Khi còn trẻ trung, ai ai cũng đều có những giấc mơ mà theo năm tháng dần dần sẽ tan vỡ và phai mờ. Họ cảm thấy mình bị vỡ mộng bởi con người, sự kiện và thực tế mà hầu như chẳng giống với những lý tưởng non trẻ xưa. Người Tình Lý Tưởng đem đến những giấc mơ bị tan vỡ của con người và từ đó trở thành những hình ảnh tồn tại suốt đời trong trí tưởng tượng của họ. Bạn mong ước sự lãng mạn? Sự mạo hiểm? Mối thần giao cách cảm? Người Tình Lý Tưởng phản chiếu ảo mộng trong trí tưởng tượng của bạn. Anh ta hay cô ta là một nghệ nhân tạo tác ra ảo mộng mà bạn yêu cầu, lý tưởng hoá chân dung của bạn. Trong thế giới thực dụng và đê hèn này tồn tại một nguồn năng lượng quyến rũ vô tận lan tỏa theo mỗi bước chân của Người Tình Lý Tưởng.
Người Tình Lý Tưởng Lãng Mạn
Một tối nọ khoảng vào năm 1760, tại nhà hát opera trong thành phố Cologne, một phụ nữ trẻ đẹp đang ngồi ở vị trí của mình ngắm nhìn khán thính giả. Ngồi bên cạnh là ông chồng của cô ta, ngài thị trưởng thành phố – một người đàn ông trung niên, nhã nhặn nhưng khù khờ và tẻ nhạt. Với vẻ bề ngoài như là đang xem opera nhưng thật ra cô ta đang ngắm nhìn một thanh niên tuấn tú trong bộ trang phục vô cùng ấn tượng. Đáp lại, anh ta cũng đã chú ý đến ánh mắt đắm đuối của cô ta. Sau buổi diễn hôm ấy, người thanh niên đó đã giới thiệu mình là Giovanni Giacomo Casanova.
Kẻ lạ mặt đó đã hôn lên tay của cô. Đêm hôm sau, với dự định là sẽ tham dự một buổi dạ hội, cô đã mời anh ta, “anh có muốn đi dự tiệc với tôi không?”. Và anh ta trả lời, “Thưa tiểu thư, tôi không bao giờ dám hy vọng rằng sẽ có diễm phúc được khiêu vũ với cô”.
Đêm hôm sau, sau buổi dạ hội, người phụ nữ trẻ chỉ nghĩ đến mỗi Casanova. Anh ta dường như đã đoán biết trước được mọi suy nghĩ của cô ta, vì vậy tỏ ra quá đỗi vui mừng và táo bạo. Vài ngày sau, anh ta được mời ăn tối tại nhà cô ta và sau khi người chồng đã lên phòng nghỉ ngơi thì cô ta dẫn anh ta đi xem xung quanh nhà. Trong phòng riêng của mình, từ cửa sổ nhìn ra, cô chỉ cho anh ta thấy một nhà thờ nhỏ nằm ngay bên hông ngôi nhà. Như thể đọc được mọi ý nghĩ trong đầu cô ta nên vào ngày hôm sau, Casanova đã đến nhà thờ để tham dự buổi lễ ban thánh thể và khi gặp lại cô ta tại nhà hát vào tối hôm ấy, anh ta đã thầm bảo với cô ta rằng anh ta đã phát hiện ở đó một cánh cửa bí mật dẫn đến phòng ngủ của cô. Cô ta cười và giả vờ tỏ vẻ ngạc nhiên. Bằng một giọng nói ngây thơ nhất, anh ta bảo rằng sẽ tìm cách trốn trong nhà thờ vào ngày hôm sau – và chỉ chờ có thế, ngay lập tức cô ta thì thầm rằng khi nào mọi người đi ngủ hết rồi, cô ta sẽ ghé thăm anh ta tại đó.
Vì vậy Casanova đã giấu mình trong căn phòng xưng tội nhỏ của nhà thờ, chờ đợi cả ngày lẫn đêm. Khắp căn phòng lũ chuột bò ngổn ngang và anh ta cũng chẳng có chăn êm nệm ấm để nằm. Tuy nhiên, cuối cùng thì người vợ trẻ của ngài thị trưởng cũng đã đến, vào lúc rất khuya. Anh ta không một lời than phiền, mà chỉ âm thầm đi theo vào phòng cô ta. Họ liên tục hẹn hò như thế trong vài ngày. Rồi cô ta cũng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi suốt cả ngày cho đến khi đêm về. Cuối cùng, họ đánh liều một phen. Cô ta cung cấp thức ăn, sách và nến để xoa dịu nỗi mong chờ và những ngày tháng buồn tẻ của anh ta trong nhà thờ. Dường như rất là tội lỗi khi sử dụng một nơi thờ phụng thiêng liêng để làm những chuyện như thế, nhưng điều đó chỉ làm cho chuyện hẹn hò yêu đương của họ thêm phần hào hứng. Tuy nhiên, mấy ngày sau đó, cô ta phải đi xa với chồng. Vào lúc cô ta trở về, Casanova đã biến mất, cũng nhanh chóng và đáng yêu y hệt như khi anh ta xuất hiện.
Vài năm sau, tại London, một phụ nữ trẻ đẹp tên là Pauline đã chú ý đến mẫu quảng cáo trên một tờ báo địa phương. Một quý ông lịch lãm đang tìm một người phụ nữ để cho thuê một phần ngôi nhà của mình. Pauline đến từ Bồ Đào Nha và đang có nguy cơ phải trở về quê hương. Trước khi thuê nhà anh ta, cô đã phải ở một mình nơi đất khách quê người. Bây giờ cô rất đơn độc, tiền bạc thì ít ỏi và cô đang cảm thấy chán chường trước hoàn cảnh éo le của mình. Nhưng rồi sau cùng, cô ấy cũng ngẩng đầu lên trước số phận. Cô trả lời mẫu quảng cáo đó.
Người đàn ông ấy hóa ra lại là Casanova, anh ta mới lịch lãm và hào hoa làm sao! Căn phòng anh ta cho thuê rất tiện nghi và giá cả lại rất rẻ; anh ta chỉ yêu cầu thỉnh thoảng được làm bạn với cô. Pauline quyết định chuyển vào đó ở. Họ cùng nhau chơi cờ, cưỡi ngựa và đàm đạo văn chương. Anh rất đàng hoàng, lịch lãm và hào phóng. Là một cô gái nghiêm túc, đứng đắn và sắc sảo, Pauline dần dần lệ thuộc vào tình bạn của họ; anh ta là một người đàn ông mà cô có thể trò chuyện hàng giờ không chán. Thế rồi vào một ngày nọ, Casanova dường như trở thành một người hoàn toàn khác: Anh ta bực tức, kích động. Và anh ta đã thú nhận rằng anh ta yêu cô say đắm. Pauline đang dự tính trở về Bồ Đào Nha để gặp người yêu, vì vậy cô ấy chẳng muốn nghe điều này chút nào. Cô ấy khuyên Casanova hãy cưỡi ngựa đi dạo để trấn tĩnh lại.
Cũng vào chiều hôm ấy, cô nhận được tin anh ta ngã ngựa. Cảm thấy mình có phần trách nhiệm trong vụ tai nạn này, cô vội vã chạy đi tìm anh ta. Tìm thấy anh ta đang nằm trên giường, cô lao vào vòng tay của anh ta và không còn kiềm chế được mình. Vào đêm đó họ trở thành người tình của nhau và họ tiếp tục cuộc tình trong những ngày tháng Pauline còn ở lại London. Tuy nhiên, đến lúc cô ta phải trở về Bồ Đào Nha, anh ta chẳng hề ngăn cản hay níu kéo, thay vào đó, anh ta chỉ an ủi cô, viện cớ rằng cả hai người họ đều đã trao tặng nhau một “liều thuốc giải độc” tuy tạm thời nhưng vô cùng tuyệt vời để xoa dịu nỗi cô đơn và rằng họ sẽ mãi mãi là bạn tốt của nhau.
Vài năm sau đó, tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, một cô gái trẻ đẹp tên là Ignazia đang trên đường về nhà sau buổi lễ xưng tội tại nhà thờ. Đột nhiên Casanova tới làm quen với cô. Cùng bước theo cô về nhà, anh ta giải thích rằng anh ta rất đam mê điệu nhảy fandango và nhã ý mời cô ta tham dự một buổi khiêu vũ vào tối hôm sau. Anh ta rất khác với những gã đàn ông tẻ nhạt khác trong thị trấn, vì vậy cô ta đã liều lĩnh chấp nhận lời mời. Cha mẹ cô phản đối cuộc hẹn đó, nhưng cô đã thuyết phục mẹ mình cùng đi. Sau buổi tối khiêu vũ khó quên ấy (và anh ta nhảy điệu fandango rất đẹp), Casanova đã thú nhận rằng anh ta đã yêu cô cuồng dại. Cô ta đã đáp lại (dù rất buồn) rằng cô đã có vị hôn phu rồi. Casanova đã không gượng ép vấn đề này, nhưng vài ngày tiếp sau đó, anh ta đã dẫn Ignazia đến nhưng buỗi khiêu vũ khác và đi xem đấu bò. Vào một trong những dịp đó, anh ta cố tình giới thiệu với cô một người bạn của mình – một nữ công tước công khai tán tỉnh anh ta một cách trơ trẽn. Ignazia cảm thấy ghen tức lồng lộn. Vào lúc này, cô ta đã liều lĩnh yêu thầm Casanova, nhưng ý thức về trách nhiệm và tôn giáo đã ngăn cấm cô khỏi những suy nghĩ như thế.
Cuối cùng, sau vài ngày tự dằn vặt giằng xé, Ignazia đã tìm đến Casanova và nắm lấy tay anh ta, “Em thú tội rồi và hứa rằng sẽ cố gắng không bao giờ gặp lại anh nữa, nhưng em không thể làm được. Đây là lần đầu tiên trong đời chuyện này xảy ra với em. Em đã để mặc cho Chúa trời an bài. Em quyết định rồi, khi anh còn ở đây, em sẽ làm tất cả những gì anh muốn. Khi nào anh rời bỏ đất nước Tây ban Nha và rời bỏ em, em lại phải tìm một lời thú tội khác cho sự đau khổ của mình. Tình yêu em dành cho anh, rốt cuộc cũng chỉ là một sự nông nổi thoáng qua”.
Casanova có lẽ là nhân vật quyến rũ thành công nhất trong lịch sử; rất ít phụ nữ nào có thể cưỡng lại mê lực của anh ta. Cách thức của anh ta rất đơn giản: Vào lúc gặp gỡ cô ấy, anh ta sẽ quan sát kỹ, đồng hành cùng tâm trạng của cô ấy, tìm ra cái gì thiếu hụt trong cuộc sống của cô ấy và cung cấp nó. Anh ta đã biến mình thành một Người Tình Lý Tưởng. Người vợ của ngài thị trưởng tẻ nhạt cần sự mạo hiểm và lãng mạn; cô ta cần ai đó có thể dâng hiến thời gian và sự chiều chuộng để sở hữu được cô ta. Còn đối với Pauline, sự thiếu hụt trong cuộc sống cô ta chính là tình bạn, những lý tưởng cao quý và cuộc trò chuyện nghiêm túc; cô ta muốn một người đàn ông lịch lãm và phóng khoáng mà sẽ đối xử với cô như một phụ nữ thanh lịch và học thức. Đối với Ignazia, sự thiếu hụt lại chính là sự chịu đựng và sự dày vò. Cuộc sống cô ấy quá dễ dàng; luôn cảm thấy cuộc sống xứng đáng để sống, và có điều gì đó thật để xưng tội; vì vậy cô ấy cần phạm tội. Trong mỗi trường hợp, Casanova đã hòa hợp bản thân mình với những lý tưởng của người phụ nữ, biến những giấc mơ của họ thành sự thật. Một khi người phụ nữ đã yêu anh ta say đắm, chỉ cần một mưu mẹo nhỏ hoặc một sự toan tính cũng có thể chứng thực tình cảm lãng mạn này (một ngày sống giữa lũ chuột, một cú ngã ngựa giả vờ, một sự chạm trán với một phụ nữ khác khiến Ignazia ghen tức).
