Hầu hết ai cũng muốn được quyến rũ. Nếu họ kháng cự, chắc là do bạn chưa đi đủ xa để làm dịu đi ngờ vực trong họ – về động cơ hay chiều sâu tình cảm của bạn hay những thứ khác. Một hành động đúng lúc chứng tỏ bạn muốn chinh phục họ đến mức nào sẽ xua tan những ngờ vực ấy. Đừng lo lắng việc bạn trông ngốc ngếch hay sẽ phạm sai lầm – bất kì hành động nào mang tính tự nguyện hy sinh vì con mồi sẽ làm họ ngập tràn tình cảm và không chú ý đến những điều khác nữa. Đừng bao giờ thể hiện sự chán nản hay than phiền khi bị kháng cự. Thay vào đó, phải vượt qua thách thức bằng những hành động cực kì nghĩa hiệp. Ngoài ra, còn phải kích khích họ tự chứng tỏ bằng cách tỏ vẻ mình là người khó với tới, khó có được và xứng đáng để người khác đấu tranh để có được.
Bằng chứng quyến rũ
Bất kỳ ai cũng có thể lớn giọng rằng tình cảm của họ là cao quí, luôn cho là họ rất quan tâm đến ta cũng như tất cả các dân tộc bị đàn áp trên thế giới. Nhưng nếu họ không hành động như những gì đã nói, ta sẽ phải hồ nghi tính thành thật của họ – có lẽ đó là một lang băm, một tên đạo đức giả, một kẻ hèn nhát. Những lời lẽ tâng bốc có cánh chỉ có thể đi xa được đến thế. Rồi cuối cùng cũng sẽ đến thời điểm bạn phải cho con mồi thấy một vài bằng chứng, để việc làm của bạn đúng theo lời nói.
Loại bằng chứng này có hai chức năng. Trước hết, nó giúp giảm đi những gì họ vẫn hoài nghi về bạn. Thứ hai, hành động bộc lộ những phẩm chất tích cực trong con người bạn tự nó cũng rất quyến rũ. Những hành động dũng cảm và quên mình thường tạo ra phản ứng xúc cảm tích cực và mạnh mẽ. Đừng lo lắng, những hành động của bạn không cần phải quá dũng cảm và quên mình đến phải mất hết mọi thứ trong quá trình quyến rũ. Chỉ cần có vẻ cao thượng là đủ. Thực tế, trong thế giới mà mọi người thích phân tích và nói quá nhiều, bất kỳ loại hành động nào cũng có tác động quyến rũ.
Tiến trình quyến rũ ta gặp phải những kháng cự là chuyện bình thường. Dĩ nhiên càng vượt qua nhiều trở ngại càng có nhiều điều thú vị nhưng nhiều khi việc quyến rũ gặp thất bại vì người quyến rũ không giải mã đúng những kháng cự của con mồi. Thường thì bạn từ bỏ quá dễ dàng. Trước hết, phải hiểu được một quy luật cơ bản của sự quyến rũ: Kháng cự là dấu hiệu cảm xúc của con mồi đã bị vướng vào quá trình quyến rũ. Người duy nhất bạn không thể quyến rũ là người có thái độ xa cách, hờ hững. Kháng cự có nghĩa là dễ xúc động và có thể bị biến đổi theo chiều ngược lại, như trong jujitsu, có thể dùng sự kháng cự của đối thủ để hạ gục họ. Nếu họ chống lại vì không tin tưởng bạn, một hành động quên mình, cho thấy bạn muốn tự chứng tỏ mình đến mức độ nào, là một phương thuốc hiệu nghiệm. Nếu kháng cự vì họ là người đức hạnh, hay bởi họ trung thành với một ai khác, vậy thì càng dễ – đức hạnh và những khát vọng bị kìm nén chỉ cần hành động là có thể dễ dàng vượt qua được. Như Natalie Barney, một người quyến rũ nổi tiếng, đã có lần viết, “Đức hạnh là nhu cầu được quyến rũ sâu sắc hơn.”
Có hai cách tự chứng tỏ mình. Thứ nhất, hành động tự phát: Một tình huống mà con mồi cần giúp đỡ hay một vấn đề cần giải quyết. Bạn không thể thấy trước những tình huống này nhưng phải sẵn sàng vì những tình huống này có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Hãy gây ấn tượng cho mục tiêu bằng cách đi xa hơn cần thiết phải thế – dành nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực hơn so với những gì họ mong đợi. Đối tượng thường sẽ sử dụng những khoảnh khắc này, hoặc thậm chí tạo ra những khoảnh khắc đó, như một hình thức kiểm tra: Bạn rút lui? hay sẽ nắm lấy cơ hội ấy? Bạn không được do dự hay chùn bước cho dù chỉ một khoảnh khắc, không thì bạn sẽ mất tất cả. Trường hợp cần thiết, phải làm sao cho hành động ấy có vẻ gây tổn thất rất lớn so với thực tế, đừng bao giờ bằng lời nói mà thông qua những cử chỉ gián tiếp như ánh mắt mệt mỏi, lời tán chuyện qua người thứ ba hay đại loại như vậy.
Cách thứ hai để tự chứng tỏ mình là hành động dũng cảm mà chính bạn vạch ra và tiến hành trước vào một thời điểm hợp lý nhất – nhất là khi đối tượng ngày càng hồ nghi về tình cảm của bạn. Chọn một hành động kịch tính và khó khăn để chứng tỏ bạn bỏ nhiều thời gian, công sức đến thế nào. Nguy hiểm cũng có thể rất quyến rũ. Khéo léo dẫn dắt đối tượng đến một khoảnh khắc hiểm nghèo hay khủng hoảng, hoặc gián tiếp đặt họ vào một vị trí không thoải mái rồi đóng vai là người giải cứu, một hiệp sĩ dũng cảm. Những điều này có thể gợi ra những xúc cảm mạnh mẽ mà có thể dễ dàng lèo lái thành tình yêu.
Một số trường hợp điển hình
1. Ở nước Pháp những năm 1640, Marion de l’Orme là cô gái bao được nhiều đàn ông thèm muốn nhất. Nổi tiếng là có nhan sắc, bà đã từng là người tình của Cardinal Richelieu, một trong số những nhân vật quân sự và chính trị trứ danh. Để chinh phục được bà là một dấu hiệu thành công.
Trong nhiều tuần liền, Bá tước Grammont, một kẻ trác táng đến tán tỉnh de l’Orme, cuối cùng bà cũng cho vị bá tước nọ cuộc hẹn vào một buổi tối đặc biệt. Bá tước tưởng sẽ có một cuộc gặp gỡ thú vị nhưng hôm đó ông nhận được lá thư của de l’Orme trong đó bằng từ ngữ nhẹ nhàng, lịch sự bà đã rất lấy làm tiếc – bà bị đau đầu kinh khủng nhất từ trước giờ, và phải nằm liệt giường tối hôm đó. Cuộc hẹn bị hủy bỏ. Bá tước cảm thấy chắc là ông đã bị gạt ra vì một người khác, bởi de l’Orme thất thường như sắc đẹp của mình.
Grammont không do dự. Lúc hoàng hôn buông xuống ông phi ngựa tới Marais, nơi de l’Orme sống, để tìm kiếm. Trong một dặm vuông gần nhà bà, ông phát hiện một người đàn ông đang đi bộ đến gần. Nhận ra người đó là Công tước de Brissac, bá tước lập tức biết rằng người đàn ông này sẽ hất cẳng ông ngay trên giường của cô gái bao. Brissac có vẻ không vui khi thấy bá tước, vì thế Grammont liền tiến lại gần, “Brissac, bạn tôi ơi, anh phải giúp tôi một việc vô cùng quan trọng: Lần đầu tiên tôi có hẹn với một cô gái sống gần đây; và tôi đến bàn tính công việc nên chỉ gặp cô ấy trong giây lát. Cho tôi mượn áo choàng của anh thì hay quá, và giúp tôi dẫn ngựa đi đâu đó một lát đến khi tôi quay lại; nhưng quan trọng là đừng đi đâu xa nhé.” Không đợi trả lời, Grammont lấy áo choàng của công tước và trao cương ngựa cho anh ta. Nhìn lại đằng sau, thấy Brissac đang nhìn mình nên ông giả vờ đi vào căn nhà ấy, lẻn qua sau nhà, đi bọc lại để tới nhà de l’Orme mà không bị ai nhìn thấy.
