Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Điểm Mù

Chương 3: Khi Chúng Ta Hành Động Ngược Lại Với Những Giá Trị Đạo Đức Của Chính Mình

Tác giả: Max H. Bazerman - Ann E.Tenbrunsel

Vào thời điểm chúng ta nhận học vị giáo sư, chúng ta thường nhận được những cuộc điện thoại từ những người bạn đã lâu không liên lạc hay từ họ hàng của mình khi một trong những người con của họ chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 18. Tại sao những cuộc gọi như thế lại thường đến vào khoảng thời gian này? Hóa ra những cuộc gọi tưởng chừng ngẫu nhiên đó lại đến từ bạn bè hoặc họ hàng có con cái nộp đơn xin thi tuyển vào trường Đại học nơi bạn đang làm việc. Dĩ nhiên, bạn bè chúng ta giải thích rằng họ hoàn toàn hiểu chúng ta không có quyền để nhận con họ vào trường, họ chỉ gọi để nhờ ta gửi cho một bức thư giới thiệu hoặc một lời giới thiệu đến giám đốc tuyển sinh.

Những cuộc gọi này thường khiến chúng ta bối rối. Vì chúng ta thường không biết rõ đứa bé đó và có vẻ như sự giới thiệu của chúng ta khó mà có trọng lượng với ban tuyển sinh. Trong khi đó, thật không dễ chịu khi nói với người em họ thứ hai của mình rằng những lời đề cao của họ hàng về vai trò của ta ở trường Đại học có thể là hơi quá và rằng chúng ta chỉ có thể giúp được một phần rất nhỏ mà thôi. Cho nên, nhờ vào sự quen biết trước đây với giám đốc tuyển sinh, chúng ta sẽ vượt qua được quá trình bối rối đó bằng việc sắp xếp để giới thiệu người ứng tuyển cho giám đốc.

Chúng ta xếp hạng mình như thế nào về mức độ “dễ mến” khi thực hiện những lời giới thiệu đó?

Còn về hành vi đạo đức thì sao? Có lẽ bạn đã từng được bạn bè nhờ vả hoặc bạn của bạn hoặc bạn bè của họ hàng người thân nhờ giúp đỡ. Có lẽ những sự giúp đỡ này liên quan đến việc phân bổ những nguồn lực khan hiếm (ví dụ như việc làm), chấp thuận vào những nhóm tuyển chọn (ví dụ như các trường đại học), một căn hộ ở một vị trí nhất định nào đó hoặc là một lời giới thiệu đến nhân viên cho vay tại một ngân hàng. Hầu hết chúng ta đều nhận được những lời đề nghị như vậy không lúc này thì lúc khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta thường cảm thấy thoải mái trong việc “ban phát ân huệ” cho những người mà chúng ta cho là có mối liên hệ với mình. Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là thiên vị cùng nhóm. Cụ thể, chúng ta có khuynh hướng thiên vị những người cùng môi trường, tôn giáo, chủng tộc hoặc giới tính.

Bây giờ hãy xem xét việc những nhóm thiểu số thường không có người đại diện ở những cấp cao nhất trong các công ty hoặc các khoa ở trường đại học. Điều này cho thấy rằng, trong những tình huống này, người da trắng thường gọi điện cho nhau để đưa ra những đề nghị giúp đỡ đặc biệt cho người da trắng mà gạt bỏ các nhóm thiểu số khác. Khi bạn bè hoặc họ hàng chúng ta gọi nhờ vả cho con cái họ, chúng ta không có ý định loại trừ những nhóm thiểu số không có đại diện (underrepresented minorities). Thật ra, chúng ta có thể không nghĩ gì về những nhóm thiểu số bị ảnh hưởng bởi hành động của mình, thay vào đó, chúng ta tập trung vào việc chúng ta “tử tế” như thế nào khi đưa ra những lời nói tốt đẹp với trưởng ban tuyển sinh thay mặt cho người em họ thứ ba đã rất lâu không liên lạc của mình. Nhưng khi những nguồn lực trở nên khan hiếm và chúng ta ưa thích những người tương tự như mình, kết quả cuối cùng là sự phân biệt đối xử với những người khác biệt với mình. Về bản chất, việc ưa thích những người giống chúng ta về mặt nhân học cũng tương tự như việc trừng phạt những người không cùng chia sẻ các đặc điểm với chúng ta. Dù vậy, hầu hết chúng ta đều không nhận ra sự thật này.

Hãy xem xét việc khoảng hai thập niên gần đây, một phát hiện phổ biến trong ngành kinh doanh cho vay nợ xấu cho thấy rằng các ngân hàng thường từ chối cho vay nợ đối với người Mỹ gốc Phi hơn là với người da trắng, thậm chí sau khi đã điều tra thu nhập, vị trí nhà cửa, v.v… Khi điều này được công bố lần đầu tiên vào những năm 1990, giới nhà báo đã nhìn câu chuyện này như một trong những thành kiến và thái độ phân biệt chủng tộc của các ngân hàng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Thái độ phân biệt và thành kiến công khai có thể chỉ là một phần của câu chuyện nhưng người cộng sự lâu năm của chúng tôi David Messick cho rằng nguyên nhân phổ biến nhất có vẻ như là sự thiên vị người cùng nhóm. Nghĩa là, trong khi những nhân viên cho vay phân biệt đối xử rõ rệt, một vấn đề rõ ràng hơn có thể là những nhân viên cho vay này ưa thích những người giống họ, xét về mặt chủng tộc, nền tảng, v.v… Nếu những nhân viên da trắng chiếm phần đông này sẵn sàng xuất giấy nợ cho những người nộp đơn da trắng không đủ tiêu chuẩn hơn là những người khác, kết quả cuối cùng là sẽ có ít ngân quỹ dành cho “nhóm người ngoài” và sự phân biệt đối xử tương tự xảy ra như thể những nhân viên cho vay là những người phân biệt chủng tộc rõ rệt. Quá trình này đơn giản là vì những nhân viên này đang cố gắng trở nên tử tế với những người cùng nhóm với mình. Điểm nút thắt là: sự thiên vị người cùng nhóm có thể có những tác động tương tự như sự phân biệt đối xử với người khác nhóm và nếu như không có suy nghĩ phân biệt đối xử thì anh ta chẳng làm gì sai cả!

Điều này chính xác là những gì đã xảy ra tại Đại học Illinois trong nhiều năm. Vào tháng 5 năm 2009, tờ Chicago Tribune công bố một câu chuyện nói rằng hàng trăm học sinh có thành tích học tập dưới mức đạt yêu cầu đã được nhận vào trường đại học này nhờ vào sự can thiệp của các nhà làm luật của bang và thành viên ban quan trị của trường đại học.[58] Từ năm 2005 đến 2009, khoảng 800 thí sinh được nhận vào trường sau khi có được sự lưu tâm đặc biệt từ những quan chức cấp cao, theo những tài liệu mà tờ Tribune điều tra. Bằng một hệ thống ngầm được bí mật biết đến với cái tên “Loại I”, một số thí sinh không đủ điều kiện đã được nhận vào học bất chấp sự phản đối của các thành viên hội đồng tuyển sinh, trong khi những người khác thì ngầm đồng ý. Trong một ví dụ được nhiều người biết đến, một người thân của Antoin “Tony” Rezko, người đã bị kết án lạm dụng tầm ảnh hưởng của CỰU NHÂN VIÊN thống đốc bang Illinois bị thất sủng Rod Blagojevich, đã được nhận vào học sau khi Hiệu trưởng trường Illinois B. Joseph White gửi một bức thư cho Hiệu trưởng trường này giải thích rằng ngài thống đốc muốn thí sinh này được nhận vào học. Một thành viên xét tuyển, người nhận thông điệp này cho biết người nhà của Rezko có hạnh kiểm yếu và suýt bị từ chối. Nhưng quyết định đã bị đảo ngược và thí sinh này đã được nhận.

Theo điều tra của tờ Tribune dựa trên những tài liệu này, những thành viên ban quản trị trường đại học và những nhà làm luật đã lót tay các chức sắc trong trường đại học.[59] “Loại I” đã tạo ra một tình huống khó xử, trong đó các nhà chức trách trường đại học thường nhận lời giúp đỡ các nhà làm luật – những “ông chủ ngầm” nắm giữ toàn bộ hệ thống trường học, tờ Tribune nhấn mạnh.[60] Hầu hết các nhà làm luật tham gia vào vụ tai tiếng này đã thực hiện lời yêu cầu thông qua hai nhà vận động hành lang giỏi nhất của trường, những người có vai trò khiến những nhà làm luật hài lòng. Ngoài ra, thông qua một nhà vận động hành lang, hai nhà làm luật đã đe dọa các chức sắc trường đại học rằng nếu những thí sinh này không được chấp nhận, họ sẽ thay đổi hệ thống xét tuyển của trường.

