Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

9 Bí Quyết Vận Dụng Luật Hấp Dẫn Để Thay Đổi Vận Mệnh Cuộc Đời

THÍ NGHIỆM 4: Nguyên tắc Abracadabra

Tác giả: Pam Grout

Khi bạn tập trung vào điều gì thì điều đó sẽ mở ra với bạn

“Chắc chắn tôi có thể thao túng những ngoại lực có khả năng tác động tới cuộc sống của tôi giống như tôi có thể khiến một em bé khóc thét bằng cách cười nhăn nhở.”

— Augusten Burroughs, nhà văn nổi tiếng người Mỹ Tiền đề:

Lần đầu tiên nghe nói suy nghĩ có thể đem lại vật chất cho cuộc sống, tôi đã làm việc mà một người thông minh, biết suy nghĩ thường làm đó là cười chế giễu. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định thử bí mật tiến hành một thí nghiệm kiểm chứng.

Andrea, cô giáo tôi, bảo tôi viết ra giấy ba điều tôi muốn. Không cần suy nghĩ nhiều, không phải quan tâm đến vấn đề tiền bạc, tôi chỉ cần lập một danh sách. Quá đơn giản! Tôi muốn một chiếc xe đạp, một chiếc máy tính và một chiếc đàn piano.

Trong vòng hai tuần, tôi đã tự hào sở hữu một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp màu đỏ và một chiếc máy tính IBM. Đàn piano thì phải chờ đợi lâu hơn. Vài năm sau, bạn Wendy của tôi chuyển nhà đến Maryland và tặng lại tôi chiếc đàn piano gỗ anh đào rất đẹp hiệu Kimball của cô ấy.

Đây là chương mà bạn vẫn chờ đợi: hướng dẫn cách bày tỏ mong muốn vật chất. Đó là nguyên tắc tinh thần cuốn hút mọi người giống như những cậu bé 15 tuổi bị thu hút bởi những nữ diễn viên nóng bỏng vậy.

Trong cuộc đời, chắc hẳn bạn đã từng đọc những cuốn đại loại như Think and Grow Rich (13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu), The Magic of Believing (Sức mạnh niềm tin), The Power of Positive Thinking (tạm dịch: Sức mạnh của tư duy tích cực)… Mặc dù nhiều người cho rằng những cuốn sách đó là quái gở, kỳ quặc nhưng vẫn có lý do để giải thích vì sao chúng vẫn tiếp tục được tái bản. Các cuốn sách đó đều đề cập đến một chân lý: Nếu biết mình muốn gì, bạn sẽ có được cái đó.

Chris và đa số những người bạn khác của tôi cho rằng nguyên tắc này có tính bùa phép hay ma thuật, có thể đúng với người này nhưng không áp dụng được với người khác. Nhưng điều này cũng chẳng phức tạp hơn việc đi bộ từ Biloxi ở Mississippi đến New Orleans khi bạn đã có bản đồ trong tay. Hãy coi như Biloxi là những gì bạn đang có – một chiếc xe Escort đời 94 đã cũ, một công việc mà bạn đã chán ngấy và vô vàn những kỳ nghỉ cuối tuần bạn ở nhà xem đĩa phim một mình – còn New Orleans là nơi bạn muốn tới – một chiếc xe Jaguar mới tinh bóng loáng, một công việc được trả lương hậu hĩnh và tận hưởng những kỳ nghỉ cuối tuần xem phim bên cạnh một anh chàng người yêu đẹp trai.

Vậy bạn đến đó bằng cách nào? Bạn bắt đầu tập trung vào New Orleans. Bạn quên luôn Biloxi và chiếc Escort đời 94 của mình. Hãy nhớ rằng, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể tiến đến New Orleans hoặc lùi hai bước về Biloxi. Mọi suy nghĩ đều tạo ra một bước tiến hoặc bước lùi. Những suy nghĩ lôi bạn về Biloxi là: Những công việc tốt và những cuộc hẹn hò nóng bỏng không phải dành cho tôi. Những suy nghĩ mang bạn tiến đến New Orleans đại loại như: Công việc mới mẻ đó sẽ rất tuyệt và… Ôi, người đàn ông ngồi cùng ghế với tôi thật đẹp trai. Bạn càng đầu tư nhiều năng lượng và hứng thú vào nó thì bạn càng nhanh đạt được điều đó.

Một số người thấy nản chí, hoảng sợ khi tiến vài bước về phía mơ ước của họ và lại quay về hướng Biloxi. Những người khác thì rời khỏi ranh giới Biloxi, đi bộ một quãng, nghỉ ngơi nhìn ngó xung quanh, sau đó lại thất vọng vì mọi thứ không giống như New Orleans.

Tất nhiên, nó không giống New Orleans vì bạn vẫn chưa đặt chân tới đó. Bạn vẫn đang loanh quanh trong vùng ngoại ô của Biloxi, bạn còn phải vượt qua một quãng đường dài nữa mới tới được New Orleans. Nhưng ít ra bạn cũng đã rời Biloxi. Hãy củng cố tinh thần và tiếp tục tiến bước. Dù có chuyện gì xảy ra cũng đừng dừng lại. Cách duy nhất để tiến đến đích ngọt ngào với trận mưa sâm banh là tiến thẳng về hướng đó. Đừng quay lại hay nhìn lại. Biloxi là quá khứ. Hãy dành tập trung cho New Orleans.

Lúc đầu, bạn sẽ thấy khoái chí về thành công mới này. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi việc tập trung vào thành phố New Orleans xinh đẹp dễ dàng đến thế. Bạn sẽ cười nói, nhảy chân sáo và thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh. Nhưng rồi chắc chắn những khó khăn, nguy hiểm sẽ xuất hiện. Bạn sẽ chán nản, mệt mỏi với quãng đường mới và muốn quay trở về Biloxi – dù chỉ để thăm lại nơi đây một chút thôi hay để uống cốc trà. Bạn sẽ dành ngày càng ít thời gian hơn cho New Orleans và suy nghĩ nhiều hơn về lý do tại sao những nỗ lực này là vô ích. Bạn nên dừng ngay những suy nghĩ tiêu cực đó trước khi nó đủ lớn để bắt bạn trở về nơi mình đã sống. Cứ tiếp tục tiến tới, hãy tập trung vào New Orleans. Để các bạn khỏi hiểu lầm, tôi muốn nhấn mạnh rằng ví dụ Biloxi – New Orleans chỉ là lối nói ẩn dụ. Tôi không hề muốn nói xấu Biloxi, đó là một thị trấn khá thú vị với Bảo tàng nghệ thuật Ohr-O’Keefe do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không cần phải động tay chân mà chỉ cần luyện tập sự kiên trì và khả năng tập trung tâm trí của bạn, một kẻ lười biếng cố hữu – một điều không hề dễ dàng. Để đến được New Orleans bạn không cần đến khả năng thiên phú, mà chỉ cần ý chí để tiến bước, cần tập trung sự chú ý, năng lượng và nhận thức của mình vào việc đó.

Tôi luôn liên tưởng đến cảnh nhà ảo thuật rút một chiếc khăn ra từ một cái lỗ. Chỉ cần túm được một đầu nhỏ bạn có thể lôi tuột cả cái khăn ra ngoài. Tất cả chỉ có thế – một đầu bé tí tẹo. Quyết định chọn nó và tập trung hết sức cho đến khi bạn lôi được nó ra.

Hầu như là tất cả những gì bạn đã thấy, đã nghe hay trải qua, về cơ bản giống như một cuốn catalogue để đặt hàng. Nếu bạn đã thấy nó, hay mới chỉ tưởng tượng ra nó, hãy túm lấy một đầu (như túm một đầu của chiếc khăn) và bắt đầu bước đi.

Có lẽ tôi nên minh họa điều này rõ hơn. “New Orleans” của Don, bạn tôi là một chiếc đàn ghi-ta hiệu Martin, chiếc rẻ nhất cũng có giá đến 1.100 đô-la và Don không có đủ tiền để mua. Don hình thành ý định sở hữu một chiếc đàn ghi-ta Martin. Anh ấy chẳng làm gì cả, chỉ tập trung (vào chiếc đàn ghi-ta đó) và tin tưởng rằng một ngày nào đó, bằng cách nào đó, anh ấy sẽ có một chiếc.

Gần một năm sau, anh nhận được tin nhắn từ mẹ mình: “Bố con mua được một chiếc đàn ghi-ta cũ ở một hội chợ thanh lý đồ với giá 5 đô-la. Cái này có thể làm đồ chơi cho Daisy được đấy.”

Thật không ngờ, chiếc đàn cũ làm đồ chơi cho cô con gái Daisy của Don là một cây ghi-ta Martin loại hiếm có, mã hiệu 000-28, được sản xuất từ năm 1943, là một trong 100 cây được sản xuất – giống chiếc mà Eric Clapton chơi – và nó có giá khoảng 20.000 đô-la. Có vẻ như Daisy sẽ phải đợi để thừa kế chiếc ghi-ta trong di chúc của Don rồi.

Tôi thích gọi những mong muốn vật chất này là nguyên tắc Tượng Nữ thần tự do. Dù là ngọn hải đăng chỉ đường đại diện cho mọi thứ mà con người nghĩ là họ muốn – một kỳ nghỉ ở Jamaica, một ngôi nhà rộng ở Malibu – nhưng nó nằm rất thấp trong Tháp nhu cầu Maslow13, chỉ khoảng vị trí thứ nhất hoặc thứ hai tính từ dưới lên.

Bạn cần ghi lại nguyên tắc này ra giấy, tất nhiên, để bạn có thể xóa những suy nghĩ về vật chất khỏi tâm trí bạn. Nhưng những điều bạn ao ước không phải là những thứ bạn thật sự muốn, hoàn toàn không phải.

Jesus chắc đã không cho Lazarus14 tái sinh và tăng thêm vô số bổng lộc nếu ông ta chỉ ao ước có một ngôi nhà lớn bên bờ biển. Nói thế không có nghĩa là tôi phê phán việc bạn muốn có một dinh thự lớn ở Malibu. Chẳng có gì sai trái, tội lỗi khi mong muốn như thế. Hãy cứ ước muốn có nó, tiến về phía nó với tất cả trái tim và sức mạnh tâm trí của mình. Chỉ cần bạn biết rằng có những bậc thang khác cao hơn, rằng hầu hết mọi người tích trữ vật chất vì lo sợ. Và sau tất cả, nỗi sợ chính là điều mà chúng ta đang cố gắng tránh.

Gắn kết là gì?

“Linh hồn vĩ đại có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn không cần phải nói to với Ngài. Ngài nghe được mọi điều trong tâm trí và trong trái tim chúng ta.”

— Black Elk, thầy phù thủy của tộc người Lakota

Hầu hết mọi người đều nghĩ họ có thể tạo ra được sự thay đổi chỉ cần bằng cách gọi tên Chúa và hét lên “CỨU CON VỚI!”. Nhưng giờ chúng ta đã biết rằng Chúa là Trường năng lượng điều khiển cả vũ trụ, chúng ta cũng biết mọi suy nghĩ có thể tạo nên sự thay đổi. Mỗi lần chúng ta nghĩ về điều gì đó đại loại như Chiếc váy đó khiến cô ta trông giống John Travolta trong phim Hairspray (Cuộc thi Hoa hậu tóc) hay Mình sẽ tự sát nếu như không được tăng lương – chúng ta đều tác động đến Trường những khả năng. Tôi thấy cần phải nhắc lại rằng Mọi suy nghĩ đều có tác động đến trường thế.