Người Tình Lý Tưởng rất hiếm thấy trong thế giới hiện đại, vì để đóng được vai này cần phải nỗ lực rất lớn. Bạn sẽ phải tập trung cao độ vào một người khác, thăm dò xem cô ấy đang mất mát cái gì hay anh ta đang thất vọng về điều gì. Con người thường bộc lộ điều này theo một cách rất tinh tế nên khó phát hiện: Thông qua điệu bộ cử chỉ, giọng nói, hay ánh mắt. Dường như mang đến cho họ những gì mà họ cần, bạn sẽ ăn ý với lý tưởng của họ.
Để tạo ra hiệu quả này đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự chú ý kỹ đến từng chi tiết. Hầu hết con người ai cũng đều chôn chặt những nỗi khát khao của riêng mình trong lòng, vì vậy nếu mất kiên nhẫn, bạn sẽ không thể đóng vai Người Tình Lý Tưởng. Hãy để điều đó đem đến cho bạn một nguồn thời cơ vô tận. Hãy là một ốc đảo trong sa mạc cho những kẻ luôn muốn thỏa mãn mình. Rất ít người có thể cưỡng lại sự cám dỗ của một người dường như có thể làm thỏa mãn nỗi khát khao của họ, có thể hiện thực hóa ảo mộng của họ. Theo gót Casanova, bạn sẽ nổi tiếng như là một người đem đến niềm khoái cảm, và danh tiếng đó sẽ làm tiền đề khiến cho sự quyến rũ của bạn càng dễ dàng hơn.
Mục đích chủ yếu trong cuộc đời tôi chính là nuôi dưỡng những cảm giác khoái cảm. Dẫu biết rằng cá nhân tôi đã tính toán để làm hài lòng phái đẹp, nhưng tôi vẫn luôn nỗ lực không ngừng để khiến bản thân mình có thể làm họ thỏa mãn.
Người Tình Lý Tưởng Xinh Đẹp
Vào năm 1730, khi Jeanne Poisson chỉ mới 9 tuổi, một thầy bói tiên đoán rằng một ngày nào đó, cô bé sẽ trở thành phi tần của vua Louis XV. Sự tiên đoán rất buồn cười, vì Jeanne xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo truyền thống từ xưa đến giờ thì phi tần của vua phải được tuyển lựa từ trong tầng lớp quý tộc. Sự việc còn tồi tệ hơn khi cha của Jeanne là một Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng khét tiếng, còn mẹ cô từng là gái điếm hạng sang.
May mắn mỉm cười với Jeanne vì một trong những người tình của mẹ cô là một người đàn ông vô cùng giàu có, và ông ta rất quý mến cô bé xinh xắn dễ thương nên sẵn lòng bỏ tiền cho cô ăn học. Jeanne học hát, học cách chơi nhạc clavichord, cưỡi ngựa với sự khéo léo kỳ lạ, học cách cư xử và khiêu vũ; cô cũng được dạy văn chương và lịch sử y như thể cô là một cậu con trai. Nhà soạn kịch Crébillon đã hướng dẫn cô về nghệ thuật trò chuyện. Đặc biệt, Jeanne rất xinh đẹp; nhan sắc và vẻ yêu kiều đã khiến cô nổi bật hẳn từ khi còn nhỏ. Vào năm 1741, cô lập gia đình với một người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc. Giờ đây, được biết đến là quý bà d’Etioles, cô ta có thể nhận ra tham vọng lớn của mình: Cô khai trương một thư quán để đàm đạo văn chương. Tất cả những nhà văn và triết gia nổi tiếng của thời đại thường xuyên ghé đến đó vì họ phải lòng bà chủ. Một trong số họ là Voltaire, người trở thành người bạn suốt đời của cô ta.
Trải qua tất cả những thành công, Jeanne chưa bao giờ quên lời tiên đoán của bà thầy bói và vẫn tin rằng một ngày nào đó cô sẽ chinh phục được trái tim của vị vua. Tình cờ một trong những vùng đất của chồng cô giáp ranh với vùng đất săn bắn yêu thích của vua Louis. Cô ta luôn lén ngắm nhìn vị vua qua hàng rào và tìm cách băng qua đường đi của ngài với bộ trang phục thanh lịch nhưng vô cùng quyến rũ. Chẳng bao lâu sau, vị vua đã gởi cho cô thịt thú săn làm quà. Khi người vợ chính thức của vị vua qua đời vào năm 1744, tất cả người đẹp trong triều tranh nhau giành giật vị trí của hoàng hậu; nhưng vị vua bắt đầu dành càng ngày càng nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh quý bà d’Etioles và ngài cảm thấy sững sờ trước vẻ đẹp và sự quyến rũ của cô. Cũng vào năm ấy, cả triều đình đều thật sự kinh ngạc trước việc đức vua đã tuyển chọn người đàn bà thuộc tầng lớp trung lưu này làm hoàng hậu và cô ta đã bước vào giới quý tộc với danh hiệu là bà hầu tước Pompadour.
Nhà vua nổi tiếng là ham mê của lạ: Một người phi của vua đã giải khuây ngài bằng hình dáng của mình, nhưng chẳng mấy chốc ngài thấy nhàm chán với cô ta và tìm kiếm một người khác. Sau cú sốc của cận thần trong triều về sự lựa chọn Jeanne Poisson của nhà vua, họ lại tự trấn an mình rằng đây không phải là người đàn bà cuối cùng – rằng đức vua chọn cô ta chẳng qua vì ngài thấy mới mẻ ở chỗ cô ta thuộc tầng lớp trung lưu. Họ không biết rằng sự quyến rũ của Jeanne đối với đức vua không chỉ dừng ở đây.
Thời gian trôi qua, đức vua càng ngày càng ghé thăm Jeanne thường xuyên hơn. Khi ngài trèo lên chiếc cầu thang kín đáo dẫn từ cung điện của ngài đến nơi ở của cô ta ở cung điện Versailles, cứ nghĩ đến những điều thú vị đang chờ đón mình ở phía trước khiến đức vua quay cuồng đầu óc. Đầu tiên, căn phòng luôn luôn ấm cúng và tràn ngập hương thơm. Kế đến là ấn tượng thú vị bằng thị giác: De Pompadour luôn mặc những bộ xiêm áo khác nhau, mỗi bộ đều trang nhã và gây ngạc nhiên theo một cách riêng. Cô ta yêu thích những đồ vật đẹp – đồ gốm chất lượng tốt, quạt của Trung Quốc, chậu hoa bằng vàng – và cứ mỗi khi đức vua ghé thăm luôn có một thứ gì đó mới mẻ và thích thú để xem. Dáng vẻ của cô luôn dịu dàng, cô chưa bao giờ tỏ vẻ phòng thủ hay phẫn nộ. Mọi thứ đều êm dịu. Và sau đó cuộc trò chuyện của họ diễn ra êm thắm: Trước đó nhà vua chưa bao giờ thật sự có thể nói chuyện hay cười đùa với một người phụ nữ, nhưng bà hầu tước này có khả năng nói chuyện rất tài tình về bất kỳ đề tài nào với chất giọng vô cùng êm dịu ngọt ngào. Và khi cảm thấy nói chuyện mệt mỏi rồi thì cô ta sẽ chuyển sang dạo một bản piano và ngân lên giọng hát tuyệt vời của mình.
Nếu khi nào đó đức vua cảm thấy chán chường hoặc buồn bã, de Pompadour sẽ đề xuất ra một kế hoạch nào đó – chẳng hạn việc xây dựng một ngôi nhà mới ở miền quê. Vị vua sẽ phải đưa lời khuyên về kiểu dáng thiết kế, cách bố trí khu vườn và cách trang trí ngôi nhà. Phía sau tại cung điện Versailles, de Pompadour tự mình chịu trách nhiệm về trò chơi giải trí tại cung điện, cho xây dựng một nhà hát riêng để cho những buổi biểu diễn hàng tuần dưới sự chỉ đạo của cô ta. Diễn viên được tuyển chọn từ những cận thần trong triều đình, nhưng diễn viên nữ chính luôn do de Pompadour đóng vai. Cô chính là nữ diễn viên nghiệp dư xuất sắc nhất tại Pháp. Nhà vua bắt đầu cảm thấy bị ám ảnh bởi nhà hát này; ngài chỉ muốn ngồi chờ trong đó hàng giờ để xem những buổi biểu diễn. Cùng với niềm thích thú này là sở thích tiêu xài tiền bạc hoang phí trong nghệ thuật, triết học và văn chương. Một người đàn ông vốn chỉ quan tâm đến săn bắn và bài bạc đang càng ngày càng ít tụ họp với bạn bè đồng giới và dần trở thành khách hàng thân quen của nghệ thuật. Quả thật, ngài đã tạo dấu ấn của thời đại bằng phong cách thẩm mỹ được biết đến như là “phong cách Louis Quinze” phản nghịch lại với phong cách của thời vua cha Louis XIV lừng lẫy.
Lạ thay, năm tháng trôi qua mà vua Louis vẫn không cảm thấy chán người vợ này của ngài. Trên thực tế, nhà vua đã phong tước cho cô ta, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của cô càng ngày càng mở rộng từ văn hoá sang chính trị. Trong vòng 20 năm, de Pompadour đã cai trị cả triều đình và trái tim nhà vua mãi cho đến khi cô chết trẻ vào năm 1764 ở tuổi 43.
Vua Louis XV là người có phức cảm tự ti mạnh mẽ. Mang trọng trách là người kế vị vua Louis XIV – một vị vua đầy quyền uy trong lịch sử nước Pháp – nhà vua đã được giáo dục và đào tạo để kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên ngài có thể trở thành một vị vua lừng lẫy như bậc tiên đế của ngài không? Cuối cùng ngài đã từ bỏ mọi nỗ lực, thay vào đó chìm đắm bản thân trong sự khoái lạc nhục dục; những kẻ dưới quyền xung quanh biết cách thống trị nhà vua bằng cách lôi cuốn những phần cơ bản nhất trong tính cách của ngài.
Quý bà de Pompadour, thiên tài về quyến rũ, hiểu rằng từ sâu thẳm bên trong con người của vua Louis XV đang muốn trỗi lên một người đàn ông mạnh mẽ, và rằng nỗi ám ảnh của ngài về những người phụ nữ trẻ đẹp cho thấy sự thèm muốn một loại sắc đẹp vĩnh hằng hơn. Bước đầu tiên của cô ta là xoa dịu những cơn chán chường liên miên của ngài. Các vị vua rất dễ cảm thấy chán nản – mọi thứ các ngài muốn đều được đáp ứng, và họ hiếm khi nào cảm thấy thoả mãn với những gì mình có. Hầu tước de Pompadour đã khéo léo xử lý vấn đề này bằng cách mang tất cả ảo mộng của ngài ra cuộc sống hiện thực, đồng thời tạo ra sự chờ đợi không ngừng. Cô ta có nhiều kỹ xảo và tài năng, đặc biệt là cô ta đã khai thác chúng quá tài tình đến nỗi nhà vua không bao giờ phát hiện ra khuyết điểm của chúng. Một khi cô ta đã tập cho nhà vua quen với những điều thú vị tinh tế hơn, cô ta tiếp tục khơi dậy những tư tưởng bị đè nén trong lòng nhà vua; qua tấm gương mà cô ta dựng trước mặt nhà vua, ngài nhìn thấy tham vọng trở thành một người vĩ đại của mình, một niềm khát khao mãnh liệt mà chắc chắn bao gồm cả tài lãnh đạo trong văn hoá. Hàng loạt phi tần trước đây của ngài chỉ có thể làm thỏa mãn những ham muốn nhục dục của ngài. Ở con người của de Pompadour, ngài thấy được một người phụ nữ có khả năng khiến ngài cảm thấy mình thật vĩ đại. Ngài có thể dễ dàng thay đổi những mỹ nữ khác của mình, nhưng ngài không bao giờ có thể tìm thấy một de Pompadour khác để thay thế.