Nổi bật là trong năm học 2008 – 2009, khoảng 77% những người nằm trong “danh sách đen” đã được nhận học, chiếm 69% tổng số thí sinh, mặc cho những người này có điểm trung bình xếp hạng và điểm kiểm tra tiêu chuẩn thấp hơn so với những thí sinh bình thường khác. Chính sách nhận những thí sinh kém chất lượng nhưng có mối quan hệ tốt có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của trường. Năm 2006, Paul Pless, trưởng phòng tuyển sinh trường Luật của Đại học Illinois cho biết ông đã phải nhận thêm hai sinh viên có thành tích cao để bù lại việc thứ hạng của trường bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhận những thí sinh không đủ chuẩn của “Loại I”. Ông Pless nói, “Khi [các thí sinh này] đối diện với chương trình học căng thẳng của chúng tôi, chắc chắn họ sẽ không thể trông chờ gì hơn ngoài thất bại.”[61]

Việc Chicago Tribune công bố sự tồn tại của “Loại I” đã khơi dậy một “cơn bão” ở Illinois. Tháng 8 năm 2009, một ban được chính Thống đốc Patrick Quinn chỉ định đã công bố một báo cáo rất gay gắt cáo buộc trường Đại học Illinois đang trải qua “một cuộc khủng hoảng chính thức do mình tự gây nên” như là kết quả của văn hóa “giễu cợt (cynicism) và chủ nghĩa cơ hội dày đặc”[62] đã tồn tại từ lâu. Những trưởng khoa và viên chức cao cấp, gồm có cả Hiệu trưởng White và người đứng đầu ban tuyển sinh của trường đại học đã bị cáo buộc bắt tay với nhau trong việc tuyển vào những thí sinh kém phẩm chất có đặc quyền, bao gồm con cháu của những nhà tài trợ hàng đầu cho trường. Báo cáo cũng kêu gọi thành viên hội đồng tuyển sinh của nhà trường từ chức. Hiệu trưởng White đã chính thức bắt tay vào việc loại bỏ hệ thống “Loại I” và tuyên bố áp dụng những đề xuất của ban, bao gồm việc xây dựng một “bức tường lửa” để bảo vệ quá trình xét tuyển tránh khỏi sự can thiệp của những viên chức cao cấp của trường, thiết lập một quy trình xét tuyển từ các nhà làm luật và những người khác và xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho những nhân viên xét tuyển. Nhưng đối với White, tổn hại dù gì cũng đã xảy ra; dưới những áp lực nặng nề, ông đã phải từ chức hiệu trưởng vào tháng 9 năm 2009.

Dựa trên việc các nhà làm luật bang Illinois, các thành viên ban quản trị trường Đại học Illinoise và các quan chức của trường đại học không thấy ái ngại về chính sách tuyển sinh của trường mình, bạn có thể tự hỏi rằng câu chuyện buồn về đặc quyền theo nhóm này có phải là một trường hợp cố ý tham nhũng hay là một trường hợp ngầm phân biệt đối xử? Câu trả lời là cả hai. Không có gì phải nghi ngờ, trong số những người làm sai, có người biết họ đã cư xử thiếu đạo đức. Nhưng với những người khác, việc giúp đỡ những người thân thiết với mình rõ ràng khiến họ bỏ qua thực tế là trường đại học đã từ chối một cách không công bằng những người không được đỡ đầu. Khi tờ Tribune hỏi về những đề nghị giúp đỡ, một số nhà làm luật cho biết họ chỉ làm việc của mình thôi. “Những cuộc gọi ủy thác và nhờ vả người nào đó giúp lót đường hoặc thay cương ngựa hoặc giúp một đứa trẻ vào đại học, tôi cho rằng điều đó hoàn toàn thích đáng”, phát ngôn viên Hạ viện Michael Madigan nói với tờ Tribune.[63] Rất nhiều người dân Illinoise, gồm cả những em có bằng cấp tốt bị trường Đại học Illinois từ chối đã cảm thấy bị xúc phạm nhưng không mấy ngạc nhiên về quy trình xét tuyển mờ ám này. “Nếu như bạn quen biết ai đó, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn tại bang Illinois này ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau”, theo lời ông Tom Wethekam – cha của một học sinh bị trường từ chối nhận học theo quy trình thông thường. “Tôi nhìn nhận trường hợp này như là một sự mở rộng của sự thật này thôi.”[64]

Mặc dù hệ thống “Loại I” ở Illinoise nổi bật vì quy mô tổ chức thì hầu như tất cả các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đều không chấp nhận những yêu cầu nhận học từ những cá nhân có quen biết, bất kể thân sơ. Peter Schmidt (2007), phó tổng biên tập của tờ Chronicle of Higher Education cho rằng hình thức điển hình (lead- ing form) của hành động khẳng định tại nhiều trường đại học danh tiếng là “con ông cháu cha” là: chính sách chấp nhận những đứa trẻ kém năng lực và loại bỏ những đứa trẻ giỏi qua lời giới thiệu từ các CỰU NHÂN VIÊN sinh viên, nhà tài trợ và những cá nhân có mối quan hệ hữu hảo khác. Các chính sách dành cho “con ông cháu cha” tại những trường ưu tú đã thiên vị những thí sinh ít năng lực và kém phẩm chất từ những nhóm xã hội có đặc quyền và loại bỏ những thí sinh có đủ năng lực nhưng không có quen biết.[65] Hầu hết các trường đại học thuộc Ivy League[66] đều nhận 10 – 15% sinh viên năm nhất từ những nhóm này.[67] Thậm chí một số trường đại học hoạt động bằng tiền đóng thuế của người dân, ví dụ như đại học Virginia cũng có cách làm việc tương tự. Giới chức của một vài trường đại học phản bác rằng những sinh viên có quen biết của họ cũng giỏi giang và đủ tiêu chuẩn như những thí sinh khác. Những số liệu thống kê này khó mà kiểm chứng được nhưng một báo cáo năm 1990 của Bộ giáo dục đã kết luận rằng sinh viên có quen biết của trường đại học Harvard thì “kém năng lực hơn hẳn” so với một sinh viên bình thường không có sự “đỡ lưng” nào cả, trong tất cả các lĩnh vực trừ thể thao.[68] Trong mọi trường hợp, giới chức các trường đại học cũng tương tự như các nhân viên cho vay nợ xấu thiên vị người da trắng thường không nhận thức được những vấn đề trong chính sách của họ khi phân biệt đối xử giữa những người có quen biết và không có quen biết.

Tình trạng thiên vị trong nhóm được khắc họa qua quá trình tuyển sinh tại nhiều trường đại học ở Mỹ cũng như trong quá trình quyết định của con người có thể xem là một trường hợp minh họa cho khía cạnh quan trọng nhất của giới hạn đạo đức: con người thường hành động phi đạo đức mà không hề nhận thức được điều đó. Hơn nữa, chúng tôi tin rằng hình thái hành xử phi đạo đức thường phổ biến hơn nhiều so với những trường hợp tham nhũng có chủ ý và đòi hỏi một hệ thống chiến lược hành xử đúng đắn rất khác biệt. Những nghiên cứu về đạo đức hành vi cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về cách con người thật sự đưa ra những quyết định đạo đức như thế nào so với việc họ mong muốn đưa ra những quyết định như vậy. Vượt trên cả việc phân tích những thiên vị trong nhóm, chương này sẽ làm nổi bật những hình thức của giới hạn đạo đức. Chúng tôi sẽ tập trung vào những định kiến thông thường, một người họ hàng thuộc nhóm “thiên vị theo nhóm” và sau đó mở rộng cuộc thảo luận để kết luận với hai xu hướng chính: lạm nhận quá đà và hạ giá tương lai.

Những định kiến thông thường

Những ví dụ về sự thiên vị trong nhóm đã minh họa cho cách mà một người tập trung vào việc trở thành một người anh em, bạn bè, hàng xóm hoặc một thành viên Do Thái tốt có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc phân biệt chủng tộc không chủ ý – một loại của đạo đức giới hạn. Rộng hơn nữa, những nghiên cứu từ xưa đã khám phá ra một hệ thống các sự thiên vị nhất quán mà con người sở hữu nhưng không nhận thức điều này. Những khám khá thú vị trong lĩnh vực “tâm lý ngầm” đã tiết lộ rằng chúng ta có những thái độ khác nhau đối với nam và nữ, đối với người da trắng và người gia màu và nhìn chung là giữa nhóm “chúng ta” với nhóm “của họ” và những thái độ này thường không bộc lộ ra ngoài – nghĩa là, chúng hiện diện mà không có sự nhận biết của chúng ta. Công trình này đã đưa ra những dấu hiệu quan trọng cho các ngành kinh doanh, luật và y học và cho tất cả chúng ta – những ai mong muốn hành xử thật sự có đạo đức chứ không phải chỉ đơn giản là tự nhìn nhận mình là đạo đức.

Nếu bạn cho rằng bạn có thể miễn nhiễm với hành vi phân biệt chủng tộc không chủ ý này, hãy xem xét câu chuyện của Ashton Briggs III (còn gọi là “Ash”), đối tác của một hãng tư vấn nổi tiếng và được trọng vọng. Mặc dù là người da trắng và xuất thân từ một gia đình giàu có, ông vẫn là một trong những thành viên ủng hộ nhiệt tình nhất việc công ty tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp MBA thuộc các nhóm thiểu số để phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trường đang tăng nhanh của hãng. Nền tảng quan trọng nhất của hãng trong việc tuyển dụng là các trường đào tạo MBA. Ash đã thành công trong việc thuyết phục các đồng nghiệp của ông đảm bảo rằng đại diện từ các nhóm thiểu số sẽ được trao cơ hội được mời tham gia phỏng vấn vòng hai, tức là vòng phỏng vấn do văn phòng của công ty thực hiện. Bất chấp những nỗ lực của Ash, công ty nhìn chung đã không được đánh giá là một nơi thích hợp để những người thuộc nhóm thiểu số (nhóm những người không có các mối “quen biết” cần thiết) đến làm việc, dù cho lý do vẫn còn là một ẩn số.

