Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tư duy và nhận thức của bạn là giàn giáo chống đỡ cơ thể bạn

“Cơ thể của bạn đơn giản chỉ là sự biểu hiện một cách sống động những quan điểm của bạn về thế giới.”

— Carl Frederick, tác giả cuốn Est Playing the Game: the New Way

Tiền đề:

Môi trường xung quanh có phản ứng với những suy nghĩ và tình cảm của bạn. Để chứng minh rõ ràng điều này bạn có thể sử dụng chiếc cân sức khỏe. Vâng, đây là thí nghiệm mà bạn sẽ “hiến mình” cho khoa học. Nhưng bạn đừng lo, chỉ 3 ngày thôi. Và kết quả cuối cùng là điều mà 90% trong số chúng ta (theo một thống kê của trường Đại học Cornell) đang chủ động thực hiện: giảm cân. Với một vài người may mắn đang có ý định muốn tăng cân, vâng, bạn có thể mong cải thiện sức khỏe và sức sống của bạn nữa.

Thực phẩm của bạn cũng giống như mọi thứ trên thế giới, đều thấm đẫm năng lượng; bằng cách hợp tác với nó thay vì đấu tranh chống lại nó (như hầu hết chúng ta vẫn làm trong sự ám ảnh tuyệt vọng về việc giảm cân), bạn sẽ dễ dàng giảm được một vài ki-lô-gam mà không cần phải cố gắng thay đổi nhiều.

Giả thuyết rõ ràng cho thí nghiệm này là, năng lượng do thức ăn của bạn cung cấp sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì bạn nói và suy nghĩ. Những thức ăn nằm trên đĩa của bạn không phải là những con số về hàm lượng dinh dưỡng mà là những mẩu năng lượng sôi nổi đang lắng nghe từng ý định, mong muốn của bạn. Các nhà dinh dưỡng không thể lượng hóa một cách chính xác những suy nghĩ của bạn để ghi thông số đó lên nhãn hiệu hàng hóa (họ nên làm thế nếu họ muốn đánh giá chính xác miếng thịt lợn, đĩa đậu hoặc mì pasta có tác động thế nào đến sức khỏe của bạn). Những năng lượng trong suy nghĩ của bạn sẽ được hấp thu cùng với canxi và vitamin D trong quá trình tiêu hóa.

Nếu chưa xem thì bạn nên tìm xem bộ phim tài liệu I am (tạm dịch: Tôi là) của Tom Shadyac. Bộ phim khá hay, nhưng trong khuôn khổ của thí nghiệm này bạn hãy chú ý đến cảnh Shadyac, một đạo diễn nổi tiếng ở Hollywood đến Viện HeartMath – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về vấn đề căng thẳng thần kinh và năng lượng của con người. Đầu tiên, Rollin McCraty – giám đốc nghiên cứu dày dạn kinh nghiệm của viện – đã cắm các cực điện vào một bát sữa chua.

Mặc dù sữa chua được coi là loại nước trơ, nhưng McCraty đã sử dụng các cực điện để chứng minh rằng nó có phản xạ với những suy nghĩ và tình cảm của Shadyac. Những chiếc kim của máy đo vi phản xạ đã rung động rất mạnh khi ông được hỏi về cuộc hôn nhân trước đó. Nó nhảy vọt lên khi ông nhắc đến luật sư của mình vì ông đang có việc cần giải quyết với vị luật sư đó. Bát sữa chua đó, mặc dù không hề liên quan gì đến Shadyac nhưng vẫn có thể đọc được cảm xúc của ông. Khi ông để suy nghĩ của mình quay về với hiện tại, về lại căn phòng làm việc thì lúc đó thì chiếc kim đứng im.

“Chúng tôi không biết chính xác con người vận hành tạo ra năng lượng như thế nào, nhưng chúng tôi có những bằng chứng xác thực rằng, cảm xúc của con người thật sự tạo ra một trường năng lượng mà trong đó các thực thể sống khác cũng khớp với nó”, McCraty nói.

Vậy nên bạn hãy thử nghĩ về điều đó. Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ hay nói lên những điều kiểu như thế này:

Mình khó mà giảm cân được.

Mình chỉ cần nhìn vào một mẩu bánh ngọt thôi là đã tăng cân rồi.

Sự trao đổi chất của mình diễn ra rất chậm.

Những suy nghĩ như vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn và cả những thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể.

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Cleve Backster một cựu điệp viên CIA đã được lên đầu các trang báo khi phát hiện ra rằng, cây cỏ cảm nhận được những ý nghĩ của con người. Năm 1966, sau khi nghỉ hưu, Backster thành lập cơ quan mà hiện nay được coi là đơn vị phát hiện nói dối lớn nhất thế giới. Một buổi tối, khi đang ở trong văn phòng mình ở New York, ông quyết định gắn một dụng cụ đo dòng điện vào một cây huyết dụ vẫn để trang trí trong phòng. Ban đầu ông làm việc đó chỉ để giết thời gian nhưng rồi ông phát hiện ra rằng cây huyết dụ không chỉ phản ứng với những tổn thương về thể xác (vì ông nhúng lá của nó vào cốc cà phê nóng và đốt chúng bằng một que diêm), mà còn với những suy nghĩ và ý định của ông nữa. Ông đã vô cùng ngạc nhiên và chỉ muốn nhảy ngay ra ngoài phố và hét lên với cả thế giới rằng: “Cây cối cũng biết suy nghĩ đấy!” Sau đó, ông lao vào thực hiện một nghiên cứu tỉ mỉ để tìm hiểu xem cây cối phản ứng với những suy nghĩ của ông như thế nào.

