Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

365 Chuyện Kể Hàng Đêm – Mùa Thu

Câu Chuyện Về Nàng A Thi Mã

Tác giả: Lưu Hồng Hà
Chọn tập

Ngày xửa ngày xưa, ở một thảo nguyên rộng lớn tên là A Chiêu Đế, gia đình nghèo khổ Cách Lộ Nhật Minh sinh được một cô con gái rất xinh đẹp. Bố mẹ đặt tên nàng là A Thi Mã. Nàng A Thi Mã lớn dần và trở nên xinh đẹp như một đóa hoa sơn trà đang nở rộ. A Thi Mã ca hát và nhảy múa rất giỏi, tiếng hát trong trẻo và cao vút của nàng thường khiến những người qua đường phải dừng chân lắng nghe. Năm đó, vào đêm hội lửa trại, A Thi Mã đã thổ lộ tình cảm với một chàng trai tên là A Hắc, nàng đã thề là sẽ không lấy ai ngoài chàng.

A Hắc là một chàng trai trẻ người dân tộc Tát Ni, rất tài trí và dũng cảm. Năm A Hắc mười hai tuổi, cha của chàng bị Thổ Ti áp bức và dồn vào chỗ chết. Bản thân A Hắc cũng bị phú hộ Nhiệt Bố Ba Lạp bắt đi làm khổ sai. Một hôm, A Hắc lên núi hái trái cây rừng cho chủ nhân thì bị lạc đường, chàng đã phải chịu đói chịu rét trong rừng suốt ba ngày ba đêm, sợ bị chủ nhân trách phạt nên không dám về nhà. Sau đó, A Hắc gặp cô gái chăn cừu tên là A Thi Mã, nàng dẫn A Hắc về nhà. Bố mẹ của A Thi Mã nhận A Hắc làm con nuôi. Cứ thế, hai người lớn lên bên nhau và ngày càng thân thiết.

A Hắc rất chăm chỉ và rất giỏi trồng trọt. Từ nhỏ, chàng đã thích cưỡi ngựa và không cần yên cương vì cưỡi ngựa như thế giống như bay trong không trung, vô cùng tự do, không hề bị gò bó. Tài bắn cung của A Hắc cũng trăm phát trăm trúng. Cha nuôi của chàng là Cách Lộ Nhật Minh tặng cho chàng mũi tên thần, khiến chàng như hổ thêm cánh. Hắc rất thích hát và tiếng hát của chàng cũng rất âm vang, chàng cũng rất thích thổi sáo và đánh đàn tam huyền, tiếng sáo của chàng rất truyền cảm, tiếng đàn tam huyền của chàng cũng khiến người khác vô cùng cảm động. Trong đêm hội lửa trại năm nay, A Thi Mã và A Hắc đã thổ lộ tình cảm với nhau và quyết định sẽ lấy nhau.

Một hôm, A Thi Mã đi chợ, A Chi – con trai của phú hộ Nhiệt Bố Ba Lạp vừa nhìn thấy đã say mê sắc đẹp của nàng và muốn lấy nàng làm vợ. A Chi về nhà và cầu xin cha của hắn mời người mai mối để lấy A Thi Mã về làm vợ. Nhiệt Bố Ba Lạp đã biết tiếng nàng A Thi Mã xinh đẹp từ lâu nên lập tức đồng ý lời thỉnh cầu của con trai và tìm người mai mối nổi tiếng nhất vùng đó đến nhà A Thi Mã cầu thân.