Vào mùa xuân năm 2009, số lượng người tốt nghiệp MBA làm việc tại công ty của Ash cũng như tại rất nhiều hãng tư vấn khác ít hơn trước vì cuộc khủng hoảng tài chính làm đóng băng nền kinh tế. Tuy nhiên công ty của ông vẫn tiếp tục phỏng vấn những sinh viên tốt nghiệp MBA với mục tiêu bổ sung thêm một số nhân sự mới trong số những người đang chờ việc ở các trường đại học. Ash phụ trách việc tuyển nhân lực và nhóm của ông đã giới hạn xuống còn 2 ứng viên cho vị trí cần tuyển.

Một trong hai ứng viên đã có hai năm thực tập cho công ty trước khi lấy bằng MBA. Anh này có điểm số rất cao và những lá thư giới thiệu tuyệt vời. Một trong số những lá thư đó là từ một giáo sư cũ của Ash. Trong khi đó ứng viên còn lại, trước khi lấy bằng MBA, đã dành thời gian làm trong lĩnh vực năng lượng – một ngành công nghiệp quan trọng đối với các công ty tư vấn trong những năm tới. Điểm số ở trường của cô ta tuyệt vời, cô ta là lãnh đạo câu lạc bộ năng lượng thuộc chương trình MBA đó và cô ta có lá thư giới thiệu vô cùng nhiệt tình và hoàn hảo từ một giáo sư rất nổi tiếng người Mỹ gốc Phi. Cả hai ứng viên rõ ràng đều rất có khả năng nhưng chỉ có một người được chọn. Cuối cùng, Ash và những cộng sự của mình đã quyết định dành cơ hội cho anh chàng CỰU NHÂN VIÊN thực tập sinh của công ty. Yếu tố quyết định là lòng tin của Ash vào lá thư giới thiệu của vị giáo sư cũ mà ông rất yêu mến. Mặc dù kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng của ứng viên còn lại là rất đáng giá nhưng công ty vẫn ưu ái hơn cho những gì mà hệ thống của họ đào tạo được.

Mặc dù quyết định này được những người có thẩm quyền trong công ty đồng ý, Ash vẫn thấy phiền lòng. Ứng viên được chọn là một người da trắng và người còn lại là một người Mỹ gốc Phi. Trước đó Ash đã thiết lập một chính sách theo dõi các trường học, giới tính và chủng tộc của tất các các ứng viên từ các chương trình MBA, cũng như thông tin liên quan đến những lần phỏng vấn đợt 2, đề nghị và chấp thuận công việc. Khi điền vào những lá đơn này trong những năm gần đây, Ash nhận ra rằng những ứng viên thuộc nhóm thiểu số có nhiều cơ hội được mời lại phỏng vấn lần thứ hai hơn những người da trắng trong nhiều năm nhưng ít hơn những người da trắng thật sự nhận được việc. Rắc rối hơn nữa, Ash đã dừng lại những lời kiến nghị và thấy rằng trong suốt bảy năm qua, mẫu kiến nghị của ông đã khớp với quyết định của hãng. Ông vẫn nhiệt thành trước sau như một về việc mời những người thuộc nhóm thiểu số đến phỏng vấn lần hai nhưng cuối cùng ông cũng lại tiếp tục đưa ra những chọn lựa khó khăn là xét một cách tổng thể, ông lại phải từ chối những người thuộc “nhóm thiểu số”. Vì quá trình này không được công khai, Ash nhận được email từ một đồng nghiệp chia sẻ cho anh một đoạn video trên youtube, trích từ một tập trong chương trình Dateline của đài ABC (bạn có thể tìm thấy video này tại đường link www.blindspots-ethics.com/ dateline). Đoạn video mô tả nghiên cứu của các Giáo sư Mahzarin Banaji và Anthony Greenwald hướng người xem đến một trang web mà hơn 10 triệu người khác đã khám phá ra sự thiên vị ẩn giấu của mình, đồng thời cũng nhận được những phản hồi về các trường hợp phân biệt đối xử tiềm tàng mà ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra. Bị kích thích trí tò mò, Ash đã vào trang web này và được dẫn đến một nhiệm vụ được lập trình trên máy có tên gọi là Kiểm tra những liên hệ ngầm. (Chúng tôi khuyến khích các bạn vào trang web www.blindspots-ethics.com/implicit để xem loại tài liệu đã gây khó khăn cho Ash.) Trước hết nhiệm vụ yêu cầu Ash phải nhanh chóng phân biệt những khuôn mặt khác nhau của của những người gốc châu Âu và châu Phi bằng cách ấn một hoặc hai phím máy tính. Anh phải phân biệt 30 khuôn mặt này theo mức độ từ khá dễ đến dễ. Tiếp đó, anh được yêu cầu phân biệt những từ ngữ được cho là tốt hoặc xấu. “tốt”, “bình tâm” và “hân hoan” là ví dụ của những từ mang nghĩa tốt, trong khi “ích kỷ”, “giận dữ” và “ghê tởm” được cho là những từ mang nghĩa xấu. Nhiệm vụ này cũng được xem là đơn giản.

Nhiệm vụ thứ ba yêu cầu Ash phải nhấn một phím khi ông nhìn thấy một khuôn mặt da đen hoặc một từ mang nghĩa xấu nhưng phải nhấn một phím khác khi ông thấy một khuôn mặt da trắng hoặc một từ mang nghĩa tốt. Nhiệm vụ này khó khăn hơn nhưng vẫn không quá gây căng thẳng cho Ash.

Nhiệm vụ thứ tư cũng tương tự như nhiệm vụ thứ ba nhưng có một thay đổi nhỏ giữa các cặp. Lần này, Ash được yêu cầu nhấn một phím để quyết định gương mặt màu đen và từ mang nghĩa tốt nhưng sẽ nhấn một phím khác khi khuôn mặt là màu trắng và từ mang nghĩa xấu. Nhiệm vụ mới này nghe có vẻ tương tự như nhiệm vụ trước. Tuy nhiên, lần này nhiệm vụ đã khó hơn nhiều và Ash tự thấy mình đưa ra nhiều lần phân loại sai. Mặc dù đã chú ý tập trung nhiều hơn để đưa ra những câu trả lời đúng nhưng ông vẫn phải làm chậm hơn nhiều so với nhiệm vụ trước.

Máy tính đã tính toán rằng Ash cần nhiều thời gian để phân biệt “đen-tốt” và “trắng-xấu” hơn so với các cặp “đen-xấu” và “trắng- tốt” (được đo bằng một phần nghìn giây). Dựa trên những kết quả này, máy tính cho thấy Ash thể hiện sự liên tưởng ngầm mạnh mẽ giữa đen và xấu, giữa trắng và tốt. Nói cách khách, sự liên tưởng ngầm của ông đã thể hiện sự thiên vị cho người da trắng hơn so với người da đen, mặc dù ông ta không có sự thiên vị này trong tâm thức tỉnh táo của mình.

Banaji, Greenwald và những cộng sự của họ miêu tả những sự thiên vị này như là những định kiến bình thường. Họ sử dụng từ “bình thường” để nhấn mạnh rằng những quá trình suy nghĩ thông thường mà con người dùng để phân loại, nhìn nhận và đánh giá thông tin có thể dẫn đến những cảm xúc và niềm tin mang tính hệ thống – thứ có thể được coi là thành kiến hoặc rập khuôn. Những quá trình suy nghĩ đó cũng có thể được xem là “bình thường” vì chúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến những người trung thực và thông minh nhất, bao gồm các giám đốc, những nhà điều hành và nhiều vị trí cao khác. Nghiên cứu này chính xác là về lĩnh vực đạo đức hành vi.

Một vài học giả ngờ vực không biết bài Kiểm tra liên hệ ngầm (IAT) này có dự đoán chính xác được hành vi thật sự của con người hay không[69] nhưng IAT đã cho thấy một số kết quả thực nghiệm đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả từ IAT đã dự đoán được sự phản đối các nhóm thiểu số[70] và mức độ con người phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc trong các cuộc tuyển chọn ứng viên cho công việc. Một IAT dựa trên sắc tộc đã cho thấy sự khác biệt thực tế trong cách đối xử của các bác sĩ đối với những người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi.[71] Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra mức độ mà những người Thụy Điển thích phỏng vấn người Thụy Điển hơn là những người Ả rập.[72] Thực tế là có nhiều bằng chứng cho thấy tất cả các nhóm đều sở hữu các thiên hướng thiên vị ngầm khác nhau.

Bây giờ hãy xem xét đến cơn bão truyền thông bùng nổ vào tháng 7 năm 2009 sau khi Tổng thống Barack Obama bình luận về việc Henry Louis Gates Jr., một giáo sư người Mỹ gốc Phi của Đại học Havard bị bắt bởi James Crowley, một nhân viên cảnh sát da trắng người Cambridge. Có thể bạn sẽ nhớ lại, khi trở về nhà sau một chuyến đi nước ngoài, Gates thấy cửa trước nhà mình bị kẹt và buộc phải tìm cách khác để vào nhà với sự giúp đỡ của tài xế taxi. Một người hàng xóm đã gọi cho cảnh sát để báo rằng hình như có người đột nhập. Khi đến hiện trường, Crowley đã yêu cầu Gates bước ra khỏi nhà; Gates từ chối. Gates nói rằng ông đã cho Crowley xem thẻ làm việc tại Harvard và bằng lái xe của mình để chứng minh quyền cư trú nhưng Crowley vẫn một mực không tin đó là nhà của ông. Crowley thì nói rằng trong khi anh “được thuyết phục để tin rằng” Gates thật sự sống trong nhà đó, anh ta cảm thấy có nghĩa vụ phải bắt giữ Gates sau khi trở nên mất bình tĩnh. Tại một cuộc họp báo ngay sau đó, Obama cho rằng viên cảnh sát Camabridge đã “hành động ngu ngốc” khi bắt giữ Gates.

