Là người khởi sự doanh nghiệp, hẳn là bạn luôn muốn doanh nghiệp phát triển bền vững chứ không phải khởi sự doanh nghiệp để rồi phá sản hoặc buộc phải bán công ty trong tình huống không dự tính trước?
Cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp không nằm ở chỗ định hướng doanh nghiệp mà nằm ở chỗ doanh nghiệp liên tục cải tiến theo xu thế tạo ra hướng đi mới và khác biệt.
Liên tục cải tiến để phát triển bền vững? Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thật sự là “bí kíp” phát triển bền vững của mọi công ty.
Các doanh nghiệp phát triển bền vững là những doanh nghiệp liên tục cải tiến, thay đổi để đi từ “giai đoạn chín muồi” về “giai đoạn bắt đầu”. Điều thú vị này chính là đề tài nghiên cứu kéo dài hàng thế kỷ của những chuyên gia hàng đầu nước Mỹ.
Có nhiều nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao có rất nhiều công ty phát triển lâu dài và bền vững?
Sau đây là một công trình nghiên cứu giúp bạn tìm lời giải đáp cho những băn khoăn bấy lâu nay: Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững?
Hai nhà nghiên cứu Paul Nunes và Tim Breene là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Paul Nunes và Tim Breene là hai người lãnh đạo chương trình nghiên cứu các doanh nghiệp hiệu quả cao tại Accenture, một trong những công ty hàng đầu thế giới về tư vấn chiến lược từ năm 2003. Mục tiêu của chương trình này là nhằm tìm hiểu cách thức các công ty duy trì được sự phát triển lâu dài, bất chấp những khó khăn, khủng hoảng của thị trường và nền kinh tế.
Nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp hiệu quả cao là những doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi từ thị trường ở giai đoạn chín muồi sang thị trường ở giai đoạn bắt đầu. Sự phát triển của những công ty hàng đầu là sự chuyển đổi liên tiếp giữa nhiều thị trường ở các giai đoạn khác nhau. Khi thị trường hiện tại suy giảm, cũng là lúc công ty chuyển đổi sang thị trường mới ở giai đoạn khởi đầu.
Doanh nghiệp hiệu quả cao luôn có khả năng tạo dựng bước tiến mới khi thị trường hiện tại bắt đầu suy giảm. Nói cách khác, những doanh nghiệp phát triển bền vững thực chất là những doanh nghiệp liên tục thay đổi theo chiều hướng đón đầu thị trường đang lên. Đó là lý do tại sao bất chấp khủng hoảng kinh tế, có những doanh nghiệp vẫn luôn đạt hiệu quả cao, và ngược lại, cũng có những doanh nghiệp bị chết đứng đúng như nghĩa đen của từ này. Đơn giản bởi vì đó là những doanh nghiệp cứng nhắc luôn cho rằng: làm theo định hướng ngay từ đầu thì mới hiệu quả. Nhưng thực tế xảy ra hoàn toàn khác với những gì họ đã nghĩ.
Paul Nunes và Tim Breene sử dụng khái niệm đường cong S. Trong kinh doanh, đường cong S thường được dùng để mô tả vòng đời của một sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm bốn giai đoạn: khởi đầu, phát triển, chín muồi và suy giảm.
Giai đoạn khởi đầu: Là giai đoạn một sản phẩm/dịch vụ vừa mới được tung ra thị trường. Về cơ bản, đây là giai đoạn mà doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng chậm. Nếu bạn nhìn kỹ đường cong của chữ S thì đường cong “đi từ dưới lên ở nấc đầu tiên” – đó chính là đồ thị diễn tả doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm ở giai đoạn đầu tiên – không tăng hoặc tăng rất chậm.
Giai đoạn phát triển: Đây là giai đoạn thứ hai của vòng đời sản phẩm. Thực tế đây là giai đoạn mà doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh nhất. Trong giai đoạn này, vì chiến dịch PR và marketing của bạn đã đưa sản phẩm đến với công chúng nên mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn tới tấp. Đồ thị để diễn tả giai đoạn bán hàng tăng mạnh nhất, đạt lợi nhuận cũng như doanh thu cao ngất ngưởng chính là nấc thứ hai của đường cong S – chiều hướng gia tăng vô cùng mạnh mẽ.
