Biết những điều cần tránh trước khi khởi nghiệp sẽ giúp bạn không đi theo vết xe đổ của những người đi trước, hoặc có thể giúp bạn xác định mục tiêu khởi nghiệp, rằng bạn khởi nghiệp vì điều gì.
Biết những điều cần tránh trước khi khởi nghiệp còn giúp doanh nghiệp vừa mới thành lập của bạn tồn tại và phát triển bền vững.
Sau đây là những lý do khởi nghiệp mà bạn cần tránh:
1. Khởi nghiệp vì không biết làm gì.
Vì không biết làm gì nên mới khởi sự một mô hình kinh doanh là chuyện không hề khôn ngoan chút nào cả. Tại sao lại như vậy?
Bạn có sẵn sàng dấn thân ngay cả khi biết chắc rằng mình sẽ thất bại?
Bạn có sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro trên con đường khởi nghiệp?
Bạn có tiếp tục làm việc hăng say kể cả khi không ai thuê bạn?
Bạn có sẵn sàng làm nhiều hơn khi đang không có việc làm?
Đó là những câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi khởi nghiệp, bởi điều đơn giản nhất ở đây chính là: Khi bạn khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn tất cả những người đang có việc làm cộng lại. Đó là lý do vì sao một người không biết làm gì khó đi vào quỹ đạo trên con đường khởi nghiệp – tức là phải làm nhiều việc hơn ngay cả khi được tuyển dụng. Bạn đã sẵn sàng đặt chân lên con đường đó chưa?
Nếu bạn rơi vào cảnh không biết làm gì và muốn bản thân tiến lên phía trước, hãy bắt đầu định hình lại cuộc đời: Đâu là giá trị cốt lõi? Đâu là việc cần thiết phải làm ngay bây giờ? Đâu là công việc cần đầu tư nhiều thời gian nhất? Đâu là hướng đi thực sự quan trọng để bắt đầu một cuộc đời mới tốt đẹp hơn? Đó là điều bạn nên làm chứ không phải tiếp tục lao vào khởi nghiệp.
Bạn cũng cần phải hiểu rằng khởi nghiệp là con đường vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Và khi đã đi bước đầu tiên trên con đường đó, bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn tất cả những người có việc làm ổn định nhất. Bạn có sẵn sàng bỏ thời gian, công sức và làm việc nhiều như thế khi bạn không biết làm gì và cần cảm giác tiến tới không? Câu trả lời cho câu hỏi này thường là không.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu với lý do đó, bạn cần phải làm điều tiếp theo và ngược lại: Bắt đầu từ con số 0 cho đến những công việc (mà bạn thậm chí chưa bao giờ đụng đến) nhiều hơn gấp 10, thậm chí là gấp 100 lần. Tương lai sẽ mở ra trước mắt và bạn lại bắt đầu một quỹ đạo tốt hơn trên con đường chinh phục mục tiêu mới.
Sẽ có hy vọng, sẽ có bước đi tiếp theo, sẽ có tương lai nếu bạn làm ngược lại điều bạn bắt đầu: Thay vì không biết làm gì, bây giờ, bạn sẽ phải làm nhiều việc gấp nhiều lần. Nếu bạn sẵn sàng, hãy tiếp tục. Nếu bạn chưa sẵn sàng, bạn nên dừng lại. Khởi nghiệp chưa dành cho bạn, hãy bắt đầu vào lúc khác.
Khởi nghiệp không dành cho những người không thích làm việc mình không yêu thích. Khởi nghiệp dành cho những ai có thể làm tất cả mọi việc cần thiết để phụng sự người khác trên tinh thần có lợi cho tất cả.
2. Bất mãn với môi trường làm việc hiện tại.
Những người thành công có động lực làm việc xuất phát từ tình yêu thương nhiều hơn là cảm giác ghét bỏ lẫn nhau. Sự ghét bỏ, đố kỵ… thường mang lại cảm xúc tiêu cực và khó lòng đem đến kết quả tốt đẹp dù bạn đã rất nỗ lực cố gắng. Có lẽ bạn từng được ai đó chia sẻ rằng “một người có thể thành công bằng việc cố gắng vượt qua người khác”, nhưng bạn sẽ không thể tìm thấy người thành công nào đi lên từ lòng ghen ghét người khác.
Bạn có cho rằng: Khởi nghiệp với tư tưởng bất mãn sẽ mang đến thành công sau đó? Câu trả lời cho câu hỏi này dường như là không và nếu có đi chăng nữa thì cũng không lâu dài. Bởi sau này nhân viên của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn với lý do đó. Nếu bạn xây dựng công ty dựa trên nền tảng của sự bất mãn thì nhân viên của bạn – nếu họ giỏi – cũng sẽ làm y như thế.Bạn thấy mình được gì không với tinh thần này?
Không một ai có thể thành công trên nền tảng bất mãn, ghét bỏ, đố kỵ. Lấy tình yêu thương làm gốc mới là căn nguyên của mọi con đường dẫn đến thành công.
Khởi nghiệp nên là dấu hiệu của sự khôn ngoan hơn là dấu hiệu của sự thù hằn. Bởi sẽ chẳng bao giờ có một ai đó sẵn lòng giúp bạn với tinh thần hữu nghị khi sâu thẳm trong lòng bạn vẫn chưa hiện lên bóng dáng của tình yêu thương đối với người khác.
Vậy nếu bạn lấy lý do khởi nghiệp là vì cảm thấy bất mãn với môi trường làm việc hiện tại thì bạn hãy làm ngược lại. Hãy bắt đầu khởi nghiệp với tình yêu thương khách hàng của mình, hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn yêu thương người khác và sẵn sàng tạo ra giải pháp để giúp đỡ khách hàng…
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn yêu thương nhân viên và muốn giúp họ có việc làm trên nền tảng tạo ra giá trị cho cả đôi bên.
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi tình yêu thương và muốn cống hiến điều gì đó cho cộng đồng.
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn biết rằng: Phục vụ trên nền tảng yêu thương sẽ mang điều tốt đẹp hơn đến với thế giới và mục tiêu đó còn vĩ đại hơn cả sự nghiệp của bạn.
Vì vậy, thay vì khởi nghiệp với sự bất mãn, hãy bắt đầu khởi nghiệp với tình yêu thương.
3. Mọi thứ đều phải tuân theo quyết định của bạn, bạn muốn làm chủ.
Làm sao bạn có thể làm một điều gì đó suôn sẻ nhất mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ ai? Có một câu nói rất hay về cách làm việc và khởi nghiệp – làm chủ, đó là: “Nếu bạn làm nhân viên, bạn chỉ có một người sếp. Nhưng khi bạn bước ra khởi nghiệp – làm chủ, bạn sẽ có vô số vị sếp, đó chính là những khách hàng của bạn”. Và điều đó đúng 100%. Khởi nghiệp chính là lựa chọn một công việc “làm dâu trăm họ”, để từ đó bạn bắt đầu một hành trình vạn dặm mà đi đến đâu bạn cũng gặp “sếp” của mình. Hãy thử nghĩ mà xem: Nếu bạn muốn tất cả đều tuân theo quyết định của bạn vì bạn là sếp thì làm sao bạn có thể phục vụ khách hàng tốt nhất? Bởi khách hàng chính là những “ông sếp” thực sự, có khả năng cứu sống hoặc giết chết doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn muốn làm chủ, muốn tự mình quyết định mọi thứ và bắt đầu khởi nghiệp từ đó, thì con đường phía trước sẽ là vực thẳm.
