“Tất cả chúng ta chỉ là tù nhân của một câu chuyện.’’
— Daniel Quinn, tác giả cuốn Ishmael (tạm dịch: Kẻ bị ruồng bỏ) Thực tiễn không giống như mọi người vẫn thường nghĩ.
Không ngoa khi nói rằng, tất cả những điều bạn nghĩ là có thật lại không phải như vậy, cuộc sống không giống những gì chúng ta đang lầm tưởng. Các nhà vật lý từ hàng trăm năm nay vẫn không hiểu rằng quan điểm cổ điển của Newton về thế giới không liên quan đến cách thế giới vận hành trong cốt lõi của nó.
Thật đáng buồn là, điều duy nhất các nhà khoa học làm với các thông tin này cho đến giờ vẫn chỉ để phát triển hơn nữa thứ công nghệ làm nổ tung mọi thứ trên thế gian, gửi và nhận tin nhắn điện thoại và hâm nóng gói thức ăn đóng sẵn, v.v… và v.v… Trong khi đó, vô khối vấn đề như: các hạt phân tử xuất hiện từ đâu? Thời gian trôi chậm lại và nhanh hơn. Vì sao các hạt nguyên tử phản ứng và tương tác với nhau ngay cả khi chúng cách xa nhau hàng nghìn dặm… vẫn chưa được họ lý giải thỏa đáng!
Thậm chí hai yếu tố vật lý cơ bản – không gian và thời gian – cũng không phải như chúng ta vẫn thấy. Hai trụ cột vật lý này chỉ là các ảo giác có tính thuyết phục. Các nhà vật lý học như Bernard d’Espagnat, người vừa đạt giải Templeton4 trị giá 1,4 triệu đô-la đã nói với chúng ta rằng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi các quy luật tự nhiên cũ bằng cách nhìn thực tế chính xác và cấp tiến hơn, điều mà chúng ta gọi là ý thức tạo nên thế giới vật chất.
Mặc dù mọi nhà vật lý đều biết về vũ trụ này, nơi vật chất xuất hiện từ trong thinh không, nơi các hạt electron có thể nhảy từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác mà không phải đi qua khoảng trung gian nào cả song đa số họ đều chọn cách lờ nó đi, nhún vai và dùng câu nói cũ rích: “Thế nào cũng được.”
Không phải họ hoàn toàn chối bỏ nó. Như tôi đã đề cập, họ đã triệt để sử dụng những thành tựu của ngành vật lý nhằm chế tạo và phát triển tia laser, máy bán dẫn, chất siêu dẫn và bom nguyên tử… Thế nhưng, họ không thể giải thích nổi thế giới lượng tử này vận hành như thế nào. Như nhà vật lý James Trefil đã nhận xét: “Chúng ta đang phải đối mặt với một lĩnh vực của vũ trụ mà đầu óc của chúng ta không đủ kết nối để hiểu.”
Một vài nhà vật lý dũng cảm đang thừa nhận rằng các giả định của họ có thể sai, rằng các nguyên lý cơ bản của thế giới vật chất không thực sự vững chắc. Một số người còn đủ dũng cảm khi nói rằng, chính nhận thức tạo ra thế giới vật lý (như tiến sĩ Fred Alan Wolf, một nhà vật lý lượng tử nổi tiếng đã phát biểu: “Nói một cách ngắn gọn thế này
– vũ trụ không tồn tại nếu không có vật lĩnh hội vũ trụ đó”). Tất cả những gì tôi muốn nói là: “Đã đến lúc rồi.”
A Course in Miracles (tạm dịch: Một khóa học về những điều kỳ diệu), một chương trình tự học về tâm lý học tinh thần mà tôi đã thực hành và giảng dạy trong 25 năm qua đã luôn cổ vũ cho ý tưởng rằng: Ý thức tạo ra vật chất. Nghĩa là, chúng ta quyết định được trước chúng ta sẽ có cuộc sống như thế nào, và chúng ta sẽ tự chọn những gì mình muốn nhìn thấy.
Vấn đề là ở chỗ tất cả chúng ta đều nhìn thế giới với rất nhiều những khiếm khuyết của nó. Tất cả những gì chúng ta cần làm – để thay đổi sự cẩu thả và lười nhác của chúng ta – là vượt qua được sự ác cảm của chúng ta với thế giới, chủ động nhìn nhận và mong đợi một thực tế khác hẳn. Cũng giống như chúng ta dành hết thời gian và tâm trí của mình (ý thức của mình nếu bạn muốn) để loại bỏ những điều mà chúng ta không muốn.
Nhưng điều đó không là gì ngoài việc thay đổi một thói quen xấu với những nỗ lực có chủ định và ý thức rõ ràng.
