Vào năm 48 trước công nguyên, vua Ai Cập – Ptolemy XIV – tìm cách truất phế và lưu đày người chị gái, đồng thời cũng là vợ của ông – nữ hoàng Cleopatra. Ông ra lệnh canh giữ biên ải thật nghiêm ngặt để ngăn chặn người vợ quay trở về và ông bắt đầu cai trị lãnh địa của riêng mình. Năm sau đó, vị tướng tài ba của đế chế La Mã – Julius Caesar – đã đến thành phố Alexandria để đảm bảo rằng Ai Cập vẫn trung thành với Rome cho dù đã xảy ra vài cuộc chiến tranh giành quyền lực nội bộ.
Một đêm nọ, khi Caesar đang họp mặt với các tướng lĩnh của mình tại cung điện của Ai Cập để bàn về chiến lược thì một người lính bước vào bẩm báo rằng có một nhà buôn người Hy Lạp đang đứng chờ ở cửa, tay ôm một món quà lớn quý giá muốn dâng lên cho ngài. Trong tâm trạng phần nào vui vẻ, Caesar đã cho phép nhà buôn đó vào. Gã nhà buôn bước vào, trên vai vác một tấm thảm lớn được cuộn lại. Anh ta gỡ dây thừng xung quanh cuộn thảm và bằng đôi tay thoăn thoắt của mình, anh ta mở cuộn thảm ra, để lộ nàng Cleopatra trẻ đẹp được giấu bên trong. Trong trang phục nửa kín nửa hở, nàng từ từ đứng dậy trước ánh mắt ngỡ ngàng của Caesar và toàn thể các vị quan khách, tựa như thần Vệ Nữ hiện lên từ giữa những đợt sóng trào.
Mọi người sững sờ trước cảnh một nữ hoàng trẻ đẹp (vào lúc ấy nàng chỉ mới 21 tuổi) bất ngờ xuất hiện trước mặt họ như thể bước ra trong một giấc mơ. Họ càng kinh ngạc hơn trước sự táo bạo và tài đóng kịch của nàng – giữa đêm khuya nhờ người lén đưa vào cảng mà chỉ có một người đàn ông đi theo bảo vệ, nàng đã đánh cược mọi thứ bằng một nước cờ táo bạo. Và Caesar là người say đắm nàng nhất. Theo nhà văn người Hy Lạp – Dio Cassius, “Cleopatra đang vào thời kỳ xuân sắc nhất của cuộc đời. Nàng có một giọng nói làm mê đắm bất kỳ ai nghe thấy. Sự quyến rũ toát lên từ con người và giọng nói của nàng có thể làm động lòng của cả những kẻ khinh ghét đàn bà lạnh lùng và kiên định nhất. Caesar đã bị mê hoặc ngay từ khi ông nhìn thấy nàng và khi nàng cất giọng nói”. Cũng vào đêm ấy, Cleopatra trở thành người tình của Caesar.
Trước đó, Caesar cũng đã có vô số tình nhân giúp ông thư giãn sau những cuộc chinh chiến đầy khốc liệt. Nhưng ông luôn nhanh chóng chán họ và trở lại với với những gì thật sự khiến ông hào hứng – mưu đồ chính trị, những thử thách của cuộc chiến, chiến trường La Mã. Caesar từng chứng kiến nhiều phụ nữ tìm đủ mọi cách để mê hoặc ông. Tuy nhiên, ông hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của Cleopatra. Một đêm nọ, nàng thủ thỉ với vị vua này về cách làm thế nào để có thể khôi phục lại vinh quang của Alexander Đại Đế và thống trị cả thế giới này như Thượng đế. Đêm sau đó, nàng lại đón tiếp vị vua trong trang phục giống như nữ thần Isis tại cung điện sang trọng của mình. Cleopatra khơi màn cho Caesar bằng những buổi tiệc vui say sưa và suy đồi nhất, thể hiện mình như một kẻ ngoại lai người Ai Cập. Cuộc sống của nhà vua và nàng giống như một trò chơi không dứt, cũng cam go và đầy thử thách như một cuộc chiến, vì mỗi khi ông cảm thấy an tâm bên nàng thì đột nhiên, nàng lại tỏ ra lạnh lùng hoặc giận dữ. Khi ấy, Caesar lại phải tìm cách gì đó để xoa dịu nàng.
