Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thành Cát Tư Hãn

Chương 15

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Trời sẽ thấu hiểu ta đâu phải là

người muốn gây ra thảm hoạ

(THÀNH CÁT TƯ HÃN)

Bây giờ đại quân Mông Cổ chuẩn bị để chinh Tây gồm có 250,000 chiến sĩ. Điều đáng nói không phải là quân số đông đảo mà là cách tổ chức và cách trang bị cực kỳ chu đáo của họ, có thể nói không có quân đội nào thời ấy có thể sánh với họ được. Tất cả những kinh nghiệm rút tỉa trong chiến cuộc năm năm ở nước Kim đều được đem ra áp dụng một cách khôn khéo. Tài năng, kỹ thuật của các chuyên viên, thợ giỏi ngoại quốc đều tận dụng vào việc cải tiến kỹ thuật chiến tranh, tăng cường hiệu lực chiến đấu. Họ cố gắng chỉnh đốn từ những việc rất nhỏ nhặt cho đến tất cả những cơ cấu quân sự.

Binh chánh qui đều mặc đồng phục; lúc ở trại thì đội mũ lông, mang giầy da, vớ nỉ, khoác áo lông trừu. Lúc đi tác chiến đều mặc quần da ống chẽn, chân quấn xà cạp, mang dép. Áo khoác là một loại áo kép cũng bằng da, giữa độn lông thú hoặc bông, gọi là áo Dacha. Áo lót bên trong bằng loại tơ cực tốt, đề phòng khi trúng tên, ngạnh mũi tên chỉ nhấn mảnh áo xuống vết thương chớ không xé rách ra được và những mảnh sắt bể sẽ rớt ra ngoài. Quân thiết kỵ binh thì mặc áo giáp sắt gồm nhiều mảnh chồng lên như lông cánh chim.

Chiến sĩ được trang bị hai loại vũ khí: loại đánh giáp lá cà và loại tấn công mục tiêu ở xa. Mỗi tên lính có một cây gươm, một cây mã tấu, một cái chùy sắt, một cây câu liêm để giựt kẻ địch xuống ngựa. Trên cánh tay trái của họ lại có một cây đoản đao thật sắc gài trong một cái vòng da.

Người nào cũng có hai cây cung với hai túi tên đựng nhiều loại khác nhau: tên đâm thủng áo giáp, tên lửa, tên tẩm thuốc độc… và trong hai thứ túi ấy, có một thứ đặc biệt không thấm nước. Lợi hại nhất là cây cung, một loại cung đặc biệt có ba đoạn uốn (arc à triple courbure) chớ không suông như loại cung của Tây phương. Mỗi cây cung là một công trình tuyệt mỹ của người thợ, một tổng hợp nhiều vật liệu như tre, gỗ, sừng, gân, da… xạ lực tới 400 thước. Các sử gia đều nhận rằng chính cây cung ấy là một yếu tố chiến thắng của quân đội Mông Cổ.

Ngoài ra mỗi người có một số lao, lao ngắn, lao dài, và một dây thòng lọng thật nhạy bằng lông đuôi ngựa một khi tung ra thì không bao giờ trật mục phiêu. Cho đến thời Nã Phá Luân, người Nga còn dùng đạo quân Kalmouk (hậu duệ Mông Cổ) sử dụng thòng lọng thần tình; trong một trận tấn công họ dùng thòng lọng lôi địch quân đang phi ngựa xuống đất và kéo xểnh đi, khiến cho từ đó hễ nghe nói đến quân Kalmouk, quân Pháp đều sợ thất thố.

Mỗi kị binh Mông Cổ đều có ba hoặc bốn con ngựa để thay đổi. Trên lưng ngựa đều có sẵn một cái mộc tròn bằng da cung tên không thể xuyên thủng được, một bình đựng koumiss, một túi đựng thịt khô, pho mát cứng, và túi đựng những thứ cần thiết như kim chỉ, giũa, v.v…

Mỗi đội quân đều có những đơn vị trợ chiến:

– Một tiểu đoàn pháo binh, sử dụng xe bắn đá dễ tháo ráp do trâu Yak hoặc lạc đà kéo; xe phóng hỏa pháo, đại bác để phá hủy những vọng đài và tiêu diệt quân phòng thủ trên mặt thành. (Họ đã có thuốc nổ trước Berthold Schwaiz bên Âu châu 10 năm).

– Một tiểu đoàn công binh do các chuyên viên Trung quốc phụ trách, lo mọi việc xây cất trên bộ hoặc dưới nước, như bắc cầu, đắp đê, khai kinh, tháo nước… (binh đoàn của Sát Hợp Đài lúc tiến đến sông Syr-Daria đã bắc tất cả 48 cái cầu.)

Ngoài ra lại có tổ chức thanh tra, giao cho nhiều sĩ quan phụ trách việc kiểm soát vũ khí và quân trang của từng đội quân; người lính nào không thi hành đúng lệnh sẽ bị phạt, luôn cả cấp trên trực tiếp của họ. Những đạo tiền quân đều có hành dinh đặc biệt, chuyên lo việc chọn địa điểm đóng quân cho từng đơn vị; hành dinh chuyên kiểm soát đồ đạc sau lúc nhổ trại, không để bỏ sót một món gì và hành dinh chuyên thu thập, phân phát chiến lợi phẩm.

Trận Đại uyển (Fergana)

Mùa đông năm 1218, chỉnh bị binh mã xong xuôi, Thành Cát Tư Hãn liền di chuyển tới thượng lưu sông Irtysch. Phải chờ cho tuyết tan mới có thể đi qua “cửa Dzoungarie”.

Từ thời xa xưa, các bộ lạc du mục trên cao nguyên Đông Á hễ qua xâm lăng miền Tây là phải qua cửa ngõ Dzoungarie nầy. Muốn tới Syr-Daria phải đi ngang nhiều sa mạc không có lấy một vũng nước, một bụi cỏ, mà quân viễn chinh Mông Cổ thì tới những 25 vạn người và một triệu chiến mã. Nếu không có một ngõ nào khác thì thật là nan giải. Nước Kim có cái biên giới dài 5,000 c.s. có thể chọn một ngõ vào dễ dàng. Nhưng với đế quốc Kharesm thì khác hẳn: biên giới của họ có những bức tường thiên nhiên che chở, những dãy núi cao sừng sững trên 7,000 thước không thể nào vượt qua được. Nếu vòng lên đồng cỏ mạn Bắc phải đi xa thêm gần một ngàn c.s. mới tới vùng trù mật có thủ đô Samarkande và thành Boukhara – một đô thị rất phồn thịnh.

Lúc bộ tổng tham mưu (Iourt Dchi) đang cố gắng tìm một con đường trẩy quân thì bỗng có tin của Triết Biệt từ Tây liêu gởi về. Viên thượng tướng vừa khám phá một sơn đạo đi Tây á: một độc đạo dẫn tới đế quốc Kharesm. Đường nầy có thể đi thẳng tới miền Đông đế quốc ấy, hoặc lên mạn Bắc qua sông Syr-Daria.

Thành Cát Tư Hãn liền sai Truật Xích thống lĩnh một binh đoàn đến Kashgar trợ lực tướng Triết Biệt.

Bấy giờ đang giữa mùa đông nhằm tiết nghiêm hàn, đoàn người ngựa Mông Cổ vẫn cứ lao mình lên con đường xa xăm mù mịt – con đường mà chính các đạo quân của Hannibal và Nã Phá Luân chỉ mới nhìn thấy mà đã rùng mình thất sắc. Ba mươi ngàn quân Mông Cổ lặng lẽ tiến bước trên đèo cao ngút ở giữa hai rặng Pamir và Thiên sơn, giẫm lên lớp tuyết cao khỏi đầu người giữa cái lạnh vỡ mạch máu và cóng chân ngựa. Họ bám theo những triền núi phủ băng giá cheo leo trên 4,000 thước, trên thượng đỉnh các dãy núi Kisil-Art và Terek-Davan. Thỉnh thoảng lại gặp một trận bão tuyết dữ dội, kẻ nào sơ ý một chút là bị gió cuốn xuống vực thẳm. Chân ngựa phải bao một cuộn da trâu Yak, chiến sĩ đều mặc áo Dacha. Lắm lúc kiệt sức quá, họ phải cắt mạch máu ngựa uống một ít huyết rồi băng lại. Càng tiến xa càng phải giảm sức nặng thừa thãi, phải bỏ lại dọc đường tất cả những cái gì không thuộc vào thứ tối cần. Dọc đường họ gặp rải rác đây đó những người chết đói hoặc chết lạnh, những bộ xương ngựa nhẵn bóng vì có chút thịt nào thì một ít khách qua đường đã ăn hết rồi.

Sau muôn ngàn nỗi gian nan và bao ngày chịu đựng sự thiếu thốn đến cực độ, một hôm tầm mắt họ mở rộng ra trước một thung lũng mênh mông xanh rờn: thung lũng Đại uyển (nay thuộc Nga) một nơi trồng nho, lúa mạch, sản xuất tơ lụa và đồ trang sức lộng lẫy, đồ thủy tinh bóng lộn, nhất là ngựa, từng bầy ngựa nhởn nhơ trên cánh đồng dáng thật quí phái. Ở đây đang giữa mùa xuân.

Xuống tới thung lũng thì các toán quân tiền quân Mông Cổ liền tràn vào làng mạc cướp súc vật. Ngay lúc ấy quốc vương Mohammed dẫn một đoàn quân hùng hậu tới. Thấy đám quân Mông Cổ người hốc hác tiều tụy, ngựa gầy gò, quốc vương đã chạnh lòng thương hại! Vừa mới xáp chiến quân Mông Cổ đã tìm đường tẩu thoát, nhưng tài bắn cung của họ đã làm cho quốc vương phải thầm phục. Quân Kharesm đuổi theo đến tận đèo không ngờ gặp đại quân của Truật Xích đông hơn họ gấp bội và trang bị hơn thật đầy đủ. Họ lại khoẻ và đang khao khát chiến đấu.

Triết Biệt chưa muốn ứng chiến, định rút sâu vào trong núi nhử cho quân thiện chiến Kharesm đuổi theo càng xa sông Syr-Daria càng tốt để cho quân của đại hãn mặt khác đánh một đòn quyết định. Nhưng Truật Xích lại muốn xuất trận. Vương tử nói: “Nếu rút lui, ta biết trả lời như thế nào với phụ vương ta?”

Quân Kharesm mở màn cuộc tấn công bằng những hồi kèn và những tiếng chuông vang dậy trời đất. Quân Mông Cổ liền tràn xuống giao chiến; họ thét lên những tiếng khủng khiếp và thỉnh thoảng rú lên từng hồi thật ghê rợn. Cách điều động của họ thật kỳ lạ; ra lịnh bằng những cây hiệu kỳ nhỏ, hình thể và màu sắc khác nhau; đang kịch chiến bỗng dưng rút lui tản ra làm nhiều cánh, rồi đột nhiên hội lại tấn công ở mặt khác, khiến quân địch không biết ý định của họ ra sao nữa. Bất ngờ họ tấn công mãnh liệt vào trung quân Kharesm, xuýt chút nữa quốc vương bị bắt sống. Thái tử Djélal-Ed-Din liền xua hết cánh quân của ông phản công dữ dội. Truật Xích cũng suýt bị bắt, may nhờ một viên tướng xông ra tử chiến mới cứu thoát được. Hai bên đánh vùi vẩn cho đến tối, bất phân thắng bại, sau cả hai đều lui quân về vị trí đóng trại.

