Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

9 Bí Quyết Vận Dụng Luật Hấp Dẫn Để Thay Đổi Vận Mệnh Cuộc Đời

THÍ NGHIỆM 1: Nguyên tắc anh chàng chờ đợi

Tác giả: Pam Grout

Tồn tại một nguồn năng lượng vô hình hoặc Trường tiềm năng vô tận

“Tất cả mọi người đều đang chờ đợi sự vĩnh cửu và pháp sư nói: ‘Tối nay thì sao?’”

— Alberto Villoldo, tiến sĩ, tác giả người Cuba và là giáo viên môn Y khoa năng lượng Tiền đề

Thí nghiệm này sẽ chứng minh cho bạn thấy có một sức mạnh tuyệt vời, dồi dào và hoàn toàn hợp thời trong vũ trụ. Một số người gọi đó là Chúa trời. Bạn có thể gọi đó là “Prana”, “Đấng tối cao”, “Cosmo Kramer,” hay gì cũng được.

Đến nay, chúng ta phải chấp nhận sức mạnh đó dựa trên niềm tin. Chúng ta không nhìn thấy được hay chạm vào, nhưng đã được yêu cầu phải làm nhiều việc nhân danh điều đó. Ví dụ như: đánh thuế thập phân, trung gian hòa giải và rắc tro lên đầu9… Tôi rất thích ý tưởng sức mạnh năng lượng có thể dịch chuyển hai chiều. Việc cho và nhận này có gợi lên cho bạn ý tưởng nào không?

Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ để cho Trường tiềm năng biết rằng phải đến với chúng ta ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Chúng ta tin tưởng và quá mong chờ điều gì đó trong khi nó lại liên tục chơi trốn tìm với ta. Chúng ta muốn có những bằng chứng không thể chối cãi và ngay lập tức. Bạn biết bốn từ viết tắt này chứ “A.S.A.P” (as soon as possible) – càng sớm càng tốt. Đó là những từ chúng ta đang hướng tới. Chúng ta sẽ cho Trường tiềm năng chính xác 48 giờ để đưa ra một dấu hiệu rõ ràng.

Vì cho rằng sức mạnh rất mơ hồ và bí ẩn, nên chúng ta không thật sự mong đợi tìm được nó. Hay ít nhất chúng ta không thấy ngạc nhiên khi không tìm ra nó. Vì chưa được học để nhận ra điều đó, sức mạnh hấp dẫn, đầy năng lượng và có thể thay đổi cuộc sống này đang dần lớn lên, hiện hữu xung quanh ta mà ta không hề nhận ra.

Tôi ư? Chờ đã!

“Nếu thuốc của bạn không làm cây ngô lớn lên thì nó có ích gì chứ?”

— Sun Bear, trưởng lão tộc Chippewa

Những ai muốn có cơ hội đi qua cổng thiên đường, hãy tiến lên. Nó giống như con người ở thế giới hiện đại cần sử dụng điện vậy. Tất cả những gì bạn cần làm để sử dụng điện là tìm một ổ cắm, cắm dây của thiết bị vào. Xong! Bạn có tất cả mọi thứ: bánh mì nướng, âm nhạc phát ra từ dàn đĩa, phim giải trí và tin tức… trong khi có người vẫn đang ăn ốc sên trên sa mạc khô cằn.

Chúng ta phải tự tập cho mình cách nghĩ về sức mạnh năng lượng giống như nghĩ về điện. Chúng ta không cần phải tự hỏi Liệu mình có đủ khả năng để cắm lò nướng bánh mì vào ổ điện không? Hay Mình đã cầu nguyện đủ lâu để xứng đáng được bật bếp lên chưa?

Chúng ta không cần phải suy nghĩ, tự lục vấn bản thân vì những điều vô nghĩa và không cần thiết đó. Trường tiềm năng cũng giống như nguồn điện, không hề khó tìm, lúc nào cũng sẵn sàng và không hề có thành kiến với bất kỳ ai, miễn là chúng ta thật sự muốn tìm ra và sử dụng nó.

Ví dụ chứng minh

“Chúa trời không phải là người dễ thuyết phục mà ai đó muốn bạn tin vào.”

— Alex Frankovitch, nhân vật trong cuốn Skinny Bones (Tạm dịch: Da bọc xương) của Barbara Park

Đã đến lúc chúng ta bắt đầu đi vào vấn đề chính. Và tôi đang đề cập đến Chúa trời.

Chắc hẳn bạn đã thấy rất nhiều người nói đến “Chúa trời”. Cứ một tuần lại có một ngày dành để tôn thờ ông ta. Rất nhiều công trình với thiết kế và quy mô khác nhau đã được xây dựng để tôn vinh, thờ phụng ông ta. Nhiều tờ báo có một mục riêng về tôn giáo đặt bên cạnh mục chính trị, tin tức địa phương, thời tiết và phần trò chơi ô chữ…

Thậm chí những nhà vật lý học chỉ chuyên nghiên cứu về các đặc tính và sự tương tác của vật chất và năng lượng cũng biết về sức mạnh vô hình này. Hầu hết họ đều không gọi đó là Chúa trời. Ví dụ như, Albert Einstein đã tuyên bố là không tin vào Chúa trời truyền thống, nhưng ông biết chắc chắn tồn tại một thứ gì đó hấp dẫn hơn rất nhiều trong vũ trụ. Với ông, đó mới là tinh hoa, là tất cả những gì ông thực sự quan tâm đến, những điều còn lại chỉ là những tiểu tiết.

Chúa trời mà chúng ta thật sự tin tưởng chỉ là sản phẩm do con người tạo ra để dùng khi cần đến và chấp nhận điều đó như một thực tế không tranh cãi. Nhưng điều đó không có nghĩa lý gì cả. Nếu Chúa trời là tình yêu, nếu Chúa trời hoàn hảo, nếu Chúa trời có tất cả những đặc tính hữu ích mà con người gán cho, vậy tại sao người lại thường xuyên đẩy chúng ta vào hang cọp hay đến bên bờ vực thẳm? Hơn nữa, tại sao người bình thường vẫn cứ tôn sùng một Chúa trời đồng bóng và bất công, lấy việc trừng phạt kẻ khác làm niềm vui? Thậm chí, một người phụ nữ dễ dãi đến mấy cũng biết rằng, về mặt lý thuyết, cô ta không nên giao du với những kẻ có thể làm mình tổn thương? Điều tôi muốn nói ở đây là ai cần một Chúa trời như thế chứ?

Chúa trời như một kẻ khủng bố10

“Tôi không biết liệu Chúa có tồn tại hay không, nhưng vì uy tín của mình, tốt nhất là ông ta không tồn tại.”

— Jules Renard, tác giả người Pháp

Khi vừa mới biết đánh vần a, b, c, tôi đã được dạy rằng tôi, cô bé Pammy Sue Grout là một tội đồ đau khổ và không xứng đáng để vinh danh Chúa. Điều này hiển nhiên như hai cộng hai bằng bốn. Điều đáng an ủi duy nhất trong bài học vô cùng cần thiết này là, ít nhất tôi cũng không phải là người duy nhất. Hóa ra trên thế giới này ai cũng là một tội đồ, kể cả Beckwith, cô giáo dịu dàng dạy lớp mẫu giáo của tôi, người đã đồng ý cho tôi mang theo Pokey, chú rùa bé của tôi, đến lớp vào thứ Hai hằng tuần.

