Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

9 Bí Quyết Vận Dụng Luật Hấp Dẫn Để Thay Đổi Vận Mệnh Cuộc Đời

THÍ NGHIỆM 2: Nguyên tắc Volkswagen Jetta

Tác giả: Pam Grout

Bạn tác động đến Trường và kết quả thu được tùy theo niềm tin và mong đợi của bạn

“Phép màu cũng giống như những mụn trứng cá vậy. Một khi bạn bắt đầu tìm kiếm chúng, bạn sẽ tìm thấy nhiều vô cùng.”

— Lemony Snicket (bút danh của tác giả Daniel Handler) trong cuốn A Series of Unfortunate Events
(Tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu bất tận)

Tiền đề:

Những gì xuất hiện trong cuộc sống chính là hình ảnh phản chiếu trực tiếp những suy nghĩ và tình cảm bên trong mỗi chúng ta. Linda, bạn tôi kể cho tôi một câu chuyện đầy ngạc nhiên về một cô gái mà cô gặp ở sân bay. Cô gái tội nghiệp đó đang phải loay hoay với ba chiếc túi nặng. Nhưng điều tệ hại hơn là thái độ của cô ấy – cứ bực dọc, cáu kỉnh vì không được ai giúp đỡ với đống hành lý đó và liên tục càu nhàu:

“Sao xe buýt lâu đến thế? Cái xe buýt chết tiệt đó đâu rồi cơ chứ? Làm ăn thế đấy!”

Linda nói cô cũng cảm thấy tội nghiệp cho cô gái đó, nhưng xe buýt thì đậu lù lù ngay trước mặt cô ta, chỉ cách đó khoảng vài mét. Chiếc xe đã lượn hai vòng để đón khách, nhưng cô gái cáu kỉnh kia vẫn không nhìn thấy. Chỉ vì quá bận rộn với việc cáu kỉnh và phàn nàn mà chiếc xe buýt đã hoàn toàn nằm ngoài tầm nhìn của cô ấy.

Tại sao tôi đặt tên nguyên tắc này theo một thương hiệu xe hơi nổi tiếng. Hãy thử để ý xem, khi quan tâm đến một dòng xe nào đó, bạn sẽ nhìn thấy nó ở mọi nơi. Điều đó cũng tương tự như việc nếu chúng ta dành trọn tâm trí cho những thứ mà chúng ta không muốn thì nó sẽ luôn xuất hiện.

Sự thiếu thốn, bất hạnh và nguy hiểm không thịnh hành hơn một chiếc xe Volkswagen Jetta, nhưng khi chúng ta quá chú tâm đến nó, đáng buồn thay, nó sẽ xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Theo các nhà vật lý học, có một Trường điểm 0 (là cái mà tôi gọi là

Trường tiềm năng) nơi mà mọi khả năng đều tồn tại. Ví dụ, bạn có thể trở thành một diễn viên múa hoặc cũng có thể là một Thượng nghị sĩ Mỹ, nhưng vẫn còn khả năng khác là bạn trở thành một phụ nữ vô gia cư ở Haight-Ashbury. Khi nói đến Trường tiềm năng, các khả năng đều là vô tận.

Tôi không phải là một nhà vật lý học nên đến tên của David Bohm tôi còn chả phát âm được, chứ đừng nói gì đến việc hiểu lý thuyết của ông về thực tại nhiều chiều. Tôi thích nghĩ về nó như một siêu thị Walmart khổng lồ với hàng trăm nghìn “sản phẩm” tượng trưng cho các “khả năng”.

Phải nói rằng tôi không phải là một tín đồ của Walmart, tôi vẫn chưa thể tha thứ cho họ vì đã khiến cửa hàng tạp hóa yêu thích gần nhà tôi phải phá sản. Nhưng, là một bà mẹ đơn thân với khả năng kinh tế có hạn, tôi vẫn thường phải hạ thấp mình để đến đó mua đồ. Khi mua sắm ở đó, tôi biết các gian hàng quần áo, đồ chơi, đồ trẻ con và tất cả những thứ tôi cần mua nằm ở chỗ nào. Nhưng ngoài chúng ra, tôi hoàn toàn không biết đến hàng trăm nghìn sản phẩm khác bày bán ở đó.

Tại sao? Bởi đó không phải là những thứ tôi cần mua.

Điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại ở đó. Không phải chúng không “có thật” mà chỉ vì tôi đã không nhìn thấy chúng. Ví dụ, một lần con gái tôi đi học về và phát hiện trên đầu có chấy. Kinh hãi trước cảnh đó, tôi quyết định phải trở thành một người mẹ tận tình với con cái hơn và đi tìm mua dầu gội đầu trị chấy cho con. Trên một dãy hàng ở Walmart mà tôi từng qua lại hàng chục, cũng có thể là hàng trăm lần, tôi tìm thấy một loạt các loại dầu gội đầu trị chấy. Tại sao trước đó tôi lại không hề nhìn thấy chúng chứ? Bởi vì lúc đó nó không phải là thứ tôi tìm.

Những sợi dây ràng buộc chúng ta

“Những nhận thức sai lầm điên rồ của bạn, những sự tưởng tượng khó hiểu và những cơn ác mộng đen tối chẳng có nghĩa lý gì cả.”

— Trích Một khóa học về những điều kỳ diệu

Vài năm trước, một đại lý xổ số tặng 100 chuyến du lịch miễn phí cho những người trúng thưởng. Người may mắn sẽ có thể bay đến Paris để ngắm tháp Eiffel hay đến Australia để leo lên dãy Ayers Rock hoặc nghỉ ngơi trên một bãi biển ở các hòn đảo vùng Địa Trung Hải. Nhưng bạn biết không, 95% người trúng giải chọn một địa điểm chỉ cách nơi họ ở trong khoảng bốn giờ bay. Chỉ bốn giờ!