Chớp mắt, mùa thu đã tới, trên thảo nguyên A Chiêu Đế, nước đã lạnh và cỏ cây đã khô héo, dê cừu đều không có cỏ để ăn, A Hắc phải lùa đàn cừu đến tận vùng Điền Nam mới có cỏ ăn. Trước khi đi, A Hắc chào tạm biệt A Thi Mã, hai người lưu luyến không nỡ xa nhau. Sau khi A Hắc đi, tên Nhiệt Bố Ba Lạp giở thủ đoạn xấu xa, sai côn đồ và gia đinh đến nhà bắt A Thi Mã về. A Thi Mã một lòng chung tình với A Hắc, khi bị bắt về nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, trước sự đe dọa, dụ dỗ của cha con hắn, nàng vẫn một mực không chịu khuất phục, không chịu nhận lời cưới A Chi. A Chi nhăn mặt, tức giận nói: “Nếu nàng không chịu lấy ta, ta sẽ đuổi gia đình của nàng ra khỏi thảo nguyên này.” A Thi Mã không hề sợ hãi trả lời: “Ngươi không dọa được ai đâu, thảo nguyên này đâu phải của mình nhà ngươi.” Nhiệt Bố Ba Lạp thấy quyết tâm của A Thi Mã không hề suy suyển trước những lời dọa nạt và dụ dỗ của mình thì vô cùng tức giận, sai người dùng roi da đánh A Thi Mã một cách thậm tệ, khiến cơ thể nàng chằng chịt vết thương.

Sau đó, A Thi Mã bị nhốt vào nhà lao tối tăm nhưng nàng không hề sợ hãi, nàng tin rằng khi A Hắc biết tin, nhất định sẽ tới cứu mình.

A Hắc biết tin A Thi Mã bị phú hộ bắt về nhà, liền phi ngựa như bay cả ngày cả đêm để về cứu nàng. Khi A Hắc tìm đến nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, tên A Chi đã đóng chặt cổng sắt, không cho chàng vào. Hắn nói rằng muốn thi hát với A Hắc, chàng phải thắng được hắn thì mới được vào nhà. Thế rồi, A Chi ngồi trên tường thành, còn A Hắc ngồi dưới gốc cây, thi hát hết ba ngày ba đêm. Cuối cùng, A Hắc đã thắng. Nhưng sau đó, A Chi lại muốn thi chặt cây, vác cây, gieo hạt với A Hắc để gây khó dễ cho chàng, nhưng hắn nào phải là đối thủ của chàng.

Nhiệt Bố Ba Lạp thấy không thể làm khó được A Hắc, liền nghĩ ra một âm mưu hiểm độc. Hắn giả vờ niềm nở bảo A Hắc ở lại một đêm, nói rằng sáng ngày hôm sau sẽ để A Hắc dẫn A Thi Mã về, nhưng đêm hôm đó, hắn lại lén thả ba con hổ dữ ra để chúng ăn thịt A Hắc. Nhưng thật may là A Hắc rất giỏi bắn cung, chàng bắn liền ba mũi tên, trúng ngay ba con hổ dữ. Hôm sau, cha con Nhiệt Bố Ba Lạp nhìn thấy hổ dữ đã chết hết thì vô cùng kinh sợ, không còn cách nào khác, chúng đành phải thả A Thi Mã ra. Vậy mà khi A Hắc đến trước cổng đón A Thi Mã thì Nhiệt Bố Ba Lạp lại đóng cửa lại và nuốt lời, không thả A Thi Mã ra nữa.

A Hắc không nén nổi tức giận, liền giương cũng bắn ba mũi tên. Mũi tên thứ nhất trúng vào cánh cổng lớn, khiến nó vỡ ra làm đôi; mũi tên thứ hai trúng vào cây cột nhà của Nhiệt Bố Ba Lạp, khiến tòa nhà rung lên ầm ầm; mũi tên thứ ba trúng vào bàn thờ nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, khiến bàn thờ rung lắc dữ dội. Cha con Nhiệt Bố Ba Lạp chỉ biết ngây người đứng nhìn A Hắc dẫn A Thi Mã đi, trong lòng rất tức giận, không phục nhưng cũng không dám ngăn cản. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn không chịu thua mà tiếp tục nghĩ ra một âm mưu khác để hãm hại hai người.