Thông qua việc sử dụng những thiết bị phát hiện nói dối tối tân nhất đang có và thử nghiệm với hàng loạt các loại cây khác nhau, bao gồm cả những loại dùng làm rau ăn, ông đã chứng minh được rằng tất cả các loại cây đều có phản ứng với những suy nghĩ và tình cảm của con người. Ông còn phát hiện ra rằng cây cối có phản xạ với những âm thanh mà tai con người không nghe được, với những bước sóng và tia cực tím, tia hồng ngoại.

Nhà nghiên cứu sinh học người Áo, Raoul Francé đã trình bày quan điểm rằng cây cối thường xuyên quan sát và ghi lại những sự kiện và hiện tượng xảy ra (mà con người chúng ta vì mắc kẹt trong thế giới quan lấy con người làm trung tâm nên không hề biết một chút gì).

Vậy tại sao việc này lại liên quan đến chiếc cân đo sức khỏe của chúng ta? Phần lớn những thức ăn mà chúng ta tiêu thụ đều có nguồn gốc từ cây cỏ. Cứ cho là nó đã được xử lý và chế biến đến mức chẳng còn nhận ra được nữa, nhưng đa phần những thức ăn của chúng ta đều là những thực thể thực vật sống. Những loại thức ăn từ động vật cũng đều lấy năng lượng từ thực vật. Vì vậy hầu như tất cả thức ăn, nước uống, đồ uống và dược phẩm giúp chúng ta tồn tại đều có nguồn gốc từ thực vật. Backster và nhiều nhà khoa học khác sau ông đã chứng minh được rằng chính thực vật có khả năng đọc được những suy nghĩ của con người.

Bạn có hiểu điều tôi đang muốn nói không?

Những điều bạn suy nghĩ và nói ra về bản thân bạn, về cơ thể và thức ăn của bạn là điểm mấu chốt có tác động đến sức khỏe của bạn. Việc tính toán lượng calo và chất béo một cách “cuồng tín” có thể là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa cơ thể bạn và cân nặng lý tưởng của bạn đấy.

Cuộc chiến thực phẩm

“Bạn càng bị ám ảnh bởi việc trở nên mảnh mai thì càng khó đạt được điều đó.”

— Augusten Burroughs, tác giả người Mỹ

Chế độ ăn kiêng chính là kẻ thù của chúng ta. Chúng khiến bạn điên cuồng, hoang tưởng và càng làm cho bạn béo hơn. Không cần phải là một người thông minh mới chỉ ra cho bạn biết việc ăn kiêng không có hiệu quả. Vậy tại sao ta lại gò ép bản thân vào việc ăn kiêng mà chẳng mang lại hiệu quả gì cả. Bạn hãy suy nghĩ theo hướng này: bạn đến nhận lương nhưng nếu sếp bạn lại nói: “Xin lỗi, nhưng chúng tôi quyết định tuần này không thanh toán lương cho anh” thì liệu bạn còn tiếp tục làm việc ở đó tuần này sang tuần khác với hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó ông ta sẽ đổi ý không? Thậm chí ngay từ cách phát âm của từ ăn kiêng (diet) cũng đã cho chúng ta một gợi ý rồi. Chẳng ai muốn nghĩ tới hay muốn làm gì đó với từ die (chết)?

Hầu hết mọi người đều có mối quan hệ rất phức tạp với thực phẩm. Cứ thử hỏi ngành công nghiệp ăn kiêng với doanh thu 60 tỷ đô-la mỗi năm mà xem. Thay vì thưởng thức vị ngon của thực phẩm và của dưỡng chất để duy trì và tạo nên sự sống, chúng ta lại sợ hãi, ghê tởm và đổ lỗi cho nó mỗi khi soi gương. Đây có được gọi là mối quan hệ yêu – ghét không nhỉ?

Khi bạn bồi đắp nguồn năng lượng từ những ý nghĩ tiêu cực về bản thân mình và mất nhiều thời gian muốn giảm cân, kết quả bạn nhận được sẽ là: sự tiêu cực và “hệ lụy của việc mong giảm cân”.

Kiểu suy nghĩ này không những phản tác dụng mà còn khiến bạn mắc kẹt trong cơ thể hiện tại của mình. Cơ thể của bạn giống như một bảng dự báo thời tiết để đo hệ thống niềm tin của bạn. Những tế bào trong cơ thể bạn lắng nghe mọi điều bạn nói và nghĩ, vì thế khi bạn đưa ra những nhận xét coi thường cánh tay núng nính của mình hay trăn trở với những suy nghĩ về những ngấn mỡ ở bụng, bạn đang găm những suy nghĩ đó vào các thớ thịt, các tuyến nội tiết và từng tế bào trong cơ thể.

