Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

9 Bí Quyết Vận Dụng Luật Hấp Dẫn Để Thay Đổi Vận Mệnh Cuộc Đời

THÍ NGHIỆM 6: Nguyên tắc siêu anh hùng

Tác giả: Pam Grout

Tư duy và nhận thức của bạn có tác động đến vật chất

“Tiến trình của thế giới không được quyết định trước bởi những quy luật vật lý. Tư duy có sức mạnh tác động đến các nhóm nguyên tử và thậm chí còn có thể làm xáo trộn các phản ứng nguyên tử.”

— Ngài Arthur Stanley Eddington, nhà toán học và vật lý thiên văn người Anh

Tiền đề:

Tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản đã dành 15 năm để nghiên cứu tác động của lời nói, tư duy và tình cảm tới vật chất. Ông chọn nước – một trong bốn nguyên tố cơ bản của sự sống để xem nó phản ứng như thế nào với các từ ngữ, âm nhạc, lời cầu nguyện và đọc kinh. Với hơn 10.000 mẫu nước, Emoto và các trợ lý của mình đã nói chuyện, chơi nhạc và hướng dẫn các tu sĩ đọc lời cầu nguyện bên cạnh nước. Các mẫu nước này sau đó được làm đông lại và các tinh thể đá sẽ được đưa vào kính hiển vi để nghiên cứu.

Nếu các bạn thắc mắc tại sao lại là “nước” thì hãy xem thêm thông tin này: nước có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí trong không khí. Trong cơ thể con người và trên trái đất có tới 70% là nước, vì thế nếu từ ngữ và tư duy có tác động đến nước thì nó cũng tác động đến các hệ thống phức tạp hơn được tạo ra từ nước.

Khi các nhà khoa học “đối xử tốt” với nước bằng cách nói những từ như “tôi yêu bạn” và “cảm ơn” thì kết quả tinh thể nước thu được sẽ trong hơn và hình dạng đẹp hơn. Nhưng khi Emoto và các trợ lý của mình nói chuyện một cách tiêu cực với nước như hò hét hoặc đưa ra những bình luận ác ý như “tôi ghét bạn” hay “đồ ngốc” thì tinh thể thu được sẽ đục và có các lỗ rất xấu. Khi bài hát của Elvis Presley Heartbreak Hotel được phát thì tinh thể nước bị vỡ làm đôi.

Trong bức ảnh một mẫu nước được lấy từ đập ở hồ Fujiwara, lúc đầu nước tối màu và không có hình dạng nhất định, sau khi được cha xứ cầu nguyện trong hơn 1 giờ, tinh thể nước thu được đã biến thành tinh thể kép hình lục giác màu sáng rất đẹp. Ông cũng phát hiện ra rằng những lời cầu nguyện có thể tạo ra những loại tinh thể mới trước đây chưa từng có.

Những người phương Tây không được dạy về năng lượng, sức mạnh của cơ thể và tâm trí con người. Thay vì được hướng dẫn để hòa hợp chúng với khả năng của chúng ta, thì họ chỉ được nói: “Đây là bác sĩ, đây là y tá. Khi có vấn đề về sức khỏe thì cứ hỏi họ.” Các huấn luyện viên nói cho chúng ta biết có đủ khỏe để tham gia vào đội bóng rổ không. Giáo viên nói cho chúng ta biết tác phẩm của chúng ta đã đạt đến các tiêu chí nghệ thuật chưa. Chúng ta được dạy để phó mặc năng lượng của mình cho sức mạnh từ các yếu tố ở bên ngoài bản thân.

Sức mạnh của nhận thức

“Tâm trí của tôi là vùng không an toàn.

Tôi cố gắng để không đi vào đó một mình.”

— Anne Lamott, tác giả người Mỹ

Ngày tôi được sinh ra – ngày 17 tháng 2 năm 1956 – bố tôi nhìn tôi nằm đó, bé bỏng trong chiếc nôi mây màu hồng và nói với mẹ tôi rằng, tôi là đứa bé xấu nhất mà ông từng thấy. Không phải nói cũng biết mẹ tôi đã thất vọng như thế nào. Còn về phần tôi, con bé mới chào đời được vài phút thì đã được quyết định rằng thiếu vẻ đẹp là định mệnh gắn với từng giây từng phút trong cuộc đời con tôi.

Nguyên nhân chính mà bố tôi đưa ra lời nhận xét như vậy chính là chiếc mũi của tôi. Nó được đắp vào mặt tôi giống như một con vật xấu xí bị xe cán chết, nằm thẳng cẳng trên đường. Sau khi mẹ tôi kiệt sức vì đau đẻ suốt 18 tiếng đồng hồ, bác sĩ sản khoa quyết định phải can thiệp bằng forceps19. Kết quả là cái mũi của tôi đã bị dẹt đi.

Dần dần cái mũi cũng trở về hình dáng bình thường, nhưng mong muốn trở nên xinh đẹp của tôi vẫn đi vào tuyệt vọng. Tôi đã nỗ lực để chứng minh với bố tôi rằng, tôi là người có thể chấp nhận được và muốn bù đắp cho nỗi xấu hổ của mẹ mà tôi đã gây ra.

Tôi lùng sục các tạp chí làm đẹp, nghiên cứu những người mẫu giống như những nhà khoa học nghiên cứu tế bào. Tôi uốn tóc mình thành từng lọn, mua mặt nạ đắp mặt và máy hút mụn trứng cá. Tôi còn để dành tiền để mua một bộ máy làm tóc Clairol. Tôi đeo găng tay khi đi ngủ để giữ cho bàn tay đã thoa Vaseline của mình khỏi dây bẩn ra chăn gối. Tôi thậm chí còn cắt những mẫu tóc đẹp từ cuốn catalogue Montgomery Ward và dán chúng vào bìa sau cuốn sổ “Làm đẹp” của mình.

Cuốn sổ làm đẹp cá nhân này, ngoài 50 kiểu tóc khác nhau còn có một danh sách các mục tiêu làm đẹp của tôi, bao gồm: giảm vòng eo xuống khoảng 7cm, tăng vòng ngực lên 10cm, để tóc dài và những điều đại loại như thế. Thậm chí, trong đó còn có một trang kế hoạch để đạt được những mục tiêu này. Ví dụ như, để giảm vòng eo, tôi sẽ làm động tác đứng lên ngồi xuống khoảng 50 lần mỗi ngày, mỗi sáng chỉ ăn 2 chiếc bánh kếp và không được ăn sôcôla Milky Way nữa.

Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng dù có làm gì đi nữa thì trông tôi cũng chẳng xinh xắn hơn là bao. “Con-bé-xấu-xí” là câu nói đầu tiên về cuộc sống của tôi, là lời tuyên bố mà cả cuộc đời tôi phải gắn chặt với nó. Đi ngược lại điều đó sẽ thất tín với những người tôi biết – bố tôi, mẹ tôi và cả bản thân tôi nữa.

Mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn khi vào năm học lớp 6, mắt tôi bắt đầu nhìn kém dần và tôi phải đeo một chiếc kính gọng sừng. Năm lên lớp 9, sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được bố đầu tư cho đôi kính áp tròng – một vật thông thường sẽ giúp làm tôn lên vẻ đẹp – nhưng khi gắn với tôi thì nó làm cho khuôn mặt tôi bỗng nhiên trông như bài toán đố “kết-nối-các-điểm-mụn”. Tất cả tiền tôi để dành từ việc trông trẻ được chi tiêu vào kem làm se mụn và mặt nạ dưỡng da. Có lần tôi đọc được ở đâu đó rằng mụn được gây ra bởi sôcôla và nước ngọt, tôi lập tức từ bỏ Coca-Cola và các thanh kẹo. Và còn tệ hơn nữa khi một hôm, em gái tôi – người may mắn hơn tôi là không bị “forceps” hay những lời bình luận về vẻ ngoài ngay từ khi mới sinh ra – bảo tôi rằng răng cửa của tôi bị hô. Một lần nữa tôi lại phải vận động bố mẹ đầu tư cho tôi cái niềng răng. Điều đáng buồn là mọi sự cố gắng đều không đạt được kết quả. Mọi thứ không có gì thay đổi cho đến khi tôi thay đổi suy nghĩ đã ăn sâu trong đầu, rằng tôi vẫn “xấu”. Tôi có thể tập thể dục, dùng đồ trang điểm và uốn tóc mãi mãi nhưng lời nhận xét của bố tôi giống như những con virus ăn sâu vào suy nghĩ của tôi, rằng định mệnh của tôi là “đứa trẻ xấu xí” nhất mà ông từng thấy. Chắc chắn là tôi đã có những tiến bộ nhất định. Tôi cải thiện được nước da của mình, nuôi tóc dài hơn hay niềng răng cho đều hơn, nhưng chẳng bao lâu sau, tôi lại trở về thành con bé xấu xí quen thuộc.