Lý do duy nhất khiến chúng ta không thể biến rượu thành nước hoặc chữa lành bệnh ung thư chỉ với một cái chạm tay là bởi những suy nghĩ của chúng ta nằm rải rác ở mọi nơi. Thay vì giống như một âm thoa cố định với mục đích rõ ràng, thì những suy nghĩ của chúng ta lại như một ban nhạc của học sinh cấp II với thành viên là những người mới học chơi kèn trumpet.

Một mặt, chúng ta cầu nguyện cho mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng mặt khác chúng ta lại lo lắng nó sẽ không như mong đợi. Cùng một lúc chúng ta vừa tưởng tượng ra những kết quả tích cực vừa thầm suy nghĩ tiêu cực về một loạt những điều vớ vẩn khác. Chúng ta muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với người yêu mình, nhưng lại nghĩ sẽ thế nào nếu anh ta ra đi?

Sức mạnh giống như quả bóng nảy lên không có chủ đích. Nó va đập lung tung giống như con đom đóm nhốt trong chiếc bình. Nhưng sức mạnh cũng bị tiêu hao dần nếu như chúng ta không biết mình thật sự muốn gì. Không phải trường thế không đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta, chỉ là chúng ta “cầu nguyện” để xin quá nhiều thứ, nhưng chẳng thứ nào thật sự rõ ràng.

Nếu biết trung bình một người một ngày có khoảng 60.000 suy nghĩ, bạn sẽ thấy cuộc sống của chúng ta toàn dành cho những cầu nguyện đại loại như “Xin Chúa đừng để con bị cảnh sát tóm vì tội vượt đèn đỏ”, trong khi chúng ta đang cố tăng tốc để vượt đèn đỏ ở ngã tư trước mặt.

Bạn cầu xin cho hôm nay đầu óc mình được thanh thản, nhưng bạn lại dành cả 1.200 suy nghĩ ám ảnh về người đồng nghiệp đã ăn cắp ý tưởng website của bạn. Bạn nung nấu ý định “tư duy và làm giàu”, nhưng bạn cũng mất cả 500 suy nghĩ lo lắng về khoản tiền nợ mua xe đã quá hạn thanh toán của mình. Khi bạn hiểu bản chất thực sự của những lời cầu nguyện thì bạn sẽ hiểu tại sao những lời thỉnh cầu một lần dành cho Chúa lại không có kết quả.

Lý do duy nhất mà Chúa Jesus có thể bước đi được trên mặt nước là bởi vì 100% suy nghĩ (những lời cầu nguyện) của Ngài đều tin rằng Ngài có thể làm được. Ngài đã vượt qua suy nghĩ của phần đông thế giới rằng Chỉ có thằng ngốc mới bước ra khỏi con thuyền đó. Trong suy nghĩ và nhận thức của Ngài không hề có một chút nghi ngờ rằng Ngài không thể làm được việc đó.

Suy nghĩ của bạn rất có quyền lực, cho dù bạn có coi thường khả năng này hay cảm thấy bất lực với nó. Mọi suy nghĩ của bạn đều có thể tạo nên sức mạnh, nhưng chúng thường xuyên bị rối tinh lên (vì bạn cũng là con người nên thỉnh thoảng vẫn mắc sai lầm), điều đó không có nghĩa là chúng yếu ớt hay vô tích sự. Bạn có yếu đuối và vô tích sự trong việc đạt được những gì mình muốn, nhưng bản thân suy nghĩ thì chưa bao giờ mang tính yếu đuối và vô tích sự cả.

Quy luật đầu tiên của Newton về lời cầu nguyện

“Bằng cách lựa chọn suy nghĩ và cảm xúc của mình, bạn sẽ làm nhẹ bớt và càng củng cố thêm những tác động của chúng tới những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn nữa.”

— Gary Zukav, tác giả cuốn Seat of the soul (Tạm dịch: Vị trí của tâm hồn)

Khi ném quả bóng tennis lên cao, bạn biết chắc chắn nó sẽ rơi xuống. Có thể là sang vườn nhà hàng xóm hay trên nóc cửa hàng bên cạnh – khi đó bạn sẽ cần phải có một cái thang để lấy nó, nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ rơi xuống.

Ý định cũng giống như quả bóng tennis vậy. Nó sẽ quay lại theo cách mà bạn ném nó đi. Giống như Newton phát biểu trong Định luật về chuyển động số 3 nổi tiếng của ông, lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực – phản lực, nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau. Cặp lực này là cặp lực trực đối, chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. Bạn đưa ra cái gì, “cầu nguyện” cho cái gì, bạn sẽ nhận được cái tương tự. Nếu bạn phát đi cảm giác sợ hãi, bạn sẽ nhận được những thứ khiến bạn sợ hãi. Nếu bạn nói dối người khác, bạn sẽ nhận được những lời nói dối. Nếu bạn phê phán người khác, bạn sẽ nhận được những lời phê phán. Nhưng nếu cho đi tình yêu thương, bạn sẽ nhận được vô vàn tình thương mến. Nếu bạn san sẻ sự may mắn, bạn sẽ nhận lại được nhiều may mắn hơn nữa.

Nếu bạn muốn biết thật sự bạn đang “cầu nguyện” điều gì, hãy nhìn vào cuộc sống của bạn, bạn sẽ thấy được những suy nghĩ sâu kín nhất khát khao thật sự của trái tim mình, những lời cầu nguyện mà không ai ngoài bản thân bạn biết được.

Một người bạn của tôi rất sợ nhện. Cô ấy đã rất lo lắng một hôm nào đó khi cô ấy cho tay vào ngăn kéo bàn trang điểm để lấy thỏi son, tay cô sẽ chạm phải một con nhện khổng lồ. Suy nghĩ thiếu cơ sở đó cứ bám lấy cô ấy hàng tháng trời cho đến một hôm… Bạn có đoán được không. Cô ấy đưa tay vào ngăn kéo bàn trang điểm và đã chạm vào một con nhện rất to.

Nói cách khác, suy nghĩ có tính sáng tạo. Suy nghĩ trong tâm trí của bạn, có ý thức hoặc vô thức, sẽ tạo ra những gì bạn nhìn thấy trong cuộc sống. Mọi suy nghĩ đều có rung động nhất định của nó. Nó giống như một chiếc boomerang15 sẽ quay trở về với bạn tùy theo cú ném, độ mạnh và chiều sâu của cảm xúc. Sự xuất hiện của những suy nghĩ trong cuộc sống của bạn tỷ lệ thuận với sự kiên định, cường độ và quyền năng của nó.

Tâm trí bạn vận hành như thế nào?

“Tâm trí của tôi đang rất bận rộn.”

— Pradeep Venugopal, blogger người Ấn Độ

Tâm trí bạn gắn liền với sự đối đầu liên tục giữa các phần khác biệt và mâu thuẫn trong con người bạn. Những ý định nhỏ lẻ này, nếu bạn quyết tâm, sẽ biến các động lực thành hành động. Ví dụ, nếu bạn có ý định mua một ngôi nhà mới, khi bạn biến ý định đó thành hành động (quyết định mua ngôi nhà), trong bạn đồng thời hình thành sự lo lắng vô thức nhưng cũng mạnh mẽ rằng tiền đặt cọc sẽ cao. Bạn bắt đầu băn khoăn về khoản lãi suất, thấy tiếc vì mình vừa mới ký hợp đồng diệt mối ở ngôi nhà đang ở – cả hai mối lo này hình thành những ý định vô thức. Nếu những ý định vô thức này mạnh hơn ý định mong muốn có ý thức kia, bạn biết chắc cái nào sẽ thắng rồi đấy.

Động lực của những ý định đối kháng có thể tạo ra những bối rối và nghi ngờ. Khi vừa có những quan điểm và ao ước vừa có những lo lắng và ưu tư, trong bạn bắt đầu nảy sinh một cuộc tranh đấu.

Nếu sự tranh đấu cứ tiếp diễn, bạn bắt đầu nghi ngờ rằng ý định đó khó có thể thực hiện được, thậm chí đi đến kết luận rằng bạn sẽ không thực hiện. Bạn trở nên thoái chí và bắt đầu tin rằng cuộc sống và hoàn cảnh mạnh mẽ hơn con người bạn. Tin tôi đi, không phải thế đâu. Những ý định mâu thuẫn của bạn chỉ đơn giản đang tạo ra sự hỗn loạn trong trường thế.

Những suy nghĩ của bạn cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng trường thế không chỉ phản hồi những thỉnh cầu của bạn. Tôi nhắc lại một lần nữa: nó phản hồi mọi suy nghĩ – dù là có ý thức hay vô thức – các mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau. Dưới đây là bốn kiểu đấu trường thông thường nhất:

1. Lối mòn: Loài người chúng ta có thói quen rơi vào các lối mòn. Bạn có nhớ 60.000 suy nghĩ một ngày mà tôi có nói ở đoạn trước không? 1.000 trong số đó là những suy nghĩ giống hệt ngày hôm qua chúng ta đã có. Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng 98% trong số 60.000 suy nghĩ của chúng ta lặp lại suy nghĩ của ngày hôm trước.

Hàng xóm nhà tôi có một hàng rào chắn chó vô hình. Bạn không nhìn thấy nó, nhưng nếu con chó săn nhỏ Jack Russell của họ chỉ cần thò một chân ra khỏi hàng rào đó, nó sẽ bị giật. Tất cả chúng ta cũng giống như chú chó Jack Russell đó – mắc kẹt trong hàng rào vô hình của chính mình.

Thay vì nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, tìm ra câu trả lời cho những điều kỳ diệu lớn lao trong cuộc sống, chúng ta lại lãng phí thời gian vào những điều nhỏ nhặt, tầm thường, vô nghĩa.

Trên trang bìa của một cuốn tạp chí nổi tiếng dành cho phụ nữ có viết:

Giảm vài centimet một cách nhanh chóng.

Những chiến lược vào phút chót cho kỳ nghỉ tuyệt vời.

Trắc nghiệm: Người bạn đời của bạn có thật sự yêu bạn?

Bạn không có gì hay ho hơn để suy nghĩ sao?

Nếu tất cả bảy triệu độc giả của tạp chí Ladies’ Home Journal (Ngôi nhà của những quý bà) đều đặt những câu hỏi như Tôi có thể làm gì để cải thiện tâm hồn của mình? Hoặc Tôi có thể làm gì để thế giới đáng yêu hơn? Thì vấn đề chúng ta lo lắng sẽ được giải quyết trong vòng một năm. Bảy triệu người tập trung vào những chủ đề như thế quả là một sức mạnh không gì ngăn cản nổi!

2. Bản sao của nhà quảng cáo. Các nhà quảng cáo Mỹ dành hơn 400 tỷ đô-la mỗi năm để thuyết phục bạn rằng nếu không có những sản phẩm của họ, bạn sẽ là một kẻ thất bại hoàn toàn. Tất cả mục đích của những tay quảng cáo đó nhằm khiến bạn và tôi thất vọng về bản thân mình và về những gì chúng ta đang có. Người Mỹ trung bình xem khoảng 1.500 đến 3.000 đoạn quảng cáo mỗi ngày. Thậm chí những người không xem tivi cũng liên tục được mời mọc “rút hầu bao”. Mọi thứ từ cây rút tiền ATM đến túi đựng đồ giặt khô, các đề can dán trên túi mua hàng ở siêu thị đều được tận dụng để quảng cáo trên đó.