Điều này nghe có vẻ ngạc nhiên – đặc biệt là khi bạn dành phần lớn thời gian than phiền về cơ thể xấu xí đầy mỡ của mình – nhưng bạn nên nhớ rằng trạng thái bình thường của cơ thể bạn là khỏe mạnh. Nó có thể tự hàn gắn và điều chỉnh mà không cần thông báo cho bạn. Nhưng khi bạn cứ chăm chăm tính toán và đo đếm lượng calo vào cơ thể thì chính bạn đã từ chối cơ hội để cơ thể mình thay đổi.

Ví dụ thực tiễn

“Cơ thể của chúng ta là một tinh thể biết đi.

Chúng ta dự trữ năng lượng điện từ. Chúng ta có thể nhận, truyền và dự trữ năng lượng điện từ.”

— Tiến sĩ Norman Shealy, nhà nghiên cứu vật lý tổng thể và nhà giải phẫu thần kinh người Mỹ

Alan Finger – hiện đang là một giáo viên yoga nổi tiếng – khi còn ở tuổi niên thiếu anh đã giảm được 45kg trong vòng 1 tháng, một con số thật khó tin.

Sau khi học được ở Ấn Độ, bố anh – ông Mani Finger – đã dạy cậu con trai béo phì của mình cách thở theo phương pháp yoga.

Trong vòng 1 tháng sử dụng các bài tập thở, một phương pháp hữu hiệu để dịch chuyển năng lượng, Alan đã giảm được 45kg.

Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Điều đó là không thể, hoàn toàn không thể.

Những suy nghĩ kiểu như vậy, những suy nghĩ coi thường khả năng vô tận đang len lỏi vào đầu bạn. Để thay đổi năng lượng của bạn, bạn phải thay đổi suy nghĩ. Từ không thể không nên có trong từ điển của bạn.

Một người bạn của tôi đã tìm cách giảm cân trong 30 năm. Cô ấy đã thử mọi cách, từ tập thể dục cho đến ăn rất ít thức ăn. Không cách nào có tác dụng. Cuối cùng cô tìm đến xin tư vấn của một chuyên gia về phương pháp tự do cảm xúc (EFT), (mặc dù cô không tin tưởng chuyện những việc đại loại như ấn vào các huyệt đạo trên cơ thể có thể giúp bạn chiến thắng trong cuộc chiến giảm cân – cuộc chiến mà cô vẫn thất bại trong 30 năm qua). Trong vòng một tháng thực hiện biện pháp giải phóng những năng lượng bị tắc của mình, cô đã giảm được cân nặng. Và hiện nay cô vẫn giữ được cân nặng chuẩn với cơ thể tuyệt vời.

Còn về chuyện Alan Finger giảm được 45kg chỉ trong 1 tháng (bạn có thể đọc về câu chuyện của anh trong cuốn Breathing Space (tạm dịch: Không gian thở) mà anh viết cùng với giáo viên dạy yoga Katrina Repka. Bạn chẳng mất gì khi tin vào chuyện đó.

Tôi cũng muốn giới thiệu với các bạn cuốn sách The Biology of Belief (tạm dịch: Sinh vật học của niềm tin) của tác giả Bruce Lipton. Ông là nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về tế bào, giảng dạy tại Trường Đại học Stanford. Ông đã phát hiện ra rằng (trái với những gì mà chúng ta tin tưởng) cơ thể của chúng ta chịu ảnh hưởng của năng lượng và những suy nghĩ của chúng ta nhiều hơn là của DNA.

Lipton đã kể một câu chuyện ấn tượng về những thử nghiệm ở hai nhóm bệnh nhân bị đau đầu gối. Nhóm thứ nhất được phẫu thuật đầu gối. Nhóm thứ hai thì tin rằng họ đã được phẫu thuật đầu gối (vì thực tế các bác sĩ chỉ rạch đầu gối của họ và sau đó không tiến hành thêm gì nữa). Tuy nhiên, cả hai nhóm đều bình phục và làm được tất cả những gì họ đã từng làm trước khi bị chấn thương đầu gối.

Đã đến lúc bạn cần nhận thức rằng cơ thể của bạn thật tuyệt vời và hãy loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực. Như trong thí nghiệm số 5 đã chỉ ra, bạn tập trung vào cái gì thì cái đó sẽ mở ra. Vì thế nếu bạn cứ tập trung lo nghĩ về việc béo phì và cần phải ăn kiêng thì “thực tế” đó sẽ càng phát triển trong cuộc sống của bạn.

Phương pháp

“Cuộc sống, bản thân nó đã là một cuộc vui.”

— Julia Child, tác giả, đầu bếp và là nhân vật nổi tiếng trên truyền hình Mỹ

Trong thí nghiệm này bạn sẽ phải từ bỏ sự thù ghét của mình với thức ăn. Bạn sẽ nghĩ về từng mẩu thức ăn đi vào cơ thể mình như người bạn thân hay ít nhất cũng là một người quen. Chuyên gia về năng lượng Thomas Hanna nói rằng, khi nhìn vào cơ thể một người, chúng ta quan sát thấy quá trình dịch chuyển của tâm trí người đó. Đó là niềm tin của chúng ta về bản thân, chứ không phải là về chiếc bánh kem chuối mà chúng ta thèm thuồng nhưng sẽ khiến chúng ta tăng cân.

