp duy nhất của đại hãn là lời mời sứ giả cứ uống Koumiss và ăn thịt nướng tùy thích. Vương sứ ngồi hàng ghế bên tả cạnh những bà thứ phi nhưng ghế cao hơn mọi người. Ông ta uống rượu nếp và nói tiếng Trung quốc với họ trong lúc bọn chiến sĩ vũ ở trước mặt. Nhưng không ai đả động tới câu chuyện của ông ta, hôm nay cũng như những ngày sau đó. Họ không hội họp bàn luận mà cũng không cho ông ta yết kiến đại hãn thêm một lần nào nữa.

Ông ta thử cố gắng lắng(?) nghe chủ trương của đại hãn ở những người thân cận, nhưng vô hiệu quả, chừng như họ chẳng có chủ trương gì hết đối với cuộc diện Trung quốc. Họ chỉ lo phi ngựa, bắn cung, tổ chức những cuộc săn bằng chim ưng, hoặc chơi banh với đại hãn trên một cái sân rộng. Sứ giả có thể ngồi trước lều riêng của mình tha hồ nhìn ngắm: đại hãn có thân hình vạm vỡ nổi bật giữa đám thân vương, cận tướng, đang say sưa đuổi theo trái banh, chụp lấy, liệng bay vút đi. Mỗi lần thắng được một trái banh, vị chúa cười giòn dã, vui nhộn như trẻ con …

Một hôm, thừa lúc đại hãn cỡi ngựa đi quanh trại, sứ giả ra đứng bên đường vờ như tình cờ gặp mặt. Thành Cát Tư Hãn dừng ngựa lại bảo người thông ngôn hỏi:

– Sao hôm rồi ngươi không ra đấu banh với bọn ta? Trận đấu hôm ấy thật là hào hứng!

Sứ giả ngạc nhiên khiêm tốn đáp:

– Thần không có cái hân hạnh được mời tham dự.

– Hừ! Tại sao phải đợi mời! Nếu người thích thì cứ tham gia chứ có gì!

Thế là bữa cơm chiều hôm đó, vì tội không ra chơi banh, sứ giả bị bọn triều thần phạt rượu đến say mèm phải khiêng về trại.

Một lần nữa, mới vừa mở miệng hỏi đại hãn được ít tiếng về đề nghị của triều Tống thì đại hãn cắt ngang, đáp một câu vắn tắt: “Ta đã nghị hòa với vua Kim”.

Luôn ba năm bị tàn phá, giết chóc khủng khiếp như thế tưởng nước Kim đã tê liệt, không ngờ mới có ba tháng hòa bình đã trỗi dậy mạnh mẽ! Những đô thị bị thiêu hủy được xây cất lại, những thành lũy đã san bằng đều dựng trở lại. Mới cam kết nhìn nhận nền độc lập của Liêu – đông, bây giờ họ lại xua một đạo quân hùng hậu qua đánh chiếm trở lại: chỉ có mấy tuần quân Liêu – đông đại bại, thành Liêu – dương mất, vua Liêu phải đào tẩu.

Đám vệ binh của hoàng đế Kim theo hộ giá lúc di đô phần lớn là người Liêu. Vừa tới Khai phong họ được lịnh phải nạp khí giới và ngựa lại. Họ biết ngay là sẽ bị loại ra liền nổi lên giết tướng chỉ huy, cử người của họ lên thay thế rồi kéo nhau trở lên miền Bắc. Hay tin, triều đình liền phái một đạo quân đuổi theo, một đạo khác án ngữ trên mặt Bắc, chận họ lại. Trong tình thế tấn thối lưỡng nan, họ gởi một đoàn đại biểu tới Dolon Nor sáp nhập vào quân Mông – cổ và xin cứu viện. Đế quốc Kim phục hưng quá nhanh chóng, cứ theo cái đà nầy thì chẳng bao lâu nữa một Đại Kim mới sẽ còn cường thịnh nguy hiểm hơn trước vì đã hiểu rõ sức mạnh cũng như nhược điểm của Mông – cổ, họ đâu có để yên … Thành Cát Tư Hãn liền quyết định phát động chiến tranh trở lại. Mộc Hoa Lê thống lĩnh một quân đoàn đi cứu vua Liêu; Tốc – bất – đài mở chiến dịch hành quân ở Mãn châu, tại chính quốc của người Kim, một quân đoàn thứ ba tiến xuống Nam giải thoát đám vệ binh Liêu.

Tốc – bất – đài hành quân suốt cõi đất Mãn châu xuống tận miền Cao – ly; từ đó xứ này trở thành phiên thuộc của Mông – cổ.