Nhưng điều tệ hại hơn cả của việc là một tội đồ là đảm bảo cho bạn có tấm vé một chiều xuống địa ngục. Thật khó để tôi có thể tìm hiểu tường tận về địa ngục, vì khi đó tôi chưa hề đi đâu xa khỏi bang Kansas. Nhưng theo lời của bố tôi, địa ngục là nơi chẳng ai muốn đến cả. Nó nóng hơn nhà của dì Gwen và chú Ted ở bang Texas vào mùa hè khi máy điều hòa nhiệt độ của họ bị hỏng. Và không giống kỳ nghỉ hè của tôi ở nhà chú dì chỉ có bốn ngày, bạn sẽ phải ở lại địa ngục vĩnh viễn. Để cho cô bé con như tôi hiểu được thế nào là vĩnh viễn, ông nói: “Con hãy nghĩ đến cảm giác của mình vào ngày 26 tháng 12 năm ngoái, khi con chờ đợi và tự hỏi Giáng sinh năm sau bao giờ mới tới.”

Nhưng có một tia hy vọng ở đây, đó là bạn có thể được “cứu rỗi”. Vì thế, năm tôi bốn tuổi, trong lúc người đánh đàn organ của nhà thờ đang chơi bài Just as I am (tạm dịch: Hãy là chính mình), tôi đã đến trước ban thờ trong nhà thờ Tin lành ở Canton, quỳ hai đầu gối bé xíu của mình xuống và cầu xin Chúa: “Tha tội cho con”. Gia đình tôi, từ lâu đời là thành viên của phong trào Giám lý đã thở phào nhẹ nhõm. Tối hôm đó, bố mẹ tôi gọi điện ngay cho chú dì tôi để báo tin tốt lành đó: “Con gái lớn nhà anh chị đã chính thức được cứu rỗi rồi chú ạ!”, họ reo lên một cách tự hào. “Ít nhất chúng ta cũng chắc chắn rằng Pam sẽ được lên thiên đường.”

Mọi người còn chỉ ra việc tôi làm tốt nhất là màn độc thoại để nêu gương tốt cho em gái Becki của tôi, mới chỉ hai tuổi và em trai Bobby, mới chỉ ba tháng tuổi, mặc dù tôi thầm hy vọng rằng họ sẽ cho nó đi làm con nuôi khi nó bắt đầu biết nói.

Khi tôi đang phải học cách chấp nhận tội lỗi của mình, tôi nghe mọi người nói đi nói lại: “Chúa trời là tình yêu” mà không hề nhận thấy rằng, những nhà thờ coi Chúa như một chiếc máy quay phim giấu kín có thể thấy mọi điều tôi làm. Điều đó chẳng có gì là hợp lý cả. Tất nhiên khi đó tôi mới bốn tuổi. Tôi đã biết gì đâu chứ?

Mặc dù lúc đó tôi đã rất cố gắng và là đứa trẻ gần như hoàn hảo (tôi là học sinh xuất sắc, cố gắng không đánh nhau với hai đứa em, tránh xa rượu và ma túy và thậm chí còn tự dọn giường mà không cần phải nhắc), nhưng tôi vẫn cảm thấy liên tục bị “ngài Chúa yêu thương” ngồi chễm chệ trên Thiên đường phê bình, hoan hỉ xoa tay vào nhau mỗi khi thấy tôi cư xử không đúng. Ngán ngẩm hơn, điều này lại xảy ra khá thường xuyên. Quả là một gánh nặng lớn đè lên một đứa trẻ ngây thơ.

Chúa giống như ban nhạc rock ZZ Top và những câu chuyện hư cấu khó chịu khác

“Những ý kiến của Chúa trời nói lên nhiều điều về chúng ta hơn là về Ngài.”

— Thomas Merton, nhà văn Mỹ, tín đồ công giáo

Hỏi bất kỳ người bình thường nào rằng, họ có tin vào Chúa không, họ sẽ trả lời: “Ồ, dĩ nhiên.” Tuy nhiên, có thể anh ta chưa bao giờ tự hỏi trong suy nghĩ của anh ta Chúa như thế nào? Khi bị thúc giục, anh ta có thể đưa ra vài câu sáo rỗng đại loại như: “Người ở trên Thiên đường”, “Người là Đấng toàn năng”…

Tất nhiên, việc định nghĩa được Chúa là điều không thể. Chúa không có tính tĩnh như điện hay ánh sáng. Chúa nằm ngoài thế giới vật chất, nằm ngoài hình thức và trạng thái. Chúa lấp đầy vũ trụ, tràn ngập thực tại và thay thế cho thời gian và không gian. Dưới đây là tám điều mà con người nghĩ ra rồi gán danh cho Chúa:

1. Chúa là đàn ông. Mặc dù một số nhà thờ tiến bộ đôi khi đề cập đến Chúa như là phụ nữ, nhưng trường tiềm năng lại không có giới tính. Tất nhiên chúng ta không nói kiểu đại loại như: “Bà điện” hay “Ông lực hấp dẫn”. Đại từ phù hợp nhất là “Nó”. Trường tiềm năng là một trường sức mạnh điều khiển cả vũ trụ, cũng chính là nguồn năng lượng giúp đơm hoa kết trái, tạo ra bệnh vảy nến ở đầu gối và liên tục thúc ép đòi hỏi sự trọn vẹn.

Chúa trời giống như sức mạnh trong phim Chiến tranh giữa các vì sao nhiều hơn, một sự hiện diện luôn ở trong chúng ta, một nguyên tắc sống của chúng ta. Đó là lý do vì sao hai nhân vật trong phim, Luke Skywalker và Darth Vader đã trở thành một hiện tượng như vậy. Chiến tranh giữa các vì sao là một bộ phim hư cấu với nội dung khá sâu sắc. Một số người trong chúng ta ý thức rằng “sức mạnh” có trong mỗi chúng ta và rằng nó thông qua những ngôn từ, suy nghĩ và việc kiến tạo ra thế giới.

2. Chúa giống như ban nhạc rock ZZ Top, về cơ bản do quá bận rộn giải quyết nạn đói trên thế giới nên không thể quan tâm đến bạn. Chúa, nếu bạn tin rằng có tồn tại, hơi có chút gì đó giống như Boo Radley trong phim Giết con chim nhại, người hàng xóm bí ẩn thường lén nhòm qua cửa sổ từ căn hộ trên cao của mình, rình để tóm khi chúng ta làm gì đó không phải. Chúng ta không thể nhìn thấy ông ta, nhưng chúng ta đã được cảnh báo rằng ông ta có ở đó để xem xét, phán xử, giám sát mọi hành vi của chúng ta. Nếu bạn không tuân thủ những lời răn dạy hay phá vỡ những nguyên tắc đó, Chúa sẽ cử thiên thần đặc vụ bám theo bạn, gõ vào đầu bạn giống như chú thỏ con Foo-Foo vậy.