Giai đoạn chín muồi: Đến lúc này, doanh thu và lợi nhuận tăng chậm lại và sau đó không tăng nữa. Bạn cần nhận ra thời điểm này để thay đổi sản phẩm/dịch vụ với những ý tưởng mới và cách tân hơn để kịp đón nhận những gì sẽ đến. Đồ thị về doanh thu và lợi nhuận giai đoạn này chính là nấc thứ ba của đường cong hình chữ S – giai đoạn tăng chậm và kéo sang giai đoạn thứ tư.
Giai đoạn suy giảm: Đây là giai đoạn cuối cùng của đường cong S – nấc thứ tư và cũng là nấc trên cùng của đường cong S – đường cong đã đi xuống. Đây cũng chính là thời điểm bạn phải thay đổi sản phẩm/dịch vụ, phương thức kinh doanh cùng hệ thống tiếp thị mới. Đã đến lúc bạn phải thay đổi – đó chính là khẩu hiệu của giai đoạn này khi bạn nhận ra doanh thu và lợi nhuận có vẻ sụt giảm.
Vậy là đã đến lúc bạn phải cách tân sản phẩm, cách tân thương hiệu, cách tân công ty cùng đội ngũ nhân sự để bắt đầu lại “giai đoạn khởi đầu”.
Vậy đâu là những điều mà bạn phải cải tiến hằng ngày trước khi nhận thấy sự sụt giảm của doanh thu và lợi nhuận? Thực tế, những nhà lãnh đạo tài ba nhận ra mình cần phải thay đổi trước khi có bất kỳ sự giảm sút nào. Bạn phải chạy trước khi mưa đến, chạy khi thấy dấu hiệu gió thổi chứ không phải khi mưa đến rồi mới chạy. Ba yếu tố quan trọng sau đây phải liên tục được cải tiến trước khi bạn thay đổi bất cứ điều gì: sản phẩm, đội ngũ, hệ thống.
1. Sản phẩm/dịch vụ.
Chúng ta nhận thấy rằng sản phẩm/dịch vụ là điều đầu tiên cần phải cải tiến hằng ngày, khiến nó trở nên tốt hơn trước khi doanh số sụt giảm. Ở giai đoạn đầu tiên, Nokia là hãng điện thoại di động thống trị thế giới với dòng sản phẩm đẹp về mẫu mã và cả chức năng sử dụng. Khi Apple tuyên bố sẽ cho ra đời dòng sản phẩm điện thoại thông minh (smart phone) với đặc tính “không có bàn phím”, hãng Nokia nói đó là một trong những tuyên bố “hài nhất” trong làng công nghệ từ trước đến giờ. Nokia quyết không thay đổi và tin rằng “mẫu điện thoại có bàn phím mới là sản phẩm điện thoại mãi mãi trường tồn”. Nhiều năm sau đó, điện thoại thông minh ra đời và Apple đã đúng. Apple đã tạo ra những dòng điện thoại không những “không có bàn phím” mà còn tích hợp nhiều tính năng như một máy tính xách tay thu nhỏ (mini laptop)… Lúc này, việc thị trường đón nhận những sản phẩm tiên tiến của dòng điện thoại thông minh cùng với việc nhiều hãng điện thoại thông minh khác xuất hiện đã khiến Nokia lao đao. Trước khi bị Microsoft mua lại, Nokia đứng trên bờ vực không biết đi về đâu khi mà trước mắt đầy rẫy dấu hiệu dự báo ngày tàn sẽ đến. Nokia đã không nhìn thấy những gì sẽ xảy ra trong tương lai và luôn “bảo thủ” với tư duy cho rằng mình là người đi đầu và hiểu rõ nhất về thị trường, cũng như dòng sản phẩm điện thoại do mình tạo ra. Và cuối cùng Nokia đã thất bại.