Năm tháng trôi qua, Caesar dần dần quên hết tất cả những tình địch của Cleopatra và ông cũng đã tìm ra được những cái cớ để lưu lại Ai Cập. Vào một thời điểm nọ, nàng dẫn vị vua xuôi dòng sông Nile tham gia cuộc viễn chinh lịch sử hoành tráng. Trên con thuyền vô cùng nguy nga tráng lệ – cao trên mặt nước 54 feet, gồm vài tầng lợp mái bằng và một ngôi đền thờ thần Dionysus được chống đỡ bằng các cột trụ – Caesar trông cũng giống như một người Ai Cập, đang đứng nhìn chằm chằm vào những kim tự tháp. Và trong thời gian ông ở lại lâu dài tại Ai Cập, xa rời ngai vàng của mình ở Rome, biết bao cuộc binh biến nổi loạn đã nổ ra khắp đế chế La Mã.
Vào năm 44 trước công nguyên, sau khi Caesar bị ám sát, lên nối ngôi là chế độ tam hùng, trong đó có Mark Antony, một chiến binh dũng cảm cũng đam mê khoái lạc và thích ngắm cảnh; và ông thường hay tưởng tượng rằng mình chính là hiện thân của thần Dionysus của La Mã. Vài năm sau, nhân lúc Antony đang ở tại Syria, Cleopatra đã mời ông ta đến gặp nàng tại thành Tarsus của Ai Cập. Tại đó, nàng đã để ông chờ đợi khá lâu và sự hiện diện của nàng cũng rực rỡ và gây sững sờ y như lần đầu tiên nàng xuất hiện trước mặt Caesar. Một con thuyền rồng vàng nguy nga tráng lệ xuất hiện trên dòng sông Cydnus. Những tay chèo nhịp nhàng khua mái chèo theo bản nhạc du dương; ngồi xung quanh là những cô gái trẻ trung xinh đẹp trong trang phục giống như những nữ thần huyền thoại. Cleopatra ngồi trên boong thuyền trong tư thế tựa như nữ thần Aphrodite và xung quanh dân chúng đang tung hô tên nàng một cách nồng nhiệt.
Cũng giống như bao nạn nhân khác của Cleopatra, Antony cảm thấy choáng váng. Ông không thể cưỡng lại được niềm khoái cảm kỳ lạ mà Cleopatra mang đến. Nhưng đồng thời vị vua cũng muốn chinh phục được trái tim nàng vì nếu có thể khuất phục được niềm kiêu hãnh của người đàn bà nổi tiếng này, ông sẽ chứng tỏ được uy quyền của mình. Vì vậy, ông đã ở lại Ai Cập, rồi cũng giống như Caesar, ông dần dần gục đổ dưới chân nàng. Nàng lợi dụng những yếu điểm của vị vua này để làm thỏa mãn ngài – bài bạc, những buổi tiệc say sưa, những lễ nghi long trọng và cảnh tượng xa hoa.
Để đưa ngài trở về thành Rome, Octavious – một thành viên khác của chế độ tam hùng La Mã – đã dâng cho ông một người vợ: Đó là Octavia – em gái của chính Octavious và là một trong những người đàn bà đẹp nhất thành Rome. Nổi tiếng về đức hạnh và tấm lòng cao cả, chắc chắn nàng có thể giữ Antony tránh xa khỏi “con điếm Ai Cập”. Nhưng mưu kế này cũng chỉ hiệu nghiệm trong một thời gian ngắn ngủi vì Antony không tài nào quên được hình bóng của Cleopatra. Và 3 năm sau, ông đã quay về với nàng. Chuyện gì đến sẽ phải đến: Ông đã thật sự trở thành nô lệ của Cleopatra, chấp nhận quyền năng vô hạn của nàng, ăn mặc và sống theo phong tục của người Ai Cập và dần dần từ bỏ nếp sống của thành Rome.