Nhưng nguy hiểm nhất, theo tôi là quảng cáo những loại thuốc mới, bởi chúng gợi cho chúng ta cảm giác ốm yếu. Madison Avenue đã làm được một việc xuất sắc, đó là hướng dẫn chúng ta sử dụng lăn nách, nước súc miệng và bánh pizza mua hai tặng một. Nhưng giờ đây, họ đang phá vỡ kỷ lục đó bằng cách huấn luyện cho chúng ta đổ bệnh. Steven Pressfield, tác giả cuốn sách bán chạy Theo Legend of Bagger Vance (tạm dịch: Huyền thoại Bagger Vance) cho hay công ty quảng cáo trước đây của ông đã hướng dẫn ông cách “tạo ra một căn bệnh” vì “khi đó, chúng ta có thể kiếm được vô số lợi nhuận từ việc bán cách chữa”.

3. Đầu của những người khác. Suy nghĩ của những người khác liên tục “oanh tạc bạn” giống như sóng phát thanh bay lượn trong bầu không khí… Một cách vô thức, bạn thu nhận suy nghĩ, cách sống, nền văn hóa và tôn giáo từ những người khác, cho dù bạn không chủ động thực hiện theo nó.

Có lần tôi gặp một người đã tạo ra vô số sản phẩm, gồm cả những thứ mà tôi và bạn đều sử dụng hằng ngày. Anh ta được mọi người đặt cho biệt danh “thiên tài”. Nhưng nếu (tôi nói là “nếu”) thử cho anh ta làm bài kiểm tra “No child left behind”16, chắc chắn anh ta phải quay lại học lớp Một. Anh ta chưa bao giờ học đọc và việc đó, theo anh ta là có chủ ý.

“Nếu tôi học đọc”, anh ấy nói, “tôi sẽ thu nhặt những ý tưởng của những người khác và nhét nó vào đầu mình. Tôi chọn cách không bị ảnh hưởng bởi những điều như thế.”

Ở đây, tôi không ủng hộ việc mù chữ mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, càng ít bị làm nhiễu bởi những suy nghĩ cũ kỹ, tầm thường thì bạn lại càng dễ dàng tiếp cận Trường tiềm năng hơn. Lý do tất cả những nhân vật, lãnh tụ tôn giáo đều trầm ngâm là vì việc đó giúp cho họ tránh được sự can thiệp, gây nhiễu từ bên ngoài.

4. Suy nghĩ của chính bạn. Mặc cho những thứ bạn nghĩ là bạn đang nghĩ, rất có thể có một suy nghĩ lớn hơn cũng nảy sinh trong đầu bạn. Thật không may, trong đầu chúng ta đều có chung một bài nhạc nền đại loại như:

Mình có vấn đề gì đó.

Mình không đủ tốt.

Mình không có năng lực.

Mình không xứng đáng với điều đó.

Mình không thể làm việc đó.

Việc đó quá khó.

Chúng ta gọi việc xóa bỏ những điều tiêu cực như thế là những lời cầu nguyện giả hình, niềm tin mặc định mà bạn vẫn luôn tuân thủ. Tin tốt là chúng không đúng, nhưng tin xấu là chúng hoạt động như thể là chúng đúng. Chúng là tấm bùa hộ mệnh mà từ lâu bạn vô thức mang theo bên mình mọi lúc. Bạn không thể chấp nhận việc

sống mà không có nó chỉ bởi vì nó quá thân thuộc.

Khi lần đầu tiên cộng tác viết bài cho tạp chí, tôi có một mặc cảm rằng mình không hợp ở Shea Stadium (một sân vận động lớn ở thành phố New York). Vì tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở vùng Trung Tây, nên tôi không nghĩ mình có gì để nói với một biên tập viên sành sỏi đến từ New York. Dù đã gửi rất nhiều thư trình bày các ý tưởng của mình, nhưng tôi thực sự không nghĩ các ý tưởng đó sẽ được họ chấp nhận. Tôi biết họ chọn lọc khá kỹ, nhưng vẫn hy vọng bài của mình sẽ lọt vào mắt xanh của họ. Chẳng cần phải nói bạn cũng biết là tôi nhận được vô số thư từ chối bài viết, đủ để dán kín các bức tường ở thành phố Cincinnati. Các biên tập viên không muốn tôi quá thất vọng trước những lời từ chối của họ, nhưng cũng không khuyến khích tôi tiếp tục viết.

Sau đó tôi có đọc cuốn sách với tựa đề Write for Your Life (tạm dịch: Viết cho cuộc sống của bạn) của tác giả Lawrence Block. Vào đầu những năm 1980, khi mục báo của Block trên tờ Writer’s Digest đang rất nổi tiếng, ông và vợ, Lynn, quyết định tổ chức các cuộc thảo luận dành cho những người muốn trở thành nhà văn.

Không giống như hầu hết các buổi thảo luận về viết lách khác, nơi bạn học cách xử lý các cốt truyện hay sáng tác ra các chiến lược để có một người đại diện, buổi thảo luận của Block chỉ giải quyết vấn đề duy nhất thực sự quan trọng với một nhà văn, đó là đi ra khỏi lối mòn của chính mình, từ bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực rằng bạn là kiểu người buồn tẻ, vô vọng.

Tại buổi thảo luận, các thành viên cùng suy ngẫm và chia sẻ với những người khác về nỗi sợ lớn nhất của họ. Họ đã làm tất cả để tìm hiểu lý do vì sao họ muốn viết nhưng lại không thể viết.

Buổi thảo luận rất thành công, nhưng Block là một nhà văn chứ không phải là một người tổ chức thảo luận. Quá mệt mỏi vì phải đi khắp cả nước để tổ chức hội thảo, ông viết một cuốn sách về vấn đề thoát khỏi tư duy theo lối mòn, từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tôi đã may mắn đọc được cuốn sách đó.

Tôi đã nghiền ngẫm cuốn sách và làm tất cả các bài tập trong đó. Tôi viết những lời xác nhận, đã tự vấn “đứa trẻ” trong con người tôi để tìm hiểu tại sao mình lại sợ hãi. Thậm chí, tôi còn tự gửi bưu thiếp cho mình liên tục suốt 30 ngày. Trên những tấm bưu thiếp đó, tôi viết những lời khẳng định đại loại như:

“Pam là một nhà văn giỏi.”

“Pam có các ý tưởng để thu hút các biên tập viên ở New York.”

“Pam rất lôi cuốn và mọi người muốn nghe những gì cô ấy nói.”

Chắc hẳn người đưa thư đã nghĩ tôi điên khi lãng phí 25 xu để gửi bưu thiếp tự khen ngợi mình cuốn hút và dư dả nhưng nếu anh ta biết được việc đó đã giúp thay đổi cuộc sống của tôi ra sao thì chắc chắn anh ta cũng sẽ làm theo.

Thật bất ngờ, tôi bắt đầu được một tạp chí nổi tiếng đặt hàng viết bài – vâng, từ những biên tập viên ở New York. Đầu tiên là tờ Modern Bride muốn một bài nêu ra các bài tập mà các cặp đôi có thể thực hiện cùng nhau. Sau đó tờ Ladies’ Home Journal muốn một bài du ký về vịnh Tampa. Đột nhiên một nhà văn tỉnh lẻ Kansas như tôi lại nhận được đề nghị viết bài từ biên tập viên những tờ báo lớn của nước Mỹ. Thật kỳ diệu!

Phải chăng bỗng nhiên tôi viết hay hơn và nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ hơn? Có thể là đôi chút (đó là tôi tự khẳng định thôi), nhưng chủ yếu tôi đã thay đổi những suy nghĩ về bản thân mình. Tôi từ bỏ những suy nghĩ kiểu như sẽ chẳng có ai đề nghị tôi viết bài đâu, tôi không đủ giỏi giang để viết bài cho những tạp chí quốc gia.

Hợp xướng

“Điều quan trọng là phải giữ điều quan trọng luôn là điều quan trọng.” (The main thing is to keep the main thing the main thing)

— Hàng chữ in trên áo phông nhìn thấy ở Hawaii

Trong một phát biểu khai mạc, nhà làm phim Michael Moore đã đưa ra lời khuyên:

“Tất cả các chàng trai nên biết một điều, theo tình tình phớt, phớt tình tình theo.”

Những ý định của chúng ta cũng vận hành kiểu như vậy. Vì tin rằng chúng ta cần đến mức tuyệt vọng một điều kỳ diệu hay một điều mà chúng ta không có, chúng ta đã vô tình chối bỏ Sự thật.

Bất cứ khi nào tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề, chúng ta lại có giả thuyết sai lầm rằng câu trả lời không có ở đó. Tình yêu, hạnh phúc tương lai hay mục tiêu nào đó mà chúng ta khao khát đã đánh bại mục đích lớn lao. Nó giả định rằng kết quả của cuộc sống vẫn đang trong vòng nghi ngờ, nhưng thực tế không phải như vậy.

Cầu nguyện không phải là để lấy lòng Chúa. Nó chỉ đơn giản là việc hiểu những quy luật cao hơn những định luật vật lý thông thường. Cầu khẩn hay nài xin nhưng hành động như thể Chúa không hiện hữu, đó là việc tin vào tính đối ngẫu (mâu thuẫn trong nội tâm) chứ không phải tính đơn nhất. Song, tính đơn nhất mới là cái mà chúng ta đang hướng tới. Bạn cần sống với giả định rằng ý định của bạn đã được thực hiện. Bạn phải cảm thấy như thể nó đã xuất hiện, bạn chỉ cần gắn kết những sóng đó lại với nhau như tia laze.

Tôi không rõ bạn có biết gì về công nghệ laze hay không nhưng nó vận hành giống như việc mà các nghị sĩ Quốc hội đã làm vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 (ngay sau “sự kiện 11/9”). Ngày hôm đó, tất cả những thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ vẫn thường xuyên tranh luận gay gắt với nhau lại hoàn toàn quên rằng mình thuộc Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, Tự do hay Bảo thủ. Trong tâm trí họ lúc đó chỉ có một suy nghĩ duy nhất là Tôi là người Mỹ. Họ đồng thanh hát bài Chúa phù hộ nước Mỹ một cách đầy khí thế. Vâng, tia laze cũng vận hành theo cách như vậy.

Nếu như các ánh sáng bình thường khác có các bước sóng khác nhau, thì những tia laze có chung một bước sóng giống nhau.

Đây chính là cách mà bạn đưa ra ý định hay là mong muốn điều gì đó đáng quý xảy ra. Chúa không hoài nghi khi tin rằng thức ăn đủ nhiều để phân phát cho tất thảy mọi người.

