Đến đây thì bạn đã tự tin về ý tưởng khởi nghiệp của mình rồi chứ? Nhưng tôi buộc phải thông báo với bạn một sự thật: Ý tưởng khởi nghiệp của bạn không đáng giá một đồng nào cả, hoặc chỉ tương đương vài xu. Nếu theo dõi tình hình khởi nghiệp trong thời gian vừa qua, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với những phát ngôn đâu đó của những người đang rất thành công về “tầm quan trọng” của ý tưởng. Họ nói rằng: Ý tưởng không là gì cả nếu bạn không triển khai và thực hiện hoàn chỉnh. Vì thế đừng quá đề cao ý tưởng và cũng đừng cảm thấy tổn thương khi ai đó “coi rẻ” ý tưởng mà bạn đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và tìm tòi. Nhưng hãy thức tỉnh, đừng mãi sống trong ánh hào quang mà mình tự tạo ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ với ý tưởng đó bạn cũng sẽ giống với họ – những doanh nhân khởi nghiệp thành công được cả thế giới hay cả nước biết đến. Bạn đâu biết rằng họ đã trải qua rất nhiều lần thất bại trước khi chạm đến thành công trong việc triển khai ý tưởng hiện tại – điều mà bạn thấy. Chúng ta thường rất vui và tự hào khi bản thân là tác giả của một ý tưởng khởi nghiệp, nhưng đa phần các ý tưởng này đã được người khác nghĩ ra hoặc đã được triển khai trước đó. Do đó, các nhà đầu tư thường không chú trọng ý tưởng của bạn mà họ chú trọng vào:
Cách thức bạn triển khai ý tưởng đó. Việc bạn thực thi và triển khai ý tưởng thành công mới quan trọng;
Bên cạnh đó, mức độ thu lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư (ROI – Return On Investment) cũng được nhà đầu tư chú ý. Họ muốn xem tiền mà họ đầu tư vào sẽ tăng trưởng như thế nào, khi nào thu hồi vốn, cách thức mà bạn sử dụng tiền đầu tư như thế nào, mức độ khả thi ra sao;
Nếu bạn có một đội ngũ/cá nhân có năng lực đặc biệt hay kiệt xuất thì đây cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư;
Ngoài ra, họ sẽ xem bạn quảng bá thương hiệu mà họ đầu tư như thế nào? Cách thức phân phối ra sao?
Hãy nhớ:
Ý TƯỞNG CHƯA THÀNH HIỆN THỰC THÌ CHƯA CÓ GIÁ TRỊ
Kết luận: mục tiêu của chương này không phải nhằm hạ thấp ý tưởng vốn là nền tảng của bất kỳ cuộc hành trình nào mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Nếu bạn đã có ý tưởng khởi nghiệp thì phải làm ngay và làm tới nơi tới chốn. “Mặc kệ nó! Hãy làm tới đi” – đó là câu nói nổi tiếng của tỷ phú Richard Branson và sau khi đọc hết chương này, bạn chỉ cần nhớ câu nói đó là tuyệt vời lắm rồi.
“Quyển sách này giải quyết bài toán cốt lõi trong tư duy của một người khởi nghiệp. Tôi tin rằng, người hiểu được những tư tưởng này sẽ làm kinh doanh nhẹ nhàng và bền vững.”
Trần Quốc Phúc
Chủ tịch Hội Thảo Việt – Hoithao.vn
Đến đây thì bạn đã tự tin về ý tưởng khởi nghiệp của mình rồi chứ? Nhưng tôi buộc phải thông báo với bạn một sự thật: Ý tưởng khởi nghiệp của bạn không đáng giá một đồng nào cả, hoặc chỉ tương đương vài xu. Nếu theo dõi tình hình khởi nghiệp trong thời gian vừa qua, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với những phát ngôn đâu đó của những người đang rất thành công về “tầm quan trọng” của ý tưởng. Họ nói rằng: Ý tưởng không là gì cả nếu bạn không triển khai và thực hiện hoàn chỉnh. Vì thế đừng quá đề cao ý tưởng và cũng đừng cảm thấy tổn thương khi ai đó “coi rẻ” ý tưởng mà bạn đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và tìm tòi. Nhưng hãy thức tỉnh, đừng mãi sống trong ánh hào quang mà mình tự tạo ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ với ý tưởng đó bạn cũng sẽ giống với họ – những doanh nhân khởi nghiệp thành công được cả thế giới hay cả nước biết đến. Bạn đâu biết rằng họ đã trải qua rất nhiều lần thất bại trước khi chạm đến thành công trong việc triển khai ý tưởng hiện tại – điều mà bạn thấy. Chúng ta thường rất vui và tự hào khi bản thân là tác giả của một ý tưởng khởi nghiệp, nhưng đa phần các ý tưởng này đã được người khác nghĩ ra hoặc đã được triển khai trước đó. Do đó, các nhà đầu tư thường không chú trọng ý tưởng của bạn mà họ chú trọng vào:
Cách thức bạn triển khai ý tưởng đó. Việc bạn thực thi và triển khai ý tưởng thành công mới quan trọng;
Bên cạnh đó, mức độ thu lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư (ROI – Return On Investment) cũng được nhà đầu tư chú ý. Họ muốn xem tiền mà họ đầu tư vào sẽ tăng trưởng như thế nào, khi nào thu hồi vốn, cách thức mà bạn sử dụng tiền đầu tư như thế nào, mức độ khả thi ra sao;
Nếu bạn có một đội ngũ/cá nhân có năng lực đặc biệt hay kiệt xuất thì đây cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư;
Ngoài ra, họ sẽ xem bạn quảng bá thương hiệu mà họ đầu tư như thế nào? Cách thức phân phối ra sao?
Hãy nhớ:
Ý TƯỞNG CHƯA THÀNH HIỆN THỰC THÌ CHƯA CÓ GIÁ TRỊ
Kết luận: mục tiêu của chương này không phải nhằm hạ thấp ý tưởng vốn là nền tảng của bất kỳ cuộc hành trình nào mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Nếu bạn đã có ý tưởng khởi nghiệp thì phải làm ngay và làm tới nơi tới chốn. “Mặc kệ nó! Hãy làm tới đi” – đó là câu nói nổi tiếng của tỷ phú Richard Branson và sau khi đọc hết chương này, bạn chỉ cần nhớ câu nói đó là tuyệt vời lắm rồi.
“Quyển sách này giải quyết bài toán cốt lõi trong tư duy của một người khởi nghiệp. Tôi tin rằng, người hiểu được những tư tưởng này sẽ làm kinh doanh nhẹ nhàng và bền vững.”
Trần Quốc Phúc
Chủ tịch Hội Thảo Việt – Hoithao.vn