Ví dụ này có thể nói lên một đặc điểm của con người. Ngoài kia có rất nhiều thứ, nhưng hầu hết chúng ta lại chọn ở phạm vi bốn giờ bay trong “khu vực an toàn” của chúng ta. Chúng ta ngại di chuyển, thậm chí ngay cả khi biết rõ mình đang bỏ lỡ rất nhiều điều ngoài phạm vi đó. Vì không nhận thức được điều đó, chúng ta dành phần lớn thời gian trong một vòng an toàn tiêu cực. Sự tiêu cực đó có sức hút mạnh đến nỗi nhiều người trong chúng ta dành hầu hết thời gian đắm chìm trong hết những suy nghĩ tiêu cực này đến suy nghĩ tiêu cực khác: Mình lại ngủ nướng rồi. Cuộc chiến này thật tàn nhẫn. Tình hình kinh tế thật trì trệ. Giá ga thì đắt đỏ. Sếp mình (hay con mình, chồng mình…) khiến mình phát điên…

Những suy nghĩ tiêu cực và nỗi sợ hãi bắt đầu ngay từ khi chúng ta sinh ra: “Thế giới ngoài kia đáng sợ lắm Jimmy à. Con đừng nói chuyện với người lạ. Con đừng hát bài hát ngu ngốc đó ở cửa hàng hoa quả. Ai đó có thể nghe thấy đấy.”

Chúng ta muốn có giới hạn, chúng ta muốn tin vào sự hạn chế. Bố mẹ chúng ta nghĩ trách nhiệm của họ là dạy chúng ta cẩn thận, có trách nhiệm và hành xử như người lớn. Vì nhiều lý do, một số người trong chúng ta có được những ông bố bà mẹ không có thói quen dạy dỗ nhiều, văn hóa tập quán nhanh chóng truyền bá cho chúng ta tư tưởng rằng, thu hoạch của cải vật chất là mục tiêu trong cuộc sống và cách tốt nhất để đạt được điều đó là làm việc không ngơi nghỉ. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã là những bậc thầy trong các cuộc ganh đua và quá quen với cách sống trong sự thiếu thốn và sợ hãi.

Nhưng đó chỉ là trò bịp bợm, một thói quen cũ. Như trong cuốn Một khóa học về những điều kỳ diệu đã chỉ rõ: “Khi bạn đã hình thành hệ thống tư duy gì, bạn sẽ sống theo nó và truyền bá nó.” Một khi hình thành một niềm tin, bạn sẽ gắn mọi giác quan và cuộc sống của mình với sự sống còn của nó.

Các nhà vật lý học gọi hiện tượng này là “Sự sụp đổ của làn sóng”. Vô vàn các hạt lượng tử tồn tại trong vũ trụ, nhảy múa và dịch chuyển như những con sóng. Khi ai đó nhìn thấy những sóng năng lượng này, nó sẽ đông đặc lại giống như cốc thạch để trong tủ lạnh. Sự quan sát của bạn đã làm cho nó xuất hiện và chân thực giống như vật chất.

Bạn có nhớ một cảnh trong bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết của Walt Disney, khi nàng công chúa đang khóc ở trong rừng không? Nàng cảm thấy có những đôi mắt đang nhìn mình. Trên thực tế, có hàng tá sinh vật của khu rừng đang nhảy múa, bay lượn xung quanh đó. Nhưng khi nàng công chúa ngẩng đầu lên, chúng đều nấp hết sau các bụi cây. Nàng chỉ nhìn thấy một khung cảnh tĩnh mịch và vắng vẻ. Trên thực tế, vũ trụ của chúng ta là một Trường năng lượng với các chuyển động và khả năng vô tận. Nhưng vì đôi mắt của chúng ta đã bị khóa trong một phương thức hạn chế nên không thể nhìn nhận ra điều đó.

Bạn sẽ thấy nó khi bạn tin vào nó

“Bạn sẽ không thoát ra được cho đến khi bạn nhận ra rằng chính bản thân bạn tạo nên sợi dây buộc vào mình.”

— Lời của Arten trong cuốn The Disappearance of the Universe (Tạm dịch: Sự biến mất của Vũ trụ) của Gary Renard

Năm 1970, C. Blakemore và G. F. Cooper, hai nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã làm một thí nghiệm thú vị với những chú mèo con. Cần phải nói thêm là thí nghiệm này được thực hiện trước khi phong trào bảo vệ động vật bắt đầu phát triển, bởi trong thí nghiệm đó, họ đã mang những chú mèo con ra khỏi ổ và nhốt chúng vào trong một phòng tối. Mỗi ngày một lần, trong vài giờ họ chiếu vào trong phòng một chút ánh sáng chỉ đủ để những chú mèo con nhìn thấy một vài sọc đen trắng thẳng đứng. Chỉ như thế. Vài tháng sau, họ thả những chú mèo con ra. Họ phát hiện ra rằng những tế bào không nhìn theo hướng thẳng đứng trong cầu mắt của con mèo đã rơi vào trạng thái ngủ đông. Những con mèo liên tục đâm sầm vào những sợi dây thừng căng ngang trước mặt chúng.

