Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Ngày xửa ngày xưa, cạnh thác nước Cam Vàng, có hai ông bà lão nọ sinh sống bằng nghề trồng trọt. Hai người đã già mà vẫn không có con cái nên cuộc sống rất khổ cực, buồn tẻ. Khi còn trẻ, ông lão đã đến bên thác nước này dựng nhà và trồng tất cả một trăm cây cam vàng trước và sau nhà mình. Nhiều năm trôi qua, những cái cây này đều đã lớn. Cạnh nhà ông bà lão là một thác nước lớn, không ai biết tên thác nước là gì cả.
Một năm nọ, một trăm cây cam vàng của ông lão nở nhiều hoa hơn hẳn những năm trước, hơn nữa, hoa cũng rất to. Mỗi khi có gió thổi, cách hàng dặm cũng ngửi thấy hương hoa. Hai ông bà lão rất mừng vì tin rằng, năm nay số lượng quả sẽ nhiều hơn năm ngoái. Ông lão cứ nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rằng: “Bà nó này, đợi khi bán cam đi, bà sẽ có đủ tiền để mua một bộ quần áo mới, thay cho bộ quần áo cũ kĩ này.” Bà lão cũng nhắc đi nhắc lại: “Ông cũng có thể mua vài cân thịt với một bình rượu về để nhâm nhi rồi nhé.” Cuộc sống cứ thế trôi đi, những bông hoa đã rụng. Ngày nào ông lão cũng ngắm nghía những cây cam nhưng mãi vẫn chưa thấy đậu quả. Chiều hôm đó, bà lão mừng rỡ nói với ông lão: “Ông mau ra xem đi, có quả rồi!” Ông lão vội lật đật chạy ra xem. Ồ! To quá. Ông lão cảm thấy rất kì lạ, hoa cam mới rụng có mười mấy ngày, vậy mà quả cam này đã to gấp mấy lần những quả cam chín cây khác. Hai ông bà lão lại đi xem những cây cam khác nhưng không thấy thêm một quả cam nào nữa.
Mấy hôm sau, nhà ông bà lão có một vị khách quý ghé thăm. Sau khi biết chuyện về quả cam khổng lồ, vị khách này đã vượt quãng đường xa hàng trăm dặm để đến đây, tên ông ta là Thiểm Lão. Thiểm Lão đến nhà ông bà lão, vừa mở miệng đã hỏi: “Ông lão, ông có bán quả cam này không?” “Quả cam này để làm giống, không bán đâu.” Ông lão thuận miệng trả lời.
“Hai trăm lượng bạc có bán không?” Ông lão vừa nghe thấy thế thì ngây người ra, cả đời ông chưa bao giờ nhìn thấy nhiều tiền như thế. Thiểm Lão thấy ông lão có vẻ do dự, liền nói: “Thế này đi, ta trả ông một nghìn lượng bạc.” Bấy giờ, ông lão càng thêm phần bối rối. Bà lão đứng bên cạnh nói chen vào: “Bán, bán mau đi ông ạ, để tôi đi hái cam.” “Không cần!” Thiểm Lão ngăn lại, “Bây giờ tôi chưa cần đến quả cam này, đúng một trăm ngày sau, ta sẽ đến lấy. Nhưng hai người hãy nhớ, trong vòng một trăm ngày tới, cho dù là ngày hay là đêm, hai người cũng phải canh giữ quả cam cho cẩn thận, không được để kẻ khác sờ vào đâu đấy.” “Ông yên tâm đi!” Ông lão nói, “Chỗ chúng tôi cả năm cũng không có mấy ai ghé qua. Nhưng ông phải nói ông cần quả cam này làm gì, nếu không nói thì tôi sẽ không bán đâu.” “Quả cam này chính là một báu vật!” Thiểm Lão thì thầm vào tai ông lão. “Nó dùng để làm gì?” Ông lão hỏi lại. “À, điều này… sau này nói tiếp đi!” Thiểm Lão không muốn nói thêm mà ông lão cũng không tiện hỏi. Sau khi dặn dò thêm vài câu, Thiểm Lão vội vàng rời khỏi căn nhà nhỏ.
