Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Điểm Mù

Chương 5: Khi Chúng Ta Phớt Lờ Cách Cư Xử Vô Đạo Đức

Tác giả: Max H. Bazerman - Ann E.Tenbrunsel

Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, mũi dùi chĩa về rất nhiều hướng. Nhóm bị buộc tội bao gồm các ngân hàng vô trách nhiệm, những người mua nhà tham lam, những kẻ đầu cơ tích trữ, Đại hội Đảng Dân chủ (vì đã thúc đẩy việc cho người thu nhập thấp vay tiền với mức tín dụng cao) và chính quyền Bush (vì đã đưa ra những quyết định tồi tệ và sự thiếu tập trung trong điều hành). Nhưng ít nhất thì một phần của vấn đề này bắt nguồn từ thất bại của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập trong việc đánh giá đúng độ rủi ro của các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp mà họ sở hữu. Theo lời của Đại biểu Henry Waxman (D-CA), chủ tịch Hội đồng Giám sát nhà ở và Cải cách Chính phủ: “Câu chuyện của các tổ chức đánh giá tín dụng là câu chuyện về một sự thất bại ê chề”. Hội đồng của Waxman đã tìm ra chứng cứ vững chắc rằng các nhân viên có trách nhiệm trong các tổ chức đánh giá tín dụng đã “hoàn toàn nhận thức được rằng không có cơ sở vững vàng để cho điểm đánh giá AAA cho hàng ngàn tín dụng rối rắm liên quan đến thế chấp đang tăng lên hàng ngày nhưng bất chấp tất cả, các tổ chức vẫn đứng ra bảo chứng cho chúng”.

Mục đích của các tổ chức đánh giá tín dụng là giúp cho các cổ đông bên ngoài hiểu được độ tin cậy của những tổ chức ban hành các nghĩa vụ trả nợ (bao gồm các công ty, tổ chức phi lợi nhuận và liên bang, nhà nước cùng với chính quyền địa phương) cũng như các công cụ nợ mà những tổ chức tài chính này bán ra thị trường. Những tổ chức này tồn tại nhờ vào tính khách quan mặc định của họ, tuy nhiên các khoản bồi thường của họ không hề được ràng buộc vào bất kỳ điều gì trừ sự khách quan. CỰU NHÂN VIÊN nhân viên cấp cao của các tổ chức đánh giá này từng thừa nhận trước ủy ban của Waxman rằng có sự mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống đánh giá tín dụng của Mỹ. Đặc biệt là các tổ chức đánh giá tín dụng quy mô nhất, bao gồm Standard và Poor’s, Moody’s và Fitch lại được ăn lương từ những công ty mà họ đánh giá chứ không phải từ các nhà đầu tư – những người sẽ chịu thiệt hại nặng nhất bởi các đánh giá thiếu chính xác. Những tổ chức đánh giá quy mô nhất có được siêu lợi nhuận bằng cách đưa ra đánh giá có thứ hạng cao cho các nhà phát hành nợ và chứng khoán mà không nhất thiết phải cung cấp những ước định chính xác nhất về chứng khoán và các nhà phát hành này. Thêm vào đó, không hề đáng ngạc nhiên khi các tổ chức với các tiêu chuẩn lỏng lẻo nhất lại gặt hái nhiều hợp đồng nhất từ khách hàng mới, điều này cho họ động lực tài chính để đánh giá chứng khoán một cách chủ động. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức đánh giá này lại bán các dịch vụ tư vấn cho những công ty sở hữu số chứng khoán mà họ đang đánh giá.

Có vẻ rất rõ ràng rằng nếu các tổ chức đánh giá có động cơ để cố gắng làm vui lòng những công ty mà họ đang đánh giá thì những đánh giá độc lập và công bằng sẽ hoàn toàn không có khả năng xảy ra. Thế nhưng không phải ai cũng tin vào lập luận hiển nhiên này. Những người bênh vực các tổ chức đánh giá tranh luận rằng nhận thức của các tổ chức này về tầm quan trọng của việc giữ vững tính liêm chính sẽ giúp họ tránh được khả năng đưa ra những đánh giá thiên lệch. Niềm tin này tuy đáng ngưỡng mộ nhưng lại quá lạc quan. Tệ hơn là, nó khiến cho xã hội không nhìn thấy được lối hành xử thiếu đạo đức của các bên liên quan. Giống như chính phủ liên bang đã thất bại trong việc xác định sự mâu thuẫn cố hữu về lợi ích trong ngành công nghiệp kiểm toán vào thời kỳ tiền Enron, các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng thất bại trong việc thay đổi ngành công nghiệp đánh giá tín dụng, thứ rất có khả năng đang đâm đầu vào một thảm họa. Trong cả hai trường hợp, người ta đều mù mờ trước hành vi vô đạo đức của những người khác.

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta không chú ý đến hành vi thiếu đạo đức của người khác. Trước hết, chúng ta bận rộn chú tâm vào những việc khác. Như sẽ bàn đến trong chương 6, chúng ta tập trung vào các mục tiêu mang lại lợi ích cho mình và thường xuyên bỏ qua những mục tiêu không có lợi khác. Chúng ta thường không được hưởng lợi gì khi chú ý đến lối cư xử vô đạo đức của người khác. Hơn nữa, con người có một khả năng đặc biệt là lướt qua những sự thật hiển nhiên. Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học Ulric Neisser yêu cầu các sinh viên hệ cử nhân của ông tại trường Cornell xem một đoạn video ghép chồng hình ảnh của hai bộ ba sinh viên đang chuyền bóng. Một bộ ba mặc áo trắng và bộ ba còn lại mặc áo đen. Nhóm sinh viên được hướng dẫn để đếm số lần chuyền bóng giữa bộ ba áo trắng. Đoạn video chồng hình đã khiến nhiệm vụ này tương đối phức tạp. Trước khi đọc tiếp, bạn cứ tự nhiên xem đoạn phim và thử đếm xem có chính xác bao nhiêu đường chuyền bóng giữa các cầu thủ áo trắng tại www.blindspots- ethics.com/neisser.

Bạn cũng có thể đoán ra rằng đây là một trò có thủ thuật. Khi đang tập trung để đếm số đường chuyền thì bạn – cũng như đa số mọi người thử thực hiện yêu cầu này – chắc hẳn đã không nhìn thấy một phụ nữ mang ô đi qua sân bóng một cách rõ ràng và bất ngờ. (Nếu bạn không tin rằng có người phụ nữ đó, hãy xem lại đoạn phim đi.) Chỉ có một trong số năm sinh viên Cornell của Neisser phát hiện ra người phụ nữ này. Khi đoạn phim được chiếu trong phòng học của sinh viên lớp MBA và quản lý cấp cao của chúng tôi, tỉ lệ người phát hiện ra người phụ nữ còn thấp hơn một phần năm rất nhiều, cũng như chúng ta đã không chú ý đến cô ấy khi lần đầu tiên xem đoạn video này. Đó là bởi vì phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ được giao – trong trường hợp này là đếm số lần chuyền bóng – con người sẽ bỏ qua phần thông tin vô cùng rõ ràng trong thế giới thị giác của mình.

Đoạn phim của Neisser là bằng chứng cho thấy khi tập trung vào một việc nào đó, chúng ta có thể trở nên mù mờ với những thông tin khác đang tồn tại một cách rõ ràng ở xung quanh mình. Vượt qua những bận rộn và xao nhãng bình thường, nhìn dưới lăng kính của đạo đức ứng xử, chương này chỉ ra hàng loạt lý do khiến chúng ta bỏ qua những hành vi vô đạo đức của người khác. Tại sao chúng ta lại nhìn đi chỗ khác trong khi rõ ràng là có ai đó đang hành xử sai lầm? Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận về vai trò của sự mù mờ có động cơ hay là xu hướng bỏ qua sai lầm của người khác khi việc phát hiện ra nó không mang lại lợi ích gì. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự mù mờ gián tiếp hoặc là xu hướng không chú ý đến những hành động vô đạo đức khi chúng được thực hiện thông qua hành động của người khác. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét những tình huống nguy hiểm khi chú ý đến hành vi thiếu đạo đức của những người xung quanh. Cuối cùng, chúng ta sẽ đánh giá xem xu hướng coi trọng kết quả hơn quá trình có tác động như thế nào đến nhận định của con người về đạo đức của người khác.

Sự mù quáng có động cơ

Bộ phim The Reader gây nhiều tranh cãi năm 2008 được dựng dựa trên một tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Đức Bern- hard Schlink, trong phim, CỰU NHÂN VIÊN lính Đức quốc xã Hanna Schmi phải đối mặt với án phạt tại phiên tòa tội ác chiến tranh vì đã tham gia vào một sự kiện khủng khiếp trong Thế chiến thứ hai. Schmi và năm nữ lính gác SS khác đã cai quản hàng trăm tù nhân tham gia một cuộc hành binh tử thần năm 1944. Đêm đó, các tù binh hạ trại lưu trú tại một nhà thờ và lính gác đã khóa cửa nhốt họ trong đó. Nhà thờ bị đánh bom và bốc cháy nhưng không có lính gác nào mở cửa khiến cho ba trăm tù nhân bị chết cháy bên trong nhà thờ.