Vì thế với những người mới bắt đầu thí nghiệm này sẽ phải kiềm chế nói điều tiêu cực về cơ thể mình. Điều đó thực sự rất khó khăn, vì thế mỗi lần bạn định đưa ra lời chê bai, bình phẩm nào đó, ví dụ như cô bạn thân gọi điện và bạn không suy nghĩ gì cả mà buột miệng: “Tối qua đi xem phim tớ đã ăn cả một túi bỏng ngô bơ. Kiểu này tớ lại tăng thêm 3kg mất thôi”, hãy kìm hãm nó lại và nói câu khác đại loại như: “Ồ, tớ đã làm đổ nửa túi khi nhìn thấy Antonio Banderas cởi chiếc áo sơ mi ra và thật sự tớ nghĩ là trông tớ đã gầy hơn một chút đấy.” (Bạn cần gì phải e ngại. Là một kẻ mê giai đẹp cũng không sao mà!)

Thức ăn chứa đầy năng lượng linh thiêng và việc ăn uống nên là cả một trải nghiệm tích cực. Tuy nhiên, chúng ta đã đi quá xa vấn đề chính rồi. Việc thực hiện thí nghiệm này sẽ khá khó khăn cho hầu hết chúng ta và có thể khiến bạn không thoải mái. Bạn sẽ phải thực hành nhiều lần, lặp lại thí nghiệm này vài lần, nếu bạn cảm thấy những suy nghĩ cũ vẫn len lỏi vào trong đầu bạn, bạn vẫn tự hỏi mình sắp tiêu thụ bao nhiêu calo thức ăn hay chất béo. Đó là lý do vì sao thí nghiệm này sẽ cần phải mất đến 72 tiếng chứ không phải là 48 tiếng như các thí nghiệm khác.

Điều chúng ta đang muốn chứng minh ở đây là suy nghĩ và năng lượng của bạn luôn song hành cùng với thế giới xung quanh bạn.

Bạn có nhớ nhiều người có thói quen cầu nguyện trước bữa ăn không? Gia đình tôi cũng thường làm như vậy, kể cả khi đi ăn ở nhà hàng. Điều này làm tôi khá xấu hổ khi còn học trung học. Giờ đây tôi đã hiểu những lời cầu nguyện như vậy tạo ra những năng lượng tích cực và suy nghĩ tốt vào cho thức ăn. Tôi cũng phải nói thêm với bạn là trong nhà tôi không ai có vấn đề gì về cân nặng cả.

Trong thí nghiệm này bạn sẽ thực hiện những điều sau:

1. Hạn chế chê bai cơ thể mình. Không nói bất kỳ điều tiêu cực nào về cơ thể bạn.

2. Trước khi bạn ăn bất kỳ thực phẩm gì hãy dành cho nó những suy nghĩ yêu thương, nâng niu nó và nói những lời trân trọng.

3. Khi ăn hãy tập trung vào thức ăn với tình yêu thương, vui vẻ và yên bình.

Thế đấy. Trước và ba ngày sau khi thực hiện bạn hãy cân thử, bạn sẽ thấy điều khác biệt.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Jenny Craig.

Lý thuyết: Suy nghĩ và nhận thức của bạn tạo thành giàn giáo chống đỡ cơ thể bạn.

Câu hỏi: Liệu những điều tôi nghĩ có ảnh hưởng đến môi trường của tôi được không – cụ thể ở đây là thực phẩm mà tôi nạp vào cơ thể mình?

Giả thiết: Nếu suy nghĩ và nhận thức của tôi đồng điệu với môi trường của tôi thì thức ăn mà tôi ăn cũng bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của tôi. Bằng cách thay đổi những điều tôi nghĩ và nói với thực phẩm mà mình ăn, tôi sẽ khỏe mạnh hơn và vì mục tiêu của thí nghiệm này, tôi sẽ giảm được ít nhất 0,5kg.

Thời gian thực hiện: 72 tiếng

Ngày hôm nay: __________

Cân nặng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy:

Cân nặng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy của ba ngày sau:

Cách tiếp cận: Đừng thay đổi việc ăn kiêng của bạn. Trên thực tế trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm này việc bạn ăn gì không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên trong ba ngày thực hiện thí nghiệm, cho dù bạn ăn một ít trứng vào bữa sáng hay một miếng bánh ngọt trong buổi sinh nhật của người đồng nghiệp vào buổi tối, hãy cứ dành cho thức ăn của bạn những suy nghĩ yêu thương và tích cực trước khi tiêu hóa nó. Cảm ơn nó đã cung cấp dưỡng chất cho bạn và bạn mong muốn nó sẽ góp phần làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Chính tâm trí của bạn mới tạo nên vẻ đẹp.”