Tương tự câu chuyện của Nokia, trong làng điện thoại còn có một đại gia khác là Motorola – một trong những hãng sản xuất điện thoại thời kỳ đầu lớn nhất thế giới với cái tên nghe khá hấp dẫn. Hãng này cũng đã chính thức giải thể bởi không chịu thay đổi liên tục, trước khi nhận ra năng lực cạnh tranh của mình đã bị đối thủ vượt mặt.
Ngày nay, chúng ta cũng chứng kiến cảnh tượng Yahoo đang trên đà đi xuống trong khi Google ngày càng qua mặt nhanh chóng và rồi đã bỏ Yahoo rất xa trên con đường phát triển. Đơn giản bởi vì Yahoo không nhận ra mình phải thay đổi khi sản phẩm của mình đã bị đối thủ qua mặt.
Sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng là yếu tố đầu tiên bạn cần phải nhận thấy và cải tiến trước khi doanh thu và lợi nhuận suy giảm – dấu hiệu cuối cùng của vòng đời sản phẩm suy thoái.
2. Hệ thống.
Hệ thống vận hành là yếu tố tiêu tốn nhiều chi phí nhất. Một hệ thống cồng kềnh với nhiều nhân sự, nhiều quy trình… sẽ khiến doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn phát triển chậm chạp. Người ta thường ví những công ty phát triển lâu đời như “con voi” đang đi. Nhưng bạn cần biết rằng, để con voi đó di chuyển chắc chắn từng bước một là cả một sự thay đổi, cải tiến không ngừng ở từng chức năng, từng bộ phận trong “con voi” đó.
Để một doanh nghiệp phát triển bền vững, không thể thiếu hình bóng của một hệ thống vận hành tối ưu: sản phẩm/dịch vụ có chất lượng ổn định, lãng phí được giảm thiểu tới mức thấp nhất có thể, con người vận hành hệ thống đồng bộ, giảm thiểu rủi ro…
Cải tiến/tối ưu hóa hệ thống vận hành sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị đón đầu giai đoạn suy giảm một cách tốt nhất. Nói đơn giản hơn là: “Hạ cánh an toàn và ít rủi ro nhất”.
Hãy xây dựng một hệ thống vận hành tốt nhất và liên tục cải tiến nó, để bạn và những người đồng sáng lập tập trung vào việc nghiên cứu những sản phẩm/dịch vụ mới chất lượng hơn, tốt hơn và tạo ra nhiều sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.
3. Đội ngũ.
Đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của một doanh nghiệp.
Có một câu chuyện rất hay thế này. Một chuyên gia đào tạo về chủ đề bán hàng và phát triển doanh nghiệp gặp một chủ doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự làm việc èo uột. Chuyên gia này hỏi ông chủ rằng: “Tại sao anh không đào tạo nhân sự để gia tăng sức cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp nội bộ?”. Ông chủ doanh nghiệp trả lời: “Nếu đào tạo để gia tăng năng lực của nhân viên lên tầm cao mới rồi nhân viên lại ra đi thì có phải tốn công không?”. Người chuyên gia ấy đã nói một câu khiến ông chủ phải ngẩn người: “Nếu anh không đào tạo nhân sự thì những nhân sự không được đào tạo ở lại công ty mới là điều nguy hiểm”. Nghe tới câu đó, chủ doanh nghiệp đã nhận ra rằng: Phát triển đội ngũ là công việc vô cùng cấp thiết và phải làm ngay lập tức. Cách tốt nhất và gần như duy nhất cho đến bây giờ để doanh nghiệp phát triển đội ngũ chính là đào tạo. Sau khi hiểu ra vấn đề, ông chủ doanh nghiệp đã mời vị diễn giả đó về doanh nghiệp của mình để đào tạo nhân viên với chi phí 500 đô-la Mỹ cho 2,5 giờ huấn luyện.