Ngài bị đóng đinh lên cây thập tự là bởi những kẻ có quyền thế khi đó cho rằng Ngài đã quá tự tin. Làm sao Ngài lại có thể dũng cảm tin chắc rằng Ngài có thể khiến người què đi được, người bị hủi nhảy múa được? Nhưng Chúa không chỉ nghĩ rằng Ngài có thể làm được những việc đó, Ngài biết chắc chắn mình có thể. Ngài thật sự biết mình là ai và điều đó khiến suy nghĩ của Ngài giống như một tia laze thực sự. Ngài không dừng lại để đặt câu hỏi xem người mù có nhìn được không hay liệu nước có thể biến thành rượu được không, Ngài biết ngài có quyền kiểm soát Thiên đường và Trái đất. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Ngài với tôi và bạn. Chúng ta chỉ luôn tự vấn bản thân chứ không thật sự nhận biết được bản thân.

Nếu bạn quay về với Aramaic, vùng cận đông cổ đại, nơi sử dụng ngôn ngữ của Chúa, nghĩa gốc của từ Ask (hỏi xin) là một sự kết hợp giữa “đòi hỏi, yêu sách” (như đòi quyền sở hữu mảnh đất) và “yêu cầu”. Hỏi xin một điều gì đó trong lời cầu nguyện đơn giản là giữ chặt lấy cái của mình. Bạn có quyền, thậm chí có nghĩa vụ kiểm soát cuộc sống của bản thân mình.

Điều đó chắc chắn giống như hai cộng hai bằng bốn vậy. Đó là nguyên tắc đơn giản và không thể thay đổi được của toán học. Nếu bạn cộng hai với hai và ra kết quả là năm thì đó không phải là lỗi của toán học. Tương tự như vậy, nếu bạn không tìm được câu trả lời mà bạn muốn, đó không phải là lỗi của Trường các tiềm năng. Đó là lỗi do bạn đã làm sai nguyên tắc.

Những ý định được tập trung thông qua một nhân cách đầy đủ cũng giống như một tia laze vậy – một chùm ánh sáng đơn nhất và rõ nét.

Ví dụ dẫn chứng

“Chiếc thuyền được an toàn khi neo đậu ở cảng, nhưng nó được tạo ra không phải chỉ ở nguyên chỗ đó.”

— Benazir Bhutto, cựu tổng thống Pakistan

Năm 34 tuổi, Augusten Burroughs quyết định cai rượu và trở thành người có những tác phẩm bán chạy của tờ New York Times. Như ông đã tâm sự trong cuốn hồi ký Magical Thinking (tạm dịch: Tư duy kỳ diệu) của mình: “Khoảng cách giữa một người chuyên viết quảng cáo nghiện rượu sống trong nghèo khổ và một nhà văn được nhiều nhà phê bình khen ngợi là khá lớn. Giống như việc bạn phải đu mình qua một hẻm núi thực sự. Nhưng vào một ngày đẹp trời tôi đã quyết định đó là điều tôi thật sự muốn làm.” 14 ngày sau, ông hoàn thành bản thảo đầu tiên của mình, một cuốn tiểu thuyết mang tên Sellevision.

“Tôi không hề nghĩ nó sẽ trở thành một cuốn sách bán chạy. Nó là cuốn sách giải trí nhẹ nhàng. Lúc đó tôi chỉ mong sao nó được xuất bản”, ông nói.

Và sau đó ông viết một cuốn hồi ký về thời thơ ấu của mình. “Và với cuốn này, tôi quyết định nó phải dẫn đầu danh sách những cuốn best-seller của tờ New York Times. Nó phải được dịch ra nhiều thứ tiếng và được chuyển thể thành phim”, ông viết.

Người đại diện của ông khuyên ông nên hạ thấp mục tiêu xuống.

“Tôi hiểu suy nghĩ của anh ta”, Augusten giải thích. “Nhưng tôi cũng biết cuốn sách sẽ là một thành công lớn, không phải bởi nó được viết rất hay và tôi hạ quyết tâm nó phải là một cuốn sách bán chạy. Vì thế tôi quyết định bỏ công việc quảng cáo đáng ghét của mình để trở thành một nhà văn thực sự.”

Sau đó cuốn hồi ký Running With Scissors (tạm dịch: Chạy với cái kéo) của Augusten đã nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy của tờ New York Times trong 70 tuần liên tục. Tính đến thời điểm hiện tại nó đã được xuất bản ở hơn 15 nước và được dựng thành phim với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Annette Bening.

“May mắn ư? Phải chăng nó là mong ước tham lam của một anh chàng tuyệt vọng may mắn thực hiện được?” Augusten nói. “Không. Nó không phải là sự tình cờ.”

Cầu nguyện ư? Ai? Tôi ư?

“Nó lớn hơn cả hai chúng ta, Ollie ạ!”

— Stan Laurel, diễn viên hài người Anh

Mọi người thường bảo tôi: “Tôi không cầu nguyện. Chỉ lãng phí thời gian. Việc đó giống như tin vào sự tồn tại của ông già Noel hay chàng tiên Răng vậy.” Câu trả lời của tôi là bạn không thể ngưng cầu nguyện được. Không thể! Thomas Merton, người theo Thiên chúa giáo thần bí, đã nói: “Ngay cả khi chúng ta thở cũng là đang cầu nguyện.”

Hãy lấy Al Unser làm ví dụ. Anh không gọi đó là cầu nguyện, nhưng khi anh ta giành chiến thắng lần thứ tư trong cuộc đua Indianapolis 50017 năm ngày trước sinh nhật lần thứ 48 của mình, anh đã thể hiện sức mạnh đích thực của lời cầu nguyện.

Vào năm đó, chính xác là năm 1987, anh đã bị gạt khỏi đội đua của mình dù trước đó đã ba lần giành chiến thắng trong cuộc đua Indy 500. Lần đầu tiên trong suốt 22 năm thi đấu, có vẻ như anh sẽ phải đến cuộc đua nổi tiếng Indianapolis 500 này với tư cách khán giả. Những nhà tài trợ của anh và đa số mọi người đều coi anh như đã “nghỉ hưu”.

Nhưng trong thâm tâm, Unser biết mình vẫn sung sức để đua. Anh biết mình vẫn có thể giành chiến thắng. Lời cầu nguyện đó đã được linh ứng khi Danny Ongais, tay đua thay thế anh trong đội bị chấn thương khi luyện tập. Unser đã được gọi vào thay thế và phải sử dụng một chiếc xe dự bị để đua, chiếc March-Cosworth cũ.

Ngoại trừ anh ra, không ai tin tưởng rằng anh có thể chiến thắng. Anh lái một chiếc xe đời cũ và khi hiệu lệnh “Các quý ông, bắt đầu!” vang lên qua hệ thống loa, Unser bị tắc lại ở vị trí thứ 20.

Nhưng điều đó không làm tay đua đã ba lần vô địch thoái chí. Sâu tận trong tim, Unser biết mình sẽ thắng. Anh không mong gì ngoài chiến thắng. Cuối cùng, ở vòng đua thứ 183, anh đã vượt lên dẫn đầu và băng qua vạch đích để giành chiến thắng lần thứ 4 trong đời tại cuộc đua Indianapolis 500. Al Unser chưa bao giờ nghi ngờ điều đó. Mọi suy nghĩ của anh đều hướng về chiến thắng.

Hãy nghĩ về một bà mẹ chưa bao giờ bê thứ gì nặng hơn túi hàng chất đầy thực phẩm đông lạnh, đột nhiên lại có thể nâng bổng chiếc xe Plymouth nặng 2 tấn để giải thoát cho cậu con trai 6 tuổi đang bị mắc kẹt bên dưới. Vào lúc đó, suy nghĩ duy nhất trong đầu người mẹ là cần nhanh chóng cứu đứa con yêu quý của mình khỏi nguy hiểm, không còn chỗ cho suy nghĩ khác nữa. Mình phải nâng cái xe đó lên là lời cầu nguyện duy nhất trong đầu người mẹ. Trong tâm trí mình, bà không mảy may suy nghĩ rằng việc nâng chiếc xe đó lên là không thể.

Phương pháp

“Suy nghĩ của chúng ta bị giam cầm bởi những điều mà chúng ta từng được chỉ dạy. ”

— Buckminster Fuller, nhà sáng chế và theo thuyết vị lai người Mỹ

Thí nghiệm này không sử dụng phương tiện gì ngoài sức mạnh của tư duy. Bạn sẽ thu hút điều gì đó vào cuộc sống của mình, một sự kiện hay điều gì đó đặc biệt. Hãy thiết lập ý định và phải chính xác đến chi tiết. Vì chỉ có 48 giờ để thực hiện thí nghiệm, tốt nhất là bạn nên chọn thứ gì đó để không đưa suy nghĩ của bạn quay về với “Biloxi” (địa danh mà tôi đã đề cập ở phần trước). Ví dụ, nếu bạn quyết định muốn thấy một chiếc BMW Z3 2.8 Roadster xuất hiện trước mắt, rất có thể suy nghĩ thường trực của bạn sẽ là vô lý. Chẳng cần phải nói cũng biết những suy nghĩ kiểu như thế sẽ không đưa bạn đến thẳng New Orleans được. Không phải bởi vì bạn không thể sai khiến một chiếc BMW Z3 Roadster xuất hiện trước mặt (có những pháp sư ở Ấn Độ có thể tóm được những viên đá quý từ trong không trung), nhưng để không ảnh hưởng đến tính điển hình của ví dụ, hãy thực hành từng bước một thôi. Hãy chọn thứ gì đó thực tế mà suy nghĩ của bạn có thể tập trung vào, ví dụ như một chiếc vé nghe nhạc hạng nhất hay nhận được những bông hoa từ người nào đó quan trọng với bạn.

Anh bạn Chuck của tôi khi thực hiện thí nghiệm này đã nảy ra một trò láu cá. Anh ta muốn ngủ với 2 cô gái cùng một lúc. Và cầu được ước thấy, trong vòng 48h thực hiện thí nghiệm đó, anh ta đã gặp một người phụ nữ mới quen (người mà giờ anh ta đang hẹn hò) và lên giường với cô ấy cùng cô con gái 6 tuổi của cô ấy nữa vì nửa đêm cô bé đòi chui vào giường ngủ cùng mẹ.

Đó là lý do vì sao bạn cần phải chính xác đến từng chi tiết. Và bạn cũng phải biết rằng Trường các khả năng có khiếu hài hước đấy nhé!

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Abracadabra.

Lý thuyết: Khi bạn tập trung vào điều gì thì điều đó sẽ mở ra với bạn.

Câu hỏi: Liệu tôi có thể đạt được điều gì đó chỉ bằng cách suy nghĩ về nó không?

Lý thuyết: Bằng cách đưa ra ý định và tập trung vào kết quả của nó, tôi có thể đạt được điều đó.

Ý định của tôi:

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Cách thức: Tôi đã nghiên cứu cuốn catalogue có tên Thế giới. Và để thực hiện thí nghiệm này, tôi đã quyết định đây là ý định tôi muốn biểu lộ trong vòng 48 giờ tới. Tôi sẽ tập trung tất cả suy nghĩ của mình vào việc đó. Và tôi sẽ ghi nhớ lời của Abraham-Hicks đã nói: “Xây một lâu đài cũng dễ như làm ra một chiếc cúc áo thôi.”

Hôm nay là ngày: __________ Giờ: __________

Hạn chót để thực hiện: __________

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Rất nhiều người cho rằng họ đang suy nghĩ trong khi thực tế họ chỉ đang sắp xếp lại những định kiến của mình mà thôi.”