Hanna không chỉ không cứu được ba trăm tù nhân mà cô còn khai rằng, trong suốt cuộc chiến, cô đã nhận lệnh và hàng tháng đều chọn ra mười người tù để đưa đến buồng hơi ngạt của Aus- chwi . Tại phiên toàn, khi được hỏi về việc không mở cửa nhà thờ, Hanna (do nữ diễn viên Kate Winslet thủ vai) nhìn thẩm phán một cách ngờ vực, “Đương nhiên,” cô đáp một cách thản nhiên, “lý do rất rõ ràng là: chúng tôi không thể làm thế. Chúng tôi là cai ngục. Công việc của chúng tôi là canh giữ tù nhân.” Hanna giải thích rằng nếu lính gác thả các tù nhân trong vụ cháy nhà thờ thì họ sẽ không thể khống chế được đám đông đó. Trong lúc hỗn loạn, các tù nhân có thể sẽ trốn thoát và Hanna sẽ không thể hoàn thành công việc của cô được. Nhấn mạnh thêm lý do tại sao cô không phóng thích tù nhân, Hanna hét lên: “Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về họ!” Vô cùng hoang mang, cô đã hỏi vị thẩm phán: “Nếu là ngài, ngài sẽ làm thế nào?”

Chúng tôi không có hứng thú bào chữa cho hành động của nhân vật hư cấu này, tuy nhiên, hình ảnh của Hanna trong The Reader và sự sửng sốt của một số nhóm người Do Thái chỉ trích câu chuyện này cho thấy rằng nhân vật đã gây ra những hành động khủng khiếp mà không nhận ra giá trị đạo đức bên trong chúng. Cô không được đi học, nghe theo mệnh lệnh của cấp trên mà trưởng thành, đảm nhận một vị trí trong SS để kiếm sống và đơn giản là cô không hiểu rằng cô có thể lựa chọn để phóng thích những tù nhân mắc kẹt trong đám cháy nhà thờ. Trong The Reader, Hanna chấp nhận số mệnh của mình (nhà tù) nhưng đa phần trong cuộc đời của mình, cô không nhìn nhận rằng hành động của cô là thiếu đạo đức.

Hành vi của Hanna và sự phủ nhận hành động sai trái của cô là một trường hợp cực đoan và hư cấu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự thiếu nhận thức của Hanna cũng giống với những người vì lợi ích của tổ chức hay của quốc gia của họ mà làm ra điều sai trái. Lối ứng xử này phù hợp với việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng rất nhiều người đang gây ra những thiệt hại nặng nề mà họ không hề nhận ra điều đó. Trong một nghiên cứu năm 2009 diễn ra với 2.800 nhân viên, 49% thừa nhận họ đã chứng kiến vài kiểu hành vi sai trái trong công việc vào năm trước mặc dù các công ty đang ra sức để nâng cao đạo đức cho nhân viên của mình. Không may là hành vi sai trái không phải là một trào lưu mới: Những vụ tai tiếng về đạo đức tại Arthur Andersen, Enron, Health-South, Tyco và WorldCom đều là bước tiếp nối của những vụ tai tiếng đạo đức trước đó của General Electric, Investors Overseas Services, Lincoln Savings & Loan, Sear và Shoney’s.

Xuyên suốt quyển sách này, chúng tôi đã ghi lại một phát hiện quan trọng về đạo đức ứng xử: khi người ta có mối tư lợi trong một tình huống nào đó thì họ khó có thể tiếp cận tình huống đó một cách không thiên vị, ngay cả khi họ cho rằng bản thân họ là trung thực. Chúng tôi cho rằng sự thiên lệch này có tác động đến quan sát của những người khác: đó là, nếu bạn có động cơ để làm ngơ trước hành vi thiếu đạo đức của ai đó thì bạn sẽ không nhận thấy nó. Cụm từ sự mù quáng có động cơ mô tả sự thất bại thường thấy của con người trong việc nhận thấy hành vi thiếu đạo đức của người khác khi biết rằng chính việc nhận thấy đó sẽ gây hại cho người quan sát. Khi bên A được khuyến khích để nhìn nhận bên B bằng cái nhìn tích cực phiến diện của mình,thì bên A sẽ khó đánh giá chính xác tính đạo đức trong hành vi của bên B. Trong những vụ tai tiếng đình đám nhất của thập niên này, rất nhiều người – bao gồm những thành viên của hội đồng lãnh đạo, các công ty kiểm toán, các tổ chức thẩm định và nhiều người nữa – đã tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết và lẽ ra họ phải nhìn thấy và phản ứng lại với hành vi thiếu đạo đức của những người khác. Thế nhưng họ đã không làm vậy, một phần là vì xu hướng của tâm lý không chú ý đến thông tin xấu mà họ vốn dĩ không muốn nhìn thấy.

Một khía cạnh đáng chú ý của câu chuyện về các tổ chức đánh giá tín dụng là sự tương đồng của nó với câu chuyện của các công ty kiểm toán xảy ra vào khoảng bảy năm trước. Vụ tai tiếng um sùm nhất trong giai đoạn đầu thiên niên kỷ mới chính là sự sụp đổ của Enron, một thất bại kinh doanh nổi tiếng trong thời đại của chúng ta. Tại sao Auther Andersen, công ty kiểm toán của công ty Enron lại đứng ra bảo đảm cho tình trạng tài chính của Enron trong khi chính công ty đó đang che đậy khoản nợ hàng tỉ đô-la từ các cổ đông? Rất đơn giản, Auther Andersen có lý do để bị tác động bởi sự mù quáng có động cơ. Năm 2001, Arthur Andersen kiếm được hàng triệu đô-la từ Enron và với khách hàng lớn thứ hai của nó, công ty này thu được 25 triệu đô-la phí kiểm toán cùng 27 triệu đô-la phí tư vấn. Andersen có động cơ mạnh mẽ để giữ lại và phát triển những hợp đồng ngon lành này. Rõ ràng là, khi bạn tìm ra vấn đề trong sổ sách chứng từ của vị khách hàng mà bạn đang kiểm toán thì mối quan hệ khách hàng đó không thể tiếp tục được nữa. Thêm vào đó, có vẻ như nhiều kiểm toán viên của Andersen đã hy vọng được làm việc với Enron như rất nhiều vị đồng nghiệp trước đó đã từng.

Sự sụp đổ của Enron không phải là duy nhất. Ngay sau khi nó gục ngã, hàng loạt vụ tai tiếng đình đám của những tổ chức lớn đều bị phanh phui, bao gồm WorldCom, Global Crossing, Tyco International và Parmalat. Trong mỗi vụ, kiểm toán viên đều bị dính líu vì đã không vạch trần các sai phạm. Những vụ tai tiếng này có lẽ đã không xảy ra nếu thành viên của các công ty trên chịu đối mặt với các hành vi vô đạo đức của đồng nghiệp và khách hàng thay vì cứ nhắm mắt bỏ qua. Các vụ việc này làm lộ ra điểm yếu của hệ thống kiểm toán Mỹ: tại đây, sự mù quáng có động cơ luôn có đường phát triển.

Max và đồng nghiệp đã kiểm tra sức mạnh của những mâu thuẫn lợi ích loại này bằng cách cung cấp cho người tham gia khảo sát các thông tin về tiềm năng bán hàng của một công ty hư cấu. Nhiệm vụ của người tham gia là ước tính trị giá của công ty đó.[98] Người tham gia được giao một trong bốn vai trò: người mua, người bán, kiểm toán của người mua hoặc kiểm toán của người bán. Tất cả những người tham gia đều tiếp nhận thông tin giúp họ tính toán giá trị của công ty. Những người với vai trò kiểm toán cung cấp các đánh giá của họ về giá trị của công ty cho khách hàng của mình. Như những gì đã bàn đến trước đó trong quyển sách này về xu hướng tự-phục-vụ, người bán cung cấp các ước định về giá trị công ty cao hơn so với những gì người mua tiềm năng đánh giá được.[99] Các kiểm toán viên, những người tư vấn cho bên mua hoặc bên bán thì nghiêng hẳn về lợi nhuận của khách hàng của mình: Kiểm toán của bên bán kết luận một cách công khai rằng công ty đó có giá trị hơn hẳn những gì kiểm toán viên của bên mua đánh giá.

Thế thì các kiểm toán viên đã cố tình đánh giá thiên lệch hay là giới hạn đạo đức đang lên sàn? Để trả lời câu hỏi này, các kiểm toán viên đã được yêu cầu đưa ra ước tính về giá trị thực sự của công ty như khi được thẩm định bởi những chuyên gia trung lập và họ sẽ được khen thưởng cho độ chính xác của các đánh giá của riêng cá nhân họ. Kiểm toán viên của bên bán đưa ra các ước tính mà trong đó giá trị của công ty cao hơn 30%, xét một cách bình quân so với những gì mà kiểm toán viên của bên mua ước lượng. Bằng chứng này cho thấy, thay vì tỉnh táo đưa ra một quyết định có lợi cho khách hàng của mình, những người tham gia vào khảo sát này đã tiếp thu thông tin về mục tiêu một cách thiên vị. Việc sắm vai trò của kiểm toán viên đã khiến các ước tính của họ bị thiên lệch và giới hạn khả năng của họ trong việc nhận thấy sự lệch lạc trong hành vi của khách hàng. Theo đó, ngay cả một mối quan hệ giả thiết thuần túy giữa kiểm toán viên và khách hàng cũng khiến những người sắm vai trò kiểm toán viên bóp méo các nhận định của mình. Hơn nữa, chúng tôi đã lặp lại nghiên cứu này với thành phần tham gia là những kiểm toán viên thật sự đến từ một trong bốn “đại gia” hàng đầu của ngành kiểm toán và nhận được kết quả tương tự. Không nghi ngờ gì nữa, một mối quan hệ lâu dài dính dáng đến hàng triệu đô-la trong tổng thu nhập sẽ có sức ảnh hưởng kinh khủng hơn nữa.