Những cuộc tranh luận về sắc tộc nổ ra, đỉnh điểm là việc phải nhanh chóng sắp xếp một “hội nghị thượng đỉnh bia” trong Vườn Hồng của Nhà Trắng[73].

Bạn có thể (hoặc không) đồng tình với nhận định ban đầu của Obama rằng Crowley thật ngu ngốc khi bắt giữ Gates trong ngôi nhà của chính ông ta. Quan trọng hơn là quyết định bắt giữ Gates của Crowley có phải là một trường hợp phân biệt chủng tộc rõ ràng hay không? Hay là Crowley quyết định bắt giữ Gates mà không hề ghét bỏ gì những người Mỹ gốc Phi? Với rất nhiều người Mỹ, không khó để tưởng tượng một viên cảnh sát da trắng có những suy nghĩ phân biệt đối xử nhìn thấy xu hướng phạm tội trong hành xử của một người da đen vô tội và sau đó có những hành động thái quá. Nước Mỹ có một lịch sử dài và buồn với những hành động phân biệt chủng tộc và đối xử tệ với những nhóm thiểu số do tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Nhưng James Crowley không nên bị coi là một kẻ phân biệt chủng tộc. Thật ra chính anh ta đã dạy một khóa học cho các học viên cảnh sát về việc làm sao để tránh bị xem là phân biệt chủng tộc khi hành nghề.

Những chứng cứ đã gợi ý rằng dù đã được huấn luyện về việc đối xử với Gates theo cách thức “mù màu”, Crowley có thể đã không chống lại được những định kiến về chủng tộc trong tiềm thức. Trong tình huống gấp gáp đó, viên cảnh sát buộc phải quyết định cách thức đối xử với Gates. Những quyết định tức thời như vậy thường đặc biệt xuất phát từ những định kiến không nhận thức; càng ít thời gian suy nghĩ, chúng ta càng có thiên hướng nghiêng về những kiểu mẫu phân biệt chủng tộc. Trong một nghiên cứu, những người tham gia vào một giả định trên máy tính được hướng dẫn bắn tội phạm xuất hiện trên màn hình nhưng không được bắn cảnh sát hoặc công dân không mang vũ khí.[74] Những người tham gia thường bắn nhầm những người da đen hơn những người da trắng.[75] Theo Giáo sư tội phạm học Lorie Fridell của Đại học Nam Florida, sự thù địch vốn đã kéo dài từ lâu giữa cảnh sát và các nhóm thiểu số ở Mỹ và sự lan rộng của các định kiến rập khuôn rằng tội phạm và bạo lực thường liên quan đến người da đen có thể khiến một số nhân viên cảnh sát ít tôn trọng hoặc có thái độ hung hãn hơn với những người da đen.

Hầu hết chúng ta đều không phải đối diện với những quyết định sinh tử mà cảnh sát thường phải làm vì công việc của họ. Nhưng tất cả chúng ta đều dễ dàng đưa ra những phán đoán ác ý có sẵn đối với người khác. Nếu những thái độ ngầm của bạn, theo cách đo của IAT, không thống nhất với những quan điểm có nhận thức, ít nhất bạn nên cho rằng đó là một dấu hiệu cảnh báo về những cách thức mà bạn có thể phân biệt đối xử với người khác mà chính bản thân mình cũng không nhận ra. Banaji, người tin rằng sự phân biệt đối xử vô thức bị bỏ quên đòi hỏi những thay đổi mang tính hệ thống cũng khuyên chúng ta nên đặt câu hỏi về bức tranh phân biệt chủng tộc thường được phác họa trên truyền thông và nên xem xét những lựa chọn riêng của chúng ta trong việc kết bạn.[76] Càng ít tiếp xúc với những người khác biệt với chúng ta, dù là về sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, v.v…, chúng ta càng dễ nhìn họ với một lăng kính chật hẹp và có tính thiên vị. Xem xét trường hợp về hậu quả của hành động bắt giữ Gates, Crowley vẫn cho rằng mình đã hành xử hợp lý và từ chối xin lỗi Gates. Tuy nhiên, Crowley cũng sẵn sàng ngồi xuống uống bia với Gates (cũng như Tổng thống và phó Tổng thống ). Và khi những cơ hội xuất hiện trước công chúng qua đi, hai người đã gặp nhau tại River Gods, một quán bar ở Cam- bridge, khuất tầm mắt của công chúng. Cách thức giao tiếp cởi mở và phản ánh hợp lý này có thể hướng tới việc giảm thiểu những sai lầm chúng ta thực hiện khi nóng giận trong tương lai.

Sự tự cao dẫn đến lạm nhận như thế nào

Không có phương thức giáo dục khoa học nào và cũng không có bất kỳ lợi ích chung nào có thể dạy con người cách chia sẻ tài sản và đặc quyền với tất cả những người khác một cách công bằng và bình đẳng. Mọi người sẽ nghĩ phần chia mà bản thân có được quá nhỏ và họ sẽ luôn ghen tị phàn nàn và công kích người khác.

_Fyodor Dostoyevsky, Anh em nhà Karamazov_

Bạn làm bao nhiêu phần trăm việc nhà? Đóng góp bao nhiêu phần trăm những ý tưởng hay cho nhóm của bạn? Đóng góp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận lâu dài của công ty bằng những nỗ lực của bộ phận bạn làm? Trong mối quan hệ hợp tác giữa công ty bạn và công ty khác, bao nhiêu phần trăm thành công của liên minh này đến từ những đóng góp của công ty của bạn?

Thật khó mà biết bạn có lạm nhận quá đà trong việc ghi nhận những đóng góp của mình (hoặc của nhóm mình) khi trả lời những câu hỏi này hay không. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người thường nhìn những đóng góp của họ cho nhóm, đóng góp của nhóm họ cho cả tổ chức và đóng góp của công ty họ cho một liên minh chiến lược quan trọng hơn và đáng kể hơn thực tế diễn ra. Thậm chí khi con người cố gắng tỉnh táo để đưa ra những đánh giá chính xác, họ vẫn lạm nhận quá mức công sức của mình. Điều này ít nhất một phần xuất phát từ “giới hạn đạo đức” của chúng ta.

Giới học giả đã bị chỉ trích vì chịu thua trước hiện tượng này. Hãy xem xét trường hợp đồng chiến thắng giải Nobel Hòa bình năm 1923 cho việc tìm ra insulin. Một trong hai người chiến thắng, Frederick Banting cho rằng đồng sự của ông, John Macleod, trưởng phòng thí nghiệm của họ đã gây trở ngại nhiều hơn là hỗ trợ. Về phần mình, trong những bài diễn văn mô tả những nghiên cứu dẫn đến khám phá này, Macleod, theo một cách nào đó đã quên đề cập đến việc ông có một đồng sự.[77] Gần đây, Max và những cộng sự của ông là Eugene Caruso và Nick Epley đã phải yêu cầu các tác giả của bài viết đồng đứng tên cả bốn người để thừa nhận những đóng góp của họ đối với bài viết chung. Tổng số đóng góp mà bốn cá nhân nhận về mình lên tới 140%. Chúng ta không biết rằng cả bốn người đều quá lạm nhận công sức của mình hay không nhưng phải nhìn nhận rằng cả bốn người cộng lại đã vượt quá 40% tổng số công việc mà họ đáng được nhận. Kết quả của những sự lạm nhận chân thật này (chân thật là vì mỗi người đều tin rằng tính toán của mình là chính xác) là việc khiến cho tất cả hoặc hầu hết các tác giả tham gia vào công trình này cảm thấy rằng nhóm không thể đánh giá đúng những đóng góp của họ dựa trên những gì mà họ đã làm. Tệ hơn nữa, xung đột có thể nổ ra khi mỗi thành viên đều tìm kiếm một yếu tố nào đó (ví dụ như thứ tự xuất hiện tên tác giả) mà anh ta/ cô ta tin rằng mình xứng đáng.

Giữa những bất đồng này, chúng ta khó mà có thể đồng tình với nhau. Tại sao lại như vậy? Vì những người khác nhau chú ý vào những dữ kiện khác nhau. Khuynh hướng tập trung vào những đóng góp của riêng mình trong nỗ lực chung thay vì chú ý đến những đóng góp của các thành viên khác trong nhóm đã phản ánh một thiên hướng mở rộng nữa liên quan đến khía cạnh đạo đức: sự tự đề cao bản thân. Bản chất của chúng ta là tự đề cao chính mình, nghĩa là đưa ra những phán đoán thiên về bản thân mình trong việc định đoạt sự đóng góp và khiển trách, một hiện tượng sẽ dẫn chúng ta đến những kết luận khác nhau về việc một giải pháp công bằng cho một vấn đề là gì. Cụ thể, chúng ta thường có khuynh hướng đánh giá đóng góp của mình đối với một kết quả nào đó dựa trên sự tư lợi rồi đánh giá những đóng góp này dựa trên sự công bằng bằng cách thay đổi tầm quan trọng của những yếu tố ảnh hưởng đến cái gọi là công bằng.[78]

Thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu cả bị cáo và nguyên cáo trong một tranh chấp lao động đều trình bày những thông tin giống y hệt nhau. Cả hai bên xử lý thông tin khác nhau và theo cách có lợi cho quan điểm riêng của mình, các nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này. So với bên nguyên đơn, bên bị đơn thường nhớ đến những chi tiết có lợi cho trường hợp của họ và không nhớ đến những chi tiết có lợi cho bên nguyên. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với bên nguyên đơn. Khuynh hướng nhìn nhận sự việc theo hướng có lợi cho mình ảnh hưởng đến quan điểm của các bên liên quan về việc cái gì cấu thành nên cách giải quyết công bằng; tương tự, mức độ bất đồng giữa người lao động và nhà sử dụng lao động trong những vụ tranh chấp hợp đồng về việc thế nào là công bằng có thể dự đoán được một cuộc đình công sẽ kéo dài bao lâu.

