Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com:
Chìa khóa mở cánh cửa ý tưởng
Đã khởi nghiệp thì dù là ai cũng sẽ bắt đầu bằng ý tưởng. Đến giai đoạn này, khi chúng ta đã có sự chuẩn bị về KIẾN THỨC, như đã đề cập trong chương trước, thì ý tưởng khởi nghiệp sẽ không còn là vấn đề quá khó nữa. Chương này sẽ giới thiệu hai phương pháp giúp bạn dễ dàng tìm ra ý tưởng khởi nghiệp cho doanh nghiệp của mình.
Phương pháp đầu tiên là sử dụng bộ 40 nguyên tắc – thủ thuật sáng tạo cơ bản (TRIZ) của Giáo sư người Do Thái Genrich Saulovich Altshuller, bao gồm: (1) Nguyên tắc phân nhỏ; (2) Nguyên tắc tách khỏi; (3) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ; (4) Nguyên tắc phản đối xứng; (5) Nguyên tắc kết hợp; (6) Nguyên tắc vạn năng; (7) Nguyên tắc chứa trong; (8) Nguyên tắc phản trọng lượng; (9) Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ; (10) Nguyên tắc thực hiện sơ bộ; (11) Nguyên tắc dự phòng; (12) Nguyên tắc đẳng thế; (13) Nguyên tắc đảo ngược; (14) Nguyên tắc cầu (tròn) hóa; (15) Nguyên tắc linh động; (16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”; (17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác; (18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học; (19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ; (20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích; (21) Nguyên tắc “vượt nhanh”; (22) Nguyên tắc biến hại thành lợi; (23) Nguyên tắc quan hệ phản hồi; (24) Nguyên tắc sử dụng trung gian; (25) Nguyên tắc tự phục vụ; (26) Nguyên tắc sao chép (copy); (27) Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”; (28) Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học; (29) Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng; (30) Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng; (31) Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ; (32) Nguyên tắc thay đổi màu sắc; (33) Nguyên tắc đồng nhất; (34) Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần; (35) Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng; (36) Nguyên tắc sử dụng chuyển pha; (37) Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt; (38) Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh; (39) Nguyên tắc thay đổi độ trơ; (40) Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit.
Có thể không phải tất cả các nguyên tắc trên đều là chìa khóa mở cánh cửa ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng đây là bộ nguyên tắc – thủ thuật rất đáng để thử. Hãy dành thời gian để nghiền ngẫm và tìm ra ý tưởng khởi nghiệp cho riêng mình. Sau đây là một vài gợi ý để bạn tham khảo.
1. Nguyên tắc phân nhỏ.
Trên thực tế, có những thứ tách ra thì dễ bán hơn là bán toàn bộ.
Ví dụ, thay vì phải mua một chiếc vé đắt tiền để vào tham quan một khu du lịch khiến cho một phân khúc khách hàng cảm thấy không thoải mái, bạn có thể phân nhỏ nó ra bằng cách: khách hàng chỉ cần chi trả tiền vào cổng, sau đó nếu khách hàng chơi trò chơi hoặc tham quan khu vực nào sẽ trả tiền tại khu vực đó. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn và thị trường của bạn sẽ được mở rộng hơn. Nếu khách hàng có thể chi trả tất cả ngay từ ban đầu thì bạn nên có một mức giá ưu đãi dành cho họ.
Thay vì phải mua nguyên bộ vest như trước đây thì bây giờ bạn hãy chia từng bộ phận ra để bán cho khách hàng. Khách hàng của bạn có thể mua một chiếc áo vest mà không nhất thiết phải mua nguyên bộ vest. Nói cách khác, sản phẩm nguyên bộ đã được “phân nhỏ” để bán chỉ một sản phẩm trong đó, vì nhu cầu này nhiều hơn chứ không nhất thiết bắt khách hàng phải mua cả bộ.
Phân nhỏ là hình thức chia nhỏ sản phẩm/dịch vụ, sau đó cung cấp từng mảng nhỏ cho khách hàng. “Phân nhỏ” là một ý tưởng hay khi bạn nhận thấy nhu cầu của khách hàng đối với “một bộ phận” nhiều hơn là toàn thể.
2. Nguyên tắc vạn năng.
Dựa trên việc kết hợp nhiều chức năng trên cùng một sản phẩm/dịch vụ, nguyên tắc này giúp bạn tận dụng “sự có sẵn” trong sản phẩm/dịch vụ để mang đến một chức năng khác nhằm tiết kiệm không gian, thời gian, vật liệu và tạo nên những sản phẩm/dịch vụ mà người dùng cần tối đa chức năng, đa công dụng để thực hiện đa nhu cầu.
