Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thuật Xử Thế Của Người Xưa

Đạo Cương Nhu

Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần

“Nhu thắng cang

nhược thắng cường”

(Lão Tử)

ĐỜI TRANG CÔNG, nước Tề có một chàng đêm nằm chiêm bao thấy một người to lớn, mặc áo vải quần gai… đeo gươm tự dưng đi vào tận nhà, mắng chửi, rồi lại nhổ vào mặt… mà đi.

Anh ta giựt mình tỉnh dậy… ngồi suốt đêm, bực dọc không ngủ được.

Sáng hôm sau, anh nói chuyện với một người bạn:

– Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã sáu mươi tuổi rồi chưa hề bị phải một đứa nào làm nhục. Thế mà đêm hôm qua bị phải một đứa nào làm nhục tôi. Tôi định tìm cho kỳ được đứa ấy để báo thù. Nếu tìm thấy nó thì hay, không tìm thấy, chắc là tôi phải chết…

Rồi từ hôm ấy, cứ sáng nào anh ta cũng cùng bạn ra đứng ở ngoài đường cái để rình. Rình đã ba ngày vẫn không thấy… Anh ta về nhà uất cả người lên mà chết.[xx]

*

Câu chuyện thật là ngớ ngẩn… nhưng nó tỏ rõ được cái tâm sự của người bị nhục không biết chừng nào. Người ta ở đời có thể chịu được tất cả sự đau khổ về vật chất lẫn tinh thần, nhưng cái đau khổ của sự bị nhục thật là một thứ đau khổ thiết tha hơn tất cả sự đau khổ trong đời. Nên mới có câu: “Ninh thọ tử, bất ninh cho nhục”. Thà chết, chứ chẳng thà chịu nhục.

Dầu là một kẻ tầm thường đến đâu cũng biết xem thường mạng sống mình khi gặp nhục. Xem như những cuộc phục thù rửa hận, giết hại lẫn nhau hằng ngày cũng đủ rõ. Bị nhục là điều khó nhịn nhất… mà nhịn được, ắp phải là kẻ có tiết khí hơn người… Đâu phải đó là khiếp nhược như bọn thất phu đã hiểu…

Tô Thức nói: “Kẻ mà gọi được là hào kiệt, ắt phải có tiết khí hơn người. Nhơn tình có chỗ không thể nhịn được, bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh… Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa”.

Câu nói ấy thật là hiểu được tâm sự của những bực đại hào kiệt trong đời vậy.

Nhịn được cái điều người ta không thể nhịn được, dung được cái điều người ta không thể dung được… Phải là người độ lượng hơn người, kiến thức hơn người, điềm tĩnh hơn người, mới làm nổi…

*

Việc Câu Tiễn đánh Ngô bị thua to. Ngô Vương bắt Câu Tiễn giam ở Cối Kê ba năm, bắt chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục của một người thất trận.

Nếu Câu Tiễn không dằn nổi cái nhục ấy mà tự sát thì nước Việt không mong gì khôi phục và ắt phải đến diệt vong cũng không chừng. Sở dĩ mà dằn nổi, nhân vì Câu Tiễn hoài bão rất to, lập chí rất vững… Thật là một sự kiên tâm nhẫn chí phi thường…

Từ một nước chiến bại mà làm cho nó trở nên cường thịnh đến diệt được nước Ngô và lên làm bá chủ thiên hạ, nếu không phải Câu Tiễn không sao làm nổi.

Người có một tâm hồn dũng mãnh như vậy, thế mà lắm lúc chịu đựng hết muốn nổi, tỏ ý liều chết… Phạm Lãi khuyên can: “Ngày xưa, vua Trụ giam Văn Vương ở Dũ Lý, giết con Văn Vương là Bá Ấp Khảo rồi làm mắm mà đem vào cho Văn Vương. Thế mà Văn Vương cũng chịu nhục ăn thịt con. Ta muốn thành đại sự thì cần gì những điều nhỏ mọn ấy…

*

Thấy Câu Tiễn phục lụy, khúm núm, rụt rè… Ngô Vương khinh thường, cho là khiếp nhược và có ý muốn tha. Ngũ tử Tư bèn can:

“Sao Đại Vương nghĩ lầm như vậy! Con hổ mà thu hình lại thì tất là để chực vồ đấy! Con ly rút cổ lại, tất là định đánh cướp đấy! Vua Việt vào làm tôi Vua Ngô, dẫn trong lòng oán giận, đại vương làm gì có thể biết được. Bây giờ cúi xuống mà nếm đống phẩn của đại vương, chắc đâu sau nầy không có một ngày kia ngẩng đầu lên mà ăn bộ lòng của đại vương…”.

Bực hào kiệt trong đời, họ hiểu tâm sự nhau rất rõ.

Phàm ở trong thế yếu mà nuôi chí báo thù lại không có đủ đởm lược chịu được những điều sỉ nhục, ắt không bao giờ làm nên đại sự.

*

Nước Hàn có Trương Lương, tên chữ là Tử Phòng. Tổ tiên Trương Lương năm đời làm tướng nước Hán. Từ khi Tần Thuỷ Hoàng diệt nước Hán, Trương Lương đêm ngày căm hận, một lòng vì nước báo thù. Tự mình xuất ra ngàn nén vàng để kết nạp các tráng sĩ trong nước, định giết Tần Thủy Hoàng.

Sau gặp đặng một tráng sĩ sức vóc cũng khá, cầm nổi cái dùi nặng trăm cân, nên lưu ở trong nhà… Ngày kia, được tin Thủy Hoàng đi qua con đường huyện Vũ Dương, Lương bèn sai tráng sĩ núp ở trên một cái gò cao, để rình đánh Thủy Hoàng… Nhưng tráng sĩ lại đạp lầm xe, bị Thủy Hoàng đem ra giết.

Lương chạy trốn sang Hạ Bì vào ở hà Hạng Bá. Bá là bạn thân của Lương nên giấu Lương trong nhà.

*

Ở đó một ít lâu, một Trương Lương đi chơi ra ngoài thành, đến đầu Dĩ Kiều ngắm xem phong cảnh. Bấy giờ bóng chiều đã xế, chợt thấy một ông cụ già đi qua. Ông già nhìn Trương Lương lắc đầu: “Thật đáng tiếc!”. Rồi bỏ đi. Đến giữa cầu lỡ đánh rơi chiếc dép xuống bùn, liền vẫy tay gọi Lương bảo:

“Này, bé con xuống lượm chiếc dép giùm ông”.

Trương Lương thấy ông cụ già cốt cách khác thường liền vâng lời, lội xuống bùn, lượm chiếc dép, quỳ xuống đưa cho ông già. Ông cụ xỏ dép mà đi, lại đánh rơi lần nữa… Cũng bảo Lương xuống lượm. Lương vâng lời, lượm lên như trước… Cứ như thế đến ba lần… mà gương mặt của Lương không thấy tỏ vẻ gì bực dọc cả… Ông lão thấy vậy gật đầu khen: “Thằng bé này dạy được đấy!”.

Nói xong chỉ vào gốc cổ thụ ở gần đó mà bảo Trương Lương: “Năm ngày nữa, con đến đây, ông sẽ cho một vật quý. Con phải y ước, đừng sai hẹn…”.

Năm hôm sau, Trương Lương dậy sớm, y bước đến chỗ gốc cây thì đã thấy ông cụ già ngồi ở đấy rồi.

Ông cụ thấy Trương Lương thì mắng: “Đã hẹn với người già mà sao lại đến chậm? Thôi, ta hẹn cho năm ngày nữa, phải đi cho sớm”.

Năm hôm sau, đầu canh năm, Trương Lương vội vàng dậy ra đi, dè đâu đến nơi lại thấy ông cụ ngồi ở đấy rồi.

Ông cụ lại mắng, rồi hẹn năm ngày nữa.

Lần nầy, Trương Lương không đi ngủ, đi ngày từ chập tối, đến gốc cây ngồi đấy để chờ. Không bao lâu thấy ông cụ phơ phới từ đằng xa đi lại. Trương Lương sụp lạy để đón. Ông cụ trao cho ba quyển sách bảo về đọc… ngày sau có thể dùng để an bang tế thế…

Trương Lương về sau quả trở nên một bực thầy của đế vương, gây dựng cơ nghiệp nhà Hán.

*

Người sau có kẻ cho là việc Tử Phòng được sách của ông lão trên cầu là một việc thần kỳ quái đản… Nhưng biết đâu đời Tần lại không có những bực ẩn quân tử bày ra những chuyện như thế để dò xét sự tế nhị trong tâm hồn của con người! Biết đâu đấy không phải là thâm ý của các bực thánh hiền họ muốn dạy bảo nhau! Bởi người ta không xét cho kỹ, nên mới cho là quái đản thần kỳ, thật… là không hiểu được chỗ dụng ý sâu xa của những bực ẩn sĩ đời xưa vậy.

Đương lúc Hàn suy vong, Tần hưng thịnh, Tần lại dùng cực hình, đao, cưa, chảo, vạc để mà thao túng kẻ sĩ trong thiên hạ. Thậm chí những kẻ nhàn cư vô sự cũng bị tru diệt không thể kể cho hết được.