— William James, nhà tâm lý học và triết học người Mỹ

Khi bạn tập trung vào điều gì thì điều đó sẽ mở ra với bạn

“Chắc chắn tôi có thể thao túng những ngoại lực có khả năng tác động tới cuộc sống của tôi giống như tôi có thể khiến một em bé khóc thét bằng cách cười nhăn nhở.”

— Augusten Burroughs, nhà văn nổi tiếng người Mỹ Tiền đề:

Lần đầu tiên nghe nói suy nghĩ có thể đem lại vật chất cho cuộc sống, tôi đã làm việc mà một người thông minh, biết suy nghĩ thường làm đó là cười chế giễu. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định thử bí mật tiến hành một thí nghiệm kiểm chứng.

Andrea, cô giáo tôi, bảo tôi viết ra giấy ba điều tôi muốn. Không cần suy nghĩ nhiều, không phải quan tâm đến vấn đề tiền bạc, tôi chỉ cần lập một danh sách. Quá đơn giản! Tôi muốn một chiếc xe đạp, một chiếc máy tính và một chiếc đàn piano.

Trong vòng hai tuần, tôi đã tự hào sở hữu một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp màu đỏ và một chiếc máy tính IBM. Đàn piano thì phải chờ đợi lâu hơn. Vài năm sau, bạn Wendy của tôi chuyển nhà đến Maryland và tặng lại tôi chiếc đàn piano gỗ anh đào rất đẹp hiệu Kimball của cô ấy.

Đây là chương mà bạn vẫn chờ đợi: hướng dẫn cách bày tỏ mong muốn vật chất. Đó là nguyên tắc tinh thần cuốn hút mọi người giống như những cậu bé 15 tuổi bị thu hút bởi những nữ diễn viên nóng bỏng vậy.

Trong cuộc đời, chắc hẳn bạn đã từng đọc những cuốn đại loại như Think and Grow Rich (13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu), The Magic of Believing (Sức mạnh niềm tin), The Power of Positive Thinking (tạm dịch: Sức mạnh của tư duy tích cực)… Mặc dù nhiều người cho rằng những cuốn sách đó là quái gở, kỳ quặc nhưng vẫn có lý do để giải thích vì sao chúng vẫn tiếp tục được tái bản. Các cuốn sách đó đều đề cập đến một chân lý: Nếu biết mình muốn gì, bạn sẽ có được cái đó.

Chris và đa số những người bạn khác của tôi cho rằng nguyên tắc này có tính bùa phép hay ma thuật, có thể đúng với người này nhưng không áp dụng được với người khác. Nhưng điều này cũng chẳng phức tạp hơn việc đi bộ từ Biloxi ở Mississippi đến New Orleans khi bạn đã có bản đồ trong tay. Hãy coi như Biloxi là những gì bạn đang có – một chiếc xe Escort đời 94 đã cũ, một công việc mà bạn đã chán ngấy và vô vàn những kỳ nghỉ cuối tuần bạn ở nhà xem đĩa phim một mình – còn New Orleans là nơi bạn muốn tới – một chiếc xe Jaguar mới tinh bóng loáng, một công việc được trả lương hậu hĩnh và tận hưởng những kỳ nghỉ cuối tuần xem phim bên cạnh một anh chàng người yêu đẹp trai.

Vậy bạn đến đó bằng cách nào? Bạn bắt đầu tập trung vào New Orleans. Bạn quên luôn Biloxi và chiếc Escort đời 94 của mình. Hãy nhớ rằng, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể tiến đến New Orleans hoặc lùi hai bước về Biloxi. Mọi suy nghĩ đều tạo ra một bước tiến hoặc bước lùi. Những suy nghĩ lôi bạn về Biloxi là: Những công việc tốt và những cuộc hẹn hò nóng bỏng không phải dành cho tôi. Những suy nghĩ mang bạn tiến đến New Orleans đại loại như: Công việc mới mẻ đó sẽ rất tuyệt và… Ôi, người đàn ông ngồi cùng ghế với tôi thật đẹp trai. Bạn càng đầu tư nhiều năng lượng và hứng thú vào nó thì bạn càng nhanh đạt được điều đó.

Một số người thấy nản chí, hoảng sợ khi tiến vài bước về phía mơ ước của họ và lại quay về hướng Biloxi. Những người khác thì rời khỏi ranh giới Biloxi, đi bộ một quãng, nghỉ ngơi nhìn ngó xung quanh, sau đó lại thất vọng vì mọi thứ không giống như New Orleans.

Tất nhiên, nó không giống New Orleans vì bạn vẫn chưa đặt chân tới đó. Bạn vẫn đang loanh quanh trong vùng ngoại ô của Biloxi, bạn còn phải vượt qua một quãng đường dài nữa mới tới được New Orleans. Nhưng ít ra bạn cũng đã rời Biloxi. Hãy củng cố tinh thần và tiếp tục tiến bước. Dù có chuyện gì xảy ra cũng đừng dừng lại. Cách duy nhất để tiến đến đích ngọt ngào với trận mưa sâm banh là tiến thẳng về hướng đó. Đừng quay lại hay nhìn lại. Biloxi là quá khứ. Hãy dành tập trung cho New Orleans.

Lúc đầu, bạn sẽ thấy khoái chí về thành công mới này. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi việc tập trung vào thành phố New Orleans xinh đẹp dễ dàng đến thế. Bạn sẽ cười nói, nhảy chân sáo và thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh. Nhưng rồi chắc chắn những khó khăn, nguy hiểm sẽ xuất hiện. Bạn sẽ chán nản, mệt mỏi với quãng đường mới và muốn quay trở về Biloxi – dù chỉ để thăm lại nơi đây một chút thôi hay để uống cốc trà. Bạn sẽ dành ngày càng ít thời gian hơn cho New Orleans và suy nghĩ nhiều hơn về lý do tại sao những nỗ lực này là vô ích. Bạn nên dừng ngay những suy nghĩ tiêu cực đó trước khi nó đủ lớn để bắt bạn trở về nơi mình đã sống. Cứ tiếp tục tiến tới, hãy tập trung vào New Orleans. Để các bạn khỏi hiểu lầm, tôi muốn nhấn mạnh rằng ví dụ Biloxi – New Orleans chỉ là lối nói ẩn dụ. Tôi không hề muốn nói xấu Biloxi, đó là một thị trấn khá thú vị với Bảo tàng nghệ thuật Ohr-O’Keefe do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không cần phải động tay chân mà chỉ cần luyện tập sự kiên trì và khả năng tập trung tâm trí của bạn, một kẻ lười biếng cố hữu – một điều không hề dễ dàng. Để đến được New Orleans bạn không cần đến khả năng thiên phú, mà chỉ cần ý chí để tiến bước, cần tập trung sự chú ý, năng lượng và nhận thức của mình vào việc đó.

Tôi luôn liên tưởng đến cảnh nhà ảo thuật rút một chiếc khăn ra từ một cái lỗ. Chỉ cần túm được một đầu nhỏ bạn có thể lôi tuột cả cái khăn ra ngoài. Tất cả chỉ có thế – một đầu bé tí tẹo. Quyết định chọn nó và tập trung hết sức cho đến khi bạn lôi được nó ra.

Hầu như là tất cả những gì bạn đã thấy, đã nghe hay trải qua, về cơ bản giống như một cuốn catalogue để đặt hàng. Nếu bạn đã thấy nó, hay mới chỉ tưởng tượng ra nó, hãy túm lấy một đầu (như túm một đầu của chiếc khăn) và bắt đầu bước đi.

Có lẽ tôi nên minh họa điều này rõ hơn. “New Orleans” của Don, bạn tôi là một chiếc đàn ghi-ta hiệu Martin, chiếc rẻ nhất cũng có giá đến 1.100 đô-la và Don không có đủ tiền để mua. Don hình thành ý định sở hữu một chiếc đàn ghi-ta Martin. Anh ấy chẳng làm gì cả, chỉ tập trung (vào chiếc đàn ghi-ta đó) và tin tưởng rằng một ngày nào đó, bằng cách nào đó, anh ấy sẽ có một chiếc.

Gần một năm sau, anh nhận được tin nhắn từ mẹ mình: “Bố con mua được một chiếc đàn ghi-ta cũ ở một hội chợ thanh lý đồ với giá 5 đô-la. Cái này có thể làm đồ chơi cho Daisy được đấy.”

Thật không ngờ, chiếc đàn cũ làm đồ chơi cho cô con gái Daisy của Don là một cây ghi-ta Martin loại hiếm có, mã hiệu 000-28, được sản xuất từ năm 1943, là một trong 100 cây được sản xuất – giống chiếc mà Eric Clapton chơi – và nó có giá khoảng 20.000 đô-la. Có vẻ như Daisy sẽ phải đợi để thừa kế chiếc ghi-ta trong di chúc của Don rồi.

Tôi thích gọi những mong muốn vật chất này là nguyên tắc Tượng Nữ thần tự do. Dù là ngọn hải đăng chỉ đường đại diện cho mọi thứ mà con người nghĩ là họ muốn – một kỳ nghỉ ở Jamaica, một ngôi nhà rộng ở Malibu – nhưng nó nằm rất thấp trong Tháp nhu cầu Maslow13, chỉ khoảng vị trí thứ nhất hoặc thứ hai tính từ dưới lên.

Bạn cần ghi lại nguyên tắc này ra giấy, tất nhiên, để bạn có thể xóa những suy nghĩ về vật chất khỏi tâm trí bạn. Nhưng những điều bạn ao ước không phải là những thứ bạn thật sự muốn, hoàn toàn không phải.

Jesus chắc đã không cho Lazarus14 tái sinh và tăng thêm vô số bổng lộc nếu ông ta chỉ ao ước có một ngôi nhà lớn bên bờ biển. Nói thế không có nghĩa là tôi phê phán việc bạn muốn có một dinh thự lớn ở Malibu. Chẳng có gì sai trái, tội lỗi khi mong muốn như thế. Hãy cứ ước muốn có nó, tiến về phía nó với tất cả trái tim và sức mạnh tâm trí của mình. Chỉ cần bạn biết rằng có những bậc thang khác cao hơn, rằng hầu hết mọi người tích trữ vật chất vì lo sợ. Và sau tất cả, nỗi sợ chính là điều mà chúng ta đang cố gắng tránh.

Gắn kết là gì?

“Linh hồn vĩ đại có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn không cần phải nói to với Ngài. Ngài nghe được mọi điều trong tâm trí và trong trái tim chúng ta.”

— Black Elk, thầy phù thủy của tộc người Lakota

Hầu hết mọi người đều nghĩ họ có thể tạo ra được sự thay đổi chỉ cần bằng cách gọi tên Chúa và hét lên “CỨU CON VỚI!”. Nhưng giờ chúng ta đã biết rằng Chúa là Trường năng lượng điều khiển cả vũ trụ, chúng ta cũng biết mọi suy nghĩ có thể tạo nên sự thay đổi. Mỗi lần chúng ta nghĩ về điều gì đó đại loại như Chiếc váy đó khiến cô ta trông giống John Travolta trong phim Hairspray (Cuộc thi Hoa hậu tóc) hay Mình sẽ tự sát nếu như không được tăng lương – chúng ta đều tác động đến Trường những khả năng. Tôi thấy cần phải nhắc lại rằng Mọi suy nghĩ đều có tác động đến trường thế.