3. Chúa chơi bài yêu thích. Trường tiềm năng là sức mạnh và sẵn có cho tất cả mọi

người. Đó là năng lực tự nhiên trong mỗi chúng ta chứ không phải là một năng khiếu chỉ có ở một vài người. Trên thực tế, đó là bài học cơ bản Chúa dạy chúng ta. Chúa ở trong nội tại. Bạn là một phần của Chúa. Bạn có thể thực hiện điều kỳ diệu này.

Tôn thờ Chúa theo cách chúng ta làm cũng có gì đó giống như sùng bái Benjamin Franklin vì ông là người đầu tiên phát hiện ra dòng điện. Bằng thí nghiệm thả diều trong một cơn bão chớp mà ông đã tìm ra những nguyên lý về điện. Ông làm thế không phải vì muốn chúng ta dựng tượng tưởng nhớ ông, vẽ tranh về ông và đeo những chiếc khóa nhỏ vào cổ để cảm nhận được sự hiện hữu của ông. Ông muốn chúng ta tiếp nhận nguyên lý về điện và sử dụng nó. Và chúng ta đã làm vậy để chạy đài phát thanh, máy tính, điều hòa nhiệt độ,… Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở phát minh của ông như chúng ta đã làm với phát minh của Chúa, chúng ta vẫn sẽ chỉ sống trong bóng tối mà thôi.

Benjamin Franklin phát minh ra điện cũng giống như Chúa phát minh ra các nguyên lý về tinh thần. Chớp và dòng điện sản sinh ra từ chớp luôn sẵn có. Chúng ta chỉ không nhận ra nó hay biết cách tiếp cận nó. Galileo không phát minh ra lực hấp dẫn mà khi thả quả bóng gỗ khỏi tháp nghiêng Pisa, ông chỉ minh họa nó.

Tương tự, Chúa thể hiện các nguyên tắc tinh thần mà Ngài muốn chúng ta sử dụng và phát triển. Chúng ta đã lãng phí hơn 2.000 năm tôn thờ hình ảnh của Chúa thay vì sử dụng các nguyên tắc tinh thần Chúa đã dạy chúng ta. Hãy xem lại cuốn Kinh thánh, bạn sẽ thấy trong đó không có đoạn nào Chúa dạy chúng ta phải “Tôn thờ tôi”. Lời kêu gọi Chúa dành cho chúng ta là “Hãy theo tôi”. Hai từ đó khác nhau hoàn toàn.

Bằng cách làm cho Chúa giống như một vị anh hùng, chúng ta đã bỏ lỡ điểm trọng yếu. Chúa không nói: “Ta là người vĩ đại. Hãy dựng tượng ta, biến ngày sinh của ta thành ngày lễ lớn” mà ông nói: “Này, hãy xem điều gì là có thể. Hãy xem loài người có những khả năng gì.”

Chúa là anh cả, là gia tài, là người chúng ta muốn noi theo.

Điều Chúa muốn nói với chúng ta là những nhà thờ, thủ lĩnh tôn giáo và những bài hùng biện om sòm của họ đã lấn át sự thật về Chúa. Họ đã che mắt chúng ta bằng cách không đề cập đến thực tế rằng, trường tiềm năng không phải là một vật để tôn thờ, nó hiện diện thường trực trong thực tại và là một nguyên tắc trong cuộc sống của chúng ta.

4. Chúa đền đáp cho những nỗi đau đớn của chúng ta và ghi điểm thưởng cho những hy sinh của chúng ta (hay nói cách khác là “Đời rất dở và khi đó bạn sẽ chết”). Nhiều người trong số chúng ta vẫn nghĩ rằng cuộc đời giống như một trại huấn luyện trước khi lên Thiên đường. Chúng ta tin rằng, cuộc sống ngắn ngủi này giống như một bài kiểm tra sát hạch để chọn ra những ai sẽ lên Thiên đường. Nếu chúng ta kiên trì chịu đựng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được đi qua cánh cổng Thiên đường và hạnh phúc mãi mãi. Những suy nghĩ sai lầm này đã được cô đọng lại thành những gì đã và đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Than ôi, cuộc sống đâu chỉ có những nỗi buồn và thử thách!

Nhưng sẽ thế nào nếu điều đó là không cần thiết, nếu không có lý do gì phải nghèo đói hay ốm đau, nếu không có lý do gì phải làm mọi thứ trừ việc sống cuộc sống no đủ và thú vị? Sẽ thế nào nếu những cuộc đời khốn khó và bi kịch này chỉ là những trò cười mà các nhà thờ đã cố tình nghĩ ra và tiêm nhiễm vào đầu chúng ta năm này qua năm khác. Điều tôi muốn nói đến ở đây là, Thiên đường mà chúng ta đang chờ đợi có tồn tại. Và chúng ta đã bị lừa trong việc nhận thức xem chúng ta là ai và chúng ta có thể làm những việc gì.

5. Chúa rất khắt khe. Trường tiềm năng không phán xét, không trừng phạt, không suy nghĩ: Ồ, hôm qua, Sammy C rất ngoan, đã giúp một bà già qua đường. Mình nghĩ mình sẽ giúp cậu bé thắng xổ số như cậu đã cầu nguyện. Đó có thể là những suy nghĩ của Clarence Thomas11 thôi. Trường tiềm năng không cần và không đòi hỏi gì cả. Nó không thích Mẹ Teresa hơn Celine Dion. Chỉ những người đi lệch hướng, tranh giành một cách tuyệt vọng để hiểu được thế giới của họ mới có ý nghĩ rằng, Chúa đùa giỡn với cuộc sống của chúng ta, rằng Chúa cũng có cảm xúc yêu ghét như con người chúng ta. Chính sự sợ hãi đã bẫy chúng ta vào cái vòng luẩn quẩn và làm khô héo trí thông minh, sự sáng suốt.

6. Bạn không muốn đòi hỏi quá nhiều từ Chúa; chắc chắn bạn không muốn làm ngài phát cáu. Như chúng ta đã chỉ ra, Trường tiềm năng không phải là một người, do đó bạn không thể làm phiền nó. Đó là năng lượng, một sức mạnh mãnh liệt không thể nhìn thấy được. Nó là vô hạn và vĩnh cửu, vì thế, chắc chắn bạn có thể đòi hỏi vô biên từ nó. Như một câu tục ngữ đã nói: “Bạn có thể lấy một giọt hay một xô nước từ đại dương, điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến đại dương cả.” Vấn đề chỉ là chúng ta vẫn chưa sử dụng năng lượng Trường tiềm năng một cách đầy đủ. Chúng ta đang nói đến một sức mạnh năng lượng chứ không phải một nhóm làm từ thiện đến giúp trả tiền nhà vào phút chót. Trường tiềm năng không phải là một đối tượng để gạ gẫm hay thương lượng.

7: Chúa quá mơ hồ. Ngược lại. Một khi bạn đã gạt đi được đám mây đen những lời đồn đại và những sự thật chỉ còn một nửa đã che mờ nhận thức của mình, bạn sẽ thấy được sức mạnh vô hình giao tiếp với chúng ta cũng rõ ràng như chương trình trò chuyện Dr. Phil. Khi loại bỏ được những trở ngại đó, bạn sẽ được hướng dẫn chính xác phải làm gì và làm như thế nào.

Một lần nữa, chúng ta cần tập làm quen với việc nghĩ về Chúa như nghĩ về điện. Điện không quan tâm ai là người cắm ổ cắm cho chiếc máy sấy tóc. Nó không cần bằng chứng để xem chúng ta có đủ tốt để bật công tắc lò nướng bánh mì hay không.

