Khi tôi đã làm điều gì, tôi quên hết những gì trước đó.
Tôi cứ nhắm thẳng đến mục tiêu mới.
— SAINT PAUL (Epittre aux Phillipiens, III, 13.)
Anna Maria lấy từ xe ra giá vẽ, hộp màu cùng các bút lông, và nói.
– Mọi người tưởng chị mất tích rồi chứ.
– Có thể lắm.
Emmanuelle chỉ trả lời giản dị có vậy.
– Chúng ta ngồi đâu đây?
Emmanuelle giơ một tay lên.
– Lên hiên trên lầu.
Nàng chợt nhớ ra chính trên hàng hiên ấy nàng đã được biết những trò quỉ quái hấp dẫn của Marie-Anne ngày nào. Cái cô bạn mới Anna Maria này hẳn không biểu diễn một trò nào kiểu như vậy.
Emmanuelle lo mang chocolat và bánh bích qui, dặn cô hầu Ea ép hai ly nước cam. Anna vừa hích vai kiếm chỗ dựa tiện nghi trên ghế dài, vừa nói.
– Ngày nào mà tôi không canh chừng kỹ chị là chị dám làm điều bậy bạ lắm.
Emmanuelle chỉ ừ hứ một tiếng bất cần. Anna đưa tay nâng cằm bạn lên, ra lệnh.
– Hãy nhìn vào tôi.
Anna nhìn sâu vào mắt Emmanuelle ngồi làm mẫu, đặt một khung vải lên chiếc giá vẽ đem theo. Emmanuelle bực tức hỏi.
– Tôi phải ngồi thu lu trên đi văng này ấy à?
Anna chỉ cười không đáp, Emmanuelle lại nói.
– Chị có thấy tôi khỏa thân thì tết hơn không?
– Không cần. Bởi vì tôi chỉ thích vẽ mặt chị nhất.
Emmanuelle lộ một vẻ ngạc nhiên thành thực.
– Tôi ghét ngồi làm mẫu lắm!
– Thì cứ ngồi thoải mái đi. Nào bây giờ hãy kể cho tôi nghe những chuyện ghê khiếp trong những ngày chị ẩn trú ở nhà Ariane.
– Anna quan tâm đến những chuyện đó hả?
– Không, nhưng mà tại sao lại không tìm hiểu nhỉ?
Những điều đó giúp tôi hiểu rõ chị hơn.
– Để mà vẽ đôi mắt tôi?
– Biết đâu đấy?
Emmanuelle thởhắtra,khônglấygì làmhàohứng. Nàng tìm một điều gì thật hỗn hào để nói ra. Rồi.
– Những ngày này thật chẳng ra cái đếch gì hết. Ngồi ì ra đó cho người ta vẽ bôi bác.
Không hề tức giận, AnnanhìnEmmanuelle như vẻ muốn hỏi; tại sao lại những ngày này? Emmanuelle chỉ đợi có thế là lên tiếng kể.
– Kể từ hôm qua là tôi bỉết chắc chưa có bầu.
Tưởng Anna có một phản đối ngấm ngầm nào đó, Emmanuelle nói thẳng vào vấn đề:
– Trong bốn ngày ấy tôi cứ tưởng tôi có bầu rồi chứ.
Nhưng hóa ra chỉ thấy trễ, chắc vì thay đổi khí hậu.
– Chị không xứng đáng được hưởng một may mắn như vậy
– May mắn? Tại sao vậy? Tôi thấy có bầu là được lắm chứ sao.
– Dù không biết có bầu với ai?
– Chính vậy tôi mới thú chứ.
Emmanuelle cố nén cười. Chắc chắn Anna cho nàng là hết thuốc chữa rồi. Emmanuelle mơ màng nói tiếp.
– Nếu có bầu, tha hồ tôi đoán tới đoán lui xem ai là cha đứa nhỏ.
Nàng đưa ngón tay ra làmbộ tính nhẩm ngày tháng, lưỡi thè ra liếm môi.