Lý do duy nhất khiến chúng ta không thể biến rượu thành nước hoặc chữa lành bệnh ung thư chỉ với một cái chạm tay là bởi những suy nghĩ của chúng ta nằm rải rác ở mọi nơi. Thay vì giống như một âm thoa cố định với mục đích rõ ràng, thì những suy nghĩ của chúng ta lại như một ban nhạc của học sinh cấp II với thành viên là những người mới học chơi kèn trumpet.

Một mặt, chúng ta cầu nguyện cho mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng mặt khác chúng ta lại lo lắng nó sẽ không như mong đợi. Cùng một lúc chúng ta vừa tưởng tượng ra những kết quả tích cực vừa thầm suy nghĩ tiêu cực về một loạt những điều vớ vẩn khác. Chúng ta muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với người yêu mình, nhưng lại nghĩ sẽ thế nào nếu anh ta ra đi?

Sức mạnh giống như quả bóng nảy lên không có chủ đích. Nó va đập lung tung giống như con đom đóm nhốt trong chiếc bình. Nhưng sức mạnh cũng bị tiêu hao dần nếu như chúng ta không biết mình thật sự muốn gì. Không phải trường thế không đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta, chỉ là chúng ta “cầu nguyện” để xin quá nhiều thứ, nhưng chẳng thứ nào thật sự rõ ràng.

Nếu biết trung bình một người một ngày có khoảng 60.000 suy nghĩ, bạn sẽ thấy cuộc sống của chúng ta toàn dành cho những cầu nguyện đại loại như “Xin Chúa đừng để con bị cảnh sát tóm vì tội vượt đèn đỏ”, trong khi chúng ta đang cố tăng tốc để vượt đèn đỏ ở ngã tư trước mặt.

Bạn cầu xin cho hôm nay đầu óc mình được thanh thản, nhưng bạn lại dành cả 1.200 suy nghĩ ám ảnh về người đồng nghiệp đã ăn cắp ý tưởng website của bạn. Bạn nung nấu ý định “tư duy và làm giàu”, nhưng bạn cũng mất cả 500 suy nghĩ lo lắng về khoản tiền nợ mua xe đã quá hạn thanh toán của mình. Khi bạn hiểu bản chất thực sự của những lời cầu nguyện thì bạn sẽ hiểu tại sao những lời thỉnh cầu một lần dành cho Chúa lại không có kết quả.

Lý do duy nhất mà Chúa Jesus có thể bước đi được trên mặt nước là bởi vì 100% suy nghĩ (những lời cầu nguyện) của Ngài đều tin rằng Ngài có thể làm được. Ngài đã vượt qua suy nghĩ của phần đông thế giới rằng Chỉ có thằng ngốc mới bước ra khỏi con thuyền đó. Trong suy nghĩ và nhận thức của Ngài không hề có một chút nghi ngờ rằng Ngài không thể làm được việc đó.

Suy nghĩ của bạn rất có quyền lực, cho dù bạn có coi thường khả năng này hay cảm thấy bất lực với nó. Mọi suy nghĩ của bạn đều có thể tạo nên sức mạnh, nhưng chúng thường xuyên bị rối tinh lên (vì bạn cũng là con người nên thỉnh thoảng vẫn mắc sai lầm), điều đó không có nghĩa là chúng yếu ớt hay vô tích sự. Bạn có yếu đuối và vô tích sự trong việc đạt được những gì mình muốn, nhưng bản thân suy nghĩ thì chưa bao giờ mang tính yếu đuối và vô tích sự cả.

Quy luật đầu tiên của Newton về lời cầu nguyện

“Bằng cách lựa chọn suy nghĩ và cảm xúc của mình, bạn sẽ làm nhẹ bớt và càng củng cố thêm những tác động của chúng tới những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn nữa.”

— Gary Zukav, tác giả cuốn Seat of the soul (Tạm dịch: Vị trí của tâm hồn)

Khi ném quả bóng tennis lên cao, bạn biết chắc chắn nó sẽ rơi xuống. Có thể là sang vườn nhà hàng xóm hay trên nóc cửa hàng bên cạnh – khi đó bạn sẽ cần phải có một cái thang để lấy nó, nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ rơi xuống.

Ý định cũng giống như quả bóng tennis vậy. Nó sẽ quay lại theo cách mà bạn ném nó đi. Giống như Newton phát biểu trong Định luật về chuyển động số 3 nổi tiếng của ông, lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực – phản lực, nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau. Cặp lực này là cặp lực trực đối, chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. Bạn đưa ra cái gì, “cầu nguyện” cho cái gì, bạn sẽ nhận được cái tương tự. Nếu bạn phát đi cảm giác sợ hãi, bạn sẽ nhận được những thứ khiến bạn sợ hãi. Nếu bạn nói dối người khác, bạn sẽ nhận được những lời nói dối. Nếu bạn phê phán người khác, bạn sẽ nhận được những lời phê phán. Nhưng nếu cho đi tình yêu thương, bạn sẽ nhận được vô vàn tình thương mến. Nếu bạn san sẻ sự may mắn, bạn sẽ nhận lại được nhiều may mắn hơn nữa.

Nếu bạn muốn biết thật sự bạn đang “cầu nguyện” điều gì, hãy nhìn vào cuộc sống của bạn, bạn sẽ thấy được những suy nghĩ sâu kín nhất khát khao thật sự của trái tim mình, những lời cầu nguyện mà không ai ngoài bản thân bạn biết được.

Một người bạn của tôi rất sợ nhện. Cô ấy đã rất lo lắng một hôm nào đó khi cô ấy cho tay vào ngăn kéo bàn trang điểm để lấy thỏi son, tay cô sẽ chạm phải một con nhện khổng lồ. Suy nghĩ thiếu cơ sở đó cứ bám lấy cô ấy hàng tháng trời cho đến một hôm… Bạn có đoán được không. Cô ấy đưa tay vào ngăn kéo bàn trang điểm và đã chạm vào một con nhện rất to.

Nói cách khác, suy nghĩ có tính sáng tạo. Suy nghĩ trong tâm trí của bạn, có ý thức hoặc vô thức, sẽ tạo ra những gì bạn nhìn thấy trong cuộc sống. Mọi suy nghĩ đều có rung động nhất định của nó. Nó giống như một chiếc boomerang15 sẽ quay trở về với bạn tùy theo cú ném, độ mạnh và chiều sâu của cảm xúc. Sự xuất hiện của những suy nghĩ trong cuộc sống của bạn tỷ lệ thuận với sự kiên định, cường độ và quyền năng của nó.

Tâm trí bạn vận hành như thế nào?

“Tâm trí của tôi đang rất bận rộn.”

— Pradeep Venugopal, blogger người Ấn Độ

Tâm trí bạn gắn liền với sự đối đầu liên tục giữa các phần khác biệt và mâu thuẫn trong con người bạn. Những ý định nhỏ lẻ này, nếu bạn quyết tâm, sẽ biến các động lực thành hành động. Ví dụ, nếu bạn có ý định mua một ngôi nhà mới, khi bạn biến ý định đó thành hành động (quyết định mua ngôi nhà), trong bạn đồng thời hình thành sự lo lắng vô thức nhưng cũng mạnh mẽ rằng tiền đặt cọc sẽ cao. Bạn bắt đầu băn khoăn về khoản lãi suất, thấy tiếc vì mình vừa mới ký hợp đồng diệt mối ở ngôi nhà đang ở – cả hai mối lo này hình thành những ý định vô thức. Nếu những ý định vô thức này mạnh hơn ý định mong muốn có ý thức kia, bạn biết chắc cái nào sẽ thắng rồi đấy.

Động lực của những ý định đối kháng có thể tạo ra những bối rối và nghi ngờ. Khi vừa có những quan điểm và ao ước vừa có những lo lắng và ưu tư, trong bạn bắt đầu nảy sinh một cuộc tranh đấu.

Nếu sự tranh đấu cứ tiếp diễn, bạn bắt đầu nghi ngờ rằng ý định đó khó có thể thực hiện được, thậm chí đi đến kết luận rằng bạn sẽ không thực hiện. Bạn trở nên thoái chí và bắt đầu tin rằng cuộc sống và hoàn cảnh mạnh mẽ hơn con người bạn. Tin tôi đi, không phải thế đâu. Những ý định mâu thuẫn của bạn chỉ đơn giản đang tạo ra sự hỗn loạn trong trường thế.

Những suy nghĩ của bạn cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng trường thế không chỉ phản hồi những thỉnh cầu của bạn. Tôi nhắc lại một lần nữa: nó phản hồi mọi suy nghĩ – dù là có ý thức hay vô thức – các mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau. Dưới đây là bốn kiểu đấu trường thông thường nhất:

1. Lối mòn: Loài người chúng ta có thói quen rơi vào các lối mòn. Bạn có nhớ 60.000 suy nghĩ một ngày mà tôi có nói ở đoạn trước không? 1.000 trong số đó là những suy nghĩ giống hệt ngày hôm qua chúng ta đã có. Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng 98% trong số 60.000 suy nghĩ của chúng ta lặp lại suy nghĩ của ngày hôm trước.

Hàng xóm nhà tôi có một hàng rào chắn chó vô hình. Bạn không nhìn thấy nó, nhưng nếu con chó săn nhỏ Jack Russell của họ chỉ cần thò một chân ra khỏi hàng rào đó, nó sẽ bị giật. Tất cả chúng ta cũng giống như chú chó Jack Russell đó – mắc kẹt trong hàng rào vô hình của chính mình.

Thay vì nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, tìm ra câu trả lời cho những điều kỳ diệu lớn lao trong cuộc sống, chúng ta lại lãng phí thời gian vào những điều nhỏ nhặt, tầm thường, vô nghĩa.

Trên trang bìa của một cuốn tạp chí nổi tiếng dành cho phụ nữ có viết:

Giảm vài centimet một cách nhanh chóng.

Những chiến lược vào phút chót cho kỳ nghỉ tuyệt vời.

Trắc nghiệm: Người bạn đời của bạn có thật sự yêu bạn?

Bạn không có gì hay ho hơn để suy nghĩ sao?

Nếu tất cả bảy triệu độc giả của tạp chí Ladies’ Home Journal (Ngôi nhà của những quý bà) đều đặt những câu hỏi như Tôi có thể làm gì để cải thiện tâm hồn của mình? Hoặc Tôi có thể làm gì để thế giới đáng yêu hơn? Thì vấn đề chúng ta lo lắng sẽ được giải quyết trong vòng một năm. Bảy triệu người tập trung vào những chủ đề như thế quả là một sức mạnh không gì ngăn cản nổi!

2. Bản sao của nhà quảng cáo. Các nhà quảng cáo Mỹ dành hơn 400 tỷ đô-la mỗi năm để thuyết phục bạn rằng nếu không có những sản phẩm của họ, bạn sẽ là một kẻ thất bại hoàn toàn. Tất cả mục đích của những tay quảng cáo đó nhằm khiến bạn và tôi thất vọng về bản thân mình và về những gì chúng ta đang có. Người Mỹ trung bình xem khoảng 1.500 đến 3.000 đoạn quảng cáo mỗi ngày. Thậm chí những người không xem tivi cũng liên tục được mời mọc “rút hầu bao”. Mọi thứ từ cây rút tiền ATM đến túi đựng đồ giặt khô, các đề can dán trên túi mua hàng ở siêu thị đều được tận dụng để quảng cáo trên đó.