Trong các ngôi nhà thông minh hiện nay, để tiết kiệm không gian, chi phí, các mẫu giường ngủ đa năng đã ra đời. Những chiếc giường vừa có thể ngủ vừa có ngăn kéo và tủ chứa đồ là minh chứng cho nguyên tắc vạn năng.
Một ví dụ khác là các dụng cụ gia đình đa năng. Vặn chặt ốc vít bu-lông, mở nút chai, thước đo, móc khóa, dao cắt… tất cả tích hợp trong một dụng cụ. Với ý tưởng khởi nghiệp này, doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, tạo sự khác biệt, đột phá và mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng với giá thành hợp lý. Và bạn sẽ chiến thắng trên con đường khởi nghiệp.
3. Nguyên tắc chứa trong.
Một ví dụ rất điển hình cho nguyên tắc này là bộ búp bê của nước Nga, gồm nhiều con búp bê với con nhỏ hơn lồng vào con lớn hơn. Hay một ví dụ khác cũng giúp bạn dễ hình dung là chân đế chụp hình. Với ba chân đế ngắn hơn trong một chân đế dài hơn, khách hàng của bạn có thể điều chỉnh độ dài ngắn ở mỗi chân giúp cho sản phẩm trở nên tối ưu và nhỏ gọn.
4. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ.
Thay vì phải mua thực phẩm và gia vị để ướp/chế biến những món ăn mà mình thích, thì nay khách hàng của bạn có thể mua những thực phẩm đã ướp sẵn với nhiều món ăn khác nhau, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giải quyết được những yếu kém trong khả năng nội trợ.
Thay vì phải mày mò tìm cách mở một túi bột giặt đúng cách cũng như các sản phẩm tương tự, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đem lại sự tiện lợi cho khách hàng khi áp dụng nguyên tắc thực hiện sơ bộ này bằng cách cắt sẵn trước một dấu để khách hàng dễ dàng biết được vị trí mở cũng như cách thức mở bao bì sản phẩm.
5. Nguyên tắc linh động.
Nguyên tắc linh động là làm ra một sản phẩm/dịch vụ kết hợp giữa “động” và “tĩnh”. Với một vật đang “chuyển động” thì bạn làm cho nó vừa có thể “chuyển động” vừa “bất động”; với một sản phẩm “cố định” thì bạn làm cho nó vừa “cố định” vừa có thể “thay đổi” được. Một vài ví dụ trong nguyên tắc linh động này là ghế xe ô tô có thể di chuyển tiến, lùi, lên, xuống để phù hợp với vóc dáng của từng người lái xe; (hoặc) hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất mẫu xe đạp có thể gập lại để vận chuyển dễ dàng.
Bắt đầu khởi nghiệp với ý tưởng “linh động” là thực chất bạn đang làm cho doanh nghiệp của mình “linh động” hơn để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
6. Nguyên tắc liên tục tác động có ích.
Nguyên tắc liên tục tác động có ích là tạo ra một hệ sinh thái để sản phẩm/dịch vụ mang lại những kết quả tối ưu. Nguyên tắc này giúp tăng năng suất, hiệu quả, giảm lãng phí và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc liên tục tác động có ích có nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào phát triển một công đoạn của sản phẩm, bạn hãy nghiên cứu một cách kỹ lưỡng một bức tranh rộng lớn hơn về tất cả mọi thứ liên quan đến sản phẩm như: phân phối, trưng bày, hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiếp thị, chính sách – pháp luật…
Nguyên tắc liên tục tác động có ích nâng tầm suy nghĩ của bạn về quy mô doanh nghiệp. Bạn sẽ phải bao quát việc kinh doanh của mình tốt hơn, đồng thời phát triển doanh nghiệp lớn hơn.
Trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp thì áp dụng nguyên tắc liên tục tác động có ích bằng cách “nghĩ lớn” quan trọng hơn bao giờ hết. Nghĩ lớn sẽ giúp bạn đi đường dài thay vì đi đường ngắn chẳng đâu ra đâu.
7. Nguyên tắc tự phục vụ.
Nguyên tắc tự phục vụ là khách hàng tự làm một số thao tác đơn giản để hoàn thành một công đoạn hoặc một quy trình phục vụ.