Tờ mờ sáng hôm sau, quân thám mã Kharesm đến dọ dẫm trại Mông Cổ thì chỉ còn thấy một khoảng đất trống không rải rác những xác người. Họ không ngờ thừa đêm tối quân Mông Cổ đổi ngựa khoẻ, mang hết thương binh và súc vật rút về phía Đông cách đó một ngày ngựa.

Quốc vương hớn hở cho rằng đã thắng trận, rút quân về kinh đô mở tiệc khao quân, thăng thưởng cho các cấp.

Tuy nhiên Mohammed hết dám khinh địch nữa, ông thú nhận chưa bao giờ gặp một địch thủ “quá can đảm và nhanh nhẹn như vậy”; liền gấp rút tăng cường lực lượng và tung một số thám tử qua Mông Cổ theo dõi hành động của Thành Cát Tư Hãn.

Kashgar là căn cứ xuất quân của Truật Xích và Triết Biệt, cách Mông Cổ những 3,000 c.s. mà nơi án binh của họ hiện giờ lại cách Kashgar 2,000 c.s. nữa, chặng nầy có biết bao nhiêu là quần sơn vạn thác và sa mạc hoang vu, lại thêm đường đèo Kisil-Art và Terek-Davan thật khủng khiếp, vậy mà không bao giờ họ đứt liên lạc. Chừng như không có thứ gì ngăn cản được vó ngựa của đoàn mã khoái “Tên bay”.

Nghe xong báo cáo về trận Đại uyển, đại hãn lại hạ lịnh cho Truật Xích phải tiến đánh một trận nữa, đồng thời phái 5000 quân xuống mặt Nam đế quốc, tức là tới thượng lưu sông Amou Daria xâm nhập vùng lưu vực con sông này. Xuống mặt Nam có nghĩa là phải vượt muôn trùng ngọn núi Altai cao từ sáu đến bảy ngàn thước. Trên mặt Bắc, đại quân của Thành Cát Tư Hãn chia làm nhiều đạo kéo đi như nước lũ. Sát Hợp Đài thống lĩnh đạo thứ nhất, Oa Khoát Đài đạo thứ hai, đại hãn và Đài Lôi đạo thứ ba, cùng đi có quân sư Chu Thai và trọn bộ tổng tham mưu.

Ngay buổi đầu, nhờ tài tiên tri ứng nghiệm, Chu Thai đã chiếm được lòng tin của đại hãn. Có lần bọn chiêm tinh Tây phương báo rằng sắp có nhật thực, Chu Thai quả quyết là chưa có… Quả nhiên nhật thực chỉ xảy ra đúng vào ngày ông tiên đoán. Từ đó Thành Cát Tư Hãn tin Chu Thai hơn tất cả những bốc sư phù thủy nào khác. Hơn nữa lý luận của ông ta đều xác đáng, thiết thực, cho nên không có việc trọng hệ nào đại hãn không hỏi ý kiến ông ta. Vì thế mà bọn quí tộc ganh tị, nhất là việc nâng ông ta lên hàng quân sư tham dự cuộc viễn chinh. Một nhà quí tộc có biệt tài chế tạo cung tên bất bình nói lên:

– Chẳng biết lão già mọt sách ấy đi theo cuộc hành quân để làm cái quái gì?

Thành Cát Tư Hãn nghe được mới hỏi Chu Thai:

– Ông nghĩ sao về lời nói ấy?

Chu Thai nở nụ cười trầm tĩnh đáp:

– Nếu muốn làm cung tên thì người ta cần những tay thợ giỏi về nghề ấy. Nhưng muốn chinh phục một đế quốc làm sao có thể không dùng những tay thợ về thuật cai trị?

Bây giờ là mùa hạ, quân Mông Cổ trẩy đi dưới cái nắng chang chang thiêu người. Họ vừa vượt qua một vài dãy núi thấp, hốt nhiên trời tối sầm lại, tuyết rơi phơi phới khắp cùng, chỉ trong mấy hôm tuyết phủ bạc phau. Quân Mông Cổ phải dừng lại. Đại hãn lấy làm lo âu trước một hiện tượng khác thường như thế, muốn quay trở về. Chu Thai giải thích như sau: “Giữa lúc chúa Hạ đang trị vì bỗng chúa Đông xuất hiện, chẳng khác nào chúa phương Tây đang cai trị thì chúa phương Bắc tới. Điềm trời cho biết đại hãn sẽ thắng quân Kharesm.”

Lời giải thích rõ ràng nhưng đại hãn muốn thử kiểm lại; theo cách thức cổ truyền, ông lấy một mảnh xương vai trừu bỏ vào lửa đồng thời lâm râm đọc một bài chú. Một lát sau lấy mảnh xương ra xem xét những vết rạn nứt: đường sinh mạng của ông thật tốt; có một số đường nứt ngang cho biết sẽ có một số thân vương, quí tộc, một số người tùy tùng tử trận; nhưng đường hạnh phúc thì thật rõ ràng.

Đại hãn quyết định tiếp tục cuộc hành trình.

Mohammed hội được 400,000 quân nhưng không dám xua ra đại chiến với quân Mông Cổ vì theo tin tức của bọn thám tử gởi về thì “quân địch trùng trùng điệp điệp như ổ kiến, như bầy châu chấu. Chiến sĩ của họ hung hãn như sư tử…”

Từ sông Irtysh đến sông Syr-Daria còn những 1,500 cây số. Phải vượt qua bao nhiêu là đèo cao, sông rộng, và rừng già âm u; phải vượt qua cái sa mạc nổi danh là “Sa mạc Đói khát”, không có lấy một giọt nước, một bóng sinh vật, mà với số quân mã như thế kẻ địch làm thế nào được? Nghĩ như trên quốc vương thấy thượng sách là cứ an tâm chờ đợi. Ấy là chưa kể khi đến con sông Syr-Daria rồi, người ngựa đều mệt mỏi mà đụng phải những thành trì kiên cố, lương thực sung mãn và phòng thủ rất nghiêm mật. Giả thử địch quân có chọc thủng được một nơi nào trong hệ thống phòng thủ, quốc vương vẫn còn lực lượng phòng bị đang tập trung ở gần Samarkande, một khi tung lực lượng nầy ra địch sẽ bị đẩy xuống sông Syr-Daria…

Lần nầy đạo quân của Triết Biệt tràn xuống khắp thung lũng Đại uyển, lần lượt chiếm các đô thị và bao vây thành Kholchent, một ải địa đầu che chở cho đế đô.

Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài đã xuất hiện trên thượng lưu sông Syr-Daria, chiếm một loạt những điểm tựa và vây hãm thành Otrar.

Hai thành nói trên quả thật kiên cố, quân Mông Cổ bao vây suốt mấy tháng trời mà vẫn chưa hạ được. Cho nên Mohammed vẫn cứ án binh chờ coi đại quân của Thành Cát Tư Hãn đánh mặt nào. Bỗng có liên lạc từ mặt Nam, cách kinh đô 400 c.s., chạy hỏa tốc về báo cáo: binh đoàn của Triết Biệt đã vượt qua dãy Pamir xuống chiếm vùng thượng lưu Amou-Daria, đang cướp phá lung tung. Tới đây quốc vương cũng chưa thấy chiến lược của quân Mông Cổ; nghe nói làng mạc, thành thị bị cướp bóc, đốt phá cho rằng chưa có gì trầm trọng; không ngờ đó là một mối nguy lớn lao: mất thung lũng Amou-Daria tức là bị địch cắt miền Nam đế quốc, gồm có A phú hãn và Khoresan. Mohammed chỉ phái một số quân phòng bị đi chống đạo quân của Triết Biết. Lúc đạo quân nầy vừa trẩy đi thì một tin khủng khiếp báo về: đại quân của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện ở phía Tây đang trực chỉ tiến về Boukhara thế như chẻ tre.

Thật khó tin! Theo báo cáo thì Thành Cát Tư Hãn hội quân ở một địa điểm nào đó về phía Đông, bây giờ sao có thể xuất hiện ở phía Tây? Làm thế nào họ bọc ra phía hậu đế quốc Kharesm được? Nhưng những kẻ tị nạn từ các thành thị làng mạc bị tàn phá lũ lượt kéo về đủ xác nhận nguồn tin trên.

Thành Cát Tư Hãn dẫn 50,000 quân đánh vòng lên mặt Bắc vượt qua sông Syr-Daria, rồi trẩy qua sa mạc Kisil-Koum rộng 600 c.s., một sa mạc nổi tiếng không thể qua được (650 năm sau lúc đánh với quân Khiva, đoàn kỵ binh Nga đã thất bại nặng nề vì ngựa chết sạch khi qua sa mạc nầy.) Đại hãn đã vào vùng hạ lưu Amou-Daria đánh ở mặt hậu quân Mohammed.

Bây giờ, phía Tây thì Thành Cát Tư Hãn, phía Bắc, Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, phía Đông Truật Xích, phía Nam, Triết Biệt, quốc vương ở giữa một cái lưới đang từ từ khép lại. Ông vội vã rút một số quân nữa về tăng cường Samarkande và Boukhara. Muốn chạy lên Tây Bắc, lên chính quốc Kharesm thì đã có quân Mông Cổ án ngữ ở đó. Quốc vương vội vàng đào tẩu xuống miền Nam trước lúc quân của Triết Biệt đóng kín mặt này.

San bằng thành Boukhara

Boukhara là một trung tâm điểm của văn minh Hồi giáo, một đô thị nhiều trường học, nhiều hoa viên, biệt thự và vô số nhà hiền triết. Tường cao, hào sâu, nhưng lực lượng phòng thủ thật yếu ớt, vì không ai nghĩ rằng địch quân sẽ tới đây. Dân chúng trong thành đa số là người Ba tư, nhưng quân trú phòng hầu hết là người Thổ (Turc). Các tướng Thổ muốn giao chiến với địch quân trên bờ sông Amou-Daria để có thể gởi thêm quân tiếp viện, nên thừa đêm tối họ kéo hết quân tinh nhuệ ra một cửa thành không có địch quân án ngữ.

Nhưng chiến thuật sở trường của quân Mông Cổ là bao vây mà chừa một ngõ thoát cho địch; lúc quân Thổ lẳng lặng kéo ra, họ im lìm chờ đợi để rồi bám sát theo gót đến rạng ngày hôm sau thình lình đánh tập hậu, diệt trọn đạo quân địch. Dân trong thành liền mở toang các cửa cho họ vào (10 hay 16 tháng 2-1220).

Binh Mông Cổ tràn khắp các nẻo đường. Thành Cát Tư Hãn và Đà Lôi tế ngựa đến trước cửa một tòa nhà đồ sộ ở giữa thành, ngỡ là cung điện của quốc vương. Đến lúc gọi một người dân đến hỏi, đại hãn mới biết đó là đền thờ Allah, rồi giục ngựa trèo lên các bậc thềm, xuống đứng giữa giảng đường truyền lệnh cho dân chúng: “Hiện nay quân ta đang thiếu lương thảo, ngựa đang đói, binh đang thiếu ăn. Các ngươi về mở tất cả kho vựa ra!”

Nhưng lúc bọn giữ kho mang chìa khóa tới thì binh Mông Cổ đã phá vỡ hết các cửa rồi.