Một năm sau đó, doanh số của doanh nghiệp này đã tăng gấp đôi và công ty sở hữu được một đội ngũ lúc nào cũng đầy nhiệt huyết, sẵn sàng phấn đấu hết mình cho công ty.
Những công ty có hiệu quả cao thường dành một khoản chi phí rất lớn để đầu tư cho đào tạo. Bạn cũng nên làm theo cách đó, bởi nếu không bạn sẽ phải trả giá bằng những sai sót mà phải tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để sửa chữa, khắc phục.
Có một đội ngũ có khả năng thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục như hiện nay là điều mà bất kỳ người chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Vì thế, đội ngũ là một trong những yếu tố bạn cần phải cải tiến (đào tạo, huấn luyện, kèm cặp) liên tục.
Nếu liên tục cải tiến, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững. Nếu liên tục cải tiến, doanh nghiệp sẽ có khả năng tự cải tiến để có năng lực thích nghi nhanh nhất với những thay đổi liên tục trên thị trường.
Sản phẩm/dịch vụ, hệ thống và đội ngũ là ba yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý và cải tiến liên tục để phát triển bền vững trong bất kỳ giai đoạn nào.
Hãy ghi nhớ một phương pháp chắc chắn đem lại thành công cho doanh nghiệp: IMPROVEMENT (CẢI TIẾN).
“Khởi nghiệp thông minh là cuốn sách giàu tính thực tiễn, “phơi bày” sự thật về khởi nghiệp trong bối cảnh truyền thông đang tô hồng mọi thứ và rất nhiều bạn trẻ dấn thân vào con đường này mà chưa hiểu hoặc chưa hình dung hết những gì mình phải đối diện. Không dừng lại ở đó, Khởi nghiệp thông minh còn đúc kết và trình bày những kiến thức tổng quát nhất, làm nền tảng cho việc xây dựng một doanh nghiệp hiệu quả, mà tôi tin chỉ có người nào đã từng khởi nghiệp và tư vấn doanh nghiệp nhiều mới có thể tổng hợp lại được.”
Nguyễn Ngọc Hà
– Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM DV Ofood
Là người khởi sự doanh nghiệp, hẳn là bạn luôn muốn doanh nghiệp phát triển bền vững chứ không phải khởi sự doanh nghiệp để rồi phá sản hoặc buộc phải bán công ty trong tình huống không dự tính trước?
Cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp không nằm ở chỗ định hướng doanh nghiệp mà nằm ở chỗ doanh nghiệp liên tục cải tiến theo xu thế tạo ra hướng đi mới và khác biệt.
Liên tục cải tiến để phát triển bền vững? Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thật sự là “bí kíp” phát triển bền vững của mọi công ty.
Các doanh nghiệp phát triển bền vững là những doanh nghiệp liên tục cải tiến, thay đổi để đi từ “giai đoạn chín muồi” về “giai đoạn bắt đầu”. Điều thú vị này chính là đề tài nghiên cứu kéo dài hàng thế kỷ của những chuyên gia hàng đầu nước Mỹ.
Có nhiều nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao có rất nhiều công ty phát triển lâu dài và bền vững?
Sau đây là một công trình nghiên cứu giúp bạn tìm lời giải đáp cho những băn khoăn bấy lâu nay: Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững?
Hai nhà nghiên cứu Paul Nunes và Tim Breene là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Paul Nunes và Tim Breene là hai người lãnh đạo chương trình nghiên cứu các doanh nghiệp hiệu quả cao tại Accenture, một trong những công ty hàng đầu thế giới về tư vấn chiến lược từ năm 2003. Mục tiêu của chương trình này là nhằm tìm hiểu cách thức các công ty duy trì được sự phát triển lâu dài, bất chấp những khó khăn, khủng hoảng của thị trường và nền kinh tế.
Nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp hiệu quả cao là những doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi từ thị trường ở giai đoạn chín muồi sang thị trường ở giai đoạn bắt đầu. Sự phát triển của những công ty hàng đầu là sự chuyển đổi liên tiếp giữa nhiều thị trường ở các giai đoạn khác nhau. Khi thị trường hiện tại suy giảm, cũng là lúc công ty chuyển đổi sang thị trường mới ở giai đoạn khởi đầu.