Ví dụ, trong một số cửa hàng tiện lợi hoặc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh áp dụng nguyên tắc này, khách hàng tự phục vụ một số thao tác cơ bản như: tự đến quầy lấy thức ăn thay vì có người đưa lại tận bàn, tự dọn dẹp sau bữa ăn… Như vậy, doanh nghiệp sẽ bớt được nhân công để làm các công đoạn và giá thành sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ cạnh tranh hơn các doanh nghiệp áp dụng hình thức phục vụ toàn bộ.
Hay một ví dụ khác, thay vì phải đến ngân hàng để rút tiền và trải qua nhiều thủ tục khác nhau từ lúc gửi xe đến lúc nhận được tiền, thì hiện nay, với một mức tiền hạn định, khách hàng có thể rút tiền qua các máy ATM (Automatic Teller Machine) vừa thuận tiện cho khách hàng mà các ngân hàng cũng giảm được chi phí nhân công.
Hãy nghĩ lớn và làm khác đi, bạn sẽ thắng.
8. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”.
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” tức là bạn có thể sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn, thay đổi chất liệu, bớt đi một số tính năng của sản phẩm/dịch vụ… để giảm chi phí, từ đó, giúp giảm giá thành.
Ví dụ, cùng là một sản phẩm gia dụng như đũa thì có phân khúc khách hàng thích đũa bằng chất liệu gỗ quý như mun, trắc… nhưng cũng có phân khúc khách hàng chỉ có thể chi trả cho loại đũa được làm từ tre và vật liệu khác. Bạn có thể tìm cho mình một ý tưởng khởi nghiệp: sản xuất đũa bằng vật liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng.
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” giúp bạn tiếp cận thị trường rộng hơn, giá thấp hơn (hoặc bằng) và mang lại lợi nhuận ít hơn nhưng với lượng khách hàng nhiều hơn.
Trong 40 phương pháp luận sáng tạo kể trên, bạn có thể kết hợp các nguyên tắc lại với nhau để tìm ra những ý tưởng khởi nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ, nguyên tắc vạn năng có thể kết hợp với nguyên tắc liên tục tác động có ích.
Hãy liệt kê ra xem bạn có sẽ có bao nhiêu ý tưởng khởi nghiệp khi biết 40 phương pháp luận sáng tạo này?
Phương pháp tiếp theo là phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER của Michael Michalko. SCAMPER là từ ghép của các chữ cái đầu của các từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích ứng), Modify (điều chỉnh/biến điệu), Put it to some other use (sử dụng vào mục đích khác), Eliminate (loại bỏ/hạn chế) và Reverse (đảo ngược).
1. Nguyên tắc Substitute – thay thế.
Khi sử dụng nguyên tắc này để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, là bạn đang tìm kiếm phương pháp dựa trên một sản phẩm/dịch vụ có sẵn để tạo nên một sản phẩm thuận tiện hơn, có chất lượng không giảm hoặc không đáng kể với giá thành hợp lý hơn dành cho phân khúc khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Sau đây là một số ví dụ giúp bạn có thể tìm cho mình ý tưởng khởi nghiệp dựa trên nguyên tắc này.
Để bảo vệ môi trường và thân thiện với người sử dụng, trên thị trường hiện nay đã có những sản phẩm túi giấy thay cho túi nilon trước đây. Ở các nước phát triển, việc sử dụng đường trong thực phẩm hằng ngày đã được thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên khác, vẫn giữ được vị ngọt của đường lại vừa tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Thay vì dùng một hoặc hai gói đường cho tách cà phê thì bây giờ chúng ta chỉ cần dùng một đến hai giọt chất tạo ngọt tự nhiên thay thế mà thôi.
2. Nguyên tắc Combine – kết hợp.
Nguyên tắc này giống với nguyên tắc (4) trong TRIZ. Dựa trên nguyên tắc này, bạn có thể kết hợp những sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành một sản phẩm/dịch vụ mới mang lại nhiều giá trị hơn cho một phân khúc khách hàng.