Làm công ăn lương là giải pháp chung dành cho tất cả mọi người, nhưng phần lớn chúng ta đều không cảm thấy đồng lương nhận được tương xứng với nỗ lực của bản thân. Nguyên nhân là vì hầu hết những người làm công ăn lương chỉ phục vụ có một ông chủ mà thôi. Mặc dù đó thường là “ông chủ lớn” nhưng về số lượng vẫn chỉ có một, cho nên công nhận được không tương xứng với sức bỏ ra, dẫn đến tâm lý không thỏa mãn. Về cơ bản, chính vì lý do này mà mọi người bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, có một điều lạ xảy ra: Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải phục vụ “nhiều ông chủ” hơn nữa. Nếu không sẵn sàng làm việc đó, bạn sẽ thất bại. Để thành công, gần như bạn phải làm ngược lại.
Hãy bắt đầu với việc phục vụ nhiều người sếp hơn!
Hãy bắt đầu thích nghi với sự hướng dẫn đúng đắn của người khác, sẵn sàng lên tiếng nếu họ đang đi sai đường và cần bạn điều chỉnh.
Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất: Phục vụ nhiều hơn, tương hỗ nhiều hơn, thích nghi nhiều hơn, hành động cống hiến nhiều hơn… và đặc biệt là “hãy quên mình khi phụng sự người khác”.
Thay vì muốn được quyết định tất cả mọi việc thì bây giờ hãy làm ngược lại và bạn sẽ là người chiến thắng tiếp theo trong số những “siêu sao” khởi nghiệp thông minh.
Mahatma Gandhi, một trong những người được tôn làm thánh sống, từng nói: “Cách tốt nhất để biết mình là ai là hãy quên mình khi phụng sự người khác”. Bạn có sẵn sàng quên mình khi phụng sự người khác chưa?
4. Có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân.
Đây là một mong muốn chính đáng chứ không phải sai lầm. Nếu như ba lý do đầu tiên thường dẫn đến thất bại và nghiêng về cảm xúc tiêu cực thì lý do thứ tư về cơ bản là một điều tích cực. Tuy nhiên, nó vẫn không thể dẫn bạn đến đích trên con đường đã lựa chọn. Tại sao lại như thế? Sau khi khởi nghiệp, thực tế xảy ra thường ngược lại với hình dung, đó là bạn đã có ít thời gian thì nay sẽ càng có ít thời gian hơn.
Tôi có may mắn tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Trước khi khởi nghiệp, họ có một cuộc sống cá nhân khá phong phú. Họ có thời gian chơi thể thao, gặp bạn bè để trao đổi thông tin, cuối tuần thì đi chơi với người yêu và hơn nữa là có thời gian dành cho gia đình. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, đa số chúng ta phải làm việc từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, vì thế thời gian dành cho những việc nêu trên trở nên xa xỉ. Một khi chúng ta không dành đủ thời gian cho những người xung quanh mình, thì bạn bè, người yêu và gia đình sẽ ngày càng xa cách và mối quan hệ không còn tốt như xưa. Đây chính là thực tế khắc nghiệt mà khi khởi nghiệp bạn phải chấp nhận. Không ít bạn phải chia tay người yêu ngay trong giai đoạn khởi nghiệp. Nhiều bạn trở nên béo phì vì không có thời gian tập thể dục và căng thẳng kéo dài. Chưa bao giờ khởi nghiệp là con đường trải đầy hoa hồng.
Dale Carnegie – tác giả của Đắc nhân tâm, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại – đã nói: “Nếu cuộc đời ném vào bạn một quả chanh, hãy biến nó thành ly nước chanh ngon ngọt”. Và đó cũng là tinh thần của người khởi nghiệp chân chính.
Khi khởi nghiệp, bạn là người chưa bao giờ bước lên một nấc thang nào cả, thực tế là bạn đang ở dưới mặt đất và chờ ngày tiến lên mặt đất, sau đó đi như người bình thường với thương tổn đầy mình. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn phải vượt qua sáu tháng đầu tiên của giai đoạn khởi nghiệp và vươn lên khỏi mặt đất, nếu không dự án của bạn sẽ vĩnh viễn đi vào dĩ vãng.
Ước mơ khởi nghiệp để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cá nhân mãi mãi chỉ là mơ ước, bởi nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực cho đến khi bạn hoàn thành công cuộc khởi nghiệp của mình. Ít nhất trong sáu tháng đầu tiên, bạn sẽ phải làm việc liên tục và hầu như không có thời gian nghỉ.
Vì vậy, thay vì mơ ước có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân, bạn nên làm điều ngược lại khi khởi nghiệp: Chuẩn bị tinh thần chiến binh để chiến thắng mọi thứ, bất chấp mọi sóng gió xảy ra trên con đường khởi nghiệp.
5. Tự do trong việc sử dụng thời gian.
Bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp với tư tưởng này nhưng nó không kéo dài được lâu, bởi trong thực tế, một khi khởi nghiệp thì bạn hầu như không có ngày nghỉ, cũng sẽ không có tự do cho đến khi doanh nghiệp của bạn đã được định hình và chức phận của nó được xác lập. Nếu là chủ doanh nghiệp thì gần như bạn sẽ phải làm tất cả mọi thứ.
Được tự do lựa chọn giờ giấc làm việc và ngày nghỉ chỉ xảy ra trong trường hợp bạn đã có một doanh nghiệp hoàn chỉnh đi vào hoạt động ổn định và bạn làm chủ cỗ máy in tiền đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu vận hành cỗ máy, mọi việc không đơn giản như thế. Nếu bạn không thể vượt qua giai đoạn “dưới mặt đất” để đi lên và sau đó tiếp đất, thì bạn sẽ mãi mãi ở dưới mặt đất. Và vì thế sẽ không bao giờ có khái niệm tự do trong “từ điển”. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Bạn mơ ước sự tự do? Bạn có sẵn lòng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm làm việc cật lực không ngày nghỉ để có được tự do như mình mong muốn?
Bạn mơ ước sự lựa chọn? Bạn có sẵn lòng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm không có bất kỳ lựa chọn nào ngoài việc bạn sẽ phải phục vụ khách hàng của mình liên tục với những yêu cầu chính đáng nhất có thể?
Bạn mơ ước làm việc và nghỉ ngơi một cách cân bằng? Bạn có sẵn sàng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm làm việc như điên, không cần bất cứ điều gì “tiếp lực” mà vẫn “hưng phấn” như thường?
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn sẵn sàng đánh đổi, còn nếu ngược lại, khởi nghiệp không dành cho bạn. Có một con đường khác để đi, tùy bạn và tùy vào sức của bạn. Hãy khôn ngoan!
Vậy là bạn đã đến được lý do thứ năm cần tránh trên con đường khởi nghiệp. Hiển nhiên điều này không phải lúc nào cũng dễ chịu. Bởi những lý do được đưa ra đều là những lý do mà hầu hết mọi người mơ ước đạt được cũng như bắt đầu với nó. Tuy nhiên nói chung, đó vẫn là những lý do sai lầm cần tránh, cần khắc phục và hầu hết cần phải tư duy ngược lại trước khi bạn tiến xa hơn.