Họ ăn uống ầm ĩ, cuồng loạn, lại bắt bọn ca nhạc đến đàn hát tưng bừng, trong lúc ấy bọn quyền quí trong thành đều phải đi tắm ngựa, giữ ngựa cho họ. Những cái rương đựng kinh Coran chạm trổ rất tinh vi đều đem ra làm máng cỏ; sách vở tung ra khắp mặt đường cho ngựa dẫm tơi tả. Bọn tín đồ Hồi giáo không thể nào hiểu nổi những hành động kinh tởm như vậy. Có người xoay qua hỏi lão thầy tu đang giữ một con ngựa Mông Cổ:

– Nầy Mevlana! Tại sao chúng nó làm như thế? Sao thầy không cầu khẩn Allah dùng sấm sét đánh tan quân man rợ đó cho rồi?

Lão thầy tu rưng rưng nước mắt đáp:

– Ngươi hãy bình tĩnh lo cho tròn công việc của ngươi đi. Cầu khẩn Allah, có lẽ chúng ta còn bị trừng phạt nặng nề hơn. Đây là cơn phẫn nộ của Ngài đối với dân ta.

Chính Thành Cát Tư Hãn muốn cho dân Hồi giáo nhận định cuộc xâm lăng của Mông Cổ là “cơn phẫn nộ của Allah”.

Ông chỉ nghỉ trong giây lát rồi hạ lịnh lùa hết dân Boukhara đến một khoảng đất rộng nghe tuyên bố. Một viên thông ngôn dịch lại:

– Ta là hung thần của nhà Trời! Trời đã giao các ngươi cho ta trừng phạt vì các ngươi là những kẻ dẫy đầy tội lỗi. Và chính bọn cầm quyền đã dẫn dắt các ngươi vào vòng tội lỗi!

Đại hãn trình bày cho họ thấy rằng quốc vương và bọn cầm quyền của họ đã bội ước, gây hấn, rồi cảnh cáo họ là không được giúp đỡ cho bọn ấy bất cứ phương diện nào. Lại gọi riêng đám tai mắt, đám phú hộ trong thành đến nghe lịnh: “Tất cả của cải, đồ tế nhuyễn trong nhà đâu phải để đó cho quân đến lấy. Những thứ còn chôn giấu phải bới lên và đem đến nạp.”

Liền đó lính Mông Cổ dẫn 280 người đến những chỗ chôn giấu bảo vật của họ: ai thành thật giao nạp đều được trả tự do.

Dân chúng bị bắt buộc phải đi truy nã số quân trú phòng còn lại đang rút lui theo những con đường về nội thành. Binh Mông Cổ theo sau đốc thúc và đốt trọn khu phố có bọn ấy ẩn núp, lửa cháy lan tràn khắp cả thành phố. Cuộc tấn công nội thành còn kéo thêm hai ngày nữa, sau cùng họ cũng chiếm được và giết sạch 400 quân kháng chiến.

Dân chúng lại bị huy động đi triệt hạ các tường thành, vọng lâu, lấy đá lấp bằng hào hố ở chung quanh. Xong đâu đó, Thành Cát Tư Hãn chỉ để lại vài đại đội tiếp tục cuộc tảo thanh còn đại quân thì tiến đến Samarkande tìm Mohammed.

Đến lúc Boukhara đã thành bình địa, binh Mông Cổ còn gom dân chúng lại một lần nữa chọn hàng trai tráng, khoẻ mạnh gởi đi Samarkande dùng làm bình phong cho quân xung kích, còn lại bao nhiêu đều thả về.

Mọi việc xảy ra đều quá đột ngột, nhanh chóng và khủng khiếp, khiến cho dân chúng người nào còn sống sót cũng gần như mất trí. Một thương nhân được thả về liền trốn xuống Khoressan, gặp dân chúng ở đây bu lại hỏi trăm chuyện, mà ông chỉ còn nhớ có bao nhiêu: “Họ kéo tới, lục soát, đào bới, san bằng, giết hết, cướp hết rồi đi mất hết!”

Chiếm Samarkande, thủ đô Kharesm

Bấy giờ Truật Xích đã hạ được thành Kholchent, vượt qua thung lũng Đại uyển. Kholchent là một thành phố thương mãi giàu có ở địa đầu được phòng thủ kiên cố và dân chúng có tiếng dũng mãnh. Thống đốc ở đây là Timour Melik, một trong những viên tướng đảm lược nhất của Mohammed. Lúc địch quân tràn vào thành, ông ta rút vào nội thành xây trên một hòn đảo ở giữa sông. Quân Mông Cổ bắt tù binh mang đá xông dưới làn mưa tên lấp trọn một khúc sông làm con đường thẳng đến chân thành. Lúc sắp xong thì Timour rút quân xuống một đội chiến thuyền xuôi theo dòng Syr-Daria tẩu thoát. Hai bên hông thuyền của họ đều che vỉ trát đất sét để ngừa tên lửa. Binh Mông Cổ giăng một đỏi sắt ngang sông chận họ lại, nhưng giây đỏi bị thuyền phá đứt. Họ lại xuống phía dưới dòng giăng thuyền ngang sông, trên đặt xe phóng hỏa và xe bắn đá chờ đợi. Timour phải cho thuyền tấp vào bờ đổ lên bộ. Quân Mông Cổ đuổi theo tiêu diệt gần trọn đạo binh, chỉ có Timour trốn thoát chạy về với Djélal-ed-Din, con của Mohammed.

Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài mất hết 5 tháng mới chiếm được thành Otrar. Thống đốc Inaltchik – người đã giết thương đội Mông Cổ – biết địch quân chẳng dung tha mình nên quyết chống cự đến kỳ cùng. Mất thành ngoài, ông rút vào nội thành cầm cự thêm một tháng nữa. Lúc bị quân Mông Cổ tràn ngập, ông ta rút lên thượng lâu, bắn hết tên rồi cạy gạch chọi xuống.

Nhưng quân Mông Cổ được lịnh phải bắt sống. Họ đem chất nổ đến phá vách thượng lâu và lôi ông ta từ trong đống gạch vụn ra. Viên thống đốc bị xiềng lại giải tới đại hãn ở Samarkande; ông ta bị đổ bạc sôi vào mắt, vào lỗ tai và bị tra tấn cho đến chết.

Ở miền Đông Nam, Triết Biệt đánh tan nát đạo quân của quốc vương gởi tới, chiếm gần hết những thị trấn quan trọng.

Bây giờ tất cả các binh đoàn chiến thắng đều kéo đến trước cửa thành Samarkande.

Đây là kinh đô của đế quốc Kharesm, nơi quốc vương Mohammed ngự trị, có chợ búa phồn thịnh, nhiều thư viện quan trọng, nhiều dinh thự lộng lẫy, với nửa triệu dân và 100,000 quân trú phòng; đây là chỗ phòng thủ kiên cố hơn hết trong đế quốc. Vì thế mà Thành Cát Tư Hãn phải đích thân chỉ huy đại quân. Cả ba binh đoàn đều có dẫn theo tất cả tù binh dùng vào việc công hãm thành, vì bọn tù binh và bọn đào ngũ đều cho rằng phải mất nhiều năm mới chiếm được Samarkande.

Suốt hai ngày liền, Thành Cát Tư Hãn cỡi ngựa đi xa xa quanh thành để quan sát. Thấy những bức tường thành cao sừng sững, những vọng gác đồ sộ, những cửa sắt nặng nề cùng những công trình phòng thủ kiên cố, đại hãn nhớ tới những đợt công hãm vô hiệu quả ở Yên kinh, đế đô của nước Kim.

Nhưng một tù binh cho biết quốc vương Mohammed không còn ở trong đó. Như thế Samarkande đối với đại hãn không còn quan trọng nữa. Ông nói với các tướng bằng một giọng miệt thị: “Thành quách chỉ kiên cố khi quân thủ thành can đảm kìa!”

Rồi cắt hi viên tướng tài giỏi hơn hết: Tốc Bất Đài người nhiều mưu lược, Triết Biệt chuyên hành binh thần tốc, cùng với phò mã Đô Gu Sa, mỗi người lãnh một vạn phu truy đuổi theo Mohammed.

Quả là một sứ mạng táo bạo gần như ngông cuồng! Lúc ấy quân Mông Cổ chỉ mới chiếm được những thành ngoài biên cảnh, thành Boukhara và một ít thị trấn trên vùng đất từ sông Syr-Daria đến sông Amou-Daria. Đế quốc Kharesm còn trải rộng hàng mấy ngàn cây số qua phía tây và xuống phía Nam. Binh mã của họ nhiều không kể xiết và còn những 12 cái thành cỡ thành Boukhara, Samarkande. Vậy mà đại hãn chỉ cho có 30 ngàn quân đi săn đuổi vị quốc vương qua suốt đế quốc của ông ta.

Thật ra Thành Cát Tư Hãn biết rất rõ việc làm của mình. Ông cho áp dụng trở lại chiến thuật mà Triết Biệt đã chinh phục đế quốc Tây liêu gần như không hao tốn xương máu binh đội. Nhưng lần này khôn khéo hơn, thích hợp với tình hình Kharesm.

Trên dải đất mênh mông nầy có tất cả 12 giống dân từ trước đến nay đã phục dịch cho bộ lạc của mình hoặc cho đế quốc trong lúc chinh chiến. Nếu Mohammed gọi họ dấy lên thì nguy hiểm vô cùng, chẳng những cho 30 ngàn quân truy kích mà còn nguy cho toàn thể quân viễn chinh Mông Cổ. Vì thế mà không cần triệt hạ thành trì làm gì nữa. Chỉ cần bắt cho được quốc vương trước khi ông ta có đủ thì giờ kêu gọi dân chúng và tổ chức quân đội kháng chiến. Phải làm cho ông ta kinh hoàng đến cực độ, chỉ lo chạy thục mạng mà thôi. Phải tách rời ông ta với dân chúng; phải cho dân chúng thấy rằng vận mệnh của họ không liên hệ gì tới vận mệnh của quốc vương. Cho nên đại hãn ra lịnh cho các tướng như sau:

– Chưa bắt được hắn các ngươi không được phép trở về. Cứ đuổi theo hắn khắp lãnh thổ. Chớ động tới những thành đã chịu hàng phục. Nếu nơi nào chống lại thì cứ thẳng tay hủy diệt.

Ông ban cho Tốc Bất Đài một tờ hiểu dụ bằng chữ Thổ phồn có dấu ấn đỏ của đại hãn: “Nay truyền cho các khả hãn, các thân vương và toàn thể dân chúng biết: đại tướng Tốc Bất Đài được toàn quyền hành động trên khắp mặt địa cầu, từ xứ mặt trời mọc đến xứ mặt trời lặn. Kẻ nào sớm qui hàng, được xá tội; kẻ nào dùng vũ khí chống lại hoặc phản phúc sẽ bị tận diệt.”

Đại hãn lại lưu ý theo dõi xem các tướng có thi hành đúng lệnh không. Có một thành đã hàng phục binh đoàn tiên phong của Triết Biệt, vậy mà sau đó khi kéo ngang qua Tô Gu Sa đã để cho binh sĩ cướp phá. Nghe báo cáo, đại hãn nổi cơn lôi đình lên toan xử tử ngay phò mã. Nhưng lúc nguôi cơn giận, ông sai một tên lính đến truyền lịnh cho Tô Gu Sa “phải giao quyền chỉ huy lại cho Tốc Bất Đài, xuống làm lính xung kích trong binh đoàn này.”