— Augusten Burroughs, tác giả người Mỹ

Tư duy và nhận thức của bạn là giàn giáo chống đỡ cơ thể bạn

“Cơ thể của bạn đơn giản chỉ là sự biểu hiện một cách sống động những quan điểm của bạn về thế giới.”

— Carl Frederick, tác giả cuốn Est Playing the Game: the New Way

Tiền đề:

Môi trường xung quanh có phản ứng với những suy nghĩ và tình cảm của bạn. Để chứng minh rõ ràng điều này bạn có thể sử dụng chiếc cân sức khỏe. Vâng, đây là thí nghiệm mà bạn sẽ “hiến mình” cho khoa học. Nhưng bạn đừng lo, chỉ 3 ngày thôi. Và kết quả cuối cùng là điều mà 90% trong số chúng ta (theo một thống kê của trường Đại học Cornell) đang chủ động thực hiện: giảm cân. Với một vài người may mắn đang có ý định muốn tăng cân, vâng, bạn có thể mong cải thiện sức khỏe và sức sống của bạn nữa.

Thực phẩm của bạn cũng giống như mọi thứ trên thế giới, đều thấm đẫm năng lượng; bằng cách hợp tác với nó thay vì đấu tranh chống lại nó (như hầu hết chúng ta vẫn làm trong sự ám ảnh tuyệt vọng về việc giảm cân), bạn sẽ dễ dàng giảm được một vài ki-lô-gam mà không cần phải cố gắng thay đổi nhiều.

Giả thuyết rõ ràng cho thí nghiệm này là, năng lượng do thức ăn của bạn cung cấp sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì bạn nói và suy nghĩ. Những thức ăn nằm trên đĩa của bạn không phải là những con số về hàm lượng dinh dưỡng mà là những mẩu năng lượng sôi nổi đang lắng nghe từng ý định, mong muốn của bạn. Các nhà dinh dưỡng không thể lượng hóa một cách chính xác những suy nghĩ của bạn để ghi thông số đó lên nhãn hiệu hàng hóa (họ nên làm thế nếu họ muốn đánh giá chính xác miếng thịt lợn, đĩa đậu hoặc mì pasta có tác động thế nào đến sức khỏe của bạn). Những năng lượng trong suy nghĩ của bạn sẽ được hấp thu cùng với canxi và vitamin D trong quá trình tiêu hóa.

Nếu chưa xem thì bạn nên tìm xem bộ phim tài liệu I am (tạm dịch: Tôi là) của Tom Shadyac. Bộ phim khá hay, nhưng trong khuôn khổ của thí nghiệm này bạn hãy chú ý đến cảnh Shadyac, một đạo diễn nổi tiếng ở Hollywood đến Viện HeartMath – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về vấn đề căng thẳng thần kinh và năng lượng của con người. Đầu tiên, Rollin McCraty – giám đốc nghiên cứu dày dạn kinh nghiệm của viện – đã cắm các cực điện vào một bát sữa chua.

Mặc dù sữa chua được coi là loại nước trơ, nhưng McCraty đã sử dụng các cực điện để chứng minh rằng nó có phản xạ với những suy nghĩ và tình cảm của Shadyac. Những chiếc kim của máy đo vi phản xạ đã rung động rất mạnh khi ông được hỏi về cuộc hôn nhân trước đó. Nó nhảy vọt lên khi ông nhắc đến luật sư của mình vì ông đang có việc cần giải quyết với vị luật sư đó. Bát sữa chua đó, mặc dù không hề liên quan gì đến Shadyac nhưng vẫn có thể đọc được cảm xúc của ông. Khi ông để suy nghĩ của mình quay về với hiện tại, về lại căn phòng làm việc thì lúc đó thì chiếc kim đứng im.

“Chúng tôi không biết chính xác con người vận hành tạo ra năng lượng như thế nào, nhưng chúng tôi có những bằng chứng xác thực rằng, cảm xúc của con người thật sự tạo ra một trường năng lượng mà trong đó các thực thể sống khác cũng khớp với nó”, McCraty nói.

Vậy nên bạn hãy thử nghĩ về điều đó. Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ hay nói lên những điều kiểu như thế này:

Mình khó mà giảm cân được.

Mình chỉ cần nhìn vào một mẩu bánh ngọt thôi là đã tăng cân rồi.

Sự trao đổi chất của mình diễn ra rất chậm.

Những suy nghĩ như vậy sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn và cả những thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể.

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Cleve Backster một cựu điệp viên CIA đã được lên đầu các trang báo khi phát hiện ra rằng, cây cỏ cảm nhận được những ý nghĩ của con người. Năm 1966, sau khi nghỉ hưu, Backster thành lập cơ quan mà hiện nay được coi là đơn vị phát hiện nói dối lớn nhất thế giới. Một buổi tối, khi đang ở trong văn phòng mình ở New York, ông quyết định gắn một dụng cụ đo dòng điện vào một cây huyết dụ vẫn để trang trí trong phòng. Ban đầu ông làm việc đó chỉ để giết thời gian nhưng rồi ông phát hiện ra rằng cây huyết dụ không chỉ phản ứng với những tổn thương về thể xác (vì ông nhúng lá của nó vào cốc cà phê nóng và đốt chúng bằng một que diêm), mà còn với những suy nghĩ và ý định của ông nữa. Ông đã vô cùng ngạc nhiên và chỉ muốn nhảy ngay ra ngoài phố và hét lên với cả thế giới rằng: “Cây cối cũng biết suy nghĩ đấy!” Sau đó, ông lao vào thực hiện một nghiên cứu tỉ mỉ để tìm hiểu xem cây cối phản ứng với những suy nghĩ của ông như thế nào.