Có một doanh nhân lớn đã nói: “Khi mọi người cùng đi theo một hướng nào đó thì hầu như chắc chắn tôi sẽ không đi. Bởi hướng đó sẽ dẫn đến sai lầm, hoặc sẽ chẳng bao giờ giúp tôi trở nên khác biệt”. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết mọi người đều khởi sự doanh nghiệp không thành công, bởi đơn giản họ đã khởi sự doanh nghiệp với những lý do “không đúng”, và thất bại là điều có thể đoán trước.
Thất bại trong chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
6. Làm giàu.
Bạn có thấy lý do này sai lầm ở điểm nào không? Đơn giản là điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp đã hoàn chỉnh. Không bao giờ có chuyện mới khởi nghiệp mà số tiền bạn kiếm được lại nhiều hơn số tiền bạn làm công (nếu có là do bạn quá giỏi). Vì bạn đang ở dưới mặt đất thì làm sao có thể so bì với người đang đi bình thường trên mặt đất?
Bạn có biết tại sao một doanh nghiệp hoàn chỉnh lại kiếm được nhiều tiền hơn khi làm công không? Đó là bởi vì bạn phục vụ được “nhiều ông chủ hơn” so với “một ông chủ” khi bạn làm công. Từ đó suy ra: Số tiền bạn kiếm được tỷ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra. Nhưng trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp, thậm chí bạn cần phải mua giá trị của người khác hoặc một nhóm người khác để tạo ra giá trị cho mình, nên về cơ bản, bạn mất tiền nhiều hơn là được tiền. Và đó cũng là lý do bạn khó có thể kiếm được nhiều tiền hơn là làm công, mặc dù có một số doanh nhân làm được như thế thật.
Bạn muốn biết sự thật chứ?
Sự thật là có 90-95% doanh nghiệp thất bại trong năm năm đầu tiên. Đó là con số thống kê đáng tin cậy về số doanh nghiệp được thành lập và phá sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bạn có nghĩ điều này là đáng báo động? Không đâu. Đó là con số bình thường nhất hàng trăm năm nay rồi và nó sẽ mãi như thế cho đến sau này, không đổi. Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm sao họ lại bị phá sản nếu như chủ doanh nghiệp kiếm được số tiền nhiều hơn số tiềnlàm công? Quả thật, làm công thì không thể phá sản, mà lập doanh nghiệp bị phá sản thì tất nhiên khoản cân bằng thu chi về tài chính của doanh nghiệp sẽ không thể vượt quá thu chi khi làm công – điều này rất dễ hiểu. Đơn giản hơn, nếu một doanh nghiệp thất bại thì phần lớn là mang nợ nhiều hơn kiếm được tiền.
Hãy tỉnh táo hơn với điều này: chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp phá sản lại nhiều như bây giờ, mặc dù số lượng doanh nghiệp khởi sự vô cùng lớn. Ước mơ khởi nghiệp thực sự cháy bỏng trong con tim những người trẻ tuổi, nhưng chỉ khi ước mơ đó không đến từ tiền mà xuất phát từ nhiều động lực cao quý hơn thì mới có thể thành công. Nếu không, ước mơ khởi nghiệp thành công mãi mãi chỉ là mơ ước…
Để thành công trong khởi nghiệp với mục tiêu “kiếm được nhiều tiền hơn làm công” thì một lần nữa bạn phải làm ngược lại: Hãy làm công nhiều hơn trước khi có thể kiếm được tiền nhiều hơn. Như bạn đã biết, khởi nghiệp là quá trình gian truân đi tìm nhiều ông chủ, càng nhiều ông chủ càng tốt, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải phục vụ nhiều hơn trước khi nghĩ đến việc có được nhiều tiền hơn nữa.
Đằng sau thành công của một doanh nhân khởi nghiệp chính là tâm thế phục vụ cộng đồng thông qua việc giải quyết vấn đề của xã hội, chứ không phải là chăm chăm đi kiếm tiền và kiếm tiền.
Càng về sau, lý do càng hấp dẫn hơn và có vẻ gần với lý do đúng hơn, nhưng thật sự thì nó vẫn là những lý do cần tránh. Bởi có một sự thật lớn hơn là: Làm giàu và kiếm tiền nhanh thường không tồn tại đồng thời.
Bởi vì con đường làm giàu thường không phải là con đường kiếm tiền nhanh; ngược lại, con đường kiếm tiền nhanh thường không phải con đường dẫn đến sự giàu có.
Bạn có biết con đường kiếm tiền nhanh nhất là con đường nào không? Đó là mua vé số hôm nay, ngày mai trúng thưởng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trên thực tế, số người mất tiền lớn hơn gấp nhiều lần số người được tiền.
Bạn có biết con đường kiếm tiền nhanh hơn nữa là con đường nào không? Đó là đến các casino, đánh bạc và trúng thưởng ngay lập tức với số vốn ít hơn rất nhiều so với tiền lời. Tuy nhiên, điều đáng buồn là không những không trở nên giàu có mà nhiều người còn phải trả giá đắt cho hành động của mình.
Bạn có biết rằng con đường kiếm tiền nhanh thường tiềm ẩn nhiều hiểm nguy? Hiển nhiên sẽ chẳng có con đường tắt nào dẫn đến vinh quang. Giờ đây, bạn có thể đi vào con đường kiếm tiền nhanh, nhưng đó không phải là con đường giàu có. Giả sử bạn có thể kiếm tiền nhanh một cách chân chính thì con đường đó chính là một đồ thị kiếm tiền theo cấp số cộng – đó là con đường tăng dần đều, chẳng bao giờ có đột biến về tài chính – và bạn chẳng bao giờ giàu có.
Ngược lại, đồ thị kiếm tiền của người đi theo con đường giàu có thì không phải là cấp số cộng mà là cấp số nhân. Thực tế, khi mới bắt đầu, cấp số nhân thua cấp số cộng nhưng càng về sau cấp số nhân sẽ vượt qua cấp số cộng gấp nhiều lần. Sự khác nhau giữa làm giàu và kiếm tiền nhanh là ở chỗ đó. Và thường thì không thể có một cấp số nào vừa là cấp số cộng vừa là cấp số nhân, cho nên khó lòng tồn tại con đường kiếm tiền nhanh và làm giàu cùng lúc.
Khởi nghiệp là bài toán bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, thường thì con đường này không mang đến sự giàu có chóng vánh và lại càng không thể kiếm tiền nhanh. Bạn lấy lý do gì để mơ ước làm giàu và kiếm tiền nhanh trong giai đoạn đầu khởi nghiệp? Mặc dù vậy, với một doanh nghiệp hoàn chỉnh, bạn có thể hoàn toàn được tự do về tài chính và kiếm tiền nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nếu không thế thì tại sao 90% những người giàu có trên thế giới đều có doanh nghiệp và đi lên từ con đường kinh doanh?
Khởi nghiệp là con đường vất vả trong giai đoạn đầu và về sau mới có hoa thơm trái ngọt. Cũng như Vua phát minh, nhà kinh doanh lỗi lạc Edison đã nói: “Thiên tài là 1% trí tuệ cộng với 99% mồ hôi và nước mắt”. Câu nói đó có thể áp dụng cho những doanh nhân khởi nghiệp: “Doanh nhân khởi nghiệp thành công là nhờ 1% trí tuệ – tài năng cùng 99% mồ hôi và nước mắt”.