Hầu hết mọi người đều tin tưởng rằng bản thân thầm kín trong thâm tâm của họ luôn vĩ đại hơn chính họ khi hiện hữu ở thế giới bên ngoài. Họ chất chứa đầy những lý tưởng mơ hồ: Họ có thể là những nghệ nhân, tư tưởng gia, nhà lãnh đạo, hay những thầy tâm linh; nhưng thế giới thực tại này đã đè bẹp chúng, từ chối không cho chúng cơ hội bộc lộ khả năng. Đây chính là mấu chốt của sự quyến rũ đối với họ và khiến họ mãi mãi bị quyến rũ. Người Tình Lý Tưởng biết cách khơi dậy loại ma lực này như thế nào. Chỉ dùng nhan sắc bên ngoài để hấp dẫn con người, như một số nhân vật quyến rũ nghiệp dư vẫn thường làm, chỉ khiến bạn phẫn nộ vì họ dám lạm dụng bản năng cơ bản nhất của mình. Nhưng hấp dẫn bằng chính bản ngã cao đẹp hơn của họ, bằng tiêu chuẩn sắc đẹp cao hơn thì họ khó lòng nhận ra rằng họ đang bị quyến rũ. Hãy làm cho họ cảm thấy thăng hoa, cao thượng, tâm linh, và bạn sẽ có khả năng quyến rũ vô hạn.
Tình yêu phơi bày những phẩm chất cao quý và tiềm ẩn của một người đang yêu – những đặc điểm đặc biệt và hiếm có của anh ta, nhờ đó nó có thể đánh lừa tính cách thông thường của anh ta.
Đặc điểm nổi bật
Mỗi chúng ta đều mang trong mình một lý tưởng – được trở thành con người như mong ước cũng như được người khác đối xử và nhìn nhận như ý muốn. Lý tưởng này quay về những năm tháng đầu đời – về những gì chúng ta mất mát trong cuộc sống, những gì người khác không cho chúng ta và những gì mà chính chúng ta cũng không thể cho mình. Có lẽ chúng ta luôn được ôm ấp trong sự êm ấm, vì thế chúng ta mong ước về sự nguy hiểm và sự nổi loạn. Nếu chúng ta muốn sự nguy hiểm, có lẽ chúng ta nên tìm kiếm ai đó từng rất quen thuộc với điều đó. Hay có lẽ lý tưởng của chúng ta cao nhã hơn – chúng ta muốn trở thành người sáng tạo hơn, cao quý hơn và tử tế hơn chúng ta từng. Lý tưởng là một thứ gì đó mà chúng cảm thấy thiếu hụt trong lòng.
Lý tưởng của chúng ta có thể bị chôn vùi trong nỗi thất vọng buồn chán, nhưng thật ra nó chỉ ẩn nấp bên dưới chờ cơ hội để loé sáng. Nếu một người nào đó có cùng lý tưởng như chúng ta hoặc có khả năng hiện thực hoá lý tưởng của chúng ta, tất nhiên chúng ta sẽ yêu người đó say đắm. Đó chính là đáp án đối với Người Tình Lý Tưởng. Lấp đầy những gì đang thiếu hụt trong lòng bạn, hoà hợp với ảo mộng đang lay động tâm hồn bạn, nghĩa là họ đang phản ánh lý tưởng của bạn – và bạn sẽ làm phần việc còn lại, bộc lộ cho họ thấy những khát khao và ao ước sâu thẳm nhất của mình. Casanova và de Pompadour không chỉ lôi cuốn đối tượng của mình vào chuyện quan hệ tình ái mà còn khiến họ yêu mình say đắm.
Để đi theo lối mòn của Người Tình Lý Tưởng, mấu chốt quan trọng là khả năng quan sát. Hãy phớt lờ đi lời nói và hành động tỉnh táo của đối tượng; chỉ tập trung vào âm điệu của giọng nói, vẻ thẹn thùng ở đây, ánh mắt lơ là đâu đó – những dấu hiệu đó phản bội những gì lời nói không diễn tả. Thông thường lý tưởng được diễn đạt một cách ngược lại. Vua Louis XV dường như chỉ quan tâm đến việc theo đuổi những chú nai và gái đẹp, nhưng thực ra là để che lấp sự thất vọng của ngài về chính bản thân mình; ngài mong ước có được tài năng cao quý hơn để cảm thấy hãnh diện.
Không có lúc nào tốt hơn lúc hiện tại bây giờ để đóng vai Người Tình Lý Tưởng. Đó là bởi vì chúng ta sống trong một thế giới mà mọi thứ dường như phải cao quý và có tính toán tỉ mỉ. Sức mạnh là đề tài bị cấm đoán trong số tất cả: Mặc dù nó chính là thực tế mà chúng ta đối mặt hằng ngày trong những cuộc đấu tranh với con người; không có gì cao quý, hy sinh quên mình hay tâm linh về nó. Những Người Tình Lý Tưởng khiến cho bạn cảm thấy cao quý hơn, làm cho khoái cảm nhục dục trở nên hoa mỹ và tâm linh.
Giống như bao nhân vật quyến rũ khác, họ chơi đùa với sức mạnh nhưng họ lại ngụy trang những mánh khóe của mình dưới lớp vỏ bên ngoài của một người lý tưởng. Vài người thấu hiểu điều đó, vì vậy khả năng quyến rũ của họ tồn tại lâu hơn.
Vài lý tưởng giống với nguyên mẫu tư duy thuộc trường phái phân tâm học của Carl Jung – một nhà phân tâm học Thụy Sĩ. Chúng bắt nguồn từ trong nền văn hóa của chúng ta từ rất lâu đời và tầm ảnh hưởng của chúng thì gần như vô thức. Một giấc mơ như thế luôn thuộc về chàng hiệp sĩ hào hiệp này. Theo truyền thống về tình yêu nho nhã thời Trung Cổ, người hát rong hay chàng hiệp sĩ sẽ tìm thấy một quý cô, hầu như luôn là người lập gia đình rồi và sẽ phục vụ y như nô lệ cho cô ta. Nhân danh cô ta, anh ta sẽ trải qua mọi thử thách và đảm nhận những cuộc hành hương nguy hiểm, chịu đựng sự hành hạ khủng khiếp để chứng tỏ tình yêu của mình. (Sự hành hạ này bao gồm cả những thương tật vể thể xác, chẳng hạn xé toạc móng tay, cắt lỗ tai,…). Anh ta cũng sẽ sáng tác những bài thơ và ngân nga những khúc hát lãng mạn dành cho cô ta, vì chẳng có người hát rong nào có thể thành công mà không cần đến khiếu thẩm mỹ và năng lực tâm linh để làm động lòng người phụ nữ.
Mấu chốt của loại người này chính là cảm giác của sự hiến dâng tuyệt đối. Người đàn ông nào không để những vấn đề về chiến tranh, chiến thắng và tiền bạc lẫn lộn với việc tán tỉnh sẽ có năng lực quyến rũ vô tận. Người hát rong là một người tình lý tưởng vì hiếm ai thật sự không đặt quyền lợi và sở thích của bản thân lên hàng đầu. Để có thể thu hút được sự tập trung chú ý của một người đàn ông như thế lại chính là sự hấp dẫn mãnh liệt đối với tính kiêu căng tự phụ của người phụ nữ.
Tại Osaka vào thế kỷ 18, một người đàn ông tên Nisan đã đón cô gái điếm cao cấp Dewa ra ngoài đi dạo. Ban đầu họ ngắm nhìn những bụi cỏ ba lá dọc đường với những giọt nước còn vương lại như những giọt sương mai. Dewa vô cùng xúc động trước cảnh đẹp như vậy. Cô ta nói, “Em cảm nhận thấy một cặp nai đang nằm sau bụi cỏ. Em ước gì được thấy cảnh này trong cuộc sống thực tế.” Nisan đã nghe thấy điều đó. Vào ngày đẹp trời hôm ấy, anh ta nhờ người kéo sập một phần ngôi nhà của cô ta và yêu cầu trồng hàng chục bụi cỏ ba lá tại nơi vốn trước kia là một phần của phòng ngủ cô ta. Cũng vào đêm hôm ấy, anh ta đã sắp đặt cho tá điền vây bắt những chú nai hoang trên núi và đem về nhà. Ngày hôm sau, khi Dewa thức dậy thấy mình đang ở giữa khung cảnh mà cô đã mô tả hôm nào. Khi cô ta có vẻ phấn chấn và xúc động, anh ta cho người chuyển những bụi cỏ và con nai đi; và rồi ngôi nhà đã được xây dựng lại.
Một trong những người tình ga-lăng nhất trong lịch sử là Sergei Saltykov đã bất hạnh khi yêu một trong những người đàn bà không nên yêu nhất trong lịch sử: Nữ công tước Catherine – nữ hoàng tương lai của nước Nga. Nhất cử nhất động của Catherine đều bị theo dõi bởi bởi người chồng của cô – Peter – anh ta nghi ngờ vợ mình đang lừa dối mình, vì vậy đã sai người đầy tớ theo dõi cô ta. Cô cảm thấy bị cô lập, thiếu tình yêu thương và không thể làm gì để thoát khỏi tình trạng bế tắc đó. Saltykov – một sĩ quan quân đội trẻ trung đẹp trai đã quyết định giải cứu cô ta. Vào năm 1752, anh ta lân la kết bạn với Peter và anh ta cũng được giao nhiệm vụ theo dõi Catherine. Bằng cách này, anh ta có thể gặp cô ta và thỉnh thoảng trao đổi một vài lời gì đó ám chỉ bóng gió đến ý định của mình. Anh ta thể hiện những mánh khóe táo tợn và liều lĩnh nhất để có thể gặp cô ta một mình, trong đó có lần anh ta làm lạc hướng ngựa của cô ta trong suốt buổi đi săn hoàng gia và cả hai cùng cưỡi ngựa vào rừng. Vào lúc ấy, anh ta tâm sự rằng anh ta vô cùng cảm thông với nỗi tuyệt vọng của cô ta và rằng anh ta sẽ sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để giúp đỡ cô ta.
Bị bắt quả tang đang tán tỉnh Catherine sẽ đồng nghĩa với cái chết, cuối cùng, Peter cũng bắt đầu nghi ngờ rằng có chuyện gì đó mờ ám giữa vợ của anh ta và Saltykov, dù rằng anh ta không bao giờ chắc chắn.
Sự thù hận của người chồng không làm nản chí viên sĩ quan táo bạo này và anh ta chỉ càng bỏ thêm nhiều sức lực và tài khéo léo hơn trong việc tìm cách sắp đặt những cuộc hẹn hò bí mật. Hai người trở thành người tình của nhau trong hai năm và đích thực Saltykov chính là cha của Paul – con trai của Catherine, sau này trở thành hoàng đế nước Nga. Cuối cùng khi Peter tống khứ anh ta sang Thụy Điển, tin tức về sự ga lăng của anh ta đã lan đến đó trước; phụ nữ khắp nơi trở nên mê muội và mong là người được anh ta chinh phục tiếp theo. Có thể bạn phải đương đầu với nhiều rắc rối hay rủi ro, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ luôn nhận được phần thưởng xứng đáng cho những hành động tận tâm hoặc hy sinh quên mình.
Hiện thân cho Người Tình Lý Tưởng vào những năm thập niên 1920 là Rudolph Valentino, hay ít ra hình ảnh này của anh ta đã được tạo ra trên phim ảnh. Mọi thứ anh ta làm – những món quà, bó hoa, điệu nhảy, cách anh ta nắm tay người phụ nữ – đều biểu lộ sự quan tâm sâu sắc, cho thấy rằng anh ta đang nghĩ về cô ấy nhiều biết dường nào. Hình ảnh này của một người đàn ông – người dành gần hết thời giờ cho việc tán tỉnh yêu đương – đã chuyển đổi chuyện tán tỉnh này thành một trải nghiệm mỹ học. Đàn ông ghét Valentino bởi vì giờ đây mọi phụ nữ đều mong đợi đàn ông phải lĩnh hội được lý tưởng về lòng kiên trì và sự ân cần chu đáo mà anh ta là hiện thân.
Tuy nhiên, không có gì quyến rũ bằng thái độ ân cần chu đáo đầy kiên nhẫn. Nó làm cho chuyện tình ái dường như trở nên cao quý, mang tính thẩm mỹ, chứ không hẳn chỉ là chuyện quan hệ tình dục đơn thuần. Ngày nay hiếm ai thích năng lực của một Valentino. Nghệ thuật chơi đùa với lý tưởng của người phụ nữ hầu như đã biến mất – điều này chỉ càng làm cho nó có sức lôi cuốn hơn nhiều.