Khi khách hàng có hành động không đạo đức, kiểm toán viên của họ không nhìn thấy hành vi trái đạo đức này cùng một lý do với việc họ không nhìn thấy hành vi trái đạo đức của chính mình. Sự thiên lệch hướng về những kẻ chi tiền (khách hàng) khiến kiểm toán viên không thể tách rời bản thân ra khỏi khách hàng. Từ góc độ của hành vi đạo đức, nếu không có loại động cơ này tồn tại thì kiểm toán viên sẽ không trở nên giống với khách hàng của mình đến thế; hậu quả là họ không thể nhìn thấy các hành vi trái đạo đức và sự thiên vị trong cách cư xử với khách hàng của mình. Thứ đạo đức có giới hạn của khách hàng được truyền sang kiểm toán viên. Sự mù quáng có động cơ là nguyên nhân gây ra tình trạng không thể nhận thấy hành vi trái đạo đức của người khác trong rất nhiều lĩnh vực. Hãy bàn về sự lan truyền của việc sử dụng chất kích thích steroid trong môn bóng chày. Năm 2007, Barry Bonds của đội tuyển San Francisco Giants đã vượt qua Hank Aaron để trở thành vận động viên đánh home run[100] xuất sắc nhất mọi thời đại, có lẽ đây cũng là kỷ lục đáng giá nhất trong giải đấu bóng chày Major League Baseball (MLB). Các cơ quan thi hành luật, ủy viên hội đồng bóng chày và người hâm mộ đã đặt ra nghi vấn rằng liệu khả năng của Bonds có thật sự vượt qua Aaron hay không. Nhiều người cho rằng Bonds đã sự dụng steroid hoặc chất kích thích khác để cải thiện khả năng thi đấu của mình, đặc biệt là khi huấn luyện viên lâu năm của anh đã bị truy tố về tội cung cấp steroid cho các vận động viên. Những nghi vấn tương tự cũng xoay quanh các ngôi sao khác của giải MLB, bao gồm Sammy Sosa, Roger Clemens, Da- vid Ortiz, Manny Ramirez và nhiều người nữa. Vào tháng Bảy năm 2009, sự việc cho thấy rõ ràng rằng MLB có ít nhất 100 tuyển thủ có kết quả xét nghiệm dương tính với việc sử dụng thuốc kích thích.

Sau vụ bê bối steroid, người hâm mộ bóng chày có xu hướng trút giận lên các cầu thủ gian lận (và bị phát hiện) vì đã làm ô uế môn thể thao này. Tuy nhiên, bản chất tranh đua của giải đấu Major League Baseball, các phần thưởng mang giá trị kinh tế và sự lỏng lẻo trong việc thi hành các điều lệ về sử dụng thuốc đều là các yếu tố kích thích vận động viên sử dụng steroid. Trên thực tế, nhiều cầu thủ có thể cảm thấy không công bằng cho bản thân nếu họ không sử dụng steroid. Mũi dùi cũng nên hướng về hội đồng MLB, đội tuyển San Francisco Giants và hiệp hội các cầu thủ. Không một ai trong số họ điều tra về những thay đổi nhanh chóng về thể chất, sức mạnh nổi bật cũng như khả năng vượt trội của Bonds và những cầu thủ khác khi trận đấu diễn ra. Cứ cho là các phóng viên thể thao và nhiều người hâm mộ hiểu rõ rằng vấn nạn steroid đã tồn tại xuyên suốt các giải MLB, vậy tại sao hội đồng MLB, các đội tuyển hoặc hiệp hội các cầu thủ không hề giải quyết vấn đề này? Chúng tôi tin rằng câu trả lời nằm trong một sự thật rằng các nhóm này đã được lợi về mặt kinh tế, ít nhất là trong một thời gian ngắn, từ việc các cầu thủ như Bonds sử dụng steroid. Sử dụng steroid tạo ra các cú home run, home run làm tăng lượng khán giả và lượng khán giả tăng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho giải đấu, cho các đội tuyển và cho các cầu thủ. Những lợi ích này đã khiến ban quản lý MLB không lưu ý đến các vấn đề mà bản thân họ vốn đã không muốn nhìn thấy.

Việc sử dụng steroid có dễ phát hiện đến thế không? Bạn cứ tự mình nhìn xem. Trong hình số 6 chúng tôi lập biểu đồ số lượng home run được ghi bởi các cầu thủ với thứ hạng nhất, nhì, ba trong mỗi năm từ 1990 đến 2009. Phần đỉnh điểm giữa năm 1998 và năm 2001, giai đoạn được ghi nhận là cao trào của steroid trong bóng chày đã có thể là chứng cứ thuyết phục để MLB hành động (cùng với các bằng chứng khác). Nhằm loại bỏ khả năng cho rằng một vài cầu thủ xuất sắc trong thời kỳ này đã làm lệch lạc kết quả, chúng tôi đã lấy bình quân số lượng home run được ghi bởi các cầu thủ ghi home run xuất sắc nhất từ năm 1991 đến 1994. Con số bình quân này là 44. Tiếp đó chúng tôi đếm số lượng cầu thủ đã đánh số lượng home run đó hoặc nhiều hơn trong mỗi năm của giai đoạn cầu thủ có sử dụng steroid 1998 – 2001. Có mười cầu thủ trong năm 1998, tám cầu thủ năm 1999, sáu cầu thủ năm 2000 và chín cầu thủ năm 2001 đã ghi số lượng home run tương đương hoặc nhiều hơn con số home run bình quân được ghi bởi các cầu thủ xuất sắc nhất từ năm 1991 đến 1994. Bài toán đơn giản này cho thấy rằng một lượng lớn bất thường các cầu thủ đã có cú đánh bóng vượt khỏi sân đấu xuyên suốt thời kỳ việc sử dụng steroid rộ lên và rằng việc chú ý đến các chỉ số bất thường này hoàn toàn không khó chút nào.

Hình 6. Số home-run được ghi bởi ba cầu thủ xuất sắc nhất MLB, từ năm 1990 – 2009

Sự mù quáng có động cơ khiến những người ở nấc thang cao nhất trong xã hội dính líu đến các hành vi mà họ sẽ không bao giờ tha thứ được nếu họ lưu ý đến nó hơn. Hãy bàn về vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em đã làm rung chuyển Giáo hội Công giáo. Tại sao tình trạng lạm dụng này có thể tràn lan qua hàng thập kỷ mà không bị ngăn chặn bởi những người đứng đầu Giáo hội? Một ví dụ điển hình: Hồng Y Giáo chủ Bernard F. Law, Tổng Giám mục Boston đã không thể làm gì với vô số trường hợp lạm dụng trẻ em diễn ra ngay dưới trướng của ngài. Ngài thú nhận trong hồ sơ tòa án rằng ngài có biết đến những cáo buộc đối với John J. Geoghan, người mà sau này bị cáo buộc về tội quấy rối trẻ em nhưng ngài lại cho vị mục sư này trở về làm việc. Law cũng thú nhận rằng ngài vẫn để James Foley hoạt động trong đoàn mục sư mặc dù ngài đã biết vào năm 1993, vị mục sư này đã có hai đứa con với một người phụ nữ trong giáo phận của hắn và hắn đã bỏ trốn vào năm 1973 khi người phụ nữ này cố gắng tự tử bằng cách uống thuốc quá liều. Law đã giữ lại nhiều tên tội phạm khác cùng với những kẻ phá luật của nhà thờ trong thời gian tại vị.[101]

Việc Hồng y Giáo chủ Law, vốn là một nhà hoạt động dân quyền đã dành trọn đời mình để giúp đỡ mọi người khiến cho mối nghi vấn trở nên phức tạp hơn. Toàn bộ bằng chứng đều cho thấy Law là một con người đức hạnh nhưng đã đưa ra vài quyết định vô cùng thiếu đạo đức và chắn chắn là phi pháp trong quyền hạn của mình. Tại sao ngài lại chấp nhận hành vi phạm pháp và lừa gạt? Law khai nhận rằng trong quá khứ, ngài xem xét khả năng hạn chế hành vi của những kẻ lạm dụng dựa vào nền y học lỗi thời và lời khuyên tâm thần học, từ đó quyết định xem có giữ họ lại trong nhà thờ hay không. Có khả năng rằng Hồng y Law đã tin rằng những vị mục sư như Geoghan có thể khống chế hành vi của họ. Cũng có khả năng rằng chính mong muốn cải tạo những kẻ phạm tội của Hồng y Law đã khiến ngài không nhìn thấy các chứng cứ rõ ràng trước mắt rằng hành vi tội phạm đồi bại đó đã lặp đi lặp lại nhiều lần.

Gần đây hơn, Hồng y Joseph Ra inger, vị Giáo hoàng hiện tại đã và đang bị buộc tội che giấu những vụ tai tiếng khác về lạm dụng tình dục trong Giáo hội Thiên Chúa giáo, bao gồm việc thuyên chuyển vào phút cuối những mục sư bị cáo buộc sang giáo xứ khác và nhấn mạnh vào lòng trung thành với nhà thờ của họ thay vì đề cao các hành vi đạo đức có trách nhiệm thật sự. Không bào chữa cho bất kỳ hành vi nào dẫn đến việc lạm dụng trẻ em, chúng tôi tin rằng lòng trung thành của vị Giáo hoàng với tổ chức của ngài đã khiến ngài mù mờ về tính nghiêm trọng trong các hành động. Thay vì biện hộ cho hành vi đồi bại, sự mù quáng có động cơ đưa ra một lời giải thích về mặt tâm lý cho việc xuất hiện hành vi thiếu đạo đức.