Trong đầu ông chỉ tồn tại mỗi hình bóng của Cleopatra – một cái bóng vô hồn được nhìn thấy trên đồng tiền xu mà cho đến nay chúng ta vẫn còn lưu lại những ghi chép mô tả về nàng. Khuôn mặt nàng dài thanh tú với chiếc mũi hơi nhọn và nét mặt của nàng nổi bật hẳn nhờ đôi mắt đen to tuyệt đẹp. Tuy nhiên, năng lực quyến rũ của nàng lại không ẩn chứa dưới lớp vỏ ngoại hình của nàng bởi thật sự còn có nhiều phụ nữ ở thành Alexandria được xem là xinh đẹp hơn nàng. Những gì nàng vượt trội hơn hẳn so với những người đàn bà khác chính là khả năng mê hoặc đàn ông. Trên thực tế, Cleopatra không có gì nổi bật về ngoại hình cũng như không có chút tài năng về chính trị nào. Nhưng cả Caesar và Anthony đều là những người đàn ông tài giỏi và gan dạ lại không phát hiện ra điều này. Những gì họ thấy là một người phụ nữ luôn biến đổi không ngừng trước mắt họ, chỉ có duy nhất hình ảnh của nàng không thể lẫn với bất kỳ người phụ nữ nào khác. Trang phục và cách trang điểm của nàng thay đổi liên tục mỗi ngày, nàng luôn biết cách tạo cho mình một dáng vẻ cao quý tựa như một nữ thần. Như nhiều tác giả vẫn ngợi ca, nàng có một giọng nói du dương làm say đắm lòng người. Có thể lời nói của nàng cũng tầm thường vô vị, nhưng lại được thốt ra ngọt ngào êm ái đến nỗi người nghe sẽ cảm thấy như thể mình chẳng nhớ nàng nói gì mà chỉ nhớ cái cách nàng thốt ra từng lời nói.
Cleopatra liên tục tạo ra sự biến đổi muôn hình muôn vẻ – cống phẩm, những cuộc chiến giả tạo, những cuộc viễn chinh và những buổi tiệc cải trang. Mọi thứ đều được dàn dựng như vở kịch và được chuẩn bị rất công phu. Mỗi lúc nằm bên cạnh nàng, đầu óc bạn cứ quay cuồng chao đảo giữa những hình ảnh và giấc mơ. Ngay khi bạn an tâm rằng bạn đã sở hữu được người đàn bà kỳ lạ và luôn biến đổi này, nàng lập tức tỏ ra lạnh nhạt hoặc giận dữ để chứng tỏ rõ rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của nàng. Bằng cách này, một người đàn bà từng bị lưu đày và xém bị xử tử đã có thể xoay chuyển tình thế để lên nắm quyền cai trị đất nước Ai Cập trong gần 20 năm.
Từ bài học của Cleopatra, chúng ta nghiệm ra rằng không phải vẻ đẹp bề ngoài tạo nên hình ảnh nàng Mỹ Nhân Ngư mà đúng hơn, chính tính cách đầy kịch tính đã cho phép một người đàn bà trở thành thần tượng trong trí tưởng tượng của bao người đàn ông. Một người đàn ông cảm thấy chán ghét một người phụ nữ cho dù cô ấy đẹp biết dường nào vì anh ta khát khao những niềm khoái cảm khác và muốn được phiêu lưu mạo hiểm. Tất cả những gì mà một người phụ nữ cần làm để xoay chuyển tình thế là hãy tạo ra một ảo giác rằng cô ta có thể mang đến sự biến đổi muôn hình vạn trạng và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy thú vị. Đàn ông thường dễ bị đánh lừa qua vẻ đẹp hình thức bên ngoài vì họ đều mắc khuyết điểm về thị giác. Hãy tạo cho mình hình ảnh một nàng Mỹ Nhân Ngư có sức quyến rũ đầy nữ tính và những cử chỉ tuy kịch tính nhưng rất cao sang và kiên định, người đàn ông ắt sẽ sập bẫy. Anh ta không bao giờ cảm thấy chán ghét bạn và rồi anh ta không thể từ bỏ bạn. Hãy luôn làm anh ta rối trí và đừng bao giờ để anh ta nhìn thấy con người thật của bạn. Có như vậy, anh ta sẽ luôn bám theo bạn cho đến khi anh ta chìm đắm vào bể tình.