3. Nguyên tắc Adapt – thích ứng.
Nguyên tắc này dựa trên cơ sở xem xét một sản phẩm/dịch vụ nào đó đang được sử dụng trong một hoàn cảnh khác. Bạn có thể tìm ra một ý tưởng khởi nghiệp là đem sản phẩm/dịch vụ đó áp dụng vào hoàn cảnh mà bạn mong muốn và thấy được tiềm năng của một phân khúc khách hàng. Ví dụ: trước đây, dừa được dùng để uống nước, ăn cùi, nhưng hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty, cửa hàng bán dầu dừa được chiết xuất từ cùi (cơm) dừa giúp dưỡng da, dưỡng tóc… Như vậy, cũng với cùi (cơm) dừa nhưng khi đưa sang một hoàn cảnh khác sẽ mang đến cho bạn một ý tưởng khởi nghiệp khả thi và phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.
4. Nguyên tắc Modify – điều chỉnh/biến điệu.
Tôi có thể điều chỉnh sản phẩm nhỏ hơn hoặc to hơn được không? Tôi có thể điều chỉnh sản phẩm đó dài hơn hoặc ngắn hơn được không? Nó có thể mang hình dạng khác được không? Đây là những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho bản thân mình khi áp dụng nguyên tắc này để tìm kiếm một ý tưởng khởi nghiệp. Dựa trên sản phẩm/dịch vụ đang có, bạn đặt ra nhiều câu hỏi với nguyên tắc này để tìm cho mình một sản phẩm/dịch vụ tốt hơn/khác biệt hơn/phù hợp hơn với một phân khúc khách hàng khác. Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng, quán ăn, công ty… dựa trên nguyên tắc này để làm hài lòng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ, khi vào một quán cà phê, bạn rất dễ lựa chọn cho mình một cỡ ly cà phê phù hợp. Vì họ có ly to, ly vừa và ly nhỏ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng khác nhau.
5. Nguyên tắc Put it to some other use – sử dụng vào mục đích khác.
Sử dụng nguyên tắc này có nghĩa là bạn đưa một sản phẩm/dịch vụ nào đó vào phục vụ trong một môi trường khác với thông lệ. Hiện nay, bạn thường thấy trên thị trường xuất hiện rất nhiều quán cà phê sử dụng những sản phẩm/vật dụng mà bạn không thể nghĩ ra là có thể sử dụng trong việc phục vụ ăn uống. Ví dụ như họ sử dụng bình đựng gia vị trong gia đình thay cho ly, bồn tắm dùng làm bàn, hay thậm chí sử dụng bồn cầu thay cho ghế ngồi… Hãy thử nguyên tắc này nhé, nó sẽ làm cho ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở nên táo bạo và độc đáo hơn.
6. Nguyên tắc Eliminate – loại bỏ/hạn chế.
Đó là khi bạn cảm thấy sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể chia nhỏ/loại bỏ/hạn chế ở một số chức năng/thành phần để giảm bớt chi phí cho khách hàng, hay có thể sử dụng những sản phẩm/dịch vụ mới này phục vụ cho một phân khúc khách hàng khác. Nguyên tắc loại bỏ/hạn chế sẽ giúp cho sản phẩm/dịch vụ trong ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Ví dụ điển hình cho nguyên tắc này là một số hãng điện thoại vẫn sản xuất dòng điện thoại chỉ có chức năng nghe/gọi và loại bỏ các chức năng chụp hình, quay phim… để phục vụ cho phân khúc khách hàng không cần đến chức năng đó và đương nhiên giá thành cũng sẽ dễ chịu hơn.
7. Nguyên tắc Reverse – đảo ngược/tái cấu trúc/tái sắp xếp.
Sử dụng nguyên tắc này sẽ giúp bạn có một ý tưởng khởi nghiệp để sản phẩm/dịch vụ có một cấu trúc khác/một cách sắp xếp khác, hay đơn giản là đảo ngược so với hiện tại. Một ví dụ rất quen thuộc cũng liên quan đến quán cà phê, bạn sẽ thấy có những ý tưởng khởi nghiệp là quay ngược những vật dụng được sắp xếp/trưng bày như thông thường: ghế, bàn trên trần và bóng đèn ở dưới sàn… Từ đó, họ mang lại cảm giác thú vị cho khách hàng và sẽ có một phân khúc khách hàng riêng. Đây cũng là một nguyên tắc đáng để thử nếu bạn yêu thích sự sáng tạo, độc đáo.