Như những ví dụ này và những ví dụ khác nữa đã chỉ ra, chúng ta không chỉ bị bịt mắt trước những hành động suy đồi của chính mình mà còn trước sự kém đạo đức của những người xung quanh. Động cơ khiến chúng ta cứ mãi mù mịt trước các hành vi vô đạo đức của người khác xuất hiện dưới rất nhiều hình dạng, bao gồm nỗi sợ hãi, sự khích lệ, lòng trung thành và văn hóa trong tổ chức của chúng ta. Để hành xử có đạo đức hơn, chúng ta cần phải bỏ những tấm màn bịt mắt của mình đi và xem xét tác động của các yếu tố này đối với nhận định của bản thân.

Sự mù quáng gián tiếp

Hãy tưởng tượng rằng công ty bạn sản xuất ra một món hàng có doanh số bán ra rất chậm. Chỉ có một vài khách hàng mua nó nhưng những ai thích món hàng này sẵn sàng trả giá cao hơn rất nhiều so với giá tiền đang bán. Hãy tưởng tượng rằng những khách hàng này chính là vật làm tin để bạn nâng giá bởi vì bạn độc quyền sản phẩm đó và bởi vì họ cần nó. Bạn biết rằng bất kỳ sự nâng giá đáng kể nào đều sẽ thu hút luồng dư luận bất lợi khiến bạn phải trả giá còn nhiều hơn những gì việc nâng giá có thể mang đến. Bạn sẽ làm gì để giải bài toán này?

Vào tháng tám năm 2005, Merck, một hãng dược lớn đã tìm được đáp án. Merck bán ra một loại thuốc trị ung thư hiệu quả nhưng có mức tiêu thụ chậm tên là Mustargen cùng với một loại thuốc trị ung thư thứ hai gọi là Cosmegen cho Ovation, một hãng dược nhỏ hơn.[102] Là loại thuốc hóa trị để chữa bệnh ung thư hệ bạch huyết, Mustergen được chưa đến 5.000 bệnh nhân sử dụng và mang lại cho Merck mức doanh thu chỉ vào khoảng 1 triệu đô-la hằng năm vào thời điểm nó được bán đi.

Mới nhìn thì có vẻ Merck đã tìm được biện pháp hữu hiệu để loại bỏ một loại thuốc thu-hoạch-chậm ra khỏi hệ thống sản xuất bận rộn của mình. Nhưng sự thật cho thấy việc sản xuất Mustargen chưa từng là vấn đề với Merck. Sau khi bán bản quyền Mustargen và Cosmegen cho Ovation, Merck tiếp tục sản xuất hai loại thuốc này cho Ovation theo hợp đồng.

Nếu việc làm ra sản phẩm với số lượng nhỏ là kém hiệu quả, tại sao Merck lại tiếp tục sản xuất Mustargen? Hãy xét đến chuyện đã diễn ra sau khi Merck hoàn tất thỏa thuận với Ovation: Ova- tion nâng giá Mustargen lên ước chừng gấp mười lần và giá của Cosmegen thì thậm chí còn tăng nhiều hơn. Thì ra Ovation thường mua các loại dược phẩm có thị trường nhỏ từ các công ty dược đang hoạt động và gặp vấn đề với dư luận liên quan đến việc tăng giá đến chóng mặt các loại thuốc mà khách hàng của họ đang có nhu cầu sử dụng. Trong một cuộc giao dịch khác, Ovation mua lại thuốc Panhematin từ Abbo Laboratories và nâng giá của nó lên gần mười lần; Abbo vẫn tiếp tục sản xuất loại dược phẩm này. Quyết định bán Mustergen và Cosmegen cho Ovation của Merck cho thấy rằng ban lãnh đạo của nó đã hy vọng được nhìn thấy các tiêu đề kiểu như “Merck bán hai loại dược phẩm cho Ovation” chứ không phải là “Merck lừa gạt các bệnh nhân ung thư, nâng giá thuốc điều trị ung thư đến 1.000 phần trăm.”

Merck đã thoát khỏi vụ này như thế nào với chiến lược thông minh đó? Merck thành công bởi vì trực giác của con người không gắn kết các cá nhân và tổ chức với loại hành động đồi bại gián tiếp như thế. Ngay cả khi có dữ kiện cho thấy rõ ràng mục tiêu đồi bại của những kẻ đó thì chúng ta vẫn để cho họ lọt lưới. Lưu ý rằng chúng tôi không bình luận về nguyên tắc đạo đức của việc tăng giá thành vì nhu cầu chữa trị bệnh ung thư. Trên thực tế, chúng ta thường tin rằng lợi nhuận cao trong ngành dược phẩm giúp tạo ra hàng loạt các loại thuốc tốt mà bệnh nhân đang sử dụng. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được mức độ khó khăn của việc “nhìn thấy” những hành vi gián tiếp vi phạm lề lối đạo đức của những người xung quanh; nhận thức này có thể giúp chúng ta xác định các cá nhân và tổ chức cố tình tạo ra những tấm màn che mắt dư luận. Nếu Merck đã thật sự cho rằng việc tăng giá thuốc trị ung thư lên gấp mười lần sẽ thu hút luồng dư luận trái chiều thì chúng tôi cho rằng đa số mọi người sẽ xem quyết định che giấu sự tăng giá đó qua một nhà trung gian như Ovation là một chiến lược quỷ quyệt và đồi bại. Chiến lược công khai của Merck thường thành công cũng như tất cả các chiến lược tương tự khác bởi vì công chúng và giới truyền thông rất hay thất bại trong việc chú ý đến màn chơi bẩn mà các cá nhân và tổ chức thực hiện thông qua trung gian. Đa số chúng ta đều không thành công trong việc buộc tội người khác vì những hành vi xấu xa gián tiếp của họ. Quan điểm này đã được kiểm chứng một cách cụ thể hơn bởi Max và đồng nghiệp trong một thử nghiệm nhằm tái tạo lại môi trường diễn ra câu chuyện của Merck.[103] Những người tham gia thí nghiệm đọc đoạn văn sau:

Một công ty dược phẩm lớn X có một loại thuốc trị ung thư đem lại lợi nhuận thấp. Sản phẩm có chi phí cố định cao và thị trường hẹp. Tuy nhiên, những bệnh nhân đã dùng thuốc thì lại rất cần nó. Hãng dược sản xuất loại thuốc này với 2,50 đô-la/viên (bao gồm toàn bộ các chi phí) và bán ra với giá chỉ 3 đô-la/viên.

Người tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm. Thành viên của một trong hai nhóm được yêu cầu đánh giá tính đạo đức của hành động sau:

A. Công ty dược phẩm lớn đó đã tăng giá sản phẩm từ 3 đô-la một viên lên 9 đô-la một viên.

Nhóm còn lại được yêu cầu đánh giá tính đạo đức của một hành động khác:

B. Công ty dược X đã bán bản quyền loại thuốc đó cho một hãng dược nhỏ hơn. Để bù lại chi phí, hãng dược Y đã tăng giá bán lên 15 đô-la một viên.

Như chúng tôi dự đoán, những người đọc hành động A đánh giá hành vi của công ty dược một cách khắc nghiệt hơn những người đọc hành động B, mặc dù hành động A tạo ra ít tác động tài chính cho bệnh nhân hơn.

Cần lưu ý rằng những người tham gia thí nghiệm này chỉ phản ứng với một trong hai lựa chọn chứ không phải cả hai (các nhà nghiên cứu gọi đây là “phản ứng lựa chọn tình huống” “kiểu giữa- các-đối-tượng”). Sau đó chúng tôi cho một nhóm thứ 3 xem cả hai hành động và yêu cầu họ đánh giá xem hành động nào là xấu xa hơn. Lúc này kết quả lại ngược lại: Khi họ có thể so sánh cả hai tình huống, những người tham gia nhìn nhận hành động B có vấn đề về đạo đức hơn hành động A. Kết luận này phù hợp với một nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy cách đánh giá “đồng hành” hoặc “cùng nhau” này cho ra các nhận xét chính xác và lý trí hơn so với kiểu đánh giá “riêng rẽ” (mỗi lần một thứ). Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng đa số những hành động có vấn đề về đạo đức trên thực tế thường xuất hiện từng cái một.

Chúng tôi đã tái hiện kết quả này trong các lĩnh vực khác ngoài ngành dược, ví dụ như kiểm soát mức ô nhiễm và đất nhiễm độc. Chúng tôi liên tục nhận thấy rằng khi các thành viên tham gia nghiên cứu đánh giá một lựa chọn, họ hoàn toàn bỏ qua hành vi sai trái của một tổ chức khi nó thực hiện hành động đó thông qua trung gian. Nhưng khi họ được yêu cầu so sánh một hành động gián tiếp với một hành động trực tiếp, họ có thể nhìn thấu sự gián tiếp đó và đưa ra các đánh giá dựa trên mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra bởi hành động đó.[104] Hơn thế, khi chúng tôi làm cho mục đích của hãng dược nọ khi thực hiện hành động gián tiếp đó trở nên rõ ràng hơn bằng cách khẳng định rằng hãng đã hiểu rõ hàm ý của việc bán rẻ loại thuốc đó và rằng nó sẽ mang lại lợi ích- thì những thành viên đánh giá hành động gián tiếp này một cách riêng rẽ vẫn cho rằng nó ít sai trái hơn hành động trực tiếp.

