Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngọn núi nọ, có một gia đình nông dân nghèo sống bằng nghề trồng dứa. Một hôm, người cha nói với con trai tên là Mạc Hãn rằng, tổ tiên của họ từng họp một đội ngựa thồ để đến phương Bắc bán hàng. Một lần, trên đường trở về nhà, vì trọng lượng hai bên ngựa thồ không cân nhau nên ông tổ của họ đã nhặt một hòn đá ven đường cho vào một bên sọt. Về đến nhà, có người nói rằng viên đá đó là một viên ngọc phỉ thúy, ông tổ của họ bán viên ngọc đi được một số tiền rất lớn, lấy vợ và sinh con đẻ cái, tạo dựng gia tộc đến ngày hôm nay. Mạc Hãn nói với cha: “Con cũng sẽ lên phương Bắc để tìm ngọc phỉ thúy.” Người cha nói: “Rất nhiều người cũng đã đi tìm ngọc phỉ thúy, phải trở về tay không vẫn còn là may mắn, thậm chí có người còn chết dọc đường.” Mạc Hãn cương quyết nói: “Không tìm được ngọc phỉ thúy, con không trở về gặp cha nữa!”
Mạc Hãn đã trèo qua không biết bao nhiêu ngọn núi, lội qua không biết bao nhiêu con sông, cuối cùng cũng đã đến một ngọn núi. Chủ ngọn núi nói: “Trong hang động của lòng núi có thể có ngọc phỉ thúy. Anh hãy đào cho ta một cái hang, nếu làm tốt, cuối năm, ta sẽ cho anh một viên khoáng thạch coi như trả công.” Mạc Hãn nói: “Khoáng thạch đó là phỉ thúy đúng không?” Chủ ngọn núi nói: “Anh bạn trẻ, điều này còn phải xem vận may của anh thế nào. Khoáng thạch bị một lớp đất cát bao phủ, không ai biết bên trong là thứ gì. Đào phỉ thúy cũng giống như đánh bạc vậy, phải nhờ đến vận may, nếu không làm thì anh hãy mau đi đi.”
Thế là Mạc Hãn ở lại ngọn núi đó. Hang động trong núi chật hẹp và ngoằn nghèo như thân hình của một con rắn, người đào khoáng thạch vừa vất vả vừa phải chịu nguy hiểm cận kề. Đến cuối năm, lão chủ nói: “Tôi nói lời giữ lời, anh hãy nhận một viên khoáng thạch đi.” Mạc Hãn liền chọn một viên khoáng thạch chỉ to bằng quả trứng ngỗng.
Mạc Hãn muốn mang hòn đá về nhà, nhưng nghĩ tới quãng đường xa ngàn dặm, khi về nhà, nếu viên đá này chỉ là một hòn đá thông thường thì chắc chắn cha của chàng sẽ thất vọng lắm! Nghĩ vậy, chàng liền tiếp tục ở lại ngọn núi, một năm sau, Mạc Hãn lại được nhận một viên khoáng thạch. Khả năng có ngọc phỉ thúy nằm trong viên khoáng thạch này chắc chỉ là một phần vạn mà thôi. Để tăng khả năng tìm được ngọc phỉ thúy, Mạc Hãn đã làm công ở ngọn núi đó ròng rã mười sáu năm liền. Lúc bấy giờ, chàng mới quyết định trở về nhà. Chàng liền cho hết khoáng thạch vào một bao tải, cái bao nặng trình trịch giống như tải đựng vàng vậy.
Lão chủ nói: “Anh vác bao tải nặng thế này đi đường, không thấy bất tiện sao? Tôi sẽ giúp anh đục những viên khoáng thạch này ra, nếu là đá thì anh vứt nó đi; nếu là ngọc phỉ thúy thì anh cứ việc mang đi.” Mạc Hãn đồng ý. Thế là lão chủ lấy búa, lấy dùi ra đục đá. Viên thứ nhất là đá, viên thứ hai là đá, viên thứ ba vẫn là đá… đến tận viên thứ mười bốn, vẫn toàn là đá cả.
