Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ. Cuộc sống vô cùng khổ cực. Mẹ của A Ngưu tủi thân khóc đến mức lòa cả hai mắt. Năm A Ngưu được mười ba tuổi, một hôm, cậu bé nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, mắt của mẹ không được tốt, từ nay về sau mẹ đừng dệt vải nữa. Con đã lớn rồi, con có thể kiếm tiền nuôi mẹ!” Thế là A Ngưu đến làm thuê cho một phú hộ giàu có, tuy nhiên, cuộc sống của hai mẹ con vẫn không khá hơn trước là mấy. Hai năm sau, bệnh tình của mẹ A Ngưu ngày càng nặng hơn. A Ngưu thầm nghĩ: “Mắt của mẹ bị mù lòa là do mình, mình nhất định phải nghĩ cách để chữa khỏi đôi mắt cho mẹ mới được.” Từ đó, A Ngưu vừa đi làm công cho nhà phú hộ, vừa vỡ đất khai hoang và trồng rau, tất cả tiền kiếm được đều dùng để mua thuốc cho mẹ uống. Không biết đã uống hết bao nhiêu thuốc nhưng bệnh tình của mẹ A Ngưu vẫn không hề chuyển biến.
Một đêm nọ, A Ngưu nằm mơ thấy có một cô gái xinh đẹp đến giúp chàng trồng rau và nói với chàng rằng: “Hãy men theo bờ sông Vận Hà đi về phía Tây khoảng mười dặm, chàng sẽ thấy một cái hồ, trong hồ có rất nhiều hoa, trong số đó có một bông hoa cúc màu trắng có thể chữa được bệnh mù lòa cho mẹ chàng. Bông hoa này chỉ nở vào ngày Tết Trùng Dương mùng 9 tháng 9 âm lịch, khi đó, chàng hãy hái bông hoa và nấu thành canh cho mẹ ăn, mắt của bà sẽ được chữa khỏi.” Thế là, ngày Tết Trùng Dương năm đó, A Ngưu chuẩn bị thực và đến hồ tìm hoa cúc trắng. Chàng tìm đi tìm lại rất lâu nhưng chỉ nhìn thấy hoa cúc vàng chứ không thấy cúc trắng, đến chiều, chàng mới nhìn thấy một cây hoa cúc dại màu trắng mọc cạnh bãi cỏ trên gò đất giữa hồ.
Cây hoa cúc mà A Ngưu tìm thấy rất đặc biệt, một thân mà có chín cành, có tất cả là chín bông hoa. Bấy giờ, mới chỉ có một bông hoa đang nở, tám bông còn lại đều chỉ mới đang e ấp nụ. A Ngưu bèn đào cây hoa cúc lên và mang về nhà mình trồng. Hàng ngày, chàng đều tưới nước, chăm sóc cây hoa rất chu đáo, tám bông hoa cúc còn lại cũng dần dần bung nở, trông rất đẹp. Mỗi ngày, A Ngưu hái một bông hoa cúc và nấu thành canh cho mẹ uống. Uống hết bảy bát canh hoa cúc, mắt của mẹ A Ngưu đã sáng khỏe như cũ.
Tin hoa cúc trắng có thể chữa bệnh mù lòa lan đi nhanh chóng, mọi người trong làng lũ lượt kéo đến xem cây hoa cúc thần kì này. Tin này cũng đã đến tai lão phú hộ họ Trương, là chủ của A Ngưu. Lão ta bèn gọi A Ngưu đến và bắt chàng phải mang hoa cúc đến trồng trong vườn nhà hắn. A Ngưu không chịu, vậy là lão phú hộ liền sai gia nhân đến nhà chàng cướp hoa cúc đem về. Trong khi tranh giành, cây hoa cúc bị giật đứt, bọn gia nhân của lão phú hộ đành phải ra về tay không.