Grammont gõ cửa, người phục vụ tưởng ông ta là công tước nên mở cửa. Ông tiến thẳng đến phòng ngủ của bà, ở đó ông thấy bà đang nằm trên đi văng, trong bộ áo dài mỏng dính. Ông ném chiếc áo choàng của Brissac và thấy bà thở hổn hển sợ hãi. “Có chuyện gì vậy, hỡi người đẹp?” ông hỏi. “Trông có vẻ như cơn đau đầu của em đã qua đi phải không nào?” Bà làm ra vẻ ủ rũ, bảo mình vẫn đang đau đầu và bắt ông phải đi đi. Bà khăng khăng chuyện mình muốn hẹn hay hủy hẹn với ai chuyện của bà. Grammont điềm tĩnh nói “Thưa bà! Tôi biết cái gì làm bà bối rối: Bà sợ rằng Brissac có thể gặp tôi ở đây nhưng riêng chuyện đó bà có thể yên tâm”. Rồi ông mở cửa sổ, Brissac đang bên ngoài khung cửa, tận tụy làm tròn nhiệm vụ dẫn ngựa đi tới đi lui giống như một cậu bé ngoan ngoãn. Ông trông rất lố bịch; de l’Orme phá lên cười, ôm choàng bá tước và kêu lên “Chevalier yêu quý của em, em không thể chịu được nữa; em thật sự xin lỗi vì anh quá đáng yêu và quá kì dị”. Bá tước kể bà nghe toàn bộ câu chuyện, và bà hứa rằng công tước muốn luyện tập cho ngựa suốt đêm cũng được, nhưng bà sẽ không cho ông ta vào nhà. Họ hẹn gặp tối hôm sau. Ra khỏi nhà, bá tước trả chiếc áo choàng lại cho công tước và xin lỗi vì đi quá lâu và cảm ơn công tước. Brissac cực kỳ rộng lượng, ngay cả việc giữ ngựa cho Grammont cho cưỡi lên, và vẫy tay chào tạm biệt khi bá tước phi ngựa rời.
Giải thích: Bá tước Grammont biết rằng hầu hết những người có dự định quyến rũ thường bỏ cuộc quá dễ dàng do hiểu sai rằng những thất thường hay lãnh đạm bề ngoài là dấu hiệu của thiếu quan tâm. Thực ra biểu hiện này mang nhiều nghĩa: Có thể họ đang kiểm tra bạn, muốn xem bạn có thực sự nghiêm túc không. Cư xử gây mất lòng chính là kiểu kiểm tra này – bỏ cuộc khi gặp dấu hiệu khó khăn đầu tiên nghĩa là bạn không cần họ nhiều lắm. Hoặc có thể họ đang có cảm giác không chắc chắn về bạn hay đang chọn lựa giữa bạn và một người khác. Trường hợp nào đi nữa, bỏ cuộc là hành động rất ngớ ngẩn. Thể hiện hùng hồn rằng bạn sẵn sàng làm tất cả sẽ gạt bỏ mọi nghi ngờ. Bạn còn có thể đánh bại đối thủ, vì hầu hết mọi người đều nhút nhát, lo rằng mình sẽ xử sự như thằng ngốc, và chẳng bao giờ dám mạo hiểm điều gì.
Khi gặp con mồi khó tính hay kháng cự thì cách Grammont đã sử dụng thường là cách ứng biến hay nhất. Hành động của bạn nếu mang vẻ đột ngột, bất ngờ sẽ khiến con mồi rất xúc động, làm họ thả lỏng hơn trước bạn. Một chút quanh co để có được thông tin – một chút tình báo – luôn là ý hay. Quan trọng nhất là cách bạn tạo ra bằng chứng. Nếu bạn vô tư vui vẻ và hay khôi hài, nếu bạn khiến con mồi cười, vừa tự chứng tỏ vừa khiến con mồi vui vẻ, sẽ chẳng sao nếu hành động ngốc nghếch hay cho dù họ thấy bạn đang dùng một chút quỷ quyệt. Họ sẽ bị lừa với tâm trạng dễ chịu bạn đã tạo ra. Lưu ý rằng bá tước không bao giờ than van, giận giữ điên tiết hay phòng thủ. Tất cả việc ông phải làm chỉ là vén bức màn cửa để lộ công tước đang dẫn ngựa đi dạo, khiến sự kháng cự trong de l’Orme tan biến vì cười. Chỉ một hành động kết liễu, bá tước đã chứng tỏ ông có thể làm gì để được bà ban cho một đêm vui thú.
2. Theo một phiên bản về truyền thuyết vua Arthur, Ngài Lancelot, một hiệp sĩ danh dự, có lần bắt gặp cái liếc nhìn của Hoàng hậu Guinevere, vợ vua Arthur; cái nhìn thoáng qua đó đủ làm chàng hiệp sĩ chết mê chết mệt. Vì thế khi hay tin hoàng hậu Guinevere bị một hiệp sĩ độc ác bắt cóc, Lancelot không một chút do dự – ông quên ngay những nhiệm vụ khác và nhanh chóng truy kích. Khi ngựa ngã quị trên đường, ông tiếp tục chạy bộ đuổi theo. Cuối cùng cũng kịp nhưng ông kiệt sức và ngã quị. Một chiếc xe ngựa thồ chạy ngang qua; trên xe chất đầy những người trông gớm ghiếc bị cùm lại với nhau. Thời ấy người ta thường bỏ những tên tội phạm – những tên giết người, phản bội, hèn nhát, trộm cắp – trong một chiếc xe ngựa như thế, sau đó đi qua mọi nẻo đường trong thành phố để mọi người xem. Nếu bị bỏ lên chiếc xe đó, một người sẽ mất hết tất cả các loại quyền trong quãng đời còn lại của mình. Chiếc xe là một biểu tượng khủng khiếp đến độ nếu thấy không có người trên đó bạn sẽ run sợ và làm dấu thánh giá. Dù có là vậy nhưng Ngài Lanselot vẫn gạ gẫm người lái xe ngựa, một gã lùn: “Nhân danh Chúa, hãy nói ta biết ngươi có nhìn thấy lệnh bà của ta, nữ hoàng đi qua đường này không?” Gã lùn nói: “Nếu ngài chịu vào ngồi trong chiếc xe ngựa tôi đang lái thì nội ngày mai ngài sẽ biết chuyện gì đã xảy đến với nữ hoàng.” Rồi ông lái chiếc xe ngựa tiến về phía trước. Lancelot do dự nhưng chỉ hai bước chân, ông quyết định chạy theo và trèo lên xe.
Chiếc xe đến đâu người dân cũng hỏi han. Họ rất tò mò về chàng hiệp sĩ trong số các hành khách. Tội của hắn là gì? Hắn sẽ bị chết như thế nào – lột da chăng? Hay dìm chết? Hay bị hỏa thiêu? Cuối cùng gã lùn để ông ra ngoài, chẳng nói một lời chuyện manh mối về nữ hoàng. Vấn đề càng tệ hơn khi giờ đây không một ai thèm đến gần hay nói chuyện với ngài Lancelot cả, vì ông đã ở trong chiếc xe đó. Ông tiếp tục rượt đuổi theo nữ hoàng, và suốt dọc đường lúc nào ông cũng bị nguyền rủa, phỉ báng vào mặt, bị những hiệp sĩ khác thách đấu. Ông làm ô nhục tinh thần hiệp sĩ vì đã lên chiếc xe đó. Nhưng không ai có thể ngăn cản hay kiềm chế được ông, và cuối cùng ông phát hiện ra kẻ bắt cóc nữ hoàng là tên Meleagant quỷ quyệt. Ông đuổi theo kịp Meleagant và hai người đã quyết đấu tay đôi. Vẫn còn đang mệt vì cuộc đuổi bắt, Lancelot gần như bị đánh bại, nhưng khi hay tin nữ hoàng đang xem trận đấu quyết tử, ông lấy lại sức mạnh và nếu không bị yêu cầu ngừng đấu thì suýt nữa đã giết chết Meleagant. Guinevere được trao lại cho ông.
Lancelot khó kiềm chế nổi vui mừng khi nghĩ cuối cùng cũng được gặp lại hoàng hậu. Nhưng bà có vẻ tức giận và không nhìn mặt người đã cứu mình, khiến Lancelot vô cùng sửng sốt. Bà nói với cha Meleagant, “Thưa ngài, sự thực là ông ta chỉ hoài công. Tôi không bao giờ cảm thấy biết ơn ông ta.” Lancelot chết lặng nhưng không chút phàn nàn. Sau đó khá lâu, qua vô số những thử thách khác, cuối cùng bà dịu lại và họ bắt đầu yêu nhau thắm thiết. Một ngày nọ, ông hỏi bà: Bà bị Meleagant bắt cóc khi nào, bà đã nghe chuyện chiếc xe ngựa chưa, và bà có biết ông đã làm ô nhục tinh thần hiệp sĩ thế nào không? Và có phải vì vậy mà hôm ấy bà đối xử lạnh nhạt với ông không? Nữ hoàng đáp lại: “Trì hoãn hai bước chân chứng tỏ chàng chưa sẵn sàng leo lên chiếc xe đó. Nói thật, đó chính là lí do em không muốn thấy hay nói chuyện với chàng nữa.”
