“Bạn đang làm điều này bởi vì bạn xuất sắc, dũng cảm và tò mò. Và vâng, có thể bạn cũng hơi điên rồ nữa.
Đó là một điều tốt.”
— Chris Baty, người khởi xướng cuộc thi Tháng viết tiểu thuyết quốc gia
Mỗi chương trong cuốn sách này sẽ thể hiện một nguyên tắc tinh thần cơ bản và là một thí nghiệm khoa học dựa trên thực nghiệm để chứng tỏ tính đúng đắn của nó. Bạn có thể làm lần lượt từng thí nghiệm, điều mọi người thường làm vì hầu hết đều thấy phấn khích sau khi thực hiện thí nghiệm đầu tiên. Bạn cũng có thể bắt đầu từ bất kỳ thí nghiệm nào mà bạn muốn. Tuần này bạn thực hiện một thí nghiệm và tuần sau làm thí nghiệm khác, hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Trước khi thực hiện mỗi thí nghiệm bạn cần phải quyết định dứt khoát từ bỏ những kinh nghiệm từ quá khứ. Tôi thường bắt đầu với câu châm ngôn trong cuốn Một khóa học về những điều kỳ diệu: “Hãy mở rộng tâm trí bạn và loại bỏ những suy nghĩ có thể đánh lừa bạn.”
Sau đó, bạn hãy cảnh giác khi tiếp nhận những bằng chứng. Tìm kiếm bằng chứng giống như tìm chiếc chìa khóa xe của bạn vậy. Một hôm nhà bạn hết sữa và con bạn thì đang khóc. Sau một hồi tìm chiếc chìa khóa ở khắp các vị trí mà bạn thường để – trong ví, trong túi quần, trên chiếc bàn cạnh cửa ra vào – bạn bắt đầu nhấc từng chiếc gối tựa sa-lông lên, bò dưới gầm giường và lục tung chiếc ổ của chú mèo con lên…
Điều quan trọng ở đây là bạn không ngừng tìm kiếm cho đến khi bạn cầm được nó trong tay.
Nếu đến hàng tạp hóa để tìm mua chai nước tẩy rửa, bạn sẽ không ra về cho đến khi tìm thấy giá hàng chứa các loại nước tẩy. Nếu ra hiệu sách để tìm mua cuốn tiểu thuyết mới nhất của John Grisham, bạn sẽ không đời nào từ bỏ ý định mua vì những lý do đại loại như không tìm thấy giá để sách vần G. Khi đến cửa hàng sách, bạn đã biết chắc cuốn sách có ở đó.
Ở cuối mỗi chương đều có một bản báo cáo thí nghiệm. Những báo cáo này giống như báo cáo mà các nhà khoa học thường sử dụng trong các thí nghiệm của mình.
Một điều quan trọng là bạn phải ghi lại ngày giờ thực hiện thí nghiệm. Trên báo cáo, bạn cần ghi chép lại mọi phát hiện của mình, càng chi tiết, bạn càng có nhiều kinh nghiệm cho những lần thí nghiệm sau. Khi bạn đã ghi lại mọi suy nghĩ và trải nghiệm, hãy sẵn sàng chấp nhận rằng mình từng “sai” để có thể chứng minh rằng bạn đang đúng.
Được rồi, bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà khoa học điên rồ chưa?
“Bạn đang làm điều này bởi vì bạn xuất sắc, dũng cảm và tò mò. Và vâng, có thể bạn cũng hơi điên rồ nữa.
Đó là một điều tốt.”
— Chris Baty, người khởi xướng cuộc thi Tháng viết tiểu thuyết quốc gia
Mỗi chương trong cuốn sách này sẽ thể hiện một nguyên tắc tinh thần cơ bản và là một thí nghiệm khoa học dựa trên thực nghiệm để chứng tỏ tính đúng đắn của nó. Bạn có thể làm lần lượt từng thí nghiệm, điều mọi người thường làm vì hầu hết đều thấy phấn khích sau khi thực hiện thí nghiệm đầu tiên. Bạn cũng có thể bắt đầu từ bất kỳ thí nghiệm nào mà bạn muốn. Tuần này bạn thực hiện một thí nghiệm và tuần sau làm thí nghiệm khác, hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Trước khi thực hiện mỗi thí nghiệm bạn cần phải quyết định dứt khoát từ bỏ những kinh nghiệm từ quá khứ. Tôi thường bắt đầu với câu châm ngôn trong cuốn Một khóa học về những điều kỳ diệu: “Hãy mở rộng tâm trí bạn và loại bỏ những suy nghĩ có thể đánh lừa bạn.”
Sau đó, bạn hãy cảnh giác khi tiếp nhận những bằng chứng. Tìm kiếm bằng chứng giống như tìm chiếc chìa khóa xe của bạn vậy. Một hôm nhà bạn hết sữa và con bạn thì đang khóc. Sau một hồi tìm chiếc chìa khóa ở khắp các vị trí mà bạn thường để – trong ví, trong túi quần, trên chiếc bàn cạnh cửa ra vào – bạn bắt đầu nhấc từng chiếc gối tựa sa-lông lên, bò dưới gầm giường và lục tung chiếc ổ của chú mèo con lên…
Điều quan trọng ở đây là bạn không ngừng tìm kiếm cho đến khi bạn cầm được nó trong tay.
Nếu đến hàng tạp hóa để tìm mua chai nước tẩy rửa, bạn sẽ không ra về cho đến khi tìm thấy giá hàng chứa các loại nước tẩy. Nếu ra hiệu sách để tìm mua cuốn tiểu thuyết mới nhất của John Grisham, bạn sẽ không đời nào từ bỏ ý định mua vì những lý do đại loại như không tìm thấy giá để sách vần G. Khi đến cửa hàng sách, bạn đã biết chắc cuốn sách có ở đó.
Ở cuối mỗi chương đều có một bản báo cáo thí nghiệm. Những báo cáo này giống như báo cáo mà các nhà khoa học thường sử dụng trong các thí nghiệm của mình.
Một điều quan trọng là bạn phải ghi lại ngày giờ thực hiện thí nghiệm. Trên báo cáo, bạn cần ghi chép lại mọi phát hiện của mình, càng chi tiết, bạn càng có nhiều kinh nghiệm cho những lần thí nghiệm sau. Khi bạn đã ghi lại mọi suy nghĩ và trải nghiệm, hãy sẵn sàng chấp nhận rằng mình từng “sai” để có thể chứng minh rằng bạn đang đúng.
Được rồi, bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà khoa học điên rồ chưa?