Năm 1961, khi nhà nhân chủng học Colin Turnbull tìm hiểu về những người Pigmy (tộc người lùn sống ở châu Phi khu vực cận xích đạo và một số vùng thuộc khu vực Đông Nam Á, với chiều cao trung bình chưa tới 127cm), ông đưa một người Pigmy ra khỏi khu rừng nơi họ sinh sống. Vì chưa bao giờ được nhìn thấy đồng bằng rộng lớn mênh mông, nên cảm giác về không gian rộng của người Pigmy cũng biến mất giống như tế bào nhãn cầu mắt của những con mèo trong thí nghiệm trên. Turnbull đã chỉ cho anh ta thấy một đàn bò ở đằng xa, nhưng anh chàng Pigmy đó, không tin và khăng khăng nói: “Chắc đó chỉ là đàn kiến thôi” do cảm giác về bề rộng đã bị mai một gần hết.

Nhận thức của anh ta bị ảnh hưởng bởi những gì anh ta đã quen nhìn thấy. Con người thường cố gắng tìm hiểu về thế giới nhưng khi những thông tin tiếp nhận không phù hợp với điều chúng ta tin tưởng, chúng ta sẽ thay đổi nó mà thậm chí không nhận thức được điều đó. Chúng ta nhào nặn các thông tin đó cho đến khi mọi thứ khớp với khuôn khổ hạn hẹp của những điều mình hằng tin tưởng.

Chúng ta cho rằng những gì mình nhận thức bằng giác quan là đúng, nhưng thực tế ra đó chỉ bằng một nửa của một phần triệu của một phần trăm những gì có thể xảy ra.

Nhóm các tế bào có nhiệm vụ chọn lọc và đánh giá các dữ liệu nằm ở cuối hệ thần kinh, kích cỡ bằng khoảng một cái kẹo cao su. Trung tâm điều khiển này được gọi là RAS – hệ thống kích hoạt dạng lưới – có nhiệm vụ gửi đi những thông tin mà nó cho là cấp bách để kích hoạt não bộ và đẩy những thông tin không cấp bách về phía sau. Đồng thời, khi tiến hành công việc đó, nó cũng bận rộn với việc giải mã, thu thập các yếu tố can thiệp và loại bỏ những gì không ăn khớp với điều chúng ta tin tưởng.

Nói cách khác, chúng ta đã diễn tập trước thế giới những gì chúng ta muốn thấy. Song, đáng tiếc, chúng ta lại chọn nhầm kịch bản.

Thí nghiệm đơn giản chỉ cần thực hiện trong 48 giờ sẽ chứng minh cho bạn thấy những gì bạn gặp trong cuộc sống không khác gì với những thứ bạn đang tìm kiếm. Nó cũng sẽ chứng minh rằng, bạn có thể tìm thấy bất cứ thứ gì mà bạn đang cố gắng tìm kiếm. Quan trọng hơn cả là, nó sẽ chứng minh rằng, bằng cách thay đổi những mục tiêu tìm kiếm, bạn sẽ có được những thứ tích cực.

Ví dụ dẫn chứng

“Toto, tôi không nghĩ rằng chúng ta còn ở Kansas nữa.”

— Nội dung nhãn dán đằng sau xe được trông thấy ở Lawrence, Kansas

Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về Peter và Eileen Caddy. Nhưng tôi dám đánh cược với bạn cái tên Findhorn thì bạn đã nghe ở đâu đó. Bạn nhớ khu vườn ở Scotland, nơi trồng được những cây bắp cải khổng lồ chứ? Vâng, chính Peter và Eileen Caddy là những người nông dân trồng được những cây bắp cải nặng đến 18kg (trong khi một cây bắp cải bình thường chỉ nặng khoảng hơn 4kg). Họ đã làm được điều đó bằng cách tập trung suy nghĩ vào điều họ mong muốn.

Chắc chắn họ không sử dụng chất gì đặc biệt để kích thích cây bắp cải. Thực tế là gia đình Caddy, với ba đứa con và Dorothy Maclean, một người bạn là tín đồ tôn giáo cùng sống trên một toa xe mooc ở một vùng đất vô cùng khô cằn và chẳng trồng trọt được gì. Không một người bình thường nào lại chọn đó làm nơi canh tác bất kỳ loại cây gì, chứ đừng nói đến chuyện dựng lên một khu vườn. Đất ở đó (nếu bạn có thể gọi đó là đất) toàn đá và cát. Gió ở đó đủ mạnh để xô ngã một học sinh lớp Hai và địa điểm đậu toa xe moóc của họ thì nằm giữa một bãi rác và một ga-ra ô tô xiêu vẹo.

Nhưng bằng cách tập trung sức lực và trí óc vào một mục đích lớn lao, họ đã gây dựng nên được một khu vườn kỳ diệu. Ngoài những cây bắp cải nặng 18kg đã thu hút sự chú ý của mọi người, gia đình Caddy còn trồng được 65 loại rau xanh, 21 loại quả và 43 loại rau thơm khác nhau, chưa kể sau đó, họ còn trồng thêm cả hoa nữa.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ họ đã sử dụng loại phân trộn tốt và kỹ thuật canh tác giỏi. Nhưng thực tế đất đai ở đó xấu đến mức cán bộ khuyến nông của khu vực đó cũng nói rằng, dù dùng cả phân trộn cũng chẳng làm đất ở đó khá lên được. Bắt đầu thí nghiệm với niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đấng tối cao, gia đình Caddy chưa từng làm vườn hay đầu tư vào một thiết bị làm vườn nào cả. Trước đó, Peter đã điều hành thành công một khách sạn 4 sao, sau khi anh bị sa thải, sáu người trong gia đình họ đã phải sống nhờ số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi là 20 đô-la một tuần.