Cuối cùng, một nhà kinh tế học, Luke Coffman đã biến câu hỏi của chúng tôi thành một trò chơi mang tính thí nghiệm với mục đích tìm hiểu xem những người chơi sẽ trừng phạt đối tượng thực hiện hành động sai trái một cách gián tiếp và trực tiếp như thế nào.[105] Luke đã tạo ra thứ mà anh gọi là “trò chơi bốn-nhà-cầm- quyền”. Trong một trò chơi hai người thông thường, người chơi A được trao cho một số tiền nhất định và phải lựa chọn giữa việc cho người chơi C toàn bộ, một ít hoặc không một đồng nào trong số tiền đó. Người chơi C là người nhận thụ động phụ thuộc vào quyết định của người chơi A. Trong trò chơi của Luke, người chơi A có 24 đô-la và được chọn chơi trò chơi cầm quyền này với vai trò một nhà cầm quyền với người chơi C hoặc anh ta có thể bán quyền tham gia trò chơi này cho người chơi B theo mức giá thương lượng. Nếu người chơi B mua quyền tham gia trò chơi từ người chơi A, người chơi B được trao vai trò của nhà cầm quyền và có 24 đô-la để dùng trong trò chơi với người chơi C. Giai đoạn cuối của trò chơi này là người chơi D có cơ hội để trừng phạt người chơi A (chứ không phải người chơi B) vì hành động của anh ta bằng cách cắt giảm số tiền thu được sau cùng của người chơi A. Như dự đoán, khi người chơi A lưu lại trong cuộc chơi (tức là người này không bán quyền chơi trò chơi cho người chơi B) thì người chơi D nhất định phạt người chơi A vì đã cho người chơi B số tiền ít hơn với mức phạt tương ứng với lượng tiền mà người chơi A giữ lại cho chính mình. Thú vị hơn và cũng phù hợp với những nghiên cứu của chúng tôi, khi người chơi A thực sự bán quyền chơi cho người chơi B thay vì chọn trở thành một nhà độc tài tham lam thì người chơi D lại giảm số tiền phạt một cách đáng kinh ngạc. Thế là những người tham gia đã trừng phạt người trực tiếp thực hiện hành động sai trái nặng hơn người gián tiếp thực hiện hành động sai trái. Sự chênh lệch này trở nên cân bằng khi lượng tổn hại đối với người chơi C là như nhau và trong các phiên bản sau đó, người chơi A hoàn toàn có thể dự đoán được rằng quyết định của người chơi B có tác động như thế nào đến người chơi C.

Loại nghiên cứu đạo đức hành vi này cho thấy rằng bằng cách thực hiện hành động gián tiếp trong một số hoàn cảnh có thể dự đoán trước, những người cầm trịch có thể kích hoạt sự mù quáng gián tiếp của người quan sát và do đó, họ thoát được việc chịu trách nhiệm cho các thiệt hại mà họ gây ra. Thành viên của các tổ chức thường xuyên ủy thác hành vi thiếu đạo đức cho những người khác trong cùng tổ chức. Chẳng hạn như các vị quản lý bảo cấp dưới của họ “hãy làm bất kỳ điều gì” để đạt được mục tiêu sản xuất hoặc kinh doanh đồng nghĩa với việc để ngỏ cho các phương pháp sai trái hay thậm chí là đồi bại. Các công ty của Mỹ mang việc sản xuất giao cho các nhà thầu phụ rẻ tiền bên ngoài bởi vì họ ít bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn đắt đỏ về đạo đức lao động và môi trường. Đối tác tại các công ty kế toán nhắc nhở kiểm toán viên cấp thấp về tầm quan trọng của việc duy trì một khách hàng có hồ sơ kế toán không được tốt. Trong rất nhiều tình huống, người ta phớt lờ những ẩn ý xấu xa trong hành vi của người khác khi hành vi đó được thực hiện một cách không trực tiếp.

Sau đây là một ví dụ khác. Max sống ở Boston là một người hâm mộ bóng đá lâu năm và anh không thích những kẻ gian lận. Do đó, Max đã rất thất vọng về việc xảy ra ở mùa giải bóng đá Na- tional Football League năm 2007. Năm đó đội New England Patri- ots được cho là một trong những đội bóng mạnh nhất mọi thời đại. Không may là Bill Belichick, vị huấn luyện viên được trọng vọng của đội đã đe dọa danh tiếng của đội bởi hành vi gian dối rõ ràng của mình. Khi đội Patriots đang thi đấu với đội New York Jets (một đội bóng yếu) vào đầu mùa giải 2007, Belichick đã chỉ đạo một trợ lý quay phim lại những tín hiệu phòng thủ riêng của đội Jets – một hành vi vượt rào trắng trợn như Belichick đã biết rõ.[106] Ủy viên hội đồng NFL Roger Goodell đã phạt Belichick 500.000 đô-la, phạt đội Patriots 250.000 đô-la và tước đoạt một trong những quyền lựa chọn đáng giá của Patriots trong quá trình tuyển cầu thủ mới.

Rất rõ ràng, Belichick có lỗi. Thế nhưng gia tộc Kraft, người sở hữu đội Patriots thì sao? Họ thuê Belichick, khuyến khích ông giành lấy thắng lợi và không hề phê bình vị huấn luyện viên đó sau vụ việc. Đạo đức của nhà Kraft chưa hề bị chất vất bởi giới truyền thông và người hâm mộ đội Patriots không có vẻ gì là quá quan tâm đến hành động của gia tộc có danh tiếng tốt này. Sự im lặng đáng chú ý của nhà Kraft trong vấn đề này chính là một sự vô đạo đức gián tiếp và kết quả là không ai chú ý đến nó.

Khi người ta ủng hộ hành động đồi bại của nhân viên dưới quyền của họ thì họ cũng đồng thời chịu trách nhiệm cho hành động đồi bại đó. Sự im lặng chứng tỏ rằng vướng mắc duy nhất của họ đối với hành động vô đạo đức đó chính là việc nó bị phát hiện. Chúng ta phải xác định rằng những nhà điều hành cấp cao có trách nhiệm với hành vi của nhân viên khi mà các bằng chứng đều cho thấy rằng công ty của họ đã dung nạp các hành vi trái đạo đức. Đáng tiếc là, nghiên cứu về đạo đức hành vi đã cho thấy hàng loạt chứng cớ rằng người ngoài cuộc không hề chú ý đến hành động xấu của những kẻ thực hiện chúng thông qua một đơn vị trung gian.

Hành vi thiếu đạo đức trên triền dốc trơn trượt

Có một câu chuyện dân gian thú vị rằng: nếu bạn đặt một con ếch vào một cái nồi đầy nước sôi bên trong, con ếch sẽ nhảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn đặt con ếch vào một cái nồi chỉ có nước ấm và từ từ tăng dần nhiệt độ của nước lên, con ếch sẽ không phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ dần dần này và kết quả nó sẽ bị luộc chín. Câu chuyện này nghe có vẻ hoang đường, nhưng nó lại là một ví dụ tiêu biểu cho thất bại của hầu hết mọi người trong việc nhận ra sự phai mờ dần dần của các chuẩn mực đạo đức. Như chúng tôi đã đề cập ở chương trước, hành vi thiếu đạo đức của chúng ta thường xảy ra trên các triền dốc trơn trượt. Chúng ta thường viện cớ để biện hộ cho bản thân khi gây ra một lỗi lầm nhỏ và thường có xu hướng cho phép bản thân thực hiện những vi phạm này càng ngày càng nhiều hơn.

Các nghiên cứu về đạo đức hành vi cũng chỉ ra rằng con người cũng thường không nhận ra triền dốc trơn trượt trong hành vi thiếu đạo đức của người khác. Trong câu chuyện quỹ của Bernard Ma- doff, cộng đồng đầu tư chuyên nghiệp mở rộng và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) cũng không nhận thấy rằng hiệu suất từ quỹ của Madoff là không trùng khớp. Vì sao? Một phần của câu chuyện nằm ở sự thúc đẩy mù quáng. Một phần khác là vì sự gian lận này diễn ra từ từ, ít nhất là hơn chu kỳ 15 năm. Khi sự gian lận xảy ra trên một triền dốc trơn trượt, tính bất khả thi của lợi nhuận như trường hợp của Madoff thường dễ dàng bị bỏ qua.

Thực tế là, con người thường lờ đi những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng về hành vi thiếu đạo đức của người khác. Bắt đầu từ năm 1999, nhà điều tra gian lận tài chính độc lập Harry Markopolos đã không ngừng cảnh báo SEC rằng lợi nhuận từ trường hợp của Madoff không thể có được bằng cách thức hợp pháp. Nhưng tất cả những dấu hiệu đều cho thấy rằng SEC đã không nghiêm túc cân nhắc những cảnh báo chuẩn xác này. Kết quả là, sự gian lận có liên quan tới hơn 50 tỉ đô la của Madoff chỉ được phơi bày ra ánh sáng khi Madoff tự thú nhận.

Giờ hãy tưởng tượng một nhân viên kiểm toán của một công ty kế toán lớn (có thể là Arthur Andersen) chịu trách nhiệm làm kiểm toán cho một công ty lớn (có thể là Enron) và rất có danh tiếng. Trong vòng ba năm, những lời tuyên bố về tài chính của khách hàng đều rất có đạo đức và có tiêu chuẩn rất cao. Kết quả là kiểm toán viên đồng ý với những tuyên bố đó và có một mối quan hệ vô cùng tốt với khách hàng của mình. Tuy nhiên, tới năm tiếp theo, công ty đã thực hiện một số hành vi vi phạm tuyên bố tài chính (đã được đề ra trước đó) khá rõ ràng, “cơi nới” và thậm chí phá luật ở một số vấn đề nhất định.

Giờ hãy tưởng tượng một kịch bản khác. Lần này, kiểm toán viên đã nhận thấy đối tác “cơi nới” luật ở một số lĩnh vực ngay từ năm đầu tiên nhưng không có dấu hiệu sẽ phá luật. Năm tiếp theo, vấn đề thiếu đạo đức ở công ty này còn rõ rệt hơn nữa khi công ty thực hiện một số vi phạm nhỏ trong tiêu chuẩn kiểm toán liên bang. Năm thứ ba, các vi phạm này trở nên trầm trọng hơn. Đến năm thứ tư, công ty kiểm toán phát hiện ra họ đang phải đối mặt với các loại hình vi phạm nghiêm trọng đã được đề cập tới ở đoạn văn trước khi khách hàng của họ bất ngờ vượt ra khỏi rào chắn đạo đức.

