Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thuật Xử Thế Của Người Xưa

Có Tài Mà Cậy Chi Tài

Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần

“Khôn, mà làm như ngu,

mới là khôn kín”.

Lữ Khôn

ÔNG KHỔNG TỬ ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Châu hỏi Lễ ông Lão Tử…

Khi đưa Khổng Tử ra về, Lão Tử có nói: “Tôi nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Tôi tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn Ngài một lời nói vậy: “Nầy, phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh sâu sắc, xét nét mà có khi đến phải thiệt mạng, đều là vì hay chê bai biếm nhẽ, nghị luận tâm sự người ta cả; những kẻ biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi phải khổ đến thân, đều là kẻ hay bươi móc phơi bày cái xấu cái dở người ta ra”.

Khổng Tử cúi đầu thưa: “Vâng. Tôi xin nghe lời dạy bảo ấy”.

Lão Tử nói tiếp: “Tôi nghe rằng: Nhà buôn giỏi, khéo chứa của quý thì làm như người không có gì. Người quân tử thanh đức, dung mạo như người ngu. Ngài nên bỏ cái kiêu khí và đa dục, cái sắc thái và dâm chí của Ngài đi. Nó không lợi gì cho cái thân ngài cả”.[vi]

*

Thật đây là một bài học xử thế thâm trầm, sâu sắc không biết chừng nào.

Có của quý mà khoe là vời hại đến cho thân mình. Có tài giỏi mà khoe là vời họa đến cho thân mình… Của quý, tài hay, sắc đẹp… là những điều mà ai ai cũng muốn. Muốn mà không đặng thì ganh. Ganh thì tìm cách mà làm hại cho đã lòng đố kỵ… Đó là lẽ dĩ nhiên nó phải vậy.

“Có Tài mà cậy chi tài,

Chữ Tài liền với chữ Tai một vần…”.

Tào Tháo có lập một sở hoa viên. Lập rồi, đến xem không chê mà cũng không khen, chỉ viết một chữ hoạt rồi ra đi, không ai rõ ý gì cả.

Dương Tu nói: “Trong cửa mà viết chữ hoạt thành ra chữ khoát có nghĩa là rộng. Thừa tướng chê cửa nầy rộng”. Thợ bèn sửa nhỏ lại một tí. Tào Tháo đến xem, cả mừng hỏi: “Ai mà biết ý ra hay vậy?”. Kẻ tả hữu thưa: “Ấy là Dương Tu”.

Tháo nghe nói, khen, nhưng trong lòng không thích…

Lại có một khi ngoài ải Bắc đem dưng một thố cơm rượu, Tháo bèn đề nơi nắp thố: “Nhứt hiệp tô”. Rồi để trên ghế.

Dương Tu vào thấy ba chữ ấy, liền dỡ ra, lấy muỗng múc mà chia cho mỗi người một muỗng. Ăn rồi, Tháo ra hỏi: “Vì ý gì vậy?”. Tu thưa: “Trên thố ấy, Thừa tướng đề rõ ràng: “Nhứt hiệp tô”, nghĩa là “Nhứt nhơn nhất khẩu tô”, mỗi người một miếng cơm rượu, cho nên tôi vâng lời Thừa tướng”.

Tháo khen, nhưng trong lòng đã ghét…

Tháo thường hay sợ thích khách, nên dặn kẻ hầu hạ: “Khi ta ngủ, bây đừng lại gần, vì ta chiêm bao hay giết người”.

Một ngày kia Tháo đương ngủ ngày, rớt mền. Có một tên hầu cận lật đật lấy mền mà đắp lại. Tháo ngồi dậy rút gươm chém quách rồi liền lên nằm ngủ lại, giây lâu mới thức dậy, giả giờ thất kinh nói: “Vậy chứ ai giết kẻ hầu cận của ta?”. Mấy người kia cứ thiệt mà trả lời. Tháo khóc ròng, khiến chôn cất tử tế, ai ai cũng đều tin Tào Tháo thiệt chiêm bao giết người. Dương Tu biết ý Tào Tháo, cho nên khi chôn tên hầu cận ấy, bèn chỉ cái hòm nói: “Không phải thừa tướng chiêm bao, mà chính mi chiêm bao đấy?”.

Tháo hay đặng thì lại càng ghét lắm.

…Tháo đóng binh nơi Tà cốc đã lâu ngày, muốn tấn binh thì bị Mã Siêu ngăn đón, tới không nổi, muốn thối binh lại e người bên Thục chê cười… Trong lòng đương dụ dự, xảy người nấu ăn bưng lên dưng một tô canh thịt gà. Tháo thấy có gân gà, cầm lên ăn. Đang ngẫm nghĩ thì Hạ hầu Đôn bước vào xin cho tiếng khẩu hiệu trong đêm nay. Tháo nghe nói liền ra khẩu hiệu: “Gân gà, gân gà”.

Hạ hầu Đôn vâng lệnh ra truyền cho các quan đêm nay khẩu hiệu: gân gà.

Hành quân chủ bộ là Dương Tu khi nghe truyền hai tiếng khẩu hiệu gân gà thì khiến quân của mình sắm sửa đồ hành trang đặng có trở về.