Lúc ấy quân Kim đã chiếm trọn vẹn Liêu – đông, viên thống đốc do triều đình bổ nhiệm đã lên đường. Mộc – Hoa – Lê đánh tan quân Kim, kiểm soát hết những con đường vào thành Liêu dương, bắt được viên thống đốc đoạt lấy chiếu chỉ của nhà vua trao lại cho một đại tướng Kim đang phục vụ trong hàng ngũ Mông – cổ. Viên đại tướng dẫn một đoàn tùy tùng tiến vào kinh thành thẳng đến soái phủ. Bọn Kim ngỡ là người của vua bổ nhiệm, tiếp đón trọng thể; nhưng nắm quyền rồi viên đại tướng liền loại hết đám tướng lãnh của đế quốc, mở toang các cửa thành cho quân Mông – cổ vào. Mộc – hoa – lê định trừng phạt dân Liêu – dương đã thụ động đối với quân Kim nhưng viên đại tướng khuyên nên dùng chính sách mềm dịu để chinh phục toàn thể dân Khiết – đan, nhờ đó mà những thành còn lại đều qui hàng Mông – cổ, quân Kim bị tống ra khỏi lãnh thổ Liêu.

Đạo quân thứ ba của Mông – cổ mở được một đường tiếp viện cho đám vệ binh bị bao vây, rồi phối hợp với họ kéo rốc tới cửa thành Yên kinh. Nhưng trước đó thái tử nhiếp chính đã rút về Khai phong. Lúc được chiếu lệnh của hoàng đế bảo phải rút đi, có một hoàng thân hết lời can ngăn thái tử, cho rằng thái tử là linh hồn của cuộc chiến đấu, nếu bỏ xuống Nam tức là bỏ rơi hoàn toàn các tỉnh miền Bắc, chắc chắn cảnh hỗn loạn sẽ diễn ra. Nhưng bọn tướng lãnh lại hùa theo thái tử, đòi phải tuân lệnh chiếu. Họ hỏi hoàng thân: “Ngài có dám bảo đảm giữ nổi kinh thành không?” Hoàng thân không trả lời được vì những tỉnh ở chung quanh đã bị cướp phá sạch rồi, lương thực đâu còn để cung cấp cho một kinh đô rộng lớn như thế và ngay lúc đó lương thực cũng đã bắt đầu thiếu rồi. Thái tử hứa khi về Khai phong sẽ lo việc tiếp tế cho Yên – Kinh.

Sau đó quả nhiên cảnh hỗn loạn xảy ra ở khắp nơi. Nhiều tỉnh nổi dậy tuyên bố độc lập. Thống đốc của họ có kẻ xưng vương, có kẻ hàng phục Mông – cổ. Rồi họ đánh lẫn nhau, đánh bọn theo đế quốc, đánh luôn cả quân Mông – cổ.

Mộc – hoa – lê đập tan tất cả những đám quật khởi, mở cuộc hành quân suốt cả thu đông, chiếm hết thảy 800 thành, một phần thì san bằng, một phần thì giao lại cho người Trung quốc nắm chính quyền. Riêng Yên – kinh, quân Kim vẫn giữ vững mặc dù nạn đói kém và bịnh dịch hoành hành dữ dội. Miền Nam gởi liên tiếp nhiều đạo quân lên cứu viện nhưng đều bị quân Mông – cổ đánh tan vỡ … Hoàng thân cố thủ kinh đô cho đến mùa xuân thì lương thảo cạn, chuyến tải lương cuối cùng ở Khai – phong lên cũng bị phục binh Mông – cổ cướp sạch. Tuyệt vọng, hoàng thân xua hết quân trong thành ra tử chiến với địch nhưng đám bộ tướng không chịu theo.

Quá tức giận, hoàng thân liền lui về soái phủ thảo một tờ biểu kể rõ tình hình ở Yên – Kinh và tố cáo tướng Cao Chi toan làm phản. Ông xin vua xá tội không giữ nổi kinh thành. Rồi giao tờ biểu cho một thuộc hạ thân tín dặn khi Yên-kinh thất thủ thì về Khai-phong dâng lên vua; ông đem của cải phân phát hết cho tôi tớ quyến thuộc rồi uống thuốc độc tự tử. Qua đêm sau, viên đại tướng thay quyền chỉ huy dẫn người ái thiếp mở cửa thành trốn đi bỏ mặc cho bọn lính cướp phá khắp nơi.