Từ hôm đó, hai vợ chồng ông lão thay nhau canh giữ dưới gốc cây, cả ngày cả đêm. Chín mươi chín ngày trôi qua rất nhanh, hai ông bà lão mệt rã rời, hai mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, chỉ muốn nằm xuống ngủ một giấc. Ông lão nghĩ bụng: Đã canh chừng hết chín mươi chín ngày rồi, dù sao thì quả cam này cũng đã chín, hái trước một ngày chắc cũng không sao. Thế là hai người liền hái quả cam xuống.
Hôm sau, Thiểm Lão đến, vừa vào đến cửa đã hỏi: “Ông lão, quả cam vàng thế nào rồi?” Thiểm Lão đưa cho ông lão ngân phiếu một nghìn lượng bạc, lại còn mang theo cả một chiếc thang dây bện bằng dây thừng nữa. Ông lão đút tờ ngân phiếu vào ngực và nói: “Quả cam đã chín rồi, tối hôm qua, chúng tôi đã hái nó xuống.” “Đã hái rồi sao?” Thiểm Lão kinh ngạc thốt lên, “Để ta xem.” Ông lão liền lấy quả cam ra. Quả cam này vừa thơm vừa to không thua kém gì một quả bí đỏ. Thiểm Lão ngắm nghía một hồi rồi thở dài nói: “Tiếc quá, chỉ thiếu có một ngày thôi, không đủ sức lực rồi.” “Rốt cuộc là quả cam này có tác dụng gì vậy?” Ông lão hỏi. Thiểm Lão chỉ về thác nước đối diện và nói: “Cái đầm dưới thác nước kia chính là một kho báu, vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết, chỉ có điều không lấy lên được. Quả cam vàng này chính là chìa khóa để mở kho báu đó, chỉ tiếc rằng hôm qua ông đã hái nó xuống, sợ là năng lực của nó chưa đủ mạnh để mở cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thử xem sao.”
Nói rồi, Thiểm Lão liền ôm lấy quả cam, vác thang dây lên vai và đi về phía thác nước. Hai vợ chồng ông lão giúp ông ta buộc thang dây vào tảng đá bên bờ đầm. Buộc xong thang, Thiểm Lão nâng quả cam vàng lên, vứt xuống đầm. Một chuyện kì lạ đã xảy ra: Thác nước đang đổ xuống ầm ầm bỗng nhiên ngừng lại, đầm nước bên dưới bỗng nhiên khô cạn. Hai ông bà lão ngó xuống dưới thì nhìn thấy ánh vàng, ánh bạc, kim cương, ngọc ngà châu báu tỏa sáng lấp lánh dưới đáy đầm. Thiểm Lão hớn hở ra mặt, vội vàng thả thang dây xuống đầm, trèo xuống, nhét đầy vàng bạc vào cái túi bên người, sau đó nhặt quả cam vàng và trèo lên. Trèo được nửa đường, bỗng một tiếng động long trời lở đất vang lên, hai ông bà lão sợ quá, không dám nhúc nhích. Hóa ra, thác nước phía trên đang ào ạt đổ xuống, bên dưới, nước trong đầm dâng lên cuồn cuộn. Khi hai ông bà lão định thần nhìn lại, trước mặt chỉ còn lại cái thang dây, không thấy bóng dáng Thiểm Lão đâu cả. Ông lão lắc đầu, thở dài, rút tờ ngân phiếu ra, không do dự, vứt luôn xuống đầm nước. Ông quay lại nói với vợ: “Đây không phải là thứ mà những người làm nghề trồng trọt như chúng ta nên nhận, có giữ lại cũng không ích gì.”
Từ đó về sau, thác nước này được gọi là Thác Cam Vàng. Tuy ai cũng biết rằng dưới thác nước này có một cái đầm, dưới đáy đầm có biết bao ngọc ngà châu báu, nhưng không ai tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa đó cả.
Sưu tầm
Trò chuyện cùng bé
Vì muốn có được thật nhiều vàng bạc châu báu, cuối cùng Thiểm Lão đã không thể giữ được tính mạng của mình. Câu chuyện này muốn gửi đến chúng ta một bài học rằng, chỉ có những của cải có được nhờ sức lao động mới thực sự thuộc về chúng ta mà thôi, muốn không làm mà hưởng thì chắc chắn sẽ không có được kết cục tốt đẹp.