Bọn chúng biết A Hắc và A Thi Mã phải đi qua mười hai dốc núi mới về được đến nhà, thế là quyết định biến con sông nhỏ dưới dốc núi thành con sông lớn nhằm dìm chết hai người. Nhân lúc trên núi có lũ quét, bọn chúng phá hòn đá chặn nước trên thượng nguồn. Khi A Thi Mã và A Hắc qua sông thì nước lũ cuồn cuộn ào tới. A Thi Mã bị dòng nước lũ cuốn đi. A Hắc chỉ kịp nghe thấy tiếng kêu cứu của A Thi Mã thì đã không thấy nàng đâu nữa.

A Thi Mã mất tích rồi, A Hắc đi tìm khắp nơi nhưng mãi vẫn không thấy bóng dáng người yêu. Thì ra, có một cô gái tên là Ứng Sơn Ca đã nhìn thấy A Thi Mã bị cuốn vào cơn lũ, cô liền nhảy xuống dòng nước cứu nàng lên nhưng không hiểu sao A Thi Mã đã biến thành một tảng đá.

Mất đi A Thi Mã, A Hắc ngày đêm tưởng nhớ tới nàng. Ngày nào A Hắc cũng đến dốc núi và gọi: “A Thi Mã! A Thi Mã!” A Thi Mã trên dốc núi cũng đáp lại: “A Thi Mã! A Thi Mã!” Tiếng nói của nàng vang vọng khắp vách đá, tuy nàng đã bị biến thành đá nhưng cuối cùng đã được ở bên cạnh người mình yêu.

Sưu tầm

Trò chuyện cùng bé

Hai cha con tên phú hộ xấu xa, tham lam và độc ác, không giữ chữ tín, người như vậy sẽ không bao giờ được người khác yêu quý. Còn nàng A Thi Mã đáng thương, tuy đã bị biến thành đá nhưng tinh thần kiên cường, không sợ hãi trước cường quyền của nàng mãi mãi đáng để người đời sau ca tụng.

Ngày xửa ngày xưa, ở một thảo nguyên rộng lớn tên là A Chiêu Đế, gia đình nghèo khổ Cách Lộ Nhật Minh sinh được một cô con gái rất xinh đẹp. Bố mẹ đặt tên nàng là A Thi Mã. Nàng A Thi Mã lớn dần và trở nên xinh đẹp như một đóa hoa sơn trà đang nở rộ. A Thi Mã ca hát và nhảy múa rất giỏi, tiếng hát trong trẻo và cao vút của nàng thường khiến những người qua đường phải dừng chân lắng nghe. Năm đó, vào đêm hội lửa trại, A Thi Mã đã thổ lộ tình cảm với một chàng trai tên là A Hắc, nàng đã thề là sẽ không lấy ai ngoài chàng.

A Hắc là một chàng trai trẻ người dân tộc Tát Ni, rất tài trí và dũng cảm. Năm A Hắc mười hai tuổi, cha của chàng bị Thổ Ti áp bức và dồn vào chỗ chết. Bản thân A Hắc cũng bị phú hộ Nhiệt Bố Ba Lạp bắt đi làm khổ sai. Một hôm, A Hắc lên núi hái trái cây rừng cho chủ nhân thì bị lạc đường, chàng đã phải chịu đói chịu rét trong rừng suốt ba ngày ba đêm, sợ bị chủ nhân trách phạt nên không dám về nhà. Sau đó, A Hắc gặp cô gái chăn cừu tên là A Thi Mã, nàng dẫn A Hắc về nhà. Bố mẹ của A Thi Mã nhận A Hắc làm con nuôi. Cứ thế, hai người lớn lên bên nhau và ngày càng thân thiết.