Họ bắt đầu làm vườn chỉ vì lý do duy nhất là để họ nuôi được ba cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Từ khi họ bắt đầu gắn nhận thức của mình với chân lý tinh thần, những điều kỳ diệu bắt đầu xuất hiện. Đúng lúc họ cần rơm để phủ vườn thì xuất hiện nhiều bó rơm rơi ra từ những chiếc xe tải chạy ngang qua. Những tải xi măng còn thừa trong thùng rác nhà hàng xóm xuất hiện một cách bí ẩn đúng lúc họ đang cần chúng để láng sân. Trong khi mùa màng của các nhà hàng xóm bị ảnh hưởng thì cây cối trong vườn nhà họ lại chống chọi được với sâu bệnh. Cuối cùng, mọi người lũ lượt đổ về để tìm hiểu vườn nhà Caddy nên Findhorn đã ngoạn mục trở thành một giáo xứ thịnh vượng, hàng năm thu hút 14.000 lượt người tới tham quan.

Như Thánh Peter nói: “Bạn có thể tạo ra được bất kỳ thứ gì bằng tư duy của mình. Khi bạn gắn kết bản thân với nhận thức về Chúa, bạn có thể tạo ra được chân lý dưới dạng vật chất. Nói cách khác, bạn nghĩ gì, bạn sẽ tạo ra cái đó.”

Không có quyền lực nào trên trái đất có thể cản trở bạn khỏi nguồn năng lượng này ngoại trừ nhận thức của chính bạn.

Phương pháp

“Tất cả những gì chúng ta nghĩ đều chỉ là một sự phỏng đoán, một dự báo mà bộ não của chúng ta tạo ra.”

— Kurt Anderson, tác giả cuốn True Believers (Tạm dịch: Những tín đồ đích thực)

Trong 48 giờ tới (hai ngày chẳng làm hại gì đến bạn cả, bạn có thể quay về với cuộc sống quen thuộc của mình ngay khi thí nghiệm này chấm dứt), hãy chủ động tìm kiếm một số thứ. Giống như những học sinh lớp 6 bắt đầu mổ xẻ những con sâu (chứ không phải cơ thể người) để làm thí nghiệm, bạn sẽ bắt đầu từ thứ gì đó đơn giản. Ví dụ, hãy thử hình thành ý định trong đầu mình: “Tôi muốn nhìn thấy những chiếc xe màu nâu nhạt (hoặc màu nào bạn thích) vào ngày hôm sau.”

Bạn chẳng cần phải làm gì đặc biệt, chỉ mở to mắt và nêu lên ý định đó trong đầu. Sau đó, chỉ cần để ý xem nhận thức của bạn có tạo ra điều gì khác biệt về số lượng của những chiếc xe màu nâu nhạt hay không. Cô bạn Jeanette của tôi đã thử làm thí nghiệm này vào tháng Giêng ở bán đảo thượng Michigan và đã tìm thấy những con bướm màu vàng trên đồ văn phòng phẩm và trên một chiếc cốc giấy tại buổi sinh nhật con gái cô ấy.

Một người bạn khác của tôi, Angela, đang đọc cuốn The Secret (Bí mật Luật hấp dẫn) trên máy bay. Đó là cuốn sách nổi tiếng về luật hấp dẫn của vũ trụ, trong đó nói rằng người đọc nên hình thành ý định trong đầu và sẽ nhận được một cốc cà phê miễn phí. Cô ấy phì cười vì cô đang ở trên máy bay và hạng ghế của cô là hạng thường nên tiếp viên hàng không sẽ không ân cần đến bên cô và hỏi: “Cô muốn dùng cà phê, trà hay soda?”

“Chẳng hợp lý chút nào.” Cô ghi lại như vậy nhưng vẫn hình thành ý định trong đầu và đọc tiếp sang phần sau.

Trong khi đang quá cảnh ở sân bay, một người khách ngồi gần cô tại phòng chờ đã quay sang và nói: “Tôi vừa được gọi làm thủ tục lên máy bay. Tôi chẳng thể mang theo cốc cà phê của mình được. Cô dùng giúp tôi nhé. Tôi chưa uống tí nào cả đâu.”

Bạn không thể đoán được đâu – đó là một cốc cà phê latte của Starbucks.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Volkswagen Jetta.

Lý thuyết: Bạn tác động đến Trường và kết quả thu được tùy theo niềm tin và mong đợi của bạn.

Câu hỏi: Tôi có thật sự chỉ nhìn thấy thứ tôi muốn thấy?

Giả thiết: Nếu tôi có ý định tìm những chiếc xe màu cà phê sữa hay những con bướm (hoặc những chiếc lông vũ màu tím), tôi sẽ tìm ra chúng.

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Ngày hôm nay: __________ Giờ: __________

Cách tiếp cận: Theo lời cô Pam Grout “điên rồ” này thì thế giới ngoài kia phản chiếu những gì tôi muốn thấy. Cô ấy nói chỉ có những ảo tưởng của tôi mới giúp tôi trải nghiệm sự bình yên, niềm vui và tình yêu. Vì thế, mặc dù nghi ngờ cô ta hơi gàn dở, nhưng tôi vẫn sẽ tìm những chiếc xe màu cà phê sữa. Ngày mai, tôi sẽ đi săn bướm.

a. Số những chiếc xe hơi màu cà phê sữa nhìn thấy: __________

b. Số những con bướm nhìn thấy:__________

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Những điều kỳ diệu không trái ngược với tự nhiên mà chỉ trái ngược với những gì mọi người cho là tự nhiên.”