Kỷ luật trong quân đội Mông Cổ nghiêm khắc đến nỗi chàng rể của đại hãn tức khắc tuân hành không dám thốt một lời nào, và ít lâu sau, Tô Gu Sa chết trong một cuộc hãm thành như những chiến sĩ xung phong khác.

Hùm thiêng khi đã sa cơ…

Quốc vương Mohammed chạy xuống thành Balk ở trong một vùng núi non thuộc A Phú Hãn. Bỗng có tin hãi hùng đưa tới: ba binh đoàn Mông Cổ ồ ạt qua sông Amou-Daria tiến xuống miền Nam. Họ không tàn sát, không cướp đoạt, chỉ bắt buộc dân chúng cung cấp lương thảo cho binh mã rồi đi lùng kiếm riêng có quốc vương mà thôi.

Ngoài một ít vệ binh Mohammed không còn một đoàn quân nào dưới tay, lại không thể trông cậy vào quân A Phú Hãn vì xứ nầy mới bình định, sáp nhập vào đế quốc chưa bao lâu. Ông vội vã chạy về miền Tây, tới tỉnh Khoressan, một tỉnh đông đúc với nhiều thành thị phồn thịnh, trước kia thuộc quyền thống trị của cha ông. Trên con đường bôn tẩu, gặp làng mạc thị trấn nào không có quân đội bảo vệ, ông ra lịnh cho dân chúng gấp rút tản cư; nơi nào có thành trì kiên cố thì kêu gọi quân trú đóng phải cố chống giữ đến giọt máu cuối cùng.

Những mệnh lệnh ông đều nằm trong một chiến thuật đã được tính toán kỹ càng. Chính Koutousov 600 năm sau đã áp dụng chiến thuật này để chiến thắng Nã Phá Luân: tản cư dân chúng để tuyệt nguồn tiếp tế lương thực của địch và nguồn nhân lực dùng vào việc công hãm thành: thành nào có phòng vệ phải chống cự quyết liệt để ngăn chặn bước tiến của họ, ông mới có đủ thời giờ chấn chỉnh lại quân mã… Nhưng Mohammed thất bại hoàn toàn vì không lường được lối hành binh thần tốc của địch, nguy hại nhất là bị địch ly gián ông với dân chúng. Tại Merv, “một thành phố hoa hồng”, ông nghe tin quân Mông Cổ chiếm kinh đô sau 5 ngày vây hãm.

Đạo binh thủ thành Samarkande cố phá một đường máu thoát ra nhưng bị sát hại quá nhiều đành phải thối trở vào. Qua hôm sau quân Mông Cổ án ngữ sát cửa thành không còn cách nào ra nữa. Rồi cái cảnh ở Boukhara tái diễn: bọn quan lại, giáo chủ, thầy tu đòi mở cửa xin qui hàng. Họ phát động một cuộc tuyên truyền trong dân chúng “Samarkande là một hãn địa độc lập: 7 năm trước đây Mohammed đã đuổi Osman, khả hãn của họ, ra khỏi thành lại còn tìm cách ám sát. Ở Tây liêu, Thành Cát Tư Hãn cho mở cửa đền thờ và che chở tín đồ Hồi giáo…” Cuộc nổi loạn bùng nổ; 30 ngàn quân Thổ xin đầu hàng, còn lại bao nhiêu thì rút vào nội thành cố thủ. Bốn cửa ngoại thành đều mở rộng đón quân Mông Cổ (tháng 3-1220).

Ngay hôm đó quân Mông Cổ triệt hạ tường thành, lấp bằng các chiến hào. Phái Hồi giáo gồm 50,000 gia đình được để yên, kỳ dư tất cả dân chúng đều bị lùa ra một cánh đồng rộng. Họ lọc ra 30 ngàn nghệ sĩ và thợ giỏi gởi cho các binh đoàn sử dụng, một số thanh niên khoẻ mạnh thì dùng làm phu dịch hoặc cho gia nhập quân đội viễn chinh, số còn lại đem chém phăng cả. Ba mươi ngàn quân Thổ và tướng lãnh đầu hàng cũng chịu chung một số phận vì người Mông Cổ không bao giờ dung thứ kẻ phản bạn đồng ngũ. Vài hôm sau họ chiếm nội thành và đốt ra tro bụi…

Tới lúc này quốc vương mới nhận thấy cái hiểm họa: tín đồ Hồi giáo sẵn sàng qui hàng giặc; hai người bạn thân của ông lại ra làm thống đốc dưới sự kiểm soát của một tướng Mông Cổ; dân chúng thành Merv rục rịch bắt ông đem nạp cho địch quân. Mohammed tức tốc trốn ra khỏi thành Merv, vượt một rặng núi xuống thành Nichapour. Tại đây ông viết một bức thơ gởi cho bà thái hậu đang ở Gourgandi, thủ phủ của chính quốc Kharesm (cận cửa sông Amou-Daria, gần biển hồ Aral) kêu gọi bà mẹ cấp tốc dẫn đám cháu và đám cung tần chạy xuống Khoressan. Vì chiếm được Samarkande rồi thì Kharesm sẽ là mục tiêu thứ nhì của Thành Cát Tư Hãn.

Trong lúc ấy Tốc Bất Đài và Triết Biệt đã tới Balk; họ không gặp một sức kháng cự nào: dân chúng mở cửa thành đón hai binh đoàn Mông Cổ và cho biết quốc vương đã chạy về miền Tây.

Cuộc săn đuổi tiếp tục ráo riết, luôn mấy tuần binh Mông Cổ không gặp một chút trở ngại; nhiều khoảng họ phi 120 cây số mỗi ngày đến ngựa dự phòng cũng kiệt lực. Họ đuổi say sưa y như một bầy chó săn đuổi theo dấu con mồi. Thành Herat, thành Merv đều bỏ ngõ, dân chúng đem thực phẩm đến dâng cho binh sĩ, đem cỏ nuôi ngựa. Quân Mông Cổ không đụng đến tơ hào của dân và giữ lại bọn cầm quyền cũ. Những làng nào, thị trấn nào chống lại, họ tận sát, hủy diệt không chút xót thương. Gặp thành kiên cố liệu phải mất nhiều ngày công hãm, họ vòng ngõ khác bỏ lại phía sau. Riêng có thành Zavch, dân chúng lại lên mặt thành đánh trống, chửi rủa binh Mông Cổ. Tốc Bất Đài liền quay trở lại trong 3 ngày, giết không còn một bóng người rồi đốt trụi, lúc họ lên đường thì chỉ còn một đống tro tàn.

Bây giờ khắp xứ Khoressan đâu đâu cũng có cuộc xung đột giữa dân chúng chủ hàng và quân trú phòng Thổ vẫn còn trung thành với quốc vương. Quả nhiên, Thành Cát Tư Hãn đã đạt được mục đích của mình.

Mohammed hết dám trông cậy vào tường cao hào sâu nữa, liền mượn cớ đi săn để trốn ra khỏi Nichapour, chạy mãi về miền Tây. Khốn hơn nữa là ông cũng không dám tin đám vệ binh của mình, hằng đêm phải bí mật sang ngủ ở một cái lều khác; có một sáng thấy cái lều chính thức bị tên xuyên thủng lỗ chỗ khắp trên nóc. Từ đó tình cảnh của ông chẳng khác con thú bị bủa vây khắp ngả, lúc nào cũng sống trong nỗi lo âu hãi hùng, còn đâu can đảm, sức lực để chiến đấu nữa. Còn chăng là một ít kẻ trung tín với niềm hi vọng cuối cùng: chạy thật nhanh để bảo toàn tính mạng. Ông chạy mãi về phương Tây, qua núi non, qua sa mạc, qua Irak Persan, Irak Adchémi cho đến tận biên cảnh Mesopotamie mới dừng lại… nhưng không hiểu sao ông lại quay về đường cũ đến ẩn náu tại thành Rai.

Tốc Bất Đài và Triết Biệt cũng không lúc nào để lạc dấu kẻ thù. Tới Nichapour hay tin Mohammed mới đào tẩu, họ thúc dân chúng cung cấp thức ăn và rơm cỏ cho ngựa rồi cảnh cáo: “Nếu các ngươi muốn cho nhà cửa, tài sản còn trọn vẹn thì đừng ỷ vào thành cao hào sâu và bọn quân trú phòng. Hãy thành thật qui thuận và triệt để tuân theo mạng lịnh của những binh đoàn Mông Cổ tới đây.”

Rồi họ hấp tấp lên đường; trong cuộc rong ruổi họ bắt được thái hậu và đám cung tần ẩn náu trong một tòa lâu đài; ở một nơi khác họ khám phá được kho vàng của quốc vương. Tù nhân và của báu đều áp giải về Samarkande. Thành Cát Tư Hãn vẫn đóng ở đây, bình thản chờ đợi kết quả cuộc săn người cách ông những 3000 cây số.

Tại thành Rai – một hoàng thành cổ – quốc vương qui tụ được 3000 tân binh dưới bóng cờ và sẵn sàng giao chiến với quân Mông Cổ. Nhưng kết quả thật thảm hại: hoàng quân bị đánh tan tành không còn manh giáp. Dân trong thành lại chia làm hai phe: phe chủ hàng áp đảo được phe chủ chiến và chặt đầu gần trọn phe sau. Lúc Tốc Bất Đài vào thành thì quang cảnh y như lò sát sinh.

Làm thế nào tin được cái lũ người giết đồng bào của mình để cầu mạng sống? Đại tướng Mông Cổ liền ra lịnh giết sạch phe qui hàng không chừa một người nào rồi phóng hoả đốt thành Rai, biến thành một đống tro nghi ngút khói.

Nhưng qua khỏi thành Hamadan quân Mông Cổ lạc dấu Mohammed. Họ liền chia thành từng toán nhỏ tẻ ra khắp các hướng lùng kiếm. Một toán quân tình cờ bắt gặp một đám kỵ sĩ đang tìm đường lẩn tránh. Họ tức tốc đuổi theo và nhắm hạ một người trong bọn ngồi trên con tuấn mã, nhưng ngựa của hắn phi như gió cuốn, theo không kịp nữa. Người kỵ sĩ đó chính là Mohammed đang chạy ra bờ biển Caspienne. Lúc Tốc Bất Đài đến bờ biển thì chỉ còn thấy một cánh buồm trắng mang quốc vương tiến thẳng ra khơi.

Ít lâu sau, Ala-ed-Din Mohammed chết trên một hòn đảo cô tịch ở giữa biển. Có ai ngờ một nhà chinh phục lừng lẫy, một bậc đế vương hùng mạnh nhất thời bấy giờ lại lâm vào cảnh mạt lộ bi thảm như vậy. Cơ đồ tan nát, sống những chuỗi ngày cơ hàn tuyệt vọng, lúc chôn xuống huyệt chỉ còn cái thân xác với bộ y phục rách tả tơi (tháng 12-1220).

Tốc Bất Đài không hay biết gì về cái kết cuộc thê thảm của Mohammed. Đại tướng gởi một mã khoái tên bay về tâu với đại hãn rằng Mohammed đã dong thuyền trốn lên phương Bắc và xin lệnh án binh ở vùng đồng bằng miền Nam Caspienne cho binh mã nghỉ ngơi trong lúc đông về.