Anna tránh không để bạn lôi kéo vào những đề tài khó ăn khó nói. Cô cặm cụi vẽ, quét những đường xám và đen lên vải, phác thảo một khung cảnh nhức nhối. Thấy Anna không chú ý đến những điều mình nói, Emmanuelle hỏi.
– Tôi coi những gì Anna vẽ được không?
– Chưa. Tôi chưa vẽ ra cái gì hết. Đừng có quan tâm tới những gì tôi làm cho đến khi vẽ xong.
– Thế bao giờ mới xong?
Không có gì phải vội vã; vả lại chị quên rằng chị vừa nói sẽ chẳng làm ăn gì đựợc trong bốn hay năm ngày sao?
Emmanuelle đính chính.
– Thiếu gì chuyện khác có thể làm được.
Anna dư biết “nhl~g chuyện khác” của bạn chắc chắn là phải liên quan xa gần với tình dục nên không buồn hỏi chi tiết. Chỉ nhận xét.
– Chính vì thế mà Ariane mang trả chị lại cho ông chồng phải không? Thế bộ Ariane không yêu chị nữa sao?
Emmanuelle nhún vai bực dọc:
– Chị không hiểu vấn đề. Chỉ vì tôi muơn gặp lại anh Jean thôi. Tôi nhớ anh ấy.
– Chị vẫn có thể mời anh Jean lại nhà vợ chồng Ariane dùng trà được mà.
– Thì chính tôi đã làm như vậy?
– Thế anh Jean phản ứng sao?
– Anh vui như tết. Bốn đứa bọn tôi cười đùa như điên. Sau cùng bọn tôi ăn bánh với nhau.
– Không trục trặc nào khác?
– Sau đó tôi và anh Jean ra về, vui vẻ nhưmột cặp tình nhân.
– Tội nghiệp Ariane chưa!
– Tại sao vậy? Tôi sẽ gặp lại Ariane mà.
– Còn ông chồng của Ariane thì chị tính sao?
– Ồ, có gì phiền đâu. Bất cứ lúc nào anh ấy muốn ngủ với tôi chả được.
Lần này sự im lặng của Anna biểu lộ chê bai hẳn hoi.
– Thế anh Jean không nói gì về việc chị bỏ nhà mất tích trong bấy nhiêu hôm sao?
– Anh Jean bằng lòng khi biết tôi vui sướng. Anh nói với tôi như vậy.
– Thế còn chị? Bỏ anh Jean cô đơn ở nhà không làm chị mất vui sao?
– Anh ấy đâu cô đơn; tôi luôn luôn nghĩ đến anh.
Emmanuelle đột nhiên cau có:
– Thôi, đừng có phóng đại nữa. Tôi đâu có “bỏ rơi” anh Jean lâu đâu. Anh mới từ Yam Hee trở về được có bốn ngày. Nhưvậy anh mới sống hai đêm không có tôi chứ mấy.
– Chị sẽ nói sao nếu anh Jean sống hai đêm ấy với một trong các bạn gái của chị?
Emmanuelle mở to mắt, thành thực ngạc nhiên vì một câu hỏi vô lý đến như thế. .
Tôi thích mọi sự là vậy chứ? Tôi thích thế. Nếu mà tôi quen Mervée thân hơn…
Mervée!
– Anna không thấy Mervée đẹp sao?
Đẹp hả, tôi không biết. Nhưng cô ta… với anh Jean!
– Có vấn đề gì đâu; họ không hợp nhau sao?
– Quả thật Emmanuelle điên rồi đó, hay là quá ngây thơ. Chị định tạo cơ hội cho Mervée cướp mất anh Jean sao?
– Cướp mất? Dùng chữ gì dao to búa lớn vậy? Đàn bà cứ ngủ với chồng tôi là chĩa mất chồng tôi sao?
Anna lắc đầu, lo ngại mộtcách thành thực. Emmanuelle cười nói.
– Chị tưởng nếu anh Jean sau khi đã biết tài Mervée
rồi sẽ mê cô ta đến độ không còn thiết gì đến ai khác sao?