Sự khác biệt trong cách xử lý thông tin không chỉ là chiến lược, nó xảy ra dù chúng ta muốn hay không. Trí óc của chúng ta thật ra chỉ tiếp nhận những thông tin có lợi cho mình và cố tình loại đi những thông tin ngược lại. Và rồi, không có gì phải băn khoăn khi hầu hết những người phải đối mặt trước tòa hoặc bị dính líu vào một buổi điều trần nào đó có khuynh hướng đánh giá cao khả năng họ sẽ thắng.[79] Dĩ nhiên là họ không thể đúng; mỗi bên không thể sở hữu 75% cơ hội chiến thắng. Nhưng dựa trên những dữ kiện mà họ chọn để tiếp nhận, cả hai bên đều tin rằng mình đúng. Vấn đề nằm ở chỗ “sự thật” mà họ tin tưởng để phỏng đoán thường thiên về những con đường dẫn đến chiến thắng và bỏ qua những dữ kiện không có lợi cho trường hợp của họ.

Tương tự, trong một nghiên cứu khác, sinh viên trong một lớp học đàm phán được phát cho đủ loại tài liệu (khẩu cung, các báo cáo y khoa và báo cáo của cảnh sát, v.v…) từ một vụ kiện do va chạm giữa một xe hơi và một xe máy.[80] Sinh viên được bắt cặp và phân vai nguyên đơn – bị đơn và được hướng dẫn các cách đàm phán trong một vụ hòa giải. Họ được biết rằng nếu họ không thể đi đến một quyết định chung, bên của họ phải chịu một hình phạt đáng kể vì để vụ việc rơi vào bế tắc; ngoài ra, họ cũng được bảo rằng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, số tiền mà bên bị đơn phải trả cho bên nguyên sẽ được định đoạt một cách công bằng bởi một thẩm phán đã có nhiều kinh nghiệm trong những vụ việc tương tự trước đó. Trước khi đàm phán, sinh viên được yêu cầu phải dự đoán được phán quyết của thẩm phán. Họ được dặn rằng những dự đoán đó không được để cho phía bên kia biết, không đóng vai trò gì trong quá trình đàm phán và sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của thẩm phán (vốn đã được thực hiện rồi). Tuy nhiên, dự đoán của bên nguyên về số tiền phạt cao hơn gấp đôi so với dự đoán của bị đơn và mức độ khác nhau giữa hai bên là một yếu tố tuyệt vời giúp tiên đoán xem họ có thể dàn xếp được vụ việc hay không (trái với việc dựa trên phán quyết của thẩm phán). Việc mọi người thường đặt mình vào trung tâm và tự đề cao bản thân đã được quan sát trong trường hợp các vận động viên trình bày thành tích của mình đối với thành công của cả đội, trường hợp các sinh viên MBA trình bày đóng góp của mình với các dự án nhóm và các cá nhân dự đoán vai trò của mình trong những nỗ lực xin tài trợ.[81] Các cặp vợ chồng cũng cho thấy khó khăn tương tự trong việc nhìn nhận chính xác những đóng góp của mỗi bên vào việc nhà. Khi được yêu cầu dự đoán phần trăm công việc nhà mà họ làm, cả hai bên đều có khuynh hướng nói rằng họ làm hơn 50% khối lượng công việc.[82] Bạn có thể sẽ nhớ rằng bạn đã rửa chén, giặt đồ và trả tiền các hóa đơn. Nhưng bạn có thể sẽ quên, hoặc chưa bao giờ đưa vào bộ não thông tin rằng bạn đời của mình cũng phải cân đối thu chi, đổ rác và chăm sóc vườn tược. Kết quả là bạn tin rằng mình làm nhiều hơn số việc mà có thể bạn đã thực sự làm. (Với riêng chúng tôi, chúng tôi tin chắc rằng mình làm khoảng 75% công việc nhà – chúng tôi chỉ đang nói về trường hợp của các bạn!) Sự đề cao bản thân không chỉ thúc đẩy chúng ta đòi hỏi nhiều hơn những gì chúng ta thật sự làm mà còn đòi hỏi quá mức các nguồn tài nguyên.Việc đòi hỏi quá mức các nguồn tài nguyên khan hiếm là gốc rễ của những cuộc khủng hoảng môi trường gây nhiều tranh cãi nhất của xã hội, bao gồm cả sự tuyệt chủng của nhiều loài và biến đổi khí hậu. Những cuộc khủng hoảng này có thể được miêu tả như những trường hợp song đề xã hội (social dilemmas) hoặc những tình huống mà mỗi thành viên trong nhóm đề ra các sáng kiến ngắn hạn để hành động theo cách có lợi cho mình nhưng tất cả thành viên của nhóm và cả xã hội sẽ phải chịu hậu quả của hành vi tư lợi này trong một khoảng thời gian dài. Trong bài báo nổi tiếng Bi kịch của cái chung, Garre Hardin đã trình bày một ví dụ sinh động của một trường hợp song đề xã hội điển hình. Tưởng tượng rằng một nhóm người chăn gia súc đang thả gia súc của họ chung trên một đồng cỏ. Mỗi người đều muốn gia súc của mình lớn nhanh để gia tăng lợi nhuận. Nhưng nếu có quá nhiều động vật trên đồng cỏ, cuối cùng đồng cỏ sẽ chẳng còn gì. Hardin lường trước được rằng trong trường hợp này, hầu hết những người chăn gia súc sẽ “từ bỏ” lợi ích chung của cả nhóm và tập trung vào việc vỗ béo gia súc của mình, từ đó phá hủy cả đồng cỏ và như thế tất cả những người chăn gia súc đều sẽ bị giảm lợi nhuận dài hạn.

Những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề làm thế nào để đối phó với biến đổi khí hậu thường bắt nguồn từ những khác biệt trong quan điểm của các quốc gia về quyền được đòi hỏi “phần chia công bằng” các nguồn tài nguyên và quyền được phát triển. Kết quả là các nước đều đánh giá một cách khác nhau về việc họ phải chịu bao nhiêu trách nhiệm cho vấn đề này và họ phải gánh bao nhiêu trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả. Những quốc gia phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ cáo buộc phương Tây vì quá trình công nghiệp hóa kéo dài từ xưa đến nay và sự tiêu thụ quá mức tài nguyên của họ. Trong khi đó, Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có khuynh hướng đổ lỗi cho các nước đang phát triển vì đốt rừng, vì quá đông dân và sự mở rộng kinh tế không kiểm soát được.

Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc, những nước chịu trách nhiệm cho việc thải ra đến 42% lượng khí thải nhà kính có khuynh hướng chỉ trích lẫn nhau trong vấn đề này. Trong những bài diễn văn trong suốt chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 7 năm 2009, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu và Bộ trưởng Thương mại Gary Locke kêu gọi Trung Quốc kìm hãm tốc độ của việc thải khí thải nhà kính. Nếu Trung Quốc từ chối hành động, ông Chu cho biết, lượng khí thải nhà kính của nước này trong 30 năm tới sẽ nhiều hơn toàn bộ lượng khí thải của Mỹ trong toàn bộ lịch sử.[83] “Năm mươi năm nữa, chúng tôi không muốn thế giới cáo buộc những bước chân của Trung Quốc dẫn đến thảm họa môi trường”, ông Locke nói. Khi đưa tin về những bài phát biểu của ông Chu và ông Locke, trang thông tin chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa Xã đã không đề cập đến trách nhiệm của Trung Quốc trong biến đổi khí hậu hay những chỉ trích từ phía Mỹ, thay vào đó tập trung vào việc ông Locke thừa nhận Mỹ đã thải khí thải nhà kính trong 150 năm.

Có thể chính phủ Mỹ rất mong muốn đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu công bằng cho cả Mỹ và Trung Quốc nhưng quan điểm của Mỹ về cái gọi là công bằng có khuynh hướng thiên về phía có lợi cho mình và điều tương tự cũng diễn ra với Trung Quốc. Thật không may, việc đặt mình ở vị trí trung tâm đã khiến tất cả các quốc gia tin tưởng rằng họ thật sự chịu ít trách nhiệm trong việc kìm hãm biến đổi khí hậu hơn là tin vào một bên độc lập nào đó với những đánh giá công bằng. Vấn đề căng thẳng không phải đến từ mong muốn không công bằng của chúng ta mà đến từ việc chúng ta không có khả năng nhìn nhận thông tin một cách khách quan. Ngoài ra, biến đổi khí hậu là một vấn đề cực kỳ phức tạp mà lại thiếu các số liệu kỹ thuật và khoa học thuyết phục. Sự không chắc chắn này càng cho phép sự tự cao phát triển nhanh. Khi các số liệu rõ ràng, khả năng hoạt động của tâm trí chúng ta để tìm kiếm sự công bằng sẽ bị giới hạn nhưng dưới những điều vô cùng bất định, tính cá nhân sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.