Lão chủ nói: “Vận may của anh kém quá. Còn lại hai viên đá này anh bán lại cho ta đi. Tiền bán một viên đá cũng đủ lộ phí cho anh về quê đấy, tiền bán viên còn lại cũng vừa để dựng một cái nhà tranh.”
Mạc Hãn nói: “Ông chủ, cảm ơn ý tốt của ông, nhưng mà, tôi chỉ bán một viên thôi, viên còn lại, tôi sẽ mang về nhà để cha tôi xem.”
Lão chủ liền trả cho chàng tiền bán một viên đá, sau đó, đục nốt viên đá đó ra. Khi lớp đất đá bên ngoài rơi ra, một viên ngọc phỉ thúy xanh như màu nước suối hiện ra trước mắt mọi người.
Trong những tiếng trầm trồ thán phục và tiếc nuối của mọi người, Mạc Hãn buồn bã lên đường về nhà. Khi đi qua chợ, chàng nhìn thấy một con thằn lắn rất to bị người ta trói lại mang bán. Mạc Hãn liền hỏi: “Tại sao anh không thả nó vào rừng?” Người bán hàng nói: “Anh mua rồi đi mà thả nó vào rừng; nếu không, thì anh có thể mổ thịt nó nấu canh.” Mạc Hãn nhìn vào đôi mắt màu xanh lục lộ rõ sự bi thương của con thằn lằn bèn động lòng trắc ẩn, trích một phần lộ phí ra mua nó. Đến rừng trúc, chàng thả con thằn lằn ra, còn mình thì ăn quả dại để lấy sức về nhà. Không ngờ, con thằn lằn không chịu đi mà chứ luẩn quẩn bên chân chàng, bảo vệ chàng khỏi bị mãnh thú ăn thịt. Nhìn thằn lằn có vẻ nặng nề chậm chạp nhưng thực ra, nó đi lại và leo trèo rất giỏi.
Khi Mạc Hãn về đến nhà, cha của chàng đã già lắm rồi. Mạc Hãn nói: “Cha ơi, con đã mang về đây một viên khoáng thạch, có lẽ bên trong nó có ngọc phỉ thúy, giống như viên ngọc mà tổ tiên chúng ta nhặt được năm xưa vậy.” Cha của chàng cầm viên đá và nói: “Con à, đừng nói đến những việc khác nữa, chỉ cần con trở về là đã tốt lắm rồi, tốt hơn cả việc tìm thấy ngọc phỉ thúy!”
Hôm sau, dân làng cùng chuẩn bị trống chân voi, chỉ cần ngọc phỉ thúy xuất hiện là mọi người cùng khua chiêng gõ trống chúc mừng. Không ngờ, khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi thì lại không thấy hòn đá đâu nữa. Có người ác khẩu nói: “Khoáng thạch cái gì chứ, không biết anh ta làm gì suốt mười sáu năm qua, có mà nằm mơ!”
Cha của Mạc Hãn vội vàng giải thích: “Đúng là tôi đã nhìn thấy hòn đá đó mà.” Nhưng không ai tin lời ông cả. Mạc Hãn nghĩ ngợi hồi lâu, hình như chàng đã tìm ra đáp án, nhưng lại không dám nói. Vì phải làm việc nặng nhọc nhiều năm nên Mạc Hãn bị bệnh, thế nhưng chàng lại cảm thấy áy náy vì bao lâu nay không ở nhà chăm sóc cha nên càng gắng sức làm việc hơn, khiến bệnh tình ngày một nặng hơn. Có người mách rằng ăn canh thịt thằn lằn có công dụng đại bổ, chữa khỏi được bệnh tật nhưng Mạc Hãn không chịu.