Thông qua việc sử dụng những thiết bị phát hiện nói dối tối tân nhất đang có và thử nghiệm với hàng loạt các loại cây khác nhau, bao gồm cả những loại dùng làm rau ăn, ông đã chứng minh được rằng tất cả các loại cây đều có phản ứng với những suy nghĩ và tình cảm của con người. Ông còn phát hiện ra rằng cây cối có phản xạ với những âm thanh mà tai con người không nghe được, với những bước sóng và tia cực tím, tia hồng ngoại.

Nhà nghiên cứu sinh học người Áo, Raoul Francé đã trình bày quan điểm rằng cây cối thường xuyên quan sát và ghi lại những sự kiện và hiện tượng xảy ra (mà con người chúng ta vì mắc kẹt trong thế giới quan lấy con người làm trung tâm nên không hề biết một chút gì).

Vậy tại sao việc này lại liên quan đến chiếc cân đo sức khỏe của chúng ta? Phần lớn những thức ăn mà chúng ta tiêu thụ đều có nguồn gốc từ cây cỏ. Cứ cho là nó đã được xử lý và chế biến đến mức chẳng còn nhận ra được nữa, nhưng đa phần những thức ăn của chúng ta đều là những thực thể thực vật sống. Những loại thức ăn từ động vật cũng đều lấy năng lượng từ thực vật. Vì vậy hầu như tất cả thức ăn, nước uống, đồ uống và dược phẩm giúp chúng ta tồn tại đều có nguồn gốc từ thực vật. Backster và nhiều nhà khoa học khác sau ông đã chứng minh được rằng chính thực vật có khả năng đọc được những suy nghĩ của con người.

Bạn có hiểu điều tôi đang muốn nói không?

Những điều bạn suy nghĩ và nói ra về bản thân bạn, về cơ thể và thức ăn của bạn là điểm mấu chốt có tác động đến sức khỏe của bạn. Việc tính toán lượng calo và chất béo một cách “cuồng tín” có thể là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa cơ thể bạn và cân nặng lý tưởng của bạn đấy.

Cuộc chiến thực phẩm

“Bạn càng bị ám ảnh bởi việc trở nên mảnh mai thì càng khó đạt được điều đó.”

— Augusten Burroughs, tác giả người Mỹ

Chế độ ăn kiêng chính là kẻ thù của chúng ta. Chúng khiến bạn điên cuồng, hoang tưởng và càng làm cho bạn béo hơn. Không cần phải là một người thông minh mới chỉ ra cho bạn biết việc ăn kiêng không có hiệu quả. Vậy tại sao ta lại gò ép bản thân vào việc ăn kiêng mà chẳng mang lại hiệu quả gì cả. Bạn hãy suy nghĩ theo hướng này: bạn đến nhận lương nhưng nếu sếp bạn lại nói: “Xin lỗi, nhưng chúng tôi quyết định tuần này không thanh toán lương cho anh” thì liệu bạn còn tiếp tục làm việc ở đó tuần này sang tuần khác với hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó ông ta sẽ đổi ý không? Thậm chí ngay từ cách phát âm của từ ăn kiêng (diet) cũng đã cho chúng ta một gợi ý rồi. Chẳng ai muốn nghĩ tới hay muốn làm gì đó với từ die (chết)?

Hầu hết mọi người đều có mối quan hệ rất phức tạp với thực phẩm. Cứ thử hỏi ngành công nghiệp ăn kiêng với doanh thu 60 tỷ đô-la mỗi năm mà xem. Thay vì thưởng thức vị ngon của thực phẩm và của dưỡng chất để duy trì và tạo nên sự sống, chúng ta lại sợ hãi, ghê tởm và đổ lỗi cho nó mỗi khi soi gương. Đây có được gọi là mối quan hệ yêu – ghét không nhỉ?

Khi bạn bồi đắp nguồn năng lượng từ những ý nghĩ tiêu cực về bản thân mình và mất nhiều thời gian muốn giảm cân, kết quả bạn nhận được sẽ là: sự tiêu cực và “hệ lụy của việc mong giảm cân”.

Kiểu suy nghĩ này không những phản tác dụng mà còn khiến bạn mắc kẹt trong cơ thể hiện tại của mình. Cơ thể của bạn giống như một bảng dự báo thời tiết để đo hệ thống niềm tin của bạn. Những tế bào trong cơ thể bạn lắng nghe mọi điều bạn nói và nghĩ, vì thế khi bạn đưa ra những nhận xét coi thường cánh tay núng nính của mình hay trăn trở với những suy nghĩ về những ngấn mỡ ở bụng, bạn đang găm những suy nghĩ đó vào các thớ thịt, các tuyến nội tiết và từng tế bào trong cơ thể.