Giải thích: Cơ hội thực hiện những hành động không nghĩ đến bản thân thường đến rất bất ngờ. Bạn phải chứng minh mình xứng đáng ngay thời khắc ấy và hành động ngay. Đó có thể là một tình huống giải thoát, một món quà hay việc gì đó bạn có thể làm, một yêu cầu bất ngờ bạn phải từ bỏ mọi thứ để đến giúp họ. Vấn đề tiên quyết không phải chuyện hành động liều lĩnh, gây lỗi lầm hay làm chuyện ngu ngốc, mà bạn phải có vẻ như đang hành động hoàn toàn vì họ mà không suy nghĩ chút gì về bản thân mình hay hậu quả về sau.
Trong khoảnh khắc này, do dự dù chỉ một giây cũng có thể làm hỏng tất cả những nỗ lực quyến rũ trước đây, chứng tỏ bạn là người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, tiểu nhân và hèn nhát. Hãy nhớ: Vấn đề không chỉ là làm cái gì mà còn là làm như thế nào. Nếu bản chất của bạn là luôn quan tâm đến bản thâm mình thì hãy học cách che đậy điều đó. Phản ứng càng tự phát càng tốt, thổi phồng kết quả bằng cách làm ra vẻ bối rối, kích động quá độ, thậm chí dại dột – tình yêu đã dồn bạn đến mức đó. Nếu phải nhảy vào chiếc xe vì Guinevere, phải bảo đảm rằng bà ta thấy bạn làm điều đó không một chút do dự.
3. Một thời kỳ ở thành Rome khoảng năm 1531, người ta bàn tán xôn xao về một phụ nữ trẻ đẹp lạ thường tên là Tullia d’Aragona. Theo tiêu chuẩn của thời kỳ đó, Tullia không phải là cô gái có vẻ đẹp cổ điển; thời kỳ mà những phụ nữ tròn trịa và khêu gợi được xem là lý tưởng thì cô lại cao và mảnh mai. Và cô không có kiểu sến, hay cười khúc khích hầu hết các cô gái trẻ muốn dùng để thu hút chú ý của cánh đàn ông. Không, phẩm chất của cô cao quý hơn nhiều. Cô sành tiếng La tinh, có thể tranh luận về văn chương mới nhất, biết chơi đàn luýt và hát. Nói cách khác, cô là một người cao quí, và vì đó chính là điều mà cánh đàn ông luôn tìm kiếm, họ bắt đầu viếng thăm cô ngày một nhiều hơn. Cô có người yêu là một nhà ngoại giao; nghĩ đến chuyện một người đàn ông đã chinh phục được cô khiến tất cả họ phát điên lên. Những vị khách này bắt đầu ganh đua nhau để được quan tâm bằng cách làm thơ tặng cô, ganh đua trở thành niềm vui thích nhất của cô. Không ai trong số họ thành công nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng.
Dĩ nhiên có một vài người bị cô làm tổn thương, rêu rao rằng cô ta không hơn một cô gái điếm cao cấp. Họ nhắc lại tin đồn (có lẽ đúng) rằng cô khiến những người đứng tuổi nhảy múa khi cô chơi đàn luýt, và nếu họ nhảy múa mà làm cô hài lòng thì được ôm cô trong vòng tay. Đối với những người theo đuổi trung thành của Tullia, thường đều được sinh ra trong gia đình quý tộc, thì đây là sự vu khống. Họ viết một tài liệu tán phát khắp nơi: “Cô gái của chúng tôi, quý cô đáng kính, được sinh ra trong danh giá, Tullia d’Aragona, luôn vượt trội tất cả những phụ nữ của quá khứ, hiện tại và tương lai bởi những phẩm chất sáng chói… Bất kỳ ai cự tuyệt lời tuyên bố này hãy viết tên bên cạnh một trong những hiệp sĩ kí tên dưới đây; người này sẽ thuyết phục họ theo cách thông thường trước nay.”
Tullia rời khỏi Rome vào năm 1535, đầu tiên đến Venice, nơi nhà thơ Tasso trở thành người tình của bà, rồi cuối cùng mới đến Ferrara lúc đó có lẽ là thành phố văn minh nhất nước Ý. Và bà đã tạo ra một làn sóng tình cảm đến thế nào ở đây. Giọng nói, tiếng hát, thậm chí những bài thơ của bà được hết lời ca ngợi khắp nơi. Bà mở một học viện văn chương dành riêng cho những tư tưởng tự do. Bà tự gọi mình là nàng thơ và cũng như ở Rome, lúc nào cũng có một nhóm đàn ông vây quanh bà. Họ theo bà đi lòng vòng thành phố, khắc tên bà lên những thân cây, làm thơ tặng bà rồi ngâm nga cho những ai chịu nghe.
Có một quí tộc trẻ bị lôi kéo bởi sự tôn sùng này: Dường như ai cũng yêu Tullia nhưng chẳng ai nhận lại được tình yêu của bà. Quyết tâm giành lấy bà và cưới bà làm vợ, anh chàng đã tìm cách buộc bà phải đồng ý cho anh ta đến thăm vào ban đêm. Anh ta thề trung thành vô hạn, tắm bà bằng nữ trang và quà tặng, rồi xin được nắm tay bà. Bà từ chối. Anh ta rút dao ra, bà vẫn từ chối, vậy là anh ta đâm dao vào chình mình. Anh ta sống, nhưng giờ thì tăm tiến của Tullia càng vang dội khắp nơi hơn nữa: Thậm chí tiền cũng không mua được sự ban ơn của bà, hoặc là dường như vậy. Năm tháng qua đi, sắc đẹp cũng phai dần nhưng một số nhà thơ hay trí thức vẫn luôn đến nơi bà ở để bảo vệ bà. Ít ai nghĩ đến một thực tế: Rằng Tullia thật ra là một cô gái bao, một trong những người nổi tiếng và được trả tiền hậu hỉ nhất trong nghề này.
Giải thích. Chúng ta ai cũng có những nhược điểm nào đó. Một số trong đó là do bẩm sinh và không sửa được. Tullia có rất nhiều nhược điểm như vậy. Về hình thể bà không phải là mẫu người đẹp thời kì phục hưng. Mẹ bà lại là một cô gái bao và bà là đứa con hoang. Vậy mà những đàn ông bị bà bỏ bùa mê không hề quan tâm. Họ bị lôi cuốn bởi hình tượng của bà – hình tượng một phụ nữ thanh cao, một phụ nữ mà ta phải ra sức đấu tranh mới có được. Kiểu cách của bà tiêu biểu ở thời Trung cổ, thời đại của những hiệp sĩ và những kẻ hát rong. Thời ấy, một phụ nữ, thường là đã kết hôn, có thể nắm quyền điều khiển người đàn ông bằng cách không ban phát tình cảm nữa cho đến khi chàng hiệp sĩ chứng tỏ được giá trị và tình cảm chân thành của mình. Họ có thể bị truy lùng, bị buộc phải sống với người hủi, hoặc một trận quyết đấu vì người phụ nữ của họ. Và họ phải làm những điều này không một tiếng phàn nàn. Mặc dù thời của những kẻ hát rong đã qua đi từ lâu nhưng kiểu cách ấy thì vẫn còn: Người đàn ông thật sự muốn tự chứng tỏ mình, được thử thách, được đấu tranh, được kiểm tra và thử nghiệm để đi đến thành công cuối cùng. Họ có một chút nét thống dâm; một phần trong họ thích được đau khổ. Và thật lạ lùng, người phụ nữ càng đòi hỏi nhiều càng chứng tỏ họ có giá trị. Người phụ nữ dễ dàng có được không được coi là có giá trị mấy.
Hãy làm họ phải đấu tranh để có được sự quan tâm của bạn, cho họ cơ hội tự chứng tỏ mình, rồi bạn sẽ thấy họ lao vào thử thách. Cái nóng của quyến rũ sẽ được tăng lên nhờ những thử thách ấy – chứng minh cho tôi thấy là anh thật sự yêu tôi. Khi một người (bất kì là giới nào) phải làm điều đó thì người kia cũng cảm thấy phải làm như vậy, và quyến rũ sẽ được tôn cao. Bằng cách buộc người khác tự chứng minh họ, bạn đã nâng giá trị mình lên và che đậy những nhược điểm của mình. Con mồi thường quá để tâm việc tự chứng tỏ mà quên chú ý đến tai tiếng, thiếu sót của bạn.
