Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

“Không gì có thể khiến tôi ngạc nhiên. Tôi là một nhà khoa học.”

— Dòng chữ in trên một chiếc áo sơ mi của nhà thiết kế J. Bertrand

1. Khoa học chính xác là gì? Theo từ điển Webster: “Khoa học là kiến thức có được thông qua việc học tập và thực hành.” Nó thường bắt đầu bằng một học thuyết.

2. Được rồi, vậy lý thuyết là gì? Với hầu hết chúng ta, lý thuyết là một thực tế khá mơ hồ và mờ nhạt. Nhưng nói đến lý thuyết khoa học là bạn đang đề cập đến một hệ thống khái niệm giải thích những quan sát hiện tại và dự báo những quan sát mới. Một lý thuyết được công nhận không phải dựa trên uy tín hay quyền lực của người đề xướng ra nó mà trên các kết quả đạt được thông qua việc quan sát và những thí nghiệm mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Ví dụ, bất cứ ai cũng có thể chứng minh thuyết lực hấp dẫn, từ một em bé cho đến một pháp sư. Trên thực tế, hầu hết các thí nghiệm được lặp lại rất nhiều lần.

Một đặc điểm khác của một lý thuyết khoa học là tính phản nghiệm của nó, có nghĩa là một thí nghiệm cũng có thể chứng minh lý thuyết đó sai. Giả thuyết cho rằng: “Trên sao Hỏa có những người tí hon màu xanh và luôn bỏ chạy mỗi khi chúng ta đến gần họ” không có tính phản nghiệm bởi vì trong thuyết đó, người sao Hỏa luôn biến mất mỗi khi chúng ta tiến đến gần nên không thể nhìn thấy họ. Nhưng lý thuyết cho rằng “người sao Hỏa không tồn tại” có tính khoa học bởi bạn có thể phản nghiệm nó bằng cách tìm một người sao Hỏa và mời họ đến tham dự chương trình Chào buổi sáng nước Mỹ.

3. Vậy mệnh đề giả thuyết là gì? Nghĩa gốc của từ mệnh đề giả thuyết là ước đoán. Nhưng với một nhà khoa học, một mệnh đề giả thuyết là một giả định tạm thời về cách vận hành của thế giới. Mọi thí nghiệm đều bắt đầu từ một mệnh đề giả thuyết. Bạn quan sát cách thế giới vận hành, sau đó, bạn đi đến một giả thuyết tiềm năng và kiểm tra xem nó đúng hay sai. Bạn có thể phát biểu về nó, có thể bị phủ nhận hoặc được chứng minh. Nó thường được viết thành mệnh đề “nếu – thì” (nếu tôi làm… thì việc… sẽ xảy ra): “nếu x xảy ra, thì bạn sẽ đi theo.” Hoặc “Khi x tăng thì y sẽ tăng”…

Chúng ta dùng cách đó để hình thành một phương pháp khoa học.

4. Vậy còn phương pháp khoa học là gì? Phương pháp khoa học được công nhận rộng rãi là cách tốt nhất để sàng lọc sự thật từ những điều dối trá và ảo tưởng. Đây là công thức đơn giản của nó:

Nêu câu hỏi

Thu thập thông tin

Hình thành một mệnh đề giả thuyết

Thử nghiệm giả thuyết

Ghi chép và nghiên cứu dữ liệu

Rút ra kết luận

Phương pháp khoa học có đặc điểm nổi bật là mang tính khách quan. Nó đúng với tất cả mọi người. Kết luận sẽ vẫn là như thế, không phân biệt màu da, tôn giáo, tín ngưỡng hay cỡ giày của bạn.

“Không gì có thể khiến tôi ngạc nhiên. Tôi là một nhà khoa học.”

— Dòng chữ in trên một chiếc áo sơ mi của nhà thiết kế J. Bertrand

1. Khoa học chính xác là gì? Theo từ điển Webster: “Khoa học là kiến thức có được thông qua việc học tập và thực hành.” Nó thường bắt đầu bằng một học thuyết.

2. Được rồi, vậy lý thuyết là gì? Với hầu hết chúng ta, lý thuyết là một thực tế khá mơ hồ và mờ nhạt. Nhưng nói đến lý thuyết khoa học là bạn đang đề cập đến một hệ thống khái niệm giải thích những quan sát hiện tại và dự báo những quan sát mới. Một lý thuyết được công nhận không phải dựa trên uy tín hay quyền lực của người đề xướng ra nó mà trên các kết quả đạt được thông qua việc quan sát và những thí nghiệm mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Ví dụ, bất cứ ai cũng có thể chứng minh thuyết lực hấp dẫn, từ một em bé cho đến một pháp sư. Trên thực tế, hầu hết các thí nghiệm được lặp lại rất nhiều lần.

Một đặc điểm khác của một lý thuyết khoa học là tính phản nghiệm của nó, có nghĩa là một thí nghiệm cũng có thể chứng minh lý thuyết đó sai. Giả thuyết cho rằng: “Trên sao Hỏa có những người tí hon màu xanh và luôn bỏ chạy mỗi khi chúng ta đến gần họ” không có tính phản nghiệm bởi vì trong thuyết đó, người sao Hỏa luôn biến mất mỗi khi chúng ta tiến đến gần nên không thể nhìn thấy họ. Nhưng lý thuyết cho rằng “người sao Hỏa không tồn tại” có tính khoa học bởi bạn có thể phản nghiệm nó bằng cách tìm một người sao Hỏa và mời họ đến tham dự chương trình Chào buổi sáng nước Mỹ.

3. Vậy mệnh đề giả thuyết là gì? Nghĩa gốc của từ mệnh đề giả thuyết là ước đoán. Nhưng với một nhà khoa học, một mệnh đề giả thuyết là một giả định tạm thời về cách vận hành của thế giới. Mọi thí nghiệm đều bắt đầu từ một mệnh đề giả thuyết. Bạn quan sát cách thế giới vận hành, sau đó, bạn đi đến một giả thuyết tiềm năng và kiểm tra xem nó đúng hay sai. Bạn có thể phát biểu về nó, có thể bị phủ nhận hoặc được chứng minh. Nó thường được viết thành mệnh đề “nếu – thì” (nếu tôi làm… thì việc… sẽ xảy ra): “nếu x xảy ra, thì bạn sẽ đi theo.” Hoặc “Khi x tăng thì y sẽ tăng”…

Chúng ta dùng cách đó để hình thành một phương pháp khoa học.

4. Vậy còn phương pháp khoa học là gì? Phương pháp khoa học được công nhận rộng rãi là cách tốt nhất để sàng lọc sự thật từ những điều dối trá và ảo tưởng. Đây là công thức đơn giản của nó:

Nêu câu hỏi

Thu thập thông tin

Hình thành một mệnh đề giả thuyết

Thử nghiệm giả thuyết

Ghi chép và nghiên cứu dữ liệu

Rút ra kết luận

Phương pháp khoa học có đặc điểm nổi bật là mang tính khách quan. Nó đúng với tất cả mọi người. Kết luận sẽ vẫn là như thế, không phân biệt màu da, tôn giáo, tín ngưỡng hay cỡ giày của bạn.

Bình luận