Có người vào báo cho Hạ hầu Đôn. Đôn cả kinh cho mời Dương Tu đến trại mà hỏi: “Sao ông lại khiến sắm sửa đồ hành trang vậy?”. Tu nói: “Lấy theo lời khẩu hiệu đêm nay của Ngụy Vương, thì ý Ngụy Vương sẽ lui binh nội ngày mai. Gân gà là ăn nó không có thịt, mà bỏ thì tiếc nó có mùi. Nay tấn binh thì thắng không nổi, còn thối đi thì e tiếng thiên hạ cười. Song ở đây hoài cũng vô ích, thì bằng về phứt đi. Nội ngày mai ắt là Ngụy Vương rút binh chớ chẳng không. Vậy tôi khiến sắm sửa lần, để ngày mai khỏi chộn rộn”.

Đôn khen: “Ông thật là thông minh, biết trong tim đen của Ngụy Vương”. Bèn khiến quân mình cũng sắm sửa đồ hành trang nữa. Các tướng thấy vậy đều bắt chước sắm sửa lo về.

Đêm ấy, Tào Tháo lo lắng nằm ngủ không yên, bèn xách búa đi tuần các trại. Thấy trại Hạ hầu Đôn đều sắm sửa lo về. Tháo lấy làm lạ, vội vàng trở về, khiến đòi Hạ hầu Đôn lại hỏi: “Vì cớ gì, binh lính sắm sửa hành trang lo về, chưa có lịnh của ta?”. Hầu Đôn thưa: “Hành quân chủ bộ Dương Tu đã biết trước trong lòng của Đại Vương”, Tào Tháo cho đòi Dương Tu đến hỏi: “Sao mi dám bày điều mà làm loạn lòng quân?”. Bèn kêu đao phủ thủ khiến dẫn ra chém, lấy thủ cấp bêu lên làm hiệu lịnh ngoài cửa ngọ môn.

*

Bảo rằng: Sao dám bày điều làm loạn lòng quân, chỉ là có cái cớ để đem Dương Tu ra chém. Sự thật cái ý chém Dương Tu đã ngấm ngầm trong lòng Tháo lâu rồi. Ngay buổi ban đầu, lúc sửa cửa ở hoa viên, cái thông minh của Dương Tử đã làm khó chịu Tháo rồi… Chính ngày ấy Dương Tu đã tự lên bản án chém đầu mình… Chẳng phải riêng gì Tháo, cái lòng đố kỵ ấy nó ở trong thâm tâm của tất cả mọi người; không ai mà ưa có người thông minh hơn mình, nhứt là lại hay khoe cái khôn ấy.

Thông minh như Dương Tu, thế mà không biết giữ mình được toàn thân, thật không bằng một kẻ ngu “Người buôn giỏi khéo giữ của quý, thì làm như người không có gì… Người quân tử có thanh đức, dung mạo như người bạn…”.

*

Lưu Huyền Đức lúc ở chung với Tào Tháo tại triều thường lo phòng Tào Tháo hại. Thường ngày ông ra sau vườn mà trồng rau, tự tay bón phân tưới cây…

Quan và Trương nói: “Sao anh không lưu tâm về việc thiên hạ đại sự, lại học làm những việc của tiểu nhân. Ý gì vậy?”.

Huyền Đức nói: “Ấy chẳng phải chỗ hai em biết đặng”.

Hai người không dám hỏi nữa.

Ngày kia, Huyền Đức đang tưới rau sau vườn thì có lệnh Tào Tháo đến mời…

Huyền Đức cả sợ, hỏi: “Việc chi gấp vậy?”.

Các tướng trả lời không biết. Ông bèn theo vào phủ ra mắt Tào Tháo.

Tào Tháo gặp Lưu Huyền Đức, cười bảo: “Ông ở nhà đã làm nên việc lớn dữ a!”.

Huyền Đức thất sắc, Tháo cầm tay Huyền Đức dắt thẳng ra sau vườn “Huyền Đức học làm vườn có khi nực lắm!”. Huyền Đức nghe nói mới an lòng, liền đáp: “Không chuyện chi, nên phải làm cho giải khuây đó thôi!”.

Khi ra sau tiểu đình thì thấy đã sẵn bày đồ đạc và chén.

Tháo nói: “Tôi thấy nhành mai đơm bông thơ thới thì nhớ đến lúc đi đánh Trương Tú, dọc đường hết nước, tướng sĩ đều khát. Tôi mới bày ra một chước “vọng mai chỉ khát” lấy roi chỉ tới mà rằng: “Trước mặt có rừng mai kia kìa!”. Quân sĩ nghe nói, ai nấy đều đổ nước miếng mà hết khát nước. Nay thấy cây mai này, chẳng lẽ mà không thưởng cho vui, vậy mới đặt rượu ngon, mời sứ quân đến vui vầy một tiệc”.

Hai người cùng ngồi ngang nhau mà ăn uống vui vầy. Rượu vừa nửa chừng, bỗng đâu mây đen kéo tới, dông gió ào ào. Quân sĩ chỉ rằng: “Rồng lấy nước kia kìa!”.

Tào Tháo và Huyền Đức ra xem. Tháo mới hỏi Huyền Đức.

– “Sứ quân biết rồng biến hóa thế nào chăng?”.

Huyền Đức thưa: “Chưa biết rõ lắm”.