Việc đánh bắt cá quá mức là một ví dụ khác của tình trạng song đề xã hội đang lan rộng và khó sửa chữa bắt nguồn từ tính cá nhân. Vì cá thường cư trú ở các vùng biển khơi nên dễ dàng bị đánh bắt và rất dễ bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Lấy trường hợp của cá ngừ vây xanh, số lượng loài này đã bị giảm đi rất nhiều do tình trạng đánh bắt cá tràn lan. Hiện đang là loài cá giá trị nhất đại dương, một con cá ngừ vây xanh trưởng thành có thể dài đến 10 feet[84] và nặng khoảng 1.500 pounds[85]. Ở Tokyo, một con cá ngừ vây xanh có thể được bán với giá lên tới 150.000 đô-la.

Trở lại năm 1969, khi hàng đàn cá ngừ vây xanh lang thang khắp các khu vực biển Bắc, biển Baltic và Địa Trung Hải, một trong những tổ chức nghề cá liên chính phủ cấp khu vực đã được thành lập để giám sát sự bảo tồn cá ngừ vây xanh, đó là tổ chức: Ủy ban quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT). Tuy nhiên, vài chục năm sau, số lượng những đàn cá ngừ vây xanh đã giảm sút đáng kể. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng nếu việc đánh bắt cá ngừ vây xanh bị cấm triệt để thì số lượng cá ngừ ở khu vực Địa Trung Hải và Đông Bắc Đại Tây Dương cũng vẫn có thể sẽ suy giảm tới mức báo động. Trong những năm gần đây, ICCAT đã thiết lập hạn ngạch đánh bắt cá chỉ cho phép đánh bắt khoảng 30.000 tấn cá ngừ vây xanh một năm với kế hoạch sẽ hạ mức hạn ngạch này xuống còn 25.500 trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên sản lượng khai thác cá hợp pháp lại ít được theo dõi và hành động đánh bắt trái phép cá ngừ vây xanh lại phát triển mạnh.

ICCAT đã hoạt động kém hiệu quả trong việc quản lý các đàn cá ngừ vây xanh đến mức người ta đùa rằng những ký tự viết tắt tên nhóm thật ra là “Âm mưu quốc tế đánh bắt tất cả cả ngừ”. Thật vậy, một ban đánh giá độc lập bao gồm các chuyên gia do ICCAT chỉ định đã cho rằng sự quản lý ngành đánh bắt hải sản của tổ chức này “được coi là một sự sỉ nhục mang tính quốc tế”. Tại sao IC- CAT lại hoạt động kém hiệu quả đến vậy? Vì ICCAT thiếu sự kiểm soát 64 quốc gia thành viên, tức là không kiểm soát tính cá nhân của họ.[86] Một giải pháp cho vấn đề này, ít nhất trong phần này, nằm ở chỗ nhận thức được những thành trì mà tính cá nhân ảnh hưởng lên quyết định của các thành viên ICCAT. Do không nhận thức được những tác động mạnh mẽ của sự thiên vị này, chúng ta không thể trông đợi những người đánh bắt cá riêng lẻ tình nguyện cam kết giảm hoạt động của họ dưới danh nghĩa vì cái tốt chung. Dĩ nhiên, thay đổi ở cấp độ hệ thống là cần thiết.

Vào tháng 9 năm 2008, tại một cuộc gặp của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, hầu hết các quốc gia đã ký một nghị quyết kêu gọi cấm đánh bắt cá ngừ vây xanh, tiếp theo là cải thiện vấn đề quản lý và các biện pháp thực thi. Nhưng ngay sau khi giải pháp được thông qua, chính phủ đã đi ngược lại lời hứa của họ. Người phát ngôn cho Hiệp hội điều hành Ngư dân châu Âu đã nói rằng lệnh cấm đánh bắt cá ngừ vây xanh này là “Sự tuyệt vọng của những ngư dân Ý, Tây Ban Nha và Pháp”. Cũng dễ đồng cảm với những ngư dân này – nếu lệnh cấm thực sự được thực thi thì cuộc sống của họ sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng nếu ngành đánh bắt hải sản được quản lý hiệu quả trong hơn 40 năm qua, ngư dân đã có thể tiếp tục đánh bắt cá mà không phải lo sợ lệnh cấm nào cả. Hơn nữa, đối với những ngư dân đánh bắt cá ngừ vây xanh, nếu họ có bất kỳ hy vọng nào trong việc phục dựng một ngành đánh bắt hải sản phát triển bền vững cho con cháu mình, họ cần dừng việc đánh bắt cá ngừ và để cho loài này có thể sinh sôi trở lại. Nhưng những hoạt động đánh bắt cá mang tính mùa vụ vẫn tiếp tục diễn ra.[87]

Quá trình tuyệt chủng dần dần của cá ngừ vây xanh chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện liên quan đến sự suy sụp và cạn kiệt của ngành đánh bắt hải sản. Khắp vùng biển khơi, có quá nhiều những chiếc thuyền công nghệ cao và tàu lưới kéo đang đuổi theo các loài cá ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng. Ngư dân đã xóa sổ toàn bộ quần thể cá quý rồi lại chuyển sang các loài cá ít hấp dẫn hơn. Cùng chung số phận với đa số các lưu vực đánh bắt cá trên toàn thế giới, cá tuyết và cá tuyết chấm đen cũng đang dần dần bị đánh bắt quá mức ở khu vực Đông Bắc Mỹ và cá mập cũng bị đánh bắt ngoài khơi vùng đông nam nước Mỹ. Thật không may, ngư dân thường chỉ quan tâm đến việc giải quyết khủng hoảng đánh bắt cá này vào những lúc quá trễ. Cũng như những thiên lệch khác trong lĩnh vực đạo đức hành vi, việc đòi hỏi quá đáng này đã xảy ra trong khi các cá nhân không nhận thức được hành vi của họ để lại những hậu quả đạo đức. Thật ra, phần lớn vấn đề này có thể quy về những nhóm đánh bắt cá khác nhau, họ chỉ theo đuổi quyền lợi bình đẳng của mình. Nhưng những ngư dân này đang phải chịu đựng những hậu quả lâu dài từ những đòi hỏi ngắn hạn của mình. Khi Canada bị buộc phải đóng cửa ngành đánh bắt cá tuyết vào năm 1993, 40.000 lao động bị mất việc. Gần đây, 11 trên tổng số 15 khu vực đánh bắt cá chính của thế giới và khoảng 70% loài cá hấp dẫn nhất đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Bị thúc đẩy bởi thảm họa toàn cầu này, chúng tôi đã thiết lập một trường hợp giả định với Kimberly Wade-Benzoni của Đại học Duke, dựa trên khủng hoảng thực tế tồn tại trong những năm 1980 của ngành đánh bắt hải sản vùng Đông Bắc Mỹ, khi đó vẫn còn thời gian để cứu khu vực đánh bắt cá của vùng này.[88] Giả định này miêu tả một hội nghị bao gồm bốn đại diện đến từ các nhóm thương mại và tái tạo ngành đánh bắt hải sản. Những đại biểu tham gia được chia thành những nhóm 4 người và mỗi người được giao nhiệm vụ đại diện cho một trong bốn nhóm ngành đánh bắt hải sản. Bốn nhóm đánh bắt cá này có những cấp độ lợi ích khác nhau từ cuộc đàm phán nhưng tất cả họ đều nên giảm một nửa việc đánh bắt cá của mình để còn có thể tiếp tục đánh bắt cá trong tương lai.

Mỗi đại biểu đọc một bản số liệu miêu tả chung về khủng hoảng của ngành đánh bắt hải sản và cùng họp với nhau thành một nhóm bốn người trong một cuộc thảo luận không ràng buộc kéo dài 30 phút. Tiếp đó, chúng tôi yêu cầu mỗi người tham dự bí mật nói với chúng tôi quan điểm của họ về sự phân chia công bằng trong việc đánh bắt cá trong số bốn nhóm tham gia và nói với chúng tôi số lượng cá mà họ sẽ đánh bắt trong năm tới. Với mỗi người tham dự, chúng tôi tính toán phần trăm sản lượng cá họ sẽ thu hoạch trong tương lai mà họ tin rằng như vậy là công bằng cho nhóm đánh bắt cá của mình. Chúng tôi thấy rằng (và những kết quả này cũng đã được kiểm tra lại nhiều lần) những cách hiểu hướng về lợi ích bản thân trong cách hiểu về sự công bằng có tồn tại: tổng số phần trăm mà bốn nhóm đòi hỏi vượt xa con số 100%. Thêm vào đó, những cách hiểu có lợi cho bản thân này là một chỉ số tuyệt vời để dự đoán việc đánh bắt cá quá đà trong giả định này.

Những kết quả thực nghiệm này cho thấy rằng những khủng hoảng ngành đánh bắt hải sản trên thực tế và những đòi hỏi quá đáng khác sẽ diễn ra vì những người chân thật là những người đặt mình vào trung tâm và có những cái nhìn khác nhau một cách chân thật nhất về cái gọi là công bằng. Nếu điều này đúng, họ sẽ không nhận ra khi họ có một đòi hỏi không công bằng. Tạo dựng nhận thức về khuynh hướng tự nhiên của việc đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu và tính cá nhân sẽ cung cấp các giải pháp hiệu quả về vấn đề khủng hoảng môi trường hiện tại. Thật ra, giáo dục các cá nhân về ảnh hưởng của tính cá nhân đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp họ nhận thức được tính cá nhân của những người khác.[89] Chính vì thế, trước khi bạn cho rằng ai đó ích kỷ, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. Tự hỏi mình rằng liệu người đó có tin rằng bản thân xứng đáng với những gì anh ta/cô ta đòi hỏi hay không. Ví dụ, những người chủ sẽ trở nên thông thái nếu dành thời gian suy nghĩ đến quan điểm của nhân viên về việc xác định giá trị của bản thân trước khi mở một cuộc thảo luận về tiền thưởng cho nhân viên.