Vậy hành động nào có khả năng sẽ được các nhân viên kiểm toán của công ty thực hiện nhiều nhất trong hai trường hợp này? Ở trường hợp thứ nhất, các nhân viên kiểm toán có thể từ chối chứng nhận rằng tuyên bố tài chính đó có thể chấp nhận được theo pháp luật. Ở trường hợp thứ hai, khả năng các kiểm toán viên nhận ra được sự vi phạm pháp luật và đạo đức nghiêm trọng là thấp hơn rất nhiều (dù các vi phạm ở trường hợp này giống với các vi phạm ở trường hợp thứ nhất). Nói cách khác, các kiểm toán viên sẽ dễ dàng nhận thấy và từ chối ký vào tuyên bố ở trường hợp thứ nhất hơn trường hợp thứ hai, mặc dù các hành động thiếu đạo đức trong năm cuối cùng ở cả hai trường hợp được miêu tả là giống nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi với David Messick và Francesca Gino, chúng tôi phát hiện ra rằng “triền dốc trơn trượt” (một kiểu mẫu ứng xử) có thể sử dụng được để lý giải việc vì sao hầu hết mọi người đều thất bại trong việc nhận ra các hành xử đặc biệt phi đạo đức của người khác.[107] Thực hiện một nghiên cứu có một vài đặc điểm tương đồng với những người được miêu tả trong hai câu chuyện trên, chúng tôi phát hiện ra rằng con người thường ít có khả năng nhận thức được sự thay đổi trong hành vi ứng xử thiếu đạo đức của người khác nếu sự thay đổi diễn ra chậm rãi theo thời gian hơn là thay đổi đột ngột.[108]

Nghiên cứu về nhận thức thị giác, chẳng hạn như câu chuyện về đoạn băng quay cảnh chuyền bóng rổ đã được chúng tôi miêu tả ở phần đầu của chương chứng minh rằng chúng ta thường xuyên thất bại trong việc nhận thức những thay đổi đang diễn ra ngay trước mắt mình.[109] Trong một nghiên cứu điều tra “thay đổi sự mù mờ” (change blindness), một nhà thí nghiệm đã cầm một quả bóng rổ và dừng những người đi bộ lại để hỏi đường. Trong lúc những người được hỏi chỉ đường, một nhóm trợ lý nghiên cứu đã đi qua chỗ người chỉ đường và người làm thí nghiệm. Khi những người này đi qua, người làm thí nghiệm đã đưa quả bóng rổ cho một người trong số họ. Sau khi người đi bộ chỉ đường xong, người làm thí nghiệm hỏi cô có nhận thấy sự thay đổi nào diễn ra khi cô đang nói không. Hầu hết những cá nhân được hỏi đều trả lời là không. Nhưng khi họ được hỏi trực tiếp rằng có nhìn thấy quả bóng rổ không, rất nhiều người nhớ lại đã có nhìn thấy quả bóng và rất nhiều người thậm chí còn có thể điểm lại những đặc điểm cụ thể của quả bóng đó. Như vậy, có thể thấy khi những người đi bộ này không thể nhận ra một cách rõ ràng một thay đổi nhỏ gia tăng với mức độ nhỏ (nhưng hiển nhiên) diễn ra, rất có khả năng họ cũng đã từng thực hiện điều tương tự nên đã hòa hợp với nó. Cũng giống như vậy, rất nhiều nhà đầu tư vào Madoff bây giờ vẫn có thể điểm lại những bằng chứng mà lẽ ra họ nên nhận ra từ rất lâu trước khi Madoff tự thú nhận tội lỗi của mình.

Nghiên cứu khoa học về thay đổi sự mù mờ tập trung vào nhận thức thị giác. Con người cũng thường thất bại trong việc chú ý tới các hình thức thay đổi khác trong môi trường của họ – những hình thức thay đổi có thể dẫn đến những sai lầm đáng kể trong quá trình đưa ra quyết định với những hậu quả đạo đức tương ứng. Kết quả là, con người thường khó nhận ra sự thiếu đạo đức trong hành vi của người khác khi nó chỉ gia tăng với mức độ nhỏ – trên một triền dốc trơn trượt – hơn là khi nó xảy ra bất ngờ, một hiện tượng làm dấy lên lời cảnh báo cho chúng ta về sự xuống dốc dần của các hành vi đạo đức.

Kết quả công việc quan trọng hơn

Quá trình thực hiện

Câu chuyện thứ nhất:

Trong quá trình nghiên cứu, nhà khoa học phải quyết định xem có nên đưa những số liệu lâm sàng vào trong kết quả nghiên cứu của mình hay không. Thời gian đang rất gấp rút và kinh phí cho dự án nghiên cứu lần này không còn nhiều. Khi hạn phải tổng hợp kết quả nghiên cứu đến gần, ông nhận ra rằng bốn đối tượng nghiên cứu đã bị rút ra khỏi dự án vì lý do kỹ thuật. Dù vậy, ông vẫn tin rằng những số liệu được nghiên cứu trên bốn đối tượng này là chính xác và phù hợp với nghiên cứu của mình, do đó ông đã đưa những số liệu này vào trong cơ sở dữ liệu để phân tích. Sau khi những số liệu này được thêm vào, kết quả nghiên cứu đã có những sự thay đổi đáng kể và củng cố thêm cho nghiên cứu về sự an toàn của thuốc trong sử dụng điều trị bệnh. Không lâu sau đó, loại thuốc này được đưa ra thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, công ty đã phải ra lệnh thu hồi lại toàn bộ số thuốc sau khi có 6 người tử vong và hàng trăm người bị ảnh hưởng sau khi sử dụng thuốc. Bạn có nghĩ đây là một sự vô đạo đức của nhà nghiên cứu?

Câu chuyện thứ hai:

Trong quá trình nghiên cứu, nhà khoa học phải quyết định xem có nên đưa những số liệu lâm sàng vào trong kết quả nghiên cứu của mình hay không. Thời gian đang rất gấp rút và kinh phí cho dự án nghiên cứu lần này không còn nhiều. Ông tin rằng sản phẩm này là an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Khi thời hạn nghiên cứu sắp hết, ông nhận ra rằng nếu có được số liệu nghiên cứu về tác dụng của thuốc trên 4 đối tượng nữa, kết quả nghiên cứu sẽ rõ ràng hơn. Ông quyết định làm giả số liệu để hoàn thành kết quả nghiên cứu của mình và nhanh chóng sau đó, loại thuốc này được đưa ra thị trường. Loại thuốc này đã đem lại lợi nhuận lớn cho công ty nhờ hiệu quả tích cực của nó trên người bệnh và gây ra ít tác dụng phụ.

Bạn nghĩ thế nào về sự vô đạo đức của nhà nghiên cứu trong câu chuyện thứ hai? Câu chuyện nào theo bạn là không thể tha thứ được?

Để hiểu được cách chúng ta nhìn nhận về vấn đề đạo đức, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với hai câu chuyện này trên 2 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm được yêu cầu đọc một câu chuyện và nêu ra suy nghĩ của mình về hành động của nhà khoa học trong trường hợp đó.[110] Nhóm đọc câu chuyện thứ nhất có thái độ chỉ trích đối với nhà khoa học trong câu chuyện rõ rệt hơn hẳn so với nhóm đọc câu chuyện thứ hai. Nhóm thứ nhất cũng cho rằng nhà khoa học trong câu chuyện cần phải bị trừng phạt một cách mạnh mẽ vì hành động vô đạo đức của mình. Dù vậy, có lẽ bạn đã nhận ra rằng, chính hành động của nhà nghiên cứu trong câu chuyện thứ 2 vô đạo đức hơn rất nhiều so với hành động của nhà nghiên cứu trong câu chuyện thứ nhất.

Vậy tại sao chúng ta lại thường nhìn nhận những hành vi trong câu chuyện thứ nhất khó chấp nhận hơn so với những hành vi trong câu chuyện thứ hai? Chính thành kiến trong đánh giá về kết quả công việc là câu trả lời cho điều đó.[111] Sự thành kiến này đã khiến chúng ta tập trung chú ý vào kết quả của công việc mà bỏ qua những yếu tố bất hợp lý trong quá trình thực hiện khi đánh giá các quyết định mà người khác đưa ra. Nhà nghiên cứu về Quá trình đưa ra quyết định của con người John Baron và Jack Hershey là hai người đầu tiên thông qua nghiên cứu về một loạt các tình huống ra quyết định, từ chơi bạc cho đến nghiên cứu y tế, đã chứng minh được rằng con người thường có xu hướng đánh giá sự khôn ngoan của người đưa ra quyết định dựa trên kết quả công việc mà quyết định đó mang lại.