Biểu tượng
Đấu thương. Trên sân là cờ hiệu sặc sỡ và những chú ngựa đeo vải phủ, người phụ nữ đứng xem những hiệp sĩ đang quyết đấu để có được bàn tay của mình. Họ vừa đã được nghe những hiệp sĩ ấy quì gối tuyên thệ tình yêu, những bài hát bất diệt và những lời hứa thật dễ thương. Họ đều rất giỏi những điểm ấy. Nhưng rồi tiếng kèn vang lên và trận đấu bắt đầu. Trong quyết đấu không thể có vờ vịt hay do dự. Người hiệp sĩ họ chọn phải máu me đầy mặt và gãy tay gãy chân.
Điểm yếu
Khi cố gắng chứng tỏ rằng mình xứng đáng với con mồi, hãy nhớ là mỗi mục tiêu nhìn sự việc khác nhau. Sử dụng thân thể dũng mãnh sẽ chẳng thể gây ấn tượng đối với những người không đánh giá cao sức mạnh thân thể; điều đó chỉ cho thấy là bạn chưa quan tâm họ đúng mức, khoa trương không đúng lúc. Người quyến rũ phải áp dụng những phương pháp chứng tỏ mình cho phù hợp với những hoài nghi và yếu điểm của con mồi. Đối với một số người, lời lẽ có cánh, đặc biệt nếu được viết ra, là những bằng chứng hay hơn những hành động đe dọa quỉ thần. Với những người này hãy chứng tỏ tình cảm bằng những lá thư – một dạng khác của bằng chứng vật chất, và là một dạng quyến rũ đầy chất thơ hơn là những hành động phô trương. Tìm hiểu con mồi thật kĩ càng rồi nhắm những bằng chứng quyến rũ của bạn đến những hoài nghi và chống đối của họ.
Tình yêu là một dạng chiến tranh. Những kị binh rề rà, hãy đi chỗ khác! Hèn nhát không thể bảo vệ
Những chuẩn mực này. Nhiệm vụ những đêm đông, hành quân xa, tất cả Khó nhọc, mọi kiểu chịu đựng: Tất cả đang chờ
Hỡi anh tân binh mong cuộc sống dễ chịu, anh sẽ bị loại bỏ
Trong cơn mưa bất chợt, hay doanh trại chỉ còn trống không
Mặt đất… kéo dài vô tận
Vẫn còn yêu những khát vọng của mình? Vậy hãy trút bỏ mọi kiêu hãnh. Con đường thẳng đơn giản có lẽ đã từ chối bạn,
Cửa đã cài then, đóng im trước mặt bạn – Vậy hãy sẵn sàng lẻn vào trong từ mái nhà,
Hay luồn vào qua cửa sổ tầng trên. Cô ấy sẽ hạnh phúc
Khi biết bạn đang nguy hiểm tính mạng, vì cô ấy: Điều đó tặng cho Bất kì người phụ nữ nào bằng chứng hùng hồn về tình yêu của bạn.
Ovid, Nghệ thuật Yêu đương, do Peter Green dịch Người đàn ông nói: “…Trái cây hái từ vườn nhà phải ngọt hơn từ một cây lạ, và những gì phải thật nỗ lực mới có được thì quí hơn nhiều so với những gì có được mà không tốn nhiều công sức. Như một câu ngạn ngữ, ‘Có bỏ
công mới thấy phần thưởng đáng quí.’”
Người phụ nữ nói, “Nếu phải bỏ công mới thấy phần thưởng đáng quí thì chàng sẽ phải chịu đựng mệt mỏi vì quá nhiều cực khổ mới có được cái mình đang cần tìm, bởi vì điều chàng tìm kiếm là một phần thưởng lớn hơn nữa.”
Người đàn ông nói, “Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tôi có thể vì nàng đã thật lòng hứa cho tôi tình yêu của nàng khi tôi có thể chịu đựng được những khổ nhọc. Nhưng Chúa trời đã ngăn cấm tôi hay bất kì ai có được tình yêu của một phụ nữ cao quí như nàng mà không bỏ công sức để giành lấy.”
Andreas Capellanus bàn về Tình yêu, do P.G.Walsh dịch Một hôm, [Saint-Preuil] khẩn khoản cầu xin Phu nhân de la Maisonfort ban cho ông những lời yêu đương đường mật mà một phụ nữ có thể ban phát, rồi ông đi xa hơn cả lời nói của mình. Vị phu nhân nói ông đã đi quá xa và lệnh cho ông không được xuất hiện trước mặt bà nữa. Ông rời khỏi phòng. Chỉ một tiếng sau, khi vị phu nhân như mọi khi đang đi dạo dọc một con kênh ở Bagnolet thì Saint-Preuil đột ngột nhảy ra từ một bờ dậu, hoàn toàn trần truồng, và đứng trước mặt vị phu nhân trong tình trạng như vậy rồi kêu lớn, “Lần cuối cùng, thưa phu nhân – Vĩnh biệt!” Rồi từ đó nhảy đâm đầu xuống dòng kênh. Người phụ nữ quá khiếp sợ trước cảnh tượng này đã kêu gào và chạy ngược về phía nhà mình, khi đến nơi thì bà ngất xỉu. Ngay khi tỉnh dậy bà bảo người đi xem tình trạng Saint-Preuil thế nào. Thật ra ông đã không ở lâu dưới dòng kênh mà nhanh chóng mặc quần áo, trốn về Paris nhiều ngày sau đó trong khi tin đồn cứ lan rộng là ông đã chết. Phu nhân de la Maisonfort đã vô cùng xúc động trước biện pháp quá khích này mà ông chọn để chứng minh tình cảm của mình. Hành động này đối với bà là dấu hiệu của một tình yêu phi thường; và có lẽ do còn chú ý đến những đường nét hấp dẫn trên cơ thể ông mà bà đã không nhận ra khi mặc áo quần đầy đủ nên bà đã vô cùng ân hận sự nhẫn tâm của mình và công khai cho biết bà cảm thấy mất mát đến mức nào. Những lời này đến tai Saint-Preuil và ông lập tức tìm cách hồi sinh cho mình và không phí chút thời gian quay về tận dụng tình cảm yêu quí của người phụ nữ ấy.
Count Bussy-Rabutin, Lịch sử Yêu đương của Gaules Để được làm người hầu của một phụ nữ… những người hát rong phải trải qua bốn giai đoạn, đó là người ước mơ, người cầu xin, người hầu, và người tình. Khi đạt đến giai đoạn cuối của khởi đầu yêu đương này họ phải thề
trung thành và sự tôn kính của họ được đóng dấu bằng một nụ hôn.
Đối với dạng tình yêu phong nhã lí tưởng dành cho giới quí tộc này thì chuyện yêu đương được xem là một điều rất duyên dáng, trong khi sự khởi đầu sau đó và cuối cùng là đánh dấu một hiệp ước – tương đương với hành động phong tước cho hiệp sĩ – được liên tưởng như quá trình một quí tộc được huấn luyện và có nhiều chiến tích dũng cảm. Việc xác nhận một tình yêu thực thụ và một hiệp sĩ hoàn hảo là hoàn toàn giống nhau. Người tình sẽ phục vụ và tuân lệnh người phụ nữ giống như chàng hiệp sĩ sẽ phục vụ chủ công của mình. Trong cả hai trường hợp lời thề mang tính thiêng liêng như nhau.
Nina Epton, Tình yêu và người Pháp
Một người lính bao vây thành phố, một người tình thì nhà cô gái, Một người tấn công cổng thành, người kia thì cửa trước.
Tình yêu, giống chiến tranh, là trò sấp ngửa. Kẻ bại trận có thể lật ngược ván cờ,
Khi bạn cứ tưởng họ hoàn toàn suy sụp;
Vậy nên nếu bạn có được tình yêu một cách dễ dàng Tốt hơn bạn nên nghĩ lại. Tình yêu đòi hỏi
Bản năng và khởi động. Achilles vĩ đại hờn dỗi Briseis –
Nhanh lên, những anh chàng thành Troy, đập vỡ bức tường Argive! Hector bước vào chiến trường từ vòng tay Andromache mũ thì được vợ đội cho.
Chính Agamemnon bị đánh ngã vào vòng bùa mê Khi thấy mái tóc rối bù của Cassandra;
Thậm chí thần Chiến tranh cũng bị bắt quả tang, sờ soạng tấm lưới của anh thợ rèn –
Vụ bê bối lớn nhất cung đình trong nhiều năm. Vậy hãy xét Trường hợp của tôi. Tôi rảnh rang, sinh ra là để không có gì làm, Đầu óc lơ mơ những nét nguệch ngoạc dưới bóng cây.
Nhưng tình yêu đối với cô gái đẹp buộc chàng lười Phải hoạt động, phải siêng năng.
Và hãy xem tôi này – vừa như in, siêng năng các bài tập buổi tối:
Nếu muốn chữa căn bệnh lười biếng, bạn hãy yêu!