8. Chúa chỉ trả lời ta khi Ngài khỏe và sẵn sàng. Chưa bao giờ Trường tiềm năng không chỉ đường cho bạn. Nhân vật quan trọng đó luôn sẵn sàng 24/7 một khi bạn tập trung hết sự chú ý của mình vào nó. Những chỉ dẫn của Trường tiềm năng xuất hiện (khi họ nói về… ồ, cái gì đó…) – thông qua lời bài hát trên đài phát thanh, qua một cuộc điện thoại từ một người bạn lâu năm không gặp. Bí quyết ở đây là phải tập trung chú ý, tin tưởng và tôi phải nhấn mạnh một lần nữa, đó là tập trung mọi sự chú ý của bạn vào nó.

Như vậy, bức tranh về Chúa mà chúng ta vừa vẽ không có chỗ cho sự dày vò vĩnh viễn hay hình ảnh một kẻ tàn ác tìm cách hành hạ bạn. Nó cũng không có chỗ cho những ý nghĩ rằng bệnh tật, sự dị dạng, đói nghèo, cái chết hay hạn chế ở bất kỳ điều gì là ý nguyện của Chúa. Ý nguyện của Chúa, với những ai khăng khăng muốn dùng từ đó, là những mong muốn luôn thường trực bên trong bạn để trở thành tất cả những gì mà bạn có thể.

Phương pháp

“Việc cho phép mình trở nên phi lý và điên rồ đã mở ra cho tôi một số trải nghiệm bí ẩn nhất định.”

— D. Patrick Miller, người sáng lập Fearless Books, một nhà xuất bản sách điện tử

Trong thí nghiệm này, bạn sẽ dành ra 48 tiếng đồng hồ tìm kiếm những bằng chứng cho thấy Trường tiềm năng biết tuốt và hoàn hảo này thật sự tồn tại. Cứ gọi đó là Chúa nếu bạn cảm thấy thoải mái.

Bạn sẽ đề nghị Trường tiềm năng ban cho may mắn, hay tôi thường gọi là món quà bất ngờ. Bạn sẽ cho nó 48 giờ để gửi cho bạn một món quà mà thông thường bạn không nhận được, một tờ séc đáng ngạc nhiên trong hòm thư, một tấm thiệp từ một người bạn cũ hay một thứ gì đó bạn chưa từng mong đợi… Bạn không cần phải làm rõ lời cầu nguyện của mình (điều này sẽ xảy ra trong thí nghiệm 4) nhưng bạn cần đưa ra một yêu cầu rõ ràng về món quà bạn mong đợi và một thời hạn nhất định.

Khi cô bạn Wendy của tôi thực hiện thí nghiệm này, cô ấy nhận được không phải là một mà là hai món quà: Cô được tăng lương và anh trai cô ấy, sống ở một bang khác và chả bao giờ gọi cho cô trừ khi trong nhà có người mất, tình nguyện giúp cô chuyển nhà, dù sáu lần chuyển nhà trước anh chẳng bao giờ giúp cô một tay.

Robin, một người bạn khác của tôi, khi thực hiện thí nghiệm này đã nhận được một chiếc ví da làm thủ công tuyệt đẹp từ một người bạn, người đó không hề biết cô đang thực hiện thí nghiệm này. “Tớ thích chiếc ví lắm, đến giờ tớ vẫn còn mang nó”, cô ấy nói.

Kết quả khác nhau tùy thuộc vào nhận thức của bạn. Một số người nhận được những thứ đơn giản. Ví dụ như trường hợp bạn Julie của tôi, một cậu bé hai tuổi mà cô chưa gặp bao giờ đã đến ngồi cạnh cô trên ghế băng ở công viên. Cả hai mỉm cười với nhau như những người bạn thân lâu năm vậy. Hoặc là những thứ rất ngạc nhiên, như Eric, một người thực hiện thí nghiệm khác, đã nhận được một chuyến trượt tuyết miễn phí ở hồ Tahoe.

Hãy ghi chép lại cảm giác của bạn về việc đề nghị Trường tiềm năng ban cho may mắn. Bạn có cảm thấy đôi chút căng thẳng, tự hỏi mình có ích kỷ không hay nghi ngờ liệu có nên hỏi xin điều gì đó không không? Cảm giác này sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc. Có thể bạn không tin rằng mình xứng đáng nhận được một món quà. Ý nghĩ đó sẽ gửi tín hiệu đến Trường tiềm năng và tác động đến sự cộng hưởng của nó. Có thể bạn nghĩ chỉ nên xin những điều đơn giản. Tín hiệu đó cũng sẽ được phát tới Trường tiềm năng.

Để thực hiện thí nghiệm này bạn phải gạt bỏ sự nghi ngờ, không cần phải là vĩnh viễn mà chỉ cần trong 48 tiếng. Tất cả những gì bạn phải làm là dành hai ngày để tìm ra bằng chứng và chờ đợi để được thấy kết quả sống động, chờ đợi với cả trái tim và tâm hồn mình. Giống như những mệnh đề giả thuyết, nguyên tắc này có tính phản nghiệm. Nếu bạn không thấy gì từ Trường tiềm năng trong vòng 48 giờ, hãy xóa nó đi.

1. Chọn thời điểm bắt đầu. Thông thường tôi chọn “ngay bây giờ”.

2. Ghi lại thời gian, ngày tháng.

3. Gọi Trường tiềm năng xuất hiện.

Cầu nguyện. Nếu bạn thích thì hãy nhắc lại “ý định” hay “phương pháp” được liệt kê trong mẫu báo cáo dưới đây. Hoặc có thể tự nghĩ ra cách của riêng bạn.

Thế là đủ. Giờ hãy bắt đầu thực hiện và đừng quên quan sát nhé.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Anh chàng chờ đợi.

Lý thuyết: Tồn tại một nguồn năng lượng vô hình hoặc Trường vô tận. Bạn chỉ cần hỏi xin mà thôi.

Câu hỏi: Trường tiềm năng có tồn tại hay không?

Mệnh đề giả thuyết: Nếu có một sức mạnh năng lượng tồn tại 24/7 và sẵn sàng ban phát cho mọi người, tôi có thể tiếp cận nó vào bất kỳ lúc nào bằng cách đơn giản là tập trung chú ý. Hơn nữa, nếu tôi hỏi xin, đưa ra khung thời gian rõ ràng và hướng dẫn cụ thể, nó sẽ gửi cho tôi một món quà và nói “Rất sẵn lòng”.

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Ngày hôm nay: __________ Giờ: __________

Hạn chót nhận quà: __________

Cách thức: Tôi không thích nói điều này với bạn Trường tiềm năng ạ, nhưng mọi người đang bắt đầu tự hỏi: “Cái này có thật không?” Thật sự tôi muốn tóm cằm anh lôi xuống đây để chấm dứt cái trò trốn tìm mà anh đang làm với tôi. Tôi cho anh 48 tiếng để xuất hiện. Tôi muốn thấy một dấu hiệu rõ ràng, cụ thể chứ không phải chỉ là sự tình cờ.

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Giờ đây chúng ta đã có ngành khoa học về tinh thần rất khách quan và có thể thực hiện được.”