Cũng như việc áp dụng TRIZ để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp cho doanh nghiệp bạn, SCAMPER sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều về một sản phẩm/dịch vụ/đối tượng và sẽ giúp bạn có một ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên, TRIZ, SCAMPER hay bất kỳ phương pháp sáng tạo nào khác đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn hãy tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp sáng tạo khác nhau để tìm ra sự khác biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp của mình.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com:
Chìa khóa mở cánh cửa ý tưởng
Đã khởi nghiệp thì dù là ai cũng sẽ bắt đầu bằng ý tưởng. Đến giai đoạn này, khi chúng ta đã có sự chuẩn bị về KIẾN THỨC, như đã đề cập trong chương trước, thì ý tưởng khởi nghiệp sẽ không còn là vấn đề quá khó nữa. Chương này sẽ giới thiệu hai phương pháp giúp bạn dễ dàng tìm ra ý tưởng khởi nghiệp cho doanh nghiệp của mình.
Phương pháp đầu tiên là sử dụng bộ 40 nguyên tắc – thủ thuật sáng tạo cơ bản (TRIZ) của Giáo sư người Do Thái Genrich Saulovich Altshuller, bao gồm: (1) Nguyên tắc phân nhỏ; (2) Nguyên tắc tách khỏi; (3) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ; (4) Nguyên tắc phản đối xứng; (5) Nguyên tắc kết hợp; (6) Nguyên tắc vạn năng; (7) Nguyên tắc chứa trong; (8) Nguyên tắc phản trọng lượng; (9) Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ; (10) Nguyên tắc thực hiện sơ bộ; (11) Nguyên tắc dự phòng; (12) Nguyên tắc đẳng thế; (13) Nguyên tắc đảo ngược; (14) Nguyên tắc cầu (tròn) hóa; (15) Nguyên tắc linh động; (16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”; (17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác; (18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học; (19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ; (20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích; (21) Nguyên tắc “vượt nhanh”; (22) Nguyên tắc biến hại thành lợi; (23) Nguyên tắc quan hệ phản hồi; (24) Nguyên tắc sử dụng trung gian; (25) Nguyên tắc tự phục vụ; (26) Nguyên tắc sao chép (copy); (27) Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”; (28) Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học; (29) Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng; (30) Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng; (31) Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ; (32) Nguyên tắc thay đổi màu sắc; (33) Nguyên tắc đồng nhất; (34) Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần; (35) Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng; (36) Nguyên tắc sử dụng chuyển pha; (37) Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt; (38) Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh; (39) Nguyên tắc thay đổi độ trơ; (40) Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit.
Có thể không phải tất cả các nguyên tắc trên đều là chìa khóa mở cánh cửa ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng đây là bộ nguyên tắc – thủ thuật rất đáng để thử. Hãy dành thời gian để nghiền ngẫm và tìm ra ý tưởng khởi nghiệp cho riêng mình. Sau đây là một vài gợi ý để bạn tham khảo.
Trên thực tế, có những thứ tách ra thì dễ bán hơn là bán toàn bộ.
Ví dụ, thay vì phải mua một chiếc vé đắt tiền để vào tham quan một khu du lịch khiến cho một phân khúc khách hàng cảm thấy không thoải mái, bạn có thể phân nhỏ nó ra bằng cách: khách hàng chỉ cần chi trả tiền vào cổng, sau đó nếu khách hàng chơi trò chơi hoặc tham quan khu vực nào sẽ trả tiền tại khu vực đó. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn và thị trường của bạn sẽ được mở rộng hơn. Nếu khách hàng có thể chi trả tất cả ngay từ ban đầu thì bạn nên có một mức giá ưu đãi dành cho họ.
Thay vì phải mua nguyên bộ vest như trước đây thì bây giờ bạn hãy chia từng bộ phận ra để bán cho khách hàng. Khách hàng của bạn có thể mua một chiếc áo vest mà không nhất thiết phải mua nguyên bộ vest. Nói cách khác, sản phẩm nguyên bộ đã được “phân nhỏ” để bán chỉ một sản phẩm trong đó, vì nhu cầu này nhiều hơn chứ không nhất thiết bắt khách hàng phải mua cả bộ.
Phân nhỏ là hình thức chia nhỏ sản phẩm/dịch vụ, sau đó cung cấp từng mảng nhỏ cho khách hàng. “Phân nhỏ” là một ý tưởng hay khi bạn nhận thấy nhu cầu của khách hàng đối với “một bộ phận” nhiều hơn là toàn thể.