Trời sẽ thấu hiểu ta đâu phải là

người muốn gây ra thảm hoạ

(THÀNH CÁT TƯ HÃN)

Bây giờ đại quân Mông Cổ chuẩn bị để chinh Tây gồm có 250,000 chiến sĩ. Điều đáng nói không phải là quân số đông đảo mà là cách tổ chức và cách trang bị cực kỳ chu đáo của họ, có thể nói không có quân đội nào thời ấy có thể sánh với họ được. Tất cả những kinh nghiệm rút tỉa trong chiến cuộc năm năm ở nước Kim đều được đem ra áp dụng một cách khôn khéo. Tài năng, kỹ thuật của các chuyên viên, thợ giỏi ngoại quốc đều tận dụng vào việc cải tiến kỹ thuật chiến tranh, tăng cường hiệu lực chiến đấu. Họ cố gắng chỉnh đốn từ những việc rất nhỏ nhặt cho đến tất cả những cơ cấu quân sự.

Binh chánh qui đều mặc đồng phục; lúc ở trại thì đội mũ lông, mang giầy da, vớ nỉ, khoác áo lông trừu. Lúc đi tác chiến đều mặc quần da ống chẽn, chân quấn xà cạp, mang dép. Áo khoác là một loại áo kép cũng bằng da, giữa độn lông thú hoặc bông, gọi là áo Dacha. Áo lót bên trong bằng loại tơ cực tốt, đề phòng khi trúng tên, ngạnh mũi tên chỉ nhấn mảnh áo xuống vết thương chớ không xé rách ra được và những mảnh sắt bể sẽ rớt ra ngoài. Quân thiết kỵ binh thì mặc áo giáp sắt gồm nhiều mảnh chồng lên như lông cánh chim.

Chiến sĩ được trang bị hai loại vũ khí: loại đánh giáp lá cà và loại tấn công mục tiêu ở xa. Mỗi tên lính có một cây gươm, một cây mã tấu, một cái chùy sắt, một cây câu liêm để giựt kẻ địch xuống ngựa. Trên cánh tay trái của họ lại có một cây đoản đao thật sắc gài trong một cái vòng da.

Người nào cũng có hai cây cung với hai túi tên đựng nhiều loại khác nhau: tên đâm thủng áo giáp, tên lửa, tên tẩm thuốc độc… và trong hai thứ túi ấy, có một thứ đặc biệt không thấm nước. Lợi hại nhất là cây cung, một loại cung đặc biệt có ba đoạn uốn (arc à triple courbure) chớ không suông như loại cung của Tây phương. Mỗi cây cung là một công trình tuyệt mỹ của người thợ, một tổng hợp nhiều vật liệu như tre, gỗ, sừng, gân, da… xạ lực tới 400 thước. Các sử gia đều nhận rằng chính cây cung ấy là một yếu tố chiến thắng của quân đội Mông Cổ.

Ngoài ra mỗi người có một số lao, lao ngắn, lao dài, và một dây thòng lọng thật nhạy bằng lông đuôi ngựa một khi tung ra thì không bao giờ trật mục phiêu. Cho đến thời Nã Phá Luân, người Nga còn dùng đạo quân Kalmouk (hậu duệ Mông Cổ) sử dụng thòng lọng thần tình; trong một trận tấn công họ dùng thòng lọng lôi địch quân đang phi ngựa xuống đất và kéo xểnh đi, khiến cho từ đó hễ nghe nói đến quân Kalmouk, quân Pháp đều sợ thất thố.

Mỗi kị binh Mông Cổ đều có ba hoặc bốn con ngựa để thay đổi. Trên lưng ngựa đều có sẵn một cái mộc tròn bằng da cung tên không thể xuyên thủng được, một bình đựng koumiss, một túi đựng thịt khô, pho mát cứng, và túi đựng những thứ cần thiết như kim chỉ, giũa, v.v…

Mỗi đội quân đều có những đơn vị trợ chiến:

– Một tiểu đoàn pháo binh, sử dụng xe bắn đá dễ tháo ráp do trâu Yak hoặc lạc đà kéo; xe phóng hỏa pháo, đại bác để phá hủy những vọng đài và tiêu diệt quân phòng thủ trên mặt thành. (Họ đã có thuốc nổ trước Berthold Schwaiz bên Âu châu 10 năm).

– Một tiểu đoàn công binh do các chuyên viên Trung quốc phụ trách, lo mọi việc xây cất trên bộ hoặc dưới nước, như bắc cầu, đắp đê, khai kinh, tháo nước… (binh đoàn của Sát Hợp Đài lúc tiến đến sông Syr-Daria đã bắc tất cả 48 cái cầu.)

Ngoài ra lại có tổ chức thanh tra, giao cho nhiều sĩ quan phụ trách việc kiểm soát vũ khí và quân trang của từng đội quân; người lính nào không thi hành đúng lệnh sẽ bị phạt, luôn cả cấp trên trực tiếp của họ. Những đạo tiền quân đều có hành dinh đặc biệt, chuyên lo việc chọn địa điểm đóng quân cho từng đơn vị; hành dinh chuyên kiểm soát đồ đạc sau lúc nhổ trại, không để bỏ sót một món gì và hành dinh chuyên thu thập, phân phát chiến lợi phẩm.

Trận Đại uyển (Fergana)

Mùa đông năm 1218, chỉnh bị binh mã xong xuôi, Thành Cát Tư Hãn liền di chuyển tới thượng lưu sông Irtysch. Phải chờ cho tuyết tan mới có thể đi qua “cửa Dzoungarie”.

Từ thời xa xưa, các bộ lạc du mục trên cao nguyên Đông Á hễ qua xâm lăng miền Tây là phải qua cửa ngõ Dzoungarie nầy. Muốn tới Syr-Daria phải đi ngang nhiều sa mạc không có lấy một vũng nước, một bụi cỏ, mà quân viễn chinh Mông Cổ thì tới những 25 vạn người và một triệu chiến mã. Nếu không có một ngõ nào khác thì thật là nan giải. Nước Kim có cái biên giới dài 5,000 c.s. có thể chọn một ngõ vào dễ dàng. Nhưng với đế quốc Kharesm thì khác hẳn: biên giới của họ có những bức tường thiên nhiên che chở, những dãy núi cao sừng sững trên 7,000 thước không thể nào vượt qua được. Nếu vòng lên đồng cỏ mạn Bắc phải đi xa thêm gần một ngàn c.s. mới tới vùng trù mật có thủ đô Samarkande và thành Boukhara – một đô thị rất phồn thịnh.

Lúc bộ tổng tham mưu (Iourt Dchi) đang cố gắng tìm một con đường trẩy quân thì bỗng có tin của Triết Biệt từ Tây liêu gởi về. Viên thượng tướng vừa khám phá một sơn đạo đi Tây á: một độc đạo dẫn tới đế quốc Kharesm. Đường nầy có thể đi thẳng tới miền Đông đế quốc ấy, hoặc lên mạn Bắc qua sông Syr-Daria.

Thành Cát Tư Hãn liền sai Truật Xích thống lĩnh một binh đoàn đến Kashgar trợ lực tướng Triết Biệt.

Bấy giờ đang giữa mùa đông nhằm tiết nghiêm hàn, đoàn người ngựa Mông Cổ vẫn cứ lao mình lên con đường xa xăm mù mịt – con đường mà chính các đạo quân của Hannibal và Nã Phá Luân chỉ mới nhìn thấy mà đã rùng mình thất sắc. Ba mươi ngàn quân Mông Cổ lặng lẽ tiến bước trên đèo cao ngút ở giữa hai rặng Pamir và Thiên sơn, giẫm lên lớp tuyết cao khỏi đầu người giữa cái lạnh vỡ mạch máu và cóng chân ngựa. Họ bám theo những triền núi phủ băng giá cheo leo trên 4,000 thước, trên thượng đỉnh các dãy núi Kisil-Art và Terek-Davan. Thỉnh thoảng lại gặp một trận bão tuyết dữ dội, kẻ nào sơ ý một chút là bị gió cuốn xuống vực thẳm. Chân ngựa phải bao một cuộn da trâu Yak, chiến sĩ đều mặc áo Dacha. Lắm lúc kiệt sức quá, họ phải cắt mạch máu ngựa uống một ít huyết rồi băng lại. Càng tiến xa càng phải giảm sức nặng thừa thãi, phải bỏ lại dọc đường tất cả những cái gì không thuộc vào thứ tối cần. Dọc đường họ gặp rải rác đây đó những người chết đói hoặc chết lạnh, những bộ xương ngựa nhẵn bóng vì có chút thịt nào thì một ít khách qua đường đã ăn hết rồi.

Sau muôn ngàn nỗi gian nan và bao ngày chịu đựng sự thiếu thốn đến cực độ, một hôm tầm mắt họ mở rộng ra trước một thung lũng mênh mông xanh rờn: thung lũng Đại uyển (nay thuộc Nga) một nơi trồng nho, lúa mạch, sản xuất tơ lụa và đồ trang sức lộng lẫy, đồ thủy tinh bóng lộn, nhất là ngựa, từng bầy ngựa nhởn nhơ trên cánh đồng dáng thật quí phái. Ở đây đang giữa mùa xuân.

Xuống tới thung lũng thì các toán quân tiền quân Mông Cổ liền tràn vào làng mạc cướp súc vật. Ngay lúc ấy quốc vương Mohammed dẫn một đoàn quân hùng hậu tới. Thấy đám quân Mông Cổ người hốc hác tiều tụy, ngựa gầy gò, quốc vương đã chạnh lòng thương hại! Vừa mới xáp chiến quân Mông Cổ đã tìm đường tẩu thoát, nhưng tài bắn cung của họ đã làm cho quốc vương phải thầm phục. Quân Kharesm đuổi theo đến tận đèo không ngờ gặp đại quân của Truật Xích đông hơn họ gấp bội và trang bị hơn thật đầy đủ. Họ lại khoẻ và đang khao khát chiến đấu.

Triết Biệt chưa muốn ứng chiến, định rút sâu vào trong núi nhử cho quân thiện chiến Kharesm đuổi theo càng xa sông Syr-Daria càng tốt để cho quân của đại hãn mặt khác đánh một đòn quyết định. Nhưng Truật Xích lại muốn xuất trận. Vương tử nói: “Nếu rút lui, ta biết trả lời như thế nào với phụ vương ta?”

Quân Kharesm mở màn cuộc tấn công bằng những hồi kèn và những tiếng chuông vang dậy trời đất. Quân Mông Cổ liền tràn xuống giao chiến; họ thét lên những tiếng khủng khiếp và thỉnh thoảng rú lên từng hồi thật ghê rợn. Cách điều động của họ thật kỳ lạ; ra lịnh bằng những cây hiệu kỳ nhỏ, hình thể và màu sắc khác nhau; đang kịch chiến bỗng dưng rút lui tản ra làm nhiều cánh, rồi đột nhiên hội lại tấn công ở mặt khác, khiến quân địch không biết ý định của họ ra sao nữa. Bất ngờ họ tấn công mãnh liệt vào trung quân Kharesm, xuýt chút nữa quốc vương bị bắt sống. Thái tử Djélal-Ed-Din liền xua hết cánh quân của ông phản công dữ dội. Truật Xích cũng suýt bị bắt, may nhờ một viên tướng xông ra tử chiến mới cứu thoát được. Hai bên đánh vùi vẩn cho đến tối, bất phân thắng bại, sau cả hai đều lui quân về vị trí đóng trại.