— Thánh Augustine, nhà triết học và thần học thời La Mã

Bạn tác động đến Trường và kết quả thu được tùy theo niềm tin và mong đợi của bạn

“Phép màu cũng giống như những mụn trứng cá vậy. Một khi bạn bắt đầu tìm kiếm chúng, bạn sẽ tìm thấy nhiều vô cùng.”

— Lemony Snicket (bút danh của tác giả Daniel Handler) trong cuốn A Series of Unfortunate Events
(Tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu bất tận)

Tiền đề:

Những gì xuất hiện trong cuộc sống chính là hình ảnh phản chiếu trực tiếp những suy nghĩ và tình cảm bên trong mỗi chúng ta. Linda, bạn tôi kể cho tôi một câu chuyện đầy ngạc nhiên về một cô gái mà cô gặp ở sân bay. Cô gái tội nghiệp đó đang phải loay hoay với ba chiếc túi nặng. Nhưng điều tệ hại hơn là thái độ của cô ấy – cứ bực dọc, cáu kỉnh vì không được ai giúp đỡ với đống hành lý đó và liên tục càu nhàu:

“Sao xe buýt lâu đến thế? Cái xe buýt chết tiệt đó đâu rồi cơ chứ? Làm ăn thế đấy!”

Linda nói cô cũng cảm thấy tội nghiệp cho cô gái đó, nhưng xe buýt thì đậu lù lù ngay trước mặt cô ta, chỉ cách đó khoảng vài mét. Chiếc xe đã lượn hai vòng để đón khách, nhưng cô gái cáu kỉnh kia vẫn không nhìn thấy. Chỉ vì quá bận rộn với việc cáu kỉnh và phàn nàn mà chiếc xe buýt đã hoàn toàn nằm ngoài tầm nhìn của cô ấy.

Tại sao tôi đặt tên nguyên tắc này theo một thương hiệu xe hơi nổi tiếng. Hãy thử để ý xem, khi quan tâm đến một dòng xe nào đó, bạn sẽ nhìn thấy nó ở mọi nơi. Điều đó cũng tương tự như việc nếu chúng ta dành trọn tâm trí cho những thứ mà chúng ta không muốn thì nó sẽ luôn xuất hiện.

Sự thiếu thốn, bất hạnh và nguy hiểm không thịnh hành hơn một chiếc xe Volkswagen Jetta, nhưng khi chúng ta quá chú tâm đến nó, đáng buồn thay, nó sẽ xâm chiếm cuộc sống của chúng ta. Theo các nhà vật lý học, có một Trường điểm 0 (là cái mà tôi gọi là

Trường tiềm năng) nơi mà mọi khả năng đều tồn tại. Ví dụ, bạn có thể trở thành một diễn viên múa hoặc cũng có thể là một Thượng nghị sĩ Mỹ, nhưng vẫn còn khả năng khác là bạn trở thành một phụ nữ vô gia cư ở Haight-Ashbury. Khi nói đến Trường tiềm năng, các khả năng đều là vô tận.

Tôi không phải là một nhà vật lý học nên đến tên của David Bohm tôi còn chả phát âm được, chứ đừng nói gì đến việc hiểu lý thuyết của ông về thực tại nhiều chiều. Tôi thích nghĩ về nó như một siêu thị Walmart khổng lồ với hàng trăm nghìn “sản phẩm” tượng trưng cho các “khả năng”.

Phải nói rằng tôi không phải là một tín đồ của Walmart, tôi vẫn chưa thể tha thứ cho họ vì đã khiến cửa hàng tạp hóa yêu thích gần nhà tôi phải phá sản. Nhưng, là một bà mẹ đơn thân với khả năng kinh tế có hạn, tôi vẫn thường phải hạ thấp mình để đến đó mua đồ. Khi mua sắm ở đó, tôi biết các gian hàng quần áo, đồ chơi, đồ trẻ con và tất cả những thứ tôi cần mua nằm ở chỗ nào. Nhưng ngoài chúng ra, tôi hoàn toàn không biết đến hàng trăm nghìn sản phẩm khác bày bán ở đó.

Tại sao? Bởi đó không phải là những thứ tôi cần mua.

Điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại ở đó. Không phải chúng không “có thật” mà chỉ vì tôi đã không nhìn thấy chúng. Ví dụ, một lần con gái tôi đi học về và phát hiện trên đầu có chấy. Kinh hãi trước cảnh đó, tôi quyết định phải trở thành một người mẹ tận tình với con cái hơn và đi tìm mua dầu gội đầu trị chấy cho con. Trên một dãy hàng ở Walmart mà tôi từng qua lại hàng chục, cũng có thể là hàng trăm lần, tôi tìm thấy một loạt các loại dầu gội đầu trị chấy. Tại sao trước đó tôi lại không hề nhìn thấy chúng chứ? Bởi vì lúc đó nó không phải là thứ tôi tìm.

Những sợi dây ràng buộc chúng ta

“Những nhận thức sai lầm điên rồ của bạn, những sự tưởng tượng khó hiểu và những cơn ác mộng đen tối chẳng có nghĩa lý gì cả.”

— Trích Một khóa học về những điều kỳ diệu

Vài năm trước, một đại lý xổ số tặng 100 chuyến du lịch miễn phí cho những người trúng thưởng. Người may mắn sẽ có thể bay đến Paris để ngắm tháp Eiffel hay đến Australia để leo lên dãy Ayers Rock hoặc nghỉ ngơi trên một bãi biển ở các hòn đảo vùng Địa Trung Hải. Nhưng bạn biết không, 95% người trúng giải chọn một địa điểm chỉ cách nơi họ ở trong khoảng bốn giờ bay. Chỉ bốn giờ!