Dựa trên việc kết hợp nhiều chức năng trên cùng một sản phẩm/dịch vụ, nguyên tắc này giúp bạn tận dụng “sự có sẵn” trong sản phẩm/dịch vụ để mang đến một chức năng khác nhằm tiết kiệm không gian, thời gian, vật liệu và tạo nên những sản phẩm/dịch vụ mà người dùng cần tối đa chức năng, đa công dụng để thực hiện đa nhu cầu.
Trong các ngôi nhà thông minh hiện nay, để tiết kiệm không gian, chi phí, các mẫu giường ngủ đa năng đã ra đời. Những chiếc giường vừa có thể ngủ vừa có ngăn kéo và tủ chứa đồ là minh chứng cho nguyên tắc vạn năng.
Một ví dụ khác là các dụng cụ gia đình đa năng. Vặn chặt ốc vít bu-lông, mở nút chai, thước đo, móc khóa, dao cắt… tất cả tích hợp trong một dụng cụ. Với ý tưởng khởi nghiệp này, doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, tạo sự khác biệt, đột phá và mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng với giá thành hợp lý. Và bạn sẽ chiến thắng trên con đường khởi nghiệp.
Một ví dụ rất điển hình cho nguyên tắc này là bộ búp bê của nước Nga, gồm nhiều con búp bê với con nhỏ hơn lồng vào con lớn hơn. Hay một ví dụ khác cũng giúp bạn dễ hình dung là chân đế chụp hình. Với ba chân đế ngắn hơn trong một chân đế dài hơn, khách hàng của bạn có thể điều chỉnh độ dài ngắn ở mỗi chân giúp cho sản phẩm trở nên tối ưu và nhỏ gọn.
Thay vì phải mua thực phẩm và gia vị để ướp/chế biến những món ăn mà mình thích, thì nay khách hàng của bạn có thể mua những thực phẩm đã ướp sẵn với nhiều món ăn khác nhau, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giải quyết được những yếu kém trong khả năng nội trợ.
Thay vì phải mày mò tìm cách mở một túi bột giặt đúng cách cũng như các sản phẩm tương tự, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đem lại sự tiện lợi cho khách hàng khi áp dụng nguyên tắc thực hiện sơ bộ này bằng cách cắt sẵn trước một dấu để khách hàng dễ dàng biết được vị trí mở cũng như cách thức mở bao bì sản phẩm.
Nguyên tắc linh động là làm ra một sản phẩm/dịch vụ kết hợp giữa “động” và “tĩnh”. Với một vật đang “chuyển động” thì bạn làm cho nó vừa có thể “chuyển động” vừa “bất động”; với một sản phẩm “cố định” thì bạn làm cho nó vừa “cố định” vừa có thể “thay đổi” được. Một vài ví dụ trong nguyên tắc linh động này là ghế xe ô tô có thể di chuyển tiến, lùi, lên, xuống để phù hợp với vóc dáng của từng người lái xe; (hoặc) hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất mẫu xe đạp có thể gập lại để vận chuyển dễ dàng.
Bắt đầu khởi nghiệp với ý tưởng “linh động” là thực chất bạn đang làm cho doanh nghiệp của mình “linh động” hơn để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Nguyên tắc liên tục tác động có ích là tạo ra một hệ sinh thái để sản phẩm/dịch vụ mang lại những kết quả tối ưu. Nguyên tắc này giúp tăng năng suất, hiệu quả, giảm lãng phí và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc liên tục tác động có ích có nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào phát triển một công đoạn của sản phẩm, bạn hãy nghiên cứu một cách kỹ lưỡng một bức tranh rộng lớn hơn về tất cả mọi thứ liên quan đến sản phẩm như: phân phối, trưng bày, hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiếp thị, chính sách – pháp luật…
Nguyên tắc liên tục tác động có ích nâng tầm suy nghĩ của bạn về quy mô doanh nghiệp. Bạn sẽ phải bao quát việc kinh doanh của mình tốt hơn, đồng thời phát triển doanh nghiệp lớn hơn.
Trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp thì áp dụng nguyên tắc liên tục tác động có ích bằng cách “nghĩ lớn” quan trọng hơn bao giờ hết. Nghĩ lớn sẽ giúp bạn đi đường dài thay vì đi đường ngắn chẳng đâu ra đâu.
Nguyên tắc tự phục vụ là khách hàng tự làm một số thao tác đơn giản để hoàn thành một công đoạn hoặc một quy trình phục vụ.