Điều này nghe có vẻ ngạc nhiên – đặc biệt là khi bạn dành phần lớn thời gian than phiền về cơ thể xấu xí đầy mỡ của mình – nhưng bạn nên nhớ rằng trạng thái bình thường của cơ thể bạn là khỏe mạnh. Nó có thể tự hàn gắn và điều chỉnh mà không cần thông báo cho bạn. Nhưng khi bạn cứ chăm chăm tính toán và đo đếm lượng calo vào cơ thể thì chính bạn đã từ chối cơ hội để cơ thể mình thay đổi.

Ví dụ thực tiễn

“Cơ thể của chúng ta là một tinh thể biết đi.

Chúng ta dự trữ năng lượng điện từ. Chúng ta có thể nhận, truyền và dự trữ năng lượng điện từ.”

— Tiến sĩ Norman Shealy, nhà nghiên cứu vật lý tổng thể và nhà giải phẫu thần kinh người Mỹ

Alan Finger – hiện đang là một giáo viên yoga nổi tiếng – khi còn ở tuổi niên thiếu anh đã giảm được 45kg trong vòng 1 tháng, một con số thật khó tin.

Sau khi học được ở Ấn Độ, bố anh – ông Mani Finger – đã dạy cậu con trai béo phì của mình cách thở theo phương pháp yoga.

Trong vòng 1 tháng sử dụng các bài tập thở, một phương pháp hữu hiệu để dịch chuyển năng lượng, Alan đã giảm được 45kg.

Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Điều đó là không thể, hoàn toàn không thể.

Những suy nghĩ kiểu như vậy, những suy nghĩ coi thường khả năng vô tận đang len lỏi vào đầu bạn. Để thay đổi năng lượng của bạn, bạn phải thay đổi suy nghĩ. Từ không thể không nên có trong từ điển của bạn.

Một người bạn của tôi đã tìm cách giảm cân trong 30 năm. Cô ấy đã thử mọi cách, từ tập thể dục cho đến ăn rất ít thức ăn. Không cách nào có tác dụng. Cuối cùng cô tìm đến xin tư vấn của một chuyên gia về phương pháp tự do cảm xúc (EFT), (mặc dù cô không tin tưởng chuyện những việc đại loại như ấn vào các huyệt đạo trên cơ thể có thể giúp bạn chiến thắng trong cuộc chiến giảm cân – cuộc chiến mà cô vẫn thất bại trong 30 năm qua). Trong vòng một tháng thực hiện biện pháp giải phóng những năng lượng bị tắc của mình, cô đã giảm được cân nặng. Và hiện nay cô vẫn giữ được cân nặng chuẩn với cơ thể tuyệt vời.

Còn về chuyện Alan Finger giảm được 45kg chỉ trong 1 tháng (bạn có thể đọc về câu chuyện của anh trong cuốn Breathing Space (tạm dịch: Không gian thở) mà anh viết cùng với giáo viên dạy yoga Katrina Repka. Bạn chẳng mất gì khi tin vào chuyện đó.

Tôi cũng muốn giới thiệu với các bạn cuốn sách The Biology of Belief (tạm dịch: Sinh vật học của niềm tin) của tác giả Bruce Lipton. Ông là nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về tế bào, giảng dạy tại Trường Đại học Stanford. Ông đã phát hiện ra rằng (trái với những gì mà chúng ta tin tưởng) cơ thể của chúng ta chịu ảnh hưởng của năng lượng và những suy nghĩ của chúng ta nhiều hơn là của DNA.

Lipton đã kể một câu chuyện ấn tượng về những thử nghiệm ở hai nhóm bệnh nhân bị đau đầu gối. Nhóm thứ nhất được phẫu thuật đầu gối. Nhóm thứ hai thì tin rằng họ đã được phẫu thuật đầu gối (vì thực tế các bác sĩ chỉ rạch đầu gối của họ và sau đó không tiến hành thêm gì nữa). Tuy nhiên, cả hai nhóm đều bình phục và làm được tất cả những gì họ đã từng làm trước khi bị chấn thương đầu gối.

Đã đến lúc bạn cần nhận thức rằng cơ thể của bạn thật tuyệt vời và hãy loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực. Như trong thí nghiệm số 5 đã chỉ ra, bạn tập trung vào cái gì thì cái đó sẽ mở ra. Vì thế nếu bạn cứ tập trung lo nghĩ về việc béo phì và cần phải ăn kiêng thì “thực tế” đó sẽ càng phát triển trong cuộc sống của bạn.

Phương pháp

“Cuộc sống, bản thân nó đã là một cuộc vui.”

— Julia Child, tác giả, đầu bếp và là nhân vật nổi tiếng trên truyền hình Mỹ

Trong thí nghiệm này bạn sẽ phải từ bỏ sự thù ghét của mình với thức ăn. Bạn sẽ nghĩ về từng mẩu thức ăn đi vào cơ thể mình như người bạn thân hay ít nhất cũng là một người quen. Chuyên gia về năng lượng Thomas Hanna nói rằng, khi nhìn vào cơ thể một người, chúng ta quan sát thấy quá trình dịch chuyển của tâm trí người đó. Đó là niềm tin của chúng ta về bản thân, chứ không phải là về chiếc bánh kem chuối mà chúng ta thèm thuồng nhưng sẽ khiến chúng ta tăng cân.