Trong nghiên cứu độc lập của chúng tôi về những hành vi đạo đức, con người thường có xu hướng đánh giá mức độ đạo đức của hành động dựa trên việc những hành động này có gây ra những hậu quả gì không hơn là yếu tố đạo đức trong chính bản thân hành động đó.[112] Chẳng hạn như trong hai câu chuyện về nghiên cứu thuốc ở trên, chúng ta có xu hướng bị ảnh hưởng bởi thành kiến về hậu quả mà hành động mang lại hơn là bản chất hành động đó nếu chỉ được tiếp xúc với một tình huống. Rõ ràng rằng, khi chúng ta được tiếp xúc với cả hai tình huống và có so sánh, chúng ta có khả năng tránh khỏi việc tập trung quá nhiều vào kết quả công việc mà thay vào đó là nhìn nhận và đánh giá hành vi của hai nhà khoa học trong hai câu chuyện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm nghiên cứu đánh giá hành vi của nhà nghiên cứu trong câu chuyện thứ hai đáng bị lên án hơn so với hành vi của nhà nghiên cứu trong câu chuyện thứ nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, trong phần lớn thời gian, chúng ta chỉ nhìn thấy một tính huống để đánh giá mà thôi. Thế giới đã chứng kiến một cuộc tranh luận chưa có hồi kết giữa các nhà triết học về việc đánh giá tính đạo đức trong hành động. Một nhóm các nhà triết học cho rằng tính đạo đức của một sự việc nên được đánh giá dựa trên những nguyên tắc hành động trong quá trình thực hiện trong khi một nhóm khác lại cho rằng chính kết quả của sự việc là thước đo chuẩn xác nhất cho tính đạo đức của sự việc đó. Mặc dù vậy, khi chúng ta đánh giá một vấn đề dựa trên kết quả của nó mà không cân nhắc đến các cách giải quyết vấn đề khác hay tình huống xảy ra sự việc, chúng ta thường bị bỏ qua chủ ý ban đầu của người thực hiện sự việc.

Chính thành kiến về kết quả của sự việc cũng được thể hiện rất rõ trong hệ thống luật pháp của chúng ta. Nhà tâm lý học Fiery Cushman và các cộng sự của mình đã nghiên cứu một vụ án giết người trong đó thủ phạm là hai anh em, Jon và Mark, cả hai đều chưa có tiền án tiền sự nhưng được biết đến là hai người vô cùng nóng tính.[113] Vụ việc xảy ra khi có một người lạ mặt vô duyên cớ đến gây sự với Jon và Mark, đồng thời sỉ nhục gia đình của hai anh em. Tức giận trước hành động này, Jon rút súng ra định bắn chết kẻ lạ mặt nhưng viên đạn đi chệch hướng và người lạ mặt vẫn bình an vô sự. Ngược lại, Ma rút súng ra chỉ nhằm mục đích dọa nạt kẻ lạ mặt nhưng phát súng vô tình giết chết kẻ lạ mặt. Cushman và cộng sự chỉ ra rằng theo hệ thống luật pháp của đa số bang trên nước Mỹ, Ma sẽ bị xử phạt nặng hơn Jon dù anh ta chỉ vô ý ngộ sát. Nói một cách khác, luật pháp quan tâm nhiều hơn đến kết quả sự việc hơn là chủ đích ban đầu của sự việc.

Nhằm làm rõ hơn mối liên quan giữa thành kiến về kết quả sự việc trong hệ thống luật pháp, Cushman và cộng sự đã thực hiện một thử thách khá thú vị. Đơn giản, hãy thử tưởng tượng rằng bạn đang phải đứng giữa hai sự lựa chọn trong một cuộc chơi với một đối thủ lạ mặt.

Phương án thứ nhất: Bạn tung một quân xúc xắc. Nếu bạn đổ được số một, hai, ba hoặc bốn, bạn sẽ nhận được $10 và đối thủ của bạn sẽ nhận $0. Nếu quân xúc xắc lăn ra số năm, bạn và đối thủ sẽ nhận được mỗi người $5.

Nếu bạn đổ được số 6, bạn sẽ không nhận được gì trong khi đối thủ của bạn nhận được $10.

Phương án thứ hai: Bạn tung môt quân xúc xắc. Nếu bạn đổ được số một, bạn sẽ nhận được $10 trong khi đối thủ của bạn không nhận được gì. Nếu bạn đổ được số hai, ba, bốn hoặc năm, bạn và đối thủ sẽ nhận được mỗi người $5. Nếu bạn đổ được số 6, bạn sẽ không nhận được gì trong khi đối thủ của bạn nhận được $10.

Để ý một chút có thể thấy phương án thứ nhất là một sự lựa chọn khá “tham lam” khi mà cơ hội để người chơi có thể nhận được $10 cho bản thân nhiều hơn hẳn so với phương án thứ hai. Ngược lại với phương án thứ nhất, phương án thứ hai được coi là phương án công bằng bởi nó đưa ra 4 cơ hội để cho bạn và đối thủ của bạn có thể đều nhận được $5. Ba tình huống sau đây đều có khả năng xảy ra nhưng tùy theo lựa chọn lúc đầu của bạn.

Sau khi người chơi A đã lựa chọn, quân xúc xắc được gieo và tiền thưởng được chia tương ứng cho những người chơi, Cushman và cộng sự đã yêu cầu người chơi B (người không có quyền lựa chọn quy tắc chơi) đưa ra hình phạt đối với đối thủ của mình. Trong trường hợp này, số tiền của người chơi B không bị ảnh hưởng bởi quyết định của anh ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người chơi B có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến kết quả của quân xúc xắc được gieo và số tiền người chơi A nhận được khi cân nhắc các hình thức phạt hơn là lựa chọn phương án chơi của người chơi A. Ví dụ, nếu người chơi A muốn chơi một cách công bằng và lựa chọn phương án thứ hai và đổ được một, người chơi B sẽ có xu hướng phạt anh ta nặng hơn so với khi anh ta chọn phương án thứ nhất và đổ được năm.

Những kết quả nghiên cứu trên đây đã chỉ ra rằng chúng ta thường có xu hướng đánh giá con người một cách phiến diện dựa trên kết quả tiêu cực của sự việc mà anh ta thực hiện. Một vấn đề khác cũng nảy sinh đó là chúng ta thường phải chờ rất lâu để đánh giá xem sự việc đó có phải là vô đạo đức hay không. Câu hỏi này chỉ có thể trả lời khi hậu quả tệ hại của sự việc đã xảy ra và lúc đó đã quá muộn để sửa chữa. Rất nhiều người trong chúng ta hiện nay đang lật lại vấn đề liệu quyết định của chính quyền Bush trong cuộc tấn công Iraq năm 2003 có phải là quyết định vô đạo đức hay không? Nghịch lý là khi cuộc chiến đang diễn ra và chiến thắng nằm ở phía Mỹ, sự chỉ trích này chỉ giới hạn trong một bộ phận nhỏ những người dân Mỹ nhưng khi quân đội Mỹ sa lầy vào cuộc chiến ở Iraq, sự chỉ trích này đã bùng lên và lan rộng. Người ta không chỉ chỉ trích về cuộc chiến mà còn lật lại vấn đề về những bằng chứng mà chính quyền Bush đưa ra nhằm châm ngòi cuộc chiến. Chính sự thành kiến trong việc đánh giá sự việc đã giải thích cho vấn đề tại sao phần lớn cộng đồng không bày tỏ thái độ đối với cuộc chiến cho đến khi họ nhìn thấy được kết quả tệ hại của nó. Sự thất bại trong việc đánh giá khía cạnh đạo đức của một vấn đề không chỉ được giới hạn trong các sự kiện lớn như chiến tranh mà trong mọi mặt của cuộc sống.

Chúng ta sẽ xem xét sự thành kiến trong việc đánh giá khía cạnh đạo đức của một vấn đề trong một ví dụ về hệ thống kiểm toán tại Mỹ. Trong hàng thập kỷ, những công ty kiểm toán của Mỹ cung cấp đồng thời cả dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn cho các khách hàng của mình. Sự kết hợp này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự độc lập và tính công bằng trong quá trình thực hiện kiểm toán.[114] Rất lâu trước sự sụp đổ của Enron, đã có rất nhiều lập luận cho rằng cấu trúc dịch vụ của các công ty kiểm toán đảm bảo cho tính trung thực và đạo đức của các nhà kiểm toán viên.[115] Bỏ qua những bằng chứng rõ ràng về việc mô hình dịch vụ này đã giết chết tính độc lập và trung thực trong hệ thống kiếm toán, chỉ đến sau thất bại của Enron, WorldCom, Tyco cùng một loạt các công ty kiểm toán lớn khác, chính quyền Mỹ mới bắt đầu vào cuộc và thừa nhận rằng chính cấu trúc dịch vụ mà các công ty kiểm toán đang cung cấp là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc lập của các kiểm toán viên. Nói một cách khác, chỉ đến khi những hậu quả xấu đã trở nên quá rõ ràng, những người đại diện luật pháp mới có những hành động can thiệp và ngăn chặn. Nhưng không phải lúc nào những hành động ngăn chặn này cũng có thể giải quyết được cốt lõi của vấn đề. Chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên nhân đó trong chương 7 của quyển sách này.

Chính thành kiến trong việc đánh giá tính đạo đức của vấn đề cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các nghiên cứu về sự cảm thông của cộng đồng với các nạn nhân trong các vụ việc. “Hiệu ứng nạn nhân với danh tính xác thực” thường được dùng để mô tả hiện tượng cộng đồng có xu hướng dành nhiều sự cảm thông hơn cho những nạn nhân có danh tính được xác định hơn là những nạn nhân vô danh tính. Chúng ta thường quan tâm và bày tỏ sự lo lắng nhiều hơn đối với những nạn nhân có danh tính xác thực dù những gì chúng ta biết về họ là vô cùng ít ỏi (ví dụ: tên hoặc quê quán. Hãy thử tưởng tượng rằng chúng ta đang phải đánh giá mức độ vô đạo đức của hành vi tội ác trong ba tình huống: nạn nhân có danh tính xác thực, nạn nhân không thể xác thực danh tính và không có nạn nhân liên quan trong sự việc. Rõ ràng rằng, chúng ta thường thất bại trong việc xác định một hành động là vô đạo đức nếu không có nạn nhân nào bị ảnh hưởng bởi hành động đó. Tương tự với điều đó, chúng ta thường có cái nhìn nghiêm khắc hơn đối với những hành động gây ảnh hưởng đến các nạn nhân có danh tính xác thực hơn là các hành động gây ảnh hưởng đến các nạn nhân vô danh. Một lần nữa, việc đánh giá tính đạo đức của một hành vi bị ảnh hưởng bởi kết quả mà hành vi đó gây ra, trong trường hợp này là danh tính của nạn nhân dù người thực hiện hành vi và bản chất hành vi là không có gì khác biệt.