Ví dụ, trong một số cửa hàng tiện lợi hoặc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh áp dụng nguyên tắc này, khách hàng tự phục vụ một số thao tác cơ bản như: tự đến quầy lấy thức ăn thay vì có người đưa lại tận bàn, tự dọn dẹp sau bữa ăn… Như vậy, doanh nghiệp sẽ bớt được nhân công để làm các công đoạn và giá thành sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ cạnh tranh hơn các doanh nghiệp áp dụng hình thức phục vụ toàn bộ.
Hay một ví dụ khác, thay vì phải đến ngân hàng để rút tiền và trải qua nhiều thủ tục khác nhau từ lúc gửi xe đến lúc nhận được tiền, thì hiện nay, với một mức tiền hạn định, khách hàng có thể rút tiền qua các máy ATM (Automatic Teller Machine) vừa thuận tiện cho khách hàng mà các ngân hàng cũng giảm được chi phí nhân công.
Hãy nghĩ lớn và làm khác đi, bạn sẽ thắng.
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” tức là bạn có thể sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn, thay đổi chất liệu, bớt đi một số tính năng của sản phẩm/dịch vụ… để giảm chi phí, từ đó, giúp giảm giá thành.
Ví dụ, cùng là một sản phẩm gia dụng như đũa thì có phân khúc khách hàng thích đũa bằng chất liệu gỗ quý như mun, trắc… nhưng cũng có phân khúc khách hàng chỉ có thể chi trả cho loại đũa được làm từ tre và vật liệu khác. Bạn có thể tìm cho mình một ý tưởng khởi nghiệp: sản xuất đũa bằng vật liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng.
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” giúp bạn tiếp cận thị trường rộng hơn, giá thấp hơn (hoặc bằng) và mang lại lợi nhuận ít hơn nhưng với lượng khách hàng nhiều hơn.
Trong 40 phương pháp luận sáng tạo kể trên, bạn có thể kết hợp các nguyên tắc lại với nhau để tìm ra những ý tưởng khởi nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ, nguyên tắc vạn năng có thể kết hợp với nguyên tắc liên tục tác động có ích.
Hãy liệt kê ra xem bạn có sẽ có bao nhiêu ý tưởng khởi nghiệp khi biết 40 phương pháp luận sáng tạo này?
Phương pháp tiếp theo là phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER của Michael Michalko. SCAMPER là từ ghép của các chữ cái đầu của các từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích ứng), Modify (điều chỉnh/biến điệu), Put it to some other use (sử dụng vào mục đích khác), Eliminate (loại bỏ/hạn chế) và Reverse (đảo ngược).
1. Nguyên tắc Substitute – thay thế.
Khi sử dụng nguyên tắc này để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, là bạn đang tìm kiếm phương pháp dựa trên một sản phẩm/dịch vụ có sẵn để tạo nên một sản phẩm thuận tiện hơn, có chất lượng không giảm hoặc không đáng kể với giá thành hợp lý hơn dành cho phân khúc khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Sau đây là một số ví dụ giúp bạn có thể tìm cho mình ý tưởng khởi nghiệp dựa trên nguyên tắc này.
Để bảo vệ môi trường và thân thiện với người sử dụng, trên thị trường hiện nay đã có những sản phẩm túi giấy thay cho túi nilon trước đây. Ở các nước phát triển, việc sử dụng đường trong thực phẩm hằng ngày đã được thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên khác, vẫn giữ được vị ngọt của đường lại vừa tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Thay vì dùng một hoặc hai gói đường cho tách cà phê thì bây giờ chúng ta chỉ cần dùng một đến hai giọt chất tạo ngọt tự nhiên thay thế mà thôi.
2. Nguyên tắc Combine – kết hợp.
Nguyên tắc này giống với nguyên tắc (4) trong TRIZ. Dựa trên nguyên tắc này, bạn có thể kết hợp những sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành một sản phẩm/dịch vụ mới mang lại nhiều giá trị hơn cho một phân khúc khách hàng.
3. Nguyên tắc Adapt – thích ứng.
Nguyên tắc này dựa trên cơ sở xem xét một sản phẩm/dịch vụ nào đó đang được sử dụng trong một hoàn cảnh khác. Bạn có thể tìm ra một ý tưởng khởi nghiệp là đem sản phẩm/dịch vụ đó áp dụng vào hoàn cảnh mà bạn mong muốn và thấy được tiềm năng của một phân khúc khách hàng. Ví dụ: trước đây, dừa được dùng để uống nước, ăn cùi, nhưng hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty, cửa hàng bán dầu dừa được chiết xuất từ cùi (cơm) dừa giúp dưỡng da, dưỡng tóc… Như vậy, cũng với cùi (cơm) dừa nhưng khi đưa sang một hoàn cảnh khác sẽ mang đến cho bạn một ý tưởng khởi nghiệp khả thi và phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.