Ovid, Tình Yêu, do Peter Green dịch
Hầu hết ai cũng muốn được quyến rũ. Nếu họ kháng cự, chắc là do bạn chưa đi đủ xa để làm dịu đi ngờ vực trong họ – về động cơ hay chiều sâu tình cảm của bạn hay những thứ khác. Một hành động đúng lúc chứng tỏ bạn muốn chinh phục họ đến mức nào sẽ xua tan những ngờ vực ấy. Đừng lo lắng việc bạn trông ngốc ngếch hay sẽ phạm sai lầm – bất kì hành động nào mang tính tự nguyện hy sinh vì con mồi sẽ làm họ ngập tràn tình cảm và không chú ý đến những điều khác nữa. Đừng bao giờ thể hiện sự chán nản hay than phiền khi bị kháng cự. Thay vào đó, phải vượt qua thách thức bằng những hành động cực kì nghĩa hiệp. Ngoài ra, còn phải kích khích họ tự chứng tỏ bằng cách tỏ vẻ mình là người khó với tới, khó có được và xứng đáng để người khác đấu tranh để có được.
Bằng chứng quyến rũ
Bất kỳ ai cũng có thể lớn giọng rằng tình cảm của họ là cao quí, luôn cho là họ rất quan tâm đến ta cũng như tất cả các dân tộc bị đàn áp trên thế giới. Nhưng nếu họ không hành động như những gì đã nói, ta sẽ phải hồ nghi tính thành thật của họ – có lẽ đó là một lang băm, một tên đạo đức giả, một kẻ hèn nhát. Những lời lẽ tâng bốc có cánh chỉ có thể đi xa được đến thế. Rồi cuối cùng cũng sẽ đến thời điểm bạn phải cho con mồi thấy một vài bằng chứng, để việc làm của bạn đúng theo lời nói.
Loại bằng chứng này có hai chức năng. Trước hết, nó giúp giảm đi những gì họ vẫn hoài nghi về bạn. Thứ hai, hành động bộc lộ những phẩm chất tích cực trong con người bạn tự nó cũng rất quyến rũ. Những hành động dũng cảm và quên mình thường tạo ra phản ứng xúc cảm tích cực và mạnh mẽ. Đừng lo lắng, những hành động của bạn không cần phải quá dũng cảm và quên mình đến phải mất hết mọi thứ trong quá trình quyến rũ. Chỉ cần có vẻ cao thượng là đủ. Thực tế, trong thế giới mà mọi người thích phân tích và nói quá nhiều, bất kỳ loại hành động nào cũng có tác động quyến rũ.
Tiến trình quyến rũ ta gặp phải những kháng cự là chuyện bình thường. Dĩ nhiên càng vượt qua nhiều trở ngại càng có nhiều điều thú vị nhưng nhiều khi việc quyến rũ gặp thất bại vì người quyến rũ không giải mã đúng những kháng cự của con mồi. Thường thì bạn từ bỏ quá dễ dàng. Trước hết, phải hiểu được một quy luật cơ bản của sự quyến rũ: Kháng cự là dấu hiệu cảm xúc của con mồi đã bị vướng vào quá trình quyến rũ. Người duy nhất bạn không thể quyến rũ là người có thái độ xa cách, hờ hững. Kháng cự có nghĩa là dễ xúc động và có thể bị biến đổi theo chiều ngược lại, như trong jujitsu, có thể dùng sự kháng cự của đối thủ để hạ gục họ. Nếu họ chống lại vì không tin tưởng bạn, một hành động quên mình, cho thấy bạn muốn tự chứng tỏ mình đến mức độ nào, là một phương thuốc hiệu nghiệm. Nếu kháng cự vì họ là người đức hạnh, hay bởi họ trung thành với một ai khác, vậy thì càng dễ – đức hạnh và những khát vọng bị kìm nén chỉ cần hành động là có thể dễ dàng vượt qua được. Như Natalie Barney, một người quyến rũ nổi tiếng, đã có lần viết, “Đức hạnh là nhu cầu được quyến rũ sâu sắc hơn.”
Có hai cách tự chứng tỏ mình. Thứ nhất, hành động tự phát: Một tình huống mà con mồi cần giúp đỡ hay một vấn đề cần giải quyết. Bạn không thể thấy trước những tình huống này nhưng phải sẵn sàng vì những tình huống này có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Hãy gây ấn tượng cho mục tiêu bằng cách đi xa hơn cần thiết phải thế – dành nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực hơn so với những gì họ mong đợi. Đối tượng thường sẽ sử dụng những khoảnh khắc này, hoặc thậm chí tạo ra những khoảnh khắc đó, như một hình thức kiểm tra: Bạn rút lui? hay sẽ nắm lấy cơ hội ấy? Bạn không được do dự hay chùn bước cho dù chỉ một khoảnh khắc, không thì bạn sẽ mất tất cả. Trường hợp cần thiết, phải làm sao cho hành động ấy có vẻ gây tổn thất rất lớn so với thực tế, đừng bao giờ bằng lời nói mà thông qua những cử chỉ gián tiếp như ánh mắt mệt mỏi, lời tán chuyện qua người thứ ba hay đại loại như vậy.
Cách thứ hai để tự chứng tỏ mình là hành động dũng cảm mà chính bạn vạch ra và tiến hành trước vào một thời điểm hợp lý nhất – nhất là khi đối tượng ngày càng hồ nghi về tình cảm của bạn. Chọn một hành động kịch tính và khó khăn để chứng tỏ bạn bỏ nhiều thời gian, công sức đến thế nào. Nguy hiểm cũng có thể rất quyến rũ. Khéo léo dẫn dắt đối tượng đến một khoảnh khắc hiểm nghèo hay khủng hoảng, hoặc gián tiếp đặt họ vào một vị trí không thoải mái rồi đóng vai là người giải cứu, một hiệp sĩ dũng cảm. Những điều này có thể gợi ra những xúc cảm mạnh mẽ mà có thể dễ dàng lèo lái thành tình yêu.
Một số trường hợp điển hình
1. Ở nước Pháp những năm 1640, Marion de l’Orme là cô gái bao được nhiều đàn ông thèm muốn nhất. Nổi tiếng là có nhan sắc, bà đã từng là người tình của Cardinal Richelieu, một trong số những nhân vật quân sự và chính trị trứ danh. Để chinh phục được bà là một dấu hiệu thành công.
Trong nhiều tuần liền, Bá tước Grammont, một kẻ trác táng đến tán tỉnh de l’Orme, cuối cùng bà cũng cho vị bá tước nọ cuộc hẹn vào một buổi tối đặc biệt. Bá tước tưởng sẽ có một cuộc gặp gỡ thú vị nhưng hôm đó ông nhận được lá thư của de l’Orme trong đó bằng từ ngữ nhẹ nhàng, lịch sự bà đã rất lấy làm tiếc – bà bị đau đầu kinh khủng nhất từ trước giờ, và phải nằm liệt giường tối hôm đó. Cuộc hẹn bị hủy bỏ. Bá tước cảm thấy chắc là ông đã bị gạt ra vì một người khác, bởi de l’Orme thất thường như sắc đẹp của mình.
Grammont không do dự. Lúc hoàng hôn buông xuống ông phi ngựa tới Marais, nơi de l’Orme sống, để tìm kiếm. Trong một dặm vuông gần nhà bà, ông phát hiện một người đàn ông đang đi bộ đến gần. Nhận ra người đó là Công tước de Brissac, bá tước lập tức biết rằng người đàn ông này sẽ hất cẳng ông ngay trên giường của cô gái bao. Brissac có vẻ không vui khi thấy bá tước, vì thế Grammont liền tiến lại gần, “Brissac, bạn tôi ơi, anh phải giúp tôi một việc vô cùng quan trọng: Lần đầu tiên tôi có hẹn với một cô gái sống gần đây; và tôi đến bàn tính công việc nên chỉ gặp cô ấy trong giây lát. Cho tôi mượn áo choàng của anh thì hay quá, và giúp tôi dẫn ngựa đi đâu đó một lát đến khi tôi quay lại; nhưng quan trọng là đừng đi đâu xa nhé.” Không đợi trả lời, Grammont lấy áo choàng của công tước và trao cương ngựa cho anh ta. Nhìn lại đằng sau, thấy Brissac đang nhìn mình nên ông giả vờ đi vào căn nhà ấy, lẻn qua sau nhà, đi bọc lại để tới nhà de l’Orme mà không bị ai nhìn thấy.