Thật không may, những hoạt động giáo dục về tính cá nhân không làm giảm ảnh hưởng của tính cá nhân lên hành vi của chính chúng ta. Trong khi chúng ta nhận ra rằng những người khác vị kỷ, chúng ta không tin rằng sự thiên lệch này cũng đang tác động lên chính mình – một cách hiểu vị kỷ về những thiên lệch mang tính vị kỷ cá nhân. Một vài lời khuyên của nhà triết học John Rawls khá thích hợp với vấn đề này. Rawls đề xuất rằng sự công bằng nên được tiếp cận dưới một “bức màn vô hình” – có nghĩa là chúng ta tốt nhất nên đánh giá một tình huống mà không biết rằng mình cũng có vai trò trong đó. Như vậy, khi phân chia một chiếc bánh, một người có thể là “người chia bánh” và người kia là người đầu tiên lấy một miếng bánh đã được chia.

Quá “chiết khấu” tương lai

Bạn muốn nhận được 1.000$ ngay trong hôm nay hay 1.180$ một năm từ nay trở về sau? Trong những thí nghiệm được kiểm soát, rất nhiều người đã chọn vế đầu, bất chấp cơ hội có thêm 18% một năm cho sự đầu tư của mình. Tương tự, các chủ nhà thường không hay bảo vệ nhà của họ một cách hợp lý và không mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các thiết bị thắp sáng huỳnh quang, thậm chí khi họ có thể nhanh chóng hoàn vốn và tỷ suất lợi nhuận còn nhiều hơn gấp nhiều lần con số 18% nêu trên. Như những câu chuyện minh họa trên, chúng ta thường sử dụng một tỷ lệ chiết khấu rất cao từ tương lai. Chúng ta có khuynh hướng tập trung vào hoặc quá coi trọng những suy tính ngắn hạn so với những suy tính thiệt hơn lâu dài. Kết quả của lối suy nghĩ này là có quá nhiều người dành dụm quá ít cho lúc về hưu, gây nên một cuộc khủng hoảng cá nhân cho chính họ và cho gia đình của họ.

Khuynh hướng làm ngơ những hệ quả tương lai từ những hành động của chúng ta đã diễn ra khá rõ nét trong cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ bắt đầu vào năm 2006 và khơi mào cho sự sụp đổ tài chính vào năm 2008 – 2009. Trong suốt giai đoạn bong bóng bất động sản, những nhà phát triển và những chủ cho vay đã thực hiện một công cuộc kinh doanh bùng nổ tham dự vào việc xây dựng ngày càng nhiều nhà và chào mời hình thức mua nhà trả góp cho nhiều người. Những công dân có thu nhập thấp trước đây chỉ dám mơ tới việc sỡ hữu một căn nhà riêng bỗng nhiên thấy mình được những tay môi giới nhà đất tiếp cận chào mời các món cho vay với lãi suất thấp và có thể điều chỉnh được (ARMs). Trong quá khứ, những người mua nhà cần phải chi trả một khoản đáng kể và cần phải chứng minh với người cho vay rằng họ có thu nhập đủ để chi trả các khoản nợ xấu hàng tháng trong vòng 15 đến 30 năm tới. Nhưng khi cơn bong bóng nhà đất mở rộng, các chủ cho vay bắt đầu hạ thấp tiêu chuẩn của họ. Những yêu cầu về thu nhập trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, một số chủ cho vay ngừng yêu cầu chứng minh thu nhập. Bỗng nhiên, có vẻ như mỗi một “người vay nợ dưới định mức” đều có tiềm năng lấy một ARM để làm vốn cho ngôi nhà mơ ước của họ.

Dĩ nhiên, những người nhận những khoản vay này nên tạm dừng một lúc để xem xét chuyện gì sẽ xảy ra khi ARMs của họ bùng nổ sau ba, năm hay bảy năm nữa. Nhưng có rất ít người đã làm điều này. “Chiết khấu” tương lai quá mức, họ chỉ tập trung một cách thiển cận vào những khoản chi phí thấp lúc ban đầu. Rồi bong bóng nhà đất bắt đầu vỡ tung, giá nhà đất sụt giảm, tỷ lệ lãi suất tăng và tình hình tài chính trở nên khó khăn hơn. Với những người mượn nợ dưới chuẩn không đủ khả năng chi trả tỷ lệ lãi suất mới của ARMs, kết quả không tránh khỏi là sự bùng phát của các khoản nợ trả không đúng thời hạn và tịch thu tài sản thế chấp nợ. Dĩ nhiên, những nhà cho vay vốn mờ mắt trước những khoản lợi nhuận cao ngất trời họ có thể kiếm được từ việc bán tống bán tháo và bán hạ giá các khoản nợ dưới chuẩn cũng bị buộc tội không đoán trước được hậu quả của việc giao nợ cho những người không đủ khả năng chi trả.

Khuynh hướng lạm dụng “chiết khấu” tương lai không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà các tổ chức cũng bị ảnh hưởng. Một trường đại học trong Ivy League đã hoàn thành một sự đổi mới quan trọng về cơ sở hạ tầng mà không sử dụng đến những sản phẩm tiết kiệm chi phi cho tầm nhìn dài hạn. Những nhà điều hành trường đại học biết rằng quyết định này là một sai lầm mang tính lâu dài. Nhưng vì những giới hạn về chi phí xây dựng, trường đã ngầm đặt một khoản chiết khấu lên những quyết định xây dựng này, nhấn mạnh đến việc giảm chi phí xây dựng để dành cho những khoản đầu tư lâu dài hơn liên quan đến việc điều hành trường. Trong quá trình này, trường đã cam kết rằng sẽ dành một khoản đầu tư thỏa đáng cho văn phòng tài chính. Thêm vào đó, trường đã trở nên ít thân thiện với môi trường hơn trong kế hoạch xây dựng tòa nhà tương lai như đã đề xuất. Cộng các yếu tố này lại, tỷ lệ khấu hao không nhất quán của trường đã khiến danh tiếng của những nhà điều hành bị hủy hoại dần dần. Ngược lại, là một phần của Sáng kiến khuôn viên xanh, Đại học Harvard đã lập nên một quỹ ủng hộ tài chính cho các dự án phát triển môi trường bền vững cho các trường thành viên của đại học này vốn có thể đã bị bỏ sót vì những áp lực ngân sách mang tính ngắn hạn. Dựa trên thảm họa tài chính mà trường Harvard và các trường đại học khác gặp phải vào năm 2008, những sáng kiến môi trường này trở thành một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất mà trường thực hiện. Khi một cá nhân hay một tổ chức áp dụng tỷ lệ khấu hao cao một cách không hợp lý cho các quyết định, các nhà nghiên cứu về quyết định hành vi có khuynh hướng xem nó là sai lầm trong quyết định. Nhưng chúng tôi thì cho rằng khi những người khác phải chịu đựng hậu quả từ một sai lầm không phải do mình và các thế hệ tương lai bị buộc phải trả giá cho những sai lầm đó, vấn đề này sẽ trở thành một vấn đề liên quan đến đạo đức. “Chiết khấu” quá mức tương lai không chỉ là ngu ngốc mà còn là vô đạo đức vì nó lấy đi cơ hội và nguồn tài nguyên của các thế hệ sau này. Nhưng nhiều người, nhiều tổ chức và quốc gia vẫn mắc phải những sai lầm này mà không nhận thức được rằng hành vi của họ là sản phẩm của giới hạn đạo đức và trong nhiều trường hợp là phi đạo đức. Khi mọi người nói rằng họ muốn trân trọng Trái Đất, nhìn chung họ thường nghĩ về con cháu mình. Nhưng khi có cơ hội đầu tư cho các thế hệ tương lai bằng cách giảm chất lượng sống của chính mình, chúng ta bắt đầu nhìn các thế hệ tương lai rất mờ nhạt đến nỗi họ không còn ảnh hưởng nhiều đến những lựa chọn của chúng ta nữa.

Ở cấp độ xã hội, những vấn đề gây ra do sự “chiết khấu” quá mức tương lai có thể rất nghiêm trọng. Những tỷ lệ chiết khấu cao một cách không hợp lý dẫn đến các vấn đề môi trường, bao gồm cả việc khai thác cạn kiệt đại dương mà chúng ta đã bàn luận ở trên và thất bại trong việc đầu tư những công nghệ mới để chống lại biến đổi khí hậu. Herman Daly quan sát thấy rằng chúng ta thường đưa ra những quyết định về môi trường như thể trái đất là “một doanh nghiệp cần thanh lý”. Chúng ta “chiết khấu” tương lai nhiều nhất khi là việc của tương lai xa và không chắc chắn và khi có dính líu đến sự phân chia nguồn lực giữa các thế hệ. “Chiết khấu” tương lai dẫn đến sự tuyệt chủng của các giống loài, sự tan băng ở hai cực, rò rỉ uranium và sự ô nhiễm đến từ các chất thải độc hại.[90]

Những hành vi đạo đức không chủ đích ảnh hưởng từ việc “chiết khấu” quá mức tương lai không chỉ là một vấn đề môi trường. Điều này cũng giúp giải thích quy mô đồ sộ của khoản nợ quốc gia ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khi thế hệ bùng nổ dân số (baby boomer) gần nghỉ hưu, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với các chi phí liên quan đến dân quyền cao chưa từng thấy. Một dân số già, tuổi thọ dài hơn và các chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao sẽ kết hợp tạo nên các chi phí An ninh xã hội (Social Security), Chăm sóc y tế (Medicare) và Trợ cấp y tế tiểu bang (Medicaid) tăng cao ngất trời vào năm 2030. Cùng lúc đó, tỷ lệ người nghỉ hưu so với người đi làm dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2000 đến 2030. Ít người làm việc sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền thuế dùng để chi trả các khoản phí hàng triệu USD của người già.