— Tiến sĩ Amit Goswami, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ

Tồn tại một nguồn năng lượng vô hình hoặc Trường tiềm năng vô tận

“Tất cả mọi người đều đang chờ đợi sự vĩnh cửu và pháp sư nói: ‘Tối nay thì sao?’”

— Alberto Villoldo, tiến sĩ, tác giả người Cuba và là giáo viên môn Y khoa năng lượng Tiền đề

Thí nghiệm này sẽ chứng minh cho bạn thấy có một sức mạnh tuyệt vời, dồi dào và hoàn toàn hợp thời trong vũ trụ. Một số người gọi đó là Chúa trời. Bạn có thể gọi đó là “Prana”, “Đấng tối cao”, “Cosmo Kramer,” hay gì cũng được.

Đến nay, chúng ta phải chấp nhận sức mạnh đó dựa trên niềm tin. Chúng ta không nhìn thấy được hay chạm vào, nhưng đã được yêu cầu phải làm nhiều việc nhân danh điều đó. Ví dụ như: đánh thuế thập phân, trung gian hòa giải và rắc tro lên đầu9… Tôi rất thích ý tưởng sức mạnh năng lượng có thể dịch chuyển hai chiều. Việc cho và nhận này có gợi lên cho bạn ý tưởng nào không?

Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ để cho Trường tiềm năng biết rằng phải đến với chúng ta ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Chúng ta tin tưởng và quá mong chờ điều gì đó trong khi nó lại liên tục chơi trốn tìm với ta. Chúng ta muốn có những bằng chứng không thể chối cãi và ngay lập tức. Bạn biết bốn từ viết tắt này chứ “A.S.A.P” (as soon as possible) – càng sớm càng tốt. Đó là những từ chúng ta đang hướng tới. Chúng ta sẽ cho Trường tiềm năng chính xác 48 giờ để đưa ra một dấu hiệu rõ ràng.

Vì cho rằng sức mạnh rất mơ hồ và bí ẩn, nên chúng ta không thật sự mong đợi tìm được nó. Hay ít nhất chúng ta không thấy ngạc nhiên khi không tìm ra nó. Vì chưa được học để nhận ra điều đó, sức mạnh hấp dẫn, đầy năng lượng và có thể thay đổi cuộc sống này đang dần lớn lên, hiện hữu xung quanh ta mà ta không hề nhận ra.

Tôi ư? Chờ đã!

“Nếu thuốc của bạn không làm cây ngô lớn lên thì nó có ích gì chứ?”

— Sun Bear, trưởng lão tộc Chippewa

Những ai muốn có cơ hội đi qua cổng thiên đường, hãy tiến lên. Nó giống như con người ở thế giới hiện đại cần sử dụng điện vậy. Tất cả những gì bạn cần làm để sử dụng điện là tìm một ổ cắm, cắm dây của thiết bị vào. Xong! Bạn có tất cả mọi thứ: bánh mì nướng, âm nhạc phát ra từ dàn đĩa, phim giải trí và tin tức… trong khi có người vẫn đang ăn ốc sên trên sa mạc khô cằn.

Chúng ta phải tự tập cho mình cách nghĩ về sức mạnh năng lượng giống như nghĩ về điện. Chúng ta không cần phải tự hỏi Liệu mình có đủ khả năng để cắm lò nướng bánh mì vào ổ điện không? Hay Mình đã cầu nguyện đủ lâu để xứng đáng được bật bếp lên chưa?

Chúng ta không cần phải suy nghĩ, tự lục vấn bản thân vì những điều vô nghĩa và không cần thiết đó. Trường tiềm năng cũng giống như nguồn điện, không hề khó tìm, lúc nào cũng sẵn sàng và không hề có thành kiến với bất kỳ ai, miễn là chúng ta thật sự muốn tìm ra và sử dụng nó.

Ví dụ chứng minh

“Chúa trời không phải là người dễ thuyết phục mà ai đó muốn bạn tin vào.”

— Alex Frankovitch, nhân vật trong cuốn Skinny Bones (Tạm dịch: Da bọc xương) của Barbara Park

Đã đến lúc chúng ta bắt đầu đi vào vấn đề chính. Và tôi đang đề cập đến Chúa trời.

Chắc hẳn bạn đã thấy rất nhiều người nói đến “Chúa trời”. Cứ một tuần lại có một ngày dành để tôn thờ ông ta. Rất nhiều công trình với thiết kế và quy mô khác nhau đã được xây dựng để tôn vinh, thờ phụng ông ta. Nhiều tờ báo có một mục riêng về tôn giáo đặt bên cạnh mục chính trị, tin tức địa phương, thời tiết và phần trò chơi ô chữ…

Thậm chí những nhà vật lý học chỉ chuyên nghiên cứu về các đặc tính và sự tương tác của vật chất và năng lượng cũng biết về sức mạnh vô hình này. Hầu hết họ đều không gọi đó là Chúa trời. Ví dụ như, Albert Einstein đã tuyên bố là không tin vào Chúa trời truyền thống, nhưng ông biết chắc chắn tồn tại một thứ gì đó hấp dẫn hơn rất nhiều trong vũ trụ. Với ông, đó mới là tinh hoa, là tất cả những gì ông thực sự quan tâm đến, những điều còn lại chỉ là những tiểu tiết.

Chúa trời mà chúng ta thật sự tin tưởng chỉ là sản phẩm do con người tạo ra để dùng khi cần đến và chấp nhận điều đó như một thực tế không tranh cãi. Nhưng điều đó không có nghĩa lý gì cả. Nếu Chúa trời là tình yêu, nếu Chúa trời hoàn hảo, nếu Chúa trời có tất cả những đặc tính hữu ích mà con người gán cho, vậy tại sao người lại thường xuyên đẩy chúng ta vào hang cọp hay đến bên bờ vực thẳm? Hơn nữa, tại sao người bình thường vẫn cứ tôn sùng một Chúa trời đồng bóng và bất công, lấy việc trừng phạt kẻ khác làm niềm vui? Thậm chí, một người phụ nữ dễ dãi đến mấy cũng biết rằng, về mặt lý thuyết, cô ta không nên giao du với những kẻ có thể làm mình tổn thương? Điều tôi muốn nói ở đây là ai cần một Chúa trời như thế chứ?

Chúa trời như một kẻ khủng bố10

“Tôi không biết liệu Chúa có tồn tại hay không, nhưng vì uy tín của mình, tốt nhất là ông ta không tồn tại.”

— Jules Renard, tác giả người Pháp

Khi vừa mới biết đánh vần a, b, c, tôi đã được dạy rằng tôi, cô bé Pammy Sue Grout là một tội đồ đau khổ và không xứng đáng để vinh danh Chúa. Điều này hiển nhiên như hai cộng hai bằng bốn. Điều đáng an ủi duy nhất trong bài học vô cùng cần thiết này là, ít nhất tôi cũng không phải là người duy nhất. Hóa ra trên thế giới này ai cũng là một tội đồ, kể cả Beckwith, cô giáo dịu dàng dạy lớp mẫu giáo của tôi, người đã đồng ý cho tôi mang theo Pokey, chú rùa bé của tôi, đến lớp vào thứ Hai hằng tuần.