Tào Tháo nói: “Tánh rồng hay lớn hay nhỏ, hay thăng hay ẩn; khi lớn thì làm mây mưa sa mù, khi nhỏ thì ẩn bóng giấu hình. Thăng thì bay tung nơi vũ trụ, ẩn lộn thì núp dưới ba đào. Nay lúc mùa xuân, rồng nương theo thời mà biến hóa cũng như người đắc chí tung hoành trong bốn bể vậy. Rồng là một vật sánh đặng với bực anh hùng trên đời. Huyền Đức trải khắp bốn phương đã lâu, có lẽ biết đặng anh hùng trong đời này. Xin chỉ ra thử xem”.

Huyền Đức nói: “Bị tôi, con mắt thịt, lẽ đâu biết đặng anh hùng”.

Tào Tháo nói: “Chớ có khiêm nhường chi cho thái quá!”.

Huyền Đức nói: “Tôi nhờ Ngài giúp sức nên mới đặng làm quan tại trào, còn anh hùng trong thiên hạ, thật chưa biết đặng”.

Tào Tháo nói: “Tuy chưa biết mặt nhưng cũng biết danh chứ!”.

Huyền Đức chỉ Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Kiển Thăng, Tôn Bá Phù, Lưu Quí Ngọc… Tháo đều lắc đầu, chê là lục lục thường tài. Huyền Đức bèn nói: “Ngoài bọn ấy, thì thật tôi không biết ai nữa cả”.

Tào Tháo nói: “Hễ đấng anh hùng thì trong dạ có chí lớn, bụng có mưu hay, gồm giấu máy vũ trụ, có chí nuốt trời mửa đất, mới thật anh hùng”.

Huyền Đức nói: “Ai mà sánh đặng điều ấy? Tôi thật không hiểu nổi”.

Tào Tháo lấy tay chỉ Huyền Đức, rồi lại chỉ mình mà rằng: “Nay đấng anh hùng trong thiên hạ duy có sứ quân cùng Tháo mà thôi”.

Huyền Đức nghe nói thất kinh, đôi đũa cầm trong tay bỗng rớt xuống đất. Lúc bấy giờ trời đang mưa lớn, sấm sét nổ rền. Huyền Đức thủng thẳng cúi đầu lượm đũa mà rằng: “Một tiếng oai sấm mà đến đỗi nầy!”.

Tào Tháo cười, nói: “Đại trượng phu cũng sợ sấm nữa à!”.

Huyền Đức nói: “Đến đỗi Thánh nhơn nghe sấm to gió lớn còn đổi sắc, có lẽ nào chẳng sợ”.

Tào Tháo nghe nói yên lòng, không còn nghi Huyền Đức là có đại chí.

Mãn tiệc Huyền Đức ra về. Đem chuyện rớt đũa nói lại cho Quan, Trương nghe. Quan, Trương hỏi: “Ý gì vậy?”. Huyền Đức nói: “Ta học làm vườn là có ý muốn làm cho Tào Tháo biết ta không có chí lớn. Chẳng dè Tháo lại gọi ta là anh hùng, nên ta thất kinh rớt đũa, làm bộ dối rằng sợ sấm… để Tháo không nghi là ta có đởm lược anh hùng”. Quan, Trương đều nói: “Anh thật cao kiến, chúng em không sao hiểu kịp”.

*

Nhờ thế, Huyền Đức mới thoát khỏi tay Tào Tháo mưu hại.

*

Người như thế mà có lúc cũng sơ ý để lộ chí mình, xuýt nguy đến thân. Lúc qua ở cùng Lưu Biểu, một ngày kia đi tiểu tiện thấy bắp vế xổ vùng liền sa nước mắt. Lưu Biểu thấy Huyền Đức mặt có hơi khóc, lấy làm lạ hỏi.

Huyền Đức thưa: “Em thuở nay mình chẳng lìa yên, thịt vế đều tan, nay đã lâu lắm chẳng lên lưng ngựa, thịt đùi ấy xổ ra. Ngày tháng đã gần hết, tuổi đã gần già mà sự nghiệp không ra gì hết, cho nên em buồn”.

Lưu Biểu nói: “Anh nghe lúc em còn ở Hứa Xương uống rượu với Tào Tháo nơi vườn mai mà đàm luận anh hùng. Lúc ấy em chỉ hết danh sĩ đời này mà Tào Tháo chẳng chịu, lại nói rằng: “Anh hùng trong thiên hạ này, duy có em với Tào Tháo mà thôi. Sánh quyền lực của Tào Tháo như vậy mà chẳng dám khinh em, thì lo gì công nghiệp chẳng nên”.

Huyền Đức nhân rượu hứng chí đáp:

“Nếu Bị mà có sẵn cơ bổn, thì những bọn lục lục trong thiên hạ nào có lo gì!…”.

Lưu Biểu nghe nói làm thinh, trong lòng không vui. Huyền Đức biết mình đã lỡ lời, bèn giả say, từ tạ lui về quán dịch mà nghỉ… Rồi thừa cơ trốn mất…

*

Hồ Khưu Trượng nhân nói với Tôn Thúc Ngao: “Có ba điều chuốc oán, ông có hiểu chưa?”. Tôn Thúc Ngao nói: “Tôi chưa được biết”. Trương nhân nói: “Tước vị cao, người ta ganh. Quyền thế lớn, người ta ghét. Lợi lộc nhiều, người ta oán”.