Đảng Cộng Hòa thường phản đối các loại thuế mới và cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong khi Đảng Dân chủ phản đối việc cắt giảm các dịch vụ xã hội. Cả hai đảng tin rằng họ đang bảo vệ cho các nguyên tắc đạo đức nhưng họ đều theo đuổi các chương trình chính trị trong khi cùng nhau bỏ qua những vấn đề phức tạp về tài chính không đạo đức mà họ để lại cho những thế hệ tương lai. Ví dụ, xem xét kế hoạch của Tổng thống George W.Bush hỗ trợ chi phí thuốc kê theo toa cho người già. Khi kế hoạch được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, nó quá rắc rối đến nỗi hầu hết những người được nhận trợ cấp thuốc không biết làm cách nào để đăng ký và rất nhiều người khác không thể nhận được đơn thuốc của mình tại những điểm được giảm giá như chính phủ đã hứa. Kế hoạch này cấm chính phủ đàm phán giá thuốc với các công ty dược như đã từng xảy ra với các chương trình sức khỏe liên bang khác – đây là một “sai sót” trong bản thảo có lợi về tài chính cho các công ty bảo hiểm, tức là họ thu lợi từ tiền của người đóng thuế và người nghỉ hưu. Kế hoạch “Medicare D” nhiều tai tiếng được cho là sẽ tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ USD trong 10 năm đầu để đảm bảo cho sự tồn tại của nó và đóng góp đến 1.3 nghìn tỷ vào khoản thâm hụt ngân sách vào cuối thời cầm quyền của Bush. Nhưng do quyền lực của các nhóm lợi ích đặc biệt, các nhà Dân chủ chỉ làm qua loa trong việc loại bỏ kế hoạch không được nhiều chào đón này thậm chí sau khi đã giành được quyền điều khiển các nhóm hoạt động và pháp lý của chính phủ vào năm 2009.

Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu một loạt những sai sót về vấn đề đạo đức có thể đã tạo nên đạo đức giới hạn. Đặc biệt, chúng ta nghiên cứu các tình huống trong lĩnh vực đạo đức hành vi – trong đó những người ra quyết định thường dính đến những hành vi vô đạo đức mà họ không hề nhận ra. Sau khi đã mô tả bản chất của những lỗi lầm này, trong chương tới chúng ta sẽ nói về việc tại sao những người thật thà, thông minh lại dính líu vào những hành động thiếu đạo đức và hệ quả là họ sẽ thiếu đạo đức hơn là họ vẫn nghĩ về bản thân.

_____________________________

Chú thích:

[58] J. S. Cohen, S. St. Clair, và T. Malone (29/5/2009), “Clout Goes to Col- lege” (Tạm dịch: “Khăn tay tới trường”).

[59] Cohen, St. Clair và Malone 2009.

[60] Cohen, St. Clair và Malone 2009.

[61] Cohen, St. Clair và Malone 2009.

[62] S. Saulny (7/8/2009), “U. of Illinois Manipulated Admissions, Panel Finds” (Tạm dịch: Khám phá quy tắc tuyển sinh tại trường Đại học ở Illinois).

[63] Cohen, St. Clair và Malone 2009.

[64] Cohen, St. Clair và Malone 2009.

[65] P. Schmidt (6/4/2007), “Children of Alumni Are Uniquely Harmed by Admissions Preferences, Study Finds” (Tạm dịch: Theo nghiên cứu, những CỰU NHÂN VIÊN sinh viên thường bị ảnh hưởng quyền lợi bởi đặc quyền trong quá trình tuyển sinh).

[66] Ivy League hay Liên đoàn Ivy là một liên đoàn thể thao bao gồm tám cơ sở giáo dục đại học ở miền Đông Bắc Mỹ. Tuy nhiên Ivy League hiện nay còn thường được dùng để chỉ nhóm tám trường đại học và viện đại học thành viên có hệ thống, triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo lâu đời và đứng đầu của nước Mỹ (Chú thích biên tập).

[67] “The Curse of Nepotism” (8/1/2004) (Tạm dịch: Lời nguyền Lạm quyền).

[68] “The Curse of Nepotism” (8/1/2004) (Tạm dịch: Lời nguyền Lạm quyền).

[69] P. E. Tetlock, G. Mitchell, và T. L. Murray (2008), “The Challenge of Debiasing Personnel Decisions: Avoiding Both Under and Overcorrection” (Tạm dịch: Thách thức trong việc loại bỏ sự ưu ái cá nhân trong quyết định: tránh quá sơ sài hay quá kỹ lưỡng).

[70] L. A. Rudman và R. D. Ashmore (2007), “Discrimination and the Implicit Association Test” (Tạm dịch: Bài kiểm tra phân biệt đối xử và những tiềm ẩn trong tổ chức).

[71] M. Bertrand, D. Chugh, và S. Mullainathan (2005), “Implicit Dis- crimination” (Tạm dịch: “Tiềm ẩn sự phân biệt đối xử”).

[72] A. R. Green, D. R. Carney, D. J. Pallin, L. H. Ngo, K. L. Raymond, L. I. Lezzoni, và M. R. Banaji (2007), “Implicit Bias among Physicians and Its Prediction of Thrombolysis Decisions for Black and White Patients” (Tạm dịch: Tiềm ẩn sự kỳ thị trong các nhà tâm lý và dự đoán trong quyết định làm tan huyết khối với các bệnh nhân da đen và da trắng).

[73] D. O. Rooth (2007), “Implicit Discrimination in Hiring: Real World Evidence,” (Tạm dịch: Tiềm ẩn sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng: Bằng chứng có thực).

[74] Correll, B. Park, C. M. Judd, và B. Wi enbrink (2002), “The Police Officer’s Dilemma: Using Ethnicity to Disambiguate Potentially Threatening Individuals” (Song đề Cảnh sát: Sử dụng đạo đức để loại bỏ cá nhân có khả năng đe dọa), Journal of Personality and Social Psychology 83:1314–29.

[75] C. Y. Johnson (30/7/2009), “Research Shows Key Role for Unconscious Bias; A itudes Believed to Be Learned Early” (Tạm dịch: Nghiên cứu cho thấy luật tối quan trọng để giải quyết xu hướng bài xích vô thức là cần phải học cách thể hiện thái độ từ sớm).

[76] Johnson 2009.

[77] S. Harris (1946), Banting’s Miracle: The Story of the Discovery of In- sulin (Tạm dịch: Điều kỳ diệu của Banting: Câu chuyện về sự khám phá ra Insulin).

[78] D. M. Messick và K. P. Sentis (1979), “Fairness and Preference” (Tạm dịch: Công bằng và ưu tiên). M. Messick và K. P. Sentis (1983), “Fairness, Preference, and Fairness Biases” (Tạm dịch: Công bằng, Ưu tiên và Bài xích công bằng) trong “Học thuyết công bằng”: Quan điểm Tâm lý học và Xã hội học, D. M. Messick và K. S. Cook biên tập.

[79] L. Thompson và G. Loewenstein (1992), “Egocentric Interpretations of Fairness and Interpersonal Conflict” (Tạm dịch: Lý giải vị kỷ về tính công bằng và xung đột lợi ích giữa các cá nhân).

[80] M. H. Bazerman và M. A. Neale (1982), “Improving Negotiation Ef- fectiveness under Final Offer Arbitration: The Role of Selection and Training” (Tạm dịch: Nâng cao hiệu quả đàm phán dưới cơ sở công bằng: Vai trò của việc lựa chọn và đào tạo).

[81] L. Babcock, G. Loewenstein, S. Issacharoff và C. Camerer (1995), “Biased Judgements of Fairness in Bargaining” (Tạm dịch: Phán xử thiên vị trong Công bằng giao thương).

[82] E. Caruso, N. Epley và M. H. Bazerman (2006), “The Costs and Ben- efits of Undoing Egocentric Responsibility Assessments in Groups” (Tạm dịch: Cái giá và lợi ích của việc không đánh giá ích kỷ trong trách nhiệm tập thể); L. R. Brawley (1984), “Unintentional Egocentric Biases in A ributions” (Tạm dịch: Thiên vị vị kỷ vô thức trong khen thưởng); D. R. Forsyth và B. R. Schlen- ker (1977), “A ributional Egocentrism Following Performance of a Competitive Task” (Tạm dịch: Đóng góp vị kỷ kéo theo sự thể hiện trong các công việc đòi hỏi tính cạnh tranh);A. Zander (1971), Motives and Goals in Groups (Tạm dịch: Động cơ và mục tiêu trong tập thể).

[83] M. Ross và F. Sicoly (1979), “Egocentric Biases in Availability and At- tribution” (Vị kỷ thiên vị trong đóng góp và hiện hữu).

[84] Đơn vị đo chiều dài của Anh – Mỹ, 1 feet=30,48cm

[85] Đơn vị đo trọng lượng của Anh – Mỹ, 1 pounds=0,45359kg

[86] K. Bradsher (15/7/2009), “U.S. Officials Press China on Climate” (Tạm dịch: Giới chức Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề biến đổi khí hậu).

[87] “Managed to Death” (Tạm dịch: Chuẩn bị cho cái chết) (30/8/2008), The Economist biên tập.

[88] “Managed to Death” 2008.

[89] “Managed to Death” 2008.

[90] “Managed to Death” 2008.

Bình luận
× sticky