Dẫu trong thiên hạ, người người đều oán hận, nhưng vì nhà cầm quyền quá gắt gao dòm ngó nên không chỗ để thi hành. Tuy vậy, lòng phẫn uất ấy cũng không để đè… Tử Phòng, cũng như muôn người khác, làm sao đè nổi cái lòng phẫn uất của mình. Bởi vậy, mới có sự dùng đến cái dũng của thất phu, thuê tráng sĩ để rình mò hành thích Thủy Hoàng. Thật bấy giờ cái chết của Tử Phòng chỉ cách một lằn tóc, nghĩ cũng thật là nguyên hiểm.

Đứa con quý không thể để cho nó chết về tay kẻ cướp. Tại sao vậy? Vì cái thân của nó rất quý, đâu có thể để cho nó chết vì kẻ cướp. Tử Phòng tài năng cái thế, tại sao không chịu mưu sự như Ỷ Doãn hay Thái Công, lại đi hành sự như Kinh Nha, Nhiếp Chánh… May mà khỏi chết cũng là một sự bất ngờ… Nên ông lão trên cầu mới than: “Thật là đáng tiếc”.

Ông sở dĩ ra dáng kiêu ngạo, là vì ông biết tài năng của Tử Phòng có dư, nhưng còn sợ độ lượng của Tử Phòng chưa đủ… nên mới đày đọa cho tiêu mất cái kiêu khí của thiếu niên, đặng cho biết “nhịn việc nhỏ để thành việc lớn”… Nếu không vậy, sao xưa nay chưa biết nhau, chỉ mới gặp nhau nơi thảo dã, lại sai làm việc như kẻ tôi đòi… Nhưng mà Tử Phòng làm rất tự nhiên, không lấy gì làm lạ cả. Nên ông mới nói: “Trẻ nầy dạy được!”.

Như Sở Trang Vương phạt Trịnh, Trịnh Bá trần mình dắt dê ra nghinh tiếp. Trang Vương nói: “Chúa nó dám hạ mình, thế nào cũng đặng lòng dân tín dụng”. Bèn không đánh Trịnh mà rút quân về.

Câu Tiễn bị đày ở Cối kê, làm đứa ở vua Ngô ba năm, mà không nản… Nên về sau diệt được Ngô, trả được cái thù ngày trước.

Đó, phàm có chí báo thù mà không biết hạ mình được, đây là cái dũng của kẻ thất phu vậy.

Coi như Hán Cao Tổ sở dĩ thắng Hạng Vũ mà Hạng Vũ bị Hán Bái Công giết… là nhờ biết nhẫn hay không biết nhẫn mà ra. Hạng Vũ không thể nhẫn nên trăm trận trăm thắng rồi khinh dụng cái sức của mình. Cao Tổ biết nhẫn nên dưỡng sức mình để chờ Hạng Vương suy… Đó, đều là nhờ Tử Phòng chỉ bảo cho vậy…[xxi]

Lúc Hàn Tín thắng Tề muốn xưng Vương. Cao Tổ giận ra mặt… Coi đó đủ thấy người như Cao Tổ rất sành cái đạo “nhu nhược thắng cương cường” thế mà chừng ấy khí cương cường “không thể nhẫn” cũng vẫn còn… Nếu không phải Tử Phòng bấm chân, rỉ tai dạy bảo cho… thì còn ai làm nổi sự nầy. Cho nên người sau bảo: Hán đế mà làm nên nghiệp cả cũng nhờ Tử Phòng dạy cho chữ Nhẫn.

*

Xét người hào kiệt anh hùng có thể mưu đồ đại sự, người xưa thường căn cứ vào chỗ biết nhẫn hay không biết nhẫn ấy mà luận, thật cũng là khám phá.

Như Hàn Tín lúc thất thời, nghêu ngao ngoài chợ, gặp tên đồ tể điếm nhục… Nếu độ lượng của Hàn Tín còn non, chịu không nổi cái nhục vô cớ ấy… ắt về sau không bao giờ làm nên đại nghiệp. Người mà không biết đường khinh trọng, vụ nhỏ bỏ lớn, gặp nhục thì “tay tuốt gươm, vươn mình xốc đến”… người như thế mà đem binh quyền trong thiên hạ giao cho thì nguy hiểm không biết chừng nào…

Trương Lương có lẽ đã nghĩ như thế nầy.

“Diệt cái vũ dũng của Hán Vương, trong thiên hạ không ai hơn Hàn Tín. Việc luồn trôn của anh mà phần đông thiên hạ hiểu lầm là khiếp nhược… là một việc đại dũng trong đời. Với cử chỉ ấy, anh ta tỏ ra là người biết tiểu nhẫn để thành được đại mưu. Những kẻ vũ phu tiểu khí, cũng như mọi người, ắt đã đem cái “thất phu chi dũng” để thỏa mãn cái “huyết khí chi nô” của nhất thời rồi… Những kẻ như thế mà đem tánh mạng muôn quân giao cho thì đại sự ắt phải hỏng. Nếu ta muốn tìm những kẻ tay sai dưới trướng mà sức mạnh địch nổi muôn người thì kẻ dũng sĩ trong thiên hạ ta sẽ chở về cho chúa công mấy xe cũng có. Nhược bằng muốn tìm một người diệt Sở phá Tề, đồ vương định bá cho Hán Vương thì phi người đó không còn ai nữa…”

Nghĩ thế thật là suốt lẽ.

Hàn Tín khi diệt được Hạng Vũ, lên làm Sở Vương liền cho người đi tìm tên đồ tể đã làm nhục mình khi trước mà phong chức cho. Tín nói với kẻ tả hữu: “Hắn là một kẻ tráng sĩ đó. Khi hắn làm nhục ta, giá trị giết hắn đi cho hả lòng, thì lấy đâu được có ngày nay. Chỉ vì ta biết nhẫn, lập chí cao, hoài bão lớn mà ngày nay mới được như thế này… Phong cho hắn, há phải là không có ý nghĩa ư?”.

Đây là cách trả thù của Hàn Tín… Nhìn sâu vào tâm sự của Hàn, ta thấy Hàn chưa đủ sức để quên các mối nhục nhỏ ấy… Bởi vậy, vừa được phong vương là nhớ đến cái nhục ngày xưa, cho người đi tìm kiếm. Phong chức cho là để tỏ cái lòng quảng đại hơn người và nhắc cho tên thiếu niên ác nghiệt nọ cái việc làm ngu dại của nó để cho nó hằng ngày hằng tưởng nhớ đến cái khoan hồng của người trượng phu cao hơn nó. Tín nghĩ: trả thù là tỏ ra mình ngang hàng với người thù. Tha thứ là đứng trên họ. Phong tước lại càng đứng trên nữa. Than ôi! Đối với một kẻ thất phu, Hàn Tín còn không thể quên được cái nhục… thảo nào đối với Hán Vương… ông không đi so đo từng việc một. Bởi cái độ lượng ấy chưa thật rộng, nên suốt đời ông mới tự chuốc không biết bao nhiêu tai họa.

*

Những kẻ cầm quyền thiên hạ lại cần phải điềm tĩnh hơn bực tầm thường, biết gác cái lòng tự ái riêng mình một bên, nếu gặp phải những trường hợp có sự tranh chấp giữa quyền lợi công và tư… Lắm khi vì thiếu điềm đạm, rồi dùng đến cái dũng của thất phu thì hỏng luôn cả đại sự. Bởi vậy, ta thấy những bực vĩ nhân làm nên việc lớn đều là những người trầm tĩnh ung dung…

Dầu là kẻ tài hoa học vấn cao đến đâu, mà thiếu điềm tĩnh, nhứt định không nên giao cho họ những việc lớn của thiên hạ. Thô lỗ, vụt chạc, nóng nảy… là một vấn đề thuộc về tính khí, không ăn chịu gì đến vấn đề thông minh trí thức cả.

*

Vua Triệu phong Lạn Tương Như làm tướng quốc. Liêm Pha cậy mình có nhiều công hơn mà lại đứng dưới nên tức giận, hăm hễ gặp mặt Tương Như thì giết đi.

Tương Như nghe nói cứ lánh mặt mãi… Một hôm Tương Như ra ngoài, gặp toán lính tiền đạo của Liêm Pha, vội bảo tên đánh xe đi tránh vào trong ngõ, đợi Liêm Pha đi qua rồi mới đi ra.

Bọn xa nhân thấy thế tức giận, bèn hợp nhau hỏi Tương Như: “Chúng tôi bỏ nhà cửa, xa thân thích đến đây hầu Ngài tức coi Ngài là bực trượng phu nên mến mà đi theo. Nay Ngài cùng Liêm tướng quân cùng hàng mà hạng thứ lại ở trên, Liêm tướng quân nói dọa Ngài đã không báo lại, đã tránh ở triều, lại tránh ở ngoài đường. Sao Ngài lại sợ quá thế vậy? Chúng tôi thật lấy làm xấu hổ, vậy xin đi, không ở nữa”.

Tương Như nói: “Các người xem Liêm tướng quân có hơn được vua Tần không?”. Bọn xa nhân thưa: “Không!”. Tương Như nói: “Lấy như cái oai của vua Tần, thiên hạ không ai dám chống Tương Như này một mình dám mắng giữa triều đình, lại làm nhục cả quần thần nữa. Tương Như dầu hèn, há lại sợ một Liêm tướng quân ư? Nhưng ta nghĩ Tần sở dĩ không dám đánh Triệu là vì ngại có ta và Liêm tướng quân. Nay hai con hổ tranh nhau, thề không cùng sống. Tần mà nghe tin, rất thừa cơ đánh Triệu. Ta sở dĩ chịu nhục tránh Liêm tướng quân là coi việc nước là trọng mà thù riêng là khinh vậy thôi”.