7. Bị mất một khoản nào đó nên giờ muốn kiếm tiền để bù lại.
Có một câu nói khôi hài liên quan đến những người khởi nghiệp với mục đích kiếm tiền bù lại một khoản đã mất nào đó: “Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là cố gắng lấy lại những gì đã mất thì có thể bạn sẽ mất luôn những gì đang có”.Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì khởi nghiệp là bắt đầu một sự nghiệp và bạn không thể bắt đầu một sự nghiệp với cảm giác thiếu thốn và ghen tỵ, điều đó chắc chắn sẽ đưa bạn đến thất bại.
Nếu như lấy lại những tài sản đã mất là lý do để bạn khởi nghiệp thì tôi khuyên rằng bạn không nên khởi nghiệp. Nếu khởi nghiệp với lý do này, chắc chắn bạn sẽ thua cuộc.
Khởi nghiệp là quá trình đi từ phụng sự đến phụng sự, đi từ con tim đến con tim và giúp đỡ người khác đạt được những điều họ muốn, từ đó, bạn sẽ đạt được những điều mình muốn. Còn vì lý do để trả nợ, vốn là một mục tiêu ngắn hạn mà bạn phải bắt đầu một sự nghiệp với công việc thường chiếm 24/7 thời gian của bạn, thì bạn sẽ không thể nào thành công.
Giá trị tuyệt vời của khởi nghiệp là bạn có sản phẩm tốt hơn và mang lại giải pháp tốt hơn cho cộng đồng. Những lý do còn lại sẽ không đưa bạn đi đến đâu cả. Vậy nên hãy nhớ rằng:
“Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là cố gắng lấy lại những gì đã mất thì có thể bạn sẽ mất luôn những gì đang có”.
Thực tế, không chỉ với khởi nghiệp mà trong bất kỳ công việc nào, nếu bạn làm với tư tưởng để chứng minh, bạn sẽ không thể thành công. Và nếu có thành công thì đó vẫn là thành công tạm thời. Bạn làm việc thành công đơn giản bởi vì đó là đam mê của bạn, chứ không phải để chứng minh với người khác rằng bạn là người thành công qua công việc. Điều này chẳng có ý nghĩa gì cả. Chưa kể, tâm lý chứng minh thành công thường xuất phát từ sự kém cỏi của bản thân, bởi người hiểu rõ chính mình thì không cần chứng minh. Cố gắng chứng minh một điều gì đó đúng là một sai lầm đến từ suy nghĩ không chấp nhận bản thân; nếu một người không thể tự chấp nhận chính mình thì người đó sẽ không thể thỏa mãn được và thành công mãi mãi là mơ ước.
Câu chuyện khởi nghiệp cũng có một ý nghĩa tương tự: Nếu bạn khởi nghiệp với tâm thế và lý do để chứng tỏ bản thân thì chắc chắn công cuộc khởi nghiệp này sẽ thất bại thảm hại. Bởi vì khởi nghiệp là một quá trình gian truân, nên trong thời gian bạn “bận bịu” chứng minh, có thể sẽ chẳng còn ai để bạn chứng minh sau khi khởi nghiệp thành công nữa, hoặc có thể bạn sẽ chẳng bao giờ vươn tới thành công cho đến khi bạn hiểu rằng: thành công trong khởi nghiệp chính là sự thật hoặc là không thành công. Nếu nó là sự thật, bạn không cần chứng minh; nếu nó không thành công, dù bạn có chứng minh như thế nào thì nó vẫn là một doanh nghiệp không thành công.
Có một danh nhân đã nói: “Có hai loại người trên thế giới: Người tuyên bố mình làm nên chuyện và người làm nên chuyện. Nhóm thứ hai ít hơn”. Bạn thấy điều gì qua câu nói này? Đó là những người vĩ đại thường ít hơn những người tuyên bố mình là như thế rất nhiều.
Câu nói này cũng chính là lời khuyên dành cho những người khởi nghiệp với mục đích chứng tỏ bản thân. Thực tế là: Doanh nhân khởi nghiệp cặm cụi đi làm sẽ thành công nhiều hơn những doanh nhân khởi nghiệp mải mê đi nói.
Vì vậy, thay vì khởi nghiệp với ước muốn chứng tỏ bản thân thì thay vào đó, chúng ta nên phụng sự người khác bằng việc giải quyết vấn đề của họ thông qua năng lực, sở trường và chuyên môn cốt lõi của bản thân hoặc một nhóm người trong một tổ chức vận hành.
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng năng lực của mình không?
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng sở trường của mình không?
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng chuyên môn cốt lõi nhất của mình không?
Nếu làm được như vậy, bạn không cần phải chứng minh, tự khắc mọi người sẽ công nhận bạn.
Để thành công trong khởi nghiệp: Hãy có “tư tưởng bậc thầy nhưng phụng sự như người đầy tớ”.
9. Được làm những điều mình yêu thích.
Cống hiến hết mình cho những gì bạn thích là một lý do chính đáng, bởi lẽ cuộc đời của mỗi con người cần phải có đam mê thì mới mong làm đến nơi đến chốn. Tất nhiên, nếu không thích những gì bạn làm thì bạn sẽ không thể khởi nghiệp thành công. Đó thực sự là một lý do chính đáng để khởi nghiệp. Chỉ có điều thực tế lại không như mong muốn. Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm rất nhiều việc mà có thể bạn chẳng hề thích, dù chỉ là một chút. Và đó là giai đoạn rèn luyện để phụng sự khách hàng tốt hơn. Nếu chỉ làm những việc bạn yêu thích, con đường khởi nghiệp của bạn sẽ sớm khép lại, bởi sẽ có rất nhiều việc khách hàng thích mà bạn không thích, nhưng bạn bắt buộc phải hoàn thành chúng.
Có nhiều người cho rằng nếu không khởi nghiệp thì sẽ chẳng có điều kiện cống hiến hết mình cho những thứ mà mình yêu thích. Điều này đúng nhưng chưa đủ để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Bạn sẽ phải xoay xở chật vật với vô vàn thứ khiến bạn lao đao. Tất cả những gì liên quan đến khởi nghiệp không chỉ giới hạn trong những việc bạn thích làm mà thường là tất cả những việc liên quan đến kinh doanh mà có thể bạn chẳng bao giờ biết đến, như: tài chính – kế toán, tiếp thị, bán hàng, phân phối, quan hệ với đối tác, nghiên cứu – phát triển sản phẩm… Trong giai đoạn đầu, thậm chí bạn còn phải kiêm luôn vai trò bảo vệ, tạp vụ cũng không chừng. Nếu chỉ giới hạn trong những điều bạn thích, sớm hay muộn doanh nghiệp của bạn cũng sẽ phải đóng cửa. Bạn sẽ kết thúc cuộc chơi mà không biết vì sao lại thế. Hãy nhớ rằng: Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm những việc khách hàng thích chứ không phải những việc bạn thích và chính vì thế, sẽ không có chuyện “cống hiến hết mình cho những gì mình thích” trước khi doanh nghiệp của bạn lớn mạnh.
Nói đến đây chắc bạn cũng đã thấy rằng nếu các lý do trên đều không phải là lý do để khởi nghiệp, vậy lý do nào là chắc chắn để xây dựng một doanh nghiệp thành công? Chỉ có hai lý do để khởi sự một doanh nghiệp và làm nên thương hiệu cũng như giá trị doanh nghiệp đúng nghĩa:
Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải pháp tốt hơn thì giá của bạn như thế nào cũng được. Nhưng nếu ngược lại thì giá của bạn sẽ phải tốt hơn để cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường.
Hãy làm tốt hơn theo cách khác biệt nhất, bạn sẽ chiến thắng.