Doanh nghiệp hiệu quả cao luôn có khả năng tạo dựng bước tiến mới khi thị trường hiện tại bắt đầu suy giảm. Nói cách khác, những doanh nghiệp phát triển bền vững thực chất là những doanh nghiệp liên tục thay đổi theo chiều hướng đón đầu thị trường đang lên. Đó là lý do tại sao bất chấp khủng hoảng kinh tế, có những doanh nghiệp vẫn luôn đạt hiệu quả cao, và ngược lại, cũng có những doanh nghiệp bị chết đứng đúng như nghĩa đen của từ này. Đơn giản bởi vì đó là những doanh nghiệp cứng nhắc luôn cho rằng: làm theo định hướng ngay từ đầu thì mới hiệu quả. Nhưng thực tế xảy ra hoàn toàn khác với những gì họ đã nghĩ.
Paul Nunes và Tim Breene sử dụng khái niệm đường cong S. Trong kinh doanh, đường cong S thường được dùng để mô tả vòng đời của một sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm bốn giai đoạn: khởi đầu, phát triển, chín muồi và suy giảm.
Giai đoạn khởi đầu: Là giai đoạn một sản phẩm/dịch vụ vừa mới được tung ra thị trường. Về cơ bản, đây là giai đoạn mà doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng chậm. Nếu bạn nhìn kỹ đường cong của chữ S thì đường cong “đi từ dưới lên ở nấc đầu tiên” – đó chính là đồ thị diễn tả doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm ở giai đoạn đầu tiên – không tăng hoặc tăng rất chậm.
Giai đoạn phát triển: Đây là giai đoạn thứ hai của vòng đời sản phẩm. Thực tế đây là giai đoạn mà doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh nhất. Trong giai đoạn này, vì chiến dịch PR và marketing của bạn đã đưa sản phẩm đến với công chúng nên mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn tới tấp. Đồ thị để diễn tả giai đoạn bán hàng tăng mạnh nhất, đạt lợi nhuận cũng như doanh thu cao ngất ngưởng chính là nấc thứ hai của đường cong S – chiều hướng gia tăng vô cùng mạnh mẽ.
Giai đoạn chín muồi: Đến lúc này, doanh thu và lợi nhuận tăng chậm lại và sau đó không tăng nữa. Bạn cần nhận ra thời điểm này để thay đổi sản phẩm/dịch vụ với những ý tưởng mới và cách tân hơn để kịp đón nhận những gì sẽ đến. Đồ thị về doanh thu và lợi nhuận giai đoạn này chính là nấc thứ ba của đường cong hình chữ S – giai đoạn tăng chậm và kéo sang giai đoạn thứ tư.
Giai đoạn suy giảm: Đây là giai đoạn cuối cùng của đường cong S – nấc thứ tư và cũng là nấc trên cùng của đường cong S – đường cong đã đi xuống. Đây cũng chính là thời điểm bạn phải thay đổi sản phẩm/dịch vụ, phương thức kinh doanh cùng hệ thống tiếp thị mới. Đã đến lúc bạn phải thay đổi – đó chính là khẩu hiệu của giai đoạn này khi bạn nhận ra doanh thu và lợi nhuận có vẻ sụt giảm.
Vậy là đã đến lúc bạn phải cách tân sản phẩm, cách tân thương hiệu, cách tân công ty cùng đội ngũ nhân sự để bắt đầu lại “giai đoạn khởi đầu”.
Vậy đâu là những điều mà bạn phải cải tiến hằng ngày trước khi nhận thấy sự sụt giảm của doanh thu và lợi nhuận? Thực tế, những nhà lãnh đạo tài ba nhận ra mình cần phải thay đổi trước khi có bất kỳ sự giảm sút nào. Bạn phải chạy trước khi mưa đến, chạy khi thấy dấu hiệu gió thổi chứ không phải khi mưa đến rồi mới chạy. Ba yếu tố quan trọng sau đây phải liên tục được cải tiến trước khi bạn thay đổi bất cứ điều gì: sản phẩm, đội ngũ, hệ thống.