Tờ mờ sáng hôm sau, quân thám mã Kharesm đến dọ dẫm trại Mông Cổ thì chỉ còn thấy một khoảng đất trống không rải rác những xác người. Họ không ngờ thừa đêm tối quân Mông Cổ đổi ngựa khoẻ, mang hết thương binh và súc vật rút về phía Đông cách đó một ngày ngựa.

Quốc vương hớn hở cho rằng đã thắng trận, rút quân về kinh đô mở tiệc khao quân, thăng thưởng cho các cấp.

Tuy nhiên Mohammed hết dám khinh địch nữa, ông thú nhận chưa bao giờ gặp một địch thủ “quá can đảm và nhanh nhẹn như vậy”; liền gấp rút tăng cường lực lượng và tung một số thám tử qua Mông Cổ theo dõi hành động của Thành Cát Tư Hãn.

Kashgar là căn cứ xuất quân của Truật Xích và Triết Biệt, cách Mông Cổ những 3,000 c.s. mà nơi án binh của họ hiện giờ lại cách Kashgar 2,000 c.s. nữa, chặng nầy có biết bao nhiêu là quần sơn vạn thác và sa mạc hoang vu, lại thêm đường đèo Kisil-Art và Terek-Davan thật khủng khiếp, vậy mà không bao giờ họ đứt liên lạc. Chừng như không có thứ gì ngăn cản được vó ngựa của đoàn mã khoái “Tên bay”.

Nghe xong báo cáo về trận Đại uyển, đại hãn lại hạ lịnh cho Truật Xích phải tiến đánh một trận nữa, đồng thời phái 5000 quân xuống mặt Nam đế quốc, tức là tới thượng lưu sông Amou Daria xâm nhập vùng lưu vực con sông này. Xuống mặt Nam có nghĩa là phải vượt muôn trùng ngọn núi Altai cao từ sáu đến bảy ngàn thước. Trên mặt Bắc, đại quân của Thành Cát Tư Hãn chia làm nhiều đạo kéo đi như nước lũ. Sát Hợp Đài thống lĩnh đạo thứ nhất, Oa Khoát Đài đạo thứ hai, đại hãn và Đài Lôi đạo thứ ba, cùng đi có quân sư Chu Thai và trọn bộ tổng tham mưu.

Ngay buổi đầu, nhờ tài tiên tri ứng nghiệm, Chu Thai đã chiếm được lòng tin của đại hãn. Có lần bọn chiêm tinh Tây phương báo rằng sắp có nhật thực, Chu Thai quả quyết là chưa có… Quả nhiên nhật thực chỉ xảy ra đúng vào ngày ông tiên đoán. Từ đó Thành Cát Tư Hãn tin Chu Thai hơn tất cả những bốc sư phù thủy nào khác. Hơn nữa lý luận của ông ta đều xác đáng, thiết thực, cho nên không có việc trọng hệ nào đại hãn không hỏi ý kiến ông ta. Vì thế mà bọn quí tộc ganh tị, nhất là việc nâng ông ta lên hàng quân sư tham dự cuộc viễn chinh. Một nhà quí tộc có biệt tài chế tạo cung tên bất bình nói lên:

– Chẳng biết lão già mọt sách ấy đi theo cuộc hành quân để làm cái quái gì?

Thành Cát Tư Hãn nghe được mới hỏi Chu Thai:

– Ông nghĩ sao về lời nói ấy?

Chu Thai nở nụ cười trầm tĩnh đáp:

– Nếu muốn làm cung tên thì người ta cần những tay thợ giỏi về nghề ấy. Nhưng muốn chinh phục một đế quốc làm sao có thể không dùng những tay thợ về thuật cai trị?

Bây giờ là mùa hạ, quân Mông Cổ trẩy đi dưới cái nắng chang chang thiêu người. Họ vừa vượt qua một vài dãy núi thấp, hốt nhiên trời tối sầm lại, tuyết rơi phơi phới khắp cùng, chỉ trong mấy hôm tuyết phủ bạc phau. Quân Mông Cổ phải dừng lại. Đại hãn lấy làm lo âu trước một hiện tượng khác thường như thế, muốn quay trở về. Chu Thai giải thích như sau: “Giữa lúc chúa Hạ đang trị vì bỗng chúa Đông xuất hiện, chẳng khác nào chúa phương Tây đang cai trị thì chúa phương Bắc tới. Điềm trời cho biết đại hãn sẽ thắng quân Kharesm.”

Lời giải thích rõ ràng nhưng đại hãn muốn thử kiểm lại; theo cách thức cổ truyền, ông lấy một mảnh xương vai trừu bỏ vào lửa đồng thời lâm râm đọc một bài chú. Một lát sau lấy mảnh xương ra xem xét những vết rạn nứt: đường sinh mạng của ông thật tốt; có một số đường nứt ngang cho biết sẽ có một số thân vương, quí tộc, một số người tùy tùng tử trận; nhưng đường hạnh phúc thì thật rõ ràng.

Đại hãn quyết định tiếp tục cuộc hành trình.

Mohammed hội được 400,000 quân nhưng không dám xua ra đại chiến với quân Mông Cổ vì theo tin tức của bọn thám tử gởi về thì “quân địch trùng trùng điệp điệp như ổ kiến, như bầy châu chấu. Chiến sĩ của họ hung hãn như sư tử…”

Từ sông Irtysh đến sông Syr-Daria còn những 1,500 cây số. Phải vượt qua bao nhiêu là đèo cao, sông rộng, và rừng già âm u; phải vượt qua cái sa mạc nổi danh là “Sa mạc Đói khát”, không có lấy một giọt nước, một bóng sinh vật, mà với số quân mã như thế kẻ địch làm thế nào được? Nghĩ như trên quốc vương thấy thượng sách là cứ an tâm chờ đợi. Ấy là chưa kể khi đến con sông Syr-Daria rồi, người ngựa đều mệt mỏi mà đụng phải những thành trì kiên cố, lương thực sung mãn và phòng thủ rất nghiêm mật. Giả thử địch quân có chọc thủng được một nơi nào trong hệ thống phòng thủ, quốc vương vẫn còn lực lượng phòng bị đang tập trung ở gần Samarkande, một khi tung lực lượng nầy ra địch sẽ bị đẩy xuống sông Syr-Daria…

Lần nầy đạo quân của Triết Biệt tràn xuống khắp thung lũng Đại uyển, lần lượt chiếm các đô thị và bao vây thành Kholchent, một ải địa đầu che chở cho đế đô.

Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài đã xuất hiện trên thượng lưu sông Syr-Daria, chiếm một loạt những điểm tựa và vây hãm thành Otrar.

Hai thành nói trên quả thật kiên cố, quân Mông Cổ bao vây suốt mấy tháng trời mà vẫn chưa hạ được. Cho nên Mohammed vẫn cứ án binh chờ coi đại quân của Thành Cát Tư Hãn đánh mặt nào. Bỗng có liên lạc từ mặt Nam, cách kinh đô 400 c.s., chạy hỏa tốc về báo cáo: binh đoàn của Triết Biệt đã vượt qua dãy Pamir xuống chiếm vùng thượng lưu Amou-Daria, đang cướp phá lung tung. Tới đây quốc vương cũng chưa thấy chiến lược của quân Mông Cổ; nghe nói làng mạc, thành thị bị cướp bóc, đốt phá cho rằng chưa có gì trầm trọng; không ngờ đó là một mối nguy lớn lao: mất thung lũng Amou-Daria tức là bị địch cắt miền Nam đế quốc, gồm có A phú hãn và Khoresan. Mohammed chỉ phái một số quân phòng bị đi chống đạo quân của Triết Biết. Lúc đạo quân nầy vừa trẩy đi thì một tin khủng khiếp báo về: đại quân của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện ở phía Tây đang trực chỉ tiến về Boukhara thế như chẻ tre.

Thật khó tin! Theo báo cáo thì Thành Cát Tư Hãn hội quân ở một địa điểm nào đó về phía Đông, bây giờ sao có thể xuất hiện ở phía Tây? Làm thế nào họ bọc ra phía hậu đế quốc Kharesm được? Nhưng những kẻ tị nạn từ các thành thị làng mạc bị tàn phá lũ lượt kéo về đủ xác nhận nguồn tin trên.

Thành Cát Tư Hãn dẫn 50,000 quân đánh vòng lên mặt Bắc vượt qua sông Syr-Daria, rồi trẩy qua sa mạc Kisil-Koum rộng 600 c.s., một sa mạc nổi tiếng không thể qua được (650 năm sau lúc đánh với quân Khiva, đoàn kỵ binh Nga đã thất bại nặng nề vì ngựa chết sạch khi qua sa mạc nầy.) Đại hãn đã vào vùng hạ lưu Amou-Daria đánh ở mặt hậu quân Mohammed.

Bây giờ, phía Tây thì Thành Cát Tư Hãn, phía Bắc, Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, phía Đông Truật Xích, phía Nam, Triết Biệt, quốc vương ở giữa một cái lưới đang từ từ khép lại. Ông vội vã rút một số quân nữa về tăng cường Samarkande và Boukhara. Muốn chạy lên Tây Bắc, lên chính quốc Kharesm thì đã có quân Mông Cổ án ngữ ở đó. Quốc vương vội vàng đào tẩu xuống miền Nam trước lúc quân của Triết Biệt đóng kín mặt này.

San bằng thành Boukhara

Boukhara là một trung tâm điểm của văn minh Hồi giáo, một đô thị nhiều trường học, nhiều hoa viên, biệt thự và vô số nhà hiền triết. Tường cao, hào sâu, nhưng lực lượng phòng thủ thật yếu ớt, vì không ai nghĩ rằng địch quân sẽ tới đây. Dân chúng trong thành đa số là người Ba tư, nhưng quân trú phòng hầu hết là người Thổ (Turc). Các tướng Thổ muốn giao chiến với địch quân trên bờ sông Amou-Daria để có thể gởi thêm quân tiếp viện, nên thừa đêm tối họ kéo hết quân tinh nhuệ ra một cửa thành không có địch quân án ngữ.

Nhưng chiến thuật sở trường của quân Mông Cổ là bao vây mà chừa một ngõ thoát cho địch; lúc quân Thổ lẳng lặng kéo ra, họ im lìm chờ đợi để rồi bám sát theo gót đến rạng ngày hôm sau thình lình đánh tập hậu, diệt trọn đạo quân địch. Dân trong thành liền mở toang các cửa cho họ vào (10 hay 16 tháng 2-1220).

Binh Mông Cổ tràn khắp các nẻo đường. Thành Cát Tư Hãn và Đà Lôi tế ngựa đến trước cửa một tòa nhà đồ sộ ở giữa thành, ngỡ là cung điện của quốc vương. Đến lúc gọi một người dân đến hỏi, đại hãn mới biết đó là đền thờ Allah, rồi giục ngựa trèo lên các bậc thềm, xuống đứng giữa giảng đường truyền lệnh cho dân chúng: “Hiện nay quân ta đang thiếu lương thảo, ngựa đang đói, binh đang thiếu ăn. Các ngươi về mở tất cả kho vựa ra!”

Nhưng lúc bọn giữ kho mang chìa khóa tới thì binh Mông Cổ đã phá vỡ hết các cửa rồi.