Bạn thấy đấy, cơ thể tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc theo bản kế hoạch chi tiết mà suy nghĩ của tôi đã tạo nên.

Tôi phát hiện ra những cuốn sách tự giúp đỡ bản thân. Tôi bắt đầu với cuốn Your Erroneous Zones (tạm dịch: Vùng sai lầm của bạn) của Tiến sĩ Wayne Dyer. Tôi đọc những cuốn sách của Barbara Walters hướng dẫn cách giao tiếp. Tôi học để có được nhiều bạn bè và tạo được ảnh hưởng đến người khác, cách để tự tin hơn bằng những suy nghĩ tích cực, cách để làm giàu… Cuối cùng tất cả những gì tôi học được cũng làm thay đổi cách tôi nghĩ về bản thân mình. Tôi thực sự tìm ra được những thứ mà tôi yêu thích. Kể cả trong ngoại hình đầy khiếm khuyết của tôi. Tôi cao, có nghĩa là tôi có thể ăn thoải mái và không lo bị tăng cân. Mái tóc dày của tôi cũng là một tài sản lớn. Và người bạn thân của mẹ tôi nói rằng tôi có cặp chân mày rất đẹp. Thay vì tìm kiếm những điều mà tôi không thích, tôi bắt đầu tập trung vào những thứ tôi thích. Và kỳ diệu thay, vẻ ngoài của tôi cũng dần được cải thiện. Khi từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tôi bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp của chính mình. Tôi càng bớt trừng phạt “con yêu tinh tội nghiệp” trong gương kia thì nó càng thay đổi. Tôi càng bớt tìm cách thay đổi bản thân mình thì tôi càng thay đổi.

Kỳ diệu thay, mắt của tôi trở lại bình thường. Cuối cùng tôi cũng có thể từ bỏ kính cận và kính áp tròng. Nước da của tôi cũng dần sáng, khỏe hơn và răng tôi, sau nhiều tháng dùng niềng răng đã bắt đầu vào đúng hàng lối. Thực tế thì tôi chỉ cảm thấy mình xấu xí mỗi khi đến thăm bố tôi và người vợ thứ hai của ông mà thôi.

Mặc dù lúc đó tôi không nhận ra nhưng tôi đã dần thay đổi “diện mạo” của mình trong mỗi lần đến thăm bố để làm hài lòng niềm tin của ông về tôi, hay nói đúng hơn là những gì mà tôi nghĩ là niềm tin của ông về tôi. Giờ thì tôi đã biết lời của bố tôi khi xưa chỉ là lời nhận xét thân mật thôi. Ông không hề có ác ý gì cả. Nhưng vì không hiểu điều đó nên trong suốt thời gian dài, những lời nhận xét từ thuở bé cứ ăn sâu vào đầu tôi và tác động đến mọi hành vi của tôi.

Ví dụ thực tiễn

“Từ giờ trở đi tôi sẽ không than vãn, không trì hoãn điều gì nữa. Từ giờ phút này tôi giải phóng mình khỏi những giới hạn và sợi dây tưởng tượng.”

— Walt Whitman, nhà văn người Mỹ

Ốm đau là việc không bắt buộc. Tôi đã luôn phải nhắc nhở bản thân mình như vậy để đảm bảo có thể viết được phần nội dung này. Bạn sẽ thấy tôi “giấu” nó trong phần của một chương dài ở gần cuối cuốn sách.

Không phải là bạn chưa từng nghe những điều đại loại như bệnh ung thư là do những cơn giận không được giải tỏa, hay căng thẳng thần kinh có thể khiến cho tóc bạn bạc trắng chỉ qua một đêm. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là, chúng ta đã bị dẫn dắt bởi một quan điểm y học sai lầm, rằng bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Tôi không có ý chỉ trích những bác sĩ, y tá hay các nhân viên y tế, 99,9% những người trong số họ rất chu đáo, tận tâm và có thiện ý, chỉ là họ cũng bị lừa dối như chúng ta mà thôi.

Điều tôi muốn nói đến là nhận thức sai lầm của chúng ta đã dẫn đến kết quả “sự cố máy tính”. Thay vì coi ốm đau là một vấn đề và tìm cách khắc phục thì chúng ta lại chấp nhận đó như một thực tế hiển nhiên và tất yếu trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều tùy tiện chấp nhận việc ốm đau là không thể tránh khỏi, bệnh tật là điều tự nhiên trong cuộc sống như một quy luật bất di bất dịch. Hầu như không mấy ai trong chúng ta nghĩ rằng mình đang sở hữu một sức khỏe hoàn hảo.

Từ rất lâu tâm trí của chúng ta đã thiết lập nhận thức sai lầm. Một khi tâm trí cho rằng ta không thể làm được việc gì đó hay không thể tháo gỡ một khó khăn nào đó, thì nó sẽ thông báo với não bộ và não bộ sẽ tiếp tục truyền thông tin cho các cơ bắp. Như vậy “virus” trong nhận thức của chúng ta đã “lây truyền” và làm hạn chế khả năng huy động sự sáng suốt của tâm trí.

Lòng tin của chúng ta vào sự suy yếu cơ thể là điều không thể tránh khỏi dường như là sự thật, chỉ bởi vì từ lâu nay chúng ta đã trót (thậm chí một mực) tin điều đó là thật. Tiến sĩ Alexis Carrel, một nhà vật lý học người Pháp từng giành giải Nobel đã chứng minh rằng, các tế bào có thể tồn tại không giới hạn, “Chẳng có lý do gì mà tế bào phải suy yếu cả. Không hề có điều đó.”

“Chúng ta đều được dạy rằng chúng ta không có năng lực gì cả, rằng chúng ta không biết gì cả”, Meir Schneider, một người đã tự điều trị khỏi bệnh mù giải thích: “Nhưng điều đó là không đúng. Mọi điều chúng ta cần biết đều nằm ở ngay trong bản thân mỗi chúng ta.”

Sinh năm 1954 ở Lviv, Ukraine, Schneider đã được chẩn đoán mắc các bệnh: lác mắt, tăng nhãn áp, loạn thị, giật cầu mắt và một vài căn bệnh với những cái tên y học phức tạp khác nữa. Bệnh đục thủy tinh thể của ông nặng đến nỗi trước khi lên 7 tuổi ông phải phẫu thuật đến 5 lần. Trong lần phẫu thuật cuối cùng ông đã bị vỡ thủy tinh thể và vào năm ông học lớp 2, ông bị mù hẳn. Thành quả của nền y học hiện đại là đây!

Năm Schneider 17 tuổi, ông gặp một cậu bé tên Isaac, người nói với ông những điều khác hẳn với những gì bác sĩ và các nhà phẫu thuật đã nói. Isaac, nhỏ hơn ông 1 tuổi, đã quả quyết với ông rằng: “Nếu muốn, anh có thể tự dạy mình biết nhìn.”

Chưa từng có ai có lòng tin kiểu như thế. Tất cả những gì mà Schneider được nghe đều gói gọn trong cụm từ “cậu bé mù tội nghiệp này”.