A Hắc rất chăm chỉ và rất giỏi trồng trọt. Từ nhỏ, chàng đã thích cưỡi ngựa và không cần yên cương vì cưỡi ngựa như thế giống như bay trong không trung, vô cùng tự do, không hề bị gò bó. Tài bắn cung của A Hắc cũng trăm phát trăm trúng. Cha nuôi của chàng là Cách Lộ Nhật Minh tặng cho chàng mũi tên thần, khiến chàng như hổ thêm cánh. Hắc rất thích hát và tiếng hát của chàng cũng rất âm vang, chàng cũng rất thích thổi sáo và đánh đàn tam huyền, tiếng sáo của chàng rất truyền cảm, tiếng đàn tam huyền của chàng cũng khiến người khác vô cùng cảm động. Trong đêm hội lửa trại năm nay, A Thi Mã và A Hắc đã thổ lộ tình cảm với nhau và quyết định sẽ lấy nhau.

Một hôm, A Thi Mã đi chợ, A Chi – con trai của phú hộ Nhiệt Bố Ba Lạp vừa nhìn thấy đã say mê sắc đẹp của nàng và muốn lấy nàng làm vợ. A Chi về nhà và cầu xin cha của hắn mời người mai mối để lấy A Thi Mã về làm vợ. Nhiệt Bố Ba Lạp đã biết tiếng nàng A Thi Mã xinh đẹp từ lâu nên lập tức đồng ý lời thỉnh cầu của con trai và tìm người mai mối nổi tiếng nhất vùng đó đến nhà A Thi Mã cầu thân.

Chớp mắt, mùa thu đã tới, trên thảo nguyên A Chiêu Đế, nước đã lạnh và cỏ cây đã khô héo, dê cừu đều không có cỏ để ăn, A Hắc phải lùa đàn cừu đến tận vùng Điền Nam mới có cỏ ăn. Trước khi đi, A Hắc chào tạm biệt A Thi Mã, hai người lưu luyến không nỡ xa nhau. Sau khi A Hắc đi, tên Nhiệt Bố Ba Lạp giở thủ đoạn xấu xa, sai côn đồ và gia đinh đến nhà bắt A Thi Mã về. A Thi Mã một lòng chung tình với A Hắc, khi bị bắt về nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, trước sự đe dọa, dụ dỗ của cha con hắn, nàng vẫn một mực không chịu khuất phục, không chịu nhận lời cưới A Chi. A Chi nhăn mặt, tức giận nói: “Nếu nàng không chịu lấy ta, ta sẽ đuổi gia đình của nàng ra khỏi thảo nguyên này.” A Thi Mã không hề sợ hãi trả lời: “Ngươi không dọa được ai đâu, thảo nguyên này đâu phải của mình nhà ngươi.” Nhiệt Bố Ba Lạp thấy quyết tâm của A Thi Mã không hề suy suyển trước những lời dọa nạt và dụ dỗ của mình thì vô cùng tức giận, sai người dùng roi da đánh A Thi Mã một cách thậm tệ, khiến cơ thể nàng chằng chịt vết thương.

Sau đó, A Thi Mã bị nhốt vào nhà lao tối tăm nhưng nàng không hề sợ hãi, nàng tin rằng khi A Hắc biết tin, nhất định sẽ tới cứu mình.

A Hắc biết tin A Thi Mã bị phú hộ bắt về nhà, liền phi ngựa như bay cả ngày cả đêm để về cứu nàng. Khi A Hắc tìm đến nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, tên A Chi đã đóng chặt cổng sắt, không cho chàng vào. Hắn nói rằng muốn thi hát với A Hắc, chàng phải thắng được hắn thì mới được vào nhà. Thế rồi, A Chi ngồi trên tường thành, còn A Hắc ngồi dưới gốc cây, thi hát hết ba ngày ba đêm. Cuối cùng, A Hắc đã thắng. Nhưng sau đó, A Chi lại muốn thi chặt cây, vác cây, gieo hạt với A Hắc để gây khó dễ cho chàng, nhưng hắn nào phải là đối thủ của chàng.