Grammont gõ cửa, người phục vụ tưởng ông ta là công tước nên mở cửa. Ông tiến thẳng đến phòng ngủ của bà, ở đó ông thấy bà đang nằm trên đi văng, trong bộ áo dài mỏng dính. Ông ném chiếc áo choàng của Brissac và thấy bà thở hổn hển sợ hãi. “Có chuyện gì vậy, hỡi người đẹp?” ông hỏi. “Trông có vẻ như cơn đau đầu của em đã qua đi phải không nào?” Bà làm ra vẻ ủ rũ, bảo mình vẫn đang đau đầu và bắt ông phải đi đi. Bà khăng khăng chuyện mình muốn hẹn hay hủy hẹn với ai chuyện của bà. Grammont điềm tĩnh nói “Thưa bà! Tôi biết cái gì làm bà bối rối: Bà sợ rằng Brissac có thể gặp tôi ở đây nhưng riêng chuyện đó bà có thể yên tâm”. Rồi ông mở cửa sổ, Brissac đang bên ngoài khung cửa, tận tụy làm tròn nhiệm vụ dẫn ngựa đi tới đi lui giống như một cậu bé ngoan ngoãn. Ông trông rất lố bịch; de l’Orme phá lên cười, ôm choàng bá tước và kêu lên “Chevalier yêu quý của em, em không thể chịu được nữa; em thật sự xin lỗi vì anh quá đáng yêu và quá kì dị”. Bá tước kể bà nghe toàn bộ câu chuyện, và bà hứa rằng công tước muốn luyện tập cho ngựa suốt đêm cũng được, nhưng bà sẽ không cho ông ta vào nhà. Họ hẹn gặp tối hôm sau. Ra khỏi nhà, bá tước trả chiếc áo choàng lại cho công tước và xin lỗi vì đi quá lâu và cảm ơn công tước. Brissac cực kỳ rộng lượng, ngay cả việc giữ ngựa cho Grammont cho cưỡi lên, và vẫy tay chào tạm biệt khi bá tước phi ngựa rời.
Giải thích: Bá tước Grammont biết rằng hầu hết những người có dự định quyến rũ thường bỏ cuộc quá dễ dàng do hiểu sai rằng những thất thường hay lãnh đạm bề ngoài là dấu hiệu của thiếu quan tâm. Thực ra biểu hiện này mang nhiều nghĩa: Có thể họ đang kiểm tra bạn, muốn xem bạn có thực sự nghiêm túc không. Cư xử gây mất lòng chính là kiểu kiểm tra này – bỏ cuộc khi gặp dấu hiệu khó khăn đầu tiên nghĩa là bạn không cần họ nhiều lắm. Hoặc có thể họ đang có cảm giác không chắc chắn về bạn hay đang chọn lựa giữa bạn và một người khác. Trường hợp nào đi nữa, bỏ cuộc là hành động rất ngớ ngẩn. Thể hiện hùng hồn rằng bạn sẵn sàng làm tất cả sẽ gạt bỏ mọi nghi ngờ. Bạn còn có thể đánh bại đối thủ, vì hầu hết mọi người đều nhút nhát, lo rằng mình sẽ xử sự như thằng ngốc, và chẳng bao giờ dám mạo hiểm điều gì.
Khi gặp con mồi khó tính hay kháng cự thì cách Grammont đã sử dụng thường là cách ứng biến hay nhất. Hành động của bạn nếu mang vẻ đột ngột, bất ngờ sẽ khiến con mồi rất xúc động, làm họ thả lỏng hơn trước bạn. Một chút quanh co để có được thông tin – một chút tình báo – luôn là ý hay. Quan trọng nhất là cách bạn tạo ra bằng chứng. Nếu bạn vô tư vui vẻ và hay khôi hài, nếu bạn khiến con mồi cười, vừa tự chứng tỏ vừa khiến con mồi vui vẻ, sẽ chẳng sao nếu hành động ngốc nghếch hay cho dù họ thấy bạn đang dùng một chút quỷ quyệt. Họ sẽ bị lừa với tâm trạng dễ chịu bạn đã tạo ra. Lưu ý rằng bá tước không bao giờ than van, giận giữ điên tiết hay phòng thủ. Tất cả việc ông phải làm chỉ là vén bức màn cửa để lộ công tước đang dẫn ngựa đi dạo, khiến sự kháng cự trong de l’Orme tan biến vì cười. Chỉ một hành động kết liễu, bá tước đã chứng tỏ ông có thể làm gì để được bà ban cho một đêm vui thú.
2. Theo một phiên bản về truyền thuyết vua Arthur, Ngài Lancelot, một hiệp sĩ danh dự, có lần bắt gặp cái liếc nhìn của Hoàng hậu Guinevere, vợ vua Arthur; cái nhìn thoáng qua đó đủ làm chàng hiệp sĩ chết mê chết mệt. Vì thế khi hay tin hoàng hậu Guinevere bị một hiệp sĩ độc ác bắt cóc, Lancelot không một chút do dự – ông quên ngay những nhiệm vụ khác và nhanh chóng truy kích. Khi ngựa ngã quị trên đường, ông tiếp tục chạy bộ đuổi theo. Cuối cùng cũng kịp nhưng ông kiệt sức và ngã quị. Một chiếc xe ngựa thồ chạy ngang qua; trên xe chất đầy những người trông gớm ghiếc bị cùm lại với nhau. Thời ấy người ta thường bỏ những tên tội phạm – những tên giết người, phản bội, hèn nhát, trộm cắp – trong một chiếc xe ngựa như thế, sau đó đi qua mọi nẻo đường trong thành phố để mọi người xem. Nếu bị bỏ lên chiếc xe đó, một người sẽ mất hết tất cả các loại quyền trong quãng đời còn lại của mình. Chiếc xe là một biểu tượng khủng khiếp đến độ nếu thấy không có người trên đó bạn sẽ run sợ và làm dấu thánh giá. Dù có là vậy nhưng Ngài Lanselot vẫn gạ gẫm người lái xe ngựa, một gã lùn: “Nhân danh Chúa, hãy nói ta biết ngươi có nhìn thấy lệnh bà của ta, nữ hoàng đi qua đường này không?” Gã lùn nói: “Nếu ngài chịu vào ngồi trong chiếc xe ngựa tôi đang lái thì nội ngày mai ngài sẽ biết chuyện gì đã xảy đến với nữ hoàng.” Rồi ông lái chiếc xe ngựa tiến về phía trước. Lancelot do dự nhưng chỉ hai bước chân, ông quyết định chạy theo và trèo lên xe.
Chiếc xe đến đâu người dân cũng hỏi han. Họ rất tò mò về chàng hiệp sĩ trong số các hành khách. Tội của hắn là gì? Hắn sẽ bị chết như thế nào – lột da chăng? Hay dìm chết? Hay bị hỏa thiêu? Cuối cùng gã lùn để ông ra ngoài, chẳng nói một lời chuyện manh mối về nữ hoàng. Vấn đề càng tệ hơn khi giờ đây không một ai thèm đến gần hay nói chuyện với ngài Lancelot cả, vì ông đã ở trong chiếc xe đó. Ông tiếp tục rượt đuổi theo nữ hoàng, và suốt dọc đường lúc nào ông cũng bị nguyền rủa, phỉ báng vào mặt, bị những hiệp sĩ khác thách đấu. Ông làm ô nhục tinh thần hiệp sĩ vì đã lên chiếc xe đó. Nhưng không ai có thể ngăn cản hay kiềm chế được ông, và cuối cùng ông phát hiện ra kẻ bắt cóc nữ hoàng là tên Meleagant quỷ quyệt. Ông đuổi theo kịp Meleagant và hai người đã quyết đấu tay đôi. Vẫn còn đang mệt vì cuộc đuổi bắt, Lancelot gần như bị đánh bại, nhưng khi hay tin nữ hoàng đang xem trận đấu quyết tử, ông lấy lại sức mạnh và nếu không bị yêu cầu ngừng đấu thì suýt nữa đã giết chết Meleagant. Guinevere được trao lại cho ông.
Lancelot khó kiềm chế nổi vui mừng khi nghĩ cuối cùng cũng được gặp lại hoàng hậu. Nhưng bà có vẻ tức giận và không nhìn mặt người đã cứu mình, khiến Lancelot vô cùng sửng sốt. Bà nói với cha Meleagant, “Thưa ngài, sự thực là ông ta chỉ hoài công. Tôi không bao giờ cảm thấy biết ơn ông ta.” Lancelot chết lặng nhưng không chút phàn nàn. Sau đó khá lâu, qua vô số những thử thách khác, cuối cùng bà dịu lại và họ bắt đầu yêu nhau thắm thiết. Một ngày nọ, ông hỏi bà: Bà bị Meleagant bắt cóc khi nào, bà đã nghe chuyện chiếc xe ngựa chưa, và bà có biết ông đã làm ô nhục tinh thần hiệp sĩ thế nào không? Và có phải vì vậy mà hôm ấy bà đối xử lạnh nhạt với ông không? Nữ hoàng đáp lại: “Trì hoãn hai bước chân chứng tỏ chàng chưa sẵn sàng leo lên chiếc xe đó. Nói thật, đó chính là lí do em không muốn thấy hay nói chuyện với chàng nữa.”