Bọn xa nhân quì mọp mà rằng: “Tiểu nhân chúng tôi trí hẹp làm sao độ nổi đại chí của tướng công”.

Liêm Pha khi hay được việc ấy, cả thẹn than rằng: “Ta thật còn kém xa Tương Như biết mấy”. Bèn trần vai áo đến trước cửa Tương Như tạ tội: “Tôi tính thô bạo, đội ân tướng quốc bao dung, nghĩ lấy làm hổ thẹn quá!”.

Tương Như đỡ dậy, nắm tay cùng khóc và kết làm bạn sống chết với nhau.

*

Cho hay cái mà thiên hạ cho là rất mềm lại thường thắng được cái rất cứng của thiên hạ[xxii]. Nghĩa là nhu nhược thắng cương cường là như thế ấy.

Cổ nhân có nói: “Nuốt đặng cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người”. Và “Khí tượng như chim phụng hoàng liệng trên mây xanh thì những lợi hại cỏn con không động được tâm nữa”[xxiii].

*

Phần đông người ngày nay quen dùng cường lực nên cho những tư tưởng, những cử chỉ như trên là một sự yếu hèn khiếp nhược.

Người xưa, trái lại cho sự điềm đạm là triệu chứng của sự mạnh mẽ hùng dũng nhất của tâm hồn. Họ cho “nhu trung hữu cang” mà “cang trung hữu nhược”[xxiv]. Triết học kinh Dịch, nền tảng của tất cả triết học Á-Đông cổ, cho rằng trong trời đất không sự gì vật gì, mà không hàm chứa mâu thuẫn nơi trong. Cái đạo Cương nhu, Thánh nhân thường ví với cái đạo lửa nước. Lửa là cương đạo. Nước là nhu đạo. Đạo xử thế người xưa đã được bàn vỡ lẽ trong hai quẻ này vậy: quẻ Ly và quẻ Khảm.

Quẻ Ly, hai hào dương bao ngoài, còn hào chính trung là hào âm, nghĩa là “ngoại thực nhi trung hư”[xxv], “thể nó là âm mà dụng nó là dương”[xxvi], còn cái tượng nó là lửa.

Quẻ Khảm, hai hào âm bao ngoài, còn hào chính trung là hào dương, nghĩa là “ngoại hư nhi trung thực”[xxvii], “thể nó là dương mà dụng nó là âm”, còn cái tượng nó là nước.

Tâm lý học đương thời gọi đó là trạng thái lưỡng cực (ambivalence) và cũng nhìn nhận cái lẽ mâu thuẫn đã nói trên trong kinh Dịch. Họ nhận rằng hễ bên ngoài mà thô bạo cương cường bao nhiêu đó là biểu hiện của sự hèn yếu bạc nhược của bên trong bấy nhiêu. Có đúng như vậy: bạo động là con đẻ của cái sợ, nghĩa là của một tâm hồn yếu đuối, không làm chủ được mình. Trái lại, những kẻ đứng trước những khiêu khích thậm tệ mà vẫn thản nhiên, trầm tĩnh ung dung như không có việc gì, người ấy bên trong có một sức mạnh hùng dũng phi thường… Bởi vậy, người xưa cho rằng sự dùng bạo lực “tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh” là cái dũng của kẻ thất phu, còn “thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không giận”, ung dung bình tĩnh… đó là cái dũng của thánh nhân.

*

Điền Quang, vì thái tử Đan, lựa cho một người dũng sĩ để đi hành thích Tần Thủy Hoàng… Thái tử Đan nói: “Nghe tiên sinh là người trí dũng kiêm toàn, có nhiều kỳ kế có thể cứu sống nước Yên không?”. Điền Quang từ chối vì đã già yếu không làm gì được nữa. Đan nói: “Trong chỗ bạn thân với tiên sinh, hiện có người nào trí dũng như tiên sinh lúc còn nhỏ không?”. Quang nói: “Khó lắm! Thái tử thử xem những khách ở trong nhà có mấy người có thể dùng được, bảo ra đây cho tôi xem”. Thái tử Đan liền cho gọi bọn Hạ Phù, Tống Ý, Tần Vũ Dương đến chào Điền Quang.

Điền Quang xem qua một lượt, hỏi rõ họ tên, rồi bảo riêng với Thái tử: “Tôi xem những người khách của thái tử không người nào dùng được cả. Hạ Phù là người máu hăng, giận thì mặt đỏ. Tống Ý là người khí hăng, giận thì mặt xanh. Tần Vũ Dương là người cốt hăng, giận thì mặt trắng. Tức giận mà hình lộ ra mặt để cho người ta biết, thì làm sao nên được việc lớn. Tôi có biết một người gọi là Kinh Kha, thật là một người thần dũng. Mừng giận không hiện ra mặt, điềm đạm phi thường… Tôi tin rằng người ấy hơn những người này xa…”

*

Lối xem người của Điền Quang thật là tinh lắm. Đó là nhận thấy được tới chỗ “trung thực nhi ngoại hư” mà “ngoại thực nhi trung hư” vậy.

Người ta ở đời thường lại không thông lẽ ấy, cho nên cái gì bạo động, hống hách, kiêu ngạo, khiêu khích… là biểu hiện của sự mạnh mẽ bên trong. Thật là một sự hiểu biết nông nổi không biết chừng nào.

Ta há không thấy những bậc đại hiền bên trong đầy đủ… thường tư cách khiêm cung nhã nhặn một cách tự nhiên, trái lại, những kẻ thấp kém bên trong, học lực tầm thường thì bề ngoài thích khoe khoang, chưng dọn! Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.

*

Người xưa, rất thâm hiểu lẽ ấy nên mới có câu chuyện ngụ ngôn sau:

“Kỷ Tỉnh Tử lãnh phần tập gà đá độ cho vua.

“Được mười ngày, hỏi thăm, Kỷ Tỉnh Tử nói: “Chưa! Gà còn kiêu khí!”

“Mười ngày nữa, hỏi thăm. Tỉnh Tử nói: “Chưa! Gà còn gáy đáp với gà khác. Thấy gà khác, còn biết cảm động.”

“Mười ngày sau nữa, hỏi thăm, Tỉnh Tử cũng nói: “Nó còn thanh khí, hăng hái lắm.”

“Mười ngày nữa, lại hỏi thăm, thì Tỉnh Tử nói: “Được rồi! Nghe tiếng và thấy mặt đồng loại của nó, nó không còn biết cảm động nữa. Nó nay như khúc gỗ rồi. Không còn gà nào đối đầu với nó nổi nữa.”[xxviii]

*

Ta thấy rõ: còn dùng bạo lực là vì bên trong còn khiếp đảm. Người mà thắng được cái tinh thần khiếp đảm bên trong thời mới giữ được vẻ ung dung trầm tĩnh bên ngoài. Tên trộm kia sở dĩ gây nên tội giết người nào nó muốn như vậy, mà vì hốt hoảng nên đột nhiên mới dùng đến thủ đoạn sát nhân. Bạo động là con đẻ của cái sợ. Nó là sức mạnh của những tâm hồn yếu đuối. Người ta mà chưa giải thoát được cái sợ… thì chớ mong bàn đến sự điềm tĩnh làm gì.

Thử giở lịch sử ra xem sẽ thấy: trong các cuộc cách mạng, sở dĩ có những tàn bạo ghê hồn đều do cái sợ mà ra cả.

Những kẻ bị cái sợ ám ảnh thường rất dễ trở nên những người tàn bạo, như các nhà độc tài xưa nay vậy. Vụ tàn sát khổng lồ mà lịch sử cách mạng Pháp thường gọi là Massacre de Septembre năm 1792, rùng rợn bạo ác đến bực nào, nguyên do vì đâu, nếu không phải vì sự hốt hoảng của dân chúng Pháp trước cái họa ngoại xâm mà gây ra không?

*

Tóm lại, người điềm tĩnh không phải người nhu nhược, theo cái nghĩa người ta thường hiểu là bạc nhược đâu… Sự thật, chính là người dũng mãnh nhất đời… Và bởi họ là người bên trong cương cường nhất, nên bên ngoài bao giờ cũng thích dùng sự dịu mềm nhất như trước đây đã bàn đến quẻ Khảm.

Dùng phép “nhu nhược” để thắng “cương cường” cần phải có tinh thần điềm tĩnh nhất mới sử dụng nổi. Bởi vậy người xưa mới bảo: “Trong thiên hạ không chi mềm yếu hơn nước, thế mà đánh đổ sự cứng rắn không chi hơn đó được… Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ đều biết, nhưng không sức làm nổi”.[xxix]

Người ta ai cũng có lòng tự trọng, không ai muốn ai chạm đến lòng tự ái của mình. Cho nên dùng bạo động thì tàn bạo ắt sanh ra. Lấy oán mà báo oán thì oán oán chấp chồng, lẽ dĩ nhiên nó phải vậy. Dùng nhu thuật, tức là tránh sự đụng chạm đến lòng tự ái của người.