Vào năm 48 trước công nguyên, vua Ai Cập – Ptolemy XIV – tìm cách truất phế và lưu đày người chị gái, đồng thời cũng là vợ của ông – nữ hoàng Cleopatra. Ông ra lệnh canh giữ biên ải thật nghiêm ngặt để ngăn chặn người vợ quay trở về và ông bắt đầu cai trị lãnh địa của riêng mình. Năm sau đó, vị tướng tài ba của đế chế La Mã – Julius Caesar – đã đến thành phố Alexandria để đảm bảo rằng Ai Cập vẫn trung thành với Rome cho dù đã xảy ra vài cuộc chiến tranh giành quyền lực nội bộ.
Một đêm nọ, khi Caesar đang họp mặt với các tướng lĩnh của mình tại cung điện của Ai Cập để bàn về chiến lược thì một người lính bước vào bẩm báo rằng có một nhà buôn người Hy Lạp đang đứng chờ ở cửa, tay ôm một món quà lớn quý giá muốn dâng lên cho ngài. Trong tâm trạng phần nào vui vẻ, Caesar đã cho phép nhà buôn đó vào. Gã nhà buôn bước vào, trên vai vác một tấm thảm lớn được cuộn lại. Anh ta gỡ dây thừng xung quanh cuộn thảm và bằng đôi tay thoăn thoắt của mình, anh ta mở cuộn thảm ra, để lộ nàng Cleopatra trẻ đẹp được giấu bên trong. Trong trang phục nửa kín nửa hở, nàng từ từ đứng dậy trước ánh mắt ngỡ ngàng của Caesar và toàn thể các vị quan khách, tựa như thần Vệ Nữ hiện lên từ giữa những đợt sóng trào.
Mọi người sững sờ trước cảnh một nữ hoàng trẻ đẹp (vào lúc ấy nàng chỉ mới 21 tuổi) bất ngờ xuất hiện trước mặt họ như thể bước ra trong một giấc mơ. Họ càng kinh ngạc hơn trước sự táo bạo và tài đóng kịch của nàng – giữa đêm khuya nhờ người lén đưa vào cảng mà chỉ có một người đàn ông đi theo bảo vệ, nàng đã đánh cược mọi thứ bằng một nước cờ táo bạo. Và Caesar là người say đắm nàng nhất. Theo nhà văn người Hy Lạp – Dio Cassius, “Cleopatra đang vào thời kỳ xuân sắc nhất của cuộc đời. Nàng có một giọng nói làm mê đắm bất kỳ ai nghe thấy. Sự quyến rũ toát lên từ con người và giọng nói của nàng có thể làm động lòng của cả những kẻ khinh ghét đàn bà lạnh lùng và kiên định nhất. Caesar đã bị mê hoặc ngay từ khi ông nhìn thấy nàng và khi nàng cất giọng nói”. Cũng vào đêm ấy, Cleopatra trở thành người tình của Caesar.
Trước đó, Caesar cũng đã có vô số tình nhân giúp ông thư giãn sau những cuộc chinh chiến đầy khốc liệt. Nhưng ông luôn nhanh chóng chán họ và trở lại với với những gì thật sự khiến ông hào hứng – mưu đồ chính trị, những thử thách của cuộc chiến, chiến trường La Mã. Caesar từng chứng kiến nhiều phụ nữ tìm đủ mọi cách để mê hoặc ông. Tuy nhiên, ông hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của Cleopatra. Một đêm nọ, nàng thủ thỉ với vị vua này về cách làm thế nào để có thể khôi phục lại vinh quang của Alexander Đại Đế và thống trị cả thế giới này như Thượng đế. Đêm sau đó, nàng lại đón tiếp vị vua trong trang phục giống như nữ thần Isis tại cung điện sang trọng của mình. Cleopatra khơi màn cho Caesar bằng những buổi tiệc vui say sưa và suy đồi nhất, thể hiện mình như một kẻ ngoại lai người Ai Cập. Cuộc sống của nhà vua và nàng giống như một trò chơi không dứt, cũng cam go và đầy thử thách như một cuộc chiến, vì mỗi khi ông cảm thấy an tâm bên nàng thì đột nhiên, nàng lại tỏ ra lạnh lùng hoặc giận dữ. Khi ấy, Caesar lại phải tìm cách gì đó để xoa dịu nàng.