Nhiệt Bố Ba Lạp thấy không thể làm khó được A Hắc, liền nghĩ ra một âm mưu hiểm độc. Hắn giả vờ niềm nở bảo A Hắc ở lại một đêm, nói rằng sáng ngày hôm sau sẽ để A Hắc dẫn A Thi Mã về, nhưng đêm hôm đó, hắn lại lén thả ba con hổ dữ ra để chúng ăn thịt A Hắc. Nhưng thật may là A Hắc rất giỏi bắn cung, chàng bắn liền ba mũi tên, trúng ngay ba con hổ dữ. Hôm sau, cha con Nhiệt Bố Ba Lạp nhìn thấy hổ dữ đã chết hết thì vô cùng kinh sợ, không còn cách nào khác, chúng đành phải thả A Thi Mã ra. Vậy mà khi A Hắc đến trước cổng đón A Thi Mã thì Nhiệt Bố Ba Lạp lại đóng cửa lại và nuốt lời, không thả A Thi Mã ra nữa.

A Hắc không nén nổi tức giận, liền giương cũng bắn ba mũi tên. Mũi tên thứ nhất trúng vào cánh cổng lớn, khiến nó vỡ ra làm đôi; mũi tên thứ hai trúng vào cây cột nhà của Nhiệt Bố Ba Lạp, khiến tòa nhà rung lên ầm ầm; mũi tên thứ ba trúng vào bàn thờ nhà Nhiệt Bố Ba Lạp, khiến bàn thờ rung lắc dữ dội. Cha con Nhiệt Bố Ba Lạp chỉ biết ngây người đứng nhìn A Hắc dẫn A Thi Mã đi, trong lòng rất tức giận, không phục nhưng cũng không dám ngăn cản. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn không chịu thua mà tiếp tục nghĩ ra một âm mưu khác để hãm hại hai người.

Bọn chúng biết A Hắc và A Thi Mã phải đi qua mười hai dốc núi mới về được đến nhà, thế là quyết định biến con sông nhỏ dưới dốc núi thành con sông lớn nhằm dìm chết hai người. Nhân lúc trên núi có lũ quét, bọn chúng phá hòn đá chặn nước trên thượng nguồn. Khi A Thi Mã và A Hắc qua sông thì nước lũ cuồn cuộn ào tới. A Thi Mã bị dòng nước lũ cuốn đi. A Hắc chỉ kịp nghe thấy tiếng kêu cứu của A Thi Mã thì đã không thấy nàng đâu nữa.

A Thi Mã mất tích rồi, A Hắc đi tìm khắp nơi nhưng mãi vẫn không thấy bóng dáng người yêu. Thì ra, có một cô gái tên là Ứng Sơn Ca đã nhìn thấy A Thi Mã bị cuốn vào cơn lũ, cô liền nhảy xuống dòng nước cứu nàng lên nhưng không hiểu sao A Thi Mã đã biến thành một tảng đá.

Mất đi A Thi Mã, A Hắc ngày đêm tưởng nhớ tới nàng. Ngày nào A Hắc cũng đến dốc núi và gọi: “A Thi Mã! A Thi Mã!” A Thi Mã trên dốc núi cũng đáp lại: “A Thi Mã! A Thi Mã!” Tiếng nói của nàng vang vọng khắp vách đá, tuy nàng đã bị biến thành đá nhưng cuối cùng đã được ở bên cạnh người mình yêu.

Sưu tầm

Hai cha con tên phú hộ xấu xa, tham lam và độc ác, không giữ chữ tín, người như vậy sẽ không bao giờ được người khác yêu quý. Còn nàng A Thi Mã đáng thương, tuy đã bị biến thành đá nhưng tinh thần kiên cường, không sợ hãi trước cường quyền của nàng mãi mãi đáng để người đời sau ca tụng.

Chọn tập
Bình luận
× sticky