Gandhi giải thích nó như thế nầy: “Phải có hai người mới có thể tranh đấu với nhau được. Hai bên cũng phải bằng lòng với nhau mới có thể chiến đấu với nhau: Sự kháng cự của người bị hiếp là điều kiện cần thiết để cho kẻ hiếp người kia có chỗ hiếp được. Chính họ tấn công vào sức kháng cự ấy. Bởi vậy, bất kỳ là ai trong hai chiến sĩ, có thể, lúc nào cũng đặng, làm ngưng cuộc chiến đấu. Họ chỉ từ chối không kháng cự thì bên đối phương không chỗ vịn vào mà chiến đấu được nữa…

“Nếu tôi đánh anh một bạt tai bên má mặt, mà anh đánh tôi lại một bạt tai… thế thì tranh đấu bắt đầu ký kết với nhau rồi: chúng ta một mất một còn với nhau. Trái lại, nếu anh đưa má bên trái cho tôi và nói: “Đây, cho phép anh đánh luôn một bạt tai nữa tôi chịu sự nhục nhã đau đớn ấy để tỏ cho anh thấy sự lầm lỗi của anh đấy”, thì chắc chắn cánh tay tôi không còn cử động nữa… sự giận dữ tiêu tan nhường chỗ cho sự khủng khiếp và hết khủng khiếp đến suy nghĩ…”[xxx]

Chính Napoléon còn phải nói: “Điều mà tôi thán phục nhất trong đời là sự bất lực của sức mạnh để tổ chức. Trong đời chỉ có hai sức mạnh thôi: Lưỡi gươm và tinh thần. Lâu dần, lưỡi gươm cũng bị tinh thần đánh bại”.[xxxi]

*

Dùng “nhu” để thắng “cang” tức là nhường nhịn lánh mình để làm cho cái đà tấn công của đối phương phải sa vào chỗ không không… như gặp phải “chiếc thuyền không” của Trang-Tử.[xxxii]

*

Phép đấu vũ của Nhật, thường gọi là Nhu-đạo (Judo), chính dùng nguyên tắc nầy làm căn bản: lấy “hư” để thắng “thực”, lấy “nhu” để thắng “cang”… Phép đấu vũ nầy ta phải nhìn nhận là “bá chiến bá thắng”. Thật vậy, sức mạnh của một quả đấm căn cứ nơi đâu mà có? Chắc chắn nếu không có một vật nào hứng chịu nó thì không lấy đâu mà biết được nó là sức mạnh. Bởi vậy, nguyên tắc của Nhu-đạo là: Không chống lại với cái đà tấn công bên địch để cho sức mạnh ấy không chỗ chịu đựng mà phải mất trớn… và mất luôn cả sự thăng bằng. Bây giờ, mình chỉ dùng một chút sức mọn thôi cũng đủ làm cho bên địch thất bại như trở bàn tay. Phàm đấu vũ với tay sành Nhu-đạo mà càng dùng sức mạnh chừng nào lại càng nguy hiểm cho tánh mạng mình chừng nấy.

*

Tuy nhiên, dùng nhu cũng không phải là một vấn đề tuyệt đối[xxxiii]. Lạn Tương Như đối với Liêm Pha thì dùng Nhu-đạo, nhưng đối với vua Tần thì lại dùng đến cương đạo một cách triệt để… Chấp kinh cũng phải biết tùng quyền.

Như tôi đã nói trước đây, dùng đến đạo “nhu” chỉ có những ai đã hoàn toàn làm chủ lấy mình rồi, những kẻ đã đạt đến cái tinh thần đại dũng[xxxiv] mới có thể làm nổi mà không phải thất bại. Chưa phải là bực đại dũng… mà bắt chước làm theo theo cái làm của người đại dũng… có khi chỉ là một việc trò hề: “Thân dê mà lốt cọp, thấy chó sói thì run mà thấy cỏ thì thích”.

*

Lại cũng có khi nguy nữa là khác.

Tử Sản, lúc bịnh trọng, căn dặn con là Thái Thúc: “Chừng ta chết rồi, chắc là ngươi sẽ cầm quyền chánh trị. Chỉ có bậc đại đức mới có thể dùng được khoan chánh mà phục dân. Còn kỳ dư, hay hơn phải dùng nghiêm chánh. Lửa nóng, dân sợ nên bị chết thiêu ít; nước mát, dân lờn nên phải chết chìm nhiều. Dùng khoan chánh mà trị dân thật khó cho người.”

Tử Sản chết, Thái Thúc lên cầm quyền, dùng khoan chánh, không nỡ dùng nghiêm chánh. Trong nước trộm cướp nổi lên, chận bắt hành khách lối đầm Hoàn bồ.

Thái Thúc ăn năn nói: “Nếu tôi sớm nghe theo Tử Sản thì họa hại không đến nỗi nầy”. Bèn đem binh tận sát bọn cướp Hoàn bồ. Trong nước dứt đạo tặc.

*

Khổng Tử nói: Hay lắm! Dùng khoan chánh thì dân dễ ngươi; dân dễ ngươi phải dùng nghiêm chánh mà trị nó. Dùng nghiêm chánh thì dân khổ sở; dân khổ sở, phải dùng khoan mà cứu nó. Khoan dùng chế nghiêm, nghiêm dùng chế khoan, thì Chánh trị mới được điều hòa.[xxxv]

*

Bấy nhiêu đủ cho ta thấy, dùng cương hay nhu trong việc trị quốc, bình thiên hạ… đâu phải là việc dễ… và không phải ai cũng làm được.

Đừng làm như người đàn bà rất xấu xí kia… cùng ở một xóm với nàng Tây Thi… Tây Thi, người nước Việt, nổi tiếng là đẹp nhất một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi đau, nàng ôm bụng nhăn mặt thì vẻ đẹp lại càng thêm mặn mà không thể tả. Chị đàn bà xấu xí thấy vậy, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng và nhăn mặt; người làng trông thấy, tưởng thấy ma quỷ hiện hình… Nhà giàu thì đóng chặt cửa lại, không dám ra; nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn.[xxxvi]

*

Cũng đừng làm như người thợ đá kia… Có một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng đá trong có ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô chừng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Anh thợ đá thấy thế, lấy làm thích chí cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: Đá nào trong cũng có ngọc. Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa. Anh ta vừa mất của vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.

*

Trong đạo xử thế, biết mình là bước đầu tiên cần thiết nhứt. Trong binh thơ Tôn Tử có câu: “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng”. Biết mình, biết người thì trăm trận, trăm thắng. Mà biết mình là điều kiện đầu tiên trong đạo tranh đấu và chiến thắng vậy.

Thái Thúc không biết mình, muốn dùng khoan chánh như Tử Sản nên bị trộm cướp nổi lên…

Mình chưa phải có cái sắc đẹp tuyệt trần như nàng Tây Thi, thì đừng bắt chước nhăn mặt như Tây Thi mà làm trò hề cho thiên hạ…

Mình chưa có con mắt nhận được ngọc trong đá như anh thợ ngọc chuyên môn kia, thì đừng có bắt chước làm anh thợ ngọc chuyên môn mà phải cùng quẫn khổ sở…

Toàn là vì không biết mình mà ra nông nỗi ấy…

*

Tại sao không biết làm như người nước Lỗ kia: Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà.

Một đêm, mưa to gió lớn, nhà người đàn bà đổ, bèn sang xin ngủ nhờ… Người láng giềng đóng cửa không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói: “Ngươi sao bất nhân thế? Không cho ta vào!”.

Người láng giềng đáp: “Ta nghe đàn ông đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay người còn trẻ mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không thể cho người vào ngủ trọ được”.

Người đàn bà nói: “Ngươi sao không làm như Liễu Hạ Huệ, ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì”.

Người láng giềng nói: “Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, chứ ta đây chưa thế được. Vì ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ thì thà rằng ta không cho ngươi vào mà ta cũng giữ không tai tiếng gì như ông Liễu Hạ Huệ. Thế là ta không làm như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ vậy”.

Khổng Tử nghe câu chuyện ấy nói: “Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ, chưa ai giống được người nước Lỗ nầy. Mong làm điều rất phải, không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là người khôn”.

Sức chứa của lòng người phải biết cho nó có hạn. Có người rất liêm khiết, nhưng sức chứa của lòng liêm khiết chỉ chịu đựng nổi đến năm ngàn đồng là cùng. Dưới số đó, không làm sao cám dỗ họ được, nhưng hơn số đó, họ bị sa ngã ngay. Bởi vậy có người cho làm chức hương cả thì không thèm làm mà cho làm cai tổng thì làm.

Hiếm kẻ với số bạc năm bảy muôn đồng thì vẫn thản nhiên như không: họ vẫn là một người bạn trung thành và luôn luôn liêm sỉ. Nhưng gặp phải số bạc tám chín muôn đồng thì lại thành gian hùng phản bội. Bởi thế mới có kẻ ngày nay là một bực trung nghĩa mà ngày mai là một tên phản tặc. Tào Tháo khi còn làm một tên tiểu tướng là một trang trung nghĩa mà khi trong tay cầm cả quyền hành thiên hạ lại trở thành một kẻ đại gian đại ác…

Kẻ đạo đức, quân tử mà phải sa ngã, buôn dân bán nước nào đâu phải vì họ giả dối… mà là vì họ không lượng trước cái sức chứa của lòng đạo đức họ là bao nhiêu…

*

Bước đầu của sự khôn ngoan là biết mình. Chưa phải là người đại dũng mà cố bắt chước làm cái làm của người đại dũng… thế nào cũng hỏng việc… lại còn nguy hiểm cho mình và cho người là khác nữa.