Vì thế với những người mới bắt đầu thí nghiệm này sẽ phải kiềm chế nói điều tiêu cực về cơ thể mình. Điều đó thực sự rất khó khăn, vì thế mỗi lần bạn định đưa ra lời chê bai, bình phẩm nào đó, ví dụ như cô bạn thân gọi điện và bạn không suy nghĩ gì cả mà buột miệng: “Tối qua đi xem phim tớ đã ăn cả một túi bỏng ngô bơ. Kiểu này tớ lại tăng thêm 3kg mất thôi”, hãy kìm hãm nó lại và nói câu khác đại loại như: “Ồ, tớ đã làm đổ nửa túi khi nhìn thấy Antonio Banderas cởi chiếc áo sơ mi ra và thật sự tớ nghĩ là trông tớ đã gầy hơn một chút đấy.” (Bạn cần gì phải e ngại. Là một kẻ mê giai đẹp cũng không sao mà!)

Thức ăn chứa đầy năng lượng linh thiêng và việc ăn uống nên là cả một trải nghiệm tích cực. Tuy nhiên, chúng ta đã đi quá xa vấn đề chính rồi. Việc thực hiện thí nghiệm này sẽ khá khó khăn cho hầu hết chúng ta và có thể khiến bạn không thoải mái. Bạn sẽ phải thực hành nhiều lần, lặp lại thí nghiệm này vài lần, nếu bạn cảm thấy những suy nghĩ cũ vẫn len lỏi vào trong đầu bạn, bạn vẫn tự hỏi mình sắp tiêu thụ bao nhiêu calo thức ăn hay chất béo. Đó là lý do vì sao thí nghiệm này sẽ cần phải mất đến 72 tiếng chứ không phải là 48 tiếng như các thí nghiệm khác.

Điều chúng ta đang muốn chứng minh ở đây là suy nghĩ và năng lượng của bạn luôn song hành cùng với thế giới xung quanh bạn.

Bạn có nhớ nhiều người có thói quen cầu nguyện trước bữa ăn không? Gia đình tôi cũng thường làm như vậy, kể cả khi đi ăn ở nhà hàng. Điều này làm tôi khá xấu hổ khi còn học trung học. Giờ đây tôi đã hiểu những lời cầu nguyện như vậy tạo ra những năng lượng tích cực và suy nghĩ tốt vào cho thức ăn. Tôi cũng phải nói thêm với bạn là trong nhà tôi không ai có vấn đề gì về cân nặng cả.

Trong thí nghiệm này bạn sẽ thực hiện những điều sau:

1. Hạn chế chê bai cơ thể mình. Không nói bất kỳ điều tiêu cực nào về cơ thể bạn.

2. Trước khi bạn ăn bất kỳ thực phẩm gì hãy dành cho nó những suy nghĩ yêu thương, nâng niu nó và nói những lời trân trọng.

3. Khi ăn hãy tập trung vào thức ăn với tình yêu thương, vui vẻ và yên bình.

Thế đấy. Trước và ba ngày sau khi thực hiện bạn hãy cân thử, bạn sẽ thấy điều khác biệt.

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Jenny Craig.

Lý thuyết: Suy nghĩ và nhận thức của bạn tạo thành giàn giáo chống đỡ cơ thể bạn.

Câu hỏi: Liệu những điều tôi nghĩ có ảnh hưởng đến môi trường của tôi được không – cụ thể ở đây là thực phẩm mà tôi nạp vào cơ thể mình?

Giả thiết: Nếu suy nghĩ và nhận thức của tôi đồng điệu với môi trường của tôi thì thức ăn mà tôi ăn cũng bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của tôi. Bằng cách thay đổi những điều tôi nghĩ và nói với thực phẩm mà mình ăn, tôi sẽ khỏe mạnh hơn và vì mục tiêu của thí nghiệm này, tôi sẽ giảm được ít nhất 0,5kg.

Thời gian thực hiện: 72 tiếng

Ngày hôm nay: __________

Cân nặng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy:

Cân nặng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy của ba ngày sau:

Cách tiếp cận: Đừng thay đổi việc ăn kiêng của bạn. Trên thực tế trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm này việc bạn ăn gì không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên trong ba ngày thực hiện thí nghiệm, cho dù bạn ăn một ít trứng vào bữa sáng hay một miếng bánh ngọt trong buổi sinh nhật của người đồng nghiệp vào buổi tối, hãy cứ dành cho thức ăn của bạn những suy nghĩ yêu thương và tích cực trước khi tiêu hóa nó. Cảm ơn nó đã cung cấp dưỡng chất cho bạn và bạn mong muốn nó sẽ góp phần làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Ghi chép:………………………………………………………………………………………………………………

“Chính tâm trí của bạn mới tạo nên vẻ đẹp.”

— Augusten Burroughs, tác giả người Mỹ

Bình luận
720
× sticky