A Ngưu nhìn thấy cây hoa cúc thần kì đã giúp chữa khỏi mắt cho mẹ bị giập nát thì vô cùng đau xót, chàng ngồi thụp xuống đất và khóc đến tận khi trời tối. Đêm đã khuya mà chàng vẫn không chịu đứng lên. Nửa đêm, bỗng nhiên, một luồng sáng xuất hiện trước mặt A Ngưu, cô gái xinh đẹp mà chàng đã gặp trong giấc mơ hiện ra, đến bên cạnh chàng và nói: “A Ngưu, tấm lòng hiếu thuận của chàng tất sẽ được đền đáp, chàng đừng buồn nữa, cứ yên tâm về ngủ đi!” A Ngưu buồn bã đáp: “Cây hoa cúc này đã cứu mẹ của tôi, bây giờ nó đã bị giật đứt, sao tôi có thể yên tâm đi ngủ được chứ?”
Cô gái lại nói: “Cành hoa cúc tuy đã bị gãy nhưng gốc của nó thì vẫn còn, nó chưa chết. Nếu chàng đào nó lên và chuyển đến trồng ở một nơi khác thì nó vẫn sẽ mọc lên một cây hoa cúc khác.” A Ngưu liền hỏi: “Cô nương, nàng là ai vậy? Tôi phải cảm ơn nàng.” Cô nương trả lời: “Ta chính là tiên nữ Hoa Cúc trên Thiên đình, ta đến đây là để giúp chàng, chàng không phải cảm ơn ta. Chàng chỉ cần trồng hoa theo bài thơ này thì chắc chắn hoa cúc sẽ sống lại.” Sau đó, tiên nữ liền đọc một bài thơ: “Tam phân tứ bình đầu, ngũ nguyệt thủy lâm đầu, lục nguyệt sủy liệu đầu, thất bát ủ đôn đầu, cửu nguyệt cổn tú cầu.” Đọc xong, nàng tiên cũng biến mất. A Ngưu vào nhà, suy nghĩ mãi về bài thơ “Trồng hoa cúc” của nàng tiên, cuối cùng chàng đã ngộ ra ý nghĩa của bài thơ: Muốn trồng hoa cúc, tháng ba phải nhổ cây cũ lên, tháng tư giâm cành mới, tháng năm chăm tưới nước, tháng sáu bón phân gio, tháng bảy tháng tám vun lại gốc cây, đến tháng chín, hoa cúc sẽ nở to và tròn giống quả tú cầu vậy.
A Ngưu làm theo lời của tiên nữ, quả nhiên, từ gốc cây hoa cũ nảy thêm rất nhiều cành mới. Sau đó, chàng ngắt những cành hoa mới đó xuống và trồng xuống đất, chăm sóc, tưới nước, bón phân đúng theo bài thơ. Tết Trùng Dương năm sau, những đóa hoa cúc trắng thơm ngát đã nở khắp vườn.
Sau đó, A Ngưu dạy người dân trong làng cách trồng hoa cúc trắng, số người trồng hoa ngày càng tăng lên. Mọi người quyết định lấy ngày mùng 9 tháng 9 hàng năm là ngày Tết Hoa Cúc. Từ đó, phong tục ngắm hoa cúc, uống trà hoa cúc và uống rượu hoa cúc cũng bắt đầu phổ biến trong dân gian.
Sưu tầm
Trò chuyện cùng bé
Trong truyện, chúng ta thấy rằng hoa cúc trắng không chỉ rất đẹp mà còn có thể chữa khỏi mắt cho mẹ của A Ngưu. Vậy hoa cúc trắng thật sự có thể chữa được bệnh hay không? Thực tế cho thấy, hoa cúc trắng dại có một số công dụng chữa bệnh nhất định. Ngửi mùi thơm của nó có thể giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo, uống trà hoa cúc có thể giải nhiệt, tiêu độc, kháng viêm, hoa cúc trắng còn có tác dụng thông mạch máu ngoại biên, giảm huyết áp và giảm lượng mỡ máu nữa đấy.