Trước khi chết, Mạc Hãn nói với cha: “Xin cha hãy chăm sóc cho con thằn lằn thật tốt. Nếu nó không chịu đi, thì cha hãy đợi đến lúc nó chết, mổ bụng nó ra rồi chôn nó ở bên cạnh con.” Sau khi Mạc Hãn qua đời, con thằn lằn không ăn không uống mà cứ nằm bên cạnh mộ của chàng. Mấy năm sau, người thằn lằn gầy như một que củi, một đêm nọ, nó từ từ trút hơi thở cuối cùng. Cha Mạc Hãn làm theo lời con trai, đến khi mổ bụng thằn lằn ra, ông thấy một viên ngọc phỉ thúy lớn. Dưới tác động của các chất dịch ăn mòn trong cơ thể thằn lằn, lớp đất đá bao phủ quanh viên ngọc đã bị tan rã hết, để lộ ra một viên ngọc sáng bóng không tì vết; sự vận động của dạ dày đã mài viên ngọc có được hình dáng giống chiếc lá cây bồ đề; trước khi chết, thằn lằn nhịn ăn nhịn uống, khiến cho cơ thể gầy mòn ôm chặt lấy viên ngọc, sau khi lấy ra, trên bề mặt viên ngọc còn có những đường gân, hoa văn rất tinh xảo, giống hệt vân lá bồ đề. Sau đó, khi Quốc vương biết tin về viên ngọc phỉ thúy hiếm có, ngài đã đổi rất nhiều lương thực và ngựa quý cho cha Mạc Hãn để có được nó.
Tương truyền viên ngọc phỉ thúy có hình chiếc lá bồ đề đó đã được tiến cống cho một vị Quốc vương ở Nam Á, còn câu chuyện về Mạc Hãn và hành trình tìm ngọc của chàng đã được truyền tụng khắp nơi.
Sưu tầm
Trò chuyện cùng bé
Trải qua nhiều năm làm việc gian khổ, cuối cùng Mạc Hãn cũng có được viên ngọc phỉ thúy theo mong ước của mình. Vì chàng là một người lương thiện, cứu sống thằn lằn nên viên ngọc phỉ thúy của chàng mới trở nên độc nhất vô nhị, trở thành bảo vật hiếm có. Sự lương thiện, chăm chỉ và hiếu thuận của Mạc Hãn thật là cảm động lòng người. Chính những đức tính đó đã giúp câu chuyện về chàng được lưu truyền khắp nơi cho đến tận ngày hôm nay đấy.
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngọn núi nọ, có một gia đình nông dân nghèo sống bằng nghề trồng dứa. Một hôm, người cha nói với con trai tên là Mạc Hãn rằng, tổ tiên của họ từng họp một đội ngựa thồ để đến phương Bắc bán hàng. Một lần, trên đường trở về nhà, vì trọng lượng hai bên ngựa thồ không cân nhau nên ông tổ của họ đã nhặt một hòn đá ven đường cho vào một bên sọt. Về đến nhà, có người nói rằng viên đá đó là một viên ngọc phỉ thúy, ông tổ của họ bán viên ngọc đi được một số tiền rất lớn, lấy vợ và sinh con đẻ cái, tạo dựng gia tộc đến ngày hôm nay. Mạc Hãn nói với cha: “Con cũng sẽ lên phương Bắc để tìm ngọc phỉ thúy.” Người cha nói: “Rất nhiều người cũng đã đi tìm ngọc phỉ thúy, phải trở về tay không vẫn còn là may mắn, thậm chí có người còn chết dọc đường.” Mạc Hãn cương quyết nói: “Không tìm được ngọc phỉ thúy, con không trở về gặp cha nữa!”
Mạc Hãn đã trèo qua không biết bao nhiêu ngọn núi, lội qua không biết bao nhiêu con sông, cuối cùng cũng đã đến một ngọn núi. Chủ ngọn núi nói: “Trong hang động của lòng núi có thể có ngọc phỉ thúy. Anh hãy đào cho ta một cái hang, nếu làm tốt, cuối năm, ta sẽ cho anh một viên khoáng thạch coi như trả công.” Mạc Hãn nói: “Khoáng thạch đó là phỉ thúy đúng không?” Chủ ngọn núi nói: “Anh bạn trẻ, điều này còn phải xem vận may của anh thế nào. Khoáng thạch bị một lớp đất cát bao phủ, không ai biết bên trong là thứ gì. Đào phỉ thúy cũng giống như đánh bạc vậy, phải nhờ đến vận may, nếu không làm thì anh hãy mau đi đi.”