Nhưng nguy hiểm nhất, theo tôi là quảng cáo những loại thuốc mới, bởi chúng gợi cho chúng ta cảm giác ốm yếu. Madison Avenue đã làm được một việc xuất sắc, đó là hướng dẫn chúng ta sử dụng lăn nách, nước súc miệng và bánh pizza mua hai tặng một. Nhưng giờ đây, họ đang phá vỡ kỷ lục đó bằng cách huấn luyện cho chúng ta đổ bệnh. Steven Pressfield, tác giả cuốn sách bán chạy Theo Legend of Bagger Vance (tạm dịch: Huyền thoại Bagger Vance) cho hay công ty quảng cáo trước đây của ông đã hướng dẫn ông cách “tạo ra một căn bệnh” vì “khi đó, chúng ta có thể kiếm được vô số lợi nhuận từ việc bán cách chữa”.

3. Đầu của những người khác. Suy nghĩ của những người khác liên tục “oanh tạc bạn” giống như sóng phát thanh bay lượn trong bầu không khí… Một cách vô thức, bạn thu nhận suy nghĩ, cách sống, nền văn hóa và tôn giáo từ những người khác, cho dù bạn không chủ động thực hiện theo nó.

Có lần tôi gặp một người đã tạo ra vô số sản phẩm, gồm cả những thứ mà tôi và bạn đều sử dụng hằng ngày. Anh ta được mọi người đặt cho biệt danh “thiên tài”. Nhưng nếu (tôi nói là “nếu”) thử cho anh ta làm bài kiểm tra “No child left behind”16, chắc chắn anh ta phải quay lại học lớp Một. Anh ta chưa bao giờ học đọc và việc đó, theo anh ta là có chủ ý.

“Nếu tôi học đọc”, anh ấy nói, “tôi sẽ thu nhặt những ý tưởng của những người khác và nhét nó vào đầu mình. Tôi chọn cách không bị ảnh hưởng bởi những điều như thế.”

Ở đây, tôi không ủng hộ việc mù chữ mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, càng ít bị làm nhiễu bởi những suy nghĩ cũ kỹ, tầm thường thì bạn lại càng dễ dàng tiếp cận Trường tiềm năng hơn. Lý do tất cả những nhân vật, lãnh tụ tôn giáo đều trầm ngâm là vì việc đó giúp cho họ tránh được sự can thiệp, gây nhiễu từ bên ngoài.

4. Suy nghĩ của chính bạn. Mặc cho những thứ bạn nghĩ là bạn đang nghĩ, rất có thể có một suy nghĩ lớn hơn cũng nảy sinh trong đầu bạn. Thật không may, trong đầu chúng ta đều có chung một bài nhạc nền đại loại như:

Mình có vấn đề gì đó.

Mình không đủ tốt.

Mình không có năng lực.

Mình không xứng đáng với điều đó.

Mình không thể làm việc đó.

Việc đó quá khó.

Chúng ta gọi việc xóa bỏ những điều tiêu cực như thế là những lời cầu nguyện giả hình, niềm tin mặc định mà bạn vẫn luôn tuân thủ. Tin tốt là chúng không đúng, nhưng tin xấu là chúng hoạt động như thể là chúng đúng. Chúng là tấm bùa hộ mệnh mà từ lâu bạn vô thức mang theo bên mình mọi lúc. Bạn không thể chấp nhận việc

sống mà không có nó chỉ bởi vì nó quá thân thuộc.

Khi lần đầu tiên cộng tác viết bài cho tạp chí, tôi có một mặc cảm rằng mình không hợp ở Shea Stadium (một sân vận động lớn ở thành phố New York). Vì tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở vùng Trung Tây, nên tôi không nghĩ mình có gì để nói với một biên tập viên sành sỏi đến từ New York. Dù đã gửi rất nhiều thư trình bày các ý tưởng của mình, nhưng tôi thực sự không nghĩ các ý tưởng đó sẽ được họ chấp nhận. Tôi biết họ chọn lọc khá kỹ, nhưng vẫn hy vọng bài của mình sẽ lọt vào mắt xanh của họ. Chẳng cần phải nói bạn cũng biết là tôi nhận được vô số thư từ chối bài viết, đủ để dán kín các bức tường ở thành phố Cincinnati. Các biên tập viên không muốn tôi quá thất vọng trước những lời từ chối của họ, nhưng cũng không khuyến khích tôi tiếp tục viết.

Sau đó tôi có đọc cuốn sách với tựa đề Write for Your Life (tạm dịch: Viết cho cuộc sống của bạn) của tác giả Lawrence Block. Vào đầu những năm 1980, khi mục báo của Block trên tờ Writer’s Digest đang rất nổi tiếng, ông và vợ, Lynn, quyết định tổ chức các cuộc thảo luận dành cho những người muốn trở thành nhà văn.

Không giống như hầu hết các buổi thảo luận về viết lách khác, nơi bạn học cách xử lý các cốt truyện hay sáng tác ra các chiến lược để có một người đại diện, buổi thảo luận của Block chỉ giải quyết vấn đề duy nhất thực sự quan trọng với một nhà văn, đó là đi ra khỏi lối mòn của chính mình, từ bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực rằng bạn là kiểu người buồn tẻ, vô vọng.

Tại buổi thảo luận, các thành viên cùng suy ngẫm và chia sẻ với những người khác về nỗi sợ lớn nhất của họ. Họ đã làm tất cả để tìm hiểu lý do vì sao họ muốn viết nhưng lại không thể viết.

Buổi thảo luận rất thành công, nhưng Block là một nhà văn chứ không phải là một người tổ chức thảo luận. Quá mệt mỏi vì phải đi khắp cả nước để tổ chức hội thảo, ông viết một cuốn sách về vấn đề thoát khỏi tư duy theo lối mòn, từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tôi đã may mắn đọc được cuốn sách đó.

Tôi đã nghiền ngẫm cuốn sách và làm tất cả các bài tập trong đó. Tôi viết những lời xác nhận, đã tự vấn “đứa trẻ” trong con người tôi để tìm hiểu tại sao mình lại sợ hãi. Thậm chí, tôi còn tự gửi bưu thiếp cho mình liên tục suốt 30 ngày. Trên những tấm bưu thiếp đó, tôi viết những lời khẳng định đại loại như:

“Pam là một nhà văn giỏi.”

“Pam có các ý tưởng để thu hút các biên tập viên ở New York.”

“Pam rất lôi cuốn và mọi người muốn nghe những gì cô ấy nói.”

Chắc hẳn người đưa thư đã nghĩ tôi điên khi lãng phí 25 xu để gửi bưu thiếp tự khen ngợi mình cuốn hút và dư dả nhưng nếu anh ta biết được việc đó đã giúp thay đổi cuộc sống của tôi ra sao thì chắc chắn anh ta cũng sẽ làm theo.

Thật bất ngờ, tôi bắt đầu được một tạp chí nổi tiếng đặt hàng viết bài – vâng, từ những biên tập viên ở New York. Đầu tiên là tờ Modern Bride muốn một bài nêu ra các bài tập mà các cặp đôi có thể thực hiện cùng nhau. Sau đó tờ Ladies’ Home Journal muốn một bài du ký về vịnh Tampa. Đột nhiên một nhà văn tỉnh lẻ Kansas như tôi lại nhận được đề nghị viết bài từ biên tập viên những tờ báo lớn của nước Mỹ. Thật kỳ diệu!

Phải chăng bỗng nhiên tôi viết hay hơn và nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ hơn? Có thể là đôi chút (đó là tôi tự khẳng định thôi), nhưng chủ yếu tôi đã thay đổi những suy nghĩ về bản thân mình. Tôi từ bỏ những suy nghĩ kiểu như sẽ chẳng có ai đề nghị tôi viết bài đâu, tôi không đủ giỏi giang để viết bài cho những tạp chí quốc gia.

Hợp xướng

“Điều quan trọng là phải giữ điều quan trọng luôn là điều quan trọng.” (The main thing is to keep the main thing the main thing)

— Hàng chữ in trên áo phông nhìn thấy ở Hawaii

Trong một phát biểu khai mạc, nhà làm phim Michael Moore đã đưa ra lời khuyên:

“Tất cả các chàng trai nên biết một điều, theo tình tình phớt, phớt tình tình theo.”

Những ý định của chúng ta cũng vận hành kiểu như vậy. Vì tin rằng chúng ta cần đến mức tuyệt vọng một điều kỳ diệu hay một điều mà chúng ta không có, chúng ta đã vô tình chối bỏ Sự thật.

Bất cứ khi nào tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề, chúng ta lại có giả thuyết sai lầm rằng câu trả lời không có ở đó. Tình yêu, hạnh phúc tương lai hay mục tiêu nào đó mà chúng ta khao khát đã đánh bại mục đích lớn lao. Nó giả định rằng kết quả của cuộc sống vẫn đang trong vòng nghi ngờ, nhưng thực tế không phải như vậy.

Cầu nguyện không phải là để lấy lòng Chúa. Nó chỉ đơn giản là việc hiểu những quy luật cao hơn những định luật vật lý thông thường. Cầu khẩn hay nài xin nhưng hành động như thể Chúa không hiện hữu, đó là việc tin vào tính đối ngẫu (mâu thuẫn trong nội tâm) chứ không phải tính đơn nhất. Song, tính đơn nhất mới là cái mà chúng ta đang hướng tới. Bạn cần sống với giả định rằng ý định của bạn đã được thực hiện. Bạn phải cảm thấy như thể nó đã xuất hiện, bạn chỉ cần gắn kết những sóng đó lại với nhau như tia laze.

Tôi không rõ bạn có biết gì về công nghệ laze hay không nhưng nó vận hành giống như việc mà các nghị sĩ Quốc hội đã làm vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 (ngay sau “sự kiện 11/9”). Ngày hôm đó, tất cả những thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ vẫn thường xuyên tranh luận gay gắt với nhau lại hoàn toàn quên rằng mình thuộc Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, Tự do hay Bảo thủ. Trong tâm trí họ lúc đó chỉ có một suy nghĩ duy nhất là Tôi là người Mỹ. Họ đồng thanh hát bài Chúa phù hộ nước Mỹ một cách đầy khí thế. Vâng, tia laze cũng vận hành theo cách như vậy.

Nếu như các ánh sáng bình thường khác có các bước sóng khác nhau, thì những tia laze có chung một bước sóng giống nhau.

Đây chính là cách mà bạn đưa ra ý định hay là mong muốn điều gì đó đáng quý xảy ra. Chúa không hoài nghi khi tin rằng thức ăn đủ nhiều để phân phát cho tất thảy mọi người.