Năm tháng trôi qua, Caesar dần dần quên hết tất cả những tình địch của Cleopatra và ông cũng đã tìm ra được những cái cớ để lưu lại Ai Cập. Vào một thời điểm nọ, nàng dẫn vị vua xuôi dòng sông Nile tham gia cuộc viễn chinh lịch sử hoành tráng. Trên con thuyền vô cùng nguy nga tráng lệ – cao trên mặt nước 54 feet, gồm vài tầng lợp mái bằng và một ngôi đền thờ thần Dionysus được chống đỡ bằng các cột trụ – Caesar trông cũng giống như một người Ai Cập, đang đứng nhìn chằm chằm vào những kim tự tháp. Và trong thời gian ông ở lại lâu dài tại Ai Cập, xa rời ngai vàng của mình ở Rome, biết bao cuộc binh biến nổi loạn đã nổ ra khắp đế chế La Mã.
Vào năm 44 trước công nguyên, sau khi Caesar bị ám sát, lên nối ngôi là chế độ tam hùng, trong đó có Mark Antony, một chiến binh dũng cảm cũng đam mê khoái lạc và thích ngắm cảnh; và ông thường hay tưởng tượng rằng mình chính là hiện thân của thần Dionysus của La Mã. Vài năm sau, nhân lúc Antony đang ở tại Syria, Cleopatra đã mời ông ta đến gặp nàng tại thành Tarsus của Ai Cập. Tại đó, nàng đã để ông chờ đợi khá lâu và sự hiện diện của nàng cũng rực rỡ và gây sững sờ y như lần đầu tiên nàng xuất hiện trước mặt Caesar. Một con thuyền rồng vàng nguy nga tráng lệ xuất hiện trên dòng sông Cydnus. Những tay chèo nhịp nhàng khua mái chèo theo bản nhạc du dương; ngồi xung quanh là những cô gái trẻ trung xinh đẹp trong trang phục giống như những nữ thần huyền thoại. Cleopatra ngồi trên boong thuyền trong tư thế tựa như nữ thần Aphrodite và xung quanh dân chúng đang tung hô tên nàng một cách nồng nhiệt.
Cũng giống như bao nạn nhân khác của Cleopatra, Antony cảm thấy choáng váng. Ông không thể cưỡng lại được niềm khoái cảm kỳ lạ mà Cleopatra mang đến. Nhưng đồng thời vị vua cũng muốn chinh phục được trái tim nàng vì nếu có thể khuất phục được niềm kiêu hãnh của người đàn bà nổi tiếng này, ông sẽ chứng tỏ được uy quyền của mình. Vì vậy, ông đã ở lại Ai Cập, rồi cũng giống như Caesar, ông dần dần gục đổ dưới chân nàng. Nàng lợi dụng những yếu điểm của vị vua này để làm thỏa mãn ngài – bài bạc, những buổi tiệc say sưa, những lễ nghi long trọng và cảnh tượng xa hoa.
Để đưa ngài trở về thành Rome, Octavious – một thành viên khác của chế độ tam hùng La Mã – đã dâng cho ông một người vợ: Đó là Octavia – em gái của chính Octavious và là một trong những người đàn bà đẹp nhất thành Rome. Nổi tiếng về đức hạnh và tấm lòng cao cả, chắc chắn nàng có thể giữ Antony tránh xa khỏi “con điếm Ai Cập”. Nhưng mưu kế này cũng chỉ hiệu nghiệm trong một thời gian ngắn ngủi vì Antony không tài nào quên được hình bóng của Cleopatra. Và 3 năm sau, ông đã quay về với nàng. Chuyện gì đến sẽ phải đến: Ông đã thật sự trở thành nô lệ của Cleopatra, chấp nhận quyền năng vô hạn của nàng, ăn mặc và sống theo phong tục của người Ai Cập và dần dần từ bỏ nếp sống của thành Rome.