Nếu người tình hào hiệp vẫn còn là người tình lý tưởng đối với đàn bà thì người đàn ông thường lý tưởng hóa Madonna – một người đàn bà biết kết hợp giữa sự đam mê nhục dục với luồng khí tâm linh hoặc sự ngây thơ. Hãy nghĩ đến những cô gái điếm cao cấp vào thời phục hưng Ý, chẳng hạn Tullia d’Aragona – về bản chất cũng là gái điếm như bao gái điếm khác, nhưng cô ta lại có thể ngụy trang vai trò xã hội bằng cách tạo cho mình danh tiếng như là một nhà thơ và một triết gia. Tullia sau đó được mọi người biết đến như là một “cô gái điếm lương thiện”. Những cô gái điếm lương thiện sẽ đi đến nhà thờ nhưng họ có một động cơ nội tại: Đối với đàn ông, sự hiện diện của họ tại buổi lễ ban thánh thể sẽ tạo ra sự hào hứng. Nhà của họ là những những lâu đài đầy ắp niềm vui, nhưng những gì khiến cho những ngôi nhà này trông bề ngoài rất thú vị chính là những tác phẩm nghệ thuật và những kệ sách chất đầy sách – bộ sách của Petrarch và Dante. Đàn ông thường ao ước là được ngủ với một người đàn bà mà trong chuyện quan hệ tình ái có phẩm chất của một người mẹ; nhưng lại có tinh thần và trí tuệ của một nghệ sĩ. Nơi những cô gái điếm kích thích lòng ham muốn dục vọng ghê tởm thì những cô gái điếm lương thiện lại khiến cho chuyện quan hệ tình dục trở nên cao quý và ngây thơ, y như thể chuyện đó đang diễn ra trong “Khu vườn Địa Đàng”.
Những cô gái điếm như thế nắm giữ sức mạnh vô tận để chinh phục đàn ông. Cho đến ngày nay, họ vẫn là nhân vật lý tưởng – vì lý do này mà họ khơi dậy hàng loạt sự khoái cảm. Điều quan trọng là tính mơ hồ – kết hợp giữa vẻ bề ngoài nhạy cảm với niềm khoái cảm nhục dục và một luồng khí của sự ngây thơ, sự tâm linh và sự nhạy cảm đầy thi vị. Sự pha trộn giữa cái ở tầm cao và tầm thấp này có khả năng quyến rũ mãnh liệt.
Mọi động lực của Người Tình Lý Tưởng chứa đựng khả năng vô hạn; không phải tất cả chúng đều thiên về tình dục. Trong lĩnh vực chính trị, Talleyrand đóng vai trò là một Người Tình Lý Tưởng trước mặt Napoleon. Anh ta được xem là lý tưởng trong vai trò vừa là một Bộ trưởng và vừa là một người bạn của Napoleon; là một người đàn ông có giọng nói ngọt ngào đầy vẻ quý phái với phụ nữ – đây là điều mà bản thân Napoleon không có. Vào năm 1798, Khi Talleyrand đương nhiệm chức vụ ngoại trưởng Pháp, anh ta đăng cai tổ chức một buổi tiệc để chúc mừng Napoleon sau những chiến thắng oanh liệt của vị tướng tài ba này tại nước Ý. Napoleon vẫn nhớ buổi tiệc này như là một buổi tiệc hoành tráng nhất mà ông ta từng tham dự. Đó là một cuộc tiếp đãi hậu hĩ và Talleyrand đã thêu dệt nên một thông điệp tinh vi vào trong đó bằng cách đặt những bức tượng bán thân người La Mã xung quanh ngôi nhà và trò chuyện với Napoleon về sự khôi phục những chiến thắng oanh liệt của La Mã cổ đại. Những việc làm đó làm lóe lên tia sáng trong mắt của vị lãnh đạo này. Và quả thật, một vài năm sau, Napoleon đã lên ngôi vua – đây là một bước chuyển khiến Talleyrand càng hùng mạnh hơn. Mấu chốt đối với sức mạnh của Talleyrand chính là khả năng của anh ta trong việc thăm dò ra lý tưởng thầm kín của Napoleon: Niềm khát khao của ông được trở thành một hoàng đế, một kẻ độc tài. Đơn giản Talleyrand chỉ dựng lên một tấm gương trước mặt Napoleon và để ngài thoáng thấy khả năng đó của mình. Con người luôn dễ bị thương tổn trước những lời nói bóng gió như vậy – những lời nói gần như đánh trúng điểm yếu của họ. Ám chỉ bóng gió đến những điều gì đó mà họ khao khát, bộc lộ niềm tin của bạn vào những tiềm năng chưa bộc lộ nào đó mà bạn nhìn thấy trong con người họ và chẳng mấy chốc bạn sẽ chinh phục được họ.
Nếu những Người Tình Lý Tưởng tinh thông về nghệ thuật quyến rũ bằng cách lôi cuốn bản ngã cao quý hơn của họ, khơi dậy những gì mất mát trong thời thơ ấu của họ, những chính trị gia cũng có thể thu lợi khi áp dụng kỹ năng này đối với cử tri ở phạm vi công chúng rộng rãi. Đây chính là những gì mà John F. Kennedy đã làm một cách cân nhắc đối với công chúng nước Mỹ, rõ rệt nhất là trong việc tạo ra hiện tượng “Camelot” xung quanh mình (nghĩa là tạo nên một đất nước của sự lý tưởng hóa sắc đẹp, hòa bình và sự khai sáng). Cái từ “Camelot” chỉ được dùng sau khi Kennedy qua đời, nhưng sự lãng mạn mà ông toát ra trong thời trai trẻ và qua dáng vẻ hào hoa thì còn vang vọng mãi suốt cuộc đời của ông. Tinh tế hơn, Kennedy cũng đóng vai trò đại diện cho những hình ảnh về sự vĩ đại riêng của nước Mỹ và những lý tưởng đã bị mất. Nhiều người Mỹ cho rằng cuộc sống giàu có và tiện nghi những năm cuối thập niên 1950 đã tạo ra những sự mất mát lớn; chính sự thoải mái và thích hợp đã chôn vùi linh hồn tiên phong của đất nước này. Kennedy đã khơi dậy những lý tưởng bị chôn vùi đó thông qua hình ảnh về một biên giới mới (New Frontier) – nghĩa là về một loạt những thử thách, những cơ hội và con đường chưa được khám phá, chẳng hạn là cuộc chạy đua vào không gian. Bản năng thích phiêu lưu mạo hiểm của người Mỹ có thể tìm thấy phương thức thỏa mãn ở đây, thậm chí dù hầu hết phương thức thỏa mãn chỉ mang tính tượng trưng. Ngoài ra ông còn kêu gọi mọi người tham gia dịch vụ công ích, chẳng hạn việc thành lập tổ chức chính phủ liên bang Peace Corps chuyên gởi những người Mỹ tình nguyện đến các nước phát triển làm việc nhằm giúp các nước phát triển kỹ thuật, văn hóa và giáo dục. Thông qua những việc làm này, Kennedy một lần nữa lại khơi dậy ý thức về sứ mệnh đã bị lãng quên ở Mỹ trong suốt những năm tháng kể từ Thế Chiến thứ hai. Ông cũng khơi dậy cho chính mình một sự hưởng ứng cảm động hơn bất kỳ những vị tổng thống khác. Mọi người thần tượng hóa và say mê hình ảnh của ông.
Những chính trị gia có thể tạo cho mình năng lực quyến rũ bằng cách đào sâu vào quá khứ của một đất nước, lôi những hình ảnh và lý tưởng bị chôn vùi hoặc bị cấm đoán trở lại với thực tại. Họ chỉ cần sự biểu trưng này; họ thật sự không cần lo lắng về việc tái tạo lại thực tế đằng sau nó. Những cảm giác sâu sắc mà họ khơi dậy cũng đủ đảm bảo cho một sự hưởng ứng tích cực.
Biểu tượng
Họa sĩ vẽ chân dung – Dưới mắt người họa sĩ vẽ chân dung, tất cả những khiếm khuyết trên cơ thể của bạn đều biến mất. Anh ta lôi những phẩm chất cao quý ra khỏi con người bạn, lồng hình tượng bạn trong một cái khung của sự huyền thoại, khiến bạn giống như thần linh và bất tử hóa con người bạn. Với khả năng có thể tạo ra được những ảo mộng như thế, anh ta xứng đáng được ban tặng nguồn sức mạnh vô tận.
Điểm yếu
Những mối nguy hiểm chính trong vai trò của Người Tình Lý Tưởng chính là những hậu quả sẽ xuất hiện khi bạn để cho thực tế lẻn vào. Bạn đang tạo ra ảo mộng có liên quan đến sự lý tưởng hóa tính cách riêng của bạn. Và đây là một công việc gian truân vì bạn là con người và cũng không hoàn hảo. Nếu những khuyết điểm của bạn đủ lớn hoặc xâm nhập đủ vào ảo mộng đó, chúng sẽ làm nổ tung quả bong bóng mà bạn đã thổi và mục tiêu của bạn sẽ quay sang xỉ vả lại chính bạn. Bất cứ khi nào Tullia d’Aragona bị bắt quả tang khi đang hành động giống như một con điếm tầm thường (chẳng hạn khi cô ta bị bắt gặp đang quan hệ tình dục chỉ vì tiền) thì cô ta sẽ phải rời bỏ thành phố và tái tạo lại hình ảnh của bản thân ở một nơi khác. Hình ảnh “nhân vật tinh thần” của cô ta bị đổ vỡ. Casanova cũng phải đối mặt với mối đe dọa này, nhưng anh ta thường có thể khắc phục nó bằng cách tìm một cách khôn khéo để chia tay trước khi người phụ nữ nhận ra rằng anh ta không phải là con người hoàn hảo như họ tưởng: Anh ta sẽ tạo cớ để rời khỏi thành phố, hay cách tốt hơn là anh ta sẽ chọn một nạn nhân nào đó sắp đi khỏi thành phố. Anh ta nhận thức rằng chuyện tình ngắn ngủi sẽ khiến cho sự lý tưởng hóa của cô ta về anh càng mãnh liệt hơn. Thực tế và sự phơi bày cặn kẽ, lâu dài chính là một cách để làm lu mờ sự hoàn hảo của một người. Nhà văn George Sand với tính cách siêu phàm của mình đã có sức lôi cuốn đối với bản tính lãng mạn của Alfred de Musset – một nhà thơ của thế kỷ 19. Nhưng khi cặp đôi này cùng ghé thăm thành phố Venice và Sand đã trở nên suy sụp với căn bệnh kiết lị thì đột nhiên cô ta không còn là mẫu người lý tưởng nữa mà trở thành một người đàn bà với thân hình không mấy hấp dẫn. Còn bản thân de Musset cư xử như một đứa trẻ con, rên rỉ suốt chuyến đi. Và đôi tình nhân chia tay nhau. Tuy nhiên, một khi chia tay rồi, họ lại có thể tiếp tục lý tưởng hóa nhau và cuối cùng họ đã tái hợp vài tháng sau đó. Khi thực tế len lỏi vào thì giải pháp duy nhất là tạm thời xa nhau.
Những mối nguy hiểm trong chính trị cũng tương tự như vậy. Những năm tháng sau khi Kennedy tử nạn, một chuỗi những sự phơi bày (những cuộc tình ái không ngớt, chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” vô cùng nguy hiểm,…) đã minh chứng cho những nhầm lẫn do huyền thoại dệt nên cho ông. Tuy nhiên, hình ảnh của ông cuối cùng cũng thoát khỏi vết nhơ nhuốc này vì sau nhiều cuộc trưng cầu dân ý cho thấy rằng ông vẫn còn được nhiều người tôn kính. Có lẽ Kennedy là một trường hợp đặc biệt, sự ám sát càng khiến ông trở thành một kẻ tử vì đạo, củng cố thêm quá trình lý tưởng hóa mà ông đã khởi tạo. Nhưng ông không phải là ví dụ duy nhất về Người Tình Lý Tưởng, người có năng lực quyến rũ vẫn tồn tại sau sự vạch trần những sự thật phũ phàng. Những nhân vật này đã khơi mở những ảo ảnh tuyệt vời như thế và luôn tồn tại một sự khao khát đối với huyền thoại và lý tưởng mà họ có. Vì vậy họ thường nhanh chóng được tha thứ. Khôn ngoan nhất vẫn là luôn phải cẩn trọng và tránh không để mọi người nhìn thấy khuyết điểm trong tính cách của bản thân mình.