Tôn Thúc Ngao nói: “Không phải luôn luôn như thế. Tước vị tôi càng cao, thì tôi càng xử nhún nhường hơn. Quyền thế tôi càng lớn, thì tôi càng ở khiêm cung hơn. Lợi lộc tôi càng nhiều, thì tôi càng chia sớt cho người chung quanh. Như thế làm gì bị thù oán của thiên hạ”.[vii]

Khi Tôn Thúc Ngao bệnh nặng, lúc gần chết kêu con dặn: “Nhà vua muốn phong ta đất. Ta đã chối từ. Sau khi chết, thế nào nhà vua cũng phong cho ngươi. Ta không bằng lòng người lãnh những đất tốt. Nếu phải nhận thì giữa Sở, Việt có ngọn núi không tốt mà tên nó cũng không đẹp, hãy nài miếng đất ấy, thì khỏi sợ ai dòm ngó”.

Tôn Thúc Ngao chết. Vua phong đất cho người con. Y theo lời cha dặn, người con xin phong cho mình miếng đất ấy. Con cháu đời đời giữ nó không mất”.[viii]

*

“Dương Tử sang Tống vào ngủ ở một nhà trọ. Người chủ nhà trọ, có hai cô vợ lẽ. Một người đẹp, một người xấu.

Dương Tử thấy trong nhà ai cũng quý người thiếp xấu, mà khinh người thiếp đẹp, lấy làm lạ hỏi dò thằng trẻ trong nhà trọ.

Thằng nhỏ nói: “Người thiếp đẹp, tự cho là mình đẹp, nên mất đẹp, chúng tôi cũng chẳng nhìn thấy cái đẹp của họ nữa. Người thiếp xấu, tự biết là mình xấu nên không ai nhìn ra cái xấu của họ nữa”.

Dương Tử kêu học trò bảo:

– Các con đâu? Nhớ ghi lấy: “Giỏi mà không làm cho người ta thấy cái giỏi của mình, đi đâu mà chẳng được người yêu!”.[ix]

Epictète, một hiền giả Hi Lạp, sống một cách bình dị hết sức. Trong nhà ông chỉ có một cái giường cây, cái bàn nhỏ để một ít sách và một cây đèn sắt.

Thế mà một đêm hôm, ăn trộm vào, bưng cây đèn sắt của ông mất.

Sáng ngày, hay ra, ông bèn bảo với các đệ tử:

– “Thằng bợm nầy, rồi đây sẽ cụt hứng”.

Ông bèn cho đi mua cây đèn đất để thay vào. Thật vậy, cây đèn ấy ông giữ mãi suốt đời.

Ông tự trách, tại ông dùng cây đèn sắt mới có giục lòng tham của tên trộm. Lỗi nơi ông, nào đâu lỗi của người trộm kia. “Kẻ đeo ngọc có tội, người trộm ngọc không có tội”.

Người xưa xử với mình rất nghiêm, mà xử với người rất khoan, bởi vậy, suốt đời không gặp họa. “Đừng trọng người hiền là làm cho lòng dân không tranh, không quý của khó đặng là khiến lòng dân không trộm đạo; không khoe điều có thể ham muốn được là khiến lòng người không loạn”.[x]

*

Một nhà văn có nói: “Người ta đau khổ là vì thấy cái hạnh phúc của kẻ khác. Cái khổ của người nghèo ở chỗ đó”.

Có đúng như vậy. Cái đau khổ của đám dân nghèo, thật ra chưa phải cảnh đói rét lầm than của họ, mà chính là cái cảnh xa hoa ngạo nghễ của những kẻ phú quý chung quanh.

*

“Khổng Tử bị vây ở giữa Trần Sái, bảy ngày không cơm ăn.

Thái Công Nhậm đến thăm nói:

– Ông sắp chết chăng?

– Vâng!

– Ông ghét chết chứ?

– Vâng!

– Này! Cây thẳng thường bị chặt trước. Giếng ngọt thường bị cạn trước. Ông chắc là trang sức trí thông minh để kinh sợ kẻ ngu hèn; tu thân để tỏ mình trong hơn người nhơ đục; đi ra ngoài hách dịch, lồ lộ như mặt trời, mặt trăng… Bởi vậy, ông cũng khó mà thoát khỏi cái nguy trước mắt…”.[xi]

… “Kìa như con cáo lớn, beo vằn, sống nương náu nơi rừng sâu núi rậm, núp bóng ở hang cùng hóc hiểm, đêm đi ngày ẩn, tuy đói khát cũng vẫn lẩn lút nơi sông hồ… thế mà cũng không thoát khỏi cái nạn dò, lưới, cạm bẫy… Chúng nó phải tội tình gì? Chỉ vì tại cái bộ da lông mướp đẹp của chúng vời họa hại đến chúng…”.

*

Có của quý, có tài hay… chưa ắt luôn luôn là cái may mắn cho chúng ta vậy!

*

Có người kia, chết chôn chưa được ba ngày… Một tên đạo tặc giữa đêm đào thây lên, lột hết vàng bạc trong mình, rồi lại còn xách búa đập bể mặt bể mồm…

Thù gì dữ vậy? Không! Chỉ vì khi chôn, người ta cho người ấy ngậm viên ngọc quý trong miệng.

Chết rồi, mà cũng không nằm yên được trong mồ…

Số trời ư? Hay là vì ngu dại?