Mộc-Hoa-Lê xua 15.000 quân Mông-cổ và các đoàn thân binh Trung –quốc tràn vào thành, thế như nước lũ. Cuộc tàn sát cướp bóc phá hoại diễn ra thật khủng khiếp chưa từng thấy. Lửa cháy ngùn ngụt suốt cả tháng. Nhiều sử gia ghi như sau: “Số người bị giết thây chồng chất như núi đồi; gan, óc và mỡ chảy ra lầy cả mặt đường. Bảy mươi ngàn phụ nữ sợ bị giặc bắt hiếp nhảy bừa từ trên mặt thành xuống đất…”

Tin chiến thắng về tới ốc đảo Dolon Nor không làm cho Thành-Cát-Tư-Hãn hoan hỉ hơn vì đế quốc Kim bây giờ không đáng quan tâm nữa. Ông chỉ phái Cô-Tô-Cô đến Yên kinh chở hết bảo vật trong hoàng cung về Mông cổ.

Sứ giả của đại hãn được tiếp đón hết sức trọng thể; bọn triều thần cũ tìm đủ mọi cách để được Cô Tô Cô chú ý tới và ban cho một ít đặc ân. Kẻ thì dắt ngựa quý tới, kẻ đem gấm vóc, người dâng ngọc ngà… Thấy tặng phẩm đều thuộc thứ vô giá, Cô-Tô-Cô hỏi:

– Những thứ này có phải là của cải trong hoàng cung không?

– Bẩm phải…

– Các ông làm gì có những báu vật ấy được! Những thứ nầy đều là của vua Kim, bây giờ quân ta đã chiến thắng thì đương nhiên nó thuộc về Đại Hãn. Sao các ông dám lấy của Đại Hãn đem tặng cho ta?

Thế là tất cả đồ châu báu trong cung cấm đều được đánh số từng món và ghi vào sổ cẩn thận, tải về Dolon Nor suốt mấy tuần mới hết. Mỗi chuyến đi, quân Mông Cổ còn bắt theo một số người hữu dụng: nghệ sĩ, đạo sĩ, các nhà chiêm tinh, thợ giỏi… người nào cũng bắt đeo một cái bảng ghi tên họ, nghề nghiệp.

Một hôm Thành-Cát-Tư-Hãn chú ý tới một người vóc dáng phương phi, có chòm râu dài đen nhánh, bảng đeo ở trước ngực ghi: “ Gia-Luật-Chu-Thai – đạo sĩ – chiêm tinh gia – thuộc tôn thất Liêu. Đại-Hãn nói:

– Nhà Liêu và nhà Kim đời đời thù địch nhau; nay ta đã diệt được Kim báo thù giùm cho ngươi rồi đấy!

Chu-Thai đáp:

– Tâu Đại-Hãn, nội tổ và thân phụ của lão phu trước kia đều nhờ nhà Kim, bây giờ lão phu cũng thế, không dám nói dối để mang tội phản nghịch lại thân phụ và chúa cũ.

Lời đáp trên làm cho Thành-Cát-Tư-Hãn rất hài lòng. Một người ở đô thị mà còn giữ được lòng trung thực, không sợ uy vũ, không tham lợi như thế hẳn là người đáng nể. Đại-Hãn liền vời Chu-Thai vào kim trướng hỏi han thật ân cần rồi phong làm quân sư.

Hoàng đế Kim lại xin nghị hòa. Thành-Cát-Tư-Hãn bàn với chư tướng: “Ta đã giết hết nai với mễn rồi, giờ chỉ còn lại một con thỏ, thôi nên buông tha cho nó!” Nhưng điều kiện hòa bình của Mông cổ đưa ra, hoàng đế Kim không chấp nhận được: quân Kim phải rút ra khỏi các tỉnh ở phía Bắc sông Hoàng-hà; nhà vua chỉ còn quyền hành ở Hà-Nam và phải làm phiên thần Mông-Cổ.

Qua mùa thu chiến tranh lại tái diễn. Thành Cát Tư Hãn phái một đạo binh xuống đánh miền Nam; nhưng lần này quân Mông-Cổ bại trận phải thối qua sông Hoàng-Hà đi trên mặt băng. Nhiều thị trấn ở xa nổi loạn, dân quân rục rịch dấy lên khắp nơi, mở màn một cuộc chiến tranh dai dẳng, hao mòn. Đồng thời có tin khẩn cấp từ phương Tây báo về: dân Nãi-man rục rịch quật khởi, dân Thổ-phồn đã dấy loạn một vài nơi…

Mùa hạ năm 1216 Thành-Cát-Tư-Hãn rút đại phần quân viễn chinh về xứ, để Mộc-Hoa-Lê ở lại nước Kim với 23.000 binh Mông cổ và hơn 20.000 thân binh, phong cho viên đại tướng làm phó vương cai trị ba nước Kim, Liêu và Cao-ly. Trước khi từ biệt, Đại-Hãn lại cho phó vương một chiếu lệnh cuối cùng: “Ta đã chiếm xong các xứ ở miền Bắc núi Hoài, phần ngươi hãy tiếp tục cuộc chinh phạt ở miền Nam núi ấy’.

Bình luận
× sticky