Ví dụ này có thể nói lên một đặc điểm của con người. Ngoài kia có rất nhiều thứ, nhưng hầu hết chúng ta lại chọn ở phạm vi bốn giờ bay trong “khu vực an toàn” của chúng ta. Chúng ta ngại di chuyển, thậm chí ngay cả khi biết rõ mình đang bỏ lỡ rất nhiều điều ngoài phạm vi đó. Vì không nhận thức được điều đó, chúng ta dành phần lớn thời gian trong một vòng an toàn tiêu cực. Sự tiêu cực đó có sức hút mạnh đến nỗi nhiều người trong chúng ta dành hầu hết thời gian đắm chìm trong hết những suy nghĩ tiêu cực này đến suy nghĩ tiêu cực khác: Mình lại ngủ nướng rồi. Cuộc chiến này thật tàn nhẫn. Tình hình kinh tế thật trì trệ. Giá ga thì đắt đỏ. Sếp mình (hay con mình, chồng mình…) khiến mình phát điên…

Những suy nghĩ tiêu cực và nỗi sợ hãi bắt đầu ngay từ khi chúng ta sinh ra: “Thế giới ngoài kia đáng sợ lắm Jimmy à. Con đừng nói chuyện với người lạ. Con đừng hát bài hát ngu ngốc đó ở cửa hàng hoa quả. Ai đó có thể nghe thấy đấy.”

Chúng ta muốn có giới hạn, chúng ta muốn tin vào sự hạn chế. Bố mẹ chúng ta nghĩ trách nhiệm của họ là dạy chúng ta cẩn thận, có trách nhiệm và hành xử như người lớn. Vì nhiều lý do, một số người trong chúng ta có được những ông bố bà mẹ không có thói quen dạy dỗ nhiều, văn hóa tập quán nhanh chóng truyền bá cho chúng ta tư tưởng rằng, thu hoạch của cải vật chất là mục tiêu trong cuộc sống và cách tốt nhất để đạt được điều đó là làm việc không ngơi nghỉ. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã là những bậc thầy trong các cuộc ganh đua và quá quen với cách sống trong sự thiếu thốn và sợ hãi.

Nhưng đó chỉ là trò bịp bợm, một thói quen cũ. Như trong cuốn Một khóa học về những điều kỳ diệu đã chỉ rõ: “Khi bạn đã hình thành hệ thống tư duy gì, bạn sẽ sống theo nó và truyền bá nó.” Một khi hình thành một niềm tin, bạn sẽ gắn mọi giác quan và cuộc sống của mình với sự sống còn của nó.

Các nhà vật lý học gọi hiện tượng này là “Sự sụp đổ của làn sóng”. Vô vàn các hạt lượng tử tồn tại trong vũ trụ, nhảy múa và dịch chuyển như những con sóng. Khi ai đó nhìn thấy những sóng năng lượng này, nó sẽ đông đặc lại giống như cốc thạch để trong tủ lạnh. Sự quan sát của bạn đã làm cho nó xuất hiện và chân thực giống như vật chất.

Bạn có nhớ một cảnh trong bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết của Walt Disney, khi nàng công chúa đang khóc ở trong rừng không? Nàng cảm thấy có những đôi mắt đang nhìn mình. Trên thực tế, có hàng tá sinh vật của khu rừng đang nhảy múa, bay lượn xung quanh đó. Nhưng khi nàng công chúa ngẩng đầu lên, chúng đều nấp hết sau các bụi cây. Nàng chỉ nhìn thấy một khung cảnh tĩnh mịch và vắng vẻ. Trên thực tế, vũ trụ của chúng ta là một Trường năng lượng với các chuyển động và khả năng vô tận. Nhưng vì đôi mắt của chúng ta đã bị khóa trong một phương thức hạn chế nên không thể nhìn nhận ra điều đó.

Bạn sẽ thấy nó khi bạn tin vào nó

“Bạn sẽ không thoát ra được cho đến khi bạn nhận ra rằng chính bản thân bạn tạo nên sợi dây buộc vào mình.”

— Lời của Arten trong cuốn The Disappearance of the Universe (Tạm dịch: Sự biến mất của Vũ trụ) của Gary Renard

Năm 1970, C. Blakemore và G. F. Cooper, hai nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã làm một thí nghiệm thú vị với những chú mèo con. Cần phải nói thêm là thí nghiệm này được thực hiện trước khi phong trào bảo vệ động vật bắt đầu phát triển, bởi trong thí nghiệm đó, họ đã mang những chú mèo con ra khỏi ổ và nhốt chúng vào trong một phòng tối. Mỗi ngày một lần, trong vài giờ họ chiếu vào trong phòng một chút ánh sáng chỉ đủ để những chú mèo con nhìn thấy một vài sọc đen trắng thẳng đứng. Chỉ như thế. Vài tháng sau, họ thả những chú mèo con ra. Họ phát hiện ra rằng những tế bào không nhìn theo hướng thẳng đứng trong cầu mắt của con mèo đã rơi vào trạng thái ngủ đông. Những con mèo liên tục đâm sầm vào những sợi dây thừng căng ngang trước mặt chúng.