“Nhu thắng cang

nhược thắng cường”

(Lão Tử)

ĐỜI TRANG CÔNG, nước Tề có một chàng đêm nằm chiêm bao thấy một người to lớn, mặc áo vải quần gai… đeo gươm tự dưng đi vào tận nhà, mắng chửi, rồi lại nhổ vào mặt… mà đi.

Anh ta giựt mình tỉnh dậy… ngồi suốt đêm, bực dọc không ngủ được.

Sáng hôm sau, anh nói chuyện với một người bạn:

– Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã sáu mươi tuổi rồi chưa hề bị phải một đứa nào làm nhục. Thế mà đêm hôm qua bị phải một đứa nào làm nhục tôi. Tôi định tìm cho kỳ được đứa ấy để báo thù. Nếu tìm thấy nó thì hay, không tìm thấy, chắc là tôi phải chết…

Rồi từ hôm ấy, cứ sáng nào anh ta cũng cùng bạn ra đứng ở ngoài đường cái để rình. Rình đã ba ngày vẫn không thấy… Anh ta về nhà uất cả người lên mà chết.[xx]

*

Câu chuyện thật là ngớ ngẩn… nhưng nó tỏ rõ được cái tâm sự của người bị nhục không biết chừng nào. Người ta ở đời có thể chịu được tất cả sự đau khổ về vật chất lẫn tinh thần, nhưng cái đau khổ của sự bị nhục thật là một thứ đau khổ thiết tha hơn tất cả sự đau khổ trong đời. Nên mới có câu: “Ninh thọ tử, bất ninh cho nhục”. Thà chết, chứ chẳng thà chịu nhục.

Dầu là một kẻ tầm thường đến đâu cũng biết xem thường mạng sống mình khi gặp nhục. Xem như những cuộc phục thù rửa hận, giết hại lẫn nhau hằng ngày cũng đủ rõ. Bị nhục là điều khó nhịn nhất… mà nhịn được, ắp phải là kẻ có tiết khí hơn người… Đâu phải đó là khiếp nhược như bọn thất phu đã hiểu…

Tô Thức nói: “Kẻ mà gọi được là hào kiệt, ắt phải có tiết khí hơn người. Nhơn tình có chỗ không thể nhịn được, bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh… Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa”.

Câu nói ấy thật là hiểu được tâm sự của những bực đại hào kiệt trong đời vậy.

Nhịn được cái điều người ta không thể nhịn được, dung được cái điều người ta không thể dung được… Phải là người độ lượng hơn người, kiến thức hơn người, điềm tĩnh hơn người, mới làm nổi…

*

Việc Câu Tiễn đánh Ngô bị thua to. Ngô Vương bắt Câu Tiễn giam ở Cối Kê ba năm, bắt chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục của một người thất trận.

Nếu Câu Tiễn không dằn nổi cái nhục ấy mà tự sát thì nước Việt không mong gì khôi phục và ắt phải đến diệt vong cũng không chừng. Sở dĩ mà dằn nổi, nhân vì Câu Tiễn hoài bão rất to, lập chí rất vững… Thật là một sự kiên tâm nhẫn chí phi thường…

Từ một nước chiến bại mà làm cho nó trở nên cường thịnh đến diệt được nước Ngô và lên làm bá chủ thiên hạ, nếu không phải Câu Tiễn không sao làm nổi.

Người có một tâm hồn dũng mãnh như vậy, thế mà lắm lúc chịu đựng hết muốn nổi, tỏ ý liều chết… Phạm Lãi khuyên can: “Ngày xưa, vua Trụ giam Văn Vương ở Dũ Lý, giết con Văn Vương là Bá Ấp Khảo rồi làm mắm mà đem vào cho Văn Vương. Thế mà Văn Vương cũng chịu nhục ăn thịt con. Ta muốn thành đại sự thì cần gì những điều nhỏ mọn ấy…

*

Thấy Câu Tiễn phục lụy, khúm núm, rụt rè… Ngô Vương khinh thường, cho là khiếp nhược và có ý muốn tha. Ngũ tử Tư bèn can:

“Sao Đại Vương nghĩ lầm như vậy! Con hổ mà thu hình lại thì tất là để chực vồ đấy! Con ly rút cổ lại, tất là định đánh cướp đấy! Vua Việt vào làm tôi Vua Ngô, dẫn trong lòng oán giận, đại vương làm gì có thể biết được. Bây giờ cúi xuống mà nếm đống phẩn của đại vương, chắc đâu sau nầy không có một ngày kia ngẩng đầu lên mà ăn bộ lòng của đại vương…”.

Bực hào kiệt trong đời, họ hiểu tâm sự nhau rất rõ.

Phàm ở trong thế yếu mà nuôi chí báo thù lại không có đủ đởm lược chịu được những điều sỉ nhục, ắt không bao giờ làm nên đại sự.

*

Nước Hàn có Trương Lương, tên chữ là Tử Phòng. Tổ tiên Trương Lương năm đời làm tướng nước Hán. Từ khi Tần Thuỷ Hoàng diệt nước Hán, Trương Lương đêm ngày căm hận, một lòng vì nước báo thù. Tự mình xuất ra ngàn nén vàng để kết nạp các tráng sĩ trong nước, định giết Tần Thủy Hoàng.

Sau gặp đặng một tráng sĩ sức vóc cũng khá, cầm nổi cái dùi nặng trăm cân, nên lưu ở trong nhà… Ngày kia, được tin Thủy Hoàng đi qua con đường huyện Vũ Dương, Lương bèn sai tráng sĩ núp ở trên một cái gò cao, để rình đánh Thủy Hoàng… Nhưng tráng sĩ lại đạp lầm xe, bị Thủy Hoàng đem ra giết.

Lương chạy trốn sang Hạ Bì vào ở hà Hạng Bá. Bá là bạn thân của Lương nên giấu Lương trong nhà.

*

Ở đó một ít lâu, một Trương Lương đi chơi ra ngoài thành, đến đầu Dĩ Kiều ngắm xem phong cảnh. Bấy giờ bóng chiều đã xế, chợt thấy một ông cụ già đi qua. Ông già nhìn Trương Lương lắc đầu: “Thật đáng tiếc!”. Rồi bỏ đi. Đến giữa cầu lỡ đánh rơi chiếc dép xuống bùn, liền vẫy tay gọi Lương bảo:

“Này, bé con xuống lượm chiếc dép giùm ông”.

Trương Lương thấy ông cụ già cốt cách khác thường liền vâng lời, lội xuống bùn, lượm chiếc dép, quỳ xuống đưa cho ông già. Ông cụ xỏ dép mà đi, lại đánh rơi lần nữa… Cũng bảo Lương xuống lượm. Lương vâng lời, lượm lên như trước… Cứ như thế đến ba lần… mà gương mặt của Lương không thấy tỏ vẻ gì bực dọc cả… Ông lão thấy vậy gật đầu khen: “Thằng bé này dạy được đấy!”.

Nói xong chỉ vào gốc cổ thụ ở gần đó mà bảo Trương Lương: “Năm ngày nữa, con đến đây, ông sẽ cho một vật quý. Con phải y ước, đừng sai hẹn…”.

Năm hôm sau, Trương Lương dậy sớm, y bước đến chỗ gốc cây thì đã thấy ông cụ già ngồi ở đấy rồi.

Ông cụ thấy Trương Lương thì mắng: “Đã hẹn với người già mà sao lại đến chậm? Thôi, ta hẹn cho năm ngày nữa, phải đi cho sớm”.

Năm hôm sau, đầu canh năm, Trương Lương vội vàng dậy ra đi, dè đâu đến nơi lại thấy ông cụ ngồi ở đấy rồi.

Ông cụ lại mắng, rồi hẹn năm ngày nữa.

Lần nầy, Trương Lương không đi ngủ, đi ngày từ chập tối, đến gốc cây ngồi đấy để chờ. Không bao lâu thấy ông cụ phơ phới từ đằng xa đi lại. Trương Lương sụp lạy để đón. Ông cụ trao cho ba quyển sách bảo về đọc… ngày sau có thể dùng để an bang tế thế…

Trương Lương về sau quả trở nên một bực thầy của đế vương, gây dựng cơ nghiệp nhà Hán.

*

Người sau có kẻ cho là việc Tử Phòng được sách của ông lão trên cầu là một việc thần kỳ quái đản… Nhưng biết đâu đời Tần lại không có những bực ẩn quân tử bày ra những chuyện như thế để dò xét sự tế nhị trong tâm hồn của con người! Biết đâu đấy không phải là thâm ý của các bực thánh hiền họ muốn dạy bảo nhau! Bởi người ta không xét cho kỹ, nên mới cho là quái đản thần kỳ, thật… là không hiểu được chỗ dụng ý sâu xa của những bực ẩn sĩ đời xưa vậy.

Đương lúc Hàn suy vong, Tần hưng thịnh, Tần lại dùng cực hình, đao, cưa, chảo, vạc để mà thao túng kẻ sĩ trong thiên hạ. Thậm chí những kẻ nhàn cư vô sự cũng bị tru diệt không thể kể cho hết được.