Chúng ta nhận thấy rằng sản phẩm/dịch vụ là điều đầu tiên cần phải cải tiến hằng ngày, khiến nó trở nên tốt hơn trước khi doanh số sụt giảm. Ở giai đoạn đầu tiên, Nokia là hãng điện thoại di động thống trị thế giới với dòng sản phẩm đẹp về mẫu mã và cả chức năng sử dụng. Khi Apple tuyên bố sẽ cho ra đời dòng sản phẩm điện thoại thông minh (smart phone) với đặc tính “không có bàn phím”, hãng Nokia nói đó là một trong những tuyên bố “hài nhất” trong làng công nghệ từ trước đến giờ. Nokia quyết không thay đổi và tin rằng “mẫu điện thoại có bàn phím mới là sản phẩm điện thoại mãi mãi trường tồn”. Nhiều năm sau đó, điện thoại thông minh ra đời và Apple đã đúng. Apple đã tạo ra những dòng điện thoại không những “không có bàn phím” mà còn tích hợp nhiều tính năng như một máy tính xách tay thu nhỏ (mini laptop)… Lúc này, việc thị trường đón nhận những sản phẩm tiên tiến của dòng điện thoại thông minh cùng với việc nhiều hãng điện thoại thông minh khác xuất hiện đã khiến Nokia lao đao. Trước khi bị Microsoft mua lại, Nokia đứng trên bờ vực không biết đi về đâu khi mà trước mắt đầy rẫy dấu hiệu dự báo ngày tàn sẽ đến. Nokia đã không nhìn thấy những gì sẽ xảy ra trong tương lai và luôn “bảo thủ” với tư duy cho rằng mình là người đi đầu và hiểu rõ nhất về thị trường, cũng như dòng sản phẩm điện thoại do mình tạo ra. Và cuối cùng Nokia đã thất bại.
Tương tự câu chuyện của Nokia, trong làng điện thoại còn có một đại gia khác là Motorola – một trong những hãng sản xuất điện thoại thời kỳ đầu lớn nhất thế giới với cái tên nghe khá hấp dẫn. Hãng này cũng đã chính thức giải thể bởi không chịu thay đổi liên tục, trước khi nhận ra năng lực cạnh tranh của mình đã bị đối thủ vượt mặt.
Ngày nay, chúng ta cũng chứng kiến cảnh tượng Yahoo đang trên đà đi xuống trong khi Google ngày càng qua mặt nhanh chóng và rồi đã bỏ Yahoo rất xa trên con đường phát triển. Đơn giản bởi vì Yahoo không nhận ra mình phải thay đổi khi sản phẩm của mình đã bị đối thủ qua mặt.
Sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng là yếu tố đầu tiên bạn cần phải nhận thấy và cải tiến trước khi doanh thu và lợi nhuận suy giảm – dấu hiệu cuối cùng của vòng đời sản phẩm suy thoái.
Hệ thống vận hành là yếu tố tiêu tốn nhiều chi phí nhất. Một hệ thống cồng kềnh với nhiều nhân sự, nhiều quy trình… sẽ khiến doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn phát triển chậm chạp. Người ta thường ví những công ty phát triển lâu đời như “con voi” đang đi. Nhưng bạn cần biết rằng, để con voi đó di chuyển chắc chắn từng bước một là cả một sự thay đổi, cải tiến không ngừng ở từng chức năng, từng bộ phận trong “con voi” đó.
Để một doanh nghiệp phát triển bền vững, không thể thiếu hình bóng của một hệ thống vận hành tối ưu: sản phẩm/dịch vụ có chất lượng ổn định, lãng phí được giảm thiểu tới mức thấp nhất có thể, con người vận hành hệ thống đồng bộ, giảm thiểu rủi ro…
Cải tiến/tối ưu hóa hệ thống vận hành sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị đón đầu giai đoạn suy giảm một cách tốt nhất. Nói đơn giản hơn là: “Hạ cánh an toàn và ít rủi ro nhất”.