Họ ăn uống ầm ĩ, cuồng loạn, lại bắt bọn ca nhạc đến đàn hát tưng bừng, trong lúc ấy bọn quyền quí trong thành đều phải đi tắm ngựa, giữ ngựa cho họ. Những cái rương đựng kinh Coran chạm trổ rất tinh vi đều đem ra làm máng cỏ; sách vở tung ra khắp mặt đường cho ngựa dẫm tơi tả. Bọn tín đồ Hồi giáo không thể nào hiểu nổi những hành động kinh tởm như vậy. Có người xoay qua hỏi lão thầy tu đang giữ một con ngựa Mông Cổ:

– Nầy Mevlana! Tại sao chúng nó làm như thế? Sao thầy không cầu khẩn Allah dùng sấm sét đánh tan quân man rợ đó cho rồi?

Lão thầy tu rưng rưng nước mắt đáp:

– Ngươi hãy bình tĩnh lo cho tròn công việc của ngươi đi. Cầu khẩn Allah, có lẽ chúng ta còn bị trừng phạt nặng nề hơn. Đây là cơn phẫn nộ của Ngài đối với dân ta.

Chính Thành Cát Tư Hãn muốn cho dân Hồi giáo nhận định cuộc xâm lăng của Mông Cổ là “cơn phẫn nộ của Allah”.

Ông chỉ nghỉ trong giây lát rồi hạ lịnh lùa hết dân Boukhara đến một khoảng đất rộng nghe tuyên bố. Một viên thông ngôn dịch lại:

– Ta là hung thần của nhà Trời! Trời đã giao các ngươi cho ta trừng phạt vì các ngươi là những kẻ dẫy đầy tội lỗi. Và chính bọn cầm quyền đã dẫn dắt các ngươi vào vòng tội lỗi!

Đại hãn trình bày cho họ thấy rằng quốc vương và bọn cầm quyền của họ đã bội ước, gây hấn, rồi cảnh cáo họ là không được giúp đỡ cho bọn ấy bất cứ phương diện nào. Lại gọi riêng đám tai mắt, đám phú hộ trong thành đến nghe lịnh: “Tất cả của cải, đồ tế nhuyễn trong nhà đâu phải để đó cho quân đến lấy. Những thứ còn chôn giấu phải bới lên và đem đến nạp.”

Liền đó lính Mông Cổ dẫn 280 người đến những chỗ chôn giấu bảo vật của họ: ai thành thật giao nạp đều được trả tự do.

Dân chúng bị bắt buộc phải đi truy nã số quân trú phòng còn lại đang rút lui theo những con đường về nội thành. Binh Mông Cổ theo sau đốc thúc và đốt trọn khu phố có bọn ấy ẩn núp, lửa cháy lan tràn khắp cả thành phố. Cuộc tấn công nội thành còn kéo thêm hai ngày nữa, sau cùng họ cũng chiếm được và giết sạch 400 quân kháng chiến.

Dân chúng lại bị huy động đi triệt hạ các tường thành, vọng lâu, lấy đá lấp bằng hào hố ở chung quanh. Xong đâu đó, Thành Cát Tư Hãn chỉ để lại vài đại đội tiếp tục cuộc tảo thanh còn đại quân thì tiến đến Samarkande tìm Mohammed.

Đến lúc Boukhara đã thành bình địa, binh Mông Cổ còn gom dân chúng lại một lần nữa chọn hàng trai tráng, khoẻ mạnh gởi đi Samarkande dùng làm bình phong cho quân xung kích, còn lại bao nhiêu đều thả về.

Mọi việc xảy ra đều quá đột ngột, nhanh chóng và khủng khiếp, khiến cho dân chúng người nào còn sống sót cũng gần như mất trí. Một thương nhân được thả về liền trốn xuống Khoressan, gặp dân chúng ở đây bu lại hỏi trăm chuyện, mà ông chỉ còn nhớ có bao nhiêu: “Họ kéo tới, lục soát, đào bới, san bằng, giết hết, cướp hết rồi đi mất hết!”

Chiếm Samarkande, thủ đô Kharesm

Bấy giờ Truật Xích đã hạ được thành Kholchent, vượt qua thung lũng Đại uyển. Kholchent là một thành phố thương mãi giàu có ở địa đầu được phòng thủ kiên cố và dân chúng có tiếng dũng mãnh. Thống đốc ở đây là Timour Melik, một trong những viên tướng đảm lược nhất của Mohammed. Lúc địch quân tràn vào thành, ông ta rút vào nội thành xây trên một hòn đảo ở giữa sông. Quân Mông Cổ bắt tù binh mang đá xông dưới làn mưa tên lấp trọn một khúc sông làm con đường thẳng đến chân thành. Lúc sắp xong thì Timour rút quân xuống một đội chiến thuyền xuôi theo dòng Syr-Daria tẩu thoát. Hai bên hông thuyền của họ đều che vỉ trát đất sét để ngừa tên lửa. Binh Mông Cổ giăng một đỏi sắt ngang sông chận họ lại, nhưng giây đỏi bị thuyền phá đứt. Họ lại xuống phía dưới dòng giăng thuyền ngang sông, trên đặt xe phóng hỏa và xe bắn đá chờ đợi. Timour phải cho thuyền tấp vào bờ đổ lên bộ. Quân Mông Cổ đuổi theo tiêu diệt gần trọn đạo binh, chỉ có Timour trốn thoát chạy về với Djélal-ed-Din, con của Mohammed.

Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài mất hết 5 tháng mới chiếm được thành Otrar. Thống đốc Inaltchik – người đã giết thương đội Mông Cổ – biết địch quân chẳng dung tha mình nên quyết chống cự đến kỳ cùng. Mất thành ngoài, ông rút vào nội thành cầm cự thêm một tháng nữa. Lúc bị quân Mông Cổ tràn ngập, ông ta rút lên thượng lâu, bắn hết tên rồi cạy gạch chọi xuống.

Nhưng quân Mông Cổ được lịnh phải bắt sống. Họ đem chất nổ đến phá vách thượng lâu và lôi ông ta từ trong đống gạch vụn ra. Viên thống đốc bị xiềng lại giải tới đại hãn ở Samarkande; ông ta bị đổ bạc sôi vào mắt, vào lỗ tai và bị tra tấn cho đến chết.

Ở miền Đông Nam, Triết Biệt đánh tan nát đạo quân của quốc vương gởi tới, chiếm gần hết những thị trấn quan trọng.

Bây giờ tất cả các binh đoàn chiến thắng đều kéo đến trước cửa thành Samarkande.

Đây là kinh đô của đế quốc Kharesm, nơi quốc vương Mohammed ngự trị, có chợ búa phồn thịnh, nhiều thư viện quan trọng, nhiều dinh thự lộng lẫy, với nửa triệu dân và 100,000 quân trú phòng; đây là chỗ phòng thủ kiên cố hơn hết trong đế quốc. Vì thế mà Thành Cát Tư Hãn phải đích thân chỉ huy đại quân. Cả ba binh đoàn đều có dẫn theo tất cả tù binh dùng vào việc công hãm thành, vì bọn tù binh và bọn đào ngũ đều cho rằng phải mất nhiều năm mới chiếm được Samarkande.

Suốt hai ngày liền, Thành Cát Tư Hãn cỡi ngựa đi xa xa quanh thành để quan sát. Thấy những bức tường thành cao sừng sững, những vọng gác đồ sộ, những cửa sắt nặng nề cùng những công trình phòng thủ kiên cố, đại hãn nhớ tới những đợt công hãm vô hiệu quả ở Yên kinh, đế đô của nước Kim.

Nhưng một tù binh cho biết quốc vương Mohammed không còn ở trong đó. Như thế Samarkande đối với đại hãn không còn quan trọng nữa. Ông nói với các tướng bằng một giọng miệt thị: “Thành quách chỉ kiên cố khi quân thủ thành can đảm kìa!”

Rồi cắt hi viên tướng tài giỏi hơn hết: Tốc Bất Đài người nhiều mưu lược, Triết Biệt chuyên hành binh thần tốc, cùng với phò mã Đô Gu Sa, mỗi người lãnh một vạn phu truy đuổi theo Mohammed.

Quả là một sứ mạng táo bạo gần như ngông cuồng! Lúc ấy quân Mông Cổ chỉ mới chiếm được những thành ngoài biên cảnh, thành Boukhara và một ít thị trấn trên vùng đất từ sông Syr-Daria đến sông Amou-Daria. Đế quốc Kharesm còn trải rộng hàng mấy ngàn cây số qua phía tây và xuống phía Nam. Binh mã của họ nhiều không kể xiết và còn những 12 cái thành cỡ thành Boukhara, Samarkande. Vậy mà đại hãn chỉ cho có 30 ngàn quân đi săn đuổi vị quốc vương qua suốt đế quốc của ông ta.

Thật ra Thành Cát Tư Hãn biết rất rõ việc làm của mình. Ông cho áp dụng trở lại chiến thuật mà Triết Biệt đã chinh phục đế quốc Tây liêu gần như không hao tốn xương máu binh đội. Nhưng lần này khôn khéo hơn, thích hợp với tình hình Kharesm.

Trên dải đất mênh mông nầy có tất cả 12 giống dân từ trước đến nay đã phục dịch cho bộ lạc của mình hoặc cho đế quốc trong lúc chinh chiến. Nếu Mohammed gọi họ dấy lên thì nguy hiểm vô cùng, chẳng những cho 30 ngàn quân truy kích mà còn nguy cho toàn thể quân viễn chinh Mông Cổ. Vì thế mà không cần triệt hạ thành trì làm gì nữa. Chỉ cần bắt cho được quốc vương trước khi ông ta có đủ thì giờ kêu gọi dân chúng và tổ chức quân đội kháng chiến. Phải làm cho ông ta kinh hoàng đến cực độ, chỉ lo chạy thục mạng mà thôi. Phải tách rời ông ta với dân chúng; phải cho dân chúng thấy rằng vận mệnh của họ không liên hệ gì tới vận mệnh của quốc vương. Cho nên đại hãn ra lịnh cho các tướng như sau:

– Chưa bắt được hắn các ngươi không được phép trở về. Cứ đuổi theo hắn khắp lãnh thổ. Chớ động tới những thành đã chịu hàng phục. Nếu nơi nào chống lại thì cứ thẳng tay hủy diệt.

Ông ban cho Tốc Bất Đài một tờ hiểu dụ bằng chữ Thổ phồn có dấu ấn đỏ của đại hãn: “Nay truyền cho các khả hãn, các thân vương và toàn thể dân chúng biết: đại tướng Tốc Bất Đài được toàn quyền hành động trên khắp mặt địa cầu, từ xứ mặt trời mọc đến xứ mặt trời lặn. Kẻ nào sớm qui hàng, được xá tội; kẻ nào dùng vũ khí chống lại hoặc phản phúc sẽ bị tận diệt.”

Đại hãn lại lưu ý theo dõi xem các tướng có thi hành đúng lệnh không. Có một thành đã hàng phục binh đoàn tiên phong của Triết Biệt, vậy mà sau đó khi kéo ngang qua Tô Gu Sa đã để cho binh sĩ cướp phá. Nghe báo cáo, đại hãn nổi cơn lôi đình lên toan xử tử ngay phò mã. Nhưng lúc nguôi cơn giận, ông sai một tên lính đến truyền lịnh cho Tô Gu Sa “phải giao quyền chỉ huy lại cho Tốc Bất Đài, xuống làm lính xung kích trong binh đoàn này.”