“Khôn, mà làm như ngu,

mới là khôn kín”.

Lữ Khôn

ÔNG KHỔNG TỬ ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Châu hỏi Lễ ông Lão Tử…

Khi đưa Khổng Tử ra về, Lão Tử có nói: “Tôi nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Tôi tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn Ngài một lời nói vậy: “Nầy, phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh sâu sắc, xét nét mà có khi đến phải thiệt mạng, đều là vì hay chê bai biếm nhẽ, nghị luận tâm sự người ta cả; những kẻ biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi phải khổ đến thân, đều là kẻ hay bươi móc phơi bày cái xấu cái dở người ta ra”.

Khổng Tử cúi đầu thưa: “Vâng. Tôi xin nghe lời dạy bảo ấy”.

Lão Tử nói tiếp: “Tôi nghe rằng: Nhà buôn giỏi, khéo chứa của quý thì làm như người không có gì. Người quân tử thanh đức, dung mạo như người ngu. Ngài nên bỏ cái kiêu khí và đa dục, cái sắc thái và dâm chí của Ngài đi. Nó không lợi gì cho cái thân ngài cả”.[vi]

*

Thật đây là một bài học xử thế thâm trầm, sâu sắc không biết chừng nào.

Có của quý mà khoe là vời hại đến cho thân mình. Có tài giỏi mà khoe là vời họa đến cho thân mình… Của quý, tài hay, sắc đẹp… là những điều mà ai ai cũng muốn. Muốn mà không đặng thì ganh. Ganh thì tìm cách mà làm hại cho đã lòng đố kỵ… Đó là lẽ dĩ nhiên nó phải vậy.

“Có Tài mà cậy chi tài,

Chữ Tài liền với chữ Tai một vần…”.

Tào Tháo có lập một sở hoa viên. Lập rồi, đến xem không chê mà cũng không khen, chỉ viết một chữ hoạt rồi ra đi, không ai rõ ý gì cả.

Dương Tu nói: “Trong cửa mà viết chữ hoạt thành ra chữ khoát có nghĩa là rộng. Thừa tướng chê cửa nầy rộng”. Thợ bèn sửa nhỏ lại một tí. Tào Tháo đến xem, cả mừng hỏi: “Ai mà biết ý ra hay vậy?”. Kẻ tả hữu thưa: “Ấy là Dương Tu”.

Tháo nghe nói, khen, nhưng trong lòng không thích…

Lại có một khi ngoài ải Bắc đem dưng một thố cơm rượu, Tháo bèn đề nơi nắp thố: “Nhứt hiệp tô”. Rồi để trên ghế.

Dương Tu vào thấy ba chữ ấy, liền dỡ ra, lấy muỗng múc mà chia cho mỗi người một muỗng. Ăn rồi, Tháo ra hỏi: “Vì ý gì vậy?”. Tu thưa: “Trên thố ấy, Thừa tướng đề rõ ràng: “Nhứt hiệp tô”, nghĩa là “Nhứt nhơn nhất khẩu tô”, mỗi người một miếng cơm rượu, cho nên tôi vâng lời Thừa tướng”.

Tháo khen, nhưng trong lòng đã ghét…

Tháo thường hay sợ thích khách, nên dặn kẻ hầu hạ: “Khi ta ngủ, bây đừng lại gần, vì ta chiêm bao hay giết người”.

Một ngày kia Tháo đương ngủ ngày, rớt mền. Có một tên hầu cận lật đật lấy mền mà đắp lại. Tháo ngồi dậy rút gươm chém quách rồi liền lên nằm ngủ lại, giây lâu mới thức dậy, giả giờ thất kinh nói: “Vậy chứ ai giết kẻ hầu cận của ta?”. Mấy người kia cứ thiệt mà trả lời. Tháo khóc ròng, khiến chôn cất tử tế, ai ai cũng đều tin Tào Tháo thiệt chiêm bao giết người. Dương Tu biết ý Tào Tháo, cho nên khi chôn tên hầu cận ấy, bèn chỉ cái hòm nói: “Không phải thừa tướng chiêm bao, mà chính mi chiêm bao đấy?”.

Tháo hay đặng thì lại càng ghét lắm.

…Tháo đóng binh nơi Tà cốc đã lâu ngày, muốn tấn binh thì bị Mã Siêu ngăn đón, tới không nổi, muốn thối binh lại e người bên Thục chê cười… Trong lòng đương dụ dự, xảy người nấu ăn bưng lên dưng một tô canh thịt gà. Tháo thấy có gân gà, cầm lên ăn. Đang ngẫm nghĩ thì Hạ hầu Đôn bước vào xin cho tiếng khẩu hiệu trong đêm nay. Tháo nghe nói liền ra khẩu hiệu: “Gân gà, gân gà”.

Hạ hầu Đôn vâng lệnh ra truyền cho các quan đêm nay khẩu hiệu: gân gà.

Hành quân chủ bộ là Dương Tu khi nghe truyền hai tiếng khẩu hiệu gân gà thì khiến quân của mình sắm sửa đồ hành trang đặng có trở về.