Dẫu trong thiên hạ, người người đều oán hận, nhưng vì nhà cầm quyền quá gắt gao dòm ngó nên không chỗ để thi hành. Tuy vậy, lòng phẫn uất ấy cũng không để đè… Tử Phòng, cũng như muôn người khác, làm sao đè nổi cái lòng phẫn uất của mình. Bởi vậy, mới có sự dùng đến cái dũng của thất phu, thuê tráng sĩ để rình mò hành thích Thủy Hoàng. Thật bấy giờ cái chết của Tử Phòng chỉ cách một lằn tóc, nghĩ cũng thật là nguyên hiểm.

Đứa con quý không thể để cho nó chết về tay kẻ cướp. Tại sao vậy? Vì cái thân của nó rất quý, đâu có thể để cho nó chết vì kẻ cướp. Tử Phòng tài năng cái thế, tại sao không chịu mưu sự như Ỷ Doãn hay Thái Công, lại đi hành sự như Kinh Nha, Nhiếp Chánh… May mà khỏi chết cũng là một sự bất ngờ… Nên ông lão trên cầu mới than: “Thật là đáng tiếc”.

Ông sở dĩ ra dáng kiêu ngạo, là vì ông biết tài năng của Tử Phòng có dư, nhưng còn sợ độ lượng của Tử Phòng chưa đủ… nên mới đày đọa cho tiêu mất cái kiêu khí của thiếu niên, đặng cho biết “nhịn việc nhỏ để thành việc lớn”… Nếu không vậy, sao xưa nay chưa biết nhau, chỉ mới gặp nhau nơi thảo dã, lại sai làm việc như kẻ tôi đòi… Nhưng mà Tử Phòng làm rất tự nhiên, không lấy gì làm lạ cả. Nên ông mới nói: “Trẻ nầy dạy được!”.

Như Sở Trang Vương phạt Trịnh, Trịnh Bá trần mình dắt dê ra nghinh tiếp. Trang Vương nói: “Chúa nó dám hạ mình, thế nào cũng đặng lòng dân tín dụng”. Bèn không đánh Trịnh mà rút quân về.

Câu Tiễn bị đày ở Cối kê, làm đứa ở vua Ngô ba năm, mà không nản… Nên về sau diệt được Ngô, trả được cái thù ngày trước.

Đó, phàm có chí báo thù mà không biết hạ mình được, đây là cái dũng của kẻ thất phu vậy.

Coi như Hán Cao Tổ sở dĩ thắng Hạng Vũ mà Hạng Vũ bị Hán Bái Công giết… là nhờ biết nhẫn hay không biết nhẫn mà ra. Hạng Vũ không thể nhẫn nên trăm trận trăm thắng rồi khinh dụng cái sức của mình. Cao Tổ biết nhẫn nên dưỡng sức mình để chờ Hạng Vương suy… Đó, đều là nhờ Tử Phòng chỉ bảo cho vậy…[xxi]

Lúc Hàn Tín thắng Tề muốn xưng Vương. Cao Tổ giận ra mặt… Coi đó đủ thấy người như Cao Tổ rất sành cái đạo “nhu nhược thắng cương cường” thế mà chừng ấy khí cương cường “không thể nhẫn” cũng vẫn còn… Nếu không phải Tử Phòng bấm chân, rỉ tai dạy bảo cho… thì còn ai làm nổi sự nầy. Cho nên người sau bảo: Hán đế mà làm nên nghiệp cả cũng nhờ Tử Phòng dạy cho chữ Nhẫn.

*

Xét người hào kiệt anh hùng có thể mưu đồ đại sự, người xưa thường căn cứ vào chỗ biết nhẫn hay không biết nhẫn ấy mà luận, thật cũng là khám phá.

Như Hàn Tín lúc thất thời, nghêu ngao ngoài chợ, gặp tên đồ tể điếm nhục… Nếu độ lượng của Hàn Tín còn non, chịu không nổi cái nhục vô cớ ấy… ắt về sau không bao giờ làm nên đại nghiệp. Người mà không biết đường khinh trọng, vụ nhỏ bỏ lớn, gặp nhục thì “tay tuốt gươm, vươn mình xốc đến”… người như thế mà đem binh quyền trong thiên hạ giao cho thì nguy hiểm không biết chừng nào…

Trương Lương có lẽ đã nghĩ như thế nầy.

“Diệt cái vũ dũng của Hán Vương, trong thiên hạ không ai hơn Hàn Tín. Việc luồn trôn của anh mà phần đông thiên hạ hiểu lầm là khiếp nhược… là một việc đại dũng trong đời. Với cử chỉ ấy, anh ta tỏ ra là người biết tiểu nhẫn để thành được đại mưu. Những kẻ vũ phu tiểu khí, cũng như mọi người, ắt đã đem cái “thất phu chi dũng” để thỏa mãn cái “huyết khí chi nô” của nhất thời rồi… Những kẻ như thế mà đem tánh mạng muôn quân giao cho thì đại sự ắt phải hỏng. Nếu ta muốn tìm những kẻ tay sai dưới trướng mà sức mạnh địch nổi muôn người thì kẻ dũng sĩ trong thiên hạ ta sẽ chở về cho chúa công mấy xe cũng có. Nhược bằng muốn tìm một người diệt Sở phá Tề, đồ vương định bá cho Hán Vương thì phi người đó không còn ai nữa…”

Nghĩ thế thật là suốt lẽ.

Hàn Tín khi diệt được Hạng Vũ, lên làm Sở Vương liền cho người đi tìm tên đồ tể đã làm nhục mình khi trước mà phong chức cho. Tín nói với kẻ tả hữu: “Hắn là một kẻ tráng sĩ đó. Khi hắn làm nhục ta, giá trị giết hắn đi cho hả lòng, thì lấy đâu được có ngày nay. Chỉ vì ta biết nhẫn, lập chí cao, hoài bão lớn mà ngày nay mới được như thế này… Phong cho hắn, há phải là không có ý nghĩa ư?”.

Đây là cách trả thù của Hàn Tín… Nhìn sâu vào tâm sự của Hàn, ta thấy Hàn chưa đủ sức để quên các mối nhục nhỏ ấy… Bởi vậy, vừa được phong vương là nhớ đến cái nhục ngày xưa, cho người đi tìm kiếm. Phong chức cho là để tỏ cái lòng quảng đại hơn người và nhắc cho tên thiếu niên ác nghiệt nọ cái việc làm ngu dại của nó để cho nó hằng ngày hằng tưởng nhớ đến cái khoan hồng của người trượng phu cao hơn nó. Tín nghĩ: trả thù là tỏ ra mình ngang hàng với người thù. Tha thứ là đứng trên họ. Phong tước lại càng đứng trên nữa. Than ôi! Đối với một kẻ thất phu, Hàn Tín còn không thể quên được cái nhục… thảo nào đối với Hán Vương… ông không đi so đo từng việc một. Bởi cái độ lượng ấy chưa thật rộng, nên suốt đời ông mới tự chuốc không biết bao nhiêu tai họa.

*

Những kẻ cầm quyền thiên hạ lại cần phải điềm tĩnh hơn bực tầm thường, biết gác cái lòng tự ái riêng mình một bên, nếu gặp phải những trường hợp có sự tranh chấp giữa quyền lợi công và tư… Lắm khi vì thiếu điềm đạm, rồi dùng đến cái dũng của thất phu thì hỏng luôn cả đại sự. Bởi vậy, ta thấy những bực vĩ nhân làm nên việc lớn đều là những người trầm tĩnh ung dung…

Dầu là kẻ tài hoa học vấn cao đến đâu, mà thiếu điềm tĩnh, nhứt định không nên giao cho họ những việc lớn của thiên hạ. Thô lỗ, vụt chạc, nóng nảy… là một vấn đề thuộc về tính khí, không ăn chịu gì đến vấn đề thông minh trí thức cả.

*

Vua Triệu phong Lạn Tương Như làm tướng quốc. Liêm Pha cậy mình có nhiều công hơn mà lại đứng dưới nên tức giận, hăm hễ gặp mặt Tương Như thì giết đi.

Tương Như nghe nói cứ lánh mặt mãi… Một hôm Tương Như ra ngoài, gặp toán lính tiền đạo của Liêm Pha, vội bảo tên đánh xe đi tránh vào trong ngõ, đợi Liêm Pha đi qua rồi mới đi ra.

Bọn xa nhân thấy thế tức giận, bèn hợp nhau hỏi Tương Như: “Chúng tôi bỏ nhà cửa, xa thân thích đến đây hầu Ngài tức coi Ngài là bực trượng phu nên mến mà đi theo. Nay Ngài cùng Liêm tướng quân cùng hàng mà hạng thứ lại ở trên, Liêm tướng quân nói dọa Ngài đã không báo lại, đã tránh ở triều, lại tránh ở ngoài đường. Sao Ngài lại sợ quá thế vậy? Chúng tôi thật lấy làm xấu hổ, vậy xin đi, không ở nữa”.

Tương Như nói: “Các người xem Liêm tướng quân có hơn được vua Tần không?”. Bọn xa nhân thưa: “Không!”. Tương Như nói: “Lấy như cái oai của vua Tần, thiên hạ không ai dám chống Tương Như này một mình dám mắng giữa triều đình, lại làm nhục cả quần thần nữa. Tương Như dầu hèn, há lại sợ một Liêm tướng quân ư? Nhưng ta nghĩ Tần sở dĩ không dám đánh Triệu là vì ngại có ta và Liêm tướng quân. Nay hai con hổ tranh nhau, thề không cùng sống. Tần mà nghe tin, rất thừa cơ đánh Triệu. Ta sở dĩ chịu nhục tránh Liêm tướng quân là coi việc nước là trọng mà thù riêng là khinh vậy thôi”.