Thế là Mạc Hãn ở lại ngọn núi đó. Hang động trong núi chật hẹp và ngoằn nghèo như thân hình của một con rắn, người đào khoáng thạch vừa vất vả vừa phải chịu nguy hiểm cận kề. Đến cuối năm, lão chủ nói: “Tôi nói lời giữ lời, anh hãy nhận một viên khoáng thạch đi.” Mạc Hãn liền chọn một viên khoáng thạch chỉ to bằng quả trứng ngỗng.
Mạc Hãn muốn mang hòn đá về nhà, nhưng nghĩ tới quãng đường xa ngàn dặm, khi về nhà, nếu viên đá này chỉ là một hòn đá thông thường thì chắc chắn cha của chàng sẽ thất vọng lắm! Nghĩ vậy, chàng liền tiếp tục ở lại ngọn núi, một năm sau, Mạc Hãn lại được nhận một viên khoáng thạch. Khả năng có ngọc phỉ thúy nằm trong viên khoáng thạch này chắc chỉ là một phần vạn mà thôi. Để tăng khả năng tìm được ngọc phỉ thúy, Mạc Hãn đã làm công ở ngọn núi đó ròng rã mười sáu năm liền. Lúc bấy giờ, chàng mới quyết định trở về nhà. Chàng liền cho hết khoáng thạch vào một bao tải, cái bao nặng trình trịch giống như tải đựng vàng vậy.
Lão chủ nói: “Anh vác bao tải nặng thế này đi đường, không thấy bất tiện sao? Tôi sẽ giúp anh đục những viên khoáng thạch này ra, nếu là đá thì anh vứt nó đi; nếu là ngọc phỉ thúy thì anh cứ việc mang đi.” Mạc Hãn đồng ý. Thế là lão chủ lấy búa, lấy dùi ra đục đá. Viên thứ nhất là đá, viên thứ hai là đá, viên thứ ba vẫn là đá… đến tận viên thứ mười bốn, vẫn toàn là đá cả.
Lão chủ nói: “Vận may của anh kém quá. Còn lại hai viên đá này anh bán lại cho ta đi. Tiền bán một viên đá cũng đủ lộ phí cho anh về quê đấy, tiền bán viên còn lại cũng vừa để dựng một cái nhà tranh.”
Mạc Hãn nói: “Ông chủ, cảm ơn ý tốt của ông, nhưng mà, tôi chỉ bán một viên thôi, viên còn lại, tôi sẽ mang về nhà để cha tôi xem.”
Lão chủ liền trả cho chàng tiền bán một viên đá, sau đó, đục nốt viên đá đó ra. Khi lớp đất đá bên ngoài rơi ra, một viên ngọc phỉ thúy xanh như màu nước suối hiện ra trước mắt mọi người.
Trong những tiếng trầm trồ thán phục và tiếc nuối của mọi người, Mạc Hãn buồn bã lên đường về nhà. Khi đi qua chợ, chàng nhìn thấy một con thằn lắn rất to bị người ta trói lại mang bán. Mạc Hãn liền hỏi: “Tại sao anh không thả nó vào rừng?” Người bán hàng nói: “Anh mua rồi đi mà thả nó vào rừng; nếu không, thì anh có thể mổ thịt nó nấu canh.” Mạc Hãn nhìn vào đôi mắt màu xanh lục lộ rõ sự bi thương của con thằn lằn bèn động lòng trắc ẩn, trích một phần lộ phí ra mua nó. Đến rừng trúc, chàng thả con thằn lằn ra, còn mình thì ăn quả dại để lấy sức về nhà. Không ngờ, con thằn lằn không chịu đi mà chứ luẩn quẩn bên chân chàng, bảo vệ chàng khỏi bị mãnh thú ăn thịt. Nhìn thằn lằn có vẻ nặng nề chậm chạp nhưng thực ra, nó đi lại và leo trèo rất giỏi.