“Tất cả chúng ta chỉ là tù nhân của một câu chuyện.’’
— Daniel Quinn, tác giả cuốn Ishmael (tạm dịch: Kẻ bị ruồng bỏ) Thực tiễn không giống như mọi người vẫn thường nghĩ.
Không ngoa khi nói rằng, tất cả những điều bạn nghĩ là có thật lại không phải như vậy, cuộc sống không giống những gì chúng ta đang lầm tưởng. Các nhà vật lý từ hàng trăm năm nay vẫn không hiểu rằng quan điểm cổ điển của Newton về thế giới không liên quan đến cách thế giới vận hành trong cốt lõi của nó.
Thật đáng buồn là, điều duy nhất các nhà khoa học làm với các thông tin này cho đến giờ vẫn chỉ để phát triển hơn nữa thứ công nghệ làm nổ tung mọi thứ trên thế gian, gửi và nhận tin nhắn điện thoại và hâm nóng gói thức ăn đóng sẵn, v.v… và v.v… Trong khi đó, vô khối vấn đề như: các hạt phân tử xuất hiện từ đâu? Thời gian trôi chậm lại và nhanh hơn. Vì sao các hạt nguyên tử phản ứng và tương tác với nhau ngay cả khi chúng cách xa nhau hàng nghìn dặm… vẫn chưa được họ lý giải thỏa đáng!
Thậm chí hai yếu tố vật lý cơ bản – không gian và thời gian – cũng không phải như chúng ta vẫn thấy. Hai trụ cột vật lý này chỉ là các ảo giác có tính thuyết phục. Các nhà vật lý học như Bernard d’Espagnat, người vừa đạt giải Templeton4 trị giá 1,4 triệu đô-la đã nói với chúng ta rằng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi các quy luật tự nhiên cũ bằng cách nhìn thực tế chính xác và cấp tiến hơn, điều mà chúng ta gọi là ý thức tạo nên thế giới vật chất.
Mặc dù mọi nhà vật lý đều biết về vũ trụ này, nơi vật chất xuất hiện từ trong thinh không, nơi các hạt electron có thể nhảy từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác mà không phải đi qua khoảng trung gian nào cả song đa số họ đều chọn cách lờ nó đi, nhún vai và dùng câu nói cũ rích: “Thế nào cũng được.”
Không phải họ hoàn toàn chối bỏ nó. Như tôi đã đề cập, họ đã triệt để sử dụng những thành tựu của ngành vật lý nhằm chế tạo và phát triển tia laser, máy bán dẫn, chất siêu dẫn và bom nguyên tử… Thế nhưng, họ không thể giải thích nổi thế giới lượng tử này vận hành như thế nào. Như nhà vật lý James Trefil đã nhận xét: “Chúng ta đang phải đối mặt với một lĩnh vực của vũ trụ mà đầu óc của chúng ta không đủ kết nối để hiểu.”
Một vài nhà vật lý dũng cảm đang thừa nhận rằng các giả định của họ có thể sai, rằng các nguyên lý cơ bản của thế giới vật chất không thực sự vững chắc. Một số người còn đủ dũng cảm khi nói rằng, chính nhận thức tạo ra thế giới vật lý (như tiến sĩ Fred Alan Wolf, một nhà vật lý lượng tử nổi tiếng đã phát biểu: “Nói một cách ngắn gọn thế này
– vũ trụ không tồn tại nếu không có vật lĩnh hội vũ trụ đó”). Tất cả những gì tôi muốn nói là: “Đã đến lúc rồi.”
A Course in Miracles (tạm dịch: Một khóa học về những điều kỳ diệu), một chương trình tự học về tâm lý học tinh thần mà tôi đã thực hành và giảng dạy trong 25 năm qua đã luôn cổ vũ cho ý tưởng rằng: Ý thức tạo ra vật chất. Nghĩa là, chúng ta quyết định được trước chúng ta sẽ có cuộc sống như thế nào, và chúng ta sẽ tự chọn những gì mình muốn nhìn thấy.
Vấn đề là ở chỗ tất cả chúng ta đều nhìn thế giới với rất nhiều những khiếm khuyết của nó. Tất cả những gì chúng ta cần làm – để thay đổi sự cẩu thả và lười nhác của chúng ta – là vượt qua được sự ác cảm của chúng ta với thế giới, chủ động nhìn nhận và mong đợi một thực tế khác hẳn. Cũng giống như chúng ta dành hết thời gian và tâm trí của mình (ý thức của mình nếu bạn muốn) để loại bỏ những điều mà chúng ta không muốn.
Nhưng điều đó không là gì ngoài việc thay đổi một thói quen xấu với những nỗ lực có chủ định và ý thức rõ ràng.