Ngài bị đóng đinh lên cây thập tự là bởi những kẻ có quyền thế khi đó cho rằng Ngài đã quá tự tin. Làm sao Ngài lại có thể dũng cảm tin chắc rằng Ngài có thể khiến người què đi được, người bị hủi nhảy múa được? Nhưng Chúa không chỉ nghĩ rằng Ngài có thể làm được những việc đó, Ngài biết chắc chắn mình có thể. Ngài thật sự biết mình là ai và điều đó khiến suy nghĩ của Ngài giống như một tia laze thực sự. Ngài không dừng lại để đặt câu hỏi xem người mù có nhìn được không hay liệu nước có thể biến thành rượu được không, Ngài biết ngài có quyền kiểm soát Thiên đường và Trái đất. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa Ngài với tôi và bạn. Chúng ta chỉ luôn tự vấn bản thân chứ không thật sự nhận biết được bản thân.

Nếu bạn quay về với Aramaic, vùng cận đông cổ đại, nơi sử dụng ngôn ngữ của Chúa, nghĩa gốc của từ Ask (hỏi xin) là một sự kết hợp giữa “đòi hỏi, yêu sách” (như đòi quyền sở hữu mảnh đất) và “yêu cầu”. Hỏi xin một điều gì đó trong lời cầu nguyện đơn giản là giữ chặt lấy cái của mình. Bạn có quyền, thậm chí có nghĩa vụ kiểm soát cuộc sống của bản thân mình.

Điều đó chắc chắn giống như hai cộng hai bằng bốn vậy. Đó là nguyên tắc đơn giản và không thể thay đổi được của toán học. Nếu bạn cộng hai với hai và ra kết quả là năm thì đó không phải là lỗi của toán học. Tương tự như vậy, nếu bạn không tìm được câu trả lời mà bạn muốn, đó không phải là lỗi của Trường các tiềm năng. Đó là lỗi do bạn đã làm sai nguyên tắc.

Những ý định được tập trung thông qua một nhân cách đầy đủ cũng giống như một tia laze vậy – một chùm ánh sáng đơn nhất và rõ nét.

Ví dụ dẫn chứng

“Chiếc thuyền được an toàn khi neo đậu ở cảng, nhưng nó được tạo ra không phải chỉ ở nguyên chỗ đó.”

— Benazir Bhutto, cựu tổng thống Pakistan

Năm 34 tuổi, Augusten Burroughs quyết định cai rượu và trở thành người có những tác phẩm bán chạy của tờ New York Times. Như ông đã tâm sự trong cuốn hồi ký Magical Thinking (tạm dịch: Tư duy kỳ diệu) của mình: “Khoảng cách giữa một người chuyên viết quảng cáo nghiện rượu sống trong nghèo khổ và một nhà văn được nhiều nhà phê bình khen ngợi là khá lớn. Giống như việc bạn phải đu mình qua một hẻm núi thực sự. Nhưng vào một ngày đẹp trời tôi đã quyết định đó là điều tôi thật sự muốn làm.” 14 ngày sau, ông hoàn thành bản thảo đầu tiên của mình, một cuốn tiểu thuyết mang tên Sellevision.

“Tôi không hề nghĩ nó sẽ trở thành một cuốn sách bán chạy. Nó là cuốn sách giải trí nhẹ nhàng. Lúc đó tôi chỉ mong sao nó được xuất bản”, ông nói.

Và sau đó ông viết một cuốn hồi ký về thời thơ ấu của mình. “Và với cuốn này, tôi quyết định nó phải dẫn đầu danh sách những cuốn best-seller của tờ New York Times. Nó phải được dịch ra nhiều thứ tiếng và được chuyển thể thành phim”, ông viết.

Người đại diện của ông khuyên ông nên hạ thấp mục tiêu xuống.

“Tôi hiểu suy nghĩ của anh ta”, Augusten giải thích. “Nhưng tôi cũng biết cuốn sách sẽ là một thành công lớn, không phải bởi nó được viết rất hay và tôi hạ quyết tâm nó phải là một cuốn sách bán chạy. Vì thế tôi quyết định bỏ công việc quảng cáo đáng ghét của mình để trở thành một nhà văn thực sự.”

Sau đó cuốn hồi ký Running With Scissors (tạm dịch: Chạy với cái kéo) của Augusten đã nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy của tờ New York Times trong 70 tuần liên tục. Tính đến thời điểm hiện tại nó đã được xuất bản ở hơn 15 nước và được dựng thành phim với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Annette Bening.

“May mắn ư? Phải chăng nó là mong ước tham lam của một anh chàng tuyệt vọng may mắn thực hiện được?” Augusten nói. “Không. Nó không phải là sự tình cờ.”

Cầu nguyện ư? Ai? Tôi ư?

“Nó lớn hơn cả hai chúng ta, Ollie ạ!”

— Stan Laurel, diễn viên hài người Anh

Mọi người thường bảo tôi: “Tôi không cầu nguyện. Chỉ lãng phí thời gian. Việc đó giống như tin vào sự tồn tại của ông già Noel hay chàng tiên Răng vậy.” Câu trả lời của tôi là bạn không thể ngưng cầu nguyện được. Không thể! Thomas Merton, người theo Thiên chúa giáo thần bí, đã nói: “Ngay cả khi chúng ta thở cũng là đang cầu nguyện.”

Hãy lấy Al Unser làm ví dụ. Anh không gọi đó là cầu nguyện, nhưng khi anh ta giành chiến thắng lần thứ tư trong cuộc đua Indianapolis 50017 năm ngày trước sinh nhật lần thứ 48 của mình, anh đã thể hiện sức mạnh đích thực của lời cầu nguyện.

Vào năm đó, chính xác là năm 1987, anh đã bị gạt khỏi đội đua của mình dù trước đó đã ba lần giành chiến thắng trong cuộc đua Indy 500. Lần đầu tiên trong suốt 22 năm thi đấu, có vẻ như anh sẽ phải đến cuộc đua nổi tiếng Indianapolis 500 này với tư cách khán giả. Những nhà tài trợ của anh và đa số mọi người đều coi anh như đã “nghỉ hưu”.

Nhưng trong thâm tâm, Unser biết mình vẫn sung sức để đua. Anh biết mình vẫn có thể giành chiến thắng. Lời cầu nguyện đó đã được linh ứng khi Danny Ongais, tay đua thay thế anh trong đội bị chấn thương khi luyện tập. Unser đã được gọi vào thay thế và phải sử dụng một chiếc xe dự bị để đua, chiếc March-Cosworth cũ.

Ngoại trừ anh ra, không ai tin tưởng rằng anh có thể chiến thắng. Anh lái một chiếc xe đời cũ và khi hiệu lệnh “Các quý ông, bắt đầu!” vang lên qua hệ thống loa, Unser bị tắc lại ở vị trí thứ 20.

Nhưng điều đó không làm tay đua đã ba lần vô địch thoái chí. Sâu tận trong tim, Unser biết mình sẽ thắng. Anh không mong gì ngoài chiến thắng. Cuối cùng, ở vòng đua thứ 183, anh đã vượt lên dẫn đầu và băng qua vạch đích để giành chiến thắng lần thứ 4 trong đời tại cuộc đua Indianapolis 500. Al Unser chưa bao giờ nghi ngờ điều đó. Mọi suy nghĩ của anh đều hướng về chiến thắng.

Hãy nghĩ về một bà mẹ chưa bao giờ bê thứ gì nặng hơn túi hàng chất đầy thực phẩm đông lạnh, đột nhiên lại có thể nâng bổng chiếc xe Plymouth nặng 2 tấn để giải thoát cho cậu con trai 6 tuổi đang bị mắc kẹt bên dưới. Vào lúc đó, suy nghĩ duy nhất trong đầu người mẹ là cần nhanh chóng cứu đứa con yêu quý của mình khỏi nguy hiểm, không còn chỗ cho suy nghĩ khác nữa. Mình phải nâng cái xe đó lên là lời cầu nguyện duy nhất trong đầu người mẹ. Trong tâm trí mình, bà không mảy may suy nghĩ rằng việc nâng chiếc xe đó lên là không thể.

Phương pháp

“Suy nghĩ của chúng ta bị giam cầm bởi những điều mà chúng ta từng được chỉ dạy. ”

— Buckminster Fuller, nhà sáng chế và theo thuyết vị lai người Mỹ

Thí nghiệm này không sử dụng phương tiện gì ngoài sức mạnh của tư duy. Bạn sẽ thu hút điều gì đó vào cuộc sống của mình, một sự kiện hay điều gì đó đặc biệt. Hãy thiết lập ý định và phải chính xác đến chi tiết. Vì chỉ có 48 giờ để thực hiện thí nghiệm, tốt nhất là bạn nên chọn thứ gì đó để không đưa suy nghĩ của bạn quay về với “Biloxi” (địa danh mà tôi đã đề cập ở phần trước). Ví dụ, nếu bạn quyết định muốn thấy một chiếc BMW Z3 2.8 Roadster xuất hiện trước mắt, rất có thể suy nghĩ thường trực của bạn sẽ là vô lý. Chẳng cần phải nói cũng biết những suy nghĩ kiểu như thế sẽ không đưa bạn đến thẳng New Orleans được. Không phải bởi vì bạn không thể sai khiến một chiếc BMW Z3 Roadster xuất hiện trước mặt (có những pháp sư ở Ấn Độ có thể tóm được những viên đá quý từ trong không trung), nhưng để không ảnh hưởng đến tính điển hình của ví dụ, hãy thực hành từng bước một thôi. Hãy chọn thứ gì đó thực tế mà suy nghĩ của bạn có thể tập trung vào, ví dụ như một chiếc vé nghe nhạc hạng nhất hay nhận được những bông hoa từ người nào đó quan trọng với bạn.

Anh bạn Chuck của tôi khi thực hiện thí nghiệm này đã nảy ra một trò láu cá. Anh ta muốn ngủ với 2 cô gái cùng một lúc. Và cầu được ước thấy, trong vòng 48h thực hiện thí nghiệm đó, anh ta đã gặp một người phụ nữ mới quen (người mà giờ anh ta đang hẹn hò) và lên giường với cô ấy cùng cô con gái 6 tuổi của cô ấy nữa vì nửa đêm cô bé đòi chui vào giường ngủ cùng mẹ.

Đó là lý do vì sao bạn cần phải chính xác đến từng chi tiết. Và bạn cũng phải biết rằng Trường các khả năng có khiếu hài hước đấy nhé!

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Abracadabra.

Lý thuyết: Khi bạn tập trung vào điều gì thì điều đó sẽ mở ra với bạn.

Câu hỏi: Liệu tôi có thể đạt được điều gì đó chỉ bằng cách suy nghĩ về nó không?

Lý thuyết: Bằng cách đưa ra ý định và tập trung vào kết quả của nó, tôi có thể đạt được điều đó.

Ý định của tôi:

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Cách thức: Tôi đã nghiên cứu cuốn catalogue có tên Thế giới. Và để thực hiện thí nghiệm này, tôi đã quyết định đây là ý định tôi muốn biểu lộ trong vòng 48 giờ tới. Tôi sẽ tập trung tất cả suy nghĩ của mình vào việc đó. Và tôi sẽ ghi nhớ lời của Abraham-Hicks đã nói: “Xây một lâu đài cũng dễ như làm ra một chiếc cúc áo thôi.”

Hôm nay là ngày: __________ Giờ: __________

Hạn chót để thực hiện: __________

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Rất nhiều người cho rằng họ đang suy nghĩ trong khi thực tế họ chỉ đang sắp xếp lại những định kiến của mình mà thôi.”

— William James, nhà tâm lý học và triết học người Mỹ

Bình luận