Khi còn trẻ trung, ai ai cũng đều có những giấc mơ mà theo năm tháng dần dần sẽ tan vỡ và phai mờ. Họ cảm thấy mình bị vỡ mộng bởi con người, sự kiện và thực tế mà hầu như chẳng giống với những lý tưởng non trẻ xưa. Người Tình Lý Tưởng đem đến những giấc mơ bị tan vỡ của con người và từ đó trở thành những hình ảnh tồn tại suốt đời trong trí tưởng tượng của họ. Bạn mong ước sự lãng mạn? Sự mạo hiểm? Mối thần giao cách cảm? Người Tình Lý Tưởng phản chiếu ảo mộng trong trí tưởng tượng của bạn. Anh ta hay cô ta là một nghệ nhân tạo tác ra ảo mộng mà bạn yêu cầu, lý tưởng hoá chân dung của bạn. Trong thế giới thực dụng và đê hèn này tồn tại một nguồn năng lượng quyến rũ vô tận lan tỏa theo mỗi bước chân của Người Tình Lý Tưởng.
Người Tình Lý Tưởng Lãng Mạn
Một tối nọ khoảng vào năm 1760, tại nhà hát opera trong thành phố Cologne, một phụ nữ trẻ đẹp đang ngồi ở vị trí của mình ngắm nhìn khán thính giả. Ngồi bên cạnh là ông chồng của cô ta, ngài thị trưởng thành phố – một người đàn ông trung niên, nhã nhặn nhưng khù khờ và tẻ nhạt. Với vẻ bề ngoài như là đang xem opera nhưng thật ra cô ta đang ngắm nhìn một thanh niên tuấn tú trong bộ trang phục vô cùng ấn tượng. Đáp lại, anh ta cũng đã chú ý đến ánh mắt đắm đuối của cô ta. Sau buổi diễn hôm ấy, người thanh niên đó đã giới thiệu mình là Giovanni Giacomo Casanova.
Kẻ lạ mặt đó đã hôn lên tay của cô. Đêm hôm sau, với dự định là sẽ tham dự một buổi dạ hội, cô đã mời anh ta, “anh có muốn đi dự tiệc với tôi không?”. Và anh ta trả lời, “Thưa tiểu thư, tôi không bao giờ dám hy vọng rằng sẽ có diễm phúc được khiêu vũ với cô”.
Đêm hôm sau, sau buổi dạ hội, người phụ nữ trẻ chỉ nghĩ đến mỗi Casanova. Anh ta dường như đã đoán biết trước được mọi suy nghĩ của cô ta, vì vậy tỏ ra quá đỗi vui mừng và táo bạo. Vài ngày sau, anh ta được mời ăn tối tại nhà cô ta và sau khi người chồng đã lên phòng nghỉ ngơi thì cô ta dẫn anh ta đi xem xung quanh nhà. Trong phòng riêng của mình, từ cửa sổ nhìn ra, cô chỉ cho anh ta thấy một nhà thờ nhỏ nằm ngay bên hông ngôi nhà. Như thể đọc được mọi ý nghĩ trong đầu cô ta nên vào ngày hôm sau, Casanova đã đến nhà thờ để tham dự buổi lễ ban thánh thể và khi gặp lại cô ta tại nhà hát vào tối hôm ấy, anh ta đã thầm bảo với cô ta rằng anh ta đã phát hiện ở đó một cánh cửa bí mật dẫn đến phòng ngủ của cô. Cô ta cười và giả vờ tỏ vẻ ngạc nhiên. Bằng một giọng nói ngây thơ nhất, anh ta bảo rằng sẽ tìm cách trốn trong nhà thờ vào ngày hôm sau – và chỉ chờ có thế, ngay lập tức cô ta thì thầm rằng khi nào mọi người đi ngủ hết rồi, cô ta sẽ ghé thăm anh ta tại đó.
Vì vậy Casanova đã giấu mình trong căn phòng xưng tội nhỏ của nhà thờ, chờ đợi cả ngày lẫn đêm. Khắp căn phòng lũ chuột bò ngổn ngang và anh ta cũng chẳng có chăn êm nệm ấm để nằm. Tuy nhiên, cuối cùng thì người vợ trẻ của ngài thị trưởng cũng đã đến, vào lúc rất khuya. Anh ta không một lời than phiền, mà chỉ âm thầm đi theo vào phòng cô ta. Họ liên tục hẹn hò như thế trong vài ngày. Rồi cô ta cũng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi suốt cả ngày cho đến khi đêm về. Cuối cùng, họ đánh liều một phen. Cô ta cung cấp thức ăn, sách và nến để xoa dịu nỗi mong chờ và những ngày tháng buồn tẻ của anh ta trong nhà thờ. Dường như rất là tội lỗi khi sử dụng một nơi thờ phụng thiêng liêng để làm những chuyện như thế, nhưng điều đó chỉ làm cho chuyện hẹn hò yêu đương của họ thêm phần hào hứng. Tuy nhiên, mấy ngày sau đó, cô ta phải đi xa với chồng. Vào lúc cô ta trở về, Casanova đã biến mất, cũng nhanh chóng và đáng yêu y hệt như khi anh ta xuất hiện.
Vài năm sau, tại London, một phụ nữ trẻ đẹp tên là Pauline đã chú ý đến mẫu quảng cáo trên một tờ báo địa phương. Một quý ông lịch lãm đang tìm một người phụ nữ để cho thuê một phần ngôi nhà của mình. Pauline đến từ Bồ Đào Nha và đang có nguy cơ phải trở về quê hương. Trước khi thuê nhà anh ta, cô đã phải ở một mình nơi đất khách quê người. Bây giờ cô rất đơn độc, tiền bạc thì ít ỏi và cô đang cảm thấy chán chường trước hoàn cảnh éo le của mình. Nhưng rồi sau cùng, cô ấy cũng ngẩng đầu lên trước số phận. Cô trả lời mẫu quảng cáo đó.
Người đàn ông ấy hóa ra lại là Casanova, anh ta mới lịch lãm và hào hoa làm sao! Căn phòng anh ta cho thuê rất tiện nghi và giá cả lại rất rẻ; anh ta chỉ yêu cầu thỉnh thoảng được làm bạn với cô. Pauline quyết định chuyển vào đó ở. Họ cùng nhau chơi cờ, cưỡi ngựa và đàm đạo văn chương. Anh rất đàng hoàng, lịch lãm và hào phóng. Là một cô gái nghiêm túc, đứng đắn và sắc sảo, Pauline dần dần lệ thuộc vào tình bạn của họ; anh ta là một người đàn ông mà cô có thể trò chuyện hàng giờ không chán. Thế rồi vào một ngày nọ, Casanova dường như trở thành một người hoàn toàn khác: Anh ta bực tức, kích động. Và anh ta đã thú nhận rằng anh ta yêu cô say đắm. Pauline đang dự tính trở về Bồ Đào Nha để gặp người yêu, vì vậy cô ấy chẳng muốn nghe điều này chút nào. Cô ấy khuyên Casanova hãy cưỡi ngựa đi dạo để trấn tĩnh lại.
Cũng vào chiều hôm ấy, cô nhận được tin anh ta ngã ngựa. Cảm thấy mình có phần trách nhiệm trong vụ tai nạn này, cô vội vã chạy đi tìm anh ta. Tìm thấy anh ta đang nằm trên giường, cô lao vào vòng tay của anh ta và không còn kiềm chế được mình. Vào đêm đó họ trở thành người tình của nhau và họ tiếp tục cuộc tình trong những ngày tháng Pauline còn ở lại London. Tuy nhiên, đến lúc cô ta phải trở về Bồ Đào Nha, anh ta chẳng hề ngăn cản hay níu kéo, thay vào đó, anh ta chỉ an ủi cô, viện cớ rằng cả hai người họ đều đã trao tặng nhau một “liều thuốc giải độc” tuy tạm thời nhưng vô cùng tuyệt vời để xoa dịu nỗi cô đơn và rằng họ sẽ mãi mãi là bạn tốt của nhau.
Vài năm sau đó, tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, một cô gái trẻ đẹp tên là Ignazia đang trên đường về nhà sau buổi lễ xưng tội tại nhà thờ. Đột nhiên Casanova tới làm quen với cô. Cùng bước theo cô về nhà, anh ta giải thích rằng anh ta rất đam mê điệu nhảy fandango và nhã ý mời cô ta tham dự một buổi khiêu vũ vào tối hôm sau. Anh ta rất khác với những gã đàn ông tẻ nhạt khác trong thị trấn, vì vậy cô ta đã liều lĩnh chấp nhận lời mời. Cha mẹ cô phản đối cuộc hẹn đó, nhưng cô đã thuyết phục mẹ mình cùng đi. Sau buổi tối khiêu vũ khó quên ấy (và anh ta nhảy điệu fandango rất đẹp), Casanova đã thú nhận rằng anh ta đã yêu cô cuồng dại. Cô ta đã đáp lại (dù rất buồn) rằng cô đã có vị hôn phu rồi. Casanova đã không gượng ép vấn đề này, nhưng vài ngày tiếp sau đó, anh ta đã dẫn Ignazia đến nhưng buỗi khiêu vũ khác và đi xem đấu bò. Vào một trong những dịp đó, anh ta cố tình giới thiệu với cô một người bạn của mình – một nữ công tước công khai tán tỉnh anh ta một cách trơ trẽn. Ignazia cảm thấy ghen tức lồng lộn. Vào lúc này, cô ta đã liều lĩnh yêu thầm Casanova, nhưng ý thức về trách nhiệm và tôn giáo đã ngăn cấm cô khỏi những suy nghĩ như thế.
Cuối cùng, sau vài ngày tự dằn vặt giằng xé, Ignazia đã tìm đến Casanova và nắm lấy tay anh ta, “Em thú tội rồi và hứa rằng sẽ cố gắng không bao giờ gặp lại anh nữa, nhưng em không thể làm được. Đây là lần đầu tiên trong đời chuyện này xảy ra với em. Em đã để mặc cho Chúa trời an bài. Em quyết định rồi, khi anh còn ở đây, em sẽ làm tất cả những gì anh muốn. Khi nào anh rời bỏ đất nước Tây ban Nha và rời bỏ em, em lại phải tìm một lời thú tội khác cho sự đau khổ của mình. Tình yêu em dành cho anh, rốt cuộc cũng chỉ là một sự nông nổi thoáng qua”.
Casanova có lẽ là nhân vật quyến rũ thành công nhất trong lịch sử; rất ít phụ nữ nào có thể cưỡng lại mê lực của anh ta. Cách thức của anh ta rất đơn giản: Vào lúc gặp gỡ cô ấy, anh ta sẽ quan sát kỹ, đồng hành cùng tâm trạng của cô ấy, tìm ra cái gì thiếu hụt trong cuộc sống của cô ấy và cung cấp nó. Anh ta đã biến mình thành một Người Tình Lý Tưởng. Người vợ của ngài thị trưởng tẻ nhạt cần sự mạo hiểm và lãng mạn; cô ta cần ai đó có thể dâng hiến thời gian và sự chiều chuộng để sở hữu được cô ta. Còn đối với Pauline, sự thiếu hụt trong cuộc sống cô ta chính là tình bạn, những lý tưởng cao quý và cuộc trò chuyện nghiêm túc; cô ta muốn một người đàn ông lịch lãm và phóng khoáng mà sẽ đối xử với cô như một phụ nữ thanh lịch và học thức. Đối với Ignazia, sự thiếu hụt lại chính là sự chịu đựng và sự dày vò. Cuộc sống cô ấy quá dễ dàng; luôn cảm thấy cuộc sống xứng đáng để sống, và có điều gì đó thật để xưng tội; vì vậy cô ấy cần phạm tội. Trong mỗi trường hợp, Casanova đã hòa hợp bản thân mình với những lý tưởng của người phụ nữ, biến những giấc mơ của họ thành sự thật. Một khi người phụ nữ đã yêu anh ta say đắm, chỉ cần một mưu mẹo nhỏ hoặc một sự toan tính cũng có thể chứng thực tình cảm lãng mạn này (một ngày sống giữa lũ chuột, một cú ngã ngựa giả vờ, một sự chạm trán với một phụ nữ khác khiến Ignazia ghen tức).