Anna im lặng, Emmanuelle tự tìm lấy câu trả lời.
– Anna Maria! Tôi đã từng làm tình với nhiều đàn ông làm tôisướng về thể xác hơn là anh Jean nhiều. Tôi đâu có muốn bỏ anh ấy đâu. Trái lại, càng ngủ với nhiều đàn ông khác, tôi lại càng yêu anh ấy hơn. Anna cắt nghĩa làm sao hiện tượng này?
– Tôi không cắt nghĩa gì hết?
– Giản dị lắm. Sự kiện ấy cắt nghĩa hai điều; thứ nhất là tôi yêu anh Jean, thứ hai là càng giao hợp tứ tung, tôi càng yêu anh ấy hơn.
Anna bĩu môi. Emmanuelle nói rõ hơn.
– Nếu tình yêu giữa hai đứa tôi mất đi chỉ vì tôi sướng thể xác với đàn ông khác nhiều hơn, thì thứ tình yêu ấy đâu có đáng kể.
Anna cố giữ giọng khách quan:
– Ấy chính vì thếmà mọi người khuyên phụ nữ chỉ nên biết có một ông chồng thôi.
Emmanuelle bực tức:
– Mọi người là ai mới được chứ? Là những kẻ nhút nhát sợ hãi? Đạo đức của những thứ người đó chỉ xây dựng trên lòng khiếp sợ thôi.
– Nhưng nếu anh Jean đau khổ vì những trò đồi trụy của chị mà không dám nói ra thì sao?
– Anh không có những mặc cảm kiểu đó. Những đàn ông sợ vợ ngoại tình là những người đàn ông thiếu tự tin, cứ e mình là một tình nhân loại tồi. Anh Jean không có sợ, dù là điều này hay điều kia. Chính vì thế tôi yêu anh ấy.
– Có phải chính anh Jean khuyên chị nên có nhiều nhân tình không?
Emmanuelle nhíu mày. Đây là điều làm nàng lúng túng.
– Khuyến khích thì không. Nhưng cho phép thì có.
Khôngkìmđượctínhngaythẳng, Emmanuelle nói thêm.
– Nói thực ra tôi thích anh Jean cư xử như anh Gilbert.
Như vậy tôi thích hơn.
– Gilbert? Ông này đã làm gì?
Anh Gilbert cho các bạn mượn Ariane. Ariane thật hên ghê!
Cái gì mà ghê quá vậy!
– Anna thấy chưa, Anna sững sờ.
– Này Emmanuelle, chị mất ý niệm về cái xấu cái tốt trên đời rồi sao? Làm sao chị lại có thể đi tán đồng một ông chồng đổi các với bạn bè vợ mình như một đồ dùng vậy?
Đổi chác? Chị dùng chữ không đúng rồi vì anh Gilbert đâu có đòi bạn bè trả lại cái gì đâu. Vả lại, làm một đồ dùng đâu có sao. Tôi thích mọi người xài tôi.
Nàng bằng lòng thấy ạnna bị xúc động. Nàng tiếp tục:
– Anna không thấy cho mượn là một cách thế để sở hữu đồ vật mình có kỹ hơn sao? Một ông chồng ghen tuông giữ vợ cho riêPắg mình thì có khác gì một ông nhà giầu khư khư ôm túi bạc không dám tiêu pha gì hết.
– Nếu chị nghĩ như vậy thì sao chị không khuyên anh Jean để cho chị đi làm điếm?
Emmanuelle nhướng mày biểu lộ ghi nhận một ý kiến hay. Hai người cùng im lặng một thời gian. Anna hầu như tập trung hết tâm trí vào việc vẽ. Khi cô dướn người lên thở ra đến phào một cái, đặt bút vẽ xuống tựa lưng vào thành đi văng nghỉ một chút, Emmanuelle thấy vui vui khi cô trở lại đề tài cũ.
– Có phải Ariane chỉ hiến thân cho những người đàn ông nào ông chồng giới thiệu thôi phải không?