Giải thích: Cơ hội thực hiện những hành động không nghĩ đến bản thân thường đến rất bất ngờ. Bạn phải chứng minh mình xứng đáng ngay thời khắc ấy và hành động ngay. Đó có thể là một tình huống giải thoát, một món quà hay việc gì đó bạn có thể làm, một yêu cầu bất ngờ bạn phải từ bỏ mọi thứ để đến giúp họ. Vấn đề tiên quyết không phải chuyện hành động liều lĩnh, gây lỗi lầm hay làm chuyện ngu ngốc, mà bạn phải có vẻ như đang hành động hoàn toàn vì họ mà không suy nghĩ chút gì về bản thân mình hay hậu quả về sau.
Trong khoảnh khắc này, do dự dù chỉ một giây cũng có thể làm hỏng tất cả những nỗ lực quyến rũ trước đây, chứng tỏ bạn là người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, tiểu nhân và hèn nhát. Hãy nhớ: Vấn đề không chỉ là làm cái gì mà còn là làm như thế nào. Nếu bản chất của bạn là luôn quan tâm đến bản thâm mình thì hãy học cách che đậy điều đó. Phản ứng càng tự phát càng tốt, thổi phồng kết quả bằng cách làm ra vẻ bối rối, kích động quá độ, thậm chí dại dột – tình yêu đã dồn bạn đến mức đó. Nếu phải nhảy vào chiếc xe vì Guinevere, phải bảo đảm rằng bà ta thấy bạn làm điều đó không một chút do dự.
3. Một thời kỳ ở thành Rome khoảng năm 1531, người ta bàn tán xôn xao về một phụ nữ trẻ đẹp lạ thường tên là Tullia d’Aragona. Theo tiêu chuẩn của thời kỳ đó, Tullia không phải là cô gái có vẻ đẹp cổ điển; thời kỳ mà những phụ nữ tròn trịa và khêu gợi được xem là lý tưởng thì cô lại cao và mảnh mai. Và cô không có kiểu sến, hay cười khúc khích hầu hết các cô gái trẻ muốn dùng để thu hút chú ý của cánh đàn ông. Không, phẩm chất của cô cao quý hơn nhiều. Cô sành tiếng La tinh, có thể tranh luận về văn chương mới nhất, biết chơi đàn luýt và hát. Nói cách khác, cô là một người cao quí, và vì đó chính là điều mà cánh đàn ông luôn tìm kiếm, họ bắt đầu viếng thăm cô ngày một nhiều hơn. Cô có người yêu là một nhà ngoại giao; nghĩ đến chuyện một người đàn ông đã chinh phục được cô khiến tất cả họ phát điên lên. Những vị khách này bắt đầu ganh đua nhau để được quan tâm bằng cách làm thơ tặng cô, ganh đua trở thành niềm vui thích nhất của cô. Không ai trong số họ thành công nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng.
Dĩ nhiên có một vài người bị cô làm tổn thương, rêu rao rằng cô ta không hơn một cô gái điếm cao cấp. Họ nhắc lại tin đồn (có lẽ đúng) rằng cô khiến những người đứng tuổi nhảy múa khi cô chơi đàn luýt, và nếu họ nhảy múa mà làm cô hài lòng thì được ôm cô trong vòng tay. Đối với những người theo đuổi trung thành của Tullia, thường đều được sinh ra trong gia đình quý tộc, thì đây là sự vu khống. Họ viết một tài liệu tán phát khắp nơi: “Cô gái của chúng tôi, quý cô đáng kính, được sinh ra trong danh giá, Tullia d’Aragona, luôn vượt trội tất cả những phụ nữ của quá khứ, hiện tại và tương lai bởi những phẩm chất sáng chói… Bất kỳ ai cự tuyệt lời tuyên bố này hãy viết tên bên cạnh một trong những hiệp sĩ kí tên dưới đây; người này sẽ thuyết phục họ theo cách thông thường trước nay.”
Tullia rời khỏi Rome vào năm 1535, đầu tiên đến Venice, nơi nhà thơ Tasso trở thành người tình của bà, rồi cuối cùng mới đến Ferrara lúc đó có lẽ là thành phố văn minh nhất nước Ý. Và bà đã tạo ra một làn sóng tình cảm đến thế nào ở đây. Giọng nói, tiếng hát, thậm chí những bài thơ của bà được hết lời ca ngợi khắp nơi. Bà mở một học viện văn chương dành riêng cho những tư tưởng tự do. Bà tự gọi mình là nàng thơ và cũng như ở Rome, lúc nào cũng có một nhóm đàn ông vây quanh bà. Họ theo bà đi lòng vòng thành phố, khắc tên bà lên những thân cây, làm thơ tặng bà rồi ngâm nga cho những ai chịu nghe.
Có một quí tộc trẻ bị lôi kéo bởi sự tôn sùng này: Dường như ai cũng yêu Tullia nhưng chẳng ai nhận lại được tình yêu của bà. Quyết tâm giành lấy bà và cưới bà làm vợ, anh chàng đã tìm cách buộc bà phải đồng ý cho anh ta đến thăm vào ban đêm. Anh ta thề trung thành vô hạn, tắm bà bằng nữ trang và quà tặng, rồi xin được nắm tay bà. Bà từ chối. Anh ta rút dao ra, bà vẫn từ chối, vậy là anh ta đâm dao vào chình mình. Anh ta sống, nhưng giờ thì tăm tiến của Tullia càng vang dội khắp nơi hơn nữa: Thậm chí tiền cũng không mua được sự ban ơn của bà, hoặc là dường như vậy. Năm tháng qua đi, sắc đẹp cũng phai dần nhưng một số nhà thơ hay trí thức vẫn luôn đến nơi bà ở để bảo vệ bà. Ít ai nghĩ đến một thực tế: Rằng Tullia thật ra là một cô gái bao, một trong những người nổi tiếng và được trả tiền hậu hỉ nhất trong nghề này.
Giải thích. Chúng ta ai cũng có những nhược điểm nào đó. Một số trong đó là do bẩm sinh và không sửa được. Tullia có rất nhiều nhược điểm như vậy. Về hình thể bà không phải là mẫu người đẹp thời kì phục hưng. Mẹ bà lại là một cô gái bao và bà là đứa con hoang. Vậy mà những đàn ông bị bà bỏ bùa mê không hề quan tâm. Họ bị lôi cuốn bởi hình tượng của bà – hình tượng một phụ nữ thanh cao, một phụ nữ mà ta phải ra sức đấu tranh mới có được. Kiểu cách của bà tiêu biểu ở thời Trung cổ, thời đại của những hiệp sĩ và những kẻ hát rong. Thời ấy, một phụ nữ, thường là đã kết hôn, có thể nắm quyền điều khiển người đàn ông bằng cách không ban phát tình cảm nữa cho đến khi chàng hiệp sĩ chứng tỏ được giá trị và tình cảm chân thành của mình. Họ có thể bị truy lùng, bị buộc phải sống với người hủi, hoặc một trận quyết đấu vì người phụ nữ của họ. Và họ phải làm những điều này không một tiếng phàn nàn. Mặc dù thời của những kẻ hát rong đã qua đi từ lâu nhưng kiểu cách ấy thì vẫn còn: Người đàn ông thật sự muốn tự chứng tỏ mình, được thử thách, được đấu tranh, được kiểm tra và thử nghiệm để đi đến thành công cuối cùng. Họ có một chút nét thống dâm; một phần trong họ thích được đau khổ. Và thật lạ lùng, người phụ nữ càng đòi hỏi nhiều càng chứng tỏ họ có giá trị. Người phụ nữ dễ dàng có được không được coi là có giá trị mấy.
Hãy làm họ phải đấu tranh để có được sự quan tâm của bạn, cho họ cơ hội tự chứng tỏ mình, rồi bạn sẽ thấy họ lao vào thử thách. Cái nóng của quyến rũ sẽ được tăng lên nhờ những thử thách ấy – chứng minh cho tôi thấy là anh thật sự yêu tôi. Khi một người (bất kì là giới nào) phải làm điều đó thì người kia cũng cảm thấy phải làm như vậy, và quyến rũ sẽ được tôn cao. Bằng cách buộc người khác tự chứng minh họ, bạn đã nâng giá trị mình lên và che đậy những nhược điểm của mình. Con mồi thường quá để tâm việc tự chứng tỏ mà quên chú ý đến tai tiếng, thiếu sót của bạn.