Ngày xửa ngày xưa, cạnh thác nước Cam Vàng, có hai ông bà lão nọ sinh sống bằng nghề trồng trọt. Hai người đã già mà vẫn không có con cái nên cuộc sống rất khổ cực, buồn tẻ. Khi còn trẻ, ông lão đã đến bên thác nước này dựng nhà và trồng tất cả một trăm cây cam vàng trước và sau nhà mình. Nhiều năm trôi qua, những cái cây này đều đã lớn. Cạnh nhà ông bà lão là một thác nước lớn, không ai biết tên thác nước là gì cả.
Một năm nọ, một trăm cây cam vàng của ông lão nở nhiều hoa hơn hẳn những năm trước, hơn nữa, hoa cũng rất to. Mỗi khi có gió thổi, cách hàng dặm cũng ngửi thấy hương hoa. Hai ông bà lão rất mừng vì tin rằng, năm nay số lượng quả sẽ nhiều hơn năm ngoái. Ông lão cứ nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rằng: “Bà nó này, đợi khi bán cam đi, bà sẽ có đủ tiền để mua một bộ quần áo mới, thay cho bộ quần áo cũ kĩ này.” Bà lão cũng nhắc đi nhắc lại: “Ông cũng có thể mua vài cân thịt với một bình rượu về để nhâm nhi rồi nhé.” Cuộc sống cứ thế trôi đi, những bông hoa đã rụng. Ngày nào ông lão cũng ngắm nghía những cây cam nhưng mãi vẫn chưa thấy đậu quả. Chiều hôm đó, bà lão mừng rỡ nói với ông lão: “Ông mau ra xem đi, có quả rồi!” Ông lão vội lật đật chạy ra xem. Ồ! To quá. Ông lão cảm thấy rất kì lạ, hoa cam mới rụng có mười mấy ngày, vậy mà quả cam này đã to gấp mấy lần những quả cam chín cây khác. Hai ông bà lão lại đi xem những cây cam khác nhưng không thấy thêm một quả cam nào nữa.
Mấy hôm sau, nhà ông bà lão có một vị khách quý ghé thăm. Sau khi biết chuyện về quả cam khổng lồ, vị khách này đã vượt quãng đường xa hàng trăm dặm để đến đây, tên ông ta là Thiểm Lão. Thiểm Lão đến nhà ông bà lão, vừa mở miệng đã hỏi: “Ông lão, ông có bán quả cam này không?” “Quả cam này để làm giống, không bán đâu.” Ông lão thuận miệng trả lời.
“Hai trăm lượng bạc có bán không?” Ông lão vừa nghe thấy thế thì ngây người ra, cả đời ông chưa bao giờ nhìn thấy nhiều tiền như thế. Thiểm Lão thấy ông lão có vẻ do dự, liền nói: “Thế này đi, ta trả ông một nghìn lượng bạc.” Bấy giờ, ông lão càng thêm phần bối rối. Bà lão đứng bên cạnh nói chen vào: “Bán, bán mau đi ông ạ, để tôi đi hái cam.” “Không cần!” Thiểm Lão ngăn lại, “Bây giờ tôi chưa cần đến quả cam này, đúng một trăm ngày sau, ta sẽ đến lấy. Nhưng hai người hãy nhớ, trong vòng một trăm ngày tới, cho dù là ngày hay là đêm, hai người cũng phải canh giữ quả cam cho cẩn thận, không được để kẻ khác sờ vào đâu đấy.” “Ông yên tâm đi!” Ông lão nói, “Chỗ chúng tôi cả năm cũng không có mấy ai ghé qua. Nhưng ông phải nói ông cần quả cam này làm gì, nếu không nói thì tôi sẽ không bán đâu.” “Quả cam này chính là một báu vật!” Thiểm Lão thì thầm vào tai ông lão. “Nó dùng để làm gì?” Ông lão hỏi lại. “À, điều này… sau này nói tiếp đi!” Thiểm Lão không muốn nói thêm mà ông lão cũng không tiện hỏi. Sau khi dặn dò thêm vài câu, Thiểm Lão vội vàng rời khỏi căn nhà nhỏ.