– Không.
– Như vậy, Ariane đâu có tuân theo lý thuyết vừa nói đâu Ariane cư xử như một phụ nữ tự do hơn là một người vợ tốt.
Anna có vẻ thú vị với luận cứ của mình, nhấn mạnh thêm:
– Còn chị thì tệ hơn Ariane nhiều, chị chỉ hiến thân cho những người mà chồng không chọn.
Emmanuelle nói lớn điều nàng suy nghĩ:
– Đâu phải chỉ có một cách để làm vợ tốt đâu. Điều chính yếu là phải mang chủ nghĩa dâm tình ra phục vụ hôn nhân.
– Tôi không nghĩ những phương pháp của chị là hữu ích cho cả hôn nhân lẫn tình yêu.
– Như vậy hạnh phúc chỉ là một kỹ thuật yêu đương sao?
– Những tiến bộ tôi đã đạt được không phải chỉ là thể xác; mà còn là tinh thần nữa. Những cặp tình nhân thường thích hành hạ nhau hơn là yêu nhau. Tôi đã thoát khỏi thứ khuynh hướng bệnh hoạn ấy rồi. Tôi muốn đối với cả anh Jean lẫn tôi tình yêu không phải là lo âu mà là thoải mái. Tình yêu phải là những kỳ nghỉ hè chứ không phải những thời kỳ luyện thi. Đáng tiếc tôi bắt đầu mọi sựhơi trễ. Đáng lẽ tôi phải luyện tài cho khá hơn truởc khi lấy chồng mới phải.
– Trịnh tiết là thứ quyền không thể sang nhượng được của ông chồng, dù rằng ta chưa biết sẽ lấy ai.
– Vấn đề là ở điểm ấy. Chính ra phải ngược lại mới đúng, của hồi môn của vị hôn thê phải là sự am hiểu nhuần nhiễn về khoa học cũng như nghệ thuật yêu đương, chứ không phải là sự dết nát vụng về, đầy thành kiến cấm kỵ. Nếu cô ta không có tinh thần học hỏi tnlớc hôn nhân, thì ít nhất cô cũng phải cố gắng học bù sau đó!
– Thế chị không quan tâm đến sự ghen tuông của các bà vợ khác sao – bà vợ của các ông chồng mà chị quyến rũ ấy — bộ họ không đáng được chị quan tâm tới sao?
Bộ tôi có trách nhiệm bảo vệ sự ngu xuẩn, khuyến khích sự man rợ sao? Trong một sốbộ lạc sơ khai, người ta cắt mòng đóc phụ nữ đi để đàn bà khỏi sướng nhiều quá. Trong xã hội chúng ta không ai cắt cái gì cả nhưng chính các cô gái lại tự mình sống như đã bị thiến hoạn. Tôi không kính trọng những đàn bà có trình độ văn minh còn thua cả dân lùn Pymées ở Phi Châu nữa.
– Như vậy đối với những người vợ nghĩ như chị, các ông chồng phải nghĩ tới việc nuôi con người khác.
– Trẻ con không phải là “con người khác” mà là những con người. Chúng là người bất kể nguồn gốc. Chúng đâu có phải là rủợu vang hay phó mát đâu mà phải tìm biết nhãn hiệu lẫn nguồn gốc sản xuất. Khi tôi sinh con, tôi không quan tâm nó là con của ai mà là tôi sinh nó ra trong một thế giới nào. Nếu nókhông được sinh ra trong một thế giới thông minh và tự do, thì nó chỉ là một đứa con hoang thôi. Anna nhìn giá vẽ của mình một lúc rồi ngẩng đầu lên hỏi:
– Khi có con chắc Emmanuelle không cấm chúng bất cứ điều gì phải không?
– Tôi chỉ cấm nó sống theo kiểu thế kỷ thứ mười.
– Chị dạy chúng yêu theo những kiểu nào?
Chỉ có một thứ tình yêu thôi.