Khi Mạc Hãn về đến nhà, cha của chàng đã già lắm rồi. Mạc Hãn nói: “Cha ơi, con đã mang về đây một viên khoáng thạch, có lẽ bên trong nó có ngọc phỉ thúy, giống như viên ngọc mà tổ tiên chúng ta nhặt được năm xưa vậy.” Cha của chàng cầm viên đá và nói: “Con à, đừng nói đến những việc khác nữa, chỉ cần con trở về là đã tốt lắm rồi, tốt hơn cả việc tìm thấy ngọc phỉ thúy!”
Hôm sau, dân làng cùng chuẩn bị trống chân voi, chỉ cần ngọc phỉ thúy xuất hiện là mọi người cùng khua chiêng gõ trống chúc mừng. Không ngờ, khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi thì lại không thấy hòn đá đâu nữa. Có người ác khẩu nói: “Khoáng thạch cái gì chứ, không biết anh ta làm gì suốt mười sáu năm qua, có mà nằm mơ!”
Cha của Mạc Hãn vội vàng giải thích: “Đúng là tôi đã nhìn thấy hòn đá đó mà.” Nhưng không ai tin lời ông cả. Mạc Hãn nghĩ ngợi hồi lâu, hình như chàng đã tìm ra đáp án, nhưng lại không dám nói. Vì phải làm việc nặng nhọc nhiều năm nên Mạc Hãn bị bệnh, thế nhưng chàng lại cảm thấy áy náy vì bao lâu nay không ở nhà chăm sóc cha nên càng gắng sức làm việc hơn, khiến bệnh tình ngày một nặng hơn. Có người mách rằng ăn canh thịt thằn lằn có công dụng đại bổ, chữa khỏi được bệnh tật nhưng Mạc Hãn không chịu.
Trước khi chết, Mạc Hãn nói với cha: “Xin cha hãy chăm sóc cho con thằn lằn thật tốt. Nếu nó không chịu đi, thì cha hãy đợi đến lúc nó chết, mổ bụng nó ra rồi chôn nó ở bên cạnh con.” Sau khi Mạc Hãn qua đời, con thằn lằn không ăn không uống mà cứ nằm bên cạnh mộ của chàng. Mấy năm sau, người thằn lằn gầy như một que củi, một đêm nọ, nó từ từ trút hơi thở cuối cùng. Cha Mạc Hãn làm theo lời con trai, đến khi mổ bụng thằn lằn ra, ông thấy một viên ngọc phỉ thúy lớn. Dưới tác động của các chất dịch ăn mòn trong cơ thể thằn lằn, lớp đất đá bao phủ quanh viên ngọc đã bị tan rã hết, để lộ ra một viên ngọc sáng bóng không tì vết; sự vận động của dạ dày đã mài viên ngọc có được hình dáng giống chiếc lá cây bồ đề; trước khi chết, thằn lằn nhịn ăn nhịn uống, khiến cho cơ thể gầy mòn ôm chặt lấy viên ngọc, sau khi lấy ra, trên bề mặt viên ngọc còn có những đường gân, hoa văn rất tinh xảo, giống hệt vân lá bồ đề. Sau đó, khi Quốc vương biết tin về viên ngọc phỉ thúy hiếm có, ngài đã đổi rất nhiều lương thực và ngựa quý cho cha Mạc Hãn để có được nó.
Tương truyền viên ngọc phỉ thúy có hình chiếc lá bồ đề đó đã được tiến cống cho một vị Quốc vương ở Nam Á, còn câu chuyện về Mạc Hãn và hành trình tìm ngọc của chàng đã được truyền tụng khắp nơi.
Sưu tầm
Trải qua nhiều năm làm việc gian khổ, cuối cùng Mạc Hãn cũng có được viên ngọc phỉ thúy theo mong ước của mình. Vì chàng là một người lương thiện, cứu sống thằn lằn nên viên ngọc phỉ thúy của chàng mới trở nên độc nhất vô nhị, trở thành bảo vật hiếm có. Sự lương thiện, chăm chỉ và hiếu thuận của Mạc Hãn thật là cảm động lòng người. Chính những đức tính đó đã giúp câu chuyện về chàng được lưu truyền khắp nơi cho đến tận ngày hôm nay đấy.