Kỷ luật trong quân đội Mông Cổ nghiêm khắc đến nỗi chàng rể của đại hãn tức khắc tuân hành không dám thốt một lời nào, và ít lâu sau, Tô Gu Sa chết trong một cuộc hãm thành như những chiến sĩ xung phong khác.

Hùm thiêng khi đã sa cơ…

Quốc vương Mohammed chạy xuống thành Balk ở trong một vùng núi non thuộc A Phú Hãn. Bỗng có tin hãi hùng đưa tới: ba binh đoàn Mông Cổ ồ ạt qua sông Amou-Daria tiến xuống miền Nam. Họ không tàn sát, không cướp đoạt, chỉ bắt buộc dân chúng cung cấp lương thảo cho binh mã rồi đi lùng kiếm riêng có quốc vương mà thôi.

Ngoài một ít vệ binh Mohammed không còn một đoàn quân nào dưới tay, lại không thể trông cậy vào quân A Phú Hãn vì xứ nầy mới bình định, sáp nhập vào đế quốc chưa bao lâu. Ông vội vã chạy về miền Tây, tới tỉnh Khoressan, một tỉnh đông đúc với nhiều thành thị phồn thịnh, trước kia thuộc quyền thống trị của cha ông. Trên con đường bôn tẩu, gặp làng mạc thị trấn nào không có quân đội bảo vệ, ông ra lịnh cho dân chúng gấp rút tản cư; nơi nào có thành trì kiên cố thì kêu gọi quân trú đóng phải cố chống giữ đến giọt máu cuối cùng.

Những mệnh lệnh ông đều nằm trong một chiến thuật đã được tính toán kỹ càng. Chính Koutousov 600 năm sau đã áp dụng chiến thuật này để chiến thắng Nã Phá Luân: tản cư dân chúng để tuyệt nguồn tiếp tế lương thực của địch và nguồn nhân lực dùng vào việc công hãm thành: thành nào có phòng vệ phải chống cự quyết liệt để ngăn chặn bước tiến của họ, ông mới có đủ thời giờ chấn chỉnh lại quân mã… Nhưng Mohammed thất bại hoàn toàn vì không lường được lối hành binh thần tốc của địch, nguy hại nhất là bị địch ly gián ông với dân chúng. Tại Merv, “một thành phố hoa hồng”, ông nghe tin quân Mông Cổ chiếm kinh đô sau 5 ngày vây hãm.

Đạo binh thủ thành Samarkande cố phá một đường máu thoát ra nhưng bị sát hại quá nhiều đành phải thối trở vào. Qua hôm sau quân Mông Cổ án ngữ sát cửa thành không còn cách nào ra nữa. Rồi cái cảnh ở Boukhara tái diễn: bọn quan lại, giáo chủ, thầy tu đòi mở cửa xin qui hàng. Họ phát động một cuộc tuyên truyền trong dân chúng “Samarkande là một hãn địa độc lập: 7 năm trước đây Mohammed đã đuổi Osman, khả hãn của họ, ra khỏi thành lại còn tìm cách ám sát. Ở Tây liêu, Thành Cát Tư Hãn cho mở cửa đền thờ và che chở tín đồ Hồi giáo…” Cuộc nổi loạn bùng nổ; 30 ngàn quân Thổ xin đầu hàng, còn lại bao nhiêu thì rút vào nội thành cố thủ. Bốn cửa ngoại thành đều mở rộng đón quân Mông Cổ (tháng 3-1220).

Ngay hôm đó quân Mông Cổ triệt hạ tường thành, lấp bằng các chiến hào. Phái Hồi giáo gồm 50,000 gia đình được để yên, kỳ dư tất cả dân chúng đều bị lùa ra một cánh đồng rộng. Họ lọc ra 30 ngàn nghệ sĩ và thợ giỏi gởi cho các binh đoàn sử dụng, một số thanh niên khoẻ mạnh thì dùng làm phu dịch hoặc cho gia nhập quân đội viễn chinh, số còn lại đem chém phăng cả. Ba mươi ngàn quân Thổ và tướng lãnh đầu hàng cũng chịu chung một số phận vì người Mông Cổ không bao giờ dung thứ kẻ phản bạn đồng ngũ. Vài hôm sau họ chiếm nội thành và đốt ra tro bụi…

Tới lúc này quốc vương mới nhận thấy cái hiểm họa: tín đồ Hồi giáo sẵn sàng qui hàng giặc; hai người bạn thân của ông lại ra làm thống đốc dưới sự kiểm soát của một tướng Mông Cổ; dân chúng thành Merv rục rịch bắt ông đem nạp cho địch quân. Mohammed tức tốc trốn ra khỏi thành Merv, vượt một rặng núi xuống thành Nichapour. Tại đây ông viết một bức thơ gởi cho bà thái hậu đang ở Gourgandi, thủ phủ của chính quốc Kharesm (cận cửa sông Amou-Daria, gần biển hồ Aral) kêu gọi bà mẹ cấp tốc dẫn đám cháu và đám cung tần chạy xuống Khoressan. Vì chiếm được Samarkande rồi thì Kharesm sẽ là mục tiêu thứ nhì của Thành Cát Tư Hãn.

Trong lúc ấy Tốc Bất Đài và Triết Biệt đã tới Balk; họ không gặp một sức kháng cự nào: dân chúng mở cửa thành đón hai binh đoàn Mông Cổ và cho biết quốc vương đã chạy về miền Tây.

Cuộc săn đuổi tiếp tục ráo riết, luôn mấy tuần binh Mông Cổ không gặp một chút trở ngại; nhiều khoảng họ phi 120 cây số mỗi ngày đến ngựa dự phòng cũng kiệt lực. Họ đuổi say sưa y như một bầy chó săn đuổi theo dấu con mồi. Thành Herat, thành Merv đều bỏ ngõ, dân chúng đem thực phẩm đến dâng cho binh sĩ, đem cỏ nuôi ngựa. Quân Mông Cổ không đụng đến tơ hào của dân và giữ lại bọn cầm quyền cũ. Những làng nào, thị trấn nào chống lại, họ tận sát, hủy diệt không chút xót thương. Gặp thành kiên cố liệu phải mất nhiều ngày công hãm, họ vòng ngõ khác bỏ lại phía sau. Riêng có thành Zavch, dân chúng lại lên mặt thành đánh trống, chửi rủa binh Mông Cổ. Tốc Bất Đài liền quay trở lại trong 3 ngày, giết không còn một bóng người rồi đốt trụi, lúc họ lên đường thì chỉ còn một đống tro tàn.

Bây giờ khắp xứ Khoressan đâu đâu cũng có cuộc xung đột giữa dân chúng chủ hàng và quân trú phòng Thổ vẫn còn trung thành với quốc vương. Quả nhiên, Thành Cát Tư Hãn đã đạt được mục đích của mình.

Mohammed hết dám trông cậy vào tường cao hào sâu nữa, liền mượn cớ đi săn để trốn ra khỏi Nichapour, chạy mãi về miền Tây. Khốn hơn nữa là ông cũng không dám tin đám vệ binh của mình, hằng đêm phải bí mật sang ngủ ở một cái lều khác; có một sáng thấy cái lều chính thức bị tên xuyên thủng lỗ chỗ khắp trên nóc. Từ đó tình cảnh của ông chẳng khác con thú bị bủa vây khắp ngả, lúc nào cũng sống trong nỗi lo âu hãi hùng, còn đâu can đảm, sức lực để chiến đấu nữa. Còn chăng là một ít kẻ trung tín với niềm hi vọng cuối cùng: chạy thật nhanh để bảo toàn tính mạng. Ông chạy mãi về phương Tây, qua núi non, qua sa mạc, qua Irak Persan, Irak Adchémi cho đến tận biên cảnh Mesopotamie mới dừng lại… nhưng không hiểu sao ông lại quay về đường cũ đến ẩn náu tại thành Rai.

Tốc Bất Đài và Triết Biệt cũng không lúc nào để lạc dấu kẻ thù. Tới Nichapour hay tin Mohammed mới đào tẩu, họ thúc dân chúng cung cấp thức ăn và rơm cỏ cho ngựa rồi cảnh cáo: “Nếu các ngươi muốn cho nhà cửa, tài sản còn trọn vẹn thì đừng ỷ vào thành cao hào sâu và bọn quân trú phòng. Hãy thành thật qui thuận và triệt để tuân theo mạng lịnh của những binh đoàn Mông Cổ tới đây.”

Rồi họ hấp tấp lên đường; trong cuộc rong ruổi họ bắt được thái hậu và đám cung tần ẩn náu trong một tòa lâu đài; ở một nơi khác họ khám phá được kho vàng của quốc vương. Tù nhân và của báu đều áp giải về Samarkande. Thành Cát Tư Hãn vẫn đóng ở đây, bình thản chờ đợi kết quả cuộc săn người cách ông những 3000 cây số.

Tại thành Rai – một hoàng thành cổ – quốc vương qui tụ được 3000 tân binh dưới bóng cờ và sẵn sàng giao chiến với quân Mông Cổ. Nhưng kết quả thật thảm hại: hoàng quân bị đánh tan tành không còn manh giáp. Dân trong thành lại chia làm hai phe: phe chủ hàng áp đảo được phe chủ chiến và chặt đầu gần trọn phe sau. Lúc Tốc Bất Đài vào thành thì quang cảnh y như lò sát sinh.

Làm thế nào tin được cái lũ người giết đồng bào của mình để cầu mạng sống? Đại tướng Mông Cổ liền ra lịnh giết sạch phe qui hàng không chừa một người nào rồi phóng hoả đốt thành Rai, biến thành một đống tro nghi ngút khói.

Nhưng qua khỏi thành Hamadan quân Mông Cổ lạc dấu Mohammed. Họ liền chia thành từng toán nhỏ tẻ ra khắp các hướng lùng kiếm. Một toán quân tình cờ bắt gặp một đám kỵ sĩ đang tìm đường lẩn tránh. Họ tức tốc đuổi theo và nhắm hạ một người trong bọn ngồi trên con tuấn mã, nhưng ngựa của hắn phi như gió cuốn, theo không kịp nữa. Người kỵ sĩ đó chính là Mohammed đang chạy ra bờ biển Caspienne. Lúc Tốc Bất Đài đến bờ biển thì chỉ còn thấy một cánh buồm trắng mang quốc vương tiến thẳng ra khơi.

Ít lâu sau, Ala-ed-Din Mohammed chết trên một hòn đảo cô tịch ở giữa biển. Có ai ngờ một nhà chinh phục lừng lẫy, một bậc đế vương hùng mạnh nhất thời bấy giờ lại lâm vào cảnh mạt lộ bi thảm như vậy. Cơ đồ tan nát, sống những chuỗi ngày cơ hàn tuyệt vọng, lúc chôn xuống huyệt chỉ còn cái thân xác với bộ y phục rách tả tơi (tháng 12-1220).

Tốc Bất Đài không hay biết gì về cái kết cuộc thê thảm của Mohammed. Đại tướng gởi một mã khoái tên bay về tâu với đại hãn rằng Mohammed đã dong thuyền trốn lên phương Bắc và xin lệnh án binh ở vùng đồng bằng miền Nam Caspienne cho binh mã nghỉ ngơi trong lúc đông về.

Bình luận