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ. Cuộc sống vô cùng khổ cực. Mẹ của A Ngưu tủi thân khóc đến mức lòa cả hai mắt. Năm A Ngưu được mười ba tuổi, một hôm, cậu bé nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, mắt của mẹ không được tốt, từ nay về sau mẹ đừng dệt vải nữa. Con đã lớn rồi, con có thể kiếm tiền nuôi mẹ!” Thế là A Ngưu đến làm thuê cho một phú hộ giàu có, tuy nhiên, cuộc sống của hai mẹ con vẫn không khá hơn trước là mấy. Hai năm sau, bệnh tình của mẹ A Ngưu ngày càng nặng hơn. A Ngưu thầm nghĩ: “Mắt của mẹ bị mù lòa là do mình, mình nhất định phải nghĩ cách để chữa khỏi đôi mắt cho mẹ mới được.” Từ đó, A Ngưu vừa đi làm công cho nhà phú hộ, vừa vỡ đất khai hoang và trồng rau, tất cả tiền kiếm được đều dùng để mua thuốc cho mẹ uống. Không biết đã uống hết bao nhiêu thuốc nhưng bệnh tình của mẹ A Ngưu vẫn không hề chuyển biến.
Một đêm nọ, A Ngưu nằm mơ thấy có một cô gái xinh đẹp đến giúp chàng trồng rau và nói với chàng rằng: “Hãy men theo bờ sông Vận Hà đi về phía Tây khoảng mười dặm, chàng sẽ thấy một cái hồ, trong hồ có rất nhiều hoa, trong số đó có một bông hoa cúc màu trắng có thể chữa được bệnh mù lòa cho mẹ chàng. Bông hoa này chỉ nở vào ngày Tết Trùng Dương mùng 9 tháng 9 âm lịch, khi đó, chàng hãy hái bông hoa và nấu thành canh cho mẹ ăn, mắt của bà sẽ được chữa khỏi.” Thế là, ngày Tết Trùng Dương năm đó, A Ngưu chuẩn bị thực và đến hồ tìm hoa cúc trắng. Chàng tìm đi tìm lại rất lâu nhưng chỉ nhìn thấy hoa cúc vàng chứ không thấy cúc trắng, đến chiều, chàng mới nhìn thấy một cây hoa cúc dại màu trắng mọc cạnh bãi cỏ trên gò đất giữa hồ.
Cây hoa cúc mà A Ngưu tìm thấy rất đặc biệt, một thân mà có chín cành, có tất cả là chín bông hoa. Bấy giờ, mới chỉ có một bông hoa đang nở, tám bông còn lại đều chỉ mới đang e ấp nụ. A Ngưu bèn đào cây hoa cúc lên và mang về nhà mình trồng. Hàng ngày, chàng đều tưới nước, chăm sóc cây hoa rất chu đáo, tám bông hoa cúc còn lại cũng dần dần bung nở, trông rất đẹp. Mỗi ngày, A Ngưu hái một bông hoa cúc và nấu thành canh cho mẹ uống. Uống hết bảy bát canh hoa cúc, mắt của mẹ A Ngưu đã sáng khỏe như cũ.
Tin hoa cúc trắng có thể chữa bệnh mù lòa lan đi nhanh chóng, mọi người trong làng lũ lượt kéo đến xem cây hoa cúc thần kì này. Tin này cũng đã đến tai lão phú hộ họ Trương, là chủ của A Ngưu. Lão ta bèn gọi A Ngưu đến và bắt chàng phải mang hoa cúc đến trồng trong vườn nhà hắn. A Ngưu không chịu, vậy là lão phú hộ liền sai gia nhân đến nhà chàng cướp hoa cúc đem về. Trong khi tranh giành, cây hoa cúc bị giật đứt, bọn gia nhân của lão phú hộ đành phải ra về tay không.