Gia đình của Meir Schneider cũng giống như bao gia đình tử tế và đầy cảm thông không muốn cậu hy vọng quá nhiều: “Được rồi, con cứ thử tập luyện như vậy xem”, họ nói “nhưng đừng quên rằng con là cậu bé mù.” Trong vòng một năm sau đó, đúng như Isaac đã tiên đoán, mắt Schneider bắt đầu nhìn thấy được. Lúc đầu không được rõ lắm nhưng cũng đủ để tin rằng có thể cậu bé 16 tuổi này biết nhiều hơn các bác sĩ, những người đã chẩn đoán và kết luận cậu bị mù vĩnh viễn.

Cuối cùng Schneider cũng đã có đủ thị lực để đọc, đi bộ, chạy và thậm chí là lái xe. Bây giờ ông rất tự hào vì đã có bằng lái xe của bang California cấp. Và ông còn tự mở một trung tâm trị liệu nữa.

“Người mù”, ông nói, “càng bị mù hơn bởi người ta coi họ là người mù. Họ bị xếp vào một loại bệnh.”

Hơn thế nữa, ông không thể hiểu nổi tại sao một khái niệm lạc quan và giản dị như thế lại nghe có vẻ kỳ dị với hầu hết mọi người.

Khi còn là một cô bé lớn lên ở Brooklyn, Barbra Streisand đã rất yêu thích các bộ phim. Cô không mong mỏi gì hơn là được trở thành một diễn viên lộng lẫy. Không may, người mẹ góa bụa của cô lại rất nghèo và Barbra thì lại không xinh đẹp nổi bật như Grace Kelly20. Bất kỳ nhà tư vấn hướng nghiệp có lý nào cũng khuyên cô theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp khác.

“Cháu yêu quý, cháu có một cái mũi không được nổi bật lắm. Ta phải nói thế nào cho lịch sự nhỉ? Việc cháu trở thành diễn viên nghe cũng vô lý như việc Kareem Abdul-Jabbar21 muốn trở thành người đua ngựa vậy.”

Nhưng ý định của Barbra mạnh mẽ đến nỗi cô đã xoay chuyển và làm thay đổi hoàn cảnh bằng con đường duy nhất mà cô có khả năng thực hiện được. Đó là cô có một giọng hát tuyệt vời đến nỗi nó dẫn thẳng cô đến với sân khấu Broadway và đích cuối cùng là lĩnh vực điện ảnh.

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên và cho rằng tôi nói dối, nhưng sự thật là không ai trong gia đình Barbra biết hát hay có năng khiếu gì về âm nhạc.

Vật chất không điều khiển được bạn.

Chính bạn mới là người điểu khiển vật chất

“Chúng ta thà bị hủy hoại còn hơn là thay đổi.

Chúng ta thà chết trong sợ hãi còn hơn là vượt qua thời khắc đó và để cho những hy vọng của chúng ta lụi tàn.”

— W. H. Auden, nhà thơ người Mỹ gốc Anh

Năm Terry McBride được 22 tuổi, anh bị chệch đĩa đệm khi đang làm việc ở một công trường xây dựng. Sau một năm điều trị với một bác sĩ nắn xương khớp và dùng thuật làm giãn cơ nhưng không khả quan, anh quyết định nghe theo lời khuyên của một bác sĩ chỉnh hình, người cho rằng anh bị lệch xương sống.

“Người ta bảo rằng tôi phải nằm viện vài tuần, sau đó điều trị ở nhà vài tuần nữa và nẹp xương trong 6 tháng, sau đó sẽ hồi phục”, McBride kể lại.

Hai ngày sau cuộc phẫu thuật, anh bị sốt cao và phải cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán anh đã bị nhiễm khuẩn E. Coli22 trong khi phẫu thuật. Trong một năm tiếp theo, anh phải trải qua 8 cuộc phẫu thuật để tránh vi khuẩn lây lan. Ở lần phẫu thuật thứ 5 anh được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Washington. “Tôi thành người nổi tiếng ở đó, vì tôi mắc bệnh viêm tủy xương nặng nhất mà các bác sĩ từng biết.”

Vào đêm trước của một cuộc phẫu thuật tiếp theo, các bác sĩ điều trị bệnh cho anh buồn bã bước vào phòng. Họ đã có được kết quả chụp X – quang chính xác và kết luận rằng, sự nhiễm trùng không chỉ nằm ở xương sống của anh mà đã lây lan ra vùng xương chậu, bụng và xuống cả hai chân. Để điều trị họ sẽ phải mổ phanh người anh và tiêu diệt sự lây lan. Làm như vậy sẽ cắt đứt được sự lây lan nhưng hai chân của anh sẽ không còn sử dụng được nữa.

“Tôi đã từng đọc được tài liệu của một trong những nhà vật lý siêu hình vĩ đại nhất – John Wayne – khi nhân vật nào trong đó phim nói với Duke rằng anh ta phải cắt bỏ chân, anh ta trả lời Được thôi, cứ làm như thế đi, McBride kể lại. Nhưng khi bác sĩ tiếp tục nói rằng anh bị nhiễm trùng rất nặng và có thể bị mất bàn chân trái, mất kiểm soát ruột và bàng quang, rất có thể anh cũng sẽ bị liệt dương nữa.

“Quả thật là”, McBride nói, “khi đề cập đến chuyện đó họ đã mắc sai lầm.”

“Tôi không biết gì về các anh, nhưng tôi được sinh ra là một cậu bé hạnh phúc và yêu quý bản thân mình. Nhưng rồi tôi được dạy rằng những người khác biết về tôi nhiều hơn tôi. Ở trường, các giáo viên bắt tôi phải chú ý học và giáo viên mới là người nói cho tôi biết tôi học có giỏi hay không. Giáo viên thể dục mới quyết định được tôi có khả năng trở thành vận động viên hay không. Từ bé tôi đã được dạy rằng tôi phải căn cứ vào sự đánh giá của người khác để biết mình là ai, như thế nào, sẽ ra sao.

“Có thể lúc đó tôi đã đồng ý cho họ cưa chân”, McBride tiếp tục, “Nhưng khi các bác sĩ đó cứ khăng khăng rằng chắc chắn tôi sẽ không lành lặn được sau cuộc phẫu thuật, tôi quyết định ngay lúc đó rằng không ai được phép nói với tôi tôi là ai. Tôi quyết định ngay trong buổi tối hôm đó rằng không một ai dù ở vị trí nào đi nữa được quyết định vận mệnh của tôi.”

Đó chính là đêm đã làm thay đổi cuộc đời của McBride. Anh đã nghiên cứu về các nguyên tắc tâm linh và thông báo với tất cả những người trong phòng hôm đó, gồm có 5 bác sĩ, vợ anh và cô con gái 2 tuổi của anh nữa, rằng tồn tại một sức mạnh trong vũ trụ và anh sẽ sử dụng nó để chữa lành cho mình.

Khi lần đầu anh nói như vậy mọi người đều tỏ thái độ ủng hộ: “Đúng thế! Cứ giữ vững niềm tin.”

Nhưng sau 10 cuộc phẫu thuật mọi người bắt đầu khuyên anh nên đối diện với thực tế, từ bỏ việc chỉ chăm chăm vào những ưu tiên cho cái tôi cá nhân nhỏ nhoi của anh.

“Những ưu tiên cá nhân nhỏ nhoi ở đây là có một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, một cái lưng đủ khỏe để cõng con gái, những ưu tiên cá nhân như đi vệ sinh được ở toa lét mà không phải dùng đến túi nhựa”, anh nói. “Nhiều người bắt đầu gợi ý rằng có lẽ một sức khỏe hoàn hảo không phải là kế hoạch của Chúa dành cho tôi.”

“Thậm chí là một người theo Thiên chúa giáo chính thống, tôi cũng không thể chấp nhận được rằng tôi đáng phải chịu 18 cuộc phẫu thuật. Có thể tôi có tội và phải bị trừng phạt bằng 4 hay 5 cuộc phẫu thuật, nhưng 18 thì không”, McBride giải thích.