Trong đầu ông chỉ tồn tại mỗi hình bóng của Cleopatra – một cái bóng vô hồn được nhìn thấy trên đồng tiền xu mà cho đến nay chúng ta vẫn còn lưu lại những ghi chép mô tả về nàng. Khuôn mặt nàng dài thanh tú với chiếc mũi hơi nhọn và nét mặt của nàng nổi bật hẳn nhờ đôi mắt đen to tuyệt đẹp. Tuy nhiên, năng lực quyến rũ của nàng lại không ẩn chứa dưới lớp vỏ ngoại hình của nàng bởi thật sự còn có nhiều phụ nữ ở thành Alexandria được xem là xinh đẹp hơn nàng. Những gì nàng vượt trội hơn hẳn so với những người đàn bà khác chính là khả năng mê hoặc đàn ông. Trên thực tế, Cleopatra không có gì nổi bật về ngoại hình cũng như không có chút tài năng về chính trị nào. Nhưng cả Caesar và Anthony đều là những người đàn ông tài giỏi và gan dạ lại không phát hiện ra điều này. Những gì họ thấy là một người phụ nữ luôn biến đổi không ngừng trước mắt họ, chỉ có duy nhất hình ảnh của nàng không thể lẫn với bất kỳ người phụ nữ nào khác. Trang phục và cách trang điểm của nàng thay đổi liên tục mỗi ngày, nàng luôn biết cách tạo cho mình một dáng vẻ cao quý tựa như một nữ thần. Như nhiều tác giả vẫn ngợi ca, nàng có một giọng nói du dương làm say đắm lòng người. Có thể lời nói của nàng cũng tầm thường vô vị, nhưng lại được thốt ra ngọt ngào êm ái đến nỗi người nghe sẽ cảm thấy như thể mình chẳng nhớ nàng nói gì mà chỉ nhớ cái cách nàng thốt ra từng lời nói.
Cleopatra liên tục tạo ra sự biến đổi muôn hình muôn vẻ – cống phẩm, những cuộc chiến giả tạo, những cuộc viễn chinh và những buổi tiệc cải trang. Mọi thứ đều được dàn dựng như vở kịch và được chuẩn bị rất công phu. Mỗi lúc nằm bên cạnh nàng, đầu óc bạn cứ quay cuồng chao đảo giữa những hình ảnh và giấc mơ. Ngay khi bạn an tâm rằng bạn đã sở hữu được người đàn bà kỳ lạ và luôn biến đổi này, nàng lập tức tỏ ra lạnh nhạt hoặc giận dữ để chứng tỏ rõ rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của nàng. Bằng cách này, một người đàn bà từng bị lưu đày và xém bị xử tử đã có thể xoay chuyển tình thế để lên nắm quyền cai trị đất nước Ai Cập trong gần 20 năm.
Từ bài học của Cleopatra, chúng ta nghiệm ra rằng không phải vẻ đẹp bề ngoài tạo nên hình ảnh nàng Mỹ Nhân Ngư mà đúng hơn, chính tính cách đầy kịch tính đã cho phép một người đàn bà trở thành thần tượng trong trí tưởng tượng của bao người đàn ông. Một người đàn ông cảm thấy chán ghét một người phụ nữ cho dù cô ấy đẹp biết dường nào vì anh ta khát khao những niềm khoái cảm khác và muốn được phiêu lưu mạo hiểm. Tất cả những gì mà một người phụ nữ cần làm để xoay chuyển tình thế là hãy tạo ra một ảo giác rằng cô ta có thể mang đến sự biến đổi muôn hình vạn trạng và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy thú vị. Đàn ông thường dễ bị đánh lừa qua vẻ đẹp hình thức bên ngoài vì họ đều mắc khuyết điểm về thị giác. Hãy tạo cho mình hình ảnh một nàng Mỹ Nhân Ngư có sức quyến rũ đầy nữ tính và những cử chỉ tuy kịch tính nhưng rất cao sang và kiên định, người đàn ông ắt sẽ sập bẫy. Anh ta không bao giờ cảm thấy chán ghét bạn và rồi anh ta không thể từ bỏ bạn. Hãy luôn làm anh ta rối trí và đừng bao giờ để anh ta nhìn thấy con người thật của bạn. Có như vậy, anh ta sẽ luôn bám theo bạn cho đến khi anh ta chìm đắm vào bể tình.