Biểu tượng
Đấu thương. Trên sân là cờ hiệu sặc sỡ và những chú ngựa đeo vải phủ, người phụ nữ đứng xem những hiệp sĩ đang quyết đấu để có được bàn tay của mình. Họ vừa đã được nghe những hiệp sĩ ấy quì gối tuyên thệ tình yêu, những bài hát bất diệt và những lời hứa thật dễ thương. Họ đều rất giỏi những điểm ấy. Nhưng rồi tiếng kèn vang lên và trận đấu bắt đầu. Trong quyết đấu không thể có vờ vịt hay do dự. Người hiệp sĩ họ chọn phải máu me đầy mặt và gãy tay gãy chân.
Điểm yếu
Khi cố gắng chứng tỏ rằng mình xứng đáng với con mồi, hãy nhớ là mỗi mục tiêu nhìn sự việc khác nhau. Sử dụng thân thể dũng mãnh sẽ chẳng thể gây ấn tượng đối với những người không đánh giá cao sức mạnh thân thể; điều đó chỉ cho thấy là bạn chưa quan tâm họ đúng mức, khoa trương không đúng lúc. Người quyến rũ phải áp dụng những phương pháp chứng tỏ mình cho phù hợp với những hoài nghi và yếu điểm của con mồi. Đối với một số người, lời lẽ có cánh, đặc biệt nếu được viết ra, là những bằng chứng hay hơn những hành động đe dọa quỉ thần. Với những người này hãy chứng tỏ tình cảm bằng những lá thư – một dạng khác của bằng chứng vật chất, và là một dạng quyến rũ đầy chất thơ hơn là những hành động phô trương. Tìm hiểu con mồi thật kĩ càng rồi nhắm những bằng chứng quyến rũ của bạn đến những hoài nghi và chống đối của họ.
Tình yêu là một dạng chiến tranh. Những kị binh rề rà, hãy đi chỗ khác! Hèn nhát không thể bảo vệ
Những chuẩn mực này. Nhiệm vụ những đêm đông, hành quân xa, tất cả Khó nhọc, mọi kiểu chịu đựng: Tất cả đang chờ
Hỡi anh tân binh mong cuộc sống dễ chịu, anh sẽ bị loại bỏ
Trong cơn mưa bất chợt, hay doanh trại chỉ còn trống không
Mặt đất… kéo dài vô tận
Vẫn còn yêu những khát vọng của mình? Vậy hãy trút bỏ mọi kiêu hãnh. Con đường thẳng đơn giản có lẽ đã từ chối bạn,
Cửa đã cài then, đóng im trước mặt bạn – Vậy hãy sẵn sàng lẻn vào trong từ mái nhà,
Hay luồn vào qua cửa sổ tầng trên. Cô ấy sẽ hạnh phúc
Khi biết bạn đang nguy hiểm tính mạng, vì cô ấy: Điều đó tặng cho Bất kì người phụ nữ nào bằng chứng hùng hồn về tình yêu của bạn.
Ovid, Nghệ thuật Yêu đương, do Peter Green dịch Người đàn ông nói: “…Trái cây hái từ vườn nhà phải ngọt hơn từ một cây lạ, và những gì phải thật nỗ lực mới có được thì quí hơn nhiều so với những gì có được mà không tốn nhiều công sức. Như một câu ngạn ngữ, ‘Có bỏ
công mới thấy phần thưởng đáng quí.’”
Người phụ nữ nói, “Nếu phải bỏ công mới thấy phần thưởng đáng quí thì chàng sẽ phải chịu đựng mệt mỏi vì quá nhiều cực khổ mới có được cái mình đang cần tìm, bởi vì điều chàng tìm kiếm là một phần thưởng lớn hơn nữa.”
Người đàn ông nói, “Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tôi có thể vì nàng đã thật lòng hứa cho tôi tình yêu của nàng khi tôi có thể chịu đựng được những khổ nhọc. Nhưng Chúa trời đã ngăn cấm tôi hay bất kì ai có được tình yêu của một phụ nữ cao quí như nàng mà không bỏ công sức để giành lấy.”
Andreas Capellanus bàn về Tình yêu, do P.G.Walsh dịch Một hôm, [Saint-Preuil] khẩn khoản cầu xin Phu nhân de la Maisonfort ban cho ông những lời yêu đương đường mật mà một phụ nữ có thể ban phát, rồi ông đi xa hơn cả lời nói của mình. Vị phu nhân nói ông đã đi quá xa và lệnh cho ông không được xuất hiện trước mặt bà nữa. Ông rời khỏi phòng. Chỉ một tiếng sau, khi vị phu nhân như mọi khi đang đi dạo dọc một con kênh ở Bagnolet thì Saint-Preuil đột ngột nhảy ra từ một bờ dậu, hoàn toàn trần truồng, và đứng trước mặt vị phu nhân trong tình trạng như vậy rồi kêu lớn, “Lần cuối cùng, thưa phu nhân – Vĩnh biệt!” Rồi từ đó nhảy đâm đầu xuống dòng kênh. Người phụ nữ quá khiếp sợ trước cảnh tượng này đã kêu gào và chạy ngược về phía nhà mình, khi đến nơi thì bà ngất xỉu. Ngay khi tỉnh dậy bà bảo người đi xem tình trạng Saint-Preuil thế nào. Thật ra ông đã không ở lâu dưới dòng kênh mà nhanh chóng mặc quần áo, trốn về Paris nhiều ngày sau đó trong khi tin đồn cứ lan rộng là ông đã chết. Phu nhân de la Maisonfort đã vô cùng xúc động trước biện pháp quá khích này mà ông chọn để chứng minh tình cảm của mình. Hành động này đối với bà là dấu hiệu của một tình yêu phi thường; và có lẽ do còn chú ý đến những đường nét hấp dẫn trên cơ thể ông mà bà đã không nhận ra khi mặc áo quần đầy đủ nên bà đã vô cùng ân hận sự nhẫn tâm của mình và công khai cho biết bà cảm thấy mất mát đến mức nào. Những lời này đến tai Saint-Preuil và ông lập tức tìm cách hồi sinh cho mình và không phí chút thời gian quay về tận dụng tình cảm yêu quí của người phụ nữ ấy.
Count Bussy-Rabutin, Lịch sử Yêu đương của Gaules Để được làm người hầu của một phụ nữ… những người hát rong phải trải qua bốn giai đoạn, đó là người ước mơ, người cầu xin, người hầu, và người tình. Khi đạt đến giai đoạn cuối của khởi đầu yêu đương này họ phải thề
trung thành và sự tôn kính của họ được đóng dấu bằng một nụ hôn.
Đối với dạng tình yêu phong nhã lí tưởng dành cho giới quí tộc này thì chuyện yêu đương được xem là một điều rất duyên dáng, trong khi sự khởi đầu sau đó và cuối cùng là đánh dấu một hiệp ước – tương đương với hành động phong tước cho hiệp sĩ – được liên tưởng như quá trình một quí tộc được huấn luyện và có nhiều chiến tích dũng cảm. Việc xác nhận một tình yêu thực thụ và một hiệp sĩ hoàn hảo là hoàn toàn giống nhau. Người tình sẽ phục vụ và tuân lệnh người phụ nữ giống như chàng hiệp sĩ sẽ phục vụ chủ công của mình. Trong cả hai trường hợp lời thề mang tính thiêng liêng như nhau.
Nina Epton, Tình yêu và người Pháp
Một người lính bao vây thành phố, một người tình thì nhà cô gái, Một người tấn công cổng thành, người kia thì cửa trước.
Tình yêu, giống chiến tranh, là trò sấp ngửa. Kẻ bại trận có thể lật ngược ván cờ,
Khi bạn cứ tưởng họ hoàn toàn suy sụp;
Vậy nên nếu bạn có được tình yêu một cách dễ dàng Tốt hơn bạn nên nghĩ lại. Tình yêu đòi hỏi
Bản năng và khởi động. Achilles vĩ đại hờn dỗi Briseis –
Nhanh lên, những anh chàng thành Troy, đập vỡ bức tường Argive! Hector bước vào chiến trường từ vòng tay Andromache mũ thì được vợ đội cho.
Chính Agamemnon bị đánh ngã vào vòng bùa mê Khi thấy mái tóc rối bù của Cassandra;
Thậm chí thần Chiến tranh cũng bị bắt quả tang, sờ soạng tấm lưới của anh thợ rèn –
Vụ bê bối lớn nhất cung đình trong nhiều năm. Vậy hãy xét Trường hợp của tôi. Tôi rảnh rang, sinh ra là để không có gì làm, Đầu óc lơ mơ những nét nguệch ngoạc dưới bóng cây.
Nhưng tình yêu đối với cô gái đẹp buộc chàng lười Phải hoạt động, phải siêng năng.
Và hãy xem tôi này – vừa như in, siêng năng các bài tập buổi tối:
Nếu muốn chữa căn bệnh lười biếng, bạn hãy yêu!
Ovid, Tình Yêu, do Peter Green dịch