Nhưng điều tệ hại hơn cả của việc là một tội đồ là đảm bảo cho bạn có tấm vé một chiều xuống địa ngục. Thật khó để tôi có thể tìm hiểu tường tận về địa ngục, vì khi đó tôi chưa hề đi đâu xa khỏi bang Kansas. Nhưng theo lời của bố tôi, địa ngục là nơi chẳng ai muốn đến cả. Nó nóng hơn nhà của dì Gwen và chú Ted ở bang Texas vào mùa hè khi máy điều hòa nhiệt độ của họ bị hỏng. Và không giống kỳ nghỉ hè của tôi ở nhà chú dì chỉ có bốn ngày, bạn sẽ phải ở lại địa ngục vĩnh viễn. Để cho cô bé con như tôi hiểu được thế nào là vĩnh viễn, ông nói: “Con hãy nghĩ đến cảm giác của mình vào ngày 26 tháng 12 năm ngoái, khi con chờ đợi và tự hỏi Giáng sinh năm sau bao giờ mới tới.”

Nhưng có một tia hy vọng ở đây, đó là bạn có thể được “cứu rỗi”. Vì thế, năm tôi bốn tuổi, trong lúc người đánh đàn organ của nhà thờ đang chơi bài Just as I am (tạm dịch: Hãy là chính mình), tôi đã đến trước ban thờ trong nhà thờ Tin lành ở Canton, quỳ hai đầu gối bé xíu của mình xuống và cầu xin Chúa: “Tha tội cho con”. Gia đình tôi, từ lâu đời là thành viên của phong trào Giám lý đã thở phào nhẹ nhõm. Tối hôm đó, bố mẹ tôi gọi điện ngay cho chú dì tôi để báo tin tốt lành đó: “Con gái lớn nhà anh chị đã chính thức được cứu rỗi rồi chú ạ!”, họ reo lên một cách tự hào. “Ít nhất chúng ta cũng chắc chắn rằng Pam sẽ được lên thiên đường.”

Mọi người còn chỉ ra việc tôi làm tốt nhất là màn độc thoại để nêu gương tốt cho em gái Becki của tôi, mới chỉ hai tuổi và em trai Bobby, mới chỉ ba tháng tuổi, mặc dù tôi thầm hy vọng rằng họ sẽ cho nó đi làm con nuôi khi nó bắt đầu biết nói.

Khi tôi đang phải học cách chấp nhận tội lỗi của mình, tôi nghe mọi người nói đi nói lại: “Chúa trời là tình yêu” mà không hề nhận thấy rằng, những nhà thờ coi Chúa như một chiếc máy quay phim giấu kín có thể thấy mọi điều tôi làm. Điều đó chẳng có gì là hợp lý cả. Tất nhiên khi đó tôi mới bốn tuổi. Tôi đã biết gì đâu chứ?

Mặc dù lúc đó tôi đã rất cố gắng và là đứa trẻ gần như hoàn hảo (tôi là học sinh xuất sắc, cố gắng không đánh nhau với hai đứa em, tránh xa rượu và ma túy và thậm chí còn tự dọn giường mà không cần phải nhắc), nhưng tôi vẫn cảm thấy liên tục bị “ngài Chúa yêu thương” ngồi chễm chệ trên Thiên đường phê bình, hoan hỉ xoa tay vào nhau mỗi khi thấy tôi cư xử không đúng. Ngán ngẩm hơn, điều này lại xảy ra khá thường xuyên. Quả là một gánh nặng lớn đè lên một đứa trẻ ngây thơ.

Chúa giống như ban nhạc rock ZZ Top và những câu chuyện hư cấu khó chịu khác

“Những ý kiến của Chúa trời nói lên nhiều điều về chúng ta hơn là về Ngài.”

— Thomas Merton, nhà văn Mỹ, tín đồ công giáo

Hỏi bất kỳ người bình thường nào rằng, họ có tin vào Chúa không, họ sẽ trả lời: “Ồ, dĩ nhiên.” Tuy nhiên, có thể anh ta chưa bao giờ tự hỏi trong suy nghĩ của anh ta Chúa như thế nào? Khi bị thúc giục, anh ta có thể đưa ra vài câu sáo rỗng đại loại như: “Người ở trên Thiên đường”, “Người là Đấng toàn năng”…

Tất nhiên, việc định nghĩa được Chúa là điều không thể. Chúa không có tính tĩnh như điện hay ánh sáng. Chúa nằm ngoài thế giới vật chất, nằm ngoài hình thức và trạng thái. Chúa lấp đầy vũ trụ, tràn ngập thực tại và thay thế cho thời gian và không gian. Dưới đây là tám điều mà con người nghĩ ra rồi gán danh cho Chúa:

1. Chúa là đàn ông. Mặc dù một số nhà thờ tiến bộ đôi khi đề cập đến Chúa như là phụ nữ, nhưng trường tiềm năng lại không có giới tính. Tất nhiên chúng ta không nói kiểu đại loại như: “Bà điện” hay “Ông lực hấp dẫn”. Đại từ phù hợp nhất là “Nó”. Trường tiềm năng là một trường sức mạnh điều khiển cả vũ trụ, cũng chính là nguồn năng lượng giúp đơm hoa kết trái, tạo ra bệnh vảy nến ở đầu gối và liên tục thúc ép đòi hỏi sự trọn vẹn.

Chúa trời giống như sức mạnh trong phim Chiến tranh giữa các vì sao nhiều hơn, một sự hiện diện luôn ở trong chúng ta, một nguyên tắc sống của chúng ta. Đó là lý do vì sao hai nhân vật trong phim, Luke Skywalker và Darth Vader đã trở thành một hiện tượng như vậy. Chiến tranh giữa các vì sao là một bộ phim hư cấu với nội dung khá sâu sắc. Một số người trong chúng ta ý thức rằng “sức mạnh” có trong mỗi chúng ta và rằng nó thông qua những ngôn từ, suy nghĩ và việc kiến tạo ra thế giới.

2. Chúa giống như ban nhạc rock ZZ Top, về cơ bản do quá bận rộn giải quyết nạn đói trên thế giới nên không thể quan tâm đến bạn. Chúa, nếu bạn tin rằng có tồn tại, hơi có chút gì đó giống như Boo Radley trong phim Giết con chim nhại, người hàng xóm bí ẩn thường lén nhòm qua cửa sổ từ căn hộ trên cao của mình, rình để tóm khi chúng ta làm gì đó không phải. Chúng ta không thể nhìn thấy ông ta, nhưng chúng ta đã được cảnh báo rằng ông ta có ở đó để xem xét, phán xử, giám sát mọi hành vi của chúng ta. Nếu bạn không tuân thủ những lời răn dạy hay phá vỡ những nguyên tắc đó, Chúa sẽ cử thiên thần đặc vụ bám theo bạn, gõ vào đầu bạn giống như chú thỏ con Foo-Foo vậy.

3. Chúa chơi bài yêu thích. Trường tiềm năng là sức mạnh và sẵn có cho tất cả mọi

người. Đó là năng lực tự nhiên trong mỗi chúng ta chứ không phải là một năng khiếu chỉ có ở một vài người. Trên thực tế, đó là bài học cơ bản Chúa dạy chúng ta. Chúa ở trong nội tại. Bạn là một phần của Chúa. Bạn có thể thực hiện điều kỳ diệu này.