Biết những điều cần tránh trước khi khởi nghiệp sẽ giúp bạn không đi theo vết xe đổ của những người đi trước, hoặc có thể giúp bạn xác định mục tiêu khởi nghiệp, rằng bạn khởi nghiệp vì điều gì.
Biết những điều cần tránh trước khi khởi nghiệp còn giúp doanh nghiệp vừa mới thành lập của bạn tồn tại và phát triển bền vững.
Sau đây là những lý do khởi nghiệp mà bạn cần tránh:
Vì không biết làm gì nên mới khởi sự một mô hình kinh doanh là chuyện không hề khôn ngoan chút nào cả. Tại sao lại như vậy?
Bạn có sẵn sàng dấn thân ngay cả khi biết chắc rằng mình sẽ thất bại?
Bạn có sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro trên con đường khởi nghiệp?
Bạn có tiếp tục làm việc hăng say kể cả khi không ai thuê bạn?
Bạn có sẵn sàng làm nhiều hơn khi đang không có việc làm?
Đó là những câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi khởi nghiệp, bởi điều đơn giản nhất ở đây chính là: Khi bạn khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn tất cả những người đang có việc làm cộng lại. Đó là lý do vì sao một người không biết làm gì khó đi vào quỹ đạo trên con đường khởi nghiệp – tức là phải làm nhiều việc hơn ngay cả khi được tuyển dụng. Bạn đã sẵn sàng đặt chân lên con đường đó chưa?
Nếu bạn rơi vào cảnh không biết làm gì và muốn bản thân tiến lên phía trước, hãy bắt đầu định hình lại cuộc đời: Đâu là giá trị cốt lõi? Đâu là việc cần thiết phải làm ngay bây giờ? Đâu là công việc cần đầu tư nhiều thời gian nhất? Đâu là hướng đi thực sự quan trọng để bắt đầu một cuộc đời mới tốt đẹp hơn? Đó là điều bạn nên làm chứ không phải tiếp tục lao vào khởi nghiệp.
Bạn cũng cần phải hiểu rằng khởi nghiệp là con đường vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Và khi đã đi bước đầu tiên trên con đường đó, bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn tất cả những người có việc làm ổn định nhất. Bạn có sẵn sàng bỏ thời gian, công sức và làm việc nhiều như thế khi bạn không biết làm gì và cần cảm giác tiến tới không? Câu trả lời cho câu hỏi này thường là không.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu với lý do đó, bạn cần phải làm điều tiếp theo và ngược lại: Bắt đầu từ con số 0 cho đến những công việc (mà bạn thậm chí chưa bao giờ đụng đến) nhiều hơn gấp 10, thậm chí là gấp 100 lần. Tương lai sẽ mở ra trước mắt và bạn lại bắt đầu một quỹ đạo tốt hơn trên con đường chinh phục mục tiêu mới.
Sẽ có hy vọng, sẽ có bước đi tiếp theo, sẽ có tương lai nếu bạn làm ngược lại điều bạn bắt đầu: Thay vì không biết làm gì, bây giờ, bạn sẽ phải làm nhiều việc gấp nhiều lần. Nếu bạn sẵn sàng, hãy tiếp tục. Nếu bạn chưa sẵn sàng, bạn nên dừng lại. Khởi nghiệp chưa dành cho bạn, hãy bắt đầu vào lúc khác.
Khởi nghiệp không dành cho những người không thích làm việc mình không yêu thích. Khởi nghiệp dành cho những ai có thể làm tất cả mọi việc cần thiết để phụng sự người khác trên tinh thần có lợi cho tất cả.
Những người thành công có động lực làm việc xuất phát từ tình yêu thương nhiều hơn là cảm giác ghét bỏ lẫn nhau. Sự ghét bỏ, đố kỵ… thường mang lại cảm xúc tiêu cực và khó lòng đem đến kết quả tốt đẹp dù bạn đã rất nỗ lực cố gắng. Có lẽ bạn từng được ai đó chia sẻ rằng “một người có thể thành công bằng việc cố gắng vượt qua người khác”, nhưng bạn sẽ không thể tìm thấy người thành công nào đi lên từ lòng ghen ghét người khác.
Bạn có cho rằng: Khởi nghiệp với tư tưởng bất mãn sẽ mang đến thành công sau đó? Câu trả lời cho câu hỏi này dường như là không và nếu có đi chăng nữa thì cũng không lâu dài. Bởi sau này nhân viên của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn với lý do đó. Nếu bạn xây dựng công ty dựa trên nền tảng của sự bất mãn thì nhân viên của bạn – nếu họ giỏi – cũng sẽ làm y như thế.Bạn thấy mình được gì không với tinh thần này?
Không một ai có thể thành công trên nền tảng bất mãn, ghét bỏ, đố kỵ. Lấy tình yêu thương làm gốc mới là căn nguyên của mọi con đường dẫn đến thành công.
Khởi nghiệp nên là dấu hiệu của sự khôn ngoan hơn là dấu hiệu của sự thù hằn. Bởi sẽ chẳng bao giờ có một ai đó sẵn lòng giúp bạn với tinh thần hữu nghị khi sâu thẳm trong lòng bạn vẫn chưa hiện lên bóng dáng của tình yêu thương đối với người khác.
Vậy nếu bạn lấy lý do khởi nghiệp là vì cảm thấy bất mãn với môi trường làm việc hiện tại thì bạn hãy làm ngược lại. Hãy bắt đầu khởi nghiệp với tình yêu thương khách hàng của mình, hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn yêu thương người khác và sẵn sàng tạo ra giải pháp để giúp đỡ khách hàng…
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn yêu thương nhân viên và muốn giúp họ có việc làm trên nền tảng tạo ra giá trị cho cả đôi bên.
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi tình yêu thương và muốn cống hiến điều gì đó cho cộng đồng.
Hãy bắt đầu khởi nghiệp bởi bạn biết rằng: Phục vụ trên nền tảng yêu thương sẽ mang điều tốt đẹp hơn đến với thế giới và mục tiêu đó còn vĩ đại hơn cả sự nghiệp của bạn.
Vì vậy, thay vì khởi nghiệp với sự bất mãn, hãy bắt đầu khởi nghiệp với tình yêu thương.
Làm sao bạn có thể làm một điều gì đó suôn sẻ nhất mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ ai? Có một câu nói rất hay về cách làm việc và khởi nghiệp – làm chủ, đó là: “Nếu bạn làm nhân viên, bạn chỉ có một người sếp. Nhưng khi bạn bước ra khởi nghiệp – làm chủ, bạn sẽ có vô số vị sếp, đó chính là những khách hàng của bạn”. Và điều đó đúng 100%. Khởi nghiệp chính là lựa chọn một công việc “làm dâu trăm họ”, để từ đó bạn bắt đầu một hành trình vạn dặm mà đi đến đâu bạn cũng gặp “sếp” của mình. Hãy thử nghĩ mà xem: Nếu bạn muốn tất cả đều tuân theo quyết định của bạn vì bạn là sếp thì làm sao bạn có thể phục vụ khách hàng tốt nhất? Bởi khách hàng chính là những “ông sếp” thực sự, có khả năng cứu sống hoặc giết chết doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn muốn làm chủ, muốn tự mình quyết định mọi thứ và bắt đầu khởi nghiệp từ đó, thì con đường phía trước sẽ là vực thẳm.