Người Tình Lý Tưởng rất hiếm thấy trong thế giới hiện đại, vì để đóng được vai này cần phải nỗ lực rất lớn. Bạn sẽ phải tập trung cao độ vào một người khác, thăm dò xem cô ấy đang mất mát cái gì hay anh ta đang thất vọng về điều gì. Con người thường bộc lộ điều này theo một cách rất tinh tế nên khó phát hiện: Thông qua điệu bộ cử chỉ, giọng nói, hay ánh mắt. Dường như mang đến cho họ những gì mà họ cần, bạn sẽ ăn ý với lý tưởng của họ.
Để tạo ra hiệu quả này đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự chú ý kỹ đến từng chi tiết. Hầu hết con người ai cũng đều chôn chặt những nỗi khát khao của riêng mình trong lòng, vì vậy nếu mất kiên nhẫn, bạn sẽ không thể đóng vai Người Tình Lý Tưởng. Hãy để điều đó đem đến cho bạn một nguồn thời cơ vô tận. Hãy là một ốc đảo trong sa mạc cho những kẻ luôn muốn thỏa mãn mình. Rất ít người có thể cưỡng lại sự cám dỗ của một người dường như có thể làm thỏa mãn nỗi khát khao của họ, có thể hiện thực hóa ảo mộng của họ. Theo gót Casanova, bạn sẽ nổi tiếng như là một người đem đến niềm khoái cảm, và danh tiếng đó sẽ làm tiền đề khiến cho sự quyến rũ của bạn càng dễ dàng hơn.
Mục đích chủ yếu trong cuộc đời tôi chính là nuôi dưỡng những cảm giác khoái cảm. Dẫu biết rằng cá nhân tôi đã tính toán để làm hài lòng phái đẹp, nhưng tôi vẫn luôn nỗ lực không ngừng để khiến bản thân mình có thể làm họ thỏa mãn.
Người Tình Lý Tưởng Xinh Đẹp
Vào năm 1730, khi Jeanne Poisson chỉ mới 9 tuổi, một thầy bói tiên đoán rằng một ngày nào đó, cô bé sẽ trở thành phi tần của vua Louis XV. Sự tiên đoán rất buồn cười, vì Jeanne xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo truyền thống từ xưa đến giờ thì phi tần của vua phải được tuyển lựa từ trong tầng lớp quý tộc. Sự việc còn tồi tệ hơn khi cha của Jeanne là một Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng khét tiếng, còn mẹ cô từng là gái điếm hạng sang.
May mắn mỉm cười với Jeanne vì một trong những người tình của mẹ cô là một người đàn ông vô cùng giàu có, và ông ta rất quý mến cô bé xinh xắn dễ thương nên sẵn lòng bỏ tiền cho cô ăn học. Jeanne học hát, học cách chơi nhạc clavichord, cưỡi ngựa với sự khéo léo kỳ lạ, học cách cư xử và khiêu vũ; cô cũng được dạy văn chương và lịch sử y như thể cô là một cậu con trai. Nhà soạn kịch Crébillon đã hướng dẫn cô về nghệ thuật trò chuyện. Đặc biệt, Jeanne rất xinh đẹp; nhan sắc và vẻ yêu kiều đã khiến cô nổi bật hẳn từ khi còn nhỏ. Vào năm 1741, cô lập gia đình với một người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc. Giờ đây, được biết đến là quý bà d’Etioles, cô ta có thể nhận ra tham vọng lớn của mình: Cô khai trương một thư quán để đàm đạo văn chương. Tất cả những nhà văn và triết gia nổi tiếng của thời đại thường xuyên ghé đến đó vì họ phải lòng bà chủ. Một trong số họ là Voltaire, người trở thành người bạn suốt đời của cô ta.
Trải qua tất cả những thành công, Jeanne chưa bao giờ quên lời tiên đoán của bà thầy bói và vẫn tin rằng một ngày nào đó cô sẽ chinh phục được trái tim của vị vua. Tình cờ một trong những vùng đất của chồng cô giáp ranh với vùng đất săn bắn yêu thích của vua Louis. Cô ta luôn lén ngắm nhìn vị vua qua hàng rào và tìm cách băng qua đường đi của ngài với bộ trang phục thanh lịch nhưng vô cùng quyến rũ. Chẳng bao lâu sau, vị vua đã gởi cho cô thịt thú săn làm quà. Khi người vợ chính thức của vị vua qua đời vào năm 1744, tất cả người đẹp trong triều tranh nhau giành giật vị trí của hoàng hậu; nhưng vị vua bắt đầu dành càng ngày càng nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh quý bà d’Etioles và ngài cảm thấy sững sờ trước vẻ đẹp và sự quyến rũ của cô. Cũng vào năm ấy, cả triều đình đều thật sự kinh ngạc trước việc đức vua đã tuyển chọn người đàn bà thuộc tầng lớp trung lưu này làm hoàng hậu và cô ta đã bước vào giới quý tộc với danh hiệu là bà hầu tước Pompadour.
Nhà vua nổi tiếng là ham mê của lạ: Một người phi của vua đã giải khuây ngài bằng hình dáng của mình, nhưng chẳng mấy chốc ngài thấy nhàm chán với cô ta và tìm kiếm một người khác. Sau cú sốc của cận thần trong triều về sự lựa chọn Jeanne Poisson của nhà vua, họ lại tự trấn an mình rằng đây không phải là người đàn bà cuối cùng – rằng đức vua chọn cô ta chẳng qua vì ngài thấy mới mẻ ở chỗ cô ta thuộc tầng lớp trung lưu. Họ không biết rằng sự quyến rũ của Jeanne đối với đức vua không chỉ dừng ở đây.
Thời gian trôi qua, đức vua càng ngày càng ghé thăm Jeanne thường xuyên hơn. Khi ngài trèo lên chiếc cầu thang kín đáo dẫn từ cung điện của ngài đến nơi ở của cô ta ở cung điện Versailles, cứ nghĩ đến những điều thú vị đang chờ đón mình ở phía trước khiến đức vua quay cuồng đầu óc. Đầu tiên, căn phòng luôn luôn ấm cúng và tràn ngập hương thơm. Kế đến là ấn tượng thú vị bằng thị giác: De Pompadour luôn mặc những bộ xiêm áo khác nhau, mỗi bộ đều trang nhã và gây ngạc nhiên theo một cách riêng. Cô ta yêu thích những đồ vật đẹp – đồ gốm chất lượng tốt, quạt của Trung Quốc, chậu hoa bằng vàng – và cứ mỗi khi đức vua ghé thăm luôn có một thứ gì đó mới mẻ và thích thú để xem. Dáng vẻ của cô luôn dịu dàng, cô chưa bao giờ tỏ vẻ phòng thủ hay phẫn nộ. Mọi thứ đều êm dịu. Và sau đó cuộc trò chuyện của họ diễn ra êm thắm: Trước đó nhà vua chưa bao giờ thật sự có thể nói chuyện hay cười đùa với một người phụ nữ, nhưng bà hầu tước này có khả năng nói chuyện rất tài tình về bất kỳ đề tài nào với chất giọng vô cùng êm dịu ngọt ngào. Và khi cảm thấy nói chuyện mệt mỏi rồi thì cô ta sẽ chuyển sang dạo một bản piano và ngân lên giọng hát tuyệt vời của mình.
Nếu khi nào đó đức vua cảm thấy chán chường hoặc buồn bã, de Pompadour sẽ đề xuất ra một kế hoạch nào đó – chẳng hạn việc xây dựng một ngôi nhà mới ở miền quê. Vị vua sẽ phải đưa lời khuyên về kiểu dáng thiết kế, cách bố trí khu vườn và cách trang trí ngôi nhà. Phía sau tại cung điện Versailles, de Pompadour tự mình chịu trách nhiệm về trò chơi giải trí tại cung điện, cho xây dựng một nhà hát riêng để cho những buổi biểu diễn hàng tuần dưới sự chỉ đạo của cô ta. Diễn viên được tuyển chọn từ những cận thần trong triều đình, nhưng diễn viên nữ chính luôn do de Pompadour đóng vai. Cô chính là nữ diễn viên nghiệp dư xuất sắc nhất tại Pháp. Nhà vua bắt đầu cảm thấy bị ám ảnh bởi nhà hát này; ngài chỉ muốn ngồi chờ trong đó hàng giờ để xem những buổi biểu diễn. Cùng với niềm thích thú này là sở thích tiêu xài tiền bạc hoang phí trong nghệ thuật, triết học và văn chương. Một người đàn ông vốn chỉ quan tâm đến săn bắn và bài bạc đang càng ngày càng ít tụ họp với bạn bè đồng giới và dần trở thành khách hàng thân quen của nghệ thuật. Quả thật, ngài đã tạo dấu ấn của thời đại bằng phong cách thẩm mỹ được biết đến như là “phong cách Louis Quinze” phản nghịch lại với phong cách của thời vua cha Louis XIV lừng lẫy.
Lạ thay, năm tháng trôi qua mà vua Louis vẫn không cảm thấy chán người vợ này của ngài. Trên thực tế, nhà vua đã phong tước cho cô ta, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của cô càng ngày càng mở rộng từ văn hoá sang chính trị. Trong vòng 20 năm, de Pompadour đã cai trị cả triều đình và trái tim nhà vua mãi cho đến khi cô chết trẻ vào năm 1764 ở tuổi 43.
Vua Louis XV là người có phức cảm tự ti mạnh mẽ. Mang trọng trách là người kế vị vua Louis XIV – một vị vua đầy quyền uy trong lịch sử nước Pháp – nhà vua đã được giáo dục và đào tạo để kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên ngài có thể trở thành một vị vua lừng lẫy như bậc tiên đế của ngài không? Cuối cùng ngài đã từ bỏ mọi nỗ lực, thay vào đó chìm đắm bản thân trong sự khoái lạc nhục dục; những kẻ dưới quyền xung quanh biết cách thống trị nhà vua bằng cách lôi cuốn những phần cơ bản nhất trong tính cách của ngài.
Quý bà de Pompadour, thiên tài về quyến rũ, hiểu rằng từ sâu thẳm bên trong con người của vua Louis XV đang muốn trỗi lên một người đàn ông mạnh mẽ, và rằng nỗi ám ảnh của ngài về những người phụ nữ trẻ đẹp cho thấy sự thèm muốn một loại sắc đẹp vĩnh hằng hơn. Bước đầu tiên của cô ta là xoa dịu những cơn chán chường liên miên của ngài. Các vị vua rất dễ cảm thấy chán nản – mọi thứ các ngài muốn đều được đáp ứng, và họ hiếm khi nào cảm thấy thoả mãn với những gì mình có. Hầu tước de Pompadour đã khéo léo xử lý vấn đề này bằng cách mang tất cả ảo mộng của ngài ra cuộc sống hiện thực, đồng thời tạo ra sự chờ đợi không ngừng. Cô ta có nhiều kỹ xảo và tài năng, đặc biệt là cô ta đã khai thác chúng quá tài tình đến nỗi nhà vua không bao giờ phát hiện ra khuyết điểm của chúng. Một khi cô ta đã tập cho nhà vua quen với những điều thú vị tinh tế hơn, cô ta tiếp tục khơi dậy những tư tưởng bị đè nén trong lòng nhà vua; qua tấm gương mà cô ta dựng trước mặt nhà vua, ngài nhìn thấy tham vọng trở thành một người vĩ đại của mình, một niềm khát khao mãnh liệt mà chắc chắn bao gồm cả tài lãnh đạo trong văn hoá. Hàng loạt phi tần trước đây của ngài chỉ có thể làm thỏa mãn những ham muốn nhục dục của ngài. Ở con người của de Pompadour, ngài thấy được một người phụ nữ có khả năng khiến ngài cảm thấy mình thật vĩ đại. Ngài có thể dễ dàng thay đổi những mỹ nữ khác của mình, nhưng ngài không bao giờ có thể tìm thấy một de Pompadour khác để thay thế.