A Ngưu nhìn thấy cây hoa cúc thần kì đã giúp chữa khỏi mắt cho mẹ bị giập nát thì vô cùng đau xót, chàng ngồi thụp xuống đất và khóc đến tận khi trời tối. Đêm đã khuya mà chàng vẫn không chịu đứng lên. Nửa đêm, bỗng nhiên, một luồng sáng xuất hiện trước mặt A Ngưu, cô gái xinh đẹp mà chàng đã gặp trong giấc mơ hiện ra, đến bên cạnh chàng và nói: “A Ngưu, tấm lòng hiếu thuận của chàng tất sẽ được đền đáp, chàng đừng buồn nữa, cứ yên tâm về ngủ đi!” A Ngưu buồn bã đáp: “Cây hoa cúc này đã cứu mẹ của tôi, bây giờ nó đã bị giật đứt, sao tôi có thể yên tâm đi ngủ được chứ?”
Cô gái lại nói: “Cành hoa cúc tuy đã bị gãy nhưng gốc của nó thì vẫn còn, nó chưa chết. Nếu chàng đào nó lên và chuyển đến trồng ở một nơi khác thì nó vẫn sẽ mọc lên một cây hoa cúc khác.” A Ngưu liền hỏi: “Cô nương, nàng là ai vậy? Tôi phải cảm ơn nàng.” Cô nương trả lời: “Ta chính là tiên nữ Hoa Cúc trên Thiên đình, ta đến đây là để giúp chàng, chàng không phải cảm ơn ta. Chàng chỉ cần trồng hoa theo bài thơ này thì chắc chắn hoa cúc sẽ sống lại.” Sau đó, tiên nữ liền đọc một bài thơ: “Tam phân tứ bình đầu, ngũ nguyệt thủy lâm đầu, lục nguyệt sủy liệu đầu, thất bát ủ đôn đầu, cửu nguyệt cổn tú cầu.” Đọc xong, nàng tiên cũng biến mất. A Ngưu vào nhà, suy nghĩ mãi về bài thơ “Trồng hoa cúc” của nàng tiên, cuối cùng chàng đã ngộ ra ý nghĩa của bài thơ: Muốn trồng hoa cúc, tháng ba phải nhổ cây cũ lên, tháng tư giâm cành mới, tháng năm chăm tưới nước, tháng sáu bón phân gio, tháng bảy tháng tám vun lại gốc cây, đến tháng chín, hoa cúc sẽ nở to và tròn giống quả tú cầu vậy.
A Ngưu làm theo lời của tiên nữ, quả nhiên, từ gốc cây hoa cũ nảy thêm rất nhiều cành mới. Sau đó, chàng ngắt những cành hoa mới đó xuống và trồng xuống đất, chăm sóc, tưới nước, bón phân đúng theo bài thơ. Tết Trùng Dương năm sau, những đóa hoa cúc trắng thơm ngát đã nở khắp vườn.
Sau đó, A Ngưu dạy người dân trong làng cách trồng hoa cúc trắng, số người trồng hoa ngày càng tăng lên. Mọi người quyết định lấy ngày mùng 9 tháng 9 hàng năm là ngày Tết Hoa Cúc. Từ đó, phong tục ngắm hoa cúc, uống trà hoa cúc và uống rượu hoa cúc cũng bắt đầu phổ biến trong dân gian.
Sưu tầm
Trong truyện, chúng ta thấy rằng hoa cúc trắng không chỉ rất đẹp mà còn có thể chữa khỏi mắt cho mẹ của A Ngưu. Vậy hoa cúc trắng thật sự có thể chữa được bệnh hay không? Thực tế cho thấy, hoa cúc trắng dại có một số công dụng chữa bệnh nhất định. Ngửi mùi thơm của nó có thể giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo, uống trà hoa cúc có thể giải nhiệt, tiêu độc, kháng viêm, hoa cúc trắng còn có tác dụng thông mạch máu ngoại biên, giảm huyết áp và giảm lượng mỡ máu nữa đấy.