Người ta bảo anh đến gặp chuyên gia tâm lý của bệnh viện, ở đó họ khuyên anh: “Con trai à, đã đến lúc dừng việc nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng rồi. Con nghĩ rằng một người đàn ông là phải tự đứng trên đôi chân của mình, phải ra trận như bố con ngày xưa, nhưng giờ đã đến lúc con cần phải đối diện thực tế, con phải học để chấp nhận sự thật rằng con sẽ phải dành phần đời còn lại của mình trên xe lăn.”

Người ta cho anh xem bệnh án của anh, trong đó ghi rõ “Bệnh của Terry McBride không chữa được. Anh sẽ bị tàn tật cả đời và sẽ cần phải trải qua nhiều lần phẫu thuật nữa.”

“Nhưng tôi không phải là một cuốn bệnh án”, McBride khăng khăng. “Tôi không còn là con người như trước nữa. Trong tôi giờ có một sức mạnh. Tôi sống trong một vũ trụ tâm linh và những quy luật tâm linh đó có thể giúp tôi được tự do.”

“Anh không nghĩ rằng bệnh của anh đáng ra đã lành nếu nó chữa được à?” nhà tâm lý hỏi.

Nhưng McBride vẫn quyết không từ bỏ. Anh tiếp tục phải trải qua 30 cuộc phẫu thuật quan trọng nữa trong 11 năm tiếp theo và phải đeo một túi hậu môn giả. Trong suốt thời gian đó anh tiếp tục khẳng định rằng sức khỏe và sự lành lặn mới là định mệnh của anh.

Cuối cùng, sau một thời gian dài (mà có thể nhiều người đã bỏ cuộc), anh khỏi bệnh và ra viện mà không cần tới nạng. Ngày nay, anh đi khắp các bang trên đất nước để kể lại câu chuyện về chuyến hành trình của mình, dạy cho mọi người sự thật về sự vĩ đại và thần thánh của chính bản thân họ.

Anh nói: “Chúng ta đã được tự do. Sức mạnh vô tận của Chúa sẽ củng cố cho niềm tin của chúng ta về bệnh tật và nhu cầu nếu đó là điều mà chúng ta lựa chọn. Nhưng chúng ta cũng có thể thay đổi niềm tin của mình thành sức khỏe, tình yêu, niềm vui và hòa bình. Đã đến lúc chúng ta tuyên bố tính thống nhất của mình với Chúa để dũng cảm bước đi trong cuộc sống của bản thân mình. Bạn chính là Chúa và đó là sự thật giúp bạn được tự do.”

Phương pháp

“Không có giới hạn nào trong bản thân bạn, trừ những giới hạn mà bạn tin là có.”

— Seth, nhân vật gọi hồn của Jane Roberts

Vì không có những thiết bị như kính hiển vi và đội ngũ nghiên cứu viên như của Masaru Emoto, chúng ta sẽ tác động đến vật chất bằng cách làm lại một thí nghiệm mà có thể các bạn đã từng thực hiện hồi còn đi học, đó là trồng những hạt đậu. Tiến sĩ Larry Dossey trong nhiều cuốn sách viết về cầu nguyện của mình đã mô tả chính xác đến từng chi tiết những thí nghiệm y khoa để chứng minh rằng, các ý định nhằm vào kết quả vật chất cụ thể có tác động đến mọi thứ, từ gieo hạt giống cho đến phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Vì chúng ta chỉ là những người mới bắt đầu nên sẽ làm thí nghiệm với những hạt đậu thôi.

Thiết bị:

Hộp bìa các tông đựng trứng

Đất trồng cây

Hạt đậu xanh

Hướng dẫn: Trong mỗi ô của hộp bìa các tông đựng trứng bạn gieo hai hạt đậu rồi đặt hộp bìa gần cửa sổ. Cứ vài ngày lại tưới nước một lần. Trong đầu bạn hãy hình thành ý định sau: Với năng lượng nội tại của mình, tôi sẽ làm cho những hạt đậu bên phía trái của hộp bìa lớn nhanh hơn những hạt đậu bên phía bìa phải của hộp bìa.

Trong 7 ngày tiếp theo bạn hãy viết lại những quan sát của mình vào sổ. Và thế là đến cuối tuần bạn sẽ nhận được bằng chứng cho thấy ý định của mình đã được thể hiện ra sao.

Trong lúc đó, bạn có thể thí nghiệm theo cái mà các nhà khoa học gọi là Ngành khoa học nghiên cứu các chuyển động của cơ thể. Nghe có vẻ phức tạp nhưng sự thật đó là một phương pháp cơ bản để kiểm tra việc cơ thể của bạn phản ứng như thế nào với những nhận xét tích cực và tiêu cực. Tiến sĩ John Goodheart đã đi đầu trong việc áp dụng ngành khoa học này vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi ông phát hiện ra rằng các cơ bắp lập tức trở nên yếu đi khi cơ thể phải hứng chịu những vật chất có hại và mạnh lên khi có sự xuất hiện của những vật chất chữa bệnh. Trong thập kỷ tiếp theo, tiến sĩ John Diamond phát hiện ra rằng các cơ bắp cũng phản ứng với những tác nhân kích thích mang tính cảm tính và trí tuệ.

Lấy ngón cái và ngón giữa ở mỗi tay tạo thành một hình vòng tròn, sau đó kết nối hai vòng tròn ở hai tay với nhau. Lấy vòng tròn ở tay phải kéo mạnh vòng tròn ở tay trái, dùng lực vừa đủ để hai vòng tròn vẫn nối lại với nhau. Cảm nhận cảm giác của hai tay lúc đó.

Bây giờ hãy nói to tên bạn: “Tên tôi là ______”, đồng thời dùng một lực tương tự như trước để vòng tròn bên tay trái kéo vòng tròn bên tay phải. Tôi chắc trong lần đầu bạn sẽ không nói dối tên mình nên sau câu nói đó hai tay bạn vẫn khỏe và giữ nguyên vị trí.

Bây giờ hãy nói: “Tên tôi là Julia Roberts.” Lúc này cho dù bạn vẫn dùng lực bằng lần trước thì các ngón tay của bạn vẫn rời nhau ra làm vỡ vòng tròn.

Thử vài lần với những câu đúng – sai như vậy cho đến khi bạn thấy kích cỡ vòng tròn giảm dần. Nếu vòng tròn vẫn giữ nguyên thì đó là phản ứng tích cực, nếu các ngón tay phải có thể phá vỡ vòng tròn bên phía trái tức là câu trả lời là “Không đời nào.”

Đây không chỉ là công cụ hiệu quả để hỏi lời khuyên từ cơ thể bạn mà còn là một cách hữu hiệu để kiểm tra xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với những lời nhận xét khác nhau kiểu như:

“Tôi là đồ đần.”

“Tôi rất hạnh phúc, say mê, thư thái và đầy yêu thương.”

“Tôi ghét cơ thể mình.”

“Tôi rất mạnh mẽ và sung sức.”

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Siêu anh hùng.

Lý thuyết: Tư duy và nhận thức của bạn có tác động đến vật chất.

Câu hỏi: Ý định của tôi có thể tác động đến thế giới vật chất được không?

Giả thuyết: Nếu tôi tập trung ý định của mình vào việc trồng hạt đậu thì tôi có thể làm cho nó mọc nhanh hơn.

Thời gian thực hiện: 7 ngày

Hôm nay là ngày: __________ Giờ: __________

Phương pháp: Tôi sẽ tập trung ý định của mình vào việc trồng đậu. Tôi sẽ truyền cho những hạt đậu cảm xúc tích cực và mong chúng nhận được tác động từ năng lượng của tôi.

Ghi ghép:……………………………………………………………………………………………………………..

“Mọi người cần phải nhận ra rằng tư duy quan trọng hơn gen, bởi vì môi trường chịu ảnh hưởng của tư duy chúng ta và tác động đến gen.”