Hầu hết mọi người đều tin tưởng rằng bản thân thầm kín trong thâm tâm của họ luôn vĩ đại hơn chính họ khi hiện hữu ở thế giới bên ngoài. Họ chất chứa đầy những lý tưởng mơ hồ: Họ có thể là những nghệ nhân, tư tưởng gia, nhà lãnh đạo, hay những thầy tâm linh; nhưng thế giới thực tại này đã đè bẹp chúng, từ chối không cho chúng cơ hội bộc lộ khả năng. Đây chính là mấu chốt của sự quyến rũ đối với họ và khiến họ mãi mãi bị quyến rũ. Người Tình Lý Tưởng biết cách khơi dậy loại ma lực này như thế nào. Chỉ dùng nhan sắc bên ngoài để hấp dẫn con người, như một số nhân vật quyến rũ nghiệp dư vẫn thường làm, chỉ khiến bạn phẫn nộ vì họ dám lạm dụng bản năng cơ bản nhất của mình. Nhưng hấp dẫn bằng chính bản ngã cao đẹp hơn của họ, bằng tiêu chuẩn sắc đẹp cao hơn thì họ khó lòng nhận ra rằng họ đang bị quyến rũ. Hãy làm cho họ cảm thấy thăng hoa, cao thượng, tâm linh, và bạn sẽ có khả năng quyến rũ vô hạn.
Tình yêu phơi bày những phẩm chất cao quý và tiềm ẩn của một người đang yêu – những đặc điểm đặc biệt và hiếm có của anh ta, nhờ đó nó có thể đánh lừa tính cách thông thường của anh ta.
Đặc điểm nổi bật
Mỗi chúng ta đều mang trong mình một lý tưởng – được trở thành con người như mong ước cũng như được người khác đối xử và nhìn nhận như ý muốn. Lý tưởng này quay về những năm tháng đầu đời – về những gì chúng ta mất mát trong cuộc sống, những gì người khác không cho chúng ta và những gì mà chính chúng ta cũng không thể cho mình. Có lẽ chúng ta luôn được ôm ấp trong sự êm ấm, vì thế chúng ta mong ước về sự nguy hiểm và sự nổi loạn. Nếu chúng ta muốn sự nguy hiểm, có lẽ chúng ta nên tìm kiếm ai đó từng rất quen thuộc với điều đó. Hay có lẽ lý tưởng của chúng ta cao nhã hơn – chúng ta muốn trở thành người sáng tạo hơn, cao quý hơn và tử tế hơn chúng ta từng. Lý tưởng là một thứ gì đó mà chúng cảm thấy thiếu hụt trong lòng.
Lý tưởng của chúng ta có thể bị chôn vùi trong nỗi thất vọng buồn chán, nhưng thật ra nó chỉ ẩn nấp bên dưới chờ cơ hội để loé sáng. Nếu một người nào đó có cùng lý tưởng như chúng ta hoặc có khả năng hiện thực hoá lý tưởng của chúng ta, tất nhiên chúng ta sẽ yêu người đó say đắm. Đó chính là đáp án đối với Người Tình Lý Tưởng. Lấp đầy những gì đang thiếu hụt trong lòng bạn, hoà hợp với ảo mộng đang lay động tâm hồn bạn, nghĩa là họ đang phản ánh lý tưởng của bạn – và bạn sẽ làm phần việc còn lại, bộc lộ cho họ thấy những khát khao và ao ước sâu thẳm nhất của mình. Casanova và de Pompadour không chỉ lôi cuốn đối tượng của mình vào chuyện quan hệ tình ái mà còn khiến họ yêu mình say đắm.
Để đi theo lối mòn của Người Tình Lý Tưởng, mấu chốt quan trọng là khả năng quan sát. Hãy phớt lờ đi lời nói và hành động tỉnh táo của đối tượng; chỉ tập trung vào âm điệu của giọng nói, vẻ thẹn thùng ở đây, ánh mắt lơ là đâu đó – những dấu hiệu đó phản bội những gì lời nói không diễn tả. Thông thường lý tưởng được diễn đạt một cách ngược lại. Vua Louis XV dường như chỉ quan tâm đến việc theo đuổi những chú nai và gái đẹp, nhưng thực ra là để che lấp sự thất vọng của ngài về chính bản thân mình; ngài mong ước có được tài năng cao quý hơn để cảm thấy hãnh diện.
Không có lúc nào tốt hơn lúc hiện tại bây giờ để đóng vai Người Tình Lý Tưởng. Đó là bởi vì chúng ta sống trong một thế giới mà mọi thứ dường như phải cao quý và có tính toán tỉ mỉ. Sức mạnh là đề tài bị cấm đoán trong số tất cả: Mặc dù nó chính là thực tế mà chúng ta đối mặt hằng ngày trong những cuộc đấu tranh với con người; không có gì cao quý, hy sinh quên mình hay tâm linh về nó. Những Người Tình Lý Tưởng khiến cho bạn cảm thấy cao quý hơn, làm cho khoái cảm nhục dục trở nên hoa mỹ và tâm linh.
Giống như bao nhân vật quyến rũ khác, họ chơi đùa với sức mạnh nhưng họ lại ngụy trang những mánh khóe của mình dưới lớp vỏ bên ngoài của một người lý tưởng. Vài người thấu hiểu điều đó, vì vậy khả năng quyến rũ của họ tồn tại lâu hơn.
Vài lý tưởng giống với nguyên mẫu tư duy thuộc trường phái phân tâm học của Carl Jung – một nhà phân tâm học Thụy Sĩ. Chúng bắt nguồn từ trong nền văn hóa của chúng ta từ rất lâu đời và tầm ảnh hưởng của chúng thì gần như vô thức. Một giấc mơ như thế luôn thuộc về chàng hiệp sĩ hào hiệp này. Theo truyền thống về tình yêu nho nhã thời Trung Cổ, người hát rong hay chàng hiệp sĩ sẽ tìm thấy một quý cô, hầu như luôn là người lập gia đình rồi và sẽ phục vụ y như nô lệ cho cô ta. Nhân danh cô ta, anh ta sẽ trải qua mọi thử thách và đảm nhận những cuộc hành hương nguy hiểm, chịu đựng sự hành hạ khủng khiếp để chứng tỏ tình yêu của mình. (Sự hành hạ này bao gồm cả những thương tật vể thể xác, chẳng hạn xé toạc móng tay, cắt lỗ tai,…). Anh ta cũng sẽ sáng tác những bài thơ và ngân nga những khúc hát lãng mạn dành cho cô ta, vì chẳng có người hát rong nào có thể thành công mà không cần đến khiếu thẩm mỹ và năng lực tâm linh để làm động lòng người phụ nữ.
Mấu chốt của loại người này chính là cảm giác của sự hiến dâng tuyệt đối. Người đàn ông nào không để những vấn đề về chiến tranh, chiến thắng và tiền bạc lẫn lộn với việc tán tỉnh sẽ có năng lực quyến rũ vô tận. Người hát rong là một người tình lý tưởng vì hiếm ai thật sự không đặt quyền lợi và sở thích của bản thân lên hàng đầu. Để có thể thu hút được sự tập trung chú ý của một người đàn ông như thế lại chính là sự hấp dẫn mãnh liệt đối với tính kiêu căng tự phụ của người phụ nữ.
Tại Osaka vào thế kỷ 18, một người đàn ông tên Nisan đã đón cô gái điếm cao cấp Dewa ra ngoài đi dạo. Ban đầu họ ngắm nhìn những bụi cỏ ba lá dọc đường với những giọt nước còn vương lại như những giọt sương mai. Dewa vô cùng xúc động trước cảnh đẹp như vậy. Cô ta nói, “Em cảm nhận thấy một cặp nai đang nằm sau bụi cỏ. Em ước gì được thấy cảnh này trong cuộc sống thực tế.” Nisan đã nghe thấy điều đó. Vào ngày đẹp trời hôm ấy, anh ta nhờ người kéo sập một phần ngôi nhà của cô ta và yêu cầu trồng hàng chục bụi cỏ ba lá tại nơi vốn trước kia là một phần của phòng ngủ cô ta. Cũng vào đêm hôm ấy, anh ta đã sắp đặt cho tá điền vây bắt những chú nai hoang trên núi và đem về nhà. Ngày hôm sau, khi Dewa thức dậy thấy mình đang ở giữa khung cảnh mà cô đã mô tả hôm nào. Khi cô ta có vẻ phấn chấn và xúc động, anh ta cho người chuyển những bụi cỏ và con nai đi; và rồi ngôi nhà đã được xây dựng lại.
Một trong những người tình ga-lăng nhất trong lịch sử là Sergei Saltykov đã bất hạnh khi yêu một trong những người đàn bà không nên yêu nhất trong lịch sử: Nữ công tước Catherine – nữ hoàng tương lai của nước Nga. Nhất cử nhất động của Catherine đều bị theo dõi bởi bởi người chồng của cô – Peter – anh ta nghi ngờ vợ mình đang lừa dối mình, vì vậy đã sai người đầy tớ theo dõi cô ta. Cô cảm thấy bị cô lập, thiếu tình yêu thương và không thể làm gì để thoát khỏi tình trạng bế tắc đó. Saltykov – một sĩ quan quân đội trẻ trung đẹp trai đã quyết định giải cứu cô ta. Vào năm 1752, anh ta lân la kết bạn với Peter và anh ta cũng được giao nhiệm vụ theo dõi Catherine. Bằng cách này, anh ta có thể gặp cô ta và thỉnh thoảng trao đổi một vài lời gì đó ám chỉ bóng gió đến ý định của mình. Anh ta thể hiện những mánh khóe táo tợn và liều lĩnh nhất để có thể gặp cô ta một mình, trong đó có lần anh ta làm lạc hướng ngựa của cô ta trong suốt buổi đi săn hoàng gia và cả hai cùng cưỡi ngựa vào rừng. Vào lúc ấy, anh ta tâm sự rằng anh ta vô cùng cảm thông với nỗi tuyệt vọng của cô ta và rằng anh ta sẽ sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để giúp đỡ cô ta.
Bị bắt quả tang đang tán tỉnh Catherine sẽ đồng nghĩa với cái chết, cuối cùng, Peter cũng bắt đầu nghi ngờ rằng có chuyện gì đó mờ ám giữa vợ của anh ta và Saltykov, dù rằng anh ta không bao giờ chắc chắn.
Sự thù hận của người chồng không làm nản chí viên sĩ quan táo bạo này và anh ta chỉ càng bỏ thêm nhiều sức lực và tài khéo léo hơn trong việc tìm cách sắp đặt những cuộc hẹn hò bí mật. Hai người trở thành người tình của nhau trong hai năm và đích thực Saltykov chính là cha của Paul – con trai của Catherine, sau này trở thành hoàng đế nước Nga. Cuối cùng khi Peter tống khứ anh ta sang Thụy Điển, tin tức về sự ga lăng của anh ta đã lan đến đó trước; phụ nữ khắp nơi trở nên mê muội và mong là người được anh ta chinh phục tiếp theo. Có thể bạn phải đương đầu với nhiều rắc rối hay rủi ro, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ luôn nhận được phần thưởng xứng đáng cho những hành động tận tâm hoặc hy sinh quên mình.
Hiện thân cho Người Tình Lý Tưởng vào những năm thập niên 1920 là Rudolph Valentino, hay ít ra hình ảnh này của anh ta đã được tạo ra trên phim ảnh. Mọi thứ anh ta làm – những món quà, bó hoa, điệu nhảy, cách anh ta nắm tay người phụ nữ – đều biểu lộ sự quan tâm sâu sắc, cho thấy rằng anh ta đang nghĩ về cô ấy nhiều biết dường nào. Hình ảnh này của một người đàn ông – người dành gần hết thời giờ cho việc tán tỉnh yêu đương – đã chuyển đổi chuyện tán tỉnh này thành một trải nghiệm mỹ học. Đàn ông ghét Valentino bởi vì giờ đây mọi phụ nữ đều mong đợi đàn ông phải lĩnh hội được lý tưởng về lòng kiên trì và sự ân cần chu đáo mà anh ta là hiện thân.
Tuy nhiên, không có gì quyến rũ bằng thái độ ân cần chu đáo đầy kiên nhẫn. Nó làm cho chuyện tình ái dường như trở nên cao quý, mang tính thẩm mỹ, chứ không hẳn chỉ là chuyện quan hệ tình dục đơn thuần. Ngày nay hiếm ai thích năng lực của một Valentino. Nghệ thuật chơi đùa với lý tưởng của người phụ nữ hầu như đã biến mất – điều này chỉ càng làm cho nó có sức lôi cuốn hơn nhiều.