Có người vào báo cho Hạ hầu Đôn. Đôn cả kinh cho mời Dương Tu đến trại mà hỏi: “Sao ông lại khiến sắm sửa đồ hành trang vậy?”. Tu nói: “Lấy theo lời khẩu hiệu đêm nay của Ngụy Vương, thì ý Ngụy Vương sẽ lui binh nội ngày mai. Gân gà là ăn nó không có thịt, mà bỏ thì tiếc nó có mùi. Nay tấn binh thì thắng không nổi, còn thối đi thì e tiếng thiên hạ cười. Song ở đây hoài cũng vô ích, thì bằng về phứt đi. Nội ngày mai ắt là Ngụy Vương rút binh chớ chẳng không. Vậy tôi khiến sắm sửa lần, để ngày mai khỏi chộn rộn”.

Đôn khen: “Ông thật là thông minh, biết trong tim đen của Ngụy Vương”. Bèn khiến quân mình cũng sắm sửa đồ hành trang nữa. Các tướng thấy vậy đều bắt chước sắm sửa lo về.

Đêm ấy, Tào Tháo lo lắng nằm ngủ không yên, bèn xách búa đi tuần các trại. Thấy trại Hạ hầu Đôn đều sắm sửa lo về. Tháo lấy làm lạ, vội vàng trở về, khiến đòi Hạ hầu Đôn lại hỏi: “Vì cớ gì, binh lính sắm sửa hành trang lo về, chưa có lịnh của ta?”. Hầu Đôn thưa: “Hành quân chủ bộ Dương Tu đã biết trước trong lòng của Đại Vương”, Tào Tháo cho đòi Dương Tu đến hỏi: “Sao mi dám bày điều mà làm loạn lòng quân?”. Bèn kêu đao phủ thủ khiến dẫn ra chém, lấy thủ cấp bêu lên làm hiệu lịnh ngoài cửa ngọ môn.

*

Bảo rằng: Sao dám bày điều làm loạn lòng quân, chỉ là có cái cớ để đem Dương Tu ra chém. Sự thật cái ý chém Dương Tu đã ngấm ngầm trong lòng Tháo lâu rồi. Ngay buổi ban đầu, lúc sửa cửa ở hoa viên, cái thông minh của Dương Tử đã làm khó chịu Tháo rồi… Chính ngày ấy Dương Tu đã tự lên bản án chém đầu mình… Chẳng phải riêng gì Tháo, cái lòng đố kỵ ấy nó ở trong thâm tâm của tất cả mọi người; không ai mà ưa có người thông minh hơn mình, nhứt là lại hay khoe cái khôn ấy.

Thông minh như Dương Tu, thế mà không biết giữ mình được toàn thân, thật không bằng một kẻ ngu “Người buôn giỏi khéo giữ của quý, thì làm như người không có gì… Người quân tử có thanh đức, dung mạo như người bạn…”.

*

Lưu Huyền Đức lúc ở chung với Tào Tháo tại triều thường lo phòng Tào Tháo hại. Thường ngày ông ra sau vườn mà trồng rau, tự tay bón phân tưới cây…

Quan và Trương nói: “Sao anh không lưu tâm về việc thiên hạ đại sự, lại học làm những việc của tiểu nhân. Ý gì vậy?”.

Huyền Đức nói: “Ấy chẳng phải chỗ hai em biết đặng”.

Hai người không dám hỏi nữa.

Ngày kia, Huyền Đức đang tưới rau sau vườn thì có lệnh Tào Tháo đến mời…

Huyền Đức cả sợ, hỏi: “Việc chi gấp vậy?”.

Các tướng trả lời không biết. Ông bèn theo vào phủ ra mắt Tào Tháo.

Tào Tháo gặp Lưu Huyền Đức, cười bảo: “Ông ở nhà đã làm nên việc lớn dữ a!”.

Huyền Đức thất sắc, Tháo cầm tay Huyền Đức dắt thẳng ra sau vườn “Huyền Đức học làm vườn có khi nực lắm!”. Huyền Đức nghe nói mới an lòng, liền đáp: “Không chuyện chi, nên phải làm cho giải khuây đó thôi!”.

Khi ra sau tiểu đình thì thấy đã sẵn bày đồ đạc và chén.

Tháo nói: “Tôi thấy nhành mai đơm bông thơ thới thì nhớ đến lúc đi đánh Trương Tú, dọc đường hết nước, tướng sĩ đều khát. Tôi mới bày ra một chước “vọng mai chỉ khát” lấy roi chỉ tới mà rằng: “Trước mặt có rừng mai kia kìa!”. Quân sĩ nghe nói, ai nấy đều đổ nước miếng mà hết khát nước. Nay thấy cây mai này, chẳng lẽ mà không thưởng cho vui, vậy mới đặt rượu ngon, mời sứ quân đến vui vầy một tiệc”.

Hai người cùng ngồi ngang nhau mà ăn uống vui vầy. Rượu vừa nửa chừng, bỗng đâu mây đen kéo tới, dông gió ào ào. Quân sĩ chỉ rằng: “Rồng lấy nước kia kìa!”.

Tào Tháo và Huyền Đức ra xem. Tháo mới hỏi Huyền Đức.

– “Sứ quân biết rồng biến hóa thế nào chăng?”.

Huyền Đức thưa: “Chưa biết rõ lắm”.