Bọn xa nhân quì mọp mà rằng: “Tiểu nhân chúng tôi trí hẹp làm sao độ nổi đại chí của tướng công”.

Liêm Pha khi hay được việc ấy, cả thẹn than rằng: “Ta thật còn kém xa Tương Như biết mấy”. Bèn trần vai áo đến trước cửa Tương Như tạ tội: “Tôi tính thô bạo, đội ân tướng quốc bao dung, nghĩ lấy làm hổ thẹn quá!”.

Tương Như đỡ dậy, nắm tay cùng khóc và kết làm bạn sống chết với nhau.

*

Cho hay cái mà thiên hạ cho là rất mềm lại thường thắng được cái rất cứng của thiên hạ[xxii]. Nghĩa là nhu nhược thắng cương cường là như thế ấy.

Cổ nhân có nói: “Nuốt đặng cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người”. Và “Khí tượng như chim phụng hoàng liệng trên mây xanh thì những lợi hại cỏn con không động được tâm nữa”[xxiii].

*

Phần đông người ngày nay quen dùng cường lực nên cho những tư tưởng, những cử chỉ như trên là một sự yếu hèn khiếp nhược.

Người xưa, trái lại cho sự điềm đạm là triệu chứng của sự mạnh mẽ hùng dũng nhất của tâm hồn. Họ cho “nhu trung hữu cang” mà “cang trung hữu nhược”[xxiv]. Triết học kinh Dịch, nền tảng của tất cả triết học Á-Đông cổ, cho rằng trong trời đất không sự gì vật gì, mà không hàm chứa mâu thuẫn nơi trong. Cái đạo Cương nhu, Thánh nhân thường ví với cái đạo lửa nước. Lửa là cương đạo. Nước là nhu đạo. Đạo xử thế người xưa đã được bàn vỡ lẽ trong hai quẻ này vậy: quẻ Ly và quẻ Khảm.

Quẻ Ly, hai hào dương bao ngoài, còn hào chính trung là hào âm, nghĩa là “ngoại thực nhi trung hư”[xxv], “thể nó là âm mà dụng nó là dương”[xxvi], còn cái tượng nó là lửa.

Quẻ Khảm, hai hào âm bao ngoài, còn hào chính trung là hào dương, nghĩa là “ngoại hư nhi trung thực”[xxvii], “thể nó là dương mà dụng nó là âm”, còn cái tượng nó là nước.

Tâm lý học đương thời gọi đó là trạng thái lưỡng cực (ambivalence) và cũng nhìn nhận cái lẽ mâu thuẫn đã nói trên trong kinh Dịch. Họ nhận rằng hễ bên ngoài mà thô bạo cương cường bao nhiêu đó là biểu hiện của sự hèn yếu bạc nhược của bên trong bấy nhiêu. Có đúng như vậy: bạo động là con đẻ của cái sợ, nghĩa là của một tâm hồn yếu đuối, không làm chủ được mình. Trái lại, những kẻ đứng trước những khiêu khích thậm tệ mà vẫn thản nhiên, trầm tĩnh ung dung như không có việc gì, người ấy bên trong có một sức mạnh hùng dũng phi thường… Bởi vậy, người xưa cho rằng sự dùng bạo lực “tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh” là cái dũng của kẻ thất phu, còn “thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không giận”, ung dung bình tĩnh… đó là cái dũng của thánh nhân.

*

Điền Quang, vì thái tử Đan, lựa cho một người dũng sĩ để đi hành thích Tần Thủy Hoàng… Thái tử Đan nói: “Nghe tiên sinh là người trí dũng kiêm toàn, có nhiều kỳ kế có thể cứu sống nước Yên không?”. Điền Quang từ chối vì đã già yếu không làm gì được nữa. Đan nói: “Trong chỗ bạn thân với tiên sinh, hiện có người nào trí dũng như tiên sinh lúc còn nhỏ không?”. Quang nói: “Khó lắm! Thái tử thử xem những khách ở trong nhà có mấy người có thể dùng được, bảo ra đây cho tôi xem”. Thái tử Đan liền cho gọi bọn Hạ Phù, Tống Ý, Tần Vũ Dương đến chào Điền Quang.

Điền Quang xem qua một lượt, hỏi rõ họ tên, rồi bảo riêng với Thái tử: “Tôi xem những người khách của thái tử không người nào dùng được cả. Hạ Phù là người máu hăng, giận thì mặt đỏ. Tống Ý là người khí hăng, giận thì mặt xanh. Tần Vũ Dương là người cốt hăng, giận thì mặt trắng. Tức giận mà hình lộ ra mặt để cho người ta biết, thì làm sao nên được việc lớn. Tôi có biết một người gọi là Kinh Kha, thật là một người thần dũng. Mừng giận không hiện ra mặt, điềm đạm phi thường… Tôi tin rằng người ấy hơn những người này xa…”

*

Lối xem người của Điền Quang thật là tinh lắm. Đó là nhận thấy được tới chỗ “trung thực nhi ngoại hư” mà “ngoại thực nhi trung hư” vậy.

Người ta ở đời thường lại không thông lẽ ấy, cho nên cái gì bạo động, hống hách, kiêu ngạo, khiêu khích… là biểu hiện của sự mạnh mẽ bên trong. Thật là một sự hiểu biết nông nổi không biết chừng nào.

Ta há không thấy những bậc đại hiền bên trong đầy đủ… thường tư cách khiêm cung nhã nhặn một cách tự nhiên, trái lại, những kẻ thấp kém bên trong, học lực tầm thường thì bề ngoài thích khoe khoang, chưng dọn! Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.

*

Người xưa, rất thâm hiểu lẽ ấy nên mới có câu chuyện ngụ ngôn sau:

“Kỷ Tỉnh Tử lãnh phần tập gà đá độ cho vua.

“Được mười ngày, hỏi thăm, Kỷ Tỉnh Tử nói: “Chưa! Gà còn kiêu khí!”

“Mười ngày nữa, hỏi thăm. Tỉnh Tử nói: “Chưa! Gà còn gáy đáp với gà khác. Thấy gà khác, còn biết cảm động.”

“Mười ngày sau nữa, hỏi thăm, Tỉnh Tử cũng nói: “Nó còn thanh khí, hăng hái lắm.”

“Mười ngày nữa, lại hỏi thăm, thì Tỉnh Tử nói: “Được rồi! Nghe tiếng và thấy mặt đồng loại của nó, nó không còn biết cảm động nữa. Nó nay như khúc gỗ rồi. Không còn gà nào đối đầu với nó nổi nữa.”[xxviii]

*

Ta thấy rõ: còn dùng bạo lực là vì bên trong còn khiếp đảm. Người mà thắng được cái tinh thần khiếp đảm bên trong thời mới giữ được vẻ ung dung trầm tĩnh bên ngoài. Tên trộm kia sở dĩ gây nên tội giết người nào nó muốn như vậy, mà vì hốt hoảng nên đột nhiên mới dùng đến thủ đoạn sát nhân. Bạo động là con đẻ của cái sợ. Nó là sức mạnh của những tâm hồn yếu đuối. Người ta mà chưa giải thoát được cái sợ… thì chớ mong bàn đến sự điềm tĩnh làm gì.

Thử giở lịch sử ra xem sẽ thấy: trong các cuộc cách mạng, sở dĩ có những tàn bạo ghê hồn đều do cái sợ mà ra cả.

Những kẻ bị cái sợ ám ảnh thường rất dễ trở nên những người tàn bạo, như các nhà độc tài xưa nay vậy. Vụ tàn sát khổng lồ mà lịch sử cách mạng Pháp thường gọi là Massacre de Septembre năm 1792, rùng rợn bạo ác đến bực nào, nguyên do vì đâu, nếu không phải vì sự hốt hoảng của dân chúng Pháp trước cái họa ngoại xâm mà gây ra không?

*

Tóm lại, người điềm tĩnh không phải người nhu nhược, theo cái nghĩa người ta thường hiểu là bạc nhược đâu… Sự thật, chính là người dũng mãnh nhất đời… Và bởi họ là người bên trong cương cường nhất, nên bên ngoài bao giờ cũng thích dùng sự dịu mềm nhất như trước đây đã bàn đến quẻ Khảm.

Dùng phép “nhu nhược” để thắng “cương cường” cần phải có tinh thần điềm tĩnh nhất mới sử dụng nổi. Bởi vậy người xưa mới bảo: “Trong thiên hạ không chi mềm yếu hơn nước, thế mà đánh đổ sự cứng rắn không chi hơn đó được… Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ đều biết, nhưng không sức làm nổi”.[xxix]

Người ta ai cũng có lòng tự trọng, không ai muốn ai chạm đến lòng tự ái của mình. Cho nên dùng bạo động thì tàn bạo ắt sanh ra. Lấy oán mà báo oán thì oán oán chấp chồng, lẽ dĩ nhiên nó phải vậy. Dùng nhu thuật, tức là tránh sự đụng chạm đến lòng tự ái của người.