Làm công ăn lương là giải pháp chung dành cho tất cả mọi người, nhưng phần lớn chúng ta đều không cảm thấy đồng lương nhận được tương xứng với nỗ lực của bản thân. Nguyên nhân là vì hầu hết những người làm công ăn lương chỉ phục vụ có một ông chủ mà thôi. Mặc dù đó thường là “ông chủ lớn” nhưng về số lượng vẫn chỉ có một, cho nên công nhận được không tương xứng với sức bỏ ra, dẫn đến tâm lý không thỏa mãn. Về cơ bản, chính vì lý do này mà mọi người bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, có một điều lạ xảy ra: Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải phục vụ “nhiều ông chủ” hơn nữa. Nếu không sẵn sàng làm việc đó, bạn sẽ thất bại. Để thành công, gần như bạn phải làm ngược lại.
Hãy bắt đầu với việc phục vụ nhiều người sếp hơn!
Hãy bắt đầu thích nghi với sự hướng dẫn đúng đắn của người khác, sẵn sàng lên tiếng nếu họ đang đi sai đường và cần bạn điều chỉnh.
Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất: Phục vụ nhiều hơn, tương hỗ nhiều hơn, thích nghi nhiều hơn, hành động cống hiến nhiều hơn… và đặc biệt là “hãy quên mình khi phụng sự người khác”.
Thay vì muốn được quyết định tất cả mọi việc thì bây giờ hãy làm ngược lại và bạn sẽ là người chiến thắng tiếp theo trong số những “siêu sao” khởi nghiệp thông minh.
Mahatma Gandhi, một trong những người được tôn làm thánh sống, từng nói: “Cách tốt nhất để biết mình là ai là hãy quên mình khi phụng sự người khác”. Bạn có sẵn sàng quên mình khi phụng sự người khác chưa?
Đây là một mong muốn chính đáng chứ không phải sai lầm. Nếu như ba lý do đầu tiên thường dẫn đến thất bại và nghiêng về cảm xúc tiêu cực thì lý do thứ tư về cơ bản là một điều tích cực. Tuy nhiên, nó vẫn không thể dẫn bạn đến đích trên con đường đã lựa chọn. Tại sao lại như thế? Sau khi khởi nghiệp, thực tế xảy ra thường ngược lại với hình dung, đó là bạn đã có ít thời gian thì nay sẽ càng có ít thời gian hơn.
Tôi có may mắn tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Trước khi khởi nghiệp, họ có một cuộc sống cá nhân khá phong phú. Họ có thời gian chơi thể thao, gặp bạn bè để trao đổi thông tin, cuối tuần thì đi chơi với người yêu và hơn nữa là có thời gian dành cho gia đình. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, đa số chúng ta phải làm việc từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, vì thế thời gian dành cho những việc nêu trên trở nên xa xỉ. Một khi chúng ta không dành đủ thời gian cho những người xung quanh mình, thì bạn bè, người yêu và gia đình sẽ ngày càng xa cách và mối quan hệ không còn tốt như xưa. Đây chính là thực tế khắc nghiệt mà khi khởi nghiệp bạn phải chấp nhận. Không ít bạn phải chia tay người yêu ngay trong giai đoạn khởi nghiệp. Nhiều bạn trở nên béo phì vì không có thời gian tập thể dục và căng thẳng kéo dài. Chưa bao giờ khởi nghiệp là con đường trải đầy hoa hồng.
Dale Carnegie – tác giả của Đắc nhân tâm, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại – đã nói: “Nếu cuộc đời ném vào bạn một quả chanh, hãy biến nó thành ly nước chanh ngon ngọt”. Và đó cũng là tinh thần của người khởi nghiệp chân chính.
Khi khởi nghiệp, bạn là người chưa bao giờ bước lên một nấc thang nào cả, thực tế là bạn đang ở dưới mặt đất và chờ ngày tiến lên mặt đất, sau đó đi như người bình thường với thương tổn đầy mình. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn phải vượt qua sáu tháng đầu tiên của giai đoạn khởi nghiệp và vươn lên khỏi mặt đất, nếu không dự án của bạn sẽ vĩnh viễn đi vào dĩ vãng.
Ước mơ khởi nghiệp để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cá nhân mãi mãi chỉ là mơ ước, bởi nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực cho đến khi bạn hoàn thành công cuộc khởi nghiệp của mình. Ít nhất trong sáu tháng đầu tiên, bạn sẽ phải làm việc liên tục và hầu như không có thời gian nghỉ.
Vì vậy, thay vì mơ ước có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân, bạn nên làm điều ngược lại khi khởi nghiệp: Chuẩn bị tinh thần chiến binh để chiến thắng mọi thứ, bất chấp mọi sóng gió xảy ra trên con đường khởi nghiệp.
Bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp với tư tưởng này nhưng nó không kéo dài được lâu, bởi trong thực tế, một khi khởi nghiệp thì bạn hầu như không có ngày nghỉ, cũng sẽ không có tự do cho đến khi doanh nghiệp của bạn đã được định hình và chức phận của nó được xác lập. Nếu là chủ doanh nghiệp thì gần như bạn sẽ phải làm tất cả mọi thứ.
Được tự do lựa chọn giờ giấc làm việc và ngày nghỉ chỉ xảy ra trong trường hợp bạn đã có một doanh nghiệp hoàn chỉnh đi vào hoạt động ổn định và bạn làm chủ cỗ máy in tiền đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu vận hành cỗ máy, mọi việc không đơn giản như thế. Nếu bạn không thể vượt qua giai đoạn “dưới mặt đất” để đi lên và sau đó tiếp đất, thì bạn sẽ mãi mãi ở dưới mặt đất. Và vì thế sẽ không bao giờ có khái niệm tự do trong “từ điển”. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Bạn mơ ước sự tự do? Bạn có sẵn lòng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm làm việc cật lực không ngày nghỉ để có được tự do như mình mong muốn?
Bạn mơ ước sự lựa chọn? Bạn có sẵn lòng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm không có bất kỳ lựa chọn nào ngoài việc bạn sẽ phải phục vụ khách hàng của mình liên tục với những yêu cầu chính đáng nhất có thể?
Bạn mơ ước làm việc và nghỉ ngơi một cách cân bằng? Bạn có sẵn sàng đánh đổi từ sáu tháng đến bốn năm làm việc như điên, không cần bất cứ điều gì “tiếp lực” mà vẫn “hưng phấn” như thường?
Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn sẵn sàng đánh đổi, còn nếu ngược lại, khởi nghiệp không dành cho bạn. Có một con đường khác để đi, tùy bạn và tùy vào sức của bạn. Hãy khôn ngoan!
Vậy là bạn đã đến được lý do thứ năm cần tránh trên con đường khởi nghiệp. Hiển nhiên điều này không phải lúc nào cũng dễ chịu. Bởi những lý do được đưa ra đều là những lý do mà hầu hết mọi người mơ ước đạt được cũng như bắt đầu với nó. Tuy nhiên nói chung, đó vẫn là những lý do sai lầm cần tránh, cần khắc phục và hầu hết cần phải tư duy ngược lại trước khi bạn tiến xa hơn.
Có một doanh nhân lớn đã nói: “Khi mọi người cùng đi theo một hướng nào đó thì hầu như chắc chắn tôi sẽ không đi. Bởi hướng đó sẽ dẫn đến sai lầm, hoặc sẽ chẳng bao giờ giúp tôi trở nên khác biệt”. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết mọi người đều khởi sự doanh nghiệp không thành công, bởi đơn giản họ đã khởi sự doanh nghiệp với những lý do “không đúng”, và thất bại là điều có thể đoán trước.