4. Nguyên tắc Modify – điều chỉnh/biến điệu.
Tôi có thể điều chỉnh sản phẩm nhỏ hơn hoặc to hơn được không? Tôi có thể điều chỉnh sản phẩm đó dài hơn hoặc ngắn hơn được không? Nó có thể mang hình dạng khác được không? Đây là những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho bản thân mình khi áp dụng nguyên tắc này để tìm kiếm một ý tưởng khởi nghiệp. Dựa trên sản phẩm/dịch vụ đang có, bạn đặt ra nhiều câu hỏi với nguyên tắc này để tìm cho mình một sản phẩm/dịch vụ tốt hơn/khác biệt hơn/phù hợp hơn với một phân khúc khách hàng khác. Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng, quán ăn, công ty… dựa trên nguyên tắc này để làm hài lòng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ, khi vào một quán cà phê, bạn rất dễ lựa chọn cho mình một cỡ ly cà phê phù hợp. Vì họ có ly to, ly vừa và ly nhỏ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng khác nhau.
5. Nguyên tắc Put it to some other use – sử dụng vào mục đích khác.
Sử dụng nguyên tắc này có nghĩa là bạn đưa một sản phẩm/dịch vụ nào đó vào phục vụ trong một môi trường khác với thông lệ. Hiện nay, bạn thường thấy trên thị trường xuất hiện rất nhiều quán cà phê sử dụng những sản phẩm/vật dụng mà bạn không thể nghĩ ra là có thể sử dụng trong việc phục vụ ăn uống. Ví dụ như họ sử dụng bình đựng gia vị trong gia đình thay cho ly, bồn tắm dùng làm bàn, hay thậm chí sử dụng bồn cầu thay cho ghế ngồi… Hãy thử nguyên tắc này nhé, nó sẽ làm cho ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở nên táo bạo và độc đáo hơn.
6. Nguyên tắc Eliminate – loại bỏ/hạn chế.
Đó là khi bạn cảm thấy sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể chia nhỏ/loại bỏ/hạn chế ở một số chức năng/thành phần để giảm bớt chi phí cho khách hàng, hay có thể sử dụng những sản phẩm/dịch vụ mới này phục vụ cho một phân khúc khách hàng khác. Nguyên tắc loại bỏ/hạn chế sẽ giúp cho sản phẩm/dịch vụ trong ý tưởng khởi nghiệp của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Ví dụ điển hình cho nguyên tắc này là một số hãng điện thoại vẫn sản xuất dòng điện thoại chỉ có chức năng nghe/gọi và loại bỏ các chức năng chụp hình, quay phim… để phục vụ cho phân khúc khách hàng không cần đến chức năng đó và đương nhiên giá thành cũng sẽ dễ chịu hơn.
7. Nguyên tắc Reverse – đảo ngược/tái cấu trúc/tái sắp xếp.
Sử dụng nguyên tắc này sẽ giúp bạn có một ý tưởng khởi nghiệp để sản phẩm/dịch vụ có một cấu trúc khác/một cách sắp xếp khác, hay đơn giản là đảo ngược so với hiện tại. Một ví dụ rất quen thuộc cũng liên quan đến quán cà phê, bạn sẽ thấy có những ý tưởng khởi nghiệp là quay ngược những vật dụng được sắp xếp/trưng bày như thông thường: ghế, bàn trên trần và bóng đèn ở dưới sàn… Từ đó, họ mang lại cảm giác thú vị cho khách hàng và sẽ có một phân khúc khách hàng riêng. Đây cũng là một nguyên tắc đáng để thử nếu bạn yêu thích sự sáng tạo, độc đáo.
Cũng như việc áp dụng TRIZ để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp cho doanh nghiệp bạn, SCAMPER sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều về một sản phẩm/dịch vụ/đối tượng và sẽ giúp bạn có một ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên, TRIZ, SCAMPER hay bất kỳ phương pháp sáng tạo nào khác đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn hãy tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp sáng tạo khác nhau để tìm ra sự khác biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp của mình.