Năm 1961, khi nhà nhân chủng học Colin Turnbull tìm hiểu về những người Pigmy (tộc người lùn sống ở châu Phi khu vực cận xích đạo và một số vùng thuộc khu vực Đông Nam Á, với chiều cao trung bình chưa tới 127cm), ông đưa một người Pigmy ra khỏi khu rừng nơi họ sinh sống. Vì chưa bao giờ được nhìn thấy đồng bằng rộng lớn mênh mông, nên cảm giác về không gian rộng của người Pigmy cũng biến mất giống như tế bào nhãn cầu mắt của những con mèo trong thí nghiệm trên. Turnbull đã chỉ cho anh ta thấy một đàn bò ở đằng xa, nhưng anh chàng Pigmy đó, không tin và khăng khăng nói: “Chắc đó chỉ là đàn kiến thôi” do cảm giác về bề rộng đã bị mai một gần hết.

Nhận thức của anh ta bị ảnh hưởng bởi những gì anh ta đã quen nhìn thấy. Con người thường cố gắng tìm hiểu về thế giới nhưng khi những thông tin tiếp nhận không phù hợp với điều chúng ta tin tưởng, chúng ta sẽ thay đổi nó mà thậm chí không nhận thức được điều đó. Chúng ta nhào nặn các thông tin đó cho đến khi mọi thứ khớp với khuôn khổ hạn hẹp của những điều mình hằng tin tưởng.

Chúng ta cho rằng những gì mình nhận thức bằng giác quan là đúng, nhưng thực tế ra đó chỉ bằng một nửa của một phần triệu của một phần trăm những gì có thể xảy ra.

Nhóm các tế bào có nhiệm vụ chọn lọc và đánh giá các dữ liệu nằm ở cuối hệ thần kinh, kích cỡ bằng khoảng một cái kẹo cao su. Trung tâm điều khiển này được gọi là RAS – hệ thống kích hoạt dạng lưới – có nhiệm vụ gửi đi những thông tin mà nó cho là cấp bách để kích hoạt não bộ và đẩy những thông tin không cấp bách về phía sau. Đồng thời, khi tiến hành công việc đó, nó cũng bận rộn với việc giải mã, thu thập các yếu tố can thiệp và loại bỏ những gì không ăn khớp với điều chúng ta tin tưởng.

Nói cách khác, chúng ta đã diễn tập trước thế giới những gì chúng ta muốn thấy. Song, đáng tiếc, chúng ta lại chọn nhầm kịch bản.

Thí nghiệm đơn giản chỉ cần thực hiện trong 48 giờ sẽ chứng minh cho bạn thấy những gì bạn gặp trong cuộc sống không khác gì với những thứ bạn đang tìm kiếm. Nó cũng sẽ chứng minh rằng, bạn có thể tìm thấy bất cứ thứ gì mà bạn đang cố gắng tìm kiếm. Quan trọng hơn cả là, nó sẽ chứng minh rằng, bằng cách thay đổi những mục tiêu tìm kiếm, bạn sẽ có được những thứ tích cực.

Ví dụ dẫn chứng

“Toto, tôi không nghĩ rằng chúng ta còn ở Kansas nữa.”

— Nội dung nhãn dán đằng sau xe được trông thấy ở Lawrence, Kansas

Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về Peter và Eileen Caddy. Nhưng tôi dám đánh cược với bạn cái tên Findhorn thì bạn đã nghe ở đâu đó. Bạn nhớ khu vườn ở Scotland, nơi trồng được những cây bắp cải khổng lồ chứ? Vâng, chính Peter và Eileen Caddy là những người nông dân trồng được những cây bắp cải nặng đến 18kg (trong khi một cây bắp cải bình thường chỉ nặng khoảng hơn 4kg). Họ đã làm được điều đó bằng cách tập trung suy nghĩ vào điều họ mong muốn.

Chắc chắn họ không sử dụng chất gì đặc biệt để kích thích cây bắp cải. Thực tế là gia đình Caddy, với ba đứa con và Dorothy Maclean, một người bạn là tín đồ tôn giáo cùng sống trên một toa xe mooc ở một vùng đất vô cùng khô cằn và chẳng trồng trọt được gì. Không một người bình thường nào lại chọn đó làm nơi canh tác bất kỳ loại cây gì, chứ đừng nói đến chuyện dựng lên một khu vườn. Đất ở đó (nếu bạn có thể gọi đó là đất) toàn đá và cát. Gió ở đó đủ mạnh để xô ngã một học sinh lớp Hai và địa điểm đậu toa xe moóc của họ thì nằm giữa một bãi rác và một ga-ra ô tô xiêu vẹo.

Nhưng bằng cách tập trung sức lực và trí óc vào một mục đích lớn lao, họ đã gây dựng nên được một khu vườn kỳ diệu. Ngoài những cây bắp cải nặng 18kg đã thu hút sự chú ý của mọi người, gia đình Caddy còn trồng được 65 loại rau xanh, 21 loại quả và 43 loại rau thơm khác nhau, chưa kể sau đó, họ còn trồng thêm cả hoa nữa.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ họ đã sử dụng loại phân trộn tốt và kỹ thuật canh tác giỏi. Nhưng thực tế đất đai ở đó xấu đến mức cán bộ khuyến nông của khu vực đó cũng nói rằng, dù dùng cả phân trộn cũng chẳng làm đất ở đó khá lên được. Bắt đầu thí nghiệm với niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đấng tối cao, gia đình Caddy chưa từng làm vườn hay đầu tư vào một thiết bị làm vườn nào cả. Trước đó, Peter đã điều hành thành công một khách sạn 4 sao, sau khi anh bị sa thải, sáu người trong gia đình họ đã phải sống nhờ số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi là 20 đô-la một tuần.