Gandhi giải thích nó như thế nầy: “Phải có hai người mới có thể tranh đấu với nhau được. Hai bên cũng phải bằng lòng với nhau mới có thể chiến đấu với nhau: Sự kháng cự của người bị hiếp là điều kiện cần thiết để cho kẻ hiếp người kia có chỗ hiếp được. Chính họ tấn công vào sức kháng cự ấy. Bởi vậy, bất kỳ là ai trong hai chiến sĩ, có thể, lúc nào cũng đặng, làm ngưng cuộc chiến đấu. Họ chỉ từ chối không kháng cự thì bên đối phương không chỗ vịn vào mà chiến đấu được nữa…

“Nếu tôi đánh anh một bạt tai bên má mặt, mà anh đánh tôi lại một bạt tai… thế thì tranh đấu bắt đầu ký kết với nhau rồi: chúng ta một mất một còn với nhau. Trái lại, nếu anh đưa má bên trái cho tôi và nói: “Đây, cho phép anh đánh luôn một bạt tai nữa tôi chịu sự nhục nhã đau đớn ấy để tỏ cho anh thấy sự lầm lỗi của anh đấy”, thì chắc chắn cánh tay tôi không còn cử động nữa… sự giận dữ tiêu tan nhường chỗ cho sự khủng khiếp và hết khủng khiếp đến suy nghĩ…”[xxx]

Chính Napoléon còn phải nói: “Điều mà tôi thán phục nhất trong đời là sự bất lực của sức mạnh để tổ chức. Trong đời chỉ có hai sức mạnh thôi: Lưỡi gươm và tinh thần. Lâu dần, lưỡi gươm cũng bị tinh thần đánh bại”.[xxxi]

*

Dùng “nhu” để thắng “cang” tức là nhường nhịn lánh mình để làm cho cái đà tấn công của đối phương phải sa vào chỗ không không… như gặp phải “chiếc thuyền không” của Trang-Tử.[xxxii]

*

Phép đấu vũ của Nhật, thường gọi là Nhu-đạo (Judo), chính dùng nguyên tắc nầy làm căn bản: lấy “hư” để thắng “thực”, lấy “nhu” để thắng “cang”… Phép đấu vũ nầy ta phải nhìn nhận là “bá chiến bá thắng”. Thật vậy, sức mạnh của một quả đấm căn cứ nơi đâu mà có? Chắc chắn nếu không có một vật nào hứng chịu nó thì không lấy đâu mà biết được nó là sức mạnh. Bởi vậy, nguyên tắc của Nhu-đạo là: Không chống lại với cái đà tấn công bên địch để cho sức mạnh ấy không chỗ chịu đựng mà phải mất trớn… và mất luôn cả sự thăng bằng. Bây giờ, mình chỉ dùng một chút sức mọn thôi cũng đủ làm cho bên địch thất bại như trở bàn tay. Phàm đấu vũ với tay sành Nhu-đạo mà càng dùng sức mạnh chừng nào lại càng nguy hiểm cho tánh mạng mình chừng nấy.

*

Tuy nhiên, dùng nhu cũng không phải là một vấn đề tuyệt đối[xxxiii]. Lạn Tương Như đối với Liêm Pha thì dùng Nhu-đạo, nhưng đối với vua Tần thì lại dùng đến cương đạo một cách triệt để… Chấp kinh cũng phải biết tùng quyền.

Như tôi đã nói trước đây, dùng đến đạo “nhu” chỉ có những ai đã hoàn toàn làm chủ lấy mình rồi, những kẻ đã đạt đến cái tinh thần đại dũng[xxxiv] mới có thể làm nổi mà không phải thất bại. Chưa phải là bực đại dũng… mà bắt chước làm theo theo cái làm của người đại dũng… có khi chỉ là một việc trò hề: “Thân dê mà lốt cọp, thấy chó sói thì run mà thấy cỏ thì thích”.

*

Lại cũng có khi nguy nữa là khác.

Tử Sản, lúc bịnh trọng, căn dặn con là Thái Thúc: “Chừng ta chết rồi, chắc là ngươi sẽ cầm quyền chánh trị. Chỉ có bậc đại đức mới có thể dùng được khoan chánh mà phục dân. Còn kỳ dư, hay hơn phải dùng nghiêm chánh. Lửa nóng, dân sợ nên bị chết thiêu ít; nước mát, dân lờn nên phải chết chìm nhiều. Dùng khoan chánh mà trị dân thật khó cho người.”

Tử Sản chết, Thái Thúc lên cầm quyền, dùng khoan chánh, không nỡ dùng nghiêm chánh. Trong nước trộm cướp nổi lên, chận bắt hành khách lối đầm Hoàn bồ.

Thái Thúc ăn năn nói: “Nếu tôi sớm nghe theo Tử Sản thì họa hại không đến nỗi nầy”. Bèn đem binh tận sát bọn cướp Hoàn bồ. Trong nước dứt đạo tặc.

*

Khổng Tử nói: Hay lắm! Dùng khoan chánh thì dân dễ ngươi; dân dễ ngươi phải dùng nghiêm chánh mà trị nó. Dùng nghiêm chánh thì dân khổ sở; dân khổ sở, phải dùng khoan mà cứu nó. Khoan dùng chế nghiêm, nghiêm dùng chế khoan, thì Chánh trị mới được điều hòa.[xxxv]

*

Bấy nhiêu đủ cho ta thấy, dùng cương hay nhu trong việc trị quốc, bình thiên hạ… đâu phải là việc dễ… và không phải ai cũng làm được.

Đừng làm như người đàn bà rất xấu xí kia… cùng ở một xóm với nàng Tây Thi… Tây Thi, người nước Việt, nổi tiếng là đẹp nhất một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi đau, nàng ôm bụng nhăn mặt thì vẻ đẹp lại càng thêm mặn mà không thể tả. Chị đàn bà xấu xí thấy vậy, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng và nhăn mặt; người làng trông thấy, tưởng thấy ma quỷ hiện hình… Nhà giàu thì đóng chặt cửa lại, không dám ra; nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn.[xxxvi]

*

Cũng đừng làm như người thợ đá kia… Có một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng đá trong có ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô chừng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Anh thợ đá thấy thế, lấy làm thích chí cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: Đá nào trong cũng có ngọc. Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa. Anh ta vừa mất của vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.

*

Trong đạo xử thế, biết mình là bước đầu tiên cần thiết nhứt. Trong binh thơ Tôn Tử có câu: “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng”. Biết mình, biết người thì trăm trận, trăm thắng. Mà biết mình là điều kiện đầu tiên trong đạo tranh đấu và chiến thắng vậy.

Thái Thúc không biết mình, muốn dùng khoan chánh như Tử Sản nên bị trộm cướp nổi lên…

Mình chưa phải có cái sắc đẹp tuyệt trần như nàng Tây Thi, thì đừng bắt chước nhăn mặt như Tây Thi mà làm trò hề cho thiên hạ…

Mình chưa có con mắt nhận được ngọc trong đá như anh thợ ngọc chuyên môn kia, thì đừng có bắt chước làm anh thợ ngọc chuyên môn mà phải cùng quẫn khổ sở…

Toàn là vì không biết mình mà ra nông nỗi ấy…

*

Tại sao không biết làm như người nước Lỗ kia: Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà.

Một đêm, mưa to gió lớn, nhà người đàn bà đổ, bèn sang xin ngủ nhờ… Người láng giềng đóng cửa không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói: “Ngươi sao bất nhân thế? Không cho ta vào!”.

Người láng giềng đáp: “Ta nghe đàn ông đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay người còn trẻ mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không thể cho người vào ngủ trọ được”.

Người đàn bà nói: “Ngươi sao không làm như Liễu Hạ Huệ, ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì”.

Người láng giềng nói: “Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, chứ ta đây chưa thế được. Vì ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ thì thà rằng ta không cho ngươi vào mà ta cũng giữ không tai tiếng gì như ông Liễu Hạ Huệ. Thế là ta không làm như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ vậy”.

Khổng Tử nghe câu chuyện ấy nói: “Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ, chưa ai giống được người nước Lỗ nầy. Mong làm điều rất phải, không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là người khôn”.

Sức chứa của lòng người phải biết cho nó có hạn. Có người rất liêm khiết, nhưng sức chứa của lòng liêm khiết chỉ chịu đựng nổi đến năm ngàn đồng là cùng. Dưới số đó, không làm sao cám dỗ họ được, nhưng hơn số đó, họ bị sa ngã ngay. Bởi vậy có người cho làm chức hương cả thì không thèm làm mà cho làm cai tổng thì làm.

Hiếm kẻ với số bạc năm bảy muôn đồng thì vẫn thản nhiên như không: họ vẫn là một người bạn trung thành và luôn luôn liêm sỉ. Nhưng gặp phải số bạc tám chín muôn đồng thì lại thành gian hùng phản bội. Bởi thế mới có kẻ ngày nay là một bực trung nghĩa mà ngày mai là một tên phản tặc. Tào Tháo khi còn làm một tên tiểu tướng là một trang trung nghĩa mà khi trong tay cầm cả quyền hành thiên hạ lại trở thành một kẻ đại gian đại ác…

Kẻ đạo đức, quân tử mà phải sa ngã, buôn dân bán nước nào đâu phải vì họ giả dối… mà là vì họ không lượng trước cái sức chứa của lòng đạo đức họ là bao nhiêu…

*

Bước đầu của sự khôn ngoan là biết mình. Chưa phải là người đại dũng mà cố bắt chước làm cái làm của người đại dũng… thế nào cũng hỏng việc… lại còn nguy hiểm cho mình và cho người là khác nữa.

Bình luận