— Bruce Lipton, tiến sĩ sinh học chuyên nghiên cứu về tế bào

Tư duy và nhận thức của bạn có tác động đến vật chất

“Tiến trình của thế giới không được quyết định trước bởi những quy luật vật lý. Tư duy có sức mạnh tác động đến các nhóm nguyên tử và thậm chí còn có thể làm xáo trộn các phản ứng nguyên tử.”

— Ngài Arthur Stanley Eddington, nhà toán học và vật lý thiên văn người Anh

Tiền đề:

Tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản đã dành 15 năm để nghiên cứu tác động của lời nói, tư duy và tình cảm tới vật chất. Ông chọn nước – một trong bốn nguyên tố cơ bản của sự sống để xem nó phản ứng như thế nào với các từ ngữ, âm nhạc, lời cầu nguyện và đọc kinh. Với hơn 10.000 mẫu nước, Emoto và các trợ lý của mình đã nói chuyện, chơi nhạc và hướng dẫn các tu sĩ đọc lời cầu nguyện bên cạnh nước. Các mẫu nước này sau đó được làm đông lại và các tinh thể đá sẽ được đưa vào kính hiển vi để nghiên cứu.

Nếu các bạn thắc mắc tại sao lại là “nước” thì hãy xem thêm thông tin này: nước có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí trong không khí. Trong cơ thể con người và trên trái đất có tới 70% là nước, vì thế nếu từ ngữ và tư duy có tác động đến nước thì nó cũng tác động đến các hệ thống phức tạp hơn được tạo ra từ nước.

Khi các nhà khoa học “đối xử tốt” với nước bằng cách nói những từ như “tôi yêu bạn” và “cảm ơn” thì kết quả tinh thể nước thu được sẽ trong hơn và hình dạng đẹp hơn. Nhưng khi Emoto và các trợ lý của mình nói chuyện một cách tiêu cực với nước như hò hét hoặc đưa ra những bình luận ác ý như “tôi ghét bạn” hay “đồ ngốc” thì tinh thể thu được sẽ đục và có các lỗ rất xấu. Khi bài hát của Elvis Presley Heartbreak Hotel được phát thì tinh thể nước bị vỡ làm đôi.

Trong bức ảnh một mẫu nước được lấy từ đập ở hồ Fujiwara, lúc đầu nước tối màu và không có hình dạng nhất định, sau khi được cha xứ cầu nguyện trong hơn 1 giờ, tinh thể nước thu được đã biến thành tinh thể kép hình lục giác màu sáng rất đẹp. Ông cũng phát hiện ra rằng những lời cầu nguyện có thể tạo ra những loại tinh thể mới trước đây chưa từng có.

Những người phương Tây không được dạy về năng lượng, sức mạnh của cơ thể và tâm trí con người. Thay vì được hướng dẫn để hòa hợp chúng với khả năng của chúng ta, thì họ chỉ được nói: “Đây là bác sĩ, đây là y tá. Khi có vấn đề về sức khỏe thì cứ hỏi họ.” Các huấn luyện viên nói cho chúng ta biết có đủ khỏe để tham gia vào đội bóng rổ không. Giáo viên nói cho chúng ta biết tác phẩm của chúng ta đã đạt đến các tiêu chí nghệ thuật chưa. Chúng ta được dạy để phó mặc năng lượng của mình cho sức mạnh từ các yếu tố ở bên ngoài bản thân.

Sức mạnh của nhận thức

“Tâm trí của tôi là vùng không an toàn.

Tôi cố gắng để không đi vào đó một mình.”

— Anne Lamott, tác giả người Mỹ

Ngày tôi được sinh ra – ngày 17 tháng 2 năm 1956 – bố tôi nhìn tôi nằm đó, bé bỏng trong chiếc nôi mây màu hồng và nói với mẹ tôi rằng, tôi là đứa bé xấu nhất mà ông từng thấy. Không phải nói cũng biết mẹ tôi đã thất vọng như thế nào. Còn về phần tôi, con bé mới chào đời được vài phút thì đã được quyết định rằng thiếu vẻ đẹp là định mệnh gắn với từng giây từng phút trong cuộc đời con tôi.

Nguyên nhân chính mà bố tôi đưa ra lời nhận xét như vậy chính là chiếc mũi của tôi. Nó được đắp vào mặt tôi giống như một con vật xấu xí bị xe cán chết, nằm thẳng cẳng trên đường. Sau khi mẹ tôi kiệt sức vì đau đẻ suốt 18 tiếng đồng hồ, bác sĩ sản khoa quyết định phải can thiệp bằng forceps19. Kết quả là cái mũi của tôi đã bị dẹt đi.

Dần dần cái mũi cũng trở về hình dáng bình thường, nhưng mong muốn trở nên xinh đẹp của tôi vẫn đi vào tuyệt vọng. Tôi đã nỗ lực để chứng minh với bố tôi rằng, tôi là người có thể chấp nhận được và muốn bù đắp cho nỗi xấu hổ của mẹ mà tôi đã gây ra.

Tôi lùng sục các tạp chí làm đẹp, nghiên cứu những người mẫu giống như những nhà khoa học nghiên cứu tế bào. Tôi uốn tóc mình thành từng lọn, mua mặt nạ đắp mặt và máy hút mụn trứng cá. Tôi còn để dành tiền để mua một bộ máy làm tóc Clairol. Tôi đeo găng tay khi đi ngủ để giữ cho bàn tay đã thoa Vaseline của mình khỏi dây bẩn ra chăn gối. Tôi thậm chí còn cắt những mẫu tóc đẹp từ cuốn catalogue Montgomery Ward và dán chúng vào bìa sau cuốn sổ “Làm đẹp” của mình.

Cuốn sổ làm đẹp cá nhân này, ngoài 50 kiểu tóc khác nhau còn có một danh sách các mục tiêu làm đẹp của tôi, bao gồm: giảm vòng eo xuống khoảng 7cm, tăng vòng ngực lên 10cm, để tóc dài và những điều đại loại như thế. Thậm chí, trong đó còn có một trang kế hoạch để đạt được những mục tiêu này. Ví dụ như, để giảm vòng eo, tôi sẽ làm động tác đứng lên ngồi xuống khoảng 50 lần mỗi ngày, mỗi sáng chỉ ăn 2 chiếc bánh kếp và không được ăn sôcôla Milky Way nữa.

Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng dù có làm gì đi nữa thì trông tôi cũng chẳng xinh xắn hơn là bao. “Con-bé-xấu-xí” là câu nói đầu tiên về cuộc sống của tôi, là lời tuyên bố mà cả cuộc đời tôi phải gắn chặt với nó. Đi ngược lại điều đó sẽ thất tín với những người tôi biết – bố tôi, mẹ tôi và cả bản thân tôi nữa.

Mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn khi vào năm học lớp 6, mắt tôi bắt đầu nhìn kém dần và tôi phải đeo một chiếc kính gọng sừng. Năm lên lớp 9, sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được bố đầu tư cho đôi kính áp tròng – một vật thông thường sẽ giúp làm tôn lên vẻ đẹp – nhưng khi gắn với tôi thì nó làm cho khuôn mặt tôi bỗng nhiên trông như bài toán đố “kết-nối-các-điểm-mụn”. Tất cả tiền tôi để dành từ việc trông trẻ được chi tiêu vào kem làm se mụn và mặt nạ dưỡng da. Có lần tôi đọc được ở đâu đó rằng mụn được gây ra bởi sôcôla và nước ngọt, tôi lập tức từ bỏ Coca-Cola và các thanh kẹo. Và còn tệ hơn nữa khi một hôm, em gái tôi – người may mắn hơn tôi là không bị “forceps” hay những lời bình luận về vẻ ngoài ngay từ khi mới sinh ra – bảo tôi rằng răng cửa của tôi bị hô. Một lần nữa tôi lại phải vận động bố mẹ đầu tư cho tôi cái niềng răng. Điều đáng buồn là mọi sự cố gắng đều không đạt được kết quả. Mọi thứ không có gì thay đổi cho đến khi tôi thay đổi suy nghĩ đã ăn sâu trong đầu, rằng tôi vẫn “xấu”. Tôi có thể tập thể dục, dùng đồ trang điểm và uốn tóc mãi mãi nhưng lời nhận xét của bố tôi giống như những con virus ăn sâu vào suy nghĩ của tôi, rằng định mệnh của tôi là “đứa trẻ xấu xí” nhất mà ông từng thấy. Chắc chắn là tôi đã có những tiến bộ nhất định. Tôi cải thiện được nước da của mình, nuôi tóc dài hơn hay niềng răng cho đều hơn, nhưng chẳng bao lâu sau, tôi lại trở về thành con bé xấu xí quen thuộc.