Tôn thờ Chúa theo cách chúng ta làm cũng có gì đó giống như sùng bái Benjamin Franklin vì ông là người đầu tiên phát hiện ra dòng điện. Bằng thí nghiệm thả diều trong một cơn bão chớp mà ông đã tìm ra những nguyên lý về điện. Ông làm thế không phải vì muốn chúng ta dựng tượng tưởng nhớ ông, vẽ tranh về ông và đeo những chiếc khóa nhỏ vào cổ để cảm nhận được sự hiện hữu của ông. Ông muốn chúng ta tiếp nhận nguyên lý về điện và sử dụng nó. Và chúng ta đã làm vậy để chạy đài phát thanh, máy tính, điều hòa nhiệt độ,… Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở phát minh của ông như chúng ta đã làm với phát minh của Chúa, chúng ta vẫn sẽ chỉ sống trong bóng tối mà thôi.

Benjamin Franklin phát minh ra điện cũng giống như Chúa phát minh ra các nguyên lý về tinh thần. Chớp và dòng điện sản sinh ra từ chớp luôn sẵn có. Chúng ta chỉ không nhận ra nó hay biết cách tiếp cận nó. Galileo không phát minh ra lực hấp dẫn mà khi thả quả bóng gỗ khỏi tháp nghiêng Pisa, ông chỉ minh họa nó.

Tương tự, Chúa thể hiện các nguyên tắc tinh thần mà Ngài muốn chúng ta sử dụng và phát triển. Chúng ta đã lãng phí hơn 2.000 năm tôn thờ hình ảnh của Chúa thay vì sử dụng các nguyên tắc tinh thần Chúa đã dạy chúng ta. Hãy xem lại cuốn Kinh thánh, bạn sẽ thấy trong đó không có đoạn nào Chúa dạy chúng ta phải “Tôn thờ tôi”. Lời kêu gọi Chúa dành cho chúng ta là “Hãy theo tôi”. Hai từ đó khác nhau hoàn toàn.

Bằng cách làm cho Chúa giống như một vị anh hùng, chúng ta đã bỏ lỡ điểm trọng yếu. Chúa không nói: “Ta là người vĩ đại. Hãy dựng tượng ta, biến ngày sinh của ta thành ngày lễ lớn” mà ông nói: “Này, hãy xem điều gì là có thể. Hãy xem loài người có những khả năng gì.”

Chúa là anh cả, là gia tài, là người chúng ta muốn noi theo.

Điều Chúa muốn nói với chúng ta là những nhà thờ, thủ lĩnh tôn giáo và những bài hùng biện om sòm của họ đã lấn át sự thật về Chúa. Họ đã che mắt chúng ta bằng cách không đề cập đến thực tế rằng, trường tiềm năng không phải là một vật để tôn thờ, nó hiện diện thường trực trong thực tại và là một nguyên tắc trong cuộc sống của chúng ta.

4. Chúa đền đáp cho những nỗi đau đớn của chúng ta và ghi điểm thưởng cho những hy sinh của chúng ta (hay nói cách khác là “Đời rất dở và khi đó bạn sẽ chết”). Nhiều người trong số chúng ta vẫn nghĩ rằng cuộc đời giống như một trại huấn luyện trước khi lên Thiên đường. Chúng ta tin rằng, cuộc sống ngắn ngủi này giống như một bài kiểm tra sát hạch để chọn ra những ai sẽ lên Thiên đường. Nếu chúng ta kiên trì chịu đựng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được đi qua cánh cổng Thiên đường và hạnh phúc mãi mãi. Những suy nghĩ sai lầm này đã được cô đọng lại thành những gì đã và đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Than ôi, cuộc sống đâu chỉ có những nỗi buồn và thử thách!

Nhưng sẽ thế nào nếu điều đó là không cần thiết, nếu không có lý do gì phải nghèo đói hay ốm đau, nếu không có lý do gì phải làm mọi thứ trừ việc sống cuộc sống no đủ và thú vị? Sẽ thế nào nếu những cuộc đời khốn khó và bi kịch này chỉ là những trò cười mà các nhà thờ đã cố tình nghĩ ra và tiêm nhiễm vào đầu chúng ta năm này qua năm khác. Điều tôi muốn nói đến ở đây là, Thiên đường mà chúng ta đang chờ đợi có tồn tại. Và chúng ta đã bị lừa trong việc nhận thức xem chúng ta là ai và chúng ta có thể làm những việc gì.

5. Chúa rất khắt khe. Trường tiềm năng không phán xét, không trừng phạt, không suy nghĩ: Ồ, hôm qua, Sammy C rất ngoan, đã giúp một bà già qua đường. Mình nghĩ mình sẽ giúp cậu bé thắng xổ số như cậu đã cầu nguyện. Đó có thể là những suy nghĩ của Clarence Thomas11 thôi. Trường tiềm năng không cần và không đòi hỏi gì cả. Nó không thích Mẹ Teresa hơn Celine Dion. Chỉ những người đi lệch hướng, tranh giành một cách tuyệt vọng để hiểu được thế giới của họ mới có ý nghĩ rằng, Chúa đùa giỡn với cuộc sống của chúng ta, rằng Chúa cũng có cảm xúc yêu ghét như con người chúng ta. Chính sự sợ hãi đã bẫy chúng ta vào cái vòng luẩn quẩn và làm khô héo trí thông minh, sự sáng suốt.

6. Bạn không muốn đòi hỏi quá nhiều từ Chúa; chắc chắn bạn không muốn làm ngài phát cáu. Như chúng ta đã chỉ ra, Trường tiềm năng không phải là một người, do đó bạn không thể làm phiền nó. Đó là năng lượng, một sức mạnh mãnh liệt không thể nhìn thấy được. Nó là vô hạn và vĩnh cửu, vì thế, chắc chắn bạn có thể đòi hỏi vô biên từ nó. Như một câu tục ngữ đã nói: “Bạn có thể lấy một giọt hay một xô nước từ đại dương, điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến đại dương cả.” Vấn đề chỉ là chúng ta vẫn chưa sử dụng năng lượng Trường tiềm năng một cách đầy đủ. Chúng ta đang nói đến một sức mạnh năng lượng chứ không phải một nhóm làm từ thiện đến giúp trả tiền nhà vào phút chót. Trường tiềm năng không phải là một đối tượng để gạ gẫm hay thương lượng.

7: Chúa quá mơ hồ. Ngược lại. Một khi bạn đã gạt đi được đám mây đen những lời đồn đại và những sự thật chỉ còn một nửa đã che mờ nhận thức của mình, bạn sẽ thấy được sức mạnh vô hình giao tiếp với chúng ta cũng rõ ràng như chương trình trò chuyện Dr. Phil. Khi loại bỏ được những trở ngại đó, bạn sẽ được hướng dẫn chính xác phải làm gì và làm như thế nào.

Một lần nữa, chúng ta cần tập làm quen với việc nghĩ về Chúa như nghĩ về điện. Điện không quan tâm ai là người cắm ổ cắm cho chiếc máy sấy tóc. Nó không cần bằng chứng để xem chúng ta có đủ tốt để bật công tắc lò nướng bánh mì hay không.