Từ hôm đó, hai vợ chồng ông lão thay nhau canh giữ dưới gốc cây, cả ngày cả đêm. Chín mươi chín ngày trôi qua rất nhanh, hai ông bà lão mệt rã rời, hai mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, chỉ muốn nằm xuống ngủ một giấc. Ông lão nghĩ bụng: Đã canh chừng hết chín mươi chín ngày rồi, dù sao thì quả cam này cũng đã chín, hái trước một ngày chắc cũng không sao. Thế là hai người liền hái quả cam xuống.
Hôm sau, Thiểm Lão đến, vừa vào đến cửa đã hỏi: “Ông lão, quả cam vàng thế nào rồi?” Thiểm Lão đưa cho ông lão ngân phiếu một nghìn lượng bạc, lại còn mang theo cả một chiếc thang dây bện bằng dây thừng nữa. Ông lão đút tờ ngân phiếu vào ngực và nói: “Quả cam đã chín rồi, tối hôm qua, chúng tôi đã hái nó xuống.” “Đã hái rồi sao?” Thiểm Lão kinh ngạc thốt lên, “Để ta xem.” Ông lão liền lấy quả cam ra. Quả cam này vừa thơm vừa to không thua kém gì một quả bí đỏ. Thiểm Lão ngắm nghía một hồi rồi thở dài nói: “Tiếc quá, chỉ thiếu có một ngày thôi, không đủ sức lực rồi.” “Rốt cuộc là quả cam này có tác dụng gì vậy?” Ông lão hỏi. Thiểm Lão chỉ về thác nước đối diện và nói: “Cái đầm dưới thác nước kia chính là một kho báu, vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết, chỉ có điều không lấy lên được. Quả cam vàng này chính là chìa khóa để mở kho báu đó, chỉ tiếc rằng hôm qua ông đã hái nó xuống, sợ là năng lực của nó chưa đủ mạnh để mở cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thử xem sao.”
Nói rồi, Thiểm Lão liền ôm lấy quả cam, vác thang dây lên vai và đi về phía thác nước. Hai vợ chồng ông lão giúp ông ta buộc thang dây vào tảng đá bên bờ đầm. Buộc xong thang, Thiểm Lão nâng quả cam vàng lên, vứt xuống đầm. Một chuyện kì lạ đã xảy ra: Thác nước đang đổ xuống ầm ầm bỗng nhiên ngừng lại, đầm nước bên dưới bỗng nhiên khô cạn. Hai ông bà lão ngó xuống dưới thì nhìn thấy ánh vàng, ánh bạc, kim cương, ngọc ngà châu báu tỏa sáng lấp lánh dưới đáy đầm. Thiểm Lão hớn hở ra mặt, vội vàng thả thang dây xuống đầm, trèo xuống, nhét đầy vàng bạc vào cái túi bên người, sau đó nhặt quả cam vàng và trèo lên. Trèo được nửa đường, bỗng một tiếng động long trời lở đất vang lên, hai ông bà lão sợ quá, không dám nhúc nhích. Hóa ra, thác nước phía trên đang ào ạt đổ xuống, bên dưới, nước trong đầm dâng lên cuồn cuộn. Khi hai ông bà lão định thần nhìn lại, trước mặt chỉ còn lại cái thang dây, không thấy bóng dáng Thiểm Lão đâu cả. Ông lão lắc đầu, thở dài, rút tờ ngân phiếu ra, không do dự, vứt luôn xuống đầm nước. Ông quay lại nói với vợ: “Đây không phải là thứ mà những người làm nghề trồng trọt như chúng ta nên nhận, có giữ lại cũng không ích gì.”
Từ đó về sau, thác nước này được gọi là Thác Cam Vàng. Tuy ai cũng biết rằng dưới thác nước này có một cái đầm, dưới đáy đầm có biết bao ngọc ngà châu báu, nhưng không ai tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa đó cả.
Sưu tầm
Vì muốn có được thật nhiều vàng bạc châu báu, cuối cùng Thiểm Lão đã không thể giữ được tính mạng của mình. Câu chuyện này muốn gửi đến chúng ta một bài học rằng, chỉ có những của cải có được nhờ sức lao động mới thực sự thuộc về chúng ta mà thôi, muốn không làm mà hưởng thì chắc chắn sẽ không có được kết cục tốt đẹp.