Bạn thấy đấy, cơ thể tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc theo bản kế hoạch chi tiết mà suy nghĩ của tôi đã tạo nên.

Tôi phát hiện ra những cuốn sách tự giúp đỡ bản thân. Tôi bắt đầu với cuốn Your Erroneous Zones (tạm dịch: Vùng sai lầm của bạn) của Tiến sĩ Wayne Dyer. Tôi đọc những cuốn sách của Barbara Walters hướng dẫn cách giao tiếp. Tôi học để có được nhiều bạn bè và tạo được ảnh hưởng đến người khác, cách để tự tin hơn bằng những suy nghĩ tích cực, cách để làm giàu… Cuối cùng tất cả những gì tôi học được cũng làm thay đổi cách tôi nghĩ về bản thân mình. Tôi thực sự tìm ra được những thứ mà tôi yêu thích. Kể cả trong ngoại hình đầy khiếm khuyết của tôi. Tôi cao, có nghĩa là tôi có thể ăn thoải mái và không lo bị tăng cân. Mái tóc dày của tôi cũng là một tài sản lớn. Và người bạn thân của mẹ tôi nói rằng tôi có cặp chân mày rất đẹp. Thay vì tìm kiếm những điều mà tôi không thích, tôi bắt đầu tập trung vào những thứ tôi thích. Và kỳ diệu thay, vẻ ngoài của tôi cũng dần được cải thiện. Khi từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tôi bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp của chính mình. Tôi càng bớt trừng phạt “con yêu tinh tội nghiệp” trong gương kia thì nó càng thay đổi. Tôi càng bớt tìm cách thay đổi bản thân mình thì tôi càng thay đổi.

Kỳ diệu thay, mắt của tôi trở lại bình thường. Cuối cùng tôi cũng có thể từ bỏ kính cận và kính áp tròng. Nước da của tôi cũng dần sáng, khỏe hơn và răng tôi, sau nhiều tháng dùng niềng răng đã bắt đầu vào đúng hàng lối. Thực tế thì tôi chỉ cảm thấy mình xấu xí mỗi khi đến thăm bố tôi và người vợ thứ hai của ông mà thôi.

Mặc dù lúc đó tôi không nhận ra nhưng tôi đã dần thay đổi “diện mạo” của mình trong mỗi lần đến thăm bố để làm hài lòng niềm tin của ông về tôi, hay nói đúng hơn là những gì mà tôi nghĩ là niềm tin của ông về tôi. Giờ thì tôi đã biết lời của bố tôi khi xưa chỉ là lời nhận xét thân mật thôi. Ông không hề có ác ý gì cả. Nhưng vì không hiểu điều đó nên trong suốt thời gian dài, những lời nhận xét từ thuở bé cứ ăn sâu vào đầu tôi và tác động đến mọi hành vi của tôi.

Ví dụ thực tiễn

“Từ giờ trở đi tôi sẽ không than vãn, không trì hoãn điều gì nữa. Từ giờ phút này tôi giải phóng mình khỏi những giới hạn và sợi dây tưởng tượng.”

— Walt Whitman, nhà văn người Mỹ

Ốm đau là việc không bắt buộc. Tôi đã luôn phải nhắc nhở bản thân mình như vậy để đảm bảo có thể viết được phần nội dung này. Bạn sẽ thấy tôi “giấu” nó trong phần của một chương dài ở gần cuối cuốn sách.

Không phải là bạn chưa từng nghe những điều đại loại như bệnh ung thư là do những cơn giận không được giải tỏa, hay căng thẳng thần kinh có thể khiến cho tóc bạn bạc trắng chỉ qua một đêm. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là, chúng ta đã bị dẫn dắt bởi một quan điểm y học sai lầm, rằng bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Tôi không có ý chỉ trích những bác sĩ, y tá hay các nhân viên y tế, 99,9% những người trong số họ rất chu đáo, tận tâm và có thiện ý, chỉ là họ cũng bị lừa dối như chúng ta mà thôi.

Điều tôi muốn nói đến là nhận thức sai lầm của chúng ta đã dẫn đến kết quả “sự cố máy tính”. Thay vì coi ốm đau là một vấn đề và tìm cách khắc phục thì chúng ta lại chấp nhận đó như một thực tế hiển nhiên và tất yếu trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều tùy tiện chấp nhận việc ốm đau là không thể tránh khỏi, bệnh tật là điều tự nhiên trong cuộc sống như một quy luật bất di bất dịch. Hầu như không mấy ai trong chúng ta nghĩ rằng mình đang sở hữu một sức khỏe hoàn hảo.

Từ rất lâu tâm trí của chúng ta đã thiết lập nhận thức sai lầm. Một khi tâm trí cho rằng ta không thể làm được việc gì đó hay không thể tháo gỡ một khó khăn nào đó, thì nó sẽ thông báo với não bộ và não bộ sẽ tiếp tục truyền thông tin cho các cơ bắp. Như vậy “virus” trong nhận thức của chúng ta đã “lây truyền” và làm hạn chế khả năng huy động sự sáng suốt của tâm trí.

Lòng tin của chúng ta vào sự suy yếu cơ thể là điều không thể tránh khỏi dường như là sự thật, chỉ bởi vì từ lâu nay chúng ta đã trót (thậm chí một mực) tin điều đó là thật. Tiến sĩ Alexis Carrel, một nhà vật lý học người Pháp từng giành giải Nobel đã chứng minh rằng, các tế bào có thể tồn tại không giới hạn, “Chẳng có lý do gì mà tế bào phải suy yếu cả. Không hề có điều đó.”

“Chúng ta đều được dạy rằng chúng ta không có năng lực gì cả, rằng chúng ta không biết gì cả”, Meir Schneider, một người đã tự điều trị khỏi bệnh mù giải thích: “Nhưng điều đó là không đúng. Mọi điều chúng ta cần biết đều nằm ở ngay trong bản thân mỗi chúng ta.”

Sinh năm 1954 ở Lviv, Ukraine, Schneider đã được chẩn đoán mắc các bệnh: lác mắt, tăng nhãn áp, loạn thị, giật cầu mắt và một vài căn bệnh với những cái tên y học phức tạp khác nữa. Bệnh đục thủy tinh thể của ông nặng đến nỗi trước khi lên 7 tuổi ông phải phẫu thuật đến 5 lần. Trong lần phẫu thuật cuối cùng ông đã bị vỡ thủy tinh thể và vào năm ông học lớp 2, ông bị mù hẳn. Thành quả của nền y học hiện đại là đây!

Năm Schneider 17 tuổi, ông gặp một cậu bé tên Isaac, người nói với ông những điều khác hẳn với những gì bác sĩ và các nhà phẫu thuật đã nói. Isaac, nhỏ hơn ông 1 tuổi, đã quả quyết với ông rằng: “Nếu muốn, anh có thể tự dạy mình biết nhìn.”

Chưa từng có ai có lòng tin kiểu như thế. Tất cả những gì mà Schneider được nghe đều gói gọn trong cụm từ “cậu bé mù tội nghiệp này”.