Thất bại trong chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
Bạn có thấy lý do này sai lầm ở điểm nào không? Đơn giản là điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp đã hoàn chỉnh. Không bao giờ có chuyện mới khởi nghiệp mà số tiền bạn kiếm được lại nhiều hơn số tiền bạn làm công (nếu có là do bạn quá giỏi). Vì bạn đang ở dưới mặt đất thì làm sao có thể so bì với người đang đi bình thường trên mặt đất?
Bạn có biết tại sao một doanh nghiệp hoàn chỉnh lại kiếm được nhiều tiền hơn khi làm công không? Đó là bởi vì bạn phục vụ được “nhiều ông chủ hơn” so với “một ông chủ” khi bạn làm công. Từ đó suy ra: Số tiền bạn kiếm được tỷ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra. Nhưng trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp, thậm chí bạn cần phải mua giá trị của người khác hoặc một nhóm người khác để tạo ra giá trị cho mình, nên về cơ bản, bạn mất tiền nhiều hơn là được tiền. Và đó cũng là lý do bạn khó có thể kiếm được nhiều tiền hơn là làm công, mặc dù có một số doanh nhân làm được như thế thật.
Bạn muốn biết sự thật chứ?
Sự thật là có 90-95% doanh nghiệp thất bại trong năm năm đầu tiên. Đó là con số thống kê đáng tin cậy về số doanh nghiệp được thành lập và phá sản tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bạn có nghĩ điều này là đáng báo động? Không đâu. Đó là con số bình thường nhất hàng trăm năm nay rồi và nó sẽ mãi như thế cho đến sau này, không đổi. Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm sao họ lại bị phá sản nếu như chủ doanh nghiệp kiếm được số tiền nhiều hơn số tiềnlàm công? Quả thật, làm công thì không thể phá sản, mà lập doanh nghiệp bị phá sản thì tất nhiên khoản cân bằng thu chi về tài chính của doanh nghiệp sẽ không thể vượt quá thu chi khi làm công – điều này rất dễ hiểu. Đơn giản hơn, nếu một doanh nghiệp thất bại thì phần lớn là mang nợ nhiều hơn kiếm được tiền.
Hãy tỉnh táo hơn với điều này: chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp phá sản lại nhiều như bây giờ, mặc dù số lượng doanh nghiệp khởi sự vô cùng lớn. Ước mơ khởi nghiệp thực sự cháy bỏng trong con tim những người trẻ tuổi, nhưng chỉ khi ước mơ đó không đến từ tiền mà xuất phát từ nhiều động lực cao quý hơn thì mới có thể thành công. Nếu không, ước mơ khởi nghiệp thành công mãi mãi chỉ là mơ ước…
Để thành công trong khởi nghiệp với mục tiêu “kiếm được nhiều tiền hơn làm công” thì một lần nữa bạn phải làm ngược lại: Hãy làm công nhiều hơn trước khi có thể kiếm được tiền nhiều hơn. Như bạn đã biết, khởi nghiệp là quá trình gian truân đi tìm nhiều ông chủ, càng nhiều ông chủ càng tốt, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải phục vụ nhiều hơn trước khi nghĩ đến việc có được nhiều tiền hơn nữa.
Đằng sau thành công của một doanh nhân khởi nghiệp chính là tâm thế phục vụ cộng đồng thông qua việc giải quyết vấn đề của xã hội, chứ không phải là chăm chăm đi kiếm tiền và kiếm tiền.
Càng về sau, lý do càng hấp dẫn hơn và có vẻ gần với lý do đúng hơn, nhưng thật sự thì nó vẫn là những lý do cần tránh. Bởi có một sự thật lớn hơn là: Làm giàu và kiếm tiền nhanh thường không tồn tại đồng thời.
Bởi vì con đường làm giàu thường không phải là con đường kiếm tiền nhanh; ngược lại, con đường kiếm tiền nhanh thường không phải con đường dẫn đến sự giàu có.
Bạn có biết con đường kiếm tiền nhanh nhất là con đường nào không? Đó là mua vé số hôm nay, ngày mai trúng thưởng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trên thực tế, số người mất tiền lớn hơn gấp nhiều lần số người được tiền.
Bạn có biết con đường kiếm tiền nhanh hơn nữa là con đường nào không? Đó là đến các casino, đánh bạc và trúng thưởng ngay lập tức với số vốn ít hơn rất nhiều so với tiền lời. Tuy nhiên, điều đáng buồn là không những không trở nên giàu có mà nhiều người còn phải trả giá đắt cho hành động của mình.
Bạn có biết rằng con đường kiếm tiền nhanh thường tiềm ẩn nhiều hiểm nguy? Hiển nhiên sẽ chẳng có con đường tắt nào dẫn đến vinh quang. Giờ đây, bạn có thể đi vào con đường kiếm tiền nhanh, nhưng đó không phải là con đường giàu có. Giả sử bạn có thể kiếm tiền nhanh một cách chân chính thì con đường đó chính là một đồ thị kiếm tiền theo cấp số cộng – đó là con đường tăng dần đều, chẳng bao giờ có đột biến về tài chính – và bạn chẳng bao giờ giàu có.
Ngược lại, đồ thị kiếm tiền của người đi theo con đường giàu có thì không phải là cấp số cộng mà là cấp số nhân. Thực tế, khi mới bắt đầu, cấp số nhân thua cấp số cộng nhưng càng về sau cấp số nhân sẽ vượt qua cấp số cộng gấp nhiều lần. Sự khác nhau giữa làm giàu và kiếm tiền nhanh là ở chỗ đó. Và thường thì không thể có một cấp số nào vừa là cấp số cộng vừa là cấp số nhân, cho nên khó lòng tồn tại con đường kiếm tiền nhanh và làm giàu cùng lúc.
Khởi nghiệp là bài toán bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, thường thì con đường này không mang đến sự giàu có chóng vánh và lại càng không thể kiếm tiền nhanh. Bạn lấy lý do gì để mơ ước làm giàu và kiếm tiền nhanh trong giai đoạn đầu khởi nghiệp? Mặc dù vậy, với một doanh nghiệp hoàn chỉnh, bạn có thể hoàn toàn được tự do về tài chính và kiếm tiền nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nếu không thế thì tại sao 90% những người giàu có trên thế giới đều có doanh nghiệp và đi lên từ con đường kinh doanh?
Khởi nghiệp là con đường vất vả trong giai đoạn đầu và về sau mới có hoa thơm trái ngọt. Cũng như Vua phát minh, nhà kinh doanh lỗi lạc Edison đã nói: “Thiên tài là 1% trí tuệ cộng với 99% mồ hôi và nước mắt”. Câu nói đó có thể áp dụng cho những doanh nhân khởi nghiệp: “Doanh nhân khởi nghiệp thành công là nhờ 1% trí tuệ – tài năng cùng 99% mồ hôi và nước mắt”.
Có một câu nói khôi hài liên quan đến những người khởi nghiệp với mục đích kiếm tiền bù lại một khoản đã mất nào đó: “Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là cố gắng lấy lại những gì đã mất thì có thể bạn sẽ mất luôn những gì đang có”.Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì khởi nghiệp là bắt đầu một sự nghiệp và bạn không thể bắt đầu một sự nghiệp với cảm giác thiếu thốn và ghen tỵ, điều đó chắc chắn sẽ đưa bạn đến thất bại.