8. Chúa chỉ trả lời ta khi Ngài khỏe và sẵn sàng. Chưa bao giờ Trường tiềm năng không chỉ đường cho bạn. Nhân vật quan trọng đó luôn sẵn sàng 24/7 một khi bạn tập trung hết sự chú ý của mình vào nó. Những chỉ dẫn của Trường tiềm năng xuất hiện (khi họ nói về… ồ, cái gì đó…) – thông qua lời bài hát trên đài phát thanh, qua một cuộc điện thoại từ một người bạn lâu năm không gặp. Bí quyết ở đây là phải tập trung chú ý, tin tưởng và tôi phải nhấn mạnh một lần nữa, đó là tập trung mọi sự chú ý của bạn vào nó.

Như vậy, bức tranh về Chúa mà chúng ta vừa vẽ không có chỗ cho sự dày vò vĩnh viễn hay hình ảnh một kẻ tàn ác tìm cách hành hạ bạn. Nó cũng không có chỗ cho những ý nghĩ rằng bệnh tật, sự dị dạng, đói nghèo, cái chết hay hạn chế ở bất kỳ điều gì là ý nguyện của Chúa. Ý nguyện của Chúa, với những ai khăng khăng muốn dùng từ đó, là những mong muốn luôn thường trực bên trong bạn để trở thành tất cả những gì mà bạn có thể.

Phương pháp

“Việc cho phép mình trở nên phi lý và điên rồ đã mở ra cho tôi một số trải nghiệm bí ẩn nhất định.”

— D. Patrick Miller, người sáng lập Fearless Books, một nhà xuất bản sách điện tử

Trong thí nghiệm này, bạn sẽ dành ra 48 tiếng đồng hồ tìm kiếm những bằng chứng cho thấy Trường tiềm năng biết tuốt và hoàn hảo này thật sự tồn tại. Cứ gọi đó là Chúa nếu bạn cảm thấy thoải mái.

Bạn sẽ đề nghị Trường tiềm năng ban cho may mắn, hay tôi thường gọi là món quà bất ngờ. Bạn sẽ cho nó 48 giờ để gửi cho bạn một món quà mà thông thường bạn không nhận được, một tờ séc đáng ngạc nhiên trong hòm thư, một tấm thiệp từ một người bạn cũ hay một thứ gì đó bạn chưa từng mong đợi… Bạn không cần phải làm rõ lời cầu nguyện của mình (điều này sẽ xảy ra trong thí nghiệm 4) nhưng bạn cần đưa ra một yêu cầu rõ ràng về món quà bạn mong đợi và một thời hạn nhất định.

Khi cô bạn Wendy của tôi thực hiện thí nghiệm này, cô ấy nhận được không phải là một mà là hai món quà: Cô được tăng lương và anh trai cô ấy, sống ở một bang khác và chả bao giờ gọi cho cô trừ khi trong nhà có người mất, tình nguyện giúp cô chuyển nhà, dù sáu lần chuyển nhà trước anh chẳng bao giờ giúp cô một tay.

Robin, một người bạn khác của tôi, khi thực hiện thí nghiệm này đã nhận được một chiếc ví da làm thủ công tuyệt đẹp từ một người bạn, người đó không hề biết cô đang thực hiện thí nghiệm này. “Tớ thích chiếc ví lắm, đến giờ tớ vẫn còn mang nó”, cô ấy nói.

Kết quả khác nhau tùy thuộc vào nhận thức của bạn. Một số người nhận được những thứ đơn giản. Ví dụ như trường hợp bạn Julie của tôi, một cậu bé hai tuổi mà cô chưa gặp bao giờ đã đến ngồi cạnh cô trên ghế băng ở công viên. Cả hai mỉm cười với nhau như những người bạn thân lâu năm vậy. Hoặc là những thứ rất ngạc nhiên, như Eric, một người thực hiện thí nghiệm khác, đã nhận được một chuyến trượt tuyết miễn phí ở hồ Tahoe.

Hãy ghi chép lại cảm giác của bạn về việc đề nghị Trường tiềm năng ban cho may mắn. Bạn có cảm thấy đôi chút căng thẳng, tự hỏi mình có ích kỷ không hay nghi ngờ liệu có nên hỏi xin điều gì đó không không? Cảm giác này sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc. Có thể bạn không tin rằng mình xứng đáng nhận được một món quà. Ý nghĩ đó sẽ gửi tín hiệu đến Trường tiềm năng và tác động đến sự cộng hưởng của nó. Có thể bạn nghĩ chỉ nên xin những điều đơn giản. Tín hiệu đó cũng sẽ được phát tới Trường tiềm năng.

Để thực hiện thí nghiệm này bạn phải gạt bỏ sự nghi ngờ, không cần phải là vĩnh viễn mà chỉ cần trong 48 tiếng. Tất cả những gì bạn phải làm là dành hai ngày để tìm ra bằng chứng và chờ đợi để được thấy kết quả sống động, chờ đợi với cả trái tim và tâm hồn mình. Giống như những mệnh đề giả thuyết, nguyên tắc này có tính phản nghiệm. Nếu bạn không thấy gì từ Trường tiềm năng trong vòng 48 giờ, hãy xóa nó đi.

1. Chọn thời điểm bắt đầu. Thông thường tôi chọn “ngay bây giờ”.

2. Ghi lại thời gian, ngày tháng.

3. Gọi Trường tiềm năng xuất hiện.

Cầu nguyện. Nếu bạn thích thì hãy nhắc lại “ý định” hay “phương pháp” được liệt kê trong mẫu báo cáo dưới đây. Hoặc có thể tự nghĩ ra cách của riêng bạn.

Thế là đủ. Giờ hãy bắt đầu thực hiện và đừng quên quan sát nhé.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Anh chàng chờ đợi.

Lý thuyết: Tồn tại một nguồn năng lượng vô hình hoặc Trường vô tận. Bạn chỉ cần hỏi xin mà thôi.

Câu hỏi: Trường tiềm năng có tồn tại hay không?

Mệnh đề giả thuyết: Nếu có một sức mạnh năng lượng tồn tại 24/7 và sẵn sàng ban phát cho mọi người, tôi có thể tiếp cận nó vào bất kỳ lúc nào bằng cách đơn giản là tập trung chú ý. Hơn nữa, nếu tôi hỏi xin, đưa ra khung thời gian rõ ràng và hướng dẫn cụ thể, nó sẽ gửi cho tôi một món quà và nói “Rất sẵn lòng”.

Thời gian thực hiện: 48 tiếng

Ngày hôm nay: __________ Giờ: __________

Hạn chót nhận quà: __________

Cách thức: Tôi không thích nói điều này với bạn Trường tiềm năng ạ, nhưng mọi người đang bắt đầu tự hỏi: “Cái này có thật không?” Thật sự tôi muốn tóm cằm anh lôi xuống đây để chấm dứt cái trò trốn tìm mà anh đang làm với tôi. Tôi cho anh 48 tiếng để xuất hiện. Tôi muốn thấy một dấu hiệu rõ ràng, cụ thể chứ không phải chỉ là sự tình cờ.

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Giờ đây chúng ta đã có ngành khoa học về tinh thần rất khách quan và có thể thực hiện được.”

— Tiến sĩ Amit Goswami, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ

Bình luận