Tào Tháo nói: “Tánh rồng hay lớn hay nhỏ, hay thăng hay ẩn; khi lớn thì làm mây mưa sa mù, khi nhỏ thì ẩn bóng giấu hình. Thăng thì bay tung nơi vũ trụ, ẩn lộn thì núp dưới ba đào. Nay lúc mùa xuân, rồng nương theo thời mà biến hóa cũng như người đắc chí tung hoành trong bốn bể vậy. Rồng là một vật sánh đặng với bực anh hùng trên đời. Huyền Đức trải khắp bốn phương đã lâu, có lẽ biết đặng anh hùng trong đời này. Xin chỉ ra thử xem”.

Huyền Đức nói: “Bị tôi, con mắt thịt, lẽ đâu biết đặng anh hùng”.

Tào Tháo nói: “Chớ có khiêm nhường chi cho thái quá!”.

Huyền Đức nói: “Tôi nhờ Ngài giúp sức nên mới đặng làm quan tại trào, còn anh hùng trong thiên hạ, thật chưa biết đặng”.

Tào Tháo nói: “Tuy chưa biết mặt nhưng cũng biết danh chứ!”.

Huyền Đức chỉ Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Kiển Thăng, Tôn Bá Phù, Lưu Quí Ngọc… Tháo đều lắc đầu, chê là lục lục thường tài. Huyền Đức bèn nói: “Ngoài bọn ấy, thì thật tôi không biết ai nữa cả”.

Tào Tháo nói: “Hễ đấng anh hùng thì trong dạ có chí lớn, bụng có mưu hay, gồm giấu máy vũ trụ, có chí nuốt trời mửa đất, mới thật anh hùng”.

Huyền Đức nói: “Ai mà sánh đặng điều ấy? Tôi thật không hiểu nổi”.

Tào Tháo lấy tay chỉ Huyền Đức, rồi lại chỉ mình mà rằng: “Nay đấng anh hùng trong thiên hạ duy có sứ quân cùng Tháo mà thôi”.

Huyền Đức nghe nói thất kinh, đôi đũa cầm trong tay bỗng rớt xuống đất. Lúc bấy giờ trời đang mưa lớn, sấm sét nổ rền. Huyền Đức thủng thẳng cúi đầu lượm đũa mà rằng: “Một tiếng oai sấm mà đến đỗi nầy!”.

Tào Tháo cười, nói: “Đại trượng phu cũng sợ sấm nữa à!”.

Huyền Đức nói: “Đến đỗi Thánh nhơn nghe sấm to gió lớn còn đổi sắc, có lẽ nào chẳng sợ”.

Tào Tháo nghe nói yên lòng, không còn nghi Huyền Đức là có đại chí.

Mãn tiệc Huyền Đức ra về. Đem chuyện rớt đũa nói lại cho Quan, Trương nghe. Quan, Trương hỏi: “Ý gì vậy?”. Huyền Đức nói: “Ta học làm vườn là có ý muốn làm cho Tào Tháo biết ta không có chí lớn. Chẳng dè Tháo lại gọi ta là anh hùng, nên ta thất kinh rớt đũa, làm bộ dối rằng sợ sấm… để Tháo không nghi là ta có đởm lược anh hùng”. Quan, Trương đều nói: “Anh thật cao kiến, chúng em không sao hiểu kịp”.

*

Nhờ thế, Huyền Đức mới thoát khỏi tay Tào Tháo mưu hại.

*

Người như thế mà có lúc cũng sơ ý để lộ chí mình, xuýt nguy đến thân. Lúc qua ở cùng Lưu Biểu, một ngày kia đi tiểu tiện thấy bắp vế xổ vùng liền sa nước mắt. Lưu Biểu thấy Huyền Đức mặt có hơi khóc, lấy làm lạ hỏi.

Huyền Đức thưa: “Em thuở nay mình chẳng lìa yên, thịt vế đều tan, nay đã lâu lắm chẳng lên lưng ngựa, thịt đùi ấy xổ ra. Ngày tháng đã gần hết, tuổi đã gần già mà sự nghiệp không ra gì hết, cho nên em buồn”.

Lưu Biểu nói: “Anh nghe lúc em còn ở Hứa Xương uống rượu với Tào Tháo nơi vườn mai mà đàm luận anh hùng. Lúc ấy em chỉ hết danh sĩ đời này mà Tào Tháo chẳng chịu, lại nói rằng: “Anh hùng trong thiên hạ này, duy có em với Tào Tháo mà thôi. Sánh quyền lực của Tào Tháo như vậy mà chẳng dám khinh em, thì lo gì công nghiệp chẳng nên”.

Huyền Đức nhân rượu hứng chí đáp:

“Nếu Bị mà có sẵn cơ bổn, thì những bọn lục lục trong thiên hạ nào có lo gì!…”.

Lưu Biểu nghe nói làm thinh, trong lòng không vui. Huyền Đức biết mình đã lỡ lời, bèn giả say, từ tạ lui về quán dịch mà nghỉ… Rồi thừa cơ trốn mất…

*

Hồ Khưu Trượng nhân nói với Tôn Thúc Ngao: “Có ba điều chuốc oán, ông có hiểu chưa?”. Tôn Thúc Ngao nói: “Tôi chưa được biết”. Trương nhân nói: “Tước vị cao, người ta ganh. Quyền thế lớn, người ta ghét. Lợi lộc nhiều, người ta oán”.