Gia đình của Meir Schneider cũng giống như bao gia đình tử tế và đầy cảm thông không muốn cậu hy vọng quá nhiều: “Được rồi, con cứ thử tập luyện như vậy xem”, họ nói “nhưng đừng quên rằng con là cậu bé mù.” Trong vòng một năm sau đó, đúng như Isaac đã tiên đoán, mắt Schneider bắt đầu nhìn thấy được. Lúc đầu không được rõ lắm nhưng cũng đủ để tin rằng có thể cậu bé 16 tuổi này biết nhiều hơn các bác sĩ, những người đã chẩn đoán và kết luận cậu bị mù vĩnh viễn.

Cuối cùng Schneider cũng đã có đủ thị lực để đọc, đi bộ, chạy và thậm chí là lái xe. Bây giờ ông rất tự hào vì đã có bằng lái xe của bang California cấp. Và ông còn tự mở một trung tâm trị liệu nữa.

“Người mù”, ông nói, “càng bị mù hơn bởi người ta coi họ là người mù. Họ bị xếp vào một loại bệnh.”

Hơn thế nữa, ông không thể hiểu nổi tại sao một khái niệm lạc quan và giản dị như thế lại nghe có vẻ kỳ dị với hầu hết mọi người.

Khi còn là một cô bé lớn lên ở Brooklyn, Barbra Streisand đã rất yêu thích các bộ phim. Cô không mong mỏi gì hơn là được trở thành một diễn viên lộng lẫy. Không may, người mẹ góa bụa của cô lại rất nghèo và Barbra thì lại không xinh đẹp nổi bật như Grace Kelly20. Bất kỳ nhà tư vấn hướng nghiệp có lý nào cũng khuyên cô theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp khác.

“Cháu yêu quý, cháu có một cái mũi không được nổi bật lắm. Ta phải nói thế nào cho lịch sự nhỉ? Việc cháu trở thành diễn viên nghe cũng vô lý như việc Kareem Abdul-Jabbar21 muốn trở thành người đua ngựa vậy.”

Nhưng ý định của Barbra mạnh mẽ đến nỗi cô đã xoay chuyển và làm thay đổi hoàn cảnh bằng con đường duy nhất mà cô có khả năng thực hiện được. Đó là cô có một giọng hát tuyệt vời đến nỗi nó dẫn thẳng cô đến với sân khấu Broadway và đích cuối cùng là lĩnh vực điện ảnh.

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên và cho rằng tôi nói dối, nhưng sự thật là không ai trong gia đình Barbra biết hát hay có năng khiếu gì về âm nhạc.

Vật chất không điều khiển được bạn.

Chính bạn mới là người điểu khiển vật chất

“Chúng ta thà bị hủy hoại còn hơn là thay đổi.

Chúng ta thà chết trong sợ hãi còn hơn là vượt qua thời khắc đó và để cho những hy vọng của chúng ta lụi tàn.”

— W. H. Auden, nhà thơ người Mỹ gốc Anh

Năm Terry McBride được 22 tuổi, anh bị chệch đĩa đệm khi đang làm việc ở một công trường xây dựng. Sau một năm điều trị với một bác sĩ nắn xương khớp và dùng thuật làm giãn cơ nhưng không khả quan, anh quyết định nghe theo lời khuyên của một bác sĩ chỉnh hình, người cho rằng anh bị lệch xương sống.

“Người ta bảo rằng tôi phải nằm viện vài tuần, sau đó điều trị ở nhà vài tuần nữa và nẹp xương trong 6 tháng, sau đó sẽ hồi phục”, McBride kể lại.

Hai ngày sau cuộc phẫu thuật, anh bị sốt cao và phải cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán anh đã bị nhiễm khuẩn E. Coli22 trong khi phẫu thuật. Trong một năm tiếp theo, anh phải trải qua 8 cuộc phẫu thuật để tránh vi khuẩn lây lan. Ở lần phẫu thuật thứ 5 anh được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Washington. “Tôi thành người nổi tiếng ở đó, vì tôi mắc bệnh viêm tủy xương nặng nhất mà các bác sĩ từng biết.”

Vào đêm trước của một cuộc phẫu thuật tiếp theo, các bác sĩ điều trị bệnh cho anh buồn bã bước vào phòng. Họ đã có được kết quả chụp X – quang chính xác và kết luận rằng, sự nhiễm trùng không chỉ nằm ở xương sống của anh mà đã lây lan ra vùng xương chậu, bụng và xuống cả hai chân. Để điều trị họ sẽ phải mổ phanh người anh và tiêu diệt sự lây lan. Làm như vậy sẽ cắt đứt được sự lây lan nhưng hai chân của anh sẽ không còn sử dụng được nữa.

“Tôi đã từng đọc được tài liệu của một trong những nhà vật lý siêu hình vĩ đại nhất – John Wayne – khi nhân vật nào trong đó phim nói với Duke rằng anh ta phải cắt bỏ chân, anh ta trả lời Được thôi, cứ làm như thế đi, McBride kể lại. Nhưng khi bác sĩ tiếp tục nói rằng anh bị nhiễm trùng rất nặng và có thể bị mất bàn chân trái, mất kiểm soát ruột và bàng quang, rất có thể anh cũng sẽ bị liệt dương nữa.

“Quả thật là”, McBride nói, “khi đề cập đến chuyện đó họ đã mắc sai lầm.”

“Tôi không biết gì về các anh, nhưng tôi được sinh ra là một cậu bé hạnh phúc và yêu quý bản thân mình. Nhưng rồi tôi được dạy rằng những người khác biết về tôi nhiều hơn tôi. Ở trường, các giáo viên bắt tôi phải chú ý học và giáo viên mới là người nói cho tôi biết tôi học có giỏi hay không. Giáo viên thể dục mới quyết định được tôi có khả năng trở thành vận động viên hay không. Từ bé tôi đã được dạy rằng tôi phải căn cứ vào sự đánh giá của người khác để biết mình là ai, như thế nào, sẽ ra sao.

“Có thể lúc đó tôi đã đồng ý cho họ cưa chân”, McBride tiếp tục, “Nhưng khi các bác sĩ đó cứ khăng khăng rằng chắc chắn tôi sẽ không lành lặn được sau cuộc phẫu thuật, tôi quyết định ngay lúc đó rằng không ai được phép nói với tôi tôi là ai. Tôi quyết định ngay trong buổi tối hôm đó rằng không một ai dù ở vị trí nào đi nữa được quyết định vận mệnh của tôi.”

Đó chính là đêm đã làm thay đổi cuộc đời của McBride. Anh đã nghiên cứu về các nguyên tắc tâm linh và thông báo với tất cả những người trong phòng hôm đó, gồm có 5 bác sĩ, vợ anh và cô con gái 2 tuổi của anh nữa, rằng tồn tại một sức mạnh trong vũ trụ và anh sẽ sử dụng nó để chữa lành cho mình.

Khi lần đầu anh nói như vậy mọi người đều tỏ thái độ ủng hộ: “Đúng thế! Cứ giữ vững niềm tin.”

Nhưng sau 10 cuộc phẫu thuật mọi người bắt đầu khuyên anh nên đối diện với thực tế, từ bỏ việc chỉ chăm chăm vào những ưu tiên cho cái tôi cá nhân nhỏ nhoi của anh.

“Những ưu tiên cá nhân nhỏ nhoi ở đây là có một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, một cái lưng đủ khỏe để cõng con gái, những ưu tiên cá nhân như đi vệ sinh được ở toa lét mà không phải dùng đến túi nhựa”, anh nói. “Nhiều người bắt đầu gợi ý rằng có lẽ một sức khỏe hoàn hảo không phải là kế hoạch của Chúa dành cho tôi.”

“Thậm chí là một người theo Thiên chúa giáo chính thống, tôi cũng không thể chấp nhận được rằng tôi đáng phải chịu 18 cuộc phẫu thuật. Có thể tôi có tội và phải bị trừng phạt bằng 4 hay 5 cuộc phẫu thuật, nhưng 18 thì không”, McBride giải thích.