Họ bắt đầu làm vườn chỉ vì lý do duy nhất là để họ nuôi được ba cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Từ khi họ bắt đầu gắn nhận thức của mình với chân lý tinh thần, những điều kỳ diệu bắt đầu xuất hiện. Đúng lúc họ cần rơm để phủ vườn thì xuất hiện nhiều bó rơm rơi ra từ những chiếc xe tải chạy ngang qua. Những tải xi măng còn thừa trong thùng rác nhà hàng xóm xuất hiện một cách bí ẩn đúng lúc họ đang cần chúng để láng sân. Trong khi mùa màng của các nhà hàng xóm bị ảnh hưởng thì cây cối trong vườn nhà họ lại chống chọi được với sâu bệnh. Cuối cùng, mọi người lũ lượt đổ về để tìm hiểu vườn nhà Caddy nên Findhorn đã ngoạn mục trở thành một giáo xứ thịnh vượng, hàng năm thu hút 14.000 lượt người tới tham quan.

Như Thánh Peter nói: “Bạn có thể tạo ra được bất kỳ thứ gì bằng tư duy của mình. Khi bạn gắn kết bản thân với nhận thức về Chúa, bạn có thể tạo ra được chân lý dưới dạng vật chất. Nói cách khác, bạn nghĩ gì, bạn sẽ tạo ra cái đó.”

Không có quyền lực nào trên trái đất có thể cản trở bạn khỏi nguồn năng lượng này ngoại trừ nhận thức của chính bạn.

Phương pháp

“Tất cả những gì chúng ta nghĩ đều chỉ là một sự phỏng đoán, một dự báo mà bộ não của chúng ta tạo ra.”

— Kurt Anderson, tác giả cuốn True Believers (Tạm dịch: Những tín đồ đích thực)

Trong 48 giờ tới (hai ngày chẳng làm hại gì đến bạn cả, bạn có thể quay về với cuộc sống quen thuộc của mình ngay khi thí nghiệm này chấm dứt), hãy chủ động tìm kiếm một số thứ. Giống như những học sinh lớp 6 bắt đầu mổ xẻ những con sâu (chứ không phải cơ thể người) để làm thí nghiệm, bạn sẽ bắt đầu từ thứ gì đó đơn giản. Ví dụ, hãy thử hình thành ý định trong đầu mình: “Tôi muốn nhìn thấy những chiếc xe màu nâu nhạt (hoặc màu nào bạn thích) vào ngày hôm sau.”

Bạn chẳng cần phải làm gì đặc biệt, chỉ mở to mắt và nêu lên ý định đó trong đầu. Sau đó, chỉ cần để ý xem nhận thức của bạn có tạo ra điều gì khác biệt về số lượng của những chiếc xe màu nâu nhạt hay không. Cô bạn Jeanette của tôi đã thử làm thí nghiệm này vào tháng Giêng ở bán đảo thượng Michigan và đã tìm thấy những con bướm màu vàng trên đồ văn phòng phẩm và trên một chiếc cốc giấy tại buổi sinh nhật con gái cô ấy.

Một người bạn khác của tôi, Angela, đang đọc cuốn The Secret (Bí mật Luật hấp dẫn) trên máy bay. Đó là cuốn sách nổi tiếng về luật hấp dẫn của vũ trụ, trong đó nói rằng người đọc nên hình thành ý định trong đầu và sẽ nhận được một cốc cà phê miễn phí. Cô ấy phì cười vì cô đang ở trên máy bay và hạng ghế của cô là hạng thường nên tiếp viên hàng không sẽ không ân cần đến bên cô và hỏi: “Cô muốn dùng cà phê, trà hay soda?”

“Chẳng hợp lý chút nào.” Cô ghi lại như vậy nhưng vẫn hình thành ý định trong đầu và đọc tiếp sang phần sau.

Trong khi đang quá cảnh ở sân bay, một người khách ngồi gần cô tại phòng chờ đã quay sang và nói: “Tôi vừa được gọi làm thủ tục lên máy bay. Tôi chẳng thể mang theo cốc cà phê của mình được. Cô dùng giúp tôi nhé. Tôi chưa uống tí nào cả đâu.”

Bạn không thể đoán được đâu – đó là một cốc cà phê latte của Starbucks.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Volkswagen Jetta.

Lý thuyết: Bạn tác động đến Trường và kết quả thu được tùy theo niềm tin và mong đợi của bạn.

Câu hỏi: Tôi có thật sự chỉ nhìn thấy thứ tôi muốn thấy?

Giả thiết: Nếu tôi có ý định tìm những chiếc xe màu cà phê sữa hay những con bướm (hoặc những chiếc lông vũ màu tím), tôi sẽ tìm ra chúng.

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Ngày hôm nay: __________ Giờ: __________

Cách tiếp cận: Theo lời cô Pam Grout “điên rồ” này thì thế giới ngoài kia phản chiếu những gì tôi muốn thấy. Cô ấy nói chỉ có những ảo tưởng của tôi mới giúp tôi trải nghiệm sự bình yên, niềm vui và tình yêu. Vì thế, mặc dù nghi ngờ cô ta hơi gàn dở, nhưng tôi vẫn sẽ tìm những chiếc xe màu cà phê sữa. Ngày mai, tôi sẽ đi săn bướm.

a. Số những chiếc xe hơi màu cà phê sữa nhìn thấy: __________

b. Số những con bướm nhìn thấy:__________

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Những điều kỳ diệu không trái ngược với tự nhiên mà chỉ trái ngược với những gì mọi người cho là tự nhiên.”

— Thánh Augustine, nhà triết học và thần học thời La Mã

Bình luận