Tôn Thúc Ngao nói: “Không phải luôn luôn như thế. Tước vị tôi càng cao, thì tôi càng xử nhún nhường hơn. Quyền thế tôi càng lớn, thì tôi càng ở khiêm cung hơn. Lợi lộc tôi càng nhiều, thì tôi càng chia sớt cho người chung quanh. Như thế làm gì bị thù oán của thiên hạ”.[vii]

Khi Tôn Thúc Ngao bệnh nặng, lúc gần chết kêu con dặn: “Nhà vua muốn phong ta đất. Ta đã chối từ. Sau khi chết, thế nào nhà vua cũng phong cho ngươi. Ta không bằng lòng người lãnh những đất tốt. Nếu phải nhận thì giữa Sở, Việt có ngọn núi không tốt mà tên nó cũng không đẹp, hãy nài miếng đất ấy, thì khỏi sợ ai dòm ngó”.

Tôn Thúc Ngao chết. Vua phong đất cho người con. Y theo lời cha dặn, người con xin phong cho mình miếng đất ấy. Con cháu đời đời giữ nó không mất”.[viii]

*

“Dương Tử sang Tống vào ngủ ở một nhà trọ. Người chủ nhà trọ, có hai cô vợ lẽ. Một người đẹp, một người xấu.

Dương Tử thấy trong nhà ai cũng quý người thiếp xấu, mà khinh người thiếp đẹp, lấy làm lạ hỏi dò thằng trẻ trong nhà trọ.

Thằng nhỏ nói: “Người thiếp đẹp, tự cho là mình đẹp, nên mất đẹp, chúng tôi cũng chẳng nhìn thấy cái đẹp của họ nữa. Người thiếp xấu, tự biết là mình xấu nên không ai nhìn ra cái xấu của họ nữa”.

Dương Tử kêu học trò bảo:

– Các con đâu? Nhớ ghi lấy: “Giỏi mà không làm cho người ta thấy cái giỏi của mình, đi đâu mà chẳng được người yêu!”.[ix]

Epictète, một hiền giả Hi Lạp, sống một cách bình dị hết sức. Trong nhà ông chỉ có một cái giường cây, cái bàn nhỏ để một ít sách và một cây đèn sắt.

Thế mà một đêm hôm, ăn trộm vào, bưng cây đèn sắt của ông mất.

Sáng ngày, hay ra, ông bèn bảo với các đệ tử:

– “Thằng bợm nầy, rồi đây sẽ cụt hứng”.

Ông bèn cho đi mua cây đèn đất để thay vào. Thật vậy, cây đèn ấy ông giữ mãi suốt đời.

Ông tự trách, tại ông dùng cây đèn sắt mới có giục lòng tham của tên trộm. Lỗi nơi ông, nào đâu lỗi của người trộm kia. “Kẻ đeo ngọc có tội, người trộm ngọc không có tội”.

Người xưa xử với mình rất nghiêm, mà xử với người rất khoan, bởi vậy, suốt đời không gặp họa. “Đừng trọng người hiền là làm cho lòng dân không tranh, không quý của khó đặng là khiến lòng dân không trộm đạo; không khoe điều có thể ham muốn được là khiến lòng người không loạn”.[x]

*

Một nhà văn có nói: “Người ta đau khổ là vì thấy cái hạnh phúc của kẻ khác. Cái khổ của người nghèo ở chỗ đó”.

Có đúng như vậy. Cái đau khổ của đám dân nghèo, thật ra chưa phải cảnh đói rét lầm than của họ, mà chính là cái cảnh xa hoa ngạo nghễ của những kẻ phú quý chung quanh.

*

“Khổng Tử bị vây ở giữa Trần Sái, bảy ngày không cơm ăn.

Thái Công Nhậm đến thăm nói:

– Ông sắp chết chăng?

– Vâng!

– Ông ghét chết chứ?

– Vâng!

– Này! Cây thẳng thường bị chặt trước. Giếng ngọt thường bị cạn trước. Ông chắc là trang sức trí thông minh để kinh sợ kẻ ngu hèn; tu thân để tỏ mình trong hơn người nhơ đục; đi ra ngoài hách dịch, lồ lộ như mặt trời, mặt trăng… Bởi vậy, ông cũng khó mà thoát khỏi cái nguy trước mắt…”.[xi]

… “Kìa như con cáo lớn, beo vằn, sống nương náu nơi rừng sâu núi rậm, núp bóng ở hang cùng hóc hiểm, đêm đi ngày ẩn, tuy đói khát cũng vẫn lẩn lút nơi sông hồ… thế mà cũng không thoát khỏi cái nạn dò, lưới, cạm bẫy… Chúng nó phải tội tình gì? Chỉ vì tại cái bộ da lông mướp đẹp của chúng vời họa hại đến chúng…”.

*

Có của quý, có tài hay… chưa ắt luôn luôn là cái may mắn cho chúng ta vậy!

*

Có người kia, chết chôn chưa được ba ngày… Một tên đạo tặc giữa đêm đào thây lên, lột hết vàng bạc trong mình, rồi lại còn xách búa đập bể mặt bể mồm…

Thù gì dữ vậy? Không! Chỉ vì khi chôn, người ta cho người ấy ngậm viên ngọc quý trong miệng.

Chết rồi, mà cũng không nằm yên được trong mồ…

Số trời ư? Hay là vì ngu dại?

Bình luận
× sticky