Người ta bảo anh đến gặp chuyên gia tâm lý của bệnh viện, ở đó họ khuyên anh: “Con trai à, đã đến lúc dừng việc nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng rồi. Con nghĩ rằng một người đàn ông là phải tự đứng trên đôi chân của mình, phải ra trận như bố con ngày xưa, nhưng giờ đã đến lúc con cần phải đối diện thực tế, con phải học để chấp nhận sự thật rằng con sẽ phải dành phần đời còn lại của mình trên xe lăn.”

Người ta cho anh xem bệnh án của anh, trong đó ghi rõ “Bệnh của Terry McBride không chữa được. Anh sẽ bị tàn tật cả đời và sẽ cần phải trải qua nhiều lần phẫu thuật nữa.”

“Nhưng tôi không phải là một cuốn bệnh án”, McBride khăng khăng. “Tôi không còn là con người như trước nữa. Trong tôi giờ có một sức mạnh. Tôi sống trong một vũ trụ tâm linh và những quy luật tâm linh đó có thể giúp tôi được tự do.”

“Anh không nghĩ rằng bệnh của anh đáng ra đã lành nếu nó chữa được à?” nhà tâm lý hỏi.

Nhưng McBride vẫn quyết không từ bỏ. Anh tiếp tục phải trải qua 30 cuộc phẫu thuật quan trọng nữa trong 11 năm tiếp theo và phải đeo một túi hậu môn giả. Trong suốt thời gian đó anh tiếp tục khẳng định rằng sức khỏe và sự lành lặn mới là định mệnh của anh.

Cuối cùng, sau một thời gian dài (mà có thể nhiều người đã bỏ cuộc), anh khỏi bệnh và ra viện mà không cần tới nạng. Ngày nay, anh đi khắp các bang trên đất nước để kể lại câu chuyện về chuyến hành trình của mình, dạy cho mọi người sự thật về sự vĩ đại và thần thánh của chính bản thân họ.

Anh nói: “Chúng ta đã được tự do. Sức mạnh vô tận của Chúa sẽ củng cố cho niềm tin của chúng ta về bệnh tật và nhu cầu nếu đó là điều mà chúng ta lựa chọn. Nhưng chúng ta cũng có thể thay đổi niềm tin của mình thành sức khỏe, tình yêu, niềm vui và hòa bình. Đã đến lúc chúng ta tuyên bố tính thống nhất của mình với Chúa để dũng cảm bước đi trong cuộc sống của bản thân mình. Bạn chính là Chúa và đó là sự thật giúp bạn được tự do.”

Phương pháp

“Không có giới hạn nào trong bản thân bạn, trừ những giới hạn mà bạn tin là có.”

— Seth, nhân vật gọi hồn của Jane Roberts

Vì không có những thiết bị như kính hiển vi và đội ngũ nghiên cứu viên như của Masaru Emoto, chúng ta sẽ tác động đến vật chất bằng cách làm lại một thí nghiệm mà có thể các bạn đã từng thực hiện hồi còn đi học, đó là trồng những hạt đậu. Tiến sĩ Larry Dossey trong nhiều cuốn sách viết về cầu nguyện của mình đã mô tả chính xác đến từng chi tiết những thí nghiệm y khoa để chứng minh rằng, các ý định nhằm vào kết quả vật chất cụ thể có tác động đến mọi thứ, từ gieo hạt giống cho đến phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Vì chúng ta chỉ là những người mới bắt đầu nên sẽ làm thí nghiệm với những hạt đậu thôi.

Thiết bị:

Hộp bìa các tông đựng trứng

Đất trồng cây

Hạt đậu xanh

Hướng dẫn: Trong mỗi ô của hộp bìa các tông đựng trứng bạn gieo hai hạt đậu rồi đặt hộp bìa gần cửa sổ. Cứ vài ngày lại tưới nước một lần. Trong đầu bạn hãy hình thành ý định sau: Với năng lượng nội tại của mình, tôi sẽ làm cho những hạt đậu bên phía trái của hộp bìa lớn nhanh hơn những hạt đậu bên phía bìa phải của hộp bìa.

Trong 7 ngày tiếp theo bạn hãy viết lại những quan sát của mình vào sổ. Và thế là đến cuối tuần bạn sẽ nhận được bằng chứng cho thấy ý định của mình đã được thể hiện ra sao.

Trong lúc đó, bạn có thể thí nghiệm theo cái mà các nhà khoa học gọi là Ngành khoa học nghiên cứu các chuyển động của cơ thể. Nghe có vẻ phức tạp nhưng sự thật đó là một phương pháp cơ bản để kiểm tra việc cơ thể của bạn phản ứng như thế nào với những nhận xét tích cực và tiêu cực. Tiến sĩ John Goodheart đã đi đầu trong việc áp dụng ngành khoa học này vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi ông phát hiện ra rằng các cơ bắp lập tức trở nên yếu đi khi cơ thể phải hứng chịu những vật chất có hại và mạnh lên khi có sự xuất hiện của những vật chất chữa bệnh. Trong thập kỷ tiếp theo, tiến sĩ John Diamond phát hiện ra rằng các cơ bắp cũng phản ứng với những tác nhân kích thích mang tính cảm tính và trí tuệ.

Lấy ngón cái và ngón giữa ở mỗi tay tạo thành một hình vòng tròn, sau đó kết nối hai vòng tròn ở hai tay với nhau. Lấy vòng tròn ở tay phải kéo mạnh vòng tròn ở tay trái, dùng lực vừa đủ để hai vòng tròn vẫn nối lại với nhau. Cảm nhận cảm giác của hai tay lúc đó.

Bây giờ hãy nói to tên bạn: “Tên tôi là ______”, đồng thời dùng một lực tương tự như trước để vòng tròn bên tay trái kéo vòng tròn bên tay phải. Tôi chắc trong lần đầu bạn sẽ không nói dối tên mình nên sau câu nói đó hai tay bạn vẫn khỏe và giữ nguyên vị trí.

Bây giờ hãy nói: “Tên tôi là Julia Roberts.” Lúc này cho dù bạn vẫn dùng lực bằng lần trước thì các ngón tay của bạn vẫn rời nhau ra làm vỡ vòng tròn.

Thử vài lần với những câu đúng – sai như vậy cho đến khi bạn thấy kích cỡ vòng tròn giảm dần. Nếu vòng tròn vẫn giữ nguyên thì đó là phản ứng tích cực, nếu các ngón tay phải có thể phá vỡ vòng tròn bên phía trái tức là câu trả lời là “Không đời nào.”

Đây không chỉ là công cụ hiệu quả để hỏi lời khuyên từ cơ thể bạn mà còn là một cách hữu hiệu để kiểm tra xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với những lời nhận xét khác nhau kiểu như:

“Tôi là đồ đần.”

“Tôi rất hạnh phúc, say mê, thư thái và đầy yêu thương.”

“Tôi ghét cơ thể mình.”

“Tôi rất mạnh mẽ và sung sức.”

Báo cáo thí nghiệm

Nguyên tắc: Siêu anh hùng.

Lý thuyết: Tư duy và nhận thức của bạn có tác động đến vật chất.

Câu hỏi: Ý định của tôi có thể tác động đến thế giới vật chất được không?

Giả thuyết: Nếu tôi tập trung ý định của mình vào việc trồng hạt đậu thì tôi có thể làm cho nó mọc nhanh hơn.

Thời gian thực hiện: 7 ngày

Hôm nay là ngày: __________ Giờ: __________

Phương pháp: Tôi sẽ tập trung ý định của mình vào việc trồng đậu. Tôi sẽ truyền cho những hạt đậu cảm xúc tích cực và mong chúng nhận được tác động từ năng lượng của tôi.

Ghi ghép:……………………………………………………………………………………………………………..

“Mọi người cần phải nhận ra rằng tư duy quan trọng hơn gen, bởi vì môi trường chịu ảnh hưởng của tư duy chúng ta và tác động đến gen.”

— Bruce Lipton, tiến sĩ sinh học chuyên nghiên cứu về tế bào

Bình luận
720
× sticky