Câu chuyện của Noreen Harrington, một CỰU NHÂN VIÊN chiến binh Goldman Sachs, người đã tố cáo xì căng đan gian lận trong việc thực hiện giao dịch muộn giữa các Quỹ tương hỗ đã chứng tỏ rằng yếu tố vô danh của các nạn nhân trong hành vi vô đạo đức chính là một trong những điều kiện để các hành vi này tiếp tục diễn ra trong thời gian dài mà không bị tố giác.[116] Vụ gian lận xảy ra liên quan đến hai hành vi: Một là việc giao dịch muộn một cách bất hợp pháp với các lệnh giao dịch được đặt sau 4 giờ chiều (khi sàn giao dịch đã đóng cửa) nhưng vẫn sử dụng giá tại sàn trước 4 giờ chiều. Hai là thời gian mở cửa sàn giao dịch bao gồm việc tận dụng giá thông qua sự khác biệt giữa các múi giờ trong giao dịch quỹ quốc tế, một hành vi hợp pháp nhưng có thể vi phạm các quy tắc Quỹ bởi nó thường đem lại lợi nhuận cho một số nhỏ các nhà giao dịch trên sàn giao dịch được tạo ra từ thiệt hại của các cổ đông lâu dài. Harrington cho biết rằng trước khi quyết định tố cáo vụ việc, bà nhìn nhận nó là “một hành vi vô danh tính… đó là cách chúng tôi nhìn nhận những hành vi này. Việc nó ảnh hưởng đến ai với hậu quả như thế nào thật sự rất mơ hồ”.[117] Cách nhìn nhận này đã thay đổi khi chị gái của Harrington đến hỏi lời khuyên của bà về tài khoản 401(k) của mình. Chị gái của Har- rington, người được bà miêu tả là một trong những người làm việc chăm chỉ nhất mà bà từng biết, lo lắng rằng những khoản lỗ mà bà ấy phải chịu từ tài khoản hưu sẽ khiến bà ấy phải tiếp tục làm việc để kiếm sống. Đột nhiên, Harrington “nhìn nhận sự việc dưới một luồng sáng mới”, bà giải thích “Tôi nhìn thấy sự việc một cách rõ ràng hơn, đó không còn là một hành vi vô danh tính nữa bởi tôi nhìn thấy khuôn mặt chị gái tôi và rồi tôi nhìn thấy khuôn mặt của hàng nghìn người nữa, những người chỉ sống dựa vào tài khoản 401(k). Tại thời điểm đó, tôi cảm thấy mình cần phải đứng ra lấy lại công bằng và giúp cho những người làm luật nhìn thấy những sự bất công đang diễn ra hàng ngày ở đây”.[118]

Ngay cả trong ngành giáo dục, thành kiến trong việc đánh giá tính đạo đức của một hành vi cũng khá rõ rệt. Trong phần thảo luận tại chương 3, chúng ta đã nói về việc các trường đại học có chính sách cho phép những sinh viên có mối quan hệ thân quen vào nhập học dù không đủ điều kiện dự tuyển. Thật bất ngờ là chỉ có một bộ phận rất nhỏ của cộng đồng lên án các chính sách này và cho rằng việc nhập học này là hoàn toàn vô lý. Sự thờ ơ của cộng đồng đối với sự việc này được cho là do danh tính của những nạn nhân, trong trường hợp này là những sinh viên bị từ chối nhập học dù đủ điều kiện đầu vào, không thể xác định rõ ràng. Chính bởi sự “vô danh tính” này mà phần đông mọi người sẽ không nhìn nhận được mức độ tác động tiêu cực của sự việc và những hành vi vô trách nhiệm này thường được cho qua mà không bị đánh giá. Ngay cả khi chúng ta nhận thức được hậu quả tiêu cực mà những chính sách này gây ra, chúng ta cũng thường đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của những hành vi này do sự mơ hồ về đối tượng bị ảnh hưởng bởi những chính sách đó.

Những nghiên cứu về hành vi đạo đức củng cố luận điểm rằng phần đông chúng ta đều muốn hành động một cách đạo đức. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thường bị vướng vào những hành vi thiếu đạo đức bởi những thành kiến tác động đến quyết định của chúng ta, những thành kiến mà đôi khi chính chúng ta cũng không nhận ra. Như đã trình bày trong chương này, những thành kiến đó không chỉ gây ảnh hưởng đến hành động của chính chúng ta mà còn đến khả năng phán xét khía cạnh đạo đức trong hành vi của những người xung quanh. Dựa trên cái nhìn tổng quát về những đánh giá sai lầm trong khía cạnh đạo đức của sự việc mà con người có thể mắc phải, trong 3 chương tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng những kiến thức này để khám phá những tác động mà nó có thể gây ra cho tổ chức và xã hội cũng như cách thức để có thể thay đổi những sai lầm đó.

• Con người cũng thường thất bại trong việc chú ý tới các hình thức thay đổi khác trong môi trường của họ – những hình thức thay đổi có thể dẫn đến những sai lầm đáng kể trong quá trình đưa ra quyết định với những hậu quả đạo đức tương ứng.

• Con người thường có xu hướng đánh giá mức độ đạo đức của hành động dựa trên việc những hành động này có gây ra những hậu quả gì không hơn là yếu tố đạo đức trong chính bản thân hành động đó.

• Những nghiên cứu về hành vi đạo đức củng cố luận điểm rằng phần đông chúng ta đều muốn hành động một cách đạo đức. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thường bị vướng vào những hành vi thiếu đạo đức bởi những thành kiến tác động đến quyết định của chúng ta, những thành kiến mà đôi khi chính chúng ta cũng không nhận ra.

_______________________________

Chú thích:

[98] D. A. Moore, L. Tanlu, và M. H. Bazerman (2010), “Conflict of Inter- est and the Intrusion of Bias” (Xung đột lợi ích và sự xâm nhập của tính thiên lệch).

[99] Babcock và Loewenstein 1997.

[100] (Thuật ngữ dùng trong môn bóng chày) cú đánh cho phép người đánh bóng chạy quanh tất cả các điểm quy định trên sân để ghi điểm mà không dừng lại.(Chú thích biên tập)

[101] T. Farragher (14/12/2002), “Admission of Awareness Damning for Law” (Tạm dịch: Sự xuất hiện nhận thức tổn hại đến luật pháp).

[102] A. Berenson (12/3/2006), “A Cancer Drug’s Big Price Rise Disturbs Doctors and Patients” (Tạm dịch: Sự tăng giá của thuốc chữa ung thư gây khó khăn cho bác sĩ và bệnh nhân), New York Times.

[103] N. Paharia, K. S. Kassam, J. D. Greene, và M. H. Bazerman (2009), “Dirty Work, Clean Hands: The Moral Psychology of Indirect Agency” (Tạm dịch: Công việc bẩn thỉu, bàn tay sạch sẽ: Tâm lý đạo đức học trong các cơ quan không trực tiếp).

[104] Paharia et al 2009.

[105] L. Coffman (2010), “Intermediation Reduces Punishment and Reward” (Tạm dịch: Khoảng trung gian giữa thưởng và phạt bị bó hẹp).

[106] “Belichick Fined” (14/9/2007), Mike and Mike in the Morning, ESPN. com audio podcast.

[107] Tenbrunsel và Messick 2004; Gino và Bazerman 2009.

[108] Gino và Bazerman 2009.

[109] D. J. Simons (2000), “Current Approaches to Change Blindness” (Tạm dịch: Những cách tiếp cận mới nhất để thay đổi sự mù mờ).

[110] F. Gino, D. A. Moore, và M. H. Bazerman (2010), “No Harm, No Foul: The Outcome Bias in Ethical Judgments” (Tạm dịch: “Không nguy hại, không bốc mùi: Kết quả của sự thiên lệch trong đánh giá đạo đức).

[111] J. Baron và J. C. Hershey (1988), “Outcome Bias in Decision Evalua- tion” (Tạm dịch: Kết quả của tính thiên lệch trong đánh giá quyết định).

[112] Gino, Moore và Bazerman 2010.

[113] F. A. Cushman, A. Dreber, Y. Wang và J. Costa (2009), “Accidental Outcomes Guide Punishment in a ‘Trembling Hand’ Game” (Tạm dịch: Những kết quả tình cờ dẫn đến việc trừng phạt trở thành trò “Bàn tay run rẩy”).

[114] D. Moore, P. Tetlock, L. Tanlu và M. H. Bazerman (2006), “Conflicts of Interest and the Case of Auditor Independence: Moral Seduction and Strategic Issue Cycling” (Tạm dịch: Xung đột lợi ích và trường hợp kiểm toán viên độc lập: Sự dụ dỗ đạo đức và chiến lược vòng tròn).

[115] M. H. Bazerman và M. D. Watkins (2004), Predictable Surprises: The Disasters You Should Have Seen Coming and How to Prevent Them (Tạm dịch: Những dự đoán bất ngờ: Thảm họa bạn lẽ ra phải thấy và làm cách nào để phòng tránh chúng).

[116] Small và Loewenstein 2003

[117] Chatzky 2004.

[118] Cha ky 2004.

Bình luận
× sticky