Hãy xây dựng một hệ thống vận hành tốt nhất và liên tục cải tiến nó, để bạn và những người đồng sáng lập tập trung vào việc nghiên cứu những sản phẩm/dịch vụ mới chất lượng hơn, tốt hơn và tạo ra nhiều sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.
Đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của một doanh nghiệp.
Có một câu chuyện rất hay thế này. Một chuyên gia đào tạo về chủ đề bán hàng và phát triển doanh nghiệp gặp một chủ doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự làm việc èo uột. Chuyên gia này hỏi ông chủ rằng: “Tại sao anh không đào tạo nhân sự để gia tăng sức cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp nội bộ?”. Ông chủ doanh nghiệp trả lời: “Nếu đào tạo để gia tăng năng lực của nhân viên lên tầm cao mới rồi nhân viên lại ra đi thì có phải tốn công không?”. Người chuyên gia ấy đã nói một câu khiến ông chủ phải ngẩn người: “Nếu anh không đào tạo nhân sự thì những nhân sự không được đào tạo ở lại công ty mới là điều nguy hiểm”. Nghe tới câu đó, chủ doanh nghiệp đã nhận ra rằng: Phát triển đội ngũ là công việc vô cùng cấp thiết và phải làm ngay lập tức. Cách tốt nhất và gần như duy nhất cho đến bây giờ để doanh nghiệp phát triển đội ngũ chính là đào tạo. Sau khi hiểu ra vấn đề, ông chủ doanh nghiệp đã mời vị diễn giả đó về doanh nghiệp của mình để đào tạo nhân viên với chi phí 500 đô-la Mỹ cho 2,5 giờ huấn luyện.
Một năm sau đó, doanh số của doanh nghiệp này đã tăng gấp đôi và công ty sở hữu được một đội ngũ lúc nào cũng đầy nhiệt huyết, sẵn sàng phấn đấu hết mình cho công ty.
Những công ty có hiệu quả cao thường dành một khoản chi phí rất lớn để đầu tư cho đào tạo. Bạn cũng nên làm theo cách đó, bởi nếu không bạn sẽ phải trả giá bằng những sai sót mà phải tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để sửa chữa, khắc phục.
Có một đội ngũ có khả năng thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục như hiện nay là điều mà bất kỳ người chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Vì thế, đội ngũ là một trong những yếu tố bạn cần phải cải tiến (đào tạo, huấn luyện, kèm cặp) liên tục.
Nếu liên tục cải tiến, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững. Nếu liên tục cải tiến, doanh nghiệp sẽ có khả năng tự cải tiến để có năng lực thích nghi nhanh nhất với những thay đổi liên tục trên thị trường.
Sản phẩm/dịch vụ, hệ thống và đội ngũ là ba yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý và cải tiến liên tục để phát triển bền vững trong bất kỳ giai đoạn nào.
Hãy ghi nhớ một phương pháp chắc chắn đem lại thành công cho doanh nghiệp: IMPROVEMENT (CẢI TIẾN).
“Khởi nghiệp thông minh là cuốn sách giàu tính thực tiễn, “phơi bày” sự thật về khởi nghiệp trong bối cảnh truyền thông đang tô hồng mọi thứ và rất nhiều bạn trẻ dấn thân vào con đường này mà chưa hiểu hoặc chưa hình dung hết những gì mình phải đối diện. Không dừng lại ở đó, Khởi nghiệp thông minh còn đúc kết và trình bày những kiến thức tổng quát nhất, làm nền tảng cho việc xây dựng một doanh nghiệp hiệu quả, mà tôi tin chỉ có người nào đã từng khởi nghiệp và tư vấn doanh nghiệp nhiều mới có thể tổng hợp lại được.”
Nguyễn Ngọc Hà
– Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM DV Ofood