Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

365 Chuyện Kể Hàng Đêm – Mùa Thu

In Chữ Rời

Tác giả: Lưu Hồng Hà
Chọn tập

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần, tiếng lành đồn xa, rất nhiều người đến xin Tất Thăng truyền lại kinh nghiệm.

Tất Thăng vừa làm mẫu, vừa giảng giải, không hề che giấu phát minh của mình với các sư đệ. Trước hết, ông nặn đất sét thành những miếng nhỏ hình vuông, sau đó khắc những chữ ngược lồi lên hẳn so với mặt đất sét, nung chín miếng đất sét. Tiếp theo, Tất Thăng lại bôi chất kết dính (nhựa thông, sáp) lên một tấm bảng sắt, sắp xếp từng chữ một theo thứ tự của câu, sau đó, dùng dây thép buộc chặt bốn phía, nung nóng lên. Đợi chất kết dính nguội đi là có thể mang in rồi. Sau khi in xong, lại mang tấm bảng thép đó đi nung nóng cho chất kết dính mềm ra, rồi bóc từng chữ ra và cất đi để lần sau dùng tiếp.

Các sư đệ nghe xong đều vỗ tay khen ngợi. Một người nói: “Sách Đại Tàng Kinh có hơn năm nghìn quyển, nếu dùng bản khắc thì phải khắc tới một trăm ba mươi nghìn bản, cả căn phòng lớn cũng không chứa hết, đã thế lại còn mất đến vài năm mới làm xong, nếu dùng cách của sư huynh thì chỉ vài tháng đã in xong rồi. Sư huynh, sao huynh lại nghĩ được một cách hay đến vậy?” “Chính hai đứa con của ta đã dạy ta đấy!” Tất Thăng nói. “Con của huynh? Sao có thể như thế được? Lũ trẻ chỉ biết chơi đồ hàng thì dạy được gì chứ?” “Đệ nói đúng! Chính trò chơi đồ hàng đó đã gợi ý cho ta.” Tất Thăng cười nói, “Trước lễ Thanh Minh năm ngoái, ta dẫn vợ con về quê cúng tổ tiên. Một hôm, ta nhìn thấy hai đứa con của mình ngồi chơi với nhau, chúng dùng đất sét nặn thành hình nồi, bát, bàn, ghế, con lợn, con người, bày la liệt trên mặt đất. Bỗng nhiên, một ý tưởng lóe lên trong đầu ta, ta nghĩ, hay là mình cũng chơi trò giống như bọn trẻ: Dùng đất sét nặn thành những chữ đơn, chẳng phải có thể sắp xếp những chữ ấy theo ý của mình và thành bất kì một bài văn nào hay sao? Như vậy, chẳng phải là chính bọn trẻ đã dạy ta hay sao?” Các sư đệ nghe xong, cùng bật cười vui vẻ. Vị sư đệ lúc nãy lại hỏi: “Nhưng mà trò chơi đồ hàng này, trẻ con nhà nào cũng chơi, các huynh đệ ắt hẳn đã nhìn thấy nhiều, sao chỉ có mỗi sư huynh Tất Thăng là nghĩ ra được kĩ thuật in chữ rời nhỉ?” Một lúc sau, sư phụ mới nói: “Vì trong số huynh đệ các con, Tất Thăng là người ham học hỏi nhất. Từ lâu, Tất Thăng đã nung nấu ý định tìm ra cách nâng cao hiệu quả in ấn rồi mà! Có công mài sắt, ắt có ngày nên kim!”

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Nhờ đâu mà Tất Thăng có thể phát minh ra kĩ thuật in chữ rời? Đó là vì Tất Thăng chịu khó quan sát tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Chúng ta cũng nên học tập theo ông, làm một người ham tìm tòi và không ngại thử sức nhé!

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần, tiếng lành đồn xa, rất nhiều người đến xin Tất Thăng truyền lại kinh nghiệm.

Tất Thăng vừa làm mẫu, vừa giảng giải, không hề che giấu phát minh của mình với các sư đệ. Trước hết, ông nặn đất sét thành những miếng nhỏ hình vuông, sau đó khắc những chữ ngược lồi lên hẳn so với mặt đất sét, nung chín miếng đất sét. Tiếp theo, Tất Thăng lại bôi chất kết dính (nhựa thông, sáp) lên một tấm bảng sắt, sắp xếp từng chữ một theo thứ tự của câu, sau đó, dùng dây thép buộc chặt bốn phía, nung nóng lên. Đợi chất kết dính nguội đi là có thể mang in rồi. Sau khi in xong, lại mang tấm bảng thép đó đi nung nóng cho chất kết dính mềm ra, rồi bóc từng chữ ra và cất đi để lần sau dùng tiếp.

Các sư đệ nghe xong đều vỗ tay khen ngợi. Một người nói: “Sách Đại Tàng Kinh có hơn năm nghìn quyển, nếu dùng bản khắc thì phải khắc tới một trăm ba mươi nghìn bản, cả căn phòng lớn cũng không chứa hết, đã thế lại còn mất đến vài năm mới làm xong, nếu dùng cách của sư huynh thì chỉ vài tháng đã in xong rồi. Sư huynh, sao huynh lại nghĩ được một cách hay đến vậy?” “Chính hai đứa con của ta đã dạy ta đấy!” Tất Thăng nói. “Con của huynh? Sao có thể như thế được? Lũ trẻ chỉ biết chơi đồ hàng thì dạy được gì chứ?” “Đệ nói đúng! Chính trò chơi đồ hàng đó đã gợi ý cho ta.” Tất Thăng cười nói, “Trước lễ Thanh Minh năm ngoái, ta dẫn vợ con về quê cúng tổ tiên. Một hôm, ta nhìn thấy hai đứa con của mình ngồi chơi với nhau, chúng dùng đất sét nặn thành hình nồi, bát, bàn, ghế, con lợn, con người, bày la liệt trên mặt đất. Bỗng nhiên, một ý tưởng lóe lên trong đầu ta, ta nghĩ, hay là mình cũng chơi trò giống như bọn trẻ: Dùng đất sét nặn thành những chữ đơn, chẳng phải có thể sắp xếp những chữ ấy theo ý của mình và thành bất kì một bài văn nào hay sao? Như vậy, chẳng phải là chính bọn trẻ đã dạy ta hay sao?” Các sư đệ nghe xong, cùng bật cười vui vẻ. Vị sư đệ lúc nãy lại hỏi: “Nhưng mà trò chơi đồ hàng này, trẻ con nhà nào cũng chơi, các huynh đệ ắt hẳn đã nhìn thấy nhiều, sao chỉ có mỗi sư huynh Tất Thăng là nghĩ ra được kĩ thuật in chữ rời nhỉ?” Một lúc sau, sư phụ mới nói: “Vì trong số huynh đệ các con, Tất Thăng là người ham học hỏi nhất. Từ lâu, Tất Thăng đã nung nấu ý định tìm ra cách nâng cao hiệu quả in ấn rồi mà! Có công mài sắt, ắt có ngày nên kim!”

Sưu tầm

Nhờ đâu mà Tất Thăng có thể phát minh ra kĩ thuật in chữ rời? Đó là vì Tất Thăng chịu khó quan sát tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Chúng ta cũng nên học tập theo ông, làm một người ham tìm tòi và không ngại thử sức nhé!

Chọn tập
Bình luận