– Cũng thứ tình yêu mà chị đang dành cho anh Jean bây giờ phải không?
– Tôi đã nói với chị rồi, chỉ có một thứ tình yêu thôi.
Nhưng chị ngủ với anh Jean mặc dù chị không dành riêng cho anh ấy cái quyền này.
– Vậy thì đã sao?
– Thế chị có làm tlnh với các con chị sau này không.
Tôi không biết. Khi nào có con tôi sẽ trả lời chị sau..
– Thế chị có để các con tự do yêu lẫn nhau không?
– Tự do yêu lẫn nhau? Ngược lại mới là ghê tởm.
Như vậy tôi thấy tương lai chị còn làm nhiều điều tệ hại hơn bây giờ nữa.
– Cứ nói tới vi phạm tabous là Anna nhẩy dựng lên liền!
– Nếu chị bất kể mọi giáo luật thì chị cũng phải công nhận những luật định tự nhiên chứ?
– Tôi chấp nhận tất cả chứ, nhưng tôi chẳng thấy cái gì đáng cấm một ông anh làm tình với cô em gái. Tôi còn thấy bản chất tựnhiên của con người còn khuyến khích anh chị em ngủ với nhau.
– Có thể cứ yêu nhau mà không đụng chạm tới nhau được chứ?
– Chính Anna cấm cái này cái kia đó nghe. Phần tôi, cái gì cũng được phép làm hết.
Emmanuelle ngả người nằm trên đi văng như một con mèo, không buồn che dấu một cái ngáp dài biểu lộ chán ngán, nhưng rồi đột ngột nổ bùng ra.
– Yêu nhau mà không đụng đến nhau, đụng đến nhau mà không yêu nhau, từ hai ngàn năm nay những người Thiên Chúa Giáo xoay quanh những chủ đề này như một đàn mối trong tổ vậy. Nếu họ cứ tự vò xé nhau với những vấn đề ấy thì không sao, đằng này đi truyền bá những trò lẩm cẩm ấy khắp thếl~iới. Chị không thấy các nhà truyền giáo bắt tượng đàn ông phải đóng khố hay che lá nho, bắt phụ nữ Tahiti phải mặc những chiếc robe kín mít quét đất sao. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo đã làm cho con người sợ hãi thân thể của chính mình. Bộ trên đời này hết việc hữu ích để làm ngoài việc tu khổ hạnh sao?
– Vấn đề là còn có những giá trị khc ngoài giá trị của xác thịt.
– Tôi cho rằng những ai mù quáng không nhìn thấy giá trị của dâm tình cũng sẽ không thấy được những ý nghĩa khác của cuộc đời. Và những ai coi xác thịt không quan trọng, thì cũng chẳng hiểu nổi giá trị của tinh thần.
– Chị nói như một nhà tiên tri ấy! Nếu chị đưa ra được bằng cớ thì tôi mới có thể nghe theo được.
– Bằng cớ hả? Anna nhìn tôi đây? Tôi có tượng trưng cho cái xấu cái ác không? Tôi có khuôn mặt của ác quỷ không? Nhìn thân thể tôi đây này, nó có mang dấu hiệu gì là bị Thượng Đế khu trừ không?
Nàng tháo toạch áo ra, đưa đôi vú về phía Anna. Anna cười, nói nhỏ:
– Mọi người có nói tới vẻ đẹp của quỉ, nhưng tôi không tin. Vẻ đẹp là Thượng Đế.
Emmanuelle nhận định:
– Anna lại lầm nữa rồi. Vẻ đẹp là tác phẩm của loài người.
Anna nhìn ngắm bạn, không trả lời. Rồi cô nhỏm dậy thu xếp đồ nghề vẽ tranh. Emmanuelle hỏi:
– Xong cho hôm nay rồi hả?
– Xong. Đợi mai coi xem có tiến xa hơn được không.
Emmanuelle trỗi dậy khỏi đi văng, nghiêng người ngắm bức phác thảo, nhăn mặt.
– Chị vẽ không giống ai hết.