Nếu người tình hào hiệp vẫn còn là người tình lý tưởng đối với đàn bà thì người đàn ông thường lý tưởng hóa Madonna – một người đàn bà biết kết hợp giữa sự đam mê nhục dục với luồng khí tâm linh hoặc sự ngây thơ. Hãy nghĩ đến những cô gái điếm cao cấp vào thời phục hưng Ý, chẳng hạn Tullia d’Aragona – về bản chất cũng là gái điếm như bao gái điếm khác, nhưng cô ta lại có thể ngụy trang vai trò xã hội bằng cách tạo cho mình danh tiếng như là một nhà thơ và một triết gia. Tullia sau đó được mọi người biết đến như là một “cô gái điếm lương thiện”. Những cô gái điếm lương thiện sẽ đi đến nhà thờ nhưng họ có một động cơ nội tại: Đối với đàn ông, sự hiện diện của họ tại buổi lễ ban thánh thể sẽ tạo ra sự hào hứng. Nhà của họ là những những lâu đài đầy ắp niềm vui, nhưng những gì khiến cho những ngôi nhà này trông bề ngoài rất thú vị chính là những tác phẩm nghệ thuật và những kệ sách chất đầy sách – bộ sách của Petrarch và Dante. Đàn ông thường ao ước là được ngủ với một người đàn bà mà trong chuyện quan hệ tình ái có phẩm chất của một người mẹ; nhưng lại có tinh thần và trí tuệ của một nghệ sĩ. Nơi những cô gái điếm kích thích lòng ham muốn dục vọng ghê tởm thì những cô gái điếm lương thiện lại khiến cho chuyện quan hệ tình dục trở nên cao quý và ngây thơ, y như thể chuyện đó đang diễn ra trong “Khu vườn Địa Đàng”.
Những cô gái điếm như thế nắm giữ sức mạnh vô tận để chinh phục đàn ông. Cho đến ngày nay, họ vẫn là nhân vật lý tưởng – vì lý do này mà họ khơi dậy hàng loạt sự khoái cảm. Điều quan trọng là tính mơ hồ – kết hợp giữa vẻ bề ngoài nhạy cảm với niềm khoái cảm nhục dục và một luồng khí của sự ngây thơ, sự tâm linh và sự nhạy cảm đầy thi vị. Sự pha trộn giữa cái ở tầm cao và tầm thấp này có khả năng quyến rũ mãnh liệt.
Mọi động lực của Người Tình Lý Tưởng chứa đựng khả năng vô hạn; không phải tất cả chúng đều thiên về tình dục. Trong lĩnh vực chính trị, Talleyrand đóng vai trò là một Người Tình Lý Tưởng trước mặt Napoleon. Anh ta được xem là lý tưởng trong vai trò vừa là một Bộ trưởng và vừa là một người bạn của Napoleon; là một người đàn ông có giọng nói ngọt ngào đầy vẻ quý phái với phụ nữ – đây là điều mà bản thân Napoleon không có. Vào năm 1798, Khi Talleyrand đương nhiệm chức vụ ngoại trưởng Pháp, anh ta đăng cai tổ chức một buổi tiệc để chúc mừng Napoleon sau những chiến thắng oanh liệt của vị tướng tài ba này tại nước Ý. Napoleon vẫn nhớ buổi tiệc này như là một buổi tiệc hoành tráng nhất mà ông ta từng tham dự. Đó là một cuộc tiếp đãi hậu hĩ và Talleyrand đã thêu dệt nên một thông điệp tinh vi vào trong đó bằng cách đặt những bức tượng bán thân người La Mã xung quanh ngôi nhà và trò chuyện với Napoleon về sự khôi phục những chiến thắng oanh liệt của La Mã cổ đại. Những việc làm đó làm lóe lên tia sáng trong mắt của vị lãnh đạo này. Và quả thật, một vài năm sau, Napoleon đã lên ngôi vua – đây là một bước chuyển khiến Talleyrand càng hùng mạnh hơn. Mấu chốt đối với sức mạnh của Talleyrand chính là khả năng của anh ta trong việc thăm dò ra lý tưởng thầm kín của Napoleon: Niềm khát khao của ông được trở thành một hoàng đế, một kẻ độc tài. Đơn giản Talleyrand chỉ dựng lên một tấm gương trước mặt Napoleon và để ngài thoáng thấy khả năng đó của mình. Con người luôn dễ bị thương tổn trước những lời nói bóng gió như vậy – những lời nói gần như đánh trúng điểm yếu của họ. Ám chỉ bóng gió đến những điều gì đó mà họ khao khát, bộc lộ niềm tin của bạn vào những tiềm năng chưa bộc lộ nào đó mà bạn nhìn thấy trong con người họ và chẳng mấy chốc bạn sẽ chinh phục được họ.
Nếu những Người Tình Lý Tưởng tinh thông về nghệ thuật quyến rũ bằng cách lôi cuốn bản ngã cao quý hơn của họ, khơi dậy những gì mất mát trong thời thơ ấu của họ, những chính trị gia cũng có thể thu lợi khi áp dụng kỹ năng này đối với cử tri ở phạm vi công chúng rộng rãi. Đây chính là những gì mà John F. Kennedy đã làm một cách cân nhắc đối với công chúng nước Mỹ, rõ rệt nhất là trong việc tạo ra hiện tượng “Camelot” xung quanh mình (nghĩa là tạo nên một đất nước của sự lý tưởng hóa sắc đẹp, hòa bình và sự khai sáng). Cái từ “Camelot” chỉ được dùng sau khi Kennedy qua đời, nhưng sự lãng mạn mà ông toát ra trong thời trai trẻ và qua dáng vẻ hào hoa thì còn vang vọng mãi suốt cuộc đời của ông. Tinh tế hơn, Kennedy cũng đóng vai trò đại diện cho những hình ảnh về sự vĩ đại riêng của nước Mỹ và những lý tưởng đã bị mất. Nhiều người Mỹ cho rằng cuộc sống giàu có và tiện nghi những năm cuối thập niên 1950 đã tạo ra những sự mất mát lớn; chính sự thoải mái và thích hợp đã chôn vùi linh hồn tiên phong của đất nước này. Kennedy đã khơi dậy những lý tưởng bị chôn vùi đó thông qua hình ảnh về một biên giới mới (New Frontier) – nghĩa là về một loạt những thử thách, những cơ hội và con đường chưa được khám phá, chẳng hạn là cuộc chạy đua vào không gian. Bản năng thích phiêu lưu mạo hiểm của người Mỹ có thể tìm thấy phương thức thỏa mãn ở đây, thậm chí dù hầu hết phương thức thỏa mãn chỉ mang tính tượng trưng. Ngoài ra ông còn kêu gọi mọi người tham gia dịch vụ công ích, chẳng hạn việc thành lập tổ chức chính phủ liên bang Peace Corps chuyên gởi những người Mỹ tình nguyện đến các nước phát triển làm việc nhằm giúp các nước phát triển kỹ thuật, văn hóa và giáo dục. Thông qua những việc làm này, Kennedy một lần nữa lại khơi dậy ý thức về sứ mệnh đã bị lãng quên ở Mỹ trong suốt những năm tháng kể từ Thế Chiến thứ hai. Ông cũng khơi dậy cho chính mình một sự hưởng ứng cảm động hơn bất kỳ những vị tổng thống khác. Mọi người thần tượng hóa và say mê hình ảnh của ông.
Những chính trị gia có thể tạo cho mình năng lực quyến rũ bằng cách đào sâu vào quá khứ của một đất nước, lôi những hình ảnh và lý tưởng bị chôn vùi hoặc bị cấm đoán trở lại với thực tại. Họ chỉ cần sự biểu trưng này; họ thật sự không cần lo lắng về việc tái tạo lại thực tế đằng sau nó. Những cảm giác sâu sắc mà họ khơi dậy cũng đủ đảm bảo cho một sự hưởng ứng tích cực.
Biểu tượng
Họa sĩ vẽ chân dung – Dưới mắt người họa sĩ vẽ chân dung, tất cả những khiếm khuyết trên cơ thể của bạn đều biến mất. Anh ta lôi những phẩm chất cao quý ra khỏi con người bạn, lồng hình tượng bạn trong một cái khung của sự huyền thoại, khiến bạn giống như thần linh và bất tử hóa con người bạn. Với khả năng có thể tạo ra được những ảo mộng như thế, anh ta xứng đáng được ban tặng nguồn sức mạnh vô tận.
Điểm yếu
Những mối nguy hiểm chính trong vai trò của Người Tình Lý Tưởng chính là những hậu quả sẽ xuất hiện khi bạn để cho thực tế lẻn vào. Bạn đang tạo ra ảo mộng có liên quan đến sự lý tưởng hóa tính cách riêng của bạn. Và đây là một công việc gian truân vì bạn là con người và cũng không hoàn hảo. Nếu những khuyết điểm của bạn đủ lớn hoặc xâm nhập đủ vào ảo mộng đó, chúng sẽ làm nổ tung quả bong bóng mà bạn đã thổi và mục tiêu của bạn sẽ quay sang xỉ vả lại chính bạn. Bất cứ khi nào Tullia d’Aragona bị bắt quả tang khi đang hành động giống như một con điếm tầm thường (chẳng hạn khi cô ta bị bắt gặp đang quan hệ tình dục chỉ vì tiền) thì cô ta sẽ phải rời bỏ thành phố và tái tạo lại hình ảnh của bản thân ở một nơi khác. Hình ảnh “nhân vật tinh thần” của cô ta bị đổ vỡ. Casanova cũng phải đối mặt với mối đe dọa này, nhưng anh ta thường có thể khắc phục nó bằng cách tìm một cách khôn khéo để chia tay trước khi người phụ nữ nhận ra rằng anh ta không phải là con người hoàn hảo như họ tưởng: Anh ta sẽ tạo cớ để rời khỏi thành phố, hay cách tốt hơn là anh ta sẽ chọn một nạn nhân nào đó sắp đi khỏi thành phố. Anh ta nhận thức rằng chuyện tình ngắn ngủi sẽ khiến cho sự lý tưởng hóa của cô ta về anh càng mãnh liệt hơn. Thực tế và sự phơi bày cặn kẽ, lâu dài chính là một cách để làm lu mờ sự hoàn hảo của một người. Nhà văn George Sand với tính cách siêu phàm của mình đã có sức lôi cuốn đối với bản tính lãng mạn của Alfred de Musset – một nhà thơ của thế kỷ 19. Nhưng khi cặp đôi này cùng ghé thăm thành phố Venice và Sand đã trở nên suy sụp với căn bệnh kiết lị thì đột nhiên cô ta không còn là mẫu người lý tưởng nữa mà trở thành một người đàn bà với thân hình không mấy hấp dẫn. Còn bản thân de Musset cư xử như một đứa trẻ con, rên rỉ suốt chuyến đi. Và đôi tình nhân chia tay nhau. Tuy nhiên, một khi chia tay rồi, họ lại có thể tiếp tục lý tưởng hóa nhau và cuối cùng họ đã tái hợp vài tháng sau đó. Khi thực tế len lỏi vào thì giải pháp duy nhất là tạm thời xa nhau.
Những mối nguy hiểm trong chính trị cũng tương tự như vậy. Những năm tháng sau khi Kennedy tử nạn, một chuỗi những sự phơi bày (những cuộc tình ái không ngớt, chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” vô cùng nguy hiểm,…) đã minh chứng cho những nhầm lẫn do huyền thoại dệt nên cho ông. Tuy nhiên, hình ảnh của ông cuối cùng cũng thoát khỏi vết nhơ nhuốc này vì sau nhiều cuộc trưng cầu dân ý cho thấy rằng ông vẫn còn được nhiều người tôn kính. Có lẽ Kennedy là một trường hợp đặc biệt, sự ám sát càng khiến ông trở thành một kẻ tử vì đạo, củng cố thêm quá trình lý tưởng hóa mà ông đã khởi tạo. Nhưng ông không phải là ví dụ duy nhất về Người Tình Lý Tưởng, người có năng lực quyến rũ vẫn tồn tại sau sự vạch trần những sự thật phũ phàng. Những nhân vật này đã khơi mở những ảo ảnh tuyệt vời như thế và luôn tồn tại một sự khao khát đối với huyền thoại và lý tưởng mà họ có. Vì vậy họ thường nhanh chóng được tha thứ. Khôn ngoan nhất vẫn là luôn phải cẩn trọng và tránh không để mọi người nhìn thấy khuyết điểm trong tính cách của bản thân mình.