Nếu như lấy lại những tài sản đã mất là lý do để bạn khởi nghiệp thì tôi khuyên rằng bạn không nên khởi nghiệp. Nếu khởi nghiệp với lý do này, chắc chắn bạn sẽ thua cuộc.
Khởi nghiệp là quá trình đi từ phụng sự đến phụng sự, đi từ con tim đến con tim và giúp đỡ người khác đạt được những điều họ muốn, từ đó, bạn sẽ đạt được những điều mình muốn. Còn vì lý do để trả nợ, vốn là một mục tiêu ngắn hạn mà bạn phải bắt đầu một sự nghiệp với công việc thường chiếm 24/7 thời gian của bạn, thì bạn sẽ không thể nào thành công.
Giá trị tuyệt vời của khởi nghiệp là bạn có sản phẩm tốt hơn và mang lại giải pháp tốt hơn cho cộng đồng. Những lý do còn lại sẽ không đưa bạn đi đến đâu cả. Vậy nên hãy nhớ rằng:
“Nếu lý do khởi nghiệp của bạn là cố gắng lấy lại những gì đã mất thì có thể bạn sẽ mất luôn những gì đang có”.
Thực tế, không chỉ với khởi nghiệp mà trong bất kỳ công việc nào, nếu bạn làm với tư tưởng để chứng minh, bạn sẽ không thể thành công. Và nếu có thành công thì đó vẫn là thành công tạm thời. Bạn làm việc thành công đơn giản bởi vì đó là đam mê của bạn, chứ không phải để chứng minh với người khác rằng bạn là người thành công qua công việc. Điều này chẳng có ý nghĩa gì cả. Chưa kể, tâm lý chứng minh thành công thường xuất phát từ sự kém cỏi của bản thân, bởi người hiểu rõ chính mình thì không cần chứng minh. Cố gắng chứng minh một điều gì đó đúng là một sai lầm đến từ suy nghĩ không chấp nhận bản thân; nếu một người không thể tự chấp nhận chính mình thì người đó sẽ không thể thỏa mãn được và thành công mãi mãi là mơ ước.
Câu chuyện khởi nghiệp cũng có một ý nghĩa tương tự: Nếu bạn khởi nghiệp với tâm thế và lý do để chứng tỏ bản thân thì chắc chắn công cuộc khởi nghiệp này sẽ thất bại thảm hại. Bởi vì khởi nghiệp là một quá trình gian truân, nên trong thời gian bạn “bận bịu” chứng minh, có thể sẽ chẳng còn ai để bạn chứng minh sau khi khởi nghiệp thành công nữa, hoặc có thể bạn sẽ chẳng bao giờ vươn tới thành công cho đến khi bạn hiểu rằng: thành công trong khởi nghiệp chính là sự thật hoặc là không thành công. Nếu nó là sự thật, bạn không cần chứng minh; nếu nó không thành công, dù bạn có chứng minh như thế nào thì nó vẫn là một doanh nghiệp không thành công.
Có một danh nhân đã nói: “Có hai loại người trên thế giới: Người tuyên bố mình làm nên chuyện và người làm nên chuyện. Nhóm thứ hai ít hơn”. Bạn thấy điều gì qua câu nói này? Đó là những người vĩ đại thường ít hơn những người tuyên bố mình là như thế rất nhiều.
Câu nói này cũng chính là lời khuyên dành cho những người khởi nghiệp với mục đích chứng tỏ bản thân. Thực tế là: Doanh nhân khởi nghiệp cặm cụi đi làm sẽ thành công nhiều hơn những doanh nhân khởi nghiệp mải mê đi nói.
Vì vậy, thay vì khởi nghiệp với ước muốn chứng tỏ bản thân thì thay vào đó, chúng ta nên phụng sự người khác bằng việc giải quyết vấn đề của họ thông qua năng lực, sở trường và chuyên môn cốt lõi của bản thân hoặc một nhóm người trong một tổ chức vận hành.
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng năng lực của mình không?
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng sở trường của mình không?
Bạn có sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng chuyên môn cốt lõi nhất của mình không?
Nếu làm được như vậy, bạn không cần phải chứng minh, tự khắc mọi người sẽ công nhận bạn.
Để thành công trong khởi nghiệp: Hãy có “tư tưởng bậc thầy nhưng phụng sự như người đầy tớ”.
Cống hiến hết mình cho những gì bạn thích là một lý do chính đáng, bởi lẽ cuộc đời của mỗi con người cần phải có đam mê thì mới mong làm đến nơi đến chốn. Tất nhiên, nếu không thích những gì bạn làm thì bạn sẽ không thể khởi nghiệp thành công. Đó thực sự là một lý do chính đáng để khởi nghiệp. Chỉ có điều thực tế lại không như mong muốn. Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm rất nhiều việc mà có thể bạn chẳng hề thích, dù chỉ là một chút. Và đó là giai đoạn rèn luyện để phụng sự khách hàng tốt hơn. Nếu chỉ làm những việc bạn yêu thích, con đường khởi nghiệp của bạn sẽ sớm khép lại, bởi sẽ có rất nhiều việc khách hàng thích mà bạn không thích, nhưng bạn bắt buộc phải hoàn thành chúng.
Có nhiều người cho rằng nếu không khởi nghiệp thì sẽ chẳng có điều kiện cống hiến hết mình cho những thứ mà mình yêu thích. Điều này đúng nhưng chưa đủ để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Bạn sẽ phải xoay xở chật vật với vô vàn thứ khiến bạn lao đao. Tất cả những gì liên quan đến khởi nghiệp không chỉ giới hạn trong những việc bạn thích làm mà thường là tất cả những việc liên quan đến kinh doanh mà có thể bạn chẳng bao giờ biết đến, như: tài chính – kế toán, tiếp thị, bán hàng, phân phối, quan hệ với đối tác, nghiên cứu – phát triển sản phẩm… Trong giai đoạn đầu, thậm chí bạn còn phải kiêm luôn vai trò bảo vệ, tạp vụ cũng không chừng. Nếu chỉ giới hạn trong những điều bạn thích, sớm hay muộn doanh nghiệp của bạn cũng sẽ phải đóng cửa. Bạn sẽ kết thúc cuộc chơi mà không biết vì sao lại thế. Hãy nhớ rằng: Khi khởi nghiệp, bạn sẽ phải làm những việc khách hàng thích chứ không phải những việc bạn thích và chính vì thế, sẽ không có chuyện “cống hiến hết mình cho những gì mình thích” trước khi doanh nghiệp của bạn lớn mạnh.
Nói đến đây chắc bạn cũng đã thấy rằng nếu các lý do trên đều không phải là lý do để khởi nghiệp, vậy lý do nào là chắc chắn để xây dựng một doanh nghiệp thành công? Chỉ có hai lý do để khởi sự một doanh nghiệp và làm nên thương hiệu cũng như giá trị doanh nghiệp đúng nghĩa:
Lý do khởi nghiệp thứ nhất: sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải pháp tốt hơn sản phẩm/dịch vụ hiện tại. Và:
Lý do thứ hai: sản phẩm/dịch vụ của bạn có giá tốt hơn sản phẩm/dịch vụ hiện tại.
Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải pháp tốt hơn thì giá của bạn như thế nào cũng được. Nhưng nếu ngược lại thì giá của bạn sẽ phải tốt hơn để cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường.
Hãy làm tốt hơn theo cách khác biệt nhất, bạn sẽ chiến thắng.